Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa đọc đến kết quả học tập của sinh viên ngành ngữ văn, khoa sư phạm – Trường đại học An Giang

Đối với SV ngành Ngữ văn: ĐTB dao động trong khoảng từ 2,30 đến 4,20. Tiêu chí mà SV Ngữ văn có ĐTB thấp nhất là việc “GV có kiểm tra Sổ ghi chép việc đọc sách của SV”. Kết quả này phản ánh thực tế, GV chưa triển khai hoạt động này khi triển khai và kiểm tra hoạt động tự học của SV. Có 2 tiêu chí mà GV thỉnh thoảng có thực hiện là: (1) GV có kiểm tra nội dung bất kỳ trong tài liệu đọc của SV; (2) SV chỉ đọc tài liệu tham khảo khi có bài kiểm tra. Ngoài ra, có 5/9 tiêu chí đánh giá của SV ngành Ngữ văn họ thực hiên thường xuyên, cụ thể là các tiêu chí về: (1) Ngoài việc đọc theo hướng dẫn của GV, SV có chủ động đọc thêm tài liệu tham khảo khác; (2) SV đọc và soạn bài theo giáo trình; (3) SV đọc tài liệu, giáo trình, theo sự hướng dẫn của GV; (4) GV có yêu cầu SV tìm đọc tài liệu liên quan sau khi dạy xong bài; (5) GV có yêu cầu SV đọc trước văn bản trong giáo trình, tìm đọc sách tham khảo liên quan đến ngành học, môn học trước. Điều đó chứng t trong quá trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ GV đã hướng dẫn SV cách đọc và cách đọc tài liệu rất tốt, đã giúp SV hình thành được kỹ năng đọc.

pdf80 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa đọc đến kết quả học tập của sinh viên ngành ngữ văn, khoa sư phạm – Trường đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sách tham khảo về tác giả, tác phẩm, chuẩn bị bài trước lúc lên lớp. Ngoài việc, đọc tài liệu theo hướng dẫn của GV, SV cần chủ động học h i, lựa chọn tài liệu tham khảo, lựa chọn cách đọc phù hợp đối với từng loại tài liệu, trao đổi nội dung sách với những người có hiểu biết tốt hơn (thầy cô, cha mẹ, bạn bè), hiểu và nắm vững nội dung cuốn sách, có thể tóm tắt lại. Phân tích được nội dung của tài liệu đọc Ngoài ra, GV cần hướng dẫn SV lập kế hoạch đọc, tổng hợp tài liệu đọc và đánh giá tài liệu đọc. Kết quả khảo sát đối tượng hướng dẫn SV ngành Ngữ văn kỹ năng đọc tài liệu: Hình 4.14. Thống kê đối tƣợng hƣớng dẫn SV ngành Ngữ văn kỹ năng đọc tài liệu Nếu xét VHĐ của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Nếu một người có thói quen đọc nhưng thiếu kỹ năng đọc hiệu quả đọc không cao. Nếu nắm vững kỹ năng đọc nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng không thu lượm được nhiều kiến thức, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ. Nhưng đôi khi người ta nói VHĐ của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ năng đọc của họ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân. Thống kê hình 4.14 cho thấy, có 111/171 SV được h i họ được hướng dẫn kỹ năng đọc từ thầy cô, 85/171 SV có được kỹ năng đọc là do bản thân SV đọc, suy nghĩ và tự hình thành nên kỹ năng trong quá trình đọc, 57/171 SV là do bạn bè. Như vậy, đối với SV, thầy cô và bạn bè chính là những đối tượng mà SV tiếp xúc hàng ngày trong học tập cũng như đời sống sinh hoạt, họ có ảnh hưởng đến thói quen và kỹ năng đọc sách của SV. Thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức từ sách vở cho SV mà quan trọng hơn, là người giáo dục nhân cách sống, hướng dẫn kỹ năng đọc sách. Thực tế môi trường giáo dục đại học hiện nay, phương pháp học theo tín chỉ đòi h i SV phải 48 thảo luận nhiều. Vậy SV cần phải chuẩn bị những gì cho giờ thảo luận? Bản thân thầy không phải là “cẩm nang” nhưng qua người thầy, SV có thể tiếp cận những kho tàng chuyên môn, kho tàng tư liệu, giáo trình. Đặc biệt, người thầy sẽ giúp SV có được phương pháp học hiệu quả. Như vậy, giờ thảo luận thầy là người nêu ra vấn đề, chỉ ra cách tiếp cận vấn đề. SV cần mạnh dạn, trao đổi thoải mái thể hiện mình. Với bạn bè, là những người đồng trang lứa, dễ chia sẻ, dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen, cách thức học của họ. Phát triển trong một môi trường tốt, bao quanh bởi những người bạn tốt là cách dễ nhất để thay đổi cuộc sống. Những người bạn giúp SV thay đổi, hình thành những thói quen có ích cho SV. Còn đối với những người bạn không tốt thì hậu quả ngược lại. Như vậy, SV cần học h i, rèn luyện việc đọc sách từ sự hướng dẫn của thầy cô, hình thành thói quen và chia sẻ kỹ năng đọc hiệu quả từ bạn bè. Để có được thói quen đọc sách báo, người đọc cũng phải được đào tạo từ nh . Các bậc cha mẹ, ông bà đọc cho con, cháu nghe trước tuổi đến trường, tạo cho các em biết quý trọng và yêu sách (biết quý trọng và yêu quý thông tin, tri thức). Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại ngày nay, những người làm cha mẹ không còn thời gian cho việc đọc sách cùng con cái, một số gia đình cũng không quan tâm đến sở thích của con mình. Thực tế này ảnh hưởng đến lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của người đọc. Vì vậy, gia đình cần trở thành tấm gương tốt hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách hiệu quả là hành trang giúp SV học tập và chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội. Nguyên nhân chính và quan trọng ảnh hưởng đến VHĐ của SV hiện nay là nhận thức của bản thân mỗi người. SV là lứa tuổi đang phát triển về mặt nhân cách và tâm lý, bắt đầu hình thành những kỹ năng sống để chuẩn bị bước vào cuộc sống. Thầy cô và bạn bè là những tác động trực tiếp và thường xuyên đối với SV trong quá trình học tập. Bản thân SV cần thường xuyên đọc sách để hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách . Kết quả khảo sát về năng lực tạo lập văn bản của SV Ngữ văn trước và sau khi dành thời gian đọc dưới sự hướng dẫn của GV cho thấy: Bảng 4.6. Tƣơng quan về năng lực tạo lập văn bản của SV ngành Ngữ văn trƣớc và sau khi đƣợc GV hƣớng dẫn đọc sách TT Năng lực Điểm trung bình Hệ số tƣơng quan Mức ý nghĩa Trƣớc khi đƣợc GV hƣớng dẫn Sau khi đƣợc GV hƣớng dẫn 1 Nêu được một số thông tin ban đầu về đối tượng 2,39 3,50 0,587 0,000 2 Nêu được một số nội dung cơ bản về đối tượng, hình thành cấu trúc văn bản 2,44 3,54 0,544 0,000 3 Trình bày được một số nội dung cơ bản về một vấn đề với phương thức biểu đạt phù hợp 3,09 4,18 0,993 0,000 4 Vận dụng được các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để giải quyết vấn đề có hiệu quả 2,44 3,62 0,609 0,000 5 Thể hiện được bản sắc và chính kiến cá nhân, có những sáng tạo độc đáo về tư duy, cảm xúc và ngôn ngữ biểu đạt 2,59 3,66 0,594 0,000 49 Kết quả phân tích ở bảng 4.6 cho thấy ĐTB của các mức độ về năng lực tạo lập văn bản cho SV trước và sau khi dành thời gian đọc dưới sự hướng dẫn của GV có tương quan với nhau với mức ý nghĩa 99% (p < 0,001). Cụ thể: ĐTB của 5 mức độ về năng lực tạo lập văn bản của SV trước khi được GV hướng dẫn đọc sách thấp hơn rất nhiều so với sau khi được GV hướng dẫn. Đồng thời, hệ số tương quan ở cả 5 mức độ về năng lực tạo lập văn bản dương và có giá trị khá cao (dao động từ 0,544 đến 0,993). Điều đó chứng t vai trò quan trọng của GV trong việc hình thành cho người học năng lực tạo lập văn bản. Đây được xem là một trong các tiêu chí giúp SV Ngữ văn rèn luyện kỹ năng đọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy để hình thành VHĐ cho SV thì vai trò của GV là rất quan trọng. Mục tiêu lớn của việc dạy và học Ngữ văn là hình thành cho người học 2 năng lực cơ bản là tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. Vì vậy, phương pháp giảng dạy hướng đến tìm hiểu, khai thác nhu cầu đọc sách của SV, hướng SV tìm cái hay, cái đẹp trong văn học, biết cách đọc hiểu, diễn cảm được nội dung và ý nghĩa của văn bản, cảm nhận được đầy đủ các giá trị nội dung và hình thức của văn bản để rồi các em có thể hiểu và tạo lập sáng tạo một văn bản khác. Để thực hiện được điều đó, GV cần gợi ý cho SV tìm tài liệu đọc, giới thiệu đầu sách phục vụ cho việc học tốt môn Ngữ văn. GV cũng cần lưu ý với SV mỗi học phần có một loại sách riêng. Điều trước tiên chính là tạo cho SV sự yêu thích ngành học mà mình đã theo đuổi. Các thầy cô cũng cần linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, dạy học theo hướng tích cực, dạy mở để SV yêu thích khám phá và tìm hiểu. Quan trọng hơn cả là việc GV lựa chọn, sử dụng hình thức KTĐG phù hợp để kích thích, khuyến khích các em học tốt, tạo được sự công bằng trong đánh giá năng lực của SV. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định có mối liên hệ giữa thói quen đọc sách ở SV với phương pháp dạy học đến việc hình thành VHĐ cho SV và việc dạy học ở ngành Ngữ văn. Kết quả kiểm định tương quan giữa các nhóm kỹ năng cho thấy có mối liên hệ giữa các nhóm kỹ năng với nhau. Điều này có nghĩa là khi kỹ năng ở mức độ thấp được củng cố và phát huy sẽ tạo điều kiện cho kỹ năng ở mức độ cao hình thành, bởi học là quá trình và việc học là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục để từng bước hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ cho chính người học. Kết quả kiểm định tương quan giữa nhóm các kỹ năng về năng lực đọc hiểu, tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của SV trước và sau khi dành thời gian đọc sách dưới sự hướng dẫn của thầy cô cho thấy có mối liên hệ giữa các nhóm kỹ năng với nhau. Như vậy, qua khảo sát thực tế ở ngành Ngữ văn, Khoa Sư phạm - Trường ĐHAG đa phần SV đều nhận thấy được tác động tích cực của đọc sách với việc dạy và học môn Ngữ văn. Vì vậy, cần hình thành thói quen cũng như kỹ năng đọc sách cho SV nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập chính điều này sẽ góp phần nâng cao KQHT cho SV. Từ những nghiên cứu trên, có thể rút ra kết luận muốn tăng cường hiệu quả phải phát huy VHĐ trong dạy học Ngữ văn cần tìm được quy trình và biện pháp nhằm SV sử dụng sách một cách khoa học, hiệu quả. Kết quả phân tích cụ thể về 5 mức độ hình thành năng lực tạo lập văn bản cho SV ngành Ngữ văn như sau: 50 Bảng 4.7. Thống kê mô tả về năng lực tạo lập văn bản của SV ngành Ngữ văn trƣớc và sau khi đƣợc GV hƣớng dẫn đọc sách TT Năng lực Trƣớc khi đƣợc GV hƣớng dẫn Sau khi đƣợc GV hƣớng dẫn Chƣa thành thạo Khá thành thạo Thành thạo Chƣa thành thạo Khá thành thạo Thành thạo 1 Nêu được một số thông tin ban đầu về đối tượng 62,0% 28,1% 9,9% 4,1% 47,4% 48,5% 2 Nêu được một số nội dung cơ bản về đối tượng, hình thành cấu trúc văn bản 59,1% 30,4% 10,5% 4,1% 47,4% 48,5% 3 Trình bày được một số nội dung cơ bản về một vấn đề với phương thức biểu đạt phù hợp 50,3% 38,0% 11,7% 5,9% 38,6% 55,6% 4 Vận dụng được các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để giải quyết vấn đề có hiệu quả 57,3% 31,0% 11,7% 46,8% 39,8% 13,5% 5 Thể hiện được bản sắc và chính kiến cá nhân, có những sáng tạo độc đáo về tư duy, cảm xúc và ngôn ngữ biểu đạt 50,9% 32,7% 16,4% 43,2% 40,9% 15,8% Từ bảng 4.7 mô tả chi tiết các mức độ/năng lực mà SV có trước khi được GV hướng dẫn đọc sách là: Một là, nêu được một số thông tin ban đầu về đối tượng, trước khi được GV hướng dẫn thì năng lực tạo lập văn bản của SV ở mức độ thành thạo rất thấp 9,9%, nhưng sau khi được GV hướng dẫn thì năng lực tạo lập văn bản lại được nâng lên mức độ thành thạo chiếm đến 48,5%; Hai là, năng lực nêu được một số nội dung cơ bản về đối tượng, hình thành cấu trúc văn bản, trước khi được GV hướng dẫn mức độ thành thạo chiếm tỷ lệ rất thấp 10,5%, nhưng sau khi được GV hướng dẫn mức độ thành thạo của SV tăng lên đáng kể đến 48,5%; Ba là, năng lực trình bày được một số nội dung cơ bản về một vấn đề với phương thức biểu đạt phù hợp trước khi được GV hướng dẫn năng lực này của SV ở mức thành thạo chiếm 11,7%, nhưng sau khi được GV hướng dẫn thì năng lực này tăng lên đáng kể đến 55,6% ; Bốn là, năng lực vận dụng được các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để giải quyết vấn đề có hiệu quả trước khi được GV hướng dẫn năng lực này của SV ở mức độ thành thạo là 11,7%, sau khi được GV hướng dẫn, thì năng lực này tăng lên 13,5% tuy không đáng kể nhưng cũng đã thể hiện được hiệu quả của việc hướng dẫn đọc của GV; 51 Năm là, thể hiện được bản sắc và chính kiến cá nhân, có những sáng tạo độc đáo về tư duy, cảm xúc và ngôn ngữ biểu đạt trước khi được GV hướng dẫn mức độ chưa thành thạo của năng lực này đến 50,9%, sau khi được GV hướng dẫn thì năng lực này được SV đánh giá là khá thành thạo ở mức 40,9%. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của GV trong việc hình thành cho SV Ngữ văn các năng lực tạo lập văn bản. Qua kết quả nghiên cứu hoạt động dạy và học môn Ngữ văn chúng tôi nhận thấy: SV chưa có được kỹ năng đọc sách mà mới chỉ dừng lại ở mức đọc theo sở thích và cũng chưa hình thành được thói quen đọc sách. Tuy nhiên, có một điều rất đáng mừng là phần đông SV được khảo sát đều cho rằng sau khi được thầy cô hướng dẫn thì kỹ năng đọc sách của SV được nâng lên đáng kể. Các em có để dễ dàng đọc tiếp nhận văn bản để trên cơ sở đó tự mình hình thành năng lực tạo lập được văn bản, công việc nếu thiếu sự định hướng, hướng dẫn của GV thì SV khó mà đạt được. Chính nhờ lí do này mà KQHT của SV có tiến bộ hơn. Vì vậy, điều mà nhà trường và các GV cần quan tâm là hướng dẫn SV phương pháp đọc sách khoa học và từng bước hình thành kỹ năng đọc. 4.3 So sánh VHĐ của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên của Khoa Sƣ phạm Kết quả đánh giá về VHĐ giữa 171 SV ngành Ngữ văn và 192 SV khối ngành Tự nhiên Khoa Sư phạm như sau: 4.3.1 Về thói quen đọc Hình 4.15. Thống kê tần suất SV ngành Ngữ vănvà SV khối ngành Tự nhiên Khoa Sƣ phạm tham gia đọc tài liệu Từ hình 4.15 ta thấy tần suất mà SV tham gia đọc tài liệu khá khác nhau, cụ thể: 31,3% SV khối ngành Tự nhiên tự đánh giá họ rất thường xuyên đọc tài liệu trong quá trình học nhưng đối với SV ngành Ngữ văn tỉ lệ này khá thấp (chỉ có 13,2%). Kết quả sẽ phần nào giúp GV lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp để kích thích người học đọc sách nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do đặc thù của từng ngành học. Đối với khối ngành Tự nhiên, học tập là một quá trình được biểu hiện rất cụ thể và rõ ràng, kết thúc mỗi đơn vị bài học, chương, SV phải đọc hiểu tài liệu và vận dụng kiến thức để giải 52 quyết bài tập cụ thể và khi hiểu và vận dụng được kiến thức của của bài học trước mới có thể học và giải quyết đối với đơn vị bài học tiếp theo. Tuy nhiên, đối với ngành Ngữ văn điều này có vẻ mờ nhạt hơn và việc SV không thường xuyên đọc tài liệu vẫn có thể học tiếp mặc dù KQHT và việc thu nhận kiến thức không cao. Sách là nguồn kiến thức vô tận bởi sách đúc kết những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, là kho tàng tri thức của nhân loại chứa đựng nhiều vấn đề cần thiết, mọi thông tin trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể thao, đều có thể tìm thấy trong sách. Đọc sách sẽ giúp tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tăng cường khả năng tư duy. Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, SV cần rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày và nâng cao kỹ năng đọc sách để đạt được kết quả cao trong học tập, nghiên cứu cũng như vận dụng hiệu quả vào thực tế đời sống. GV cần đổi mới phương pháp dạy và đặt ra yêu cầu đọc sách nhiều hơn đối với SV. Hình 4.16. Thống kê số lƣợng tài liệu mà SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên đã đọc Kết quả thống kê về số lượng đọc tài liệu của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên Khoa Sư phạm gần tương đương nhau. Qua việc so sánh về số lượng tài liệu mà SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên đã đọc nhận thấy có 45,2% SV ngành Ngữ văn đọc ít hơn 5 tài liệu mỗi tuần, còn SV khối ngành tự nhiên là 50,5%. 46,3% SV Ngữ văn và 45,8 % đọc từ 5-10 tài liệu. Ở các số lượng 11-15 tài liệu hay trên 15 tài liệu thì SV của hai ngành này mức độ đọc cũng chênh lệch nhau không đáng kể. Kết quả khảo sát về thời gian đọc tài liệu trung bình hằng ngày của SV: 53 Hình 4.17. Thống kê thời gian đọc tài liệu trung bình hàng ngày của SV Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên Qua số liệu thống kê ở hình 4.17 ta thấy cho thấy 19,0 % SV ngành Ngữ văn và 20,3 % SV khối ngành Tự nhiên dành thời gian dưới 1 giờ để đọc sách hàng ngày. 63,4% SV ngành Ngữ vănvà 69,3% SV khối ngành Tự nhiên dành từ 1 đến 3 giờ cho việc đọc sách, từ 3 đến 5 giờ là 13,8% SV ngành Ngữ văn, 9,4 % SV khối ngành Tự nhiên dành thời gian đọc sách. Ngoài ra, còn một số SV Khoa Sư phạm đọc sách từ 5 đến 10 giờ và một số SV dành nhiều thời gian hơn. Như vậy, phần lớn SV dành 1 đến 3 giờ cho việc đọc sách hàng ngày, đây cũng là một con số đáng kể so với việc không đọc sách báo hàng ngày. Đặc biệt, với phương pháp học tập mới, nếu SV không đọc sách thì không đảm bảo được yêu cầu của môn học, ảnh hưởng đến KQHT. Ở Hàn Quốc, để vận động người dân đọc sách hàng ngày, Bộ Văn hóa Thể thao du lịch Hàn Quốc đã phát động phong trào “Mỗi ngày dành 20 phút, đọc 12 cuốn sách trong 1 năm”. Thực tế, nước ta chưa có cuộc phát động dành thời gian cho việc đọc sách tuy nhiên thời lượng dành cho việc đọc sách đối với mỗi cá nhân là không giới hạn. Điều quan trọng là dù thời gian đọc ít hay nhiều mỗi cá nhân cần có thói quen đọc sách hàng ngày. Như vậy, xét về yếu tố thời gian dành cho việc đọc sách hằng ngày của SV Ngữ văn và SV Khối ngành Tự nhiên là tương đương nhau. Hình 4.18. Thống kê tần suất đến Thƣ viện hàng tuần của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên 54 Kết quả thống kê hình 4.18 cho thấy, tần suất đến Thư viện hàng tuần của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên Khoa Sư phạm gần như tương đương nhau. Cụ thể: tần suất đến Thư viện dưới 3 lần/tuần của SV Ngữ văn là 69,4%, SV khối ngành Tự nhiên là 69,3%. SV ngànhNgữ văn đến Thư viện 3-5 lần/tuần là 25,5% , SV Khối ngành Tự nhiên ở tần suất này chiếm 28,1%. Lần lượt ở các tần suất cao hơn cũng không chênh lệch nhau đáng kể. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và thống kê ở trên nghiên cứu cho thấy tần suất đến Thư viện của SV Khoa Sư phạm là chưa cao. 4.3.2 Về sở thích đọc Bảng 4.8. Thống kê về lí do mà SV ngành Ngữ vănvà SV khối ngành Tự nhiên có nhu Kết quả bảng 4.8 cho thấy khoảng 70% SV ngành Ngữ văn và khối ngành Tự nhiên cho rằng họ dành thời gian là để đọc sách là vì muốn học tốt và làm tăng hiểu biết. Đây chính là động cơ tích cực mà GV cần phát huy cho SV để họ tích cực hơn trong việc đọc sách nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Ở 2 nhu cầu này thì mức chênh lệch giữa hai đối tượng SV là không nhiều. Riêng nhu cầu đọc sách nhằm phát triển ngôn ngữ thì SV ngành Ngữ văn chiếm 67,8% còn SV khối ngành Tự nhiên chỉ chiếm 49,5%. Sở dĩ, SV ngành Ngữ văn thích đọc sách nhằm phát triển ngôn ngữ cao hơn SV khối ngành Tự nhiên theo nghiên cứu có thể do đặc thù của ngành học trong quá trình học tập, làm bài cũng như sau khi tốt nghiệp chủ yếu là đi dạy và làm việc ở những cơ quan đòi h i khả năng giao tiếp rất lớn như Đài Phát thanh truyền hình, báo chí,mục tiêu của công việc đòi h i SV xác định mục tiêu đọc để phát triển ngôn ngữ rất lớn là hợp lí và ở lí do này SV lựa chọn nhiều hơn. Có rất ít SV trả lời đọc sách để giết thời gian 23,5% SV Ngữ văn và 19,3 % SV Khối ngành Tự nhiên đều đó là tín hiệu đáng mừng SV cũng đã ý thức được giá trị của việc đọc sách. SV đọc sách không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập mà còn để th a mãn sở thích cá nhân, đọc có thể để thư giãn, giải trí, ở nhu cầu này thì SV khối ngành Tự nhiên chiếm 64,1% cao hơn so với SV ngành Ngữ văn là 52%. Ngoài ra, đối với SV đọc sách còn để nuôi dưỡng tâm hồn. Ở nhu cầu này thì SV ngành Ngữ văn chiếm (55,0%) tỉ lệ này cao hơn so với SV khối ngành Tự nhiên (43,8%). Sở thích đọc SV Ngữ Văn SV ngành TN Giúp học tốt 70,2% 62,5% Làm tăng sự hiểu biết 86,0% 82,8% Giúp phát triển ngôn ngữ 67,8% 49,5% Thư giãn, giải trí 52,0% 64,1% Nuôi dưỡng tâm hồn 55,0% 43,8% Giết thời gian 23,5% 19,3% 55 Hình 4.19. Thống kê về việc lựa chọn tài liệu đọc của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên Từ đồ thị hình 20 cho thấy, về việc lựa chọn tài liệu đọc của SV khối ngành Tự nhiên ở tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí, tài liệu từ internet, các kênh thông tin khác chiếm tỷ lệ cao hơn SV ngành Ngữ văn. Tuy nhiên, việc lựa chọn tài liệu nghiên cứu để đọc thì SV ngành Ngữ văn chiếm tỷ lệ cao hơn. Qua kết quả điều tra ta thấy, thời gian đọc, sở thích đọc và lựa chọn tài liệu đọc của 2 nhóm được khảo sát (SV ngành SP Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên) là tương đương nhau. 4.3.3 Về kỹ năng đọc Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đại học đã bắt đầu chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ, Vì vậy, SV cần phải “Tự nghiên cứu, tìm tòi - Tự thể hiện - Tự kiểm tra và điều chỉnh” nhằm hình thành phẩm chất cần cù, nghiêm túc, không ỷ lại, trông chờ, chủ động, tích cực và sáng tạo. Như vậy, bản thân SV cần tự rèn luyện cho mình kỹ năng đọc để có thể đáp ứng Bảng 4.9. So sánh ĐTB tự đánh giá của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên Khoa Sƣ phạm về phƣơng pháp đọc tài liệu. TT Phƣơng pháp đọc tài liệu Điểm trung bình SV SP Ngữ văn SV khối ngành Tự nhiên 1 Xác định mục đích đọc 3,70 3,53 2 Lập kế hoạch đọc 3,02 2,71 3 Lựa chọn cách đọc 3,43 3,10 4 Ghi chép nội dung đọc 3,60 3,21 5 Hiểu rõ nội dung tài liệu 3,58 3,32 6 Tóm tắt nội dung đọc 3,50 3,12 7 Phân tích tài liệu đọc 3,40 3,07 8 Tổng hợp tài liệu đọc 3,33 3,21 9 Đánh giá tài liệu đọc 3,32 2,95 10 So sánh với các tài liệu đã đọc 3,42 3,19 11 Trao đổi nội dung tài liệu 3,42 3,21 56 Kết quả bảng 4.9 cho thấy, SV Khoa Sư phạm có phương pháp đọc tài liệu khá tốt, cụ thể: - Đối với SV Sư phạm Ngữ văn nằm trong khoảng từ 3,02 đến 3,70. Tiêu chí có ĐTB cao nhất là về xác định mục đích đọc và thấp nhất là lập kế hoạch đọc. Ngoài ra, 9/11 tiêu chí còn lại có ĐTB ở mức khá tốt. Điều đó có nghĩa là SV Ngữ văn có phương pháp đọc tài liệu khá tốt. SV Ngữ văn biết cách đọc tài liệu để thu thập thông tin một cách tốt nhất từ việc chọn cách đọc, ghi chép nội dung đọc, hiểu rõ nội dung, tóm tắt nội dung, phân tích tài liệu đọc, tổng hợp tài liệu, đánh giá, so sánh với các tài liệu đã đọc và cuối cùng là trao đổi nội dung tài liệu đọc. - Đối với SV Khối ngành Tự nhiên: Kết quả thu thập được cho thấy khá tương đồng với SV ngành Ngữ vănvề phương pháp đọc tài liệu. Kết quả SV Khối ngành Tự nhiên tự đánh giá về mức độ thường xuyên triển khai các tiêu chí này dao động từ 2,71 đến 3,51. Như vậy, qua kết quả khảo sát thực trạng về kỹ năng đọc của SV Ngữ văn và SV Khối ngành Tự nhiên là khá tốt. SV có thường xuyên thực hiện các thao tác của việc đọc tài liêu. Điều đó, cho thấy trong quá trình giảng dạy GV đã có hướng dẫn cho SV cách đọc tài liệu. Kết quả này phần nào đã phản ánh chất lượng thực tế của Khoa Sư phạm về thực trạng VHĐ. Bảng 4.10. So sánh ĐTB tự đánh giá của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên về kỹ năng đọc dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên TT Nội dung đánh giá Điểm trung bình SV SP Ngữ văn SV khối ngành Tự nhiên 1 Bạn đọc tài liệu, giáo trình..theo hướng dẫn của GV 3,63 3,33 2 GV có yêu cầu bạn tìm đọc các tài liệu liên quan sau khi dạy xong bài 3,97 3,73 3 GVcó yêu cầu bạn đọc trước văn bản trong giáo trình, tìm đọc sách tham khảo liên quan đến ngành học, môn học trước 4,16 3,88 4 GV giao nhiệm vụ đọc theo nhóm để chuẩn bị cho buổi báo cáo,seminar. 4,20 3,90 5 GV có kiểm tra nội dung bất kỳ trong tài liệu đọc của bạn 3,26 2,83 6 GV có kiểm tra Sổ ghi chép việc đọc sách của bạn 2,30 2,02 7 Ngoài việc đọc theo hướng dẫn của GV, bạn có chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo khác 3,48 3,16 8 Bạn đọc và soạn bài theo giáo trình 3,51 3,19 9 Bạn chỉ đọc tài liệu tham khảo khi có bài kiểm tra hoặc thi kết thúc học phần 3,20 3,28 57 Qua kết quả tự đánh giá về kỹ năng đọc của SV Ngữ văn và SV Khối ngành Tự nhiên cho thấy: - Đối với SV ngành Ngữ văn: ĐTB dao động trong khoảng từ 2,30 đến 4,20. Tiêu chí mà SV Ngữ văn có ĐTB thấp nhất là việc “GV có kiểm tra Sổ ghi chép việc đọc sách của SV”. Kết quả này phản ánh thực tế, GV chưa triển khai hoạt động này khi triển khai và kiểm tra hoạt động tự học của SV. Có 2 tiêu chí mà GV thỉnh thoảng có thực hiện là: (1) GV có kiểm tra nội dung bất kỳ trong tài liệu đọc của SV; (2) SV chỉ đọc tài liệu tham khảo khi có bài kiểm tra. Ngoài ra, có 5/9 tiêu chí đánh giá của SV ngành Ngữ văn họ thực hiên thường xuyên, cụ thể là các tiêu chí về: (1) Ngoài việc đọc theo hướng dẫn của GV, SV có chủ động đọc thêm tài liệu tham khảo khác; (2) SV đọc và soạn bài theo giáo trình; (3) SV đọc tài liệu, giáo trình,theo sự hướng dẫn của GV; (4) GV có yêu cầu SV tìm đọc tài liệu liên quan sau khi dạy xong bài; (5) GV có yêu cầu SV đọc trước văn bản trong giáo trình, tìm đọc sách tham khảo liên quan đến ngành học, môn học trước. Điều đó chứng t trong quá trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ GV đã hướng dẫn SV cách đọc và cách đọc tài liệu rất tốt, đã giúp SV hình thành được kỹ năng đọc. - Đối với SV khối ngành Tự nhiên: Kết quả tự đánh giá dao động trong khoảng từ 2,02 đến 3,90. 3/9 tiêu chí mà SV khối ngành Tự nhiên đánh giá tốt nhất là về: (1) GV giao nhiệm vụ đọc theo nhóm để chuẩn bị cho buổi báo cáo, seminar; (2) GV có yêu cầu SV đọc trước VB trong giáo trình, tìm đọc tài liệu, sách tham khảo liên quan đến môn học trước; (3) GV có yêu cầu bạn tìm đọc các tài liệu liên quan sau khi dạy xong bài. Kết quả này khá tương đồng với kết quả tự đánh giá của SV ngành Ngữ văn. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy để hình thành VHĐ cho SV thì vai trò của GV là rất quan trọng. Phương pháp giảng dạy hướng đến tìm hiểu, khai thác nhu cầu đọc sách của SV, hướng HS tìm cái hay, cái mới khoa học tài liệu đọc. Để thực hiện được điều đó thì GV cần gợi ý cho HS tìm tài liệu đọc, giới thiệu đầu sách phục vụ cho việc học tốt từng học phần mà GV phụ trách. GV cũng cần lưu ý với SV mỗi phân môn có một loại sách riêng. Điều trước tiên chính là tạo cho SV sự yêu thích học phần của mình. Các GV cũng cần linh hoạt trong phương pháp dạy học theo hướng tích cực, dạy mở để SV yêu thích khám phá và tìm hiểu. Quan trọng hơn cả là việc GV lựa chọn, sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp để kích thích, khuyến khích SV học tốt, tạo được sự công bằng trong đánh giá năng lực của SV. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định có mối liên hệ giữa thói quen đọc sách và kỹ năng đọc ở SV đến việc hình thành VHĐ ở SV. Kết quả kiểm định tương quan giữa các nhóm kỹ năng cho thấy có mối liên hệ giữa các nhóm kỹ năng với nhau. Điều này có nghĩa là khi kỹ năng ở mức độ thấp được củng cố và phát huy sẽ tạo điều kiện cho kỹ năng ở mức độ cao hình thành, bởi học là quá trình và việc học là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục để từng bước hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ cho chính người học. 58 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 5.1 KẾT LUẬN Đề tài đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm - Trường ĐHAG. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra kết luận như sau: - Về kết quả nghiên cứu lý luận: đề tài đã khái quát được các yếu tố ảnh hưởng đến VHĐ và các yếu tố của VHĐ ảnh hưởng đến KQHT của SV ngành Ngữ văn -Khoa Sư phạm. - Về phương pháp nghiên cứu: đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định, đánh giá các mức độ ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang. - Đề tài nghiên cứu đã trả lời được các câu h i nghiên cứu đặt ra: Yếu tố nào hình thành VHĐ cho SV? Mức độ ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm? Có sự khác biệt như thế nào về VHĐ của SV ngành Ngữ văn và SV khối ngành Tự nhiên của Khoa Sư phạm? Việc đánh giá được mức độ ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV đã mang lại những thay đổi tích cực như: Một là, qua kết quả đánh giá của SV thì sau khi được GV hướng dẫn phương pháp đọc, SV đã có sự tiến bộ đáng kể về thói quen, kỹ năng đọc, đồng thời KQHT của SV được cải thiện hơn trước. Hai là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên thư viện và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành VHĐ cho SV. Bên cạnh đó, đề tài đã tổng hợp được một số vấn đề lý luận liên quan đến VHĐ. Đồng thời, đề tài đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao VHĐ cho SV góp phần cải tiến KQHT cho SV ngành Ngữ văn. Do đó, chúng tôi cũng đã hoàn thành mục đích nghiên cứu của mình. Hạn chế - Mẫu nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại Khoa Sư phạm - Trường ĐHAG chưa mở rộng nghiên cứu tại các Khoa khác trong Trường và các Trường khác. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ mới dừng lại ở ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm - Trường ĐHAG mà chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các lĩnh vực khác như: văn hóa học đường, văn hóa nghe nhìn,... - Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm thông qua 02 kênh đánh giá là GV và SV, chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác. Đây cũng là điểm hạn chế, giới hạn của nghiên cứu, đồng thời cũng là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo, cơ hội phát triển rộng hơn cho đề tài nếu có điều kiện tìm hiểu trong thời gian tới. 59 5.2 GIẢI PHÁP VHĐ có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống; góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn kỹ năng sống của cộng đồng. Đề cập đến vấn đề VHĐ và việc phát triển VHĐ trong cộng đồng, Đảng, Chính phủ, Nhà nước, các nhà khoa học, cũng đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược và tầm vĩ mô nhằm mục đích phát triển và nâng cao VHĐ trong cộng đồng. Để phát triển VHĐ trong cộng đồng của một quốc gia, đòi h i sự chung tay góp sức của toàn xã hội, trách nhiệm không của riêng một tổ chức, cá nhân nào. Phát triển VHĐ cho SV là một giải pháp quan trọng không thể thiếu để xây dựng thành công một xã hội học tập hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV cho thấy cần có những giải pháp cụ thể để phát triển và nâng cao hơn nữa VHĐ cho SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm - Trường ĐHAG. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu xin đưa ra 3 nhóm giải pháp như sau: 5.2.1 Nhóm giải pháp đối với Trƣờng ĐHAG - Xây dựng và phát triển VHĐ trong toàn Trường + Mục tiêu giải pháp Thông qua giải pháp này sẽ giúp phát triển và nâng cao VHĐ trong toàn thể SV. Qua khảo sát SV để lấy ý kiến thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của VHĐ đến KQHT của SV ngành Ngữ văn - Khoa Sư phạm”. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng tạo thói quen, hình thành sở thích và rèn luyện kỹ năng đọc sách cho SV đồng nghĩa với việc từng bước nâng cao KQHT của SV và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. + Nội dung và biện pháp thực hiện: Thành lập nhóm cán bộ chuyên trách; Thiết kế bảng h i; Tiến hành khảo sát lấy ý kiến; Xử lý phân tích số liệu đã thu thập; Định kỳ kiểm tra giám sát hoạt động thực hiện; Điều chỉnh hoạt động dạy và học. - Thư viện và Phòng Công tác SV liên kết tổ chức các hoạt động tìm hiểu và nâng cao VHĐ trong SV + Mục tiêu giải pháp Tổ chức, triển khai những hoạt động hỗ trợ và giúp SV phát huy khả năng đọc cũng như là tạo ra môi trường học tập giữa các khoa, ngành trong toàn thể nhà trường nhằm duy trì và phát triển VHĐ một cách rộng rãi trong SV. + Nội dung và biện pháp thực hiện: 60 Thư viện phối hợp với Phòng Công tác SV thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về việc đọc sách hiệu quả với nhiều nguồn và phong phú về loại hình: Internet, Ngoại ngữ, đọc sách online bằng ebook, đọc và học thông qua lớp học ảo,Nhà trường sẽ tiến hành tổ chức giám sát hiệu quả của các hoạt động trên. Phòng Công tác SV (Đoàn Thanh niên và Hội SV) phối hợp với thư viện thường xuyên tổ chức các hội thi đưa các chủ đề liên quan về nội dung VHĐ vào hoạt động sinh hoạt cộng đồng của từng Đoàn viên, Hội viên trong nhà trường. - Bổ sung một số nội dung của VHĐ vào học phần Giới thiệu ngành (của CDIO) ở tất cả các CTĐT + Mục tiêu giải pháp Qua trao đổi với SV, SV cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lí và thái độ học tập của SV một mặt là do chỉ tiêu tuyển dụng của các trường Phổ thông dành cho ngành quá ít. Vì vậy, việc SV học chay, học lướt học để thi là yếu tố khách quan. Nguyên nhân thứ hai là do SV chưa có ý thức học tập nên chưa có những định hướng tốt trong việc tự học. Trên cơ sở đã được nhìn nhận chúng tôi đề xuất giải pháp này để giúp SV hình thành và định hướng ngay tính chất tự học của SV trên giảng đường đại học. Điều này rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến KQHT của SV và khả năng tích lũy tri thức của mỗi con người. + Nội dung và biện pháp thực hiện: Với giải pháp này chúng tôi kiến nghị nhà trường bổ sung một số nội dung của VHĐ vào học phần Giới thiệu ngành (của CDIO) ở tất cả các CTĐT. Tùy thuộc vào ngành học mà có thiết kế và nội dung yêu cầu cho học phần linh hoạt như là kỹ năng mềm giúp SV khám phá và lĩnh hội tri thức chuyên ngành. GV giảng dạy phải được đào tạo và tập huấn đảm bảo có đủ kiến thức để phụ trách học phần. - Hiện đại hóa nguồn tài liệu theo hướng phát triển công nghệ thông tin + Mục tiêu giải pháp Khuyến khích và tận dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu đọc thông minh và tiết kiệm của SV từ các thiết bị điện tử: máy tính, smartphone, notebook, ipad, máy tính bảng,sẽ giúp SV tiện lợi trong quá trình cập nhật và tra cứu tài liệu kịp thời. + Nội dung và biện pháp thực hiện: Để có được nguồn tài liệu hiện đại, Trung tâm Tin học và Thư viện sẽ từng bước số hóa nguồn tài liệu, chia sẻ và mở cổng thông tin điện tử quy định sử dụng nguồn tài liệu nội sinh của Thư viện. 61 - Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý Thư viện + Mục tiêu giải pháp Một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển thói quen, sở thích, kỹ năng đọc của SV đó chính là vai trò của Thư viện. Muốn phát huy tốt vai trò của yếu tố này cần chú ý đến đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ phục vụ của Thư viện. Vì vậy, cán bộ quản lý và phục vụ của Thư viện phải không ngừng học tập nâng cao trình độ quản lí chuyên môn để hỗ trợ cho SV trong quá trình đọc, học tập và nghiên cứu. Cán bộ Thư viện là người giúp SV hình thành kỹ năng đọc tốt. Để làm được điều này đòi h i người cán bộ quản lý và phục vụ phải thật sự hiểu rõ đặc thù về ngành thư viện về tâm lý, sở thích của bạn đọc. + Nội dung và biện pháp thực hiện Nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ quản lý Thư viện tham dự những hội thảo, tập huấn của các khóa đào tạo. Thường xuyên tổ chức các hội nghị nhằm nâng cao, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý Thư viện. 5.2.2 Nhóm giải pháp đối với Khoa Sƣ phạm - Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo và những buổi sinh hoạt chuyên đề tuyên truyền, phát triển VH, tổ chức ngày hội sách + Mục tiêu giải pháp Thông qua giải pháp này nhóm nghiên cứu muốn sự vào cuộc chung tay của cả Khoa Sư phạm và các ngành đào tạo, tạo mọi điều kiện để SV có thể chiếm lĩnh được tri thức từ việc hình thành truyền thống VHĐ trong Khoa, Ngành. Mở rộng VHĐ vào nhiều đối tượng SV, không chỉ SV học tốt mới hình thành được VHĐ mà ở mỗi SV đều có thể hình thành nên ý thức tốt này. Từ việc làm thiết thực trên, góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho cả thầy lẫn trò trong công tác giảng dạy vì góp phần nâng cao KQHT của SV. + Nội dung và biện pháp thực hiện Mỗi ngành sẽ xây dựng những sáng kiến gửi về Khoa tổ chức những hội thảo và sinh hoạt định kỳ về VHĐ, về ngày hội sách, giới thiệu sách hay trong GV cho SV của Khoa. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi trực tiếp để nắm bắt tình hình của SV và kịp thời điều chỉnh. - Xây dựng các phòng chức năng, bổ sung tài liệu, thiết bị hỗ trợ nhu cầu đọc của SV + Mục tiêu giải pháp Nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho SV trong quá trình đọc, Khoa, Bộ môn xây dựng được góc đọc truyền thống ở Khoa và Bộ môn, trong ngành và tạo nên môi trường học tập, nghiên cứu. + Nội dung và biện pháp thực hiện 62 Khoa tiến hành xây dựng các phòng đọc tại Khoa, Bộ môn để GV và SV có thể đọc sách trao đổi, chia sẻ với nhau những vấn đề chuyên sâu của lĩnh vực chuyên ngành cũng như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bổ sung vào những nguồn tài liệu chuyên ngành để SV có thể tra cứu, tham khảo. 5.2.3 Nhóm giải pháp đối với ngành Ngữ văn 5.2.3.1 Đối với giảng viên - Thiết kế hình thức đánh giá KQHT của SV có vai trò của VHĐ + Mục tiêu giải pháp Giải pháp này nhằm đề ra mục tiêu quan trọng đối với việc lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá của GV trong quá trình đứng lớp. GV thực hiện những yêu cầu cụ thể đối với người học. Đặc thù đối với SV ngành Ngữ văn là cần được tiếp xúc nhiều với những tác phẩm văn học kinh điển cả trong lẫn ngoài nước, cho nên SV cần đọc nhiều để nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng lĩnh hội tài liệu của SV. Như vậy, khi thiết kế, bổ sung đề cương chi tiết cho mỗi học phần, nhóm nghiên cứu mong muốn cán bộ GV đang giảng dạy đẩy mạnh yêu cầu bắt buộc SV phải đọc hiểu tác phẩm ở nhiều bậc nhận thức khác nhau. Và việc kết thúc kiểm tra đánh giá cũng phải thể hiện được vai trò VHĐ đối với kết quả mà SV đạt được. + Nội dung và biện pháp thực hiện GV sẽ xây dựng cụ thể đề cương chi tiết cho những học phần giảng dạy. Trong đó, GV thể hiện yêu cầu mức độ đọc hiểu của SV qua nhiều bậc nhận thức khác nhau. GV hướng đến cách kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết và khả năng liên kết tài liệu đọc của SV bằng cách ra đề thi, đề kiểm tra kết thúc học phần hướng đến kết cấu mở để SV vận dụng nhiều nguồn kiến thức trong quá trình đọc và tra cứu. - Tạo điều kiện cho SV tiếp cận phong phú nguồn tài liệu đọc + Mục tiêu giải pháp Với giải pháp này nhóm nghiên cứu mong muốn SV được giới thiệu nhiều nguồn tài liệu khác nhau cùng bổ trợ cho một học phần. Bên cạnh đó còn là khả năng vận dụng và tích hợp liên môn, liên ngành các nguồn tài liệu cho SV. + Nội dung và biện pháp thực hiện Ngoài giáo trình chính cho SV trong việc giảng dạy học phần, GV phải cung cấp những giáo trình do những tác giả khác biên soạn và tư liệu tham khảo cho từng chương, từng bài để SV bổ trợ kịp thời kiến thức và nâng cao khả năng đọc. 5.2.3.2 Đối với sinh viên - Xây dựng kế hoạch rèn luyện đọc + Mục tiêu giải pháp Thông qua giải pháp này, nhóm nghiên cứu muốn giúp SV hình thành được ý thức tự học và tự nghiên cứu. Mỗi ngày SV sẽ đặt ra tiêu chí đọc cho mình và sẽ lên kế hoạch nâng dần khả năng đọc để chiếm lĩnh tri thức một cách trọn vẹn. 63 + Nội dung và biện pháp thực hiện Bước đầu, GV sẽ hỗ trợ SV trong việc xây dựng kế hoạch rèn luyện đọc và trao đổi những khó khăn cũng như là khuyến khích SV trong việc đọc. Tiếp đến, SV tự đánh giá năng lực đọc của mình. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cũng như là ưu thế trong việc đọc đã điều chỉnh và duy trì việc đọc. - Chủ động tăng cường đến thư viện tra cứu và tham khảo tư liệu + Mục tiêu giải pháp Giải pháp này giúp SV có thể nâng cao khả năng tìm kiếm tư liệu đọc để vừa bổ sung cho kiến thức văn hóa vừa nâng cao khả năng đọc và kỹ năng lựa chọn tài liệu. + Nội dung và biện pháp thực hiện Để góp phần hoàn thiện giải pháp này thì SV phải hiểu rằng đó là yếu tố tự thân của SV. Việc tự ý thức sẽ giúp SV nhận ra lợi ích của việc đọc sách, SV sẽ tăng cường đến Thư viện nhiều hơn trong quá trình học tập. Qua đó, mỗi SV cần phải tự thân vận động thật nhiều trong quá trình lĩnh hội tri thức. Mỗi SV cần cố gắng phấn đấu học tập với một thái độ tự giác, không ngừng trau dồi và phát triển tri thức bằng cách sử dụng triệt để nguồn tài liệu để tra cứu và tham khảo mà không đâu khác hơn đó chính là thư viện. Trên đây là những giải pháp mang tính chủ quan mà nhóm nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên, thiết nghĩ những mục tiêu và nội dung biện pháp thực hiện của những giải pháp trên là vô cùng thiết thực đối với SV Ngành Ngữ văn nói riêng và SV của Khoa Sư phạm - Trường Đại học An Giang nói chung. Thông qua những đề xuất giải pháp trên, điều mà đề tài đóng góp được là chỉ ra được tình hình thực tế về VHĐ trong Trường mà cụ thể là Khoa Sư phạm. Từ đó, góp phần nâng cao hơn VHĐ trong Trường và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện KQHT của SV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao. (2005). Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030. Bùi Văn Sơn Nam. (2011). Văn hóa đọc sách - phải nên bắt đầu từ gốc. Truy cập từ Bùi Trọng Giao. Trò chuyện với bạn trẻ về Kỹ năng. &catid=45, truy cập ngày 15/12/2013. Burgin, R., Bracy, P.B., & Brown, K. (2003), How Quality School Library Media Programs Improve Student Achievement in North Carolina, RB software & Consulting. Cao Xuân Ích. (1996). Chuẩn bị cho sinh viên CĐSP đáp ứng yêu cầu đổi mới việc dạy học ở THCS. Tạp chí nghiên cứu giáo dục 7. Cao Xuân Liều. (2012). Tìm hiểu kỹ năng đọc sách của sinh viên chuyên ngành tâm lý học. Tạp chí giáo dục, 293, tr.16. Carl Rogess. (2001). Phương pháp dạy và học hiệu quả. Cao Đình Quát dịch và giới thiệu”. NXB Trẻ. Chu Quang Tiềm. 2002. Trần Đình Sử dịch. Bàn về đọc sách. Văn học và tuổi trẻ. Colin Rose & Malc, J. Nicholl. (2007). Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI. Dịch giả: Nguyễn Thu Trang. NXB Tri Thức. Daniels, E., Marcos, S., & Michael. (2011). Examining the Effects of a School-wide Reading Culture on theEngagement of Middle School Students. Đỗ Thị Châu. (2004). Về khái niệm đọc - hiểu ngôn ngữ. Tạp chí giáo dục số 3. Đỗ Thu Thơm. (2011). Phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đoàn Hương. (2014). Học viện CSND hưởng ứng ngày Thế giới đọc sách 23/4. Truycậptừ vien-CSND-huong-ung-ngay-The-gioi-doc-sach-234.aspx. Đoàn Hương. (2010). Muốn có văn hóa đọc phải có tình yêu với sách thứ bảy ngày 11/9/2010. voi-sach-39204.html. Dương Quỳnh Tương. (2012). Sách và việc đọc Xưa của người dân Việt – Tạp chí thư viện Việt Nam, số 3. Ester, G., & Smith, Ph.D. (2006). Student Learning through Wisconsin School Library Media Centers. Frimaxcopxky. (1976). Phan Tất Đắc dịch. Phương pháp đọc sách. NXB Giáo dục. Hoàng Hoà Bình. (1996). Học sinh lớp 4, 5 đọc sách văn học như thế nào? Nghiên cứu giáo dục số 6. Hoàng Ngọc Hiến. (1990). Văn học và học văn. Trường viết văn Nguyễn Du. 64 Hoàng Văn Hân. (2004). Cần tạo câu hỏi hợp lý trong giở dạy văn ở bậc PTTH. Dạy và học ngày nay. Huỳnh Đình Chiến, Huỳnh Thị Xuân Phương, Hoàng Thị Trung Thu. (2012). Vai trò của thư viện trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Bản tin trung tâm học liệu. Ifedili & Chika Josephine, C.A. (2009). An assessment of reading culture among students in Nigerian tertiary institution--a challenge to educational managers Jönsson, A., & Olsson, J. (2008). Ading culture and literacy in Uganda The case of the “Children’s Reading Tent”. Lại Nguyên Ân. (1999). 150 thuật ngữ văn học. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia. Lance, K.C, Rodney, M.J., & Pennell, C.H. (2000). The Impact of School Library Programs and Information Literacy in Pennsylvania School, Pennsylvania Department of Education. Langan, John.- Ten steps to building college reading skills: Form A: Course.-2nd. ed. .- Martol: Townsend press, 1994. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (1997). Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục. Lê Hải Yến. (2007). Đọc sách hiệu quả: Một kỹ năng quan trọng để tự học thành công. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 12, tr.44-47. Lê Khanh Bằng. (2003). Phát huy nội lực của người học một phương hướng cơ bản đổi mới phương pháp dạy học đại học. Dạy và học ngày nay số 4. Lê Mộng Đài Trang. (2007). Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc cho học sinh phổ thông bậc trung học cơ sở tỉnh Cà Mau. Hà Nội. Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa. Lê Phương Nga. (1994). Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh tiểu học. Nghiên cứu giáo dục tr.20 – 21. Lê Thị Thúy Hiền. (2011). Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành Thư viện. Thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Tạp chí Thư viện, số 5. Lê Văn Bài. (2004). Bàn thêm về văn hóa đọc. Toàn cảnh sự kiện và dư luận, số 168, tr.50-51. Lưu Xuân Mới. (2002). Lý luận dạy học đại học. Hà Nội. NXB Giáo dục. Lonsdale,M. (2003). Impact of School Libraries on Student Achievement, Australian Council for Educational Research (ACER). Mortimer J.Adler - Charles Van Doren, Dịch giả Hải Nhi - Phương Pháp Đọc sách hiệu quả - NXB Lao động - Xã hội. Ngô Thị Kim Nguyệt. (2007). Văn hóa đọc trong thư viện. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr.104. Nguyễn Gia Cầu. (1996). Những khuynh hướng và thành tựu đổi mới của khoa học về phương pháp dạy học văn trong hai thập kỷ 70 và 80. Luận án PTS KHSP. Nguyễn Hiếu Hảo. (2004). Làm thế nào để đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học. Dạy và học ngày nay số 5. Nguyễn Hữu Lương. (2002). Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc. Hà Nội NXB Văn hóa thông tin. 65 Nguyễn Hữu Viêm. (2009). Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Truy cập từ nam.html, truy cập ngày 10/12/2013. Nguyễn Mạnh Hùng. (2012). Từ Thành phố văn hóa đến Thành phố đọc sách. Truy cập từ: Hoa-Den-Thanh-Pho-Doc-Sach/35-6580/cbo.vn. Nguyên Ngọc. (2011). Hiến tặng sách - Khởi đầu xây dựng văn hóa đọc. Truy cập từ doc.aspx. Nguyễn Quang Cương. (2004). Đọc văn trong dạy học văn. Văn học và tuổi trẻ số 4, tr.31 – 34). Nguyễn Quý Thanh. (2009). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.172-173. Nguyễn Thái Hoà. (2004). Vấn đề đọc - hiểu và dạy đọc hiểu. Thông tin khoa học sư phạm số 5. Nguyễn Thanh Hùng. (1994). Văn học và nhân cách. Hà Nội. NXB Văn hóa. Nguyễn Thanh Hùng. (1996). Văn học tầm nhìn biến đổi. Hà Nội. NXB Văn hóa. Nguyễn Thanh Hùng. (2000). Hiểu văn dạy văn. Hà Nội. NXB Giáo dục. Nguyễn Thanh Hùng. (2001). Dạy đọc - hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người học. (Hội thảo khoa học – chương trình và SGK thí điểm THCS – Hà Nội 26/9/2000). Hợp tuyển công trình nghiên cứu khoa ngữ văn NXB Giáo dục. Nguyễn Thanh Hùng. (2002). Đọc và tiếp nhận văn chương. NXB Giáo dục. Nguyễn Thanh Hùng. (2004). Nghĩ về bước chuyển và hướng chuyển của phương pháp giảng dạy văn. Nghiên cứu giáo dục. Nguyễn Thị Khánh Hòa. (2007). Văn hóa đọc trong thanh niên hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Hồng Nam. (2001). Một số biện pháp đổi mới cách thức dạy văn ở nhà trường phổ thông. Nghiên cứu giáo dục. Nguyễn Thị Ngân. (1999). Con đường phát huy năng lực sáng tạo. Tạp chí nghiên cứu giáo dục. Nguyễn Thị Thanh Hương. (1998). Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương ở trường PTTH. Hà Nội. NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Thanh Hương. (1999). Tìm hiểu sự hoà đồng thẩm mĩ giữa sáng tạo và tiếp nhận văn chương. Tạp chí văn học. Nguyễn Thị Xuân Thủy. (2012). Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí giáo dục Số đặc biệt. Nguyễn Trọng Hoàn. (2003). Phát triển năng lực đọc trong dạy học ngữ văn. Văn học và tuổi trẻ số 7. Nguyễn Trọng Hoàn. (2004). Đọc - hiểu tác phẩm truyện hiện đại trong SGK Ngữ văn 7. Văn học và tuổi trẻ số 3. Nguyễn Trọng Hoàn. (2004). Hình thành năng lực đọc cho học sinh trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí giáo dục số 2. 66 Nguyễn Trọng Hoàn. (2003). Một số vấn đề đọc - hiểu văn bản Ngữ văn. Tạp chí giáo dục số 4. Nguyễn Tuyến. (k.n). Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Truy cập từ nay.html. Nguyễn Văn Bính. (2002). Học sinh đọc tác phẩm văn học như thế nào? Văn học và tuổi trẻ, số 9. Nguyễn Viết Chữ. (2001). Phương pháp dạy học tác phẩm theo loại thể. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia. Ninh Thị Kim Thoa. (2006). Giáo dục người sử dụng trong thư viện đại học, Kỷ yếu hội nghị: Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển, tr112 – 117. Phạm Hồng Toàn. (2012). Sách và đọc sách ở nước ta hiện nay - Văn hoá nghệ thuật. Phạm Quang Huân. (2004). Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông và những yêu cầu đổi mới SGK. Thông tin khoa học sư phạm số 5. Phạm Thế Khang. (2010). Củng cố vững mạnh mạng lưới thư viện huyện, thị làm cơ sở triển khai chiến lược phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng - Thư viện Việt Nam. Phạm Toàn, Nguyễn Trường. (1982). Dạy học và học đọc. Hà Nội. NXB Giáo dục. Phạm Toàn. (2004). Vấn đề phương pháp nhà trường. Dạy và học ngày nay số 2. Phạm Văn Đồng. (1973). Dạy học văn là quá trình rèn luyện toàn diện - Hà Nội NXB Giáo dục. Phạm Văn Tâm. (2007). Văn hóa đọc và vấn đề đặt ra hiện nay. Tạp chí người đọc sách, số 2,tr 23 – 25. Phạm Văn Tình. (2006). Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tin. Tạp chí thư viện số 3. Phan Bích Ngọc. (2010). Đọc sách và ghi chép - một phương pháp quan trọng trong quá trình nhận thực của sinh viên đại học. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 26, tr47 – 50. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng & Trần Thế Phiệt. (2001). Phương pháp dạy học văn. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia. Phan Trọng Luận. (2002). Xã hội văn học nhà trường. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia. Phan Trọng Luận. (2003). Văn chương bạn đọc sáng tạo. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia. Phan Trọng Luận. (2003). Văn học giáo dục thế kỷ XXI. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia. Steven Stahl & Jeanne S.Chall, (Lê Nguyên Phương dịch). (2003). Hoạt động học. Văn học và tuổi trẻ số 5, tr.83. Tiên Đàm. (1944). Đọc sách. Tạp chí Tri Tân - Hà Nội. Số 171. Trần Dương, Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên hiện nay, ững-yếu-tố-ảnh-hưởng-đến-văn- hóa-đọc-của-sinh-viên-hiện-nay, truy cập ngày 10/12/2013. Trần Đình Sử. (2001). Đọc văn - học văn. Hà Nội. NXB Giáo dục. Trần Mạnh Tuấn. (2005). Marketing trong hoạt động thông tin thư viện. Tập bài giảng dành cho sinh viên chuyên ngành Thông tin Thư viện. 67 Trần Mạnh Tuấn. (1998). Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện. Trung tâm Thông tin và Công nghệ Quốc gia. Trần Thị Minh Nguyệt. (2006). Giáo dục văn hóa đọc cho lứa tuổi thiếu nhi. Văn hóa nghệ thuật, (số 5), tr.116 – 120. Trần Thị Minh Nguyệt. (2007). Đổi mới hoạt động thông tin thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, số 166, tr16. Trần Thị Minh Nguyệt. (2009). Văn hóa đọc trong xã hội thông tin. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 297, tr29 - 31. Trần Thị Minh Nguyệt. (2010). Người dùng tin và nhu cầu tin, Hà Nội. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trần Văn Hà. (2007). Đẩy mạnh văn hóa đọc trong thời đại công nghệ thông tin, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1, tr.69 - 71. Trần Ngọc Thêm. (2012). Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng dụng. NXB Văn hóa văn nghệ. Trịnh Văn Biều. (2003). Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp. Dạy và học ngày nay, số 8. Võ Thị Thu Hương. (2006). Tăng cường và mở rộng phong trào đọc sách báo ở nông thôn tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sỹ Đại học Văn hóa Hà Nội. Vũ Dương Thúy Ngà. (2012). Đọc và chấn hưng văn hóa đọc ở Việt Nam. Truy cập từ Vũ Thị Thu Hà. (2008). Văn hóa đọc nhìn từ góc độ xã hội học văn học. Tạp chí Sách và đời sống. Williams, D., Wavell, C., & Coles, L. (2001). Impact of School Library Services on Achievement and Learning, The Robert Gordon University. 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfl_t_s_n_t_chuong_cap_do_1_955_2079261.pdf
Luận văn liên quan