Đề tài Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Về mặt lý thuyết: người viết đã đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua những lý thuyết chung nhất tổng hợp từ các báo cáo của các tổ chức kinh tế trên thế giới.  Giới thiệu các khái niệm liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.  Giới thiệu được các điều khoản cơ bản của một đơn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.  So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với một số công cụ hỗ trợ xuất khẩu khác. Về mặt thực tiễn: người viết đã tổng hợp kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới thông qua 2 mô hình tiêu biểu.  Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ: US Eximbank của Mỹ  Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoạt động thương qua một công ty bảo hiểm thương mại: Coface c ủa Pháp

pdf110 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4405 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng là rất lớn, xuất khẩu Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia song thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay còn phát triển rất chậm cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chính thức (ECA). Thời gian qua, một số hiệp hội, doanh nghiệp đã triển khai dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Tp.HCM, Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhưng vẫn ở quy mô nhỏ. Tổng doanh thu phí bảo hiểm xuất khẩu hiện chỉ chiếm từ 3% - 5% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Các sản phẩm này chủ yếu là bảo 71 lãnh các khoản tín dụng ngắn hạn trước các rủi ro thương mại và rủi ro chính trị khi một trong các thành viên của hiệp hội hoặc tập đoàn cấp tín dụng xuất khẩu cho bạn hàng. Số loại dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà các tổ chức này đưa ra còn hạn chế. Chủ yếu dưới các hình thức hỗ trợ tai chính, hỗ trợ từ các quĩ. Việc hỗ trợ này được thực hiện phân tán và nhỏ lẻ, chủ yếu theo yếu tố ngành (như thuỷ sản, cao su). Yếu tố tượng hỗ ở đây quan trọng hơn yếu tố lợi nhuận. Chính từ cách làm trên mà các doanh nghiệp bảo hiểm không quan tâm nhiều đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 4. Các cản trở với việc phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 4.1. Áp lực về chi phí Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là lĩnh vực bảo hiểm cho các rủi ro co yếu tố nước ngoài, độ rủi ro rất cao. Trong ngành bảo hiểm rủi ro luôn đông thuận với chi phí. Do đó, muốn triển khai tốt loại hình dich vụ này cần có một nguôn vốn lớn. Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cấp nhà nước (thiếu sự tham gia trực tiếp của chính phủ), các công ty bảo hiểm trong nước chưa thực sự là các tập đoàn đủ mạnh về tài chính thì vấn đề vốn thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa sẵn sàng với loại hình dịch vụ này, họ không sẵn sàng với các chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, điều này làm hạn chế nguồn vốn lưu động cho các công ty bảo hiểm thực hiên dịch vụ. Các công ty bảo hiểm cũng là các doanh nghiệp, họ tham gia kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, một khi phải bỏ chi phí cao mà hiệu quả (lợi nhuận) mang lại tthập rõ ràng là không hấp dẫn. 72 Xét trên góc độ tương hỗ, đã có một số quĩ tương hỗ ra đời nhằm bảo vệ tài chính cho các hội viên trước các rủi ro tín dụng khi xuất khẩu. Song các quỹ này hoạt động theo tiêu chí phí lợi nhuận, nguồn cung lấy từ khoản đóng góp của các hội viên, điều này có nghĩa là chỉ có thể mở rộng vốn hoạt động theo chiều rộng (kết nạp thêm hội viên), mà không thể mở rộng theo chiều sâu (tái đầu tư từ một phần lợi nhuận). Những quĩ này rõ ràng chỉ hoạt động theo xu hướng ngành, khó có thể hoàn thiện hết các yêu cầu, đòi hỏi của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 4.2. Kĩ năng chuyên môn Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu. Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng. Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia... Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu luôn những trở ngại. Cụ thể là thiếu cơ 73 chế thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung. Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hệ thống dịch vụ kiểm toán chưa đủ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế nên thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch. Thiếu hệ thống các công ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả. Thiếu nguồn nhân lực có khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn. 4.3. Nhận thức kém của doanh nghiệp xuất khẩu về vai trò của bảo hiểm trong buôn bán quốc tế Bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được rủi ro trong giao dịch quốc tế như khả năng tài chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro thanh toán,... Hiện nay, khi đàm phán xuất hàng, các doanh nghiệp trong nước còn lúng túng không biết sản phẩm sẽ gặp bất trắc gì. Đó là rủi ro trong vận chuyển, tín dụng, nhà nhập khẩu có khả năng thanh toán không. Ngoài ra còn có những rủi ro chính trị, chiến tranh, đình công, bạo loạn, thay đổi tỷ giá… Cái khó của các doanh nghiệp là không phải lúc nào cũng có khả năng tài chính bảo đảm. Thêm vào đó, vốn kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn về hàng hóa, lộ trình và đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu còn khá ít ỏi, lại hoạt động theo tư duy có gì xuất nấy, khả năng tính toán rủi ro và chi phí phát sinh còn hạn chế. 74 Do đó, các hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài hiện nay, hầu hết điều kiện về giá cả của các hợp đồng nhập khẩu là CIF (Cost - Insurance - Freight) còn đối với các hợp đồng xuất khẩu là FOB (Free On Board). Có tình trạng này là do các chủ hàng nội của chúng ta đã quen với tập quán bán FOB tại Việt Nam dẫn tới người mua hàng ở nước ngoài được “mua tận gốc”, có quyền chỉ định tàu chuyên chở và mua bảo hiểm. Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là “bán tận ngọn” và giành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở và cả phí bảo hiểm. 4.4. Hệ thống chính sách và pháp luật chưa kiện toàn Việc thiếu thông tin, văn bản luật pháp chưa đồng bộ, sổ sách của nhiều doanh nghiệp thiếu minh bạch, cũng là rào cản khiến chính các công ty bảo hiểm ngại triển khai dịch vụ này. Muốn các công ty bảo hiểm tích cực tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhà nước cùng với hệ thống chính sách phải cho họ thấy được những ưu đãi khi tham gia thị trường mới đầy thách thức này. Tuy nhiên, hiên nay các vấn đề về chính sách ưu đãi còn rất hạn chế, mới chỉ có 2 nghị định liên quan đên bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng những nghi định nay chủ yếu qui định khái quát. Thống thông tin doanh nghiệp Việt Nam, nhất là thông tin tài chính cỏn rất hạn chế. Kiểm toán nhà nước chủ yếu chỉ đủ năng lực điều tra các công ty nhỏ, còn các tập đoàn lớn thì còn là vấn đề bỏ ngỏ. Các công ty nhỏ khó có thể nói lên được bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính kinh tế quốc gia. Việc thiếu thông tin này khiến các công ty bảo hiểm khó có thể xác đình cầu trong ngành bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, từ đó rất khó phân tích tài chính. 75 Bên cạnh đó, việc bảo hiểm tỷ giá hối đoái thông qua các ngân hàng thương mại rất khó thực hiện bởi chính các ngân hàng này cũng phụ thuộc vào việc định tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước. Tính năng động của các ngân hàng thương mại bị hạn chế và phụ thuộc vào ngân hàng nhà nước, trong khi ngân hàng nhà nước chưa thể hiện được vai trò đầu tàu của mình. Tổng kết chương 2: Chương 2 đã cho độc giả thấy được tính thực tiễn, những lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua 2 mô hình tiên tiến trên thế giới: US Eximbank của Mỹ và Coface của Pháp. Mỗi mô hình có một đặc trưng riêng, phụ thuộc vào từng điều kiện kinh tế và chính trị ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên có thể thấy rằng đây là 2 mô hình rất thành công của 2 nước phát triển và để lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, cản trở. Vậy, Việt Nam phải có những giải pháp gì nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn trên, đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát huy tối đa tác dụng là một công cụ hiện đại hỗ trợ xuất khẩu. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 3. 76 Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM I. Giải pháp về mặt pháp lý Một số vấn đề cần được làm rõ khi phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cơ cấu nguồn vốn, cơ quan chủ quản, cơ quan giám sát và luật điều chỉnh. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần hoạt động bằng nguồn vốn được phân bổ đặc biệt, tốt nhất là nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để có thể nâng cao giá trị các hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lên gấp nhiều lần. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần một lực lượng nhân viên dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng chuyên môn hóa nhiệm vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bằng cách tiếp cận năng động trong giai đoạn sớm tiếp nhận. 1. Kiện toàn khung pháp lý về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Một trong những lý do mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa có chỗ đứng trong nước là do môi trường pháp lý và kinh doanh bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế. Hiện nay tại Việt Nam, theo các quy định pháp luật hiện hành thì bảo hiểm tín dụng là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.Những điều khoản riêng về bảo hiểm tín dụng trong xuất khẩu gần như chưa có. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp với những chính sách như trợ cấp xuất 77 khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu, trợ cấp thay thế xuất khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi trong tình hình mới, nhất là sau biến động về thị trường tài chính vừa qua thì nhà nước cần phải bổ sung và hoàn chỉnh các điều khoản về luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 1.1. Cơ quan chủ quản, kiểm soát Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh trên nguyên tắc WTO song song với nghiên cứu hoàn thiện mô hình của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong điều kiện hiện tại, cần thiết phát huy nội lực về tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm tín dụng phù hợp. Có nhiều hình thức hoạt động đối với cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) có thể được tài trợ bởi nhà nước. Cụ thể như một Bộ của Chính phủ như mô hình của US Eximbank, một cơ quan chính phủ, hoặc một cơ quan chính phủ độc lập, một công ty cổ phần bán công, một công ty tư nhân hoạt động theo hợp đồng với nhà nước (như mô hình của Coface) và theo trách nhiệm của nhà nước, một cơ quan tư nhân hoạt động theo một hợp đồng với nhà nước và được nhà nước tái bảo hiểm toàn bộ. Với tình hình Việt Nam hiện nay , cơ quan giám hộ có thể là bộ tài chính hoặc bộ công thương. Nếu để bộ tài chính là cơ quan giám hộ có thẩm quyền trực tiếp sẽ có thể dễ dàng kết hợp việc hỗ trợ tài chính xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu. Còn nếu để bộ công thương có thể đảm việc hỗ trợ liên kết gần hơn với các chính sách xuất khẩu. 78 1.2. Qui định điều chỉnh Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được điều chỉnh theo các quy định trong lĩnh vực bảo hiểm biệt lập với hoạt động của ngân hàng và chứng khoán. Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, tổ chức ngân hàng, chứng khoán, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần phải có sự hiện diện của các tổ chức tín dụng xuất khẩu.Các tổ chức này sẽ thực hiện các công việc kiểm soát rủi ro về hạn mức tín dụng cấp cho người mua, giám sát rủi ro, đa dạng hóa các hạng mục tín dụng và các công cụ quản lý rủi ro khác. Đồng thời đóng vai trò cộng tác giữa các tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức và các ngân hàng thương mại và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hoặc bổ sung vào các công cụ quản lý tín dụng. Cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về luật điều chỉnh cho lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một ngành bảo hiểm nên tất nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh theo các qui định chung của luật bảo hiểm, nhưng mặt khác bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một ngành bảo hiểm đặc biệt có liên quan mật thiết đến vấn đề tín dụng xuất khẩu nên cần thiết phải có những qui định riêng-đó chính là luật bảo hiểm xuất khẩu. Mục đích của luật này là nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đóng góp vào việc nâng cao nên kinh tế quốc gia bằng cách điều hành có hiệu quả hệ thống bảo hiểm xuất khẩu (trong đó có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu) bảo đảm các rủi ro phát sinh từ các giao dịch xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ hoặc các giao dịch bên ngoài. 2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính Một nguyên nhân nữa khiến cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa thể phát triển nhanh và mạnh ở Việt Nam chính là sự bất hợp lý và các tiêu cực trong thủ 79 tục hành chính. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều tranh chấp phát sinh do thủ tục hành chính rờm rà và thái độ làm việc thiếu tính sáng tạo trong công tác hành chính ở Việt Nam, theo thống kê của văn phòng chính phủ, những thủ tục bất hợp lý đang gây thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng cho xã hội mỗi năm. Đơn giản hoá thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hồi các khoản nợ cũng là việc cần làm đồng thời thiết lập hệ thống các công ty thu hồi nợ giúp hoạt động thu hồi nợ hiệu quả hơn. Mục tiêu của đơn giản hóa thủ tục hành chính là bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của các thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí. Cải cách hành chính là một vấn đề đặc biệt, được mọi người rất quan tâm vì thủ tục hành chính có ảnh hưởng bao trùm trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị... của mọi tầng lớp xã hội. Trong nhiều năm qua, xã hội đã bày tỏ nhiều bức xúc vì trên thực tế, đa số người dân vẫn cảm nhận rằng "hành chính tức hành dân là chính". Nhà nước đã có nhiều nỗ lực cụ thể và công tâm mà nói, những nỗ lực ấy đã đem đến một số hiệu quả khá tích cực. Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới và phát triển bức bách của đất nước, tiến trình cải cách hành chính đến thời điểm này vẫn chưa thỏa mãn sự mong đợi của xã hội. Những thủ tục hành chính bất hợp lý cần được xét lại lên đến sáu, bảy ngàn, theo những công bố mới nhất. 80 Để một xã hội phát triển xứng với tầm mức của nó, cần hai điều kiện chính: (1) Người dân có cơ hội và khả năng tiếp cận với những thông tin về cơ hội làm ăn. Với phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại của "thế giới phẳng" hôm nay, người dân Việt hoàn toàn có khả năng dễ dàng tiếp cận thông tin họ cần để biết mình nên làm gì, ở đâu, với ai, và làm như thế nào nhằm phát huy cơ hội làm ăn; (2) Luật chơi trên sân nhà rõ ràng, minh bạch, dễ tuân thủ, thể hiện cụ thể nhất qua các thủ tục hành chính, để người dân có thể dự tính cơ hội làm ăn ở mức độ ít rủi ro nhất. Khi người dân còn cho rằng hệ thống hành chính là để hành dân thì họ rụt rè trong đầu tư dài hạn, chỉ tính toán đầu cơ ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Đối với lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng vậy, một khi thủ tục hành chính còn chưa hợp lý, chưa thực sự là động lực thúc đẩy (mà trái lại còn gây nhiều cản trở) thì chưa thể phát triển như kỳ vọng. Muốn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thực sự có điều kiện phát triển thì nhà nước ta cần chú trọng hơn nưa đến vấn đề thủ tục hành chính trong công tác bồi thường, xác định tổn thất- những nghiệp vụ cơ bản nhất của một lĩnh vực bảo hiểm. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu liên quan chặt chẽ đến vấn đề tài chính. Vì thế mà thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính là phải đồng bộ hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính về tài chính; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính - ngân sách; tiêu chuẩn hoá cán bộ tài chính, xây dựng đội ngũ công chức tài chính đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hiện đại hoá quản lý tài chính - ngân sách, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trước hết là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc; 81 tiến tới thực hiện thống nhất các quy trình nghiệp vụ quản lý, điều hành công tác tài chính theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Thu tục hành chính đơn giản và hợp lý sẽ tiết kiệm cho các doanh nghiệp rất nhiều nguồn lực trong công tác khiếu nại bồi thường. Vì thế mà các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn khi tham gia các loại hình bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nói riêng. Hiệu quả xuất khẩu nhờ đó cũng tăng lên và mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. 3. Hoàn thiện các công cụ giám sát và hệ thống thông tin Muốn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển vấn đề thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng. Thông tin là cơ sở của mọi quyết định kinh tế. Chính sự thiếu hụt hay không chính xác của thông tin gây nên các rủi ro, mà trong đó rủi ro tín dụng xuất khẩu là rất lớn trong kinh tế thế giới hiện đại Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý của tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành. Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai. Loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao. Dữ liệu để xử lý ra loại thông 82 tin này thường là từ bên ngoài tổ chức. Đây là loại thông tin được cung cấp trong những trường hợp đặc biệt. Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức. Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng thống kê. Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ. Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức. Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức. Đây là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho các rủi ro tín dụng xuất khẩu. Muốn vận hành tốt công cụ thúc đẩy xuất khẩu này thì nhà nước phải đưa ra những công cụ giám sát nền kinh tế hiệu quả hơn. Bởi vì, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước nhà phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài thì đồng thời mức độ rủi ro liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng ngày càng gia tăng. Sau những năm đổi mới, đặc biệt những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao và được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty bảo hiểm liên quan đến lĩnh vực tín dụng.Tuy nhiên, một điều mà các nhà đầu tư còn e ngại đó là có ít thông tin đầy đủ và chính xác về các doanh nghiệp.Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước nên xây dựng một kênh thông tin cung cấp chi tiết về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các công ty bảo hiểm có thể tránh được những rủi ro về mặt tài chính.Hoàn thiện hệ 83 thống dịch vụ kiểm toán đủ tin cậy, thực thi chuyên môn đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế tránh sai lệch thông tin tài chính về doanh nghiệp. Tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường; thực hiện giám sát và cưỡng chế thực thi nghiêm ngặt; áp dụng nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng. Từng bước mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo cam kết hội nhập; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, trước mắt là các doanh nghiệp lớn, tham gia vào thị trường vốn quốc tế. II. Giải pháp về mặt tài chính 1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu 1.1. Tiếp cận nguồn vốn đảm bảo bằng hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hỗ trợ xuất khẩu, đảm bảo rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi cấp tín dụng thương mại cho các nhà nhập khẩu. Nhưng ngược lại, bản thân thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu muốn phát triển cần phải có lực đẩy mạnh mẽ từ phía cầu. Đó chính là sự tham gia và hưởng ứng mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khâu. Để tạo điều kiện về mặt tài chính cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu. Ví dụ có thể ưu tiên mua ngoại tệ có nguồn gốc xuất khẩu theo tỷ giá quy định cho các doanh nghiệp, ưu tiên với những hợp đồng xuất khẩu, tiếp tục cho vay với lãi suất hợp lý và ổn định để các doanh nghiệp có vốn tiếp tục thực hiện các hợp đồng. Đặc biệt chú trọng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực, có giá trị cao thông qua việc cấp bảo hiểm tín 84 dụng xuất khẩu, đảm bảo cho rủi ro không thanh toán, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính, cung cấp thông tin và quản lý những khoản phải thu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể dùng chính các hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để thế chấp cho các ngân hàng hay các công ty tài chính cho các khoản vay tiếp theo. Từ đó, doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo. Đồng thời, nhờ hoạt động thế chấp đảm bảo trên, số hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể. Mối liên hệ tác động qua lại giữa thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thị trường vốn, thị trường xuất khẩu hàng hóa tạo nên một lực đẩy kinh tế tổng hợp mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có được nhiều hợp đồng hơn từ các doanh nghiệp, nguồn thu từ phí bảo hiểm sẽ tăng làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thêm điều kiện huy động vốn. Các ngân hàng và các công ty tài chính có thêm lựa chọn cho việc đảm bảo tài chính của các doanh nghiệp, tăng sự hiệu quả trong lĩnh vực vay tài chính. Nhà nước bớt đi được một khoản ngân sách giành cho hỗ trợ trực tiếp xuất khẩu, thỏa mãn các điều kiện về hỗ trợ kinh tế trong điều kiện hội nhập. Với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã có những bước phát triển khá tốt ở một sộ ngành xuất khẩu. Nhiều quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cấp ngành đã được thành lập. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu các ngành này sẽ tạo điều kiện tốt cho thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Từ những lợi ích từ những ngành xuất khẩu này sẽ mở rộng ra các ngành khác, tạo nên một dòng chu chuyển vốn linh hoạt giữa các ngành. 85 1.2. Thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB của mình từ trước đến nay. Doanh nghiệp cần mạnh dạn hơn trong việc đánh giá rủi ro của nhà nhập khẩu thông qua kênh thông tin của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, kênh thông tin từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, là một nguồn đáng tin cậy trong việc đánh giá khả năng tín dụng của doanh nghiệp nhờ sự chuyên môn hóa và hệ thống thông tin toàn cầu. Khi thay đổi thói quen sang xuất khẩu giá CIF hoặc CIP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm về mình. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ chỉ phải chi trả các khoản cước phí và phí bảo hiểm hàng hóa bằng nội tệ và tăng được giá trị xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu thêm được một khoản ngoại tệ khi thanh toán hợp đồng với người nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu cho nhà nhập khẩu hưởng tín dụng thương mại thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ lại chịu rủi ro lớn hơn. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một kênh đảm bảo giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu an tâm hơn trước rủi ro này. Như vậy sự thay đổi thói quen trong các điều kiện xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tạo điều kiện để thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển. 2. Đối với công ty, tổ chức tín dụng, bảo hiểm 2.1. Tiếp cận nguồn vốn từ phía nhà nước Nhìn từ góc độ doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành nghiệp vụ rất lớn, cùng với lo lắng về tiềm năng thị trường, mức độ rủi ro, hiệu quả kinh doanh là những rào cản đáng kể. Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao.Quy trình 86 đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia... Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được hỗ trợ đặc biệt từ phía nhà nước, tạo cơ sở vốn đầu tư ban đầu cho trang bị công nghệ và tuyển dụng nguồn nhân lực, ưu đãi về thuế (nhiều quốc gia không áp thuế thu nhập, thuế VAT) và có chính sách bù đắp chi phí hoạt động trong 2 - 3 năm đầu tiên. 2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư Một giải pháp khác cho nhu cầu vốn để mở rộng thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và bảo hiểm là nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay, hoạt động bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ở nước ta trên các giác độ: các doanh nghiệp, các tổ chức bảo hiểm vừa là nhà phát hành chứng khoán, là định chế trung gian tài chính và vừa là nhà đầu tư trên thị trường vốn. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm diễn ra khá phong phú. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng các nguồn như: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc; quỹ dự trữ tự nguyện; các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh nghiệp và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đầu tư. Thông qua hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập được nguồn tài 87 chính lớn để đầu tư trở lại nền kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường vốn. Hiện nay, tuy được phép đầu tư khá đa dạng về ngành, xong hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa cao do các doanh nghiệp này vẫn chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tính thanh khoản cao như tiền gửi và trái phiếu chính phủ. Để tạo ra một nguồn vốn lớn hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm cần mở rộng mạng lưới đầu tư hơn nữa, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các ngân hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm phải nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư về tổ chức cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ; sớm xây dựng đội ngũ các chuyên gia về đầu tư... Trước mắt, các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ tiêu chuẩn cần sớm thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Trong khi hoạt động bảo hiểm của Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ trở thành một yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu. 3. Đối với nhà nước Thiết lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc gia Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở (open account) trước rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu. Tùy theo tính chất, giá trị hàng hóa (hàng hóa thông thường như nông sản, nguyên liệu, thiết bị điện tử,…; hàng hóa tư liệu sản xuất như trang 88 thiết bị, máy móc đến các dự án lớn) và phương thức thanh toán, hình thức sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Nếu như WTO hay OECD quy định các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung hạn và dài hạn được phép có sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ (được các tổ chức tổ chức tín dụng thuộc Nhà nước trợ cấp và bảo lãnh kinh doanh) thì sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, về cơ bản là sản phẩm bảo hiểm thương mại (trừ bảo hiểm cho rủi ro chính trị). Không chỉ đóng vai trò là công cụ che chắn và giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho nhà xuất khẩu trong việc chủ động cung cấp tín dụng cho người mua (không có được ở các phương thức thanh toán L/C, thanh toán trả trước), tự tin khi xâm nhập thị trường xuất khẩu mới, tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và tổ chức tài chính, qua đó phát huy tối đa năng lực sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA) cũng là nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình trạng tài chính của người mua giúp nhà xuất khẩu thực hiện các giao dịch kinh doanh an toàn và hiệu quả. Các quốc gia xuất khẩu cũng được hưởng lợi nhờ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu ngoại hối cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Vì những lợi ích đó nên hầu hết các nước phát triển đều thành lập các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECA) để tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tiềm năng xuất khẩu sang thị trường của 150 nước thành viên là rất lớn, bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu thành lập một tổ chức bảo hiểm tín 89 dụng xuất khẩu có ý nghĩa thiết thực và cấp bách. Tổ chức tín dụng xuất khẩu này sẽ là cơ quan chuyên môn hóa trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bao gồm cả nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ loại hình bảo hiểm này. Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của nhà nước trong việc thành lập là yếu tố quyết định. Ban đầu, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính. Ngay cả ở châu Âu, mặc dù đã có một giai đoạn phát triển vài thập kỷ, nhưng đến nay hầu hết tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn do nhà nước sở hữu hoặc đứng sau tài trợ/bảo lãnh với cơ chế chính sách về vốn, ưu đãi thuế, tái bảo hiểm cứu cánh... Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất khẩu), tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho dù thuộc sở hữu nhà nước (phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại. Không quốc gia nào thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu khi chưa tính toán lợi ích kinh tế khả thi, có nghĩa là phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức đó. Những câu hỏi lớn cần đặt ra là: - Ngành hàng/thị trường/loại hình DN/ngân hàng nào thực sự có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu? - Ai sẽ đầu tư vào tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu? Quy mô vốn và bão lãnh phù hợp? Hình thức tài trợ và ủng hộ của nhà nước sẽ thực hiện thế nào? 90 - Các hình thức hỗ trợ tài chính cho nhà xuất khẩu đang thực hiện? Kinh nghiệm, năng lực kinh doanh của hệ thống ngân hàng, công ty thương mại và nhà xuất khẩu ra sao? - Năng lực của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm thương mại? Độ sẵn có của nguồn nhân lực quản trị và chuyên môn của thị trường bảo hiểm, ai sẽ thực hiện việc đào tạo? - Sản phẩm bảo hiểm tín dụng nào sẽ triển khai trước? Trong điều kiện thiếu nguồn vốn và nhân sự, tính chất mặt hàng xuất khẩu đa số là hàng hóa thông dụng, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trước mắt, Việt Nam nên lựa chọn phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn. Điều này được dựa trên năng lực tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm, tái bảo hiểm tín dụng phù hợp. Việt Nam cần xúc tiến thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECA) để tạo điều kiện cho các ngân hàng và các đơn vị xuất khẩu có thể đảm bảo tài chính và không bị rủi ro nhiều khi xuất hàng hóa đi. Trong điều kiện là một quốc gia đang phát triển, mô hình ECA phù hợp với Việt Nam là công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần nhưng nhà nước vẫn nắm phần lớn cổ phần để đình hướng phát triển.Hiện nay, các công ty tư nhân ở Việt Nam chưa đủ thực lực để đóng vai trò là ECA.Yêu cầu cần một nguồn vốn lớn kết hợp định hướng xã hội chủ nghĩa là hai nhân tố chính để mô hình ECA ở Việt Nam nên là một công ty nhà nước. 91 ECA này nên có một trụ sở chính và nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành.Ngoài nhiệm vụ bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, ECA còn cần thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm và các ngân hàng. ECA sẽ đóng vai trò đầu tàu hỗ trợ tài chính gián tiếp qua các dịnh vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp và lí tưởng hơn, ECA có thể đại diện cho các doanh nghiệp khách hàng thu hồi các khoản tín dụng xuất khẩu khi xảy ra rủi ro. Dù cho là sản phẩm ngắn hạn hay trung, dài hạn, quy trình cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tương đối phức tạp do phát sinh yêu cầu đánh giá và thẩm định năng lực trả nợ của đối tác nước ngoài cũng như các yếu tố kinh tế chính trị xã hội của quốc gia nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm cho toàn bộ kim ngạch hay một nhóm người mua hoặc một hợp đồng cụ thể (thường có giá trị lớn hơn 2 triệu USD) nhưng trong từng trường hợp, mức độ đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của người mua, môi trường kinh doanh vẫn là yếu tố quyết định để ECA có nhận bảo hiểm hay không, nếu nhận thì với hạn mức tín dụng thế nào và phí bảo hiểm bao nhiêu. Bên cạnh phí bảo hiểm, nhà xuất khẩu cũng phải chi trả thêm khoản lệ phí đánh giá và xác lập hạn mức tín dụng đối với nhà nhập khẩu yêu cầu (thường từ 10- 15% phí bảo hiểm). Để có thể thực hiện các quy trình nghiệp vụ từ thẩm định rủi ro, xác lập hạn mức tín dụng, tính phí bảo hiểm đến bồi thường, thu hồi nợ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu khác như tư vấn thông tin, ủy thác thu hồi nợ, bảo lãnh đầu tư … các ECA phải xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp toàn cầu, về tình hình kinh tế chính trị xã hội của các quốc gia cùng với việc đẩy mạnh quan hệ với các ECA và tổ chức quốc tế khác. Hiệp hội các công ty bảo 92 hiểm tín dụng và đầu tư Bern Union được thành lập năm 1934 hiện có 51 thành viên từ 27 quốc gia (đáng chú ý là trong 5 năm vừa qua đã có thêm 15 ECA mới gia nhập) nhằm chia sẻ thông tin tín dụng, thống nhất các chuẩn mực hoạt động nghiệp vụ của ECA (theo chuẩn OECD) và là cầu nối cho các hoạt động chia sẻ rủi ro tài chính thông qua tái bảo hiểm, hoán đổi danh mục rủi ro giữa các tổ chức tín dụng thành viên. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng xuất khẩu cũng đẩy mạnh quan hệ đối tác chặt chẽ với các tổ chức đa phương, ngân hàng quốc tế như IMF, World Bank, ADB, EBRD, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như S&P, Moody’s, AM Best,… các tổ chức nghiên cứu dự báo thị trường, các công ty tư vấn doanh nghiệp quốc tế để mở rộng quy mô và tăng độ tin cậy của cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của Nhà nước trong việc thành lập các tổ chức tín dụng xuất khẩu là yếu tố quyết định. Lúc đầu, tổ chức bảo hiểm tín dụng cần phải được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính. Sau một thời gian dài tích lũy tài chính, các tổ chức này mới từng bước có thể tự kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất khẩu), tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho dù là thuộc sở hữu nhà nước (phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại. 93 Tổng kết chương 3: Trên đây là những giải pháp người viết đưa ra trên 2 khía cạnh pháp lý và tài chính, với 3 đối tượng chính tham gia vào việc phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm và nhà nước. Muốn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển được, chúng ta cần loại bỏ hết các cản trở. Về pháp lý: cần có hành lang pháp lý hiện đại hơn, chuyên biệt hơn. Việt Nam cần có nguồn luật riêng điều chỉnh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cần có cơ quan chủ quản ro rang, đường lối phát triển có kế hoạch. Về mặt tài chính: chúng ta có thể huy động tài chính phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với sự kết hợp giữa hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các doanh nghiệp. Song song với 2 vấn đề trên là vấn đề nguồn lực con người, chúng ta cần có những chuyên viên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở trình độ cao. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cấn có chương trình đào tạo chuyên biệt vê bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, mà theo người viết thì đó là sự kết hợp hoạt động giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước cần sớm thiết lập tổ chức tín dụng xuất khẩu, chuyên môn hóa lo công việc liên qua đến tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (trong đó có bao gồm cả việc đào tạo nhân lực). 94 KẾT LUẬN Trong khuôn khổ thời gian nghiên cưu, mục tiêu của bài khóa luận là cho độc giả thấy được cái nhìn chung nhất về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- một lĩnh vực còn mới mẻ so với Việt Nam và các nước đang phát triển nhưng là một công củ hiện đại và hiệu quả đã được các nước phát triển sử dụng nhằm hỗ trợ xuất khẩu và đã đạt nhiều thành công trong thực tế. Với mục tiêu trên, bài khóa luận đã giải quyết được các vấn đề sau: Về mặt lý thuyết: người viết đã đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua những lý thuyết chung nhất tổng hợp từ các báo cáo của các tổ chức kinh tế trên thế giới.  Giới thiệu các khái niệm liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.  Giới thiệu được các điều khoản cơ bản của một đơn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.  So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với một số công cụ hỗ trợ xuất khẩu khác. Về mặt thực tiễn: người viết đã tổng hợp kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới thông qua 2 mô hình tiêu biểu.  Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ: US Eximbank của Mỹ  Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoạt động thương qua một công ty bảo hiểm thương mại: Coface của Pháp 95 Từ kinh nghiệm hoạt động của 2 mô hình tiêu biểu trên, người viết đã rút ra được những ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về các lợi ích cũng như các khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Xu hướng kinh tế thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, các quốc gia muốn tồn tại và phát triển cần tự bảo vệ mình trước các rủi ro. Trong buôn bán quốc tế, rõ ràng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ đắc lực với những lợi ích nó mang lại. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm các rủi ro liên quan đến tín dụng xuất khẩu, sự biến động tỉ giá hối đoái…giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi tham gia thị trường thế giới, đồng thời bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng là một công cụ quan trọng để nhà nước tăng cường xuất khẩu và giảm gánh nặng ngân sách. Một số hạn chế trong nghiên cứu: mặc dù đã giải quyết được một số vấn đề về lý thyết và thực tiễn về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin sơ câp. Người viết rất muốn cung cấp cho độc giả những đánh giá khách quan nhất thông qua các thống kê về giá trị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là một lĩnh vực mới mẻ, rất ít số liệu về doanh nghiệp sử dụng loại hình bảo hiểm này, gây khó khăn cho việc thông kê. Người viết hy vọng rằng, với những động thái ngày một tích cực hơn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội do bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu góp phần đưa nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển và trong một tương lai không xa sẽ có những báo cáo đầy đủ hơn về tình hình sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 96 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hệ số tính phi bảo hiểm của COFACE Hệ số Danh mục phí Người mua Tình hình chính trị và thương mại nước nhập khẩu Tổ chức công Tư nhân Tốt Trung bình Thấp Đặc biệt a 1 2 3 4 5 6 7 0,100 0,224 0,386 0,575 0,766 0,931 1,098 0,090 0,201 0,348 0,517 0,690 0,838 0,988 0,100 0,224 0,386 0,575 0,766 0,931 1,098 0,210 0,334 0,496 0,685 0,876 1,041 1,208 0,320 0,444 0,606 0,795 0,986 1,151 1,318 0,430 0,554 0,716 0,905 1,096 1,261 1,428 b 1 2 3 4 5 6 7 0,349 0,348 0,394 0,491 0,786 1,176 1,764 0,314 0,313 0,355 0,442 0,707 1,058 1,588 0,349 0,348 0,394 0,491 0,786 1,176 1,764 0,349 0,348 0,394 0,491 0,786 1,176 1,764 0,349 0,348 0,394 0,491 0,786 1,176 1,764 0,349 0,348 0,394 0,491 0,786 1,176 1,764 (nguồn : uments/AssCreditExport/Calculdeprime032009.pdf ngày truy cập: 11/4/2010) 97 Phụ lục 2: Hệ thống COFCE toàn cầu CHÂU MỸ CHÂU ÂU CHÂU Á, PHI VÀ TRUNG ĐÔNG Doanh thu 141 triệu Euro Hiện diện tại 12 quốc gia 780 nhân viên COFACE triển khai bốn hoạt động ngành nghề kinh doanh của mình tại Bắc Mỹ và hiện xếp thứ hai về bảo đảm các khoản khoản phải thu thương mại tại Mỹ và đang mở rộng nhanh chóng về tài chính các khoản phải thu thương mại tại Canada. COFACE dẫn đầu thị trường trong quản lý khoản phải thu thương mại tại Mỹ Latin, nâng doanh số ở đây lên 58% và thị phần là 34%. COFACE cũng đang triển khai dịch vụ thông tin doanh nghiệp tại Mexico Doanh thu 1.449 triệu Euro hiện diện tại 30 quốc gia 5.160 nhân viên Tài chính các khoản phải thu thương mại được mở rộng nhanh chóng trong năm, đặc biệt là ở Pháp và Đức. COFACE đang phát triển mạnh hơn tại Scandinavia, thông qua việc thiết lập chi nhánh ở Thụy Điển và mua lại công ty dẫn đầu về lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Đan Mạch. Điều này làm cho mạng lưới cung cấp cũng được mở rộng tới các nước Cộng hòa Séc và Slovakia. COFACE đang thử nghiệm hệ thống đánh giá tài chính mới tại 12 quốc gia châu Âu thông qua mạng lưới trực tiếp của các công ty thành viên (khác với hệ thống @rating) Doanh thu 92 triệu Euro Hiện diện tại 25 quốc gia 876 nhân viên COFACE tăng cường mạng lưới cung cấp của mình ở Trung Đông bằng thỏa thuận hợp tác với tập đoàn đầu tư và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Arab (IAIGC). COFACE cũng đã mua lại nhà cung cấp lớn nhất của Ai Cập về thông tin kinh doanh.Đồng thời COFACE cũng đang mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính các khoản phải thu thương mại Trung Quốc, Australia và Israel. (nguồn: phical_presence ngày truy cập 11/4/2010) 98 Phụ lục 3: Bản đồ xếp hạng đánh giá rủi ro của Coface tháng 2/2010 (nguồn: isks/news?news=101802-1 ngày truy cập: 21/4/2010) 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Herbert J. Kessler; Trần Mậu dịch (1993): “Tài chính ngoại thương”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội-193 trang 2. Nguyễn Be (2000): “Lý thuyết tài chính”, NXB Thống kê-199 trang 3. Dương Đăng Chính (2003): “Giáo trình lý thuyết Tài chính”, NXB Tài chính Hà Nội-47 trang 4. Hoàng Văn Châu (2006): “Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh”, NXB Lao động xã hội Hà Nội-251 trang 5. Hồ Ngọc Hà (2009): “Đề cương bài giảng tài chính học”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội-183 trang 6. Trương Mộc Lâm (2000): “Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm”, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh-272 trang 7. Nguyễn Anh Minh (2002): “Tài trợ thương mại quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội-287 trang 8. Lê Văn Tề (2006): “Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội-507 trang 9. Phạm Xuân Thọ (1999): “Hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế”, NXB Tp Hồ Chí Minh-846 trang 10. Bộ tài chính (2008): “Tài liệu hội thảo Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc, một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Hà Nội- 120 trang. 11. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (2008A): “Quy tắc bảo hiểm tín dụng thương mại xuất khẩu”, Hà Nội-16 trang. 12. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (2008B): “Bản câu hỏi quản lý tín dụng”, Hà Nội-6 trang. 100 13. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (2008C): “Giấy yêu cầu bảo hiểm tín dụng thương mại xuất khẩu”, Hà Nội-5 trang. II. Tài liệu tiếng Anh 1. Nippon Export and Investment Insurance: “Outline of trade and investment Insurance-Vietnam mission”, seminar document (2006) 2. Nippon Export and Investment Insurance: “Insured long-term project by NEXI” for Vietnam, seminar document (2008) 3. George-MSIG: “Export credit Insurance in Japan”, (2008) 4. Korea Export Insurance Corporation: “Export credit insurance”, seminar document (2008). 5. Pieter van Foreest: “ECA risk management” (2007), Amsterdam. 6. The Swedish export credits guarantee: “Risk management”, seminar document (2007) III. Các trang web 1. US Eximbank: ngày truy cập 12/4/-10/5/2010 1.1. Mission: 1.2. Small-Business Support: 1.3. Ex-Im Bank Annual Reports: 1.4. Small Business Export Credit Insurance Policy: 1.5. Multi-Buyer Export Credit Insurance: 1.6. Short-Term Single-Buyer Export Credit Insurance: 101 1.7. Bylaws of the Export-Import Bank of the United States: 1.8. Ex-Im Bank History By Month: November: 1.9. Supporting Exports, Sustaining Jobs & Strengthening Communities: https://webappsprod01.exim.gov/apps/usmap/usmap.nsf 1.10. Transportation Security Exports Program: 2. Coface: ngày truy cập 20/4-10/5/2010 2.1. Who we are: we_are 2.2. Trade Receivables Protection: p 2.3. Whole turnover policies: me/wwd/p/whole_turnover_policies&site=COM_en_EN 2.4. Trade Receivables Management: m 2.5. Trade Receivables Finance: f 2.6. Quel est l'intérêt de l'Assurance-crédit export : https://webappsprod01.exim.gov/apps/usmap/usmap.nsf 102 2.7. Pour quels risques: itexport/quels_risques 2.8. Quelle garantie choisir: itexport/quelle_garantie 2.9. Garantie des contrats commerciaux: itexport/quelle_garantie/contrat_commerciaux 2.10. Garantie des marchés de travaux: itexport/quelle_garantie/marchesdetravaux 2.11. Garantie des biens immatériels: itexport/quelle_garantie/biens_immateriels 2.12. Garantie des prestations de service: itexport/quelle_garantie/prestations_services 2.13. Garantie des cautions: itexport/quelle_garantie/garantie_caution 2.14. CALCUL DE PRIME: MT/fr_FR/documents/AssCreditExport/Calculdeprime032009.pdf ngày truy cập 22/4/2101 103 3. Bern union total data : ngày truy cập 10/4/2010 4. Export Credit Insurance: editins.pdf ngày truy cập 10/4/2010 5. EXPORT SAFELY WITH EXPORT CREDIT INSURANCE: 03E3717D042572FF005D76AF/$File/ExportCreditInsurance.pdf ngày truy cập 10/4/2010 6. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu –áp dụng mô hình nào cho hiệu quả: bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-ap-dung-mo-hinh-nao-cho-hieu-qua.html ngày truy cập 2/2/2010 7. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- kinh nghiệm cho Việt Nam: khau-kinh-nghiem-cho-viet-nam.html ngày truy cập 2/2/2010 8. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: ngày truy cập 3/2/2010 9. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- công cụ hỗ trợ đắc lực cho xuất khẩu: ngày truy cập 3/2/2010 10. Nhũng lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: ngày truy cập 3/2/2010 11. Sẽ lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: ngày truy cập 7/2/2010 12. Vì sao bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chậm phát triển: ngày truy cập 7/2/2010 104 13. Sẽ thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: ngày truy cập 8/2/2010 14. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- công cụ thúc đẩy xuất khẩu: ngày truy cập 10/2/2010 15. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- khó xơi: ngày truy cập 13/2/2010 16. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu- bao giờ: ngày truy cập 15/2/2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5496_1326.pdf
Luận văn liên quan