Đề tài Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỞ ĐẦU   Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn bảy năm hoạt động, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những bước phát triển to lớn trong việc tạo ra một kênh huy động, chu chuyển và lưu thông tiền tệ mới phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Tuy nhiên, do thị trường còn khá non trẻ nên trong quá trình hoạt động cũng bộc lộ nhiều nhược điểm cần phải khắc phục như hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, cơ chế quản lý chưa chặt chẽ và nhất là hệ thống công bố thông tin và giám sát công bố thông tin chưa minh bạch và hữu hiệu. Chính điều này đã tạo ra tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia trên thị trường, gây tác động tiêu cực đối với thị trường. Một số cá nhân có khả năng tiếp cận thông tin tiến hành “giao dịch nội bộ”, “ giao dịch nội gián”. Các tin đồn thất thiệt xuất hiện ngày càng nhiều làm cho thị trường dễ bị chao đảo, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường giảm sút Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và củng cố niềm tin của họ vào thị trường. Đặc biệt, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Bởi lẽ, thị trường càng minh bạch thì càng thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Có như vậy, TTCK nước ta mới phát triển bền vững và có thể cạnh tranh với TTCK trong khu vực. Vì lẽ đó, em chọn nghiên cứu đề tài “ Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam” để hiểu rõ tác hại bất cân xứng thông tin trên TTCK, thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK nước ta hiện nay như thế nào, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động công bố thông tin trên thị trường, để việc công bố thông tin thật sự là văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.  Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ tình hình biến động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua mà một trong nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là vấn đề thông tin bất cân xứng giữa các công ty niêm yết và các nhà đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, đề tài đề ra các mục tiêu chính sau: Đánh giá và kiểm định mức độ thông tin bất cân xứng trên TTCK Việt Nam hiện nay. Gợi ý các chính sách cần thiết nhằm làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, góp phần quan trọng vào quá trình hoạt động của TTCK nhằm giúp cho sự vận hành của TTCK diễn ra an toàn, hiệu quả, minh bạch để TTCK ngày càng phát triển bền vững.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thông tin bất cân xứng dựa vào mức độ hiệu quả của thị trường và những tác động đối với các chủ thể tham gia trên Thị trường chứng khoán. Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như một số khó khăn khách quan khác, đề tài chỉ tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố: + Thị trường chứng khoán được nghiên cứu là Thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên phần thực trạng sẽ tập trung nghiên cứu Thị trường chứng khoán TP.HCM ( hiện nay Việt Nam chỉ có hai Thị trường chứng khoán chính thức là Thị trường chứng khoán tại TP.HCM và tại Hà Nội ). Trong tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường , hầu hết các công ty lớn, đại diện cho các ngành đều được niêm yết trên Thị trường chứng khoán TP.HCM. Vì thế, Thị trường chứng khoán tại TP.HCM sẽ được phân tích nhiều hơn) + Việc kiểm định thông tin bất cân xứng sẽ chọn mẫu từ các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán tại TP.HCM từ ngày 26/1/2007 đến 3/4/2008. + Mức độ thông tin bất cân xứng chỉ được xem xét thông qua các giao dịch khớp lệnh trên thị trường chính thức, các giao dịch thông qua thỏa thuận sẽ không được xem xét MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Trang Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ đồ thị LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN 1) Khuôn khổ lý thuyết về bất cân xứng thông tin . 1 1.1) Thông tin là gì ? . 1 1.2) Lý thuyết về bất cân xứng thông tin 1 1.2.1) Giới thiệu sơ lược thông tin bất cân xứng . 1 1.2.2) Các khái niệm thông tin bất cân xứng . 3 1.2.3) Các hình thức thông tin bất cân xứng 3 2) Bất cân xứng thông tin trong thị trường chứng khoán 10 2.1) Tổng quan về thị trường chứng khoán 10 2.2) Tác động của bất cân xứng thông tin 10 2.2.1) Tác động đến doanh nghiệp 11 2.2.2) Tác động đến thị trường chứng khoán . 15 2.2.3) Tác động đến nền kinh tế 15 3) Bất cân xứng thông tin và thị trường hiệu quả . 16 3.1) Thế nào là thị trường hiệu quả? 16 3.2) Các dạng của thị trường hiệu quả . 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 18 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY 1) Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam 19 2) Đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán Việt Nam . 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 31 CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1) Thiết lập mô hình kiểm định . 32 1.1) Kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi. . 32 1.2) Kiểm định quy tắc giao dịch . 32 2) Thu thập dữ liệu. 33 3) Kết quả kiểm định. . 33 3.1) Kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập. 33 3.2) Kết quả kiểm định quy tắc giao dịch . 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 36 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1) Nâng cao chất lượng thông tin được công bố 37 1.1) Đối với cơ quan quản lý . 37 1.2) Đối với các chủ thể khác tham gia trên TTCK 40 1.2.1) Đối với công ty niêm yết 40 1.2.2) Đối với công ty chứng khoán 41 1.2.3) Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng . 42 1.3) Nâng cao chất lượng kiểm toán 43 2) Tăng cường và hoàn thiện hệ thống thông tin tại SGDCK. . 44 2.1) Xây dựng hệ thống công bố thông tin tự động 44 2.2) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua mạng Internet. . 45 2.3) Nâng cấp website của SGDCK, TTGDCK và UBCKNN . 46 3) Một số giải pháp khác hạn chế bất cân xứng thông tin 46 3.1) Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm 46 3.2) Giải quyết vấn đề nội gián trên TTCK Việt Nam. . 46 3.3) Nhà đầu tư chọn nhà quản lý có năng lực . 48 3.4) Khuyến khích và chế tài . 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 49 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung: Công ty chưa nộp bất kỳ một hồ sơ nào để đăng ký phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi TTGDCK Hà Nội có thông báo chính thức thì trên trang web www.tintuconline.saleoff.com.vn lại có thông báo đính chính rằng lỗi trên là “ do một sự cố kỹ thuật không đáng có từ thông tin thiếu chính xác nên đã nhầm lẫn giữa CTCP Thủy sản Minh Phú thành CTCP SX-TM-DV Phú Phong”. Những nguồn tin thiếu đảm bảo và sai sót lớn như trường hợp Công ty Phú Phong trên đây hoàn toàn có thể đưa đến những quyết định sai lầm của nhà đầu tư. Trước đó cũng có khá nhiều thông tin đồn thổi gây hại lớn đến cổ phiếu của doanh nghiệp và nhà đầu tư như vụ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại bị cháy tổ máy, giám đốc một doanh nghiệp lớn bị bắt, bỏ trốn, phong tỏa tài khoản ngân hàng…. Rồi vụ một quan chức của SGDCK TP. HCM bị thẩm vấn về việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý và hiện đang nóng nhất là tin đồn liên quan đến vụ CTCP Chứng khoán Sài Gòn bị thanh tra do gian lận, rửa tiền và “ đỉnh điểm” là thông tin: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty – Nguyễn Duy Hưng – bị bắt khẩn cấp. Người thì bảo: SSI gian lận bị điều tra lâu rồi, người thì nói: ông Hưng đánh nhau với nhân viên của Merril Lynch nên bị công an tạm giữ. Chỉ khi ông Hưng đứng ra khẳng định mọi chuyện vẫn tốt đẹp với cá nhân ông và việc kinh doanh thì những đồn đoán đó mới dịu lên. Như ta đã biết, TTCK rất nhạy cảm với thông tin, nhất là TTCK Việt Nam, việc mua bán phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý. Thêm vào đó là khả năng kiểm chứng nguồn thông tin và phân tích thông tin của nhà đầu tư nội địa trên thị trường còn kém. Vì vậy, khi tin đồn nào đó xuất hiện thường gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, dẫn đến những phản ứng tiêu cực đối với thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty và ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi thị trường đang trong giai đoạn đi xuống. Đơn cử trường hợp cổ phiếu SSI là một ví dụ. Trước ngày tin đồn rộ lên ( 12/03/2008 ), giá cổ phiếu SSI là 83.000đ/CP, sau khi tin đồn rộ lên giá cổ phiếu SSI giảm xuống chỉ còn 79.500đ/CP. Ngoài ra, những thông tin mang tính nhạy cảm cao kiểu như chỉ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức quá cao hay những dự báo của VN-Index giảm xuống 900 vào cuối 2007 cũng tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư. Những thông tin kiểu này thường khiến cho nhà đầu tư có những dự đoán tiêu cực về thị trường và hành động của họ là bán ra làm giá cổ phiếu giảm xuống, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại đẩy mạnh mua vào. Khi các tin đồn được đính chính hay giải trình rõ ràng thì các nhà đầu tư đã bán cổ phiếu bị lỗ nặng, còn nhà đầu tư nước ngoài đã mua được với giá rẻ. Một biểu hiện nữa của tình trạng bất cân xứng thông tin là việc cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. Đây không phải là hiện tượng phổ biến tuy nhiên cũng làm cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí. Ví dụ, thông tin về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày 12/1/2007 vừa qua. Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin do cơ quan truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều các thông tin nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư và thị trường. Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác như việc một số nhà đầu tư làm giá, tạo cung cầu ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Từ phân tích thực trạng trên, có thể thấy TTCK Việt Nam còn khá non trẻ, mức độ hiệu quả thông tin còn yếu. Giá chứng khoán chưa phản ánh được thông tin từ phía doanh nghiệp cũng như các thông tin thị trường khác ( có những trường hợp thông tin công bố doanh nghiệp có lợi nhuận rất cao nhưng giá vẫn đi xuống hoặc ngược lại ). Nguyên nhân là do quá trình công bố thông tin vẫn chưa thực hiện tốt. Thông tin chưa được công bố kịp thời, không đầy đủ, thiếu minh bạch và trung thực. Vẫn còn hiện tượng “ rò rĩ thông tin” dẫn đến các hoạt động “ giao dịch nội bộ”, “ giao dịch nội gián”. Điều này cho thấy giá chứng khoán còn phản ánh những “ thông tin bất cân xứng”. Đây là nguyên nhân khiến cho quá trình đầu tư chứng khoán tại Việt Nam mang nhiều yếu tố rủi ro và nhà đầu tư thiếu niềm tin vào thông tin mà các công ty niêm yết cũng như các cơ quan liên quan khác công bố, đồng thời dẫn đến tâm lý đầu tư theo cảm tính, theo xu hướng “ bầy đàn” ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định mang tính chất “ định tính” về tình trạng bất cân xứng thông tin tại TTCK Việt Nam. Để có những cơ sở củng cố cho những nhận định trên, ta tiến hành kiểm định bất cân xứng thông tin tại TTCK Việt Nam. CHƯƠNG 3 KIỂM ĐỊNH BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Như đã phân tích ở trên, thông tin là một trong ba yếu tố cấu thành nên thị trường hiệu quả. Thị trường có thông tin minh bạch hay nói cách khác không có tình trạng bất cân xứng thông tin thì sẽ hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, giá đó phản ánh đầy đủ và tức thời các thông tin có ảnh hưởng tới thị trường Trên cơ sở đó, để kiểm định bất cân xứng thông tin ta sẽ tiến hành kiểm mức độ hiệu quả của thị trường. Nếu thị trường hiệu quả nghĩa là giá chứng khoán không có phản ánh những yếu tố thông tin bất cân xứng. 1) Thiết lập mô hình kiểm định. 1.1) Kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi. Giả thiết thị trường hiệu quả cho rằng tỷ suất sinh lợi chứng khoán qua thời gian sẽ độc lập với tỷ suất sinh lợi chứng khoán khác vì thông tin mới đến thị trường một cách ngẫu nhiên, độc lập và giá chứng khoán điều chỉnh một cách nhanh chóng theo các thông tin mới này. Chúng ta sẽ xem xét tỷ suất sinh lợi ngày t có tương quan với tỷ suất sinh lợi ngày (t – 1), (t – 2), (t – 3)… hay không. Những người ủng hộ thị trường hiệu quả cho rằng tương quan này bằng 0 cho tất cả các kết hợp. Chính vì vậy ta sẽ kiểm định tính tương quan giữa các biến trong phương trình: rt = 0 + irt-i + (1) Trong đó: rt: tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở ngày t rt-i: tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở ngày t-i    0: hệ số tự do   i: hệ số (trong kiểm định này thì i chạy từ 1 đến 5) Với giả thiết: H0 :  i = 0 ( Thị trường hiệu quả ) H1 :  i # 0 ( Thị trường không hiệu quả ) Nếu Prob ( F-statistic) < mức ý nghĩa α thì bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là thị trường không hiệu quả . Từ đó, cho thấy giá cả trên thị trường còn phản ánh yếu tố “ thông tin bất cân xứng”. Và ngược lại. 1.2) Kiểm định quy tắc giao dịch. Kiểm định quy tắc giao dịch thì dựa vào giả định thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư không thể đạt mức lợi nhuận bất thường cao hơn lợi nhuận từ chính sách mua và nắm giữ bằng cách chỉ dựa vào các thông tin thị trường trong quá khứ. Kiểm định giả thiết: H0 :  i = 0 ( Thị trường hiệu quả ) H1 :  i # 0 ( Thị trường không hiệu quả ) Các bước thực hiện:  Xác định ngày đưa ra thông tin thông báo.  Tập hợp giá của chứng khoán j (chứng khoán liên quan tới thông tin công bố) 10 ngày trước và sau khi công bố thông tin.  Tính tỷ suất sinh lợi vào ngày t của chứng khoán đó.  Xác định tỷ suất sinh lợi trung bình.  Tính các ERt= rt – r  Tính phương sai của mẫu các ERt đã tính ở trên.  Tính z = nsr *0 và tra bảng tính Z (s là độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi vượt trội) + Nếu |z| > z thì bác bỏ giả thiết Ho, chấp nhận giả thiết H1 đồng nghĩa với việc bác bỏ giả thiết thị trường hiệu quả. + Nếu |z|  z thì chấp nhận giả thiết Ho, bác bỏ giả thiết H1 đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thiết thị trường hiệu quả. 2) Thu thập dữ liệu. Trong số các chứng khoán đang niêm yết trên TTCK TP.HCM hiện nay, chọn ra 10 cổ phiếu tiêu biểu để kiêm định. Giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu giao dịch được thu thập từ ngày 26/01/2007 đến ngày 03/04/2008 và được tải từ trang web www.bsc.com.vn. 3) Kết quả kiểm định. 3.1) Kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập. ( Bảng kết quả kiểm định thống kê của các cổ phiếu xem ở phần phụ lục )  Đối với cổ phiếu BBC: Với Prob(F-statistic) = 0.000777 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu BBC, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả  Đối với cổ phiếu BMC: Với Prob(F-statistic) = 0.965457 > 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu BMC, các biến trong phương trình (1) không có tương quan, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu BPC: Với Prob(F-statistic) = 0.002154 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu BPC, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu FPT. Với Prob(F-statistic) = 0.00257 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu FPT, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu PPC: Với Prob(F-statistic) = 0.552199 > 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu PPC, các biến trong phương trình (1) không có tương quan, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết thị trường hiệu quả  Đối với cổ phiếu SAM: Với Prob(F-statistic) = 0.003256 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu SAM, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu SGH: Với Prob(F-statistic) = 0.000156 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu SGH, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu STB: Với Prob( F-Statistic) = 0.305205 > 0.05, cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu STB, các biến trong phương trình (1) không có tương quan, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu TCT: Với Prob(F-statistic) = 0.000000 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu TCT, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.  Đối với cổ phiếu VNM: Với Prob(F-statistic) = 0.001936 < 0.05 , cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu VNM, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả. 3.2) Kết quả kiểm định quy tắc giao dịch. Kết quả kiểm định giao dịch đối với các cổ phiếu trên được trình bày dưới bảng sau ( độ tin cậy là 95% ; zα = 1.96) Cổ phiếu Ngày công bố thông tin Nội dung công bố Kết quả Kết luận ĐLC của ERt Hệ số z BMC 13/08/2007 Chi trả cổ tức 0.03581 3.13939 Bác bỏ giả thiết TTHQ FPT 01/10/2007 Chi trả cổ tức 0.02833 1.68447 Chấp nhận giả thiết TTHQ PPC 08/03/2007 Chi trả cổ tức đợt 3/ 2006 0.02572 -1.98191 Bác bỏ giả thiết TTHQ SAM 15/01/2008 Phát hành cổ phiếu thưởng 0.05368 -1.67105 Chấp nhận giả thiết TTHQ SGH 19/06/2007 Phát hành thêm cổ phiếu 0.04296 6.34858 Bác bỏ giả thiết TTHQ STB 29/05/2007 Phát hành thêm cổ phiếu 0.13364 -1.20884 Chấp nhận giả thiết TTHQ TCT 14/08/2007 Chi trả cổ tức đợt 1/2007 0.04039 2.32423 Bác bỏ giả thiết TTHQ VNM 17/01/2007 Phát hành thêm 0.04055 1..81072 Chấp nhận giả cổ phiếu thiết TTHQ Qua phần kiểm định trên, ta thấy có một số kiểm định ủng hộ cho việc thông tin đến thị trường một cách ngẫu nhiên ( như các kiểm định đối với cổ phiếu FPT, SAM, STB, VNM ) và một số kiểm định cho thấy việc công bố thông tin trên thị trường chưa được thực hiện tốt. Giá một số chứng khoán điều chỉnh mạnh trước ngày thông tin được công bố, nhất là đối với các thông tin chia cổ tức, phát hành bổ sung cổ phiếu. Ngoài ra, khối lượng giao dịch cũng có sự thay đổi đáng kể. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Với kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi và kiểm định quy tắc giao dịch trên các chứng khoán được chọn mẫu trên, ta thấy đa số các kiểm định đều ủng hộ cho giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu ở Việt Nam, nghĩa là giá chứng khoán chưa phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin có ảnh hưởng đến thị trường. Điều này cho thấy thông tin trên thị trường còn thiếu minh bạch hay nói cách khác còn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng. Và như phân tích ở trên, tình trạng này làm cho việc hình thành giá chứng khoán không còn hợp lý, dẫn đến đánh mất niềm tin của công chúng vào TTCK. Vì vậy, vấn đề đặt ra bây giờ là phải làm sao hạn chế thông tin bất cân xứng. Chương 4 dưới đây sẽ trình bày một số giải pháp kiến nghị để giải quyết vấn đề này. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Hạn chế thông tin bất cân xứng trên Thị trường chứng khoán là rất cần thiết, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và củng cố niềm tin của công chúng vào thị trường. Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu như hiện nay thì vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn. Bởi lẽ, thị trường càng minh bạch thì càng thu hút được sự tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Muốn như vậy, hệ thống công bố thông tin phải được vận hành và hoạt động tốt, nghĩa là có sự đồng thuận và nỗ lực của các chủ thể tham gia trên thị trường. Mỗi chủ thể có liên quan trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK cần tích cực và ngày càng hoàn thiện vai trò và chức năng của mình. Có như vậy, quá trình công bố thông tin mới phát huy tác dụng của nó. Dưới đây là các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng: 1) Nâng cao chất lượng thông tin được công bố 1.1) Đối với cơ quan quản lý.  Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động công bố thông tin. Nền tảng của chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp là Luật Kế toán và Luật Chứng khoán. Luật Kế toán được ban hành từ ngày 17/6/2003 và đến thời điểm hiện nay đã có nhiều chuẩn mực kế toán cũng như các thông tư hướng dẫn đuợc ban hành kèm theo. Tuy nhiên, tính thực tiễn cũng như khả năng áp dụng của một số chuẩn mực kế toán vẫn chưa cao do trình độ quản lý về kế toán, tài chính của doanh nghiệp vẫn còn thấp. Vì vậy, Bộ Tài chính cần tiếp tục có những nghiên cứu, hướng dẫn hoặc điều chỉnh để các chuẩn mực kế toán thực sự đi vào hoạt động của doanh nghiệp nói chung, của các công ty niêm yết và công ty chứng khoán nói riêng, tránh tình trạng chuẩn mực xa rời với tình hình thực tế doanh nghiệp. Đối với Luật Chứng khoán, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động công bố thông tin cần có những quy định cụ thể và rõ ràng về thời gian, nội dung và chất lượng thông tin công bố. Nhất là cần phải có những quy định chi tiết về giao dịch trong nội bộ nhằm đưa ra những ràng buộc để người thuộc tổ chức phát hành không thể có đặc quyền cũng như ưu thế có thể đưa đến sự cạnh tranh không công bằng với nhà đầu tư bên ngoài, hạn chế tối đa khả năng những chủ thể này lợi dụng ưu thế của mình, mua bán chứng khoán để trục lợi cá nhân trong tình huống những nhà đầu tư khác không biết. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 144/NĐ-CP, Thông tư 57/2004/TT-BTC và mới đây nhất là Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên TTCK theo Luật Chứng khoán nhưng các quy định này vẫn còn chung chung chưa bao quát hết lĩnh vực cần công bố; một số quy định chưa hợp lý. Chẳng hạn, Theo Thông tư 38/2007/TT-BTC, “ Báo cáo tài chính năm, Báo cáo thường niên của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết được công bố trên các ấn phẩm của tổ chức đó và lưu trữ ít nhất 2 năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo”. Có thể thấy, quy định về thời gian lưu trữ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên 2 năm là hơi ngắn. Bởi lẽ, nhà đầu tư cần phân tích các thông tin tài chính ít nhất là 5 năm thì mới thấy được xu hướng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với khoảng thời gian lưu trữ này, các tổ chức niêm yết hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng ( vì theo quy định của Luật Kế toán, báo cáo tài chính của các công ty phải lưu trữ trong thời gian ít nhất là 10 năm ), ngoài ra điều này còn tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi tìm hiểu thông tin. Một vấn đề cần lưu ý, khi ban hành các nghị định hoặc thông tư hướng dẫn dựa theo Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính hoặc UBCKNN nên có sự đối chiếu với các chuẩn mực kế toán để có thể tạo nên sự thống nhất trong các quy định, tránh tình trạng chuẩn mực yêu cầu thế này, thông tư hướng dẫn về công bố thông tin lại yêu cầu khác. Có thể, những quy định mà chuẩn mực kế toán đã nêu rõ thì chỉ cần yêu cầu vận dụng theo chuẩn mực kế toán và chỉ bổ sung những gì cần thiết liên quan đến hoạt động công bố thông tin mà chuẩn mực kế toán chưa nhắc đến. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn công bố thông tin thích ứng với thông lệ và chuẩn mực quốc tế trên cơ sở đã bổ sung cho phù hợp với tình hình Việt Nam.  Hoàn thiện công tác thanh tra và giám sát thị trường. Qua thực tế cho thấy, không phải lúc nào các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin cũng tự nguyện thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về công bố thông tin. Bên cạnh đó, các hành vi gian lận về công bố thông tin được thực hiện ngày càng tinh vi. Vì vậy, công tác thanh tra và giám sát các hoạt động công bố thông tin trên thị trường là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho thị trường được công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia trên thị trường. Hiện nay, Vụ quản lý phát hành thuộc UBCKNN giám sát hoạt động công bố thông tin của tổ chức phát hành, Vụ quản lý kinh doanh và SGDCK giám sát việc công bố thông tin của các công ty chứng khoán thành viên, SGDCK giám sát việc công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, Thanh tra UBCKNN giám sát chung hoạt động công bố thông tin trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động giữa các cơ quan này chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thủ tục còn nhiều chồng chéo nên khi có vi phạm về công bố thông tin của một đơn vị nào đó thì các cơ quan giám sát chưa xử lý kịp thời làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. Do đó, trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần:  Quy định cụ thể và rõ ràng hơn nhiệm vụ của từng cơ quan có chức năng giám sát công bố thông tin trên thị trường.  Thiết lập cơ chế thẩm định thông tin trước khi công bố đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đề phòng trường hợp các thông tin gây nhiễu thị trường  Trên cơ sở kiểm tra và giám sát, tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình công bố thông tin của từng công ty niêm yết, công ty chứng khoán…Những đánh giá này phải khách quan, dựa trên một số tiêu chí nhất định, tránh làm theo kiểu hình thức.  Xây dựng các chế tài xử lý vi phạm về công bố thông tin trên TTCK. Có thể nói, các giải pháp nêu trên có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin của các công ty ( niêm yết lẫn đại chúng), công ty chứng khoán… Ngày 08/08/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 97/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Tuy nhiên, thực tế diễn biến trên TTCK vừa qua cho thấy các khung xử lý vi phạm còn nhẹ và chưa cương quyết nên không có tác dụng răn đe. Ngoài ra, do cơ chế giám sát chưa tốt nên chưa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK. Do đó, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng cần mạnh dạn xử lý các hành vi vi phạm công bố thông tin để tạo ra một tiền lệ và thói quen tuân thủ pháp luật của các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin. Tùy theo mức độ nghiêm trọng hay hậu quả mang lại thì bên cạnh việc xử phạt hành chính cần phải xem xét đến khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự.  Một số giải pháp khác. Vừa qua, có một số giao dịch trên TTCK có những diễn biến bất thường. Các lệnh giao dịch đầu cơ, khống chế, thu gom cổ phiếu rồi đẩy thốc giá lên để bán ngày càng lộ liễu, cho thấy sự tung tác của các tổ chức đầu tư trong nước, đặc biệt là hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán ngày một lớn. Do đó, để bình đẳng về quyền giao dịch, UBCKNN và SGDCK, TTGDCK cần tách bạch hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ra khỏi hoạt động môi giới, trong đó công khai mã số tự doanh. Bên cạnh đó, cần tổng hợp kết quả giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán định kỳ để công bố ra thị trường cũng giống như việc công bố giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay. Một cách làm khác, quyết liệt hơn là cắt quyền giao dịch tự doanh. Theo đó, công ty chứng khoán muốn hoạt động tự doanh cần mở tài khoản tại một công ty chứng khoán khác và cũng phải chờ đặt lệnh như nhà đầu tư bình thường. Việc mở tài khoản tự doanh tại một đơn vị khác sẽ hạn chế được hiện tượng sử dụng lợi thế về thông tin để hớt váng thị trường như hiện nay. Bên cạnh đó, TTGDCK và SGDCK phải tập huấn cho các công ty niêm yết cũng như các công ty chứng khoán về chế độ, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia công bố thông tin. 1.2) Đối với các chủ thể khác tham gia trên thị trường. 1.2.1) Đối với công ty niêm yết. Các công ty niêm yết nên đầu tư nhiều hơn cho bộ phận công bố thông tin để hình thành văn hóa quan hệ với nhà đầu tư. Cụ thể:  Xây dựng quy trình công bố thông tin trong nội bộ công ty trên cơ sở quy trình công bố thông tin mẫu của SGDCK, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin.  Thiết lập bộ phận chuyên trách lo về công bố thông tin. Bộ phận này phải có những phản ứng kịp thời đối với những tin đồn thất thiệt về công ty để tránh gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Đồng thời, để nâng cao chất lượng công bố thông tin, công ty cần lập ra bộ phận chuyên trách theo dõi và kiểm tra việc công bố thông tin của bộ phận trên. Tiến tới chuẩn hóa chức vụ, tiêu chuẩn của người chịu trách nhiệm công bố thông tin như: phải có kiến thức nhất định về kinh tế tài chính, luật pháp và công nghệ thông tin.  Tăng cường giám sát để hạn chế việc rò rĩ thông tin ra bên ngoài trước khi thông tin chính thức qua UBCKNN, SGDCK đến với nhà đầu tư Chấn chỉnh hoạt động công bố thông tin, đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin định kỳ, tức thời và thông tin theo yêu cầu được quy định trong Thông tư số 38/TT-BTC và chương 8 Luật Chứng khoán. Chẳng hạn phải cung cấp đủ bốn bảng báo cáo tài chính theo quy định để nhà đầu tư tham khảo vì hiện nay đa phần các doanh nghiệp niêm yết chỉ chú trọng cung cấp Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải xin hoãn công bố thông tin. Doanh nghiệp cần xây dựng kênh thông tin, qua công ty truyền thông hay website của chính doanh nghiệp hay các tổ chức quản lý chứng khoán để thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Các thông tin phải được sắp xếp và phân loại thật đầy đủ, kịp thời, khoa học và hợp lý để nhà đầu tư dễ tìm kiếm và nắm bắt thông tin. Ngoài các thông tin phải công bố theo quy định, doanh nghiệp cần chủ động cung cấp các thông tin khác như:  Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của công ty .  Chi phí nghiên cứu phát triển của công ty.  Cơ cấu sở hữu của cổ đông là các tổ chức, số lượng các tổ chức là cổ đông. Chính thông tin này sẽ tạo cơ sở cho việc ngăn ngừa và kiểm soát các giao dịch nội gián.  Giao dịch của công ty với cổ đông lớn ( cần nói rõ tính chất giao dịch, nội dung và quy mô, mức độ giao dịch với các bên có liên quan ).  Các thông tin về hội đồng quản trị như thông tin về chính sách tiền lương và thu nhập đối với cán bộ điều hành chủ chốt, về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, sở hữu của họ trong công ty và các doanh nghiệp khác. Các thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng chuyên môn, đánh giá những nguy cơ xung đột quyền lợi, về mức độ độc lập, khách quan và cả về thời gian vật chất có thể có của họ trong quản lý và điều hành công ty… Chính thông qua sự đánh giá đó, các cổ đông và các bên có liên quan có thể giám sát được các thành viên hội đồng quản trị trong việc điều hành công ty. Thông tin về thu nhập của các thành viên hội đồng quản trị và cán bộ chủ chốt sẽ giúp xem xét, đánh giá liệu thu nhập của họ có tương xứng với hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ lạm dụng quyền lực trong việc trả lương và các khỏan thu nhập khác cho chính các thành viên trong hội đồng quản trị và cán bộ quản lý. Việc cung cấp các thông tin này vừa góp phần cung cấp thêm thông tin cho thị trường, giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị thực cũng như giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường vừa là một hình thức tạo thêm tên tuổi cho công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tổ chức các buổi gặp gỡ trực tiếp với nhà đầu tư vừa tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư vừa giúp ngăn ngừa, đối phó với tin đồn. Như thời gian qua, lãnh đạo bốn doanh nghiệp hàng đầu đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM là REE, SacomBank, Kinh Đô và Gemadept đã có buổi giao lưu với nhà đầu tư, trả lời các thắc mắc xoay quanh giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh cùng việc định hướng đầu tư. Việc làm này được nhà đầu tư đồng tình rất cao và được các cơ quan quản lý nhận xét là sự kiện hướng tới sự minh bạch hóa trên thị trường. 1.2.2) Đối với công ty chứng khoán.  Hoàn thiện quy trình công bố thông tin. Mỗi công ty cần xây dựng quy trình công bố thông tin của chính mình trên cơ sở quy trình công bố thông tin mẫu của SGDCK. Song song đó, các công ty chứng khoán cần lập ra bộ phận chuyên trách theo dõi việc công bố thông tin, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân liên quan trong việc cung cấp thông tin. Không ngừng nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và trình độ cho các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên công bố thông tin. Nhân viên phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho khách hàng; không phân biệt đối xử trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng…  Nâng cao chất lượng thông tin được công bố. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời theo kịp sự phát triển của thị trường, các công ty chứng khoán cần cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng thông tin được công bố, đặc biệt là các thông tin đã qua xử lý trên các bản báo cáo nghiên cứu thị trường bởi vì các thông tin này được đánh giá bởi các chuyên gia nên thu hút rất lớn sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, các luồng thông tin này phải được cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực để tránh tình trạng như việc đưa ra các chỉ số tài chính không chính xác như thời gian qua khiến nhiều nhà đầu tư không an tâm khi sử dụng kết quả phân tích từ các công ty chứng khoán. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cần cập nhật và phân tích báo cáo tài chính hàng quý sẽ phù hợp cho nhà đầu tư ngắn hạn thay vì chỉ phân tích báo cáo tài chính định kỳ hàng năm, cập nhật tỷ lệ sở hữu và cơ cấu cổ đông theo định kỳ… Để làm tốt những việc trên, ngoài việc không ngừng đào tạo, nâng cao kiến thức cho các nhân viên phân tích, các công ty chứng khoán cần phải trang bị thêm một số công cụ như phần mềm phân tích cùng với hiện đại hóa hệ thống công bố thông tin. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật thông tin trên website để nhà đầu tư dễ tìm kiếm và thu thập thông tin khi cần thiết. Việc này góp phần nâng cao uy tín, tên tuổi và quảng bá hình ảnh các công ty chứng khoán đến nhà đầu tư. 1.2.3) Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện truyền thông đại chúng ( đài truyền hình, báo chí…) là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả. Tính minh bạch và kịp thời của thông tin đại chúng ( nhất là thông tin từ báo chí ) đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của TTCK nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều bài báo đưa thông tin sai sự thật hoặc không tìm hiểu kỹ thông tin nên đưa ra những thông tin gây ảnh hưởng xấu đến TTCK. Vì vậy, cần phải có biện pháp chấn chỉnh hoạt động công bố thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng này. Ban hành các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ những nội dung liên quan đến việc phổ biến công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tăng cường đào tạo kiến thức chứng khoán cho phóng viên phụ trách để có thể đưa ra những bài viết có tính chuyên nghiệp, định hướng tốt cho nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Thiết lập quy trình kiểm soát các thông tin nhạy cảm, thông tin liên quan có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán để ngăn ngừa tối đa tình trạng đưa thông tin gây nhiễu loạn thị trường. Đồng thời, không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. 1.3) Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán Có thể nói, công tác kiểm toán đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin đối với nhà đầu tư trên TTCK. Chứng nhận của kiểm toán là một trong những căn cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định, vì thế nếu thông tin không xác thực có thể dẫn tới quyết định sai lầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Các thông tin do kiểm toán viên đưa ra đòi hỏi tính trung thực, hợp lý, khách quan và có độ tin cậy cao không chỉ riêng đối với TTCK mà cả với cơ quan Nhà nước và những người sử dụng kết quả kiểm toán. Qua đó, cho thấy yếu tố đạo đức nghề nghiệp của người làm nghề kiểm toán đóng vai trò quan trọng. Nhìn chung, đội ngũ kiểm toán ở nước ta hiện nay không chỉ thiếu về lượng, yếu về chất mà còn quá ít người có trình độ kiểm toán đạt chuẩn quốc tế. Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết mặc dù thông qua kiểm toán nhưng thị trường không tin tưởng hoàn toàn vào các báo cáo này, nhất là sau trường hợp thông tin không minh bạch của CTCP đồ hộp Hạ Long và CTCP bánh kẹo Bibica đã làm nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam-AASCS bị UBCKNN xửa phạt 40 triệu đồng vì vi phạm nguyên tắc của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của CTCP địa ốc Chợ Lớn tạo ra những thông tin sai lệch, gây hiểu lầm trong hồ sơ niêm yết đã dấy lên nỗi lo về tính trung thực của các báo cáo tài chính. Do đó, bộ máy thanh tra, kiểm soát thị truờng cần thu hút các chuyên gia có kinh nghiệm để kiểm tra các lĩnh vực này, xử lý ngay những công ty kiểm toán vi phạm về chất lượng hoặc rút giấy phép hoạt động của các công ty kiểm toán kém chất lượng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần bổ sung các chuẩn mực kiểm toán còn thiếu trên cơ sở kế thừa các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và có sửa đổi cho phù hợp với thực tế Việt Nam. Về phía các doanh nghiệp kiểm toán, các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và tính bảo mật thông tin cho nhân viên nghiệp vụ nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn, đồng thời các doanh nghiệp kiểm toán cũng phải xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng đối với dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp kiểm toán cần thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình kiểm toán cho các công ty niêm yết, tránh tình trạng vì cạnh tranh về giá mà giảm chất lượng kiểm toán. 2) Tăng cường và hoàn thiện hệ thống thông tin tại SGDCK. 2.1) Xây dựng hệ thống công bố thông tin tự động. Quá trình xử lý thông tin và công bố thông tin tại SGDCK còn mang tính thủ công và chậm chạp. Xét trên tổng thể thị trường, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất và phần mềm công bố thông tin thông suốt từ các công ty niêm yết, công ty chứng khoán đến SGDCK và các phương tiện truyền thông đại chúng. Các công ty niêm yết phải nộp thông tin công bố cho SGDCK dưới dạng văn bản. Đó là do mỗi công ty có cách xử lý thông tin số hóa riêng của mình, sử dụng các công cụ biên tập khác nhau và chỉ duy nhất dưới dạng văn bản là hình thức chung cho mọi công ty. Tại SGDCK, thông tin công bố sau đó sẽ được nhập thủ công vào hệ thống trước khi thực hiện các công việc xử lý dữ liệu khác ( ví dụ lưu trữ, xử lý và phân phối ). Những dữ liệu này sau đó cũng được kiểm tra, phát hiện lỗi một cách thủ công. Với cách thức chuyển tải thông tin như trên chưa đạt được mục tiêu đảm bảo tính kịp thời của việc công bố thông tin. Bên cạnh đó hiện tượng rò rĩ thông tin và kinh doanh nội gián rất dễ xảy ra. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, SGDCK và TTGDCK cần phải áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hệ thống công bố thông tin. Chẳng hạn, sử dụng hệ thống công bố thông tin số hóa XML ( Tham khảo bài viết của TS. Nguyễn Thị Liên Hoa – Đại Học Kinh Tế TP.HCM ) Các luồng thông tin di chuyển được miêu tả như sau:  Dòng thông tin đầu vào từ các công ty niêm yết: Một công cụ nhập dữ liệu sẽ được thiết kế và áp dụng tại các công ty niêm yết trên SGDCK. Công cụ này sẽ tự động nhập dữ liệu, kiểm tra phát hiện lỗi và gửi thông tin công bố. Những công ty niêm yết sử dụng công cụ này để đưa thông tin công bố vào hệ thống. Công cụ này tự động kiểm tra dữ liệu đầu vào và sau đó chuyển đổi sang định dạng XML. Sau khi bấm vào nút “send”, dữ liệu sẽ được chuyển tới SGDCK ( dữ liệu đã được mã hóa trước khi gửi đi ). Xử lý thông tin đầu vào tại SGDCK: thông tin công bố dưới định dạng XML được quản lý qua hệ thống xử lý văn bản Meridio của SGDCK.  Dòng thông tin đầu ra: Hệ thống Meridio là một hệ thống quản lý văn bản với các khả năng xử lý XML như sau: + Thông tin công bố (tới phương tiện truyền thông) được xử lý nhanh chóng và phân bố cho các phương tiện truyền thông. Do thông tin công bố là dưới dạng XML, các bên phương tiện truyền thông nhận được có thể biên tập và sử dụng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, trong hệ thống xử lý văn bản này có chức năng tìm kiếm thông tin công bố căn cứ vào các tập tin có đuôi XML. Do đó, có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn. + Thông tin công bố qua Internet tới nhà đầu tư: Thông tin công bố được chuyển đổi thông tin từ định dạng XML sang định dạng HTML. Các thông tin được chuyển đổi dưới dạng này có trên trang web của sở giao dịch chứng khoán VN. Theo đó, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm và xem thông tin cần tìm sử dụng trình duyệt web. Sơ đồ “ Hệ thống công bố thông tin số hoá XML” Trong sơ đồ trên, “phương tiện truyền thông” có nghĩa là phòng báo chí của SGDCK; còn “phương tiện truyền thông phụ thuộc” nghĩa là các phương tiện truyền thông đại chúng bên ngoài nhận thông tin do SGDCK cung cấp. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm các nước cho thấy việc xây dựng hệ thống công bố thông tin tự động đòi hỏi chi phí lớn nên trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng ta cần xây dựng từng phần hệ thống này. Trước tiên, nhanh chóng xây dựng hệ thống kết nối giữa SGDCK và TTGDCK với các công ty niêm yết, công ty chứng khoán. Khi hệ thống nối mạng và truyền thông của SGDCK hay TTGDCK phát triển và hoạt động ổn định mới tiến tới thiết lập hệ thống công bố thông tin tự động. Hệ thống này nối mạng trực tiếp từ công ty niêm yết đến SGDCK hay TTGDCK và các công ty chứng khoán , thành viên lưu ký cho đến từng nhà đầu tư. Hệ thống này cung cấp cho SGDCK và tổ chức niêm yết mã số truy cập, còn những đối tượng khác cung cấp mã số truy cập thông tin. Với hệ thống công bố này hoạt động công bố thông tin sẽ hiệu quả hơn. 2.2) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua mạng Internet. Đây là quy trình cung cấp thông tin tương đối đơn giản, thuận tiện. Các thông tin về giao dịch và các thông tin khác được cập nhật và gửi đồng loạt cho nhà đầu tư cũng như các đối tượng khác thông qua địa chỉ mail đã đăng ký. Cách thực hiện này giống như việc cung cấp các văn bản pháp luật hiện nay. 2.3) Cần nâng cấp website của SGDCK, TTGDCK và UBCKNN theo hướng đa dạng hóa về nội dung các thông tin được công bố và đáp ứng yêu cầu về tốc độ xử lý, tính kịp thời. Cụ thể:  Sắp xếp theo danh mục một cách khoa học và hợp lý để nhà đầu tư dễ tìm kiếm.  Cập nhật và bổ sung kịp thời thông tin. Ngoài ra, có thể thành lập phòng lưu trữ và cung cấp thông tin tại SGDCK, TTGDCK, có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến công ty niêm yết, công ty chứng khoán và các thông tin khác liên quan đến TTCK. Việc này sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin được dễ dàng, đầy đủ, chính xác. Đây cũng là giải pháp nâng cao hiểu biết về chứng khoán cho công chúng, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển TTCK. 3) Một số giải pháp khác hạn chế bất cân xứng thông tin. 3.1) Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khoán và các tổ chức có chứng khoán niêm yết trên SGDCK hay TTGDCK là rất cần thiết, nhất là trong tình hình thực tế hiện nay, khả năng phân tích và xử lý thông tin của nhà đầu tư chưa cao. Tổ chức này sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính trên thị trường. Từ đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư của các công ty chứng khoán. Đồng thời, thông qua bảng đánh giá, xếp hạng của tổ chức định mức tín nhiệm, doanh nghiệp biết được mức độ tín nhiệm của thị trường đối với doanh nghiệp mình, từ đó có biện pháp khắc phục để nâng cao vị thế doanh nghiệp. Do đó, thông tin về doanh nghiệp được thể hiện tích cực hơn, chất lượng thông tin vì vậy cũng được nâng cao hơn. 3.2) Giải quyết vấn đề nội gián trên TTCK Việt Nam. Qua phân tích ở phần trên, có thể thấy giao dịch nội gián ảnh hưởng nghiêm trọng đến TTCK nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Vì vậy, việc phát hiện và hạn chế vấn đề này là hết sức cần thiết.  Về phía cơ quan Nhà nước: Nhanh chóng chuyển đổi mô hình SGDCK, TTGDCK sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Nếu hoạt động theo mô hình này, các giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Trung tâm mình. Áp lực đó đòi hỏi các SGDCK, TTGDCK muốn làm ăn có hiệu quả phải quản lý chặt chẽ, xây dựng uy tín của mình, đảm bảo vai trò cơ quan giám sát thị trường một cách nghiêm ngặt và công bằng. Cải thiện cơ chế công bố thông tin hiện nay, không nhất thiết “ các doanh nghiệp phải chuyển các tài liệu, thông tin về doanh nghiệp mình đến TTGDCK để công bố”. Cụ thể, cần phân biệt và quy định rõ mhững thông tin thuộc dạng nhạy cảm thì phải chuyển về SGDCK hay TTGDCK xử lý trước khi công bố. Còn những thông tin chi tiết, mang tính định kỳ như báo cáo tài chính… hoặc những thông tin mà đa phần các công ty niêm yết đã thực hiện tốt thì để các công ty niêm yết công bố trực tiếp, SGDCK hay TTGDCK chỉ đóng vai trò xác nhận thông tin đó đã được công bố và tính xác thực của nó. Dĩ nhiên, những thông tin công bố trực tiếp đó phải do người có vị trí cao nhất của công ty niêm yết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ tin cậy và tính trung thực của công ty. Với cơ chế này, sẽ hạn chế số người biết thông tin trước do đó cũng sẽ hạn chế giao dịch nội gián. Song song với công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế giám sát, tổ chức giám sát, điều tra hành vi giao dịch nội gián với sự phối hợp của các tổ chức liên quan. Khi đã phát hiện ra, người vi phạm phải bị xử lý nghiêm khắc theo luật định, thông báo rộng rãi để làm gương cho người khác. Bên cạnh đó, cần nâng mức xử phạt về giao dịch nội gián. Thu lại lợi nhuận trái phép và phạt tối đa bảy mươi triệu đồng như hiện tại là hơi thấp. Ở các nước khác, hình phạt nặng hơn nhiều. Ví dụ ông Jeffrey Skilling, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Enron đang phải thụ án 24 năm tù, một trong những tội lớn nhất là giao dịch nội gián. Ông Larry Ellison – giám đốc điều hành của Oracle phải bỏ ra 100 triệu USD cho từ thiện để giải quyết ổn thỏa vụ giao dịch nội gián: bán 900 triệu USD cổ phiếu của công ty trước khi nó xuống giá. Hay vụ mới nhất là đôi vợ chồng người Hồng Kông (Kan King Wong và Charlotte Ka On Wong Leung) đang bị nhà chức trách Mỹ buộc tội vì đã biết trước kế hoạch mua lại Dow Jones của News Corp. Họ đã mua 415.000 cổ phiếu của Dow Jones với số tiền trên 15 triệu USD, thu lợi trái phép trên 8 triệu USD. Trong cơ quan, quy định nghiêm ngặt về vấn đề bảo mật thông tin của khách hàng Lựa chọn những nhân viên có trình độ, có đạo đức nghề nghiệp đặt vào nhưng vị trí quan trọng với mức thu nhập hấp dẫn. Điều này sẽ làm cho họ phải cân nhắc giữa cái lợi trước mắt nhưng không chắc chắn so với sự nghiệp của họ.  Về phía các tổ chức công bố thông tin. Mỗi đơn vị phải xây dựng quy chế nghiêm ngặt và rõ ràng về hoạt động quản lý của công ty. Quy chế hoạt động này được công bố cho mỗi thành viên trong công ty để họ có thể nắm được chủ trương, phương hướng của đơn vị. Quan tâm đến quyền lợi của mỗi thành viên trong đơn vị, khuyến khích nhân viên nắm giữ nhiều cổ phiếu của công ty nhằm gắn lợi ích và trách nhiệm của họ nhiều hơn với đơn vị, có như vậy tình trạng tư lợi thông tin sẽ giảm bớt. Cấm “ những người có khả năng biết trước thông tin” ( thành viên Hội đồng quản trị ) thực hiện việc mua bán cổ phiếu công ty cho đến khi thông tin được công bố. 3.3) Ngoài việc chọn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải chọn một nhà quản lý có đầy đủ năng lực, trình độ và luôn hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Đây là một giải pháp khá đơn giản nhưng không dễ gì thực hiện. Do không phải nhà đầu tư nào cũng có thể giới thiệu và đề cử những người đại diện có năng lực vào hội đồng quản trị. Vì vậy, vấn đề hiện nay là bản thân doanh nghiệp cần phải có những chính sách thu hút nhân tài, nhất là những nhà quản trị nước ngoài có năng lực và nắm bắt được tình hình TTCK Việt Nam. Việc tham gia của đại diện các nhà đầu tư nước ngoài vào hội đồng quản trị sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. 3.4) Khuyến khích và chế tài. Đây là hình thức mà chủ doanh nghiệp nên có những khuyến khích đối với nhà quản lý để họ nỗ lực hơn trong hoạt động điều hành vì lợi ích của các chủ doanh nghiệp như tiền lương cao, thưởng thành tích công việc, ưu tiên quyền mua cổ phiếu và những lợi ích khác. Vấn đề không chỉ dừng lại trong phạm vi chủ sở hữu và các nhà quản lý mà ở các cấp bậc trong bộ máy quản lý. Do đó, phải khuyến khích đồng bộ tạo nên mục tiêu chung cho bộ máy hoạt động là nâng cao giá trị doanh nghiệp. Những phần thưởng xứng đáng cho đóng góp tích cực sẽ tạo nên thế cạnh tranh làm việc. Một trong những hạn chế lớn nhất của các cổ đông Việt Nam hiện nay là chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi của cổ đông trong công ty. Họ thường có xu hướng đi theo số đông trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Họ không dám đề ra những yêu cầu cũng như những quyền lợi chính đáng của mình đối với Hội đồng quản trị vì hầu hết nghĩ rằng số lượng cổ phiếu mình nắm giữ quá thấp. Vì vậy, dù biết thông tin doanh nghiệp là rất quan trọng với họ nhưng họ cũng không mạnh dạn đưa ra yêu cầu về minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin cần phải nâng cao nhận thức của cổ đông về quyền lợi của họ. Cho họ thấy được quyền làm chủ của mình trong doanh nghiệp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể phát triển được TTCK Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, rất cần thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút được đối tượng này, việc minh bạch thông tin và trách nhiệm công bố thông tin cần phải trở thành thói quen bình thường đối với các chủ thể trên TTCK. Tuy nhiên, làm thế nào để công bố thông tin trở thành văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, làm thế nào để doanh nghiệp nhận thấy việc kiểm toán báo cáo tài chính là cần thiết cho lợi ích của chính mình thì không thể trông chờ vào nỗ lực của UBCKNN mà cần có sự hợp tác và ý thức minh bạch thông tin của chính các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc công khai hóa thông tin để từ đó tiến hành việc công bố thông tin một cách tự nguyện. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng bất cân xứng thông tin. KẾT LUẬN Một TTCK ổn định và hiệu quả luôn gắn liền với hệ thống công bố thông tin và giám sát công bố thông tin minh bạch và hữu hiệu. Công bố thông tin của các chủ thể tham gia trên TTCK không chính xác, đầy đủ, cập nhật hay nói rộng hơn có sự bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia trên TTCK sẽ tạo điều kiện cho một số cá nhân thực hiện “ giao dịch nội bộ”, “ giao dịch nội gián” gây thiệt hại cho nhà đầu tư; bên cạnh đó làm cho thị trường dễ bị chao đảo trước những tin đồn, niềm tin của nhà đầu tư vì thế cũng giảm sút đi. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo đầy đủ và chặt chẽ những quy định về công bố thông tin nhưng do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, một trong số đó là do ý thức minh bạch của doanh nghiệp còn thấp nên hoạt động công bố thông tin của các chủ thể trên thị trường còn nhiều bất cập. Vì thế, tình trạng bất cân xứng thông tin vẫn còn tồn tại gây tác động tiêu cực đến thị trường. Cụ thể doanh nghiệp cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chưa chủ động cung cấp các thông tin cần thiết khác ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định, nội dung công bố còn thiếu chính xác…., các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, hiện tượng “ rò rĩ thông tin” ngày càng nhiều … Giải pháp đặt ra là các chủ thể tham gia trên TTCK cần phải nâng cao chất lượng thông tin được công bố, bên cạnh đó xây dựng và nâng cấp hệ thống công bố thông tin, sớm xây dựng hệ thống công bố thông tin tự động …cùng một số giải pháp khác. Có thể nói, nếu thực hiện được tốt các vấn đề này thì công tác công bố thông tin về TTCK sẽ phần nào đáp ứng được các nhu cầu thông tin cầp thiết cho một TTCK. Qua đó, hạn chế được tình trạng bất cân xứng thông tin, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và củng cố niềm tin của công chúng vào thị trường. PHỤ LỤC THAM KHẢO Bảng 1: Kết quả kiểm định thống kê đối với cổ phiếu BBC. Bảng 2 : Kết quả kiểm định thống kê đối với cổ phiếu BMC . Bảng 3: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu BPC. Bảng 4: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu FPT. Bảng 5: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu PPC. Bảng 6: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu SAM. Bảng 7: Kiểm định đối với cổ phiếu SGH. Bảng 8: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu STB . Bảng 9: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu TCT. Bảng 10: Kết quả kiểm định đối với cổ phiếu VNM. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 1) PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – Tài chính doanh nghiệp hiện đại – NXB. Thống kê, 2005 . 2) TS. Phan Thị Bích Nguyệt – Đầu tư tài chính – NXB. Thống Kê, 2005. 3) TS. Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – NXB. Lao Động, 2005. 4) Thiều Lê Thanh Lâm – Thông tin bất cân xứng và các quyết định tài chính của các công ty cổ phần ở Việt Nam – Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM , 2006. 5) Nguyễn Thị Bảo Khuyên – Mô hình Granger kiểm định thị trường hiệu quả - Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, 2007. 6) Minh bạch thông tin- Giải pháp chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài – Đề tài Nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM, 2005. 7) Nguyễn Thị Thanh Nghĩa – Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, 2007. 8) Ths. Lê Đạt Chí – Kiểm định mức độ hiệu quả thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Tạp chí kinh tế phát triển. 9) TS. Nguyễn Thị Liên Hoa – Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Tạp chí kinh tê phát triển ( 2/2007) 10) TS. Trần Đình Cung – Công khai hóa và minh bạch thông tin – Diễn đàn chứng khoán ( số 9- tháng 9 năm 2007) 11) TS. Đỗ Thành Phương – Thông tin không đối xứng với vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Thị trường tài chính ( 10/2006) 12) Luật gia Vũ Xuân Tiền – Thông tin nội gián trong đấu giá cổ phần – Nhà quản lý ( 5/2007) 13) Quốc hội – Luật chứng khoán ( số 70/06/QH11), chương VIII, 2006. 14) Bộ Tài chính- Thông tư hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ( Thông tư số 38/2007/TT-BTC ), 2007. 15) Bộ Tài chính – Thông tư hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ( Thông tư 97/2007/TT-BTC), 2007. 16) Chính phủ - Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ( Nghị định số 14/2004/NĐ-CP) Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 17) “Asymmetric information in financial market”, 2003 Danh mục một số Website tham khảo www. Google.com.vn www.bsc.com.vn www.sbsc.com.vn www.tas.com.vn www.has.com.vn www.vneconomy.vn www.vse.org.vn www.tapchiketoan.com.vn 1 54 . 2 3 4 5 . . 6 7 8 9 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
Luận văn liên quan