Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm tại số 170 Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12, Tp.HCM

Chỉ tiêu giám sát: pH, độ cứng tổng cộng, TDS, N-NH4+, Fetc, SO42-, Clorua, Tổng Coliform. Vị trí giám sát: 01 vị trí tại đầu vào hệ thống xử lý nước cấp (từ giếng khoan). Tần số giám sát: 06 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm - QCVN 09:2008/BTNMT. Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng ngầm trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong Bảng 5.11.

docx113 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm tại số 170 Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12, Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu là xe tải nên nguyên vật liệu xây dựng như cát, gạch, phải được sắp xếp hợp lý tránh rơi vãi và không quá tải trọng của phương tiện. Ngoài ra, chủ phương tiện phải tuân thủ các qui định luật giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển; Không chở vật liệu rời quá đầy, các xe chở vật liệu phải có bạt che chắn bảo đảm an toàn khi vận chuyển; Lập bạt che kín xung quanh khối công trình đang thi công để giảm bớt tối đa sự phát tán bụi và tiếng ồn đối với môi trường xung quanh; Để hạn chế bụi khi chuyên chở vật liệu xây dựng và vận chuyển lượng đất đào cần có kế hoạch hợp lý, tránh tập trung nhiều xe ra vào cùng một thời gian; Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực thi công và trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực dự án để giảm bụi. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với tiếng ồn và độ rung Để giảm mức ảnh hưởng của ồn và rung trong quá trình xây dựng đến các khu vực lân cận như khu nhà xưởng đang hoạt động, khu nhà dân xung quanh, các biện pháp được đề xuất áp dụng như sau: Bố trí các máy móc thiết bị làm việc ở những khoảng cách hợp lý như bố trí các nguồn rung, ồn cách khu vực nhà dân tối thiểu là 50 mét; Kiểm tra mức độ ồn rung trong quá trình xây dựng để sắp xếp lịch thi công phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn; Bố trí các tấm bạt che chắn khối công trình đang xây dựng đối với môi trường xung quanh. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước Nước thải sinh hoạt Để giảm thiểu tác động do lượng nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh trên công trường (14,4 m3/ngđ), nhà máy sẽ phối hợp với nhà thầu xây dựng bố trí một nhà vệ sinh lưu động để thu gom và xử lý lượng nước thải trên. Nước mưa chảy tràn Mức độ gây ô nhiễm từ lượng nước này không nhiều, hơn nữa nguồn thải này là nguồn tức thời, không thể thu gom và xử lý trong giai đoạn xây dựng được. Vì vậy, biện pháp duy nhất để giảm thiểu các tác động từ quá trình xây dựng làm ô nhiễm nguồn nước mưa chảy tràn là hạn chế dầu mỡ, xăng nhớt rơi vãi từ phương tiện sử dụng các loại nhiên liệu trên và thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi sau mỗi ngày làm việc. Các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải rắn Tất cả các chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng phải được thu gom cẩn thận để xử lý hoặc tái chế; tránh xả bừa bãi trên khu vực dự án gây ô nhiễm nguồn nước và đất. Các biện pháp thu gom và quản lý đề xuất như sau: Đất đào đắp tại công trường Với khối lượng đất đào phát sinh tại công trình vào khoảng 9.060 m3, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ hợp đồng thu gom và chuyển một phần cho các cơ sở có nhu cầu sử dụng lại, phần còn lại sẽ được tận dụng để san lắp mặt bằng cho các hạng mục tại công trình. Chất thải rắn xây dựng Trong quá trình xây dựng, rác thải xây dựng chủ yếu là xà bần, cốt pha, vật liệu xây dựng hư hỏng,... Các chất thải này sẽ được tập trung lại và phân loại ra thành các nhóm và xử lý như sau: Xà bần sẽ được sử dụng để san lấp nền ngay tại công trình; Sau khi kết thúc, các loại cốt pha bằng gỗ được bán để làm nguyên liệu đốt; Các loại sắt thép vụn, bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa, dây nhựa, được thu gom lại và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu; Chất thải rắn sinh hoạt Lượng rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có khối lượng là 45 kg/ngày sẽ được thu gom và bỏ vào các thùng chứa rác công cộng tại công trường. Lượng rác thải này sẽ được các công ty có chức năng thu gom và xử lý. Chất thải rắn nguy hại Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại công trường không nhiều bao gồm giẻ lau dầu nhớt, bóng đèn, chất chống thấm, phụ gia bêtông, tất cả lượng chất thải phát sinh sẽ được thu gom chung với chất thải nguy hại phát sinh tại công ty và do các công ty có chức năng chất thải rắn nguy hại thực hiện. Các biện pháp giảm thiểu sự cố rủi ro Để hạn chế tai nạn lao động, chủ công trình xây dựng bắt buộc phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công, tuân thủ luật bảo hộ lao động, tổ chức học tập, kiểm tra nội quy an toàn lao động, lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, khu vực chứa vật liệu xây dựng dễ cháy nổ, Do đó, để quá trình thi công xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đơn vị thi công sẽ tuân thủ theo các biện pháp như sau: Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tránh sự chồng chéo giữa các công đoạn thi công; Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa; Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu khi có sự cố cháy. Bố trí vòi nước chữa cháy (vòi di động), hệ thống bình bọt, bình CO2, ở các vị trí thích hợp tại công trường; Phổ biến nội quy PCCC cho công nhân làm việc tại công trường. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân thực hiện đúng theo quy định; Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như: các biện pháp thi công đất; bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn điện; thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, vấn đề chống sét, Treo bảng nội quy thi công trên công trường, buộc công nhân phải thực hiện đúng các nội dung yêu cầu khi thi công trên công trường để tránh các rủi ro, tai nạn xảy ra. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH NHÀ MÁY Các tác động gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy cần được xem xét và phân tích chi tiết. Vì các tác động này sẽ xảy ra xuyên suốt theo quá trình hoạt động của nhà máy và có ảnh hưởng lâu dài đối với công nhân và môi trường xung quanh nhà máy. Các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm đóng vai trò quan trọng vì chúng cho phép làm giảm lượng chất thải ngay tại nguồn phát sinh và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường do các chất ô nhiễm gây ra. Để hạn chế phát sinh chất thải công nghiệp, chủ đầu tư sẽ áp dụng các giải pháp sau đây: Quản lý nội vi chặt chẽ: áp dụng các thủ tục vận hành và bảo trì định kì nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh rò rỉ và phát tán mùi; Thiết bị phải thiết kế đơn giản, dễ thay thế sửa chữa khi hư hỏng và ít phát tán mùi; Sàn phải cứng để dễ dàng cọ rửa, vệ sinh, nhất là những nơi lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu; Kho bãi và đường đi phải khô ráo, sạch sẽ; Đội ngũ giám sát vệ sinh phải luôn luôn có mặt trong suốt thời gian nhà máy hoạt động; Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa về nhà máy nhằm hạn chế lượng nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu sản xuất (và trở thành chất thải); Thường xuyên kiểm tra và kịp thời sửa chữa các thiết bị cấp nước, cấp khí, tránh hiện tượng rò rỉ, thất thoát, gây lãng phí nguyên, nhiên liệu và giảm phát sinh chất thải; Thiết kế nhà xưởng hợp lý, tận dụng điều kiện thông gió tự nhiên để tạo môi trường thông thoáng tốt trong các phân xưởng sản xuất; Hạn chế sử dụng các loại thiết bị vận chuyển và sản xuất quá cũ, có kế hoạch kiểm định phương tiện vận chuyển và máy móc sản xuất theo định kỳ. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu của khí thải, bụi, tiếng ồn và nhiệt Hoạt động của lò hơi và máy phát điện không phát sinh khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép nên giai đoạn hoạt động của nhà máy chủ yếu phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: Bụi, khí thải từ công đoạn vận chuyển; Bụi, tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền); Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng; Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh; Khí CO2 từ quá trình lên men; Mùi và tiếng ồn từ hệ thống xử lý nước thải và trạm tập trung chất thải rắn; Tiếng ồn trong dây chuyền chiết chai, lon. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ công đoạn vận chuyển Các kết quả tính toán và phân tích cho thấy tải lượng phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận chuyển là không đáng kể và không liên tục. Hơn nữa, đây là các nguồn phân tán, không thể tập trung để thu gom xử lý nên phần này chỉ đề xuất biện pháp chung góp phần khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nhà máy. Các giải pháp khống chế ô nhiễm được áp dụng như sau: Không sử dụng các loại xe vận chuyển đã hết hạn sử dụng; Kiểm tra, bảo hành các phương tiện vận chuyển đúng theo quy định của nhà sản xuất; Điều phối xe hợp lý để tránh tập trung quá nhiều phương tiện giao thông hoạt động trong nhà máy cùng thời điểm. Bụi, tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền) Công ty sẽ bố trí một khu vực riêng cho công đoạn xử lý nguyên liệu, trang bị các đệm, bệ đỡ để chống ồn, rung cũng như lắp đặt các thiết bị lọc thu gom bụi. Các biện pháp sau đây cũng sẽ được nhà máy áp dụng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp vận hành và khu vực xung quanh: Hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn bằng cách điều phối thời gian hoạt động của công đoạn xử lý nguyên liệu thích hợp để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn; Trang bị khẩu trang, nút bịt tai cho những nhân viên trực tiếp làm việc tại khu vực; Hạn chế vận hành các thiết bị có độ ồn cao cùng một thời điểm và vào thời gian nghỉ ngơi. Bụi và khí thải từ quá trình đốt dầu DO tại lò hơi Theo kết quả đo đạc, hầu hết khí thải phát sinh từ lò hơi đều đạt tiêu chuẩn quy định. Để duy trì kết quả trên, nhà máy sẽ lên kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì ống khói định kỳ cũng như thực hiện giám sát chất lượng môi trường định kỳ chung với các chỉ tiêu môi trường khác của nhà máy. Việc làm này sẽ giúp công ty phát hiện kịp thời các sai sót và đưa ra các phương án giải quyết, hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra trong quá trình vận hành đến với môi trường xung quanh. Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng Tác động từ khu vực máy phát điện là không đáng kể và chỉ hoạt động khi có sự cố mất điện. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa và đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả tại nhà máy, công ty cũng trang bị phòng cách âm và đặt cách ly các máy phát điện với khu vực sản xuất, đồng thời lắp đặt các ống khói để thoát khí với chiều cao ống khói là 5m. Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh Tác nhân NH3 sinh ra được sử dụng trong hệ thống lạnh để làm lạnh các chất tải lạnh và cung cấp chất tải lạnh này cho các công đoạn làm nguội dịch nha, ủ bia và hóa lỏng CO2. Toàn bộ chu trình đều thực hiện khép kín nên sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên với phương châm tạo một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả, nhà máy sẽ lên kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên quy trình hoạt động của hệ thống, đầu tư cải tiến trang thiết bị cũng như rà soát toàn bộ quy trình hoạt động của hệ thống để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố phát sinh. Khí CO2 từ quá trình lên men Với công nghệ hiện đại và chu trình khép kín, khí CO2 phát sinh trong quá trình ủ bia phục vụ sản xuất sẽ được thu hồi triệt để, không chỉ tận dụng được tối đa lượng khí phát sinh mà còn giảm đáng kể lượng khí thải phát tán vào môi trường. Mùi và tiếng ồn từ hệ thống xử lý nước thải và trạm tập trung chất thải rắn Tại các khu vực trạm xử lý nước thải và khu tập kết chất thải rắn có chất lượng môi trường tại đây tương đối tốt nếu nhà máy bố trí khu vực này nằm riêng biệt, cuối hướng gió, khu vực thoáng khí, đồng thời khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý (bể kỵ khí) lại được tận dụng làm nguyên liệu đốt lò hơi. Đối với việc hạn chế mùi từ khu vực tập kết chất thải rắn nhà máy cần có biện pháp lưu trữ và thu gom riêng đối với từng loại chất thải đúng theo quy định của luật môi trường. Ngoài ra, tăng cường diện tích cây xanh trong khu vực dự án cũng như xung quanh khuôn viên nhà máy cũng giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của khí thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy đến môi trường xung quanh và làm đẹp thêm cảnh quan của khu vực. Tiếng ồn của dây chuyền chiết chai, lon Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn phát sinh từ dây chuyền chiết chai, lon, bên cạnh việc cách ly nguồn ồn với khu vực bên ngoài, nhà máy cũng trang bị nút bịt tai cho công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực, có chế độ khám sức khoẻ định kỳ để kiểm tra và đảm bảo sức khoẻ của công nhân, từ đó có thể chăm sóc sức khoẻ công nhân và hạn chế tối đa các ảnh hưởng có thể gây ra từ quá trình. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn Nước mưa sẽ được thiết kế, thu gom vào hệ thống thoát nước riêng và đấu nối vào hố ga chung của nhà máy hiện hữu trước khi thoát vào hệ thống thoát nước bên ngoài. Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch nạo vét cặn đường ống thường xuyên, tránh chảy tràn sang các khu vực xung quanh. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt và sản xuất của nhà máy Nước thải công nghiệp phát sinh từ ngành sản xuất bia có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận rất cao nếu không được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn. Để tránh các tác động từ nước thải sản xuất và sinh hoạt, nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn 24:2009/BTNMT cột A trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Thành phần nước thải công nghiệp phát sinh từ nhà máy bao gồm: Nước thải sản xuất (chế biến như nấu; lên men, lọc bia, rửa, vệ sinh nhà xưởng,); Nước thải từ nhà ăn và nước thải sinh hoạt công nhân; Nước mưa chảy tràn. Tổng lượng nước thải trung bình phát sinh từ hoạt động của nhà máy là 6.700m3/ngđ . Để giảm thiểu hoàn toàn tác động từ nước thải đến môi trường trong tương lai, công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam quyết định sẽ xây dựng một trạm xử lý nước thải với công suất xử lý 6.700m3/ngđ. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại sẽ được thu gom xử lý chung với nước thải sản xuất tại Trạm Xử Lý Nước Thải với công suất xử lý là Qmax = 6.700m3/ngđ, cụ thể như sau: Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được chia làm hai loại: (1) loại nhiễm bẩn cao xả ra từ nhà xí, và (2) loại nhiễm bẩn ít hơn xả ra từ nhà tắm, các chậu rửa, nhà bếp. Đối với nước thải loại (1) có nhiễm phân được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại (xem Hình 4.1), sau đó thu gom và xử lý tại Trạm Xử Lý Nước Thải tập trung của nhà máy cùng với nước thải sinh hoạt loại (2) và nước thải sản xuất. Hoạt động của bể tự hoại Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lượt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Thời gian lưu nước trong bể dao động 3, 6, 12 tháng, cặn lắng sẽ bị phân hủy yếm khí trong ngăn yếm khí. Sau đó nước thải qua ngăn lắng và thoát ra ngoài theo ống dẫn. Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu). Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kị khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt. Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại là có cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Tuy nhiên, nước thải sau khi qua bể tự hoại chỉ đạt tiêu chuẩn Việt Nam nguồn loại C nên cần được tiếp tục xử lý để đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn. Nước sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ được nhập chung với các nguồn nước thải từ nguồn thứ 2 và được tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy. Hình 4.1: Bể tự hoại kết hợp lắng Nước thải sản xuất Công nghệ xử lý của trạm xử lý nước thải với công suất 6.700m3/ngđ đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột A, được trình bày trong sơ đồ Hình 4.2. Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Việt Nam. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải 1. Hầm tiếp nhận: Song chắn rác: thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ lại các tạp chất vật thô như giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại, để bảo vệ các thiết bị xử lý như bơm, đường ống, mương dẫn Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, người ta chia song chắn rác thành hai loại: Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 đến 100mm; Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 đến 25mm; Chọn song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh là 25mm được đặt cố định, nghiêng một góc 600 đặt ở cửa vào bể gom và được lấy rác vào cuối ngày. Bể gom: là nơi tiếp nhận nguồn nước thải trước khi đi vào các công trình xử lý tiếp theo. Bể gom thường được làm bằng bê tông, xây bằng gạch. Trong quy trình này bể gom còn có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải. Lưới lọc: để giữ lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ. Lưới có kích thước lỗ từ 0,5 đến 1mm. Khi tang trống quay với vận tốc 0,1 đến 0,5 m/s, nước thải được lọc qua bề mặt trong hay ngoài, tùy thuộc vào sự bố trí đường dẫn nước vào. Trong nhà máy bia là các mẫu trấu, huyền phù bị trôi ra trong quá trình rửa thùng lên men, thùng nấu, nước lọc bã hèm, sẽ được giữ lại nhờ hệ thống lưới lọc có kích thước lỗ 1mm. Các vật thải được lấy ra khỏi bề mặt lưới bằng hệ thống cào. 2. Bể điều hòa: được dùng để duy trì lưu lượng dòng thải vào gần như không đổi, quan trọng là điều chỉnh độ pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có. Ngoài ra còn có thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi. Tại bể điều hòa có máy định lượng lượng acid cần cho vào bể đảm bảo pH từ 6,6 – 7,6 trước khi đưa vào bể xử lý UASB. 3. Bể UASB: tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải khi không có oxy. Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ và các chất hữu cơ, vô cơ được tiêu thụ ở đây. Quá trình chuyển hóa các chất bẩn trong nước thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra theo ba bước: Giai đoạn 1: một nhóm các vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như monosacarit, amino acid để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động. Giai đoạn 2: nhóm vi khuẩn tạo men acid biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các acid hữu cơ thường là acid acetic, acid butyric, acid Propionic. Ở giai đoạn này pH của dung dịch giảm xuống. Giai đoạn 3: các vi khuẩn tạo metan chuyển hóa hiđrô và acid acetic thành khí metan và cacbonic pH của môi trường tăng lên. 4. Bể sinh học MBR: Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3- , SO42- ,Vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt tính của bể sinh học bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại. Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau: Chuyển các chất ô nhiễm từ  pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật; Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào; Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới. Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng  5. Bể lắng: Nước thải sau khi qua bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng sinh học lamella. Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học lamella tương tự như bể lắng hóa lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa. Hiệu suất bể lắng được tăng cường đáng kể do sử dụng hệ thống tấm lắng lamella. Bể lắng lamella được chia làm ba vùng căn bản: Vùng phân phối nước; Vùng lắng; Vùng tập trung và chứa cặn. Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể là hệ thống tấm lắng lamella, với nhiều  lớp mỏng được sắp xếp theo một trình tự và khoảng cách nhất đinh. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi qua hệ thống này, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này trượt theo các tấm lamella và được tập hợp tại vùng chứa cặn của bể lắng. 6. Bể lọc áp lực: Bể lọc áp lực sử dụng trong công nghệ này là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen hữu cơ nhằm đảm bảo độ trong của nước. Nước sau khi qua cụm lọc áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 24:2009 cột B. 7. Bể nano dạng khô: Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi vào bể nano dạng khổ để loại bỏ triệt để các chất lơ lửng còn sót lại trong nước, và khử trùng nước thải Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải theo quy định hiện hành của pháp luật. Lượng nước này, một phần  được sử dụng để làm mát máy móc trong nhà máy; một phần được đưa tới nguồn tiếp nhận qua mương thoát nước. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn Chất thải rắn của nhà máy bao gồm các thành phần sau đây: Chất thải rắn từ quá trình sản xuất (chủ yếu là phụ phẩm và phế liệu); Chất thải rắn sinh hoạt công nhân; Chất thải rắn nguy hại. Công ty đề ra biện pháp phân loại chất thải rắn và trang bị các thùng chứa chất thải được kiểm soát chặt chẽ, có quy định nơi lưu trữ và biển báo hướng dẫn tại khu vực riêng. Toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của công ty được quản lý, tương ứng với mỗi lượng chất thải rắn phát sinh, công ty sẽ ký với các đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo quy định của luật môi trường về quản lý chất thải rắn, cụ thể: Chất thải rắn từ quá trình sản xuất Toàn bộ lương chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất được thu gom, phân loại và tập kết về khu vực tập trung chất thải rắn của công ty và được giao cho các công ty chức năng thu gom. Đối với các loại chất thải có thể tái chế như bả hèm, dây nhựa nylon, miểng chai, nắp khoén, sẽ được công ty ký hợp đồng các công ty chức năng thu gom. Nhà máy sẽ áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn trong quá trình quản lý bã, bụi cám,nhằm làm giảm lượng chất thải phát sinh. Chất thải rắn sinh hoạt Lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính là 500 kg/ngày phát sinh từ các khu vực nhà ăn, nhà văn phòng, Để kiểm soát ô nhiễm do lượng chất thải sinh hoạt này, công ty bố trí các thùng chứa tại tất cả các khu vực trong nhà máy để thuận tiện cho việc sử dụng của công nhân. Thành phần chất thải này chủ yếu là thực phẩm dễ phân huỷ hữu cơ nên được thu gom hàng ngày, tập kết về khu vực chứa riêng và giao cho công ty chức năng xử lý. Chất thải rắn nguy hại Đối với chất thải nguy hại, công ty kiểm soát rất nghiêm ngặt, các thùng chứa CTNH đều được trang bị thêm dụng cụ dự phòng bên ngoài để tránh trình trạng CTNH bị rò rỉ, đổ tràn ra môi trường bên ngoài. Chất thải nguy hại được tập kết và lưu trữ trong phòng riêng, có mái che và các biển báo theo quy định. Đối với chất thải nguy hại, công ty ký hợp đồng với công ty chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn. Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam cam kết sẽ duy trì và quản lý tốt các chương trình quản lý chất thải tại nhà máy trong suốt quá trình hoạt động của mình. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ An toàn lao động và vệ sinh lao động An toàn lao động trong ngành sản xuất nước giải khát là một công tác cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, nhà máy cũng đưa ra một số biện pháp và quy định nhằm thực hiện tốt vấn đề trên, cụ thể là: Đối với công nhân sản xuất Công nhân có bệnh truyền nhiễm, hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, đang bị tiêu chảy,... không được làm việc trong những công đoạn sản xuất vì có thể trực tiếp, hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm; Công nhân phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khoẻ mỗi năm một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo qui định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của từng công nhân sẽ được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại cơ sở để có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu; Cán bộ quản lý sản xuất, công nhân tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo và có giấy chứng nhận đã qua đào tạo về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân. Quy định bảo hộ lao động Công nhân tham gia trực tiếp sản xuất trong thời gian làm việc phải: Mặc quần áo bảo hộ và đi ủng; Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng, mũi và râu (với người có râu); Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng; Công nhân chế biến không được đeo đồ trang sức, đồ vật dễ rơi, hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh trong khi đang làm việc. Quy định vệ sinh cá nhân Công nhân xử lý sản phẩm phải rửa tay: Trước khi đi vào khu vực chế biến, Sau khi đi vệ sinh, Sau khi tiếp xúc với bất kì chất gây nhiễm bẩn nào. Công nhân bị đứt tay, bị thương phải được băng ngay bằng loại băng không thấm nước. Ngoài ra, để đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh, nâng cao chất lượng của người sử dụng lao động, nhà máy trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, đồ bảo hộ lao động và găng tay. Tất cả các công nhân trực tiếp sản xuất, khi lao động phải thực hiện theo qui định. Nhà máy cũng thành lập phòng y tế để có thể chăm sóc sức khỏe công nhân tại chỗ cũng như sơ cứu kịp thời trong trường hợp có sự cố về an toàn lao động. Bên cạnh đó, công ty sẽ tổ chức khám chữa bệnh định kỳ 6 tháng/lần cho công nhân viên làm việc cho nhà máy. Biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố Nhằm đề phòng và khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong nhà máy, biện pháp về phòng chống và ứng cứu sẽ được áp dụng nghiêm túc và tuân theo quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy của chính phủ Việt Nam. Tai nạn lao động Để tránh xảy ra các sự cố trong giai đoạn thi công, đơn vị thi công và công nhân lao động sẽ tuân thủ theo các quy định như sau: Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công, bố trí máy móc thiết bị hợp lý, có biện pháp phòng ngừa tai nạn điện,; Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại; Thiết kế chiếu sáng cho những nơi làm việc ban đêm; Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ; Thi công xây dựng, lắp giàn giáo, thiết bị trên cao phải có trang bị dây neo móc an toàn; Các máy móc, thiết bị thi công phải có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng, cho công nhân; Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định, liên hệ với các đơn vị có chức năng để khắc phục khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Phòng ngừa sự cố liên quan đến hoạt động vận chuyển nguyên liệu Đề ra nội quy làm việc tại khu vực tiếp nhận nguyên liệu của nhà máy; Thiết lập hệ thống báo động khi có sự cố; Kiểm soát phương tiện vận chuyển, ngăn chặn rò rỉ dầu nhớt và các chất thải khác; Thường xuyên nhắc nhở chủ phương tiện và công nhân thực hiện đúng nội quy làm việc và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; Phòng ngừa sự cố về điện gây cháy nổ Kiểm soát các nguồn gây cháy nổ Quy định nơi được phép hút thuốc lá tại những khu vực riêng và lắp đặt các dụng cụ điện an toàn tại khu vực này; Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định như lò hơi; Xây dựng các bảng hướng dẫn quy trình nghiêm ngặt trong việc bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy móc tại các khu vực sản xuất; Các thùng dầu số lượng ít cung cấp cho máy phát điện phải thu gom cẩn thận, tránh rò rỉ dầu, phải lau chùi ngay nếu có; Tổng mặt bằng của nhà máy khi thiết kế xây dựng có lưu ý đến mặt bằng PCCC nên khi có sự cố, xe chữa cháy có thể vào tận nơi để khắc phục; Hệ thống cấp điện cho nhà máy và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện. Công tác phòng cháy chữa cháy Trong các khu vực sản xuất đều có trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy đảm bảo theo đúng các quy định của Việt Nam về phòng chống cháy nổ. Bố trí các sơ đồ thoát hiểm tại khu vực mọi người quan sát thấy; Các máy móc, thiết bị có lý lịch kèm theo và được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật; Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện PCCC; Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công nhân, nêu chi tiết các nhiệm vụ mà người lao động cần thực hiện khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thu lôi bằng hệ thống thu lôi trên nóc mái nhà, hệ thống thu lôi này sau khi thiết kế và thi công phải kiểm tra cụ thể R < 10; Bố trí hệ thống bình bọt, bình CO2 theo quy định cụ thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Cháy do dùng điện quá tải Để tránh hiện tượng quá tải điện, các biện pháp sau sẽ được áp dụng: Khi thiết kế sẽ chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện; Khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không tính được đến việc dùng thêm những dụng cụ đó; Chú ý kiểm tra nhiệt độ các máy móc thiết bị không để nóng quá mức qui định; Những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện quá tải cần được thay dây mới; Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có những bộ phận bảo vệ như cầu chì, role Phòng chống cháy do chập mạch Để đề phòng chập mạch, nhà máy có thể áp dụng các biện pháp sau: Khi mắc dây điện, chọn và sử dụng máy móc thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây điện trần phía ngoài nhà phải cách nhau 0,25 m; Nếu dây dẫn tiếp xúc với kim loại sẽ bị mòn, vì vậy cấm dùng đinh, dây thép để buộc giữa dây điện; Các dây điện nối vào phích cắm, đui đèn, máy móc phải chắc và gọn, điện nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau. Phòng ngừa sự cố rò rỉ, tràn, vỡ thùng chứa dầu Để phòng ngừa các sự cố rò rỉ, tràn, vỡ thùng chứa dầu, công ty sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp đã và đang thực hiện hiệu quả tại nhà máy như: Cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm vận hành hệ thống cấp lạnh phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp; Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống, đặc biệt là các van, khóa, hệ thống đường ống dẫn khí, đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất, nhằm phát hiện kịp thời các sự cố rò rỉ xảy ra; Có hồ sơ theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống; Bảo trì máy móc thiết bị theo định kỳ; Cấm lửa tuyệt đối trong phạm vi hoạt động của hệ thống; Chỉ có cán bộ có phận sự mới được ra vào khu vực. Bố trí hợp lý từng khu vực sản xuất, đặc biệt là khu vực năng lượng và khu vực chứa các bồn dầu; Luôn đảm bảo vận hành các hệ thống theo đúng quy định đã được hướng dẫn; Lắp đặt các biển báo, hướng dẫn ở những khu vực có thể xảy ra tai nạn, sự cố; Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho công nhân làm việc tại các khu vực có khả năng gây ảnh hưởng. Đồng thời công ty cũng trang bị phòng y tế để kịp thời ứng cứu trong hững trường hợp cấp bách; Trang bị sơ đồ hướng dẫn và những nội quy của công ty đến từng đối tượng ra vào khu vực nhà máy. Phòng chống sự cố lò hơi Thường xuyên theo dõi mực nước ở Balong hơi (ống thuỷ) 50%, áp lực hơi, nhiệt độ hơi và lưu lượng để điều chỉnh nhiên liệu đốt và chế độ đốt tối ưu, kinh tế nhất. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ khói, nước và các thiết bị khác của lò; Thường xuyên theo dõi chất lượng nước cấp và chất lượng nước hơi để điều chỉnh ở mức tối ưu nhất. Phòng ngừa sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải Các biện pháp quản lý chung được áp dụng khi gặp sự cố bao gồm: Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn; Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp; Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các công trình đơn vị để theo dõi sự ổn định của hệ thống, đồng thời cũng là tạo ra cơ sở để phát hiện sự cố một cách sớm nhất; Lấy mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước sau xử lý nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý; Báo ngay cho nhà cung cấp, hoặc cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh các biện pháp quản lý chung, đơn vị thiết kế kết hợp với nhà máy cũng có các biện pháp cụ thể để kiểm soát và ứng cứu khi sự cố xảy ra như: Nhiệt độ và pH của nước thải đầu vào được kiểm soát liên tục bằng thiết bị đo pH và nhiệt độ online được lắp tại bể điều hòa và trên đường ống phân phối nước vào bể UASB. Trong trường hợp gặp sự cố (pH hay nhiệt độ trong nước thải đầu vào nằm ngoài giá trị cho phép) thì các thiết bị pH/Te sẽ truyền tính hiệu về hệ thống điều khiển từ đây sẽ xuất tính hiệu đóng van điện trên đường ống dẫn nước từ bể điều hòa vào bể phân phối. Do đó, khi nước thải có pH hay nhiệt độ nằm ngoài giá trị cho phép thì hệ thống sẽ tự động đóng van điện không cho nước đi vào các công trình xử lý tiếp sau để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí; Đồng thời tại bể điều hòa có lắp đặt 2 bơm hóa chất khẩn cấp, khi pH trong nước thải nằm ngoài ngưỡng cho phép thì nhân viên vận hành sẽ mở 2 bơm này để kịp thời đưa pH trong nước thải về giá trị cho phép; Ngoài ra, tại hầm bơm và mương đo lưu lượng có lắp đặt thiết bị lấy mẫu tự động. Do đó, nước thải đầu vào và đầu ra sẽ được lấy mẫu liên tục và được chuyển đến phòng phân tích để kịp thời cung cấp các thông số của nước thải đầu vào và đầu ra cho nhân viên vận hành. Dựa trên cơ sở này, người vận hành sẽ đưa ra các phương án vận hành thích hợp, đảm bảo nước thải đầu ra luôn đạt tiêu chuẩn cho phép; Đặc biệt, để giải quyết sự cố nồng độ Photpho trong nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn thì hệ thống XLNT được thiết kế gồm 2 bể lắng (1 lắng bùn sinh học, 1 lắng bùn hóa lý). Trong trường hợp nước thải sau khi đi qua 2 bể UASB và Aerotank mà nồng độ Photpho trong nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép thì dung dịch PAC sẽ được châm trên đường ống dẫn nước từ bể lắng bùn sinh học sang bể lắng bùn hóa lý để đảm bảo nồng độ photpho đầu ra. Các biện pháp quản lý và quan trắc môi trường Bên cạnh các giải pháp công nghệ nói trên, công ty cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý và quan trắc nhằm bảo đảm hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên, liên tục theo quá trình phát triển của nhà máy. Những biện pháp quản lý cụ thể sẽ được thực hiện bao gồm: Giám sát chất lượng môi trường và lập báo cáo môi trường hàng quý cũng là biện pháp theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trong phạm vi nhà máy và khu vực lân cận. Từ đó, nhà máy có thể hiệu chỉnh kịp thời các giải pháp công nghệ nhằm thỏa mãn mục đích bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn quy định; Từng bước triển khai thực hiện chương trình kiểm toán môi trường từ đơn giản (xác định lượng nguyên, nhiên liệu và năng lượng tiêu thụ theo mối tương quan với lượng sản phẩm, phế phẩm và chất thải hình thành cho toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy) đến chi tiết cho từng quá trình trong dây chuyền sản xuất. Đây là cơ sở để công ty có thể thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong tương lai; Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhận thức bảo vệ môi trường đối cán bộ công nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất là tiền đề cho sự thành công khi triển khai thực hiện, giảm thiểu sự phát sinh chất thải và gia tăng hiệu quả sản xuất của công ty. CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Việc thành lập Dự Án “Đầu tư xây dựng Nhà Máy Bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để khắc phục và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cho dự án trong giai đoạn trên, nhà máy phải có các biện pháp quản lý và xử lý môi trường một cách hợp lý. So với chương trình quản lý môi trường hiện tại, thì khi dự án đi vào hoạt động, công ty cần thêm một số hạng mục quản lý môi trường sau trong giai đoạn xây dựng trạm xử lý nước thải. Danh mục các công trình xử lý môi trường được trình bày trong Bảng 5.1. Bảng 5.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường cho dự án STT Các yếu tố tác động môi trường Hoạt động/nguồn phát sinh Biện pháp giảm thiểu Thời gian thực hiện 01 Bụi San ủi mặt bằng, hoạt động thi công xây dựng (hoạt động trộn cát, xi măng, đổ bêtông) Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng Phun nước khi trời nắng, khô. Kỉêm tra, giám sát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển. Trong suốt quá trình xây dựng 02 Khí thải Máy móc, thiết bị thi công Phương tiện giao thông Hoạt động đúng công suất, kiểm tra, bảo trì, thay thế các phương tiện quá lạc hậu Trước khi xây dựng dự án 03 Tiếng ồn Máy móc, thiết bị thi công Phương tiện vận chuyển Hạn chế hoạt động cùng lúc nhiều thiết bị gây ồn cao Hạn chế hoạt động vào giờ cao điểm Trong quá trình xây dựng 04 Nước thải Sinh hoạt của công nhân tại công trình Nước mưa chảy tràn Sử dụng nhà vệ sinh lưu động Mạng lưới thoát nước riêng Trong quá trình xây dựng 05 Chất thải rắn Phế thải vật liệu xây dựng Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Chất thải nguy hại Thu gom, phân loại và giao cho các đơn vị có chức năng xử lý Trong quá trình xây dựng Cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm về chương trình quản lý môi trường là Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam. Cơ quan giám sát thực hiện chương trình quản lý môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 – Tp.HCM. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯÒNG Để đảm bảo dự án khi đi vào hoạt động không gây tác động đến môi trường xung quanh và để đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của Nhà máy bia Việt Nam và được thực hiện dưới sự giám sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp.HCM, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 – Tp.HCM. Giám sát chất lượng môi trường được hiểu như là một quá trình “Quan trắc, đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”, bao gồm các nội dung sau: Giám sát chất lượng không khí; Giám sát chất lượng nước mặt; Giám sát chất lượng nước ngầm sau xử lý; Giám sát đặc tính nước thải sau xử lý (trước khi xả ra nguồn tiếp nhận). Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công Không khí xung quanh Chỉ tiêu giám sát: Tiếng ồn, rung, bụi, CO, NO2, SO2; Vị trí giám sát: 02 vị trí Vị trí K1: khu vực xung quanh trong khuôn viên nhà máy (gần cổng bảo vệ đường Lê Văn Khương); Vị trí K2: khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải. Tần suất giám sát: 6 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - QCVN 05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - QCVN 26:2009/BTNMT. Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng không khí xung quanh trong giai đoạn thi công được trình bày trong Bảng 5.2. Bảng 5.2: Chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng không khí xung quanh trong giai đoạn thi công STT CHỈ TIÊU ĐƠN GIÁ (đồng) SỐ LƯỢNG TẦN SUẤT (lần/năm) THÀNH TIỀN (VNĐ) 01 Tiếng ồn 40.000 2 2 160.000 02 Bụi 60.000 2 2 240.000 03 CO 80.000 2 2 320.000 04 NO2 80.000 2 2 320.000 05 SO2 80.000 2 2 320.000 TỔNG CỘNG 1.360.000 Nước thải Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5, TSS, PO43-, Sunfua (tính theo H2S), Dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliform. Vị trí giám sát: 01 vị trí tại hố ga cuối cùng trước khi thoát ra hệ thống thu gom chung của thành phố. Tần số giám sát: 03 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 24:2009/BTNMT (cột B). Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng nước thải trong giai đoạn thi công được trình bày trong Bảng 5.3. Bảng 5.3: Chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng nước thải trong giai đoạn thi công STT CHỈ TIÊU ĐƠN GIÁ (đồng) SỐ LƯỢNG TẦN SUẤT (lần/năm) THÀNH TIỀN (VNĐ) 01 pH 30.000 1 4 120.000 02 BOD5 80.000 1 4 320.000 03 TSS 50.000 1 4 200.000 04 PO43- 80.000 1 4 320.000 05 Sunfua 60.000 1 4 240.000 06 Dầu mỡ động thực vật 150.000 1 4 600.000 07 Tổng Coliform 60.000 1 4 240.000 TỔNG CỘNG 2.040.000 5.2.1.3. Nước mặt Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, COD, BOD5, TSS, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-. Vị trí giám sát: 01 vị trí tại tại rạch Bến Cát, cách miệng xả của Công ty 5m về phía hạ nguồn Tần số giám sát: 06 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng nước mặt trong giai đoạn thi công được trình bày trong Bảng 5.4. Bảng 5.4 Chi phí giám sát chất lượng nước mặt trong giai đoạn thi công STT Chỉ tiêu Đơn giá (VNĐ) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 pH 15.000 1 2 30.000 02 TSS 40.000 1 2 80.000 03 DO 50.000 1 2 300.000 04 BOD 70.000 1 2 360.000 05 COD 70.000 1 2 480.000 06 N-NH4+ 30.000 1 2 720.000 07 N-NO2- 30.000 1 2 720.000 08 N-NO3- 30.000 1 2 60.000 09 P-PO43- 40.000 1 2 80.000 10 Tổng Coliform 70.000 1 2 420.000 Tổng cộng 890.000 5.2.1.4 Nước ngầm Chỉ tiêu giám sát: pH, độ cứng tổng cộng, TDS, N-NH4+, Fetc, SO42-, Clorua, Tổng Coliform. Vị trí giám sát: 01 vị trí tại đầu vào hệ thống xử lý nước cấp (từ giếng khoan). Tần số giám sát: 06 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm - QCVN 09:2008/BTNMT. Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng ngầm trong giai đoạn thi công được trình bày trong Bảng 5.5. Bảng 5.5 Chi phí giám sát chất lượng nước ngầm trong giai đoạn thi công STT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 pH 20.000 2 2 80.000 02 TDS 40.000 2 2 160.000 03 Fe tổng 70.000 2 2 280.000 04 SO42- 40.000 2 2 160.000 05 Clorua 30.000 2 2 120.000 06 Độ cứng 30.000 2 2 120.000 07 N-NH4+ 30.000 2 2 120.000 08 Coliform 70.000 2 2 280.000 TỔNG CỘNG 1.320.000 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động Chất lượng môi trường không khí xung quanh và khu vực sản xuất Vị trí và chỉ tiêu giám sát Vị trí và chỉ tiêu giám sát tại từng khu vực của nhà máy trong giai đoạn hoạt động của dự án được thể hiện trong Bảng 5.6. Bảng 5.6 Vị trí và thông số giám sát tại từng khu vực của nhà máy STT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Thông số giám sát 01 K1 Khu vực xay nguyên liệu Tiếng ồn, bụi 02 K2 Khu vực nấu, lọc Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, CO2 03 K3 Khu vực ủ bia Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, CO2, SO2, NO2 04 K4 Khu vực đóng lon - khu vực năng lượng Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi, CO2, SO2, NO2, NH3 05 K5 Khu vực xử lý nước thải & tập trung chất thải rắn Tốc độ gió, tiếng ồn, bụi, CO2, SO2, NO2, NH3, H2S 06 K6 Khu vực xung quanh cổng công ty Tiếng ồn, bụi, CO2, SO2, NO2, Tần suất giám sát Khu vực xung quanh: 2 lần/năm Khu vực sản xuất: 4 lần/năm Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - QCVN 05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh - QCVN 06:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – QCVN 26:2010/BTMT, QĐ số 3733/2002/QĐ – BYT. Chi phí thực hiện Chi phí giám sát chất lượng không khí trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong Bảng 5.7 và 5.8. Bảng 5.7 Chi phí giám sát chất lượng không khí trong khu vực sản xuất của nhà máy hàng năm STT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 Nhiệt độ 20.000 3 2 120.000 02 Độ ẩm 20.000 3 2 120.000 03 Gió 20.000 1 2 40.000 04 Tiếng ồn 70.000 5 2 700.000 05 Bụi 70.000 3 2 420.000 06 NO2 80.000 3 2 480.000 07 SO2 80.000 3 2 480.000 08 CO2 80.000 4 2 640.000 09 NH3 100.000 2 2 400.000 10 H2S 100.000 1 2 200.000 TỔNG CỘNG 3.600.000 Bảng 5.8 Chi phí giám sát chất lượng không khí xung quanh của nhà máy trong giai đoạn hoạt động STT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 Tiếng ồn 70.000 1 4 280.000 02 Bụi 70.000 1 4 280.000 03 NO2 80.000 1 4 320.000 04 SO2 80.000 1 4 320.000 05 CO 80.000 1 4 320.000 TỔNG CỘNG 1.520.000 Chất lượng khí thải tại nguồn Chỉ tiêu giám sát: Lưu lượng khí thải, bụi, CO2, SO2, NO2. Vị trí giám sát Ống khói lò hơi Mechmar: 01 mẫu; Ống khói lò hơi Standard Fasel Condor CM4: 01 mẫu Ống khói máy phát điện dự phòng: 01 mẫu Tần suất giám sát: 4 lần/năm. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ - QCVN 19:2009/BTNMT. Chi phí thực hiện Chi phí giám sát chất lượng khí thải tại nguồn trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong Bảng 5.9. Bảng 5.9 Chi phí giám sát chất lượng khí thải tại nguồn của nhà máy trong giai đoạn hoạt động STT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 Lưu lượng khí thải 250.000 3 4 3.000.000 02 Bụi 70.000 3 4 840.000 03 NO2 80.000 3 4 960.000 04 SO2 80.000 3 4 960.000 05 CO2 80.000 3 4 960.000 TỔNG CỘNG 6.720.000 Chất lượng nước mặt Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, COD, BOD5, TSS, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-. Vị trí giám sát: 01 vị trí tại tại rạch Bến Cát, cách miệng xả của Công ty 5m về phía hạ nguồn Tần số giám sát: 06 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng nước mặt trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong Bảng 5.10 Bảng 5.10 Chi phí giám sát chất lượng nước mặt trong giai đoạn hoạt động. STT Chỉ tiêu Đơn giá (VNĐ) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 pH 15.000 1 2 30.000 02 TSS 40.000 1 2 80.000 03 DO 50.000 1 2 300.000 04 BOD 70.000 1 2 360.000 05 COD 70.000 1 2 480.000 06 N-NH4+ 30.000 1 2 720.000 07 N-NO2- 30.000 1 2 720.000 08 N-NO3- 30.000 1 2 60.000 09 P-PO43- 40.000 1 2 80.000 10 Coliform 70.000 1 2 420.000 Tổng cộng 890.000 Chất lượng nước ngầm sau xử lý Chỉ tiêu giám sát: pH, độ cứng tổng cộng, TDS, N-NH4+, Fetc, SO42-, Clorua, Tổng Coliform. Vị trí giám sát: 01 vị trí tại đầu vào hệ thống xử lý nước cấp (từ giếng khoan). Tần số giám sát: 06 tháng/1 lần. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm - QCVN 09:2008/BTNMT. Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện chương trình giám sát chất lượng ngầm trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong Bảng 5.11. Bảng 5.11 Chi phí giám sát chất lượng nước ngầm sau xử lý trong giai đoạn hoạt động STT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 pH 20.000 2 2 80.000 02 TDS 40.000 2 2 160.000 03 Fe tổng 70.000 2 2 280.000 04 SO42- 40.000 2 2 160.000 05 Clorua 30.000 2 2 120.000 06 Độ cứng 30.000 2 2 120.000 07 N-NH4+ 30.000 2 2 120.000 08 Coliform 70.000 2 2 280.000 TỔNG CỘNG 1.320.000 Chất lượng nước thải sau xử lý Chỉ tiêu giám sát: pH, COD, BOD5, TSS, N-NH4+, Nitơ tổng, Phospho tổng, Cl2, Tổng Coliform. Vị trí giám sát: 2 vị trí Tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải : 01 mẫu (NT1) Tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải : 01 mẫu (NT2) Tần suất giám sát: theo định kỳ 04 lần/năm. Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 24:2009/BTNMT (cột B). Chi phí thực hiện: chi phí thực hiện giám sát chất lượng nước thải trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong Bảng 5.12. Bảng 5.12 Chi phí giám sát đặc tính nước thải trong giai đoạn vận hành STT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng Tần suất (lần/năm) Thành tiền (VNĐ) 01 pH 20.000 2 4 160.000 02 COD 70.000 2 4 560.000 03 BOD5 70.000 2 4 560.000 04 TSS 40.000 2 4 320.000 05 N-NH4+ 30.000 2 4 240.000 ss Nitơ tổng 150.000 2 4 1.200.000 07 Phospho tổng 80.000 2 4 640.000 08 Cl2 40.000 1 4 160.000 09 Coliform 70.000 1 4 280.000 TỔNG CỘNG 4.120.000 Nhân công – vận chuyển Chi phí nhân công: 2 nhân công/lần x 2lần/năm x 200.000 VNĐ/nhân công = 800.000 (VNĐ) Chi phí vận chuyển: ng/chuyến x 2 chuyến = 1.600.000 (VNĐ). Kinh phí bảo vệ môi trường Dựa trên tính toán chi tiết kinh phí cần thiết cho từng hoạt động giám sát chất lượng môi trường như đã trình bày trong các bảng ở trên, tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm được tóm tắt trong Bảng 5.13. Bảng 5.13 Kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm Hạng mục Kinh phí giám sát (VNĐ) Giám sát chất lượng môi trường không khí 11.840.000 Giám sát chất lượng nước mặt 890.000 Giám sát chất lượng nước ngầm 1.320.000 Giám sát đặc tính nước thải 4.120.000 Viết báo cáo 4.000.000 Nhân công 800.000 Vận chuyển 1.600.000 TỔNG CỘNG 24.570.000 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đánh giá tác động môi trường : Nguyễn Thuý Lan Chi .- Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng - Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động, 2012 [2]. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng / Lê Trình . Hà Nội : Khoa học và Kỹ thuật, 2000.- 247 tr [3]. Đánh giá tác động môi trường : Tài liệu tham khảo (Đọc thêm). Tp.Hồ Chí Minh : Đại học Tôn Đức Thắng, 2012 [4]. Quy trình công nghệ sản xuất bia -  Nguồn: Đại học Bách khoa TPHCM, 2008, 51 trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdtm_chinh_thuc_0043.docx