Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại tp Hồ Chí Minh: trường hợp gạo vàng

• Mỗi gram gạo vàng có chứa chất beta-coratenegấp 200 lần loại gạo thường(Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa). • Loại gạo vàng GM với chất sắt cao và enzym phytase cao (enzym làm hủy diệt chất phytic acid, một chất ngăn cản hấp thụ chất sắt) có thể giúp giảm bớt bệnh anemia thiếu chất sắt trong trẻ em và đàn bà thai nghén ở các nước ăn cơm hàng ngày (Lucca et al., 2002). • Do khả năng kháng một số bệnh và thuốc diệt cỏ nên gạo vàng có năng suất cao. • Với nhiều ưu điểm vượt trội so với các nhóm gạo thông thường khác, gạo Vàng khi được trồng đại trà sẽ được tạo nguồn lương thực ổn định với chất lượng tốt, giúp đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá trên thị trường.

docx106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại tp Hồ Chí Minh: trường hợp gạo vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều này cho thấy rằng gạo vàng chưa đem lại tin tưởng về độ an toàn cũng như lợi ích cho người tiêu dùng. Kết quả này cho thấy các nhà chức trách cần đánh giá kỹ càng trước khi cho phép phổ biến đại trà gạo vàng trên thị trường. Điều này cho thấy rằng gạo vàng chưa đem lại tin tưởng về độ an toàn cũng như hệ lụy của gạo vàng vẫn còn đó chưa có lời giải thích phù hợp. Mặt khác, các yếu tố như văn hoá ẩm thực cũng ảnh hưởng không nhỏ. Kết quả này cho thấy các nhà chức trách cần nghiên cứu cần đánh giá kỹ càng trước khi phổ biến đại trà gạo vàng trên thị trường. 5.2. Kiến nghị Đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu những công nghệ hiện đại để phát triển KT-XH. Sự tồn tại của những thực phẩm biến đổi gen trên thị trường vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các cơ quan chức năng trong thời điểm cần nâng cao trình độ quản lý. Việc quản lý chất lượng và ATVSTP đối với thực phẩm GM hiện là mối quan tâm của người dân TPHCM, vì thế trách nhiệm của các cơ quan hữu quan như Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế, Cục Quản lý Cạnh tranh… là rất quan trọng. Cần có văn bản pháp lý công khai các quy định, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm biến đổi gen ; tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm chuyên trách kiểm định thành phần biến đổi gen trong thực phẩm với máy móc thiết bị đạt chuẩn quốc tế ; thường xuyên thanh tra các cơ sở sản xuất, công nghệ gen được sử dụng tại những nơi này; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp và cần thận trọng với cây trồng GMO, cần đánh giá kỹ càng trước khi cho phép gieo trồng đại trà. Điều tra cho thấy hơn 65% người tiêu dùng TPHCM không biết về thực phẩm GM và sự hiện diện của chúng tại các chợ và siêu thị. Vì thế rất bất lợi cho người tiêu dùng khi họ không cập nhật đầy đủ thông tin về những loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường TPHCM. Khóa luận khuyến cáo người tiêu dùng nên chủ động tìm hiểu thông tin và kiến thức về thực phẩm biến đổi gen bằng mọi phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet, để trang bị cho mình khả năng lựa chọn loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tạo kiến thức nền tảng để theo dõi diễn biến phát triển công nghệ gen vào chế biến lương thực thực phẩm và hiểu biết về vai trò quan trọng của thực phẩm biến đổi gen liên quan đến vấn đề gia tăng dân số, suy thoái tài nguyên trên toàn thế giới trong thế kỷ mới cũng như cập nhật thêm các thông tin về rủi ro và hệ lụy của thực phẩm biến đổi gen trước khi sử dụng. Ngoài ra, người tiêu dùng cần bồi đắp cao hơn ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh chủ quan và quan tâm nghiêm túc đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mình sử dụng hằng ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Đinh Hải Hà, 2011. Xác định mức sẵn lòng trả về gạo biến đổi gen-gạo vàng tại TP.HCM, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tài nguên môi trường. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Đặng Thanh Hà, 2007, Bài giảng kinh tế tài nguyên môi trường. Khoa kinh tế. Đại học Nông Lâm TP.HCM. Lê Thị Hoàn và Trần Văn Đạt, 2009. Công Nghệ Sinh Học Xanh: Tiến Bộ, Thách Thức và Công Luận. 49 trang Huỳnh Thị Thu Nhi, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Phan Thị Giác Tâm, 2008. Bài giảng định giá môi trường. Khoa Kinh Tế. Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Lê Công Trứ, 2007, Bài giảng kinh tế lượng ứng dụng. Khoa Kinh Tế, Đại học Nông Lâm TP. HCM. Ramu Ramanathan, 2002. Nhập môn kinh tế lượng với ứng dụng, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright TIẾNG NƯƠC NGOÀI Buzby J.C. và cộng sự, 1998. Measuring Consumer Benefits of Food Safety Risk Reductions. Hee Joo-Nyung and Sung Myung - Hwan, 2003. Measuarement of consumers' value of organic beef using the contigent valuation method. Journal of Rural Development McCluskey J.J Quan Li, Curtis K.R and Wahl T.I, 2002. Consumer Attitudes Toward Gentically Modified Fodds in Beijing, China, 16 pages. McCluskey J.J. và cộng sự, 2001. Consumer Response to Genetically Modified Food Products in Japan Moon W. and Balasubramania S.K., 2001. Public Perceptions and Willingness-To-Pay A premium for Non-GM foods in the US and UK. Ricarda A. Steinbrecher, 2007. GE Rice- The Genetic Engineering of the World's Leading Staple Crop.Panap Rice Sheets TÀI LIỆU TỪ INTERNET Bản đồ Thành Phố Hồ Chí Minh Bách khoa toàn thư mở, 2011. GMO. Huỳnh Thị Mai, 2009. Tình hình sản xuất sinh vật biến đổi gen trên thế giới và quan điểm của các nước thuộc Liên minh châu Âu Hoàng Thanh Tùng, 2010. Khái niệm công nghệ sinh học. Nguyễn Lân Dũng, 2005. Công nghệ sinh học là một lĩnh vực cao Thu Hường, 2012. Lương thực biến đổi gien "Gạo vàng" - tín hiệu đỏ. Thời báo kinh doanh, số 08/2012 PHỤ LỤC Phụ Lục 1. Kết Xuất Mô Hình Logit Dependent Variable: WTP Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 06/25/13 Time: 20:53 Sample: 1 160 Included observations: 160 Convergence achieved after 7 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 9.692172 2.509773 3.861773 0.0001 MUCGIA -0.000419 0.000105 -4.002699 0.0001 THUNHAP 0.229688 0.255736 0.898144 0.3691 TREEM -1.265993 0.573780 -2.206408 0.0274 DANNHAN -1.060990 0.405118 -2.618968 0.0088 QUANDIEM 0.919832 0.285577 3.220963 0.0013 TRINHDOHOCVAN -0.113271 0.190346 -0.595079 0.5518 TUOI -0.063539 0.026051 -2.439070 0.0147 Mean dependent var 0.431250 S.D. dependent var 0.496806 S.E. of regression 0.318514 Akaike info criterion 0.739274 Sum squared resid 15.42056 Schwarz criterion 0.893032 Log likelihood -51.14190 Hannan-Quinn criter. 0.801710 Restr. log likelihood -109.3862 Avg. log likelihood -0.319637 LR statistic (7 df) 116.4887 McFadden R-squared 0.532465 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 91 Total obs 160 Obs with Dep=1 69 Sau khi bỏ biến TRINHDOHOCVAN Dependent Variable: WTP Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 06/25/13 Time: 20:55 Sample: 1 160 Included observations: 160 Convergence achieved after 7 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 9.271968 2.373159 3.907015 0.0001 MUCGIA -0.000415 0.000104 -3.999209 0.0001 THUNHAP 0.183491 0.242893 0.755439 0.4500 TREEM -1.215747 0.564272 -2.154542 0.0312 DANNHAN -1.057917 0.402688 -2.627142 0.0086 QUANDIEM 0.926542 0.284753 3.253848 0.0011 TUOI -0.061753 0.025758 -2.397447 0.0165 Mean dependent var 0.431250 S.D. dependent var 0.496806 S.E. of regression 0.316973 Akaike info criterion 0.729006 Sum squared resid 15.37218 Schwarz criterion 0.863545 Log likelihood -51.32051 Hannan-Quinn criter. 0.783638 Restr. log likelihood -109.3862 Avg. log likelihood -0.320753 LR statistic (6 df) 116.1315 McFadden R-squared 0.530832 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 91 Total obs 160 Obs with Dep=1 69 Sau khi bỏ biến THUNHAP Dependent Variable: WTP Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 06/25/13 Time: 20:56 Sample: 1 160 Included observations: 160 Convergence achieved after 7 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 9.864888 2.268627 4.348395 0.0000 MUCGIA -0.000415 0.000103 -4.035000 0.0001 TREEM -1.230610 0.565181 -2.177372 0.0295 DANNHAN -1.035435 0.399772 -2.590063 0.0096 QUANDIEM 0.892418 0.278409 3.205425 0.0013 TUOI -0.061518 0.025748 -2.389262 0.0169 Mean dependent var 0.431250 S.D. dependent var 0.496806 S.E. of regression 0.316854 Akaike info criterion 0.720111 Sum squared resid 15.46106 Schwarz criterion 0.835430 Log likelihood -51.60886 Hannan-Quinn criter. 0.766938 Restr. log likelihood -109.3862 Avg. log likelihood -0.322555 LR statistic (5 df) 115.5548 McFadden R-squared 0.528196 Probability(LR stat) 0.000000 Obs with Dep=0 91 Total obs 160 Obs with Dep=1 69 Phụ Lục 2. Kiểm Định Mức Độ Phù Hợp Dependent Variable: WTP Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 06/25/13 Time: 20:56 Sample: 1 160 Included observations: 160 Prediction Evaluation (success cutoff C = 0.5) Estimated Equation Constant Probability Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total P(Dep=1)<=C 81 10 91 91 69 160 P(Dep=1)>C 10 59 69 0 0 0 Total 91 69 160 91 69 160 Correct 81 59 140 91 0 91 % Correct 89.01 85.51 87.50 100.00 0.00 56.88 % Incorrect 10.99 14.49 12.50 0.00 100.00 43.12 Total Gain* -10.99 85.51 30.63 Percent Gain** NA 85.51 71.01 Estimated Equation Constant Probability Dep=0 Dep=1 Total Dep=0 Dep=1 Total E(# of Dep=0) 75.27 15.73 91.00 51.76 39.24 91.00 E(# of Dep=1) 15.73 53.27 69.00 39.24 29.76 69.00 Total 91.00 69.00 160.00 91.00 69.00 160.00 Correct 75.27 53.27 128.55 51.76 29.76 81.51 % Correct 82.72 77.21 80.34 56.88 43.12 50.95 % Incorrect 17.28 22.79 19.66 43.12 56.88 49.05 Total Gain* 25.84 34.08 29.40 Percent Gain** 59.93 59.93 59.93 *Change in "% Correct" from default (constant probability) specification **Percent of incorrect (default) prediction corrected by equation Phụ Lục 3: Bảng thống kê các biến WTP MUCGIA QUANDIEM TREEM DANNHAN TUOI TRINHDOHOCVAN THUNHAP Mean 0.4313 15500 2.8625 0.5688 3.1938 40.6313 3.2375 3.1125 Median 0.0000 15500 3.0000 1 3 40.5 3 3 Maximum 1.0000 20000 5.0000 1 4 81 6 5 Minimum 0.0000 11000 1.0000 0 1 20 1 1 Std. Dev. 0.4968 2881.30 1.0669 0.4968 0.8355 12.9015 1.5275 1.1159 Skewness 0.2776 0 0.0887 -0.2776 -0.9593 0.4701 0.5940 0.4039 Kurtosis 1.0771 1.7758 2.2511 1.0771 3.4871 2.9452 2.2405 2.0122 Jarque-Bera 26.7063 9.9918 3.9486 26.7063 26.1197 5.9127 13.2540 10.8564 Probability 0.0000 0.0068 0.1389 0.0000 0.0000 0.0520 0.0013 0.0044 Sum 69.0000 2480000 458 91 511 6501 518 498 Sum Sq. Dev. 39.2438 1.32E+09 180.98 39.2438 110.994 26465 370.975 197.975 Observations 160 160 160 160 160 160 160 160 Phụ Lục 4. Quyết Định 14/2007/QĐ-Ttg QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐẾN NĂM 2020” THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ khi đăng Công báo. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây: I. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu tổng quát: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn: a) Giai đoạn 2006 - 2010: - Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam. - Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp với chất lượng và sức cạnh tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng và xuất khẩu. - Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng. - Tăng cường được một bước cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua đào tạo được đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng tốt cho một số lĩnh vực chủ yếu; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng công nghệ sinh học ở các cơ sở sản xuất; hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, hiện đại; tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp. b) Giai đoạn 2011 - 2015: - Phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh học hiện đại, trong đó tập trung mạnh vào công nghệ gen; tiếp cận các khoa học mới như: hệ gen học, tin sinh học, protein học, biến dưỡng học, công nghệ nano trong công nghệ sinh học nông nghiệp; đưa công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ khá trong khu vực. - Đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu cho một số lĩnh vực công nghệ sinh học mới; tập trung đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá một số phòng thí nghiệm công nghệ sinh học nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến của thế giới. - Đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất; ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật. - Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học nông nghiệp phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. - Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp từ 20 đến 30% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp. c) Tầm nhìn đến 2020: - Công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới. - Diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi. - Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp. II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU: 1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp: a) Cây trồng nông nghiệp: - Nghiên cứu cơ bản về công nghệ gen và công nghệ tế bào như: lập bản đồ gen, hệ gen, tách chiết gen, nghiên cứu sự biểu hiện tính trạng của gen biến nạp nhờ các các công nghệ chuyển gen khác nhau để tạo cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen; nghiên cứu quy luật hình thành và phát sinh mô sẹo phôi hoá và phôi vô tính ở một số cây kinh tế quan trọng. - Nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo được một số giống cây trồng mới bằng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp chỉ thị phân tử) với các đặc tính nông, sinh học ưu việt như: có năng suất, chất lượng tốt; sức kháng sâu, bệnh và sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường. Đến năm 2010, đưa một số giống cây trồng mới (gồm : 5 giống lúa thuần, 3 giống lúa lai, 2 giống ngô lai) là sản phẩm của công nghệ tế bào và phương pháp chỉ thị phân tử vào sản xuất đại trà. Đến năm 2011, một số giống biến đổi gen (như: bông, ngô, đậu tương) được đưa vào sản xuất. - Triển khai và phát triển công nghiệp vi nhân giống trên quy mô toàn quốc để sản xuất thử sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hoá chủ lực, đáp ứng tốt nhu cầu về giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh. - Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng. - Xác lập "dấu tay di truyền" (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa của Việt Nam để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu; đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng ở Việt Nam. b) Cây lâm nghiệp: - Nghiên cứu ứng dụng, tạo được một số giống cây lâm nghiệp mới bằng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp chỉ thị phân tử) với đặc tính lâm, sinh học ưu việt như: có năng suất, chất lượng tốt; sức kháng sâu hại thân, hại lá và sức chống chịu cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường. Tạo được 2 - 4 dòng keo và bạch đàn ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, có chất lượng gỗ tốt và hàm lượng lignin thấp. Xây dựng thư viện axít deoxyribonucleic (ADN) cho một số loại cây lâm nghiệp và cây bản địa. - Ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân giống cây lâm nghiệp. Tạo được 2-3 giống keo và tràm đa bội thể, sinh trưởng nhanh, có chất lượng gỗ tốt và sức chống chịu sâu, bệnh cao. Phát triển công nghiệp vi nhân giống và đáp ứng đủ nhu cầu về giống cây lâm nghiệp vào năm 2015. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, phân vi sinh phục vụ chăm sóc và bảo vệ cây trồng lâm nghiệp. Đến năm 2010, nghiên cứu tạo được 2 - 3 chế phẩm bảo vệ thực vật và phân bón chức năng đặc thù cho cây lâm nghiệp; đến năm 2015, phát triển ở quy mô công nghiệp các chế phẩm bảo vệ thực vật và phân bón chức năng dùng cho cây lâm nghiệp. c) Vật nuôi: - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen (công nghệ chuyển gen và phương pháp chỉ thị phân tử) để tạo ra một số giống vật nuôi (gia cầm, lợn, bò) mới: ở mỗi loài tạo được 1 - 2 dòng có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường. - Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các công nghệ tế bào động vật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sinh sản của vật nuôi phục vụ tốt cho công tác lưu giữ, bảo quản, bảo tồn các tế bào sinh dục và đánh giá chất lượng vật nuôi; ứng dụng phương pháp cắt phôi và cải tiến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ lĩnh vực sinh sản động vật. Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi. Ứng dụng công nghệ gen để xác định giới tính phôi bò ở 7 ngày tuổi. - Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và thức ăn chăn nuôi chức năng; phấn đấu để sản xuất và đáp ứng được nhu cầu cơ bản về vắc xin cho vật nuôi vào năm 2015. d) Vi sinh vật: - Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng quy trình sản xuất và phát triển các chế phẩm bảo vệ thực vật phun cho cây và bón cho đất để có thể kiểm soát được 10 loại dịch hại quan trọng; có 10 sản phẩm được thương mại hoá. Xây dựng mô hình để ứng dụng rộng rãi các chế phẩm bảo vệ thực vật trên rau, cà phê, chè, hoa, nho, bông. - Nghiên cứu khai thác hệ vi sinh vật đất để phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất trồng. Xây dựng được 1 - 2 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và mô hình sử dụng chế phẩm; xây dựng được 1 - 2 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất. - Nghiên cứu các công nghệ, chế phẩm và giải pháp phục vụ công tác bảo quản; đẩy mạnh ứng dụng chúng trong bảo quản sau thu hoạch, bảo quản lâu dài và chế biến nông sản. - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt; xử lý ô nhiễm môi trường ở khu vực chăn nuôi, làng nghề, nông thôn, nhà máy chế biến thực phẩm và chế biến cao su. Tạo được 5 quy trình xử lý phụ phẩm để chế biến phế thải nông nghiệp; 5 mô hình xử lý bã mía, phế thải chăn nuôi; 5 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ quá trình chế biến công nghiệp. 2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp: - Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ; ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực do công nghệ sinh học nông nghiệp tạo ra, phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào dự án sản xuất sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp (dự án KT - KT). Đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá do công nghệ sinh học nông nghiệp tạo ra ở một số lĩnh vực quan trọng như: công nghiệp sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây hoa, cây cảnh; công nghiệp vi sinh, sản xuất nấm ăn; công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; công nghiệp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; công nghiệp sản xuất kít chẩn đoán và vắc xin để điều trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghiệp bảo quản sau thu hoạch. 3. Xây dựng tiềm lực để phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp: a) Đào tạo nguồn nhân lực: - Gửi một số cán bộ khoa học đã có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đến các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để đào tạo lại với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm. - Gửi nghiên cứu sinh đến các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ theo các nội dung nghiên cứu của Chương trình. - Đào tạo trong nước các kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp; mở chuyên ngành đào tạo sau đại học về công nghệ sinh học nông nghiệp ở trong nước để đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ theo các nội dung nghiên cứu của Chương trình. - Đào tạo trong nước các kỹ thuật viên về công nghệ sinh học để triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình tại các địa phương, doanh nghiệp. - Việc đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2010 cần đạt được kết quả sau: đào tạo lại 50 cán bộ; đào tạo mới 60 - 80 tiến sĩ, 200 - 250 thạc sĩ; đào tạo mới 500 - 1.000 kỹ thuật viên. b) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; hiện đại hoá máy móc, thiết bị: - Đầu tư chiều sâu để nâng cấp hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; bổ sung máy móc, thiết bị tiên tiến và hiện đại hoá các phòng thí nghiệm thuộc hệ thống này để tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào sản xuất và đời sống. - Hoàn thiện đầu tư và đưa vào sử dụng hai phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ tế bào động vật (thuộc Viện Chăn nuôi) và công nghệ tế bào thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); bổ sung vào "Đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm" để đầu tư xây dựng mới một phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen dành cho khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào); trên cơ sở các phòng thí nghiệm trọng điểm này, thành lập và phát triển các trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp. - Xây dựng, nối mạng và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia về công nghệ sinh học nông nghiệp; hệ thống thư viện bao gồm các ấn phẩm cơ bản trong lĩnh vực này dưới dạng sách, tạp chí và thư viện điện tử, bảo đảm cung cấp và chia sẻ đầy đủ các thông tin cơ bản nhất, mới nhất về công nghệ sinh học nông nghiệp giữa các đơn vị và cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. 4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp: - Thực hiện khoảng 50 đề tài, dự án hợp tác với các tổ chức và cá nhân các nhà khoa học nước ngoài nhằm tận dụng kiến thức, công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến và các sự giúp đỡ khác của thế giới để phát triển nhanh, mạnh và giải quyết được một số vấn đề quan trọng, bức xúc của công nghệ sinh học nông nghiệp ở Việt Nam. - Đẩy mạnh việc chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới của thế giới về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH: 1. Đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất, khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo lập thị trường thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp: - Đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các đề tài: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D); các dự án sản xuất thử sản phẩm (dự án P); dự án sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp (dự án KT - KT) và các dự án hợp tác quốc tế về công nghiệp sinh học nông nghiệp được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc xem xét hỗ trợ (trên cơ sở đề nghị của Ban Điều hành Chương trình và ý kiến đánh giá, thẩm định của Hội đồng tư vấn khoa học). Việc tuyển chọn, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả của các đề tài, dự án trên phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ các quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động khoa học - công nghệ. - Tạo lập thị trường thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp, có chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường, phục vụ tốt việc tiêu dùng và xuất khẩu. - Khuyến khích chuyển giao, tiếp nhận và nhập khẩu các công nghệ mới, có hiệu quả kinh tế; đưa nhanh và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp vào sản xuất và đời sống. Thúc đẩy mạnh việc thành lập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích họ hoạt động và đầu tư vào lĩnh vực chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá do công nghệ sinh học nông nghiệp tạo ra. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước về vay vốn, thuế và quyền sử dụng đất đai. 2. Vốn để thực hiện Chương trình; tăng cường và đa dạng các nguồn vốn đầu tư để phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp: a) Tổng vốn ngân sách nhà nước để triển khai, thực hiện các nội dung của Chương trình trong 10 năm tới (giai đoạn 2006 - 2015) dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng (bình quân mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng). Nguồn vốn này chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất thử các sản phẩm, hỗ trợ các dự án sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp; cho tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị; cho đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và một số nội dung khác có liên quan thuộc Chương trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm và dài hạn phục vụ việc thực hiện các nội dung của Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2006, trên cơ sở tổng nguồn vốn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí mỗi năm 100 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình. b) Các hình thức đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sinh học nông nghiệp bao gồm: - Đầu tư cho các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D); cho mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp được sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước chi cho phát triển sự nghiệp khoa học - công nghệ, sự nghiệp kinh tế và vốn từ các nguồn hợp tác quốc tế. - Các dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm (dự án P) trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp được áp dụng theo các quy định hiện hành cho các dự án P cấp nhà nước (do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý), trong đó mức thu hồi là 60% tổng kinh phí của dự án. - Các dự án sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp, có chất lượng và sức cạnh tranh cao trờn thị trường (dự án KT - KT) phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp thuộc chương trình kỹ thuật - kinh tế về công nghệ sinh học được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành của bốn chương trình kỹ thuật - kinh tế (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối) có tính đến đặc thù của công nghệ sinh học nông nghiệp. c) Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để thực hiện Chương trình và phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp: ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình, cần tích cực huy động thêm vốn từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn từ các tổ chức, cá nhân có liên quan ở trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư hoặc tài trợ cho phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp của nước ta; vốn từ các nguồn hợp tác quốc tế (viện trợ không hoàn lại thông qua các dự án hợp tác song phương, đa phương, vốn vay ODA để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua máy móc, thiết bị và đào tạo nhân lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp...). 3. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp: - Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp; đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá các máy móc, thiết bị nghiên cứu và phân tích thuộc hệ thống các phòng thí nghiệm tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp. - Đẩy mạnh công tác đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở trong nước và nước ngoài về các trình độ: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên; đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực để triển khai, thực hiện cú hiệu quả Chương trình và phục vụ tốt cho việc phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp ở nước ta. 4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp: - Đẩy mạnh công tác xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp; cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhân tài như chế độ tiền lương hoặc phụ cấp cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp; bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học phục vụ đời sống nông dân nông dân, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định về sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (bản quyền giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, quy trình công nghệ...) đối với lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp. 5. Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò quan trọng của công nghệ sinh học nông nghiệp: - Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp; chủ động và tích cực xây dựng các chương trình, đề tài, dự án hợp tác song phương và đa phương với các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để tranh thủ tối đa sự giúp đỡ về trí tuệ và tài trợ về tiền, của của các nước này cho việc phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp ở nước ta. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự phát triển của loài người nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng. Thường xuyên phổ biến đến mọi người dân các kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất về công nghệ sinh học, các kết quả ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học nông nghiệp vào sản xuất và đời sống trên các phương tiện thông tin đại chúng. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban Điều hành Chương trình để tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình do Bộ trưởng làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách lĩnh vực làm Phó Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ làm Ủy viên Thư ký; các uỷ viên khác là đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện cấp Vụ (Sở) của một số Bộ, ngành và địa phương có liên quan (Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dõn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dõn thành phố Hồ Chí Minh). Ban Điều hành Chương trình làm việc theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Trưởng Ban Điều hành Chương trình ban hành. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ kinh phí trong kế hoạch hàng năm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả các nội dung của Chương trình. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị cho hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ về công nghệ sinh học nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với việc nghiên cứu công nghệ sinh học nông nghiệp; xây dựng cơ chế đầu tư và quy chế hoạt động của trung tâm xuất sắc và các quy định có liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp. 4. Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp và ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp. 6. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung của Chương trình liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp mình tiến hành đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được xem xét. Phụ Lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Mã số: ……… Tên PVV: ……………………………………………… PHIẾU KHẢO SÁT MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI GENE GIỚI THIỆU: Xin chào Ông/Bà! Chúng tôi là sinh viên đại học Nông Lâm TP.HCM đang tiến hành cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm biến đổi gene nói chuung và gạo vàng nói riêng và mức giá mà Ông/bà muốn trả cho sản phẩm này là bao nhiêu?Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp sẽ giúp cho việc định hướng các chính sách về sản phẩm biến đổi gene. Các thông tin cá nhân sẽ được giữ kín! Vậy xin Ông/Bà dành ít thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây: I- THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Thời gian phỏng vấn từ:………………… đến:.....................(Trong vòng..........phút) Tên người trả lời: .….. Giới tính: □ Nam □ Nữ Địa chỉ: .… II. MỐI QUAN TÂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VSATTP hiện nay đang là vấn đề đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Câu 1: Ông /bà có nghe thông tin về ngộ độc thực phẩm không? o Có o Không Câu 2: Ông /bà thường nghe thông tin về ngộ độc thực phẩm ở đâu? ( cho phép nhiều câu trả lời) 1. Báo chí 2. Internet 3. Tivi 4. Radio 5. Bạn bè, người thân £ 100. Khác Câu 3: Ông /bà đã từng chứng kiến tận mặt một trường hợp nào đó ( người thân, hàng xóm…) bị ngộ độc thực phẩm chưa? o Có o Chưa Câu 4: Ông /bà đánh giá như thế nào về mức độ an toàn của các loại thực phẩm đang bày bán hiện nay?( PPV đọc các câu trả lời) 1. Rất an toàn 2. Khá an toàn 3. An toàn 4. Ít an toàn 5. Không an toàn 6. Không biết/ không quan tâm Câu 5: Theo ông/ bà thực phẩm an toàn là thực phẩm như thế nào? 1. Thực phẩm tươi, sạch, giàu dinh dưỡng 2. Thực phẩm không chứa các chất gây hại cho sức khỏe con người 3. Thực phẩm được bày bán trong siêu thị 4. Không biết/không quan tâm £ 100. Khác Câu 6: Ông/bà chọn lựa mua thực phẩm an toàn ở đâu? 1. Mua ở siêu thị cho yên tâm 2. Mua ở nơi quen biết, uy tín 3. Mua ở đâu cũng vậy, phải còn tươi ngon và còn hạn sử dụng không? 4. Không biết/ không quan tâm £ 100. Khác Câu 7: Ông /bà làm thế nào để đảm bảo VSATTP cho bản thân và gia đình? 1. Chọn mua thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ 2. Bảo quản và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh 3. Kiểm soát môi trường sống xung quanh (ruồi, muỗi, gián, kiến…) 4. Không biết/không quan tâm £ 100. Khác III- NHẬN THỨC CHUNG VỀ SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI GENE Một trong những vấn đề về VSATTP mà hiện nay đang được các nhà khoa học cũng như người tiêu dùng quan tâm đó là các loại thực phẩm được biến đổi gene. Câu 8: Ông/bà có biết thế nào là công nghệ sinh học hay không? Thẻ 1: (PVVgiải thích)Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật Công nghệ biến đổi gen (công nghệ di truyền) là công nghệ chuyển gen theo kỹ thuật DNA tái tổ hợp với những công cụ và kỹ thuật phân tử, thông qua việc phân lập những gen có ích từ sinh vật cho rồi chuyển trực tiếp vào sinh vật nhận, để tạo ra những sinh vật biến đổi gen. Quá trình này hoàn toàn mang tính nhân tạo và không thấy trong tự nhiên. o 1. Biết o 2. Không biết Hình 1: Cừu biến đổi gen có thể phát sáng Câu 9: Ông/ bà có biết thế nào là thực phẩm biến đổi gene không? o 1. Có o 2. Không Thẻ 2: (PVV giải thích) Thực phẩm biến đổi gen là  là những thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật đã được biến đổi gen thông qua các biện pháp kỹ thuật của con người (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gen đã được đưa vào thử nghiệm gần 5 nămvà dự kiến khoảng năm 2015, những sản phẩm được chế biến từ ngô, đậu nành… biến đổi gen sẽ xuất hiện trong siêu thị, chợ và bữa ăn của các gia đình Việt Nam Những loại thực phẩm biến đổi gen đang có mặt hầu hết ở các chợ và siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Một cuộc khảo sát cho thấy 111/323 mẫu thực phẩm gồm: bắp, đậu nành,khoai tây, gạo, cà chua, đậu Hà Lan… chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố được kiểm nghiệm cho kết quả là sản phẩm biến đổi gen Trong đó có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 11 mẫu gạo, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua cho kết quả là sản phẩm biến đổi gen. Đáng chú ý là người tiêu dùng, các nhà phân phối và cả ban quản lý các siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố hầu như không hiểu biết gì về thực phẩm biến đổi gen. Ví dụ: - Lúa biến đổi gien chịu hạn và lụt. - Ngô (bắp) vàng chuyển gien giàu dưỡng chất. Hình 2: Ngô biến đổi gen Hình 3. Hình ảnh cà chua biến đổi gene (hương chanh) Hình 4: Lúa chịu hạn và lụt Hình 5: Giống đu đủ kháng bệnh đốm vòng do virus Câu 10: Ông/bà sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen bao giờ chưa ( bắp, đậu nành,khoai tây, gạo, cà chua, đậu Hà Lan… )? (Nếu có hỏi tiếp câu 10, chưa chuyển sang thẻ 3) o 1. Có o 2. Chưa Câu 10a: Nếu sử dụng sản phẩm biến đổi gene rồi ông bà cho biết nó là sản phẩm gì? ......................................................................................................................................... 10b:Ông /bà thấy mùi vị nó thế nào? £1.Ngon £2.Bình thường £3.Không ngon Câu 11: Ông/ bà cho biết biết lợi ích của thực phẩm biến đổi gen là gi? 1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng 2.Sử dụng ít các loại thuốc BVTV 3. Năng suất cao hơn 100. Khác .................................................................................................................. Câu 12: Ông(bà) cho rằng mối nguy hai của thực phẩm biến đổi gen là gì ( PVV đọc các câu trả lời) 1. Có tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe (gây dị ứng) 2. Có nguy cơ gây đột biến ở người 3. Cạnh tranh với các cây trồng khác 100. Khác ………………………………………………………………………... Thẻ 3: Lợi ích của thực phẩm biến đổi gien: -Tạo các giống cây có năng suất cao, kháng sâu bệnh (G.S Bruce Tabashnik , khoa Côn Trùng, ĐH Arizona). -Đảm bảo ổn định đa dạng sinh học. -Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu bên ngoài cho nông nghiêp và môi trường. -Tạo lợi nhuận kinh tế xã hội, giảm bớt đói nghèo ở các nước đang phát triển. -Cải thiện chất lượng thực phẩm, làm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạng thích hợp cho công nghệ chê biến. 2.Mối lo ngại về thực phẩm biến đổi gien: -Hủy hoại môi trường và đe dọa thế giới sinh vật. Một công trình nghiên cứu khoa học trên tạp chí danh tiếng Nature đã chứng minh rằng phấn hoa của ngô B.t là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong của sâu bướm chúa(côn trùng vô hại). -Giảm hiêu quả thuốc bảo vệ thực vật -Ảnh hưởng đến sức khẻo con người: +Gây khối u (Xem Phụ lục 5) +khả năng gây dị ứng +Tạo ra nguồn thực phẩm có khả năng kháng kháng sinh +Giảm khả năng sinh sản. Giáo sư Jurgene Zentek, ĐH ở Vienna (Áo) trưởng nhóm nghiên cứu về đồ ăn biến đổi gene nhận định kết quả ban đầu cho thấy loại thức ăn này có ảnh hưởng đến sinh sản của chuột. Hình 1: Những Khối U Lớn Trên Cơ Thể Chuột Được Nuôi Bằng Bắp Biến Đổi Gen NK603 Của Tập Đoàn Nông Nghiệp Monsanto Câu 13: Với những thông tin mà ông/Bà vừa nghe được. Theo Ông/Bà nghĩ việc áp dụng công nghệ biến đổi gene trong sản xuất thực phẩm thì như thế nào? 1. Rất tốt 2.Khá tốt 3. Bình thường 3. Không tốt £ 100. Không biết/không quan tâm IV- NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO GẠO VÀNG Nhận thức của người tiêu dùng về Gạo vàng Câu 14: Ông (bà) trước đây có nghe thông tin về gạo vàng chưa? o Có( trả lời tiếp câu 15) o Chưa( đọc thẻ 4) Câu 15:Nếu có Ông/bà nghe thông tin về gạo vàngtừ đâu? 1. Báo chí 2. Internet 3. Tivi 4. Radio 5. Bạn bè, người thân 100. Khác Giới thiệu về gạo vàng: (PVV cho người được hỏi xem hình) Hình1. Hình ảnh gạo vàng Gạo Vàng một loại gạo biến đổi di truyền màu vàng có chứa tiền sinh tố A (beta-carotene) và một số lượng lớn chất sắt. Câu 15a: Ông/bà có biết những lợi ích từ gạo vàng mang lại không? o 1. Có o 2. Không 15b:Theo Ông/Bà những lợi ích đó là gì? …………………………………………………………………………………………. Câu 16a: Ông/bà có biết những tác hại của gạo vàng không? o 1. Có o 2. Không 16b. Theo Ông/Bà những tác hại đó là gì? .......................................................................................................................................... Mức sẵn lòng trả cho gạo vàng Thẻ 4: Lợi ích của gạo vàng: Mỗi gram gạo vàng có chứa chất beta-coratenegấp 200 lần loại gạo thường(Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa). Loại gạo vàng GM với chất sắt cao và enzym phytase cao (enzym làm hủy diệt chất phytic acid, một chất ngăn cản hấp thụ chất sắt) có thể giúp giảm bớt bệnh anemia thiếu chất sắt trong trẻ em và đàn bà thai nghén ở các nước ăn cơm hàng ngày (Lucca et al., 2002). Do khả năng kháng một số bệnh và thuốc diệt cỏ nên gạo vàng có năng suất cao. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với các nhóm gạo thông thường khác, gạo Vàng khi được trồng đại trà sẽ được tạo nguồn lương thực ổn định với chất lượng tốt, giúp đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá trên thị trường. 2.Rủi ro của gạo vàng: Sự tích luỹ beta-carotene hấp thụ từ gạo sẽ biến đổi một phần thành vitamin A, số beta-caroten còn lại sẽ "đầu độc" cơ thể, gây ra các rối loạn chuyển hoá khiến cho tóc bị rụng, đau bụng kinh niên, nôn tháo, chóng mặt, sưng tấy chỏm thóp trên xương sọ của trẻ em (Viện Cây trồng Zurich ở Thuy Sĩ). Thực tế có nhiều nghiên cứu về Gạo vàng cho đến nay chỉ ra rằng lượng tiền sinh tố A có trong hạt giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do đó không cho thấy những cải thiện như mong muốn ( Ricarda A. Steinbrecher, 2007). — Lượng tiền sinh tố A có trong gạo vàng giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do đó không cho thấy những cải thiện như mong muốn — Gây dị ứng: có thể tạo ra một chất dị ứng mới hoặc có thể làm tăng mức độ dị ứng đã có — Thải ra hợp chất biến đổi gen thoát ra từ rễ vào đất nếu côn trùng ăn vào, chúng sẽ hòa tan vào ruột ấu trùng nếu độ pH thích hợp. Các độc tố này sẽ được kích hoạt khi được phóng thích bởi enzym tiêu hóa. Với dạng này chúng có thể gắn vào cơ quan thụ cảm và đục thủng thành ruột của các loại côn trùng — Tác động sử dụng nhiều lần cùng một loại thuốc diệt cỏ phổ rộng trên đất — Sự ô nghiễm và những rủi ro khác: có khả năng sẽ làm ô nhiễm về di truyền đối với các cây lúa thông thường - đó là quá trình không thể phục hồi, tiềm ẩn những nguy cơ mất vĩnh viễn nhiều giống lúa ở địa phương — Sự tương tác giữa cây trồng và vi sinh vật bị thay đổi và phá vỡ làm giảm mức độ liên kết với các loại vi khuẩn đất có ích Câu 17: Ông/bà có ủng hộ việc phổ biến công nghệ sinh học cho người dân tiêu dùng không? (PVV đọc câu trả lời) 1. Rất ủng hộ 2. Ủng hộ 3. Không ủng hộ cũng không phản đối 4. Phản đối 5. Rất phản đối Câu 18: Lý do ông/bà có ý kiến như trên …………………………………………………………………………………………. Câu 19: Bạn có nghĩ việc dán nhãn lên thực phẩm BĐG quan trọng không? Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không biết/ không ý kiến Câu20: Gia đình ông bà đang sử dụng loại gạo nào?..................................................... Bao nhiêu đồng/kg? .................................................................................................... Thông tin Khi dân số có khả năng tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới, vấn đề cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân loại là một vấn đề lớn. Với 3 tỷ người sử dụng gạo, thì lúa gạo chính là nguồn lương thực chính của một nửa dân số đặc biệt người dân Châu Á sử dụng gạo hằng ngày. Ở Việt Nam, lúa gạo không chỉ là nguồn lương thực cung cấp hàng ngày mà còn là bữa cơm truyền thống hàng ngày của mọi gia đình. Nhưng theo nhiều nhà khoa học các nước sử dụng gạo hàng ngày dễ thiếu hụt vitamin A. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam thì thiếu vitamin A có thể làm mù vĩnh viễn đôi mắt trẻ. Thiếu vitamin A có thể làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ lên 23%. Hằng năm cả nước vẫn có khoảng 1.500 trẻ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thiếu vi chất này. Từ đó các nhà khoa học đã tạo ra các giống cây trồng có khả năng đáp ứng cả 2 yêu cầu vừa no vừa giàu vitamin A đó chính là gạo vàng. Nhưng thực tế không như vậy gạo vàng tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít các rủi ro hệ lụy như đã cung cấp. Vì lợi nhuận từ gạo hứa hẹn sẽ rất cao cho bất kỳ công ty nào sở hữu nên còn nhiều nghiên cứu và thông tin chưa được công bố cũng như việc nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng lượng beta caroten có trong gạo vàng sẽ mất đi nhanh chóng trong quá trình tồn kho và lưu trữ. Gạo vàng là thực phẩm chưa có trên thị trường Việt Nam nên các thông tin về chúng còn rất ít. Với lợi ích và rủi ro của gạo vàng được cung cấp như trên ông bà hãy cho chúng tôi câu trả lời chính xác về các câu hỏi sau đây: Câu 21: Giả sử gạo vàng được bán với giá ..........(11000 đến 20000) trên thị trường thì ông bà muốn mua hay không? (PPV đọc - Việc đưa ra câu trả lời cho bảng câu hỏi này rất quan trọng với chúng tôi. Ông/Bà vui lòng hình dung rằng ngân sách gia đình và sức khỏe của Ông/Bà sẽ thật bị ảnh hưởng nếu sử dụng gạo vàng) o 1. có o 2. không Câu 22: Vì sao Ông/Bà sẵn lòng mua? 1. Tốt cho sức khỏe 2. Đẹp mắt 3. Ngon 100.Khác:………. Câu 23: Vì sao Ông/Bà không mua? 1. Giá quá cao 2. Chưa chắc chắn về lợi ích 3. Không quen thuộc 4. Chưa được bán hợp pháp 5. Sợ ảnh hưởng sức khỏe khi ăn 100. Khác……….. V. THÔNG TIN NHÂN KHẨU Cuối cùng, chúng tôi muốn hỏi thêm Ông/Bà một số thông tin về nhân khẩu. Câu 24. Năm nay Ông/Bà bao nhiêu tuổi? .................tuổi Câu 25. Tình trạng hôn nhân của Ông/Bà £ 1.Độc thân £ 2.Đã lập gia đình và đang sống với vợ/chồng £3. Khác Câu 26. Hiện tại có bao nhiêu thành viên trong gia đình của Ông/Bà? ……………..người. Câu 27. Gia đình Ông (Bà) có bao nhiêu thành viên dưới 18 tuổi? .....................người. Câu 28. Gia đình Ông/Bà có bao nhiêu thành viên có thu nhập? …………….. người. Câu 29. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn cao nhất của Ông/Bà? □ Không đi học □ Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □ Trung học chuyên nghiệp □ Đại học □ Sau đại học Câu 30. Xin vui lòng cho biết tổng số năm đi học của Ông/Bà? ……………..năm Câu 31. Tình trạng công việc hiện tại của Ông (Bà) là gì?................................. Câu 32. Phương án nào sau đây mô tả chính xác nhất mức thu nhập trung bình mỗi tháng của gia đình Ông/Bà? □ Từ 0 đến dưới VND 2,000,000 □ Từ 2,000,000 đến dưới VND 5,000,000 □ Từ 5,000,000 đến dưới VND 10,000,000 □ Từ 10,000,000 đến dưới VND 15,000,000 □ Trên 15,000,000 HÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ! Phụ Lục 6. Một Số Hình Ảnh về Thực Phẩm Biến Đổi Gen Hình 1: Những Khối U Lớn Trên Cơ Thể Chuột Được Nuôi Bằng Bắp Biến Đổi Gen NK603 Của Tập Đoàn Nông Nghiệp Monsanto Nguồn: Dailymail Hình 2: Hình ảnh gạo vàng Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxxac_dinh_muc_s_n_long_tra_cua_nguoi_tieu_dung_doi_voi_thuc_pham_bien_doi_gen_tai_thanh_pho_ho_chi_minh_truong_hop_gao_vang_le_thanh_nhat_2009_2013_5142.docx