MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI 2007-2009 ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TOÀN CẦU
1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới
2007-2009
2. Tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới giai
đoạn 2007-2009 đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn
cầu
2.1. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các
công ty, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)
2.1.1. Tác động làm thiếu hụt nguồn lực tài chính của các công ty, tập
đoàn xuyên quốc gia
2.1.2. Tác động do tâm lý e ngại về tình hình kinh tế ảm đạm đến hoạt
động đầu tư nước ngoài của các TNCs
2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
đến dòng vốn FDI theo từng khu vực trên thế giới
2.2.1. Khu vực các nền kinh tế phát triển: Bắc Mỹ, khu vực EU, các quốc
gia phát triển tại châu Á, khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập
CIS, các quốc gia phát triển khác
2.2.2. Khu vực các nền kinh tế đang phát triển (Đông, Nam và Đông Nam
Á, Tây Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh)
2.2.3. Khu vực các nền kinh tế chuyển tiếp
3. Chính sách đối phó của các quốc gia trên thế giới trước cuộc khủng
hoảng và suy thoái kinh tế và tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài
3.1. Những xu hướng chính về chính sách thúc đẩy hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
3.1.1. Chính sách trên cấp độ quốc tế
3.1.2. Chính sách trên cấp độ quốc gia
Chính sách đối phó cụ thể của một số nền kinh tế trong khu
vực
3.2.1. Trung Quốc
3.2.2. Ấn Độ
3.2.3. Khu vực các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
CHƯƠNG II: BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀ XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ
1. Nghiên cứu về bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.Cơ sở cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Lợi ích của nhà đầu tư
1.1.2. Lợi ích của quốc gia nhận đầu tư
1.2.Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.Những yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1. Nhóm yếu tố nền tảng của môi trường đầu tư
1.3.2. Nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ hoạt động đầu tư
1.3.3. Nhóm yếu tố chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư
1.4.Nhận xét về bản chất dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam
1.4.1. Nhóm đối tác tìm kiếm tài nguyên
1.4.2. Nhóm đối tác tìm kiếm thị trường
1.4.3. Nhóm đối tác tìm kiếm hiệu quả
2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam
2.1. Thế mạnh không còn là tài nguyên thiên nhiên
2.2.Cơ hội khi Việt Nam có cơ cấu dân số vàng
2.3.Những thách thức trong các ngành công nghiệp phụ trợ
2.4.Sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia trong khu vực
2.5.Trọng tâm xây dựng thế mạnh chiến lược của Việt Nam trong
tương lai
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn
sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế
3.1. Trên phạm vi toàn cầu
3.1.1. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo vùng
3.1.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo ngành
3.1.3. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u phát triển một số ý tưởng cụ thế cho chiến lược thu hút
FDI giai đoạn sau khủng hoảng, định hướng đến năm 2020.
Phần một nêu lên những mục tiêu phát triển của hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam
trong giai đoạn thế giới sau khủng hoảng và định hướng đến năm 2020. Những mục
tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể được xây dựng dựa trên định hướng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên các yêu cầu xuất phát từ thực tế
vận động và phát triền của nền kinh tế.
Phần hai sẽ đề ra các định hướng chiến lược trong hoạt động thu hút FDI vào Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích những đặc tính ổn định của dòng vốn đầu tư FDI, cũng như
những thay đổi về đặc điểm của môi trường đầu tư trong nước và quốc tế, những định
hướng được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau (theo ngành kinh tế, theo vùng kinh
tế, theo đối tác). Tuy nhiên, không vì thế mà các định hướng này mang tính rời rạc,
chúng được xây dựng theo chiều hướng kết hợp chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau.
lxxii
Phần ba hoạch định nhóm các giải pháp cho hoạt động thu hút FDI, bao gồm nhóm
các giải pháp cho Nhà nước, cụ thể là vai trò điều hành của chính phủ cũng như những
cải cách trong cơ chế và quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhóm
các giải pháp còn được đặt ra cho hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương, vì
đây cũng được cho là nhân tố quan trọng, giữ vai trò chủ động trong việc thúc đẩy
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực và vùng kinh tế trong nước.
Nhóm giải pháp cũng được đề ra đối với các đối tượng là các doanh nghiệp trong
nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu
vực được đánh giá sẽ có vài trò chiến lược trong việc tạo cầu nối cho các doanh
nghiệp nước ngoài tiếp cận đầu tư vào nội địa.
2. Nội dung Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại
Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai
đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đặt xây dựng cơ cấu nguồn vốn hiệu quả,
ổn định, bền vững lên mục tiêu hàng đầu. Cơ cấu nguồn vốn hiệu quả là phải đáp ứng
được tính kinh tế trong hoạt động sử dụng nguồn vốn để tham gia sản xuất kinh
doanh, phát huy được tối ưu nguồn lực trong nước, tránh thất thoát, lãng phí. Cơ cấu
nguồn vốn ổn định là chú trọng vào chất lượng dòng vốn được đánh giá dựa trên năng
lực thực sự của nhà đầu tư cũng như tính chất đầu tư chiến lược hay tính chất đầu cơ
của các dự án. Yếu tố bền vững được dùng để đánh giá khả năng tăng trưởng bền
vững, chắc chắn của nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua các thời kỳ và mang một vai
trò quan trọng trong chính sách ổn định phát triển của toàn nền kinh tế.
- Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài gắn với mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hiện đại theo hướng phát triển bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế các ngành công nghiệp trọng điểm, đặc biệt
trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn từ nay đến 2020.
lxxiii
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành phát huy được lợi thế về lao động,
không chỉ nhằm những mục tiêu kinh tế thuần túy, mà còn có tác động mạnh mẽ tới
tạo việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước. Vấn đề quan
trọng đặt ra trong định hướng thu hút FDI vào các ngành này là thay đổi phương thức
sản xuất và tăng năng suất lao động để nâng cao giá trị gia tăng. Giảm dần tỷ trọng gia
công chế tạo cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp đào
tạo nguồn nhân lực.
Thu hút dòng vốn FDI vào nhóm ngành công nghiệp được coi là nền tảng cho sự phát
triển nền kinh tế quốc dân với vai trò nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
Thuộc nhóm ngành này có công nghiệp năng lượng, công nghiệp phụ trợ, công nghệ
cao, vật liệu xây dựng, cơ khí sản xuất chế tạo máy… Trong đó, công nghiệp năng
lượng phải được dành sự ưu tiên hàng đầu.
Định hướng phát triển có giới hạn các dự án đầu tư quốc tế có xu hướng khai thác tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những loại tài nguyên không thể tái tạo. Gắn phát triển
khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị của sản
phẩm cuối cùng và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thứ ba, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được cân bằng theo hướng
chủ động quản lý, giám sát, tránh lệ thuộc quá nhiều vào phía nhà đầu tư, bên cạnh
việc phát huy yếu tố linh hoạt hiệu quả.
2.2. Định hƣớng thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.2.1. Định hướng theo ngành và lĩnh vực kinh tế
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020 và định
hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút đầu tư
nước ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển
giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc
làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức
cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, phải chấp nhận khó có thể
lxxiv
tiếp cận một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực với các ngành nghề lĩnh vực thông qua
đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy trong giai đoạn trước đây đến nay, đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tuy đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp, nhưng định hướng lĩnh vực đầu tư chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn, khi mà các lĩnh vực còn quá dàn trải và thiếu tính liên kết. Do đó, định
hướng thu hút đầu tư cho các ngành nghề trong giai đoạn tới, thực chất là định hướng
thu hút đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm, những lĩnh đòi hỏi cần phải có yếu tố đầu
tư nước ngoài.
Một số định hướng cụ thể:
a, Ngành công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa, sự chuyển biến kinh tế - xã
hội này đòi hỏi đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất
trong các lĩnh vực năng lượng, cơ khí chính xác và luyện kim quy mô lớn.
- Công nhiệp năng lượng:
Điện và dầu mỏ là hai lĩnh vực năng lượng tối quan trọng cần tập trung định hướng
đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì trước hết, đây là những đòi hỏi thiết
yếu mà bất kỳ một nên công nghiệp nào cũng cần được cung cấp. Bên cạnh đó, trong
giai đoạn ngày càng khan hiếm các nguồn năng lượng đặc biệt là các nguồn năng
lượng không tái tạo, thì các lĩnh vực này cần được nhanh chóng đặt nền tảng vững
chắc ngay từ bây giờ.
+ Lĩnh vực điện năng:
Có thể thấy tại Việt Nam, trong giai đoạn qua, lĩnh vực cung cấp điện năng chưa thực
sự đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp trong nước. Hoạt động cung cấp điện
năng vẫn đang phụ thuộc phần lớn vào các nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất
thấp và trung bình. Trong khi đó, khả năng cung cấp điện năng của các nhà máy thủy
điện lại phải căn cứ vào nguồn nước tại các hồ thủy điện. Công suất của các nhà máy,
do đó, thiếu tính ổn định bởi những thay đổi bất lợi của thời tiết, đặc biệt là những
tháng cao điểm mùa khô. Tình trạng thiếu điện cho sản xuất kinh doanh thực sự đang
là trở ngại lớn cho hoạt động của ngành công nghiệp trong nước nói chung, cũng như
lxxv
các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, điện năng có thể coi là
lĩnh vực năng lượng được Nhà nước quan tâm phát triển hàng đầu trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là năng lực hoạt động sản xuất và cung cấp điện năng của
các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiệu quả kinh tế, do
không nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó là sự thiếu
hụt nguồn vốn đầu tư cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác trong ngoài nước là
hướng đi cần thực hiện trong giai đoạn tới.
Hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng cần được chú ý đến yếu tố kinh tế
chiến lược và các yếu tố tác động môi trường. Các lĩnh vực có thể tập trung nghiên
cứu tiềm năng và triển khai thu hút đầu tư: lĩnh vực điện hạt nhân, lĩnh vực điện từ
năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
+ Lĩnh vực lọc hóa dầu:
Công nghiệp lọc hóa dầu là tiền đề và là nguồn cũng cấp năng lượng, nguyên liệu chủ
yếu và quan trọng để nước ta phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới với công
nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây là lĩnh vực công nghiệp nền tảng đảm bảo đáp ứng nhu
cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị trường
thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác. Công nghiêp lọc
hóa dầu là lĩnh vực đòi hỏi yếu tố công nghệ, kỹ thuật hiện đại do đó định hướng thu
hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ là rõ ràng. Tuy nhiên, tính hiệu quả trong
thu hút đầu tư là vấn đề đặt ra nhằm xác định hình thức hợp tác có lợi, tránh được các
vấn đề như tiếp nhận công nghệ cũ, an ninh kinh tế, ô nhiễm môi trường, khai thác tài
nguyên,… Hiện nay, mô hình thu hút đầu tư nước ngoài đang được phát triển và xây
dựng tại Việt Nam trong lĩnh vực lọc hóa dầu là liên doanh, liên kết giữa các doanh
nghiệp đầu ngành trong nước với các đối tác lớn trên thế giới. Trong giai đoạn tới, đây
vẫn được coi là hướng đi hợp lý trên cơ sở đảm bảo được cơ cấu nhà nước trong các
ngành - lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, đồng thời phát huy được lợi thế có được từ
các đối tác đầu tư nước ngoài như yếu tố kỹ thuật, công nghệ; yếu tố thị trường
nguyên liệu thô; yếu tố thị trường tiêu thụ;…
lxxvi
- Công nghiệp cơ khí chế tạo máy:
+ Cơ khí tàu thủy
Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển
vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thủy.
Nhiệm vụ đặt ra là phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo hướng trở
thành một chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế
đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động
trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tàu thủy lại đang đối diện
với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, cùng với sự cạnh tranh mạnh
mẽ từ các nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên thế giới. Những bài toán giải quyết
cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu nguồn vốn đang buộc ngành công nghiệp tàu thủy
Việt Nam đứng trước những thách thức mang tính quyết định trong chiến lược phát
triển.
Những định hướng cụ thể thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tàu thủy
trong giai đoạn tới:
Thực hiện các kế hoạch hợp tác đầu tư với các đối tác truyền thống có thế
mạnh về nguồn lực công nghệ, tài chính và kỹ năng quản lý nhằm giải quyết trước mắt
bài toán thiếu hụt nguồn vốn cho đầu tư xây dựng nền tảng phát triển ngành; đồng thời
từng bước nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt tiếp thu công
nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.
Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, như
sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy và chế tạo lắp ráp các thiết bị
trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa của
sản phẩm.
+ Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải
Chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực còn yếu về năng lực sản xuất
trong nước như:
lxxvii
Về cơ khí ôtô: Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành cơ khí
chuyển dần từ khâu lắp ráp sang chế tạo, sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về cơ khí giao thông vận tải: Định hướng đầu tư theo chiều sâu, chuyển giao
công nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe chuyên dụng, máy móc công trình giao
thông, xây dựng.
- Công nghiệp luyện kim và vật liệu xây dựng:
Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực
công nghiệp luyện kim và vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác trong và ngoài nước. Đảm bảo các yếu
tố về bảo vệ môi trường, an ninh kinh tế, trật tự xã hội.
+ Lĩnh vực gang thép:
Ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển
ổn định và bền vững cho nền công nghiệp trong nước; hỗ trợ trực tiếp cho ngành công
nghiệp phụ trợ của các lĩnh vực như xây dựng, cơ khí chế tạo, điện - điện tử… Nhiệm
vụ của ngành thép trong giai đoạn tới là giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang,
phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép
dẹt; xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hoà với bảo vệ môi trường
sinh thái. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành thép trong giai đoạn tới cần
tập trung vào những dự án về sản xuất thép nguyên liệu, thép thành phẩm phục vụ và
hỗ trợ đắc lực cho các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp xây dựng trong nước;
ngoài ra còn hướng tới các thị trường nhập khẩu trong khu vực. Các dự án đầu tư
nước ngoài trong ngành thép cần được phối hợp cân đối với các dự án đầu tư trong
nước; tạo được sự liên kết thúc đẩy phát triển hiệu quả ngành.
+ Lĩnh vực thăm dò, khai thác quặng vàng, đồng, niken, molipđen, …:
Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
thăm dò, khai thác và chế biến quặng và khoáng sản. Chú trọng công tác quản lý hoạt
động đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng khai thác tràn lan, kém hiệu quả và trái quy
định của pháp luật.
lxxvii
i
b, Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ ngày càng chiếm thị phần lớn trong thương mại toàn cầu. Khu vực dịch
vụ bao gồm nhiều lĩnh vực: du lịch, tài chính, y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong những
nền kinh tế phát triển, các dịch vụ này thường chiếm hơn một nửa các hoạt động kinh
tế. Ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn còn chậm phát triển. Việc mở cửa thị trường dịch
vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng
phát triển của các ngành dịch vụ, tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh
tranh khi thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác.
- Tài chính - Ngân hàng
Theo đúng cam kết khi đàm phán gia nhập WTO và các thỏa thuận của Khu vực mậu
dịch tự do FTA, Việt Nam sẽ phải tiến hành mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có
dịch vụ tài chính bao gồm: tư vấn tài chính, quản lý tài sản, dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm và dịch vụ chứng khoán. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cho phép các
đối tác nước ngoài được tự do đầu tư vào các lĩnh vực tài chính.
Lĩnh vực tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế tuy nhiên
lĩnh vực này ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Mặc dù vậy,
lĩnh vực dịch vụ tài chính được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong
tương lai không chỉ về tài chính tiêu dùng mà còn về tài chính thương mại với những
dự án lớn có thể diễn ra trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển kinh
tế. Việc tham gia của các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp các ngân hàng trong nước đổi
mới nghiệp vụ, học được cách quản trị ngân hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng
thời gia tăng sức ép tự cải cách theo hướng hiệu quả hơn để cạnh tranh với các ngân
hàng nước ngoài.
- Giáo dục đào tạo
Một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm tăng trưởng và thu hút đầu tư tại Việt
Nam là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Trong khi
lxxix
các nước trong khu vực có hệ thống giáo dục phát triển thì hệ thống giáo dục của Việt
Nam chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ
cao. Số lượng học sinh, sinh viên ra nước ngoài du học sau đó ở lại làm việc tăng lên
hàng năm cho thấy hệ thống giáo dục trong nước không đủ sức giữ chân họ.
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực giáo dục đào tạo chưa thu hút được các nhà đầu tư
nước ngoài. Thực tế cho thấy, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số dự án đăng ký đầu tư. Vì vậy trong thời gian tới,
định hướng thu hút đầu tư vào giáo dục đào tạo cần chú ý: tập trung vào các dự án đào
tạo nhân lực trình độ đại học trong những lĩnh vực chúng ta còn yếu, chủ động lựa
chọn các đối tác uy tín đến từ các nước có hệ thống giáo dục phát triển chứ không thu
hút một cách tràn lan, kiểm tra giám sát hoạt động và chương trình giảng dạy của các
dự án sau khi được cấp phép.
- Chăm sóc sức khỏe
Trong nhiều năm gần đây khi nền kinh tế và đời sống phát triển nhanh, nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao thì hệ thống y tế nhà nước và tư nhân
lại không thể bảo đảm được nhu cầu này. Hệ thống y tế nước ta hiện vẫn chưa đạt tiêu
chuẩn, luôn trong tình trạng quá tải, cơ sở vật chất lạc hậu. Hệ thống y tế vẫn dựa chủ
yếu vào nhà nước, các bệnh viện tư nhân chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, khoản chi
chỉ 5-6% ngân sách nhà nước mỗi năm cho lĩnh vực y tế là không đủ cho nhu cầu mở
rộng hệ thống y tế, hiện đại hóa trang thiết bị. Vì thế, thu hút đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát triển đồng đều dịch
vụ y tế công tư, chuẩn mực hoá bệnh viện, cải thiện kỹ thuật y khoa, cải thiện lộ trình
hội nhập y tế quốc tế..
Để giải quyết vấn đề này, biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thông qua các hình thức hợp tác trong ngoài nước là hướng đi cần thực hiện trong giai
đoạn tới. Mới đây đại diện của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam là một trong
những nước được sự quan tâm đặc biệt của Ngân hàng Thế giới trong hoạt động đầu
tư tài chính cho y tế. Vấn đề quan trọng nhất cần chú ý khi thu hút đầu tư nước ngoài
lxxx
vào lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe là việc quản lý chất lượng dịch vụ của dự án đầu
tư vì đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.
c, Ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho đến nay chủ nằm trong
ngành công nghiệp và dịch vụ, một số lượng khiêm tốn các dự án chú ý đến các lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp. Mặc dù định hướng thu hút dòng vốn FDI vào khu vực
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có từ khi ra đời luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, tuy
nhiên kết quả có được vẫn chưa được như mong muốn. Một nghịch lý là ngành nông,
lâm, ngư nghiệp nước ta lại đầy tiềm năng phát triển, có thể kể đến các lĩnh vực nuôi
trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… ; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản;
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như lúa gạo,… Lý do có thể đến từ các yếu tố nội tại
ngành, có thể đến từ năng lực của các đối tác nhưng những biện pháp chúng ta có thể
chủ động sử dụng để cải thiện tình hình trên chính là định hướng rõ ràng hơn về chiến
lược phát triển trọng tâm trên một số lĩnh vực cụ thể, đồng thời tăng cường công tác
vận động xúc tiền đầu tư hiệu quả hơn.
Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
- Một số lĩnh vực đặt trọng tâm thu hút đầu tư nước ngoài:
+ Lĩnh vực sản xuất và chế biến nông, lâm, ngư nghiệp: ngành trồng trọt và chế
biến nông sản; ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi; ngành trồng
rừng và khai thác lâm sản;…
+ Lĩnh vực nghiên cứu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp: ngành công nghệ sinh
học ứng dụng trong phát triển giống cây trồng, vật nuôi; dự án nghiên cứu cải tạo môi
trường đất, nước và các vấn đề môi trường;…
- Định hướng các dự án đầu tư sử dụng có hiệu quả nguyên liệu địa phương, tạo thêm
công ăn việc làm cho nông dân, phù hợp với cơ cấu ngành nghề phát triển của địa
phương.
2.2.2. Định hướng theo vùng kinh tế
lxxxi
Dựa trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, có thể định hướng thu hút
FDI theo ba khu vực chính bao gồm khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ, khu vực kinh
tế trọng điểm Nam bộ và khu vực kinh tế trọng điểm Trung bộ. Sự phát triển của ba
vùng kinh tế trên có vai trò hết sức quan trọng đến chiến lược phát triển kinh tế ổn
định, bền vững của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong thời gian qua, hoạt động đầu
tư trải rộng trên khắp các phương diện đã cơ bản phát hiện và phân loại được tiềm
năng phát triển của các khu vực trọng điểm kinh tế nói chung cũng như từng nhân tố
trong khu vực kinh tế nói riêng. Theo đó, chiến lược đầu tư trong giai đoạn tới cần
hướng mạnh vào yếu tố chiều sâu, tập trung vào thế mạnh của từng khu vực và từng
nhân tố trong khu vực. Dòng vốn FDI trong giai đoạn tới vì thế cũng phải được định
hướng chọn lọc nhằm hỗ trợ chiến lược này.
a, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ lấy Hà Nội làm hạt nhân, phát triển các tỉnh, thành
phố vệ tinh bao gồm: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Đây là một trong ba trung tâm kinh tế phát triển và năng
động hàng đầu Việt Nam, đồng thời là đầu tàu kinh tế của cả miền Bắc. Với lợi thế về
quy hoạch tổng thể, khu vực này có những ưu điểm đặc biệt có thể khai thác tốt nhằm
thu hút dòng vốn FDI trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ quan trọng. Tại
khu vực này tập trung các khu công nghiệp lớn tầm cỡ, thu hút nhiều dự án FDI lớn,
như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng, khu công nghiệp Đại
An, khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Đình Vũ...
Các ngành công nghiệp chủ chốt: sản xuất xi măng (Hải Dương, Hải Phòng), đóng tàu
(Hải Phòng và Quảng Ninh), ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, Hải Dương), luyện cán thép
(Thái Nguyên). Về hệ thống giao thông và các yếu tố hạ tầng cơ sở đang dần được
quy hoạch và phát triển trên nền tảng cơ bản tương đối tốt. Hệ thống giao thông giữa
các tiểu vùng kinh tế trong khu vực cũng như giữa khu vực với các khu vực kinh tế
khác trong cả nước và quốc tế được quy hoạch khá toàn diện bao gồm cả giao thông
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Vùng kinh tế Bắc bộ cũng là
một trong những trung tâm năng lượng của cả nước với nguồn tài nguyên khoáng sản
lxxxii
đa dạng, đặc biệt là than đá. Ngoài ra, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên du lịch bên
cạnh phát huy yếu tố văn hóa lịch sử cũng tạo ra sức hấp dẫn lớn và mở ra cơ hội thu
hút đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, một lợi thế rất lớn của khu vực này là sở hữu nguồn
nhân lực có chất lượng, được đào tạo cơ bản, hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao
cũng đang dần được đáp ứng. Lực lượng lao động trong hoạt động sản xuất thuần túy
có số lượng đông đảo, kết hợp với yếu tố chi phí lao động cạnh tranh so với các nước
trong khu vực.
b, Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ:
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ bao gồm các tỉnh và thành phố: Đà Nẵng, Thừa
Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, trong đó lấy Đà Nẵng làm trọng
tâm thúc đẩy phát triển của cả vùng. Đây là vùng kinh tế lớn thứ ba tại Việt Nam. Đặc
trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có:
khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh
tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém
hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển
lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của
cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam).
Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng
hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu
Lai sẽ được thiết lập trong thời gian tới; cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung
chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu
tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế
Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.
c, Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ:
Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và
Tiền Giang. Đây là vùng kinh tế có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh
tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu
lxxxii
i
vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so
với mức bình quân 25% của cả nước). Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập
trung số lượng các khu công nghiệp lớn của cả nước. Tại đây có khu công nghệ cao,
khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng
chục khu công nghiệp khác như : Biên Hòa, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương,Tân
Tạo... Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, giày da, dệt
may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép...Ngoài ra còn có một số khu công
nghiệp tập trung ở Long An ( Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa và
Tân An), Mỹ Tho (Tiền Giang). Vùng kinh tế cũng là trung tâm năng lượng quan
trọng của cả nước với tiềm năng lớn về dầu thô, khí đốt kết hợp phát triển ngành năng
lượng điện mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong giai đoạn sắp tới, cần tăng
cường các dự án đầu tư phát triển sản xuất và cung cấp năng lượng, khu vực kinh tế
trọng điểm Nam bộ không những tạo được lợi thế vượt trội trong thu hút dòng vốn
FDI trong khu vực.
2.2.3. Định hướng theo đối tác đầu tư
Các tập đoàn đa quốc gia được định hướng là các đối tác chiến lược quan trọng nhất
trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh
doanh của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia diễn ra trên phạm vi rộng bao gồm cả về
kinh tế và địa lý. Do đó, định hướng thu hút FDI theo các tập đoàn đa quốc gia phải
được phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng: định hướng lĩnh vực đầu tư và định
hướng quốc gia đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài, giúp chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, chủ động trong quy hoạch
và quản lý đầu tư.
Dựa vào các đối tác chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn trước đây, cùng với việc
đánh giá thế mạnh của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, có thể định hướng cơ
bản đối tác đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn tới:
a, Các đối tác khu vực châu Á
lxxxi
v
- Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong những đối tác chính và cũng là đối tác chiến lược của Việt Nam
trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với số lượng rất lớn các tập đoàn
xuyên quốc gia hàng đầu thế giới hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Nhật Bản là một đối
tác đầy tiềm lực về kinh tế cũng như những tiềm năng công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
Hai nước Nhật Bản và Việt Nam đã xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện
trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hôi. Chính phủ Nhật Bản đang có
những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một
địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực. Việt Nam và Nhật Bản cũng đang thực hiện
Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt – Nhật nhằm giải quyết những vướng
mắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư. Các tập đoàn xuyên quốc
gia của Nhật Bản đang thực hiện chiến lược chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang
một số nước khác trong khu vực theo mô hình “Trung Quốc + 1”, tạo cơ hội mới cho
Việt Nam trong tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản.
Các đối tác là các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản:
Bảng 3.1: Danh sách các công ty, tập đoàn lớn nhất Nhật Bản
(Nguồn:Fortune 500 - 2010,
STT Công ty
Xếp hạng 500
công ty
lớn nhất thế
giới
Doanh
thu
Thành phố Lĩnh vực thế mạnh
($
millions)
1 Toyota Motor 10 204,352 Toyota Chế tạo và sản xuất ô tô
2 Honda Motor 51 99,652 Tokyo
Chế tạo động cơ máy (ô tô,
xe máy,…)
3 Hitachi 52 99,544 Tokyo
Sản xuất máy móc công
nghiệp, điện tử
4 Nissan Motor 67 83,982 Tokyo Chế tạo và sản xuất ô tô
5 Panasonic 79 77,298 Osaka
Sản xuất sản phẩm điện -
điện tử
6 Sony 81 76,945 Tokyo
Sản xuất sản phẩm điện -
điện tử
7 Toshiba 97 66,239 Tokyo Sản xuất sản phẩm điện -
lxxxv
điện tử
8 Mitsubishi 114 61,182 Tokyo
Sản xuất ô tô, Năng lương
nguyên tử, Hóa chất
9
Tokyo Electric
Power
124 58,605 Tokyo
Sản xuất và cung cấp điện
năng
10 Nippon Steel 157 47,479 Tokyo
Sản xuất thép và các sản
phẩm từ thép
11 Fujitsu 161 46,714 Tokyo
Sản xuất sản phẩm tin học
(linh kiện máy tính, phần
cứng, phần mềm)
12 Canon 190 39,611 Tokyo
Sản xuất sản phẩm hình
ảnh, quang học (camera,
máy in, máy ảnh,…)
13 Bridgestone 270 31,292 Tokyo
Sản xuất phụ tùng ô tô, xe
máy (lốp xe,…)
14 Suzuki Motor 290 29,911 Hamamatsu
Sản xuất ô tô, xe máy,
thuyền máy,…
15 Sharp 309 28,341 Osaka
Sản xuất thiết bị điện tử,
viễn thông, thông tin,…
16 Mazda Motor 352 25,242 Hiroshima Sản xuất ô tô
- Đài Loan:
Đài Loan là một trong những đối tác đầu tư nước ngoài truyền thống của Việt Nam.
Thu hút đầu tư của Đài Loan có thể đẩy mạnh quy mô và hiệu quả của các dự án đầu
tư tại Việt Nam đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo; sản xuất chế tạo điện – điện
tử, linh kiện máy tính; dệt may và da giày; các lĩnh vực chế biến thực phẩm phục vụ
xuất khẩu;… Song song với việc thu hút đầu tư từ các Tập đoàn lớn cần coi trọng thu
hút đầu tư của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan vì quy mô vốn và trình độ kỹ
thuật của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan lớn hơn nhiều so với xí nghiệp cùng
loại của Việt Nam. Việc tăng cường thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan
cũng phù hợp với Chính sách Công nghiệp hoá và tăng cường xây dựng ngành Công
nghiệp phụ trợ trong nước; đẩy mạnh hơn công việc hợp tác trong giáo dục đào tạo,
nhất là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để tạo điều kiện nâng cao
chất lượng đầu tư tại Việt Nam.
- Hàn Quốc:
lxxxv
i
Quá trình hợp tác đầu tư có chiều sâu trong quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư phát
triển giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã tạo cơ sở về triển vọng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc trong giai đoạn tới. Ngoài các lĩnh vực đầu tư
truyền thống trong giai đoạn trước đây lĩnh vực sản xuất linh kiện điện – điện tử, linh
kiện máy tính; lắp ráp xe máy, ô tô; lĩnh vực khai thác và sản xuất thép;… trong giai
đoạn tới, thu hút đầu tư từ Hàn Quốc cần chú trọng đến lĩnh vực có yếu tố kỹ thuật
cao như sản xuất và chế tạo ô tô, xe máy; đồng thời định hướng đầu tư vào phát triển
các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Các đối tác là các công ty Hàn Quốc như:
Bảng 3.2: Danh sách các công ty, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc
(Nguồn:Fortune 500 - 2010,
STT Công ty
Xếp hạng 500
công ty
lớn nhất thế giới
Doanh thu
Thành phố Lĩnh vực thế mạnh
($ millions)
1 Samsung Electronics 40
110,350
Seoul
Sản xuất sản phẩm
điện - điện tử
2 LG 69
82,082
Seoul
Sản xuất sản phẩm
điện - điện tử, điện
thoại; Dầu khí
3 SK Holdings 72
80,810
Seoul
Khai thác và chế
biến Dầu khí
4 Hyundai Motor 87 72,542 Seoul Sản xuất ô tô vận tải
5 POSCO 199
37,976
Pohang
Sản xuất thép và các
sản phẩm từ thép
6 GS Holdings 213
36,503
Seoul
Khai thác và chế
biến Dầu khí
7 Korea Electric Power 305
28,712
Seoul
Sản xuất và cung
cấp điện năng
8
Hyundai Heavy
Industries
355
25,004
Ulsan
Đóng tàu; Chế tạo
và sản xuất máy
móc
9 Hanwha 362
24,782
Seoul
Hóa học ứng dụng
sản xuất vật liệu
10 Samsung Life Insurance 367 24,420 Seoul Bảo hiểm, tài chính
lxxxv
ii
11 Korea Gas 438
21,076
Seongnam
Cung cấp gas, khí
đốt
12 S-Oil 441 21,020 Seoul Lọc hóa dầu
13 Doosan 471 19,494 Seoul Kiến trúc, xây dựng
14 Samsung C&T 495
18,635
Seoul
Xây dựng - Năng
lượng
- Singapore:
Singapore là điểm đến của rất nhiều các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia trên toàn thế
giới, với vai trò làm bàn đạp để tiếp cận các thị trường trong khu vực. Với điều kiện
cơ sở hạ tầng phát triển, Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư
nước ngoài tới Việt Nam và cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị
trường quốc tế. Việt Nam và Singapore có tiềm năng và thuận lợi lớn trong hợp tác
kinh tế thương mại và đầu tư phát triển. Hai nước cũng đã thỏa thuận thực hiện
chương trình hợp tác xúc tiến và thúc đẩy đầu tư của nước thứ ba vào Việt Nam và
Singapore mà cụ thể là Nhật Bản. Đây là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đầu tư của
Singapore vào Việt Nam trong những năm tới. Các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư
từ Singapore là công nghiệp điện tử, tin học, công thệ thông tin; các dự án công
nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như khách sạn - du lịch, bất động sản, đặc biệt
là lĩnh vực giáo dục đào tạo.
b, Các đối tác khu vực châu Âu
Trên cơ sở coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN) nói chung và Việt Nam nói riêng, liên minh châu Âu luôn chú trọng
tăng cường hợp tác phát triển về thương mại và đầu tư. Liên minh châu Âu (EU) đang
khẳng vị trí số một trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN, chiếm
26% trên tổng nguồn vốn 20. Tuy nhiên với riêng Việt Nam, nguồn vốn đầu tư từ EU
chưa thực sự cao và tương xứng với tiềm năng hai bên. Mặc dù vậy, cơ hội hợp tác
giữa các bên là rất lớn, cộng thêm những thuận lợi hỗ trợ từ các hiệp định ký kết về
thương mại và đầu tư, trong giai đoạn tới, EU được kỳ vọng là đối tác chiến lược
trong quan hệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
20
Theo trang web chính thức của ASEAN – Việt Nam -
lxxxv
iii
Định hướng thu hút đầu tư từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tư của các công ty đa
quốc gia, các tập đoàn kinh tế tiềm lực mạnh về tài chính, có mạng lưới sản xuất và
cung ứng sản phẩm toàn cầu. Chú trọng lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực, phù
hợp với nhu cầu trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, năng
lượng, hoá chất, xây dựng, dịch vụ. Trong EU cần tiếp tục thu hút dòng vốn FDI từ
các nước công nghiệp hàng đầu có truyền thống như Pháp, Anh, Đức; đồng thời tăng
cường mở rộng hợp tác với các quốc gia đang khẳng định vị thế đầu tư tại Việt Nam
khác như Hà Lan, Thụy Sĩ…
c, Các đối tác khu vực châu Mỹ
- Hoa Kỳ:
Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn khẳng định vị trí số một trên thế giới về khối lượng đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài. Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm gần
đây ghi nhận chỉ số tăng trưởng cao, đặc biệt với nhiều dự án lớn điển hình là dự án 1
tỷ USD của Tập đoàn Intel tại thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết
và đang thực hiện Hiệp định Thương mại (BTA). Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã thông qua
Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã
thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Dự báo trong các năm tới,
đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn các năm trước và Hoa Kỳ có thể
vươn lên đứng hàng thứ hai sau Nhật Bản về vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, số
lượng các dự án FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản… bên cạnh các dòng vốn hoạt động
trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Vì vậy, trong giai đoạn tới, định
hướng đối tác phải nhắm đến các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ mà Việt
Nam có tiềm năng và thế mạnh phát triển như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản
xuất phần mềm, sản xuất linh kiện điện – điện tử, chế tạo máy,… Bên cạnh đó, các đối
tác Hoa Kỳ còn xác định là các tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng, bảo hiểm… Đây là một trong những nhân tố quan trọng có thể thúc đẩy
dòng vốn FDI vào Việt Nam mạnh hơn.
lxxxi
x
Ngoài ta, một bộ phận lớn khoảng 1,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc
tại Hoa Kỳ cũng nằm trong định hướng đối tác thu hút đầu tư vào trong nước. Điều
này phù hợp với nguyện vọng trở lại xây dựng và phát triển đất nước của cộng đồng
người Việt Nam tại nước ngoài, phát huy được sức mạnh đáng kể cho sự nghiệp phát
triển chung của cả nước.
2.3. Hoạch định nhóm giải pháp chiến lƣợc
2.3.1. Nhóm giải pháp đặt ra cho nhà nước
- Nhóm giải pháp thứ nhất: Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch xây
dựng, kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế theo hướng gắn kết với thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Công tác quy hoạch tốt, thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa
yếu tố nội lực và nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nền kinh tế quốc dân, sẽ là cơ sở để xây dựng định hướng và kế hoạch thu hút
FDI hiệu quả và bền vững. Công tác quy hoạch đầu tư tập trung vào hai vấn đề: vùng
kinh tế tiếp nhận đầu tư và ngành nghề - lĩnh vực tiếp nhận đầu tư.
+ Quy hoạch ngành nghề - lĩnh vực tiếp nhận đầu tư: Công tác quy hoạch
ngành nghề - lĩnh vực chú trọng đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiếp nhận
đầu tư nước ngoài vào các địa phương, cũng như giúp các đối tác nước ngoài đánh giá
rõ hơn về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Trong giai đoạn tới, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế cũng đặt ra trách nhiệm quan trọng trong công tác quy hoạch ngành nghề -
lĩnh vực đầu tư. Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa
- hiện đại hóa vào năm 2020, thì cơ cấu đầu tư cần được điều chỉnh trong từng giai
đoạn theo hướng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp. Quy hoạch thu hút FDI vào
các nghề nghề - lĩnh vực vì vậy cũng trở nên rất cần thiết. Giải pháp đặt ra là cần chú
trọng công tác dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước, quốc tế, đảm bảo sự
thống nhất giữa quy hoạch các bộ, ngành và địa phương trong việc thu hút FDI; cần
xây dựng danh mục kêu gọi dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới theo
từng bước cụ thể. Giải pháp này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài trong việc lựa chọn dự án đầu tư. Mặt khác làm căn cứ rõ ràng cho các
xc
ngành, địa phương tính toán chủ động trong kêu gọi vốn đầu tư một cách hợp lý, có
hiệu quả, giải toả được những bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư nước ngoài giai đoạn vừa
qua.
+ Quy hoạch vùng tiếp nhận đầu tư: Vùng tiếp nhận đầu tư được xác định là
các điểm đến chủ chốt của dòng vốn đầu tư nước ngoài; nơi tập trung được các lĩnh
vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt là các lĩnh vực quan trọng trong ngành công nghiệp.
Công tác quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
thu hút đầu tư nước ngoài, cụ thể là thu hút dòng vốn FDI. Các yêu cầu trong quy
hoạch bao gồm: quy hoạch phạm vi địa lý tổng thể vùng; quy hoạch phạm vi ngành
nghề - lĩnh vực sản xuất kinh doanh; quy hoạch hạ tầng cơ sơ (hệ thống giao thông -
thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện năng, dịch vụ hỗ trợ trong sinh hoạt,…).
- Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao tính hiệu quả trong cơ chế phân cấp quản lý nhà
nước đối với đầu tư nước ngoài. Chủ trương phân cấp quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực đầu tư nước ngoài là hướng đi cần thiết trong chiến lược thúc đẩy thu hút dòng
vốn FDI vào Việt Nam. Hiện nay, đề án phân cấp quản lý trung ương và địa phương
về đầu tư nước ngoài đã quy định tương đối rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với chính phủ, bộ kế hoạch và đầu tư, ủy ban nhân dân các tỉnh và ban
quản lý các khu công nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn đầu thực hiện chủ trương đã xuất
hiện những vấn đề như về năng lực quản lý của cấp tỉnh hay trách nhiệm quản lý của
chính phủ… Định hướng chuyển dần quyền hạn và trách nhiệm quản lý cho cấp địa
phương tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo và chủ động trong công tác thu hút FDI.
Tuy nhiên, điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại một số địa phương còn
yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu
ngành, lĩnh vực đầu tư. Những hạn chế này có thể dẫn đến những xung đột về quản lý
nhà nước giữa trung ương và địa phương, cản trở hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư.
Giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong cơ chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài:
xci
+ Đào tạo, xây dựng đội ngũ có năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm trong quản
lý lĩnh vực đầu tư nước ngoài cho các cấp, nhất là phía các địa phương. Quán triệt
phương hướng, nhiệm vụ cơ bản trong công tác quản lý địa phương, cụ thể ở các lĩnh
vực: lập và công bố các danh mục thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương, thực hiện
công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở, quản lý ngân sách cho thu hút đầu tư,
công tác đánh giá và cấp phép dự án đầu tư, công tác giải quyết vướng mắc trong thực
hiện đầu tư, công tác báo cáo chính phủ…
+ Thành lập các bộ phận có chức năng quản lý các vùng kinh tế trên cả nước,
đặc biệt các tại các vùng kinh tế trọng điểm. Bộ phận này có hai chức năng chính: Một
là chỉ đạo, xúc tiến hợp tác liên kết phát triển giữa các ban quản lý cấp địa phương
trong các vùng kinh tế, đặc biệt ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Nam bộ, Trung
bộ; Hai là xây dựng quy hoạch tổng thể về thu hút đầu tư vùng kinh tế dựa trên thế
mạnh và định hướng của từng vùng, từng địa phương, trong đó phải tạo được sự liên
kết có hiệu quả để cân bằng lợi ích kinh tế các địa phương, đồng thời phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
+ Bộ phận các cấp, bộ ngành quản lý trung ương cần chủ động trong công tác
dự báo, định hướng, hỗ trợ, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát hoạt động của bộ
phận các cấp quản lý địa phương trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Thực hiện minh bạch hóa công tác quản lý đầu tư các cấp trung ương và địa
phương, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài.
- Nhóm giải pháp thứ ba: Hoàn thiện và phổ biến rộng rãi cơ chế, chính sách khuyến
khích đầu tư nước ngoài, nhất là những chính sách ưu đãi về thuế. Yêu cầu đề ra cho
nhà nước là phải có phương hướng điều chỉnh chính sách ưu đãi hiệu quả, thiết thực,
tạo ra sức cạnh tranh khu vực trong thu hút đầu tư nước ngoài, trên nguyên tắc đảm
bảo cân bằng lợi ích trong nước.
+ Ưu đãi về thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế giá
trị gia tăng; thuế nhập khẩu; thuế sử dụng đất, phí sử dụng đất, phí thuê đất và phí thuê
mặt nước; …
+ Ưu đãi về thủ tục hành chính:
xcii
+ Chính sách ưu đãi khác: Nới rộng quy định về hoạt động lưu chuyển tài chính
ra nước ngoài, cũng như những cam kết về không đánh thuế hai lần.
- Nhóm giải pháp thứ tư: Mở rộng hoạt động đối ngoại, tăng cường nâng cao hiệu quả
công tác xúc tiến hợp tác trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát huy vai trò
cầu nối quan trọng nhất giúp các các doanh nghiệp nước ngoài đến với thị trường Việt
Nam.
+ Chú trọng công tác ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định hợp tác
thương mại - đầu tư với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Truyền tải, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư tại
Việt Nam đến với các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư; tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với các đối tác quốc tế.
- Nhóm giải pháp thứ năm: Tiếp tục công tác ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị,
an ninh xã hội.
+ Ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
+ Ổn định kinh tế vĩ mô: ổn định giá cả thị trường, duy trì mức độ lạm phát an
toàn; giữ vững tăng trưởng kinh tế; …
2.3.2. Nhóm giải pháp đặt ra cho chính quyền địa phương
- Chú trọng nghiên cứu thế mạnh của địa phương, lựa chọn ra các ngành nghề đặc
trưng và tiềm năng có ưu thế đặc thù; trên cơ sở đó quảng bá, thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài một cách có chọn lọc, qua đó tăng tính cạnh tranh của địa phương.
- Chủ động liên kết hợp tác với các khu vực kinh tế khác, sử dụng các liên kết hợp tác
này làm yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư, biện pháp này có tác dụng lớn nhất đến các địa
phương là vùng phụ cận các trung tâm kinh tế đang phát triển. Tránh xu hướng phát
triển cục bộ địa phương dẫn đến mất cân đối hoặc phá vỡ quy hoạch vùng kinh tế.
- Thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thành đầy đủ từng bước các hành lang
pháp lý và thủ tục hành chính, nâng cao hình ảnh của địa phương trong mắt các nhà
xciii
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, công tác theo sát hỗ trợ các khúc mắc và các vấn đề
đa dạng các nhà đầu tư có thể gặp phải trong quá trình tiến hành đầu tư ở các địa
phương cũng đóng vai trò hết sức đáng lưu ý. Thực hiện tốt giải pháp này cũng có
nghĩa là địa phương đã từng bước gây dựng hình ảnh và chất lượng khu vực đón nhận
đầu tư nước ngoài một cách bền vững và hiệu quả nhất.
- Nghiên cứu thực tế, học hỏi kinh nghiệm các địa phương thành công trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài. Không phải địa phương nào cũng có các thế mạnh đặc thù hay
các lợi thế rõ rệt hơn hẳn các địa phương khác, yếu tố sáng tạo của con người vẫn luôn
được đề cao, không thể lúc nào cũng làm theo các mô hình có sẵn, việc chú trọng gây
dựng một đội ngũ quản lý lãnh đạo có tâm huyết và trính độ là sự đầu tư đúng đắn
nhằm tạo ra sự khác biệt và tháo gỡ các khó khăn cố hữu tồn tại ở địa phương.
2.3.3. Nhóm giải pháp đặt ra cho khu vực doanh nghiệp trong nước
- Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, hướng đến các tiêu chuẩn chất
lượng được cộng đồng quốc tế rộng rãi chấp nhận, tập trung cải thiện trình độ, kỷ luật
lao động cho công nhân, nhân viên, cải tiến trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo.
Làm tốt những điều này các doanh nghiệp trong nước sẽ đạt được sự tăng trưởng thị
phần trong nước hoặc thị phần trên các thị trường ngoài nước, trở thành đối tượng tiếp
nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tiềm năng, đồng thời nâng cao chất lượng dòng
vốn đầu tư nước ngoài đổ vào khu vực doanh nghiệp này.
- Chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng thụ động, thiếu sáng
tạo trong hoạt động huy động nguồn vốn bổ sung từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thị
trường Việt Nam là một thị trường mới nổi, có sức tăng trưởng thuộc hàng hấp dẫn
nhất trong khu vực và cả quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài trước hết mang lại lợi
nhuận cho các nhà đầu tư, việc quảng bá hình ảnh của các công ty trong nước, cũng
như sự chủ động trong việc tìm kiếm đối tác quốc tế sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ.
Giải pháp này có thể thực hiện dựa trên các chuyến đi thăm quan hoạt động kinh
doanh ở nước ngoài, nhờ đó tìm kiếm đối tác thích hợp và học hỏi kinh nghiệm sản
xuất và kinh doanh của doanh nghiệp bạn, cũng có thể học hỏi chính các doanh nghiệp
xciv
trong nước khác đã và đang làm tốt việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước
ngoài.
xcv
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới trong giai đoạn 2007-2009 đã ảnh
hưởng sâu sắc tới hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và đầu tư quốc tế. Đến
nay nền kinh tế thế giới đang cho thấy những dấu hiệu hồi phục nhưng tác động tiêu
cực của cuộc khủng hoảng sẽ còn nguy cơ hiện diện trong nhiều năm tới. Hoạt động
đầu tư quốc tế vẫn chưa cho thấy những dấu hiệu phục hồi ổn định.
Nghiên cứu này cho thấy suy thoái kinh tế đã tác động lớn tới hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Dòng vốn FDI toàn cầu đã
sụt giảm mạnh trong năm 2008 và 2009, chấm dứt chuỗi thời gian dài tăng trưởng.
Đối phó với sự sụt giảm này, nhiều chính sách cải thiện tình hình đầu tư quốc tế đã
được ban hành trên cấp độ quốc gia và quốc tế. Mức độ sụt giảm của dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài khác nhau tùy vào khu vực. Suy thoái kinh tế 2007-2009 đã gây
ra sự thay đổi lớn về cơ cấu dòng vốn FDI theo khu vực, hình thức và lĩnh vực. Các
nước đang phát triển đã vượt qua các nước đang phát triển trở thành điểm đến thu hút
nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. Trong cơ cấu FDI theo ngành, dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn. Do tác động của cuộc khủng hoảng, đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo hình thức mua bán sáp nhập đã không còn chiếm vị trí chủ đạo.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc hiểu rõ bản
chất hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được đặt ra vô cùng cấp thiết. Những lợi
ích của của nhà đầu tư cũng như của nước nhận đầu tư, các hình thức đầu tư và các
yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân tích sẽ là nền tảng
cho việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư của mỗi quốc gia.
Trước những thay đổi trong luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều nước trong
khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp thúc đẩy đẩu tư nước ngoài
và bước đầu có hiệu quả. Việt Nam cũng cần thiết phải có một định hướng chiến lược
thu hút đầu tư rõ ràng nhằm ngăn chặn sự dịch chuyển vốn đầu tư sang nước khác và
đón lấy những cơ hội để bứt phá. Trên cơ sở phân tích xu hướng đầu tư trên thế giới,
điểm mạnh về kết cấu dân số vàng, những thách thức trong ngành công nghiệp phụ trợ
xcvi
và từ sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực, đề tài đề xuất định hướng thu hút
đầu tư theo các ngành, theo vùng kinh tế, theo các đối tác nhằm tận dụng tối đa lợi ích
từ vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế xã hội. Một loạt các giải pháp được
đặt ra cho Nhà nước, chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp theo hướng
tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những định
hướng ban đầu, để đạt được thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong
thời gian tới đòi hỏi nỗ lực rất nhiều của Chính phủ, các cơ quan, địa phương trong
việc đưa ra những chính sách, kế hoạch hành động và thực hiện cụ thể.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009.pdf