Đề tài Bệnh lý quá trình miễn dịch bệnh tiểu đường
Những biến chứng thường gặp khi không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường:
Biến chứng về mắt
Biến chứng ở chân
Biến chứng trên da
Biến chứng ở tim mạch
Biến chứng thần kinh
Biến chứng thính giác
.
50 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bệnh lý quá trình miễn dịch bệnh tiểu đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀBỆNH LÝ QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCHBỆNH TIỂU ĐƯỜNGGiảng viên hướng dẫnTS. Trần Ngọc Bích Học viên thực hiện: Lê Nguyễn Bảo Châu Trần Thị Hữu Hạnh Nguyễn Lương Trường Giang Nguyễn Thị Minh Thùy Trần Anh TríPHẦN IKHÁI NIỆM BỆNH LÝ QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCH I. BỆNH DO DUNG NẠP Khái niệm Hiện tượng cơ thể không có đáp ứng miễn dịch với một loại kháng nguyên lạ nào đó trong khi những cá thể khác cùng loài vẫn có đáp ứng miễn dịch.Nguyên nhân Một số mầm bệnh chạy trốn bằng các cơ chế đặc biệt để chống lại hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp này, một số vi khuẩn bình thường bị các đại thực bào thu nhận nhưng nó trốn tránh phương thức bị hủy diệt do thực bàoPhân loại Dung nạp miễn dịch có thể có: Đặc hiệuKhông đặc hiệuTuyệt đốiTương đối Cơ chếTrong thời kỳ bào thai, bộ máy miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết các thành phần của mình Cụ thể, theo quy luật sinh học: các dòng tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh kháng thể chống lại thành phần của cơ thể bị tiêu diệt hoặc ức chế.Dung nạp miễn dịch làm cho cơ thể hoàn toàn mất khả năng chống lại một kháng nguyên nào đóII. SUY GIẢM MIỄN DỊCH (immunodeficiency) Khái niệmTình trạng hệ miễn dịch của cơ thể sống hoạt động yếuHậu quả: cơ thể bị nhiễm trùng nặng đi đến tử vong (cơ thể sinh rất ít kháng thể đặc hiệu).SUY GIẢM MIỄN DỊCH( TT)Phân loạiSGMD thứ phát do suy dinh dưỡng:SGMD thứ phát do nhiễm trùngSGMD bẩm sinh dòng B:SGMD bẩm sinh dòng các tế bào thực bào và sản xuất bổ thểSGMD bẩm sinh dòng TSuy giảm miễn dịch mắc phảiSuy giảm miễn dịch nặng phối hợpSuy giảm miễn dịch bẩm sinhSGMD thứ phát do một số bệnh khác Suy giảm miễn dịch bẩm sinh Suy giảm miễn dịch bẩm sinh (tiên phát) là do những bất thường mang tính di truyền, tạo ra những khuyết tật trong hệ thống miễn dịch.Suy giảm miễn dịch mắc phải Là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp; hiện tượng thứ phát sau nhiều bệnh, nhất là các bệnh gây suy dinh dưỡng, nhiễm độc, ảnh hưởng của một số thuốc gây ức chế miễn dịch và do kết quả của bệnh truyền nhiễm như người nhiễm virus HIV, gia cầm nhiễm virus Gumboro.III. BỆNH QUÁ MẪN ( hypersensibility). Khái niệm Tình trạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với kháng nguyên ở mức độ quá mạnh mẽ, khác thường được biểu hiện bằng các hiện tượng bệnh lý toàn thân hay cục bộ. Nguyên nhân Do sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể, giữa kháng nguyên và lympho bào T mẫn cảm dẫn đến tổn thương và rối loạn hoạt động cho cơ thể từ mức độ nhẹ đến nặng, có thể dẫn đến tử vong. Phân loại Quá mẫn type 2Quá mẫn type 1Quá mẫn type 3Quá mẫn type 4Quá mẫn type 1 Gồm quá mẫn tức khắc và nhanh. Phản ứng quá mẫn (anaphylaxy) Là loại phản ứng nhanh, biểu hiện ở thể quá cấp tính. Phản ứng xảy ra sau khi đưa vào cơ thể một dị ứng nguyên (allergen) không qua đường tiêu hóa. Quá mẫn type 2 Quá mẫn gây tan hủy tế bào, do IgM và IgG có khả năng hoạt hóa bổ thể. Kháng nguyên có thành phần, cấu trúc của tế bào hoặc từ ngoài được gắn vào tế bào (thuốc, hóa chất). Ngoài vai trò hủy tế bào kháng nguyên của bổ thể, tế bào kháng nguyên còn có thể bị hủy tế bào K, đại thực bào, bạch cầu trung tính, ái toan nhưng với tỷ lệ thấp. Ví dụ: phản ứng truyền máu do không phù hợp nhóm máu ABO; tan huyết – vàng da ở trẻ sơ sinh do mâu thuẫn Rh giữa mẹ và thai, Quá mẫn type 3Quá mẫn do sự hình thành phức hợp miễn dịch, chúng lắng đọng ở các vị trí thuận lợi và gây bệnh tại chỗ dưới hình thức một ổ viêm đặc trưng. Ví dụ: hiện tượng Arthus (tiêm albumin trứng dưới da nhiều lần), bệnh huyết thanh, viêm cầu thận sau khi nhiễm StreptococcusQuá mẫn type 4Tương ứng với quá mẫn chậm trước đây, do đáp ứng miễn dịch quá trung gian lympho bào T (Th,Tc, Tdth) với kháng nguyên từ đó hoạt hóa đại thực bào.Quá mẫn type 4 chiếm đa số.DỊ ỨNG Dị ứng cũng là hiện tượng bệnh lý miễn dịch nhưng xảy ra chậm hơn và nhẹ nhàng hơn so với phản ứng quá mẫn. DỊ Ứng (TT)Phân loạiVị trí của kháng nguyên gây dị ứngNguồn gốcĐường xâm nhậpTính chất của dị ứngNgoại dị ứngNội dị ứngHô hấp, tiêu hóa, daKhông truyền nhiễm (thuốc, phấn hoa..)Tiếp xúcTruyền nhiễm (sẩy thai truyền nhiễm)Bị côn trùng đốtDị ứng đặc hiệuDị ứng không đặc hiệuCƠ CHẾ CỦA PHẢN ỨNG DỊ ỨNG Do sự kết hợp kháng nguyên, kháng thể để tạo thành phức hợp KN-KT, lúc đó cơ thể sản sinh một số chất trung gian sinh học: histamin, serotonin, acetylcolin, lymphokilCác chất này sẽ kích thích trung tâm điều tiết hoạt động không bình thường và gây ra các hiện tượng bệnh lý (toàn thân hay cục bộ).Bệnh huyết thanh Là hiện tượng bệnh lý miễn dịch khi tiêm vào cơ thể một số lượng lớn huyết thanh. Có hai dạng biểu hiện: * Choáng huyết thanh (shock) * Bệnh huyết thanh chính thứcChoáng huyết thanh ( shock)Thường biểu hiện ở mức độ toàn thân. Xảy ra rất nhanh chóng, biểu hiện là rối loại co thắt cơ trơn rất dữ dội; các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu suy sụp rất nhanh chóng dẫn đến khó thở, giảm huyết áp, hôn mê, đại-tiểu tiện bừa bãicuối cùng có thể chết nếu không can thiệp kịp thời. Choáng huyết thanh thường xảy ra khi tiêm truyền máu, dung dịch sinh lý, huyết thanh miễn dịch. Bệnh huyết thanh chính thứcBiểu hiện ở mức độ nhẹ hơn. Bệnh có thể xảy ra cục bộ như hiện tượng Arthus. Hoặc xảy ra ở mức độ toàn thân nhưng mức độ nhẹ hơn choáng huyết thanh và hồi phục dần sau một thời gian (vài ngày). Để tránh các bệnh huyết thanh, người ta phải xử lý huyết thanh trước khi tiêm bằng cách đun ở 50 – 60oC trong 30 phút hoặc điều chế các loại huyết thanh tinh khiết. Điều trị bệnh huyết thanh, người ta sử dụng các thuốc chống histamin như dimedren, cortizon, ephedrin,hoặc có thể tiêm trước để phòng bệnh.IV. BỆNH TỰ MIỄN DỊCHKhái niệm Xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Nguyên nhân Chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp Tuy nhiên bệnh có thể xảy ra sau: nhiễm độc, nhiễm trùng cấp, mạn; thai nghén; sang chấn tinh thần hoặc thể chất; Tác nhân vật lý như cháy nắng; ung thư; sau dùng một số thuốc nhất là corticoide.Cơ chế sinh bệnh Chưa có cơ chế nào có thể giải thích tất cả các trường hợp bệnh tự miễn, có thể cơ chế thay đổi theo bệnh.Có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa một kháng nguyên lạ với một thành phần của cơ thểDo tác động của nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chấn thương, một số tế bào của cơ thể bị tổn thương và thay đổi cấu trúc trở thành vật lạ.Một số bộ phận của cơ thể máu không tiếp xúc trực tiếp, tế bào miễn dịch không đến được.Do tổn thương hoặc suy yếu khả năng kiểm soát của chính các tế bào miễn dịchPHẦN II. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE IDịch tể học2. Nguyên nhân3. Cơ chế bệnh sinh4. Triệu chứng – Bệnh tích5. Chẩn đoán6. Kiểm soát và điều trị7. Phòng bệnh1. DỊCH TỂ HỌC1.1 Tỷ lệ mắc bệnh.1.2 Tuổi mắc bệnh.1.3 Giới tính mắc bệnh.1.1 Tỷ lệ mắc bệnhXuất hiện phổ biến ở Châu ÂuThường ở ở trẻ em từ 0 – 14 tuổi. Với tỷ lệ khoảng 57.000 ca/100.000 ca một năm ở Phần Lan, 39.000 ca/100.000 ca ở Macedonia và được thể hiện rõ hơn ở Atlas của IDF (International Diabetes Federation).1.2 Tuổi mắc bệnhThường xuất hiện với tỷ lệ cao ở tuổi dậy thì và giảm nhanh sau đó.Rất khó phát hiện bệnh ở nhóm tuổi 40 trở lên. 1.3 Giới tính mắc bệnhMột cuộc điều tra quốc tế về tỷ lệ giới tính của trẻ em bị nhiễm bệnh tiểu đường type 1 ở độ tuổi dưới 15. Các em bé gái chiếm tỷ lệ cao hơn các bé trai ở độ tuổi này. 2. NGUYÊN NHÂNDo hệ miễn dịch của cơ thể xảy ra bệnh lý, chúng phá hoại những tế bào sản xuất ra insulin trong tụy tạng (tế bào β).Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (như sự tấn công của virus, vi khuẩn,) là những yếu tố chính gây nên bệnh lý này. Tiểu đường ở người trẻ hoặc tiểu đường phụ thuộc insulin (IDDM- Insulin-dependent diabetes mellitus)Đặc trưng: sự hủy hoại tế bào β của đảo Langerhans tụy và thiếu hụt gần như tuyệt đối insulin=> dễ bị nhiễm toan ceton.Là bệnh tự miễn dịch. Tế bào β là nơi sản xuất hormone Insulin cho phép đường từ thức ăn vào cơ thể để tạo năng lượng. Nếu không có Insulin, đường sẽ tích tụ trong máu, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao gây hỏng mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể, dẫn đến nguy cơ về mắt, tim, thận3. CƠ CHẾ BỆNH SINHCó 3 yếu tố tham gia: Di truyền, môi trường, miễn dịch.Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu: khi mẹ / cha mắc tiểu đường type 1=> con có tỷ lệ mắc bệnh 1%. Khi cả cha và mẹ bị tiểu đường type 1 => con có tỷ lệ mắc bệnh 10%. Gen gây tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau.Những trẻ sinh đôi đồng hợp tử cùng trứng (monzygotic twins) bị mắc tiểu đường không đồng đều chiếm gần 50% trường hợp. Những người Ấn Độ sống ở Alaska bị tiểu đường ít hơn thân nhân của họ sinh sống ở quê nhà. =>Không phải tất cả các trường hợp là di truyền và còn có yếu tố môi trường trong biểu hiện bệnh. Yếu tố môi trường:Hậu quả của sự nhiễm trùng, nhiễm độc làm tổn thương tụy, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tế bào β tụy. Yếu tố môi trường kết hợp với tổn thương chức năng tế bào đảo tụy bao gồm virus (rubella, virus coxsackie B4), tác nhân độc hóa học, và các chất độc hủy hoại tế bào khác như hydrogen cyanide từ bột sắn hư hỏng. Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus ( virus quai bị, sởi, Coxsackie B4): Gene “nhạy cảm” nhiễm gây viêm tuyến tụy. Quá trình hoạt hóa tế bào lympho T + thâm nhiễm tiểu đảo của tuyến tụy => xuất hiện ĐƯMD qua trung gian tế bào. Các kháng thể độc tế bào này sẽ được tạo thành và phá hủy tế bào tuyến tụy.Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type I liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA - DR3, - DR4, - B8, - B15.Yếu tố miễn dịch: 1. Miễn dịch thể dịch: Đa số KT lưu hành chống lại những tế bào đảo tụy được tìm thấy ngay lúc chẩn đoán (60-90%) rồi giảm dần.Tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA: Islet Cell Autoantibody) được phát hiện trong 5 tuần đầu sau khi khởi bệnh ở 85-90% đái tháo đường type 1.> 60% KT kháng Insulin được tìm thấy trước khi điều trị Insulin.Phần lớn KT kháng tế bào đảo trực tiếp chống lại Glutamic Acid Decarboxylase (GAD hay GADA). Có sự giống hệt giữa thành phần protein của virus coxsackie chứa chuỗi 24 amino acid tương đồng với GAD65.2. Miễn dịch tế bào: Nghiên cứu trên chuột và nhờ vào kháng thể đơn dòng rối loạn tế bào lympho liên quan đến tiểu đường type 1 (giảm lympho T ức chế, và tăng tỉ lệ lympho T hỗ trợ( Th)/lympho T ức chế). 4. TRIỆU CHỨNGĐi tiểu thường xuyênRất khát nướcRất đóiSụt cân không bình thườngMệt mỏiNhững vết thương, vết bầm lâu lànhDễ nhiễm trùng Mờ mắt5. CHẨN ĐOÁNKiểm tra Hemoglobin A1C: nếu kết quả là≥ 6,5%: bệnh nhân bị tiểu đường5,7% – 6,4%: bệnh nhân bị tiền tiểu đường< 5,7%: bệnh nhân bình thườngNgười bị tiểu đường nên kiểm tra thường xuyên chỉ tiêu này, 3 – 6 tháng/lầnKiểm tra bằng phương pháp FPG (fasting plasma glucose): nếu kết quả là≥ 126 mg/dl: bệnh nhân bị tiểu đường100 – 125,99 mg/dl: bệnh nhân bị tiền tiểu đường<100 mg/dl: bệnh nhân bình thườngKiểm tra bằng phương pháp OGTT (oral glucose tolerance test): kiểm tra sau khi ăn 2 giờ, nếu kết quả là≥ 200 mg/dl: bệnh nhân bị tiểu đường140 – 199,9 mg/dl: bệnh nhân bị tiền tiểu đường<140 mg/dl: bệnh nhân bình thườngChỉ tiêu này thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2 và bệnh nhân bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai6. KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU TRỊNhững biến chứng thường gặp khi không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường:Biến chứng về mắtBiến chứng ở chânBiến chứng trên daBiến chứng ở tim mạchBiến chứng thần kinhBiến chứng thính giác....................7. PHÒNG BỆNHChế độ ăn thích hợp cho người bị tiểu đườngTập thể thaoViệc uống rượu biaHút thuốc Tự theo dõi lượng đường huyếtKhi một người đã bị bệnh tiểu đường thì nên: Chăm sóc tốt cho da, tránh lở loét hay bị thương vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm trùng.Đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày, khám răng định kỳ để phòng bệnh về nướu.Rửa sạch chân và kiểm tra chân mỗi ngày, tìm kiếm những vết cắt, vết loét, mụn nước vì đây có thể là những nguyên nhân gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Móng chân nên giũa, không nên cắt để tránh gây vết thương cho vùng da xung quanh.THANKS FOR ATTENTION
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_ly_mien_dich_benh_tieu_duong_7295.ppt