ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG SPC VÀO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG MAY A SOẺN
MỤC LỤC
I./GIỚI THIỆU VỀ A SOẺN: 3
1. Giới thiệu chung: 3
2. Lưu đồ về quy trình sản xuất kinh doanh: 3
3. Các giai đoạn của quy trình sản xuất: 3
3.1 Lập đơn hàng: 3
3.2 Nhập nguyên liệu: 4
3.3 Kho nguyên liệu: 5
3.4 Quá trình sản xuất: 6
3.5 Kho thành phẩm: 6
3.6 Quá trình tiêu thụ 7
II./MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TẠO SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG MAY 7
1./Các công đoạn chi tiết cụ thể: 7
2./Tóm tắt và biểu diễn lại dưới dạng lưu đồ: 9
3./Diễn giải quy trình sản xuất: 10
III./ÁP DỤNG SPC 10
IV./KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP: 18
KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG I
Đề tài: Áp dụng SPC để nâng cao chất lượng sản phẩm tại xưởng may áo cưới Asoẻn
Kỹ thuật kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC-Statistical Process Control) là phương pháp thống kê để thu thập trình bày,phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn,chính xác và kịp thời nhằm theo dõi,kiểm soát và cải tiến quá trình hoạt động của tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó.
Thực tế chỉ ra rằng nếu ta giải quyết vấn đề chỉ dựa thuần túy vào kinh nghiệm, trực giác sẽ rất nguy hiểm vì ta có thể mất nhiều thời gian và công sức nhưng không xác định chính xác nguyên nhân chính yếu của vấn đề và do đó có hành động xử lý sai. Chính vì thế, một trong những nguyên tắc của quản lý chất lượng là khi đánh giá hay ra quyết định bất kỳ vấn đề gì đều phải dựa trên những sự kiện biểu hiện bằng những dữ liệu cụ thể. Dữ liệu giúp chúng ta hiểu được diễn biến của sự việc và hướng dẫn chúng ta hành động đúng đắn. Chính vì thế,việc nghiên cứu,ứng dụng các công cụ SPC để thu thập, xử lý và trình bày kết quả là điều kiện cần thiết giúp các tổ chức Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thị trường thế giới.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng SPC nâng cao chất lượng sản phẩm áo cưới A soẻn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP DỤNG SPC VÀO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG MAY A SOẺN
MỤC LỤC
KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG I
Đề tài:Áp dụng SPC để nâng cao chất lượng sản phẩm tại xưởng may áo cưới Asoẻn
Kỹ thuật kiểm soát quá trình bằng thống kê( SPC-Statistical Process Control) là phương pháp thống kê để thu thập trình bày,phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn,chính xác và kịp thời nhằm theo dõi,kiểm soát và cải tiến quá trình hoạt động của tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó.
Thöïc teá chæ ra raèng neáu ta giaûi quyeát vaán ñeà chæ döïa thuaàn tuùy vaøo kinh nghieäm, tröïc giaùc seõ raát nguy hieåm vì ta coù theå maát nhieàu thôøi gian vaø coâng söùc nhöng khoâng xaùc ñònh chính xaùc nguyeân nhaân chính yeáu cuûa vaán ñeà vaø do ñoù coù haønh ñoäng xöû lyù sai. Chính vì theá, moät trong nhöõng nguyeân taéc cuûa quaûn lyù chaát löôïng laø khi ñaùnh giaù hay ra quyeát ñònh baát kyø vaán ñeà gì ñeàu phaûi döïa treân nhöõng söï kieän bieåu hieän baèng nhöõng döõ lieäu cuï theå. Döõ lieäu giuùp chuùng ta hieåu ñöôïc dieãn bieán cuûa söï vieäc vaø höôùng daãn chuùng ta haønh ñoäng ñuùng ñaén.Chính vì thế,việc nghiên cứu, ứng dụng các công cụ SPC để thu thập, xử lý và trình bày kết quả là điều kiện cần thiết giúp các tổ chức Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thị trường thế giới.
I./GIỚI THIỆU VỀ A SOẺN:
Giới thiệu chung:
Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại- Dịch vụ Áo Cưới Asoẻn(Asoẻn bridal) đặt tại số 110 đường 3/2, phường 12, Quận 10,Tp.HCM. Asoẻn là một công ty sản xuất hàng đầu, cung cấp sản phẩm, dich vụ về thời trang cưới trọn gói trong nước, và xuất khẩu.
Công ty Thời trang Áo Cưới Asoẻn, khởi đầu từ 2001 đến nay, gặt hái được rất nhiều thành công, uy tín, và phát triển một thương hiệu ASOẺN vững mạnh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất về kỹ thuật, chất liệu, mẫu mã và trên hết là nhu cầu tôn vinh vẻ đẹp.
Có thể nói sản xuất áo cưới là một ngành sản xuất đòi hỏi sự khắc khe trong từng công đoạn,sự đảm bảo quản lý chặt trong từng công đoạn hơn bất cứ một ngành đặc thù nào khác. Mỗi sản phẩm có giá trị khá cao (dao động từ 4 đến khoảng 15 triệu mỗi sản phẩm), nên việc phải đảm bảo cho mỗi công đoạn nhỏ đều phải chính xác và hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ phế phẩm.
Qua tìm hiểu,nhóm xin khái quát quy trình hoạt động của toàn công ty như sau:
Lưu đồ về quy trình sản xuất kinh doanh:
Nhu cầu
Khách hàng
Trong nước
Nước ngoài
Sản xuất
Nhập NL
Kho
Thành phẩm
Thiết kế
Kho NL
Tiêu thụ trong nước
Xuất khẩu
Các giai đoạn của quy trình sản xuất:
3.1 Lập đơn hàng:
Đối với đơn hàng trong nước:
Bộ phận thiết kế sẽ căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ hằng ngày tại trung tâm bán sỉ và nhu cầu đặt may, thuê tại cửa hàng dịch vụ. Vì mặt hàng áo cưới là mặt hàng đơn chiếc, không thể sản xuất hàng loạt với chỉ một mẫu mã, mà phải cần đến khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế kết hợp với nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, để đa dạng hóa về kiếu dáng và phong cách.
Ai cũng biết rằng, mục tiêu của một Doanh nghiệp đa số là vì lợi nhuận, nên những sản phẩm làm ra phải được người tiêu dùng đón nhậ, nhưng đôi khi vì quá ngẫu hứng mà nhân viên thiết kế đã cho ra những chiếc áo chỉ xuất hiện một lần trên sàn diễn (nếu có),hoắc hao tốn quá nhiều nhiên liệu và nhân công. Vì thế chiếc áo làm ra không bán được hoặc bị lỗ, làm kém hiệu quả và gây tổn thất cho Doanh nghiệp. Như bên cạnh đó thì vẫn có những chiếc áo thành công ngoài mong đợi của Ban Giám Đốc vì những ý tưởng khá táo bạo của nhân viên.
Một rủi ro khác nữa cũng có thế xảy ra trong quá trình lập đơn hàng đó là: khách hàng nhìn thấy kiểu áo từ đâu đó và muốn đặt may, nhưng người diễn tả kiểu này thì người ghi lại kiểu khác mà họ cứ nghĩ rằng hai ý tưởng đã gặp nhau, cuối cùng họ không chịu lấy áo, phương châm của A Soẻn đặt cho nhân viên của mình là: “Khách hàng luôn luôn đúng” nên phần tổn thất lại rơi vào Công ty.
Đối với khách hàng nước ngoài:
Với đơn hàng lẻ, tức một kiểu mẫu họ chỉ đặt với số lượng từ 1 đến 5 cái, việc đặt hàng này có thể được thực hiện qua việc gửi hình ảnh cho nhau, hoặc cũng sẽ được ghi lại ý tưởng, nhu cầu như ở trên. Việc quan sát một chiếc áo qua hình ảnh sẽ khó tính, họ đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối đến từng chi tiết kể cả những họa tiết trang trí phải giống nhau đến từng khoảng cách. Chính vì vậy, nếu không quan sát kỹ và làm đúng theo yêu cầu của khách hàng sẽ làm mất uy tín của Công ty, có được một khách hàng không phải là chuyện dễ nhưng giữ chân được họ lại càng khó hơn.
Những đơn hàng với số lượng lớn, mỗi một kiểu dáng có thể làm hàng trăm chiếc, nhưng để có được đơn hàng này cũng phải rất gian truân, bắt đầu là việc đàm phán về giá cả sau đó sẽ tiến hành sản xuất thử. Về giá phải sao cho phù hợp, bù đắp được chi phí và mức lợi nhuận mong muốn, nhưng cũng không đước quá thấp hơn so với sản phẩm có cùng chất lượng vì điều đó sẽ làm cho sản phẩm bị đánh giá thấp ( bị cho là giống hàng chợ), như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thương trường, mặc dù trên lý thuyết cung cầu, giá thấp hơn đối thủ là một lợi thế. Đứng trên góc độ của nha quản trị, họ phải thường xuyên cân nhắc giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra, nên sản phẩm xuất đi nước ngoài luôn luôn đặt chất lượng cao hơn hàng tiêu thụ trong nước từ đường kim mũi chỉ. Vì vậy nếu sản phẩm may thử không đặt chất lượng thì toàn bộ đơn hàng từ đó về sau sẽ không thể có được nữa, ruit ro nghiêm trọng xảy ra là việc mất khách hàng tiềm năng.
3.2 Nhập nguyên liệu:
Lưu đồ trên, từ nhu cầu khách hàng đến kho nguyên liệu được giải thích như sau: vì A Soẻn có đội ngũ thiết kế nằm ở tất cả các chi nhánh trực thuộc, nên có thể nguyên liệu được nhập trước khi có đơn hàng, vì những thứ nguyên liệu đó sử dụng thường xuyên, hoặc chắc chắn rằng nó sẽ được sử dụng và được khách hàng đón nhận, như đã nói ở trên , một chiếc áo càng độc đáo về kiểu dáng và chất liệu và ít người có thì khả năng được chấp nhận càng cao, còn nhánh lưu đồ thứ 2 chủ yếu dành cho đơn hàng lớn và thường là đơn hàng nước ngoài, mẫu mã do khách hàng cung cấp nên không cần qua thiết kế.
Căn cứ vào đơn hàng, A Soẻn tiến hành nhập nguyên liệu, có thể trong nước hoặc nhập khẩu, rủi ro tiềm tàng ở đây là nếu nhập trong nước, nguyên liệu sẽ không ổn định. Việc sử lý màu cho vải thường không giống nhau mỗi lần nhập, thời gian giao hàng thường không đúng như cam kết. Nhập nguyên liệu từ trong nước có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí vận chuyển, văn hóa của ngươi mua và người bán tương đồng với nhau, nên cũng dễ làm việc hơn, và quan trong trọng là được “ gối đầu” nợ, nhưng nhược điểm là chất lượng thường thấp hơn hàng ngoại nhập, và làm ăn kiểu “ chụp giật” hơn, ví dụ như công ty đặt một lượng hàng nhưng chưa tới thời gian nhận hàng, nếu có người hỏi mua, người bán có thể sẳn sàng bán từ trong số hàng đó. Điều này gây tổn thất cho công ty, vì có thể sẽ không giao đủ và đúng như nhu cầu đặt hàng, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty, còn nếu loại nguyên liệu đó chưa có mặt trên thị trường thì công ty sẽ bị mất quyền là” người đi tiên phong”, và điều này cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
Nếu nhập từ nước ngoài, sẽ phải đặt đơn hàng với số lượng lớn, tùy từng loại nguyên liệu mà A Soẻn có thể nhập bằng đường biển hoặc đường hàng không. Phần lớn hàng được nhập từ Đài Loan, nếu đi bằng đường biển, sẽ mất khoảng thời gian rất dài, làm cho vải có thể bị mốc kém chất lượng. Nếu đi bằng đường hàng không công ty sẽ phải ctrar một khoản chi phí rất cao, vì giá cước được tính trên trọng lượng, sẽ làm tăng chi phí đằua vào và đội giá thành lên cao, làm cho sản phẩm cạnh tranh kém hơn. Hơn nữa vì mặt đặt hàng với số lượng lớn, nên sẽ làm hao tốn chi phí lưu kho, và vốn bị ứ đọng nhiều làm cho vòng vay của vốn chậm lại. Do khoảng cách xa về địa lý nên khả năng xảy ra tai nạn trong quá trình chuyên chở bị mất cắp… cũng cao hơn nhập hàng trong nước. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiêu khê, nên hàng về tới cảng rồi mà không thể lấy tra ngay được làm tăng chi phí kho bãi.
Ngoài ra công ty còn có thể gặp rủi ro do biến động về tỉ giá hối đoái, nếu tỷ giá tăng, tức đồng Việt Nam mất giá, công ty sẽ phải trả giá đắt hơn cho một đơn vị nguyên liệu. Về hình thức nhận hàng chủ yếu A Soẻn nhận bằng hình thức trực tiếp không qua bảo lãnh thư tín dụng, nên sẽ gặp rủi ro rất lớn như : nhà cung cấp có thể là “ công ty ma” vì giao dịch chủ yếu qua điện thoại, Internet, hoặc nhận tiền cọc rồi nhưng kéo dài thời hạn giao hàng hoặc chứng từ liên quan, không đúng thủ tục pháp lý…
3.3 Kho nguyên liệu:
Kho chứa nguyên liệu của A Soẻn hơi nhỏ nên việc sắp xếp chưa được trật tự, vì là mặt hàng áo cưới nên nó có rất nhiều chi tiết trang trí kèm theo. Chính vì vậy có rất nhiều chủng loại nguyên phụ liệu và làm mất nhiều thời gian trong quá trình tìm kiếm. Cũng vì chật trội cùng với kệ chứa vải được làm từ sắt và gỗ nên rất dễ bị xướt sợi khi rút, kéo. Rồi mối mọt, chuột bọ hay ẩm thấp gây mất cũng làm giảm chất lượng nguyên liệu hoặc hủy hoàn toàn, nguy cơ hỏa hoạn cũng rất lớn vì toàn những nguyên liệu dễ cháy.
3.4 Quá trình sản xuất:
Các công đoạn sản xuất áo cưới bao gồm các khâu: cắt, may, thêu, cách nhiệt - xếp hoa, kết cườm, trang trí và hoàn tất.
Tại bàn cắt, có thể cắt thủ công hoặc bằng máy, để cho năng suất cao thì sẽ trải nhiều lớp nếu cùng một loại áo, điều này lại gây ra bất lợi, nếu thợ cắt không chú ý đến lỗi sợi, hoặc làm vải bị dơ, hoặc sơ ý để kéo bấm vào vải gây rách, những lỗi này nếu không phát hiện được ở công đoạn đầu sẽ gây tổn thất ở công đoạn sau và làm gián đoạn cả dây chuyền sản xuất.
Ở các công đoạn khác, rủi ro về tai nạn lao động cũng rất lớn, các công nhân thường xuyên bị kim đâm vào tay, vì để làm nên một chiếc áo cưới đẹp, phải cần đến sự khéo léo của công nhân, một lượng ghim lớn được sử dụng để ghim tạm thời trước khi may lại, do đó cũng có một lượng ghim không nhỏ bị rơi xuống đất mà công nhân thì không được đi dép vào phạm vi sản xuất, trong khu vực trang trí áo được trải thảm nên khi kim rơi xuống rất khó phát hiện và vì vậy chuyện máu chảy diễn ra thường xuyên.
Vì lượng đơn hàng nhiều nên thường phải ưu tiên cho những đơn hàng do khách đặt, còn những mẫu tự thiết kế theo tìm hiểu thị trường phải lùi lại, do vậy lượng bán thành phẩm tồn đọng trên chuyền rất lớn, và thường ứ đọng ở khẩu kết cườm và trang trí. Do vậy các sào treo những sản phẩm này thường xuyên quá tải, vì phải chịu áp lực lớn nên bị võng xuống và nghiêng ra phía ngoài, nên có nguy cơ bị đổ và đè lên người công nhân. Cùng với lý do lượng hàng tồn đọng quá lớn như vậy sẽ xảy ra hiện tượng mẫu bị lỗi model, vì vậy là mặt hàng thời trang, sản phẩm thường được nghiên cứu và thiết kế trong khoảng thời gian ngắn, việc ứ đọng như vậy, sẽ làm giảm giá trị của áo và có thể bị lỗ.
Đặc biệt những công nhân làm tại công đoạn thêu bị ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn vì thường xuyên phải tiếp xúc với đàu hôi và phẩm màu, mỗi ngày công nhân ở bộ phận này phải sử dụng dầu để in hoa văn lên vải rồi mới thêu được. Bụi của vải bay trong không khí cũng không ít bản thân doanh nghiệp không đo độ ô nhiễm nên không biết chính xác nhưng chắc chắn rằng một lượng lớn bụi đã được các công nhân hít vào phổi mỗi ngày. Tiếp đó là mạng dây điện tại công ty cũng rất chằng chịt, vì cần độ chính xác cao nên phải có đủ lượng ánh sáng cần thiết, do đó hệ thống đèn chiếu sáng được hạ thấp xuống, ổ cắm điện cũng treo lơ lững trên đầu công nhân vì họ phải sử dụng đến các công cụ như bàn ủi, máy sấy, cây cắt nhiệt…. nguy cơ xảy ra cháy nổ rất cao và gây tổn thất lớn.
3.5 Kho thành phẩm:
Sản phẩm sau khi hoàn thành được nhập vào kho thành phẩm, đối với đơn hàng nước ngoài thì sẽ được xuất ngay sau đó, một số được xuất đi các cửa hàng trực thuộc, một số khác được phân phối đến các cửa hàng áo cưới khác thoe đơn đặt hàng, số còn lại sẽ được trưng bày tại trung tâm bán sỉ, vì mẫu áo rất đa đạng, mỗi áo là một kiểu khác nhau, nên phải treo lên sào tất cả đẻ khách lựa chọn (vì thế kho thành phẩm chính là nơi trưng bày và bán áo). Điều quan tâm ở đây là mỗi áo điều không được đóng bọc ni lông nên mỗi lượt khách vào, họ xem, ngắm nghía, và sờ mó, do đó có thể làm cho chiếc áo bị dơ, hoặc những áo treo lâu ngày sẽ bám bụi, cũng sẽ làm giảm giá trị của áo.
3.6 Quá trình tiêu thụ
Đối với hàng xuất khẩu từng áo phải được bọc trong ni lông và đóng thùng carton chuyển đi, thường A Soẻn sẽ gởi hàng bằng đường bay, nên cũng hạn chế vấn đề sản phẩm bị ẩm mốc, kém chất lượng. Nhưng những rủi ro như tai nạn trong quá trình vận chuyển, thủ tục hải quan ở hai đầu và việc khách hàng chậm trễ ở hai đầu, và việc khách hàng chậm thanh toán cũng sẽ gây thiệt hại tương tự như ở khâu nhập nguyên liệu. Một rủi ro khác dễ gặp đối với những đơn vị xuất khẩu là nếu không tìm hiểu kỹ luật pháp, điều kiện về nhập sản phẩm của nước sở tại thì cũng gây ra nhưng trở ngại khi hàng vào nước bạn. Nhưng thật may mắn khi mặc hàng áo cưới của A Soẻn xuất không nằm trong phạm vi giám sát đặc biệt ngày cả đối với thị trường Mỹ.
Đối với hàng tiêu thụ trong nước, với những khách hàng ở xa, hàng được đóng bao và gửi đi, vì để tiết kiệm chi phí nên phải nén chặt dẫn đến chiếc áo bị nhăn nhúm biến dạng, khả năng bị thất lạc cũng rất cao, và trong quá trình giao tới tay khách hàng, có thể gặp trời mưa hoặc rơi rớt khiến áo bị dơ. Áo làm ra không đúng mẫu nên bị khách hàng hủy…và còn rất nhiều rủi ro tiềm tàng khác nữa mà còn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
II./MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TẠO SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG MAY
Xưởng may của A soẻn đặt tại huyện Trảng Bàng,Tây Ninh là một công đoạn khá quan trọng trong toàn bộ quy trình sản xuất của A soẻn,quyết định tất cả chất lượng cho toàn sản phẩm của công ty.Có thể mô tả quá trình hoạt động của xưởng may như sau:
1./Các công đoạn chi tiết cụ thể:
Đây là các công đoạn nhỏ trong toàn bộ quá trình sản xuất của xưởng.
1
Cắt toàn áo
2
Ghim thân 3 lớp
3
May thân 8 mảnh 3 lớp,tháo kim
4
Ủi thân chính lót
5
Vắt sổ thân 8 mảnh 3 lớp
6
Vắt sổ lai váy chính
7
Xếp ly thân, xếp đắp hoa trang trí
8
May bông thân
9
Tháo kim may bông
10
Ủi bông than
11
Luồng xương cá
12
Lượt thân tháo kim,xử lý trang sức
13
Ráp sườn chính lót áo 8 mảnh(3 lớp)
14
Ủi sườn chính lót
15
Lộn cổ(kẹp dây kéo)
16
Ủi cổ
17
Cuốn lai hai lớp
18
Ủi lai váy chính cuốn lai
19
Tra dây kéo lộn
20
Ủi dây kéo
21
Kiểm lai
22
Cuốn biên xoa
23
Nhúng tra lưới cứng 1 tầng
24
Kết toàn áo(hạt)
25
May ghim tay, tháo kim
26
Rút tùng
27
Đính ghim,tháo kim
28
Kiểm áo
29
Lấy khuy kết nút
30
Cắt chỉ
31
Tẩy áo
32
Gắn nhãn,bỏ bọc
33
Đóng thùng
34
Xuất thành phẩm
2./Tóm tắt và biểu diễn lại dưới dạng lưu đồ:
3./Diễn giải quy trình sản xuất:
Khi thủ kho tiến hành nhập nguyên vật liệu, ta chuyển sang khâu cắt. Thợ cắt khi cắt phải đảm bảo đúng rập, đúng vải, đúng kích cỡ, đúng kỹ thuật…Tiếp đó ta sẽ chuyển sang khâu kiểm tra, tổ trưởng tổ cắt sẽ kiểm tra xem áo đã đúng yêu cầu chưa. Nếu đã đúng yêu cầu rồi thì ta đưa sang thợ ghim tiến hành ghim phần thân. Nếu chưa đúng yêu cầu ta sẽ đưa vải về bộ phận cắt để chỉnh sửa lại.
Khi vải đã được ghim xong, tiếp tục chuyển sang khâu may cho thợ may tiến hành. Ở đây, thợ may gần như hoàn thành cơ bản chiếc áo cưới sau đó sẽ chuyển sang bộ phận trang trí để hoàn thành chiếc áo cưới. Đầu tiên thợ xếp ly xếp hoa sẽ tiến hành xếp ly xếp hoa áo theo bản mẫu, tiếp theo chuyển qua thợ chạy bông, rồi đến bộ phận ráp sườn cuốn lai, sau khi hoàn thành ta chuyển qua cho thợ kết cườm lên ren. Khi hoàn thành xong công đoạn trang trí, ta sẽ kiểm tra sản phẩm một lần nữa. Nếu sản phẩm đạt đúng yêu cầu, ta sẽ đưa qua khâu cuối cùng là tẩy. Ngược lại không đạt yêu cầu ta sẽ cho sản phẩm về lại khâu may để chỉnh sửa và hoàn thành theo yêu cầu bản vẽ.
Khi sản phẩm đưa được về khâu tẩy, thợ tẩy sẽ bắt đầu tẩy những vết không cần thiết. Tiếp theo đó, ta sẽ đưa qua cho thợ cắt chỉ, rồi đến thợ đính logo để đính logo công ty vào. Lúc này sản phẩm đã hoàn thành, ta cho sản phẩm vào bọc, đóng thùng, chờ ngày xuất xưởng.
III./ÁP DỤNG SPC
Vào cuối tháng 12/2010,lượng hàng cần sản xuất tại A soẻn đạt mức 100 sản phẩm.Như đã trình bày ở trên,quá trình sản xuất của A soẻn bao gồm tổng cộng 34 bước nhỏ.Như vậy,muốn kiểm soát toàn quá trình sản xuất,ta cần kiểm soát sai lỗi ở 34 công đoạn này.Theo mẫu phiếu kiểm tra thu được vào tháng 12/2010,ta có được:
PHIẾU KIỂM TRA SAI LỖI TUẦN 1 THÁNG 12/2010
Công đoạn
Kiểm nhận
Tần số
Cắt toàn áo
IIIII IIIII IIIII IIIII
20
Ghim thân 3 lớp
IIIII IIIII IIIII
15
May thân 8 mảnh 3 lớp,tháo kim
IIIII IIIII IIIII III
18
Ủi thân chính lót
IIIII III
8
Vắt sổ thân 8 mảnh 3 lớp
IIIII IIIII IIIII III
18
vắt sổ lai váy chính
II
2
Xếp ly thân, xếp đắp hoa trang trí
IIIII IIIII
10
May bông thân
II
2
Tháo kim may bông
0
Lượt thân tháo kim,xử lý trang sức
I
1
Ráp sườn chính lót áo 8 mảnh(3 lớp)
IIIIII IIII
9
Ủi sườn chính lót
0
Lộn cổ(kẹp dây kéo)
I
1
Ủi cổ
0
Cuốn lai hai lớp
IIIII IIII
9
Ủi lai váy chính cuốn lai
0
Tra dây kéo lộn
III
3
Ủi dây kéo
I
1
Nhúng tra lưới cứng 1 tầng
II
2
kết toàn áo(hạt)
IIIII
5
May ghim tay, tháo kim
0
Đính ghim,tháo kim
II
2
Cắt chỉ
0
Đóng thùng
0
Cộng
126
Tổng kết 4 tuần ta được bảng sau:
Thứ tự công đoạn
Chi tiết công đoạn
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
1
Cắt toàn áo
20
24
25
27
2
Ghim thân 3 lớp
15
21
25
21
3
May thân 8 mảnh 3 lớp,tháo kim
18
13
9
12
4
Ủi thân chính lót
8
9
12
5
5
Vắt sổ thân 8 mảnh 3 lớp
18
14
12
10
6
vắt sổ lai váy chính
2
6
7
8
7
Xếp ly thân, xếp đắp hoa trang trí
10
11
15
8
8
May bông thân
2
1
0
1
9
Tháo kim may bong
0
0
1
0
12
Lượt thân tháo kim,xử lý trang sức
1
0
0
0
13
Ráp sườn chính lót áo 8 mảnh(3 lớp)
9
6
2
7
14
Ủi sườn chính lót
0
1
1
0
15
Lộn cổ(kẹp dây kéo)
1
1
0
2
16
Ủi cổ
0
0
0
1
17
Cuốn lai hai lớp
9
8
12
3
18
Ủi lai váy chính cuốn lai
0
0
1
0
19
Tra dây kéo lộn
3
2
1
3
20
Ủi dây kéo
1
1
0
0
23
Nhúng tra lưới cứng 1 tầng
2
1
2
0
24
kết toàn áo(hạt)
5
2
1
1
25
May ghim tay, tháo kim
0
1
1
1
27
Đính ghim,tháo kim
2
1
0
0
30
Cắt chỉ
0
1
1
0
33
Đóng thùng
0
1
1
0
Tổng cộng
126
125
129
110
Ghi chú: Tính trung bình mỗi công đoạn chịu trách nhiệm thao tác 58 bước cho một sản phẩm(ví dụ công đoạn cắt,mỗi áo tính trung bình cần có 58 mảnh vải được cắt).Như vậy,tổng mẫu ở đây được tính là 5800.
+Xử lý các số liệu trên và vẽ biểu đồ Pareto:
STT
Thứ tự công đoạn
Chi tiết công đoạn
Số lỗi
Tần suất
Tần suất tích luỹ
1
1
Cắt toàn áo
96
24%
24%
2
5
Vắt sổ thân
54
13%
37%
3
3
May thân
52
13%
50%
4
7
Xếp ly thân, xếp hoa
44
11%
60%
5
4
Ủi thân chính lót
34
8%
69%
6
17
Cuốn lai hai lớp
32
8%
76%
7
13
Ráp sườn chính
24
6%
82%
8
6
Vắt sổ lai váy chính
23
6%
88%
9
24
Kết hạt
9
2%
90%
10
19
Tra dây kéo lộn
9
2%
92%
11
Công đoạn khác
31
8%
100%
Nhận xét:
Theo nguyên lý 80:20,ta cần ưu tiên giải quyết các vấn đề bao gồm: Cắt toàn áo, vắt sổ thân, may thân, xếp ly thân, xếp hoa, ủi thân chính lót, cuốn lai hai lớp và ráp sườn chính.
Theo nguyên lý điểm gãy,ta ưu tiên cho công đoạn cắt trước.Như vậy,kết hợp hai nguyên lý ta cần giải quyết vấn đề sai lỗi trong khâu cắt toàn áo trước.
CÔNG ĐOẠN CẮT:
_ Mô tả công đoạn: sau khi nhận được đơn đặt hàng và có được mẫu thiết kế, các nhân viên sẽ chọn nguyên liệu (vải) theo đúng yêu cầu của từng mẫu thiết kế,tiếp đến các nhân viên sẽ tiến hành công đoạn cắt vải. Sau khi nguyên liệu (vải) được lựa chọn, các thợ may sẽ sắp xếp các loại vải cần thiết cho đơn đặt hàng. Tùy theo mức độ khó của yêu cầu, thợ may có thể thj hiện cắt thô sơ hoặc bằng máy: với mức độ khó cao thì thợ may phải tự tay cắt để tránh sai sót dẫn tới thiệt hại, còn với mức độ đơn giản hơn thì thợ may có thể sử dụng máy cắt (như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, vải được sắp xếp thành nhiều lớp nên trong một lần máy có thể cắt theo khung rập đã chọn với số lượng lớn). Tiếp đó thợ may sẽ lựa chọn rập để phù hợp với thiết kế, cuối cùng thợ may đặt rập và tiến hành cắt vải theo khung rập.
_ Chức năng của công đoạn:
Đây là bước cơ bản đầu tiên của quá trình sản xuất, sơ chế vải đúng yêu cầu,
Chuẩn bị cho công đoạn tiếp thêm : công đoạn ghim và ráp áo.
_ Yêu cầu của công đoạn: vải sau khi cắt xong phải đúng chuẩn, đúng số đo, đúng theo thiết kế, đúng số lượng cho công đoạn tiếp theo.
_ Các chỉ tiêu chất lượng:
Yêu cầu
Chất liệu vải:
100% yêu cầu của từng mẫu thiết kế
Khung rập may
100% yêu cầu của từng mẫu thiết kế
Kiểu thân áo trên
Tùy theo mẫu thiết kế
Chiều dài đuôi áo
Tùy theo mẫu thiết kế
Đướng vải cắt
_ Phải chuẩn theo số đo của mẫu
_ Không tua vải
_ Sai số: 2% số đo
Nguyên liệu (vải) sau khi cắt
_Giữ sạch sẽ,không làm dơ hoặc ố vải
_Giữ thẳng, không làm nhăn vải
Tỷ lệ phế phẩm
1% => 1,5%
Ghi chú:
_Tỷ lệ phế phẩm: 100m vải được sử dụng thì chỉ có khoảng 1m đến 1,5m vải là không sử dụng được.
_Các kiểu thân áo trên:
Kiểu thân áo trên
Đặc điểm
Kiểu giống áo nịt ngực
Kiểu thân trên bó sát người, kết thúc bằng đường chặn ngang eo và dây buộc.
Kiểu eo chít ngang ngực
Thân áo kết thúc ngay dưới phần chân ngực.
Thân áo kiểu đeo dây qua cổ
Kiểu thân trên không tay và được buộc chéo vòng qua cổ, có loại không có hẳn thân sau, làm nổi bật bờ vai là chiếc lưng thon của cô dâu
Thân ôm sát eo
Thân trên vừa sát quanh ngực và kết thúc tại eo. Đây là kiểu truyền thống thường thấy.
Kiểu bà hoàng
Có hai đường cắt dọc từ thân xuống ngực tạo dáng mảnh mai, cao ráo.
_ Chiều dài đuôi áo: tùy theo kiểu mà có chiều dài khác nhau:
Kiểu đuôi áo
Chiều dài
Brush
không có đuôi áo,váy dài chạm đất
Court
khoảng 30cm
Chapel
1,6m tính từ eo dưới
Cathedal
hơn 2m tính từ eo dưới
Đuôi váy Hoàng gia
hơn 3m tính từ eo dưới
Đuôi váy dời
Dài bằng hoặc hơn thân áo,không dính vào áo,gắn ở vai hoặc lưng
SỬ DỤNG CÔNG CỤ SPC ĐỂ KIỂM SOÁT CÔNG ĐOẠN CẮT :
Phiếu kiểm tra tháng 12/2010 cho ta số liệu về tỷ lệ sai lỗi:
PHIẾU KIỂM TRA SAI LỖI CÔNG ĐOẠN CẮT
Tên lỗi
Kiểm tra
Tần số
Nhầm màu vải
IIIII IIIII I
11
Cắt nhầm
IIII
5
Lệch số đo
IIII III
8
Sai rập
IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII IIIII III
63
Lỗi đường cắt
IIII
4
Lỗi sợi vải
III
3
Tua chỉ
II
2
Qua xử lý số liệu,ta được bảng sau:
Tên lỗi
Số lỗi
Tần suất
Tần suất tích luỹ
Sai rập
63
65.63%
65.63%
Nhầm màu vải
11
11.46%
77.08%
Lệch số đo
8
8.33%
85.42%
Cắt nhầm
5
5.21%
90.63%
Lỗi đường cắt
4
4.17%
94.79%
Lỗi sợi vải
3
3.13%
97.92%
Tua chỉ
2
2.08%
100.00%
Tổng cộng
96
100.00%
Từ bảng số liệu,ta vẽ biểu đồ Pareto:
Nhận xét:
Theo nguyên lý 80:20,ta nên ưu tiên giải quyết hai vấn đề là sai rập và nhầm màu vải.
Tuy nhiên theo nguyên lý điểm gãy,ta thấy rằng điểm gãy tại nguyên nhân sai rập,ta cần ưu tiên giải quyết vấn đề sai rập.Như vậy,kết hợp cả hai nguyên lý,ta phải ưu tiên giải quyết vấn đề sai rập trước tiên.
Kết hợp 5Whys và brainstorming tìm nguyên nhân cho vấn đề sai rập và thể hiện lên biểu đồ nhân quả:
Sai rập
Nhiệt độ cao
ồn ào
Chật hẹp
Môi trường
stress
Không tập trung
Thiếu kĩ năng
Bất cẩn
Con người
Kéo không sắc
Vải bị nhăn, hỏng
Rập hỏng
Phương tiện
Phương pháp
Lắp nhầm rập
Cắt không chuẩn
Đưa vải vào rập bị lệch
Biểu đồ quan hệ dẫn tới việc sai rập:
Nhận xét:
Con người là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến việc sai rập. Tất cả các yếu tố còn lại: phương tiện, phương pháp, thiết bị đều liên quan đến con người. Trong đó vấn đề cắt không chuẩn (không theo rập) là nguyên nhân dẫn đến sai rập nhiều nhất. Việc cắt không chuẩn bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhưng 2 nguyên nhân gốc rễ dẫn đến đó là “bất cẩn” và “không tập trung”. Vì vậy ta cần có biện pháp giúp công nhân tập trung và chú ý vào công việc. Qua đó có thể giảm một số lượng sai rập đáng kể.
IV./KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP:
Một số biện pháp khắc phục lỗi như:
+ Kiểm tra mắt
+ Kiểm tra không gian làm việc
+ Kiểm tra ánh sáng
+ Xem xét lịch làm việc của nhân viên
+ Kiểm tra sữa chữa thay thế rập
+ Kiểm tra trình độ của nhân viên
BẢNG CHI TIẾT KẾ HOẠCH
VẤN ĐỀ
LÊN KẾ HOẠCH
CÁCH THỰC HIỆN
NGƯỜI THỰC HIỆN
THỜI GIAN
ĐỊA ĐIỂM
CHI PHÍ (ĐV: 1000 VND)
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Bất cẩn Mất tập trung
+ Kiểm tra mắt
+ Mời bác sĩ đến kiểm tra cho nhân viên ở bộ phận cắt
+ Bác sĩ nhãn khoa+ Nhân viên khâu cắt
+ 8h sáng 05/06/2011
+ Phòng y tế
+ 20/nhân viên
(5 nhân viên)
+ Mời BS 300
+ Chi phí phát sinh nhân viên chịu
+ KCS
+ Kiểm tra không gian làm việc
+ Với diện tích 34m2 à ước tính lại, sắp xếp để được 5m2/NV
+ Nhân viên bảo vệ với sự giám sát của nhân viên KCS
+ 8h sáng 05/06/2011
+ Phòng cắt
+ KCS
+ Kiểm tra ánh sáng
+ Chuẩn 4 tuýp chiếu sáng / 1 phòng
+ Nếu đèn hỏng hoặc không đủ chiếu sáng thì thay thế
+ Nhân viên kỹ thuật điện
+ 6 tháng / 1 lần
Bắt đầu 05/6/2011
+ Phòng cắt
+ 400/ 6 tháng
+ Phòng kỹ thuật
Stress của nhân viên
+ Xem xét lịch làm việc của nhân viên
+ Chuẩn 8h/ ngày
+ Xem có nhân viên nào làm quá 8h / ngày hay không nếu có phải thay đổi cho phù hợp
+ Giám đốc nhân sự
+ 8h sáng 06/06/2011
+ Phòng nhân sự
+ Giám đốc nhân sự
VẤN ĐỀ
LÊN KẾ HOẠCH
CÁCH THỰC HIỆN
NGƯỜI THỰC HIỆN
THỜI GIAN
ĐỊA ĐIỂM
CHI PHÍ (ĐV: 1000 VND)
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Dụng cụ: Rập
+ Kiểm tra ,sữa chữa, thay thế
+ Kiểm tra xem rập có bị móp méo, hay hư hỏng thì sữa chữa
+ Nhân viên kỹ thuật
+ 8h sáng 06/06/2011
1 tháng/1 lần
+ Phòng cắt
+ 40/ rập
+ KCS
Trình độ
(đây là bước cuối cùng sau khi đã tiến hành tất cả các biện pháp khắc phục sai lỗi ở trên )
+ Kiểm tra trình độ của nhân viên
+ Lập phiếu theo dõi từng nhân viên cho từng tháng
Tiến hành đào tạo đối với những nhân viên mắc nhiều sai lỗi hơn số trung bình
+ Nhân viên cắt
Bộ phận nhân sự
+ 8h sáng 06/06/2011
1 tháng/1 lần
+ Phòng cắt
+ Trung tâm đào tạo của công ty
+ 100/ nhân viên
+ Bộ phận nhân sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng SPC nâng cao chất lượng sản phẩm áo cưới A soẻn.docx