• Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người. Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ. Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần. hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Ngay nay, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồng cảm, quan tâm giúp đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này. Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3389 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam đến môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam đến môi trường.
------------------------------------------------------------------
I.Chiến tranh :
Chiến tranh là gì?
Chiến tranh thường được định nghĩa là sự xung đột về quân sự giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau.
Thuật ngữ này còn được dùng để chỉ các xung đột quân sự trong nội bộ một quốc gia (nội chiến hay chiến tranh giải phóng), các hoạt động quân sự chống lại chính phủ hoặc các lực lượng chiếm đóng do các tổ chức bí mật hay các tổ chức nổi dậy hực hiện( chiến tranh du kích, các cuộc khởi nghĩa, phong tào intifada). (Sidel và Levy, 2003).
Chiến tranh có tác dụng tức thời và lâu dài lên sức khỏe con người. (Levy và Sidel, 2000).
II.Tác động của chiến tranh:
Tác động trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh đối với sức khỏe con người:
Tác động của cuộc chiến:
Các cuộc xung đột ngày nay thường là các cuộc nội chiến đang tiếp tục diễn ra một cách khốc liệt trên rất nhiều vùng trên thế giới.
Chiến tranh là nguyên nhân gây tử vong, thương vong và bệnh tật mà để lại nhiều hậu quả lâu dài: từ tàn tật đến các rối loạn stress sau sang chấn tâm lí. Trong thế kỉ 19,191 triệu người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh, và con số nhiều hơn thế đã chịu đựng những tổn thương về thể xác lần tinh thần do hậu quả rức thì và lâu dài của chiến tranh để lại.
Rất nhiều bệnh tật và tử vong trong chiến tranh, đặc biệt là đối với dân thường là hậu quả của các tác động gián tiếp bao gồm phá hủy cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống cung cấp nước và thực phẩm, cơ sở chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế công cộng, hệ thống xử lí rác thải, nhà máy điện, mạng lưới điện và hệ thống giao thông, thông tin. Sự phá hủy cơ sở hạ tầng dẫn đến thiếu hụt lương thực mà hậu quả của nó là suy dinh dưỡng, ô nhiễm thực phẩm và nước uống và dẫn đến các bệnh có nguồn gốc từ thức ăn và nguồn nước nhiễm bẩn, thiếu thốn chăm sóc y tế và y tế công cộng mà gây ra bệnh tật.
Ảnh hưởng lên sức khỏe con người của các hoạt động quân sự khác bao gồm cả động thái chuẩn bị cho chiến tranh:
Các hoạt động quân sự khác bao gồm cả động thái chuẩn bị cho chiến tranh, có thể gây nên những tác động xấu đến sức khỏe con người. Một số tác dụng trực tiếp như bị thương hoặc tử vong trong quá trình huấn luyện, đào tạo còn lại là các tác động gián tiếp.
Các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh có thể làm thay đổi con người, nguồn tài chính và các nguồn tài nguyên khác và là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn và làm thất bại các nỗ lực gia tăng các hoạt động vì lợi ích của con người.
Chiến tranh và chuẩn bị cho chiến tranh khuyến khích sử dụng bạo lực như một biện pháp để giải quyết các tranh chấp. Sử dụng vũ khí thành thạo và khuynh hướng sử dụng bạo lực có thể là một yếu tố gây nên tỷ lệ tử vong liên quan ở súng cao ở Mỹ và các nước phát triển.
Tác động đến môi trường:
Chiến tranh phá hoại các nguồn tài nguyên, gia tăng bạo lực như là một biện pháp giải quyết các tranh chấp gây các bật lợi đến môi trường bao gồm sử dụng các loại vũ khí, các chất làm ô nhiễm môi trường..
Vũ khí quy ước:
Trong chiến tranh sử dụng các loại vũ khí quy ước như: thuốc nổ, chất gây cháy, các loại súng có kích thước khác nhau từ các loại cúng nhỏ và vũ khí hạng nhẹ cho đến đại bác.
Là nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng với môi trường.
Vũ khí hạt nhân:
Vũ khí hạt nhân ngày càng phổ biến trong các quốc gia trên thế giới kể từ khi được phát triển vào những năm 1940. Hiện nay ước tính có khoảng 28.000 đầu đạn hạt nhân ở ít nhân 8 quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và có thể là Triều Tiên).
Vũ khí hạt nhân gây chết người hàng loạt, gây thương tật vĩnh vieensxvaf tử vong sau đó và gây nhiễm phóng xạ trên quy mô lớn.
Việc sản xuất vũ khí hạt nhân dẫn đến o nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vũ khí phóng xạ:
Cái gọi là bom bẩn ( chất liệu thông thường trộn với vật liệu phóng xạ) hay các cuộc tán công vào các nhà máy năng lượng hạt nhân bằng vũ khi gây nổ có thể gây phát tán phóng xạ trên diện rộng.
Các tác nhân hóa học:
Nhiều vũ khí hóa học và các chất liên quan khác nhau tiềm ẩn khả năng làm nhiễm bẩn môi trường trong thời gian chuẩn bị chiến tranh và xảy ra chiên tranh
Nguy cơ tiềm ẩn này không chỉ đe dọa đến lực lượng quân đội và những cư dân trong thời chiến mà cìn ảnh hưởng đến những công nhân làm những công việc phát triển, sản xuất hoặc lưu trữ và cả những người sống gần đó.
Việc hủy bỏ vũ khí hóa học, bao gồm cả tháo gỡ và đốt cháy có thể tạo ra hững nguy hiểm khác.
Các tác nhân sinh học:
Các tác nhân sinh học bao gồm vi khuẩn, vi rút, các sinh vật khác và các độc tố của nó không chỉ tạo ra những căn bệnh cho loài người mà chúng còn gây ô nhiễm môi trường lâu dài, điều này ảnh hưởng đến con người, các loài động vật khác và cây cối.
Mìn sát thương:
Mìn sát thương là chất gây nổ do các binh sĩ đặt trên hoặc dưới mặt đất. Chúng còn được gọi là “vũ khí tiêu diệt hàng loạt”.
Mìn thường đặt ở khu vực nông thôn, tạo ra mối đe dọa với cư dân những vùng này và thường gây cản trở trong công việc làm nông, chăn nuôi gia súc, các hoạt động khác và nhiều vùng đất không thể ở được.
Những chất thải nguy hiểm:
Các chất thải nguy hiểm từ hoạt động quân đội tiềm ẩn những khả năng gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất đai.
Việc sử dụng các nguyên liệu không tái tạo được và các nguyên liệu khác của quân đội:
Trong suốt thời gian chuẩn bị cũng như thời gian xảy ra chiến tranh, lực lượng quân đội nhiều quốc gia tiêu thụ một số lượng khổng lồ các nguyên liệu và nhiên liệu không tái tạo được.
III.Chiến tranh Việt Nam và ảnh hưởng đến môi trường:
Chiến tranh Việt Nam:
Từ 1858 đến 1945, Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh hiện đại :chống Pháp Và chống Mĩ xâm lược.
Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tàn khốc với quy mô lớn kéo dài.
Trong chiến tranh sử dụng các loại vũ khí quy ước như: thuốc nổ, chất gây cháy, các loại súng có kích thước khác nhau từ các loại súng nhỏ và vũ khí hạng nhẹ cho đến đại bác.
Trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam, quân đọi Mỹ đa sử dụng chất độc làm trụi lá và giết chết cây cối và các loại thực vật. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh.
Những ảnh hưởng đến môi trường:
Vũ khí quy ước:
Vũ khí quy ước tác động trức tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người, phá hủ cơ sở hạ tầng xã hội và là nguyên nhân gây hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Nó không chỉ gây nhiều thương vong và tử vong mà còn phá hủy môi trường trên trên diện rộng ngay cả trong thời kì chiến tranh và sau chiến tranh. Sau hơn chiến tranh hơn 35 năm, nhưng diện tích bị ô nhiễm do bom mình còn rất lớn.
Quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 16 triệu tấn bom đạn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các đợt rải bom ở rừng đước trong chiến tranh Việt Nam đã phá hủy nghiêm trọng các khu rừng này. Các hố bom tồn tại hàng thập kỉ sau chiến tranh chứa đầy nước đọng và trở thành môi trường sống thuận lợi cho các loại truyề bệnh sốt rét cũng như các loại bệnh truyền qua muỗi khác.
Vũ khí hóa học:
Nhiều vũ khí hóa học và các chất liên quan khác nhau lam nhiễm bẩn môi trường trong thời gian chuẩn bị chiến tranh và khi xảy ra chiến tranh. Nguy cơ tiềm ẩn này không chỉ đe dọa đến lực lượng quân đội và những cư dân trong thời chiến mà nó còn ảnh hưởng đến những công nhân làm việc phát triển, sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các lạo vũ khí này và cả những người sống gần nơi mà các vũ khí này được phát triển, sản xuất hoặc lưu trữ.Thêm vào đó việc hủy bỏ các vũ khí này, bao gồm việc tháo dỡ và đốt cháy có thể tạo ra những nguy hiểm khác.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.
Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt.
Quân đội Mỹ đã công phá môi trường trên quy mô rộng lớn và kéo dài trong nhiều năm, một cách đồng bộ đã làm cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên với diện tích rộng lớn ở Việt Nam bị phá hủy. Thiệt hại đối với môi trường là quá lớn và khắc nghiệt đến mức các nhà khoa học gọi đó là “hủy diệt sinh thái”. Những tác hại đối với thiên nhiên và môi trường của chiến tranh hoá học này đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới tiến hành nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại nhiều hội nghị quốc tế.Qua nhiều thập kỷ, diện tích rừng có nhiều biến đổi theo chiều hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Riêng trong khoảng năm 1950 đến năm 1972, chiến tranh, nhất là chiến tranh hoá học của Mỹ, đã để lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng.
Các chất diệt cỏ, làm trụi lá lần đầu tiên trong lịch sử loài người, được dùng với quy mô lớn ở miền Nam Việt Nam đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái và con người.
Trước chiến tranh, rừng miền Nam Việt Nam có diện tích bao phủ là 10,3 triệu ha. Trong suốt thời gian chiến tranh, từ năm 1961 tới năm 1971, đã có trên 77 triệu lít chất độc hóa học được sử dụng, hầu hết là chất da cam, trong đó có chứa dioxin (TCDD) với nồng độ độc cao từ 3 – 4 mg/l. Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam, 86% lượng chất độc hóa học được trực tiếp rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải trực tiếp lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Hơn 2 triệu ha đất rừng đã bị phá hủy bởi sự tấn công của quân đội Mỹ.
Chất diệt cỏ rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong đất, làm cho đất bị cằn cỗi, mà với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Nam Trung Bộ Việt Nam, các khu rừng rất khó có thể tự phục hồi được.
Sự rụng lá hàng loạt cây rừng đã tạo nên sự ứ đọng các chất dinh dưỡng. Khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, chiếm 1% diện tích rừng Nam Việt Nam, gây nên sự bất ổn mặt đất, làm cho đất dễ bị xói mòn do mưa.
Hàng triệu ha rừng ở nội địa và rừng ngập mặn ở ven bờ bị rải chất độc màu da cam nhiều lần. Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với nồng độ cao lần thứ nhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60% sinh khối của rừng) bị chết. Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát triển. Ðến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con. Tiếp theo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được. Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.
Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật. Ðộng vật chết vì thiếu thức ăn, vì không có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc. Những con sống sót phải di chuyển tới những nơi khác, cho dù điều kiện sống ở những nơi mới đó không hoàn toàn thuận lợi cho chúng. Có thể nói rằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó là hệ sinh thái nghèo kiệt xơ xác. Những nơi rừng mọc lại, bụi lau, tre, nứa là nơi ẩn nấp tốt cho họ hàng nhà chuột. Thiên địch của chuột là cầy, cáo còn lại rất ít, hơn nữa sức sinh sản của chúng không thể so sánh được với sức sinh sản của chuột. Kết quả những nơi đó chuột chiếm ưu thế. Tóm lại, chất diệt cỏ làm mất cân bằng sinh thái môi trường.
Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Ðông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút.
Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người. Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ. Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Ngay nay, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồng cảm, quan tâm giúp đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này. Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn
VI, Những việc có thể làm:
Các vấn đề về môi trường do chiến tranh và việc chuẩn bị cho chiến tranh gây ra có vẻ như không giải quyết nổi. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng và các biện pháp tiến hành có thể áp dụng tành công trong việc giải quyết những vấn đề này.
Giám sát những thống kê tư liệu:
Nhiều vấn đề có thể giải quyết bằng cách thực hiện việc giám sát, và các hoạt động khác để lập dẫn số liệu vầ các vấn đề môi trường phát sinh từ chiến tranh và chuẩn bị cho chiến tranh. Sự giám sát có thể bao gồm việc thực hiện các báo kĩ thuật và phi kĩ thuật để nhận định những tiềm ẩn về môi trường.
Giáo dục nâng cao nhận thức:nhiều vấn đề có thể giải quyết bằng giáo dục và nâng cao nhận thức của các nhà chuyên môn y tế, nhà hoạch định chính sách và công chúng về vấn đề môi trường.
Chiến tranh lùi xa gần 40 năm, nhưng hậu quả sau chiến tranh Việt Nam vô cùng nặng nề, quá trình khắc phục cần nhiều thời gian đòi hỏi sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng và Quốc tế.
Với sự nỗ lực của Đảng, nhà nước và toàn xã hội; sự hợp tác giúp đỡ của quốc tế để dò tìm thu gom, xử lí bom mìn, vật liệu nổ, giải phóng dất, tái tạo quỹ đất, phục hồi môi trường, tạo điều kiện cho đời sống sản xuất của người dân được an toàn.
Phục hồi các hệ sinh thái bị phun rải chất độc hóa học, củng cố và tăng cường chế độ chính sách có liên quan tới nạn nhân chất độc hóa học, triển khai chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_chien_tranh_moi_truong_3514.docx