I. ĐỊNH NGHĨA VỀ VĂN HÓA
I. NÉT VĂN HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỚI KINH DOANH QUỐC TẾ.
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp các doanh nghiệp có chính sách chiến lược
1. phát triển phù hợp.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp các doanh nghiệp có chính sách chiến thuật
2. triển khai kế hoạch phù hợp.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp DN quan hệ tốt với các đối tác, mở rộng thị
3. Nghiên cứu văn hóa đúng đắn sẽ có được chương trình Marketing hiệu quả cao.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa tới kinh doanh quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi quốc gia…
- Ngân hàng cung ứng các nghiệp vụ NHQT luôn phải đương đầu với rủi ro cao, tiểm ẩn, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Thực tế lợi nhuận từ nghiệp vụ NHQT thường rất cao và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thu nhập của NHTM.
- Xuất phát từ tính rủi ro và lợi nhuận cao của nghiệp vụ NHQT, nên những NHTM hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với mọi biến động của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
IV. PHÂN TÍCH SWOT VỀ KINH DOANH NGHIỆP VỤ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Điểm mạnh (S – Strength).
- Thứ nhất: Các NHTM Việt Nam trong những năm qua không những gia tăng mạng lưới hoạt động mà tốc độ tăng của vốn điều lệ cũng rất cao.
Tăng nhanh vốn điều lệ không chỉ tăng uy tín của ngân hàng với khách hàng mà còn là cơ sở quan trọng giúp các NHTM Việt Nam phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả. Trong thời gian qua, nhiều NH đã có tốc độ tăng vốn rất cao như: Eximbank vốn điều lệ năm 2009 là 8.762 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2008; ACB vốn điều lệ năm 2009 là 7.705 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2008. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng nhanh mạng lưới chi nhánh, với mạng lưới rộng khắp này các NH có thể tiếp cận đến đại đa số khách hàng ở khắp mọi miền đất nước. (Bảng1)
BIDV là một tổ chức tín dụng Nhà nước có mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Số lượng phòng giao dịch của BIDV tăng nhanh trong những năm gần đây. Với tốc độ tăng trung bình khoảng gần 20%/năm. Điều đó đã chứng tỏ BIDV rất tích cực trong việc mở rộng địa bàn hoạt động của mình.
AB Bank là ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) còn khá non trẻ, tuy nhiên, trong những năm qua, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch cũng đã tăng đáng kể, từ 8 chi nhánh năm 2005 lên 66 chi nhánh năm 2008, tăng gấp 8 lần so với năm 2005.
- Thứ hai: Các NHTM Việt Nam đều đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng nói chung và trong hoạt động nghiệp vụ NHQT nói riêng.
Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam như Techcombank, VP bank, MB… rất quan tâm và đầu tư lớn vào công nghệ ngân hàng. Chỉ trong vòng 2 năm gần đây, riêng VP bank đã đầu tư gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm việc nâng cấp và sử dụng hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ) – hiện là hệ thống được đánh giá cao nhất trong hệ thống các phần mềm ngân hàng. Với những sự đầu tư này sẽ giúp các NH đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các nghiệp vụ NHQT.
- Thứ ba: Tích cực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHQT
Nhiều ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai những dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán trong tài trợ xuất nhập khẩu, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối quyền chọn trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Hiện nay, có khoảng 80% NHTM Việt Nam đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT).
- Thứ tư: Am hiểu khách hàng trong nước và có một lượng lớn khách hàng truyền thống
Công tác mở rộng chăm sóc và quan hệ với khách hàng đã được nâng cao, đặc biệt là công tác mở rộng và thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị phần trong TTQT của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm khoảng trên 80%. Trong đó, vị trí số một là của VCB, đứng thứ hai là BIDV. Doanh số trong TTQT và doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM Việt Nam cũng tăng mạnh trong những năm gần đây.
- Thứ năm: Phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam là tương đối thấp so với các ngân hàng nước ngoài
Xem xét biểu phí dịch vụ TTQT bằng L/C của VCB và Standard Chartered bank, có thể thấy phí dịch vụ của của VCB chỉ vào khoảng 70% so với Standard Charter bank. Điều này cũng là một lợi thế của các NHTM Việt Nam khi thực hiện dịch vụ, thu hút thêm khách hàng. Tuy nhiên, trong TTQT, giá trị của những hợp đồng ngoại thương thường có giá trị cao, vì vậy, đối với phần lớn khách hàng, tính an toàn trong giao dịch được đặt lên hàng đầu. Họ sẽ lựa chọn NH có uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt, do đó, bên cạnh việc duy trì mức phí cạnh tranh với các NH nước ngoài thì các NHTM Việt Nam cần tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín thương hiệu. (Bảng 3)
2. Điểm yếu (W-Weaknesses)
- Thứ nhất: Năng lực của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu cầu hội nhập
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn pháp định áp dụng cho các NHTMCP Việt Nam đến năm 2010, là 3.000 tỷ đồng. Năm 2010, áp lực tăng vốn theo Nghị định trên đối với nhiều ngân hàng là không nhỏ. Nhiều ngân hàng đến nay mức vốn điều lệ cũng chỉ khoảng từ 1.000-2.000 tỷ đồng. Đa số các ngân hàng có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Đây là mức vốn rất khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. (Biểu 1)
Biểu 1: Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2009Đơn vị: Tỷ đồng
( Nguồn: www.sbv.gov.vn)
Với mức vốn điều lệ thấp sẽ làm giảm khả năng triển khai các nghiệp vụ NHQT như bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu (XNK)… ; cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài
- Thứ hai: Mức phát triển công nghệ của các NHTM Việt Nam chưa đồng đều.
Nhìn vào bảng 2 có thể thấy các NHTM Việt Nam đã có sự đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ ngân hàng, tuy nhiên, mức độ còn chưa đồng đều. Nhiều NH đã áp dụng những công nghệ hàng đầu thế giới nhưng còn nhiều NH vẫn áp dụng trình độ công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn cho các NH trong việc phối kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên minh liên kết cao như kết nối sử dụng thẻ giữa các NH, đại lý bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ…
- Thứ ba: Năng lực quản lý, điều hành trong lĩnh vực nghiệp vụ NHQT còn nhiều hạn chế
Ngoài một số NHTM Nhà nước và cổ phần lớn được thành lập cách đây nhiều năm thì một số lượng không nhỏ các NH mới được thành lập trong thời gian gần đây đều là từ các tập đoàn, các công ty góp cổ phần hoạt động ngoài lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vì vậy, có thể nói các NH này còn rất thiếu kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là trong các nghiệp vụ NHQT, một lĩnh vực hoạt động nhiều rủi ro không chỉ giới hạn trong nước mà triển khai ra khắp thế giới. Vì vậy, đây cũng chính là lý do mà một số các NHTM Việt Nam chỉ tập chung vào các sản phẩm dịch vụ truyền thống và thiếu mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ NHQT.
- Thứ tư: Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao
Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực TTQT, tài trợ XNK chưa thực sự cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn một cách hoàn hảo về các hợp đồng thương mại quốc tế. Trong khi đó, chế độ tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám mà mảng nghiệp vụ NHQT, đặc biệt là lĩnh vực TTQT rất cần những cán bộ giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
- Thứ năm: Mức độ đa dạng của nghiệp vụ NHQT chưa cao, chưa đồng đều ở các NH
Nhiều NH đã đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như bao thanh toán, cho thuê tài chính… vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, mức độ áp dụng còn khiêm tốn. Trong kinh doanh ngoại tệ, vẫn sử dụng nghiệp vụ Spot là chủ yếu, các nghiệp vụ phái sinh chưa được sử dụng nhiều. Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu chủ yếu theo hình thức truy đòi. Các loại L/C được sử dụng trong thanh toán quốc tế chưa đa dạng, chưa phát triển các L/C đặc biệt như: L/C tuần hoàn, L/C đối ứng, L/C điều khoản đỏ…
3. Cơ hội (O – Opportunities)
- Thứ nhất: Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới
Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng. Các NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường các mối quan hệ với các NH nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó thể hiện ở số lượng NH đại lý của một số NH tăng đều qua các năm. (Bảng 4)
Bảng 4:
Ngân hàng
BIDV
VCB
Vietinbank
Agribank
Eximbank
Số lượng NH đại lý
800
1.400
850
931
600
(Nguồn: www.BIDV.com.vn, www.agribank.com.vn, www.icb.com.vn,www.Eximbank.com.vn, www.Vietcombank.com.vn
Số lượng NH đại lý nhiều nhất hệ thống thuộc về VCB, con chim đầu đàn trong TTQT, NH này trong nhiều năm liền được Tạp chí “The Banker” của Anh đánh giá là NH hoạt động trong lĩnh vực TTQT tốt nhất Việt Nam, thương hiệu VCB đã được nhiều thị trường quốc tế biết đến như Nga, Hồng Kông…
- Thứ hai: Mở cửa nền kinh tế giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các NH nước ngoài
Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng trong nước đã có những cơ hội trong việc hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong việc góp vốn, mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Như Sacombank có đối tác chiến lược là ANZ của Australia nắm giữ 10% vốn cổ phần và 20% thuộc về Công ty tài chính quốc tế IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh. Standard Chartered bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB, hơn 21% vốn cổ phần của đối tác nước ngoài còn lại thuộc về Connaught Investor (Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB. Hay Citibank là một tập đoàn ngân hàng nổi tiếng, đứng hàng lớn nhất thế giới của Mỹ đã ký hợp đồng hợp tác với NH Đông Á phát triển dịch vụ bán lẻ, kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Đông Á với hệ thống thẻ của Citibank, với sự hợp tác này tạo điều kiện cho Citibank có điều kiện mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại tiện ích ở Việt Nam, ngược lại phát triển khách hàng của Citibank tại Mỹ, nhất là Việt kiều chuyển kiều hối về nước qua Đông Á, cũng như mở rộng dịch vụ thẻ của Đông Á tại Mỹ.
Việc các NH, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển của cả hai bên. Về phía các NH nước ngoài, không tốn kém chi phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, số lượng khách hàng dồi dào của các NHTM Việt Nam… Về phía các NHTM Việt Nam, không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
- Thứ ba: Hội nhập kinh tế vừa là động lực vừa là sức ép, buộc các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực phát triển nghiệp vụ NHQT
Trong điều kiện hiện nay, với sự mở cửa hệ thống ngân hàng, các NH nước ngoài theo lộ trình sẽ dần dần được nới lỏng hoạt động và đối xử bình đẳng trong kinh doanh, các NHTM Việt Nam không thể chỉ tập trung vào các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống với những khách hàng truyền thống mà phải hướng vào phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán, các hợp đồng phái sinh… để trở thành những ngân hàng đa năng, hiện đại. Có như vậy mới tăng được khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời giữ được khách hàng và mở rộng thị phần kinh doanh.
- Thứ tư: Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đây là cơ sở thúc đẩy các nghiệp vụ NHQT phát triển, đặc biệt là thanh toán quốc tế và tài trợ XNK
Hệ số mở của nền kinh tế là hệ số tính bằng tỷ lệ giữa doanh số XNK trên GDP. (Biểu 2)
Biểu 2: Hệ số mở của nền kinh tế Việt Nam (%)
( Nguồn: Báo cáo của World Bank)
Năm 2008, so với GDP, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 69,5%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 84%, tổng doanh số XNK bằng 153,5%. Sang năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch XNK năm 2009 có dấu hiệu giảm sút, tuy nhiên, báo cáo tổng kết năm 2009 của Chính phủ cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong tốp các quốc gia dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế (5,32%) và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa lớn và tốc độ mở cửa nhanh, đây chính là một cơ hội để các NHTM Việt Nam phát triển các sản phẩm dịch vụ NHQT, đặc biệt là TTQT và tài trợ XNK.
4. Thách thức (T-Threats)
- Thứ nhất: Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý
Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với hệ thống các ngân hàng trong nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện hoạt động tại Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới như HSBC, Citibank, ANZ… Trong khi nhiều NHTM Việt Nam có mức vốn điều lệ chưa tới 3.000 tỷ đồng thì ngân hàng con 100% vốn nước ngoài HSBC đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 5/01/2009 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Các ngân hàng nước ngoài liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tại TP. Hồ Chí Minh, ngoài trụ sở chính và Sở giao dịch tại tòa nhà Metropolitan, HSBC còn có 3 phòng giao dịch. Tại Hà Nội, HSBC cũng có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch. Cũng giống như HSBC, ANZ cũng đang mở rộng mạng lưới giao dịch tại Việt Nam với 01 Sở giao dịch tại Hà Nội, 01 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và 6 phòng giao dịch.
- Thứ hai: Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động rất lớn của thị trường tài chính thế giới.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới và các NHTM Việt Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ. Số lượng các ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản với các NHTM Việt Nam sẽ giảm xuống. Nếu các NHTM Việt Nam không tỉnh táo, quan hệ với các ngân hàng có tình hình tài chính suy yếu thì sẽ gặp rủi ro và đánh mất uy tín của mình.
Khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo kim ngạch XNK của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm mạnh. Kim ngạch XNK giảm, ảnh hưởng rất lớn đến các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2009, doanh số thanh toán XNK của Vietcombank đạt 9,851 tỷ USD, so với 5 tháng đầu năm 2008 là 13,834 tỷ USD, thì doanh số thanh toán này đã giảm 29%. Trong khi đó, tổng kim ngạch XNK trong 6 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Thứ ba: Tỷ giá hối đoái còn biến động
Do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những diễn biến bất thường nên tỷ giá của VND và các đồng tiền khác liên tục thay đổi. Thị trường ngoại tệ tiền mặt Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này rất sôi động. Tỷ giá ở thị trường này luôn cao hơn ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi có thu ngoại tệ không muốn bán cho các ngân hàng mà bán qua thị trường chợ đen. Nguồn thu ngoại tệ của các ngân hàng vì thế cũng khan hiếm theo. Khi không có nguồn thu ngoại tệ đảm bảo thì rất khó khăn cho các NHTM trong việc thanh toán hàng nhập khẩu cho các nhà nhập khẩu.
5. Bảng phân tích SWOT.
SWOT
S: ĐIỂM MẠNH.
Gia tăng mạng lưới hoạt động.
Tốc độ tăng vốn điều lệ cao.
Nâng cao ứng dụng công nghệ trong quản lý.
Tích cực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHQT.
Am hiểu khách hàng trong nước và có một lượng lớn khách hàng truyền thống.
Phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam là tương đối thấp so với các ngân hàng nước ngoài.
W: ĐIỂM YẾU.
Năng lực của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu cầu hội nhập.
Mức phát triển công nghệ của các NHTM Việt Nam chưa đồng đều.
Năng lực quản lý, điều hành trong lĩnh vực nghiệp vụ NHQT còn nhiều hạn chế.
Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao.
Mức độ đa dạng của nghiệp vụ NHQT chưa cao, chưa đồng đều ở các NH.
O: CƠ HỘI.
Gia nhập WTO và nhiều tổ chức lớn khác.
Mở cửa nền kinh tế giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các NH nước ngoài.
Hội nhập kinh tế vừa là động lực vừa là sức ép, buộc các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực phát triển nghiệp vụ NHQT
Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển mạnh mẽ
S - O: ĐIỂM MẠNH - CƠ HỘI.
Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.
Hoàn thiện hơn công nghệ quản lý đáp ướng đầy đủ các yêu càu của thế giới.
Khai thác tốt nhất lợi thế, uuw tiên của DN khi gia nhập các tổ chức.
Giảm chi phí giao dịch để có thể cạnh tranh với cac đối thủ.
W-O: ĐIỂM YẾU - CƠ HỘI.
Nâng cao năng lực quản lý phù hợp cho quá trình hội nhập.
Đa dạng các nghiệp vụ quốc tế.
Tìm kiếm cơ hội từ việc hội nhập của nền kinh tế.
Tìm cách liên kết với các đối thủ để manh hơn.
T: THÁCH THỨC.
Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý
Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động rất lớn của thị trường tài chính thế giới.
Tỷ giá hối đoái có nhiều biến động.
S - T: ĐIỂM MẠNH – THÁCH THỨC.
Phát huy tốt các điểm mạnh của DN
Nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
Nắm bắt tình hình nhanh nhạy để xử lý kịp thời các thay đổi của nền kinh tế.
Nâng cao khả năng dữ trữ đồng tiền ngoại.
W - T: ĐIỂM YẾU - THÁCH THỨC.
Huy động nguồn vốn mạnh để đầu tư công nghệ.
Liên kết cùng hựo tác với các ngân hàng khác mạnh hơn.
Có nhiều chính sách lôi kéo khách hàng và giữ chân khách hàng.
Tìm kiếm sự đầu tư từ bên ngoài.
V. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI.
1. Nâng cao năng lực tài chính
Để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro.
- Đối với các NHTM Nhà nước, cần áp dụng các biện pháp thực tế như phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài sản và thuê lại để bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng.
- Đối với các NHTMCP, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành cổ phiếu để tăng vốn theo đúng lộ trình.
2. Nâng cao năng lực hoạt động
- Hiện đại hóa ngân hàng
Cần phải trang bị công nghệ đồng bộ đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Đối với các NH đã được trang bị công nghệ hiện đại thì cần phải phát huy hết hiệu quả ứng dụng công nghệ đó, tránh tình trạng mua các công nghệ hiện đại về chỉ để đánh bóng tên tuổi, gây lãng phí nguồn lực. Đối với các NH còn hạn chế về công nghệ thì cần xây dựng kế hoạch đầu tư có lựa chọn vào công nghệ hiện đại, tính năng sử dụng hiệu quả, đồng bộ với toàn hệ thống.
Các NH cần phải lập ra phòng, ban chuyên trách nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại. Phòng ban này có trách nhiệm nghiên cứu các công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ của ngân hàng mình để có thể đổi mới công nghệ hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động trong và ngoài nước
Việc gia tăng mạng lưới cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí. Do đó, mở rộng đồng thời với nâng cao hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh, phòng giao dịch là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh mở rộng mạng lưới, cần phải cân bằng với sự phát triển cũng như nguồn lực của ngân hàng và cũng cần phải cân bằng với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tiếp cận khách hàng. Các chi nhánh, phòng giao dịch mới cần phải được hiện đại hóa về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới trong nước, các ngân hàng cần củng cố và mở rộng mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, tăng cường số lượng ngân hàng đại lý. Tăng số lượng ngân hàng đại lý sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam tăng uy tín của mình đối với khách hàng trong nước cũng như với khách hàng và các ngân hàng khác trên thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may mặc, lúa gạo, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Asean, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc… Các ngân hàng phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ yếu này trong quá trình mở rộng hệ thống đại lý của mình để có thể tăng được doanh số, thị phần trong các nghiệp vụ NHQT.
- Phát triển Marketing ngân hàng
- Marketing ngân hàng phải tìm ra những nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp và tiện ích nhất. Marketing ngân hàng cũng phải nghiên cứu thị trường để tìm ra và phát triển thị trường tiềm năng.
- Khi ngân hàng đưa ra sản phẩm của mình, cần phải nhấn mạnh cho khách hàng biết rằng sản phẩm đó có những tiện ích, công dụng gì vượt trội và khác hẳn với các ngân hàng khác. Đặc biệt với các sản phẩm mới như bao thanh toán, Option, Futures…, ngân hàng cần giới thiệu cho khách hàng để khách hàng hiểu về sản phẩm, hiểu được tính năng và ưu điểm của sản phẩm.
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để thúc đẩy mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, để giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh của ngân hàng.
- Thường xuyên củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm cũng như bằng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, có trách nhiệm cao.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHQT
Số lượng sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng trên thế giới là tương đối hạn chế. Đó là chưa kể đến chất lượng của các dịch vụ này. Các dịch vụ ngân hàng quốc tế cũng không nằm ngoài thực tế đó. Những dịch vụ NHQT hiện đại hầu như chưa có khả năng phát triển. Để có thể hội nhập với thị trường thế giới và cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đang xâm nhập một cách mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam thì hơn bao giờ hết các ngân hàng Việt Nam cần phải đa dạng hóa các dịch vụ NHQT của mình, một lĩnh vực được coi là thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài.
- Đa dạng hóa các hình thức tài trợ ngoại thương như bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi, hay bảo lãnh.
Bao thanh toán vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và chưa phát triển tại Việt Nam. Nguyên nhân là do các ngân hàng vẫn còn dè dặt với nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, nó còn khá lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp trong nước. Và một nguyên nhân khác nữa, đó là những bất cập về mặt pháp lý. Để phát triển bao thanh toán, các ngân hàng cần phải xây dựng sản phẩm bao thanh toán phù hợp với thị trường. Bên cạnh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình thức truy đòi, ngân hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với việc cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên thị trường, có tình hình tài chính tốt. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc nắm rõ tình hình tài chính của nhà nhập khẩu đôi khi rất khó khăn. Do đó, sản phẩm bao thanh toán trên sẽ được rất nhiều nhà xuất khẩu lựa chọn.
Bên cạnh bảo lãnh nhận hàng, ngân hàng có thể cung cấp cho các nhà nhập khẩu bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu hay thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Đa dạng hóa kinh doanh ngoại hối, phát triển các nghiệp vụ ngoại tệ phái sinh như Forward, Option, Swaps, Futures… để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
- Xây dựng chu trình kinh doanh nghiệp vụ NHQT khép kín
Nghiệp vụ NHQT là mảng nghiệp vụ rất rộng, bao gồm nhiều nghiệp vụ: Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối. Các nghiệp vụ này không phát triển rời rạc mà có mối quan hệ gắn bó với nhau trong một thể thống nhất.
Với khách hàng có nhu cầu về thanh toán quốc tế như yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hay thông báo L/C, ngân hàng có thể tài trợ XNK cho khách hàng. Trong trường hợp khách hàng nhập khẩu yêu cầu mở L/C, ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh nhận hàng hay bảo lãnh thanh toán cho khách hàng. Với khách hàng xuất khẩu yêu cầu thông báo L/C, ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng cách chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất hay bao thanh toán. Những nhà XNK thường có nhu cầu mua bán ngoại tệ, ngân hàng có thể cung cấp cho họ những sản phẩm ngoại tệ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Phát triển nghiệp vụ NHQT là tương lai của các NHTM Việt Nam khi bước vào hội nhập kinh tế, chú trọng phát triển và nâng cao năng lực hoạt động trong lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện cho các NH tăng khả năng cạnh tranh với các NH nước ngoài, mở rộng thị phần, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế.
Câu 2: Đưa ra những ví dụ về đặc điểm văn hoá của một số nước và khu vực trên thế giới có ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Bài làm.
Ngày nay cùng với quá trình hội nhập, việc giao thương buôn bán của các quốc gia với nhau ngày càng dễ dàng và phát triển rực rỡ. do đó việc hiểu rõ nền văn hóa của các đối tác nước ngoài không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt ban đầu mà còn giúp bạn tránh được những đáng tiếc xảy ra.
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ VĂN HÓA
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa khác nhau. Với một số người, nó là sự thưởng thức những áng văn hay, những bản nhạc và nghệ thuật nói chung. Đối với nhà sinh học, đó có lẽ là một tập hợp các vi sinh vật hoặc những cơ thể nhỏ bé lớn lên trong môi trường dinh dưỡng cân bằng của phịng thí nghiệm. Tuy vậy, đối với nhà nhân loại học và những nhà khoa học về nhân sinh khác, văn hóa là một tập hợp đầy đủ của những phương thức giao tiếp mà con người tích lũy được trong quá trình lịch sử.
Nếu xã hội được coi là tập hợp của các mối quan hệ xã hội, thì văn hóa là nội dung của những mối quan hệ ấy.Như vậy, văn hóa được hiểu là tập hợp những giá trị, niềm tin, cách thức ứng xử, quy tắc và thể chế được duy trì bởi một nhĩm người cụ thể và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội loài người.
Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ văn hóa được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Họ cho rằng văn hóa thế giới có thể phân loại từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất, bởi theo họ thì bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh. Một đại diện của họ, nhà nhân loại học người Anh Edward B. Tylor (1832-1917) trong cuốn sách “Văn hóa gốc” xuất bản năm 1871 của ông, cho rằng “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của x hội”.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa văn hóa là:
1, Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
2, Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
3, Tri thức, kiến thức khoa học.
4, Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
5, Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.
NÉT VĂN HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHU VỰC.
Nét văn hóa ứng xử
a. Cư dân Âu - Mỹ
Giữa cư dân châu Âu và châu Mỹ có những sự khác biệt trong văn hóa ứng xử, song họ cũng có những điều chung trong lĩnh vực này.
• Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.
Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ.
• Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như với ngưòi châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình (kể cả khi đi du lịch). Họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do.
Họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh.
• Người Âu – Mỹ rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc về quá khứ, ít lưu luyến.
Tuy vậy, những người ở vùng Nam Mỹ và Địa Trung Hải thường ít khắt khe về thời gian hơn.
b. Cư dân châu Á
• Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặng những người có địa vị xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp của họ cũng cụ thể.
• Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm và trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên hay người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội và học vấn. Phần lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn được sắp đặt trong cuộc sống. Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức về việc thực hiện vai trò của mình trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường xã hội.
• Người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp đặt từ bên ngoài vào cuộc sống và lợi ích của họ. Vì vậy mức độ tôn trọng luật pháp của họ phụ thuộc vào địa vị xã hội, học vấn, truyền thống và danh dự của gia đình. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân cư sống ở nông thôn châu Á, mức độ hiểu biết và tin tưởng luật pháp còn hạn chế và thường có xu hướng ứng xử theo tập quán truyền thống.
Cũng vì vậy, trong quan hệ, họ coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau. Gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế hệ chung sống trong một ngôi nhà. Người châu Á thường coi trọng việc đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu với láng giềng. Con cái của họ được giáo dục về tính cộng đồng từ sớm, để có thể thích hợp với các mối quan hệ ứng xử trong công việc, đời sống.
• Mặc dù cũng coi trọng thời gian theo lịch trình, song người châu Á chịu ảnh hưởng tôn giáo khá đậm, họ quan niệm thời gian là vòng luân hồi và có sự gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. Họ có thái độ ứng xử hài hòa với nhau và với giới tự nhiên. Cũng vì vậy, nhịp thời gian thường có sự co giãn theo thời vụ nông nghiệp và lễ hội. Trong việc sắp xếp thời gian, đôi khi có sự xen kẽ hay lẫn lộn giữa chơi và làm việc. Người châu Á nhiều khi sử dụng thời gian theo cảm hứng trong cả hoạt động khoa học, sản xuất và đi du lịch. Họ thích sự ngẫu hứng và tin vào sự may rủi, số phận và sự ngẫu nhiên.
Đó là những vấn đề chung, hướng dẫn viên cần chú ý tới tập quán văn hóa của mội dân tộc, mỗi quốc gia.
2. Một số tập quán, nghi lễ của các dân tộc
a. Châu Âu
• Người Anh, người Scotland và người Ailen
- Tránh nói về vấn đề độc lập dân tộc vì đây là vấn đề chính trị nhạy cảm. Những người này đều có chung ngôn ngữ: tiếng Anh. Họ thận trọng trong giao tiếp, ăn mặc và chú ý đến địa vị xã hội, danh tiếng, luôn đúng giờ và có thói quen luôn bắt tay khi làm quen. Nam giới thường thích đeo cavát kẻ sọc. Những chủ đề ưa thích: lịch sử, văn chương, kiến trúc, vườn tược. Những vấn đề cần tránh là: tôn giáo, tiền nong. Khi thân mật họ gọi tên, khi ăn có mời nhau…
• Người Pháp
- Họ luôn chú ý đến tính trang trọng và lễ nghi trong các cuộc gặp gỡ giao dịch và rất ít khi dùng tên thân mật. Họ có thói quen bắt tay nhanh và nhẹ. Họ sử dụng các bữa ăn tối để đàm đạo về những vấn đề quan trọng và cân nhắc khá kỹ trước khi quyết định một vấn đề. Người Pháp rất tự hào về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, thành tựu nghệ thuật của đất nước. Họ có yêu cầu khá cao về chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, bữa chính thường là bữa ăn trưa. Chủ đề ưa thích của họ là: món ăn, thể thao, văn hóa nghệ thuật. Họ tránh các chủ đề về tiền bạc, giá cả, đời tư, chính trị…
• Người Nga
- Họ rất niềm nở và trân trọng khi giao tiếp. Khi chào nhau, họ thường bắt tay và xưng danh, trừ khi gặp bạn bè họ ôm hôn ở má. Người Nga ưa thích các chủ đề: nghệ thuật, văn chương, tình bạn, hòa bình. Họ ưa thích các món quà là một cuốn sách, album nhạc, bút… Ít người nói được tiếng Anh (trừ các nhà khoa học).
• Người Đức
- Họ có thói quen bắt tay chặt khi làm quen, chào hỏi và chỉ gọi tên thân mật khi đã quen. Họ có tác phong đúng giờ và khá sòng phẳng. Khi giao tiếp, họ không đút tay vào túi và không xỏ tay vào vạt áo khi ăn, và xưng danh đầy đủ khi trả lời điện thoại. Họ thường bàn luận công việc vào sau bữa ăn. Chủ đề ưa thích là: ôtô, bóng đá, món ăn và tránh các chủ đề về chiến tranh, về thể thao Mỹ.
b. Châu Á
• Người Trung Quốc
Khi gặp nhau, họ thường khom người hoặc cúi đầu để chào hỏi, đôi khi bắt tay, họ chú ý đến địa vị xã hội và tuổi tác của người đối thoại. Họ không có thói quen vỗ lưng và ôm người khi gặp nhau. Họ có thể hỏi những câu về địa vị của cá nhân (thu nhập, nhà cửa, con cái…).Họ rất chú ý đến mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại. Khi tặng quà, họ chỉ giới hạn ở mức rất khiêm tốn và có thể chỉ cần một món quà chung. Chủ đề ưa thích là lịch sử, văn hóa, gia đình, sự tiến bộ của Trung Quốc. Họ tránh các chủ đề về Đài Loan, Cách mạng văn hoá,sex, sức khoẻ, chính trị.
Người Trung Quốc ở Hồng Kông và Đài Loan có người mang họ người Châu Âu, nhiều người nói được tiếng Anh. Họ đánh giá cao lòng kiên trì và sự tôn trọng. Các chủ đề ưa thích là gia đình, du lịch, đồ cổ và tránh chủ chính trị, buôn lậu.
• Người Nhật
Khi tiếp xúc họ trao danh thiếp rồi cúi người thấp để chào hoặc bắt tay một cách nhẹ nhàng và không nhìn chằm chằm vào mắt khách. Họ rất chú ý tới tác phong và đánh gía cao đức tính kiên nhẫn, lịch sự, khiêm nhường. Ít khi họ xưng hô bằng tên thân mật. Họ cũng tiếp thu văn hóa ứng xử phương Tây, song ít khi dùng từ “không” trong đối thoại. Họ đánh gía cao vai trò cá nhân trong kinh doanh thương mại. Chủ đề chủ yếu là: Lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Họ tránh các đề tài chiến tranh thế giới, những tranh luận gay gắt.
• Người Thái Lan
Họ thường chắp hai tay trước ngực và hơi cúi khi tiếp đón với một thái độ khiêm nhường. Người Thái Lan thường gọi nhau bằng tên thân mật.Riêng vùng Tây Bắc Thái Lan, người ta có thói quen bắt tay khi đón và tiễn khách. Người Thái Lan cũng ít khi sử dụng lối hài hước kiểu phương Tây, Vì sợ bị hiểu lầm. Họ tỏ ra rất kiên nhẫn và chân thực, thận trọng. Cử chỉ tối kỵ là hất hàm hay dùng chân, cũng như việc vỗ tay lên đầu người khác. Chủ đề ưa thích là : văn hóa, lịch sử, món ăn Thái. Chủ đề cần tránh là: chính trị. Hoàng gia, tôn giáo.
• Người Triều Tiên (Hàn Quốc)
Khi tiếp xúc, người Triều Tiên có thói quen bắt tay, cúi người khi gặp nam giới, song với nữ giới ít khi có động tác bắt tay. Trong xưng hô, họ gọi tên trước và gọi họ sau. Những đức tính chủ yếu là khiêm nhường, kiên trì và tôn trọng tuổi tác. Họ tránh há to miệng và không nói chen ngang. Chủ đề ưa thích của họ là văn hóa, thể thao. Chủ đề họ tránh né là chính trị, vai trò của phụ nữ.
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỚI KINH DOANH QUỐC TẾ.
Môi trường kinh doanh của một quốc gia bao gồm 4 yếu tố: văn hóa, chính trị, luật pháp và kinh tế. Bốn yếu tố này nói chung và văn hóa nói riêng đều có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế quốc tế, và ảnh hưởng đó không phải là gián tiếp, mà chúng liên quan mật thiết đến kinh tế quốc tế. Rất nhiều sai lầm trong kinh doanh quốc tế bắt nguồn trực tiếp từ sự thiếu hiểu biết về những yếu tố này.
Ảnh hưởng của văn hóa đến tư duy.
Trong số những khía cạnh quan trọng của cuộc sống có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, người ta thường có quan điểm khác nhau về văn hóa đối với thời gian, công việc và thành công, với những thay đổi văn hóa. Chúng ta cùng xem xét những khía cạnh này.
a. Quan điểm về thời gian
Người dân ở nhiều nền văn hóa thuộc Châu Mỹ La tinh và vùng Địa Trung Hải khá tùy tiện về mặt thời gian. Họ có một thời gian biểu linh hoạt và thích hưởng thụ thời gian của họ hơn là hy sinh nó vì một tính hiệu quả cứng nhắc. Chẳng hạn như các doanh nhân ở đó thường đến muộn hơn giờ hẹn và thích dành thời gian để xây dựng niềm tin cá nhân trước khi bàn đến công việc. Đương nhiên là điều đó khiến cho công việc tốn nhiều thời gian hơn so với ở Hoa Kỳ hay ở Bắc Âu. Trái lại, người Nhật và người Mỹ thường đến rất đúng hẹn, có một lịch trình làm việc chặt chẽ và làm việc nhiều giờ liền. Sự nhấn mạnh về việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả thể hiện giá trị tiềm ẩn về làm việc vất vả ở cả hai quốc gia này. Tuy nhiên, đôi khi người Mỹ và người Nhật cũng khác nhau trong cách họ sử dụng thời gian. Người Mỹ cố gắng làm việc một cách năng suất và đôi khi họ rời công sở sớm nếu công việc trong ngày đã hoàn tất. Quan điểm này cho thấy giá trị mà người Mỹ coi trọng trong việc tạo ra những thành quả cá nhân. ở Nhật Bản, việc trông có vẻ bận rộn trong mắt người khác là rất quan trọng, ngay cả khi công việc không có nhiều. Người lao động Nhật Bản muốn thể hiện sự cống hiến của họ đối với cấp trên và đồng nghiệp - đó là quan điểm dựa vào những giá trị như sự gắn bó của tổ chức.
b. Quan điểm đối với công việc
Trong khi một số nền văn hóa thể hiện một thái độ làm việc mạnh mẽ thì một số nền văn hóa khác quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Người dân ở miền Nam nước Pháp thường nói: “Chúng tôi làm việc để sống, còn người Mỹ sống để làm việc”. Vậy nên đời sống ở miền Nam nước Pháp khá là chậm rãi. Người ta thích tập trung vào việc kiếm đủ tiền để thưởng thức những món ăn, rượu ngon và những lúc vui vẻ. Các doanh nghiệp thường đóng cửa suốt cả tháng Tám, khi người lao động hưởng những kỳ nghỉ dài cả tháng ở nước ngoài. Quan điểm này không có ở nhiều quốc gia châu á, trong đó có Việt Nam.
c. Quan điểm đối với sự thay đổi văn hóa
Đặc điểm văn hóa là bất cứ thứ gì đại diện cho lối sống của một nền văn hóa, bao gồm cử chỉ, vật thể, truyền thống và những khái niệm. Những đặc điểm đó bao gồm việc cúi chào thể hiện lòng tôn trọng ở Nhật Bản (cử chỉ), đền thờ Phật giáo ở Thái Lan (vật thể), việc thư giãn trong dwaniyah (phịng) ở Cu-et (truyền thống) và việc thực hành dân chủ ở Mỹ (khi niệm).
2. Ảnh hưởng của văn hóa đến giao tiếp.
Việc hiểu biết văn hóa là cần thiết khi một công ty tiến hành kinh doanh ở đất nước của mình. Và nó cũng quan trọng hơn khi tiến hành kinh doanh “xuyên văn hóa” (across culture). Khi những người mua và người bán trên khắp thế giới gặp nhau để tiến hành kinh doanh thì họ mang tới những hiểu biết khc nhau, những kỳ vọng và cách thức giao tiếp khác nhau. Và việc biết cách giao tiếp với những bạn hàng đến từ những nền văn hóa khác là hết sức quan trọng đối với các doanh nhân. ở những đất nước khác nhau, con người sống và làm việc theo những cách khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, người ta thường ăn tối vào khoảng 6 giờ, còn ở Tây Ban Nha là vào khoảng 8 hoặc 9 giờ tối. ở Mỹ, mọi người mua sắm trong những siêu thị lớn mỗi tuần một lần, cịn người ý mua sắm trong những cửa hng nhỏ hng ngy. Đó chính là những khác biệt về văn hóa, mà nếu người làm ngoại thương nắm được những khác biệt này thì họ sẽ dễ dàng trong giao tiếp với bạn hàng nước ngoài, tạo lập được mối quan hệ kinh doanh nhiều thuận lợi, thậm chí thoạt đầu là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và tiếp sau đó là những mối quan hệ buôn bán thịnh vượng.
Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động ngoại thương chính là ngôn ngữ. Hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của thương nhân là một thuận lợi hết sức to lớn trong việc giao tiếp với các thương gia nước ngoài, cũng như trong việc tìm hiểu từ phong tục tập quán, thói quen làm việc, nhu cầu tiêu dùng cho đến môi trường chính trị, luật pháp của nước mà họ có quan hệ buôn bán. Ngược lại, sự bất đồng về ngôn ngữ đôi khi là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp với những thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn có thể hiểu lầm nhau, bởi thế giao tiếp bằng ngoại ngữ lại càng khó khăn hơn. Nếu năng lực ngoại ngữ hạn chế, các thương nhân có thể gặp khó khăn trong khi đàm phán hoặc trao đổi ý tưởng kinh doanh, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và gây ra sự trì hỗn trong hoạt động buôn bán song phương hay hợp tác kinh doanh.
Hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế là tiếng Anh, tuy nhiên việc biết tiếng địa phương vẫn là một thuận lợi, bởi phần lớn mọi người chuộng sự khác biệt trong ngôn ngữ riêng của họ và việc nói tiếng địa phương có thể hình thnh mối quan hệ tốt, rất quan trọng trong giao tiếp thương mại. Thông thường, doanh nghiệp hay nhà sản xuất không hiểu tiếng địa phương có thể phạm sai lầm do dịch không chính xác. Ví dụ, hãng General Motors đã gặp khó khăn khi đưa ra loại xe mới mang tên Chevrolet Nova ở thị trường Puerto Rico. Khi dịch sang tiếng Tây Ban Nha thì Nova có nghĩa là ngôi sao, nhưng nếu nói như “no va” thì lại có nghĩa là “nó không đi” do đó hãng General Motors đã phải đổi tên loại xe này thành Caribe.
Bên cạnh những thông điệp được trình bày ra rằng qua ngôn từ thì còn phải lưu ý đến những thông điệp ẩn sau ngôn ngữ. Việc không nắm được những thông điệp ngoài ngôn từ của người đối thoại có thể gây nên những nhầm lẫn đáng tiếc. Việc hiểu ngơn ngữ không lời của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc gửi đi những thông điệp không dự kiến hoặc gây phiều hà. ở Mỹ, khoảng cách theo phong tục mà các bên tham gia thảo luận về kinh doanh phải từ 5 đến 8 bước chân, trong khi đó ở Mỹ Latin khoảng cách này là 3 đến 5 bước. Kết quả là nhiều người Bắc Mỹ cảm nhận một cách không ý thức rằng người Mỹ Latin đang chiếm vị trí con người họ và có thể lùi khỏi suốt cuộc nói chuyện.
Việc tặng quà là một phần của giao tiếp trong đời sống hàng ngày cũng như trong kinh doanh. Trong những nền văn hoá khác nhau, tập quán tặng quà cũng khác nhau. Ví dụ, người Nhật tránh tặng nhau cây cối vì nó gợi liên tưởng đến sự ốm yếu, người Nga tránh tặng nhau dao kéo vì sợ dao kéo cắt đứt mối quan hệ. Cần tìm hiểu tập quán tặng quà và quan niệm của người nhận quà để chọn được món quà thích hợp.
3. Ảnh hưởng của văn hóa đến tiêu dùng
Trước khi thâm nhập một thị trường mới, một việc phải làm đối với doanh nghiệp là đánh giá môi trường kinh doanh nói chung, nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi: Người dân địa phương có thích những ý tưởng mới và cách thức kinh doanh mới không? Tình hình chính trị cĩ đủ ổn định để tài sản và người lao động khơng lm vo tình thế qu nhiều rủi ro khơng? Cc quan chức chính phủ v người dân có muốn có việc kinh doanh của chúng ta không? Việc kinh doanh ở địa phương được tiến hành dựa trên những quy tắc cơ bản nào?
Qu trình toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi một người tham gia vào kinh doanh phải thể hiện một trình độ hiểu biết nhất định về văn hóa - một hiểu biết chi tiết về văn hóa cho phép con người sống và làm việc trong nó. Hiểu biết về văn hóa giúp nâng cao năng lực quản lý người lao động, quảng bá sản phẩm và thực hiện việc đàm phán ở các quốc gia khác nhau. Những thương hiệu toàn cầu như MTV hay Gucci có những lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưng những khác biệt về văn hóa vẫn đòi hỏi phải có sự biến đổi sao cho phù hợp với các thị trường địa phương. Bởi vì văn hóa quy định rằng nhiều sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và những đặc điểm của địa phương, nên hiểu biết về văn hóa sẽ đưa các doanh nhân đến gần với nhu cầu và ham thích của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của văn hoá trong khi thực hiện 4 khâu của quy trình marketing 4P.
- Production: cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các địa phương, các nền văn hoá khác nhau và hướng tới những đối tượng người tiêu dùng khác nhau thì phải có những đặc điểm đặc trưng riêng. Những đặc trưng đó được quy định bởi thị hiếu, quan niệm và các đặc điểm khác nhau của từng nền văn hoá.
Ví dụ, ở Việt Nam xe máy là phương tiện đi lại phổ biến, người ta dùng nó để di chuyển trong thành phố, trên những con đường nhiều chỗ rẽ, trong những ngõ nhỏ và sâu. Vì thế, xe máy sản xuất cho thị trường tiêu dùng Việt Nam phải là loại xe có phân khối nhỏ, kích thước hợp lý để tiện đi lại, tiết kiệm nhiên liệu và không chiếm nhiều chỗ trong những ngôi nhà nhỏ hẹp. Trong khi đó, xe máy sản xuất hướng tới người sử dụng ở châu Âu hay châu Mỹ lại phải là xe máy phân khối lớn vì chúng được sử dụng làm phương tiện thể thao hoặc để di chuyển trên đường cao tốc.
- Place: tập quán mua sắm của người tiêu dùng ở các nên văn hoá khác nhau ảnh hưởng đến khâu phân phối trong kinh doanh. Các doanh nghiệp khi tiếp cận một thị trường mới cần tìm hiểu thói quen mua sắm tại thị trường đó để lựa chọn hình thức phân phối hiệu quả nhất. Người Mỹ thường thích mua hàng ở các siêu thị hoặc các trung tâm buôn bán lớn (shopping mall). Họ thường dành dịp cuối tuần để đi mua sắm nên việc tất cả các loại hàng hoá cùng có mặt trong một địa điểm bán hàng khiến họ cảm thấy thuận tiện. Hơn nữa, do phần lớn các gia đình Mỹ đều có ô tô riêng nên việc mua sắm một khối lượng hàng lớn là tiện lợi đối với họ. Trái lại, người Việt Nam lại thích mua sắm ở gần nơi ở để không phải đi xa, và khi nào cần gì là có thể mua được ngay. Phần lớn người Việt Nam không có thói quen mua sắm một số lượng hàng lớn để dùng trong một thời gian dài. Chỉ với những hàng hóa có giá trị lớn thì họ mới đến các đại lý hoặc các trung tâm phân phối để mua, còn với những tiêu dùng hàng ngày thì họ thích đến các cửa hàng tạp hoá hơn. Người Nhật thì lại thích những cửa hng tiện lợi mở cửa 24/24 giờ.
- Price: quan niệm về giá cả và chất lượng hàng hoá của người tiêu dùng có tác động không nhỏ đến chiến lược giá của doanh nghiệp. Người Việt Nam thích hàng hoá có chất lượng cao nhưng giá phải thấp, trong khi với người Nhật thì hàng hóa giá thấp chưa chắc đã thu hút được họ. Người Nhật quan niệm giá cao đồng nghĩa với hàng hoá tốt, thương hiệu được nhiều người biết đến, còn giá thấp hm ý chất lượng không cao. Doanh nghiệp không biết điều này có thể đưa ra sản phẩm với mức giá thấp hơn so với mức giá của đối thủ cạnh tranh, song chưa chắc đã bán được hàng, trong khi nếu đặt một mức giá cao thì hàng sẽ bán chạy. Vì thế, khi xây dựng chiến lược giá, các doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu quan niệm của người tiêu dùng ở thị trường mà họ nhắm tới.
- Promotion: ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của văn hoá đối với hoạt động xúc tiến thương mại thể hiện ở quảng cáo. Cùng một kiểu quảng cáo có thể được đón nhận nồng nhiệt ở thị trường này, bởi một nhóm người tiêu dùng này, nhưng lại bị tẩy chay ở một thị trường khác, bởi một tập thể người tiêu dùng khác. Hãng quần bị Calvin Klein sử dụng hình ảnh một người đàn ông cởi trần để quảng cáo cho nhãn hiệu quần CK, song mẫu quảng này bị phản đối ở các nước theo đạo Hồi, và nhà sản xuất phải sử dụng một mẫu quảng cáo khác để quảng bá sản phẩm của mình ở thị trường này. Tương tự như vậy, đoạn phim quảng cáo bia Heineken với hình ảnh cô gái uống cạn cốc bia của người ngồi cùng bàn một cách thèm thuồng được những người trẻ tuổi Việt Nam ưa thích bởi tính độc đáo thì lại gặp phải sự phản đối của không ít những người lớn tuổi. Như vậy, doanh nghiệp cần xác định phương thức tiếp thị và quảng bá sản phẩm thích hợp với quan niệm và thị hiếu của thị trường và nhóm người tiêu dùng mà họ nhắm tới.
Trong hoạt động ngoại thương, các doanh nhân và các công ty luôn vươn tới những thị trường mới, mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thuộc những nền văn hóa mới. Việc quan trọng đầu tiên mà họ phải làm là tìm hiểu nền văn hóa của địa phương nơi họ định thâm nhập hoặc định tiến hành kinh doanh. Việc tìm hiểu ny khơng chỉ bao gồm những vấn đề liên quan đến giao tiếp, cách thức tư duy và phong cách làm việc, mà thương nhân hay doanh nghiệp cịn phải cĩ hiểu biết đầy đủ về những gì được coi là tốt, là đẹp trong nền văn hóa mà họ đang dần dần tiếp cận. Chính vì thế, còn có thể kể đến vai trị của hiểu biết về mỹ học trong hoạt động ngoại thương. Mỹ học là những gì mà văn hóa coi là hợp thị hiếu trong nghệ thuật (bao gồm cả âm nhạc, hội họa, khiêu vũ và kiến trúc), là hình ảnh gợi nn bởi những sự biểu đạt cụ thể, và thậm chí cả tính hình tượng của một số màu sắc nhất định cũng được gọi là mỹ học. Mỹ học có vai trị quan trọng khi một công ty tính đến chuyện kinh doanh ở một nền văn hóa khác. Rất nhiều sai phạm có thể xảy ra từ việc chọn màu sắc không phù hợp trong quảng cáo, đóng gói hàng hóa và ngay cả màu sắc của đồng phục làm việc. Ví dụ, màu xanh lá cây là màu yêu thích đối với cư dân đạo Hồi và là màu sắc trên hầu hết quốc kỳ các nước theo đạo Hồi, kể cả Jordani, Pakistan và Cộng hịa A-rập. Điều đó dẫn tới việc hàng hóa thường được đóng gói màu xanh lá cây để lợi dụng thông điệp về màu sắc này. Ngược lại, một loạt các nước châu á, màu xanh lá cây thường gây liên tưởng tới sự ốm yếu.
Như vậy, chúng ta thấy rằng văn hóa có vai trị không nhỏ trong kinh doanh nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp các doanh nghiệp có chính sách chiến lược phát triển phù hợp.
Nghiên cứu văn hoá giúp DN xác định được hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược một cách đúng đắn như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp các doanh nghiệp có chính sách chiến thuật triển khai kế hoạch phù hợp.
Điều tra văn hoá chính xác giúp việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của DN được thực hiện hoàn thiện và có lợi nhất.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn giúp DN quan hệ tốt với các đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh.
Nghiên cứu văn hóa đúng đắn sẽ có được chương trình Marketing hiệu quả cao.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY ĐÃ GIÚP ĐỠ EM TÌM HIỂU, HOÀN THÀNH BÀI TẬP CŨNG NHƯ MÔN HOC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của văn hóa tới kinh doanh quốc tế.docx