Đề án Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực Sông Cầu

MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT:TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA 5 CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU 5 I.1. Vị trí địa lý: 5 I.2. Địa hình: 5 I.3. Đất: 5 I.4. Thảm phủ thực vật 6 I.5. Mạng lưới sông suối: 6 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN LƯU VỰC SÔNG CẦU 8 II.1.Đặc điểm chung 8 II.2. Diễn biến của các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng thời tiết điển hình. 9 II.3.Thủy văn và nguồn nước 11 II.4. Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu 12 II.5. Hiện trạng mạng lưới khí tượng thuỷ văn 13 CHƯƠNG III:TÓM TẮT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC 14 CHƯƠNG IV:TÌNH HÌNH SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 15 IV.1. Hiện trạng rừng. 15 IV.2. Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có xử lý phục hồi gây ô nhiễm và xói mòn bồi lấp nghiêm trọng. 15 IV.3. Chất lượng nước sông Cầu và các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: 16 IV.4. Hiện trạng công trình phòng chống bão lũ trên sông Cầu 19 IV.5. Hiện trạng cảnh quan sinh thái, và đa dạng sinh học: 20 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH BẢO VỆ KHAI THÁC BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 23 CHƯƠNGI: CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN 23 I.1. Sự cần thiết và căn cứ pháp lý chủ yếu xây dựng những nhiệm vụ của đề án tổng thể 23 I.2. Một số nguyên tắc chủ yếu xác định những nhiệm vụ trong Đề án bảo vệ và khai thác bền vững lưu vực sông Cầu. 25 I.3. Một số định hướng cơ bản của Đề án tổng thể 25 CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN SÔNG CẦU 26 II.1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 26 II.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 27 II.2.1. Mục tiêu tổng thể 27 II.2.2. Mục tiêu đến năm 2012 27 (Theo hai nhiệm kỳ của Chính phủ và phù hợp với mốc thời gian theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng). 27 II.2.2.1. Đến năm 2007 27 II.2.2.2. Đến năm 2012 28 CHƯƠNG III:NỘI DUNG NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN 28 III.1 Cơ sở xác định các nhiệm vụ chủ yếu của đề án 28 III.2 Các nhiệm vụ chủ yếu của Đề án 29 CHƯƠNG IV:CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 31 IV.1 Các giải pháp chủ yếu 31 IV.2 Các giải pháp cụ thể 32 PHẦN THỨ BA:TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 36 CHƯƠNG I:NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 36 CHƯƠNG II: PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ 37 THỰC THI CÁC DỰ ÁN 37 CHƯƠNG III:PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN 37 CHƯƠNG IV:CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 39 CHƯƠNG V:TỔ CHỨC THỰC HIỆN 40

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực Sông Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP CHÍNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU ----------------------- MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT:TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA 5 CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU 5 I.1. Vị trí địa lý: 5 I.2. Địa hình: 5 I.3. Đất: 5 I.4. Thảm phủ thực vật 6 I.5. Mạng lưới sông suối: 6 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN LƯU VỰC SÔNG CẦU 8 II.1.Đặc điểm chung 8 II.2. Diễn biến của các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng thời tiết điển hình. 9 II.3.Thủy văn và nguồn nước 11 II.4. Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu 12 II.5. Hiện trạng mạng lưới khí tượng thuỷ văn 13 CHƯƠNG III:TÓM TẮT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC 14 CHƯƠNG IV:TÌNH HÌNH SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 15 IV.1. Hiện trạng rừng. 15 IV.2. Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có xử lý phục hồi gây ô nhiễm và xói mòn bồi lấp nghiêm trọng. 15 IV.3. Chất lượng nước sông Cầu và các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: 16 IV.4. Hiện trạng công trình phòng chống bão lũ trên sông Cầu 19 IV.5. Hiện trạng cảnh quan sinh thái, và đa dạng sinh học: 20 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH BẢO VỆ KHAI THÁC BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 23 CHƯƠNGI: CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN 23 I.1. Sự cần thiết và căn cứ pháp lý chủ yếu xây dựng những nhiệm vụ của đề án tổng thể 23 I.2. Một số nguyên tắc chủ yếu xác định những nhiệm vụ trong Đề án bảo vệ và khai thác bền vững lưu vực sông Cầu. 25 I.3. Một số định hướng cơ bản của Đề án tổng thể 25 CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN SÔNG CẦU 26 II.1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 26 II.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 27 II.2.1. Mục tiêu tổng thể 27 II.2.2. Mục tiêu đến năm 2012 27 (Theo hai nhiệm kỳ của Chính phủ và phù hợp với mốc thời gian theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng). 27 II.2.2.1. Đến năm 2007 27 II.2.2.2. Đến năm 2012 28 CHƯƠNG III:NỘI DUNG NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN 28 III.1 Cơ sở xác định các nhiệm vụ chủ yếu của đề án 28 III.2 Các nhiệm vụ chủ yếu của Đề án 29 CHƯƠNG IV:CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 31 IV.1 Các giải pháp chủ yếu 31 IV.2 Các giải pháp cụ thể 32 PHẦN THỨ BA:TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 36 CHƯƠNG I:NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 36 CHƯƠNG II: PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ 37 THỰC THI CÁC DỰ ÁN 37 CHƯƠNG III:PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN 37 CHƯƠNG IV:CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 39 CHƯƠNG V:TỔ CHỨC THỰC HIỆN 40 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO Các tỉnh viết tắt: Bắc Kạn (BK), Thái Nguyên (TN), Bắc Giang (BG), Vĩnh Phúc (VP), Hải Dương (HD), Bắc Ninh (BN) Các Bộ viết tắt: Khoa học và Công nghệ - KH&CN, Tài nguyên và Môi trường – TN&MT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT, Ngoại Giao – NG, Công nghiệp – CN, Xây Dựng – XD, Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT, Tài Chính – TC, Ban chỉ đạo quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường – BCĐQG NS-VSMT, Văn phòng Chính phủ - VPCP. Suy thoái môi trường (STMT), ô nhiễm môi trường (ONMT), sự cố môi trường (SCMT), Ngân hàng dữ liệu (NHDL), cơ sở dữ liệu (CSDL). Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ĐỀ ÁN TỔNG THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU ---------------------- CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND 6 tỉnh lưu vực sông Cầu và cơ quan phối hợp thường trực của Đề án là Uỷ ban sông Cầu. CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN: Các ban chỉ đạo Đề án sông Cầu của mỗi tỉnh Các Nghành, Ban quản lý các Dự án thành phần thuộc mỗi tỉnh Các cơ quan được các Bộ nghành giao quản lý, tham gia Đề án sông Cầu. PHẦN THỨ NHẤT:TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU I.1. Vị trí địa lý: Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi Phia Đeng (1527m) sường Đông Nam của dãy Pia – bi – óc/Bắc Kạn, Cao Bằng. Dòng chính sông Cầu chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Ngoài ra còn có nhiều phụ lưu (sông Công, Nghinh Đu, Cà Lồ…nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc). Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21007’ – 22018’ vĩ bắc, 105028’ – 106008’ kinh đông, có tổng diện tích lưc vực là 10530 Km2, bao gồm toàn bộ hay phần lãnh thổ 6 tỉnh và 2 huyện thuộc Hà Nội, (trong đó chính lưu sông Cầu có chiều dài là 288 km và diện tích lưu vực là 6030 Km2. Các phụ lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535km2). I.2. Địa hình: Lưu vực sông Cầu được bao bọc bởi cánh cung sông Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân Sơn ở phía đông. Ở phía Bắc và Tây bắc có những đỉnh núi cao trên 1000 m (Hoa sen 1525m, Phia Đeng1527m, Pianon 1125m). Ở phía Đông có cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 700 m (Cóc Xe 1131m, Lung Giang 785m, Khao Khiên 1107m) Phía Tây có dãy Tam Đảo, có đỉnh Tam Đảo cao 1592m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và có thể chia ra làm 3 vùng: Thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Vùng thượng lưu từ đầu nguồn đến Chợ Mới, cao trung bình 300 – 400m, có những đỉnh núi cao 1326 – 1525m, vùng trung lưu từ Chợ Mới đến thành phố Thái Nguyên, có độ cao trung bình 100 – 200m, hạ lưu từ thác Huống (Thái Nguyên) đến Phả Lại (Hải Dương) phần lớn có địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng 10 – 25m. I.3. Đất: Trong lưu vực có những nhóm đất chính dưới đây: - Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch và biến chất. Đây là nhóm đất tốt, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, nhưng trên một nửa diện tích của nhóm đất này có tầng dày không quá 50 cm. - Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, phân bổ tập trung ở suờn một dãy núi nằm ở phía tây và nam lưu vực, độ dày tầng đất vào loại trung bình hoặc mỏng. - Nhóm đất phát triển trên đá kiềm ( đá vôi, đá bazic). Loại đất phát triển trên đá vôi (như ở huyện Bạch Thông), đất tốt, thích hợp cho cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, giàu chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện cho cây trồng công nghiệp. - Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ, tập trung ở phần hạ lưu, đất có tầng sâu dày, nhưng đã bạc màu tập chung ở các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Sóc Sơn…canh tác nông nghiệp tốt. - Nhóm đất trồng lúa phân bố ở các huyện Vĩnh Lạc, Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Dũng, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ hay trung bình, dinh dưỡng khá. I.4. Thảm phủ thực vật Trong lưu vực có một số loại rừng sau đây: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 700 m và trên 700 m. - Ở vùng đồng bằng và trung du còn có những cây trồng nông lâm nghiệp ngắn ngày hay dài ngày. Theo điều tra trong những năm 1981 – 1983, diện tích đất trồng rừng ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn bằng 130658 ha, chiếm 20,2% diện tích lãnh thổ, trong đó rừng chiếm 19,1%. Ở tỉnh gồm tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc diện tích đất có rừng chiếm 23,4% và tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh chiếm 12,6%. Theo số liệu thống kê, đến 1993 diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh Bắc Thái, Vĩnh Phúc và Hà Bắc tương ứng như sau: 126.620 ha, 31.555ha, 54710ha. Diện tích rừng trồng của 3 tỉnh nói trên tương ứng bằng 3.500 ha, 4.600 ha và 4.300 ha. Song diện tích rừng bị tàn phá hàng năm cũng khá lớn: thí dụ, năm 1992 ở Bắc Thái diện tích rừng bị tàn phá là 2.342 ha. Rừng bị khai thác bừa bãi và đốt phá làm nương rẫy ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, đất bị xói mòn, thoái hoá, nước bị cạn kiệt và lũ lụt khốc liệt hơn, gia tăng nhiều trong các năm 1999, 2000, 2001. I.5. Mạng lưới sông suối: Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối dày, mật độ mạng lưới sông (độ dài sông trên một đơn vị diện tích) trong lưu vực biến đổi trong một phạm vi 0,7 – 1,2 km/km2. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đồng đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực như các sông: Chợ Thu, Đu, Công, Cà Lồ… Trong toàn lưu vực có 68 sông, suối có độ dài từ 10km trở lên với tổng chiều dài 1620 km, trong đó có 13 sông suối có độ dài từ 15km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2. Trong bảng 1 liệt kê một số đặc trưng hình thái của lưu vực sông Cầu. Một số sông nhánh tương đối lớn. Cụ thể như sau: * Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến xã Linh Thông lại chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc chảy qua thị trấn chợ Chu, sau đó từ Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc – Đông Nam để chảy vào sông Cầu tại Chợ Mới. Ở hạ lưu thị trấn chợ Chu có thêm sông nhánh tương đối lớn đổ vào sông Khương (F = 108km2), sông Chu có diện tích lưu vực (F = 437km2). Từ nguồn đến cửa sông Đu dài 36,5km, độ cao trung bình 206m, độ dốc 16,2%, mật độ lưới sông 1,30 km/km2. * Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại xã Yên Cư huyện Phú Lương, chảy theo hương tây bắc – đông nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai rồi chuyển hướng đông nam – tây bắc và đổ vào bờ trái sông Cầu tại thượng lưu Lang Hít. Sông Nghinh Tường dài 46km, độ cao trung bình lưu vực 290m, độ dốc 12.9%, mật độ lưới sông 1.05 km/km2, diện tích lưu vực 465 km2. * Sông Đu dài 44.5km, độ cao trung bình lưu vực 129m, độ dốc 13.3%, mật độ lưới sông 0.94 km/km2 và diện tích lưu vực 361 km2. * Sông Công bắt nguồn từ độ cao 275m ở xã Thanh Định (huyện Định Hoá), chảy theo hướng tấy nam đến xã Phú Cường huyện Đại Từ thì chuyển hướng tây bắc-đông nam đổ vào sông Cầu ở phía bờ phải tại Hương Ninh xã Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà. Sông Công dài 96 km, độ cao trung bình lưu vực 224m, độ dốc 27.3% mật độ lưới sông 1.2 km/m2, diện tích lưu vực 957 km2. Từ năm 1972 bắt đầu xây dựng hồ chứa Núi Cốc trên sông Công, đến năm 1978 thì hoàn thành (có dung tích 210 triệu mét khối và bổ sung nguồn nước cho sông Cầu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của Thái Nguyên, thị xã sông Công…Tuy nhiên do đập chắn ngăn sông, nên từ 1978 trở đi, hạ lưu sông Cầu (từ hạ lưu hồ Núi Cốc) đã hoàn toàn mất nguồn từ trung và thượng lưu, dòng sông bị cạn kiệt, và do đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái ở hạ lưu sông Công… * Sông Cà Lồ bắt nguồn từ sườn tây bắc của dãy núi Tam Đảo, chảy qua vùng đồng bằng Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông Cầu ở phía phải tại Lương Phú, Bắc Ninh. Sông Cà Lồ dài 89 km, độ cao trung bình của lưu vực là 87m, độ dốc 4,7%, mật độ lưới sông 0.73km/km2, diện tích lưu vực là 88 km2. Trong lưu vực sông Cà Lồ có hồ Đại Lải có dung tích 30.5x106m3. Hồ Xạ Hương có dung tích 14.4 x 106 m3 .Nước ở hai hồ này dùng để tưới cho 4700 ha ruộng ở Vĩnh Phúc. Đây là phụ lưu quan trọng từ Vĩnh Phúc đổ về, có nhiều nét đặc thù riêng. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN LƯU VỰC SÔNG CẦU II.1.Đặc điểm chung Từ phân tích trên về các nhân tố tham gia cấu thành khí hậu lưu vựu, có thể đi đến một nhận xét chung là: “Lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền chung của khí hậu nóng ẩm nhưng có một mùa đông khá lạnh, mưa nhiều và tập chung vào mùa hè”. Chi tiết hơn có thể nêu ra một số đặc điểm sau: - Về cơ bản, khí hậu lưu vực thuộc dạng khí hậu nhiệt đới được quyết định bởi chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến, với một nền nhiệt độ khá cao. Ở các vùng thấp (dưới 100m), nhiệt độ trung bình năm đều vượt 210C (là tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, Miller-1965). - Chế độ gió mùa đã đem lại sự phân hoá mùa khá sâu sắc.Trước hết phải kể đến một sự hình thành một mùa đông lạnh khác thường với nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 00C ngay trên các vùng thấp phía Bắc của lưu vực. Đó là một dị thường đối với khí hậu nhiệt đới. Với biên độ của nhiệt độ trung bình năm lên tới 12-130C, hàng năm trên lưu vực đã hình thành hai mùa nóng, lạnh đối lập nhau rõ rệt. Đối với hầu hết các yếu tố khí hậu khác nhau như giá, mưa, ẩm…chế độ gió mùa cũng đem lại sự phân hoá mùi khá sâu sắc. Một mùa mưa tập trung tới trên 80% lượng mưa cả năm vào thời kỳ gió mùa hè, tương phản hẳn với một mùa ít mưa ứng với thời kỳ gió mùa đông, đây là một nét khá tiêu biểu về phân mùa khí hậu trên phạm vi lưu vực. - Khí hậu phân hoá mạnh mẽ theo không gian trên phạm vi của lưu vực. Riêng ở phần bắc thuộc trung và thượng lưu của lưu vực, địa hình chia cắt mạnh đã đem đến sự phân hoá sâu sắc đối với chế độ nhiệt. Trên một phạm vi không lớn, nhiệt độ trung bình tháng cũng như cả năm có thể chênh lệch nhau 100C. Tác động của các dãy và khối núi ở hai phía lưu vực đã dẫn đến sự phân hoá mạnh mẽ của chế độ mưa, với chênh lệch lượng mưa hàng năm giữa các khu vực đến 500 – 1000 mm. Khó có thể tìm thấy một đặc trưng khí hậu nào đồng nhất trên phạm vi toàn lưu vực. - Chịu tác động chung của một cơ chế gió mùa không thuần nhất của khu vực Đông Nam Á, khí hậu của lưu vực sông Cầu cũng như cả nước ta có mức độ biến động khá mạnh mẽ từ năm này qua năm khác. Tính biến động không chỉ đối với giá trị định lượng của các đặc trưng khí hậu mà cả đối với cấu trúc mùa hàng năm. Sự bắt đầu kết thúc, diễn biến của mùa nóng lạnh, mùa mưa, mùa bão, mưa giông, mưa phùn… đều có sự thay đổi đáng kể giữa các năm. Chính đặc trưng dao động này đã tạo ra những dị thường khí hậu và nhiều năm dị thường này đã dẫn tới thiên tai, gần đây có thêm nhiều thiên tai biến đổi rõ rệt, đột ngột. - Biến đổi khí hậu cốt lõi là hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được khẳng định qua hàng loạt các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Khí hậu Việt Nam cũng đã có những biến đổi tương tự theo kết quả của thiên nhiên gần đây. Qua khảo sát diễn biến của nhiệt độ ở một số trạm khí tượng trong gần nửa thế kỷ qua, cho thấy nhiệt độ trên lưu vực đang có xu hướng tăng lên. Trong đó thập kỷ 90 có tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 1998 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất từ trước tới nay. Điều này cũng phù hợp với những đánh giá của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cuối năm 1999. Hệ quả của sự tăng nhiệt toàn cầu sẽ dẫn tới nhiều thay đổi của khí hậu trái đất. Trong tình hình trên không phải chỉ có nhiệt độ của lưu vực đã tăng lên mà đối với nhiều yếu tố, hiện tượng khác của lưu vực ít nhiều đã chịu tác động. - Các hiện tượng khí tượng cực đoan xảy ra trên lưu vực tập chung chính vào các nội dung sau: * Nhiệt độ thấp mùa đông gắn với hiện tượng sương muối, băng giá xảy ra chủ yếu trong thời kỳ thịnh hành của gió mùa đông bắc. * Mưa lớn gắn với nhiễu động khí quyển như xoáy thuận nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, front cực… đẫn đến lũ lụt trên lưu vực xảy ra chủ yếu trong thời kỳ gió mùa Tây Nam. * Dông sét, lốc xoáy, mưa đá xảy ra rải rác, gây tác hại trên một phạm vi hẹp có tính cục bộ, song lại có thể xảy ra ở khắp nơi trong suốt thời kỳ gió mùa mùa hè. II.2. Diễn biến của các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng thời tiết điển hình. II.2.1. Gió: Gió là đặc trưng biểu hiện trước tiên đặc điểm của cơ chế gió mùa. Sự tương phản của hướng gió thịnh hành giữa các tháng trong năm đã thể hiện sự chuyển đổi của hoàn lưu chung. Hướng gió thịnh hành Đông Bắc trong các tháng mùa đông thể hiện ảnh hưởng của luồng gió mùa đông từ phía bắc tới ngược với hướng thịnh hành đông nam thể hiện ảnh hưởng từ phía nam đi lên cũng như từ phía tây tràn sang sau khi đã đổi hướng khi tới lãnh thổ Bắc Bộ. Đặc điểm này thấy khá rõ trên các hoa gió của một số trạm thuộc lưu vực như Thái Nguyên, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Bắc Ninh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình các khu vực thấp nằm trong lưu vực hướng gió thịnh hành có thể bị biến đổi không thể hiện được đặc điểm trên của hoàn lưu chung trên lưu vực. Tốc độ gió nói chung khá thấp. Tốc độ gió chung bình năm chỉ khoảng 2-3 m/s. Riêng những khu vực núi cao, trên các địa hình lồi, thoáng hoặc các hành lang gió tốc độ gió trung bình có thể tăng lên 4-5 m/s. Còn những khu vực thung lũng kín tốc độ gió trung bình xuống khá thấp 1-2 m/s trong đó tần xuất lặng có thể lên tới 40 – 50%. II.2.2. Nhiệt độ: Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực. Với gradien nhiệt độ trung bình theo chiều cao địa hình ở khoảng 0.5-0.60C/100m, có thể thấy nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp (độ cao dưới 100m) ở khoảng 22.5 – 230C, thì ở độ cao 500m sẽ xuống xấp xỉ 200C. Tương tự như vậy các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình ở độ cao 500m sẽ giảm xuống 12-130C; ở 1000m xuống 100C. Ngược lại vào các tháng mùa hè khi lên tới độ cao trên 1000m nhiệt độ sẽ giảm xuông dưới 240C. Điều đó có nghĩa là trên các vành đai núi cao từ 100m trở nên phạm vi lưu vực về cơ bản sẽ không còn tồn tại mùa nóng hàng năm. Ở những độ cao này hệ sinh thái đã có những thay đổi đáng kể với sự tăng lên đáng kể của các loài cây lá kim, thịnh hành trong khí hậu lạnh. Trên các khu vực thấp thuộc lưu vực tập trung chủ yếu ở hạ lưu, mùa nóng (nhiệt độ trung bình trên 250C) bắt đầu từ khoảng tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, kéo dài khoảng 6 tháng; mùa lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 200C) bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 3 kéo dài hơn 4 tháng. Thời gian còn lại thuộc các tháng 3-4, 10-11 được coi là thời kỳ chuyển mùa nhiệt hàng năm. Càng lên cao mùa nóng càng co lại đồng thời mùa lạnh kéo dài thêm. Lên đến khoảng 1000m mùa lạnh đã có thể kéo dài tới 8-9 tháng, trong khi mùa nóng không còn. Đối với các đặc trưng cực trị như nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất cũng thay đổi khá lớn trong phạm vi của lưc vực. Ở các khu vực thấp nhất là những nơi có địa hình dạng lòng chảo kín và sâu nhiệt độ tối cao có thể đạt trên 400C. Số liệu quan trắc trên các trạm khí tượng (có địa hình thoáng) đều đã đo được nhiệt độ gần 400C. Nhiệt độ tối cao (0t:max) địa hình với quy luật gần tương tự như nhiệt độ trung bình nếu không kể đến ảnh hưởng của dạng địa hình. Cũng có quy luật diễn biến gần tương tự như các đặc trưng nhiệt vừa nêu nhưng nhiệt độ tối thấp (0t:min) nhạy cảm hơn và phụ thuộc khá nhiều vào dạng địa hình và mặt đệm. Trên nhiều vùng thấp của lưu vực cũng đã xuất hiện nhiệt độ thấp dưới 00C, và đã xảy ra hiện tượng sương muối và băng giá nhất là phần bắc của lưu vực. Trên các vùng núi cao nhiệt độ tối thấp dưới 00C hầu như đều có khả năng xuất hiện trong mùa đông nhưng cũng với xác suất không lớn. Mưa là đặc trưng có mức độ ổn định thấp cả theo thời gian và không gian. Vì thế lưới trạm đo mưa cần dày hơn nhiều lần so với trạm khí tượng. Lượng mưa quan hệ mật thiết với cơ chế hoạt động của gió mùa đặc biệt các nhiễu động khí quyển xảy ra trong cơ chế hoàn lưu này. Trên lưu vực sông Cầu, lượng mưa hàng năm khá lớn 1500-2700 mm. Có thể nhận thấy trong phạm vi không lớn của lưu vực đã tồn tại một trung tâm mưa khá lớn của miền bắc, đó là trung tâm mưa Tam Đảo. Trên mặt hướng phía Đông Nam của dãy Tam Đảo nhất là phần đỉnh, lượng mưa năm có thể vượt 3000 mm. Vùng mưa lớn này kéo dài về phía Đông sang qua thành phố Thái Nguyên, với lượng mưa năm vượt 2000 mm. Xa hơn lên phía Bắc, nằm khuất sau cánh cung Ngân Sơn thuộc vùng thung lũng thấp Bắc Cạn, là một khu vực ít mưa với lượng mưa năm chỉ đạt 1400-1500 mm. Gần đó trên vùng cao của cành cung này, lượng mưa lại tăng lên khá lớn đạt 1800-2000mm. Gắn với dông là các lốc xoáy phát triển ở giai đoạn cao điểm của các cơn dông mạnh. Vòi rồng được coi là lốc xoáy tiêu biểu. Tốc độ gió xảy ra trong các lốc xoáy đã đạt tới tốc độ rất lớn 35 - 40 m/s trên phạm vi lưu vực. Chưa có đủ thông tin để đánh giá đầy đủ về hiện tượng này song có thể nhận thấy hầu hết các đợt gió mạnh có tốc độ đạt cấp XI-XII xuất hiện trên lưu vực đều là do lốc xoáy, vòi rồng gây ra. Gió bão có thể gây ra gió mạnh tới cấp X-XI nhưng chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới phần phía nam lưu vực thuộc khu vực hạ lưu sông. Mưa đá xảy ra trong những cơn dông phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Nó thường gắn với những nguyên nhân động lực như front cực tràn về nhanh và mạnh, các dạng thường đứt hoặc hội tụ do quá trình tranh chấp giữa các hệ thống thời tiết khác nhau. Trên lưu vực đã xảy ra mưa đá ở hầu khắp các nơi tuy số lần không nhiều, tập trung vào thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 5. II.3.Thủy văn và nguồn nước II.3.1. Tổng lượng dòng chảy trung bình năm: - Trên sông Cầu (đến cửa sông):4,50km3/năm, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992 km3/năm, sông Cà Lồ là 0,880 km3/năm (19.5%). - Mức bảo đảm nước trung bình năm toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng 116x103 m3/km2 và 2250 m3/ người.năm, thấp hơn nhiều so với mức đảm bảo nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2500x103 m3/km2 và 10.800 m3/người.năm). II.3.2. Chế độ thủy văn: Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng 2 là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất. Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu thế cạn kiệt, một số đoạn sa mạc hóa. II.3.3. Đặc điểm lũ: - Bão, áp thấp nhiệt đới là loại hình thời tiết gây mưa lũ chính ở lưu vực sông Cầu với tần suất là 45%, tiết đó là không khí lạnh với tần suất 28.6%. - Mùa mưa lũ trên lưu vực sông Cầu bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 9, lũ lớn thường xuất hiện vào tháng VIII. - Lưu vực sông Cầu dài và hẹp, có dạng lông chim, nên lũ trên sông chính và sông nhánh ít trùng nhau. Lũ trên lưu vực sông Cầu lên nhanh và xuống nhanh. - Theo thống kê, thời kỳ 1960 – 1991 trên lưu vực xuất hiện 22 trận lũ lớn, trong đó có 11 trận đặc biệt lớn (tại Phả Lại Hmax >7m). - Lũ quét: Những năm gần đây lũ quét xảy ra ngày càng nhiều hơn ở các sông suối nhỏ thượng nguồn sông Cầu, sông Công. Lũ quét đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản của nhân dân. Một trận lũ quét điển hình trên lưu vực sông Cầu: Đầu nguồn sông Công (1963), trên sông Ràng (1973), sông Công (1978), Bắc Kạn (2000) và năm 2001 ở Thái Nguyên và Bắc Kạn. II.4. Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu + Nước cho sản xuất nông nghiệp: Thái Nguyên: tưới cho 20.000 ha, cần khoảng 200x106 m3/năm. Bắc Giang, Bắc Ninh: tưới cho 20.000 ha cần khoảng 200x106 m3/năm. + Nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên: 30x106 m3/năm. + Nước cho sản xuất công nghiệp: - Gang thép Thái Nguyên : 20x106 m3/năm. - Khu công nghiệp sông Công: 10x106 m3/năm. Tuy tổng lượng nước hàng năm của sông Cầu khá lớn so với nhu Cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân bố không đều trong năm, nên trong mùa cạn đã xảy ra thiếu nước nghiêm trọng ở một số nơi, nhất là vào khoảng tháng 1-3. Theo tính toán sơ bộ, các tháng này đều thiếu khoảng 30x106 m3 để cung cấp cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất gia tăng nhanh chóng, thì tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ trầm trọng hơn nhiều nếu không có các biện pháp khai thác và bảo vệ các nguồn nước sông Cầu một cách hữu hiệu, thế kỷ 21 chắc chắn sẽ còn lo lắng hơn. Hiện tại vào các tháng mùa kiệt (tháng 1,2,3 nguồn nước đã giảm chỉ còn 1/3 so với mùa kiệt 10 năm trước (18m3/sẹc xuống còn 6m3/sẹc, điểm đo tại lưu vực tại tại Thái Nguyên). Lưu lượng nước thừa thiếu trên lưu vực sông Cầu được tính cho hiện tại và năm 2010 như sau: Thời kỳ  Tháng 1  Tháng 2  Tháng 3  Tháng 4   Hiện tại  -0,81  -0,61  7,81  22,41   Năm 2010  -6,70  -6,35  -5,60  -5,30   II.5. Hiện trạng mạng lưới khí tượng thuỷ văn II.5.1. Lưới trạm khí tượng: Trong lưu vực sông Cầu có 7 trạm khí tượng đang hoạt động. Các trạm này đều nằm ở các thị trấn, thị xã và thành phố và được thành lập từ thập kỷ 20,30 riêng trạm Hiệp Hoà (Đức Thắng) từ năm 1959. Tại các trạm khí tượng đều quan trắc các yếu tố khí tượng (bức xạ, nắng, nhiệt độ, ẩm, không khí, gió…). II.5.2. Lưới trạm thuỷ văn Tính cho đến nay lưu vực sông Cầu có 17 trạm thuỷ văn đã và đang hoạt động, trong đó có 8 trạm cấp III (chỉ có mực nước, nhiệt độ nước), 9 trạm đo lưu lượng nước, 6 trạm đo nhiệt độ nước, 1 trạm đo hoá học nước sông. Từ đầu thập kỷ 70 đã có nhiều trạm ngừng hoạt động, trong đó chỉ có 1 trạm (trạm Gia Bẩy) là đầy đủ các yếu tố, 6 trạm còn lại đều chỉ đo mực nước, 4 trạm đo nhiệt độ nước và cả 7 trạm đều đo mưa. II.5.3. Lưới trạm đo mưa: Ngoài các trạm khí tượng và trạm thuỷ văn đều quan trắc mưa ra, hiện nay còn khoảng 30 trạm đo mưa nhân dân (do UBND xã, hay bưu điện quan trắc). Hầu hết các trạm đều được thành lập từ cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60. Như vậy hiện nay trong lưu vực sông Cầu có khoảng 50 trạm quan trắc mưa. Nhìn chung các trạm đo mưa phân bố tương đối trong khu vực, tuy vậy một số vùng núi còn thưa trạm. CHƯƠNG III:TÓM TẮT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC Sáu tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, có diện tích và dân số khá chênh lệch do vị trí địa lý tự nhiên. Tổng diện tích hơn 16.000 km2 trong đó diện tích trực tiếp với các dòng sông là hơn 6.000 km2 (diện tích Bắc Kạn rộng nhất 4796 km2 , Thái Nguyên 3567 km2, Hải Dương và Vĩnh Phúc xấp xỉ 1500 Km2 , Bắc Ninh 797 Km2). Dân số 5.773.000 người. Tỉnh rộng lại ít người ( Bắc Kạn có 292.383 người), Bắc Ninh có mật độ dân cao nhất 987.022 người/797Km2. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển đa dạng: Lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản thương mại và du lịch có truyến thống lâu đời, có giao thông thuận lợi, thời tiết thuận hoà. Tuy nhiên do dân đông, tập chung ở một số vùng đô thị chủ yếu, nền kinh tế phát triển không đồng đều. GDP trên đầu người còn thấp, tỉnh cao nhất gần 500 USD/đầu người/năm (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương), tính trung bình 300 USD ( Thái Nguyên, Bắc Giang), có tỉnh mức thu nhập thấp hơn 200 USD (Bắc Kạn). Sự phát triển của lưu vực dựa vào 3 thế mạnh chủ yếu: Về tài nguyên rừng và khoáng sản. Về nguồn nước và đất đai canh tác 3. Về sức lao động và sáng tạo của con người, nhưng qua nhiều năm khai thác với công nghệ lạc hậu, sự tái đầu tư bổ xung chưa tương xứng, nên vẫn chưa tạo được sự phát triển bột phát trong khi có nhiều ưu đãi. Ngược lại đang xuất hiện hiện tượng cạn kiệt, suy thoái tài nguyên và môi trường, gây trở ngại cho nhịp độ phát triển. Tình hình trên đang xuất hiện mâu thuẫn giữa phát triển và bền vững. Dân đông phải phát triển, phải tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên, phải tiếp tục đầu tư sản xuất, phải hình thành và phát triển nhiều đô thị, cụm dân cư, sản xuất nông nghiệp phải đẩy mạnh. Tất cả đã giảm tài nguyên, giảm độ phù của đất và tăng ô nhiễm khu vực. Hiện trên địa bàn 6 tỉnh có hơn 500 Doanh nghiệp quốc doanh, khoảng hơn 3 vạn doanh nghiệp dân doanh và tiểu thủ công, làng nghề, số lượng thành phố, thị xã, thị trấn, thị cứ, cụm dân cư ngày một gia tăng, đòi hỏi vốn đầu tư về xử lý bảo vệ môi trường, xây dựng hạ tầng văn minh, rất lớn, đang là mối lo của toàn xã hội, còn việc tái tạo, phục hồi tài nguyên thiên nhiên lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên các năm gần đây do thiên tai, do phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm dư luận xã hội đã có phần thức tỉnh và quan tâm, lo ngại. Đã xuất hiện nhiều mô hình bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Bên cạnh sự lo toan cơm áo hàng ngày đã có nhiều người, nhiều chính quyền các cấp đã quan tâm đến vấn đề môi trường, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, trong phát triển chú ý hơn đến bền vững. Song ai cũng cho rằng bảo vệ được môi trường lưu vực là việc làm quá sức đối với các tỉnh hiện nay, nếu không có sự giúp đỡ của Chính Phủ. CHƯƠNG IV:TÌNH HÌNH SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU IV.1. Hiện trạng rừng. Số liệu thống kê của 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên cho thấy giai đoạn 1986 – 1993, sản lượng khai thác lâm nghiệp bình quân mỗi năm là 65.000 m3 gỗ tròn, 723 ngàn tấn củ, và 7,8 ngàn tấn nguyên liệu giấy (cho sản xuất giấy). Rừng tự nhiên trong khu vực giảm khoảng 1,4 triệu ha, tương ứng trữ lượng gỗ của rừng giảm 1,4 triệu m3, còn lại rất ít chỉ khoảng 3,9 triệu m3. Tỉ lệ độ che phủ ở Thái Nguyên và Bắc Kạn giảm từ 48% xuống chỉ còn 39% (năm 2000), kể cả rừng trồng mới. Mặc dù trong những năm gần đây, chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý đã thu được kết quả, song diện tích đất trồng đồi núi trọc vẫn còn nhiều. Tại Bắc Kạn và thái Nguyên vẫn còn khoảng 260.000 ha. Đặc biệt rừng đầu nguồn sông Cầu, sông Công nơi phát tích nguồn nước, có hơn 34.000 ha cỏ bụi cây và hơn 200.000 ha rừng tre nứa mọc thưa thớt, rải rác. Chất lượng rừng trong lưu vực sông Cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, nghèo kiệt, độ che phủ thấp không còn khả năng giữ nước, ngăn lũ vào mùa mưa và giữ ẩm cho đất vào mùa khô, dẫn đến tình trạng suy thoái đất, gây lũ lụt nghiêm trọng về mùa mưa và hạn hán kéo dài về mùa khô. Tình hình biến đổi dòng chảy, sói mòn, trôi lấp gây bồi lòng sông, đã có hiện tượng sa mạc hoá một số đoạn sông, thiên tai liên tiếp trong những năm 1999, 2000, 2001. Trận lũ lụt mùa hè năm 2001 này đã gặp thiệt hại nặng ở 4 tỉnh (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang) làm 32 người chết, thiệt hại hơn 400 tỷ, mất khoảng 1,26% GDP của nghành nông lâm nghiệp thuỷ sản tạo ra. IV.2. Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có xử lý phục hồi gây ô nhiễm và xói mòn bồi lấp nghiêm trọng. Hoạt động khai thác khoáng sản 6 tỉnh lưu vực sông Cầu tuy quy mô và mức độ có khác nhau do các loại hình sản xuất khác nhau, nhưng phải khẳng định rằng môi trường đã và đang bị tàn phá, ô nhiễm ngày một bị nghiêm trọng. Môi trường sinh thái ở các khu vực khai thác khoáng sản đã và đang bị suy thoái nặng, với các biểu hiện mất hàng nghìn ha rừng, hàng nghìn ha khu vực lân cận bi ảnh hưởng do chặt cây, lấy gỗ, đào bới…Ở một số mỏ thuộc Bắc Kạn và Thái Nguyên như kẽm Chợ Điền, than Khánh Hoà, than núi Hồng, than Phấn Mễ, sắt Trại Cau…những vành đai rừng phòng hộ biến thành những bãi thải, đã bi xói mòn, sạt nở đất cát. Hầu hết các mỏ tại khu vực này đều sử dụng bãi thải ngoài, gây ô nhiễm môi trường, có nhiều vụ trôn lấp bãi thải, gây lũ bùn làm thiệt hại nhiều người. Ở các mỏ khai thác vàng, thiếc nhiều năm tình trạng đào bới khoáng sản bừa bãi, thu hẹp hàng ngàn ha đất canh tác, làm cảnh quan thiên nhiên biến dạng. Hầu hết các moong khai thác thuộc khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên đều chưa được hoàn thổ, san lấp đất trở lại. Việc dùng hoá chất tuyển rửa gây ô nhiễm độc hại, đã ảnh hưởng lớn đến nước sinh hoạt, làm thiếu nước sinh hoạt. Các bãi thải có độ dốc lớn, không được đầm nén và cũng không có thảm thực vật nên dễ bị sụt nở cùng với việc đổ thải bừa bãi đã làm bồi lấp sông suối, ruộn vườn, cản trở dòng chảy mặt gây úng lụt vào mùa mưa, làm thiệt hại mùa màng có nơi có lúc lên đến hàng trăm ha ruộng lúa. Các mỏ khai thác chì, kẽm và một số kim loại khác, nguồn nước chảy qua tầng rửa quặng có nồng độ chì kẽm cao như mỏ Lang Hít, xưởng tuyển có sử dụng thuốc tuyển, nhưng không được xử lý làm cho nước thải có nồng độ chì kẽm và xianua cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Ở các mỏ than, moong khai thác lộ thiên nằm sâu hơn mực nước ngầm ở địa phương nên đã làm hạ sâu mực nước và suy giảm trữ lượng nước ngầm quanh khu vực mỏ. Lượng nước thải quanh khu vực moong khá lớn lại chứa bụi sét và bụi than ô nhiễm chất lượng nước mặt và ô nhiễm đất canh tác quanh mỏ. Ở các mỏ khai thác đá và vật liệu xây dựng như khu vực Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh phần lớn bị ô nhiễm bụi. Nhiều nơi lớp bụi dày tới vài phân. Riêng những khu vực khai thác tự do do dân đào bới, ngoài việc gây ô nhiễm cho khu vực, thường xảy ra tai nạn do khai thác đào bới khoáng sản. Một trong những vấn đề cần phải giải quyết triệt để là việc khai thác cát sỏi tại bờ sông khu vực Phổ Yên (Thái Nguyên) Sóc Sơn (Hà Nội) đoạn sông Cầu tiếp giáp giữa Bắc Ninh và Bắc Giang… IV.3. Chất lượng nước sông Cầu và các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: IV.3.1. Nguồn gây ô nhiễm: Ô nhiễm công nghiệp: Các hoạt động kinh tế - xã hội xâm phạm trên lưu vực sông Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng và gây ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn lưu vực có hơn 500 doanh nghiệp Nhà nước và hàng ngàn cơ sở tư nhân đang hoạt động ở hầu hết các loại hình công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề trong mọi lĩnh vực: sản xuất năng lượng, khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, du lịch tham quan… Công nghiệp khái khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc Kạn và Thái Nguyên. Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ các mỏ sắt khoảng 2,5 triệu tấn/năm, tại các mỏ thiếc khoảng 800.000 tấn/năm. Nước thải rửa quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng lơ lửng cao (đạt đến 400mg/l), theo mưa hoặc thải trực tiếp vào sông Cầu. Hàng năm nhiều nhà máy luyện cán thép, các nhà máy công nghiệp thải vào sông Cầu hàng chục triệu 1,3 triệu m3 nước thải với nhiều chất ô nhiễm, trong đó có hàm lượng phenol và xianua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm lần. Nước thải nhà máy luyện gang có hàm lượng Pp, Mn cao gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen, hôi thối chứa nhiều chất độc hại như xút, clo, linin…Hàm lượng BOD, COD trong nước thải cao vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần, hàm lượng phenol cao hơn 10 – 15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tóm lại có thể thấy rằng các hoạt động của các cơ sở công nghiệp, đã tạo ra nguồn chất thải (lỏng, rắn, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sông Cầu. Nguồn ô nhiễm chất thải rắn đối với dòng sông chủ yếu tuyển rửa khoáng sản từ rửa, trôi đất, đá, sạt lở các bãi thải, đã hạn chế dòng chảy, và giảm khả năng tự làm sạch của dòng sông. Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề Trong khu vực sông Cầu theo thống kê không đầy đủ có khoảng 200 làng nghề (quy mô hành chính 1 xã hoặc 2-3 xã). Các làng nghề này một mặt đã góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải các chất độc hại vào sông Cầu làm suy thoái và ô nhiễm nước sông Cầu rất trầm trọng. Ví dụ, trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn Bắc Ninh, riếng 2 khu vực này có đến gần 100 xí nghiệp nhỏ và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ, tạo ra mỗi ngày khoảng trên 3000m3 nước thải chứa các hoá chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép, nhựa thông, Javen, ligin, phẩm màu…Đoạn sông Cầu chảy qua địa giới Bắc Giang, Bắc Ninh giữa huyện Việt Yên (Bắc Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh) độ nhiễm bẩn nghiêm trọng, nước sông không tắm giặt được, múc lên để sau 2 giờ là có mùi hôi thối, thủy sản hiện không còn sinh sống. 3. Chất thải đô thị bệnh viện Khối lượng chất thải rắn tại các khu công nghiệp và đô thị ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp làng nghề và rác thải bệnh viện. Hầu hết các rác thải trên đều không được xử lý và đổ bừa bãi ra các bờ sông, hồ, ao trong lưu vực. Toàn lưu vực ngoài Thái Nguyên, các tỉnh khác đều không có bãi xử lý, chôn rác hợp vệ sinh và hệ thống xử lý nước thải đồng bộ. Theo số liệu thống kê của các tỉnh, ước tính có khoảng 1500 tấn rác trong 1 ngày. Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm thuộc lưu vực sông Cầu. Rác thải tại các thành phố và thị xã trong lưu vực đều thu gom rác và đổ tập trung vào 1 khu vực của địa phương, không có xử lý, tỉnh nào cũng đang gặp khó khăn về vấn đề xử lý bãi rác. Các tỉnh sông Cầu có 35 bệnh viện, có các bệnh viện lớn như Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh. Các công trình xử lý nước thải của các đô thị, các bệnh viện hầu như chưa có hoặc công nghệ thấp. Riêng toàn bộ rác thải của các bệnh viện nói trên chưa được phân loại từ nguồn nước, rác thải mang mầm bệnh độc hại cho lưu vựu sông Cầu. 4. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và sản xuất dân sinh khác Hiện tại tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều dùng rộng tãi các loại phân hóa học khoảng 500.000 tấn/năm và thuốc diệt trừ sâu bệnh khoảng 4.000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính 1/3 (theo số liệu thống kê sơ bộ năm 1999). IV.3.2. Chất lượng nước sông Cầu Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, cụ thể: 1. Đoạn thượng lưu Đoạn từ thượng nguồn sông đến Thác Bưởi, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công nghiệp chưa phát triển.Chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt. Các chỉ tiêu chất lượng nước còn đảm bảo giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942-1995), trừ các đoạn sông suối chảy qua các khu khai thác mỏ, nhất là các khu tuyển quặng, đào đãi khoáng sản tự do… 2.Đoạn trung lưu Đoạn trung lưu tính từ ngã 3 sông Đu gặp sông Cầu đến Phù Lôi (Sóc Sơn).Đây là khu vực đã có mức độ phát triển kinh tế khá cao. Đoạn sông này đã tiếp nhận một lượng lớn nước thải (gần 300 triệu m3/năm) từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ. Chất lượng nước của đoạn này đã suy giảm nhiều. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (TCVN 5942-1995). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít, khi nước ở thượng nguồn ít, thủy sản hiện không sinh sống được. Nước sông Cầu đoạn trung lưu không dùng sinh hoạt được, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. 3. Đoạn hạ lưu Hạ lưu sông Cầu được tính từ ngã ba sông Công gặp sông Cầu đến cửa sông Cầu gặp sông Thái Bình (đoạn chảy qua hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang). Kết quả phân tích chất lượng nước hạ lưu sông Cầu được trình bày trong bảng. Qua kết quả trên ta thấy nước sông Cầu đoạn hạ lưu bị ô nhiễm nghiêm trọng và nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất của thượng lưu, trung lưu và các làng nghề hai bên bờ sông. Hàm lượng BOD, COD so với tiêu chuẩn (TCVN – 5942 – 1995) đều cao hơn TCCP hàng chục lần. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm (trong đoạn hạ lưu) khá cao vượt quá TCCP hàng trăm lần. Một điều đáng lưu ý là khu vực này có canh tác ruộng lúa và hoa mầu nằm ngoài đê, hàng năm nhân dân sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân tươi…Một phần lượng thuốc này còn lưu lại trong đất, khi mưa nước cuốn trôi đưa thẳng vào sông, gây ô nhiễm. Hàm lượng coliform của tất cả các điểm đều vượt hàng chục lần, thậm chí gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn loại B, đây là điều đang báo động. IV.4. Hiện trạng công trình phòng chống bão lũ trên sông Cầu IV.4.1. Chất lượng thân và nền đê Thân đê sông Cầu chủ yếu được đắp thủ công do vậy nhiều đoạn bị thấm (như Hà Châu, Chã, Bắc Ninh), đất đắp thân đê không đồng nhất, trong thân đê còn nhiều tổ mối, nhiều đoạn sông chưa được trồng tre để chắn sóng cho đê, nhiều đoạn sông bị nứt nẻ, xâm phạm. IV.4.2. Hiện trạng lòng dẫn thoát lũ: Hiện nay số lượng các khu khai thác cát sỏi rất nhiều và chưa thể liệt kê và xác định được rõ vị trí, đặc điểm khai thác này trải rộng trên nhiều địa phương thuộc các tỉnh Bắc Binh, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên. Nổi bật nhất trong các điểm khai thác cát gây nguy hiểm là cung Cẩm Hà thuộc huyện Sóc Sơn-Hà Nội, Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên), Tân Hưng và Việt Long…là những điểm đã và đang gây những hậu quả nghiêm trọng đối với dòng sông và bờ sông, uy hiếp an toàn của thân đê và kè chắn xói lở. Hệ thống các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các lò gạch xây dựng dọc theo bãi sông và trên măt đê chạy dọc thuộc các tỉnh Bắc Giang, Bắc Nịnh, Vĩnh Phúc, tập trung nhiều nhất từ Đáp Cầu về đến hạ lưu, đã làm tắc nghẽn dòng chảy, hủy hoại hệ thống các dãy tre chắn sóng. Cùng với các xí nghiệp nói trên là sự hình thành hàng loạt các xóm ấp mới dọc hành lang thân đê, nhiều làng xóm làm nhà cửa trên 2 bờ sông và đã vi phạm hành lang an toàn đê, lấn chiếm dòng chảy phá hoại cảnh quan sinh thái. IV.4.3. Những khu vực có chiều hướng xói bò, cần được tu bổ, gia cố: + Các đoạn thuộc xã Hòa Tiến huyện yên Phong (tuyến đê Hữu Cà Lồ) + Các đoạn: Tam Giang, Yên Phụ, Dũng Liệt-Yên Phong, Đại Xuân, Quế Tài-Quế Võ, Hữu Nghị-Việt Yên. IV.4.4. Các đoạn kè bị xói lở: Khu vực xung yếu bị xói lở tại các địa phương Phú Cốc, Đại Mão, Vát Bầu, Bãi Vải thuộc tuyến tả sông Cầu qua địa phận Thái Nguyên, Bắc Giang. IV.5. Hiện trạng cảnh quan sinh thái, và đa dạng sinh học: IV.5.1. Hiện trạng cảnh quan sông Cầu Trên toàn lưu vực, dòng sông Cầu vốn dĩ trong xanh, hiền hòa, nước chảy lơ thơ, có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Trong khoảng ba chục năm trở lại đây, sự phát triển của một nước nghèo đông dân đã có những tác động mạnh đến nguồn nước, môi trường sinh thái cảnh quan toàn lưu vực. Đặc biệt là sự phát triển từ những năm 60, khai thác chế biến khoáng sản với công nghệ lạc hậu, các khu công nghiệp tập trung đông dân cư với cơ sở hạ tầng yếu kém, việc phá rừng đốt rẫy làm nương du canh du cư ở thượng nguồn ngày càng tăng, đã làm cho môi trường suốt dọc sông Cầu bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan hai bên bờ bị trơ trụi, nhiều đoạn sông bị sa mạc hóa, các đoạn đê không còn hình dáng tự nhiên, nhiều đoạn lở bồi chưa được xử lý, nhiều đoạn sông dài hàng chục km trông trơ trọi, méo mó, các vùng thiên nhiên, cây xanh, đặc sản vốn có của sông Cầu không còn hoặc biến mất, con sông không còn đáp ứng được khả năng du ngoạn, vãn cảnh, nghỉ ngơi của du khách. Các năm gần đây sông Cầu không còn được sử dụng gì vào mục đích du lịch, tham quan như trước kia. IV.5.2. Đa dạng sinh học bị suy giảm Địa bàn cư trú của các loài động thực vật hoang dã đã bị thu hẹp, những năm gần đây do thiếu sự kiểm tra chặt trẽ nên việc xuất khẩu và buôn bán một số động thực vật và thực vật rừng (kể cả những loại được bảo vệ) gia tăng làm suy giảm nguồn tài nguyên quý giá này, nhiều loại động vật thực vật như khỉ, vượn, vooc, hoàng đàn, trầm hương, gỗ đỏ…ngày càng trở nên khan hiếm. Do giá trị xuất khẩu cao nên một số loài động vật thông thường như tê tê, kỳ đà, rắn, ếch, ba ba…đã bị người dân tìm đủ mọi cách săn bắt chúng khắp nơi. Ở đồng ruộng, chủng loại của các loài sinh vật hữu ích bị suy giảm nhanh chóng dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái: - Sâu bệnh phát triển nhiều. - Nạn chuột phá hoại mùa màng ngày càng nghiêm trọng. CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Như báo cáo đã nêu rõ, sông Cầu là một nhánh sông quan trọng của hệ thống sông Thái Bình, cùng hợp lưu tại Phả Lại-Hải Dương. Bản thân sông Cầu và các phụ lưu của nó (sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Công, sông Cà Lồ…) đã tạo ra một tiểu lưu vực quan trọng, nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc). Các con sông đã nuôi hàng triệu người và tạo ra một vùng kinh tế chính trị khá ổn định với một bản các Văn hoá - Lịch Sử riêng lâu đời rất đặc sắc. Tuy vậy do quá trình khai thác quá thức, và sự phát triển kinh tế của 6 tỉnh trong một điều kiện nghèo, đông dân, công nghệ lạc hậu đã xâm phạm nghiêm trọng về rừng, về đất, về khai thác khoáng sản bằng công nghệ thủ công đã làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm, xói mòn, trôi lấp nghiêm trọng. Hai bên bờ, các đô thị công nghiệp, làng nghề, các dư thừa hoá chất trong nông nghiệp và các cơ sở khác trực tiếp đổ thải xuống sông, biến con sông thành cửa lớn thoát nước xuống hạ lưu và ra biển. Xong sự ô nhiễm nguồn nước này các chất hữu cơ có độ đậm đặc rất cao, nhiều hóa chất độc hại nguy hiểm đến mức nước sông không còn dùng để ăn uống tắm rửa như cũ, thậm chí thủy sinh không còn sinh sống, nguồn nước bẩn đã gây ô nhiễm cả lưu vực. Tình hình cảnh quan đang bị méo mó, lở loét, bị khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi, một số đoạn sông hiện tượng cảnh quan sinh thái bị thay đổi, không còn hình dáng của một dòng sông trù phú, xanh mát xưa kia. Bên cạnh đó nhận thức của cộng đồng về con sông còn đơn giản, không thấy hết sự quý giá, sống còn đã tự do khai phá, thờ ơ, hoặc không coi trách nhiệm bảo vệ nuôi trồng con sông là của mình. Chính quyền cơ sở còn thiếu hiểu biết và thiếu một hệ thống pháp lý, thể chế, chính sách…trong việc quản lý và bảo vệ con sông. Hiện tại rừng tự nhiên còn rất ít như Bắc Kạn, Thái Nguyên chỉ còn rất ít, trong khi đó tốc độ công nghiệp và phát triển đô thị rất cao, nhu cầu dùng nước trong tháng 1 và 2 sông Cầu thiếu khoảng 36x106 m3 lượng thải đổ ra hàng ngày rất lớn hiện đang ô nhiễm suy thoái nghiêm trọng và nếu không hành động thì đến năm 2010 dự báo sẽ có rất nhiều khu vực trên lưu vực sông bị suy thoái nghiêm trọng, rất khó khắc phục trở lại. Dự báo trong vài năm tới nếu không được nghiên cứu xử lý thì lưu vực sông Cầu sẽ bị nghèo kiệt về rừng, suy thoái nguồn nước, bị cạn kiệt từ 2 tháng lên 4 tháng, lũ lụt gia tăng và khốc liệt hơn, môi trường nước bị ô nhiễm mất hẳn giá trị sử dụng (năm 2000 Tằm ở Việt Yên ăn lá dâu gần nước sông Cầu đã bị chết hàng loạt mặc dù đã rửa lá kỹ). Tình hình trên đòi hỏi 6 tỉnh trên lưu vực phải có một chương trình lớn gồm những tiểu chương trình liên nghành, của mỗi nghành, liên vùng của mồi vùng nhằm hành động khẩn cấp trước hết khôi phục lại hiện trạng cũ của con sông và song song tiến hành các giải pháp về quản lý, đầu tư, chăm sóc, bảo vệ phù hợp lâu dài bền vững. Phải cân bằng giữa quyền lợi khai thác và nghĩa vụ bảo vệ, nhanh chóng xây dựng một khung thể chế đầy đủ và hiệu quả. Đây phải là nội dung cơ bản của Đề án Tổng thể sắp tới, trong đó nhiệm vụ xây dựng một nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và khai thác bền vững con sông và lưu vực là đặc biệt quan trọng. Trước mắt phải xác định được tầm nhìn của giai đoạn 20-30 năm và các nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn 10 năm tới. Tuy nhiên trong điều kiện Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hồng – Thái Bình chưa làm xong, sẽ rất khó khăn cho việc xây dựng các quy hoạch nhánh như quy hoạch bảo vệ sông Cầu, nhưng nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái sông Cầu đang đòi hỏi cấp thiết, và ít nhiều lưu vực sông Cầu có những đặc điểm độc lập riêng. Do vậy tiểu lưu vực sông Cầu cần tách ra làm trước, để đáp ứng yêu cầu riêng và cũng là để góp sức vào tiến trình bảo vệ và khai thác bền vững toàn lưu vực lớn sông Hồng-Thái Bình sau này. Sự đồng tâm, tình nguyện của chính quyền và nhân dân 6 tỉnh là điều kiện để phát huy nội lực, cộng với sự hỗ trợ của Chính phủ, sẽ đảm bảo cho Đề án được xây dựng và triển khai thắng lợi. Nếu làm được có thể sau 15 năm, 20 năm những suy thoái, ô nhiễm, khuyết tật của con sông sẽ được khắc phục, để nó và cả lưu vực được xanh tươi trù phú, tương ứng với nhiệm vụ mà nó đang ghánh vác và cộng đồng phải sớm tạo ra một cơ chế quản lý vững chắc để nó không bao giờ bị xâm hại trở lại. Nhiệm vụ bảo vệ con sông là rất to lớn, thuộc trách nhiệm của cả cộng đồng trong lưu vực, do vậy phải có nỗ lực của mỗi nghành trên cơ sở múc đích và phương hướng hành động thống nhất. Tuy nhiên Đề án phải biết giới hạn để đi vào các nhiệm vụ then chốt làm dần từng bước, cân đối nguồn lực hiện có, không làm thay các nghành khác. Trước mắt cần đạt được: 1. Không để mất nguồn nước, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, bị xâm hại. Trong khoảng 15 năm tới phải khôi phục lại hiện trang môi trường thiên nhiên trước đây của lưu vực (mốc 1975) 2. Từng bước đầu tư để nâng cấp chất lượng nguồn nước trong lưu vực sông Cầu, tăng cường quản lý để ổn định lâu dài chất lượng nước sông, không có nguy cơ suy thoái, ô nhiễm trở lại. Tổ chức khai thác công bằng, và thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ con sông. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH BẢO VỆ KHAI THÁC BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG CẦU CHƯƠNGI: CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN I.1. Sự cần thiết và căn cứ pháp lý chủ yếu xây dựng những nhiệm vụ của đề án tổng thể Về sự cần thiết phải xây dựng và triển khai Đề án Tổng thể, phần báo hiện trạng đã phân tích và đánh giá rõ và kết luận: 1. Lưu vực sông cầu đã và đang bị khai thác quá tải, bị suy thoái đáng kể giá trị sử dụng đặc biệt về rừng, đất, nguồn nước, tài nguyên… 2.Lưu vực chịu lượng đổ thải không qua xử lý quá lớn gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đoạn trung lưu nước không còn giá trị sử dụng. 3.Cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá, hệ thống công trình thuỷ và khí tượng thuỷ văn không đảm bảo yêu cầu Tình hình trên đòi hỏi toàn lưu vực phải có một chương trình mục tiêu triển khai việc xử lý ô nhiểm, kiểm soát ô nhiễm, và đầu tư từng bước phù hợp với khả năng để khôi phục lại hiện trạng ban đầu của con sông. Đề nghị của 6 tỉnh đã được sự ủng hộ của các ngành và sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cần khẩn trương triển khai Đề án Tổng thể bảo vệ và khai thác bền vững sông Cầu. Lộ trình triển khai Đề án Tổng thể bảo vệ và khai thác bền vững sông Cầu với 3 phân đoạn là: -Bước đầu tập trung vào tăng cường quản lý, ngăn chặn và xử lý, khắc phục dần mọi suy thoái. - Tiếp theo, tiếp tục ngăn chặn, xử lý và bắt đầu nâng cao giá trị của con sông. - Sau đó tập trung đầu tư nâng cao giá trị con sông và loại bỏ nguy cơ ô nhiễm, suy thoái trở lại. Các căn cứ pháp lý chủ yếu: - Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998, Nghị quyết số 41 NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng nêu rõ: “Coi công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trong bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam mới bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ thị 36-CT/TW nêu rõ mục tiêu của công tác bảo vệ môi trường là: “Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Bản nghị quyết đã nhấn mạnh: “Để giải quyết vấn đề trong môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ và nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khaic thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn Đảng và toàn xã hội”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề án bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông cầu.doc
Luận văn liên quan