Đề tài Bất ngờ với Zing Me facebook

Theo đánh giá của The Next Web, ở Việt Nam, số thành viên của Zing Me nhiều gấp đôi Facebook. Vì vậy, Zing Me hoàn toàn đủ tư cách là một trong năm mạng xã hội đối thủ xứng tầm của Facebook. Với hơn 640 triệu người sử dụng trên toàn cầu, Facebook hiện đang là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trên thực tế, nếu xếp hạng của trang Alexa có thể tin tưởng được, thì Facebook còn là trang web số hai, chỉ sau Google. Hiện tại, chỉ còn chưa tới 360 triệu người nữa, số thành viên Facebook sẽ đạt tới con số 1 tỷ. Tuy nhiên, mạng xã hội này vẫn chưa thể vươn tới mọi ngóc ngách của thế giới. Riêng tại châu Á, theo đánh giá của tổ chức SocialBakers, hiện mới có hơn 147 triệu người ở đây dùng Facebook, chiếm 17% tổng số người dùng Internet ở châu lục này. Và đó là cơ hội để những đối thủ khác vượt lên trên. Dưới đây là 5 đối thủ xứng tầm của Facebook, theo bình chọn của trang công nghệ The Next Web. 1. Trung Quốc (470 triệu người dùng Internet): Sina Weibo

docx5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bất ngờ với Zing Me facebook, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bất ngờ với Zing Me,facebook,... Bất ngờ với Zing Me Theo đánh giá của The Next Web, ở Việt Nam, số thành viên của Zing Me nhiều gấp đôi Facebook. Vì vậy, Zing Me hoàn toàn đủ tư cách là một trong năm mạng xã hội đối thủ xứng tầm của Facebook. Với hơn 640 triệu người sử dụng trên toàn cầu, Facebook hiện đang là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trên thực tế, nếu xếp hạng của trang Alexa có thể tin tưởng được, thì Facebook còn là trang web số hai, chỉ sau Google. Hiện tại, chỉ còn chưa tới 360 triệu người nữa, số thành viên Facebook sẽ đạt tới con số 1 tỷ. Tuy nhiên, mạng xã hội này vẫn chưa thể vươn tới mọi ngóc ngách của thế giới. Riêng tại châu Á, theo đánh giá của tổ chức SocialBakers, hiện mới có hơn 147 triệu người ở đây dùng Facebook, chiếm 17% tổng số người dùng Internet ở châu lục này. Và đó là cơ hội để những đối thủ khác vượt lên trên. Dưới đây là 5 đối thủ xứng tầm của Facebook, theo bình chọn của trang công nghệ The Next Web. 1. Trung Quốc (470 triệu người dùng Internet): Sina Weibo Sina Weibo là một trang tiểu blog tương tự như Twitter. Dịch vụ tiểu blog này hiện đang tăng trưởng với tốc độ rất mạnh, mỗi tháng có thêm 10 triệu thành viên mới. Theo thống kê của Gaofei, Weibo đã thu hút khoảng 50 triệu người dùng tính đến tháng 10/2010. Con số này giải thích vì sao, Weibo có sức nặng đáng nể trên thị trường di động Trung Quốc và nó phổ biến hơn nhiều ở đất nước này so với các dạng mạng xã hội tương tự như Facebook hay Twitter. Giới phân tích dự báo, tổng số thành viên của Sina Weibo tới cuối năm nay sẽ đạt tới con số 150 triệu. Mạng này gần đây đã đưa ra hai tiện ích mới khác lạ so với Twitter: Thư thoại và tải trực tiếp lên mạng các đoạn video. Tuy nhiên, đáng tiếc là, Sina Weibo chỉ có giao diện tiếng Trung Quốc. Sự thành công của Sina Weibo có nhiều nguyên nhân, do việc các nhà kinh doanh nước ngoài bị loại ra, do lợi thế ngôn ngữ, hiểu tốt hơn các nhu cầu của người dùng sở tại, nhất là sự tò mò của công chúng đối với các diễn biến xung quanh các nhân vật nối tiếng, như các diễn viên hay những người dẫn chương trình truyền hình. Bên cạnh các nhân vật nổi tiếng, Weibo còn là một công cụ tìm tin có ích. Theo kết quả một cuộc điều tra, hơn 70% người dùng Internet tin vào các trang blog, hơn 50% tin vào thông tin của các trang này, và đặc biệt là khoảng 20% các sự kiện quan trọng trong thời sự của năm 2010 là bắt nguồn từ các trang blog. 2. Nhật Bản (99 triệu người dùng Internet): Mixi Mixi ban đầu được coi là câu trả lời của người Nhật đối với mạng Friendster. Mạng xã hội này ra đời vào cùng thời điểm Facebook đang bắt đầu được hình thành ở trường Đại học Harvard. Mục tiêu của Mixi là "giải trí cộng đồng", là nơi gặp gỡ cho những người có cùng sở thích. Hiện mạng xã hội này có hơn 22 triệu thành viên và chiếm 80% thị phần mạng xã hội của Nhật Bản. Người sử dụng muốn đăng ký vào mạng này phải có số điện thoại di động đăng ký ở Nhật Bản. Do vậy, nếu không lưu trú ở xứ sở hoa anh đào sẽ không thể trở thành thành viên Mixi. Trong khi đó, theo số liệu của trang mạng Socialbakers, số người dùng Facebook ở Nhật hiện chưa tới 2 triệu, chiếm khoảng 2% tổng số người dùng Internet ở nước này, rất thấp so với tỷ lệ hơn 60% ở Mỹ. Hiện Nhật Bản vẫn là nơi mà Facebook chưa thể thò tay tới. Người Nhật vẫn trung thành với các mạng xã hội của riêng họ và không có ý định chuyển sang dùng Facebook. Các mạng xã hội của Nhật có một đặc điểm chung và rất thiết yếu đối với người dùng Internet sở tại, đó là sự tôn trọng tính riêng tư. Các trang của Nhật cho phép thành viên giấu tên tuổi và lý lịch, trái ngược với kiểu của Facebook. Ngay cả các blogger nổi tiếng ở Nhật cũng thường dùng biệt hiệu để che giấu bản thân. “Thách thức mà Facebook phải đối mặt ở Nhật không chỉ là những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh mà là cả một nền văn hóa mạng”, Shigenori Suzuki, chuyên gia phân tích thuộc hãng Nielsen/NetRatings ở Tokyo, nhận định. 3. Nga (60 triệu người sử dụng Internet): vKontakte vKontakte có nghĩa là liên lạc. Đây là mạng xã hội "cực thịnh" ở Nga, Ukraine, Belarus và Kazakhstan. Nó rất giống với Facebook ở mảng mạng xã hội, và nhưng khác biệt ở việc tích hợp công nghệ chia sẻ tài liệu qua giao thức P2P (torrent). Tính tới tháng 2/2011, vKontakte có khoảng 135 triệu người dùng. Các "đại gia" công nghệ Mỹ như Google và Facebook đều hiện diện ở Nga, song không giống những vùng đất mà họ đã từng thâm nhập trên khắp thế giới, họ thất bại trong việc đặt nền thống trị ở đây. Các công ty Nga vẫn giữ vững ngôi vua trong các mảng dịch vụ tìm kiếm, mạng xã hội, truyền thông số và thư điện tử. Chẳng hạn như Yandex, một công ty Nga thành lập năm 1997, là chủ công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất ở Nga với 64% thị phần, trong khi Google chỉ đứng hạng hai. Giống như Google, Yandex cũng không hề giới hạn cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông minh tốc độ cao. Công ty này còn đưa ra nhiều dịch vụ khác Yandex Maps, Yandex Money (hệ thống thanh toán trực tuyến) và Yandex Photos. "Ngôn ngữ là một rào cản lớn bởi vì đến nay hầu hết các công ty Mỹ vẫn đang phải chạy phía sau trong cuộc đua tranh này. Một lý do khác lớn hơn là, công nghệ của người Nga không những bằng mà còn tốt hơn công nghệ của nhiều công ty Mỹ", Arkady Volozh, Giám đốc điều hành Yandex, nhận định. 4. Iran (33 triệu người dùng Internet): BlogFa Đây có lẽ là trang web khác biệt nhất trong số những đối thủ của Facbook. BlogFa được xây dựng với nền tảng blog miễn phí như Blogger hay WordPress. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, phần lớn các cuộc tranh luận diễn ra trên BlogFa đều về tin tức và chính trị. Trong khi Facebook chỉ đứng thứ 27 trong số các trang web được ưa thích nhất ở Iran, thì BlogFa đứng tận hàng thứ 3. 5. Việt Nam (24 triệu người dùng Internet): Zing Me Zing Me là mạng xã hội của công ty Vinagame, thành lập từ tháng 6/2009. Kể từ khi ra mắt, Zing Me nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung của đông đảo giới trẻ. Hiện mạng này có số thành viên gấp đôi người dùng Facebook (tính ở Việt Nam). Zing Me là một tổ hợp gồm cổng thông tin giải trí, cung cấp tin tức, âm nhạc, dịch vụ mạng xã hội, chơi game, tin nhắn và cả thanh toán trực tuyến. Tính năng ưu việt của Zing Me là ứng dụng thành công web thời gian thực (real - time web) đầu tiên ở Việt Nam và có khả năng mở rộng ra quy mô lớn. Khác với nhiều mạng xã hội khác, Zing Me tập trung vào cả nội dung (content – centric) và khả năng liên kết (relationship - centric). Tháng 3-2010, Zing Me đánh dấu bước phát triển lớn bằng việc ra mắt phiên bản dành cho điện thoại di động, giúp người dùng có thể truy cập Zing Me mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, theo The Next Web, điều khiến Zing Me trở nên phổ biến hơn Facebook tại Việt Nam là dịch vụ ZingMP3, người dùng có thể nghe, tải nhạc miễn phí, và ZingPlay, một bộ sưu tập với hơn 20 game flash cỡ nhỏ. Cần phải khẳng định rằng, các mạng xã hội này không phải là bản sao của Facebook. Mỗi trang đều có những điểm riêng biệt để thu hút người sử dụng, ví dụ như vKontakte cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu hay Zing Me tập trung nhiều vào âm nhạc và trò chơi. Điểm nổi bật nữa là người dùng không bị khó chịu bởi giao diện tiếng Anh, nhất là với những thành viên chỉ thạo tiếng mẹ đẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBất ngờ với Zing Me,facebook,.docx
Luận văn liên quan