Chuối cung ứng của Nokia

TỔNG QUAN VỀ NOKIA. 1.Lịch sử hình thành và phát triển. 2.Các bộ phận kinh doanh của Nokia: 3. Tổng quan chuỗi cung ứng của Nokia II. CÁC CÔNG CỤ KINH DOANH ĐIỆN TỬ QUẢN LÝ, TRUYỀN THÔNG CỦA NOKIA. EDI - Electronic Data Interchange: 2.NGSW 3. ROSETTANET EDI - Electronic Data Interchange: 2.NGSW 3. ROSETTANET

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuối cung ứng của Nokia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TỔNG QUAN VỀ NOKIA. 1.Lịch sử hình thành và phát triển. Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy – thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và Finnish Cable Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại – thành lập năm 1912) Nokia có trụ sở chính đặt tại Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil…Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nokia đặt tại Phần Lan, Đức, Trung Quốc và Mỹ với hơn một 100 ngàn nhân viên tại 120 quốc gia. NOKIA tại Châu Á – Thái Bình Dương Nokia bắt đầu hoạt động tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương vào đầu những năm 80. Từ đó, Nokia đã thiết lập một nhãn hiệu hàng đầu tại nhiều thị trường địa phương và công việc kinh doanh cũng được mở rộng đáng kể tại tất cả các khu vực để hỗ trợ nhu cầu khách hàng và sự phát triển của công nghệ truyền thông trong khu vực. Trụ sở chính ở khu vực của Nokia được đặt tại Alexandra Technopark ở Singapore. Là trung tâm của khu vực của Nokia, đây là cơ sở của hơn 700 nhân viên Nokia cung cấp các công nghệ, sản phẩm và giải pháp hỗ trợ 20 thị trường khác nhau và các văn phòng Nokia tại châu Á – Thái Bình Dương Trung tâm tài chính khu vực Nokia – Nokia Treasury Asia – hoạt động từ Singapore như một ngân hàng nội bộ của tập đoàn phục vụ các công ty con Nokia tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nokia Research Center – bộ phận nghiên cứu của tập đoàn - có các văn phòng đặt tại Nhật và Trung Quốc. Nokia cũng sản xuất các sản phẩm từ 3 cơ sở chính tại Masan (Hàn Quốc), Bắc Kinh và Quảng Đông (Trung Quốc). Tiền thân là một công ty sản xuất ủng cao su và gỗ, Nokia đã tạo một bước đột phá khi quyết định tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động vào năm 1992. Là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, hiện nay Nokia đã khẳng định vị trí “đại gia” của mình. Nokia đang dẫn đầu về doanh số bán, doanh thu và lợi nhuận. Năm 2006 và 2007, thương hiệu Nokia liên tục được xếp hạng Nhất tại Châu Á do Synovate bình chọn, đồng thời năm 2007, Nokia cũng giữ vị trí số 1 tại Châu Âu do European Brand Institute bình chọn. Hơn thế nữa, trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu, Nokia đã từ vị trí thứ 6 vượt lên chiếm giữ vị trí thứ 5 cũng trong năm 2007. Có mặt trên khắp các châu lục, Nokia chiếm trung bình hơn 35% thị phần điện thoại di động trên toàn thế giới và con số này vẫn luôn duy trì ổn định trong những năm gần đây.Theo thống kê của Nokia hiện nay : Hơn 800 triệu người sử dụng thiết bị Nokia mỗi ngày. Là nhà cung cấp cho 58 mạng lưới WCDMA. Nokia cho doanh nghiệp sẵn sàng phục vụ các nghiệp vụ kinh doanh trên toàn cầu. Cứ mỗi giây có 10 điện thoại mang thương hiệu Nokia ra đời. Tiên phong trong việc khai thác và sử dụng những công nghệ mới (sản xuất thiết bị di động Wifi đầu tiên; kênh truyền hình di động đầu tiên; máy thu phát sóng cầm tay với cơ chế kép, sóng 3 băng tần đầu tiên). Nokia có sự khởi đầu thuận lợi tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty này còn có khoản vốn là 9,5 tỷ USD tiền mặt và không hề có nợ nần. Do đó, Nokia có thể đầu tư những khoản lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ khác trong việc phát triển các sản phẩm mới và chiếm lĩnh các thị trường mới. Anssi Vanjoki, Giám đốc phụ trách bộ phận thiết bị đa phương tiện của Nokia nói: “Chúng tôi muốn được công bố về khách hàng thứ hàng tỉ của mình, do đó, chúng tôi buộc phải làm mọi thứ theo cách đúng đắn.” Thị phần ĐTDĐ toàn cầu Quý 1 năm 2008 Tuy vậy, Nokia cũng đã từng phải trải qua một số giai đoạn khủng hoảng. Trở lại thời điểm năm 1995, hệ thống sản xuất của Nokia gần như sụp đổ dưới sức nặng của sự tăng trưởng nhanh chóng. Vào năm 2003, Nokia chậm chạp trong việc đưa ra các mẫu máy gập và có màn hình màu. Từ quý 4/2003 đến quý 1/2004, thị phần của Nokia giảm từ mức 34,6% xuống còn 28,4%. Những thách thức tương tự gần như đã loại các hãng sản xuất điện thoại di động khác khỏi thị trường. Những đối thủ một thời như Panasonic, Philips, Siemens hiện nay chỉ chiếm thị phần dưới 1% trên thị trường điện thoại di động toàn cầu. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Điều hành Jorma Ollila và người kế nhiệm ông, Olli-Pekka Kallasvuo, Nokia đã trỗi dậy còn mạnh mẽ hơn trước. Bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, Nokia giờ đây đã có khả năng tự vệ tốt hơn nhiều trước các cú sốc ở thời điểm hơn 3 năm trước đây. Nhà phân tích Neil Mawston của Strategy Analytics nói: “Rõ ràng là Nokia học được nhiều điều từ những gì mà họ đã trải qua. Họ đã phân tán rủi ro nhiều hơn trước.” 2.Các bộ phận kinh doanh của Nokia: Từ tháng 1 năm 2004, Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn cầu nhằm tập trung vào tính hội tụ, các thị trường di động mới và đang tăng trưởng. Để phục vụ các lãnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động, Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mỗi lĩnh vực: Mobile Phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu cho các phân khúc khách hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại hơn 130 quốc gia. Bộ phận này chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chính, chủ yếu dựa trên các công nghệ WCDMA, GSM, CDMA và TDMA. Mobile Phones tập trung cung cấp những sản phẩm điện thoại giàu tính năng cho tất cả các phân khúc trên thị trường toàn cầu. Multimedia cung cấp đa truyền thông di động cho khách hàng qua các thiết bị di động và ứng dụng tiên tiến. Các sản phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trò chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác cũng như các phụ kiện di động và giải pháp sáng tạo. Networks tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ liên quan dựa trên các chuẩn không dây chính cho các nhà điều hành di động và các nhà cung cấp dịch vụ. Tập trung vào các công nghệ GSM, bộ phận Networks hướng đến vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mạng GSM, EDGE và WCDMA. Các mạng của chúng tôi được lắp đặt ở tất cả các thị trường chính trên toàn cầu theo những tiêu chuẩn này. Networks cũng là bộ phận cung cấp hàng đầu việc truy cập băng thông rộng và các mạng TETRA cho những người sử dụng chuyện nghiệp trong lĩnh vực an toàn và bảo mật. Nokia Siemens Networks là một trong những công ty lớn nhất thế giới về mạng lưới truyền thông, luôn giữ vị trí dẫn đầu ở những thị trường chínhtrên toàn cầu. Công ty được thành lập vào tháng 4 năm 2007, là sự kết hợp giữa bộ phận mạng của Nokia và bộ phận mạng truyền thong của Siemens. Bằng việc kết hợp các thế mạnh truyền thống của Nokia và Siemens, Nokia Siemens Networks đưa ra những sản phẩm và giải pháp có ưu điểm nổi trội được hỗ trợ bởi năng lực riêng có, hỗ trợ sự hội tụ giữa dịch vụ và mạng lưới, nhờ đó cung cấp được các dịch vụ mới, giá trị mới cho một thị trường năng động. Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối di động không dây dựa trên cấu trúc di động cuối-cuối chuyên dành cho doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thông qua tính di động mở rộng. Các giải pháp cuối-cuối bao gồm từ các thiết bị di động tối ưu hóa cho doanh nghiệp trên front end đến một danh sách nhiều cổng gateway tối ưu hóa doanh nghiệp di động bao gồm: internet và email không dây, di động ứng dụng, bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo, bức tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập. 3. Tổng quan chuỗi cung ứng của Nokia Với tư cách là một nhà tiên phong trong chiến lược chuỗi giá trị, Nokia đã dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển nhà cung ứng, S&OP (kế hoạch hoạt động và bán hàng) , phát triển sản phẩm hợp tác. Có thể nói, cách thức quản lý chuỗi cung ứng của Nokia tốt hơn so với bất kỳ một công ty nào trên thế giới. Chuỗi cung ứng “xanh” Tất cả những nhà cung ứng của Nokia phải có hệ thống quản lý môi trường tại chỗ phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Đối với những nhà sản xuất theo hợp đồng, họ phải được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc EMAS. Nokia hợp tác với các nhà cung ứng chính để giúp đảm bảo rằng các vấn đề về môi trường là mối ưu tiên trong việc phát triển sản phẩm và cũng để thỏa thuận các chỉ tiêu cải thiện môi trường. Nokia cũng ràng buộc các nhà cung ứng để chắc chắn rằng họ hiểu những yêu cầu theo điều lệ mới EU REACH về hóa chất. Mối quan hệ với các tổ chức khác Sau thời gian hoạt động trong Supply Chain Working Group of the Global e-Sustainability Initiative (GeSI) từ năm 2004, Nokia trở thành thành viên chính thức của GeSI vào năm 2007. GeSI có quan hệ mật thiết với Electronics Industry Citizenship Coalition (EICC) trong việc phát triển một hệ thống công cụ và quy trình nhất quán nhằm đo lường và cải thiện tính hiệu quả về mặt xã hội và môi trường trong chuỗi cung ứng. Nokia là số 1 Nokia đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới năm 2007 theo AMR Research. Sự hợp tác công khai với các nhà cung ứng trong việc đổi mới sản phẩm cũng như việc sản xuất “lấp đầy”, Nokia là một điển hình cho mô hình cung ứng dựa trên nhu cầu (Demand Driven Supply Network-DDSN) Tạo mô hình nhu cầu Sáng tạo sản phẩm gắn vào Đánh giá khách quan Chấp nhận nhu cầu Sáng tạo sản phẩm Đánh giá chủ quan Mô hình đường tròn, tự đổi mới Mô hình đẩy theo đường thẳng Những điểm nhấn năm 2007: Đưa ra các yêu cầu được cập nhật của các nhà cung cấp xuyên suốt doanh nghiệp. Thực hiện 80 hoạt động đánh giá hệ thống và 10 đánh giá về chiều sâu đối với các nhà cung cấp. Khởi đầu công việc với các nhà cung cấp trong 4 lĩnh vực hàng hoá chính yếu nhằm ấn định các mục tiêu thuộc về môi trường khỏi những yêu cầu hiện tại của chúng ta. Liên lạc với tất cả các nhà cung cấp trực tiếp để nâng cao ý thức về EU REACH (EU Registration, Evaluation, Authorization and Restriction of Chemical subtances – EU REACH các Quy định về đăng ký, đánh giá, hạn chế và cấp phép sử dụng hoá chất của châu Âu) - các quy định về môi trường. Nokia đã trở thành thành viên chính thức của GeSI (Global e-Sustainability Initiative - Giải pháp toàn cầu về phát triển bền vững trong ngành điện tử). Tiếp tục tham gia trong nhóm hoạt động về chuỗi cung cứng của GeSI. Thông qua GeSI, chủ động gia nhập vào một dự án với nhiều bên có quyền lợi liên quan nhằm cải thiện điều kiện lao động, sức khoẻ và an toàn cũng như các đòi hỏi về môi trường trong chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ở Trung Quốc. Mục tiêu năm 2008: Ấn định các mục tiêu cho các nhà cung cấp về sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm lượng khí thải CO2 . Tiếp tục áp dụng vào thực tiễn quy định EU REACH tại các cơ sở cung cấp. Hỗ trợ việc giới hạn các nguyên vật liệu khác. Đánh giá việc sử dụng các công cụ công nghiệp, chẳng hạn đánh giá nhà cung cấp quan trọng nhất, như một phần của công cụ kiểm định. Tiến hành ít nhất 5 đánh giá về chiều sâu đối với các nhà cung cấp chính. Tiếp tục các khoá đào tạo dành cho các nhân viên thầm định của nhà cung cấp. Mô hình cụ thể chuỗi cung ứng của Nokia: Những nhà cung cấp thông qua hệ thống iHubs & LSPs đưa nguyên liệu đến các nhà máy Các nhà máy lại sản xuất sản phẩm theo các hợp đồng sản xuất do bộ phận truyền thông cung cấp. Còn bộ phận truyền thông thì liên kết với các kênh đối tác thông qua kho lưu giữ thông tin. Những kênh đối tác này thông qua các nhà bán sĩ và bán lẻ đưa sản phẩm đến khách hàng. Tóm lại dòng thông tin từ khách hàng sẽ được chuyển đến các nhà cung ứng qua các hệ thống thông tin. Sau khi nhận được thông tin của khách hàng từ các phương tiện truyền thông và các kênh đối tác, các nhà máy sản xuất liên hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu tiến hành sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Đây là một chuỗi cung ứng khép kín. Thông tin được truyền từ khách hàng đến nhà cung ứng, sản phẩm đi từ nhà cung ứng đến tay khách hàng. Nokia bắt đầu chuyển đổi chuỗi cung ứng từ năm 1995 với chiến lược thay thế hàng tồn kho bằng thông tin và thiết lập mô hình chuỗi cung ứng kéo( JIT- Just In Time ) thống nhất kết nối các nhà cung ứng, nhà máy, các trung tâm viễn thông, các kênh đối tác, các nhà sản xuất, ngân hàng, doanh số, iHubs và các dịch vụ logistics tới khách hàng. Sự thay đổi này đã giúp Nokia tạo ra mạng lưới nhà cung ứng hiệu quả nhất với những giải pháp tối ưu để đạt được kỳ vọng của khách hàng. Chiến lược Just-In-Time (JIT) được gói gọn trong một câu: "đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm". Đối với một công ty mà hằng năm phải tung ra đến 50 sản phẩm khác nhau và vòng đời trung bình của mỗi sản phẩm là từ 12 đến 24 tháng như Nokia, việc tiết kiệm chi phí tồn kho và tránh lãng phí là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Điều này đòi hỏi trong sản xuất và dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất phải sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới và mỗi quy trình phải cố gắng không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. Thường xuyên đối mặt với sự lên xuống thất thường của sản phẩm, Nokia buộc phải đầu tư mạnh cho quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ khi cần thiết để có tầm nhìn đúng về thời hạn và vòng đời của sản phẩm. Nokia đã đưa ra 3 mục tiêu để thực hiện hạn chế tồn kho hiệu quả nhất. Kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng giúp cho hệ thống tích ứng hàng ngày với sự thay đổi của thị trường về số lượng, sở thích và nhu cầu. Bảo đảm chất lượng: Đảm bảo mỗi quy trình chỉ tạo ra các đơn vị sản phẩm tốt để tạo sự dễ dàng cho các quy trình tiếp theo. Tôn trọng con người: Nguồn nhân lực là sản phẩm vô giá của bất kỳ một công ty nào và Nokia cũng vậy, để tạo ra lượng hàng tồn kho thấp nhất, một trong những tiêu chí của công ty là phải phổ biến chính sách giảm thiểu hàng tôn kho thấp nhất cho công nhân, có những chính sách ưu đãi phù hợp giúp họ làm việc tốt hơn. II. CÁC CÔNG CỤ KINH DOANH ĐIỆN TỬ QUẢN LÝ, TRUYỀN THÔNG CỦA NOKIA. Quản trị thông tin Các hoạt động liên quan đến việc quản trị chủ động hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm phát triển và duy trì chương trình đo lường hiệu quả hoạt động, thu thập thông tin, giải thích các kết quả và có những hành động mang tính sửa chữa. Quản trị hoạt động Nền tảng của ứng dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng được sử dụng nhằm hỗ trợ các hoạt động của chuỗi cung ứng chéo. Ứng dụng công nghệ & Cơ sở hạ tầng Một quy trình hợp tác giữa các chức năng định ra chiến lược kinh doanh của một công ty với cung, cầu và các chiến thuật quản trị sản xuất. Kế hoạch hoạt động & Kinh doanh Thương mại điện tử thực ra vẫn gần giống như cách thức ta thực hiện trong thương mại truyền thống. Trong thương mại truyền thống, ta dùng điện thoại để đàm thoại với các đối tác, âm thanh được coi như một phương tiện truyền thông. Trong khi đó, trong thương mại điện tử, ta dùng rất nhiều ứng dụng trên internet để giao tiếp với nhau và sử dụng giao thức XML như một ngôn ngữ giao tiếp chung, và ta cần một hình thức chung để giao tiếp với nhau. Rosettanet là một trong những giải pháp đó. Rosettanet sử dụng PIP- Partner Interface Processes để xác định quy trình kinh doanh giữa những chuỗi cung ứng của các công ty cung cấp mô hình và tài liệu cho sự thi hành đầy đủ các tiêu chuẩn. EDI - Electronic Data Interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử. Đây là một công cụ thiết yếu trong các giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) qua Internet. Một giải pháp cho phép truyền thông điện tử một cách an toàn, bao gồm các thông tin về quỹ thanh toán giữa người mua và người bán qua các mạng dữ liệu riêng. Giao thức trao đổi dữ liệu điện tử giữa các công ty qua mạng truyền thông như mạng giá trị gia tăng (VAN -value-added network) hoặc mạng Internet. Khi ngày càng nhiều công ty kết nối với Internet, vai trò của EDI - một cơ chế giúp các công ty có thể mua, bán và trao đổi thông tin qua mạng, càng trở nên quan trọng. Bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất của EDI là X12, do tổ chức ANSI thông qua. Ưu điểm của EDI: An toàn hơn giấy tờ Tiết kiệm chi phí Được thông báo khi đối tác nhận được thông tin Tốc độ nhanh Các đối tác trao đổi với nhau dễ dàng trong từng thời kỳ Thông tin nối tiếp được truyền tự động File có dung lượng nhỏ 2.NGSW: Nokia xây dựng 2 cổng thông tin hoạt động dưới phần mềm quản l‎ý doanh nghiệp Nokia: - Một là, cổng thông tin dành cho khách hàng đặt hàng gọi là Nokia Online - Hai là, cổng thông tin dành cho nhà cung cấp là Nokia Global Supply Web. Cổng Nokia Online cho phép khách hàng trực tiếp đặt đơn hàng trực tiếp, kiểm tra và theo dõi đơn hàng, truy vấn lại những đơn hàng cũ và thông tin về hàng tồn kho. Hơn thế nữa, cổng thông tin này còn cho phép Nokia hợp tác với khách hàng trong việc đào tạo trực tuyến và chia sẻ những thông tin về Marketing. Đối với cổng Nokia Global Supply Web, các nhà cung cấp được cập nhật những linh kiện điện tử, cung cấp các linh kiện khi tồn kho ở mức tồn kho an toàn và nhận được những thông tin về sự thay đổi theo nhu cầu. Với 2 cổng thông tin này Nokia nâng cao được khả năng hợp tác và trao đổi thông tin về nhu cầu và cung cấp của khách hàng cũng như nhà cung cấp. Mô hình giao tiếp với khách hàng với nhà cung cấp 3. ROSETTANET : là một giao thức XML (Extensible Makeup Language) cho phép kết nối hệ thống-hệ thống. Đây là phương thức độc đáo và được tiêu chuẩn hóa, giúp Nokia xây dựng nền tảng để hợp nhất quy trình và hệ thống. Khi sử dụng XML như ngôn ngữ DTD (Data Transfer Device) sẽ giúp việc mở rộng hệ thống trở nên linh hoạt hơn trong. Nokia sử dụng Rosettanet để kết hợp và trao đổi dòng thông tin giữa công ty mẹ, các nhà cung ứng, OEMs (Original Equipment Manufacturers) và các nhà phân phối. Rosettanet là một cơ cấu tổ chức toàn cầu cho tiêu chuẫn thương mại điện tử. Nó là một loạt những tiêu chuẩn thông thường, những thủ tục và giao thức làm cho hệ thống thông tin của rất nhiều công ty có thể “nói” được với nhau. Các công ty thành viên của RosettaNet đạt 1,2 nghìn tỉ USD trong báo cáo hàng năm, hàng tỉ USD được giao dịch trong mạng lưới thương mại đang sử dụng PIPs (RosettaNet Partner Interface Processes). RosettaNet PIPs cho phép trao đổi tất cả các dung lượng để kết nối tự động với quá trình giao dịch và di chuyển thông tin trong chuỗi cung ứng mở rộng của họ. Cộng đồng bao gồm những nguồn trí tuệ cung cấp các ý tưởng cho các nhà lãnh đạo thông qua những giai đoạn phức tạp.Những nguồn lực này cùng nhau phát triển những tiêu chuẩn làm đơn giản hóa những chuỗi cung ứng phức tạp.RosettaNet bao gồm một cuỗi quy trình từ. khi thu mua đến khi trả tiền và từ khi đặt hàng đến khi thanh toán và viễn cảnh về một quy trình giá trị cao mà mang đến dữ liệu về chất lượng sản xuất, tính minh bạch của chuổi cung ứng từ đầu đến cuối và tính tuân thủ luật pháp . Lý do Nokia dùng Rosettanet: Đây là một tiêu chuẩn đơn lẻ, được sử dụng rộng rãi, đáp ứng được những yêu cầu về truyền thông giữa rất nhiều hệ thống khác nhau trong chuỗi cung ứng. Sử dụng tiêu chuẩn của RosettaNet cho quy trình kinh doanh và quá trình tích hợp hệ thống với các đối tác kinh doanh. Sử dụng các quy trình của RosettaNet và các giao diện như là kim chỉ nam của việc phát triển các quy trình nội bộ của Nokia và nền tảng của kết cấu. Chủ động tham gia vào RosettaNet và thay đổi tiêu chuẩn để chắc chắn rằng nó hỗ trợ các nhu cầu và đòi hỏi về mặt kinh doanh của Nokia. Thúc đẩy các đối tác của Nokia tham gia RosettaNet và áp dụng nó như một tiêu chuẩn cho quy trình kinh doanh và tích hợp hệ thống. Những tiêu chuẩn của RosettaNet: Những tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp RosettaNet cung cấp những khuông khổ kinh doanh, nó cho phép các công ty riêng lẻ tăng sự hợp tác trong tiến trình kinh doanh thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu. Những tiêu chuẩn này vượt trên cả những giải pháp độc quyền trên thị trường.Thật ra, RosettaNet tạo đòn bẩy cho các giao thức, những nguyên tắc chủ đạo và đặc trưng để nhanh chóng tạo ra những tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin kinh doanh hiệu quả thông qua những nền tảng, ứng dụng và hệ thống mạng đa dạng. Những tiêu chuẩn của RosettaNet mang tính toàn cầu. Chúng quy định cách thức hợp tác các tiến trình kinh doanh giữa chuỗi cung ứng của các đối tác đang sử dụng hệ thống mạng này.Những quy định này bao gồm nhiều định nghĩa về tiến trình kinh doanh và các yếu tố kĩ thuật cho việc thao tác giữa các bộ phận và sự thông tin liên lạc giữa chúng. PIPs – Partner Interface Processes Xác định các quy trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, cung cấp mô hình và các tài liệu phục vụ cho việc ứng dụng các tiêu chuẩn. Multiple Messaging Services Dịch vụ thư tín đa phương tiện gửi thẳng những tin nhắn hỗ trợ kinh doanh RosettaNet XML và sự cộng tác từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) thông qua hệ thống horizontal message handling systems.Dịch vụ Web, AS/2 và ebMS được nhận dạng giống như là ba hệ thống tin nhắn vượt trội cho nhứng đặc điểm kĩ thuật đã được xuất phát từ sự di chuyển thư tín RosettaNet. Dictionaries Từ điển RosettaNet cung cấp một tập hợp chung các thuộc tính cho PIPs®.Từ điển kinh doanh RosettaNet chỉ ra thuộc tính đã sử dụng trong những hoạt động kinh doanh cơ bản.Còn từ điển kĩ thuật RosettNet cung cấp cho ta những thuộc tính sản phẩm rõ ràng. RosettaNet Implementation Framework Những đặc điểm kĩ thuật chính của khuôn khổ thực hiện RosettaNet (RNIF) là sự đóng gói, di chuyển và vận chuyển của những thư tín và tín hiệu kinh doanh của tất cả PIP® Trading Partner Implementation Requirements Những yêu cầu của việc thực hiện giao dịch giữa các đối tác cho phép các đối tác bắt buộc dựa vào giản đồ PIP, và quan sát, phản ứng lại để sáng tạo ra RosettaNet PIPs ngoài những yêu cầu hòa nhập đằng sau. Ưu điểm vượt trội của RosettaNet: Quy trình mua bán từ lúc dự báo đến khi trả tiền 100% k có sai sót. Giảm 80% giao dịch thủ công. Giảm mức độ dự trữ từ 4 xuống còn 2 tuần. Giảm việc thay đổi đơn đặt hàng từ .16,5% xuống còn 7,8 %. Chi phí gởi hàng và logistics giảm xuống 78%. Giảm thời gian lên kế hoạch từ 8 xuống còn 4 tuần. 4.MÔ HÌNH iHUB iHub là trung tâm dữ liệu và kĩ thuật được dùng để kết nối cơ sở hạ tầng ứng dụng sản xuất của công ty đạt được một mức độ cạnh tranh, phát triển sản xuất, cải thịện khả năng ứng dụng thông tin một cách hiệu quả phục vụ sản xuất, từ đó giảm chi phí thông tin liên lạc giữa các bộ phận. Với: Collaborative Forecasting: Hợp tác trong dự đoán Notify of advanced shipment: Thông báo giao hàng Notify of shipment receipt: Thông báo nhận được hàng. Distribute inventory report: Báo cáo phân phối hàng tồn kho. Sell billing invoice: Hoá đơn bán hàng Notify of remittance advice: Thông báo gởi tiền. Production line call offs: Những sự trì hoãn trong dây chuyền sản xuất. Các chức năng chính của iHub: Tham vấn và tự động hóa chu trình kinh doanh. Ứng dụng thực hiện và phát triển khách hàng. Phát triển và thiết kế web. Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử Trước tiên thông qua hệ thống thông tin và các chiến lược khảo sát hỗ trợ Nokia tìm hiểu và nhận dạng nhu cầu thực tế, thói quen tiêu thụ của khách hàng. Sau khi thực hiện DSB (cân bằng việc đáp ứng nhu cầu của nhà máy với nhu cầu thực của khách hàng), thông tin này từ nhà máy sẽ được chuyển đến trụ sở chính của công ty mẹ. Công ty mẹ căn cứ vào thông tin nhận được này, qua quá trình phân tích sẽ đưa về cho nhà cung ứng một LRVP (kế hoạch dài hạn) để chuẩn bị sản xuất hay cung ứng nguyên vật liệu. Nhà máy cũng thường xuyên cung cấp, thông báo, trao đổi với nhà cung ứng những DV (nhu cầu nhận thấy được) về năng suất dự trữ và kế hoạch chuyên chở thông qua dòng luân chuyển thông tin. Song song đó, công ty mẹ cũng tiến hành trao đổi với nhà cung ứng những dự báo trung hạn (FC) về việc trù liệu năng suất để bảo đảm tồn kho hiệu quả ở nhà cung ứng. Khi có đơn đặt hàng, nhà máy yêu cầu nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu cho mình tiến hành sản xuất để đáp ứng một cách tốt nhất trong thời hạn sớm nhất đơn đặt hàng đó. Trong quá trình giao nhận nguyên vật liệu, giữa nhà máy và nhà cung ứng cũng thường xuyên trao đổi thông tin tình trạng hàng đang trong quá trình luân chuyển hay vị trí hàng (GIT) và ngày cung ứng (DOS).. Dựa vào nguồn thông tin, nguyên vật liệu sẽ được chuyển qua lấp đầy theo yêu cầu của trung gian iHub, sau đó đến nhà máy để lắp đặt .Tuy nhiên, giữa nhà máy và iHub luôn trao đổi thông tin cho nhau để phòng khi có những điều chỉnh hay thay đổi ,nhà máy sẽ kịp thời cập nhật thông báo cho iHub và cả hệ thống nhằm kịp thời phản ứng và xử lí . Sau khi nhận được hàng, nhà máy cũng tiến hành thanh toán hay kí chấp nhận thanh toán cho nhà cung ứng thông qua dòng tiền. Ưu điểm của mô hình iHUB Nén thời gian của chu kì ở mọi nơi, mọi điểm. Sản xuất theo đơn đặt hàng từ khách hàng. Lạc quan về những cấp bậc đa dạng, phức tạp của chuỗi cung ứng. Lựa chọn những đối tác thuê làm bên ngoài đúng đắn và tốt nhất. Thiết kế sản phẩm cho sự hữu hiệu trong sản xuất và thành phần nguồn linh động. Chất lượng cao cấp của tiến trình. Hợp nhất hệ thống thông tin trong nội bộ và bên ngoài tổ chức để cung cấp khả năng nhìn thấy được nâng cao khả năng ra quyết định thong qua cuỗi cung ứng mở rộng. Đo lường việc thực hiện chuỗi cung ứng từ việc triển vọng tương lai của khách hàng. Thiết lập thước đo tốt nhất để thu hút được việc thực hiện chuỗi cung ứng. Nokia nhấn mạnh rằng thị phần của nó đạt khoảng 35% có nghĩa là nó vẫn có thể cạnh tranh trong mọi phân khúc, từ việc thiết kế chip điện tử đến thương hiệu.công ty ít dựa vào việc thuê làm bên ngoài hơn so với đối thủ và sử dụng nó để phản ứng lại sự đa dạng trong nhu cầu và để đánh giá năng lực sản xuất của nó. Mô hình iHub phản ánh đúng đắn triết lý vận hành của Nokia đó là: sự hiện diện tại từng địa phương với một mạng lưới hoạt động được quản lí toàn cầu; những sản phẩm đa dạng đáp ứng với từng đơn đặt hàng; sự linh động trong việc hoạch định sản xuất từng đơn đặt hàng. III. Kết luận - Nhận xét: Trong suốt quá trình cung ứng, thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận, đối tác; hỗ trợ việc lập kế hoạch dự trữ, vận chuyển nguyên vật liệu cũng như nguồn vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quản lý các nhà cung ứng cũng không kém phần quan trọng, bởi chất lượng đầu vào sẽ quyết định rất nhiều chất lượng ở đầu ra. Nokia có một chuỗi các nhà phân phối hầu như hiệu quả nhất thế giới. Do đó để duy trì vị trí top 25 của mình trong các chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới, Nokia cần phải tiếp tục phát triển hệ thống thông tin ngày càng tốt hơn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến sản xuất, Marketing, quan tâm đến vấn đề con người và môi trường, đồng thời thực hiện những yếu tố then chốt sau trong việc lập kế hoạch và thi hành những cải tiến cũng như những thay đổi trong thủ tục quản lý chuỗi các nhà phân phối: Tập trung vào thông tin chi tiết của lĩnh vực doanh nghiệp để điều hành giúp đẩy mạnh những lợi thế cạnh tranh của Công ty. Nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ các kênh phân phối đặc thù. Phải theo dõi tình hình các kênh phân phối không rõ ràng, hệ thống mạng lưới, những chiến lược từ bên ngoài, biểu đồ dòng sản phẩm, những ý tưởng đặc trưng cho việc kết hợp điều hành với kênh phân phối. Thường xuyên phân loại chuỗi các nhà phân phối để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Liên kết giữa giá sản phẩm và quyết định phát triển khách hàng để xem xét tuổi thọ sản phẩm . Những hoạt động này sẽ giúp vạch rõ mục tiêu khách hàng và các kênh phân phối có thể hòa nhập với mô hình họat động chung Trình bày rõ ràng chính xác các chiến lược phân phối và dịch vụ, bao gồm việc thiết lập các kho hàng tồn và định nghĩa các mức độ dịch vụ thông qua các kênh phân phối, mạng lưới chi mục nguyên liệu trong kho, những sản phẩm, thành phẩm. Thu hút các cuộc thảo luận và đàm phán với các trưởng nhóm chức năng và thi hành nhằm tìm ra cách làm nhóm hiệu quả nhất thành một mô hình môi trường hoạt động tập thể. Thể hiện khả năng các nhà phân phối một cách hoàn mỹ với những đối tác bên ngoài Đồng hóa các chiến lược để thúc đẩy việc đưa thực tiễn ứng dụng vào công nghệ những yếu tố chính hỗ trợ cho mô hình hoạt động của họ. Sử dụng hệ mét để tập trung phát triển mô hình hoạt động hơn là những các thể độc lập. Họ hiểu được cái cần thiết cho việc hoạt động dữ liệu để mở rộng tính toàn cầu cho doanh nghiệp vì vậy họ đặt quản lý hệ mét tại mức độ hợp tác Tiếp tục cải tiến những chiến lược và mô hình hoạt động trong trạng thái đề phòng những thị trường mới, những người giao hàng kết hợp với những sản phẩm và dịch vụ mới để xây dựng 1 hệ thống cung cấp mẫu hàng hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. RosettaNet 2. XML Schema, W3C • XML Schemas, The XML Cover Pages • XML Schemas: Best Practices Homepage 3. EDI _ 4. _ Câu chuyện đằng sau sự thành công của Nokia 5.. 6. _ Tổng quan về Nokia 7. www-stage.gsb.stanford.edu/scforum/login/pdfs/A_Nokia_Baril.pdf.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNokia_nhom_2_402B.doc
Luận văn liên quan