Đề tài Ăn mòn chân chóng xe máy Vật liệu là thép xây dựng và trong môi trường không khí gần biển
Phần lớn các xe ôtô được làm từ thép mạ, vì vậy kẽm thường có mặt trong thép phế liệu. Cho đến nay người ta chưa tìm cách loại bỏ kẽm trước khi nấu thép phế liệu. Khi nấu thép phế liệu, kẽm sẽ bay hơi và kết tụ ở dạng ZnO trong bụi lò. Bụi chứa ZnO là loại độc và phải được chôn lấp đặc biệt. Hiện nay kẽm là một vấn đề gây nhiều rắc rối và khó giải quyết khi tái chế kim loại phế liệu. Hai phương pháp giải quyết từ trước đến nay (loại bỏ kẽm trước khi nấu thép và hoà tan kẽm phủ bằng dung dịch kiềm) đều có những hạn chế. Nếu xử lý thép mạ ở 7500C bằng tác nhân clo hóa (Cl2 hoặc HCl) và ở môi trường giàu oxy thì có thể loại bỏ kẽm trong khoảng 10 phút, chuyển nó thành dạng hơi ZnCl2. Sau đó ZnCl2 được ngưng tụ, tinh chế và điện phân để tạo ra kẽm hoặc ZnCl2 tinh khiết cao.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ăn mòn chân chóng xe máy Vật liệu là thép xây dựng và trong môi trường không khí gần biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ VẬT LIỆU
GVHD: Ths.Lê Văn Bình
SVTH: Trần Minh Hiếu
MSSV: 50130363
Lớp : 50ĐT1 . Khoa : Kỹ Thuật Tàu Thủy.
ĐỀ TÀI:
Ăn mòn chân chóng xe máy
Vật liệu là thép xây dựng và trong môi trường không khí gần biển.
Mục lục:
Lời nói đầu
I. Tên vật liệu: …………………………………………1
Ứng dụng thưc tế…………………………………….3
Khả năng thích nghi, khả năng thay thế……………..5
Ký hiệu theo tiêu chuẩn Việt Nam hay ký hiệu khác..6
Cấu trúc tổ chức vật liệu……………………………..8
III.Phương pháp tạo ra vật liệu này trong thực tế……..9
Phương pháp kiểm tra, đánh giá vật liệu…………….10
Phương pháp kiểm tra……………………………….11
Phương pháp đánh giá………………………………..12
Cơ chế ăn mòn và biện pháp chống ăn mòn…….15
Cơ chế ăn mòn………………………………………..17
Biện pháp chống ăn mòn
Bảo vệ, bảo hành vật liệu………………………..21
Giải quyết rác thải sau khi sử dụng……………..22
Đề xuất…………………………………………..23
LỜI NÓI ĐẦU
Ăn mòn kim loại là hiện tượng phá hủy các vật liệu kim loại do tác dụng hóa học hoặc do tác dụng điện hóa giữa kim loại với môi trường bên ngoài.
Việc chống ăn mòn kim loại là một vấn đề cấp bách cả về mặt kinh tế cũng như công nghệ. Hiện nay, khoảng 25% lượng thép sản xuất ra hàng năm được dùng để thay thế cho những thiết bị bàng thép bị han rỉ.
Có nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại, trong đó biện pháp sơn chống gỉ là phổ biến nhất. Trong bài tiểu luận này ta sẽ đi sâu nghiên cứu về cấu tạo và biện pháp chống ăn mòn chân chống xe máy làm bằng thép xây dựng.
I. Tên vật liệu: thép cacbon hợp kim thấp.
* ứng dụng trong thực tế:
Thép cacbon hợp thấp được sử dụng phổ biến trong ngành chế tạo máy, xe hơi, xe tải, cần trục, cầu và công trình xây dựng đòi hỏi cường độ chịu lực lớn, và môi trường nhiệt độ rất thấp.
* Khả năng thích nghi: hầu hết trong tất cả các môi trường
* Khả năng thay thế: có thể dùng nhiều vât liệu khác như inox, nhựa polyme… để thay thế
* Ký hiệu theo TCVN:
II. Cấu trúc tổ chức của vật liệu
Thép hợp kim thấp có độ bền cao được gọi như vậy vì nó chỉ chứa một lượng rất ít Một loại của nó chỉ chứa có 0,15% C, 1,65% Mn, <0,035% P & S. Chúng có thể chứa một lượng nhỏ đồng, niken, niobi, nitơ, vanađi, crôm, mô lip đen, silic, hoặc ziriconi. Thép hợp kim thấp có độ bền cao có thể còn được gọi là "vi hợp kim", khi chúng chỉ bao gồm một lượng các nguyên tố hợp kim hóa nhỏ làm cho giá trị sử dụng rộng rãi. Chỉ một lượng 0,10% niobi và vanađi có thể cải thiện được tính năng cơ khí của thép thông thường. Viêc bổ sung các nguyên tố trên giúp biến đổi vi cấu trúc của thép cacbon
III. Các phương pháp tạo ra vật liệu này trong thực tế:
-Nguyên liệu sản xuất thép này là gang, sắt phế liệu và khí oxi là chính để sản xuất thép
- Nguyên tắc sản xuất thép: oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố cacbon, sillic mangan
- Quá trình sản xuất thép: Thổi khí oxi vào lò gang nóng chảy ở nhiệt độ cao, khí oxi oxi hóa các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, S, P. sản phẩm thu được là thép
IV. Các phương pháp kiểm tra , đánh giá vật liệu:
4.1.Phương pháp kiểm tra (phương pháp hoa lửa).
a. Phương pháp thông thường (dùng đá mài): Phương pháp này thường sử dụng máy mài bàn (VD: máy mài 2 đá) để tạo hoa lửa, đôi khi cũng có thể sử dụng máy mài cầm tay.
Đá mài phải quay với tốc độ tối thiểu là 23 m/s (vận tốc dài),
thực tế nên điều chỉnh trong khoảng 38 ~ 48 m/s. Đá mài nên
sử dụng loại thô và cứng (loại oxit nhôm hoặc carborundum – SiC).
Chiều dài của hoa lửa phụ thuộc vào lực mài à rất khó so sánh
nếu nếu lực mài mẫu khác nhau. Trong thực tế, lực mài sao
cho chùm tia lửa của thép 0.2% C có chiều dài khoảng
500mm thường được dùng làm lực chuẩn.
Để tránh ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời hoặc để điều chỉnh
độ sáng xung quanh, cần thiết phải sử dụng các loại màn che
hoặc buồng tối. Khi mài, để mẫu tiếp xúc nhẹ với đá mài.
Hướng của chùm tia lửa nên theo phương ngang hoặc hơi
chếch lên trên. Và vị trí quan sát nên ở phía sau hoặc bên phải
của chùm tia.
Để nhận biết chính xác hơn, nên có thêm mẫu chuẩn (đã phân
tích chính xác thành phần hóa học) để làm mẫu đối chiếu.
Các mẫu thử cần được làm sạch bề mặt, loại bỏ các lớp thấm
(C, N), các lớp oxit và thoát carbon ... Có thể thực hiện bằng
cách mài sâu.
Khi kiểm tra, cần quan sát kỹ chùm hoa lửa từ gốc đến ngọn
(theo hình 1). Đặc biệt cần chú ý vào một số đặc điểm sau:
Chùm tia lửa: màu sắc, số lượng, độ sáng, chiều dài các tia
lửa.Hoa lửa: màu sắc, số lượng, hình dạng, kích cỡTrở lực mài: theo cảm giác ở tay khi mài mẫu.Chú ý: bề mặt đá mài phải vệ sinh thường xuyên để tránh bám vụn kim loại (dùng cà đá)
Hình 1. Giản đồ đặc tính hoa lửa của thép Carbon.
Hình 2. Đặc điểm hoa lửa của thép Carbon
b. Phương pháp dùng khí nén: Phương pháp này nung mẫu kiểm đến khi nóng đỏ rồi thổi khí trực tiếp lên mẫu. Khí nén sẽ cung cấp đủ lượng oxy cần thiết để làm cháy bề mặt mẫu và tạo ra hoa lửa. Phương pháp này tạo ra luồng hoa lửa có chiều dài lớn hơn à dễ quan sát hơn à độ chính xác cao hơn so với dùng đá mài.Do áp suất khí có độ ổn định cao nên việc so sánh, đối chiếu hoa lửa giữa các mẫu khác nhau trở nên dễ dàng hơn nhiều.
c. Phương pháp kiểm tra tự động:Bằng việc sử dụng các thiết bị quan sát và phân tích quang phổ, phương pháp này cho độ chính xác cao hơn rất nhiều lần so với quan sát bằng mắt và hoàn toàn không phụ thuộc kỹ năng cũng như kinh nghiệm của người kiểm tra.
4.2. Phương pháp đánh giá độ bền thép.
Để đánh giá độ bền của thép người ta dựa vào các chỉ tiêu sau :
+ Ứng suất kéo (N/mm2) + Ứng suất nén (N/mm2)
+ Nhiệt độ nóng chảy
+ Độ giản dài
V.Cơ chế ăn mòn, biện pháp chống ăn mòn.
5.1. Cơ chế ăn mòn.
Ăn mòn trong các môi trường
*Oxy
Tốc độ ăn mòn của thép trong dung dịch trung tính hoặc kiềm ở nhiệt độ bình thường chỉ đáng kể khi có mặt oxy hòa tan. Màng oxít sắt từ Fe3O4 chỉ bền khi không có oxyhòa tan. Do đó bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến độ hòa tan oxy cũng sẽ ảnh hưởng tương ứng đến tốc độ ăn mòn thép.
Khuấy trộn dung dịch làm tăng độ vận chuyển oxy hòa tan và làm tăng tốc độ ăn mòn.
Các chất hòa tan cũng làm giảm độ tan của oxy và giảm tốc độ ăn mòn.
Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ ăn mòn lúc đầu nhưng sau đó sẽ giảm xuống vì độ tan của oxy giảm. Khi nhiệt độ lớn hơn 80º C, tốc độ ăn mòn sẽ giảm trong hệ hở (vì oxy thoát ra được) nhưng vẫn tiếp tục
tăng trong hệ kín (oxy bị giữ lại). Do đó phải giảm oxy hòa tan đến mức tối thiểu để tránh ăn mòn trong các nồi hơi kín, nhiệt độ cao.
Sự khác nhau về độ vận chuyển oxy hòa tan còn dẫn đến sự ăn mòn cục bộ do chênh lệch nồng độ oxy trên bề mặt thép ở nhiệt độ thường. Ngoài ra, khi hơi nước ngưng tụ tiếp xúc với không khí sẽ hấp thu oxy và gây ăn mòn bể chứa, đường ống do tạo pin có mức độ thông gió khác nhau ở nhiệt độ > 50 ºC.
Oxy hòa tan có thể loại bỏ bằng cơ học hoặc hóa học. Đuổi khí cơ học bao gồm gia nhiệt đến nhiệt độ gần nhiệt độ sôi của nước để giảm độ tan oxy hoặc cho một khí khác lội ngược dòng để đẩy oxy ra khỏi nước. Đuổi khí bằng hóa học được thực hiện nhờ phản ứng của natri sunphit hoặc hydrazin với oxy
Na2SO3 + ½O2 → Na2SO4 (5)
N2H4 + O2 → N2 + 2H2O (6)
Phản ứng của hydrazin chỉ tạo các chất bay hơi, không gây tích tụ trong hệ thống, tuy nhiên phản ứng chỉ xảy ra với tốc độ đáng kể khi nhiệt độ lớn hơn 300 ºC.
*CO2
CO2 từ không khí có ảnh hưởng đáng kể đến pH và tạo các vảy không tan trên bề mặt. H2CO3 tạo thành từ sự hòa tan CO2 là một chất ăn mòn trung bình nhưng sản phẩm ăn mòn FeCO3 thường là chất bảo vệ bề mặt
* Độ ẩm
Độ ẩm là điều kiện cần thiết nhất cho ăn mòn trong khí quyển vì nó quyết định sự ngưng tụ hơi nước. Nước ngưng tụ đọng lại trên bề mặt kim loại sẽ tạo thành dung dịch điện ly (khi có mặt các muối hòa tan) làm cho phản ứng ăn mòn có thể xảy ra.
Độ ẩm tuyệt đối là lượng nước chứa trong 1 m3 khí, còn độ ẩm tương đối là tỉ lệ giữa lượng nước chứa trong 1 m3 khí ở điều kiện khảo sát và lượng nước trong 1 m3 không khí bảo hòa hơi nước ở cùng áp suất và nhiệt độ. Độ ẩm tương đối được tính theo tỉ lệ giữa áp suất hơi nước riêng phần và áp suất hơi nước bảo hòa (áp suất hơi nước ở trạng thái cân bằng với nước tại một nhiệt độ và áp suất cho trước).
Theo lý thuyết, sự ngưng tụ xảy ra khi độ ẩm tương đối đạt đến 100%, tuy nhiên trong một số trường hợp sự ngưng tụ vẫn có thể xảy ra dù độ ẩm tương đối nhỏ hơn 100%. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ kim loại thấp hơn nhiệt độ môi trường, khi bề mặt kim loại có muối hoặc khi bề mặt có các lỗ xốp.
Độ ẩm chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngay trong một môi trường rất ẩm, các bề mặt sạch, không nhiễm bẩn đặt trong không khí không ô nhiễm chỉ bị
ăn mòn với tốc độ tương đối thấp.
* Các chất ô nhiễm
Các chất ô nhiễm làm gia tăng ăn mòn trong khí quyển do tăng tính chất dung dịch điện ly và tăng độ ổn định của lớp màng nước ngưng tụ từ khí quyển
SO2, là một chất ô nhiễm thường gặp, khi hấp thu trong lớp nước bề mặt sẽ tạo ra H2SO4 làm tăng đáng kể tốc độ ăn mòn của thép cacbon trong khí quyển.
Khi không có SO2, lớp sản phẩm ăn mòn có tính bảo vệ nên tốc độ ăn mòn thấp. Khi có mặt SO2 lớp màng có tính bảo vệ kém nên tổn thất khối lượng sẽ tăng theo thời gian. Do đó các chất gây ô nhiễm như SO2, NO2, Cl¯, F¯… khi hòa tan vào lớp nước trên bề mặt sẽ tạo môi trường axít và gây ra ăn mòn kim loại.
Trong khí quyển chứa 0,01% SO2, tốc độ ăn mòn thép cacbon tăng nhanh khi độ ẩm lớn hơn độ ẩm tới hạn (60%). Tốc độ ăn mòn vẫn thấp khi không có SO2 dù độ ẩm đạt gần 100 %.
Hiện tượng này là do sản phẩm ăn mòn FeSO4 tạo thành có tính hút ẩm, sẽ hấp thu nước khi độ ẩm tương đối vượt qua mức độ ẩm tới hạn. Các sản phẩm ăn mòn hút ẩm, và các muối khác kết tủa từ khí quyển, sẽ làm giảm độ ẩm tương đối cần thiết để gây ra ngưng tụ nước. Sự có mặt của màng nước này dẫn đến tăng thời gian thấm ướt và làm tăng mức độ ăn mòn. Chỉ khi độ ẩm tương đối thấp hơn giá trị tới hạn ứng với mỗi loại muối thì sự tạo thành màng nước mới bị loại trừ và sự ăn mòn giảm đến mức thấp nhất
* Lớp muối phủ hút ẩm, tạo gỉ và ăn mòn nền thép
+ Lớp muối phủ chuyển thành dung dịch không màu, không ăn mòn
+ Lớp muối phủ khô, không ăn mòn
Từ bảng trên, sự ăn mòn là thấp nhất khi độ ẩm tương đối thấp hơn RHcrit. NaNO2 hút ẩm, nhưng lại là một chất ức chế nên không tuân theo quy luật trên.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng khác nhau đến ăn mòn khí quyển. Nhiệt độ không khí bình thường sẽ giữ tốc độ ăn mòn tương đối thấp nhưng có thể làm tăng sự ngưng tụ màng nước trên bề mặt dẫn đến tăng ăn mòn. Việc phơi ngoài ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ và sấy khô bề mặt dẫn đến giảm ăn mòn. Do đó bề mặt che phủ thường bị ăn mòn nhanh hơn bề mặt phơi nắng trực tiếp.
Sự kết hợp của độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình cao và sự có mặt của các chất ô nhiễm công nghiệp hoặc muối biển mang theo trong không khí sẽ làm tăng tốc độ ăn mòn trong khí quyển. Do đó tốc độ ăn mòn sẽ cao nhất trong các vùng biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Thiếu một trong các yếu tố trên thì tốc độ ăn mòn sẽ thấp.
* Thép hợp kim thấp độ bền cao
Thép hợp kim thấp độ bền cao (High-strength low-alloy, HSLA) có chứa vài % Cu, Cr, Ni, Si và P không chỉ có độ bền cao mà còn cải thiện đáng kể độ bền ăn mòn trong khí quyển. Cu đóng vai trò chính trong việc nâng cao độ bền ăn mòn, nhưng các nguyên tố khác sẽ tăng cường tác dụng có lợi của Cu trong mọi môi trường. Các nguyên tố này sẽ làm cho màng sản phẩm ăn mòn trên bề mặt sít chặt, ít lỗ xốp hơn, dẫn đến bề mặt được che kín không cho tác chất ăn mòn xâm nhập sâu hơn.
* Cơ chế điện hóa
Khi phơi ngoài không khí khô hoặc ẩm, thép sẽ tạo thành một màng oxýt rất mỏng bao gồm lớp bên trong là oxýt sắt từ, Fe3O4 (FeO.Fe2O3), bên ngoài là lớp gỉ FeOOH. Fe trong oxýt sắt từ có thể ở dạng Fe2+ (FeO) hoặc Fe3+ (Fe2O3). Các vết nứt trên lớp gỉ FeOOH cho phép oxy từ khí quyển dễ dàng xâm nhập và oxy hóa hoàn toàn oxýt sắt từ thành dạng hydrat Fe2O3.H2O hoặc FeOOH (Fe2O3.H2O = 2FeOOH). Các lỗ xốp trong oxýt sắt từ được làm đầy bằng nước ngưng tụ và sản phẩm ăn mòn không tan. Do đó lớp oxýt sắt từ sẽ có tính bảo vệ trong môi trường hơi nước không ô nhiễm.
Không khí xung quanh thường chứa một lượng SO2, chất này phản ứng với nước và oxy hòa tan để tạo H2SO4 trong các lỗ xốp, dẫn đến phản ứng hòa tan một phần màng oxit tạo thành FeSO4. Muối này bị thủy phân sẽ cung cấp thêm môi trường axít, làm cho màng oxit dễ hòa tan hơn, mở rộng lỗ xốp trong oxit sắt từ và cho phép dung dịch điện ly thâm nhập dễ dàng vào bề mặt kim loại nền. Ngoài ra FeSO4 còn là chất hút ẩm, sẽ hấp thu nước từ khí quyển và làm tăng tốc độ ăn mòn khi độ ẩm lớn hơn độ ẩm tới hạn.
Cơ chế điện hóa của quá trình được minh họa trong hình sau
Phản ứng anốt hòa tan sắt xảy ra dưới lớp oxýt sắt từ Fe3O4
Fe → Fe2+ + 2e
Ion Fe2+ trong dung dịch bảo hòa (hoặc gần như bảo hòa) nằm trong các lỗ xốp của Fe3O4 sẽ phản ứng với oxy ở phía ngoài lớp Fe3O4 để tạo thêm Fe3O4
3 Fe2+ + 2 OH¯ + ½ O2 → Fe3O4 + H2O
Phản ứng khử catốt là
8 FeOOH + Fe2+ + 2e → 3 Fe3O4 + 4 H2O
trong đó Fe3+ trong gỉ FeOOH bị khử thành Fe2+ trong Fe3O4 ở bề mặt tiếp xúc hai pha. Oxy khí quyển xâm nhập ngang qua các vết nứt trong lớp gỉ có thể oxy hóa Fe3O4 trở lại thành gỉ.
3 Fe3O4 + 0,75 O2 + 4,5 H2O → FeOOH
59
Một lượng sunphát không tan sẽ kết tủa trong lớp oxit.
* Cơ chế tự xúc tác cho sự phát triển lỗ
Các lỗ thường phát triển dưới sự khống chế hổn hợp (vừa khống chế động học, vừa khống chế khuếch tán) và có hình dạng rất phức tạp.
Trong quá trình phát triển lỗ, phản ứng thủy phân có thể xảy ra ở phía bên trong lỗ và làm giảm độ pH (thủy phân Fe2+ tạo ra H+), cho nên bề mặt khó trở lại trạng thái thụ động.
Ngoài ra, sự điện di của các ion Cl¯ về phía đáy lỗ dưới tác dụng của điện trường dẫn đến việc tập trung các anion xâm thực trong lỗ, làm cho các vùng bị tấn công khó trở về trạng thái thụ động.
Từ những lý do trên, quá trình ăn mòn lỗ là một quá trình tự xúc tác: một khi tạo thành các lỗ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lỗ.
5.2. Biện pháp chống ăn mòn
Ăn mòn trong khí quyển có thể được khống chế bằng cách dùng các lớp phủ hoặc hợp kim hóa. Thông thường, các phân tích kinh tế chỉ ra rằng một hệ lớp phủ trên nền thép cacbon rẻ tiền thì tốt hơn là hợp kim chịu ăn mòn, không phủ, mắc tiền hơn. Tuy nhiên, nếu vẻ ngoài trang trí và chi phí bảo dưỡng là quan trọng thì thép không gỉ và hợp kim niken là những vật liệu thích hợp chống ăn mòn khí quyển tốt. Nếu bề mặt bị che khuất hoặc không cần chú ý tới vẻ ngoài, thì việc gia tăng bề dày để bù trừ cho sự ăn mòn có thể là biện pháp ít tốn độ ăn mòn và tuổi thọ của thiết bị đặt trong môi trường oxy hóa ở nhiệt độ cao.
Nhiệt động hóa học sẽ cho biết phản ứng nào trong (2), (3), (4) là có thể xảy ra ở những điều kiện cho trước. Do đó có thể điều chỉnh điều kiện để ngăn ngừa oxyhóa trong quá trình ủ, xử lý nhiệt và các quá trình ở nhiệt độ cao khác. Tuy nhiên nhiệt động hóa học lại không thể cho biết tốc độ của các phản ứng trên.
VI. Bảo vệ, bảo hành vật liệu:
Thép là vật liệu dễ bị ăn mòn do các tác dụng vật lý, hóa học của môi trường. Do đó phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh đặt trên nền đất.
Kho chứa thép phải cao ráo, thoáng, không dột, không hắt mưa. Thép trong kho phải xếp riêng từng loại. Thép thanh được bó thành từng bó xếp trên các giá đỡ.
Thép sợi được cuộn thành cuộn. Thép lưới được cuộn hoặc để phẳng.
Khi sử dụng thép phải sử dụng đúng loại, làm sạch gỉ, dầu, mỡ (nếu có).
Trong quá trình sử dụng, thép là loại vật liệu dễ bị ăn mòn, dạng ăn mòn phổ biến là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. Để bảo vệ vật liệu thép cho kết cấu có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Cách ly kim loại với môi trường bằng các lớp sơn chống gỉ, trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng các lớp sơn phủ phi kim loại (men, thuỷ tinh, chất dẻo) hoặc các lớp phủ kim loại (mạ kẽm) ngay từ khi sản xuất.
Trong những năm gần đây người ta dùng phương pháp mới bảo vệ kim loại khá hiệu quả: phương pháp sử dụng “chất cản”-cho vào môi trường để tạo nên màng chống ăn mỏng trên bề mặt kim loại. Thí dụ có thể dùng dầu Natri hoặc K2CrO2, Na2CO3 làm chất cản hoà tan vào nước.
VII. Giải quyết rác thải sau khi sử dụng
Thiếc và kẽm được sử dụng như lớp mạ bảo vệ thép chống lại các tác động của môi trường. Thép mạ (tráng) thiếc là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm. Nhưng lớp thiếc tráng rất không có lợi cho việc tái chế thép, vì khi nấu chảy thiếc sẽ tan vào thép và không thể tách ra được. Nếu thép mạ kẽm chứa đồng thì ảnh hưởng có hại của thép đối với quá trình tái chế càng tăng. Hiện nay người ta giải quyết vấn đề này bằng cách dùng KOH nóng để hoà tan và loại bỏ thiếc trước khi nấu chảy thép, hoặc phối trộn thêm sắt không chứa thiếc để giảm hàm lượng thiếc. Tuy nhiên, quy trình loại bỏ như trên không thể được áp dụng nếu lớp thiếc mạ lại bị một lớp polyme phủ trên.
D.J.Fray đã nghiên cứu quá trình clo hóa khi loại bỏ thiếc khỏi thép ở l300C dưới dạng SnCl4. Kết quả cho thấy không cần phải loại bỏ lớp polyme trước khi clo hóa, vì cả khí clo lẫn SnCl4 đều có khả năng phân tán qua lớp polyme. Hơi SnCl4 có thể được thu hồi dễ dàng nhờ ngưng tụ. Đây là một hóa chất có giá trị, được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp.
Phần lớn các xe ôtô được làm từ thép mạ, vì vậy kẽm thường có mặt trong thép phế liệu. Cho đến nay người ta chưa tìm cách loại bỏ kẽm trước khi nấu thép phế liệu. Khi nấu thép phế liệu, kẽm sẽ bay hơi và kết tụ ở dạng ZnO trong bụi lò. Bụi chứa ZnO là loại độc và phải được chôn lấp đặc biệt. Hiện nay kẽm là một vấn đề gây nhiều rắc rối và khó giải quyết khi tái chế kim loại phế liệu. Hai phương pháp giải quyết từ trước đến nay (loại bỏ kẽm trước khi nấu thép và hoà tan kẽm phủ bằng dung dịch kiềm) đều có những hạn chế. Nếu xử lý thép mạ ở 7500C bằng tác nhân clo hóa (Cl2 hoặc HCl) và ở môi trường giàu oxy thì có thể loại bỏ kẽm trong khoảng 10 phút, chuyển nó thành dạng hơi ZnCl2. Sau đó ZnCl2 được ngưng tụ, tinh chế và điện phân để tạo ra kẽm hoặc ZnCl2 tinh khiết cao.
VIII. Đề xuất.
Trước tình hình môi trường của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vấn đề môi trường là một vấn đề nan giải trong đó vấn đề rác thải là một vấn đề mà nước ta đang gặp rât nhiều khó khăn.trong đó rác thải từ các nghành công nghiệp nặng là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Mà nguyên nhân chính là ý thức của mỗi người, của mỗi danh nghiệp. Họ chỉ thấy những lợi ích trước mắt mà không chú trọng đến vấn đề môi trường. Vậy nguyên nhân chính là do đâu, đó là do chế tài xử phạt còn quá nhẹ, quá lỏng lẽo trong vấn đề quản lí rác thải,chưa có một luât định nào cụ thể về vấn đề này.vậy em có một số đóng góp về vấn đề này như sau:
Xây dựng tập trung các khu xử lý rác thải và phân bố điều, đặc biệt tại các khu công nghiêp.
Cần có một văn bản pháp luật cụ thể về vấn đề xử lý rác thải
Cần có một chế tài xử phạt thích đáng đối với những sai phạm trong vấn đề xử lý rác thải.
Tham gia tuyên truyền về vấn đề môi trường
……………..THE END………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_an_mon_va_bao_ve_vat_lieu_2387.doc