CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY
1.1- Khái Niệm về chiến lược .4
1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp .4
1.1.2- Phân tích chiến lược .5
1.1.3- Lựa chọn chiến lược .5
1.1.4- Thực hiện chiến lược 5
1.2- Chiến lược phát triển ngành 5
1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát 5
1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành .7
1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu .8
1.3- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh . 9
1.3.1- Lợi thế so sánh .9
1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter .10
1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh 11
1.3.4- Mô hình lợi thế cạnh tranh .11
1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu . .11
1.4.1- Các nhân tố tác động 11
1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo .12
1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng 13
1.5- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển . 15
1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong .15
1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 16
Kết luận chương 1. .18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM
2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam 19
2.1.1- Thời kỳ Bắc thuộc 19
2.1.2- Giai đoạn 1945-1954 20
2.1.3- Giai đoạn 1954-1975 20
2.1.4- Giai đoạn sau 1975 đến nay .21
2.2- Khái quát toàn cảnh ngành giấy 22
2.2.1- Về phân bố theo vùng địa lý 23
2.2.2- Về quy mô sản xuất 23
2.2.3- Về Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất .23
2.2.4- Về tổ chức 24
2.2.5- Về sản xuất kinh doanh 24
2.3- Tình hình sản xuất và tiêu dùng giấy đến 2005 26
2.3.1- Thực trạng sản xuất và tiêu dùng giấy in và giấy viết 28
2.3.2- Giấy in báo .30
2.4- Tình hình cung bột giấy và giấy năm 2005 .31
2.4.1- Tình hình sản xuất giấy 31
2.4.2- Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy 33
2.4- Sức ép khi nguyên – nhiên liệu cùng tăng giá . 36
2.5- Những điều mà ngành giấy đã làm . .37
2.6- Bốn điểm yếu cơ bản của ngành giấy .38
2.6.1- Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại 38
2.6.2- Sức cạnh tranh bấp bênh 39
2.6.3- Huy động vốn yếu và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 39
2.6.4- Liên kết, hợp tác yếu 40
2.7- Số liệu ngành giấy và dự báo 41
2.8- Hệ số thời vụ của sản phẩm giấy in và giấy viết .43
2.9- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Giấy Tân Mai 45
2.10- Tương quan giữa tăng diện tích rừng trồng và sản lượng giấy in báo 46
2.11- Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy một số quốc gia - Những kinh nghiệm mà Việt Nam
có thể vận dụng 48
2.11.1- Hiệp hội bột giấy và giấy Trung Quốc .48
2.11.2- Hiệp hội bột giấy và giấy Indonesia . 50
2.11.3- Cấu trúc ngành công nghiệp bột giấy và giấy CHLB Nga .51
Kết luận chương 2. .52
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT NAM
3.1- Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam .53
3.1.1- Về định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam 53
3.1.2- Quan điểm phát triển . .53
3.1.3- Mục tiêu phát triển .54
3.2- Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy 55
3.2.1- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu 55
3.2.2- Chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển vùng nguyên liệu giấy .56
3.2.3- Khai thác liên tục diện tích đất trồng rừng nguyên liệu giấy .57
3.3- Nhóm giải pháp đồng bộ và hỗ trợ . .58
3.3.1- Định hướng quy mô nhà máy sản xuất bột giấy và sản xuất giấy 58
3.3.2- Liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước 59
3.3.3- Nhận thức và tư duy, gắn mình vào phường hội . .60
3.3.4- Hiệp lực để cùng phát triển, liên kết với các tập đoàn mạnh nước ngoài 61
3.3.5- Thị trường chứng khoán-nơi định giá giá trị doanh nghiệp và huy động vốn .62
3.3.6- Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững .63
Kết luận đề tài . 66
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là “hạt nhân” của Hiệp hội (ghi trong Điều lệ). Trong thực
tiễn, tổng công ty, một sáng lập viên hiệp hội, ngay từ ngày đầu đã gánh vác hầu
như toàn bộ hoạt động của hiệp hội, hết lòng giúp đỡ các doanh nghiệp trong ngành.
Hiệp hội nhanh chóng đổi mới hoạt động, trở thành người dẫn đường, người tập hợp
sức mạnh của ngành, giúp các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt trong việc cung cấp
thông tin và liên kết các doanh nghiệp.
3.3.4- Hiệp lực để cùng phát triển, liên kết với các tập đoàn mạnh nước ngoài.
Gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để tranh thủ cơ
hội mới và ứng phó với những thách thức mới. Một số thương hiệu của ngành giấy
đã thành danh trên thị trường như Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai, Việt Trì, Pulpy,
Sài Gòn, Hapaco, ... trong đó nổi bật nhất là Bãi Bằng, Tân Mai. Liệu những thương
hiệu có phải là một cách để phân công lao động cấp cao nhằm hợp tác, hiệp lực cùng
phát triển. Những năm gần đây mức tăng trưởng nhập khẩu giấy so với mức tăng
trưởng của sản xuất giấy năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ thị phần của giấy sản
xuất trong nước bị thu hẹp dần. Thị phần thu hẹp không chỉ với các công ty nhỏ mà
cả với các công ty lớn. Nếu tiêu dùng trung bình hàng năm tăng 15% (thực tế là 16-
17%) thì chỉ sau 5 năm tiêu dùng giấy sẽ tăng gấp đôi. Thực tế không doanh nghiệp
giấy Việt Nam nào sau 5 năm tăng được gấp đôi năng lực sản xuất để thị phần của
mình không đổi. Nhượng thương hiệu không chỉ giữ mà còn tăng được thị phần của
thương hiệu. Người được nhượng thương hiệu được giúp đỡ nâng cao chất lượng
sản phẩm với chi phí đầu tư thấp, tiếp cận trình độ quản trị cao hơn. Rồi đến một lúc
nào đó tự mình tạo ra một thương hiệu cũng sáng ngời. Đó cũng là con đường hình
thành các tập đoàn giấy Việt Nam.
Hãy liên kết, liên doanh với các tập đoàn nước ngoài để tranh thủ chuyển
giao công nghệ, cải tiến phương thức quản trị kinh doanh, tiếp cận và khai phá thị
trường mới bên ngoài. Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam cần mà FDI cũng cần.
“Ở mỗi quốc gia chúng tôi đầu tư vào, chúng đôi đều phải có những đối tác ở nước
sở tại. Chúng tôi muốn hợp tác với những doanh nghiệp hàng đầu của các bạn. Đối
tác tốt sẽ tạo nên sự đồng bộ với hiệu quả cao. Nếu không có đối tác tốt, không ai có
thể thành công được. Khi chúng tôi cộng tác với họ, có thể nói rằng, cả hai bên đều
có những đóng góp hiệu quả hơn cho đất nước Việt Nam”. (Kasuto Moii, Chủ tịch
kiêm Tổng giám đốc Nihon Unisia, Nhật Bản-Vietnamnet 02/06/2006).
3.3.5- Thị trường chứng khoán-nơi định giá trị doanh nghiệp và huy động vốn.
Công ty cổ phần giấy
Hải Phòng (HAPACO)
tham gia thị trường chứng
khoán Việt Nam ngay từ
ngày đầu thị trường mở cửa
từ tháng 07/2000 với mã cổ
phiếu là HAP. HAP là 1
trong 4 cổ phiếu có mặt trên
thị trường chứng khoán
ngay từ khi thị trường
chứng khoán Việt Nam mở
cửa. HAP là cổ phiếu hấp
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị SX Doanh thu SP chủ yếu Vốn chủ SH
Biểu đồ tốc độ phát triển của HAPACO
dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Giá cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng đến định
điểm đạt 146.000 đồng/cổ phiếu, tức tăng 14,6 lần mệnh giá vào tháng 6/2001. Từ
chỗ chỉ có 1 triệu cổ phiếu nay đã có trên 6 triệu cổ phiếu đưa ra thị trường với gần
1.600 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sở hữu cổ phiếu HAP. Hàng năm, công
ty vẫn thực hiện thường xuyên việc chia cổ tức cho các nhà đầu tư (cổ đông) từ 20-
22%.
Bảng 27: Tốc độ phát triển của HAPACO.
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị sản xuất Trđ 117.004 130.418 191.267 204.600 233.259 270.000
Doanh thu
Trong đó: xuất khẩu
Trđ
USD
81.334
4.500.000
94.044
5.485.388
122.847
6.287.000
141.000
8.000.000
158.000
8.125.000
250.000
10.000.000
Nộp ngân sách Trđ 1.781 1.330 2.136 2.240 5.413 6.000
Sản phẩm chủ yếu Tấn 18.601 19.218 27.897 31.327 35.414 40.000
Thu nhập bình quân 1.000đ 1.080 .1080 1.300 1.350 1.350 1.400
Lao động Người 754 764 885 997 1.137 1.452
Vốn điều lệ Trđ 10.080 20.080 20.080 32.502 30.502 60.002
Vốn chủ sở hữu Trđ 24.497 57.222 64.000 64.178 69.581 105.000
Nguồn : Công nghiệp giấy
Tháng 3/2002, HAPACO đã phát hành thành công 1 triệu cổ phiếu ra công chúng
(cũng là doanh nghiệp duy nhất của TTCK Việt Nam thực hiện mục tiêu này) thu được
32,36 tỷ đồng để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất giấy kraft công suất giai đoạn I 22.000
tấn/năm. Năm 2004, công ty tiếp tục phát hành 1 triệu cổ phiếu thưởng cho các cổ đông
và hơn 240.000 cổ phiếu trả cổ tức và tiền mặt với tổng giá trị 15,4 tỷ đồng.
Thương hiệu HAPACO đã trở nên thương hiệu mạnh kể từ khi tham gia
TTCK. Kỳ đại hội thường niên 07/04/2006, công ty đã có gần 1.600 cổ đông, trong đó
22 nhà đầu tư là pháp nhân, 65 cá nhân nước ngoài gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc, Canada, Hồng Kông, Thái Lan, Đức,... còn lại là các cổ đông trên cả nước.
3.3.6 - Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Sản xuất sạch hơn, phòng ngừa ô nhiễm.
Sản xuất sạch hơn là một sự áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp
đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu suất và
giảm rủi ro đến với con người và môi trường.
Đã có rất nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển trong công nghiệp giấy và
bột giấy trong 20 năm qua đã tập trung tìm ra phương pháp giảm thiểu ô nhiễm từ
quá trình sản xuất bột hóa học, sản xuất bột cơ học, bột hóa nhiệt cơ và xơ sợi tái
sinh từ công nghệ sản xuất sạch hơn. Các hướng chủ yếu của công nghệ này là:
-Áp dụng các biện pháp khử lignin bằng ôxy, công nghệ tẩy trắng không sử
dụng clo nguyên tố và công nghệ tẩy trắng bột giấy hoàn toàn không sử dụng clo
(công nghệ ECF) và các hợp chất chứa clo (công nghệ TCF). Dòng thải của công
đoạn tẩy ECF và TCF ít tác động hơn so với dòng thải từ các công nghệ cũ sử dụng
clo. Mục tiêu phát triển cần phải đạt tới là một dây chuyền tẩy trắng hầu như khép
kín hoàn toàn không có dòng thải. Công nghệ ECF đang được đưa vào dự án đầu tư
mở rộng Công ty Giấy Bãi Bằng giai đoạn II trong việc sản xuất bột giấy tẩy trắng
bằng phương pháp sản xuất sạch hơn. Nói chung các dây chuyền đầu tư mới để sản
xuất bột giấy tẩy trắng cần phải có công suất tối thiểu 100.000 tấn/năm trở lên và
cần phải áp dụng công nghệ này.
-Áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất bột giấy, tẩy trắng bột giấy khử
mực giấy loại và trong công nghệ xử lý nước thải. Đây là một loại hình công nghệ
sản xuất sạch hơn rất dễ áp dụng và có suất đầu tư thấp, có thể áp dụng bất kỳ dây
chuyền sản xuất nào, kể cả dây chuyền sản xuất cũ.
Mục tiêu cần thiết trước tiên và căn bản của sản xuất sạch hơn là giữ cho tải
lượng dòng thải thật thấp, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, giảm thiểu
ô nhiễm, giảm thiểu chi phí xử lý nội vi và ngoại vi, bảo vệ môi trường.
- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thân thiện môi trường.
Sản phẩm thân thiện với môi trường là những sản phẩm mà khi tạo ra nó ít
gây tổn hại tới môi trường hoặc là tạo ra những sản phẩm dễ tái sinh, tái sử dụng, sử
dụng ít nguyên nhiên liệu.
- Lồng ghép giữa đầu tư và đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ đồng thời với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.
- Tuần hoàn và khép kín dây chuyền.
Một dây chuyền sản xuất tương đối khép kín hoặc hoàn toàn khép kín sẽ là cơ
hội để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do tải lượng thải phát ra môi trường rất thấp. Không hiểu vì sao đa số các
doanh nghiệp sản xuất giấy hiện nay vẫn chưa ý thức được điều này và thực sự việc
cải tiến các dây chuyền cũ để trở nên khép kín hơn, hợp lý hơn hoàn toàn không cần
chi phí lớn, đặc biệt là với các dây chuyền sản xuất giấy.
- Xử lý nội vi và ngoại vi.
+ Xử lý nội vi nhằm thu hồi triệt để nguyên liệu xơ sợi chất độn, các hợp chất
khác và nước, đồng thời giảm tải lượng thải vào công đoạn xử lý ngoại vi.
+ Xử lý ngoại vi: là một công đoạn cần được nhận thức là bất khả kháng để
xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Một khi các cơ quan quản lý nhà nước
quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn các chất phát thải ra môi trường thì các doanh nghiệp
không còn cách nào khác là phải thực thi nhiệm vụ này. Đối với các nhà máy sản
xuất công suất dù to dù nhỏ, việc xử lý nước thải ngoại vi đều có thể thực hiện được.
- Giải pháp quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường ngành
công nghiệp bột giấy và giấy.
Thứ nhất, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên
quan tới công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành công nghiệp bột
giấy và giấy, xây dựng bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường phù hợp với đặc
trưng và hoàn cảnh lịch sử của ngành công nghiệp bột giấy và giấy Việt Nam, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp đã hình thành trước Luật Bảo vệ môi trường có cơ
hội vươn lên trong quá trình đầu tư.
Thứ hai, để một số quy tắc và tiêu chuẩn môi trường có tính khả thi, các quy
định và giới hạn nên được đặt ra cho từng nhà máy bột giấy và giấy riêng biệt. Bởi
vì một số tiêu chuẩn chung cho tất cả thì đối với một số nhà máy bột giấy và giấy,
việc thực hiện các tiêu chuẩn này là bất khả thi. Ngoài ra, một số định mức có thể
được thiết lập để áp dụng chung cho tất cả các nhà máy.
Thứ ba, trong giai đoạn hiện nay, thuế môi trường hoặc tỷ lệ chi trả nên được
thiết lập và tính toán cụ thể cho từng loại hình xí nghiệp, phù hợp với hoàn cảnh và khả
năng tài chính của doanh nghiệp, nhưng chỉ coi đây như một giải pháp tình thế. Mục
tiêu chiến lược vẫn là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thứ tư, các vấn đề môi trường cần được nhà nước coi là một yếu tố điều khiển
quan trọng đối với nền công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp giấy nói riêng
trên rất nhiều thương trường và sẽ phải được xem là vấn đề chủ đạo trong khi ra các
quyết định kinh tế quan trọng. Thực tế người tiêu dùng ngày một quan tâm hơn đến
các cam kết về sản phẩm và việc lựa chọn sản phẩm của họ về mặt môi trường đang
trở nên phổ biến hơn trên sản phẩm giấy cũng như nhiều sản phẩm khác.
Thứ năm, đất, nước và năng lượng là những yếu tố thiết yếu đang khan hiếm
ở nhiều vùng và sẽ ngày càng ít đi trong tương lai. Công nghiệp giấy và bột giấy cần
phải được chuẩn bị để đối phó với sự cạnh tranh có thể xảy ra với các ngành khác sử
dụng loại tài nguyên nói trên. Quản lý môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước
là một phương cách quan trọng để thực hiện điều này vì nó giảm thiểu các tác động
của sản xuất công nghiệp.
Thứ sáu, đánh giá tác động môi trường cần được áp dụng một cách phổ biến
để đánh giá các dự án, các thay đổi công nghệ và tăng cường năng lực sản xuất. Các
đánh giá tác động môi trường và kiểm toán môi trường cần được thực hiện để so
sánh tác động môi trường có thể thấy trước với kết quả thực tế.
Thứ bảy, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần áp dụng một cách kiên
quyết những biện pháp và các giải pháp hữu hiệu buộc các nhà máy bột giấy và giấy
phải giảm các tác động môi trường phát sinh từ các hoạt động sản xuất của họ. Và
để làm được điều này, khung pháp lý cần phải trao cho cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường nhiều quyền hơn.
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Những thách thức to lớn đang diễn ra theo trận cuồng phong hội nhập đã
hiển hiện ngày một rõ và trầm trọng đối với các ngành sản xuất trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Ngành giấy cũng không nằm ngoài quỹ đạo của nó. Có thể nói, mức
độ cạnh tranh đang diễn ra gay gắt với sự tấn công ồ ạt của giấy ngoại đã thực sự
trở thành áp lực nặng như đá tảng đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam vốn
vẫn còn yếu kém. Sự trợ giúp ở tầm vĩ mô của chính phủ không còn được chi tiết
và cụ thể như trước khi hội nhập WTO nữa mà chỉ dừng lại ở vạch chính sách
phù hợp với luật quốc tế. Không còn đường lùi! Chỉ có sự nỗ lực tự thân của các
doanh nghiệp ngành giấy mới là cứu cánh duy nhất cho chính mình trong sân
chơi toàn cầu.
Càng phụ thuộc càng tụt hậu, càng bị dồn ép! Ngành giấy phụ thuộc nhiều
quá vào nguồn nguyên liệu bột giấy nước ngoài. Quả thực thật xót xa và mâu
thuẫn khi tài nguyên rừng quốc gia là một lợi thế vô cùng to lớn nhưng chưa
được đầu tư và khai thác đúng mức để có thể thực sản xuất lấy bột giấy cung cấp
cho ngành giấy. Trên cơ sở dự báo về nhu cầu giấy trong tương lai, nhận định
tình hình thực tế về cách thức chúng ta đang hành động, chỉ nhiêu đó thôi cũng
đủ thấy được viễn ảnh không mấy gì sáng sủa của ngành giấy Việt Nam.
Tự chủ sản xuất bột giấy trước hết đủ để tự cung cho đất nước mình có lẽ
là phương cách tốt nhất để chúng ta chiếm được vị thế cạnh tranh. Đóng góp lớn
nhất cho một quốc gia mà một ngành mang lại chính là khai thác tối ưu lợi thế so
sánh. Điều đó không những mang lại cho đất nước một vị thế cạnh tranh cao mà
còn không trở thành gánh nặng của Chính phủ khi phải “lo nghĩ” hay tệ hơn là
phải “nuôi” thêm đứa con kém năng lực này nữa. Khả năng tự cung đủ đồng
nghĩa với kim ngạch nhập khẩu giấy và bột giấy bằng không. Nguồn ngoại tệ sẽ
không chi cho nguyên liệu nhập giấy nữa. Nguồn ngoại tệ đó sẽ được dùng cho
nhập máy móc công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và công suất.
Chúng ta có thể thấy được kết quả qua những hành động mà chúng ta đang
làm. Chính sách vĩ mô của chính phủ, chiến lược linh hoạt của doanh nghiệp, cơ
chế thông thoáng bảo đảm cuộc sống ổn định cho người trồng rừng và ứng dụng
thành tựu sinh học về giống cây nguyên liệu giấy hiệu suất cao là điều kiện cần
và đủ để ngành giấy Việt Nam “xoải cánh” lượn bay trên thương trường quốc tế.
Phụ lục 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ CÔNG NGHIỆP
===HÖI===
TIÊU CHUẨN NGÀNH
24TCN 81-2000: BỘT GIẤY, GIẤY VÀ CÁCTÔNG THÔNG DỤNG – THUẬT NGỮ
Glossary of pulp, paper and board
(Có hiệu lực từ: 20-02-2000)
MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn này quy định một số thuật ngữ kèm theo định nghĩa về các loại bột giấy, giấy và
cáctông thông dụng, được SX, lưu thông và sử dụng trong nước.
1. BỘT GIẤY
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.1. Bột giấy (pulp): Vật liệu dạng xơ sợi, chế biến từ các lọai nuyên liệu thực vật, được sử dụng
chủ yếu trong SX giấy và các tông.
1.1.2.Anpha-xenluylô (alpha cellulose): Phần bột giấy không hòa tan trong dung dịch NaOH
17,5% ở nhiệt độ 20°C.
1.1.3. Bột giấy hòa tan (dissolving pulp): Bột giấy hóa học đã được tẩy trắng có hàm lượng
anpha-xenluylô cao. Loại bột giấy này được sử dụng để hòa tan trong các dung môi thích hợp, chế biến
ra dạng SP như xelôphan, sợi nhân tạo... hoặc kết hợp với các loại hóa chất khác để tạo ra các dẫn xuất
của xenluylô như axetat, nitrat...
1.1.4. Bột giấy không tẩy trắng (unbleached pulp): Bột giấy không được tẩy trắng trong quá trình
SX.
1.1.5. Bột giấy bán tẩy trắng (semi-bleached pulp): Bột giấy chỉ được tẩy trắng nhẹ và có độ trắng ở
mức thấp.
1.1.6. Bột giấy tẩy trắng (bleached pulp): Bột giấy được tẩy trắng trong quá trình SX để có độ
trắng ở mức cao.
1.2. MÔ TẢ SẢN XUẤT
1.2.1. Nấu (cooking): Quá trình xử lý NL bằng dung dịch hóa chất thích hợp ở nhiệt độ và áp suất
cao cần thiết, để tách loại các thành phần không phải là xenluylô, nhằm thu được SP bột giấy.
1.2.2. Tẩy trắng (bleaching): Quá trình làm trắng bột giấy bằng xử lý hóa học hoặc sinh học, để
loại phần lớn hoặc một phần nhất định các phần tử mang mầu có trong nó.
1.2.3. Giấy loại (waste paper): Giấy hoặc cáctông được thu hồi lại sau khi đã sử dụng, để tái SX
thành giấy và cáctông bằng các PP xử lý cơ học hoặc kết hợp giữa PP cơ học và hóa học.
1.3. CÁC LOẠI BỘT GIẤY
1.3.1. Bột giấy từ gỗ (woodpulp): Bột giấy được SX từ NL gỗ.
1.3.2. Bột giấy gỗ mềm (softwood pulp): Bột giấy được SX từ NL cây gỗ mềm (gỗ lá kim), ví dụ
như tùng, bách, thông...
1.3.3. Bột giấy gỗ cứng (hardwood pulp): Bột giấy được SX từ NL cây gỗ cứng (gỗ lá rộng),
thường có chiều dài xơ sợi ngắn hơn so với xơ sợi của bột giấy gỗ mềm.
1.3.4. Bột giấy phi gỗ (nonwood pulp): Bột giấy được SX từ các loại NL không phải thân gỗ ví
dụ: các loại tre, nứa; các phụ phẩm của cây lương thực (rơm, rạ...); bã mía; các loại cỏ (lau, sậy, cỏ
bàng...); các loại NL của ngành dệt (bông, lanh, gai...); các loại vỏ cây (dó, đay, dâu...).
1.3.5. Bột giấy hóa học (chemical pulp): Bột giấy được SX bằng cách loại khỏi NL các thành
phần không phải là xenluylô bằng quá trình nấu NL với các loại hóa chất khác nhau, ví dụ như quá trình
nấu sunphat, kiềm, sunphit...
1.3.6. Bột giấy bán hóa học (semi-chemical pulp): Bột giấy được SX bằng cách loại khỏi NL
một phần các thành phần không phải là xenluylô bằng quá trình xử lý hóa học, ví dụ như quá trình nấu
NL với các loại hóa chất khác nhau, giai đoạn tách xơ sợi tiếp theo cần phải có quá trình xử lý cơ học.
1.3.7. Bột giấy sunphít (sulphite pulp): Bột giấy hóa học được SX bằng PP nấu NL với dung
dịch muối bisunphit trong môi trường axit.
1.3.8. Bột giấy sunphit trung tính (neutral sulphite pulp): Bột giấy hóa học được SX bằng PP
nấu NL với dung dịch có chứa chủ yếu là muối monosunphit.
1.3.9. Bột giấy sunphat (sulphate pulp): Bột giấy hóa học được SX bằng quá trình nấy NL với
dung dịch có chứa chủ yếu là hydroxit natri (NaOH), sunphua natri (Na2S), và có thể có các hợp chất
phụ gia khác trong môi trường kiềm.
1.3.10. Bột giấy kraft (kraft pulp): Một dạng của bột giấy sunphat, có độ bền cơ học cao thường
được sử dụng để làm các loại giấy kraft.
1.3.11. Bột giấy kiềm (sodo pulp): Bột giấy hóa học được SX bằng quá trình nấu NL với dung
dịch chỉ có chứa hydroxit natri (NaOH).
1.3.12. Bột giấy cơ học (mechanical pulp): Bột giấy được SX hoàn toàn bằng các quá trình cơ học
(ví dụ như quá trình nghiền, mài), từ các loại NL khác nhau, nhưng chủ yếu là gỗ.
1.3.13. Bột giấy nhiệt cơ (thermomrchanical pulp-TMP): Bột giấy cơ học được SX theo PP
nhiệt cơ – các mảnh gỗ được xử lý bằng hơi trước khi nghiền trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thích
hợp, giai đoạn nghiền tiếp theo được thực hiện trong áp suất thường.
1.3.14. Bột giấy hóa nhiệt cơ (chemithermomechanical pulp - CTMP): Bột giấy được SX bằng
PP hóa nhiệt cơ - các mảnh gỗ được xử lý trước bằng hóa chất, thường là sunphit natri (Na2SO3) trong
một giai đoạn riêng hoặc trong giai đọan xử lý hơi, tiếp theo là quá trình xử lý cơ học.
1.3.15. Bột giấy dỗ mài (groundwood pulp): Bột giấy cơ học được SX bằng PP màu bề mặt của
gỗ trên đá mài.
1.3.16. Bột giấy cơ-sinh học (biomechanical pulp): Dạng bột giấy cơ học, SX từ các mảnh gỗ đã được
xử lý trước bằng PP sinh học, để làm tăng độ bền và giảm năng lượng tiêu thụ trong quá trình nghiền sau đó.
2. GIẤY VÀ CÁCTÔNG
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1. Giấy (paper): Từ thông dụng dể chỉ các loại SP dạng tờ hoặc dạng cuộn, trừ các tấm bột giấy
được dùng để SX giấy hoặc cho mục đích hòa tan và các SP vải không dệt - được SX bằng cách làm
lắng lọc các xơ sợi thực vật, khoáng, động vật, tổng hợp hoặc hỗn hợp của các loại xơ sợi đó từ huyền
phù lỏng trên các dạng thiết bị thích hợp, có hoặc không có bổ sung các chất phụ gia. Giấy có thể được
tráng, ngâm tẩm hoặc các quá trình chế biến khác trong hoặc sau khi SX, mà không làm mất đi đặc tính
nhận dạng của nó.
Chú thích: Thông thường các loại SP có định lượng nhỏ hơn 225 g/m2 được gọi là giấy, loại có định
lượng lớn hơn 225 g/m2 được gọi là cáctông. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phụ thuộc vào mục
đích sử dụng, một số loại có định lượng nhỏ hơn 225 g/m2 vẫn được gọi là cáctông (các loại làm hòm
hộp, làm thành phần của cáctông sóng...) và một số loại có định lượng lớn hơn 225 g/m2 vẫn được gọi
là giấy (các loại giấy lọc, giấy thấm...).
2.1.2. Cáctông (board or paperboard): Từ thông dụng để chỉ các dạng của giấy thường có định
lượng, độ dầy và độ cứng cao.
Chú thích: Xem mục 2.1.1.
2.1.3. Thành phần giấy và cáctông (composition of paper and board): Tính chất tự nhiên và tỷ
lệ của thành phần xơ sợi và không phải xơ sợi có tỏng giấy và cáctông.
2.1.4. Thành phần xơ sợi (fibre composition): Thành phần của các loại xơ sợi có trong giấy và
cáctông, và tỷ lệ của chúng thường được biểu thị bằng phần trăm so với tổng lượng xơ sợi.
2.1.5. Chiều dọc của giấy (machine direction): Chiều của giấy và cáctông tương ứng với chiều
chuyển động của nó trên máy xeo.
2.1.6. Chiều ngang của giấy (cross direction): Chiều vuông góc với chiều dọc của giấy và
cáctông.
2.1.7. Ram (ream): Một tập các tờ giấy cùng chủng lọai và kích thước. Số lượng tờ trong một ram
thường là 480, 500 hoặc 1000.
2.2. MÔ TẢ SẢN XUẤT
2.2.1. Xeo giấy (forming): Quá trình hình thành tờ giấy (hoặc cáctông) bằng cách lắng lọc xơ sợi
bột giấy trên lưới xeo.
2.2.2. Chất độn (filler; loading): Các pigment (bột màu) mịn, thường có màu trắng và có nguồn
gốc vô cơ được cho vào trong huyền phù bột giấy trong quá trình SX giấy hoặc cáctông.
2.2.3. Dung dich tráng phấn (coating slip): Dung dịch để tráng phủ lên bề mặt của giấy hoặc
cáctông, bao gồm các pigment vô cơ, thường có màu trắng có kích thước hạt rất nhỏ (mịn) và các chất
kết dính. Ngoài ra có thể có các chất khác như chất màu, các chất phân tán.
2.2.4. Huyền phù bột giấy (stock): Huyền phù bột giấy gồm có một hoặc nhiều loại bột giấy và
các chất phụ gia khác sau giai đoạn nghiền, để tạo thành giấy hoặc cáctông trên máy xeo.
2.2.5. Gia keo (sizing): Quá trình ho các chất keo (nhựa thông, tinh bột, keo tổng hợp...) vào huyền phù
bột giấy (gia keo nội bộ) hoặc lên bề mặt giấy và cáctông (gia keo bề mặt) để làm tăng độ bền bề mặt và tính
chống thấm.
2.2.6. Cán láng (calendering): Quá trình xử lý giấy trên thiết bị cán láng, sau giai đoạn sây khô của máy
xeo để tăng độ nhẵn, độ bóng bề mặt, độ chặt của giấy hoặc cáctông.
2.2.7. Làm bóng (glazing): Quá trình làm bóng bề mặt giấy hoặc cáctông bằng các thiết bị sấy khô
thích hợp, hoặc bằng các quá trình hoàn thiện cơ học.
2.2.8. Làm chun (creping): Quá trình làm chun (nhăn) giấy để tăng độ dãn dài và tính mềm mại của
giấy, được thực hiện trên máy xeo hoặc các thiết bị khác.
2.2.9. Tráng phủ (coating): Quá trình đưa lên bề mặt giấy hoặc cáctông một hoặc nhiều lớp dung
dịch tráng phấn, hoặc các vật liệu dạng lỏng khác (không phải là các chất gia keo), nhằm làm cho giấy
có các tính năng đặc biệt mới.
2.2.10. Hình bóng nước (watermark): Các ký hiệu hoặc các hình chìm được tạo ra trong giấy bởi
sự thay đổi vị trí của xơ sợi, nhìn thấy được khi soi ra ánh sáng, bằng các PP khác.
2.3. CÁC SẢN PHẨM GIẤY VÀ CÁCTÔNG
2.3.1. Giấy SX thủ công (handmade paper): Giấy được xeo bằng tay từng tờ một, bằng khung
lưới xeo (liềm xeo). Quá trình ép và làm khô tờ giấy tiếp theo được tiến hành bằng PP thủ công hoặc
bằng máy.
2.3.2. Giấy định lượng thấp (light-weight paper): Các loại giấy có định lượng nhỏ hơn 40 g/m2.
2.3.3. Giấy không tro (ashless paper): Giấy có hàm lượng các chất vô cơ thấp, gần như bằng
không.
2.3.4. Giấy phi axit (acit-free paper): Giấy không có chứa các axit tự do. Loại giấy này thường
được SX trong môi trường kiềm nhẹ hoặc trung tính.
2.3.5. Cáctông duplex (Two-layer board): Cáctông gồm có hai lớp vật liệu giấy khác nhau được
hình thành trong quá trình SX khi ở trạng thái ướt, không sử dụng keo dán.
2.3.6. Cáctông ba lớp (Three-layer board): Cáctông gồm có ba lớp vật liệu giấy được hình thành
trong quá trình SX khi ở trạng thái ướt, không sử dụng keo dán. Các lớp vật liệu giấy có thành phần giống
hoặc khác nhau.
2.3.7. Cáctông nhiều lớp (Multi-layer board): Cáctông gồm có nhiều hơn ba lớp vật liệu giấy,
được hình thành trong quá trình SX khi ở trạng thái ướt, không sử dụng keo sán. Các lớp vật liệu giấy
có thành phần giống hoặc khác nhau.
2.3.8. Giấy hoặc cáctông bồi (Composite paper or board): Loại giấy hoặc cáctông có hai hoặc
nhiều lớp được dán, ép lại với nhau bằng keo dính.
2.3.9. Giấy không gia keo (unsized paper): Giấy không được gia keo trong quá trình SX.
2.3.10. Giấy gia keo (sized paper): Giấy được gia keo trong quá trình SX.
2.3.11. Giấy hoặc cáctông có xơ sợi màu (Veined paper or board): Giấy hoặc cáctông có chứa
một lượng nhỏ xơ sợi được nhuộm màu khác với màu của bột giấy còn lại, thường được sử dụng làm
giấy trang trí, hoặc các mục đích đặc biệt khác.
2.3.12. Giấy giả vân (grained paper): Loại giấy bọc bên ngoài, được dập nổi hoặc trang trí bề mặt
giống như vân gỗ, đá cẩm thạch hoặc da.
2.3.13. Giấy nhuộm vân (ingrained paper): Loại giấy có bề mặt được xử lý bằng PP nhuộm màu
để có vân giống như đá hoa cương.
2.3.14. Giấy hoặc cáctông bóng một mặt (Machine-glazed paper or board): Giấy hoặc cáctông có
một mặt được làm nhẵn, bóng bằng cách ép và làm khô trên lô sấy kim loại bóng, lô sấy này nằm trong
phần sấy của máy xeo. Mặt còn lại của giấy không nhẵn.
2.3.15. Giấy cán bóng hay giấy satinê (Supercalendered paper): Giấy được ép qua hệ thống cán
láng đặc biệt để bề mặt có độ nhẵn và bóng cao.
2.3.16. Giấy hoặc cáctông mầu một mặt (one-side coloured paper or board): Giấy hoặc cáctông
có một mặt được nhuộm mầu trong quá trình SX.
2.3.17. Giấy hoặc cáctông mầu hai mặt (two-sides coloured paper or board): Giấy hoặc
cáctông có hai mặt được nhuộm mầu trong quá trình SX.
2.3.18. Giấy kraft (kraft paper): Giấy được SX chủ yếu bằng bột giấy kraft.
2.3.19. Giấy vải (rag paper): Giấy có chứa một lượng lớn xơ sợi vải. hàm lượng xơ sợi vải tối thiểu có
trong giấy phụ thuộc vào quy định của từng nước khác nhau.
2.3.20. Giấy hoặc cáctông không có bột cơ học (woodfree paper or board): Giấy hoặc cáctông chỉ
có bột giấy hóa học trong thành phần xơ sợi. Tuy nhiên, trong thực tế nó có thể có một lượng nhỏ các loại xơ
sợi khác.
2.3.21. Giấy chống gỉ (anti-rust paper): Giấy trong thành phần có chứa các chất để giấy có khả năng
bảo vệ được bề mặt của các kim loại có chứa sắt chống lại sự ăn mòn.
2.3.22. Giấy không gây gỉ (non-rust paper): Giấy không chứa các hóa chất có khả năng ăn mòn
các kim loại có chứa sắt.
2.3.23. Giấy giả da gốc thực vật (Vegetable parchment): Giấy đã được biến tính bằng phản ứng với
axit sunphuaric. Sự xử lý này làm cho giấy có cấu trúc liên tục, có tính chống thấm cao đối với các chất lỏng
hữu cơ, đặc biệt là đối với các loại ầu mỡ, tăng độ cứng của bề mặt.
2.3.24. Giấy bóng mờ (glasine): Loại giấy định lượng thấp, trong mờ làm từ bột giấy hóa học, có
mức độ hydrat hóa cao và qua quá trình cán láng đặc biệt. Giấy có độ nhẵn, bóng cao ở cả hai mặt và có
tính chống thấm dầu mỡ. Loại giấy này thường được sử dụng để bao gói các loại thực phẩm, kẹo, thuốc
lá, hóa chất và kim loại.
2.3.25. Cáctông cứng (Solid board): Cáctông dầy chỉ có một lớp bột giấy.
2.3.26. Cáctông da (Leatherfibre board): Loại cáctông thường được SX bằng quá trình gián đoạn
trên máy xeo và có hàm lượng da không nhỏ hơn 50% so với tổng lượng bột giấy.
2.3.27. Cáctông nỉ (felt board): Giấy có định lượng cao làm từ xơ sợi vải và bột giấy báo tái chế.
Loại giấy này thường được sử dụng làm các tấm ngăn cách để chống tiếng ồn, gió và được tẩm nhựa
đường để làm các tấm lợp và tấm vách ngoài.
2.3.28. Giấy sáp hay giấy parafin (Waxed paper): Giấy đã được xử lý bằng sáp parafin hoặc các
loại sáp theo PP tẩm hoặc tráng bề mặt. Loại giấy này thường có độ bền ẩm cao và được sử dụng để bao
gói, đặc biệt là bao gói thực phẩm.
2.3.29. Giấy làm chun (crepe paper): Loại giấy có định lượng thấp, được làm chun (làm nhăn) để
tăng độ dãn dài và tính mềm mại.
2.3.30. Giấy gia keo bề mặt (surface sized paper): Giấy được xử lý bề mặt bằng chất keo, để cải
thiện các đặc tính bề mặt của nó.
2.3.31. Cáctông Bristol hay cáctông ngà (Ivory board): Loại giấy này được gia keo tốt thường có
định lượng lớn hơn 150 g/m2, hoặc là cáctông bao gồm một lớp hoặc nhiều lớp được kết hợp với nhau
không phải bằng chất kết dính, được làm hoàn toàn bằng bột giấy hóa học tẩy trắng, thích hợp để in và
viết. Đặc tính của loại giấy này là nhẵn, cứng, sạch và thường được sử dụng để in danh thiếp, thực đơn
và các mục đích khác.
2.3.32. Giấy “art” (art paper): Thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ các loại giấy hoặc cáctông có tráng
phủ bề mặt. Ở Mỹ thuật ngữ này có thể dùng để chỉ các loại giấy tráng hoặc các loại giấy dùng để vẽ có
độ nhẵn cao.
2.3.33. Giấy hoặc cáctông tráng phấn (Coated paper or board): Giấy hoặc cáctông có phủ một
lớp hỗn hợp dungdịch tráng bao gồm các pigment vô cơ, các chất kết dính và có thể bổ sung các chất
khác như chất mầu, các tác nhân phân tán, chống dính, chống mốc... trên một hoặc cả hai mặt giấy.
2.3.34. Giấy tráng nhẹ (light weight coated paper, LWC): Loại giấy tráng cả hai mặt, định lượng
không lớn hơn 72 g/m2, khối lượng chất tráng trên một mặt không lớn hơn 6 g/m2, với loại thông
thường giấy đế có hàm lượng bột giấy cơ học từ gỗ không nhỏ hơn 50% so với tổng lượng bột giấy, với
loại đặc biệt giấy đế được làm từ 100% bột giấy hóa học.
2.3.35. Giấy tráng dung môi (Solvent coated paper): Giấy được tráng bằng chất dẻo (plastic) đã
được hòa tan trong các dung môi dễ bay hơi.
2.3.36. Giấy tráng nhũ tương (Emulsion coated paper): Giấy được tráng bằng chất dẻo (plastic)
ở dạng nhũ tương.
2.3.37. Giấy in báo (newsprint paper): Giấy được dùng để in báo. Đó là loại giấy không tráng, có
hàm lượng bột giấy cơ học hoặc hóa-cơ không nhỏ hơn 65% so với tổng lượng bột giấy, không gia keo
hoặc được gia kro nhẹ, có độ nhám bề mặt PPS (1 MPa) không lớn hơn 2,5 μm, có định lượng không
nhỏ hơn 40 g/m2 và không lớn hơn 65 g/m2.
2.3.38. Giấy in sách chỉ dẫn (directory paper): Loại giấy có định lượng thấp, có độ bền cao, được
làm từ hôcn hợp của bột giấy hóa học tẩy trắng, bột giấy cơ học và bột giấy tái chế từ giấy loại. Giấy
được sử dụng để in các ấn phẩm như: niên giám điện thoại, các bản mục lục, chỉ dẫn, các quyển sách
nhỏ.
2.3.39. Giấy in (printing paper): Tất cả các loại giấy có gia keo (nội bộ, hoặc bề mặt), có các đặc
tính thích hợp cho mục đích in ấn.
2.3.40. Giấy in ôpset (ofset paper): Giấy được gia keo tốt, có các đặc tính thích hợp để sử dụng
cho công nghệ in ôpset, mà trong đó mực được chuyển từ bản in cùng với các hình trên đó sang băng
cao su và sau đó được chuyển sang giấy.
2.3.41. Giấy in bản đồ (map paper): Loại giấy in, không có bột cơ học, có độ bền ẩm, độ bền cơ
học cao đặc biệt là độ chịu xé, độ chịu gấp, độ chịu mài mòn và tính ổn định kích thước.
2.3.42. Giấy viết (writing paper): Loại giấy có mức độ gia keo phù hợp với việc sử dụng bút mực để viết.
2.3.43. Giấy vệ sinh (Toilet paper): Loại giấy định lượng thấp, có khả năng hút nước, mềm, sạch
và bảo đảm vệ sinh.
2.3.44. Giấy làm khăn (Napkin paper): Loại giấy định lượng thấp, mềm có khả năng hút nước,
được cắt và gấp ở các kích thước khác nhau. Giấy thường được làm nhăn, dập nổi hoặc có các hình in.
2.3.45. Giấy lọc (Filter paper): Loại giấy có độ tinh khiết hóa học, độ bền, độ xốp cao, không gia
keo, làm từ bột giấy hóa học, xơ sợi bông hoặc xơ sợi tổng hợp, được sử dụng để tách các chất rắn lơ
lửng ra khỏi các chất lỏng và chất khí.
2.3.46. Giấy đế hay giấy cốt (base paper): Các loại giấy hoặc cáctông được dùng để gia công thnhà
loại khác, ví dụ như bằng quá trình tráng hoặc ngâm tẩm. Ở một số nước, thuật ngữ này còn được dùng để
chỉ các loại giấy dùng để ghép với một lớp vật liệu khác (nhôm, plastic...).
2.3.47. Giấy cốt giấy than (Carbonizing base paper): Loại giấy có định lượng thấp, mỏng, có độ
bền, độ đồng đều cao, thích hợp để tráng pigment, không được có lỗ thủng mà các pigment có thể lọt
qua.
2.3.48. Giấy đế giấy diazo (base paper for diazotype): Giấy được làm từ bột giấy hóa học tẩy
trắng, thích hợp để tráng chất diazo. Giấy có độ nhẵn, dộ chịu gấp, độ chịu xé cao; có tính trơ hóa học
và không chứa các ion kim loại mà có thể ảnh hưởng không tốt tới quá trình sao chép.
2.3.49. Giấy đế giấy ảnh (photographic base paper): Giấy có độ bền ướt cao, có tính ổn định về
kích thước, tính trơ đối với hóa chất và không chứa các tạp chất mà có thể tác động không tốt đến tính
nhạy sáng của lớp tráng hoặc đến các hình ảnh.
2.3.50. Giấy đế giấy dán tường (wallpaper base): Giấy có một mặt dùng để tráng phủ, hoặc in,
hoặc cả hai; mặt kia dùng để quét một lớp hồ hoặc keo dính. Loại giấy đế này phải thích hợp để gia
công thành giấy dán tường.
2.3.51. Giấy cốt giấy nến (stencil base paper): Loại giấy có định lượng thấp, mỏng, có độ bền
cao, làm từ bột giấy xơ sợi dài, được thấm tẩm hoặc tráng các chất thích hợp để trở thành giấy nến.
2.3.52. Giấy cốt giấy dầu (asphalting paper): Giấy làm từ bột giấy sunphat, có độ bền cao, được
sử dụng để SX giấy dầu.
2.3.53. Giấy đế giấy tự nhân bản hay giấy đế không cácbon (carbonless base paper): Loại giấy
mỏng, đồng đều về độ dầy, có độ hút nước thấp, có độ chịu kéo và độ chịu xé cao, được làm từ bột giấy
hóa học tẩy trắng, thích hợp cho công nghệ tráng phấn và các hợp chất khác.
2.3.54. Giấy can (Tracing paper): Giấy được làm từ bột hóa học tẩy trắng và xơ sợi vải, có độ bền
cao và trong suốt (do bột giấy được nghiền đến độ nghền cao). Loại giấy này cho phép nhìn rõ các chữ
in, viết và hình vẽ ở bên dưới để sao chép lại trên nó.
2.3.55. Giấy chống thấm dầu (Greaseproof paper): Giấy không có bột cơ học, có độ bền cao đối
với tính thấm của các loại dầu và mỡ.
2.3.56. Giấy lưu trữ (archival paper): Giấy có tuổi thọ cao, được sử dụng để in các tài liệu lưu trữ
trong một thời gian dài.
2.3.57. Giấy in tiền (bank note paper): Loại giấy bảo đảm tính bền lâu, được làm từ xơ sợi bông,
lanh và bột giấy hóa học tẩy trắng, hích hợp để in nhiều mầu, có độ chịu gấp và độ bền sử dụng cao.
2.3.58. Giấy chịu lửa (fireproof paper): Các loại giấy được làm từ xơ sợi amiăng, thủy tinh hoặc
gốm, được sử dụng cho mục đích cách nhiệt, ví dụ như để bảo vệ trong các thiết bị nhiệt...
2.3.59. Giấy chống cháy (flameproof paper): Giấy đã được xử lý hóa học để khó bắt cháy. Giấy chỉ bị
cháy khi có lửa và sẽ tự tắt ngay khi bỏ ngọn lửa đi.
2.3.60. Giấy và cáctông cách điện (Electrical insulating paper or board): Giấy và cáctông có
các tính chất (độ bền điện cao, có tính bền, không có các hạt kim loại hoặc các vật liệu có tính dẫn điện,
có độ đồng đều về độ dầy và cấu trúc...) giống các vật liệu được sử dụng làm chất cách điện.
2.3.61. Giấy nhôm (Aluminum paper): Dạng giấy bao gói được SX bằng cách cho bột nhôm vào
thành phần bột giấy, hoặc bằng cách tráng lên giấy lớp bột nhôm. Loại giấy này thường được sử dụng
để bao gói thực phẩm, thuốc lá...
2.3.62. Giấy dầu (asphalt paper): Các loại giấy được tẩm, tráng, ghép với lớp nhựa đường, ví dụ
như giấy duplex chống thấm nước bao gồm hai lớp giấy được dính với nhau bởi một lớp nhựa đường;
Giấy làm vách nhà được tẩm no nhựa đường, sau đó tráng nhựa đường lên cả hai mặt và sau cùng là rắc
bột tan (talc); giấy lợp nhà thường là loại giấy được làm từ bột vải, mềm, xốp được tráng, ngâm tẩm no
nhựa đường và có bột đá đen hoặc các loại đá sỏi khác được đưa vào bằng cách ép.
2.3.63. Giấy dán tường (wallpaper): Giấy có độ bền thích hợp làm từ bột giấy cơ học, được nhuộm
mầu, dập nổi, in hình hoặc có các trang trí khác trên bề mặt, có hoặc không tráng phủ lớp bảo vệ bằng
plastic trong suốt để giấy có khả năng rửa hoặc thậm chí giặt bằng nước.
2.3.64. Giấy nến (stencil paper): Giấy cốt giấy nến được xử lý bằng sáp hoặc dầu, được sử dụng
để in ronêô và trong các loại máy sao chép tương tự.
2.3.65. Giấy than hay giấy carbon (carbon paper): Giấy cốt của giấy than được tráng (một mặt)
bằng hỗn hợp của carbon đen hoặc vật liệu có mầu tương tự và sáp hoặc một số loại chất mang dầu tan.
Loại giấy này được sử dụng để sao chép tại cùng một thời điểm các bản viết tay hoặc đánh máy chữ.
2.3.66. Giấy diazo (Diazotype paper): Giấy đế của giấy diazo có một mặt được tráng hóa chất
diazo nhạy sáng, sử dụng cho các máy sao chụp.
2.3.67. Giấy tự nhân bản hay giấy không carbon (Selff-copy paper carbonless paper): Hay còn
gọi là giấy copy không carbon, là loại giấy đã được xử lý hoặc tráng loại hỗn hợp thích hợp để nhân bản
được các bản viết tay hoặc đánh máy mà không cần có giấy than giữa các lớp giấy.
2.3.68. Giấy tự ghi hay giấy cảm nhiệt (Thermal recording paper): Giấy được tráng một hỗn
hợp nhạy nhiệt, mà sẽ thay đổi mầu sắc khi có nguồn nhiệt làm nóng đầu viết.
2.3.69. Giấy in hình trên vải (Heat transfer printing paper): Giấy đã được in hình để khi đặt lên
vải, dưới tác dụng nhiệt các hình in đó chuyển được sang vải.
2.3.70. Giấy bao gói (wrapping paper): Loại giấy có độ bền cơ học cao, với các định lượng khác
nhau, được dùng để bao gói bên ngoài các SP khác.
2.3.71. Giấy bao gói hoa quả (fruit wrapping paper): Loại giấy định lượng thấp, không mùi, bề
mặt có độ bóng cao và đã được xử lý bằng một loại dầu đặc biệt.
2.3.72. Giấy bao gói mầu đen (black wrapping paper): Loại giấy có mầu đen, thường được làm
từ xơ sợi đay và bột giấy sunphat hoặc sunphit. Giấy có độ bền cơ học cao, có tính chịu ánh sáng và
được sử dụng cho mục đích bao gói hoặc trang trí.
2.3.73. Giấy bao gói mỏng ( wrapping tissue): Các loại giấy bao gói có định lượng thấp, thông
thường từ 12 g/m2 đến 30 g/m2, mềm và có độ bền cơ học cao. Loại giấy này thường được sử dụng để
bao gói các vật dễ vỡ và các loại vật phẩm làm quà tặng.
2.3.74. Giấy bao gói thực phẩm (food wrappers paper): Loại giấy tráng, giấy sáp có các đặc tính
phù hợp để bao gói thực phẩm.
2.3.75. Giấy bao goi thuốc nổ (blasting paper): Loại giấy có định lượng cao, làm từ bột giấy hóa
học và xơ sợi cây gai, đã được làm no sáp hoặc dầu. Giấy có tính kỵ nước tốt, thường được sử dụng để
bao gói các vật liệu nổ, và còn được sử dụng làm lớp lót cho các lỗ khoan đặt thuốc nổ trong ngành mỏ.
2.3.76. Giấy làm bao (sack paper): Loại giấy có độ bền cơ học cao, thường được làm từ bột giấy
kraft, dùng để làm các loại bao một lớp hoặc nhiều lớp.
2.3.77. Giấy làm túi (bag paper): Loại giấy được SX để sử dụng làm túi.
2.3.78. Giấy túi lọc chè (tea bag paper): Loại giấy mỏng, xốp có độ bền ướt cao làm từ bột hóa học tẩy
trắng và xơ sợi gai, được sử dụng để làm túi lọc chè (nhúng ngập túi có chứa chè bên trong vào nước nóng).
2.3.79. Giấy cuốn đầu lọc thuốc lá (cigarette tip paper): Loại giấy được làm từ bột giấy hóa học,
có cấu trúc mềm mại, độ nhẵn cao và độ thấu khí thấp.
2.3.80. Giấy cuốn thuốc lá (cigarette paper): Loại giấy mỏng có định lượng thấp, không gia keo,
có chứa chất độn hay phụ gia dễ bắt cháy với thuốc lá. Giấy có độ chịu xé, độ chịu cọ sát cao, độ thấu
khí thấp, thích hợp để SX thuốc lá và có khả năng cắt thành các cuộ có bề rộng nhỏ.
2.3.81. Giấy thấm (Blotting paper): Giấy có tỷ trọng thấp, không gia keo, có tính hút chất lỏng
nhanh được làm từ bột giấy hóa học, bột giấy cơ học, xơ sợi vải, bông hoặc hỗn hợp của các loại đó.
Loại giấy này thường được sử dụng để thấm mực dư trên các bản viết tay và các loại chất lỏng khác.
2.3.82. Giấy hoặc cáctông gia cường (reinforced paper or board): Bất cứ các loại giấy hoặc
cáctông được làm tăng độ bền cơ học bằng cách kết hợp với các loại vật liệu như: các dải kim loại, các
loại sợi tự nhiên hoặc tổng hợp.
2.3.83. Cáctông lớp mặt (liner board): Một dạng cáctông phẳng thường làm từ bột không tẩy
trắng (một hoặc hai lớp ngoai thường được làm từ bột giấy kraft), được sử dụng để làm lớp mặt của
cáctông sóng.
2.3.84. Giấy làm lớp sóng (Corrugating paper): Giấy làm chủ yếu từ bột giấy bán hóa học, bột
giấy tái chế, hoặc hỗn hợp của các loại bột đó, được sử dụng để làm lớp sóng của cáctông sóng.
2.3.85. Cáctông sóng (Corrugated fibreboard): Cáctông bao gồm một hoặc nhiều lớp giấy sóng
được dán dính xen kẽ liên tiếp với một hoặc nhiều lớp cáctông phẳng. Có thể phân thành các loại: 2 lớp,
3 lớp hoặc nhiều hơn.
2.3.86. Giấy đề can (decal paper): Loại giấy có định lượng trung bình, có độ bền ướt cao, nhẵn và
được tráng một lớp keo dính. Loại giấy này thường được làm từ bột giấy hóa học và xơ sợi bông.
2.3.87. Giấy làm nhãn (Label paper): Giấy có bề mặt nhẵn, được làm từ bột hóa học thích hợp để
tráng các loại keo dính, được sử dụng để in các loại nhãn khác nhau.
2.3.88. Giấy làm nhãn chai (Bottle labeling paper): Loại giấy tráng và gia keo đặc biệt, được làm
chủ yếu từ bột giấy hóa học, có tính năng in tốt và các đặc tính khac thích hợp để in nhãn dán trên các
loại chai thủy tinh.
2.3.89. Giấy tự dính (Self-adhéive paper): Loại giấy được tráng loại keo đặc biệt cho phép dán
được lên các tờ giấy hoặc lên các bề mặt của các vật khác bằng cách ép.
2.3.90. Giấy chỉ thị màu (indicator paper): Loại giấy không gia keo, được xử lý với các hóa chất
đặc biệt để có khả năng thay đổi màu khi tiếp xúc với các chất chỉ định ở dạng lỏng (để xác định sự có
mặt của chúng).
2.3.91. Giấy làm phong bì (Envelope paper): Loại giấy có độ bền thích hợp để làm các loại
phong bì và túi, có khả năng in, viết và tráng các chất keo dán phù hợp.
2.3.92. Giấy ráp hay giấy nhám (Abrasive paper): Loại giấy kraft gia keo tốt có một mặt được
tráng bằng hỗn hợp keo và các chất có khả năng mài mòn như: đá flin, granat, oxit nhôm, silic cacbua,
cat... có độ mịn khác nhau phù hợp cho việc làm nhẵn, bóng bề mặt theo yêu cầu.
2.3.93. Giấy trang trí (Decorated paper): Các loại giấy bề mặt được dập nổi, làm nhăn, in mầu...
sử dụng cho mục đích trang trí.
2.3.94. Giấy truyền nhiệt (Heat transfer paper): Loại giấy có một mặt được tráng bằng hợp chất
nhạy với nhiệt độ, sử dụng cho máy copy hồng ngoại để thực hiện sự sao chép các tài liệu gốc, bằng
cách truyền các hợp chất mầu cùng với chất tráng lên một tờ giấy thường khác.
3. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA BỘT GIẤY, GIẤY VÀ CÁCTÔNG
3.1. Định lượng (basis weight): Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy và cáctông được
xác định theo PP tiêu chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả là g/m2.
3.2. Độ dầy (thicknes; caliper): Khoảng cách giữa hai mặt của giấy và cáctông đo theo PP tiêu
chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả là mm.
3.3. Tỷ trọng (density): Trọng lượng của một đơn vị thể tích của giấy và cáctông. Đơn vị biểu thị
kết quả g/cm3.
3.4. Độ nhẵn (smoothness): Tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy và
cáctông. Tính chất này được xác định trong các PP thử tiêu chuẩn.
3.5. Tính ổn định kích thước (dimensional stability): Khả năng giữ được hình dạng và kích
thước của giấy và cáctông khi độ ẩm thay đổi, hoặc dưới các tác động khác như: sự thay đổi của môi
trường xung quanh, các ứng suất vật lý, cơ học trong quá trình in và các thao tác khi gia công hoặc khi
sử dụng.
3.6. Độ ẩm (moisture content): Lượng nước có trong vật liệu. Thực tế đó là tỷ số của tọng lượng
mất đi của mẫu thử, khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của PP thử và trọng lượng của mẫu thử tại thời
điểm lấy mẫu, đơn vị biểu thị là %.
3.7. Độ tro (ash content): Trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều kiện tiêu chuẩn của
PP thử.
3.9. Độ thấu khí (air permeability): Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép không khí đi
qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng PP thử tiêu chuẩn.
3.10. Độ chịu bục (bursting strenght): Áp lực tác dụng vuông góc lên bề mặt lớn nhất mà mẫu
thử chịu được trước khi bục trong điều kiện xác định của PP thử tiêu chuẩn.
3.11. Độ chịu kéo (tensile strenght): Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi đứt trong
điều kiện xác định của PP thử tiêu chuẩn.
3.12. Độ dài đứt (breaking lenght): Cjiều dài tính được của băng giấy với chiêu rộng đồng nhất có
trọng lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu lên.
3.13. Độ dãn dài (stretch at break): Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của băng giấy các
cáctông khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của PP thử tiêu chuẩn; đơn vị biểu thị thường là
% so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.
3.14. Độ hút nước (absorbency): Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của giấy và
cáctông; hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng các PP thử tiêu chuẩn.
3.15. Độ đục (opacity): Tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt
trên vật chuẩn mầu đen và lượng ánh sang phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng
trong điều kiện của PP thử tiêu chuẩn.
Phụ lục 2: GIÁ BỘT GIẤY VÀ GIẤY LOẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
THÁNG 12/2006
I- GIÁ BỘT GIẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
Chủng loại Cuối tháng 12/2006 Đầu tháng 12/2006 Cuối tháng 12/2005
Hợp đồng kỳ hạn, CIF tại cảng châu Á
Bột Kraft gỗ mềm tẩy trắng
-NBSK $710 – 740 $710 – 740 $500 – 550
-Thông đỏ Chi Lê $690 – 725 $690 – 725 $485 – 530
Bột Kraft gỗ cứng tẩy trắng
-Bạch đàn (Braxin) $605 – 640 $605 – 640 $515 – 555
-Hỗn hợp (Indonexia) $590 – 630 $590 – 620 $490 – 530
-Keo (Indonesia) $605 – 640 $605 – 630 $505 – 540
-Hỗn hợp Phương Bắc $605 – 640 $605 – 630 $515 – 540
-Hỗn hợp Phương Nam $595 – 630 $595 – 620 $505 – 530
Bột khác
-BCTMP (cây dương) $575 – 590 $565 – 590 $465 – 500
-BCTMP (hỗn hợp) $565 – 590 $555 – 590 $455 – 500
-BCTMP (cây vân sam) $550 – 590 $540 – 590 $450 – 500
-Bột Kraft gỗ mềm không tẩy $575 – 615 $575 – 615 $430 – 470
Hợp đồng giao ngay, CIF tại cảng châu Á
Bột Kraft gỗ mềm tẩy trắng
-NBSK $690 – 710 $690 – 710 $480 – 490
-Thông đỏ Chi Lê $680 – 690 $680 – 690 $470 – 480
-Thông phương Nam $690 – 700 $680 – 690 $460 – 470
-Bột Nga $670 – 680 $670 – 680 $460 – 470
Bột Kraft gỗ cứng tẩy trắng
-Bạch đàn (Braxin) $620 – 650 $620 – 650 $505 – 540
-Hỗn hợp (Indonexia) $605 – 640 $605 – 640 $500 – 525
-Keo (Indonesia) $615 – 650 $615 – 650 $510 – 535
-Bột Nga $600 – 610 $600 – 610 $500 – 510
Bột khác
-Kraft gỗ mềm không tẩy $550 – 570 $550 – 570 $450 – 470
-Kraft gỗ mềm Nga không tẩy $525 – 545 $525 – 545 $430 – 440
II- GIÁ GIẤY LOẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ ĐÔNG NAM Á
Giấy loại Mỹ
-Cáctông hòm hộp cũ OCC $135 – 140 $135 – 140 $120 – 128
-Lề Kraft 2 mặt $220 – 225 $220 – 225 $155 – 165
-Giấy in báo cũ $164 – 169 $164 – 169 $133 – 138
-Giấy loại hỗn hợp $132 – 134 $132 – 134 $110 – 113
-Lề trắng ngắn $310 – 320 $310 – 320 $215 – 235
-Lề trắng cứng $480 – 500 $480 – 500 $360 – 390
Giấy loại châu Âu
-Cáctông hòm hộp cũ OCC $130 – 135 $130 – 135 $110 – 120
-Giấy in báo cũ $142 – 145 $142 – 145 $118 – 123
-Giấy loại hỗn hợp $122 – 125 $122 – 125 $108 – 115
Giấy loại Nhật Bản
-Cáctông hòm hộp cũ OCC $130 – 135 $130 – 135 $105 – 110
-Giấy in báo cũ $160 – 165 $160 – 165 $135 – 140
-Giấy loại hỗn hợp $135– 140 $135– 140 $110 – 115
Nguồn: Công nghiệp giấy tháng 1/2007
Phụ lục 3: SẢN LƯỢNG BỘT GIẤY VÀ GIẤY NĂM 2002
Đơn vị: tấn
TT Tên đơn vị SL bột giấy SL giấy
CHI HỘI I
1 Công ty Chế biến NLSTP Yên Bái 5,380 5,600
2 Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng 0 20,430
3 Công ty Cổ phần Giấy Tuyên Quang 732 615
4 Công ty Giấy Bãi Bằng 66,383 75,500
5 Công ty Giấy Lửa Việt 5,050 4,632
6 Công ty Giấy Việt Trì 6,345 21,242
7 Công ty Giấy xuất khẩu Bắc Giang 1,062 733
8 Công ty Giấy xuất khẩu Thái Nguyên 2,500 3,698
9 Công ty Hóa chất Vật liệu Điện 0 5,220
10 Công ty Lâm sản Bắc Kạn 770 701
11 Công ty Thương mại Hạ Long 2,700 1,800
12 Công ty Cổ phần Yên Sơn 10,300 9,720
13 HTX Giấy Mỹ Hương 0 2,756
14 Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ 2,676 4,544
15 Xí nghiệp giấy Đế 2,443 2,332
16 Công ty Phân đạm Hóa chất Hà Bắc 950 950
Cộng Chi hội I 107,291 160,473
CHI HỘI I
1 Công ty Cổ phần Giấy Mục Sơn 5,600 7,300
2 Công ty Cổ phần Giấy Thuận Thành 0 2,300
3 Công ty In Hàng Không 0 113
4 Công ty Giấy và Bao bì Phú Giang 1,346 6,600
5 Công ty Cổ phần Giấy Lam Sơn 4,000 6,036
6 Công ty Giấy Trúc Bạch 0 488
7 Công ty TNHH Tân Thành Đồng 0 3,000
8 Công ty TNHH Giấy Bình Minh 0 1,500
9 Công ty Cổ phần Giấy Sông Lam 6,840 3,100
10 Công ty Cổ phần Giấy Thanh Long 0 650
11 Công ty Giấy Vạn Điểm 1,000 3,950
12 Viện CN Giấy và Xenluylô 0 450
13 Xí nghiệp Chế biến Gỗ Hà Tây 0 110
14 Xí nghiệp Đường - Giấy - Rượu Hà Tây 10 220
15 Xí nghiệp Giấy Chí Thiết 0 1,200
16 Xí nghiệp Giấy Thanh Sơn 400 800
Cộng Chi hội II 19,196 37,817
CHI HỘI III
1 Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông 0 6,700
2 Cty In thống kê và Sản xuất bao bì Huế 0 420
3 HTX Giấy Đồng Tâm 0 350
4 Xí nghiệp Giấy tư doanh Xuân Hà 0 300
5
XN Giấy - Văn phòng phẩm Thanh
Xuân 0 600
6 XN Giấy tư doanh Trường Thắng 0 1,150
Cộng Chi hội III 0 9,520
CHI HỘI IV
1 Công ty Cổ phần Giấy Viễn Đông 0 1,191
2 Công ty Giấy Đồng Nai 5,650 18,659
3 Công ty Giấy Bình An 0 6,989
4 Công ty Giấy Linh Xuân 0 2,406
5 Công ty Giấy tân Mai 25,275 61,049
6 Công ty Giấy Vĩnh Huê 6,773 8,730
7 Công ty Giấy Xuân Đức 0 5,600
8 Công ty TNHH An Thiên 0 2,062
9 Công ty TNHH Giấy Bách Hợp 0 1,200
10
Công ty TNHH CN XD TM Hòa
Phương 0 1,500
11 Công ty TNHH Giấy An Bình 0 19,231
12 Công ty TNHH Giấy Mai Tân 0 1,586
13 Công ty TNHH Giấy Bao bì Phú Thịnh 0 3,290
14 Công ty TNHH Giấy Bao bì Phú Thọ 0 4,300
15 Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn 0 9,200
16 Công ty TNHH Phạm Thu 0 2,950
17 Công ty TNHH Quảng Phát 0 4,525
18 Công ty TNHH SXTM Giấy Lụa 0 170
19 Công ty TNHH Vạn Phát 0 2,800
20 HTX CN-Tiểu thủ công nghiệp Cây Tre 0 1,800
21 Nhà máy Giấy Long An 0 1,959
22 Xí nghiệp Giấy Mai Lan 153 1,074
23 Xí nghiệp Giấy Vĩnh Phú 212 4,309
24 Xí nghiệp tư doanh Bột Phước Long 1,000 0
Cộng Chi hội IV 39,063 166,580
Cộng toàn Hiệp hội: 165,550 374,390
NGOÀI HIỆP HỘI
1 Lam Kinh 4,000 6,030
2 Vàng mã (nhiều đơn vị) 55,000 50,000
3 Bắc Ninh 0 70,000
4 Các cơ sở khác 15,000 50,100
Ước tính các cơ sở ngoài Hiệp hội: 74,000 176,130
Cộng toàn ngành: 239,550 550,520
Nguồn: Hiệp hội Giấy Việt Nam
Phụ lục 4 : SẢN LƯỢNG BỘT GIẤY VÀ GIẤY NĂM 2002
Nội dung ĐVT Hiệp hội Ngoài Hiệp hội Toàn ngành
Khoản mục Tấn 165,550 74,000 239,550
Giấy Tấn 374,390 176,130 550,520
Tỷ lệ bột giấy đáp ứng nhu cầu SX % 44.2% 42.0% 43.1%
Nhập khẩu bột giấy Tấn 208,840 102,130 310,970
Thiệt hại (Giá bột NK>giá bột trong
nước 130USD/tấn) USD 27,149,200 13,276,900 40,426,100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam.pdf