Đề cương Lịch sử Đảng của học viện chính trị

Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản lý hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tê. Hai là, đổi mới cơ bản mô hình và phương thức tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới. Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Lịch sử Đảng của học viện chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lối trên đây của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã phản ánh đúng quy luật vận động của cách mạng từng miền và của chung trên cả nước, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nhờ vậy, cách mạng Việt Namđã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả nước và của thời đại để chiến thắng đé quốc Mỹ xâm lược. Câu 10: Trình bày sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở Miền Bắc (1954-1975). 1. Thời kì khôi phục kinh tế (1954-1957) và cái tạo XHCN (1958-1960) a. Thời kì khôi phục kinh tế (1954-1957) • Tiến hành & hoàn thành cải cách ruộng đất. Nội dung: - Xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất of giai cấp địa chủ phong kiến. - Đập tan uy thế chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến và củng cố, nâng cao uy thế chính trị of nhân dân lao động. - Tiến hành chỉnh đốn các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, quân đội & tổ chức nhân dân. • Quá trình thực hiện: 5 đợt (T12/1953 - T7/1958) • Đánh giá: - Ưu điểm: + Chế độ sở hữu ruộng đất of địa chủ phong kiến cơ bản đc xóa bỏ. + Hộ gia đình trở thành đơn vị hạch toán trong sản xuất nông nghiệp. + Tạo ra động lực để phát triển sản xuất. - Mắc phải những sai lầm trong cải cách ruộng đất (hạn chế): + Cường điệu hóa đấu tranh giai cấp ở nông thôn -> đánh nhầm vào 1 số địa chủ kháng chiến yêu nước (Đại chủ Nguyễn. T. Năm là địa chủ đầu tiên bị xử bắn). + Sai trong phương pháp thực hiện cải cách: nặng về đấu tố, coi nhẹ phương pháp tuyên truyền vận động giáo dục nông dân. - Nguyên nhân: Tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí. + Vận dụng kinh nghiệm cải cách ruộng đất củaTQ 1 cách máy móc, giáo điều + Chưa điều tra cụ thể về tình hình nông thôn miền Bắc (sau 1954, đưa ra 5% địa chủ trong 1 làng xã phải có đủ 5% địa chủ). + Trình độ năng lực của người làm công tác cải cách ruộng đất chưa cao. - Kinh nghiệm: + Khi phát hiện sai lầm phải kiên quyết sửa chữa, tránh tư tưởng phủ nhận thành quả CM đã đạt được. + Đảng phải luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan trong việc hoạch định đường lối, chủ trương. + Lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Đến 1957, tình hình miền Bắc về cơ bản đã đc ổn định. a. Thời kì cải tạo XHCN (1958-1960) • Chủ trương của Đảng: Hội nghị TW 14 (1958) - Tiến hành cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ và tư bản tư doanh. - Chuyển từ sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu công cộng XHCN với 2 hình thức toàn dân và tập thể. - Lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm phát triển kinh tế văn hóa, cải thiện 1 bc đời sống vật chất của nhân dân. • Quá trình thực hiện cải tạo: - Đối với thành phần kinh tế cá thể of nông dân: chủ trương đưa nông dân vào HTX nông nghiệp. - Buôn bán nhỏ, thợ thủ công: HTX mua bán (hay HTX dịch vụ) - Thành phần kinh tế tư bản: từng bc xóa bỏ quan hệ bóc lột of TBCn bằng phương pháp hòa bình. 2. Đường lối CMXHCN ở miền Bắc a. Căn cứ để hoạch định đường lỗi: • Căn cứ lí luận: Lí luận of chủ nghĩa Mác-Lênin - Lí luận về thời kì quá độ - Lí luận về HTKTXH - Lí luận về CM ko ngừng • Căn cứ thực tiễn: - Xuất phát từ mâu thuẫn đang tồn tại ở miền Bắc: là mâu thuẫn giữa 2 con đường là XHCN và TBCN. - Xuất phát từ yêu cầu của CM miền Nam: cần có 1 hậu phương vững chắc để chi viện cho miền Nam. - Xuất phát từ xu thế của thời đại: xu thế quá độ từ CNTB -> CNXH trên phạm vi toàn thế giới. b. Nội dung: Đại hội 3 của Đảng (1960) • Chỉ ra những đặc điểm của miền Bắc khi tiến lên xây dựng CNXH: - Xuất phát từ 1 nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất thấp kém, bỏ qua chế độ TBCN tiến lên XHCN - CM miền Bắc đc tiến hành trong điều kiến đất nc bị chia cắt thành 2 miền • Đề ra mục tiêu: - Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. - Xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. - Củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nc nhà, góp phần tắng cường vào phe CNXH trên TG. • Giải pháp: - Chính trị: sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử of chuyên chính vô sản nhằm cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế. - Kinh tế: phát triển các thành phần kinh tế quốc doanh & thực hiện CN hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. - VH kĩ thuật: Đẩy mạnh CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng VH kĩ thuật. 3. Thời kì 1965-1975 Trước tình hình mới, vấn đề quan trọng nhất, cấp bách nhất đối với Đảng trong lúc này không phải là vấn đề tương quan lực lượng giữa ta và Mỹ mà là vấn đề tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân ta trước những diễn biến mới của tình hình. Làm thế nào để trong điều kiện bị chiến tranh phá hoại, nhân dân miền Bắc vẫn không nao núng tinh thần, tiếp tục hăng say lao động, sản xuất và chiến đấu, hết sức chi viện cho chiến trường miền Nam, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến? Nhận thức rõ điều đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3-1965) đã xác định: nếu đế quốc Mỹ càng cố sức đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam thì sẽ càng vấp phải sự phẫn nộ, chống đối và đánh trả rộng rãi và quyết liệt hơn, thất bại của Mỹ sẽ càng nặng nề hơn. Và càng tiến hành ném bom, bắn phá miền Bắc để hòng tạo ra một thế mạnh thì lại càng làm tăng thêm lòng căm thù và ý chí chiến đấu của nhân dân cả nước ta, đồng thời làm tăng thêm sự phản đối trên thế giới đối với hành động của Mỹ. Nếu Mỹ đưa thêm mấy vạn quân chiến đấu vào miền Nam và mở rộng quy mô chiến tranh phá hoại miền Bắc thì có thể gây cho ta nhiều thiệt hại hơn, cuộc đấu tranh cách mạng yêu nước của nhân dân ta ở miền Nam có thể có những khó khăn, phức tạp và sẽ lâu dài hơn, nhưng nhân dân Việt Nam sẽ càng thêm căm thù và quyết tâm chiến thắng đế quốc Mỹ, đế quốc Mỹ sẽ bị sa lầy, thiệt hại nặng hơn và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Vì thế, “Công tác lãnh đạo tư tưởng và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là cực kỳ quan trọng trong lúc này”(1) và “Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới”(2). Đây là một chủ trương lớn và hết sức quan trọng của Đảng. Nó thể hiện rõ tư tưởng, tinh thần quyết tâm và chủ động đánh thắng đế quốc Mỹ của Trung ương Đảng, đồng thời quyết định đường lối, phương hướng công tác tư tưởng của Đảng ở miền Bắc trong những năm 1965-1975. 4. Thành tựu & hạn chế của 21 năm xây dựng CNXH a. Thành tựu: - Quan hệ bóc lột of giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản đc xóa bỏ. - Miền Bắc đã xây dựng đc 1 số cơ sở vật chất, kinh tế of CNXH. - Sự nghiệp giáo dục, VH, y tế có bc phát triển - Miền Bắc làm trọn nhiệm vụ là hậu phương lớn đối với CM miền Nam. b. Hạn chế: - Nhận thức về thời kì quá độ còn giản đơn, nôn nóng, chủ quan, ko đúng với qui luật đi lên CNXH. Vận dụng những kinh nghiệm xây dựng CNXH of LX, TQ 1 cách máy móc, ko chú ý tới hoàn cảnh of VN. Câu 11: Trình bày và phân tích sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở Miền Nam(1954-1975). Sau hiệp định Gionevo, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, có hai chế đội chính trị-xã hội khác nhau. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CHXH. Còn Miền Nam về cơ bản là thuộc địa của đế quốc Mỹ. Trước tình hình này, Đảng đã đề ra những đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, hợp lý nhằm giải quyết nhiệm vụ cách mạng 2 miền, đặc biệt là miền Nam, nhằm đưa nhân dân miền Nam thoát ra khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam được thể hiện qua những nội dung sau: Một là: Đảng lãnh đạo cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tấn công đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Đế quốc Mĩ (1954-1960). Âm mưu của Đế quốc Mĩ: Nhằm tiêu diệt phong trào CM of nhân dân ta và chia cắt lâu dài đất nước ta; Biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới & căn cứ quân sự của Mĩ; Ngăn chặn phong trào cộng sản lan rộng xuống Đông Nam Á và phá hoại nền hòa bình, độc lập ở ĐNÁ. Biểu hiện: Sau 1954, tiến hành phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt lâu dài đất nc ta; Thành lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với chính sách tố cộng diệt cộng; Tổ chức quân đội để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, chủ trương và chỉ đạo của Đảng ta như sau: Về chủ trương: Đấu tranh đòi Mỹ- Diệm thi hành hiệp định, tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước, đòi thực hiện các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, chống đàn áp, khủng bố. Về chỉ đạo: • 1954-1956: Đảng chủ trương CM miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong thời kì kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, chủ yếu nhằm củng cố hòa bình & thực hiện hiệp định Giơnevơ. • 1957-1958: chủ trương bên cạnh đấu tranh chính trị cần phải xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. • Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần 15 khóa II (Tháng 1/1959): đề ra đường lối CM miền Nam trong giai đoạn mới: Xác định mâu thuẫn of xã hội VN là mâu thuẫn giữa Nhân dân VN với Đế quốc Mĩ & tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm; Mâu thuẫn giữa Nhân dân VN mà trc hết là nông dân với địa chủ phong kiến Nhiệm vụ của CM miền Nam: Nhiệm vụ cơ bản: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị of đế quốc và phong kiến, thực hiện "độc lập dân tộc" & "người cày có ruộng"; Xây dựng 1 nước VN hòa bình, ổn định, thống nhất và giàu mạnh. Nhiệm vụ trc mắt: Đoàn kết toàn dân nhằm đánh đổ tay sai Ngô Đình Diệm; Thiết lập chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam và thực hiện độc lập dân tộc cùng các quyền tự do dân chủ; Cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tích cực bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Con đường cho CM miền Nam: Theo con đường CM bạo lực, giành chính quyền về tay nhân dân. Nội dung bao gồm: lấy sức mạnh of quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhằm đánh đổ chính quyền thống trị of đế quốc và phong kiến dựng lên chính quyền CM of nhân dân. Khả năng phát triển of tình hình sau những cuộc khởi nghĩa of quần chúng: Hội nghị dự kiến đế quốc Mĩ là đế quốc hiếu chiến nhất cho nên trong điều kiện nào đó, CM miền Nam sẽ chuyển sang khỏi nghĩa vũ trang trường kì nhưng thắng lợi nhất định sẽ về ta. Công tác mặt trận và xây dựng Đảng: Cần tăng cường công tác mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố và xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Nghị quyết của hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ XV chẳng những đã đáp ứng đc những yêu cầu cơ bản of CM miền Nam mà còn làm xoay chuyển tình thế CM từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công. Góp phần vào quá trình hoàn thiện đường lối chung CM of cả nc. Và là ngòi nổ cho phong trào đồng khởi diễn ra, phát triển và giành thắng lợi. Từ 1959-1960, Đảng lãnh đạo quần chúng nổi dậy, khởi nghĩa đồng loạt, hình thành vùng giải phóng . Đến cuối 1960, phong trào “Đồng khởi” đã làm tan rã, tê liệt cfhinhs quyền địch ở nhiều nơi. Ngày 20/12/1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cách mạng Miền Nam có một tổ chức chính trị để tập hợp rộng rãi quần chúng, nhân dân đoàn kết đấu tranh. Hai là: Đảng lãnh đạo nhân dân miền Nam đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Âm mưu và thủ đoạn of đế quốc Mĩ - Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang. Để thực hiện âm mưu trên, Mỹ đã sử dụng 2 thủ đoạn chủ yếu: Tiến hành lập ấp chiến lược và tăng cường lực lượng cơ động của ngụy quân Sài Gòn, kết hợp với phương tiện chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ, do cố vấn quân sự Mỹ trực tiếp chỉ huy. Trước tình hình trên, chủ trương và chỉ đạo of Đảng như sau: Về Chủ trương: Tiếp tục giữu vững tư tưởng chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược, với 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận. Về chỉ đạo: Từ năm 196, ta thực hiện sự tăng cường chi viện cua rnhaan dân miền Bắc đối với cách mạng miền Nam. Thực hiện tăng cường lực lượng cách mạng miền Nam về mọi mặt. Nhờ đó, ta đã giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự: mở đầu là chiến thắng Âps Bắc( 1963), chiến thắng Bình Gĩa( 1964), Ba gia, Đông Xoài( 1965)… Phong trào phái “Âp chiến lược” cũng phát triển mạnh mẽ. Hệ thông ấp chiến lược của địch bị phá tính đến 1965 là 85%. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng cũng phát triển mạnh mẽ Trước phong trào đấu tranh dồn dập và có hiệu quả của nhân dân miền Nam, cuối 1964, đầu 1965, ba chỗ dựa chủ yếu của chiến tranh đặc biệt là Ngụy quân-ngụy quyền, hệ thống ấp chiến lược và đô thị bị lung lay dữ dội. Cuộc khủng hoảng chính trị trong bộ máy Ngụy quyền diễn ra trầm trọng. Chiến lươc “ chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã bị phá sản hờn toàn. Sự thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt là một thất bại nặng nề của Mỹ trong âm mưu dùng Miền nam Việt Nam làm nơi thí điểm cho lại hình chiến tranh mới của Mỹ. Ba là: Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ of Mĩ (1965-1968) Âm mưu of Mĩ: Thất bại trong chiến trnah đặc biệt, để cứu vãn tình thế, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh sang miền Nam Việt Nam thực hiện chiến tranh cục bộ; Chặn đứng sự phát triển of CM VN và cứu nguy cho chế độ ngụy quyền Sài Gòn; Tăng cường các hoạt động về kinh tế - chính trị - văn hóa nhằm mua chuộc lòng dân và bình định miền Nam VN; Tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và ngăn cản sự chi viện of miền Bắc đối với miền Nam. Trước tình hình đó, Ban chaaos hành trung ương Đảng đã liên tieeos mwor hai hội nghị nhằm vạch ra đường lối khắng chiến chống Mỹ cứu nước. Hội nghị TW 11 (T3/1965): bàn về CM miền Nam - Hội nghị đề ra quyết tâm & chiến lược đánh Mĩ, thắng Mĩ. - Nhận định về so sánh tương quan lực lượng giữa ta và Mĩ: ko hề thay đôi dù Mĩ đem quân vào miền Nam trong thế bị động và đầy mâu thuẫn. - Xác định 2 tư tưởng chỉ đạo: giữ vững và phát triển thế tiến công: kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. - Xác định phương châm chiến lược chung of cuộc kháng chiến chốg Mĩ là đánh lâu dai dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần tập trung ở mức độ cao để tập hợp lực lượng ở 2 miền, mở những cuộc tiến công lớn tranh thủ thời cơ & giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. - Xác định phương châm đấu tranh: tiếp tục kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, thực hiện 3 mũi giáp công là quân sự, chinh strị & binh vận. • Hội nghị TW 12 (T12/1965): bàn về CM miền Bắc - Tiếp tục khẳng định miền Bắc vẫn là hậu phương lớn, giữ vị trí, vai trò quyết định nhất đối với CM miền Nam. - Miền Bắc phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại of đế quốc Mĩ và bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH. - Phải tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp Mĩ mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nc. - Thực hiện chuyển hướng kinh tế nhằm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng. - Động viên sức ng', sức của ở mức cao nhất để chi viện cho chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Bốn là: Đảng lãnh đạo nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược VN hóa chiến tranh of Mĩ (1969-1972): Đây là một âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ nhằm dùng người Việt đánh người Việt. Mỹ đã ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, thực hiện chương trình bình định nông thôn bằng mọi thủ đoạn. Trước tình hình đó, chủ trương của Đảng được xác định thông qua hội nghj Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ XVIII. Hội nghị xác định: Nhiệm vụ của cách mạng là cyển hướng tấn công lấy nông thôn làm hướng tấn công chính, đẩy lùi chương trình bình định của địch. Phương thức tác chiến là kết hợp bộ đội chủ lực, dân quân du kích và nhân dân địa phương. Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Nam đánh bại “ việt Nam hoa chiến tranh” của Mỹ, nổi bật là thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972. Năm là: Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam: Năm 1973, hiệp định Pari được ký kết. Việc ký kết hiệp định pari đánh dấu thắng lợi có ý nghĩa cơ bản của cuộc khắng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Nhân dân ta đã đè bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân viễn chinh về nước. Tuy nhiên, mặc dù hiệp định pari đã được ký kết nhưng Mỹ vẫn tỏ ra ngoan cố, cung cấp lực lượng cho ngụy quân để ngụy quân đảm nhiệm cuộc chiến tranh thay quân viễn chinh. Trước tình hình đó, Hôi nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ XXI được triệu tập. Hôi nghị xác định, nhiệm vụ cụ thể trước mắt là giành đất, giành quyền làm chủ, phát triển lực lượng cách mạng nhằm đánh đuổi kẻ thù. Thực hiện nghị quyết của trung ương Đảng và kế hoạch của hội nghị Bộ chính trị, cuối 1974, đầu 1975, nhân dân miền Nam đã đứng lên nối dậy, tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Vào 11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng phấp phới trên nóc dinh Độc lập. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta đã toàn thắng. Như vậy, với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt, nhạy bén của mình, Đảng đa xlanhx đạo nhân dân miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất hoàn toàn hai miền Nam- Bắc. Câu 12: Trình bày những hiểu biết của mình về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, những ưu điểm nhược điểm của cơ chế này. Cơ chế bao cấp Thứ nhất: nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu páp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các cư quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn đầu tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy,nhân sự tiền luong…đều do các cấp chính quyền quyết định. Nhà nuoc giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật liệu cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước lỗ thì nhà nước chịu. Thứ 2 : các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại ko chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình.Những thiệt haị vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh , cũng ko bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Thứ 3 ; quan hệ hàng hóa-tiện tệ bị coi nhẹ chỉ là những hình thức,quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát-giao nộp”. Vì vậy rất nhiều hang hóa quan trọng như sức lao đông phát minh sáng chế tư liệu sản xuất quan trọng, không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. Thứ 4: bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trung gian vùa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực,phong cách cửa quyền,quan liêu nhưng lại lại được hưởng quyền lợi cao hơn ngừoi lao động Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: Bao cấp về giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản,thiết bị,vật tư,hàng hóa thấp hơn so với giá trị thức của chúng nhiều lần so với giá thị trường, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức Bao cấp qua chế độ tem phiếu: nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thúc tem phiếu. Chế độ tem phiếu vơi mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật,thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách,nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả,nảy sinh cơ chế “xin-cho” Ưu điểm & hạn chế của cơ chế bao cấp: Ưu điểm: Cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp nặng. Cơ chế bao cấp khiến cho các những người tham gia chiến đấu vì tổ quốc yên tâm về gia đình mình ở hậu phương đã có nhà nước chu cấp đầy đủ từ đó họ sẽ yên tâm chiến đấu. Hạn chế: Nó thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động,không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này ngày càng bộc lộ những khuyết điểm của nó,làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đấy trong đó có nước ta lâm vào trình trạng trì trệ khủng hoảng. Trước đổi mới do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoach là chủ yếu, coi thị trường chỉ là một thứ công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch.Không thừa nhận trên thực tế nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ,lấy kinh tế quốc doanh và tập thể làm chủ yếu,muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhận và kinh tế cá thể,tư nhân.Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ khủng hoảng. Câu 13: Tại sao nói: đổi mới cơ chế quản lý nước ta năm 1986 là một nhu cầu cấp thiết ? Trình bày quá trình thay đổi tư duy về kinh tế thị trường của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 cho tới nay. * Đổi mới cơ chế quản lý nước ta năm 1986 là một nhu cầu cấp thiết Nền kinh tế trong nước kiệt quệ, tình trạng quan liêu bảo thủ tràn lan, trang thiết bị máy móc quá lạc hậu, cuộc sống nhân dân đói khổ, tình trạng vượt biên trốn đi ngày càng nhiều. Trước đây dựa nhiều vào viện trợ của Liên Xô nhưng lúc này Liên Xô cũng đang khủng hoảng trầm trọng không còn đủ sức viện trợ cho Việt Nam Việt Nam bị cô lập về chính trị cả trong khu vực và quốc tế, cả thế giới chỉ có vài nước xã hội chủ nghĩa là bạn. Kinh té bị bao vây cấm vận, không có giao thương buôn bán với các nước. Nhiều nước tiến hành cải cách đã đem lại hiệu quả rõ rệt và nền kinh tế tiến triển vượt bậc như Trung Quốc, Hàn Quốc. Trong giai đoạn 1975-1985, nền kinh tế Việt nam đã phải đối mặt với những tình thế hết sức éo le: Việt Nam không chỉ thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế nói chung mà còn chịu sức ép hết sức phức tạp về môi trường phát triển kinh tế: Các nguồn viện trợ cho ‘Việt Nam đánh Mỹ’ đã bị cắt, giảm đột ngột, các vụ bạo loạn, kích động và quấy phá cách mạng nổi lên ở nhiều nơi, nhất là ở hai khu vực biên giới phía Tây Nam và phía Bắc; Nhu cầu chi ngân sách đột ngột tăng lên - nhất là chi chính sách xã hội và chi xây dựng cơ bản; Đời sống của nhân dân nói chung và của công chức nói riêng vốn đã khó khăn lại phải chi viện cả sức người, sức của giúp nhân dân Campuchia chiến đấu thoát khỏi thảm hoạ “nồi da nấu thịt” của bọn diệt chủng Pônpốt... Kết quả là bội chi ngân sách không ngừng gia tăng. Một bộ phận lớn tiền ngân hàng phát hành đã phải trở thành tiền tài chính Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nền kinh tế nói chung, do đã bị kéo dài quá lâu và không còn hợp với thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội trong thời bình nên về hình thức thì tập trung cao độ nhưng về nội dung thì Nhà nước ngày càng không thể kiểm soát hết và càng không thể bao cấp hết. Do những tác động trễ của nhiều nhân tố từ 10 năm sau chiến tranh dồn lại! Do tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 - Đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối lưu thông mà biểu hiện tập trung của nó được phản ánh trên ba lĩnh vực nhạy cảm nhất: Giá - Lương – Tiền! Nhà nước Việt nam đã phải quyết định tiến hành một cuộc tổng điều chỉnh Giá - Lương - Tiền với các mục đích: Điều chỉnh sức mua của đồng tiền, điều tiết thu nhập của một bộ phận không nhỏ những người làm ăn bất chính, huỷ bỏ tiền mà kẻ địch đang có trong tay làm phương tiện phá hoại kinh tế; Đồng thời đổi tiền để tổng kiểm tra tồn quỹ tiền mặt của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp và tổ chức kinh tế... Tuy vậy, do nhiều nhân tố không thể lường trước được nên ngay sau cuộc đổi tiền, chẳng những không hạn chế được bớt lượng tiền mặt trong lưu thông mà còn phải phát hành thêm với số lượng lớn phục vụ nhu cầu trả lương, thu mua nắm nguồn hàng và trang trải bội chi ngân sách Nhà nước. Bức tranh về khủng hoảng kinh tế cũ do đó càng trầm trọng hơn: Thiếu tiền trong Ngân hàng, lạm phát trong lưu thông; Vật tư, hàng hoá chủ yếu vẫn tuột dần khỏi tay Nhà nước; Những mạch "kinh tế ngầm" vẫn chảy dữ dội: hụi, họ, chợ đen, cho vay nặng lãi, “khoán chui”, "phá rào", "núp bóng" v.v. là những cụm từ và là những hiện tượng nhức nhối đã từng xuất hiện phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội Việt nam từ những năm trước lại tái diễn và có phần nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1985, đầu năm 1986. Như vậy là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp với điều kiện xây dựng kinh tế thời bình - Không thể làm xoay chuyển được sức ỳ của nền kinh tế vốn đang chờ đợi một cách khách quan những động lực khác: Đó là tư duy mới, cơ chế mới, tri thức mới và một kiểu dũng cảm mới - Dũng cảm nhận chân sự thật, đánh giá đúng sự thật và những giải pháp xử lý tận gốc những sự thật bất cập đang hoành hành lúc đó. Nhờ 'tư duy đổi mới và một cơ chế vận hành thông thoáng hơn', kể từ cuối năm 1986 trở đi, nền kinh tế nước ta đã dân thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra trước đó (1975-1985) * Quá trình thay đổi tư duy về kinh tế thị trường của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 cho tới nay Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội 6 đến đại hội 8 So với thời kỳ trước đổi mới,nhận thức về kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc. Một là:kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến mức trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ đời sống con người trong xã hội đó. Điều đó khiến không ít người nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chư nghĩa tư bản Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triêt\rn kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hay đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường. Đại hội Đảng (tháng 6- 1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ xung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho việc xây dựng chỉ nghĩa xã hội. Đại hội cũng xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” bằng pháp luật chính sách và các công cụ khác. Tiếp tục đường lối trên, Đại hội 8 của Đảng (tháng 6 – 1996) đề ra công cuộc đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế quản lý của thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ở bất cứ thời kỳ nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bố các nguồn lực kinh tế, thi kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau: - Các chủ thể có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh lỗ lãi tự chịu. - Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo - Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn cóc của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. - Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết kế thừa và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiên đổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư duy kinh tế của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội 9 đến Đại hội 10 Kế thừa tư duy của những đại hội trước, Đại hội 9, Đại hội 10 đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản củ định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta thể hiện ở những tiêu chí sau. Về mục đích phát triển:mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng, giúp người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nề kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chỉ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để huy động mọi quyền lực kinh té cho sự phát triển của chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác. Về quản lý; Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm pháy huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người. Câu 14: Trình bày và phân tích đường lối đối ngoại của Đảng ta kể từ khi đổi mới (1986) cho tới nay. Đường lối đối ngoại của Đảng ta từ đại hội VI đến nay được chia ra thành các giai đoạn sau: Giai đoạn 1986-1996:Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,mở rộng,đa dạng hóa,đa Phương hóa quan hệ quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986,trên cơ sở nhận thức đặc điểm nổi bật của thế giới là cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ,đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất,Đảng ta nhận định “xu thế mở rộng phân công ,hợp tác giữa các nước ,kể cả nước có chế độ kinh tế-xã hội khác nhau,cũng là điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta”(Đảng Cộng Sản Việt Nam :văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,nxb sự thật ,Hà Nội,1987,tr 3).Từ đó,Đảng chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước phát triển ,các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Triển khai chủ trương của Đảng ,tháng 12-1987,Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành.Đây là lần đầu tiên Nhà nước ta tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam-mở cửa để thu hút nguồn vốn của nước ngoài,thiết bị và kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tháng 5-1988,Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới,khẳng định mục tiêu ,chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế.Bộ chính trị đề ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác cùng có lợi,cùng nhau tồn tại và hòa bình;lợi dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh thế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế ;kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ,ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.Nghị quyết số 13 của Bộ chính trị đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng ta.Sự chuyển hướng này đặt nền móng cho sự hình thành đường lối đối ngoại độc lập ,tự chủ,rộng mở,đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ quốc tế. Trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại ,từ năm 1989,Đảng chủ trương xóa bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.So với chủ trương của Đại hội V “Nhà nước độc quyền ngoại thương và trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương ” thì đây là bước đổi mới đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tháng 6-1991 đề ra chủ trương”hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau,trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”(Đảng cộng sản Việt Nam:văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,Nxb Sự thật,Hà Nội,1982,t.1,tr.70),với phương châm:”Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới ,phấn đấu vì hòa bình ,độc lập và phát triển”(Đảng cộng sản Việt Nam:văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ,Nxb Sự thật ,Hà Nội,1991,tr.88,147).Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể: Với Lào và Campuchia,thực hiện đổi mới phương thức hợp tác,chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng. Với Trung Quốc,Đảng ta chủ trương thúc đẩy bình thường hóa quan hệ ,từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt-Trung. Trong quan hệ với khu vực ,chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương,phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình,hữu nghị và hợp tác. Đối với Hoa Kì,Đại hội nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kì. "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”được Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua ,đã xác định quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Các hội nghị trung ương khóa VIII tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đại hội VII về lĩnh vực đối ngoại .Trong đó,Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương khóa VII tháng 6-1992 nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa ,đa phương hóa quan hệ hợp tác quan hệ quốc tế.Mở rộng cửa để tiếp thu vốn ,công nghệ,kinh nghiệm quản lí của nước ngoài ,tiếp cận thị trường thế giới,trên cơ sở đảm bảo anh ninh quốc gia,bảo vệ tài nguyên môi trường ,hạn chế đến mức tối thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa. Hội nghị đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII tháng 1-1994 chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,mở rộng ,đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế đối ngoại ,trên cơ sở tư tưởng chủ đạo là:giữ vững nguyên tắc độc lập ,thống nhất ,linh hoạt phù hợp với vị trí ,điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và bối cảnh khu vực,phù hợp với những đặc điểm từng đối tượng. Như vậy ,quan điểm ,chủ trương đối ngoại được mở rộng được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI,sau đó được các Nghị quyết trung ương từ khóa VI đến khóa VII phát triển và đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,mở rộng ,đa dạng hóa và đa phương hóa quốc tế. Giai đoạn 1996-2008:Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động,tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội lần thứ VIII của Đảng tháng 6-1996 khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế,hợp tác nhiều mặt với các nước,các trung tâm kinh tế ,chính trị khu vực và quốc tế,đồng thời ,chủ trương “xây dựng kinh tế mở”và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN;không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống;coi trọng quan hệ với các nước đang phát triển và các trung tâm kinh tế-chính trị thế giới ;đoàn kết với các nước đang phát triển ,với phong trào không liên kết,tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế,các diễn đàn quốc tế. So với đại hội VII,chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có các đặc điểm mới :1.chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác.2,quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân,quan hệ với các tổ chức phi chính phủ,3.lần đầu tiên,trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại,Đảng ta đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội VIII,Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban Chấp Hành trung ương khóa VIII tháng 12-1997 ,chỉ rõ:trên cơ sở phát huy nội lực,thực hiện nhất quán,lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài.Nghị quyết đề ra chủ trương tiến hành khẩn trương ,vững chắc việc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ ,gia nhập WTO và APEC. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tháng 4-2001,Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.Lần đầu tiên ,Đảng nêu rõ quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ:”xây dựng nền kinh tế độc lập,tự chủ,trước hết là độc lập tự chủ về đường lối,chính sách,đồng thời có tiềm lực về kinh tế đủ mạnh,xây dựng nền kinh tế độc lập,tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế,mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước”(Đảng Cộng Sản Việt Nam :Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ,Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội,2001,Tr.25-26). Cảm nhận đầy đủ thế và lực của đất nước sau 15 năm đổi mới,Đại hội IX đã phát biểu phương châm của Đại hội VII là”Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình ,độc lập dân tộc và phát triển ” thành”Việt Nam sẵn sàng là bạn ,là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,phấn đấu vì hòa bình ,độc lập và phát triển”(Đảng Cộng Sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ,Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội,2001,Tr.42).Chủ trương xây dựng quan hệ với đối tác được đề ra ở Đại hội IX đánh dấu bước phát triển về chất tiến trình quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kì đổi mới. Tháng 11-2001b,Bộ chính trị ra nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế.Nghị quyết đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể và 6 biện pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ngày 5-1-2004 nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của lợi ích cục bộ làm kìm hãm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tháng 4-2006,Đảng nêu quan điểm :thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ,hòa bình,hợp tác và phát triển ;chính sách đối ngoại mở rộng ,đa phương hóa ,đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.Đồng thời đề ra chủ trương “chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối ,chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ,không để rơi vào thế bị động;phân tích lựa chọn phương thức hội nhập đúng ,dự báo được những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị,điều chỉnh ,đổi mới bên trong,từ phương thức lãnh đạo,quản lí đến hoạt động thực tiễn ;từ trung ương tới địa phương ,doanh nghiệp,khẩn trương xây dựng lộ trình ,kế hoạch ,hoàn chỉnh về hệ thống pháp luật ;nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ;và nền kinh tế;tích cực,nhưng phải thận trọng,vững chắc. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải là ý chí,quyết tâm của Đảng,Nhà Nước,toàn dân,của mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và xã hội. như vậy,đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,rộng mở,đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ quốc tế được xác lập trong mười năm đầu của thời kì đổi mới(1986-1996),đến Đại hội X năm 2006 được bổ sung,phát triển theo phương châm chủ động,tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,hòa bình,hợp tác và phát triển ;chính sách đối ngoại mở rộng,đa phương hóa,đa dạng hóa quốc tế. Câu 15: Trình bày nội dung, định hướng của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức? Tư duy về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. *Nội dung, định hướng của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức Nội dung cơ bản của quá trình này là: Phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Giảm chi phí trung gian, nâng cao nâng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, các lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn Một là về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường: đẩy nhanh tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặn điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp Hai là về quy hoạch và phát triển nông thôn Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Phát huy dân chủ nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ba là về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghéo nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Một là đối vói công nghiệp và xây dựng Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh cao, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Tích cực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tê – xã hội. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông. Hai là đối với dịch vụ Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của các ngành dịch vụ cao tốc độ GDP. Đổi mới căn bản về cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ. - Phát triển kinh tế vùng Một là, có cơ chế, chính sách thích hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình hành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo điều kiện liên kết các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Hai là, xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. - Phát triển kinh tế biển Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành 1 số hành lang kinh tế ven biển. - Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ Một là, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hết năm 2010 có nguồn nhân lực có cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội. Hai là, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ. Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt dộng khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Bốn là, đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ. - Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên Một là, tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường , khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế. Hai là, từng bước phát hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng- thủy văn, chủ động phòng tránh thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn. Ba là, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Bốn là, mở rộng hợp tác kinh tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, chú trọng lĩnh vực quản lý và sử dụng tài nguyên nước. *Tư duy về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản lý hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tê. Hai là, đổi mới cơ bản mô hình và phương thức tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới. Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhận thức đầy đủ đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường các loại thị trường; giũa thể chế chính trị xã hội; giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường. Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng thể từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hộ nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữu vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xức, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương lịch sử Đảng.doc