Cổ phần hóa DNNN nói chung, và NHTM NN nói riêng là xu thế tất yếu của quá trình
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập. Theo cách này sẽ làm giảm bớt gánh năng cho
Chính phủ về vốn, tăng thêm được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho lãnh đạo NH
trong các quyết định kinh doanh, đặt NH vào vị trí cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên về phương thực hiện, cổ phần hóa NHTM đang đứng trước một đòi hỏi của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia đầu tư
vào cổ phiếu, trái phiếu phải được bán ra trên thị trướng chứng khoán.Thông qua thị
trường chứng khoán với tính minh bạch, công khai sẽ cũng cố niềm tin cho họ khi đầu tư.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài 8: Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------------
ĐỀ TÀI 8:
CỔ PHẦN HÓA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ
NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
GVHD : TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN
LỚP : NH ĐÊM 2 KHÓA 16- Nhóm 5
MÔN : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
NHÓM SV THỰC HIỆN : ĐÀO THỊ MỸ LINH
PHAN DUY THƯỢNG
ĐOÀN HOÀNG VIỆT
VŨ MẠNH TÙNG
ĐINH QUỐC TUẦN
12/2007
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập, súc ép về nâng cao sức cạnh tranh của các DNNN trong nền
kinh tế là rất lớn và cổ phần hóa các DNN là một trong các giải pháp cơ bản và cấp thiết
nhất.Hoạt động hiệu quả của lĩnh vực tài chính –ngân hàng là điều kiện tiên quyết để tăng
trưởng kinh tế bền vững vì tính năng động và rất dễ tổn thương của lĩnh vực này. Các
NHTM là các trung gian tài chính thực hiện việc huy động, cung ứng tín dụng và các dịch
vụ trung gian thanh toán trong nền kinh tế, nên đóng vai trò quyết định tới sự phát triển
của nền kinh tế.
Theo hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, cho đến trước năm 2010, các nhà cung
cấp dịch vụ Hoa Kỳ chỉ được hoạt động dưới hình thức liên doanh với đối tácViệt Nam
theo tỷ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ. Từ năm 2010, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép
thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam và hoạt động gần như không
hạn chế so với các ngân hàng Việt Nam. Đây sẽ không chỉ là thách thức lớn đối với riêng
các NHTM NN mà là cả đối với hệ thống các NHTM. Thực tế khà năng cạnh tranh của
các NHTM Việt Nam vẫn còn yếu nếu so sánh với các NHTM khu vực và thế giới. Trong
quá trình hội nhập các ngân hàng Việt Nam chưa chú trọng đến các sản phẩm dịch vụ
mới, công nghệ chưa được coi là giải pháp hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh, dịch vụ
cung cấp còn nghèo nàn và thiếu an toàn. Điều này đòi hỏi phải cải cách trong mọi lĩnh
vực, nhất là lĩnh vực tài chính – tiền tệ, nhằm đáp ứng những thách thức của nến kinh tế
khi thực hiện mở của thị trường ra bên ngoài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là năng lực tài
chính của các ngân hàng còn rất yếu.Tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có so với tổng nguồn vốn)
thấp xa so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế (8%).Để tăng vốn tự có
cho các NHTM NN ,cổ phần hoá là một giải pháp cần thiết. Việc cổ phần hoá cho phép
ngân hàng huy động một khối lượng vốn rất lớn trong và ngoài nước để tăng vốn điều lệ,
ngoài ra đó cũng là biện pháp nhằm đa dạng hoá các loại hình sở hữu thông qua phát
hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tạo nên hệ thống các NHTM cổ phần hoạt
động năng động hơn, bình đẳng hơ
3
CHƯƠNG I: NHỰNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề đang được đẩy
mạnh ở nước ta, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả không đơn giản. Vì vậy, sau
15 năm thực hiện cổ phần hóa, rất cần có sự nhìn lại thực trạng, đánh giá triển vọng và
các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
trong những năm tới.
Sau đây là những vấn đề chung nhất về cổ phần hóa DNNN đã và đang diễn ra ở
nước ta:
I. Khái niệm
Thực chất cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển hình thức sở hữu nhà nước
thành hình thức đa sở hữu thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp nhà
nước cho nhiều chủ thể khác.
II. Sự cần thiết phải cổ phần hóa
Hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước giảm:
trong những năm 80, đối với các nước có nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển,
thì vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã được khẳng định và giữ vị trí chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân. Nhìn về tổng thể thì có những doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt,
hiệu quả kinh tế cao, nhưng có không ít các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu
quả. Nhà nước phải dùng chính sách kinh tế vĩ mô để bảo hộ, như: Miễn giảm thuế, cấp
vốn ưu đãi đầu tư, bù lỗ... Theo Thông báo Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX đã nhận định: Doanh nghiệp nhà nước còn những mặt hạn chế, yếu kém,
hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đã có và sự trợ
giúp của Nhà nước; công nợ còn nhiều, chậm đổi mới công nghệ, lao động còn dôi dư
lớn, chưa thực sự tự chủ trong kinh doanh, trình độ quản lý còn yếu kém, cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước còn nhiều bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đều có năng suất
lao động thấp, chỉ đạt khoảng 38% so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vòng quay
vốn trung bình trong giai đoạn 1985-1991 chỉ đạt 60% so với doanh nghiệp ngoài quốc
4
doanh. Một thực tế đáng lo ngại khác là sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước rất
yếu. Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có sức cạnh tranh kém phát triển.
Thủ tướng lấy ví dụ: Chi phí vận chuyển công ten nơ từ khu công nghiệp Bình Dương
đến cảng Vũng Tàu còn cao hơn cả từ Vũng Tàu đi Singapore.
Nhà nước giảm dần sự bảo hộ đối với doanh nghiệp nhà nước: trong bối cảnh
toàn cầu hoá và khu vực hoá về thị trường sản phẩm và thị trường vốn, hàng loạt các
ngành công nghiệp đã trở nên càng ngày càng khó khăn hơn và không còn giải pháp nào
khác là hợp tác quốc tế để giải quyết những khó khăn đó. Đồng thời, việc phát triển các
ngành công nghiệp, phát triển sản xuất và những vấn đề liên quan đến sản xuất của các
doanh nghiệp nhà nước đều do Nhà nước quyết định hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nhà
nước quyết định đã phần nào gặp trở ngại trong môi trường mới đòi hỏi phải có các quyết
định nhanh và kịp thời trong nền kinh tế thị trường.
Nhà nước giảm dần chức năng làm kinh tế: nhà nước không có tham vọng hành
chính hoá nền kinh tế, cũng như không thể thay thế được vai trò của thị trường và các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện, sự quản lý, tác động của Nhà nước
là điều kiện không thể thiếu được cho sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
Cho dù luật chơi của thị trường có hiệu quả đến đâu thì cũng không thể thả nổi hoàn toàn
nền kinh tế cho quy luật tự điều chỉnh của thị trường. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng thị
trường tự nó sẽ tự điều chỉnh, tự nó có đủ cơ chế để vận hành hiệu quả. Nhà nước điều
tiết thị trường thông qua các quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách. Nhà nước cũng có
thể can thiệp, điều tiết thị trường bằng việc thành lập các cơ quan được giao đặc trách
việc điều tiết, quản lý kinh tế, với qui chế độc lập. Việc Nhà nước hạn chế, giảm thiểu
các biện pháp can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế và làm thay các doanh nghiệp nhà nước
dẫn đến hai thay đổi đáng kể: Thứ nhất, tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan nhà
nước thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ
hơn cho sự vận hành của thị trường; thứ hai, tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước thị trường. Hiện nay, các khoản
nợ, việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau rất lớn, Nhà nước lại phải đứng
ra lo trả nợ để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường mặc dù không thu về được vốn.
Điều đó đã khiến các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà
5
nước. Mức độ tổn thất do khu vực doanh nghiệp nhà nước gây ra cho ngân sách nhà nước
đã làm ảnh hưởng, thiếu lòng tin về khả năng, lợi ích của khu vực kinh tế này đối với sự
phát triển cân đối của nền kinh tế, đồng thời để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt
xã hội như: Tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, ỷ lại vào nhà nước, thất nghiệp tăng...
Để giảm bớt những gánh nặng này, Nhà nước đã từng bước tiến hành cổ phần hoá các
doanh nghiệp của mình.
Trong bối cảnh này, vị trí, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước cũng cần thay đổi
cho phù hợp. Các doanh nghiệp nhà nước muốn giải quyết vấn đề này không thể tự mình
quyết định mà phải qua nhiều thủ tục hành chính của các cấp có thẩm quyền để chớp lấy
thời cơ hội nhập và hợp tác quốc tế. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các loại
hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là một giải pháp hữu hiệu.
III. Mục tiêu cổ phần hóa DNNN
Theo Nghị Định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 thì mục tiêu của cổ phần hóa
DNNN nhằm:
Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang
loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao
động trong doanh nghiệp.
Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng
cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị
trường chứng khoán.
IV. Đối tượng cổ phần hóa
Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà
nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết
định đầu tư và thành lập.
6
Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
V. Điều kiện cổ phần hóa
Các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi
đảm bảo đủ 02 điều kiện:
Không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh
nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết
định trong từng thời kỳ;
Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị
doanh nghiệp.
Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
này còn phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có đủ điều kiện hạch toán độc lập;
Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc không gây khó khăn hoặc ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của
doanh nghiệp;
Đã xác định trong Phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp
theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp
thấp hơn các khoản phải trả thì chuyển sang thực hiện bán hoặc giải thể, phá sản.
VI. Hình thức cổ phần hóa
Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để
tăng vốn điều lệ.
Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt
một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn
bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
7
VII. Thực trạng cổ phần hóa DNNN 15 năm qua
1. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa: toàn bộ tiến trình cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước (CPH) được chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ thí điểm (5 năm, từ
năm 1992- 1996), chỉ cổ phần hoá được có 5 doanh nghiệp (DN); Thời kỳ mở rộng CPH
tính từ năm 1997-2000, tiến trình diễn ra vẫn chậm, chủ yếu là các DN nhỏ. Cả 5 năm (từ
năm 1996-2000) cũng chỉ CPH được 573 DN; Thời kỳ đẩy mạnh CPH từ 2001 đến nay,
chỉ tính đến hết năm 2005 đã CPH được 2.347 DN, tăng lên nhiều so với các thời kỳ
trước với quy mô lớn hơn. Tại Hội nghị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai
đoạn 2006 - 2010 được tổ chức ngày 7/10/2007, báo cáo về kết quả sắp xếp, đổi mới,
phát triển doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua, ông Phạm Viết Muôn, Phó Ban
chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, tính đến hết tháng 8/2006, cả nước
đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hóa 3.060 DNNN. Riêng từ năm
2001 đến nay đã sắp xếp được 3.830 DNNN, bằng gần 68% tổng số doanh nghiệp.
2. Hiệu quả và lợi ích của các Doanh nghiệp sau cổ phần hóa:
Đóng góp cho ngân sách nhà nước: sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng
doanh nghiệp Nhà nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh
vực then chốt. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50%
tổng thu ngân sách Nhà nước.
Hiệu quả hoạt động: nhìn chung, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều nâng
cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với các mức độ khác nhau.
Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh
nghiệp cổ phần hóa đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%,
doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt,
có tới trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân
sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao
động tăng bình quân 6,6% cổ tức bình quân đạt 17,11%. Bên cạnh đó, những chỉ số như
năng suất lao động tăng 18,3%, đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%, lương bình quân doanh
nghiệp tăng 11,4%... khẳng định hiệu quả của việc chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa
của các doanh nghiệp Nhà nước. Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk), doanh nghiệp đã niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM; hay một
8
đại diện mới cổ phần hóa và chuẩn bị lên sàn như Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa
chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ). Theo số liệu từ HSSC, năm 2003, Vinamilk được đánh giá ở
mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện cổ phần hóa, theo đánh giá của thị trường là
150 triệu USD và đến năm nay, phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970 triệu
USD (gần 16.000 tỷ đồng).Với Đạm Phú Mỹ, vào thời điểm cổ phần hóa, giá trị doanh
nghiệp này được xác định ở mức 3.800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến
hành đấu giá vào cuối tháng 4/2007, Nhà nước thu về gần 7.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số
vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty. Nếu bán toàn bộ vốn Nhà
nước, Nhà nước có thể thu về 20.520 tỷ đồng, cao hơn giá trị được xác định ban đầu
16.720 tỷ đồng.
Tinh giản, xắp xếp các doanh nghiệp: cùng với việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước, từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn cả nước đã tiến hành giải thể 5 tổng
công ty không giữ được vai trò chi phối, đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sát nhập,
hợp nhất 7 tổng công ty; tổ chức lại tổng công ty rượu - bia - nước giải khát thành 2 tổng
công ty; thành lập thêm 17 tổng công ty Nhà nước, tổ chức lại 7 tổng công ty thành tập
đoàn, đưa 1 tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn.
Thay đổi cung cách quản lý: phân tích về nguyên nhân tăng trưởng cho thấy,
việc thay đổi về mô hình hoạt động của cán bộ quản lý và người lao động đã có tác động
tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng kết quả thực tế, 96%
doanh nghiệp đã khẳng định cán bộ quản lý đã quan tâm nhiều hơn đến kết quả sản xuất
và hiệu quả kinh doanh; trong khi đó 88% doanh nghiệp cho biết kết quả sản xuất của
người lao động đã tăng lên khi tiền lương được tính toán trên cơ sở hiệu quả sản xuất.
Đặc biệt, sau cổ phần hóa, sự can thiệp trực tiếp của các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy
quản lý điều hành doanh nghiệp như chính quyền, cơ quan chủ quản, các tổ chức khác đã
giảm sút rõ rệt. Sự chuyển biến tích cực này đã giúp cho doanh nghiệp chủ động trong
các quyết định điều hành và tập trung vào mục tiêu cơ bản là sản xuất kinh doanh.
Nâng cao trách nhiệm của người lao động: quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ
quản lý và người lao động gắn chặt hơn với doanh nghiệp đã tạo điều kiện để tận dụng tốt
hơn cơ sở vật chất và nguồn lực của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện khi có tới
9
85% doanh nghiệp cho rằng đã sử dụng tốt hơn năng lực sản xuất so với trước khi cổ
phần hóa.
3. Những khó khăn, vướng mắc tồn tại
Đối tượng cổ phần hóa: nói đến đối tượng cổ phần hóa là nói đến việc lựa chọn
doanh nghiệp nhà nước nào để thực hiện cổ phần hóa. So với quy định ban đầu, chúng ta
đã bổ sung đối tượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty
nhà nước. Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có quy mô vốn
dưới 10 tỉ đồng. Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ tỷ
lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và
kinh doanh kém hiệu quả. Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp
mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Sự lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần
hóa như vậy đã làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương cổ phần hóa; các doanh nghiệp
nhà nước chưa thể hiện được rõ những ưu thế của doanh nghiệp đã cổ phần hóa với
những doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, chưa thực hiện được các mục tiêu cổ phần hóa đề
ra. Đối tượng cổ phần hóa ở nước ta khác hẳn với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần
hóa trong nền kinh tế thị trường phát triển cao. Ở nước ta, một bộ phận doanh nghiệp nhà
nước sau khi được cổ phần hóa vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu cả về tài
chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, tức là, chưa hẳn là một tổ chức hoạt động tuân
theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường.
Cơ cấu vốn điều lệ:
Tỷ lệ cổ phần
Nhà nước giữ
Số lượng
doanh nghiệp
51% 33%
49% 37%
0% 30%
Xem xét cụ thể hơn có thể thấy: số vốn nhà nước đã được cổ phần hóa chỉ mới chiếm
12%, và ngay trong số vốn này, Nhà nước vẫn nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà Nhà
nước cổ phần hóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%). Với cơ
cấu vốn nhà nước đã cổ phần hóa như trên có thể thấy bức tranh cổ phần hóa doanh
10
nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay và hiểu rõ hơn khái niệm cổ phần “chi phối” của nhà
nước.
Cơ cấu cổ đông: cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa là cán bộ, công
nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ
phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổ phần. Nét đáng chú ý về cơ cấu cổ đông là các
nhà đầu tư chiến lược trong nước khó mua được lượng cổ phần đủ lớn để có thể tham gia
quản lý, điều hành doanh nghiệp, còn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về vốn, công
nghệ, có năng lực quản lý kinh doanh cũng chỉ được mua số lượng cổ phần hạn chế. Điều
này làm cho các doanh nghiệp đã cổ phần hóa rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là
trước sức ép cạnh tranh ở cấp độ quốc tế, khi nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
Tình trạng bình mới rượu cũ: như đã phân tích ở trên, mặc dù có sự tham gia của
các thành phần kinh tế bao gồm các nhà đầu tư chiến lược, tuy nhiên, ở các Doanh nghiệp
mà nhà nước nắm quyền chi phối bộ máy lãnh đạo vẫn của Nhà nước dẫn đến cung cách
làm ăn, quản lý như cũ.
Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa chưa đúng, gây nên thất thoát và
lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hóa. Việc xác định giá trị doanh
nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn chưa có Nghị định 187: việc xác
định giá trị doanh nghiệp do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận. Điều đó dẫn
đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị doanh nghiệp, do đó, phần lớn cổ phần rơi
vào tay một nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có Nghị định 187: sự thất thoát tài sản
nhà nước đã được hạn chế, nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu.
Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng gây nhiều khó khăn: tính đến ngày 31-12-
2005, dư nợ cho vay đối với các công ty cổ phần vào khoảng 51.603 tỉ đồng. Đặc biệt,
việc xử lý nợ xấu đã mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa
các ngành ngân hàng, thuế, tài chính.
Chất lượng định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm
định giá trị có độ tin cậy thấp. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và
xác định giá trị doanh nghiệp chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức
tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.
11
Quy trình cổ phần hóa (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế,
còn rườm rà, phức tạp nên đã kéo dài thời gian cổ phần hóa. Bình quân thời gian để thực
hiện cổ phần hóa một doanh nghiệp mất 437 ngày, tổng công ty mất 554 ngày. Sau khi cổ
phần hóa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; quản lý nhà nước vẫn chi phối
mọi hoạt động, kể cả trong các doanh nghiệp mà vốn nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ
doanh nghiệp; bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%.
Phân biệt đối xử sau khi cổ phần hóa: một thay đổi lớn gây ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động các doanh nghiệp sau cổ phần hóa là tỷ trọng vay vốn từ ngân hàng
thương mại Nhà nước đã giảm đi đáng kể thay vào đó là các nguồn tín dụng khác kể cả
tín dụng phi chính thức và tín dụng người lao động, cổ động hoặc gia đình, bạn bè. Bên
cạnh đó, theo các doanh nghiệp, những điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và
lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với doanh nghiệp trước và
sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây hạn chế đối với các doanh
nghiệp chuyển đổi, trong khi vẫn còn có khoảng cách khá xa giữa quy định và thực tế
thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng, chưa tạo được môi trường bình đẳng cho
doanh nghiệp sau chuyển đổi. Mặt khác, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và
các biện pháp tài chính như khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ, chuyển vốn vay thành vốn Nhà
nước đầu tư... sau cổ phần hóa đã không còn. Theo phản ánh của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, khi có nhu cầu, doanh nghiệp thường huy động vốn nội bộ nhưng nguồn vốn này
thường hạn chế nên rất nhiều doanh nghiệp phải tự huy động vốn từ bên ngoài và đây
đang là nguồn vốn quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp.
VIII. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở các nước trong vài thập kỷ qua
Thứ nhất, phải xem xét nghiêm túc đến lợi ích của người lao động. Tình trạng
người lao động bị mất việc là một điều quan ngại, thường gặp phải sự phản kháng mạnh
mẽ từ người lao động, các chính trị gia và những ngành khác trong xã hội.
Thứ hai, CPH cũng phải đi kèm cải cách thị trường liên quan, cho phép người
chủ sở hữu mới vận hành có lãi, đồng thời, đảm bảo lợi ích công chúng được bảo vệ. Ví
dụ CPH ngành điện, cơ cấu điều tiết bao gồm phương pháp định giá cũng phải rõ ràng
nhằm bảo vệ công chúng và nhà đầu tư mới.
12
Thứ ba, tính minh bạch, rõ ràng và dự đoán được rất quan trọng để thu hút
những nhà đầu tư nghiêm túc và tối đa hóa giá trị.
Thứ tư, một cơ quan Chính phủ duy nhất với quyền hạn và quyền lực dẫn dắt
chương trình để đem lại tính nhất quán và hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách.
Thứ năm, CPH làm thay đổi đáng kể hình thái của môi trường kinh tế một quốc
gia. Vì thế rất cần chú ý có kế hoạch thông tin đến tất cả những bên liên quan bao gồm
người dân nói chung, người lao động bị ảnh hưởng, chính trị gia, những nhà đầu tư tiềm
năng, các cơ quan điều tiết, cơ quan quốc tế...
Thứ sáu, điều rất quan trọng là cần nhận thức rằng để thành công một chính sách
CPH phải là một cấu phần của chương trình cải cách theo định hướng thị trường. Để có
thể hấp dẫn các nhà đầu tư và tối đa hóa nguồn thu, nhà nước phải bảo đảm môi trường
kinh doanh đủ hấp dẫn bằng các cải cách liên quan và chính sách kinh tế lành mạnh.
Thứ bảy, cần khôn ngoan nhận thức rằng kết quả CPH là một hàm số của các
điều kiện thị trường tại thời điểm thực hiện. Rất dễ khi chỉ trích quá trình CPH khi giá trị
các “viên đá quí quốc gia” gia tăng sau đó khi nền kinh tế và thị trường cải thiện và chính
quá trình chuyển đổi sở hữu dẫn đến sự gia tăng giá trị đó. CPH ngoài nguồn vốn nó đem
lại còn có sự cải thiện trong dịch vụ, cung cấp nguồn vốn mới và bí quyết trong quản lý,
mở rộng doanh nghiệp cũng như nhiều lợi ích gián tiếp khác góp phần dẫn đến phát triển
kinh tế nhanh hơn.
Cuối cùng do nhiều thách thức, trở ngại và những quan ngại đi kèm theo chính
sách CPH nên ý chí chính trị và khả năng Chính phủ tập hợp được sự đồng thuần mạnh
mẽ giữa những bên liên quan là thiết yếu đối với thành công. Đã có nhiều nỗ lực thiện chí
trong nhiều nền kinh tế nhằm thúc đẩy chính sách như thế nhưng cũng có rất nhiều nỗ lực
đã thất bại khi thực thi do thiếu ý chí chính trị và sức thuyết phục của các thủ lĩnh chính
trị hay việc họ không dành được đủ sự ủng hộ cần thiết.
13
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
Chủ trương tiến hành cổ phần hóa (CPH) các DNNN nói chung và NHTMNN nói
riêng thể hiện rõ đường lối, quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ đã được xác
định gần 15 năm qua. Nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm tham luận đề cập đến vấn
đề này.
Mục đích của CPH NHTMNN là đổi mới phương thức tạo vốn; nâng cao hiệu quả
hoạt động NH; thay đổi phương thức quản lý điều hành; áp dụng các công nghệ hiện đại
của thế giới; ứng dụng phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các nước tiên
tiến; góp phần lành mạnh hóa và minh bạch hóa tình hình tài chính của các DN; thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và cải thiện cuộc sống của nhân dân.
Với tính chất phức tạp, độ nhạy cảm cao và phản ứng tiêu cực thường theo dây
chuyền hệ thống NHTM, nên để đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, việc cổ phần hóa
NHTMNN cần phải thực hiện một cách thận trọng, qua nhiều bước khác nhau:
I. Xác định mục tiêu cổ phần hóa
Các nội dung khác của tiến trình CPH mặc dù được chuẩn bị tốt đến đâu nhưng
không xác định được mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng thì cũng
không thể đánh giá được tầm quan trọng của ngân hàng được CPH cũng như không thể
làm cơ sở xác định được hiện giá ròng trong tương lai của ngân hàng. Vì vậy, NHTM
CPH phải xây dựng được chiến lược kinh doanh mới theo thông lệ quốc tế và là một ngân
hàng đa năng với các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,
đầu tư tài chính, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường mua bán
nợ… Đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng được CPH theo nguyên tắc thị
trường, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế.
Việc CPH NHTM nhà nước phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh, mở rộng và phát triển mạng lưới hoạt động ra các nước trên thế giới đặc biệt là
các nước có cổ đông góp vốn (đây sẽ là một ưu thế của ngân hàng CPH ). Mục tiêu cổ
phần hóa NHTM thể hiện ở những điểm sau:
14
CPH ngân hàng thương mại nhà nước với mục đích sẽ tăng quy mô năng lực vốn
trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu vốn (nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân trong ngoài
nước) để tăng năng lực cạnh tranh, vì vậy ngân hàng được CPH không phải như là một
dạng của NHTM cổ phần và cũng không phải là một dạng của ngân hàng liên doanh (góp
vốn của hai phía VN và nước ngoài). Vì vậy, đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý từ phía
nhà nước ở tầm vĩ mô làm cơ sở cho Hội đồng quản trị điều hành ngân hàng một cách
hiệu quả, linh hoạt.
Tạo ra những NHTM lớn có khả năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và truyền
tải các chính sách của nhà nước.
Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế .
II. Đối tượng và điều kiện cổ phần hóa
Xác định xem NH có nằm trong danh sách các doanh nghiệp được phép cổ phần hóa
phù hợp với quy định của pháp luật hay không.
III. Lựa chọn hình thức cổ phần hóa
Việc lựa chọn hình thức cổ phần hóa NHTMNN có thể được thực hiện thông qua
một trong các hình thức sau:
Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại các NHTMNN, phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ.
Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại các NHTMNN hoặc kết hợp vừa bán bớt
một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại các NHTMNN hoặc kết hợp vừa bán toàn
bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
IV. Xác định đối tượng và điều kiện mua cổ phần
Bao gồm:
Nhà đầu tư trong nước.
Nhà đầu tư nước ngòai.
Nhà đầu tư chiến lược.
15
V. Lựa chọn đơn vị tư vấn
Cũng như bất kỳ một Doanh nghiệp cổ phần khác trong nền kinh tế, trước khi tiến
hành cổ phần hóa NH ra bên ngoài, NHTMNN cần tiến hành lựa chọn nhà tư vấn quốc tế
có uy tín để giúp cho NH thực hiện cổ phần thành công. Việc lựa chọn nhà tư vấn có
năng lực sẽ giúp xác định chính xác giá trị tổng tài sản của NH và mức giá khởi điểm cho
cổ phiếu phù hợp. Ngoài ra, vai trò của công ty tư vấn cũng rất quan trong trong việc xác
định thời điểm thực hiện IPO ra thị trường.
VI. Xác định giá trị tài sản
Trong quá trình thực hiện CPH điều quan trọng là xác định giá trị thực tế ngân hàng
để đưa giá bán cổ phần cho phù hợp, người mua và người bán có thể chấp nhận được.
Tiến hành thí điểm và mở rộng bán đấu giá cổ phần lần đầu thông qua thị trường chứng
khoán. Trong giai đoạn đầu, có thể nghiên cứu bán cổ phần không chi phối cho các nước
có thực lực kinh tế phát triển mạnh để thu hút nhanh vốn.
VII. Lựa chọn hình thức huy động vốn và bán cổ phần lần đầu
1. Tăng năng lực tài chính cho NHTMNN:
Thông qua việc phát hành Trái phiếu chuyển đổi, cổ phần hóa bộ phận NHTMNN.
Trái phiếu chuyển đổi này vừa tăng vốn cho NHTMNN, vừa nhằm tăng “vốn tự có” của
NHTMNN với tư cách là “vốn cấp 2” theo thông lệ quốc tế. Trái phiếu chuyển đổi với
đặc điểm:
Vô thời hạn. Ngân hàng không thanh tóan tiền cho người đã mua trái phiếu
chuyển đổi. Trường hợp cần tiền hoặc chuyển hướng đầu tư thì chủ sở hữu trái phiếu
chuyển đổi có thể chuyển nhượng trên thị trường để thu hồi vốn;
Được NHNN xác định là lọai “tài sản nợ” được tính vào “vốn tự có” khi tính các
chỉ tiêu an tòan, phù hợp với luật các TCTD.
Khi CPH chính thức NHTM NN thì trái phiếu chuyển đổi sẽ đương nhiên được
chuyển đổi thành cổ phiếu;
Lãi suất trái phiếu có thể theo cơ chế như trái phiếu thông thường hiện nay hoặc
thêm điều kiện để tăng tính hấp dẫn như NH kinh doanh có lãi hơn dự kiến thì chủ sở hữu
trái phiếu được xem xét tăng phần lãi được hưởng trong năm…
16
Trong bước này, các NHTMNN sẽ tiến hành CPH một số đơn vị thành viên là các
công ty trực thuộc hoặc chi nhánh của mình. Việc CPH các Cty trực thuộc hoặc chi
nhánh đơn giản hơn nhiều so với CPH tòan bộ ngân hàng.
2. Tạm thời thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu:
Thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu nhưng chưa thay đổi tính chất về tổ chức và họat
động của NHTMNN. Thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi:qua việc phát hành cổ phiếu
ưu đãi, NHTMNN chính thức tăng vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1). Với hình thức này, cồ
phiếu ưu đãi có các đặc điểm:
Người nắm giữ cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức hàng năm với mức cao hơn trái
phiếu hoặc dựa vào kết quả kinh doanh hàng năm;
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết nhưng có thể tạo
một cơ chế giám sát họat động của đại diện cổ đông.
Khi tiến hành CPH tòan bộ đối với NHTMNN thì cổ phiếu ưu đãi được lựa chọn
để trở thành cổ phiếu phổ thông hoặc các loại hình cổ phiếu ưu đãi.
3. Cổ phần hóa tòan bộ NHTMNN:
Sau khi đã hòan chỉnh được đề án CPH tông thể NHTMNN, có phương án khả thi
xác định giá trị doanh nghiệp, đánh giá cụ thể những kết quả đã đạt được thông qua 2
bước trên, sẽ tiến hành CPH tòan bộ đối với NHTMNN. Đây là bước thay đổi cả về tính
chất sở hữu cũng như cơ chế tổ chức và họat động theo hướng NHTMCP hoàn tòan.
VIII. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
(VIETCOMBANK)
Theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Đảng lần thứ 9,nước ta sẽ tiến hàng mạnh mẽ
việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông , bảo hiểm, ngân hàng….Theo đó, sẽ tiến hành
cổ phần hoá các ngân hàng thương mại(NHTM) nhà nước.Vhủ trương này chính
thức được công bố trong giới ngân hàng hồi giữa tháng 01/2004
Nước ta có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, đó là Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT), Ngân hàng Công Thương Việt
Nam(NHCT), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT), Ngân hàng đầu tư và
Phát triển Việt Nam (NHĐT-PT), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng sông Cửu
17
Long.5 Ngân hàng TMNN nhưng chí6m 80% tổng nguồn vốn huy động của hệ
thống ngân hàng Trong đó tổng dư nợ vốn và cho vay vốn nền kinh tế chiếm khoảng
77,3% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.Như vậy việc cổ phần hóa sẽ hướng vào
5 NHTM nhà nước.
Ngày 21/09/2005, theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 230/2005/QDD-
TTg Vietcombank sẽ được cổ phần hóa.
Lộ trình cổ phần hóa Vietcombank theo ấn định của Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm hai giai
đoạn:
Giai đoạn 1: xây dựng đề án tăng vốn tự có thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi
(không có quyền biểu quyết và quyền tham gia điều hành nhưng sẽ được ưu đãi chuyển
thành cổ phiếu phổ thông), đây là bước đệm cho cổ phần cơ bản sau này. Phương án phát
hành cổ phiếu ưu đãi sẽ làm ngay trong tháng 8/2004.
Giai đoạn 2 (gồm hai bước): bước 1 là khẩn trương trình Chính phủ xin chủ trương
về những vấn đề lớn mang tính nguyên tắc để cổ phần hóa (pháp lý, cổ phần nắm giữ của
Nhà nước và các đối tác, cổ phần hóa các công ty trực thuộc, xác định nợ xấu…); bước 2
là xây dựng đề án công phu, chi tiết trình Chính phủ phương án cuối cùng vào cuối quí
III/2005 (Tuy nhiên trên thực tế tiến trình cổ phần hóa đã bị chậm lại 15 tháng và đến
tháng 12/2007 Vietcombank IPO mới hoàn tất) .
Trong khoảng thời gian từ năm 2005 kéo dài đến năm 2007, Vietcombank tiến
hành thuê tổ chức nước ngoài định giá giá trị ngân hàng. Sau khi xác định giá trị ngân
hàng theo thông lệ quốc tế, Vietcombank sẽ không điều chỉnh lại các chỉ số sổ sách. Giá
trị ngân hàng sẽ được lấy làm cơ sở tham khảo để xác định phần vốn nhà nước và phần
vốn dự kiến sẽ huy động thêm. Phương thức cổ phần hóa của Vietcombank là giữ nguyên
phần vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
Vốn điều lệ của ngân hàng trước khi cổ phần hóa vẫn là hơn 4.300 tỉ đồng (Báo
cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006). Vietcombank chỉ đăng ký vốn điều lệ mới sau khi
toàn bộ số cổ phiếu phát hành ra công chúng, kể cả dành cho các đối tác chiến lược, thực
hiện xong.
Ngày 29/08/2007, Thủ tướng và Thường trực Chính phủ đã họp bàn về Phương án
cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Nội dung Phương án cổ
18
phần hoá Vietcombank về cơ bản đã được thông qua. Chính phủ cũng chấp thuận các
kiến nghị của tư vấn và kiểm toán quốc tế liên quan tới việc định giá doanh nghiệp theo
tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó có nghĩa, quá trình định giá Vietcombank sẽ nhanh gọn hơn
so với các doanh nghiệp nhà nước khác, được phép bỏ qua một số khâu như kiểm kê,
đánh giá lại tài sản, hạch toán lại giá trị sổ sách sau định giá.
Ngày 26/09/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt phương
án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Theo đó, hình thức cổ phần hóa của VCB giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ
phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Trong quyết định phê duyệt đề án cổ
phần hóa VCB, Chính phủ đồng ý giá trị phần vốn góp của Nhà nước vào ngân hàng là
11.127 tỷ đồng, đúng bằng giá trị sổ sách đã được kiểm toán. Vốn điều lệ của VCB đến
ngày 31-12-2006 là 4.356 tỷ đồng, phần còn lại là các quỹ dự trữ, vốn khác, chênh lệch tỷ
giá do chuyển đổi báo cáo tài chính, lợi nhuận để lại, quỹ đánh giá lại tài sản. Tỷ lệ vốn
nhà nước sẽ giảm dần qua nhiều giai đoạn, nhưng không thấp hơn 51/% vốn điều lệ.
o Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Vốn
điều lệ của Ngân hàng là 15.000 tỷ đồng Việt Nam.
Cơ cấu cổ phần phát hành của ngân hàng được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1,
tổng khối lượng cổ phần phát hành là 30% vốn điều lệ, trong đó cổ phần bán cho nhà đầu
tư chiến lược nước ngoài tối đa không quá 20%. Giai đoạn 2, phát hành và niêm yết quốc
tế không vượt quá 15% vốn điều lệ.
Theo kế hoạch vào ngày 26/12/2007, 97,5 triệu cổ phần của Vietcombank (6,5% vốn
điều lệ) sẽ được đưa ra đấu giá, với giá khởi điểm 100.000 đồng/cổ phần. Mức giá khởi
điểm 100.000 đồng/cổ phần được xác định trên ba yếu tố: thứ nhất là dựa trên định giá
của các tổ chức tư vấn trong, ngoài nước; thứ hai, tình hình cung cầu thị trường và thứ ba
dựa vào thực tiễn các đợt đấu giá cổ phiếu gần đây, trên cơ sở của tổ chức được lựa chọn
tư vấn cổ phần hoá cho Vietcombank.
Tổng số cổ phần dự kiến bán cho cán bộ công nhân viên Vietcombank cộng với cổ phiếu
chuyển đổi từ trái phiếu sẽ chiếm khoảng 3,5% vốn điều lệ. Cán bộ ngân hàng sẽ mua
19
theo cơ chế một năm làm việc ở Vietcombank được mua 1 triệu đồng với mức giá giảm
40% so với mức giá đấu thành công. Trái chủ được chuyển đổi sẽ được chốt vào ngày
25/12, một ngày trước thời điểm IPO và thực hiện chuyển đổi theo mức đấu giá bình
quân thực tế (có sau khi IPO khoảng 1 tháng).
VCB được thực hiện việc lựa chọn tối đa là 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài - sở hữu
từ 15% đến 20%, các đối tác chiến lược sẽ không tham gia đấu giá và việc này phải thực
hiện trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO). Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải
mua theo giá IPO trong nước và cam kết đầu tư dài hạn, không được chuyển nhượng cổ
phần trong thời gian ít nhất là 5 năm, kể từ ngày ngân hàng thương mại cổ phần được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chiều 21/12/2007, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chính thức thông báo về
thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).
Buổi đấu giá của IPO Vietcombank diễn ra vào ngày 26/12/2007 với 9.473 nhà
đầu tư đăng ký tham gia trong đó có 9.068 nhà đầu tư là cá nhân trong nước, 207 nhà đầu
tư là cá nhân nước ngoài, 153 nhà đầu tư là tổ chức trong nước và 45 tổ chức nước ngoài.
Theo công bố chính thức từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM ngày
27/12/2007, về kết quả đấu giá Vietcombank, mức giá thành công bình quân là 107.860
VND.
20
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CỔ PHẦN HÓA NHTM
ĐẾN TTCK
Nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ, những doanh nghiệp có những đặc điểm thích
hợp cho thị trường chứng khoán như có quy mô lớn, được thành lập dưới dạng công ty cổ
phần, có quá trình kinh doanh lâu dài, có cơ chế quản trị minh bạch ... còn rất ít. Nhưng
do đặc thù của ngành, các ngân hàng thương mại cổ phần và sắp tới đây là các ngân hàng
quốc doanh được cổ phần hoá có đủ những yếu tố đó và là những doanh nghiệp lý tưởng
nhất cho thị trường chứng khoán hiện tại cũng như tương lai những năm sắp đến. Theo
một ước tính của Công ty Tư vấn Chứng khoán Quốc tế (ISC), vào năm 2010 giá trị thị
trường của các chứng khoán niêm yết ước tính từ 60 đến 120 ngàn tỉ đồng, tăng gấp 5-10
lần hiện nay, trong đó 4 ngân hàng quốc doanh cổ phần hoá chiếm khoản 50 ngàn tỉ, các
ngân hàng cổ phần chiếm 20 ngàn tỉ. Tức là cổ phiếu ngân hàng sẽ góp phần đến 60% giá
trị thị trường chứng khoán.
Là một cấu thành của thị trường tài chính, sự phát triển của thị trường chứng
khoán sẽ kém bền vững nếu thiếu sự gắn kết với hệ thống ngân hàng. Từ kinh nghiệm
của nhiều nước đã cho thấy rằng, “nếu thị trường chứng khoán là một cạnh cắt của thị
trường tài chính, thì các ngân hàng vừa là nền móng vừa là xi măng”1. Như vậy có thể
thấy hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
kết hợp và tác động với nhau cùng phát triển. Vai trò của việc cổ phần hóa hệ thống ngân
hàng trong sự phát triển thị trường chứng khoán được thể hiện trên một số phương diện
chủ yếu sau:
I. Tác động tích cực
Thứ nhất, chọn đối tác chiến lược nước ngoài thành công sẽ thúc đẩy nguồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN, làm tăng mối quan tâm tới ngành NH. Sự tham gia
nhiệt tình của đối tác ngoại cũng sẽ góp phần thu hút được một nguồn vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài vào TTCK trong thời gian tới, đó là chưa kể một lượng vốn lớn sẽ được
giải ngân trong các đợt bán đấu giá cổ phần của các NHTMNN ra công chúng.
21
Thứ hai, việc IPO thành công của một NHTMNN sẽ có tác dụng thúc đẩy
các NĐT đến với TTCK, qua đó làm tăng quy mô khối lượng giao dịch và thu hút thêm
hàng chục ngàn tỉ đồng vào TTCK. Cổ phiếu của các NHTMNN sẽ là nguồn hàng đầy
hấp dẫn cho thị trường trong thời gian tới với khả năng thanh khoản cao, thúc đẩy giao
dịch, tạo đà đi lên cho CP khối NH nói riêng và toàn thị trường nói chung, góp phần gia
tăng quy mô và các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán: Hiện nay các
NNHTM đang quản lý và nắm giữ khối lượng tài sản không lồ trên 70% /GDP. Cổ phần
hóa NHTMNN không chỉ làm gia tăng quy mô vốn trên thị trường còn lôi kéo được một
khối lượng khách hàng lớn của NH đến với thị trường chứng khoán.
Động thái mới nhất được đưa ra trong ngày 20/4, khi Chính phủ ban hành Nghị
định quy định tỉ lệ sở hữu cổ phần (room) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại các
ngân hàng thương mại (NHTM) của VN. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và
người có liên quan được sở hữu không quá 15% vốn điều lệ tại NHTM (quy định cũ là
10%), trong trường hợp đặc biệt Thủ tướng có thể quyết định nâng lên tới 20%. Tuy
nhiên, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà ĐTNN trong NHTM của VN thì vẫn giữ
mức khống chế 30% như cũ. Động thái này, theo các chuyên gia ngân hàng, sẽ làm thay
đổi giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường, do khi room thay đổi, đối tác nước ngoài vì
muốn trở thành đối tác chiến lược để mua một lúc được nhiều cổ phần có thể mạnh dạn
đưa ra các điều kiện tốt hơn để cạnh tranh với đối thủ khác nhằm mục đích giành quyền
ưu tiên. Vì vậy giá cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược nước ngoài sẽ được đẩy lên cao
hơn trước, mang lại lợi ích lớn cho bản thân các NHTM nói chung và các ngân hàng
thương mại quốc doanh nói riêng và cổ đông của các ngân hàng đó.
Như vậy, thị trường cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới khi cổ phần hóa các
ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ có nhiều thay đổi về số lượng cũng như chất lượng
của các mặt hàng. Với sự điều chỉnh thích hợp từ phía các cơ quan, ban ngành hữu quan,
có thể hy vọng, những thay đổi này sẽ đồng nghĩa với những chuyển biến tích cực, góp
phần hoàn thiện thị trường cũng như tạo dựng tâm lý an toàn cho nhà đầu tư.
Việc cổ phần hóa các NHTMNN thể hiện sự quyết tâm cải cách kinh tế, hội
nhập kinh tế của Đảng và nhà nước tạo tâm lý an tâm và hứng khởi cho các nhà đầu tư
22
trong và ngòai nước. Sự hứng khởi này sẽ có tác động rất lớn tới TTCK Việtnam giai
đoạn hiện nay.
Đa dạng hóa các các dịch vụ tài chính trên thị trường chứng khoán: chính
sự nối kết ngày càng chặt chẽ, không thể tách rời nhau giữa NHTM và thị trường chứng
khoán đã làm cho số lượng hàng hóa ngày càng gia tăng. NHTM là đối tượng trực tiếp
tham gia trên thị trường thì sự liên kết giữa các nghiệp vụ của NHTM với các định chế tài
chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm , quỹ đầu tư ...trên thị trường chứng
khoán đã góp phần phong phú hơn và đa dạng hơn các dịch vụ tài chính cung ứng cho
các nhà đầu tư trên thị trường.
Tăng hàng hóa trên thị trường chứng khoán: Cổ phần hóa các NHTM sẽ
làm gia tăng đáng kể số lượng cổ phiếu trên thị trường, cung ứng hàng hóa có chất lượng
cao và dễ dàng chuyển nhượng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó tác động kích
thích các NHTM cổ phần nhanh chóng niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường, cho
phép các DN và các nhà đầu tư có thể dể dàng chủ dộng khai thác vốn trên thị trường
theo yêu cầu riêng của mình .
II. Tác động tiêu cực
Tuy nhiên, việc cổ phần hóa các NHTMNN không phải lúc nào cũng suôn sẻ và
cũng không phải lúc nào cũng tạo hiệu ứng tốt cho TTCK. Nó được thể hiện qua những
điểm sau:
Việc định giá không chính xác giá trị NH sẽ không chỉ gây thất thoát tài sản
của nhà nước mà còn làm giảm giá trị của cổ phiếu của NH đó trên TTCK. Điều này dễ
dấn tới hiện tượng đầu cơ, làm giá trên TTCK đặc biệt là những quan chức trong nội bộ
NH đó.
Việc lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài không phù hợp có thể gây nản
lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Việc phát hành cổ phiếu một lần với số lượng lớn có thể gây loãng trên
TTCK khi mà lượng cầu không thể hấp thu ngay một lúc với số lượng lớn cổ phiếu của
ngân hàng được cổ phần hóa. Khi đó, một lượng lớn tiền của các nhà đầu tư tập trung vào
cổ phiếu NH mới phát hành cổ phiếu sẽ gây biến động lớn đến quan hệ cung cầu trên
TTCK và hệ quả là TTCK sẽ bị suy giảm.
23
KẾT LUẬN
Cổ phần hóa DNNN nói chung, và NHTM NN nói riêng là xu thế tất yếu của quá trình
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập. Theo cách này sẽ làm giảm bớt gánh năng cho
Chính phủ về vốn, tăng thêm được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho lãnh đạo NH
trong các quyết định kinh doanh, đặt NH vào vị trí cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên về phương thực hiện, cổ phần hóa NHTM đang đứng trước một đòi hỏi của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia đầu tư
vào cổ phiếu, trái phiếu phải được bán ra trên thị trướng chứng khoán.Thông qua thị
trường chứng khoán với tính minh bạch, công khai sẽ cũng cố niềm tin cho họ khi đầu tư.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí tài chính, Tạp chí tài chính doanh nghiệp.
2. Thời báo kinh tế Việt Nam.
3. Các trang web www.mof.gov.vn, www.sbv.gov.vn, www.vneconomy.com.vn,
www.saigontimes.com.vn
MỤC LỤC
25
Trang
Chương 1:Những vấn đề chung về cổ phần hóa DNNN 6
I. Khái niệm 4
II.Sự cần thiết phải cổ phần hóa 4
III. Mục tiêu cổ phần hoá DNNN 6
IV. Đốùi tượng cổ phần hóa 6
V. Điều kiện cổ phần hóa 7
VI. Hình thức cổ phần hóa 7
VII.Thực trạnh cổ phần hóa DNNN 15 năm qua 8
VIII. Kinh nghiệm cổ phần hóa các nước 12
Chương II: Quy trình cổ phần hóa NHTM NN 14
I. Xác định mục tiêu cổ phần hoá 14
II. Đối tượng điều kiện cổ phần hóa 15
III. Lực họn hình thức cổ phần hóa 15
IV. Xác định đối tượng và điều kiện mua cổ phần 15
V. Lựa chọn đơn vị tư vấn 16
VI. Xác định giá trị tài sản 16
VII. Lục chọn hình thức huy động vốn và bán cổ phần lần đầu 16
VIII.Thực trạng cổ phần hóa tại ngân hàng ngoại thương 17
Chương III: Tác động của cổ phần hoá NHTM đến TTCK 21
I. Tác động tích cực 21
II. tác động tiêu cực 23
Chương IV Kết luận 24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tttc_nhom5_4414.pdf