MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 7
I.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG 7
I.1.1. Tên cơ sở 7
I.1.2. Địa chỉ liên hệ 7
I.1.3. Tọa độ địa lý 7
I.1.4. Phương tiện liên lạc 7
I.1.5. Cơ quan chủ quản 7
I.1.6. Loại hình doanh nghiệp 8
I.1.7. Vị trí thực hiện cơ sở 8
I.2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 8
I.2.1. Loại hình sản xuất 8
I.2.2. Công nghệ sản xuất 8
I.2.3. Tình trạng máy móc, thiết bị hiện nay 9
I.2.4. Nguyên vật liệu sản xuất 9
I.2.5. Nhiên liệu sản xuất 9
I.2.6. Hóa chất sản xuất 9
I.2.5. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng: 10
I.2.6. Sản phẩm – Công suất hoạt động 10
I.2.7. Năm cơ sở đi vào hoạt động 10
I.2.8. Diện tích mặt bằng sản xuất và sơ đồ vị trí cơ sở 10
I.2.9. Số lượng cán bộ, công nhân sản xuất 10
I.2.10. Các hạng mục đã xây dựng chính của cơ sở 11
I.2.11. Hệ thống thoát nước 11
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 12
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 12
II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 12
II.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 13
II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 16
II.2.1. Kinh tế 16
II.2.2. Xã hội 17
CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRỰC TIẾP TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 20
III.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 20
III.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước. 21
III.3. Hiện trạng tài nguyên đất 22
III.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại cơ sở 23
III.5. Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường trong khu vực hoạt động 23
III.6. Đánh giá tổng hợp 24
CHƯƠNG IV THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA 25
TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 25
IV.1. Đối với nước thải 25
IV.2. Đối với chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại 28
IV.3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung 29
IV.3.1. Đối với khí thải 29
IV.3.2. Ô nhiễm tiếng ồn 34
IV.3.3. Độ rung và nhiệt độ 35
IV.4. Các tác động khác: 36
IV.4.1. Sự cố cháy, nổ: 36
VI.4.2. Tai nạn lao động: 36
CHƯƠNG V CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 37
V.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện 37
V.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải 37
V.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 39
V.1.3. Xử lý chất thải rắn 39
V.1.4. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 39
V.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại 40
V.3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt các công trình này 40
V.3.1. Hệ thống xử lý nước thải 40
V.3.2. Hệ thống xử lý khí thải 42
V.3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải răn nguy hại: 43
V.3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung 44
V.3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường 45
V.3.6. Kế hoạch thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường 46
V.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 46
V.4.1. Chương trình quản lý môi trường 46
V.4.2. Chương trình giám sát môi trường 47
V.4.3. Chế độ báo cáo 50
V.5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường 51
V.5.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 51
V.6.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở 51
PHỤ LỤC 53
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo vệ môi trường cơ sở đóng mới, sữa chữa tàu thủy, sà lan Thanh Hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH HIỂU
---(((---
ĐỀ ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY,
SÀ LAN THANH HIỂU
ẤP TÂN THUẬN, XÃ BÌNH ĐỨC, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH TIỀN GIANG
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến biên bản kiểm tra ngày 03/07/2009 tại cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, sà lan Thanh Hiểu )
CHỦ CƠ SỞ
DNTN THANH HIỂU
Giám đốc
CƠ QUAN TƯ VẤN
CTY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
KỶ NGUYÊN
Giám đốc
Tiền Giang, tháng 09/2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
CHƯƠNG I 7
KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN 7
THANH HIỂU 7
I.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG 7
I.1.1. Tên cơ sở 7
I.1.2. Địa chỉ liên hệ 7
I.1.3. Tọa độ địa lý 7
I.1.4. Phương tiện liên lạc 7
I.1.5. Cơ quan chủ quản 7
I.1.6. Loại hình doanh nghiệp 8
I.1.7. Vị trí thực hiện cơ sở 8
I.2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 8
I.2.1. Loại hình sản xuất 8
I.2.2. Công nghệ sản xuất 8
I.2.3. Tình trạng máy móc, thiết bị hiện nay 9
I.2.4. Nguyên vật liệu sản xuất 9
I.2.5. Nhiên liệu sản xuất 9
I.2.6. Hóa chất sản xuất 9
I.2.5. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng: 10
I.2.6. Sản phẩm – Công suất hoạt động 10
I.2.7. Năm cơ sở đi vào hoạt động 10
I.2.8. Diện tích mặt bằng sản xuất và sơ đồ vị trí cơ sở 10
I.2.9. Số lượng cán bộ, công nhân sản xuất 10
I.2.10. Các hạng mục đã xây dựng chính của cơ sở 11
I.2.11. Hệ thống thoát nước 11
CHƯƠNG II 12
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ 12
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 12
II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 12
II.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 13
II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 16
II.2.1. Kinh tế 16
II.2.2. Xã hội 17
CHƯƠNG III 20
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRỰC TIẾP TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA 20
TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 20
III.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 20
III.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước. 21
III.3. Hiện trạng tài nguyên đất 22
III.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại cơ sở 23
III.5. Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường trong khu vực hoạt động 23
III.6. Đánh giá tổng hợp 24
CHƯƠNG IV 25
THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 25
TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA 25
TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU 25
IV.1. Đối với nước thải 25
IV.2. Đối với chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại 28
IV.3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung 29
IV.3.1. Đối với khí thải 29
IV.3.2. Ô nhiễm tiếng ồn 34
IV.3.3. Độ rung và nhiệt độ 35
IV.4. Các tác động khác: 36
IV.4.1. Sự cố cháy, nổ: 36
VI.4.2. Tai nạn lao động: 36
CHƯƠNG V 37
CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 37
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 37
V.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện 37
V.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải 37
V.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 39
V.1.3. Xử lý chất thải rắn 39
V.1.4. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 39
V.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại 40
V.3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt các công trình này 40
V.3.1. Hệ thống xử lý nước thải 40
V.3.2. Hệ thống xử lý khí thải 42
V.3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải răn nguy hại: 43
V.3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung 44
V.3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường 45
V.3.6. Kế hoạch thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường 46
V.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 46
V.4.1. Chương trình quản lý môi trường 46
V.4.2. Chương trình giám sát môi trường 47
V.4.3. Chế độ báo cáo 50
V.5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường 51
V.5.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 51
V.6.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở 51
PHỤ LỤC 53
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Danh mục các máy móc, trang thiết bị phục vụ cơ sở. 9
Bảng 1. 2: Các hạng mục xây dựng khu nhà chính 11
Bảng 2. 1. Độ bền vững khí quyển (theo Pasquill - 1961) 15
Bảng 3. 1. Vị trí thu mẫu không khí, tiếng ồn 20
Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực giữa xưởng của cơ sở 20
Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng không khí trước cơ sở 21
Bảng 3. 4. Vị trí thu mẫu nước mặt tại điểm thải của cơ sở. 21
Bảng 3. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cơ sở 22
Bảng 4. 1. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 26
Bảng 4. 2. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải. 27
Bảng 4. 3: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy 30
Bảng 4. 4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí. 33
Bảng 4. 5. Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau. 34
Bảng 5. 1: Các hệ thống xử lý nước thải 37
Bảng 5. 2: Hiệu quả xử lý 37
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Sơ đồ đóng mới sà lan, tàu thủy tại cơ sở. 8
Hình 1. 2. Mô hình quản lý hoạt động sản xuất của cơ sở. 10
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở so với các vùng lân cận. 12
Hình 5. 1: Cấu tạo Bể tự hoại 3 ngăn. 38
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C - đo trong 5 ngày.
COD - Nhu cầu oxy hóa học.
CB CNV - Cán bộ công nhân viên.
CN - Công nhân
DNTN - Doanh nghiệp tư nhân
GTCC - Giao thông công chánh.
PCCC - Phòng cháy chữa cháy.
SS - Chất rắn lơ lửng
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam.
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
THC - Tổng hydrocacbon.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN
THANH HIỂU
I.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG
I.1.1. Tên cơ sở
CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU
Địa điểm thực hiện cơ sở: Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
I.1.2. Địa chỉ liên hệ
Văn phòng làm việc: Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
I.1.3. Tọa độ địa lý
Tọa độ địa lý của cơ sở: N: 10020’26.67”, E: 106017’22.70”
I.1.4. Phương tiện liên lạc
Điện thoại : 073.3854 040 Fax : 073.3954 950
I.1.5. Cơ quan chủ quản
Chủ đầu tư:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH HIỂU
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của chủ đầu tư:
Đóng mới sà lan, tàu thủy;
Sửa chữa sà lan, tàu thuyền;
Mua bán que hàn, oxy;
Mua bán gas ;
Mua bán sơn các loại ;
Mua bán thép các loại ;
Vận tải hàng hóa bằng đường thủy ;
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Trong đó, cơ sở chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu thủy, sà lan cho khách hàng.
Người đại diện chủ đầu tư :
Ông ĐOÀN THANH HIỂU, Giám đốc.
I.1.6. Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp tư nhân.
I.1.7. Vị trí thực hiện cơ sở
- Vị trí cơ sở thuộc Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; trên phần đất của chủ cơ sở thuộc thửa số 62 và thửa số 63 tờ bản đồ số 4, không nằm trong khu quy hoạch, cạnh sông Tiền và gần đường tỉnh 864 nên thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu cung cấp cho cơ sở gia công, lắp ráp, cũng như xuất hàng cho khách hàng.
Khu đất có tổng diện tích 3.559,8 m2. Được giới hạn bởi :
- Phía Đông giáp kênh công cộng.
- Phía Tây giáp nhà dân, lối đi vào cơ sở và kho xăng dầu.
- Phía Nam giáp sông Tiền.
- Phía Bắc giáp vườn nhà dân
Khu này không nằm trong khu vực quy hoạch có nhiều điều kiện thuận lợi như: Có vị trí giao thông thuận lợi, cạnh sông Tiền và gần đường tỉnh 864 nên tạo điều kiện cho việc kết nối với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận.
I.2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
I.2.1. Loại hình sản xuất
Cơ sở chủ yếu là đóng mới và sửa chữa sà lan, tàu thủy các loại; với quy mô khoảng 10 chiếc sà lan, tàu thủy trong một năm (chủ yếu là loại sà lan hoặc tàu thủy có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên).
I.2.2. Công nghệ sản xuất
Qui trình đóng mới sà lan, tàu thủy tại cơ sở như sau:
Hình 1. 1. Sơ đồ đóng mới sà lan, tàu thủy tại cơ sở.
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Miếng sắt khổ lớn được chấn, cán, ép, cắt theo hình dạng và kích thước của bản vẽ thiết kế. Sau đó được lắp ráp, hàn mối tạo thành tàu hoàn chỉnh. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tàu hoặc sà lan sẽ được sơn chống sét, sơn màu hoàn chỉnh rồi cho hạ thủy giao khách hàng. Thời gian gia công đóng hoàn thiện một chiếc tàu hoặc sà lan khoảng từ 7 đến 8 tháng.
Các loại sà lan, tàu thuyền được đem đến sửa chữa sẽ được sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng.
I.2.3. Tình trạng máy móc, thiết bị hiện nay
Bảng 1. 1. Danh mục các máy móc, trang thiết bị phục vụ cơ sở.
STT
Máy móc, trang thiết bị
Công suất
Số lượng
Nơi sản xuất
Tình trạng hiện tại (%)
1
Máy cắt
3,75KW
1
Nhật
70 - 80
2
Máy dập
3,75KW
1
Nhật
70 - 80
3
Máy cuốn
3,75KW
1
Nhật
70 - 80
4
Máy tiện
2,25 KW
2
Nhật
70 - 80
5
Máy nén
70 kg
2
Nhật
70 - 80
6
Máy hàn
350 A
70
Nhật
70 - 80
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hiểu.
Ngoài ra còn có các dụng cụ khác phục vụ hoạt động của cơ sở.
I.2.4. Nguyên vật liệu sản xuất
- Nguyên liệu chính: Các loại sắt khổ lớn, nhỏ, đinh, ốc vít,… để đóng và sửa chữa sà lan, tàu, khoảng 650 tấn thép, sắt/năm.
- Phụ liệu: bao gồm các loại sơn chống thấm, sơn màu,…
I.2.5. Nhiên liệu sản xuất
- Nhu cầu điện: được sử dụng chủ yếu để hàn, chạy các loại máy, chiếu sáng và dùng cho mục đích sinh hoạt. Lượng điện tiêu thụ bình quân khoảng 13.000 KWh/ tháng.
- Gas: dùng để cắt định hình các tấm sắt. Lượng gas trung bình mỗi tháng khoảng 360 kg (30 bình x 12kg).
I.2.6. Hóa chất sản xuất
- Hóa chất: trong quá trình sản xuất hầu như cơ sở không sử dụng hóa chất.
I.2.5. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng:
Lượng nước sử dụng của cơ sở được cung cấp bởi nguồn nước từ Hợp tác xã khu vực, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Lượng nước này khoảng 30 m3/tháng.
I.2.6. Sản phẩm – Công suất hoạt động
- Sản phẩm: sà lan, tàu thủy có trọng tải theo đặt hàng của khách hàng, trong đó chủ yếu các loại sà lan hoặc tàu thủy có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên;
- Công suất: khoảng 10 chiếc sà lan, tàu thủy trong 1 năm, trong đó sửa chữa khoảng 5 chiếc, đóng mới khoảng 5 chiếc.
I.2.7. Năm cơ sở đi vào hoạt động
Cơ sở đi vào hoạt động được khoảng 6 năm, từ năm 2003 đến nay.
I.2.8. Diện tích mặt bằng sản xuất và sơ đồ vị trí cơ sở
Diện tích mặt bằng cơ sở khoảng 3.559,8 m2.
Sơ đồ vị trí dự án và bố trí mặt bằng cơ sở được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo.
I.2.9. Số lượng cán bộ, công nhân sản xuất
Cơ sở thu hút khoảng 60 lao động, chủ yếu là người dân tại địa phương.
Sơ đồ mô hình quản lý hoạt động sản xuất của cơ sở như sau:
Hình 1. 2. Mô hình quản lý hoạt động sản xuất của cơ sở.
I.2.10. Các hạng mục đã xây dựng chính của cơ sở
Hiện trạng đã xây dựng các khối nhà xưởng, văn phòng, cây xanh,…
Bảng 1. 2: Các hạng mục xây dựng khu nhà chính
Stt
Các hạng mục
Diện tích xây dựng (m2)
Tỉ lệ (%)
1
Nhà xưởng, cây xanh, nhà bảo vệ
3.315,8
93
2
Kho
100
2,8
3
Văn phòng (3m x 8m)
24
0,8
4
Nhà ở công nhân (3m x 5m) x 8 phòng
120
3,4
Tổng
3559,8
100
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hiểu.
I.2.11. Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn tại cơ sở:
- Đối với nước thải sinh hoạt: được xử lý bằng hầm tự hoại rồi cho chảy ra sông Tiền theo mương nhỏ.
- Đối với nước mưa chảy tràn: chưa có hệ thống thu gom.
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
II.1.1.1. Điều kiện về địa lý
Theo tài liệu tham khảo từ Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2007, và website: tiengiang.gov.vn thì đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện của cơ sở đuợc mô tả như sau:
Ðịa điểm của cơ sở thuộc xã Bình Đức - huyện Châu Thành nằm về phía Tây của thành phố Mỹ Tho. Vị trí xây dựng cơ sở được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở so với các vùng lân cận.
Có tuyến đường tỉnh 864 đi ngang qua là tuyến giao thông huyết mạch nối đường tỉnh 876 và 870B ra quốc lộ 1A; tuyến đường giao thông này nối liền khu vực mà cơ sở hoạt động với các khu vực khác, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trong khu vực.
II.1.1.2. Điều kiện về địa chất
Căn cứ vào số liệu khảo sát địa chất công trình của Liên Ðoàn Ðịa chất Thủy văn - Ðịa chất Công trình Miền Nam đã tiến hành khảo sát địa chất công trình khu vực vào tháng 5 năm 2008 được mô tả tóm tắt như sau:
Ðịa chất tại khu vực khảo sát từ trên xuống dưới, có thể phân làm các lớp đất chính như sau:
- Lớp 1: bùn sét pha màu xám đen;
- Lớp 2: sét màu xám vàng, trạng thái nửa cứng.
- Lớp 3: cát hạt nhỏ màu xám vàng.
- Lớp 4: sét màu xám vàng, trạng thái nửa cứng.
- Lớp 5: cát pha màu xám vàng, trạng thái dẻo.
- Lớp 6: sét pha màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
II.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn
II.1.2.1. Ðiều kiện về khí tượng
Các điều kiện tự nhiên và những yếu tố của khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sự lan truyền chuyển hóa các chất ô nhiễm. Các yếu tố đó bao gồm:
- Nhiệt độ không khí;
- Ðộ ẩm không khí;
- Lượng mưa và bốc hơi;
- Gió và hướng gió;
- Bức xạ mặt trời;
- Ðộ bền vững khí quyển.
Khu vực cơ sở cũng như tỉnh Tiền Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Nam bộ. Ðộ ẩm luôn cao, ít chịu bão, lốc lớn hàng năm, khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Sự biến thiên của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của các dung môi hữu cơ, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể con người. Do vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ.
Kết quả quan trắc nhiệt độ của Trạm dự báo phục vụ Khí tượng Thủy văn Tiền Giang các năm gần đây cho thấy: - Nhiệt độ không khí trung bình năm: 29,10C.
Tổng tích ôn hàng năm thuộc loại cao (khoảng 9.700 - 9.800oC), rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng thời vụ và lâu năm. Số giờ nắng bình quân năm cao từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. Số giờ nắng mùa khô cao hơn nhiều so với mùa mưa (7,3 - 9,9 giờ/ngày vào mùa khô và 5,5 - 7,3 giờ/ngày vào mùa mưa).
Chế độ nhiệt tại Tiền Giang nói chung tương đối điều hòa. Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn hơn 30C.
Ðộ ẩm không khí
Ðộ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm không khí, đến quá trình đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe của con người. Ðộ ẩm không khí thay đổi theo vùng và theo mùa. Thời kỳ ẩm trùng vào thời kỳ mưa (tháng 06 đến tháng 11). Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 03 và tháng 04.
Kết quả quan trắc của Trạm dự báo khí tượng Tiền Giang các năm gần đây cho thấy:
- Ðộ ẩm không khí trung bình năm: 89,83%.
Lượng mưa
Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi trong không khí. Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng. Trên mặt đất mưa làm rửa trôi các chất ô nhiễm. Chế độ mưa tại từng khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế các hệ thống xử lý nước thải. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Số lượng ngày mưa trung bình hàng năm là 140 ngày nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.512,2 mm.
Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khô hạn ngắn (gọi là hạn bà chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
Gió và hướng gió
Gió cũng là một trong những nhân tố cần được xem xét vì nó ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm do hoạt động của Công ty, nhất là các yếu tố gây tác động đến môi trường không khí. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm.
Tại tỉnh Tiền Giang nói chung gió có hai hướng chính. Về mùa khô gió thổi theo hướng Ðông - Bắc và Ðông - Ðông Bắc với cấp gió từ I đến IV. Về mùa mưa gió thổi theo hướng Tây - Nam, Tây Tây - Nam và Tây với cấp gió từ cấp I đến IV. Tần suất gió dao động giữa các tháng từ 23 ÷ 25%. Tần suất gió lặng trong năm từ 7 ÷ 50%. Bão thường rất ít khi xảy ra và thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày. Mùa khô có lượng bốc hơi nước cao, từ 3,0 mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng bốc hơi nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày.
Nhìn chung, yếu tố gió tại khu vực cơ sở thuận lợi cho việc phát tán và vận chuyển chất ô nhiễm trong không khí.
Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trong vùng và ảnh hưởng đến độ bền vững của khí quyển và quá trình phát tán biến đổi các chất ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp phụ bức xạ của vật thể đó như tính chất của bề mặt, màu sắc của bề mặt,…
Thời gian có nắng trung bình trong năm tại Tiền Giang từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. trong năm. Vào mùa khô số giờ nắng trung bình trong ngày đạt từ 7,3 ÷ 9,9 giờ trong ngày và cường độ chiếu sáng vào buổi trưa có thể đến 100.000 Lux. Vào những tháng mùa mưa, do có mây nhiều nên thời gian nắng nhỏ hơn.
Bức xạ mặt trời gồm 3 loại trực tiếp: Bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng cộng.
Bức xạ trực tiếp là bức xạ thẳng góc của tia mặt trời đến vật thể. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng 2, tháng 3 và có thể đạt đến 0,72 ÷ 0,79 cal/cm2phút. Từ tháng 6 đến tháng 12 (những tháng mưa) đạt tới 0,42 ÷ 0,46 cal/cm2phút trong những giờ trưa.
Bức xạ tán xạ còn gọi là bức xạ khuếch tán là tia nắng mặt trời bị khuếch tán bởi không khí và mây sau đó mới đến vật thể. Cường độ bức xạ tán xạ lớn nhất vào các tháng mùa mưa và nhỏ nhất vào các tháng mùa khô. Vào những giờ trưa, cường độ bức xạ tán xạ đạt từ 0,43 ÷ 0,5 cal/cm2phút.
Ðộ bền vững khí quyển
Ðộ bền vững khí quyển quyết định khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao. Ðể xác định độ bền vững khí quyển có thể dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng của PASQUILL.
Bảng 2. 1. Độ bền vững khí quyển (theo Pasquill - 1961)
Tốc độ gió
m/s
Bức xạ ban ngày
Ðộ che phủ mây ban đêm
Mạnh
(Biên độ > 60)
Trung bình
(Biên độ 35÷60)
Yếu (Biên độ 15-35)
Mạnh
(Biên độ > 60)
Trung bình
(Biên độ 35÷60)
< 2
A
A – B
< 2
A
A – B
2 ÷ 4
A – B
B
2 ÷ 4
A – B
B
4 ÷ 6
B – C
B – C
4 ÷ 6
B – C
B – C
> 6
C
D
> 6
C
D
Ghi chú: A - Rất không bền vững;
B - Không bền vững loại trung bình;
C - Không bền vững loại yếu;
D - Trung hòa;
E - Bền vững yếu;
F - Bền vững loại trung bình.
Tóm lại, khu vực này thuộc tỉnh Tiền Giang nói chung có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất.
II.1.2.2. Ðiều kiện về thủy văn
Khu vực này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ thủy văn sông Tiền.
Sông Tiền bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có 2 con nước với 2 đỉnh cao và 2 đỉnh thấp. Biên độ biến thiên từ 2 - 3 m. Càng vào sâu trong nội đồng biên độ triều càng giảm.
Về mùa kiệt (tháng 3, 4) lưu lượng của sông Mekong theo công bố địa chí của Tiền Giang chỉ đạt 2.000m3/s, tháng 12 và tháng I có thể đạt 6.000m3/s.
Mùa mưa, lưu lượng sông Mekong tăng nhanh chóng, lưu lượng bình quân trong tháng 7 đến 20.000m3/s, tháng 8 đạt trên 30.000m3/s và vào tháng lũ cực đại (tháng 9) lên tới 40.000m3/s.
Sông Tiền rộng (thường trên 1.000m) và sâu (3 - 30m) nên thuận tiện cho giao thông đường thủy, tàu bè có thể từ biển vào đến Mỹ Tho dễ dàng, ít chịu ảnh hưởng của chế độ triều.
Với lưu lượng lớn, sông Tiền cũng có khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm cao, đồng thời đảm bảo hoạt động giao thông đường sông thuận lợi.
Tóm lại, đặc điểm khí hậu Tiền Giang nói chung huyện Châu Thành nói riêng thuận lợi cho ngành giao thông đường thủy và hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu và sà lan.
II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban Nhân dân xã Bình Đức về tình hình hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá và xã hội trong năm 2008 và các lĩnh vực kinh tế - văn hoá và xã hội có thể chịu ảnh hưởng của cơ sở, được trình bày như sau:
II.2.1. Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn :
Sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt : DT xuống giống 5 ha lúa đạt 100 % so chi tiêu kế hoạch ( 5 ha) đã thu hoạch 5 ha đạt 100 % so diện tích xuống giống, sản lượng 22,5 tấn năng suất bình quân 4,5 tấn/ha. Rau màu xuống giống 45,3 ha đạt 100 % so kế hoạch ( 45,3 ha ) trong đó trồng dưa leo, hành hẹ, cà chua và rau các loại ...
Công tác khuyến nông : tổ chức hội thảo KHKT được 6/5 cuộc đạt 120 % so với chỉ tiêu trong đó chăn nuôi 2 cuộc, kỷ thuật cây trồng 2 cuộc, bảo vệ thực vật 02 cuộc, với tổng số 286 lượt người tham dự.
Công tác thú y : Tập trung cao cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Tiến hành tiêu độc xát trùng các cơ sở chăn nuôi 386 hộ với 23 lít thuốc được phun xịt. Tổ chức tuyên truyền qua họp, hội và trên các phương tiện thông tin, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Phát triển nông thôn :
Về sử dụng nước sạch 46/ 39 hộ đạt 117,94% so CT nâng tổng số hộ sử dụng nước sạch là 2627 hộ. Về sử dụng điện có 3177/ 3177 hộ đạt 100 %.
Nhìn chung, trong suốt hoạt động của cơ sở hầu như không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại xã Bình Đức.
Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp:
Nhìn chung ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì hoạt động ổn định , nhiều mặt hàng chủ yếu sản xuất và tiêu thụ trong nước, bên cạnh những thuận lợi có một số sản phẩm chiếu cối, đan lục bình xuất khẩu hoạt động ổn định, cơ sở chế biến cá da trơn hoạt động khá lớn. Hiện toàn xã có 379 cơ sở kinh doanh DNTN, công ty giải quyết việc làm cho 4210 lao động hoạt động trên các lĩnh vực chiếu cối, đan lục bình, lao bóng gạo, chế biến cá da trơn, sản xuất nước mắm, nước tương, nước đá... và các công ty doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn xã.
Nhìn chung, trong suốt hoạt động đóng tàu của cơ sở góp phần giải quyết khoảng 60 lao động tại địa phương và góp phần nộp thuế tại địa phương. Năm 2008, cơ sở đã nộp 158 triệu cho nhà nước. Về mặt môi trường, trong quá trình hoạt động cơ sở sẽ tuân thủ đúng theo các quy định về bảo vệ môi trường đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Thương mại dịch vụ
Do nhu cầu tiêu dùng và chịu sự tác động của tình hình khu vực và thế giới, nhiều mặt hàng công nghiệp tiêu dùng vật liệu xây dựng, xăng dầu giá cả có biến động tăng trong năm. Tuy nhiên có biểu hiện khang hiếm do yếu tố đầu cơ, giá cả hàng nông sản như lúa –heo hơi tăng, giảm liên tục làm ảnh hưởng đến cho nhà sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Thương mại dịch vụ tại địa phương không bị tác động bởi hoạt động của cơ sở.
II.2.2. Xã hội
Sự nghiệp giáo dục :
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ năm học 2007 –2008, toàn xã có 2.030 học sinh, trong đó bậc học mầm non: 261 cháu, tiểu học 897 học sinh, THCS 872 học sinh. So với đầu năm học mầm non giữ nguyên sỉ số , tiểu học giảm 03 học sinh, THCS giảm 18 học sinh tỉ lệ 1,04% trong đó THCS bỏ học 18 học sinh và tiểu học giảm 02 chuyển, chuyển trường khác 01 em, bệnh chết 01 em.
Chất lượng giảng ,dạy và học tập từng bước được nâng lên , thể hiện quả các kỳ thi học kỳ hội đồng xét từ lớp 5 chuyển lớp 6 là 177/180 HS đạt 98,33 % và Hội đồng THCS xét tuyển lớp 10 được 187/216 HS đạt 86,6 %.
Hoạt động sản xuất của cơ sở không ảnh hưởng đến công tác giáo dục tại địa phương. Cơ sở không nằm gần trường học, không gây ảnh hưởng (bụi, khí thải) đến sức khỏe học sinh .
Sư nghiệp y tế -VSMT:
Tổ chức hội nghị phòng chống dịch năm 2008 triển khai chiến dịch diệt lăng quăng. Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, khám và điều trị 13.999 lượt người. Tiêm MDCB 295 trẻ đạt 124,44 % so chỉ tiêu 237 trẻ. Uống Vitamin A đợt 1 cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi 744 trẻ và bà mẹ sau khi sanh 146 người tổng số 890/890 người đạt 100 % so chỉ tiêu. Bệnh sốt xuất huyết phát hiện 30 ca trong đó độ I là 04, độ II là 25 và độ III là 01.
Thực hiện chỉ thị 200/TTg của thủ tướng Chính Phủ về nước sạch vệ sinh môi trường, thường xuyên giải quyết vệ sinh môi trường khai thông cống rãnh.
Công tác dân số KHHGĐ (kế hoạch hóa gia đình) – chăm sóc bảo vệ trẻ em :
Công tác dân số KHHGĐ: Trong 6 tháng hoạt động DS KHHGĐ ổn định, có xây dựng KH cụ thể trong công tác tuyên truyền chiều sâu còn hạn chế. Kết quả vận động nhân dân thực hiện các biện pháp tránh thai được 590/541 người đạt 109,05 %.
Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em: Trong năm ban chăm sóc bảo vệ trẻ em xã lập KH tháng hành động vì trẻ em (15/05/2008 – 30/06/2008 ) triển khai cho các thành viên, cộng tác viên và các ban ngành đoàn thể xã nhằm tạo sự phối hợp hành động để đạt kết quả cao. Đã tổ chức 14 cuộc có 340 người tham dự. Công tác tuyên truyền cắt dán 2 tấm băng roll cổ động cho tháng hành động vì trẻ em. Đài truyền thanh xã phát thanh tuyên truyền luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em được 12 cuộc có 2068 lượt người nghe và cấp phát 400 tờ bướm cho các đối tượng.
Văn hóa thông tin - thể dục thể thao:
Văn hóa thông tin: Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam xuân năm Mậu Tý 2008, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam 30/04 ngày quốc tế lao động 1/5, ngày sinh nhật Bác 19/05, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tháng hành động vì trẻ em, ngày gia đình Việt Nam, tuần lễ vệ sinh an toàn lao động, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, NĐ 36 – 40 – 87 – 88, chỉ thị 351 – 406 của Chính Phủ.
Về thể dục thể thao: Phong trào TDTT được duy trì và phát triển luyện tập thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu bóng đá, bóng chuyền 52 trận trong đó ( bóng đá 37 trận, bóng chuyền 15 trận ). Tổ chức giải bóng đá mi ni chào mừng ngày 30/04, Hội thao cấp huyện nhân ngày báo chí Việt Nam nhân ngày 21/06. Tham gia giải bóng đá cấp huyện U22 và tham gia giải bóng chuyền cấp tỉnh.
Cơ sở tích cực tham gia các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao tại địa phương.
Tôn giáo :
Hoạt động các tôn giáo những tháng đầu năm có phần nhộn nhịp hơn trên lĩnh vực hành lễ, nhất là vào thời điểm trước, trong, sau tết nguyên đán, các cơ sở tôn giáo đều mở cửa đón khách hành hương và tín đồ đến cúng viếng sôi động nhất là ở phật giáo, số lượng người đến các chùa có đông hơn, 01 số cơ sở thờ tự tổ chức cứu tế tặng quà cho bà con vui tết, các hoạt động mang tín lễ nghi của tôn giáo tổ chức lễ đều có xin phép chính quyền trước khi thực hiện. Chức sắc các tín đồ tôn giáo đều an tâm hành đạo, tham gia tốt vào công tác xã hội từ thiện tại địa phương, chấp hành tốt pháp luật nhà nước, ngày tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo.
Hoạt động sản xuất của cơ sở không ảnh hưởng đến công tác tôn giáo tại địa phương.
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRỰC TIẾP TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA
TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU
Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên trên khu vực, từ ngày 20/05/2009 Chúng tôi đã phối hợp với Viện Môi trường và Tài Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát thực địa, lấy tổng số 4 mẫu không khí, nước mặt tại khu vực, trong đó:
- Không khí : 02 điểm đo;
- Nước mặt : 02 điểm đo;
Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại khu vực được thể hiện trong Phụ lục 2 của Báo cáo và được tổng hợp trình bày như dưới đây.
III.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại cơ sở, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Chúng tôi đã kết hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh đã thu và thử nghiệm mẫu tại 02 điểm được bố trí như sau:
Bảng 3. 1. Vị trí thu mẫu không khí, tiếng ồn
Ký hiệu
Vị trí
Toạ độ
N
E
K1
Tại khu vực giữa xưởng
10020’26.67”
106017’22.70”
K2
Trước nhà ông Trần Văn Y, tổ 8, ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành
10020’24.40”
106017’21.59”
Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực giữa xưởng của cơ sở
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
K1
Quyết định 3733/2002/QĐ - BYT
1
Độ ẩm
%
30,4
≤ 80
2
Độ ồn
dBA
79,7
< 85
3
Bụi
(g/m3
120
4.000
4
SO2
(g/m3
126
20.000
5
NOx
(g/m3
67
5.000
6
CO
(g/m3
1.729
20.000
7
VOCs
(g/m3
12,8
-
8
Nhiệt độ
0C
33,2
32
Ghi chú: * Giá trị giới hạn áp dụng theo TCVN 5949:1998
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh
So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí trong nhà xưởng tại điểm Quyết định 3733/QĐ-BYT nhận thấy: Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường quy định. Như vậy, chất lượng môi trường tại cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng.
Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng không khí trước cơ sở
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
K2
TCVN 5937:2005
1
Độ ẩm
%
60,1
-
2
Độ ồn
dBA
67
75*
3
Bụi
(g/m3
102
300
4
SO2
(g/m3
112
350
5
NOx
(g/m3
68
200
6
CO
(g/m3
1.724
30.000
7
VOCs
(g/m3
14,02
-
8
Nhiệt độ
0C
33,4
-
Ghi chú: * Giá trị giới hạn áp dụng theo TCVN 5949:1998
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh
So sánh kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại điểm K2 với tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 và TCVN 5949:1998 nhận thấy: Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường quy định. Như vậy, chất lượng môi trường tại cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán nhằm xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
III.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước.
Để đánh giá chất lượng nước mặt tại cơ sở, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Chúng tôi kết hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy và thử nghiệm mẫu tại cơ sở vào thời điểm nước ròng như sau:
Bảng 3. 4. Vị trí thu mẫu nước mặt tại điểm thải của cơ sở.
Ký hiệu
Vị trí
Toạ độ
N
E
N1
Tại sông Tiền, phía thượng nguồn, cách cơ sở 10 m
10020’20.98”
106017’23.59”
N2
Tại sông Tiền, phía hạ nguồn, cách cơ sở 10 m
10020’21.06”
106017’19.94”
Ghi chú: Những điểm này nằm gần điểm xả nước thải ra nguồn tiếp nhận của cơ sở.
Bảng 3. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cơ sở
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
N1
N2
QCVN 08:2008/BTNMT
Cột A2
1
pH
-
7,44
7,43
6 – 8,5
2
SS
mg/l
9
11
30
3
Phenol
mg/l
KPH
KPH
0,005
4
CN-
mg/l
KPH
KPH
0,01
5
Cu
mg/l
0,014
0,016
0,2
6
Ni
mg/l
KPH
KPH
0,1
7
Cr6+
mg/l
KPH
KPH
0,02
8
Fe
mg/l
0,12
0,92
1
9
Dầu mỡ khoáng
mg/l
KPH
KPH
0,02
10
Coliforms
MPN/100ml
15.000
4.000
5.000
Ghi chú: QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm với quy chuẩn nước mặt cho thấy: nước mặt tại khu vực thải nước thải của cơ sở tương đối tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu coliforms ở đầu nguồn sông so với cơ sở là vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất là 3 lần. Vì vậy nước mặt tại khu vực vẫn đảm bảo chất lượng môi trường.
Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt và không khí được đưa ra trong phụ lục.
III.3. Hiện trạng tài nguyên đất
Đất tại khu vực hoạt động của cơ sở phân làm các lớp đất chính như sau:
- Lớp 1: bùn sét pha màu xám đen;
- Lớp 2: sét màu xám vàng, trạng thái nửa cứng.
- Lớp 3: cát hạt nhỏ màu xám vàng.
- Lớp 4: sét màu xám vàng, trạng thái nửa cứng.
- Lớp 5: cát pha màu xám vàng, trạng thái dẻo.
- Lớp 6: sét pha màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
III.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại cơ sở
(1). Thực vật trên cạn
Thảm thực vật trên cạn chủ yếu tại khu vực cơ sở là các loài dừa, mận, ổi, chuối, lúa, cỏ,… Các loài cây này chủ yếu được mọc xung quanh cơ sở, trong nhà dân, các khu vực bên cạnh cơ sở,…
Nguồn tài nguyên động vật chủ yếu là các loài bò sát như các loại thằn lằn, rắn mối, rắn, một số loài chim và các loài gia súc, gia cầm do các hộ dân lân cận nuôi như heo, gà, vịt... Nói chung tại khu vực cơ sở hầu như không có hệ sinh thái động vật đặc biệt nào tồn tại, không có các loài động vật quí hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ.
(2). Hệ sinh thái nước (động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh và động vật đáy).
Hệ thủy sinh tại sông Tiền ven khu vực có những đặc điểm sau:
- Thực vật lớn thủy sinh: Hệ thực vật lớn thủy sinh ven bờ nước ngọt với Lục bình (Eichhornia crassipes), nga (Coix aquatica), nghể (Polygonum tomentosum), môn nước (Colosia esculenta). Ðây là kiểu thực vật đặc trưng ở sông rạch vùng Ðồng bằng sông Cửu long. Ngoài ra, còn có một số loài: rau trai (Commelina diffusa), đế (Saccharum spontaneum), chuối nước (Hanguana malayana), …
- Ðộng vật đáy (benthos): ưu thế là các loài giun nhiều tơ . Ở ven bờ và những nơi đáy bùn cát có gặp một số loài giáp xác và nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Thực vật phiêu sinh (phytoplankton): ưu thế thuộc về các loài Ditylum sol, Coscinodiscus subtilis, Coscinodiscus lineatus, Nitzschia paradoxa.
- Ðộng vật phiêu sinh (zooplankton): các loài ưu thế là Oithona plumifera và ấu trùng Nauplius của chúng.
III.5. Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường trong khu vực hoạt động
Về nguyên tắc, việc đánh giá tính nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường sẽ do Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc các Viện, Trung tâm (thông qua các đề tài nghiên cứu) về bảo vệ môi trường nghiên cứu, thực hiện vì trong một khu vực, một vùng sẽ tiếp nhận rất nhiều nguồn chất thải từ các cơ sở sản xuất, thương mại, khu dân cư,… khác nhau, trong khả năng của cơ sở sẽ không đủ năng lực để thực hiện việc này.
Theo hướng dẫn của Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ cơ sở sẽ phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường khu vực tiếp nhận chất thải của cơ sở. Trên cơ sở phân tích hiện trạng và những tác động môi trường của hoạt động cơ sở, chúng tôi đánh giá sơ bộ sức chịu tải tại khu vực này như sau:
Đối với môi trường không khí: cơ sở hoạt động thì việc ảnh hưởng đến môi trường không khí bao gồm các hoạt động hàn, cắt, sơn; hoạt động giao thông; khí phân hủy từ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt của CBCNV),... Những chất thải này có thể gây ô nhiễm cho môi trường không khí, đặc biệt là khi có sự cố về ô nhiễm. Tuy nhiên, cơ sở sẽ trồng cây xanh tương đối lớn (15 – 20%), do vậy sẽ hạn chế phần nào tác động đến môi trường không khí và khả năng gây tác hại cho môi trường không khí là rất thấp.
Đối với môi trường nước: Trong một chừng mực nhất định, chúng tôi chỉ đánh giá một cách định tính về sức chịu tải và quan trọng là phải xử lý nước thải của cơ sở dưới mức ô nhiễm mà tiêu chuẩn môi trường cho phép để đảm bảo mức độ sạch của sông.
Đối với cơ sở, khi hoạt động thải ra mỗi ngày cực đại là 0,8 m3/ngày (chủ yếu là nước thải sinh hoạt), lượng chất thải này không trực tiếp thải thẳng vào môi trường mà qua các công đoạn xử lý.
Như vậy, chúng ta thấy rằng khi cơ sở hoạt động khả năng tác động đến môi trường là có nhưng mức độ đã giảm đến mức tối thiểu và với hiện trạng môi trường nền như đã phân tích ở chương 2 thì sức chịu tải của môi trường sẽ được đảm bảo. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của UBND tỉnh Tiền Giang và các điều kiện xả thải .
III.6. Đánh giá tổng hợp
Nhìn chung, hiện trạng môi trường tự nhiên tại cơ sở khá tốt, chất lượng môi trường nhìn chung đạt tiêu chuẩn cho phép. Khu vực này chủ yếu phát triển mạnh về nông nghiệp, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học khá nghèo nàn. Chất lượng môi trường nền được đánh giá chung là chưa bị ô nhiễm.
- Môi trường không khí: vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5937:2005, TCVN 5938 :2005;
- Môi trường nước: nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT, Cột A2.
CHƯƠNG IV
THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA
TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU
Hoạt động của cơ sở bao gồm đóng mới và sửa chữa các loại tàu thủy, sà lan. Trong quá trình hoạt động, cơ sở có thể thải ra một số chất có hại cho môi trường như trong bảng sau:
Hoạt động của cơ sở
Nguồn ô nhiễm
Các vấn đề môi trường
Công đoạn cắt
- Khí thải
- Tiếng ồn
- Sắt vụn
- Nước thải sinh hoạt
- Ô nhiễm môi trường khí
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm môi trường nước
- Chất thải rắn
Công đoạn hàn
- Tiếng ồn
- Nhiệt
- Khói hàn
- Nước thải sinh hoạt
- Ô nhiễm môi trường khí
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm môi trường nước
Công đoạn gia công cơ khí, lắp ráp tàu, tẩy rỉ làm sạch vỏ tàu
Tiếng ồn
Rỉ sắt
Bụi cát
Cát bẩn
Nước thải sinh hoạt
- Ô nhiễm môi trường khí
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm môi trường nước
- Chất thải rắn
Công đoạn sơn tàu
Bụi sơn, hơi dung môi
Rỉ sơn
Nước thải sinh hoạt
- Ô nhiễm môi trường khí
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm môi trường nước
- Chất thải rắn
IV.1. Đối với nước thải
Nguồn phát sinh
- Nước thải sinh hoạt của 60 công nhân có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật,…
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
- Nước thải từ hoạt động vệ sinh vỏ tàu trước khi sửa chữa: lượng nước thải hầu như không có, tàu được làm sạch chủ yếu bằng cách tẩy rỉ làm sạch vỏ tàu nên hầu như không dùng nước cho công đoạn này.
Tải lượng
Nước thải sinh hoạt
Nhu cầu dùng nước tại cơ sở khoảng 30 m3/ tháng (1 m3/ngày) (do đa số công nhân là người địa phương nên về nhà), như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy là khoảng 0,8 m3/ngày (lưu lượng nước thải chiếm 80% lượng nước sử dụng).
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt dựa theo hệ số ô nhiễm của WHO như sau:
Bảng 4. 1. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(g/người.ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)
BOD5
45 – 54
27 – 32,4
COD
72 – 102
43,2 – 61,2
SS
70 – 145
42 – 87
Dầu mỡ
10 – 30
6 – 18
Tổng Nitơ
6 – 12
3,6 – 7,2
Amôni
2,4 – 4,8
1,44 – 2,88
Tổng Phospho
0,8 – 4,0
0,48 – 2,4
Cơ sở đã xây bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt của 60 công nhân. Hầm tự hoại có cấu tạo khá đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Vai trò của hầm tự hoại là lắng các chất rắn, phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ngăn lắng và chứa cặn. Hiệu suất xử lý của hầm tự hoại làm giảm khoảng 60 % hàm lượng BOD so với đầu vào, phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta.
Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất tại cơ sở hầu như không có do hoạt động đóng mới không làm phát sinh nước thải; còn hoạt động sửa chữa: cơ sở chỉ sửa chữa vỏ tàu thủy, sà lan, không sửa chữa các thiết bị máy móc, động cơ nên không làm phát sinh nước thải.
Nước thải từ hoạt động vệ sinh vỏ tàu trước khi sửa chữa: lượng nước thải hầu như không có.
Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở sẽ cuốn theo đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước mặt và đời sống thủy sinh trong khu vực.
Diện tích lưu vực của khu là 3.559,8m2, lượng mưa trung bình năm là 1.512,2 mm.
Vậy lưu lượng nước mưa trong khu vực Cơ sở = (lượng mưa trung bình năm) x (diện tích khu vực cơ sở) = (1.512,2 x 10-3 x 3.559,8) = 5.383,13 m3/năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch. Vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho chảy qua hệ thống hố ga, song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn. Tuy nhiên, do hoạt động của cơ sở là đóng mới và sửa chữa sà lan, tàu đồng thời tại khu vực cơ sở, hiện nay do điều kiện sản xuất nên cơ sở không xây dựng mái che nên đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước cần xử lý trong tương lai. Cơ sở sau này sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước mưa vào các hố ga rồi sau đó cho chảy vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở để xử lý trước khi thải ra sông Tiền.
Tác động chung của các chất ô nhiễm chứa trong nước thải:
Tác động chung của các chất ô nhiễm chứa trong nước thải của cơ sở được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 4. 2. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải.
Stt
Thông số
Tác động
01
Các chất hữu cơ
- Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước;
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.
02
Chất rắn lơ lửng
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
03
Các chất dinh dưỡng (N, P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
04
Các vi khuẩn gây bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả;
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột;
- E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.
Tác động của các kim loại nặng và dầu mỡ như sau:
- Chì (Pb): Có khả năng tích luỹ lâu dài trong cơ thể con người, là kim loại nặng có độc tính đối với não và có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Chì làm giảm khả năng tổng hợp glucose và chuyển hoá pyruvate, làm tăng bài tiết glucose trong nước tiểu.
- Crom (Cr): Phần lớn Crom (IV) trong môi trường là từ chất thải công nghiệp (mạ, sơn,…), Crom có độc tính cao đối với con người và động vật. Nồng độ tối đa cho phép Crom IV trong nước thải công nghiệp theo TCVN 5945-2005, cột A là 0,2mg/l (đổ vào vùng nước cho mục đích sử dụng cho sinh hoạt).
- Cadimi (Cd): Cadimi thường có hàm lượng cao trong nước thải của các ngành công nghiệp mạ và sơn. Cadimi có độc tính cao với thuỷ sinh và đối với con người, gây các bệnh về thận. Nồng độ cho phép của Cd trong nước thải công nghiệp theo quy định của TCVN 5945-2005 (cột A) là 0,005mg/l.
- Dầu mỡ: Là chất lỏng khó tan trong nước, có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường nước. Hầu hết các loại động, thực vật đều bị tác hại do dầu mỡ. Các loài thuỷ sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. Hàm lượng cho phép của dầu mỡ trong nước thải công nghiệp đổ vào vùng nước dùng cho mục đích sử dụng cho sinh hoạt theo quy định của TCVN 5945-2005 (cột A) là 5mg/l.
IV.2. Đối với chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại
Nguồn phát sinh:
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cơ sở hầu như không đáng kể, chủ yếu là các rác thải sinh hoạt của nhân viên và giẻ lau, các chi tiết hỏng không dùng được thường là sắt, thép (là các chất vô cơ trơ về mặt hoá học) từ hoạt động gia công, bao gồm:
Rác thải sinh hoạt của 60 công nhân viên làm việc tại cơ sở có chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được cơ quan có chức năng thu gom và xử lý.
Chất thải rắn không nguy hại bao gồm chủ yếu là mảnh vụn kim loại, sắt thép thừa, que hàn, nilon, bao bì giấy. Một phần chất thải loại này có thể tái sử dụng, phần còn lại được thu gom cùng với rác sinh hoạt.
Chất thải nguy hại: cặn sơn, bao bì dính dầu mỡ, hộp sơn hỏng, cát nhiễm kim loại nặng,…Các loại chất thải này phải được quản lý theo quy chế quản lý CTNH.
Tải lượng chất ô nhiễm:
Chất thải rắn sinh hoạt: theo số liệu thực tế tại cơ sở, lương rác này khoảng 5 – 8 kg/ ngày. Lượng rác này sẽ được cơ quan thu gom rác của huyện Châu Thành thu gom hàng ngày.
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: bao gồm mảnh vụn kim loại, sắt thép thừa, que hàn, nilon, bao bì giấy…với khối lượng khoảng 50kg/ngày. Chất thải loại này sẽ được lưu trữ trong kho hoặc bãi trống sau đó sẽ phân loại để bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu (kim loại, nilon), một số loại chất thải khác sẽ được thu gom và xử lý cùng với rác sinh hoạt.
Chất thải nguy hại: Khi bắn cát, thông thường phải tiêu tốn khoảng 5 kg đến 6 kg cát cho 1m2 , phụ thuộc vào bề mặt cần làm sạch. Các hạt này trong quá trình bắn bị vỡ một phần bay vào không khí, song phần lớn cùng với rỉ sắt, sơn cũ rơi xuống tạo nên một bãi rác thải rắn. Lượng cát ướt này sẽ được dùng lại để làm sạch bề mặt khoảng 3- 4 lần. Hiện nay, cơ sở chưa xử lý loại chất thải này.
Còn các thùng sơn sau khi sử dụng xong sẽ được thu gom lại và bán lại cho các cơ sở cung cấp sơn cho cơ sở.
Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt. Hiện nay, cơ sở chủ yếu tập trung lại và đêm đi đốt.
Tác hại của chất thải rắn ô nhiễm:
Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, ruồi nhặng và các vi sinh vật gây bệnh… tác động đến chất lượng không khí khu vực đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng, làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan của khu đô thị.
Các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần... khó phân hủy sẽ tích tụ lâu trong đất gây ô nhiễm môi trường đất, gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên .
Ngoài ra, các thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt: như pin, acquy, rác thải y tế, bao bì dược, hóa chất, dầu mỡ thải... khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, gây nguy hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái.
Chất thải nguy hại: mang tính chất khó phân hủy và gây hại rất lớn đến con người và môi trường. Chất thải nguy hại chủ yếu của cơ sở là cát nhiễm bẩn, rỉ sắt và một ít dầu nhớt, giẻ lau dính dầu nhớt. Các loại chất thải nguy hại này nếu không có biện pháp quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước ngầm.
IV.3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung
IV.3.1. Đối với khí thải
Nguồn phát sinh
- Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, bô chứa rác sinh hoạt…
- Bụi, khói thải sinh ra từ các phương tiện giao thông của khách ra vào cơ sở. Khí thải như SO2, CO2, NOx,… từ các quá trình cắt sắt, hàn ghép các tấm thép lại với nhau, các phương tiện giao thông.
- Bụi cát có chứa silic, SiO2 sinh ra từ công đoạn làm sạch bằng phun cát.
- Hơi dung môi, toluene, xylen sinh ra từ công đoạn sơn các loại tàu, sà lan.
- Bụi cơ học sinh ra từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào cơ sở, các hoạt động sửa chữa cơ khí, các hoạt động bốc, xếp hàng,…
Tải lượng
- Đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông
Tại cơ sở, lượng xe ra vào chiếm đa số là xe gắn máy. Cơ sở sẽ có khoảng 60 công nhân ước tính sẽ có ít nhất khoảng hơn 40 xe gắn máy ra vào khu Cơ sở trong một ngày bình thường. Các phương tiện giao thông trên sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải với các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NO2, CO.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 4. 3: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy
Stt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/Km)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
1
Bụi
0,12
0,0048
2
SO2
0,76 S
0,015
3
NO2
0,3
0,012
4
CO
20
0,8
5
THC
3
0,12
Ghi chú: Tính cho trường hợp xe có động cơ 4 thì, >50cc và tính cho chiều dài đường trong cơ sở là 1 km và hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,5% .
Như vậy, theo bảng trên thì tổng lượng khí phát thải do hoạt động giao thông của cơ sở không lớn. Đồng thời lượng khí này sẽ được pha loãng vào trong môi trường nên nhìn chung, lượng khí thải từ nguồn này của cơ sở tác động không lớn đến môi trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DE AN THANH HIEU 201009.doc