MỤC LỤC
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Các phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc của chuyên đề
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH CHO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1.1. Chất lượng môi trường
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Giá trị kinh tế của chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế
1.2. Vấn đề định giá môi trường
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá môi trường
1.2.2. Phương pháp định giá môi trường
1.3. Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch
1.3.3. Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch
1.3.4. Ưu điểm
1.3.5. Hạn chế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ,THỪA THIÊN - HUẾ
2.1. Đặc điểm chung của VQG Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch
2.2.1. Tiềm năng du lịch
2.2.2. Thực trạng du lịch
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường
2.3.1. Nghiên cứu khoa học
2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
2.3.3. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm
2.3.4. Công tác giáo dục môi trường
2.4. Tiểu kết
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI VQG BẠCH MÃ
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị chất lượng môi trường cho VQG Bạch Mã
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
3.2.1. Đối với thông tin thứ cấp
3.2.2. Đối với thông tin sơ cấp
3.3. Tổng quan về các đặc điểm mẫu nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách tham gia phỏng vấn
3.3.2. Các hoạt động tại VQG Bạch Mã của du khách tham gia phỏng vấn
3.3.3. Các chi phí du lịch của du khách tham gia phỏng vấn
3.4. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho VQG Bạch Mã
3.4.1. Phân vùng xuất phát
3.4.2. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR)
3.4.3. Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến Bạch Mã
3.4.4. Xây dựng hàm cầu du lịch cho VQG Bạch Mã
3.5. Những kết quả thu được
3.6. Những khó khăn trong quá trình thực hiện ZTCM tại VQG Bạch Mã
3.7. Kiến nghị
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5348 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để xác định giá trị chất lượng môi trường tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất đất nước, theo chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới, người dân các nơi trong tỉnh đã đến khai hoang đất đai và thành lập nhiều xóm làng trù phú cho đến tận bây giờ. Nhiều xã mới đã hình thành và dân số trong vùng đệm ngày càng tăng lên. Phía Nam và Tây Nam của vùng đệm, ở những nơi xa xôi hẻo lánh là vùng sinh sống của một tộc người thiểu số - người Katu. Tộc người này trước đây sống ở những vùng rừng núi hoang vu hiểm trở của hai huyện Hiên và Giằng, và trên các triền núi cao của huyện A Lưới. Dần dần, họ chuyển xuống định cư ở những vùng thấp hơn. Ngoài ra, còn có một bộ phận nhỏ người Vân Kiều đang sinh sống ở phia Đông Bắc của vườn thuộc phạm vi vùng đệm. Cộng đồng người dân tộc này di cư từ tỉnh Quảng Trị vào cuối năm 1993 và hiện nay đã định cư lâu dài tại đây, trở thành một bàn làng độc lập nhưng không tách rời với các cộng đồng người Kinh sống xung quanh.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp và khai thác tài nguyên rừng (gỗ, củi, săn bắt chim, thú, hái, lượm). Một số lao động làm nghề khai thác sạn, chăn nuôi và bán gỗ. Bình quân lương thực đầu người trong một năm là 238,8 kg, chi tiêu hàng ngày bình quân là 2.747 đồng/người. Toàn vùng đệm có khoảng 20% hộ khá, 44% hộ trung bình và 36% hộ nghèo.
2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch
2.2.1. Tiềm năng du lịch
Từ năm 1930, người Pháp đã xây dựng khu nghỉ mát ở đây, với 139 biệt thự và một số công trình kiến trúc như hệ thống đường nhựa 19km nối từ quốc lộ 1A vào khu trung tâm, công trình chợ, bưu điện, hồ bơi… Ngoài giá trị to lớn về mặt khoa học, vườn quốc gia Bạch Mã còn có những thế mạnh trong việc tổ chức du lịch sinh thái như sau:
Có tính đa dạng sinh học cao: Bạch Mã là nơi giao lưu của hệ động, thực vật 2 miền Bắc và Nam, số lượng cá thể các loài động thực vật khá phong phú. Đặc biệt là nơi hội tụ của nhiều loài chim Việt Nam, đáng lưu ý hơn là các loài chim quý như trĩ sao, gà lôi. Giá trị du lịch sinh thái cao nhất của khu vực Bạch Mã là cảnh quan thiên nhiên và khí hậu trong lành. Do nơi đây có địa hình núi cao lại gần biển nên nhiệt độ bình quân biến động vào mùa hè chỉ từ 180C đến 230C. Khí hậu ở trung tâm Bạch Mã được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất của những nơi nghỉ trên vùng núi Đông Dương.
Có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Hải Vọng Đài, Đỗ Quyên, thác Bạc, Ngũ Hồ, khu rừng Chò Chai. Đỉnh núi Bạch Mã có độ cao 1450m (tương đương với cao nguyên Đà Lạt, khí hậu mát mẻ, dễ chịu về mùa hè, nhiều loài hoa đẹp phát triển tốt, có đai rừng á nhiệt đới ở độ cao trên 900m, loài cây đặc hữu là Tùng Bạch Mã rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi giải trí ở phân khu dịch vụ du lịch).
Có thể kế thừa, tái tạo công trình kiến trúc cũ: Các công trình kiến trúc cũ có thể phục hồi, tôn tạo phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi tham quan, du lịch và học tập cho nhiều đối tượng trong xã hội.
2.2.2. Thực trạng du lịch
2.2.2.1. Lượng khách du lịch tới VQG Bạch Mã
Lượng khách du lịch đến Bạch Mã qua các năm được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến VQG Bạch Mã qua các năm
Năm
Tổng lượng khách
Khách Việt Nam
Khách quốc tế
2000
6500
5525
975
2001
15000
12750
2250
2002
13136
12086
1040
2003
11785
10906
879
2004
14389
12686
1703
2005
13500
11400
2100
Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bạch Mã
Qua biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch tới VQG Bạch Mã từ năm 2000 đến năm 2005 ta có thể đưa ra những nhận xét sau:
Năm 2000, du lịch ở Bạch Mã mới bắt đầu phát triển, số người biết đến Bạch Mã không nhiều, lượng khách du lịch còn rất thấp (chỉ có 6500 lượt khách, bao gồm cả khách nội địa và quốc tế).
Đến năm 2001, lượng khách du lịch đến Bạch Mã tăng gấp hơn hai lần (từ 6500 lên 15000 lượt khách). Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn của VQG và Ban quản lý vườn đã có những chính sách thu hút khách du lịch.
Những năm sau đó (từ 2002 – 2005), lượng khách không tăng với tốc độ đột biến mà chỉ dao động trong khoảng từ 12000 đến 15000 lượt khách/năm. Có thể nói, Ban quản lý vườn đã áp dụng những chính sách hợp lý nhằm hạn chế du lịch ở mức vừa phải, đảm bảo công tác bảo tồn - mục tiêu hàng đầu của VQG.
2.2.2.2. Các hoạt động của khách du lịch
Khách đến thăm quan du lịch hoặc nghiên cứu về VQG Bạch Mã trước hết sẽ vào khu văn phòng và Trung tâm giáo dục môi trường và du lịch sinh thái tại cổng vườn. Tại đây du khách sẽ được đón tiếp chu đáo và được nghe giới thiệu về lịch sử, văn hoá, giá trị đa dạng sinh học và tiềm năng du lịch sinh thái của VQG. Khách sẽ được hướng dẫn tham quan, xem phòng trưng bày và lĩnh hội các thông tin về giáo dục môi trường trong phạm vi vườn. Khách có thể được phát các tờ giới thiệu về VQG Bạch Mã.
Nếu du khách có nhu cầu về ăn uống và nghỉ ngơi tại khu văn phòng hoặc khu nghỉ mát sẽ được Ban dịch vụ du lịch đáp ứng. Ở đây có những nhà khách phục vụ cho các đoàn nghiên cứu, tham quan tập thể hoặc gia đình hay cá nhân tuỳ theo nhu cầu của khách.
Đến với Bạch Mã du khách sẽ có dịp thưởng thức một chuỗi các đường mòn độc đáo chỉ dành cho những người yêu thích thiên nhiên hoang dã - những người thích thưởng thức và biết trân trọng những cảnh đẹp thiên nhiên đặc trưng nơi đây.
Những tuyến đường mòn chính của VQG Bạch Mã:
Đường mòn Trĩ Sao: Đi xuyên qua cánh rừng nhiệt đới du khách sẽ đến với thác Trĩ Sao tuyệt đẹp. Đường mòn này là một trong những tuyến thám hiểm ở Bạch Mã. Tại thác Trĩ Sao - như tên gọi của nó, có rất nhiều chim Trĩ Sao đang sinh sống.
Đường mòn thác Đỗ Quyên: Những phong cảnh nên thơ từ đỉnh của thác nước hùng vĩ này là nét thu hút đặc sắc cho du khách đến Bạch Mã. Du khách có thể nhận thấy sự thay đổi của rừng khi đi trên con đường này để dẫn đến đỉnh của một thác nước cao 300 m – thác Đỗ Quyên. Có rất nhiều hoa Đỗ Quyên ở đây nở hoa vào mùa xuân.
Đường mòn thác Ngũ Hồ: Băng qua khu rừng tuyệt đẹp và những ngôi nhà bị đổ nát, đường mòn này dẫn bạn đến một loạt các thác nước duyên dáng và hữu tình. Ở đây, du khách có thể bơi lội thỏa thích trong những hồ nước trong suốt tựa pha lê. Tuy nhiên, nước ở đây khá lạnh vì bạn đang ở trên núi cao.
Đường mòn Hải Vọng Đài: Khoảng 500 m từ điểm dừng cuối cùng của con đường lên Bạch Mã - km 0, bạn sẽ đến đỉnh Bạch Mã với độ cao1450 m. Đứng ở đây bạn có thể nhìn thấy cảnh quan bao la hùng vĩ của các dãy núi nối tiếp ra tận biển đông. Đây là đường mòn được yêu thích nhất tại Bạch Mã, đặc biệt với nhiều biệt thự đổ nát là bằng chứng của một thời du lịch vàng son nơi đây.
Ngoài ra, còn có các đường mòn và điểm du lịch sinh thái khác như Thác Bạc, Rừng Chò Đen, Thác Trượt, Khe Su – Đá Dựng và cả mặt thoáng gần 400 ha của khu suối hồ thơ mộng được tạo thành từ đập thuỷ lợi Truồi…
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Ở Bạch Mã, một nét đặc trưng là hệ thống nhà khách được tiếp thu và phục hồi lại các cơ sở từ thời Pháp, vừa mang nét cổ kính, vừa hiện đại, song cũng rất hoà hợp với cảnh quan thiên nhiên. Vườn đã phục hồi được hai ngôi biệt thự cũ thời Pháp thuộc để làm trạm nghiên cứu bảo vệ và là nơi để đón tiếp, sinh hoạt của du khách ở khu trung tâm đỉnh Bạch Mã. Đó là nhà Bảo An 1 với 7 phòng (có 3 phòng loại 3 giường, 2 phòng loại 4 giường và 2 phòng loại 2 giường), công trình phụ ở ngoài và 1 căng tin ở tiền sảnh có thể chứa 50 – 80 chỗ, nhà Bảo An 2 với 5 phòng khép kín (3 phòng loại 2 giường và 2 phòng loại 3 giường). Cả hai ngôi nhà này được phục chế trên cơ sở giữ nguyên dáng vẻ và chất liệu đá granit cũ của tường vách còn lại.
Ngoài ra, VQG còn có những nhà nghỉ phục vụ du khách trên khu vực đỉnh như: biệt thự Phong Lan, Cẩm Tú, Morin. Bốn trong số sáu đường mòn sinh thái được xây dựng có bảng chỉ dẫn đẹp và hấp dẫn du khách.
Một bãi cắm trại mang tên “Thông nàng” được xây dựng chỉ cách nhà Bảo An 1 chừng 500 m. Sức chứa của bãi cắm trại có thể đến 100 khách bao gồm 1 trại trung tâm và 9 trại nhỏ xung quanh. Hệ thống nước được dẫn từ suối gần đó. Có thể nói đây là một nơi lý tưởng cho những ai thích thú hoạt động picnic và dã ngoại.
Việc cung cấp nước cho khu văn phòng và khu trung tâm đỉnh Bạch Mã chủ yếu được lấy từ suối qua hệ thống lắng lọc. Điện ở khu trung tâm đỉnh được lấy từ nguồn máy nổ cách âm và thuỷ điện.
2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường
2.3.1. Nghiên cứu khoa học
Phòng nghiên cứu khoa học của Vườn chịu trách nhiệm nghiên cứu về sinh thái rừng. Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đều đã và đang nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về tài nguyên thiên nhiên và công tác bảo tồn Vườn Quốc gia. Những nghiên cứu gần đây nhất bao gồm:
Loài Linh trưởng ở Bạch Mã: Qua nhiều chuyến khảo sát thực tế trong rừng, các nhà khoa học đã ghi nhận được các thành phần loài khác nhau cùng với sự phân bố của chúng. Đặc biệt, các nghiên cứu chuyên sâu vào loài Voọc ngũ sắc và tổ thành loài động vật này đã định rõ được sự phân bố của nhiều nhóm trên bản đồ. Hy vọng các nghiên cứu trong tương lai sẽ biết được nhiều hơn nữa về tập tính sinh học và sinh thái của các loài thú quý hiếm này.
Bảo tồn Hổ: Nông dân địa phương thường tường thuật lại về sự hiện diện của một loài thú lớn thuộc họ mèo ở rừng Bạch Mã, nhưng mãi đến gần đây vẫn chưa xác định rõ ràng được dấu chân của một con hổ (Panthera tigris). Mặc dù diện tích của Vườn Quốc Gia Bạch Mã được xem như quá nhỏ cho sự có mặt thường xuyên của loài thú ăn thịt này, nhưng những nghiên cứu đang tiến hành cho thấy hệ thống rừng được bảo vệ đã tạo nên một môi trường lãnh thổ rộng hơn cho nhiều cá thể. Những máy bay ảnh từ xa cực nhạy đã được lắp đặt dọc theo những lối đi có thể có hổ nhằm mục đích khám phá nhiều hơn về sinh cảnh và sinh thái của loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng này. Dự án này là một bộ phận của Chương trình bảo tồn Hổ tiến hành ở dãy Trung Trường Sơn Việt Nam và các nước láng giềng Lào và Cămpuchia.
Nghiên cứu ứng dụng về rừng: Sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, việc cưa xẻ gỗ bởi các lâm trường đã làm cho hầu hết các loại gỗ có giá trị thương mại trong vùng gần như cạn kiệt và nhiều loài cây có giá trị có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc thiết lập Vườn Quốc Gia vào năm 1991 có thể ngăn chặn những xu hướng tiêu cực này, nhưng việc khai thác bất hợp pháp các sản phẩm rừng vẫn là một vấn đề nổi bật mà Vườn Quốc Gia phải xoay xở để đối phó. Gần đây Vườn đã tiến hành nghiên cứu sự phân bố và tái sinh tự nhiên của ba loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được liệt vào sách Đỏ Việt Nam là Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) và Hồi núi (Llicium parvifolium). Một phần nghiên cứu đã thành công trong việc nhân giống bằng hom qua việc xác định tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng qua các môi trường khác nhau. Các kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc bảo tồn các loài hoang dã.
Cây thuốc: Thực vật đã và đang được con người sử dụng làm thuốc trên khắp thế giới hàng ngàn năm qua. Có đến trên 40% thuốc Tây được làm từ thực vật, động vật và vi sinh vật. Khoảng 400 trong 1400 loài cây được tìm thấy tại Bạch Mã là đang được sử dụng làm thuốc bởi người Kinh và dân tộc thiểu số (Katu và Vân Kiều) đang sống xung quanh Vườn.
2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
Đây là công tác hàng đầu không thể thiếu vắng được đối với các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài các hoạt động của lực lượng kiểm lâm như tuần tra, canh gác, bắt giữ và xử phạt các đối tượng khai thác trái phép, vườn còn phối hợp với Hạt kiểm lâm địa phương, uỷ ban nhân dân xã huyện, Toà án nhân dân huyện xét xử những vụ việc quan trọng nhằm cảnh báo và tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
48 Kiểm lâm của Vườn thường xuyên đi tuần tra rừng để ngăn chặn việc săn bắt, đặt bẫy thú và chặt phá cây rừng trái phép. Có tất cả 7 trạm Kiểm lâm ở quanh Vườn và 2 đội lưu động chuyên trách làm việc này. Ngoài ra kiểm lâm còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giải thích cho người dân địa phương hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng.
Công tác trồng lại rừng cũng là một lĩnh vực quan trọng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ vườn. Cho đến nay, đã có hơn 900 ha trong khu vực bảo vệ được trồng lại với những loài cây bản địa. Nhiều nỗ lực cũng được tiến hành nhằm trồng lại 752 ha đất trống ở khu vực vùng đệm với những loài cây đặc trưng của những vùng đất thấp tại Bạch Mã.
2.3.3. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm
Phần lớn trong số gần 12.000 hộ dân sống trong 11 xã và 2 thị trấn nằm trong vùng đệm của Vườn có đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm thu được từ rừng và thói quen sử dụng các sản phẩm rừng tự nhiên hiện vẫn còn là một vấn đề lớn. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn quốc gia chịu nhiều sức ép mà các nguyên nhân chính là:
Cần đất để phục vụ cho canh tác nông nghiệp, cung cấp lương thực.
Sự cần thiết của củi đốt trong khi không có các nguồn năng lượng khác thay thế.
Thiếu việc làm để tạo thu nhập do đó phải tìm nguồn thu từ các sản phẩm rừng.
Một trong những nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bạch mã là tìm và tạo ra sự hài hoà giữa bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên hiện có. Để đạt được mục tiêu này, Vườn quốc gia Bạch Mã đã có nhiều các dự án với mục tiêu thay đổi cơ cấu nguồn thu nhập của cư dân vùng đệm mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ năm 2000, công việc của trung tâm phát triển cộng đồng của Vườn đã nhận được sự hỗ trợ của tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (the German Development Service- DED) với một cố vấn và một khoản kinh phí hoạt động hàng năm. Việc phát triển vùng đệm tập trung chủ yếu vào việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng đệm và chính quyền địa phương nhằm nâng cao khả năng sử dụng và quản lý một cách thân thiện hơn với nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt. Mục đích của các hoạt động này là đạt được một sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định bền vững.
Các hoạt động phát triển cộng đồng còn là nâng cao giá trị sản phẩm của kinh tế nông nghiệp hộ gia đình, từ chăn nuôi, trồng trọt thông qua việc hướng dẫn trồng các loài cây ăn trái hay chỉ đạo, hỗ trợ chăn nuôi. Hơn nữa, VQG cũng khuyến khích trồng các loại cây dược liệu, cây có giá trị kinh tế cao hoặc lâm sản ngoài gỗ như: Trầm hương, quế của các hộ nằm trong vùng đệm của vườn. Việc giới thiệu mô hình và hỗ trợ nuôi giun quế, xây dựng bếp đun tiết kiệm và công trình thuỷ lợi nhỏ tại các cộng đồng vùng đệm là những việc mà trung tâm Phát triển cộng đồng đã đạt được.
2.3.4. Công tác giáo dục môi trường
Có hơn 65.000 người đang sống trong vùng đệm xung quanh vườn và khoảng 12.500 ngàn du khách đến tham quan vườn mỗi năm. Vườn đang phát triển một Phòng trưng bày để cung cấp thông tin về rừng, động vật và cả những nguy cơ của hệ động thực vật này. Ý nghĩa chính của Phòng này là trưng bày các hiện vật để diễn giải với khách tham quan bằng cách nào con người đã và đang ảnh hưởng đến rừng.
Ngoài ra, vườn đang mở rộng các chương trình với người dân địa phương, ủng hộ các Câu lạc bộ Xanh tại một vài trường và cung cấp tài liệu để dạy về môi trường trong lớp học. Vườn nhận thấy rằng việc bảo tồn sẽ chỉ thành công nếu tất cả mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của rừng và việc bảo vệ rừng.
2.4. Tiểu kết
Như vậy, trong chương II đề tài đã trình bày những đặc điểm chung của VQG Bạch Mã, thực trạng du lịch và những hoạt động bảo tồn thiên nhiên cũng như giáo dục môi trường tại vườn. Qua đó, ta có một cái nhìn tổng quan về VQG và các giá trị của nó, đặc biệt là giá trị cảnh quan (hay giá trị giải trí). Trong chương này, đề tài cũng đã có những tổng kết và phân tích về lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến VQG Bạch Mã qua các năm 2000 – 2005. Việc phân tích tiềm năng du lịch, lượng khách du lịch cũng như hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại vườn là cơ sở cho việc xác định hàm cầu du lịch và tính toán ra giá trị giải trí của vườn.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chuyên đề, đề tài vẫn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là vẫn chưa có số liệu cụ thể về tình hình cung cấp điện nước tại khu vực vườn và mức độ ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt về mùa khô tới hoạt động du lịch tại vườn. Đặc biệt, số liệu về lượng khách của từng địa phương tới Bạch Mã nếu có được đầy đủ sẽ là cơ sở tốt cho việc phân vùng khách du lịch. Do vậy, đề tài đề xuất rằng VQG nên lưu lại thông tin cá nhân của du khách để có đánh giá xác thực hơn về tiềm năng nguồn khách du lịch cũng như đảm bảo các dịch vụ phù hợp và phục vụ tốt hơn cho hoạt động nghiên cứu.
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI VQG BẠCH MÃ
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị chất lượng môi trường cho VQG Bạch Mã
Như đã phân tích ở chương I, cả hai cách tiếp cận ITCM và ZTCM đều có những hạn chế riêng. Tuy nhiên, ZTCM vẫn được coi là khả thi hơn trong việc lượng hoá giá trị cảnh quan tại VQG Bạch Mã. Nguyên nhân là:
Thứ nhất, theo bảng phỏng vấn khách du lịch thì phần lớn khách du lịch đến Bạch Mã lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. VQG Bạch Mã cách thành phố Huế 40 km, từ chân vườn lên trên đỉnh Bạch Mã là 16 km. Muốn lên được đến đỉnh phải đi bằng ô tô hoặc đi bộ. Bởi vậy, việc lui tới Bạch Mã thường xuyên là khá khó khăn, ngay cả đối với nhân dân ở Huế. Hơn nữa đi du lịch thường xuyên không phải là thói quen của người Việt Nam. Thông thường người dân Việt Nam chỉ đi nghỉ vào 1 hoặc 2 lần trong năm. Nguyên nhân có lẽ là do mức thu nhập thấp của hầu hết dân Việt Nam. Do số lần đến thăm VQG hàng năm của mỗi du khách là rất ít nên ITCM không thích hợp trong đề tài này.
Thứ hai, ZTCM là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá giá trị cảnh quan ở các nước đang phát triển, bởi phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém.
Do đó, trong đề tài này tôi đã sử dụng cách tiếp cận chi phí du lịch theo vùng để xác định giá trị cảnh quan của VQG Bạch Mã.
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Việc thu thập thông tin cho đề tài được tiến hành vào tháng 6 năm 2006, bao gồm thu thập cả thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
3.2.1. Đối với thông tin thứ cấp
Những thông tin chung như dân số, thu nhập… được cung cấp bởi Tổng cục thống kê tại trang web
Thông tin về lượng khách du lịch hàng năm đến VQG Bạch Mã được cung cấp bởi Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường vườn quốc gia Bạch Mã.
Ngoài ra, một số thông tin về hoạt động của du khách và chi phí ăn ở của du khách được cung cấp bởi một số nhà nghỉ trên đỉnh Bạch Mã và thông qua trang web
3.2.2. Đối với thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến VQG Bạch Mã trong khoảng thời gian tháng 6 năm 2006.
3.2.2.1. Thiết kế bảng hỏi
TCM sử dụng bảng hỏi để thu thập được thông tin về chi phí du lịch của khách và có thể thu thập được lượng mà du khách sẵn lòng chi trả (WTP). Có 4 phần trong bảng hỏi:
Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của du khách: trong bảng hỏi cần phải có những thông tin cá nhân của khách du lịch như: giới, tuổi, thu nhập, học vấn. Những thông tin này không chỉ hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý của du khách mà còn giúp cho việc xây dựng đường cầu du lịch và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nó.
Chi phí cho chuyến du lịch của du khách đến VQG Bạch Mã: bảng hỏi được thiết kế để có được các chi phí trong chuyến đi của du khách đến VQG Bạch Mã, trong đó bao gồm các câu hỏi về chi phí mà khách phải trả trong VQG, câu hỏi về phương tiện tới vườn và về mục đích tới vườn. Chúng ta cần phải quan tâm đến câu hỏi về phương tiện đến VQG Bạch Mã của khách để ước lượng ra chi phí đi lại và chi phí thời gian (hay còn gọi là chi phí cơ hội) tới vườn. Ngoài ra, câu hỏi về mục đích đến VQG cũng cần thiết bởi nếu chúng ta không chú ý đến giá trị của thời gian thì rất khó có thể tính toán được chính xác chi phí du lịch. Chi phí cơ hội của những khách nhàn rỗi sẽ thấp hơn so với chi phí du lịch của những khách phải nghỉ việc để đi du lịch.
Thông tin về kinh nghiệm du lịch tại VQG của du khách: sở thích của du khách đến Bạch Mã thường là đi dạo, ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên và thưởng thức khí hậu trong lành. Đồng thời, ngoài những câu hỏi về sở thích của khách tại vườn cũng có những câu hỏi đánh giá của du khách về chất lượng của vườn và những điểm chưa hài lòng của du khách. Điều này sẽ góp phần giúp các nhà quản lý tại VQG Bạch Mã cố gắng đáp ứng các nhu cầu của khách và cải thiện các điều kiện môi trường nơi đây. VQG Bạch Mã ở cách xa trung tâm thành phố, bởi vậy thông thường khách du lịch chỉ đến đây 1 lần trong năm và có thể kết hợp du lịch đến một địa điểm khác. Do đó những thông tin về các điểm đến khác trong chuyến đi của du khách được sử dụng để tính toán và phân bổ chi phí du lịch một cách chính xác hơn.
Thông tin về mức sẵn lòng chi trả của du khách để bảo vệ và duy trì cảnh quan thiên nhiên: câu hỏi WTP đặt ra cho các cá nhân để nhằm thăm dò ý kiến của du khách về các kế hoạch của vườn cũng như tính toán mức sẵn lòng chi trả của du khách cho VQG Bạch Mã. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chuyên đề, tôi chỉ sử dụng những thông tin về WTP để tham khảo và đối chiếu với những thông tin ở trên chứ không tính toán và phân tích nó.
3.2.2.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu
Để đảm bảo được độ tin cậy của thông tin thu thập, dung lượng mẫu điều tra phải đủ lớn. Dung lượng mẫu điều tra được xác định như sau:
Trong đó:
n: Dung lượng mẫu
s: Độ lệch chuẩn
e: Độ sai số (thường là từ 3 đến 6%)
a: Độ tin cậy (thường lấy các giá trị 0,9 hoặc 0,95)
Với số lượng tổng thể là lượng khách trung bình tới Bạch Mã, khoảng 11000 người, cùng với độ sai số e = 5,22% và độ tin cậy a = 95% thì số phiếu cần có là 342 phiếu.
Trong quá trình đi phỏng vấn tại Bạch Mã, ngoài việc phỏng vấn du khách trực tiếp còn hình thức phát phiếu cho khách tại các nhà nghỉ và thu lại sau đó. Tổng số phiếu phỏng vấn được tại Bạch Mã là 352 phiếu khách nội địa và 59 phiếu khách nước ngoài. Tuy vậy, trong số 352 phiếu khách nội địa có 10 phiếu mà người trả lời nhỏ hơn 18 tuổi, và trong 59 phiếu khách nước ngoài có 4 phiếu mà người trả lời dưới 18 tuổi. Bởi vậy những phiếu này không được đưa vào mô hình và phân tích, chỉ mang tính chất tham khảo và đối chiếu.
Ngoài ra, mô hình hàm cầu du lịch được xây dựng ở Bạch Mã sẽ không bao gồm khách nước ngoài bởi việc đưa khách nước ngoài vào mô hình là khá phức tạp trong việc tính tỷ lệ số khách đến trên 1000 dân. Hơn nữa, khách nước ngoài thường du lịch tại nhiều địa điểm, không phải họ chỉ đến Việt Nam để thăm Bạch Mã, bởi vậy việc phân bổ chi phí du lịch của họ là khá khó khăn. Do đó, trong đề tài này chỉ đưa khách nội địa vào mô hình.
Tổng mẫu dùng là 342 phiếu phỏng vấn khách nội địa và 55 phiếu phỏng vấn khách nước ngoài.
3.2.2.3. Xử lý số liệu
Sau khi chọn ra được mẫu, các số liệu được phân loại, tổng hợp và phân tích trên Excel. Những số liệu tổng hợp này sẽ được xử lý thông qua công cụ Data Analysis của Excel để phục vụ cho việc xác định hàm cầu du lịch ở VQG Bạch Mã.
3.3. Tổng quan về các đặc điểm mẫu nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách tham gia phỏng vấn
Trong tổng số 397 phiếu hợp lệ phỏng vấn tại VQG Bạch Mã có 342 khách nội địa (chiếm 86,2%) và 55 khách quốc tế (chiếm 13,8%).
Bảng 3.1: Phân loại khách du lịch
Tần số
Tỷ lệ phần trăm
Khách nội địa
342
85,6%
Khách quốc tế
55
14,4%
Tổng
397
100%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Trong số 55 khách quốc tế trả lời phỏng vấn thì số khách nam giới và nữ giới chênh lệch nhau không nhiều. Độ tuổi của họ nằm trong khoảng từ 19 – 61 tuổi, trong đó tập trung nhiều nhất là những người nằm ở độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi. Nhìn chung mức thu nhập trung bình của của du khách quốc tế cũng cao hơn nhiều so với mức thu nhập của du khách Việt Nam. Phần lớn những du khách quốc tế tham gia trả lời phỏng vấn có trình độ đại học (chiếm 74,5%). Bảng 3.2 tổng hợp một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của các du khách quốc tế đã tham gia trả lời phỏng vấn.
Đối với các du khách là người Việt Nam, trong tổng số 342 khách du lịch nội địa trả lời phỏng vấn thì có 200 khách du lịch là nam giới và 142 khách là nữ giới. Họ có độ tuổi từ 18 - 68, trong đó nhiều nhất là độ tuổi từ 21 đến 40 (chiếm hơn 68%). Có thể nói, phần lớn khách du lịch Việt Nam tới thăm VQG Bạch Mã cũng có trình độ học vấn khá cao (những người có trình độ đại học chiếm hơn 50%).
Bảng 3.2: Các đặc điểm kinh tế-xã hội của du khách quốc tế
Đặc điểm
Tần số
Phần trăm
Giới tính
Nam
30
54,5%
Nữ
25
45,5%
Tổng
55
100%
Độ tuổi
<20
1
1,82%
21-30
23
41,82%
31-40
11
20,00%
41-50
12
21,82%
51-60
6
10,91%
Trên 60
2
3,63%
Tổng
55
100%
Trình độ học vấn
Tiến sĩ
0
0%
Thạc sỹ
2
3,64%
Đại học
41
74,55%
Cao đẳng
3
5,45%
THPT
5
9,09%
Không trả lời
4
7,27%
Tổng
55
100%
Mức thu nhập (USD/người/năm)
<10000
7
12,73%
11000-20000
8
14,55%
21000-30000
14
25,45%
31000-50000
15
27,27%
Trên 50000
11
20,00%
Tổng
55
100%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Tuy nhiên, mức thu nhập của khách du lịch Việt Nam thì thấp hơn rất nhiều so với khách du lịch quốc tế. Bảng 3.3 là một số thông tin tổng hợp về các đặc điểm kinh tế xã hội của khách nội địa đã trả lời phỏng vấn.
Bảng 3.3: Đặc điểm kinh tế-xã hội của khách du lịch nội địa
Đặc điểm
Tần số
Phần trăm
Giới tính
Nam
200
58,5%
Nữ
142
41,5%
Tổng
342
100,0%
Độ tuổi
<20
32
9,36%
21-30
168
49,12%
31-40
66
19,3%
41-50
54
15,79%
51-60
18
5,26%
Trên 60
4
1,17%
Tổng
342
100,0%
Trình độ học vấn
Tiến sĩ
2
0,58%
Thạc sỹ
9
2,63%
Đại học
174
50,88%
Cao đẳng
2
0,58%
Trung cấp
12
3,51%
PTTH
82
23,98%
Khác
13
3,80%
Không trả lời
48
14,04%
Tổng
342
100,0%
Mức thu nhập (nghìn VND/người/tháng)
<500
23
6,73%
500-1000
124
36,26%
1000-2000
120
35,09%
2000-4000
51
14,91%
>4000
24
7,01%
Tổng
342
100,0%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
3.3.2. Các hoạt động tại VQG Bạch Mã của du khách tham gia phỏng vấn
Các nhóm khách du lịch thăm VQG BẠch Mã có sự khác nhau gữa khách nội địa và khách quốc tế (xem bảng 3.4).
Bảng 3.4: Số du khách trong mỗi nhóm tại VQG Bạch Mã
Số du khách trong nhóm
Tần số
Phần trăm
Khách nội địa
1-4
46
13,45%
5-10
128
37,43%
10-20
110
32,16%
20-30
21
6,14%
Trên 30
37
10,82%
Tổng
342
100,0%
Khách quốc tế
1-4
42
76,36%
5-8
11
20,00%
Trên 8
2
3,64%
Tổng
55
100,0%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Phần lớn khách nội địa tới VQG Bạch Mã thường đi theo nhóm, phổ biến nhất là nhóm từ 5 đến 20 người (chiếm gần 70%), nhưng cũng có số người trong một nhóm lên tới trên 30 người. Trong khi đó, khách quốc tế đến VQG Bạch Mã lại chủ yếu đi theo nhóm nhỏ từ 1 đến 4 người (hơn 76%).
Bảng 3.5: Mục đích du khách tới VQG Bạch Mã
Mục đích
Tần số
Phần trăm
Khách nội địa
Vui chơi, giải trí
304
88,89%
Công việc
12
3,52%
Nghiên cứu khoa học
14
4,09%
Khác
6
1,75%
Đa mục đích
6
1,75%
Tổng
342
100,0%
Khách quốc tế
Vui chơi, giải trí
41
75%
Công việc
4
7%
Nghiên cứu khoa học
0
0%
Khác
10
18%
Tổng
55
100,0%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Các du khách tới đây với mục đích nghỉ ngơi, giải trí là chính. Trong tổng 342 phiếu khách nội địa thì có đến 304 khách đến VQG với mục đích vui chơi, giải trí (chiếm gần 90%). Trong tổng 55 phiếu khách nước ngoài thì có 41 khách đến VQG với mục đích vui chơi giải trí (chiếm 75%).
Các hoạt động được du khách ưa thích nhất khi tới thăm VQG Bạch Mã là thưởng thức cảnh quan thiên nhiên (đặc biệt các du khách nước ngoài rất thích khám phá đi bộ qua các đường rừng và ngắm mặt trời mọc trên đỉnh núi), tìm hiểu văn hoá bản địa.
Bảng 3.6: Các hoạt động du lịch được ưa thích tại VQG Bạch Mã
Các hoạt động ưa thích
Tần số
Phần trăm
Khách nội địa
Thăm các hang động
7
2,05%
Đi bộ
21
6,14%
Thưởng thức cảnh quan thiên nhiên
299
87,43%
Tìm hiểu văn hoá bản địa
3
0,88%
Tất cả các hoạt động trên
4
1,16%
Các hoạt động khác
8
2,34%
Tổng
342
100%
Khách quốc tế
Thăm các hang động
0
0%
Đi bộ
10
18,18%
Thưởng thức cảnh quan thiên nhiên
16
29,09%
Tìm hiểu văn hoá bản địa
24
43,64%
Các hoạt động khác
5
9,09%
Tổng
55
100%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Mặc dù du khách tỏ ra rất thích thú với cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khí hậu trong lành, mát mẻ của VQG Bạch Mã nhưng cũng có nhiều du khách than phiền và bày tỏ sự không hài lòng về cơ sở hạ tầng (đường xá nhiều ổ gà, đường lên dốc và nguy hiểm lại quá ít gương cầu, hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách…), dịch vụ du lịch (chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, thiếu các trung tâm, vui chơi giải trí đi kèm, hình thức du lịch đơn điệu…). Một số khách than phiền về chất lượng môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại VQG nhưng cũng có những khách du lịch cảm thấy hoàn toàn hài lòng về cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, cảnh quan thiên nhiên và chất lượng môi trường nơi đây.
Bảng 3.7: Những điểm làm du khách chưa hài lòng
Những điểm chưa hài lòng
Tần số
Phần trăm
Khách nội địa
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch
122
35,67%
Dịch vụ du lịch
96
28,07%
Cảnh quan tự nhiên
9
2,63%
Chất lượng môi trường du lịch
16
4,68%
Khác
29
8,48%
Hài lòng
26
7,6%
Không hài lòng nhiều điểm
44
12,87%
Tổng
342
100,0%
Khách quốc tế
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch
9
16,36%
Dịch vụ du lịch
3
5,46%
Cảnh quan tự nhiên
3
5,46%
Chất lượng môi trường du lịch
15
27,27%
Hài lòng
25
45,45%
Tổng
55
100,0%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Trong số 397 du khách trả lời phỏng vấn thì đa số đánh giá cao cảnh quan thiên nhiên và môi trường trong lành của VQG Bạch Mã. Xem bảng tổng hợp dưới đây ta thấy có tới hơn 76% khách nội địa và hơn 80% khách quốc tế cho rằng chất lượng môi trường tại VQG Bạch Mã là tốt.
Bảng 3.8: Đánh giá của du khách về chất lượng môi trường VQG Bạch Mã
Chất lượng môi trường
Tần số
Phần trăm
Khách nội địa
Tốt
260
76,02%
Trung bình
78
22,81%
Kém
4
1,17%
Tổng
342
100,0%
Khách quốc tế
Tốt
45
81,82%
Trung bình
10
18,18%
Kém
0
0%
Tổng
55
100%
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Do VQG Bạch Mã nằm cách thành phố Huế 40 km, hơn nữa đường lên đỉnh Bạch Mã khá dốc nên khách du lịch chỉ đến đây 1 lần trong năm. Thời gian lưu trú tại VQG phụ thuộc vào quãng đường đi lại của khách. Những khách du lịch địa phương hoặc những khách ghé qua trong chuyến du lịch của mình thường chỉ ở lại trong ngày, trong khi đó những du khách đến từ khu vực xa hơn hoặc thích thú cảnh quan thiên nhiên ở đây có thể ở lại lâu hơn.
3.3.3. Các chi phí du lịch của du khách tham gia phỏng vấn
Chi phí cho một chuyến đi tới VQG Bạch Mã thường bao gồm: chi phí đến VQG, chi phí đi lại trong VQG, chi phí ăn ở, chi phí vé vào cửa, chi phí mua sắm đồ lưu niệm, các chi phí khác và bao gồm cả chi phí thời gian (hay còn gọi là chi phí cơ hội) du khách phải bỏ ra khi đến thăm VQG Bạch Mã.
Bởi VQG Bạch Mã còn chưa phát triển về dịch vụ du lịch nên chi phí mua sắm đồ lưu niệm của du khách là hầu như không có. Ngoài ra có một số khách đi bằng xe ô tô riêng đến vườn nên sẽ phát sinh thêm phí gửi xe qua đêm.
3.4. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho VQG Bạch Mã
3.4.1. Phân vùng xuất phát
Như đã trình bày ở phần tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu, khách du lịch đến VQG Bạch Mã bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế. Nhưng đối với khách nước ngoài có một vài thông tin mà ta không biết rõ, như: chi phí từ nước ngoài đến Việt Nam, tổng số dân của vùng, mục đích đến Việt Nam là chỉ đi du lịch ở Bạch Mã hay còn kết hợp với mục đích khác…Do đó, nếu tính cả cho khách nước ngoài thì rất khó khăn. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, để xây dựng đường cầu về giải trí đối với Bạch Mã, tôi chỉ tính cho khách nội địa.
Theo thông tin sơ cấp thu thập được qua bảng phỏng vấn thì khách du lịch VQG Bạch Mã chủ yếu đến từ Huế, có một số khách đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình... Bởi vậy, 342 khách nội địa được phỏng vấn sẽ được phân ra thành 4 vùng. Cụ thể như sau:
Bảng 3.9: Phân vùng xuất phát
Vùng
Tỉnh, Thành phố
Tổng số dân (1000 người)
Số lượng khách (theo mẫu)
1
Huế
1119,8
216
2
Đà Nẵng, Quảng Nam
2216,5
63
3
Hà Nội
3082,9
36
4
Hồ Chí Minh
5730,8
27
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu và niên giám thống kê, 2004
3.4.2. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát (VR)
Như trong mô hình mẫu đã đề cập thì hàm cầu cá nhân ở vùng thứ i là:
VRi = V(TCi, Si)
Trong đó: VRi là tỷ lệ số lần tham quan vùng i
TCi là chi phí du lịch vùng i
Si là các biến kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập trung bình của mỗi vùng.
VR được tính bằng số lượt khách đến thăm trong 1 năm của vùng xuất phát chia cho tổng dân số mỗi vùng.
Trong đó, số lượt khách đến thăm trong 1 năm của mỗi vùng = số trung bình của lượt khách thực tế đến Bạch Mã (năm 2005) là 11400 lượt nhân với tỷ lệ phần trăm số khách của từng vùng qua điều tra mẫu.
Bảng 3.10: Số lượt thăm quan của mỗi vùng trong 1 năm
Vùng
Số lượng khách (theo mẫu)
Tỷ lệ (%)
Số lượt khách đến / 1 năm
1
216
63,2
7200
2
63
18,4
2100
3
36
10,5
1200
4
27
7,9
900
Tổng
342
100
11400
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu và số liệu cung cấp từ Trung tâm DLST và GDMT VQG Bạch Mã.
Bảng 3.11: Tỷ lệ thăm quan/1000 dân/năm (VR) của mỗi vùng
Vùng
Số lượt khách đến / 1 năm
Tổng dân số vùng (1000 người)
VR ()
1
7200
1119,8
6,43
2
2100
2216,5
0,95
3
1200
3082,9
0,39
4
900
5730,8
0,16
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu và niên giám thống kê, 2004
3.4.3. Ước lượng chi phí du lịch cho một chuyến đi đến Bạch Mã
Chi phí toàn bộ được thể hiện như sau:
P = e + f + ac + OC + ct
Như vậy, theo phần cơ sở lý luận ta có thể thấy toàn bộ chi phí của chuyến đi bao gồm 5 thành tố cơ bản. Trên thực tế, tổng chi phí du lịch còn có thể bao gồm cả những chi phí thuê hướng dẫn viên du lịch, chi phí mua sắm đồ lưu niệm, hàng hoá. Song ở đây, chúng ta bỏ qua những chi phí này vì hầu hết khách đến đây là để thăm quan và nghỉ ngơi, hơn nữa các dịch vụ giải trí tại Bạch Mã không nhiều, đồ lưu niệm không phong phú. Do đó, những chi phí này là không đáng kể và có thể có hoặc không có trong chi phí của mỗi người khách cụ thể.
Năm chi phí cơ bản trên sẽ được diễn giải như sau:
3.4.3.1. Chi phí vé thăm quan (e)
Chi phí vé thăm quan là một loại lệ phí mà khách thăm quan phải trả khi vào một điểm du lịch. Tại VQG Bạch Mã khách du lịch phải trả tiền vé vào cổng với mức giá chung là 10500 đồng/người, với đối tượng là sinh viên thì giá vé là 5500 đồng/người.
Tuy nhiên, qua đặc điểm kinh tế - xã hội của những khách được phỏng vấn thì đa số là nằm từ độ tuổi 25 đến 30. Vì vậy, ở đây ta sẽ giả định tất cả các du khách đều phải chịu một mức giá vào cổng là như nhau và bằng 10500 đồng/người.
3.4.3.2. Chi phí ăn uống (f)
Theo Trung tâm DLST và GDMT, giá suất ăn (mức thấp nhất) tại các nhà nghỉ ở VQG Bạch Mã là bữa chính: 30000đ/suất và ăn sáng là 10000đ/suất. Những nhà nghỉ càng ở trên cao thì giá thành 1 bữa ăn càng lớn. Tuy nhiên, khi khách đến VQG Bạch Mã thì hầu hết đều nghỉ lại ở nhà nghỉ của vườn (ở vị trí thấp nhất). Theo tính toán từ phiếu phỏng vấn khách thì khách đến từ vùng 1 có thời gian trung bình lưu lại VQG là lớn nhất và bằng 2 ngày, trong khi khách từ các vùng còn lại chỉ có thời gian lưu lại vườn là 1 ngày. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi VQG Bạch Mã nằm ở Huế - nơi có nhiều địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng. Khách du lịch từ các vùng đến Huế chỉ ghé qua VQG và tranh thủ thăm nhiều điểm du lịch khác. Trong khi đó, những khách du lịch từ Huế lên VQG chủ yếu là nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng, họ có thể đi về bất cứ lúc nào.
Sau đây là bảng tổng hợp chi phí ăn uống của du khách :
Bảng 3.12: Chi phí ăn uống (f)
Vùng
Chi phí ăn uống (VNĐ/người)
1
110000
2
40000
3
40000
4
40000
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu.
3.4.3.3. Chi phí nghỉ ngơi (ac)
Như đã diễn giải ở trên, khách du lịch đến từ vùng 1 có thời gian lưu lại trung bình VQG là 2 ngày còn các vùng khách là 1 ngày. Theo số liệu được cung cấp từ Trung tâm DLST và GDMT VQG Bạch Mã, giá phòng bao gồm các loại như sau:
- Phòng 2 khách: 150.000đ
- Phòng 3 hoặc 4 khách: 200.000đ
- Phòng 6 khách: 300.000đ
- Phòng tập thể dành cho sinh viên, học sinh với sức chứa từ 10 đến 15 người: 120.000đ.
Khách đến từ vùng 1 chủ yếu đi theo nhóm nhỏ, từ 6 – 15 người. Bởi vậy, ta sẽ giả định khách đến từ vùng 1 sẽ ở loại phòng 6 người với chi phí là 50.000 đồng/người/đêm.
Khách đến từ các vùng khác chỉ lưu lại VQG 1 ngày, bởi vậy chi phí ở của họ sẽ bằng 0.
Sau đây là bảng tổng hợp chi phí ở của du khách:
Bảng 3.13: Chi phí nghỉ ngơi (ac)
Vùng
Chi phí ở (VNĐ/người)
1
50000
2
0
3
0
4
0
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
3.4.3.4. Chi phí đi lại
Chi phí đi lại của du khách sẽ bao gồm chi phí tới VQG và chi phí đi lại trong VQG. Theo quy định của vườn, xe máy và xe thô sơ không được đi lại trong khu vực vườn để bảo đảm an toàn. Thông thường khách phải đi xe ô tô hoặc thuê xe của vườn với giá trung bình là 500.000đ/chuyến xe 12 chỗ. Bởi vậy, ta giả định tất cả du khách đến VQG đều phải tốn chi phí đi lại trong VQG như nhau và bằng 84000 đồng/người (khứ hồi).
Đối với chi phí đi lại của du khách tới VQG có thể phân tích như sau: do VQG nằm xa quốc lộ nên du khách muốn tiếp cận VQG chỉ có thể đến bằng xe máy hoặc ô tô. Du khách đến từ vùng 1 chủ yếu là đến bằng xe máy, từ vùng 2 chủ yếu đến bằng ô tô còn du khách đến từ vùng 3 và vùng 4 phải đi bằng tàu hoả đến Huế, sau đó từ Huế đi ô tô đến VQG. Tính toán theo giá xăng trên thị trường, ta giả định du khách đi bằng xe máy tới vườn sẽ mất chi phí là 350 đồng/người/km và du khách đi bằng xe ô tô đến vườn sẽ mất chi phí là 750 đồng/người/km. Bảng 3.14 tổng hợp chi phí đi lại của khách từ các vùng đến VQG.
Bảng 3.14: Chi phí đi lại (ct)
Vùng
Chi phí đi lại tới VQG (VNĐ/người)
Chi phí đi lại trong VQG (VNĐ/người)
Tổng chi phí đi lại (VNĐ/người)
1
28000
84000
112000
2
185250
84000
269250
3
548000
84000
632000
4
728000
84000
812000
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
3.4.3.5. Chi phí thời gian (chi phí cơ hội – OC)
Việc ước lượng chi phí thời gian dành cho đi du lịch là một vấn đề khá khó khăn bởi vì thời gian dành cho bất kỳ hoạt động nào cũng đều gây ra những tranh cãi về lợi ích cá nhân. Thời gian làm việc mang lại thu nhập cho mỗi cá nhân nhưng nó lại làm cho chúng ta bị mệt mỏi hay căng thẳng. Ngược lại, những hoạt động vui chơi giải trí đều có lợi ích tích cực, ít nhất là ở khía cạnh tinh thần, nhưng đồng thời nó cũng lấy đi khoảng thời gian dành cho các hoạt động khác. Như vậy sẽ có một chi phí cơ hội đối với thời gian dành cho cả chuyến đi thăm quan.
Việc lựa chọn giá cả của thời gian là rất quan trọng đối với việc xác định đường cầu khu giải trí cũng như đối với việc tính toán giá trị của khu giải trí. Ở đây, ta giả định đơn giá của thu nhập là thước đo phù hợp cho chi phí cơ hội của thời gian. Nghĩa là ta coi giá trị giải trí của một khách du lịch trong một đơn vị thời gian (1 ngày) được lượng hoá bằng thu nhập bình quân trong một ngày của họ.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì trong năm 2004, mức lương trung bình của dân cư tại thành thị là 794800 đồng/tháng hay 36000 đồng/ngày. Kết quả tổng hợp từ các bảng phỏng vấn cho thấy phần lớn khách du lịch tới VQG Bạch Mã là khách tại thành thị nên có thể dùng các số liệu trên đây trên để ước lượng chi phí thời gian cho khách du lịch đến từ từng vùng.
Bảng 3.15: Chi phí thời gian (OC)
Vùng
Chi phí thời gian (VNĐ/người)
1
72000
2
36000
3
36000
4
36000
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
3.4.3.6. Tổng hợp các chi phí
Qua tính toán ở trên, ta sẽ có tổng chi phí của từng người cho một chuyến đi du lịch VQG Bạch Mã ở từng vùng như sau:
Bảng 3.16: Tổng hợp các chi phí
Vùng
Tổng chi phí trung bình / 1 người / 1 chuyến TC (1000 VNĐ)
1
354,5
2
355,75
3
718,5
4
898,5
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
3.4.4. Xây dựng hàm cầu du lịch cho VQG Bạch Mã
Như đã trình bày ở trên, tỷ lệ số lần thăm quan phụ thuộc vào chất lượng môi trường, thu nhập của khách du lịch và chi phí của chuyến đi. Tuy nhiên, việc xác định chất lượng môi trường ở Bạch Mã chưa được nghiên cứu một cách chính xác, và trong bài viết này đã giả định thu nhập là một yếu tố không đổi.
Vì vậy, tỷ lệ số lần thăm quan phụ thuộc chặt chẽ vào chi phí chuyến đi. Mô hình hàm cầu sẽ là: VRi = a + bTCi (i = 1,2,3,4).
Trong đó: a và b là các hệ số cần ước lượng.
VRi là tỷ lệ số lần thăm quan /1000 người /năm
TCi là chi phí trung bình /người /chuyến của vùng i.
Tuy nhiên do có sự chênh lệch lớn về giá trị giữa VR và TC nên ta sử dụng hàm logarit để điều chỉnh sự khác biệt này. Hàm cầu du lịch sẽ là:
lg (VRi) = a + blg.(TCi)
Hai giá trị VRi, Pi đã được tính toán ra thành bảng sau:
Bảng 3.17: Giá trị VRi và TCi ở các vùng
Vùng
VR ()
TC
1
6,43
354,5
2
0,95
355,75
3
0,39
718,5
4
0,16
898,5
Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra mẫu
Dùng phương pháp hồi quy thông bằng hàm Regression Analysis (Excel), ta sẽ thu được kết quả như sau:
a = 7,68 b = - 2,85
Do đó xác định được hàm cầu như sau:
Lg(VR) = 7,68 – 2,85.lg(TC)
b = - 2,85 < 0 có ý nghĩa rằng khi chi phí cho một chuyến đi du lịch VQG Bạch Mã tăng lên thì tỷ lệ số lần thăm quan /1000 người /năm giảm đi. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết.
Theo kết quả hồi quy, R2 = 0,75, cho thấy độ phù hợp của hàm số hồi quy là khá cao và biến chi phí đã giải thích 75% chi biến tỷ lệ số lần đến.
Từ hàm cầu giải trí lg(VR) = 7,68 – 2,85.lg(TC) có VR = 6,108 – 0,007TC. Sử dụng số liệu về tỷ lệ du khách đến từ mỗi vùng (VR) và chi phí du lịch của khách mỗi vùng (TC) có thể xây dựng đường cầu giải trí như sau:
VR = 6,108 – 0,007TC
VR
TC
872,571
6,108
Hình 3.1: Đồ thị hàm cầu giải trí của vườn quốc gia Bạch Mã
Phần phía dưới đường cầu sẽ là tổng lợi ích mỗi cá nhân nhận được là:
(1)
Trong đó: TC* là chi phí khống chế mà tại đó VR (TC*) = 0.
Ta có mô hình tuyến tính: VR = 6,108 – 0,007TC, do đó:
(nghìn đồng)
Thay vào biểu thức (1) ta được:
Li = 6,108.857,571 – 0,007.857,5712 = 90,048 (nghìn đồng)
Vậy lợi ích trung bình mỗi du khách nhận được khi đến VQG Bạch Mã là 90,048 nghìn đồng. Dựa vào lượng khách năm 2005 đã được sử dụng để phân tích có thể xác định tổng lợi ích của mỗi vùng và từ đó xác định tổng lợi ích của du khách.
Bảng 3.18: Lợi ích giải trí của du khách từ các vùng đến Bạch Mã
Vùng
Số lượt khách đến / 1 năm
Lợi ích (nghìn đồng)
1
7200
648.345,6
2
2100
189.100,8
3
1200
108.057,6
4
900
81.043,2
Tổng
11400
1.026.547,2
Nguồn: Tác giả ước tính.
Tổng lợi ích du khách nhận được chính là giá trị giải trí của VQG Bạch Mã. Do vậy, giá trị giải trí do cảnh quan Bạch Mã đem lại năm 2005 là hơn 1,026 tỷ đồng.
3.5. Những kết quả thu được
Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp ứng dụng nhận thức về nhu cầu để định giá môi trường. Qua việc thu thập thông tin về khách du lịch, tổng hợp và xử lý các thông tin bằng phần mềm Excel, tôi đã xác lập được hàm cầu du lịch cho VQG Bạch Mã. Trên cơ sở đó tính ra tổng lợi ích của mỗi cá nhân được hưởng từ VQG Bạch Mã và tổng giá trị giải trí của Vườn.
Việc tính toán ra những giá trị cụ thể sẽ mang tính thuyết phục cao, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời những kết quả này có thể trở thành những tài liệu hữu ích cho việc hoạch định chính sách hoặc tính ra mức giá phù hợp cho VQG Bạch Mã.
3.6. Những khó khăn trong quá trình thực hiện ZTCM tại VQG Bạch Mã
Trong khi điều tra khách du lịch do thiếu kinh nghiệm cũng như khoảng thời gian điều tra ngắn nên không thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết. Số lượng thông tin thu được cũng như số khách phỏng vấn còn chưa nhiều và chưa bao quát được hết số khách đến từ các tỉnh thành khác nhau trên đất nước.
Do vậy nên kết quả có thể vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh một cách khách quan. Ví dụ như: trong bước phân vùng xuất phát, thực chất phải chia thành các vùng cách Bạch Mã 1 khoảng cách nhất định và mỗi vùng phải gồm những địa phương có khoảng cách tương tự nhau. Nhưng trong bài viết này do không có số liệu đầy đủ nên mỗi vùng xuất phát chỉ bao gồm 1 hoặc 2 địa phương, do đó độ chính xác cũng như giá trị du lịch tính ra bị giảm đi nhiều.
Mô hình chi phí du lịch ở đây là mô hình giản đơn và chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu. Hơn nữa chưa đưa được mẫu khách nước ngoài vào mô hình bởi vì có nhiều thông tin khó xác định và quan trọng là khách nước ngoài thường kết hợp đi du lịch nhiều nơi nên việc phân bổ chi phí cho du lịch Ba Bể là rất khó. Nhưng nếu có thể tập hợp được cả mẫu khách nước ngoài vào mô hình thì chắc chắn tổng lợi ích tính ra được còn lớn hơn. Tuy nhiên, các kết quả thu được là định hướng cho việc phát triển đề tài sau này.
3.7. Kiến nghị
Để khắc phục những khó khăn trên, đề tài xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Mở rộng thời gian điều tra, phỏng vấn khách tại nhiều thời điểm trong năm. Từ đó ta sẽ có những số liệu tương đối chính xác về lượng khách của các vùng đến Bạch Mã hàng năm, tăng độ tin cậy của kết quả tính ra.
Trên cơ sở thu thập được các số liệu ta sẽ phân vùng xuất phát đầy đủ và chính xác hơn. Nghĩa là ta sẽ phân thành nhiều vùng hơn, mỗi vùng cách Bạch Mã 1 khoảng cách nhất định và mỗi vùng bao gồm một số tỉnh, thành phố gần nhau. Từ đó tính được ra giá trị của VQG Bạch Mã lớn hơn.
Bóc tách các chi phí của khách nước ngoài dành cho đi du lịch VQG Bạch Mã để nhằm đưa mẫu khách nước ngoài vào mô hình. Đồng thời đưa cả biến thu nhập vào mô hình. Việc làm này khá khó khăn, tuy nhiên nếu làm được sẽ xây dựng được một mô hình hoàn hảo, định giá sát nhất các giá trị mà VQG Bạch Mã đem lại.
Tổng giá trị giải trí tính ra được cho VQG là hơn 1,026 tỷ đồng. Trên thực tế tổng lợi ích sẽ tăng lên nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại, tổng lợi ích sẽ giảm khi đường cầu dịch chuyển sang trái. Bởi vậy, vườn nên có những chính sách phù hợp để vừa thu hút du lịch lại vừa có những biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường để chất lượng môi trường nơi đây ngày càng tốt và tổng lợi ích thu được ngày càng tăng.
KẾT LUẬN
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá gia tăng, khiến cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Ngày nay đã có nhiều người hiểu được rằng việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của họ. Nhưng bên cạnh đó có những người vẫn ra sức tàn phá thiên nhiên bởi theo họ “môi trường là của chung, là thứ vô hạn”. Bởi vậy, việc lượng hoá được những giá trị môi trường đem lại là điều cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của con người cũng như bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đề tài “Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để xác định giá trị chất lượng môi trường tại VQG Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế” nhằm mục đích tìm hiểu tầm quan trọng của việc định giá chính xác môi trường, đồng thời xây dựng mô hình hợp lý về nhu cầu cho VQG Bạch Mã theo phương pháp chi phí du lịch theo vùng để ước tính giá trị kinh tế của Vườn.
Nghiên cứu về VQG Bạch Mã, chuyên đề đã đạt được những kết quả sau:
Tổng quan cơ sở lý luận về chất lượng môi trường, giá trị kinh tế của chất lượng môi trường và phương pháp chi phí du lịch cũng như ý nghĩa của nó trong việc định giá môi trường. Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp về sự lựa chọn ngầm có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí và từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Mặc dù phương pháp này chỉ đại diện cho giá sẵn lòng chi trả cho một mức chất lượng môi trường nhưng nó lại rất hữu dụng trong việc tính giá trị kinh tế của một khu rừng, vườn quốc gia hay hệ sinh thái.
Tổng quan về vườn quốc gia Bạch Mã, tiềm năng và thực trạng du lịch, hiện trạng môi trường. Chức năng chính của Vườn là bảo tồn các nguồn gen động, thực vật, các hệ sinh thái, môi trường cảnh quan đồng thời tổ chức, quản lý, phục vụ nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch. Hiện nay, tiềm năng du lịch của vùng rất lớn nhưng ý thức của khách du lịch về bảo vệ môi trường còn chưa cao. Đồng thời giá trị môi trường của Vườn vẫn chưa được định giá đầy đủ.
Tính toán được hàm cầu du lịch cho Vườn là:
lg(VR) = 7,68 – 2,85.lg(TC).
Và tổng giá trị giải trí của vườn năm 2005 là hơn 1,026 tỷ đồng.
Đó chính là cơ sở để xác định tổng giá trị kinh tế mà Bạch Mã đem lại cho con người. Qua đó, tài liệu này sẽ góp phần tính ra mức giá vào cửa cho vườn quốc gia Bạch Mã, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch cũng như cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bạch Mã.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi được những hạn chế như: chưa phản ánh được ảnh hưởng của chất lượng môi trường hay thu nhập tới hàm cầu, chưa đưa được mẫu khách nước ngoài vào mô hình…Vì vậy, mô hình xây dựng vẫn chưa được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các kết quả sẽ là tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu sau này.
Tài liệu tham khảo
Bài giảng Kinh tế môi trường. Khoa Kinh tế - Quản lý Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1998.
Các Vườn quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2001.
Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh. NXB Thống kê, 2003.
Giới thiệu cơ bản về môi trường. R.Kerry Turner, David Pearce and Ian Bateman, 1995.
Kinh tế môi trường. Barry Field & Nancy Olewiler.
Kinh tế tài nguyên và môi trường. Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Niên giám thống kê 2004. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2005.
Phát triển và môi trường. Ngân hàng Thế giới. Bộ KH CN và MT, Hà Nội, 1993.
Analysis of the recreational value of the coral-surrounded Hon Mun Islands in Vietnam. Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son, 12/2001.
Estimating the cost of environmental degradation. Katherine Bolt, Giovanni Ruta and Maria Sarraf, Environmental Department Papers, 9/2005, World Bank.
Environment Economics - A Practical Guide. Richard McNally & Mohd Othman, WWF – UK, 2002.
Trang web: www.ecosystemvaluation.org.
Trang web về định nghĩa giá trị chất lượng môi trường: và
Trang web của VQG Bạch Mã: www.bachma.vnn.vn.
Trang web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn.