Đề tài Ảnh hưởng của siêu dự án cao tốc Bắc Nam đến con số GDP

Tốc độtăng trưởng GDP thường được tính từGDP theo giá so sánh. Chuyển GDP từgiá thực tếvềgiá so sánh là một vấn đềrất phức tạp. Việt Nam tính GDP từ phương pháp sản xuất (là cơbản) việc tính chuyển GDP vềgiá so sánh theo quốc tế cần lấy trọng số(quyền số) từbảng I-O. Điều kỳlạ, ởchỗlà năm gốc mà Tổng cục Thông kê chọn lại là những năm không có bảng I-O (giá 94)!?. Bởi vậy, GDP theo giá so sánh đểtừ đó tính ra tốc độtăng trưởng, được tính toán nhưthếnào vẫn còn là một câu hỏi lớn?. Vì khuôn khổcủa bài viết, chúng tôi chưa đềcập đến chỉsốICOR (đo lường số đơn vị đầu tưtính theo % GDP đểtạo ra một đơn vịtăng trưởng) cũng là một nỗi lo về độtin cậy đằng sau những con số. Nói tóm lại:Các con sốGDP và ICOR nhiều khi làm cho người hoạch định chính sách phát triển, và ngay cảnhiều vị đại biểu Quốc hội cũng dễbịngộnhận, ảo tưởng vào sốliệu thống kê! Những người làm tưvấn cho các siêu dựán, trong đó có dựán đường sắt cao tốc Bắc Nam, vì sao biết hiệu quảkinh tếrất thấp, chưa kể đến các mặt tác động xấu đến môi trường xã hội nhưphá rừng, di chuyển dân cư vv nhưng vẫn ra sức bảo vệdựán? Lý do đơn giản, chỉcần Quốc hội “bấm nút” thông qua chủtrương sẽcó bẫm tiền vềkhoản “Tưvấn”. Sau này, dù cho dựán có phải STOP thì tiền tưvấn đã bỏtúi, lại được tiếng là biết lắng nghe các ý kiến phản biện!? Nếu dựán được xây dựng thì chắc chắn dòng chảy của tiền sẽcàng lớn gấp bội, còn hậu quả đã có thếhệtương lai gánh chịu.

pdf5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của siêu dự án cao tốc Bắc Nam đến con số GDP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ SIÊU DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC ĐẾN CON SỐ GDP Tô Văn Trường – Bùi Trinh GS Phạm Phụ (nguyên là đại biểu Quốc hội) một nhà giáo rất tâm huyết với ngành giáo dục, am hiểu về phân tích kinh tế dự án đầu tư sau khi đọc các thông tin tranh luận về siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam đã trao đổi với chúng tôi đại ý như sau: Dự án đầu tư lớn đến 56 tỷ đô la nhưng thông tin về hiệu quả kinh tế còn rất mơ hồ. Qua báo “Tuổi trẻ” ngày 21/5 vừa qua, người dân được biết ông bộ trưởng bộ giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã nói: Đây là một “dự án cần thiết” và “Thuần hiệu quả kinh tế thì không cao nhưng nếu xét hiệu quả kinh tế xã hội và tài chính thì Dự án có khả năng lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn…” Vế thứ hai này, thực khó hiểu, có lẽ ngay cả với người có hiểu biết ít nhiều về “Phân tích kinh tế dự án đầu tư”. Nhưng dù sao, người đọc cũng cảm nhận được, “hiệu quả kinh tế của Dự án là không cao”. Điều đó cũng đã được thể hiện phần nào qua “hiệu quả tài chính” rất thấp của Dự án, “Chỉ số nội hoàn tài chính (FIRR) chỉ đạt 2,4 – 3,0%” (Cũng do đó, “thời gian hoàn vốn nhanh nhất là 45 năm”!). GS Phạm Phụ phải giật mình, còn chúng tôi nổi da gà vì thông tin này bởi vì đây là con số còn thấp hơn rất nhiều so với “Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được”, có lẽ phải khoảng 8%, nếu tính theo USD. GS được giải Nobel kinh tế 1979, T. W. Schultz cho rằng: Đầu tư là tối ưu cho một quốc gia khi hiệu quả đầu tư cho các lĩnh vực là bằng nhau. Mà theo Ngân hàng thế giới (WB – 2008), “Suất thu lợi” (RR) trong đầu tư cho giáo dục đại học của những nước có thu nhập trung bình (GDP/đn = 755 ÷ 9625 USD) là “RR xã hội” ≈ 11,3% và “RR cá nhân” ≈ 19,3%. “RR cá nhân” ở đây gần đúng chính là loại chỉ số FIRR nói trên của Dự án. Vậy tại sao một đất nước Việt Nam có GDP năm 2009 chỉ khoảng 100 tỷ USD lại đặt cả 56 tỷ USD để đầu tư vào Dự án đường sắt cao tốc với FIRR = 2,4 – 3,0% mà lại không thể bớt ra, ví dụ khoảng 1/10 con số đó (với phương án có vốn đầu tư ít hơn), nghĩa là chỉ khoảng 5 – 6 tỷ USD, để đầu tư thêm cho giáo dục đại học RR có thể lên đến 19,3%? Câu hỏi này xin dành cho những người có trách nhiệm quản lý đất nước trả lời. Lâu nay, nhiều người thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP, điều này là sai lầm về nhận thức. Bởi vì, có thể GDP tăng vọt nhờ vào thiên tai, lãng phí, tham nhũng, nhờ những công trình mà sau khi xây dựng xong, người ta không biết phải dùng vào việc gì. Robert Kennedy đã từng nói “ Trong GDP có cả ô nhiễm môi trường và quảng cáo thuốc lá… Nó tính cả những ổ khoá của cửa nhà chúng ta, và cả những nhà tù cho những ai phá khoá. Nó tăng cùng với việc sản xuất bom napan, tên lửa và đầu đạn hạt nhân…Và nếu GDP bao gồm tất cả những thứ này, thì lại có rất nhiều thứ khác nó không tính tới như tình cảm của con người, vẻ đẹp của thi ca…”. Chỉ tiêu GDP được tính toán như thế nào ở Việt nam? Chỉ tiêu GDP ngày nay được nhắc đến nhiều trong các phương tiện thông tin đai chúng và trong các báo cáo thành tích cuối năm. GDP tăng trưởng cao thường gắn liền với sự hãnh tiến, còn khi GDP tăng trưởng thấp lại là một nỗi lo âu. GDP chỉ là một chỉ tiêu rất sơ cấp trong Hệ thống các tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc (System of National accounts-SNA) được các nhà kinh tế hàng đầu thế giới đứng đầu là Richard Stone (Nobel 1984) đưa ra. Hệ thống này đã tập hợp một cách hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản. Hệ thống SNA mô tả quá trình chu chuyển sản phẩm và tiền tệ trong một quốc gia, nó là một tập hợp đây đủ, phù hợp và linh hoạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Các chỉ tiêu này được xây dựng trên các khái niêm, định nghĩa và quy tắc chuẩn mực được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới. Hệ thống SNA phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích cơ bản là cung cấp thông tin để phân tích và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô làm cơ sở cho các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp giám sát, nghiên cứu, điều hành và ứng xử với nền kinh tế.. Từ năm 1954-1975 đất nước Việt Nam chia làm 2 miền thuộc 2 chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, ngành Thống kê áp dụng phương pháp luận của “Hệ thống các bảng cân đối vật chất-MPS”. Ở miền Nam, Viện thống kê thuộc chính quyền Sài gòn áp dụng “Hệ thống các tài khoản quốc gia-SNA”. Thời kỳ 1976-1988 đất nước thống nhất, ngành Thống kê áp dụng MPS cho phạm vi cả nước. Từ 1989 đến nay, đặc biệt ngày 25 tháng 12 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS trước đây. Trong SNA bao gồm các phân tổ như ngành kinh tế (ISIC), ngành sản phẩm (CPC) trong S.U.T và I-O. Các khu vực thể chế như khu vực hộ gia đình, khu vực tài chính, khu vực phi tài chính, khu vực Chính phủ và khu vực nước ngoài. Tuy nhiên, tuỳ theo nghiên cứu có thể gộp vào hoặc chia ra thành những khu vực thể chế khác nhau như chia ra khu vực hộ gia đình, khu vực doanh nghiệp (nhà nước, ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài), khu vực chính phủ và nước ngoài. Ma trận hạch toán xã hội (SAM) hoặc các mô hình mở rộng từ mô hình I-O khác là sự kết hợp giữa các loại phân tổ nhằm mô tả luồng chu chuyển sản phẩm và tiền tệ của một quốc gia. Ma trận hạch toán xã hội cũng như các tài khoản khác trong hệ thống tài khoản quốc gia đều có thể tính toán được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như GDP, NDI và tiết kiệm. Trong SNA, 1993 bao gồm các tài khoản và các chỉ tiêu cân đối như : Tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập. Hai tài khoản này được mô tả chi tiết bằng bảng Nguồn và Sử dụng (Supply and Use tables) và bảng I-O; chỉ tiêu cân đối là GDP. Ngoài ra, còn có Tài khoản thu nhập và phân phối thu nhập. Ba tài khoản này cũng có thể được miêu tả bằng ma trận như ma trân hạch toán xã hội (SAM); các chỉ tiêu cân đối là tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và để dành (Saving) của các khu vực thể chế. GDP = Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của nhà nước + tích luỹ tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu (phương pháp sử dụng cuối cùng) = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thăng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - Trừ trợ cấp cho sản xuất (phương pháp phân phối) = Tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu (phương pháp sản xuất) GNI = GDP + thu nhập từ sở hữu thuần NDI = GNI + thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành thuần Để dành = NDI – Tiêu dùng cuối cùng Hiện nay, cơ quan Thống kê Việt Nam tính toán GDP từ phía cung, tức là cộng tất cả giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thuế gián thu (Trừ trợ cấp, trợ giá) và hầu hết các nhà Thống kê cho rằng đó cũng là ý nghĩa của GDP. Như vậy, GDP theo tổng cầu cuối cùng chỉ được sử dụng như một sự đối chiếu với phía cung. Cách làm này, có thể được hiểu trong tư tưởng vẫn mang nặng theo lối sũy nghĩ về chỉ tiêu “Thu nhập quốc dân” trong Hệ thống “Cân đối vật chất – MPS” trước đây. Từ cách tư duy này dẫn đến những phương pháp và khái niệm không đồng bộ trong các bộ phận chuyên ngành của cơ quan Thống kê. Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp làm gia công như dệt may, giầy da chỉ tính phần gia công, trong khi xuất khẩu lại tính cả giá trị sản phẩm. Như vậy, về mặt kỹ thuật không thể cân đối vĩ mô nền kinh tế và thành tích xuất khẩu cũng chẳng còn ý nghĩa. Hơn nữa, khi cân đối nguồn và sử dụng GDP, phía sử dụng (demand size) bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình như chi tiêu từ nguồn chính thức và từ nguồn thu không chính thức của người dân. Trong khi đó, phía cung nguồn thu không chính thức không được tính vào tổng giá trị tăng thêm. Như vậy, tất nhiên sự sai số giữa nguồn và sử dụng sẽ bị dồn vào tích lũy, nhưng càng ngày tỷ lệ tích lũy tài sản/ Vốn đầu tư càng thấp đi. Hiện tượng này rất khó lý giải về độ chính xác của số liệu. CÂN ĐỐI SỬ DỤNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC Theo giá thực tế Đơn vị tính: Tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP (tính từ phía Cung) 441.646 481.295 535.762 613.443 715.307 839.211 974.265 1.143.715 1.477.717 1.645.481 1. Tích luỹ tài sản 130.771 150.033 177.983 217.434 253.686 298.543 358.629 493.300 589.746 632.326 TSCĐ 122.101 140.301 166.828 204.608 237.868 275.841 324.949 437.702 513.987 572.526 TSLĐ 8.670 9.732 11.155 12.826 15.818 22.702 33.680 55.598 75.759 59.800 2. Tiêu dùng cuối cùng 321.853 342.607 382.137 445.221 511.221 584.793 675.916 809.862 1.084.876 1.206.818 Nhà nước 28.346 30.463 33.390 38.770 45.715 51.652 58.734 69.247 90.904 104.540 Hộ gia đình 293.507 312.144 348.747 406.451 465.506 533.141 617.182 740.615 993.972 1.102.279 3. Xuất khẩu 249.049 262.846 304.262 363.735 470.216 579.339 717.109 879.461 1.157.178 1.132.688 4. Nhập khẩu 259.927 273.828 331.946 415.023 524.216 614.427 761.547 1.060.763 1.383.006 1.304.350 5. Chênh lệch xuất nhập khẩu -10.878 -10.982 -27.684 -51.288 -54.000 -35.088 -44.438 -181.302 -225.827 -171.663 6. Sai số -100 -363 3.326 2.076 4.400 -9.037 -15.842 21.855 28.922 -22.000 Sai số/GDP -0,02 -0,08 0,62 0,34 0,62 -1,08 -1,63 1,91 1,96 -1,34 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Ngay như về phía cung bao gồm các yếu tố rất cơ bản của nền kinh tế như lao động (L) và vốn tư bản (K), đặc biệt là chỉ tiêu vốn cũng không được cơ quan Thông kê tính đến. Định nghĩa tổng quát nhất về đầu tư: “Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế” . Vốn (hay tư bản – capital stock) tại một thời điểm nào đó được định nghĩa băng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó trừ đi phần hao mòn tài sản cố định lũy kế. Theo quốc tế để tính toán giá trị vốn tại thời điểm nào đó nguời ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao tài sản cố định hàng năm. Phương pháp thứ 2 để xác định giá trị của vốn tại một thời điểm nào đó người ta căn cứ vào giá thị trường hiên tại của khối lượng vốn này. Xin lưu ý, phương pháp thứ 2 là rất khó thưc hiện bởi muốn xác định cần phải có tông điều tra (kiểm kê) tài sản trên phạm vi toàn quốc. Hai ý niệm cơ bản trên hoàn toàn xa lạ với Việt Nam. Hiện nay, cơ quan thông kê Việt nam có chỉ tiêu “Vốn đầu tư...” thực chất chỉ tiêu này không phải vốn cũng không hoàn toàn là đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tài sản trên “Vốn đầu tư” được thể hiện trong bảng sau Vốn đầu tư và tích lũy tài sản ( Theo gía 1994) Tỷ đồng Nguồn: Niên giám thống kê Tốc độ tăng trưởng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh. Chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh là một vấn đề rất phức tạp. Việt Nam tính GDP từ phương pháp sản xuất (là cơ bản) việc tính chuyển GDP về giá so sánh theo quốc tế cần lấy trọng số (quyền số) từ bảng I-O. Điều kỳ lạ, ở chỗ là năm gốc mà Tổng cục Thông kê chọn lại là những năm không có bảng I-O (giá 94)!?. Bởi vậy, GDP theo giá so sánh để từ đó tính ra tốc độ tăng trưởng, được tính toán như thế nào vẫn còn là một câu hỏi lớn?. Vì khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chưa đề cập đến chỉ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) cũng là một nỗi lo về độ tin cậy đằng sau những con số. Nói tóm lại: Các con số GDP và ICOR nhiều khi làm cho người hoạch định chính sách phát triển, và ngay cả nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng dễ bị ngộ nhận, ảo tưởng vào số liệu thống kê! Những người làm tư vấn cho các siêu dự án, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, vì sao biết hiệu quả kinh tế rất thấp, chưa kể đến các mặt tác động xấu đến môi trường xã hội như phá rừng, di chuyển dân cư vv…nhưng vẫn ra sức bảo vệ dự án? Lý do đơn giản, chỉ cần Quốc hội “bấm nút” thông qua chủ trương sẽ có bẫm tiền về khoản “Tư vấn”. Sau này, dù cho dự án có phải STOP thì tiền tư vấn đã bỏ túi, lại được tiếng là biết lắng nghe các ý kiến phản biện!? Nếu dự án được xây dựng thì chắc chắn dòng chảy của tiền sẽ càng lớn gấp bội, còn hậu quả đã có thế hệ tương lai gánh chịu. Người dân, các nhà khoa học vẫn chưa quên bài học kinh nghiệm về dự án thủy điện Sơn La. Hồi ấy, bên tư vấn Việt Nam và Liên Xô (cũ) phải chuẩn bị dự án đầu tư hơn chục năm, trải qua hàng trăm cuộc hội thảo lớn, nhỏ. Khi các thành viên Chính phủ bỏ phiếu quyết định lựa chọn phương án thì số người ủng hộ phương án Sơn La thấp chỉ là thiểu số. Tôi được nghe kể lại, trong số hơn 20 thành viên Chính phủ có mặt khi bỏ phiếu lần ấy, chỉ có 1 người bỏ phiếu phương án Sơn La thấp, 1 người bỏ phiếu trắng, còn lại tất cả chọn phương án Sơn La cao. Các nhà khoa học, đặc biệt là Hội thủy lợi đã quyết liệt bảo vệ quan điểm phương án Sơn La thấp với các luận chứng khoa học, phân tích sâu về bài toán hệ thống, các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và liên hệ với thực tế. Trải qua nhiều lần tranh luận, sau đó, các thành viên của Chính phủ đã tiếp tục lắng nghe, phân tích và tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, thay đổi lại quyết định là chọn phương án Sơn La thấp. Bài học đó cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, và người dân không bao giờ quên sự cầu thị biết lắng nghe, phân tích ý kiến đa chiều để có quyết định đúng đắn của Chính phủ. Có lẽ chưa có một dự án nào thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam không phải chỉ vì số tiền đầu tư kỷ lục mà ngay cả hậu quả về kinh tế cũng sẽ là “kỷ lục”! Tuy nhiên, trong bầu không khí dân chủ và cởi mở hiện nay, chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XI, người dân kỳ vọng, tin tưởng vào sự sáng suốt của các vị đại biểu Quốc hội. Vì thế, đông đảo cử tri cả nước muốn được lắng nghe các ý kiến thảo luận, đặc biệt là kết quả “bấm nút” tại hội trường kèm theo danh tính của từng đại biểu thì sẽ tốt hơn. Bởi vì chỉ có công khai, sòng phẳng như thế, chắc chắn sẽ nâng cao rất nhiều trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội trước cử tri cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfẢnh hưởng của siêu dự án cao tốc Bắc Nam đến con số GDP.pdf
Luận văn liên quan