Sinh viên là thế hệ trẻ của mỗi quốc gia, là chủ nhân tương lai của đất
nước nên không thể đứng ngoài cuộc nhìn môi trường đang ngày càng bị hủy
hoại bởi chính bàn tay con người. Sinh viên mỗi quốc gia nói chung và sinh
viên mỗi tỉnh thành của một quốc gia nói riêng cần tích cực hơn nữa, hăng hái
hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường của bản thân và trong công tác tuyên
truyền cho mọi người dân trong đó bao gồm cả các thành viên trong gia đình
mình hiểu được vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng của môi trường
đối với cuộc sống của con người để từ đó mỗi thành viên trong gia đình sẽ tích
cực tham gia công tác bảo vệ môi trường từ việc nhỏ nhất như: vứt rác đúng
nơi quy định; hạn chế sử dụng túi nilon trong việc mua sắm hàng hóa; sử dụng
tiết kiệm điện, nước sinh hoạt; không hút thuốc, bẻ cành cây, hái hoa, dẫm lên
thảm cỏ, sử dụng bừa bãi điện nước nơi công cộng; không xả nước thải, rác
thải bừa bãi ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước; tích cực tham gia công tác
bảo vệ môi trường do địa phương nơi cư trú tổ chức như: dọn vệ sinh đường
làng ngõ xóm, trồng cây xanh quanh nhà.
87 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đạo đức môi trường ở sinh viên trường Đại học Hải Dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường
của Nhà trường, làm nên mặt hạn chế của đạo đức môi trường, các hạn chế đó là:
Về phía Nhà trường
* Nhà trường đang trong quá trình xây dựng, môi trường còn nhiều hạn chế
Trường mới nâng cấp lên Đại học được 7 năm và có 2 cơ sở, cơ sở 2 mới
đang trong giai đoạn xây dựng và san lấp mặt bằng cơ sở vật chất còn sơ sài, cảnh
quan môi trường còn bừa bộn nên vấn đề bảo vệ môi trường ở cơ sở 2 còn nhiều
hạn chế. Nguyên vật liệu cho xây dựng còn để xen lẫn với các bồn cây đã hoàn
thiện và trồng hoa; xe chở nguyên vật liệu còn đi lại nhiều ảnh hưởng đến các cây
cảnh, cây ăn quả đã được trồng trong trường; khói bụi của xe tải, của đất, cát, đá do
đang xây dựng cũng gây ảnh hưởng tới môi trường.
* Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên hoạt động chưa tích cực
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên chưa có nhiều hoạt động cho bảo vệ môi
trường. Hàng năm, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên đều có phong trào cho hoạt
động bảo vệ môi trường như: Tết trồng cây, phủ xanh đất trống; giữ gìn vệ sinh môi
trường trong lớp học, khuôn viênnhà trường, nơi ở và nơi cư trú; cuộc thi tìm hiểu
và tuyên truyền bảo vệ môi trường... Tuy nhiên các hoạt động này chưa được chú
trọng nhiều, tổ chức còn rời rạc, chưa có sự đoàn kết của sinh viên giữa các ngành
với nhau, không được tổ chức thường xuyên, chưa có tính nhất quán. Số lượng sinh
viên tham gia các hoạt động đó chưa thực sự cao, chưa đạt 100% sinh viên tham
gia. Khi khảo sát còn 29/300 phiếu trả lời chưa tham gia lần nào, chiếm 9,7%.
* Nhà trường chưa có khoa Môi trườngvà giảng viên chuyên trách về giảng
dạy về môi trường
Đội ngũ giảng viên trong Nhà trường, ngoài khoa Nông nghiệp có chuyên
môn về môi trường (nhưng số lượng giảng viên ở khoa ít), còn lại phần lớn giảng
viên trong trường không có chuyên môn về môi trường, chưa được đào tạo về giảng
dạy môi trường, đạo đức môi trường nên trong hoạt động tổ chức lồng ghép nội
59
dung đạo đức môi trường với các nội dung của các môn học khác, sự truyền kiến
thức của thầy cô cho các em còn có phần các em chưa hiểu được.
Mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có phương pháp giảng dạy phù hợp với
từng môn và đạo đức môi trường cũng không ngoại lệ. Môn học này yêu cầu sự cập
nhật liên tục về tình hình môi trường không chỉ ở phạm vi tỉnh Hải Dương mà còn ở
trên phạm vi cả nước và thế giới, đồng thời môn học cũng đòi hỏi phải được gắn
cùng các hoạt động thực tiễn. Phải cho các em nắm được tình hình thực tiễn thì từ
đó mới kích thích ý thức đạo đức môi trường trong mỗi em và thôi thúc các em có
những hành động vì môi trường, có những hành động đạo đức môi trường. Nhưng
do trường mới nâng cấp lên Đại học được 7 năm, lại có 2 cơ sở và cơ sở 2 đang
trong giai đoạn xây dựng nên kinh phí đầu tư cho hoạt động môi trường và môn
học đạo đức môi trường còn nhiều hạn chế.
Các hoạt động ngoại khóa về môi trường của Nhà trường cũng gặp phải
một vài khó khăn như: kinh phí đi lại, tổ chức, sự liên kết với các địa điểm ngoại
khóa vì vậy chưa được tổ chức một cách thường xuyên mà diễn ra rời rạc,
không được tổ chức thường xuyên và không có hệ thống nên chưa thu hút được
đông đảo sinh viên tham gia.
* Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa hợp lý
Kinh phí Nhà trường chi cho hoạt động bảo vệ môi trường, đạo đức môi
trường chưa nhiều. Do cơ sở 2 của Nhà trường đang trong giai đoạn xây dựng
nên nhiều chi phí cho hoạt động đó và hoạt động bảo vệ môi trường chưa có số
kinh phí phù hợp để đạt kết quả cao. Mặt khác Nhà trường cũng lấy số ngân sách
tự có để chi cho hoạt động bảo vệ môi trường nên số lượng chi chưa nhiều. Là
trường Đại học công lập duy nhất của tỉnh Hải Dương lập ra nên bên cạnh số
vốn tự có chi cho hoạt động bảo vệ môi trường cần phải có sự hỗ trợ của các Sở,
ban ngành đóng trên địa bàn thành phố.
Về phía sinh viên
60
Bên cạnh những thành tựu sinh viên Nhà trường đạt được về lĩnh vực đạo
đức môi trường thì vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Đó là sự chưa nhận thức
được tầm quan trọng của môi trường và sự thiếu ý thức của một số em trong các
hoạt động bảo vệ môi trường do Ban Giám hiệu Nhà trường, Đoàn Thanh niên,
Hội sinh viên và các thầy cô trong trường tổ chức. Các em nghĩ việc vứt rác ra
bừa bãi, việc dọn vệ sinh lớp học, dọn cỏ quanh bồn hoa, cây cảnh, việc trồng
cây xanh... là của các cô lao công, là của các bạn trong Đội Thanh niên xung
kích, là của Đoàn trường và Nhà trường, không phải phận sự và nhiệm vụ của
mình nên thờ ơ, bàng quan trước các hoạt động đó. Đồng thời do các em có ý
nghĩ hiện tại môi trường mình đang ở là bình thường, không phải bị ô nhiễm và
hoạt động bảo vệ môi trường chỉ mang tính hình thức, làm mất thời gian nên thờ
ơ, không quan tâm.
Nguyên nhân
Mặc dù thành tựu của hoạt động bảo vệ môi trường của Nhà trường có
nhiều thành tích nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vài hạn chế. Có nhiều nguyên
nhân gây ra các hạn chế đó. Và xét về mặt chủ quan và khách quan ta có nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
* Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức của các em về bảo
vệ môi trường còn hạn chế và các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường
vệ sinh lớp học. Đó xuất phát từ thói quen lười biếng (nhất là những bạn nhà
giàu quen sống ỉ lại, những cậu ấm cô chiêu được chiều chuộng từ bé, nhiều bạn
ở nhà còn có người giúp việc nên ở nhà không phải làm gì, ra trường cũng không
muốn lao động), lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em chỉ
muốn sạch mình, bẩn người nên nhiều em ăn sáng xong để luôn rác tại ghế đá,
uống nước xong vứt vỏ chai nước ra ngay hành lang, mặc dù thùng rác cách đó
chỉ vài bước chân. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp
học không phải nhà mình, chính vì vậy trong giờ học nhiều em ăn quà vặt như:
61
hoa quả, bánh kẹo, đồ ăn sáng, kẹo cao su, nước ngọt... dùng xong để rác luôn
trong ngăn bàn. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy vô cùng thiển cận và nguy hại
không chỉ cho bản thân các em mà còn cả cho chỗ tập thể, chỗ công cộng. Rồi
nữa, đó là do thói quen có từ lâu, những thói quen hình thành ở nhà như:
nhiều bạn nhà ở quê nên rộng rãi, có nhiều đất thừa, các bạn tiện vứt rác ra
đường hoặc ra vườn sau nhà lâu dần gây ô nhiễm., khó sửa đổi khi ở các lớp
học, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở
nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
* Nguyên nhân khách quan
Kinh phí của Nhà trường chi cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa
nhiều, do chưa tìm được nhiều nguồn tài trợ từ phía các công ty, doanh
nghiệp. Nguồn ngân sách Ủy ban nhân dân tỉnh chi cho Nhà trường còn hạn
chế và nhiều lúc chưa kịp thời nên dẫn đến sự rời rạc trong quá trình tổ chức
các hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt hiện nay trường có 2 cơ sở nên
kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường đòi hỏi phải tăng gấp đôi so với
trước đây. Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường phải tổ chức đồng thời ở cả 2
cơ sở như hoạt động don vệ sinh phòng học, khuôn viên trường
Do có 2 cơ sở ở cách nhau 7km nên việc tổ chức hoạt động bảo vệ môi
trường còn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự đồng nhất về hình thức tổ chức, về
phương tiện đi lại. Cơ sở 1 ở phường Hải Tân, thành phố Hải Dương nên mật
độ dân cư đông đúc, nhiều quán nước dựng lên hai bên đường vào trường nên
rác thải do ăn sáng, ăn trưa và đồ uống rất nhiều, gây mất cảnh quan ngoài
cổng trường. Cơ sở 2 ở phía Nam, cầu Lộ Cương (xã Liên Hồng, huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương) do mới san lấp mặt bằng nên mật độ dân cư còn thưa
thớt nhưng diện tích của trường ở đây nhiều nên cần số lượng đông bao gồm
cả thầy cô giáo cùng các em tham gia trong công tác trồng cây phủ xanh đất
trống để hạn chế phần đất thừa chưa đưa vào xây dựng.
62
Tiểu kết chương
Đại học Hải Dương là trường công lập duy nhất của tỉnh Hải Dương và
mới được nâng cấp lên Đại học nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Nhà
trường không chỉ tập trung vào việc truyền tri thức cho các em mà còn chú trọng
đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các em, trong đó có cả đạo đức môi
trường với nhiều việc làm rất có ý nghĩa và mang lại hiệu quả tốt như: triển khai
học giáo dục đầu khóa, lồng ghép việc giáo dục đạo đức môi trường cho các em;
Tổ chức dọn vệ sinh lớp học, khuôn viên Nhà trường và nơi cư trú; Trồng cây
phủ xanh đất trống trong trường; cuộc thi tìm hiểu và tuyên truyền nội dung đạo
đức môi trường; Lồng ghép nội dung đạo đức môi trường cùng các môn học
chính khóa khác; Tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề bảo vệ môi trường
Các hoạt động trên phần lớn đều gặt hái được thành công với số lượng các
em tham gia đông và có tinh thần trách nhiệm. Các em đã ý thức được những
việc làm góp phần bảo vệ môi trường như: không vứt rác bừa bãi; tích cực tham
gia các buổi dọn vệ sinh lớp học, khuôn viên Nhà trường và ở địa phương cư trú;
tích cự tham gia hoạt động trồng cây phủ xanh đất trống do Đoàn trường phát
động; tham gia các cuộc thi tìm hiểu và tuyên truyền nội dung đạo đức môi
trường và các buổi ngoại khóa về chủ đề bảo vệ môi trường Nhưng bên cạnh
đó vẫn còn một số em chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường nên còn vứt rác
chưa đúng nơi quy định, hút thuốc trong trường, không tham gia hoặc tham gia
chưa đầy đủ các buổi vệ sinh và các hoạt động bảo vệ môi trường do Đoàn
trường, các thầy cô giáo tổ chức. Đó là những em có sự nhận thức vấn đề chưa
tốt hoặc biết nhưng làm ngơ, nghĩ đó không phải việc của mình nên không làm.
Để phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế nêu trên thì cần
có những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Đại
học Hải Dương, và trong chương 3 của luận văn tác giả sẽ nêu ra một số giải pháp
cơ bản để áp dụng cho Trường Đại học Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
63
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG
Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
3.1. Nâng cao hoạt động của Nhà trƣờng trong giáo dục đạo đức môi
trƣờng cho sinh viên đại học Hải Dƣơng
Chúng ta muốn phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế về
đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương thì giải pháp đầu tiên
và không thể thiếu trong việc nâng cao đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại
học Hải Dương đó chính là: Nâng cao hoạt động của Nhà trường trong giáo dục đạo
đức môi trường cho sinh viên đại học Hải Dương. Tại sao cần phải nâng cao hoạt
động của Nhà trường trong giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên đại học Hải
Dương? Đạo đức môi trường là một bộ phận của đạo đức, và khi nhắc tới đạo đức
chính là nhắc tới ý thức của mỗi người. Đặc biệt sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường, nhà trường với tư cách là chủ thể giáo dục thì không thể bỏ qua việc nâng
cao hoạt động của Nhà trường trong giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên. Ý
thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường là tiền đề để hình thành quan hệ và hành
vi đạo đức đối với môi trường. Để thực hiện giải pháp nêu trên cần phải có sự tham
gia của Ban giám hiệu Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các thầy cô
giáo trong trường. Đây là giải pháp cơ bản nhất và cũng là giải pháp chi phối, tạo
nền tảng cho các giải pháp khác trong việc nâng cao đạo đức môi trường của sinh
viên Nhà trường.
Ban Giám hiệu Nhà trường với tư cách là chủ thể lãnh đạo toàn trường bao
gồm cả các thầy cô giáo trong trường và toàn bộ các em sinh viên các khóa hiện
đang học tập tại trường. Ban Giám hiệu chính là quản lý chung có trách nhiệm
chung đối với tất cả các công việc trong trường, trong đó có công tác giáo dục đạo
đức môi trường cho sinh viên toàn trường. Để thực hiện được trách nhiệm đó, Ban
64
Giám hiệu sẽ thể hiện thông qua các chủ trương, phương hướng phát triển và chức
năng quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường nhằm hướng đến sự bảo vệ môi
trường, thân thiện với môi trường, hài hòa với môi trường và chống lại ô nhiễm môi
trường. Đồng thời Ban Giám hiệu Nhà trường luôn luôn phải thực hiện đầy đủ,
nhanh chóng khẩn trương và chính xác các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với công tác giáo dục đạo đức môi trường trong Nhà tường. Trong thời
gian qua những chủ trương, phương hướng của Ban Giám hiệu Nhà trường nhiều
khi còn rời rạc, còn mang tính chung chung, chưa cụ thể và chưa được triển khai
ngay trong diện rộng, hoặc đã được triển khai nhưng còn chưa có sự quản lý sát sao
dẫn đến hoạt động bảo vệ môi trường trong Nhà trường còn nhiều hạn chế. Để khắc
phục những hạn chế này, trong thời gian tới Ban Giám hiệu Nhà trường cần có
những chủ trương cụ thể, chi tiết hơn, phương hướng rõ ràng và khẩn trương hơn,
chức năng quản lý cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác hơn theo
phương châm: đúng người đúng việc. Có như vậy thì việc nâng cao ý thức đạo đức
môi trường ở sinh viên trường Đại học Hải Dương mới có thể thành công được.
Đây là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay khi không chỉ nước ta
mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu, hiện
tượng ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, nước biển dâng cao, thiên tai bão lụt,
hiệu ứng nhà kính....
Để nâng cao đạo đức môi trường ở sinh viên Đại học Hải Dương, Ban Giám
hiệu Nhà trường cần triển khai tổ chức mở các buổi bồi dưỡng cho giảng viên giảng
dạy của Nhà trường để trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng và nội dung về
giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên từ đó sẽ giúp cho giảng viên giảng dạy
trên lớp lồng ghép nội dung đạo đức môi trường cùng với các nội dung môn học
khác trong giờ lên lớp một cách khéo léo và hợp lý hơn để không gây sự nhàm chán
cho sinh viên, cùng cáchoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, do
trường không phải là trường chuyên đào tạo sinh viên chuyên ngành môi trường
nên các thầy cô giảng dạy cũng cần khắc phục những hạn chế về giáo dục đạo đức
65
môi trường trong giảng dạy như: dùng các thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi
trường gây khó hiểu cho sinh viên; các thông tin giáo dục về môi trường không
mang tính thực tế còn ở mức lý thuyết suông; nội dung môi trường không vừa sức
với sinh viên của từng ngành cũng như thực tiễn của nhà trường và của địa bàn tỉnh
Hải Dương.
Các thầy cô giáo, những người truyền lửa cho sinh viên, những người đứng
trên bục giảng với những bài giáo án của mình nhằm mang đến cho sinh viên những
kiến thức mình đã và đang có để với mong muốn các em sẽ thành công trong tương
lai phía trước. Và cũng chính các thầy cô cũng là hạt nhân để nâng cao đạo đức môi
trường cho sinh viên Truờng Đại học Hải Dương. Vì các thầy cô bên cạnh môn học
chính khóa trên lớp sẽ lồng ghép thêm nội dung đạo đức môi trường thông qua các
hành động và việc làm cụ thể. Cùng với giáo dục tri thức thì việc giáo dục những
chuẩn mực đạo đức môi trường là rất cần thiết. Chuẩn mực đạo đức là hình thức
biểu hiện xác định và cụ thể về những yêu cầu của xã hội đối với con người nhằm
bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. Chuẩn mực đạo đức môi trường giúp
con người ứng xửa hợp lý và hợp đạo đức trong các quan hệ và hành vi cụ thể. Vì
vậy rất cần có sự giảng dạy, phân tích và hướng dẫn của giảng viên đứng lớp để
sinh viên hiểu được điều đó. Và để bài giảng có sự phối hợp hai nội dung về bài học
chính và nội dung đạo đức môi trường không đơn điệu và thu hút được sự chú ý của
sinh viên đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn trau dồi kiến thức về đạo đức môi
trường để đưa kiến thức đó vào bài giảng một cách hợp lý, hài hòa, có sức thuyết
phục không gây khó hiểu, nhàm chán cho sinh viên. Để làm được điều đó đòi hỏi
các thầy cô tham gia một cách đầy đủ và sôi nổi các buổi bồi dưỡng về nội dung
đạo đức môi trường do Ban Giám hiệu Nhà trường triển khai tổ chức, đồng thời tích
lũy kiến thức từ cuộc sống hàng ngày thông qua hành động, việc làm và những gì
quan sát được trên báo, đài, ti vi, mạng internet để từ đó rút ra được bài học kinh
nghiệm và truyền đạt lại cho các em sao cho ý thức trách nhiệm của các em về đạo
66
đức môi trường được nâng cao hơn nữa để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu và
ô nhiễm môi trường đang diễn ra.
Bên cạnh việc truyền kiến thức cho các em về đạo đức môi trường thì mỗi
thầy cô giáo với trách nhiệm là người đứng lớp cần là tấm gương sáng cho các em
học tập và noi theo và các thầy cô cũng rèn cho các em những thói quen tốt để bảo
vệ môi trường như: không vứt rác trong phòng học, trong ngăn bàn học hay ngoài
sân trường, trên đường đi về hay đi chơi cũng không vứt rác ra đó, khi các em đi
học hay đi chơi thấy rác trước mặt phải nhặt và đổ rác đúng nơi quy định, không
phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có một
rỏđựng rác đặt ở góc lớp và mỗi buổi học phân công từng bạn đi đổ rác. Khi nhìn
thấy bạn trong trường vứt rác không đúng chỗ, nên đến góp ý nhắc nhở lịch sự để
bạn vứt rác đúng nơi quy định góp phần giữ gìn mô trường chung của nhà trường
luôn sạch đẹp, vệ sinh. Ngoài ra trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của các em,
khi đi chợ hay đi siêu thị mua hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản
thân và gia đình, các thầy cô cũng nhắc nhở và giáo dục các em giảm thiểu việc
dùng túi nilon, hoặc mua những loại hàng hóa có bao bì dễtiêu hủy trong tự nhiên
hoặc có thể dùng lại nhiều lần, hay có thể dùng làn, túi đi chợ để đựng được nhiều
loại đồ khô. Các thầy cô cũng khuyên các em nên sử dụng điện, nước tiết kiệm để
tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện,
tận dụng ánh sáng tự nhiên; không để ti vi, máy tính ở chế độ sleep,rút sạc pin máy
tính, điện thoại khi pin đầy; dùng nước khi thấy cần thiết, sử dụng nước thải để tưới
cây, tận dụng nước mưa; ở trường không nên nghĩ là của chùa mà sử dụng điện
nước một cách lãng phí, tận dụng phương châm: “tắt khi không sử dụng”, khi tan
học ra về kiểm tra các công tắc điện xem đã tắt hết chưa? Khuyên các em nếu ở gần
trường thì nên đi xe đạp hoặc đi bộ, nếu đi xe máy có thể đi chung nhau để tiết kiệm
xăng và hạn chế được chất thải vào không khí...
Công tác nâng cao đạo đức môi trường cho sinh viên Đại học Hải Dương,
Nhà trường cần phải luôn được đồng hành cùng với công tác tuyên truyền phổ biến
67
pháp luật trong nhà trường như: Luật giáo dục, luật phòng chống ma túy,... Chính vì
vậy trong quá trình truyền tri thức cho các em sinh viên các thầy cô cũng nên tuyên
truyền cho các em các điều luật về bảo vệ môi trường, luật phòng chống ma túy,
luật giáo dục.... theo tinh thần Nghị quyết 41-NQ-TƯ của Bộ Chính trị về “Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để
hướng tới mục tiêu xây dựng trường học an toàn, thân thiện với thiên nhiên, hướng
tới một môi trường xanh và không khí trong lành hơn.
Một hạt nhân không thể thiếu trong công tác nâng cao đạo đức môi trường
cho sinh viên Đại học Hải Dương đó chính là Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên.
Đoàn Thanh niên của Nhà trường là tổ chức của lực lượng trẻ, là thế hệ năng
động, nhiệt tình và sáng tạo, chính vì thế mà Đoàn thanh niên có vai trò xung kích
trong mọi hoạt động và vận động được các em sinh viên tham gia thực hiện các
nhiệm vụ của Nhà trường, của địa phương và của xã hội. Đối với hoạt động bảo vệ
môi trường nhằm nâng cao đạo đức môi trường của sinh viên, Đoàn đã phát động
được một số phong trào với đông đảo sinh viên tham gia bảo vệ môi trường rất tích
cực và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đướng trước những thực tế ô nhiễm môi trường,
trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay thì như vậy vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên Nhà
trường. Bởi vậy, phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn Thanh niên là một trong những
giải pháp rất cần thiết để nâng cao ý thức đạo đức môi trường cho các em sinh viên.
Đoàn Thanh niên Nhà trường cần tổ chức nhiều chương trình với chủ đề bảo vệ môi
trường, nâng cao đạo đức môi trường nhiều hơn nữa vì thông qua mỗi lần tổ chức
dọn vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà trường, làm cỏ bồn hoa, chăm sóc cây xanh,
trồng cây phủ xanh đất trống, “ngày thứ bảy tình nguyện”, “ngày chủ nhật xanh”
sau mỗi buổi làm việc các em nhìn thấy thành quả của mình sẽ càng kích thích tinh
thần hăng hái tham gia rèn luyện nâng cao ý thức của bản thân các em.
Hội sinh viên là tổ chức đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ những hội viên,
sinh viên trong hội về học tập cũng như rèn luyện bản thân để hoàn thành các nhiệm
68
vụ của sinh viên từ đó góp phần xây dựng Nhà trường ngày càng vững mạnh hơn.
Hội sinh viên cũng góp phần giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý
thức pháp luật và đạo đức môi trường cho hội viên, sinh viên. Trong thời gian qua
hoạt động của Hội sinh viên về nâng cao ý thức đạo đức môi trường cho sinh viên
Nhà trường chưa được chú trọng nhiều, còn buông lỏng nên cần đẩy mạnh hơn nữa
việc triển khai thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường một cách
cụ thể và chi tiết hơn để phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của Nhà trường.
Đồng thời cũng cần nhận thức được việc nâng cao đạo đức môi trường cho sinh
viên cần phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho các em. Do đó Hội sinh viên
trong thời gian tới cũng cần tập trung có các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
các em sinh viên để từ đó giúp các em nâng cao ý thức đạo đức môi trường cũng
như ý thức đạo đức của bản thân được hoàn thiện hơn.
Như vậy, có thể thấy để nâng cao đạo đức môi trường của sinh viên Trường
Đại học Hải Dương thì không chỉ có sự giảng dạy của thầy cô giáo mà cần phải có
sự phối hợp hài hòa của tất cả các thành phần trong Nhà trường từ Ban Giám hiệu
Nhà trường đến thầy cô giáo giảng dạy, cùng Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên cùng
các phòng chức năng khác mới có được kết quả tốt.
3.2. Tăng cƣờng các hình thức ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờlên
lớpcho sinh viên về đạo đức môi trƣờng
Đứng trước tình hình ô nhiễm môi trường như hiện nay Nhà trường chưa có
môn học riêng về đạo đức môi trường mà nội dung đạo đức môi trường cũng chỉ
được lồng ghép cùng các môn học khác nên bên cạnh hình thức lồng ghép ấy thì
Nhà trường cũng cần có các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ học cho
sinh viên về đạo đức môi trường nhằm giáo dục thêm cho các em lòng yêu thiên
nhiên, sống hòa nhập, thân thiện với thiên nhiên, tinh thần bảo vệ môi trường.
Phương thức ngoại khóa này được vận dụng để giải quyết khó khăn về quỹ thời
gian học tập trên lớp của các em sinh viên. Hoạt động ngoại khóa có ưu điểm là
sinh động, dễ gắn liền với thực tế, vừa cung cấp được kiến thức, kỹ năng, vừa có tác
69
dụng rèn luyện ý thức, thái độ cho từng cá nhân sinh viên từ đó sẽ thúc đẩy các em
có những hành vi đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường. Thời gian qua Nhà trường
cũng đã tổ chức được một số hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Tuy nhiên các
hoạt động đó còn diễn ra rời rạc, không liên tục, chưa có tính khoa học và còn bị
động bởi nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới.
Trong thời gian tới Nhà trường cần khắc phục những hạn chế trên và cần đầu
tư thêm để hoạt động ngoại khóa diễn ra có được kết quả cao hơn. Cần có nhiều
hơn nữa các buổi thảo luận về chủ đề môi trường, bảo vệ môi trường, đạo đức môi
trường, các buổi đi thực tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương để các em được chứng kiến
những hình ảnh thật về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở tỉnh mình nói riêng như
thế nào chứ không chỉ dừng lại ở các hình ảnh trên các trang mạng mang tính lý
thuyết, nhiều khi chưa có sức thuyết phục. Qua những buổi thực tế như vậy hướng
dẫn các em viết bài thu hoạch, phát biểu ý kiến và suy nghĩ của bản thân về tình
hình thực tiễn được quan sát và đưa ra một số giải pháp của bản thân để khắc phục
về hiện tượng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra để qua đó các em càng ghi
nhớ hơn những hình ảnh ô nhiễm môi trường, những hành động mà mọi người làm
gây ra ô nhiễm môi trường để bản thân các em không mắc phải như họ. Đây cũng là
việc làm nhằm góp phần nâng cao đạo đức môi trường ở bản thân mỗi em sinh viên.
Việc làm đó có ý nghĩa giáo dục trên phạm vi rộng hơn, không còn giới hạn ở trong
khu vực của Nhà trường mà còn ra phạm vi tỉnh Hải Dương, để các em thấy được
không phải chỉ ở trong trường mình mới cần có ý thức đạo đức môi trường mà cả ra
bên ngoài, đặc biệt những nơi công cộng thì ý thức đó càng cần phải được nâng cao
hơn nữa, vừa thể hiện mình là người có đạo đức vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó cũng cần tổ chức nhiều cuộc thi hơn nữa về chủ đề môi trường
để thu hút sinh viên các lớp tham gia như: “Tái chế sản phẩm”, các giáo viên cũng
đã tổ chức cho các em sinh viên thực hiện làm các sản phẩm tái chế từ hộp sữa đã
uống, ống hút, thùng giấy, chai nước đã uống hết, túi nilon “Tiếng gọi thiên nhiên
và hành động của chúng ta” với những hình ảnh của thiên nhiên đang bị tổn thương
70
sâu sắc như: động vật quý hiếm không còn, rừng bị chặt phấ tàn khốc, xói mòn đất
xảy ra liên tục, nước sông bị ô nhiễm do sự vứt rác bừa bãi và nước thải đưa ra; sử
dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu, phân hóa học không đúng quy định làm đất nông nghiệp
chai sạn và hành động của chúng ta như: không chặt phá rừng, ngăn chặn các
hành động đó, trồng cây gây rừng, trồng cây phủ xanh đất trống, bảo vệ động vật
quý hiếm, không sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ bừa bãi, không vút rác xuống sông,
hồ, ao và thải nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra đó; “Hành động nhỏ, lợi ích
lớn”: vứt rác vào thùng nhìn quang cảnh sạch đẹp hơn; tưới nước, bắt sâu, hái
những cành khô, lá úa, nhổ cỏ cho cây; không hút thuốc nơi công cộng, không dẫm
lên thảm cỏ, bẻ cành cây tươi; “Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững” với các vở
kịch vềtiết kiệm điện, nước sinh hoạt, hạn chế sử dụng túi nilon; “Vì màu xanh quê
hương”: tích cực chăm sóc cây xanh và tham gia trồng cây xanh, nâng niu từng cây
như chính là bạn của mình.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ: các hình thức ca, múa, nhạc mang nội dung
giáo dục môi trường sẽ có giá trị cao nếu được tổ chức tốt.
Ngoài ra cũng hưởng ứng và tuyên truyền ngày môi trường thế giới được tổ
chức thường niên vào ngày 5/6 hàng năm và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ
ngày 1 đến 8-6) và Ngày Đại dương thế giới (8-6) tổ chức các buổi ngoại khóa vào
các ngày đó nhằm giải thích cho các em ý nghĩa của những ngày và khích lệ tinh
thần trách nhiệm của các em và kêu gọi tất cả sinh viên các lớp cùng tham gia kèm
theo các phần thi về các chủ đề của từng ngày như: “Vì một thế giới sạch”; “Vì biển
đảo quê hương”; “Vì Đại dương xanh” từ đó giáo dục cho các em cùng chung
sức bảo vệ môi trường cả Việt Nam cũng như môi trường chung của nhân loại.
Từ những hoạt động ngoại khóa trên nếu được tiến hành một cách liên tục
với tinh thần trách nhiệm cao thì sẽ có ý nghĩa giáo dục sinh viên thấy được trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
71
3.3. Đẩy mạnh hình thức khen thƣởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức
môi trƣờng
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tích cực, chủ động trong qua
trình tự giáo dục đạo đức, đạo đức môi trường, Ban Giám hiệu Nhà trường, Đoàn
trường cũng cần chú ý đến các biện pháp khen thưởng và kỉ luật một cách kịp thời
và chính xác. Mục đích của việc khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi
trường là: Khuyến khích sinh viên phấn đấu vươn lên, noi theo những tấm gương
tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân, nhìn vào các tấm gương đó các em thấy
những hạn chế của mình và tự điều chỉnh mình cho hoàn thiện hơn. Ngăn chặn
không để các hiện tượng xấu, những hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các sinh
viên phạm sai lầm, giúp các sinh viên ấy phấn đấu trở thành sinh viên tốt, có những
hành vi đạo đức, đạo đức môi trường tốt. Thúc đẩy sinh viên tự giác thực hiện quy
định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng
mọi nền nếp, kỷ cương trong nhà trường.
Khen thưởng là một hoạt động nhằm tuyên dương, động viên một cá nhân
sinh viên hay một nhóm hoặc nhiều nhóm, một lớp hoặc nhiều lớp sinh viên, có
nhiều sáng kiến, nhiều thành tích trong việc tìm hiểu môi trường, trong bảo vệ môi
trường, tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh mình tham gia bảo vệ môi
trường, đólà những việc làm rất có ý nghĩa và cần được khen thưởng kịp thời để
làm gương cho các bạnn khác và cũng để nhân rộng những tấm gương đó ra hơn
nữa. Đó là sự ghi nhận, sự cổ vũ tích cực đối với những hành vi đúng đắn, tốt đẹp
và đáng ghi nhận của sinh viên. Nó giúp sinh viên nhận ra giá trị đích thực của các
hoạt động vì môi trường của mình; đó chính là động lực mạnh mẽ giúp họ phát huy
hơn nữa tính chủ động, tích cực trong việc xác lập quan hệ thân thiện với môi
trường, bảo vệ môi trường từ góc độ đạo đức.
Bên cạnh hình thức khen thưởng, Nhà trường cũng cần chú ý đến các hình
thức kỉ luật phù hợp đối với các hành vi, các cá nhân sinh viên, các nhóm sinh viên
có những biểu hiện tiêu cực trong việc bảo vệ môi trường cũng như trong các hoạt
72
động thực hiện đạo đức môi trường như: Vứt rác bừa bãi, bẻ cành cây, hái hoa trong
khuôn viên trường, hút thuốc trong trường, không tham gia các buổi lao động dọn
vệ sinh lớp học, khuôn viên trường, các buổi trồng cây phủ xanh đất trống, các buổi
ngoại khóa về chủ đề môi trường, bảo vệ môi trường. Kỉ luật sinh viên với những
mức độ thích hợp sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các em về đạo đức môi
trường. Tại vì sao kỷ luật lại nâng cao nhận thức cho sinh viên về đạo đức môi
trường? Vì việc thực hiện kỉ luật sinh viên như vậy không chỉ có tác dụng răn đe,
mà còn là sự thể hiện sự không đồng tình của Nhà trường, của xã hội đối với những
hành vi lệch chuẩn của sinh viên không chỉ về đạo đức môi trường mà còn cả về
đạo đức nói chung. Từ đó sẽ giúp sinh viên nhận thức lại và đi đến nhận thức đúng
sau đó sẽ có những hành động đúng đắn trong học tập, trong rèn luyện, tu dưỡng
bản thân và thể hiện thái độ cũng như hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức vầ
đạo đức môi trường.
Việc khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi trường, Nhà trường
cần chú trọng và dựa vào các quy tắc đã được Nhà trường thống nhất về đạo đức
môi trường và dựa vào các điều trong Luật Bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng cần
phổ biến rộng rãi các quy tắc đã được Nhà trường thống nhất về đạo đức môi
trường và bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường cho các em sinh viên trong
toàn trường nắm được để các em học tập và tuân theo.
Đồng thời việc khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi trường cần
tiến hành theo các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính chính xác,khách quan, công bằng,
vô tư, không định kiến, hẹp hòi, tùy tiện. Đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, có lý có
tình đối với mọi sinh viên. Việc kỷ luật lấy giáo dục làm chính, đồng thời cũng phải
giữ nghiêm kỷ luật. Phát huy các ưu điểm của sinh viên, bồi dưỡng những nhân tố
tích cực trong các em và lấy đó làm chỗ dựa để khắc phục những thiếu sót, những
hạn chế, những biểu hiện tiêu cực. Khen thưởng và kỷ luật cần được tiến hành kịp
thời, nhanh chóng bằng những hình thức phù hợp với điều kiện Nhà trường. Đồng
thời khen thưởng và kỷ luật cũng cần tạo ra trong Nhà trường và ngoài xã hội một
73
dư luận đúng đắn, công minh ủng hộ cái tốt, cái đẹp phê phán cái sai, cái xấu. Nhà
trường cần có kế hoạch theo dõi sát sao sự tiến bộ và sửa chữa của những sinh viên
vi phạm lỗi. Khen phải kèm theo hình thức thưởng một cách thích đáng, hợp lý.
3.4. Huy động các nguồn kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng
Qua tìm hiểu được biết Nhà nước cũng đã có những chính sách, cơ chế tài
chính hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường. Nhưng những chính sách và cơ chế tài
chính ấy mới chỉ hướng đến các doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp là các đơn vị
sản xuất ra các sản phẩm, thiết bị để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang
các nước khác nên lượng rác thải, nước thải và khói bụi thảo ra môi trường rất nhiều
và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để giúp doanh nghiệp thực hiện được công tác
bảo vệ môi trường theo kịp với yêu cầu phát triển của đất nước cũng như chuẩn
mực quốc tế và giảm thiểu được ô nhiễm mỗi trường. Nhà nước cũng chưa có sự
đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục đạo đức môi trường trong các trường học từ
bậc mầm non tới đại học, hay có thể nói, kinh phí dành cho giáo dục đạo đức môi
trường nói chung còn rất hạn hẹp so với các hợp phần khác của bảo vệ môi trường
như trang bị kỹ thuật hay qui trình sản xuất...
Hiện nay trong lĩnh vực giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên thì
nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp, chưa có một sự đầu tư thích đáng cho hoạt động
này mà để xây dựng được ý thức đạo đức bảo vệmôi trường cho con người cần
nhiều thời gian với nhiều hoạt động cụ thể vàđể làm được những điều đó rất cần
phải có được nguồn kinh phí hợp lý để chi cho những hoạt động này. Căn cứ vào
thực trạng đạo đức môi trường ởsinh viên Đại học Hải Dương và những vấn đề
đang đặt ra, chúng tôi cho rằng, để có được nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động
giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên cần có những biện pháp sau:
Thứ nhất, chúng tacần huy động kinh phí từ các nguồn như: Ủy ban Nhân
dân tỉnh Hải Dương,các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi
trường và giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên của trường. Trường Đại học
Hải Dương là trường trực thuộc của tỉnh Hải Dương, nhiều năm qua Trường được
74
Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ về nhiều khoản kinh phí phục vụ cho hoạt động của
Nhà trường, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi
trường. Nhờ có sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh nên chất lượng công tác bảo vệ
môi trường và công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường đã có được những kết
quả rất đáng tự hào, tình trạng ô nhiễm môi trường đã giảm đi đáng kể và ý thức của
sinh viên vè bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó nhà trường
có số lượng sinh viên các ngành phong phú, phục vụ nhu cầu cung ứng thị trường
lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên cũng đã nhận được sự hỗ trợ
từ các doanh nghiệp đó để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và giáo dục đạo
đức môi trường cho sinh viên. Mặc dù nguồn kinh phí đó chưa nhiều nhưng rất quý
báu và đáng trân trọng. Và theo chúng tôi, để nâng cao chất lượng bảo vệ môi
trường và giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên trường Đại học Hải Dương,
rất mong sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, của các sở ban ngành cấp và của các
doanh nghiệp về nguồn kinh phí hợp lý để phục vụ công tác tuyên truyền, thông tin
mới đem lại hiệu quả cao việc bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi trường
cho nhà trường và để trang bị thêm cho cơ sở vật chất của Nhà trường để phục vụ
công tác bảo vệ môi trường được nhanh chóng hơn và tốt hơn nữa.
Thứ hai, bên cạnh việc xin hỗ trợ nguồn kinh phí từ các cơ quan chức năng,
các sở, ban ngành và của các doanh nghiệpphục vụ cho công tác bảo vệ môi trường
và công tác giáo dục đạo đức môi trường, Ban Giám hiệu Nhà trường cũng cần
quan tâm và cấp kinh phí cho công tác giảng dạy của các giảng viên đứng lớp một
cách hợp lý, cũng như cấp kinh phí cho sinh viên được tham gia thực hành thực tập
nhiều hơn chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở học lý thuyết lý thuyết suông. Trong
thời gian qua Nhà trường cũng đã tổ chức cho các em đến các nhà máy, xí nghiệp,
các khu công nghiệp nhưng do kinh phí hạn chế nên hoạt động đó chưa được triển
khai thường xuyên và liên tục. Trong thời gian tới khi có nguồn kinh phí hợp lý Nhà
trường cần có nhiều chương trình đưa các em ở các ngành học đi thực tâp, thực
hành ở các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp và các khu công nghiệp nhiều hơn
75
nữa để các em được trải nghiệm thực tế nhiều hơn, để các em được mang những
kiến thức mình đã học trong sách vở vào thực hành nhiều hơn nữa, từ đó các em sẽ
ý thức được sự ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp và
các khu công nghiệp thải ra môi trường và chính từnhững giờ thực hành, thực tập
đó sẽ thôi thúc các em có ý thức, có trách nhiệm đạo đức đối với việc bảo vệ môi
trường, để môi trường được xanh sạch hơn.
Thứ ba, để công tác bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi trường đem
lại hiệu quả cao Ban Giám hiệu Nhà trường cũng cần hỗ trợ kinh phí cho các hoạt
động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức đoàn thể trong trường. Bởi
vì, đây là lực lượng hùng hậu, có sức trẻ và có nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến hết
mình cho hoạt động của Nhà trường, họ là đội ngũ có vai trò rất quan trọng, họ
chiếm một số lượng lớn trong Nhà trường. Nhưng trong thời gian qua Ban Giám
hiệu Nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động của Đoàn
Thanh niên, Hội Sinh viên nên hoạt động của các tổ chức này còn đơn điệu, chưa có
tính chuyên nghiệp và khẩn trương. Trong thời gian tới, để khắc phục tình trạng đó
Nhà trường cần có sự quan tâm và có kinh phí hợp lý cho các hoạt động của Đoàn,
Hội, để các hoạt động đó được diễn ra nhanh chóng, khẩn trương và đạt hiệu quả
cao, đặc biệt là các hoạt động về bảo vệ môi trường, giáo dục đạo đức môi trường.
Tiểu kết chương
Để công tác bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức đạo đức môi trường ở
Trường Đại học Hải Dương đạt được kết quả cao hơn, Nhà trường cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp nêu trên. Mỗi giải pháp đều có một vị trí, vai trò và chức
năng nhất định, trong đó giải pháp nâng cao không nên coi trọng giải pháp này mà
không thực hiện giải pháp khác.
Giáo dục đạo đức, trong đó có đạo đức môi trường là một việc làm cần tiến
hành lâu dài và liên tục, không phải việc làm một vài lần là nhìn thấy kết quả luôn.
Vì vậy đòi hỏi tính kiên trì của tất cả các thầy cô giáo và của toàn trường. Ban Giám
hiệu nhà trường cần tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường
76
hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và giáo dục đạo đức môi
trường. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho thầy cô giáo đứng trên bục giảng phát huy
tài năng của bản thân và cho các em sinh viên được trải nghiệm thực tế nhiều hơn
để các em có được nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường.
Công tác khen thưởng và kỷ luật cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc, rõ
ràng và chính xác theo tinh thần: “đúng người, đúng việc”, để từ đó nhằm khích lệ ý
thức của các em trong công tác bảo vệ môi trường và trong việc rèn luyện đạo đức
môi trường. Bên cạnh công tác khen thưởng và kỷ luật, Nhà trường cũng đầu tư
thêm các khoản kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động giáo dục
đạo đức môi trường cho sinh viên. Có như vậy, hoạt động mới được tiến hành liên
tục, không bị ngắt quãng, bỏ giữa chừng không có kết quả như mong muốn.
Nếu Nhà trường thực hiện tốt các giải pháp trên thì trong tương lai không xa
Trường Đại học Hải Dương sẽ trở nên xanh hơn với màu xanh của lá, sạch hơn vì
không có hiện tượng vứt rác bừa bãi và việc thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ
sinh trường lớp, đẹp hơn với các màu của hoa và chắc chắn rằng, các em sinh viên
sẽ càng thấy yêu trường, yêu lớp hơn. Các em sẽ coi trường là ngôi nhà thứ hai của
mình để sau mỗi giờ học căng thẳng các em được thư giãn hít thở không khí trong
lành, được vui chơi giải trí trước những bóng mát của cây với những hàng ghế đá
xung quanh cùng những bông hoa đủ sắc màu đang khoe sắc và các em cũng sẽ
thấy yêu thiên nhiên hơn, yêu cây cảnh và thấy cuộc sống tươi đẹp hơn.
77
KẾT LUẬN
Sinh viên là thế hệ trẻ của mỗi quốc gia, là chủ nhân tương lai của đất
nước nên không thể đứng ngoài cuộc nhìn môi trường đang ngày càng bị hủy
hoại bởi chính bàn tay con người. Sinh viên mỗi quốc gia nói chung và sinh
viên mỗi tỉnh thành của một quốc gia nói riêng cần tích cực hơn nữa, hăng hái
hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường của bản thân và trong công tác tuyên
truyền cho mọi người dân trong đó bao gồm cả các thành viên trong gia đình
mình hiểu được vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng của môi trường
đối với cuộc sống của con người để từ đó mỗi thành viên trong gia đình sẽ tích
cực tham gia công tác bảo vệ môi trường từ việc nhỏ nhất như: vứt rác đúng
nơi quy định; hạn chế sử dụng túi nilon trong việc mua sắm hàng hóa; sử dụng
tiết kiệm điện, nước sinh hoạt; không hút thuốc, bẻ cành cây, hái hoa, dẫm lên
thảm cỏ, sử dụng bừa bãi điện nước nơi công cộng; không xả nước thải, rác
thải bừa bãi ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước; tích cực tham gia công tác
bảo vệ môi trường do địa phương nơi cư trú tổ chức như: dọn vệ sinh đường
làng ngõ xóm, trồng cây xanh quanh nhà...
Trường Đại học Hải Dương là trường công lập duy nhất của tỉnh Hải
Dương, với số lượng sinh viên nhiều ngành khác nhau và có hai cơ sở, diện tích
của hai cơ sở của Nhà trường là 21,7 ha đang trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện nên công tác bảo vệ môi trường càng cần đặt lên hàng đầu. Vì trong quá
trình xây dựng có nhiều chất thải rắn, lỏng và khói bụi thải ra nên cần được dọn
vệ sinh thường xuyên và liên tục. Công tác chăm sóc cây xanh trong Nhà
trường cũng cần chú ý hơn nữa để các em sinh viên vừa không ảnh hưởng đến
công việc học tập cũng như vui chơi giải trí của các em. Đồng thời Đoàn Thanh
niên và Hội sinh viên Nhà trường cũng cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi
về chủ đề môi trường để các em sinh viên ngày càng hiểu sâu hơn tầm quan
78
trọng của môi trường đối với cuộc sống hàng ngày không chỉ của riêng các em
mà còn đối với toàn xã hội nói chung.
Đứng trước thực trạng đạo đức môi trường đã và đang diễn ra ở Trường
Đại học Hải Dương, có thể thấy được sinh viên giữ vị trí không thể thiếu trong
công tác bảo vệ môi trường. Sinh viên là thành phần không thể thiếu trong việc
bảo vệ môi trường không chỉ tại trường học mà còn tại nơi các em đang trọ và
nơi các em đang sinh sống. Nếu bản thân mỗi chúng ta, bản thân mỗi sinh viên
có được đạo đức môi trường đúng đắn, lành mạnh thì không những môi trường
được bảo vệ, thiên nhiên được tôn tạo, được chăm sóc để ngày càng giàu, càng
đẹp hơn mà bản tính tự nhiên của con người được bảo toàn, con người được
sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, trong lành hơn và từ đó xã hội càng có
điều kiện để phát triển phồn thịnh hơn.
Để cho sinh viên phát huy được ý thức đạo đức môi trường, tự giác tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường do Nhà trường và địa phương nơi cư trú tổ
chức, chúng ta có thể thấy công tác giáo dục nhà trường có vai trò vô cùng
quan trọng trong hình thành nhân cách cho sinh viên. Điều đó đòi hỏi sự tận
tâm và gương mẫu của các thầy cô giáo, của các cán bộ Đoàn Thanh niên, của
Hội Sinh viên. Trong giáo dục nhà trường, các tổ chức đoàn, hội sinh viên có
vai trò quan trọng trong việc tổ chức các phong trào, các cuộc thi, các hoạt
động bảo vệ môi trường khích lệ tinh thần tham gia của các em sinh viên, qua
đó nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về đạo đức môi
trường cho sinh viên từ đó thúc đẩy các em sinh viên có những hành động bảo
vệ môi trường, phê phán những hành động gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy,
theo chúng tôi, các nhà trường trong đó có Trường Đại học Hải Dương với tư
cách là chủ thể giáo dục cần quan tâm và xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa các giải
pháp nêu trên, và cần thực hiện các giải pháp đó một cách triệt để, có sự phối
hợp hài hòa, khéo léo giữa các giải pháp với nhau để công tác giáo dục đạo đức
môi trường và công tác bảo vệ môi trường ở các em sinh viên Trường Đại học
79
Hải Dương ngày càng có được những kết quả tốt, đáng được tự hào và ghi
nhận. Đồng thời Nhà trường cũng cần kịp thời có những hình thức khen
thưởng, tuyên dương và nhân rộng cho toàn trường cũng như toàn tỉnh Hải
Dương những tấm gương tiêu biểu về đạo đức môi trường để mọi người học
tập và noi theo những tấm gương đó và quê hương Hải Dương Thành Đông của
tổ quốc sẽ trở nên xanh hơn – sạch hơn và đẹp hơn vì có bàn tay của các em
sinh viên giúp sức.
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam (2003), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998),
Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới, Chỉ thị 36-
CT/TW ngày 25/06/1998, Hà Nội.
3. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004),
Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước, NQ số 41-NQ/T W ngày 15/11/2000, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo
dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nâng cao
nhận thức môi trường, Hà Nội.
6. Bộ tài nguyên và Môi trường (2016; 2017), Báo cáo hiện trạng môi trường
Việt Nam.
7. C.Mác (1962), Bản thảo kinh tế triết học, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
8. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
9. Các quy định pháp luật về môi trường (tập I) (1995), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
10. Cục Bảo vệ môi trường (2002), Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiến dịch
truyền thông môi trường, Hà Nội.
11. Cục Môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững, Nxb.Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
12. Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững (1993), Nxb. Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Minh Chiến (2009), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên,
Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội.
81
14. Lê Thị Kim Dung (2007), “Giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch
phát triển: Từ văn bản pháp quy đến thực tiễn quản lý”, Tạp chí Kinh tế và
dự báo, số 12.
15. Vũ Dũng (2010), Đạo đức môi trường ở nước ta: Lí luận và thực tiễn, Nxb.
Từ điển bách khoa, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.
17. Học viện chính trị Quốc gia (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
18. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng. Tâm lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998.
19. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), “Đạo đức môi trường và truyền thống mục
đích luận”, Tạp chí Triết học số 12.
20. Hội thảo quốc gia (2001), “Giáo dục môi trường trong các trường học”,
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.
21. Kỉ yếu hội thảo khoa học (2008), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở
nước ta: Thực trạng và giải pháp, Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam.
22. Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức và vấn
đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Lê Văn Khoa (2010), Khoa học môi trường, Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường, Nxb. Lao động – xã hội, Hà
Nội.
25. Đỗ Thị Ngọc Lan (1996), Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con
người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Luật bảo vệ môi trường (1994), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (1993), Về Đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Phúc (1995),"Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nớc ta hiện nay", Triết học số 3.
82
29. Nguyễn Văn Phúc (2010), “Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ đạo đức”,
Tạp chí triết học số 4.
30. Nguyễn Văn Phúc (2013), Đạo đức môi trường, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
31. Hồ Sĩ Quý (1999) Về triết lý “Con người chinh phục tự nhiên”, Triết học số
6.
32. Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong
sự phát triển xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Hồ Sĩ Quý (2002) Triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên. Nghiên cứu con người số 1.
34. Hồ Sĩ Quý (2004) Thực trạng môi trường: vài số liệu đáng quan tâm về môi
sinh toàn cầu và môi sinh ở Việt Nam. Nghiên cứu con người số 2.
35. Hồ Sĩ Quý (2004) Đông và Tây: Về triết lý con người chinh phục tự nhiên và
con người hoà hợp với tự nhiên. Nghiên cứu châu Âu số 6.
36. Hồ Sĩ Quý (2005), “Về đạo đức môi trường”, Tạp chí triết học số 9.
37. Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (2011), “Đạo đức học”, Nxb. Đại học Sư
Phạm, Hà Nội.
38. Bùi Cách Tuyên (2009), Vai trò của giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức
về môi trường cho các đối tượng trong xã hội. Tổng cục môi trường. Bộ Tài
nguyên và Môi trường xuất bản.
39. Bùi Cách Tuyên (2009), Vai trò của giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức
về môi trường cho các đối tượng trong xã hội. Tổng cục môi trường. Bộ Tài
nguyên và Môi trường xuất bản.
40. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007.
41. Từ điển triết học (1986), Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va.
42. Hoàng Thị Thanh (2017), Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
83
43. Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khỏe môi trường, Nxb. Đại học quốc gia, Hà
Nội.
44. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình Công nghệ
môi trường, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
45. Hà Huy Thành (chủ biên) (2001), Một số vấn đề xã hội, nhân văn trong việc
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành (2007), “Môi trường và phát triển”, Nxb.
Xây dựng, Hà Nội.
47. Phạm Thị Ngọc Trầm (1999), “Đạo đức sinh thái: từ lý luận đến thực tiễn”,
Tạp chí triết học số 2.
48. Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2006), Quản lý nhà nước đối với tài
nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân
văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
49. Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái: Vấn đề và giải pháp,
Nxb. Chính trị Quốc gia.
50. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/cac-tham-hoa-xa-thai-gay-o-nhiem-
nguon-nuoc-tren-the-gioi-3427531.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_duc_moi_truong_o_sinh_vien_truong_dai_hoc_hai_duong_hien.pdf