Bão nhiệt đới hay còn gọi là xoáy thuận nhiệt đới, là một vùng gió xoáy có đường kính rộng hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Bão bao giờ cũng phát sinh ở ngoài đại dương nhiệt đới vì trong vùng biển nhiệt đới hội tụ đầy đủ các điều kiện như: nhiệt độ tương đối cao lượng nhiệt ẩm rồi dào, lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Sau khi hình thành ngoài đại dương chúng chuyển dần về phía lục địa, nếu năng lượng còn mạnh chúng sẽ di chuyển vào đất liền rồi tan rã ở vùng đất liền khá gần biển. Cũng có những cơn bão tan đi sau vài giờ ngay khi hình thành.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7519 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Bão nhiệt đới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h các xoáy thuận nhiệt đới, các cơn bão cho mưa to gió lớn với nhiều đặc trưng khác biệt so với xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
Về chế độ ẩm: ở miền nhiệt đới có sự khác biệt lớn giữa lục địa và đại dương. Trên lục địa độ ẩm cực kì thấp, mưa rất ít nhưng đôi khi có cường độ lớn thậm chí sinh ra lũ lụt. Ngược lại, ngoài đại dương lượng bốc hơi lớn nên độ ẩm rất cao. Lượng mưa trung bình khoảng 1000 - 2000mm/năm.
I.1.1.2. Phạm vi hoạt động của bão nhiệt đới
Bão nhiệt đới là bão hoạt động mạnh trong các vĩ độ nhiệt đới. Nhà khí tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20o vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27oC trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để tạo năng lượng cho bão hình thành và lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5o vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực Côriôlit quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Hiện nay người ta đã xác định 5 khu vực được gọi là “ổ bão nhiệt đới” trên toàn hành tinh chúng ta là:
- Ở bán cầu Bắc: có 3 ổ bão lớn nằm ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, tây bắc Đại Tây Dương và bắc Ấn Độ Dương.
- Ở Nam bán cầu: có 2 ổ bão lớn là tây nam Thái Bình Duơng và nam Ấn Độ Dương.
Như vậy ta thấy các vùng biển nhiệt đới thuộc Nam Mỹ và tây nam châu Phi hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bão là do tại những khu vực này vào đầu mùa hè nhiệt độ nước trên biển thấp hơn các vùng nhiệt đới khác cùng vĩ độ. Sở dĩ như vậy vì tại đây tồn tại những dòng biển lạnh, không cung cấp đủ năng lượng cần thiết giúp cho việc hình thành bão.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thụy trong cuốn “Nghiên cứu khí quyển toàn cầu” xuất bản năm 1980, trung bình hàng năm trên Trái đất có gần 70 cơn bão nhiệt đới xuất hiện vào mùa hạ và mùa thu, mùa đông hầu như không có bão. Số lượng các cơn bão này được phân bố chủ yếu như sau:
Ổ bão
Số cơn bão
Tỉ lệ (%)
I. Đông bắc Thái Bình Dương
Tây bắc Đại Tây Dương (kể cả biển Caribe và vịnh Mehico)
10
7
16
11
II. Tây bắc Thái Bình Dương
22
36
III. Vịnh Bengan
Biển Arập
6
2
10
3
IV. Nam Ấn Độ Dương
6
10
V. Tây bắc châu Đại dương
Nam Thái Bình Dương
2
7
3
11
Tổng cộng
62
100
Như vậy, ổ bão tây bắc Thái Bình Dương ở gần nước ta có số lượng bão nhiều nhất, chiếm quá 1/3 tổng số cơn bão hàng năm xảy ra trên thế giới.
Hình 2: Khu vực hay xảy ra bão và số bão trung bình hàng năm
trên thế giới
I.1.2. Khái niệm về bão và các bộ phận cấu tạo của bão
I.1.2.1. Khái niệm
Bão nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng anh “tropical cylone” hoặc “tropical storm”. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió mạnh hơn 63 km/h. Nếu gió yếu hơn 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gió mạnh hơn 118 km/h bão được gọi là bão to với cuồng phong. Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão với gió mạnh hơn 241 km/h.
Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như “typhoon” được dùng trong vùng biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương; “hurricane” trong vùng Đại Tây Dương và “tropical cylone” trong vùng Ấn Độ Dương.
Ta có thể định nghĩa bão nhiệt đới một cách dễ hiểu như sau: Bão nhiệt đới hay xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy, có đường kính rộng hàng trăm kilomet, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tùy theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm mà xoáy thuận nhiệt đới được phân chia thành áp thấp nhiệt đới hay bão nhiệt đới:
- Khi gió mạnh nhất vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 6 đến cấp 7 (tức gió từ 39 - 61km/h) thì gọi là áp thấp nhiệt đới.
- Khi gió mạnh nhất vùng trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 8 trở lên (trên 63 km/h) thì được gọi là bão nhiệt đới.
I.1.2.2. Các bộ phận cấu tạo của bão
Cấu tạo của bão gồm: Mắt bão (the eye), thành mắt bão (eyewall), dải mây mưa (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the dense curius overcast).
Hình 3: Các bộ phận cấu tạo của bão
1. Mắt bão
Mắt bão thường có hình trụ tròn, đường kính có thể từ 8 – 200 km tùy theo bão yếu hay mạnh, vùng mắt bão là khu vực gần như lặng gió, quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và cí nhiệt độ cao hơn các vùng xung quanh. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh mới hình thành mắt bão rõ nét.
2. Thành (tường) mắt bão
Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn có thể cao đến 15 km, dày đến hàng chục km. Gió xoáy ở đây là mạnh nhất, mưa rơi mạnh nhất và tàn phá nguy hiểm nhất.
3. Dải mây mưa
Vùng này ở phía trên từ mắt bão hướng ra ngoài. Nhìn từ ảnh vệ tinh chụp từ trên cao vùng này có màu trắng, ở giữa có vòng tròn đen là mắt bão. Phía dưới vùng mây mù này, bên ngoài mắt bão là các dải mưa hình xoắn cùng chiều với gió gây ra mưa lớn, lốc mạnh.
I.1.3. Phân loại
Ban đầu bão là một vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng áp thấp ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu. Trong điều kiện thuận lợi vùng áp thấp này có thể khơi sâu thêm, gió vùng trung tâm mạnh lên trở thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là bão.
Trong giai đoạn phát triển ổn định có thể thấy mắt bão, khu vực có đường kính 30 - 40km với khí áp thấp nhất, lặng gió hay gió yếu. Do trong mắt bão có dòng giáng nên nhiệt độ ở đây cao hơn xung quanh, ít mây hay quang mây.
Trên ảnh mây vệ tinh, màn mây trong bão trong giai đoạn đầu là sự tập trung của các đám mây tích và vũ tích lớn, sau một thời gian có thể các tập hợp mây tích này có thể tạo thành dải mây có dạng xoáy về phía trung tâm.
Trong giai đoạn trưởng thành mắt bão mới xuất hiện dưới dạng một hay hai chấm đen ở trung tâm bão.
Theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, tổ chức khí tượng thế giới WMO quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành: 1. Áp thấp nhiệt đới (tropical depression): là xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở gần vùng trung tâm từ 10,8 - 17,2m/s (cấp 6 - 7).
2. Bão nhiệt đới (tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với các đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 - 24,4m/s (cấp 8 - 9).
3. Bão mạnh (severe tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5 - 32,6m/s (cấp 10 - 11).
4. Bão rất mạnh (typhoon/hurricane): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm trên 32,7m/s (trên cấp 11).
I.2. Cơ sở thực tiễn
Bão nhiệt đới là một hiện tượng thiên tai nguy hiểm, có sức tàn phá mạnh mẽ gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Theo ước tính thiệt hại do bão lũ gây ra ở vùng nhiệt đới tính trong thời gian từ năm 1870 - 1970 thiệt hại tới 1.500 triệu USD về tài sản và trên 5.000 người thiệt mạng mỗi năm, con số này ở Mỹ là 300 triệu USD về tài sản mỗi năm, đặc biệt có trường hợp trên 2 tỉ USD (cơn bão Betxi 9/1965), cơn bão Vera (9/1969) đã làm Nhật thiệt hại trên 1.280.000.000 USD, 5000 người chết, 36.000 người bị thương và đổ 140.000 ngôi nhà. Phillipin là một trong những nước phải hứng chịu nhiều bão nhất thế giới, trung bình có tới 19 cơn bão trong một năm.
Những số liệu trên đã phần nào cho chúng ta thấy mức độ nguy hại của bão nên từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về các vấn đề như: sự hình thành, đường đi, quá trình phát triển… cũng như cách dự báo và phòng chống bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả mà bão gây ra.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI
II.1. Điều kiện hình thành
Như chúng ta đã biết bão nhiệt đới hình thành, hoạt động trong các vĩ độ nhiệt đới (khoảng 5 – 200 vĩ) và có ảnh hưởng trên một diện rộng. Tuy nhiên để hình thành một cơn bão cần hội tụ đầy đủ những điều kiện sau:
Palmen (1956), đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
1. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (26 – 270C) bảo đảm nước biển bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão.
2. Thông số Côriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong đới giới hạn bởi vĩ độ 5 - 200 ở hai bên xích đạo.
3. Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung của dòng ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu hình thành bão.
Riehl (1948) bổ sung thêm hai điều kiện:
1. Ở trên cao, trường khí áp phải phân kì để bảo đảm sự giải tỏa khối lượng không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão. Điều này thường được thỏa mãn ở miền nhiệt đới vì từ mực 500mb trở lên, nhất là tại mực 200 - 300mb thường xuyên tồn tại áp cao cận nhiệt.
2. Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. Những kết quả thống kê cho thấy 80% các cơn bão có liên quan với dải hội tụ nhiệt đới. Năm dải hội tụ nhiệt đới ít hoạt động thì cũng ít bão.
Như vậy: có 2 điều kiện tối cần thiết để hình thành bão
+ nhiệt độ tương đối cao
+ lượng hơi nước dồi dào
II.2. Cơ chế hình thành
Bão được ví như một chu trình sống, được nuôi dưỡng và chết đi. Đại dương tại các vùng nhiệt đới (điển hình là Thái Bình Dương), gần xích đạo, có nhiều ánh nắng Mặt Trời, chính là người mẹ hình thành và sinh ra bão, do đó gọi là bão nhiệt đới.
II.2.1. Cơ chế hình thành một cơn bão nói chung
Muốn sản sinh ra một cơn bão cần có 2 điều kiện chủ yếu là nhiệt độ tương đối cao và lượng hơi nước dồi dào.
Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống sẽ làm nước biển bốc hơi tạo ra trên mặt biển một lớp không khí ẩm. Nếu cường độ chiếu sáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng mạnh sẽ hình thành một cột không khí ẩm bay thẳng lên cao, tạo ra một áp thấp trên mặt biển. Khi đó không khí xung quanh khu vực không khí vừa bốc lên sẽ ào ạt đổ vào đó, dưới tác dụng của lực Côriôlit (lực chuyển động do sự tự quay của Trái Đất) cột không khí sẽ chuyển động xoay tròn. Đây là một nguyên nhân tạo ra cơn bão. Ngoài ra khi không khí đi lên gặp lạnh, hơi nước chứa trong đó ngưng tụ lại đồng thời tỏa ra một nhiệt lượng, điều này càng góp phần tăng cường dòng không khí bốc lên khiến khí áp ở mặt biển lại càng hạ thấp, cơn xoáy không khí càng mãnh liệt, thúc đẩy cơn bão hình thành.
II.2.2. Cơ chế hình thành bão nhiệt đới
Như trên đã nêu, muốn hình thành một cơn bão cần phải có hai điều kiện chủ yếu là nhiệt độ tương đối cao và lượng hơi nước dồi dào. Mà vùng biển nhiệt đới lại hội tụ đầy đủ cả hai điều kiện trên. Mặt biển ở đó có nhiệt độ không khí rất cao do tầng thấp ở đây nhận được nhiệt năng lớn. Đó cũng là nơi giàu hơi nước nhất địa cầu. Nó sẽ là động lực chính cho sự hình thành và phát triển những cơn bão. Nếu không có nguồn động lực này thì dù cho bão có hình thành thì cũng tự tan. Một đặc điểm nữa là vùng này cách xích đạo một khoảng cách không xa, do đó lực quay của Trái Đất cũng sẽ ảnh hưởng có lợi cho vòng xoáy không khí. Măt khác tình trạng mặt biển nhiệt đới đơn thuần hơn vùng biển tại các vĩ độ trung bình, không khí ở trên cùng một khu vực luôn giữ có định những điều kiện bất biến trong thời gian khá dài để cho bão có thời gian tích góp năng lượng ấp ủ thành một trận bão.
Các cơn bão nhiệt đới thường phát sinh tại các khu vực mặt biển có nhiệt độ trên 26oC – 27oC. Theo thống kê các vùng biển phát sinh ra bão chủ yếu là vùng: biển Đông, phía đông Philippin, quần đảo tây Ấn Độ và bờ biển Ôxtrâylia…
II.2.3. Các giai đoạn hình thành bão
II.2.3.1. Giai đoạn hình thành
Bão xuất hiện trực tiếp từ mặt biển với sự hình thành của những cụm mây tích lớn. Tuy nhiên, phần lớn bão được hình thành từ một nhiễu động là áp thấp nhiệt đới (khoảng 80% trường hợp) sự hình thành bão có liên quan đến dải hội tụ nhiệt đới. Mặt khác, không phải nhiễu động nào trên dải hội tụ nhiệt đới cũng phát triển thành bão. Quá trình khơi sâu của áp thấp thường diễn ra chậm khoảng vài giờ, đủ để gió tản mạn trong khu vực rộng lớn được sắp xếp lại, tạo thành các dòng khí xoáy hội tụ đưa không khí nóng ẩm vào tâm. Cũng có trường hợp mắt bão hình thành chỉ trong 24 giờ. Trong giai đoạn hình thành, giai đoạn áp thấp nhiệt đới, gió có cường độ bão chỉ thấy ở mức thấp. Và khi tốc độ gió cực đại tại vùng trung tâm vượt quá 17,2 m/s, áp thấp nhiệt đới trở thành bão. Các giai đoạn phát triển của bão được thể hiện rất rõ trên các ảnh vệ tinh.
Hình 4: Ảnh vệ tinh của một cơn bão nhiệt đới trong giai đoạn hình thành ngoài khơi Philippin (20/09/2007).
II.2.3.2. Giai đoạn trẻ
Không phải tất cả các xoáy thuận nhiệt đới đạt tốc độ gió cấp bão trong giai đoạn hình thành đều phát triển thành bão, nhiều xoáy thuận tan đi sau 24 giờ. Một số khác di chuyển trên một khoảng cách lớn như là một áp thấp nhiệt đới. Nếu có sự tăng cường thì khí áp thấp nhất giảm nhanh xuống dưới 1000 mb. Gió có cường độ bão hình thành một dải bao quanh trung tâm xoáy. Mô hình mây biến đổi từ dải đường tố sang dạng dải xoáy về phía trung tâm. Ở phía dưới thấp, dòng hội tụ vào tâm có thể chưa bao quát phạm vi lớn nhưng ở trên cao có thể có dòng phân kỳ từ tâm xoáy.
II.2.3.3. Giai đoạn chín muồi
Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp ở tâm không tiếp tục giảm và tốc độ gió cực đại cũng ngừng tăng lên. Phạm vi hoàn lưu bão với tốc độ gió sức bão mở rộng. Giai đoạn chín muồi, có khi kéo dài đến một tuần. Nếu trong giai đoạn trẻ phạm vi gió mạnh sức bão chỉ giới hạn trong phạm vi bán kính 30 - 50 km thì trong giai đoạn này có thể mở rộng trên 300 km. Khu vực thời tiết xấu nhất nằm ở phía phải so với hướng dịch chuyển của bão.
Quy mô của bão trong giai đoạn chín muồi biến đổi rất lớn. Thậm chí khi khí áp ở tâm bão thấp hơn 950 mb, bán kính bão có khi chỉ là 100 đến 200 km. Nếu khí áp tính trung bình đồng đều là 1000 mb cho toàn khu vực bão thì khối lượng bão là 3x1012 tấn. Ngược lại, với cơn bão có khí áp tương tự có bán kính 1000 km thì khối lượng của nó là 3x1013 tấn. Khối lượng này ngang với khối lượng của áp thấp Alêut. Bão trong giai đoạn chín muồi cũng trải qua các thời kỳ tăng cường và suy yếu không đều, kéo dài trong vài ngày, thường đó là trương hợp bão tương tác với hoàn lưu ôn đới. Sự biến đổi ngắn hạn của tốc độ gió chừng 10% trong khoảng 1 giờ.
Hình 5: Ảnh vệ tinh cơn bão số 7 (31/10/2006) trong giai đoạn chín muồi
II.2.3.4. Giai đoạn tan rã
Khi bão di chuyển vào đất liền do điều kiện địa hình, lực ma sát tăng lên và nhất là khả năng cung cấp ẩm cho bão bị mất đi nên kích thước của bão giảm đi rất nhanh. Sau một thời gian ngắn (từ 1 đến 2 ngày) thì bão tan rã hoàn toàn, đôi khi có thể tồn tại dưới dạng một áp thấp nhiệt đới và cho mưa lớn trên một phạm vi rộng. Trên biển, bão cũng có thể bị tan rã khi gặp vùng nước lạnh như ở tây bắc Thái Bình Dương. Trên đất liền và trên biển bão có thể di chuyển vòng quanh rìa cao áp cận nhiệt và đi vào miền ôn đới, không khí lạnh xâm nhập vào khu vực bão, hệ thống front xuất hiện và bão trở thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
II.3. Sự di chuyển của bão
Sự hình thành và phát triển của bão là một quá trình phức tạp. Bão được hình thành từ một nhiễu động nhiệt đới tương đối nhỏ, mở đầu từ một xoáy khép kín với gió yếu và khí áp ở tâm chưa xuống dưới 1000mb. Xoáy đó nếu tiếp tục khơi sâu thì trong khoảng vài ngày thậm chí chỉ cần 12 giờ sẽ hình thành một hệ gió xoáy rõ rệt. Nếu gió xoáy tiếp tục mạnh lên, khí áp xuống dưới 1000mb, nó sẽ hình thành hệ thống mây bão theo hình xoắn đi với những dải mưa rào, gió mạnh.
Tốc độ di chuyển của một cơn bão từ 10 -15 km/h. Tuy nhiên, có những cơn bão di chuyển rất chậm hoặc cũng có những cơn bão di chuyển rất nhanh, đường đi rất phức tạp.
Qũy đạo của một cơn bão được hiểu là đường nối các vị trí liên tiếp của cơn bão qua các giai đoạn tồn tại của nó. Vị trí của bão được xác định theo trường áp, trường gió và theo ảnh mây vệ tinh.
Dạng parabol là đặc trưng của quỹ đạo bão quy định bởi cơ chế bão di chuyển theo dòng dẫn đường, dòng không chịu ảnh hưởng nhiễu động của bão ở rìa hướng về phía tây nam cực tây và tây bắc của cao áp cận nhiệt. Tuy nhiên nhiều cơn bão chỉ đi theo dòng dẫn trong một thời gian sau đó đổ bộ vào đất liền và tan đi. Một số cơn bão mạnh có nội lực lớn chúng có thể di chuyển theo nhiều dạng quỹ đạo khác nhau có khi thắt nút một hay nhiều lần.
Đường đi của bão Parma (dạng thắt nút)
Đường đi của bão Xangsane (dạng đường thẳng)
Đường đi của bão Ike (dạng parabol)
Hình 6: Các dạng đường đi của bão
II.4. Đặt tên cho bão
Trong vùng nhiệt đới bão là một hiện tượng thiên tai phổ biến và xuất hiện với tần suất lớn.
Ở Việt Nam trong mùa bão hàng năm có thể có tới 9 – 10 cơn bão nên rất khó khăn cho việc dự báo. Do đó, để tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão người ta đã đặt tên cho các cơn bão.
Việc đặt tên cho các cơn bão có lịch sử cách đây từ nhiều thế kỉ. Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên “của những chính trị gia mà ông ghét nhất”.
Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại Tây Dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (A, B, C ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ. Năm 1979, tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.
Mỗi năm tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) sử dụng danh sách gồm 21 tên gọi thông dụng (xếp theo thứ tự abc và bỏ 5 mẫu tự q, u, x, y và z) tương ứng với số trận bão trung bình xuất hiện trong mùa giông bão kéo dài từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 11. Ví dụ Rita là cơn bão thứ 17 ở Đại Tây Dương trong năm nay. Nếu số cơn bão vượt quá 21, tổ chức WMO sẽ chuyển sang dùng các mẫu tự trong bảng chữ cái Hy Lạp. Nghĩa là Wilma được dùng để gọi tên cơn bão thứ 21 (nếu có trong năm nay) thì tiếp theo đó sẽ là bão Alpha và Beta... Danh sách các tên bão được tái sử dụng 6 năm một lần (chẳng hạn, năm 2011, WMO sẽ trở lại sử dụng danh sách tên bão năm 2005).
WMO có thể loại một số tên bão ra khỏi danh sách để các cơn bão mới không gợi lại những ký ức buồn. Người ta gọi đó là “cho về hưu”, Nanette Lomarda - Trưởng ban bão nhiệt đới ở WMO nói: “Khi bão gây ra tổn thất lớn về người và kinh tế, chúng tôi phải xóa tên gọi đó”. Khi cho một tên bão về hưu WMO sẽ thay thế bằng một tên khác thuộc cùng phái và bắt đầu bằng chữ cái của tên đã bị cho nghỉ hưu.
Vừa qua, ủy ban quốc tế thuộc tổ chức Khí tượng thế giới đã quyết định rút tên năm cơn bão xoáy có sức tàn phá mạnh nhất trong năm 2005 nhằm tôn trọng các nạn nhân đã thiệt mạng trong cơn bão này. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp hàng năm của tổ chức này tại San Juan (Puerto Rico).
Năm tên gọi bão Dennis, Katrina, Rita, Stan và Wilma đã được đặt cho năm trong số 27 cơn bão nhiệt đới và 15 cơn bão xoáy đã quét qua bờ biển Đại Tây Dương trong năm 2005. Những cái tên này sẽ không còn được sử dụng nữa, nhằm tôn trọng các nạn nhân thiệt mạng trong các cơn bão này. Năm tên cơn bão này sẽ được thay thế bằng tên Don, Katia, Rina, Seanet Whitney trong năm 2011. Năm 2005 đã trở thành năm có số tên bão kỷ lục bị rút chỉ trong một mùa mưa bão duy nhất, đến nay có 67 tên được rút ra khỏi danh sách.
Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 - 1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong đó) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Một trong số 14 thành viên cung cấp 10 tên tạo thành danh sách 140 tên bão.
Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.
Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được trung tâm bão nhiệt đới Tokyo thuộc cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.
Ví dụ: Trước bão Damrey (Việt Nam gọi là bão số 7), cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam, đã tràn vào Nhật Bản.
Dưới đây là các tên được dùng để đặt cho bão ở tây bắc Thái Bình Dương:
Nước/Lãnh thổ
Tên bão
Campuchia
Damrey
Kong-rey
Nakri
Krovanh
Sarika
Trung Quốc
Longwang
Yutu
Fengshen
Dujuan
Haima
Bắc Triều Tiên
Kirogi
Toraji
Kalmaegi
Maemi
Meari
HK, Trung Quốc
Kai-Tak
Man-yi
Fung-wong
Choi-wan
Ma-on
Nhật Bản
Tenbin
Usagi
Kanmuri
Koppu
Tokage
Lào
Bolaven
Pabuk
Phanfone
Ketsana
Nock-ten
Macau
Chanchu
Wutip
Vongfong
Parma
Muifa
Malaysia
Jelawat
Sepat
Rusa
Melor
Merbok
Micronesia
Ewinlar
Fitow
Sinlaku
Nepartak
Nanmadol
Philippines
Bilis
Danas
Hagupit
Lupit
Talas
Hàn Quốc
Gaemi
Nari
Changmi
Sudal
Noru
Thailand
Prapiroon
Wipha
Mekkhala
Nida
Kulap
Mỹ
Maria
Francisco
Higos
Omais
Roke
Việt Nam
Saomai
Lekima
Bavi
Conson
Sonca
Campuchia
Bopha
Krosa
Maysak
Chanthu
Nesat
Trung Quốc
Wukong
Haiyan
Haishen
Dianmu
Haitang
Bắc Triều Tiên
Sonamu
Podul
Pongsona
Mindule
Nalgae
HK, Trung Quốc
Shanshan
Lingling
Yanyan
Tingting
Banyan
Nhật Bản
Yagi
Kaziki
Kujira
Kompasu
Washi
Lào
Xangsane
Faxai
Chan-hom
Namtheun
Matsa
Macau
Bebinca
Vamei
Linfa
Malou
Sanvu
Malaysia
Rumbia
Tapah
Nangka
Meranti
Mawar
Micronesia
Soulik
Mitag
Soudelor
Rananin
Guchol
Philippines
Cimaron
Hagibis
Imbudo
Malakas
Talim
Hàn Quốc
Chebi
Noguri
Koni
Megi
Nabi
Thailand
Durian
Rammasun
Morakot
Chaba
Khanun
Hoa Kì
Utor
Chataan
Etau
Aere
Vicete
Việt Nam
Trami
Halong
Vamco
Songda
Saola
Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên.
Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960 - 1961.
Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964 và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.
II.5. Công tác dự báo bão
Các cơn bão nhiệt đới thường gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với các quốc gia mà nó đi qua, cả một khu vực rộng lớn có thể trở thành những đống đổ nát hoang tàn chỉ sau một đêm cơn bão đổ bộ. Nó không chỉ gây tổn thất lớn về kinh tế, làm thiệt hại tính mạng con người mà còn gây ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân. Chính vì những lí do đó nên việc phát hiện, theo dõi và dự báo bão có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
II.5.1. Phát hiện và theo dõi bão
Bão là một thiên tai nguy hiểm nên qua hàng ngàn năm lao động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và giao thông đường biển con người đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nhận biết, phán đoán sự phát sinh của bão. Đến nay, nhiều kinh nghiệm đã được giải thích bằng các kiến thức khoa học, những kinh nghiệm này chủ yếu dựa vào những thay đổi trạng thái của bầu trời, mặt biển và những biểu hiện khác thường trong hoạt động sống của một số sinh vật...
* Trạng thái bầu trời
Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ba ngày, sau đó xuất hiện mây ti tích (một loại mây tầng cao ở độ cao khoảng 7km trở lên, gồm các đám, màn hoặc lớp mây mỏng không có bóng, cấu thành từ những phần tử rất nhỏ có hình dạng trông như những hạt hay nếp nhăn) hội tụ về một hướng chân trời. Sau mây tầng cao xuất hiện mây vũ tích (một loại mây lớn và đặc, phát triển dữ dội theo chiều thẳng đứng trông như những dãy núi đồ sộ, giới hạn trên thường nhẵn lì hay dạng tơ sợi, hình dẹt như cái đe, chân mây đen và có kèm theo mây thấp rách xác xơ), gió tăng dần. Đây là dấu hiệu cho thấy bão có thể đang di chuyển từ hướng đó tới.
Hình 7: Mây ti tích (trái) và mây vũ tích (phải)
Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, gây nhiễu âm, cản trở hoạt động của máy thu thanh. Hướng có chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chớp ở hướng đông nam. Kinh nghiệm này đã được đúc kết thành ca dao:
“Đông nam có chớp chéo nhau
Thấp sát mặt biển hôm sau bão về”
Ngư dân vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ có kinh nghiệm: sáng sớm nhìn về phía đông thấy mây ti tích dạng “vẩy tê tê” di chuyển từ phía đông về phía tây là dấu hiệu cho thấy có khả năng một vài ngày tới sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. Kinh nghiệm này khá phù hợp với thực tiễn của mây bão, vì mây ti tích ở tầng cao thường tỏa rất xa về phía trước bão.
* Trạng thái mặt biển
Sự xuất hiện của sóng lừng, hướng lan truyền của sóng không trùng với hướng gió là dấu hiệu cho thấy có bão hoạt động ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung, hướng lan truyền của sóng gần trùng với hướng di chuyển của bão. Tuy nhiên, sóng lừng có thể không xuất hiện ở những vùng biển quá gần bờ hoặc có nhiều đảo. Mặt biển từ trạng thái lặng chuyển dần sang trạng thái động, mức độ tăng dần.
* Dấu hiệu khác thường của gió và sinh vật
Nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết thành các câu ca dao, tục ngữ về bão lưu truyền từ bao đời nay, chẳng hạn như:
"Tháng bẩy heo may
Chuồn chuồn bay thì bão"
Hoặc:
"Kiến đắp thành thì bão
Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa".
Tháng bẩy trong câu ca dao trên là tháng bẩy âm lịch, thường là tháng tám dương lịch, là một trong những tháng chính của mùa bão ở miền Bắc nước ta. Trong tháng này, “gió bắc heo may”, tức là gió ở vùng phía trước của bão đang hoạt động ở ngoài biển khơi và có khả năng ảnh hưởng đến đất liền trong vài ba ngày tới.
Kinh nghiệm dân gian tuy có rất nhiều, song không phải mọi kinh nghiệm đều đúng và sử dụng được. Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì việc phát hiện, theo dõi bão đã được tiến hành một cách khoa học và chính xác tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác phòng chống bão.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, bão được phát hiện và theo dõi thông qua việc phân tích các bản đồ thời tiết dựa trên các số liệu khí áp, mây, mưa… thu nhận được từ lưới trạm quan trắc khí tượng ven bờ biển, trên các hải đảo và tàu biển trên các khu vực rộng lớn hoặc toàn cầu.
Đến nay, các trạm quan trắc khí tượng không ngừng hoàn thiện và các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các vệ tinh khí tượng cung cấp thường xuyên các ảnh mây đen trắng hoặc ảnh mầu có độ phân giải cao bao trùm toàn bộ trái đất, các cơn bão có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới hình thành ở giữa đại dương cách xa đất liền hàng ngàn km. Ngoài ra, khi bão cách bờ biển vài trăm km, rađa thời tiết cũng là phương tiện hữu để theo dõi bão. Hiện nay, các cơn bão được các cơ quan khí tượng quốc tế, khu vực (trong đó có Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia) theo dõi sát sao từ khi bắt đầu hình thành, trong suổt quá trình di chuyển, phát triển đến khi hoàn toàn tan rã. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bão phát sinh ngay sát bờ biển nước ta, di chuyển về hướng tây và đổ bộ vào đất liền chỉ trong khoảng từ vài giờ tới nửa ngày kể từ khi hình thành. Trong trường hợp này, thời gian dự báo sớm nhất cũng chỉ được từ vài giờ đến nửa ngày.
Ví dụ như ở nước ta các mạng lưới quan trắc khí tượng cũng rất phát triển. Hiện có 6 trạm ra đa thời tiết gồm 8 ra đa phục vụ phát hiện, theo dõi bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác, trong đó có 03 ra đa thời tiết TRS - 2730 do Pháp chế tạo đặt tại Phù Liễn (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An) và Việt Trì (Phú Thọ), 03 ra đa thời tiết DOPPLER do Hoa Kỳ chế tạo đặt tại Tam Kỳ (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hoà) và Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh), 02 ra đa thời tiết MRL - 5 do Liên Xô (cũ) chế tạo, đặt tại Phủ Liễn (Hải Phòng) và Vinh (Nghệ An). Mặt khác, ở nước ta hiện còn có 17 trạm khí tượng thủy văn biển quan trắc các yếu tố khí tượng và các yếu tố hải dương: sóng, mực nước biển, thủy triều v.v... Ngoài ra, còn có 1 tàu nghiên cứu biển phục vụ điều tra khảo sát biển và1 trạm thu số liệu vệ tinh địa tĩnh GMS và vệ tinh quỹ đạo cực NOOA với độ phân giải cao ở Hà Nội.
Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Đông Bắc
Một trạm khí tượng ở Việt Nam
Hình 8: Các địa điểm quan trắc khí tượng
II.5.2. Dự báo bão
II.5.2.1. Trên thế giới
Để phục vụ cho công tác dự báo thời tiết người ta sử dụng thang đo sức gió, hiện nay chủ yếu thường sử dụng thang sức gió Beaufort và thang bão Saffir - Simpson.
Thang sức gió Beaufort là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa vào tình trạng của mặt biển hay trạng thái của sóng. Thang này được tạo ra bởi sĩ quan hải quân người Ailen - Sir Francis Beaufort vào năm 1805. Sau đây là bảng mô tả cụ thể thang cấp gió Beaufort:
Thang độ và miêu tả thang sức gió Beaufort
Cấp Beaufort
Vận tốc gió ở
10 m trên mực nước biển (hải lý/km/h/mph)
Mô tả
Độ cao sóng (m)
Tình trạng
mặt biển
Tình trạng
đất liền
0
Nhỏ hơn 1/1
Êm đềm
0
Phẳng lặng
Êm đềm
1
2/1 - 6/2
Gió rất nhẹ
0,1
Sóng lăn tăn, không có ngọn.
Chuyển động của gió thấy được trong khói.
2
5/7 - 11/6
Gió thổi nhẹ vừa phải
0,2
Sóng lăn tăn.
Cảm thấy gió trên da trần. Tiếng lá xào xạc.
3
9/12 - 19/11
Gió nhẹ nhàng
0,6
Sóng lăn tăn lớn.
Lá và cọng nhỏ chuyển động theo gió.
4
13/20 - 29/15
Gió vừa phải
1
Sóng nhỏ.
Bụi và giấy rời bay lên. Những cành cây nhỏ chuyển động.
5
19/30 - 39/22
Gió mạnh vừa phải
2
Sóng dài vừa phải (1,2 m). Có một chút bọt và bụi nước.
Cây nhỏ đu đưa.
6
24/40 - 45/27
Gió mạnh
3
Sóng lớn với chỏm bọt và bụi nước.
Cành lớn chuyển động. Sử dụng ô khó khăn.
7
30/51 - 62/35
Gió mạnh
4
Biển cuộn sóng và bọt bắt đầu có vệt.
Cây to chuyển động. Phải có sự gắng sức khi đi ngược gió.
8
37/63 - 75/42
Gió mạnh hơn
5,5
Sóng cao vừa phải với ngọn sóng gẫy tạo ra nhiều bụi. Các vệt bọt nước.
Cành nhỏ gẫy khỏi cây.
9
44/76 - 87/50
Gió rất mạnh
7
Sóng cao (2,75 m) với nhiều bọt hơn. Ngọn sóng bắt đầu cuộn lại. Nhiều bụi nước.
Một số công trình xây dựng bị hư hại nhỏ.
10
52/88 - 102/60
Gió bão
9
Sóng rất cao. Mặt biển trắng xóa và xô mạnh vào bờ. Tầm nhìn bị giảm.
Cây bật gốc. Một số công trình xây dựng hư hại vừa phải.
11
60/103 - 117/69
Gió bão dữ dội
11,5
Sóng cực cao.
Nhiều công trình xây dựng hư hỏng.
12
64/118 - 132/73 và cao hơn
Gió bão cực mạnh
14
Các con sóng khổng lồ. Không gian bị bao phủ bởi bọt và bụi nước. Biển hoàn toàn trắng với các bụi nước. Nhìn gần cũng không rõ.
Nhiều công trình hư hỏng nặng.
Thang sức gió Beaufort chỉ dừng lại ở cấp 12, ngày nay đôi khi các cơn bão mạnh được đánh số từ 12 đến 16. Chính vì vậy, người ta sử dụng thang bão Saffir -Simpson. Thang bão này có 5 loại ứng với bão loại 1 có số Beaufort là 12, bão loại 2 có số Beaufort là 13… Thang bão Saffir - Simpson là thang đo cấp bão của Hoa Kì, nó thường được dùng để mô tả bão ở vùng biển nhiệt đới Đại Tây Dương.
Thang bão Saffir-Simpson được mô tả như sau:
Cấp bão
Sức gió
Sóng cồn
Áp suất
tâm bão
Khả năng gây thiệt hại
1
119 - 153 km/h
1,2 - 1,5 m
735 mm Hg
Không có thiệt hại thực sự cho các cấu trúc xây dựng, chỉ thiệt hại cho nhà cửa di động không néo chặt, cây cối và bụi rậm.
2
154 - 177 km/h
1,8 - 2,4 m
724 - 734 mm Hg
Làm hư hỏng một số mái nhà và cửa sổ, thiệt hại đáng kể cho cây trồng. Có thể gây ra hiện tượng ngập lụt.
3
178 - 209 km/h
2,7 - 3,7 m
709 - 723 mm Hg
Gây thiệt hại cho các công trình xây dựng nhà cửa di động bị phá sập. Gây ngập lụt ven biển và có thể cả đất liền.
4
210 - 249 km/h
4,0 - 5,5 m
690 - 708 mm Hg
Mái của những ngôi nhà nhỏ bị phá hỏng, xói mòn mạnh ven biển, ngập lụt trong đất liền.
5
> 70m/s
>5,5 m
<690 mm Hg
Các công trình nhỏ bị cuốn bay, thiệt hại nặng nề cho các công trình lớn, có thể phải tản cư dân chúng.
II.5.2.2. Ở Việt Nam
Với trình độ khoa học và cơ sở khoa học kỹ thuật hiện nay người ta có thể phát hiện bão từ rất sớm. Song ở Việt Nam chúng ta chỉ dự báo những cơn bão hoạt động trên biển Đông, bởi vì đây là những cơn bão có nhiều khả năng đổ bộ vào đất liền nước ta. Thời gian dự báo trước hướng và tốc độ di chuyển của một cơn bão phụ thuộc vào khoảng cách từ tâm bão đến bờ biển đất liền và tốc độ di chuyển của nó. Khoảng cách đó càng lớn và tốc độ di chuyển của bão càng chậm thì thời gian báo trước được càng dài. Nguy hiểm nhất là các cơn bão và áp thấp nhiệt đới phát sinh ngay sát bờ. Trong các trường hợp này, thời gian để bão đổ bộ vào đất liền rất ngắn, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng tránh. Thời gian dự báo trước thời điểm, khu vực bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp hiện nay là 24 - 36 hoặc 48 giờ.
Ở nước ta, do hầu như không có bão mạnh cần phải sử dụng đến thang bão Saffir - Simpson là do các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ trên đại dương, sau khi vượt qua Philippin để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm nhiều nên thường sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Song, trong cơn bão Xangsane lần đầu tiên chúng ta đã sử dụng cấp gió 13 và trên cấp 13. Chúng ta có thể tham khảo bảng cấp gió và cấp sóng ở Việt Nam theo cấp Beaufort dưới đây:
Cấp gió
Beaufort
Tốc độ gió
Độ cao sóng trung bình (m)
Mức độ nguy hại
m/s
Km/h
0
1
2
3
0 - 0,2
0,3 - 1,5
1,6 - 3,3
3,4 - 5,4
<1
1 - 5
6 - 11
12 - 19
-
0,1
0,2
0,6
Gió nhẹ.
Không gây nguy hại
4
5
5,5 - 7,9
8,0 - 10,7
20 - 28
29 - 38
1,0
2,0
Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động.
Ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu, biển hơi động, thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.
6
7
10,8 - 13,8
13,9 - 17,1
39 - 49
50 - 61
3,0
4,0
Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió.
Biển dao động, nguy hiểm đối với tàu thuyền
8
9
17,2 - 20,7
20,8 - 22,4
62 - 74
75 - 88
5,5
7,0
Gió làm gãy cây, tốc mái nhà.
Không thể đi ngược chiều gió, biển động rất mạnh, rất nguy hiểm đối với tàu thuyền
10
11
24,5 - 28,4
28,5 - 32,6
89 - 102
103 - 117
90
11,55
Làm đổ cây cối nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng.
Biển động dữ dội, làm đắm tàu biển.
12
13
14
15
16
17
32,7 - 36,9
37,0 - 41,4
41,5 - 46,1
46,2 - 50,9
51,0 - 56,0
56,1 - 61,2
118 - 133
134 - 149
150 - 166
167 - 183
184 - 201
202 - 220
14,0
Sức phá hoại cực kì lớn, sóng biển cực kì mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn
II.5.2.3. Mức chính xác dự báo bão
Mặc dù trang bị kỹ thuật và công nghệ của ngành khí tượng thủy văn nước ta chưa đồng bộ và hiện đại, nhưng mức chính xác dự báo bão của ta cũng đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực. Thời gian dự báo trước càng dài thì mức độ tin cậy càng thấp. Đối với những cơn bão có đường đi tương đối thẳng, kết quả dự báo thường cao hơn, còn đối với những cơn bão yếu và áp thấp nhiệt đới có đường đi phức tạp thì mức chính xác thấp hơn. Cần lưu ý rằng, dự báo bão là một vấn đề rất khó, chưa có quốc gia nào đạt được mức chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, do hệ thống tổ chức và các phương án phòng tránh, chống đỡ ở các nước tiên tiến khá tốt nên thường chỉ cần được cảnh báo trước khoảng 3-6 giờ là đủ để triển khai các biện pháp sơ tán, chống đỡ có hiệu quả, nhằm tránh các thiệt hại lớn, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ CƠN BÃO TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
III.1. Trên thế giới
III.1.1. Bão Katrina
Hình thành: 24-8-2005
Sức gió mạnh nhất: 225 km/h
Áp suất thấp nhất: 902 mb
Khu vực ảnh hưởng: Hoa Kì, Canada.
Hình 9: Bão Katrina
Bão Katrina hình thành trên quần đảo Bahamas vào ngày 24 tháng 8 năm 2005 và vào đất liền gần Miami, Florida như bão cấp 1 trên Thang bão Saffir - Simpson. Nó suy yếu đi thành bão nhiệt đới rồi nhanh chóng mạnh trở lại khi vượt qua vùng nước ấm của vịnh Mexico ngoài sự tiên đoán của các chuyên gia. Katrina, khi đó có áp suất 902 mb (áp suất thấp thứ 4 trong lịch sử lưu vực Đại Tây Dương) và tăng cường thành bão cấp 5. Nó đổi hướng về phía bắc và vào đất liền lần thứ hai vào ngày 29 tháng 8 năm 2005 gần Grand Isle, Louisiana là bão cấp 4 với tốc độ gió lên tới 241 km/h. Sau đó, Katrina vào đất liền lần thứ ba về phía nam của Buras - Triumph, Louisiana vào khoảng 11:10 giờ ngày 29 tháng 8 năm 2005 vẫn là bão cấp 4, với tốc độ gió lên tới 225 km/h và áp suất khí quyển ở tâm bão tụt xuống 918 mb.
Vào lúc lớn nhất, riêng tâm bão rộng tới 48 km. Vào lúc 6 giờ sáng, cơn bão này tiến về phía bắc với tốc độ di chuyển 24 km/h. Sức gió dự báo lên tới 278 km (150 hải lý) trên đất liền, trong khi có mưa lụt đến tận vùng Ngũ Đại Hồ. Những phần còn lại của bão Katrina vẫn mạnh và đã chuyển về phía bắc qua miền đông Hoa Kỳ và Canada.
* Ảnh hưởng
Khu vực bị ảnh hưởng bao gồm: nam Florida, tiểu bang Louisiana và nhiều khu vực khác.
Tại nam Florida:
12 người bị thiệt mạng tại nam Florida, bao gồm ba người ở Quận Broward, một ở Quận Miami - Dade, và bốn ở thành phố Miami. Hơn một triệu người bị cúp điện, và chi phí thiệt hại từ 1 đến 2 tỷ đô la Mỹ
- Tại đông nam Louisiana:
Thành phố New Orleans phải ra lệnh sơ tán lần đầu tiên trong lịch sử, vì 70% diện tích của thành phố nằm dưới mực nước biển và sóng cồn dự kiến đạt độ cao kỷ lục là 8 mét trên mức thủy triều thông thường. Thiết bị đo sóng trên biển ghi nhận sóng đạt đến 11 mét trước khi nó ngừng hoạt động. Các kế hoạch để giảm thảm họa đã hoạt động hết công suất tại những khu vực bị ảnh hưởng. Một số chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà vì bão tố. Những công ty bảo hiểm khác ước lượng chi phí thiệt hại bảo hiểm đã lên đến 25 tỷ đô la.
Tại các khu vực khác:
Miền nam của tiểu bang Mississippi bị tàn phá kinh khủng. Hai thành phố Gulfport và Biloxi bị mưa và sóng lụt, nhiều người bị thiệt mạng ở Biloxi.
Ở Mobile, Alabama, Vịnh Mobile đổ nước vào phố sâu 60 - 90 cm. Hơn 110.000 nhà bị cúp điện ở Alabama và có người báo cáo có bão táp gần Brewton, Alabama. Miền tây của tiểu bang Georgia bị mưa lụt, gió thổi và vài bão táp ở ba quận Polk, Heard, và Carroll.
Tại tiểu bang Tennessee, gần 75.000 nhà bị cúp điện vào hai khu vực Memphis và Nashville. Khu vực Hopkinsville đã bị mưa lụt dữ, nhiều căn nhà bị lụt và một trường trung học bị sụp xuống một phần ở quận Christian. Tại quận Warren ở tiểu bang Ohio, Katrina có thể đã gây ra một bão cấp 0, làm gãy vài cây cối.
Hình 10: Sức tàn phá của Katrina
III.1.2. Siêu bão Chanchu
Hình thành: 5-5-2006
Sức gió mạnh nhất: 250 km/h
Áp suất thấp nhất: 910 mb
Khu vực ảnh hưởng: Philippin, biển Đông, Đài Loan, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản.
Hình 11: Siêu bão Chanchu
Siêu bão Chanchu (được PAGASA đặt tên là siêu bão Caloy), tại Việt Nam gọi là bão số một, là xoáy thuận nhiệt đới thứ hai và là bão nhiệt đới thứ nhất, đồng thời cũng là siêu bão thứ nhất của mùa bão Thái Bình Dương 2006 được trung tâm cảnh báo bão chung công nhận. Theo Cục khí tượng Nhật Bản, Chanchu là xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên của mùa bão 2006 tại tây bắc Thái Bình Dương. Nó cũng là siêu bão thứ hai đã được ghi nhận tại biển Đông. Chanchu là tên do Ma Cao đặt có nghĩa là Trân Châu trong tiếng Quảng Đông.
* Ảnh hưởng
Chanchu hình thành ngày 5 tháng 5 năm 2006, trở thành xoáy thuận nhiệt đới thứ hai trong mùa. Nó mạnh lên thành bão và đi vào Philippines hai lần, làm chết 41 người và gây tổn thất 1,9 triệu USD cho nông nghiệp nước này. Nó cũng gây ra lở đất ở khu vực gần Sán Đầu tại miền đông tỉnh Quảng Đông vào sớm ngày 18 tháng 5 năm 2006 theo giờ địa phương với bão có sức gió là 137 km/h và sau đó đi về hướng đông bắc vào vùng ven biển tỉnh Phúc Kiến. Tốc độ gió giật là 67,3 m/s.
Tại Philipin:
Chanchu làm chết 41 người tại Philipin và 1,9 triệu USD tổn thất, chủ yếu là cho nông nghiệp. Trong số đó, 21 người đã chết là từ chiếc tàu Mae An bị lật úp ngoài khơi đảo Masbate ngày 12 tháng 5 rất may là 18 người khác đã được cứu sống. Tại khu vực Bicol, 300 gia đình bị mất nhà cửa do ngập lụt và gió mạnh. Tại 6 làng trong khu vực Sogod, Nam Leyte, 1.000 người đã bị cô lập do các vụ lở đất nhỏ, không có thương vong nào được thông báo. Nước sông dâng cao đã phá hỏng con đê vào sớm ngày hôm sau và làm ngập 4 làng đến thắt lưng tại đảo Mindoro, trong khi một chiếc phà với trên 713 người trên boong đã bị mắc cạn. Tổng cộng, trên 600 ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và trên 3.500 ngôi nhà khác bị phá hủy một phần.
Tại Trung Quốc:
Hình 12: Ngập lụt tại Sán Đầu – Trung Quốc
Chanchu làm chết ít nhất 25 người tại Trung Quốc. Tại Sán Đầu, đã có các vụ lở đất và sập nhà cửa, làm chết 3 người, 192 ngôi nhà bị ngập lụt và nước ngập sâu tới 1,6 m, một công viên đã bị tổn hại nghiêm trọng và phải đóng cửa để sửa chữa. Tổn thất kinh tế ước đạt khoảng 2,6 tỷ nhân dân tệ. Tại tỉnh Phúc Kiến, 15 người đã chết do lở đất và 4 người mất tích, tổn thất tại Phúc Kiến ước đạt 480 triệu USD (2006).
Tại Nhật Bản:
Sóng to tại miền nam Nhật Bản đã cuốn ba học sinh 17 tuổi đang bơi tại vùng biển thuộc đảo Hateruma, làm một người chết và một người mất tích người còn lại được cứu sống.
Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam dù Chanchu không ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam, nhưng nó đã làm chết 28 ngư dân Việt Nam đang làm việc trong khu vực biển Đông. Vào thời điểm bão vào có 45 tàu với hơn 750 ngư dân Việt Nam đang hoạt động tại vùng nơi cơn bão đi qua, hơn 600 ngư dân đã sống sót trở về. Đến ngày 28-5-2006 hàng chục tàu đánh cá của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi bão Chanchu trong đó có 14 tàu chìm và 4 tàu khác mất tích với tổng số 322 ngư dân. Trong cơn bão này Việt Nam bị tổn thất nhiều chủ yếu do công tác dự báo chưa được chính xác.
III.1.3 Bão Nargis
Hình thành: 27-4-2008
Sức gió mạnh nhất: 116 km/h
Áp suất thấp nhất: 962 mb
Khu vực bị ảnh hưởng: Sri Lanca, Ấn Độ, Bangladesh, Myanma.
Hình 13: Bão Nargis
Bão Nargis là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đổ bộ vào Mianma vào ngày 2 tháng 5 năm 2008. Là cơn bão đầu tiên được đặt tên của mùa bão bắc Ấn Độ Dương năm 2008, Nargis đã xuất hiện vào ngày 27 tháng 4 ở trung bộ của vịnh Bengan. Ban đầu, nó di chuyển chậm theo hướng tây bắc và gặp điều kiện thuận lợi nên đã mạnh lên. Không khí khô đã làm yếu cơn bão này vào ngày 29 tháng 4, dù sau khi bắt đầu di chuyển theo hướng đông thì Nargis nhanh chóng mạnh lên và đạt cường độ gió mạnh nhất với tốc độ nhỏ nhất 165 km/h vào ngày 2 tháng 5. Cơn bão này đã đổ bộ vào bờ tại vùng Ayeyarwady của Myanma với tốc độ gần cao nhất và sau khi đi qua Yangon và suy yếu gần biên giới Myanma và Thái lan.
* Ảnh hưởng
Đây là cơn bão gây thiệt hại về tính mạng lớn nhất ở khu vực bắc Ấn Độ Dương, cũng như là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ 2 sau bão Nina. Tính cả những cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc thứ 8 trong lịch sử thế giới. Cơn bão gây ra lở đất vào ngày 2 tháng 5 năm 2008, gây sự tàn phá thảm khốc làm chết 90.000 người và hơn 56.000 người mất tích.
Tại Sri Lanca:
Cơn bão gây ra mưa lớn, dẫn tới lũ lụt và lở đất trên mười quận của quốc gia này. Các quận Ratnapura và Kegaille bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 3000 gia đình mất nhà cửa. Hàng nghìn ngôi nhà chìm trong lũ lụt và 21 ngôi nhà đã bị tàn phá. Trận mưa lớn khiến 4.500 người mất nhà cửa và hơn 35.000 người bị ảnh hưởng trên toàn đảo.
Trung tâm khí tượng thủy văn Ấn Độ đã khuyến cáo ngư dân tránh đường đi của bão Nargis. Sóng to và gió lớn đã được dự bão dọc bờ biển Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ. Thêm vào đó, ảnh hưởng của cơn bão đã giúp hạ thấp nhiệt độ dọc bờ biển Ấn Độ, nơi đang hứng chịu những đợt nóng khủng khiếp.
Tại Bangladesh:
Các viên chức đã yêu cầu nông dân nhanh chóng thu hoạch lúa. Tuy nhiên cơn bão này cũng đã tàn phá hoa màu làm tăng thêm tình trạng đói nghèo trầm trọng của quốc gia này.
Tại Myanma:
Theo Liên Hợp Quốc ước tính trong báo cáo rằng 1,5 triệu người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão này. Số người đang mất tích ước khoảng 27.883 người, với 43.318 người được xác nhận là đã chết. Vùng thảm họa bao gồm: Yangon, Ayeyarwady và Bago, hai bang Mon và Kayin. Hàng nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy, trong thị trấn Labutta, trong Ayeyarwady Divison, truyền hình quốc gia cho biết 75% các công trình xây dựng đã sập và 205 bị tốc mái. Một bản báo cáo cho biết 95% các công trình tại châu thổ Irrawaddy đã bị phá hủy. Người ta cho rằng đây là cơn bão nhiệt đới chết người nhất kể từ cơn bão tại Bangladesh năm 1991, cơn bão đã giết trên 138.000 người, tối thiểu 10.000 người được cho là đã chết trong ở thị trấn châu thổ Bogale, khoảng hai triệu người được cho là sẽ trở thành vô gia cư sau đó.
Hình 14: Myanma sau cơn bão
III.2. Ở Việt Nam
III.2.1. Bão Xangsane
Hình thành: 25-9-2006
Sức gió mạnh nhất: 215km/h
Áp suất thấp nhất: 950mb
Khu vực chịu ảnh hưởng: Philippin, Việt Nam, Lào
Hình 15: Bão Xangsane
Bão Xangsane (theo tiếng Lào có nghĩa là "con voi lớn", còn được gọi là Milenyo tại Philippines) là một cơn bão rất mạnh được hình thành từ vùng biển phía đông quần đảo Philippines vào cuối tháng 9 năm 2006. Khi vào biển Đông Việt Nam còn gọi là bão số 6. Bão đã ảnh hưởng lớn đến Việt Nam mà nhất là các tỉnh miền Trung.
Vào lúc 21giờ ( giờ UTC) ngày 30 tháng 9 năm 2006 tức 4 giờ ngày 1 tháng 10 tại Việt Nam, bão Xangsane ở gần 16,1° vĩ bắc, 109,2° kinh đông, với tốc độ gió tối đa khoảng 150 km/h. Áp suất tại khu vực tâm bão là 955 mb và di chuyển về hướng tây với vận tốc khoảng 17 km/h, cách bờ biển Đà Nẵng, Quảng Ngãi khoảng 70 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km/giờ), giật trên cấp 13.
* Ảnh hưởng của cơn bão
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến ngày 4 tháng 10, đã có 59 người bị chết, 7 người mất tích do trận bão khủng khiếp này cũng như các trận lũ sau đó. Ngoài ra, khoảng 527 người bị thương, gần 16.000 nhà sập, hơn 25.000 nhà tốc mái và 52.000 nhà bị ngập trong nước, gần 579 tàu thuyền hư hại. Ước tính tổng số thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng.
Hình 16: Sức tàn phá của bão Xangsane
III.2.2. Bão Kestana
Hình thành: 26-9-2009
Sức gió mạnh nhất:
giật cấp 13-14
Khu vực ảnh hưởng: Philippin, Việt Nam, Lào, Campuchia.
Hình 17: Bão Kestana
Ngày 26 tháng 9 năm 2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Ketsana, Việt Nam gọi là cơn bão số 9, dự kiến có thể có gió giật lên đến cấp 14 - 15 và có khả năng đổ bộ vào miền Trung Việt Nam.
Bão Ketsana lúc đầu đi nhanh, cấp độ tăng nhanh từ cấp 8 lên cấp 13 rồi 13-14. Khi đến gần bờ, cách đất liền Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 140km thì bão Ketsana chững lại và đi chếch về hướng tây tây nam đến sát đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và luẩn quẩn ở đó 3 tiếng. Sau 13h ngày 29 - 9 bão Ketsana vòng qua đảo Lý Sơn và tiếp tục trở lại hướng đi giữa Tây và Tây Tây Bắc trước khi vào đất liền.
Ketsana di chuyển chậm hơn kể từ khi tới đảo Lý Sơn và tồn tại trên đất liền lâu hơn khiến thời gian gây gió mạnh ở đất liền kéo dài, gây ra sự tàn phá mạnh hơn. Thời gian gió mạnh nhất của bão ghi nhận được ở đảo Lý Sơn kéo dài gần 24 tiếng với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 - 14.
* Ảnh hưởng của bão
Theo thông tin của chính phủ Việt Nam, lở đất do bão Ketsana gây ra đã đánh sập nhiều ngôi nhà ở miền trung Việt Nam, chôn vùi ít nhất 7 người trong đó có 5 người trong cùng một gia đình. Ngoài ra, còn có 34 người khác thiệt mạng và 10 người mất tích. Bão đã phá hủy và gây thiệt hại gần 170.000 ngôi nhà; gây thiệt hại tới mùa màng ở khắp 6 tỉnh miền trung. Hơn 350.000 người ở trong đường đi của bão đã được sơ tán.
Hình 18: Sức tàn phá của Kestana
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu vấn đề về bão nhiệt đới và tác động của nó đến khí hậu vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và hoàn thành đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Bão nhiệt đới hay còn gọi là xoáy thuận nhiệt đới, là một vùng gió xoáy có đường kính rộng hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Bão bao giờ cũng phát sinh ở ngoài đại dương nhiệt đới vì trong vùng biển nhiệt đới hội tụ đầy đủ các điều kiện như: nhiệt độ tương đối cao lượng nhiệt ẩm rồi dào, lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Sau khi hình thành ngoài đại dương chúng chuyển dần về phía lục địa, nếu năng lượng còn mạnh chúng sẽ di chuyển vào đất liền rồi tan rã ở vùng đất liền khá gần biển. Cũng có những cơn bão tan đi sau vài giờ ngay khi hình thành.
- Bão là một hiện tượng khí hậu đặc biệt nguy hiểm. Gió bão không những mạnh mà còn có đặc tính giật và xoay chiều cho nên có thể phá hủy các công trình kiên cố như nhà cửa, cột điện, cầu cống, cây cối… Ngoài ra gió bão còn kết hợp với mưa lớn lật úp tàu thuyền, gây úng lụt ngập đương giao thông, xói lở đất đai miền đồi núi, làm ngập mặn đất vùng ven biển, phá vỡ đê… Gây thiệt hại nặng nề đến đời sống của con người.
- Nghiên cứu về bão và những ảnh hưởng to lớn của nó giúp chúng ta có thể dự bão và hạn chế phần nào hậu quả mà nó gây ra. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bão có những diễn biến phức tạp, thất thường gây ra khó khăn không nhỏ cho công tác dự bão và phòng chống. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Do vai trò quan trọng của việc nghiên cứu về bão nhiệt đới và những ý nghĩa thực tiễn của nó nên việc tìm hiểu về bão nhiệt đới cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho đầy đủ hơn. Chúng tôi hi vọng đề tài của mình sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến bão nhiệt đới và những tác động của nó đến đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tự Lập – 2004 – Địa lí tự nhiên Việt Nam – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Trần Công Minh – 2006 – Khí tượng Synôp (phần nhiệt đới) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên) – 2007 – Địa lí tự nhiên đại cương 2 – NXB Đại học sư phạm.
4. Lê Trọng Phúc – 1999 – Địa lí nhiệt đới – Bộ giáo dục đào tạo – Trung tâm giáo dục từ xa Huế.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
ESCAP: Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương
GMS: Vệ tinh địa tĩnh.
IHP: Chương trình thủy văn quốc tế
KTTV: Khí tượng thủy văn.
NOAA: Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ.
NOOA: Vệ tinh quỹ đạo cực.
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
PAGASA: Sở khoa học công nghệ truyền hình vệ tinh MTSAT - EIR
UNDP: Mạng lưới phát triển toàn cầu của Liên hợp quốc
UNEP: Hội nghị chương trình môi trường Liên hợp quốc
UNESCAP: Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á -Thái Bình Dương
UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc
WMO: Tổ chức khí tượng thế giới.
Tàu thuyền bị phá hủy ở bến cảng Yangon
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_khoa_hoc_bao_nhiet_doi_2005.doc