Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và vấn đề nhập siêu

Khu vực doanh nghiệp tư nhân đã được xem như một trong những động lực của phát triển kinh tế và khu vực này không ngừng mở rộng bất chấp những ưu đãi trong tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất nghiêng về phía các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, để khu vực tư nhân thực sự trở thành động lực và "dẫn dắt sự phát triển", bước đi cần thiết đầu tiên là phải tạo nên được môi trường cạnh tranh bình đằng, đó là bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào (tín dụng, đất đai), đến tiếp cận thị trường đầu ra (thủ tục đấu thầu đơn giản, công khai, minh bạch). Tiếp đến là giảm đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và vấn đề nhập siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 1 ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU1 TS. Bùi Trường Giang Th.s Phạm Sỹ An Viện Kinh tế Việt Nam 1. Giới thiệu Kể từ sau khi nền kinh tế gia nhập WTO vào năm 2007, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng. Khoản thâm hụt này có thể được bù đắp bởi hoặc vay nợ từ nước ngoài và/hoặc sử dụng đến dự trữ ngoại hối. Cách thức thứ nhất có thể được chấp nhận nếu vốn vay từ nước ngoài sử dụng hiệu quả, mở rộng năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngoại tệ để có thể trả lại nợ nước ngoài. Ngược lại, vay vốn và sử dụng vốn không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí vay vốn, tăng khả năng không trả được nợ của nền kinh tế, và tạo nên những bất ổn vĩ mô. Cách thức thứ hai có thể được chấp nhận khi cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Nếu không, một khi tỷ giá hối đoái được neo vào đồng đôla Mỹ thì với việc dự trữ ngoại hối đang dần bị cạn kiệt sẽ tạo nên khả năng cho một cuộc tấn công tiền tệ. Nhiều cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra tại các nước trước đây (chẳng hạn cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997) bắt nguồn từ cuộc tấn công tiền tệ khi đồng tiền quốc gia đó neo chặt vào đồng tiền mạnh, thường là đồng đôla Mỹ. Cả hai phương thức tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại này đang được áp dụng cho nước ta. Và những vấn đề nảy sinh theo đó như sử dụng vốn vay không hiệu quả, dự trữ ngoại hối mong manh và cơ chế tỷ giá còn neo đồng nội tệ vào đồng đôla Mỹ đang hiện diện trong nền kinh tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có giải pháp nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại để nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tránh được những rủi ro vĩ mô cho giai đoạn tới. Cũng trong giai đoạn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, tái cơ cấu đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện nhằm làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Một cấu phần của đầu tư công là đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước và việc tái cơ cấu đầu tư của khu vực này thực sự là xương sống của quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Trong những năm qua, đầu tư nhà nước chưa thực sự hiệu quả so với mong muốn của Chính phủ và so với những ưu đãi mà nó nhận được. Nhiều doanh nghiệp nhà nước khổng lồ (so với quy mô trung bình của các doanh nghiệp trong nước) đang vay vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu trong khi năng lực xuất khẩu lại hạn chế, hiệu quả sản xuất thấp tạo nên thâm hụt cán cân thương mại tại chính khu vực này cũng như góp phần làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại tổng thể của nền kinh tế. Đặt đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong khuôn khổ thâm hụt cán 1 Bài viết là những quan sát nghiên cứu bước đầu và là quan điểm cá nhân nhà nghiên cứu, không phản ánh quan điểm cơ quan các tác giả đang công tác. Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 2 cân thương mại, chúng ta có thể tìm ra được phần nào gốc rễ của vấn đề nhập siêu, để từ đó đưa ra được định hướng và quyết tâm tái cơ cấu đầu tư công, trong đó có phần quan trọng là tái cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại, giảm thiểu rủi ro và bất ổn vĩ mô cho nền kinh tế, nhằm tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cho giai đoạn tới. Bài viết có cấu trúc như sau: ngoài phần giới thiệu, phần hai sẽ xem xét tổng quát đầu tư nhà nước và đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Phần ba phân tích đóng góp trực tiếp của khu vực doanh nghiệp nhà nước tới nhập siêu tổng thể của nền kinh tế, mà chúng tôi gọi là "tác động vòng một". Tác động này đã được các bài viết khác đánh giá nhưng vì số liệu tách bạch giữa xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước không có, cho nên các đánh giá còn mang tính ước đoán, định tính. Mặc dù đánh giá dưới đây của bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết cố hữu từ việc thiếu số liệu, nhưng nó đưa ra những kịch bản xem xét đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước đến thâm hụt thương mại. Phần bốn đánh giá tác động từ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đến cán cân thương mại thông qua các kênh gián tiếp, chúng tôi gọi là "tác động vòng hai". Tác động loại này ít được các nghiên cứu khác đề cập. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập theo cách nêu lên vấn đề và có lẽ sẽ cần một nghiên cứu sâu hơn và chặt chẽ hơn để đo lường "định lượng" được tác động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đến thâm hụt thương mại thông qua các kênh gián tiếp này. Phần năm và cũng là phần cuối cùng của bài viết nêu lên vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, sau đó sẽ đưa ra những kết luận và một số gợi ý chính sách. 2. Đầu tư nhà nước và đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước 2.a. So sánh về số lượng và lượng vốn: Đối với số lượng doanh nghiệp, tính đến 31/12/2009, tổng số doanh nghiệp nhà nước là 1.471 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chiếm 69,4%, doanh nghiệp công ích 24,1% và doanh nghiệp an ninh, quốc phòng chỉ chiếm 6,5%. Có thể thấy số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chiếm đa số. Nếu so với số lượng các doanh nghiệp tư nhân trong nước thì số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm không đáng kể. Chẳng hạn, chỉ tính đến 1/7/2007 đã có đến 3.748.138 hộ kinh doanh cá thể trên phạm vi cả nước (Phạm Thị Thu Hằng, 2010). Đối với vốn đầu tư, trong 15 năm qua (1995 – 2009), đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, trung bình chiếm 49%; đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 30% và đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21% (Đồ thị 1). Trong đầu tư nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình 15 năm chiếm khoảng 49%, vốn vay chiếm 23%, và vốn của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 28% (Đồ thị 2). Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 3 Đồ thị 1. Cơ cấu đầu tư 3 thành phần kinh tế Đồ thị 2. Cơ cấu nguồn vốn của đầu tư nhà nước, % Nguồn: Tổng cục Thống kê. 2.b. So sánh về hiệu quả đầu tư: Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước từ việc tiếp cận đến tín dụng, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, cho đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhưng hiệu quả của đầu tư công nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng thấp hơn rất nhiều so với khu vực doanh nghiệp tư nhân. Trong 3 thành phần kinh tế, vốn đầu tư nhà nước kém hiệu quả nhất, hệ số ICOR của đầu tư nhà nước trung bình cho giai đoạn 2001 – 2009 ở mức 8, nghĩa là cứ 8 đồng đầu tư thì tạo ra được 1 đồng đầu ra; hệ số ICOR của khu vực FDI đạt 7 và của khu vực ngoài nhà nước là 4. Có thể thấy hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước hiệu quả nhất. Khu vực này đã, đang và sẽ trở thành một trong những động lực phát triển của nền kinh tế và theo điểm nhìn của một vị giáo sư nổi tiếng, người được biết đến với biệt danh là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh - Michael Porter thì khu vực "tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng" (Cao Nhật và Phạm Huyền, 2010). Nếu xét theo xu hướng thì hệ số ICOR của khu vực nhà nước bắt đầu tăng kể từ năm 2006 và tăng mạnh vào 2 năm 2008 và 2009. Cũng tương tự, hệ số ICOR của khu vực FDI tăng mạnh vào năm 2007, từ 3,6 năm 2006 lên đến 7,2 năm 2007. Còn đối với khu vực ngoài nhà nước, hệ số ICOR chỉ tăng nhẹ vào năm 2008. Kể cả đến thời điểm tăng ICOR, nghĩa là thời điểm có sự sụt giảm hiệu quả đầu tư mạnh, khu vực kinh tế nhà nước cũng "khởi hành" sớm nhất. Và các doanh nghiệp nhà nước được xem như góp phần đáng kể vào việc tăng ICOR của khu vực kinh tế nhà nước, "có tới 56/91 tập đoàn, tổng công ty có ROE dưới 15%, thấp hơn mặt bằng lãi suất trong năm 2008. Nếu áp dụng các phương pháp kế toán đúng đắn thì hầu hết các tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ thua lỗ". 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn từ ngân sách Vốn vay Vốn của doanh nghiệp nhà nước 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đầu tư nhà nước Đầu tư ngoài nhà nước Đầu tư có vốn nước ngoài Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 4 Đồ thị 3. Hệ số ICOR của 3 thành phần kinh tế Lưu ý: Các đường đứt đoạn thẳng đứng thể hiện năm bắt đầu có hệ số ICOR tăng của từng thành phần kinh tế. Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của các tác giả. 3. Nhập siêu của khu vực doanh nghiệp nhà nước: Tác động “vòng một” Số liệu về xuất nhập khẩu của Tổng cục Thống kê có sẵn cho khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, vì thế chúng ta chỉ có thể biết cán cân thương mại giữa hai khu vực kinh tế này. Đối với khu vực kinh tế trong nước, số liệu không tách bạch cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Trong khi đó mục đích trong phần này của bài viết là xem xét đóng góp trực tiếp của khu vực doanh nghiệp nhà nước vào thâm hụt cán cân thương mại tổng thể của nền kinh tế. Chúng tôi sẽ phải sử dụng cách tính vòng để đưa ra được cái nhìn về thâm hụt cán cân thương mại của khu vực doanh nghiệp nhà nước và đóng góp của nó vào thâm hụt cán cân thương mại tổng thể. Trước hết, cần xem xét một vài ước tính gần đây của một số tác giả về thâm hụt cán cân thương mại của các doanh nghiệp nhà nước. Theo một ước tính của Vũ Thành Tự Anh (2010), “sau khi trừ dầu thô, than và khoáng sản thì doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu.” Còn đối với nhập khẩu, tác giả cũng không có số liệu để tính hay có cách gì để bóc tách ra được mà chỉ cảm nhận “nếu nhìn vào các dự án lớn như Dung Quất, Vinashin, và những hoạt động thâm dụng vốn và công nghệ (chủ yếu có được nhờ nhập khẩu) của doanh nghiệp nhà nước thì tỷ trọng nhập khẩu của doanh nghiệp nhà nước chắc chắn rất cao.” Cuối cùng, tác giả kết luận “kết hợp hai thực tế, một là khu vực FDI xuất siêu (nên khu vực trong nước nhập siêu) và hai là kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm dưới 20%, trong khi nhập khẩu rất nhiều, có thể thấy rằng doanh nghiệp nhà nước là một nguyên nhân quan trọng của tình trạng nhập siêu ngày một cao ở Việt Nam.” Cũng theo một đánh giá khác, Nguyễn Quang A (2009) cho rằng bởi vì khu vực doanh nghiệp FDI luôn xuất siêu, “khu vực tư nhân trong nước có lẽ cân đối được xuất nhập nếu không xuất siêu” nên chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới “gây ra nhập siêu lớn của Việt Nam”. - 2 4 6 8 10 12 14 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 ICOR (Nhà nước) ICOR (ngoài nhà nước) ICOR (FDI) Nhà nước Ngoài nhà nước FDI Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 5 Trong bài viết này, chúng tôi cũng không nỗ lực đưa ra một con số chính xác thể hiện tình trạng nhập siêu của khối doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi sẽ xem xét một số kịch bản về việc thay đổi tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu của khối doanh nghiệp nhà nước trong tổng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước, từ đó xem xét đóng góp của khu vực này tới thâm hụt cán cân thương mại tổng thể của nền kinh tế. Lưu ý rằng khu vực FDI luôn đạt thặng dư cán cân thương mại trong những năm gần đây (nếu kể cả xuất khẩu dầu thô) và khu vực kinh tế trong nước có thâm hụt thương mại rất lớn. Nói cách khác, thặng dư thương mại trong khu vực FDI góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thương mại của tổng thể nền kinh tế. Các kịch bản đưa ra dựa trên các lập luận sau. Thứ nhất, tổng giá trị xuất khẩu của một số "mặt hàng chủ yếu" phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ gồm có than đá, dầu thô, xăng dầu chỉ chiếm khoảng 31% tổng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi quy một số "mặt hàng khác" nữa cũng thuộc xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước và nâng tỷ lệ xuất khẩu của khu vực này lên tới 40% tổng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.2 Đánh giá của Vũ Thành Tự Anh (2010) cho rằng khi đã loại bỏ dầu thô, than và khoáng sản thì khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo 15- 20% xuất khẩu của nền kinh tế, tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi kể cả khi đã quy xuất khẩu dầu thô, than đá cho các doanh nghiệp nhà nước và thêm 10% các sản phẩm xuất khẩu khác nữa thì ước lượng cho thấy: doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,6% trong tổng xuất khấu của nền kinh tế, lấy trung bình cho giai đoạn 2004 - 2009.3 Con số này nằm trong khoảng 15-20%. Thứ hai, nhập khẩu của doanh nghiệp nhà nước là biến khó dự tính nhất cho dù có thể dựa vào những thông tin định tính từ các nghiên cứu nêu trên. Chúng tôi dựa vào phân tích kịch bản về thay đổi tỷ lệ nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước để đánh giá thâm hụt thương mại của khu vực này và đóng góp của nó vào tổng thâm hụt thương mại của nền kinh tế. Chúng tôi giả sử, trong trường hợp lạc quan nhất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước bằng 40% so với tổng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước và sau đó nâng dần tỷ lệ này lên cho đến 65,29%. Việc lựa chọn các con số này dựa trên các lập luận sau. Trên thực tế, có nhận định cho rằng nếu không xuất siêu thì khu vực tư nhân trong nước cũng tự cân đối được xuất nhập khẩu.4 Lập luận này dựa trên cơ sở các doanh nghiệp tư nhân bản thân đã khó tiếp cận với tín dụng bằng đồng nội tệ huống chi là bằng đồng ngoại tệ. Hơn nữa, cho dù có vay bằng ngoại tệ thì nó cũng phải trả lại bằng ngoại tệ, do đó thu ngoại tệ cũng sẽ phải cân đối với chi ngoại tệ, nghĩa là xuất khẩu và nhập khẩu cân bằng nhau nếu xuất khẩu trong khu vực tư nhân trong nước không cao hơn nhập khẩu. Nếu khu vực tư nhân trong nước không góp phần tạo ra thâm hụt thương mại trong nền kinh tế cũng như góp phần thặng dư cán cân thương mại thì nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 65,29% nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước (với giả sử xuất khẩu 2 Số liệu được lấy cho năm 2009, nhưng cũng có sự tương đồng với các năm trước đó. 3 Tỷ lệ thấp nhất là 16,9% năm 2006 và tỷ lệ cao nhất là 18,9% năm 2009. Các tỷ lệ này không có sự chênh nhau đáng kể. 4 Nguyễn Quang A (2010), Doanh nghiệp nhà nước: Đâu là nhiệm vụ chính trị?, Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 6 chiếm 40% trong tổng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước).56 Như vậy, trong trường hợp cũng không kém phần lạc quan, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 65,29% nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Với trường hợp này, khu vực doanh nghiệp nhà nước góp phần tạo thâm hụt cho nền kinh tế, khu vực tư nhân trong nước có cán cân thương mại cân bằng và khu vực FDI tạo thặng dư để bù đắp phần nào cho thâm hụt thương mại. Đồ thị dưới cố định tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp nhà nước bằng 40% của tổng xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước và đưa ra các kịch bản cho tỷ lệ nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước, dao động từ 40% (bằng với tỷ lệ xuất khẩu và đây cũng là trường hợp lạc quan nhất) cho đến 65,29% (tỷ lệ này được chọn sao cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước không góp phần tạo thâm hụt cũng như thặng dư cho cán cân thương mại, tỷ lệ này được chọn phản ánh quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khu vực doanh nghiệp tư nhân nếu không tạo ra thặng dư cho nền kinh tế thì ít ra cũng không tạo thâm hụt). Đồ thị 4. Đóng góp vào thâm hụt cán cân thương mại của nền kinh tế, % Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê và mô phỏng theo những kịch bản của các tác giả. 4. Đầu tư của DNNN và nhập siêu: Tác động “vòng hai” Mối quan hệ giữa đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước với thâm hụt cán cân thương mại là dương và cho thấy khi đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước tăng thì cán cân thương mại thâm hụt nhiều hơn và ngược lại khi đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước giảm thì thâm hụt cán cân thương mại cũng giảm. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước, ngoài xuất khẩu những sản phẩm thô như than, dầu hay các sản phẩm nông nghiệp như gạo thì xuất khẩu rất ít các mặt hàng tinh chế, các sản phẩm chế biến và chế tác. Trong khi đó lại nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu, máy móc trang thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vì thế, khi đầu tư tăng, các doanh nghiệp nhà nước tăng nhu cầu nhập khẩu và do đó thâm 5 Tất cả số tính toán dựa vào trung bình giai đoạn 2004 - 2009 để loại bỏ những có những biến động đột biến trong năm nào đó. 6 Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước không góp phần thặng dư hay thâm hụt thì khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng góp thâm hụt cho nền kinh tế, còn khu vực doanh nghiệp FDI góp phần tạo nên thặng dư cho nền kinh tế. -120 -70 -20 30 80 130 180 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65 0.6529 Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân trong nước Khu vực FDI Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 7 hụt cán cân thương mại tăng. Mối quan hệ này không cho biết chiều "nhân - quả" hay trả lời câu hỏi có hay không một nhân tố thứ ba nào đó làm cho cả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và thâm hụt thương mại gia tăng và ngược lại. Tuy nhiên, dưới đây sẽ chỉ ra một số kênh gián tiếp mà đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Đồ thị 5. Đầu tư của DNNN và thâm hụt cán cân thương mại, 1995 - 2009 Lưu ý: Với chuỗi số liệu của đầu tư và thâm hụt thương mại, trước hết, chúng tôi giải xu hướng theo thủ tục Hodrick-Prescott, sau đó chúng tôi lấy phần trăm thay đổi của số liệu gốc với xu hướng theo công thức tttt xxxx )( 01  . Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của các tác giả. Thứ nhất, gia tăng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, do đó tăng nhu cầu ngoại tệ. Khi mà "các doanh nghiệp nhà nước… được ưu tiên tiếp cận … ngoại tệ khan hiếm với giá thấp hơn giá thị trường" (Vũ Thành Tự Anh, 2010) hay ràng buộc tiếp cận đến lượng ngoại tệ không ngặt nghèo như với các doanh nghiệp tư nhân thì các doanh nghiệp nhà nước sẽ có động cơ để nhập khẩu đầu vào cho hoạt động sản xuất mà không cần phải nỗ lực tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào trong nước có khả năng thay thế. Vì ràng buộc vay ngoại tệ mềm mỏng cho khối doanh nghiệp nhà nước, khu vực này sẽ có động lực để tăng nhập khẩu. Do đó nguyên tắc ràng buộc ngân sách cứng áp đặt lên các doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm nhu cầu tăng đầu tư cũng sẽ bao gồm cả ràng buộc vay vốn bằng ngoại tệ (kể cả từ hệ thống ngân hàng thương mại hay từ việc Chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính quốc tế rồi cho vay lại). Tóm lại, với kênh này, ràng buộc vay ngoại tệ "mềm" đã tác động đến hành vi nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, bảo hộ và ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước làm cho các sản phẩm sản xuất có giá cao hơn và chất lượng thấp hơn khi so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế (Nếu giá các sản phẩm được sản xuất từ các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn và chất lượng tốt hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì Chính phủ đã không cần phải đánh thuế nhập khẩu, bảo hộ hay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước). Các doanh nghiệp trong nước buộc phải -0.2 -0.15 -0.1 -0.05 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 Thâm hụt thương mại Đ ầu t ư c ủ a d o an h n g h iệ p n h à n ư ớ c Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 8 sử dụng các đầu vào giá cao và chất lượng thấp này, vì thế sản phẩm được sản xuất ra cũng sẽ có giá thành cao hơn và chất lượng thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và do đó giảm năng lực xuất khẩu. (Khi đi điều tra các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bao bì nhựa như tuýp kem đánh răng, bao bì đựng mỹ phẩm,… các doanh nghiệp này phải nhập khẩu nhựa từ Trung Quốc vì theo họ nhựa sản xuất từ các cơ sở Việt Nam chất lượng rất thấp, nếu sử dụng các nguyên liệu chất lượng thấp này, sản phẩm của họ sẽ có chất lượng thấp và không thể bán được ra thị trường nước ngoài. Họ cũng cho biết kể cả khi giá nhựa trong nước có cao hơn giá bên ngoài, nhưng nếu chất lượng tốt bằng thì họ sẵn sàng mua nhựa sản xuất trong nước.)7 Thứ ba, mở rộng đầu tư của các khu vực doanh nghiệp nhà nước đi kèm với các ưu đãi tiếp cận đến tín dụng, đất đai, mặt bằng sản xuất,… sẽ làm cho nguồn lực khan hiếm này trở nên khan hiếm hơn với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nơi có hiệu quả sản xuất tốt nhất, và là động lực tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ phải tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất khó khăn hơn và với chi phí cao hơn, do đó giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và làm giảm xuất khẩu của khu vực này nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Thứ tư, một số nghiên cứu cho rằng tỷ giá giữa đồng VND và đồng đôla Mỹ được định giá cao (chẳng hạn, Võ Đại Lược, 2010; Lê Xuân Nghĩa, 2010; Huỳnh Thế Du, 2010). Việc định giá cao này có lợi cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều nhưng sản xuất sản phẩm để bán tại thị trường nội mà cụ thể là các DNNN (Phạm Sỹ An, 2010). Không thể biết có sức ép nào từ các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo nên tỷ giá có lợi cho mình hay không mà chỉ biết rằng việc duy trì tỷ giá được định giá cao có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào bằng ngoại tệ và bán sản phẩm sản xuất tại thị trường trong nước để thu nội tệ. Tuy nhiên, việc định đồng VND cao hơn giá thực tế sẽ gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế và khuyến khích nhập khẩu, từ đó càng tạo thêm khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. 5. Tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước: Kết luận và một số gợi ý chính sách Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất hiện nay là phải tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tái cấu trúc nền kinh tế phải đi kèm với quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước nếu nền kinh tế muốn chứng kiến quá trình nhảy vọt đáng kể nào. Trong những năm qua, một số mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng, khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ngày một doãng rộng, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2007 và cán cân ngân sách cũng bắt đầu sụt giảm. Trong giới hạn bài viết, chúng tôi chỉ tập trung vào tác động của đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đến khía cạnh 7 Từ cuộc điều tra nghiên cứu trường hợp của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam năm 2009. Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 9 nhập siêu của nền kinh tế, một trong những mất cân đối vĩ mô đang trở thành rủi ro cho nền kinh tế. Ngoài việc góp phần trực tiếp vào thâm hụt cán cân thương mại, doanh nghiệp nhà nước còn có tác động gián tiếp, bao gồm: (i) ràng buộc vay vốn bằng ngoại tệ "mềm" ảnh hưởng đến hành vi nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước, (ii) các doanh nghiệp trong nước buộc phải sử dụng đầu vào với chất lượng kém hơn và giá cả cao hơn (so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế) được sản xuất từ các doanh nghiệp nhà nước, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng giá thành sản xuất của nền kinh tế nói chung, do đó làm giảm xuất khẩu, (iii) đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước càng gia tăng thì càng làm cho nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế trở nên khan hiếm hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, khu vực này phải tiếp cận nguồn lực khó khăn hơn và đắt hơn, do đó đẩy chi phí và giá thành sản xuất lên cao, giảm năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu của nền kinh tế, và (iv) đồng VND định giá cao so với đồng đôla Mỹ làm giảm năng lực cạnh tranh về giá và khuyến khích nhập khẩu. Tất cả các kênh này gộp lại càng làm tăng nhận định về chiều tác động từ việc tăng đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước đến gia tăng thâm hụt cán cân thương mại. Khu vực doanh nghiệp tư nhân đã được xem như một trong những động lực của phát triển kinh tế và khu vực này không ngừng mở rộng bất chấp những ưu đãi trong tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất nghiêng về phía các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, để khu vực tư nhân thực sự trở thành động lực và "dẫn dắt sự phát triển", bước đi cần thiết đầu tiên là phải tạo nên được môi trường cạnh tranh bình đằng, đó là bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào (tín dụng, đất đai), đến tiếp cận thị trường đầu ra (thủ tục đấu thầu đơn giản, công khai, minh bạch). Tiếp đến là giảm đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Giảm đầu tư từ khu vực này không có nghĩa là giảm vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước vẫn phải đóng vai trò lớn trong điều tiết nền kinh tế, nhưng bằng cách điều chỉnh "quy tắc cuộc chơi" hơn là trực tiếp trở thành "người chơi". Vai trò của Nhà nước trên thực tế sẽ ngày càng quan trọng trong một môi trường toàn cầu có tính bất định ngày càng gia tăng và rủi ro ngày càng cao. Thông qua các quy định quản lý rủi ro trên thị trường tài chính, thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, thông qua việc thiết lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, vai trò của Nhà nước sẽ ngày càng tăng. Bản thảo số 0, đề nghị không trích dẫn dưới mọi hình thức! 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Quang A (2009), “Doanh nghiệp nhà nước: Đâu là nhiệm vụ chính trị?”, Tiền phong online, cập nhật ngày 26/11/2010 từ trang web [ chinh-tri.html]. Phạm Sỹ An (2010), "Cơ chế tỷ giá hối đoái, lao động và FDI - một mô hình đơn giản", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 380. Vũ Thành Tự Anh (2010), "Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, cập nhật ngày 28/11/2010 từ trang web [ nha-nuoc-khong-du-nang-luc-dong-vai-tro-chu-dao.html]. Huỳnh Thế Du (2010), "Tỷ giá: Điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam", Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, cập nhật ngày 1/12/2010 từ trang web []. Võ Đại Lược (2010), Bài viết được trình bày tại Hội thảo "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, Triển vọng năm 2011", tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 21-22/9/2010. Lê Xuân Nghĩa (2010), Bài viết được trình bày tại Hội thảo "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, Triển vọng năm 2011", tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 21-22/9/2010. Phạm Thị Thu Hằng (2010), "Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước và tạo lập sân chơi và cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhỏ và vừa", bài trình bày tại Hội thảo "Tái cơ cấu và đổi mới thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu tại Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương ngày 24/11/2010. Cao Nhật và Phạm Huyền (2010), "GS. Michael Porter: Tư nhân phải là khu vực dẫn đều nền kinh tế", cập nhật ngày 1/12/2010 từ trang web [ porter-tu-nhan-phai-la-khu-vuc-dan-dau-nen-kinh-te].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU.pdf
Luận văn liên quan