Đề án Lạm phát - Thực trạng và biện pháp khắc phục

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU2 Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT4 1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát:4 1.1.1.Các khái niệm:4 1.1.2. Phân loại lạm phát:.4 1.2. Nguyên nhân lạm phát:7 1.2.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ:7 1.2.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (Lạm phát cầu kéo)8 1.2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:8 1.2.4. Lạm phát dự kiến:9 1.2.4. Các nguyên nhân khác:10 1.3. Những tác động của lạm phát:11 1.3.1. Đối với lĩnh vực sản xuất:11 1.3.2. Đối với lĩnh vực lưu thông:11 1.3.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng:11 1.3.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính Nhà nước:12 Phần II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY13 2.1. Thực trạng:13 2.2. Lịch sử của lạm phát:22 2.3. Đặc trưng lạm phát ở Việt Nam:23 2.4. Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam:24 Phần III: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM . 26 3.1. Các quan điểm và cách khắc phục lạm phát:26 3.2. Giải pháp chống lạm phát ở nước ta:26 KẾT LUẬN33 LỜI MỞ ĐẦU ––{—— Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt hiện nay, lạm phát đang là một vấn đề bất cập nhất mà cả thế giới quan tâm. Nó không chỉ như một bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng tất cả các siêu cường kinh tế trên thế giới mà nó còn là mối đe dọa nguy hiểm của sự phát triển kinh tế xã hội mọi quốc gia. Bởi lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Mà nguyên nhân sâu sa của lạm phát là do các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước. Cụ thể ở nước ta lạm phát hiện là mối bận tâm của Chính phủ, bởi lẽ nó là một trong những thước đo mức ổn định của nền kinh tế, có tác động đến sản lượng đầu ra của nền kinh tế và các biến vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát cao trong thời gian gần đây đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân của lạm phát, và chắc chắn theo suy nghĩ của nhiều nhà kinh tế và công chúng, nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây không giống với nguyên nhân lạm phát của những năm 1980 và đầu những năm 1990, mặc dù “ lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi đều là do hiện tượng tiền tệ”. Một nguyên nhân nữa mà không thể không thể đề cập đến, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài, dẫn đến việc làm phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, tổn hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội. Và để khắc phục những hậu quả do lạm phát gây ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải đưa ra một số các giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế mức độ lạm phát tiền tệ trong nước. Các nhà kinh tế, các doanh nghiệp muốn thu lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới, để có thể nhạy bén trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Kết cấu của đề án bao gồm các nội dung sau: Phần I : Những vấn đề lý luận chung về lạm phát. Phần II :Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1989 đến nay. Phần III :Các biện pháp khắc phục lạm phát ở nước ta.

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lạm phát - Thực trạng và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 1.2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy Lạm phát chi phí đẩy vừa là lạm phát, vừa làm suy giảm sản lượng , tăng thêm thất nghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ". Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn. Ví dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo thành vòng xoáy lượng giá. Một yếu tố chi phí chính khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thô. Trong năm 1972 - 1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới. Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy. Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếutố tâm lý dân chúng, sự thay đổi chính trị, an ninh quốc phòng…Song nguyên nhân trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ lưu thông vượt quá số lượng hàng hóa sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế (VAT) cũng làm tăng chỉ số. P ASRL ASSL Chi tiêu quá khả năng cung ứng - Khi sản lượng vượt tiềm năng đường AS có độ dốc lớn nên P1 E1 khi cầu tăng mạnh, AD – AD1 AD1 Po Eo giá cả tăng Po – P1 ADo ASLR y yo y* AD P E1 ASLR1 Chi phí tăng đẩy giá lên cao ASLR2 y y* yo y1 1.2.4. Lạm phát dự kiến Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều một cách ổn định. Mọi người thể dự kiến được trước nên còn gọi là lạm phát dự kiến. ASLR ASSR2 E’’ ASSR1 ` P2 P1 E’ ASSRo Po E AD’’ AD’ AD ` Trong lạm phát dự kiến AS & AD dịch chuyển lên trên cùng, độ sản lượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến. 1.2.4. Các nguyên nhân khác - Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độtiền gửi vào Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá có thể dự trữ gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao. - Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các Chính phủ có thể in thêm tiền để trang trại, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân thông qua bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn. - Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước ngoài. 1.3. Những tác động của lạm phát Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy tác động của nó. 1.3.1. Đối với lĩnh vực sản xuất Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. 1.3.2. Đối với lĩnh vực lưu thông Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do có nhiều người tham giâ vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng. 1.3.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và Ngân hàng bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào Ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống Ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống Ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền bị hạn chế,các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt. 1.3.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính Nhà nước Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến độngcủa giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm... các ngành, các lĩnh vựcdự định đựơc chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được. Phần II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY 2.1. Thực trạng - Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Tuy nhiên theo lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Cái giá phải trả cho tốc độ tăng trưởng cao là mất ổn định kinh tế vĩ mô ít nhất là trong dài hạn. Điều này được thấy rõ nhất thông qua lạm phát và tình hình kinh tế nước ta năm 2008. - Năm 2008 đã đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam như một năm đầy biến động và sóng gió trên tất cả các thị trường. Từ thị trường trong nước đến thị trường nước ngoài, từ thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường, cao cấp đến thị trường tài chính và thị trường bất động sản. Nhìn lại chặn đường một năm giúp ta rut ra nhiều bài học quí giá cho những chặng đường phát triển tiếp theo. Tình hình lạm phát ở giai đoạn nay sẽ được thể hiện cụ thể hơn thông qua các số liệu dưới đây: - Lạm phát, sau hai năm liên tục ở vào mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% năm 2005) tưởng chừng như đã có dấu hiệu suy giảm khi chỉ còn 6,6% trong năm 2006. Tuy nhiên, áp lực tăng giá lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Nếu so với tháng 6 năm 2006, thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,8%.  - Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 10/2007, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên đến hơn 9,3% so với cùng kì năm trước và khoảng 8,12% so với đầu năm.Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ diễn biến tưng giá trong thời gian vừa qua. Bảng 2.1: Tình hình tăng giá đến cuối tháng 10/2007  Stt Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số  (%) Tháng 10/07  so với 8/06 Đóng góp của mỗi nhóm Tổng chi dùng 100.00 109.34 100.00 01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42.85 113.94 63.92 011 Trong đó: 1. Lương thực 9.86 115.98 16.86 012 2. Thực phẩm 25.20 114.19 38.26 02 Đồ uống và thuốc lá 4.56 105.75 2.81 03 May mặc, mũ nón, giầy dép 7.21 105.82 4.49 04 Nhà ở, điện, nước, chất đốt  và VLXD 9.99 111.72 12.53 05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.62 105.90 5.44 06 Thuốc và dịch vụ y tế 5.42 106.46 3.75 07 Giao thông, bưu chính viễn thông 9.04 102.33 2.25 08 Giáo dục 5.41 102.02 1.17 09 Văn hóa, giải trí và du lịch 3.59 102.05 0.79 10 Hàng hóa và dịch vụ khác 3.31 108.08 2.86 (Nguồn: mức tăng giá từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29/10/2007) - Từ bảng này, chúng ta thấy mức tăng CPI bắt nguồn chủ yếu từ việc gia tăng giá lương thực và thực phẩm. Đây là nguyên nhân giải thích tới hơn 60% trong tổng mức tăng CPI. Kế đó là sự gia tăng của nhóm nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng, đóng góp 12%. Các nhóm mặt hàng khác có mức tăng trung bình khoảng 5-6%, và do tỷ trọng trong tổng tiêu dùng nhỏ (dưới 10%) nên mức đóng góp của mỗi nhóm chỉ khoảng trên dưới 3%. Nhưng nhìn chung, mặt bằng giá của tất cả các mặt hàng đều tăng khoảng 5%, ngoài hai nhóm đề cập đầu tiên là tăng hơn 10%. Điều này cho thấy có một sự tăng giá chung trên toàn bộ các mặt hàng, chứ không đơn thuần là xuất hiện cục bộ ở một hai mặt hàng rồi lan tỏa ra các mặt hàng khác. Vì thế theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là vấn đề có nhiều dấu hiệu của nguyên nhân tiền tệ đằng sau hiện tượng lạm phát hiện nay. Xem xét tình hình lạm phát của năm 2007 ta thấy con số 12 là con số được lặp lại nhiều lần khi nói đến lạm phát trong những ngày cuối năm 2007. Theo ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam vào tháng 12/2007 đã tăng 12,6% so với tháng 12/2006. Đây là mức tăng giá tiêu dùng cao nhất trong vòng 12 năm qua. Đúng là giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới đã tăng cao trong năm 2007 do hai nhóm hàng hóa này đều là những sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI, đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong suốt năm nay. Nhưng nếu xem 2 nguyên nhân trên là chính thì các nước trong khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc cũng phải chịu sức ép tương tự như nước ta, trong khi đo năm 2007 tỷ lệ lạm phát ở nước ta lên đên hai con số thì Trung Quốc chỉ là 6,5% và Thái Lan là 2,9%. Điều này có thể được lí giải như sau: - Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao. - Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm. - Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua. - Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, NHNN đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng. Bảng 2.2: Chỉ số CPI 10 tháng đầu năm 2008 STT Các chỉ tiêu CPI trong T10 % Tăng T10/T9 CPI 10 tháng I CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG -0.19 21.64 1 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống -0.42 32.12 Trong đó:  Lương thực -1.91 51.41                  Thực phẩm 0.01 24.44                 Ăn uống ngoài gia đình 0.47 31.37 2 Đồ uống và thuốc lá 0.67 11.34 3 May mặc, mũ nón, giầy dép 0.70 10.82 4 Nhà ở và vật liệu xây dựng -1.08 16.76 5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 0.73 11.26 6 Dược phẩm, y tế 0.58 8.75 7 Phương tiện đi lại, bưu điện -0.94 19.56  Trong đó: Bưu chính viễn thông -0.18 -9.61 8 Giáo dục 0.69 6.56 9 Văn hoá, thể thao, giải trí 0.38 9.30 10 Đồ dùng và dịch vụ khác 0.85 11.69 II CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 3.21 12.53 III CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ -0.05 2.95 (Nguồn: www.viipip.com) Biểu đồ 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008 (Nguồn: www. viipip.com) - Nữa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi quy luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chinhs sách tuef ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm ché lạm phát. Trong bối cảnh lạm phát cao, kết quả tăng trưởng đã mất đi khá nhiều ý nghĩa. Nhất là đối với các tầng lớp nghèo dễ bị tổn thương, thu nhập chủ yếu trông chờ vào đồng lương. Kho vật giá leo thang số tiền mỗi người có được dường như là nhiều hơn do doanh thu bán hàng, thu nhập hoặc tiền lương khá hơn trước. Nhưng thực chất họ lại mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn vì sức mua của đồng tiền đã giảm. Nếu không nhận diện đúng và có những biện pháp thích hợp thì nguy cơ phải đối mặt với lạm phát phi mã gây bất ổn định nền kinh tế là điều khó tránh khỏi. - Chỉ sau 6 tháng Tổng cục thống kê công bố chỉ số CPI đã lên tới 26,8% so với tháng 6 năm 2007 và 18,44% so với cuối năm 2007. Riêng nhóm hàng lương thực – thực phẩm tưng tương ứng 74,3% và gần 60%. Điều này đã phá vơc mọi dự tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số và lực lượng lao động là nong dân. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nói chung và của giá cả thị trường nói riêng vào những biến động trong khu vực sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta còn lớn, mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống chỉ còn 20%. - Thông thường những thang gàn tết giá cả tăng nhanh. Nhưng năm 2008 đặc biệt hơn vì qua tết mà giá cả vẫn ở mức cao trái ngược với qui luật vận động của gia cả trong thời gian gần đây. Trong những tháng đầu năm vật giá leo thang từng tháng, giá cả tăng liên tục đã đẩy mạnh lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước. So với tháng 12( 2007), CPI tháng 1 năm 2008 tăng 2,4% sang tháng 2 tăng vọt lên 6%, tháng 3 là 9,2%. Đến tháng 4 chỉ số CPI đã lên tới 2 con số(11,6%) và tháng 5 lại tăng đột ngột tới 16%. Đỉnh điểm lạm phát đã đến mức 3,91% vào tháng 5(2008), trùng với giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức 1000 USD/tấn, khủng hoảng lương thực đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Ngay cả ở một cường quốc xuất khẩu gạo như nước ta mà tin đồn thiếu gạo đã làm rất nhiều người dân hoang mang, lo lắng là sẽ quay về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Còn các cơ quan chức năng Nhà nước dự báo sai lệch nên yêu cầu các doanh nghiệp dừng xuất khẩu gạo mặc dù giá gạo đag rất cao. - Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm trong khi tỷ lệ đầu tư vẫn ở mức cao. GDP nửa năm đầu tăng 6,5% so vơi cùng kì năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng cung kì ở một số năm gần đây.Xuất hiện những con sốt ảo USD, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng…Nền kinh tế Việt Nam cuối tháng 5 đầu tháng 6 mấp mé bờ vực khủng hoảng với những “bong bóng” khổng lồ chực sẵn và nổ tung trên thị trường tài chính tiền tệ, thị trường tín dụng Ngân hàng, bất động sản. Các tháng 6,7,8 chỉ số CPI đã lên cao chóng mặt lần lượt là 18,4% - 19,8% và 21,7%. - Sang tháng 10,11,12 liến tiếp giá nhiều loại hàng hóa đã chững lại và giảm xuống, CPI cũng giảm, tôc độ tăng trưởng kinh tế tháng là – 0,19% - 0,76% - 0,66%. Quan sát biểu đồ chỉ số giá cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát đang giảm, nguyên nhân là do giá các mặt hàng trên thế giới đã sụt giảm và có thể các chính sách thắt chặt tiền tệ thực thi thời gian qua bắt đầu phát huy tác dụng. CPI tháng 9 và tháng 10 gần như tăng không đáng kể. Như vậy, lạm phát không còn là vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên CPI tăng trưởng thấp và âm cũng cho chúng ta thấy những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng suy thoái kinh tế. Trong giai đoạn thắt chắt tín dụng, lãi suất ngân hàng tăng cao đã làm nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Không những vậy, giá cả các mặt hàng tăng cao đã làm cho sức cầu trong nền kinh tế giảm. Mặc dù NHNN đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng cùng với xu hướng giảm giá của nhiều mặt hàng thiết yếu trên thế giới, nỗi lo về lạm phát cao vào những tháng cuối năm không còn hiện diện mà thay vào đó chúng ta phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế trong nước và toàn cầu. Bên cạnh đó, nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam chủ yếu đến từ cung tiền và sự yếu kém trong hiệu quả đầu tư nên CPI không thể dễ dàng giảm nhanh chóng. Như vậy, tỷ lệ lạm phát thấp trong những tháng cuối năm 2008 chỉ là tạm thời và chúng ta vẫn phải có chính sách đối phó với vấn đề này trong năm tới. Chúng ta đã chủ trương khi giảm tôc độ tăng trưởng và tập trung vào chống lạm phát. Thành công nhờ hệ thống chống lạm phát bảo đảm tính trọn gói, sát với nguyên nhân. Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động cả hệ thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát. Biểu đồ 2.2: Biểu đồ diễn biến CPI năm 2009 (Nguồn : www.tuoitre.com.vn) Bước sang năm 2009 không có những đột biến lớn, không bất thường về quy luật, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm này cho cảm giác khá trầm lắng. Nhưng trong một năm nền kinh tế trầm, thăng phức tạp, CPI vẫn có sự đảo chiều tương ứng. - Trên biểu đồ, tốc độ tăng CPI theo tháng đạt đỉnh 4 lần trong năm qua, ở các tháng Hai, Sáu, Chín và Mười hai, với các mức tăng 1,17%; 0,55%; 0,62% và 1,38%. Quy luật nén - nhả nới lỏng dần qua các vòng “xoắn ốc”, và lạm phát gia tăng sau mỗi chu kỳ được hình thành. - Trong 8 tháng đầu tiên, diễn biến chỉ số giá là biểu hiện của kìm nén, ít nhiều theo tính quy luật và cho cảm nhận an toàn. Tuy nhiên trong 4 tháng còn lại, đường biểu diễn xóc nhẹ, báo hiệu những đột biến, để rồi tăng dần và dựng ngược lên trong tháng tận cùng của năm, hiện thực hóa phần cảm nhận lơ lửng đâu đó về nguy cơ tái lạm phát. Trong 8 tháng này, “lò xo” CPI được nén tới hai vòng. Ở vòng thứ nhất, CPI lên nhẹ 0,32% trong tháng 1/2009, chủ yếu do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng chấp nhận giá cao hơn trong tháng giáp Tết Nguyên đán. Nhưng đến tháng Hai, Tết Kỷ Sửu và rằm tháng Giêng kéo giá lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. Ở đỉnh cao thứ nhất, CPI tăng 1,17%, trước khi đảo chiều giảm âm 0,17% trong tháng Ba ngay sau đó, khép lại vòng quy luật nén - nhả đầu tiên. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, yếu tố thường kéo bật tăng trưởng trong giai đoạn trước, dù vẫn tăng 21,9% so với cùng kỳ, nhưng loại trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 6,5% (cùng kỳ năm 2008 tăng 11%). VN-Index đạt mức thấp kỷ lục, 235,5 điểm vào ngày 24/2, tô đậm thêm bức tranh ảm đạm của kinh tế giai đoạn này. - Bước sang tháng Chín, đã xuất hiện những diễn biến “ngược dòng”. Ở giai đoạn bật nhả đầu tiên, CPI đạt đỉnh ở mức tăng 0,62% trong tháng Chín rồi tạm “nghỉ” ở mức tăng 0,37% của tháng Mười sau đó. So với chu kỳ trước, các con số đỉnh và đáy tương ứng đều cao hơn, báo hiệu những lo ngại tiềm ẩn của lạm phát tiếp tục gia tăng. - Sự điều chỉnh nhỏ trong tháng Mười được hỗ trợ một phần từ việc giá xăng dầu giảm lần đầu tiên trong năm vào ngày 1/10. Giá lương thực, thực phẩm chỉ tăng rất nhẹ so với tháng trước đó. tính đến 30/10/2009, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 23,99%. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công bố, tín dụng tăng trưởng 37,73% so với cuối năm 2008… - Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới, đến tháng 11/2009, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 451,31 USD/tấn. Do có quyền số cao tới hơn 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, tăng giá lương thực tác động mạnh đến giá cả trong nước, CPI nhóm hàng này tháng 12/2009 đã tăng 7,54% so với một năm trước đó. Thêm vào đó, tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này cũng thay đổi nhanh chóng. chỉ số giá USD đã tăng 10,7% trong vòng 1 năm, tính đến tháng 12/2009, gây áp lực rất lớn lên giá hàng hóa nhập khẩu và các mặt hàng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tất cả các mức so sánh. Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ chỉ số CPI tháng cuối cùng của năm khiến niềm vui chưa thể trọn vẹn trong những ngày đón năm mới 2010. Sang năm 2010, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế thìnhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát năm 2010 lên cao hơn mức dự báo. Thậm chí, nếu các nguồn gây lạm phát không được quản lý và điều hành tốt, lạm phát năm tới có thể lên hai con số, khó giữ ở mức 7%: - Theo ông Vũ Đình Ánh – Viện phó Viện Khoa học Thị trường giá cả (TTGC), các mục tiêu của năm 2010 như tốc độ tăng trưởng 6,5%, lạm phát khoảng 7% có thể đạt được thông qua các biện pháp không mang tính cấp bách, tình thế, mà gắn với chiến lược phát triển tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả hơn. Vì thế, ông Ánh dự báo, nếu tính qui luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức 1 con số. Tuy nhiên, nếu các điều kiện này không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.. - Ông Phạm Minh Thụy, Trưởng phòng Phân tích dự báo giá cả thị trường (Viện TTGC) cũng cho rằng, chỉ số CPI của Việt Nam tháng 12/2010 so với cùng kỳ 2009 sẽ ở mức 108,0–109,0%. Như vậy, những dự báo này cho thấy, mục tiêu 7% đã đặt ra sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bởi vì, tình thế của 2010 sẽ hoàn toàn khác năm 2009 hay các năm trước, khó có thể lấy những dữ liệu và chính sách hiện tại để tính toán hết cho năm 2010, nhất là khi kinh tế thế giới đã ra khỏi khủng hoảng, nhu cầu tăng lên như hiên nay. 2.2. Lịch sử của lạm phát - Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1890 trở về trước, lạm phát được hiểu giống hoàn toàn định nghĩa của Marx, cho nên chống lạm phát là tìm tòi mọi cách hạn chế việc phát hành tiền vào lưu thông. - Thời kỳ 1938 - 1945: Ngân hàng Đông Dương cấu kết với chính quyền thực dân Pháp đã lạm phát đồng tiền Đông Dương để vơ vét của cải nhân dân Việt Nam đem về Pháp đóng góp cho cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và sau đó để nuôi mấy chục vạn quân nhận bán Đông Dương làm chiếc cầu an toàn đánh Đông Nam Á. Hậu quả nặng nề của lạm phát nhân dân Việt Nam phải chịu giá sinh hoạt từ 1939 - 1945 bình quân 25 lần. - Thời kỳ 1946 - 1954: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã phát hành đồng tài chính thay đồng Đông Dương và sau đó là đồng ngân hàng để huy động sức người, sức của của toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp, kết quả giải phòng hoàn toàn nửa đất nước. - Thời kỳ 1955 - 1965: Chính phủ tay sai Mỹ kế tiếp nhau ở miền Nam Việt Nam liên tục lạm phát đồng tiền Miền Nam để bù đắp lại cuộc chiến tranh chống laị phong trào giải phóng dân tộc ở Miền Nam. Mặc dù được chính phủ Mỹ đổ vào miền Nam một khối lượng hàng viện trợ khổng lồ, giá trị hàng trăm tỷ USD cũng không thể bù đắp lại chi phí. Nguyễn Văn Thiệu - Chính phủ đã lạm phát hàng trăm tỷ đồng tiền lưu thông ở miền Nam năm 1975 gấp 5 lần. Năm 1969 lên tới 600 triệu đồng, giá sinh hoạt tăng hàng trăm lần so với năm 1965. - Thời kỳ 1965 - 1975: Ở miền Bắc Việt Nam chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại ở Mỹ tại miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đã phát hành số tiền lớn (gấp 3 lần tiền lưu thông của năm 1965 ở miền Bắc) để huy động lực lượng toàn dân, đánh thắng độc quân xâm lược ở Mỹ và tay sai ở cả hai miền. Nhưng nhờ có sự viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em đã hạn chế được lạm phát trong thời gian này. - Thời kỳ 1976 đến nay: Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta thiếu nhiều kinh nghiệm trong thời bình nên duy trì quá lâu cơ chế thời chiến tập trung quan liêu bao cấp toàn diện, không mở rộng sản xuất hàng hoá. XHCN không tiến hành hạch toán kinh doanh nên đã tự gây cho mình nhiều khó khăn, sản xuất không đủ tiêu dùng, ngân sách không đủ chi tiêu, lạm phát tiền giấy liên tục và bùng nổ dữ dội tới 3 con số. Nhưng kể từ năm 1999 đến nay với sự chỉ đạo đúng đắn của nhà nước thì lạm phát hiện nay chỉ còn dừng lại ở mức độ tốt cho sự phát triển nền kinh tế tức là chỉ ở mức 15-17% có thể nói đây cũng là một thành công không nhỏ của nhà nước ta. 2.3. Đặc trưng lạm phát ở Việt Nam Lạm phát ở Việt Nam cũng có những biểu hiện chung giống với lạm phát ở các quốc gia khác như: chỉ số giá cả nói chung tăng phổ biến do vậy giá trị của đồng tiền giảm. Song lạm phát ở Việt Nam có đặc trưng riêng do điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể: - Lạm phát của một nền kinh tế kém phát triển trong đó khu vực kinh tế nhà nước có địa vị thống trị. Nền kinh tế Việt Nam thuộc loại kém phát triển nhất thế giới, các chỉ tiêu bình quân đầu người rất thấp. Khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam chiếm 1 tỷ trọng lớn hiếm có trên thế giới. Mặc dù khu vực nhà nước chiếm phần lớn số vốn đầu tư và chất xám trong cả nước nhưng lại chỉ có thể làm ra từ 30% - 37% tổng sản phẩm xã hội. Các xí nghiệp quốc doanh nhìn chung đã nộp cho ngân sách nhà nước một số tiền thấp rất xa so với số tiền nhà nước cung cấp cho nó qua bù lỗ, bù giá, cấp phát tín dụng, lãi suất thấp... Đúng ra khu vực kinh tế nhà nước phải đem lại nguồn thu chủ yếu cho xã hội thì ở đây lại ngược lại. Khu vực kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả hơn và đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách của nhà nước. Chính hoạt động của các hãng kinh tế nhà nước với lãi giả, lỗ thật đã đẩy nền kinh tế lạm phát, thị trường rối loạn, lỗ lãi khó kiểm tra. Sự giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến đến vòng luẩn quẩn. Hiệu quả giảm sát dẫn đến thu không đủ bù chi và lạm phát, rồi lạm phát làm cho hiệu quả kinh doanh tiếp tục giảm sút, cứ như vậy nó làm cho nền kinh tế Việt Nam càng lún sâu vào đói nghèo, lạc hậu. - Lạm phát của một nền kinh tế độc quyền mà nhà nước có địa vị thống trị trên mọi lĩnh vực, cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh ắt sinh ra một công ty thắng thế chiếm vị trí độc quyền. Để đạt được điều đó, phải tiến hành cải tiến máy móc, trang thiết bị, tổ chức lao động, tập trung nguồn vốn ... Nhưng khi ở vị trí độc quyền công ty sẽ bóp chết các địch thủ khác và cũng ít chú ý hơn đến việc áp dụng tiến bộ KHKT dẫn đến sự suy thoái trong kinh doanh. Nếu công ty này nhỏ thì sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế sẽ không có nhiều hiệu quả tiêu cực. nhưng nếu đó là một công ty lớn thì sự suy thoái này sẽ kéo theo cả nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trên thực tế, độc quyền ở Việt Nam cũng như ở các nước XHCN khác đã khống chế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chế độ độc quyền nhà nước và cơ chế hoạch định quan liêu, mệnh lệnh đã triệt tiêu mất các quan hệ thị trường ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam xa lạ với thị trường. Đây cũng là nguyên nhân đáng chú ý trong việc góp phần tăng lạm phát. - Lạm phát của một nền kinh tế đóng, phụ thuộc một chiều vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Việt Nam đóng cửa nền kinh tế, không quan hệ kinh tế với các nước TBCN. Chính sách này ra đời do sự thù địch, cấm vận của Mỹ. Nguyên nhân nữa dẫn đến sự đóng góp của nền kinh tế là do sự đối đầu đông tây mà Việt Nam và các nước XHCN là 1 cực. Sự bó hẹp nền kinh tế này đã dẫn đến những khó khăn đáng kể cho sản xuất kinh doanh. - Ngoài những đặc điểm trên thì lạm phát Việt Nam có cơ cấu của nó bao gồm những ngành kém hiệu quả có được sự ưu tiên phát triển. Mọi người đều thấy sự mất cân đối khi ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (vốn lớn, thu hồi lãi chậm). - Lạm phát ở một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài do đó chi phí cho lĩnh vực quốc phòng lớn, tiền trợ cấp gia đình chính sách... Những khoản này đã làm tăng thêm thâm hụt ngân sách và tăng lạm phát. - Việt Nam là nước nông nghiệp mà luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, mất mùa... Do đó, ngân sách hụt đi do phải chi ra 1 khoản trợ cấp cho các vùng thiên tai. 2.4. Những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam Phần trước, chúng ta đã đề cập đến nguyên nhân lạm phát nói chung, bây giờ ta xét trong thời điểm cụ thể và ở quốc gia cụ thể. Lạm phát ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân và ý kiến khác nhau. Từ những phân tích về đặc trưng của nó ta có thể thấy con đường dẫn đến lạm phát. Thứ nhất: Nguyên nhân của lạm phát từ trong chính các thể chế kinh tế quan liêu bao cấp mệnh lệnh, đóng cửa... thể chế này hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển các ngành có chi phí cao, tách rời cầu thị trường, cô lập với thế giới bên ngoài dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu, thu và chi ngân sách... thể hiện nền kinh tế thích xu hướng phát triển kém hiệu quả, các xí nghiệp làm ăn thua lỗ... Đó là nguyên nhân sâu xa đưa nền kinh tế lâm vào lạm phát phi mã. Thứ hai: Do điều hành sai lầm của bộ máy nhà nước, như xác định cơ cấu không xuất phát từ hiệu quả. Sự đổi tiền và tăng giá năm 1985 là chính sách phá giá đồng tiền, làm giảm niềm tin của dân vào đồng tiền của nhà nước. Chính sách lãi suất thấp so với mức trượt giá làm cho người dân không muốn gửi tiết kiệm. Sự mất cân đối tài chính gây lạm phát qua kênh tín dụng, ngân hàng nhà nước luôn phải phát hành tiền để cân đối các nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế và xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Nhà nước lại không chủ động được việc cung cầu hàng hoá, gây ra sự rối loạn trên thị trường, giá cả thay đổi một cách bất hợp lý so với giá quốc tế. Mặt hàng giá cả bị nhích lên do cơn sốt xi măng, thép, xăng dầu, vàng và ngoại tệ. Thứ ba: Cho đến nay, xương sống của nền kinh tế Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này đóng góp 37% vào ngân sách nhà nước. Trong số gần 6000 doanh nghiệp nhà nước thì chỉ riêng 18 tổng công ty lớn với hơn 300 thành viên đã đóng góp trên 70% tổng nộp ngân sách của khu vực kinh tế quốc doanh. Việc làm ăn của nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng năm nhà nước phải bù lỗ, bù giá quá lớn có năm chiếm gần 40% tổng số chi cho ngân sách, không những không làm thêm mà còn phải chi ra. Thứ tư: Môi trường đầu tư chậm được cải tiến, tích luỹ ở trong nước còn ở mức thấp, mới ở khoảng 25 ÷ 26% GDP. Đầu tư những công trình có vốn lớn, thời gian thi công kéo dài quá sức chịu đựng của nền kinh tế trong lúc đó nguồn thu hạn hẹp, thất thu lớn. Tình hình đó làm cho nguồn tài chính quốc gia bị thâm hụt, không còn cách nào khác buộc nhà nước phải in tiền giấy bù đắp, vì vậy đã gây ra lạm phát tiền giấy. Thứ năm: Nguyên nhân từ cơ chế kinh tế độc quyền mà nhà nước có vị trí thống trị trên mọi lĩnh vực: Cơ chế quan liêu bao cấp nặng nề. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế. Các quan hệ tiền tệ không được phát huy một cách đầy đủ tác dụng kích thích, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Quy luật giá trị vi phạm một cách nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo đầy tham vọng muốn kiểm soát toàn bộ các cơ sở kinh tế quốc dân bằng kế hoạch hoá tập trung. Cùng với những yếu kém của nền kinh tế, chúng ta còn đứng trước tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ đang lan rộng trong khu vực" Đó sẽ là những thách thức lớn đối với chúng ta trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho các năm tới. Phần III: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 3.1. Các quan điểm và cách khắc phục lạm phát Tăng lãi suất ngân hàng cao hơn mức lạm phát. Thuyết tiền tệ Friedman được áp dụng. Muốn khắc phục lạm phát cần phải thi hành chính sách "hạn chế tiền tệ" hay " khắc khổ" thu, tăng lãi suất tín dụng của ngân hàng trung ương, hạn chế tăng lương, duy trì thất nghiệp ở mức thấp. vTheo cách tiếp cận khác. - Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã, hầu như đều gắn liền với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, thâm hụt ngân sách lớn... nên đề ra biện pháp giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa, chắc chắn sẽ chặn đứng và đẩy lùi lạm phát. - Đối với lạm phát vừa phải, muốn kiềm chế và đẩy lùi từ từ xuống mức thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, biện pháp này kéo theo suy thoái và thất nghiệp - một giá đắt - nên việc kiểm soát chính sách tiền tệ và tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi phải thận trọng. Có thể xoá bỏ lạm phát hay không? Cái giá phải trả của việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát không tương xứng với lợi ích đem lại của nó, vì vậy các quốc gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó chỉ số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, giá vật tư, lãi suất... Đó là cách làm cho sự thiệt hại của lạm phát là ít nhất. Có nhiều áp lực buộc chính phủ phải tăng chi ngân sách, nhưng ngược lại không mấy sức ép để tăng thêm thu nhập. Bội chi ở mức trên 6% so với GDP năm 1995 và khoảng 6% năm 1996 đã được trang trải bằng vay nợ nước ngoài và trong nước. Tuy nhiên, chính phủ có thể sẽ khó cưỡng lại cám dỗ in thêm tiền một lần nữa khi việc phát hành trái phiếu gặp khó khăn. Khi tiền viện trợ được rót vào, chính phủ sẽ thấy rằng nhiều dự án đòi hỏi phía Việt Nam phải đồng tài trợ bằng tiền trong nước. Những đòi hỏi này rõ ràng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho ngân sách vốn đã eo hẹp (trừ phi tìm được cách thúc đẩy tích luỹ trong nước và kiểm soát được chi tiêu ngân sách) do đó có thể tăng nhanh đầu tư mà không gây nên lạm phát. 3.2. Giải pháp chống lạm phát ở nước ta Bối cảnh quốc tế, trong nước nêu trên đã làm cho những yếu kém của nền kinh tế và trong cơ cấu kinh tế của nước ta bộc lộ sâu sắc hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra những thách thức gay gắt cho việc quản lý và điều hành phát triển kinh tế. Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 3 năm 2008, qua thảo luận nghiêm túc và cân nhắc thận trọng trên các mặt, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình hiện nay là: Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó, kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Nói kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, có nghĩa là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng đã đặt ra từ cuối năm 2007 mà phải tập trung sức để kiềm chế bằng được lạm phát, phấn đấu bảo đảm tốc độ tăng giá giảm dần Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây: 1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. 2. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. 3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. 4. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. 5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. 6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. 7. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội. Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Ngoài ra Bộ Chính trị cũng đã nhấn mạnh một số giải pháp sau trong bản báo cáo của Đảng và Chính Phủ: (1) Chính sách tài chính. Cùng với các biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước, cần thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. - Tăng thuế xuất khẩu ở mức phù hợp đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản, thuế nhập khẩu và thuế nội địa một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, xa xỉ; chống thất thu thuế. - Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào chương trình cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong năm 2008 và những năm tiếp theo để giảm bội chi ngân sách xuống mức thấp hơn 5% GDP. Ngoài việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cần cắt giảm thêm việc mua sắm những thứ chưa cần thiết; giảm triệu tập các hội nghị toàn quốc; giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn công tác trong nước và nước ngoài bằng vốn ngân sách mà không thiết thực. Giảm các hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua gây tốn kém, lãng phí...; tiết kiệm năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán, trừ những khoản chi hết sức cần thiết. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Rà soát và kiên quyết cắt giảm, không bố trí vốn đầu tư các công trình chưa thật sự cấp bách trong năm 2008 hoặc hiệu quả đầu tư thấp. Tập trung các nguồn vốn để bảo đảm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình hoàn thành vào năm 2008, 2009 đúng tiến độ, không để kéo dài. Điều chỉnh kịp thời giá đầu vào các công trình đầu tư từ ngân sách để bảo đảm đúng tiến độ. Rà soát, chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) trước khi nhân rộng. (2) Chính sách tiền tệ. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ - Ngân hàng Nhà nước nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ. Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, các ngân hàng thương mại theo hướng đề ra những yêu cầu, tiêu chí theo thông lệ của nền kinh tế thị trường để các chủ thể kinh doanh tiền tệ phải thật sự lành mạnh, bảo đảm lợi ích của mình và của cả nền kinh tế. - Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài và tỉ giá. Điều hành tỉ giá giữa VND với USD và các loại ngoại tệ nói chung với biên độ hợp lý. Sớm áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) như nhiều nước đã áp dụng thành công. Tiếp tục có giải pháp tích cực, có hiệu quả, chống đô la hóa nền kinh tế. (3) Quản lý thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản - Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hóa hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua. - Chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cung cấp hàng hóa có chất lượng cho thị trường. - Sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách lành mạnh. (4) Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá. Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu. - Rà soát và có chính sách, giải pháp để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược phục vụ cho sản xuất và đời sống, có kế hoạch chủ động nhập khẩu bù đắp thiếu hụt. Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn kinh doanh các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế được hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro theo nguyên tắc thị trường, lấy lãi bù lỗ. Có biện pháp ngăn ngừa việc kinh doanh chồng chéo của những đơn vị này để tránh dẫn đến tăng cung, cầu giả tạo, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá thị trường lên cao, sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả. Tăng cường hơn nữa vai trò nhà nước về quản lý giá, yêu cầu các doanh nghiệp chưa tăng giá một số mặt hàng chiến lược có ảnh hưởng tới giá cả chung trên thị trường, tới sản xuất và đời sống nhân dân (điện, xăng dầu, xi măng, sắt, thép, than, nước,...) cho đến khi kiểm soát được tình hình giá cả (ít nhất là đến hết tháng 6/2008, sau đó sẽ xử lý tiếp). Tăng cường các biện pháp kiểm soát, chống đầu cơ tích trữ, xử lý nghiêm khắc, kịp thời những trường hợp đầu cơ trục lợi, buôn lậu, lợi dụng tình hình để tăng giá, kiếm lời. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc vận động, tổ chức các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa, góp phần ổn định thị trường, giá cả. - Trước mắt, cần có chính sách và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì và thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu : nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả, đa dạng các hình thức thanh toán... Về lâu dài, cần có chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm nhanh xuất khẩu khoáng sản và giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác mới, các thị trường mới... - Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Sử dụng các biện pháp không trái với các quy định của WTO để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không nhất thiết phải nhập khẩu, nhất là việc nhập các mặt hàng xa xỉ (ô tô, rượu ngoại đắt tiền...), giảm tối đa việc nhập siêu. Thực hiện các biện pháp tổng hợp, nghiêm ngặt, đủ mạnh để chống nhập lậu, gian lận thương mại. (5) Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển đi đôi với việc tăng cường các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân - Triển khai tốt cơ chế, chính sách và hỗ trợ kịp thời những địa phương, nhân dân vùng gặp thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. Có chính sách khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thu hút đầu tư vào khu vực nông thôn. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, công khai, minh bạch về thủ tục, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, giảm phiền hà, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn cho thu hút đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp. Có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do giá nguyên, nhiên liệu tăng cao. Điều chỉnh kịp thời giá dự toán các công trình đang triển khai có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có khả năng phát huy hiệu quả nhanh để sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trong một thời hạn nhất định. - Tăng cường thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Tiết kiệm chi tiêu, dành ngân sách và đẩy mạnh việc huy động từ các nguồn lực xã hội bổ sung cho các chương trình trợ giúp người nghèo, vùng nghèo bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Điều chỉnh lộ trình tăng lương sớm hơn theo đề án để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp. (6) Đẩy mạnh công tác tư tưởng, chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về đánh giá tình hình, nguyên nhân, giải pháp; nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong việc khắc phục những khó khăn hiện nay - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tình hình, những giải pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững niềm tin vào sự ổn định và phát triển của đất nước. - Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt Kết luận của Bộ Chính trị, thống nhất nhận thức; theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong Kết luận của Bộ Chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng tâm hiệp lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức trước mắt, tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008 và 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra. KẾT LUẬN –— Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại. Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hoành hành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xoá bỏ cơ chế bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong công cuộc chống lạm phát 1989 đưa đất nước vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị...Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt đựơc trong công cuộc chống lạm phát cũng không vì thế mà làm chúng ta chủ quan, nới lỏng. Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà một phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong nhiều năm tới này. Lạm phát đã và đang sẽ là vấn đề nổi cộm trong lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. Tuy vậy, em đã cố gắng tới mức cao nhất hoàn thành đề án trong khả năng của mình. Bài viết này chỉ là những thu nhặt bước đầu mang tính chất cơ sở cho việc phát triển nhận thức sau này. Em hy vọng đây là cách tiếp cận có hiệu quả trong quá trình tìm hiểu nền kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLạm phát - thực trạng và biện pháp khắc phục.doc
Luận văn liên quan