Đề tài Bệnh tim học

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà. Các chất béo bão hoà có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt khiến mức độ cholesterol tăng cao. Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này.

doc60 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bệnh tim học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hù gồm các rối loạn ngoại biên , bệnh gan, thận và tuyến giáp, 1.5. Ho và ho ra máu: Ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu: do nhĩ trái to chèn dây thần kinh quặt ngược, tăng áp lực và ứ trệ ở mao mạch phổi, hen tim, phù phổi cấp, tắc động mạch phổi ... Cũng không ngoại lệ với các trường hợp trên, khi bị ho khan hay ho ra máu người ta thường tới khám tại các chuyên khoa tai mũi họng, thậm chí một số người lầm tưởng là lao phổi. Tuy nhiên, lao phổi khi ho sẽ không liên quan tới các hoạt động gắng sức, người ta sẽ tìm thấy các tổn thương phổi khi chụp X-quang, và kết quả là dương tính với các xét nghiệm tìm khuẩn lao. Khi máu ở phổi không kịp về tim, tắc lại ở phổi làm giảm chức năng trao đổi khí của cơ thể. Máu ứ gây hiện tượng tăng tiết dịch trong phế quản, phế nang làm cho các nhung mao đường hô hấp chuyển động mạnh, tạo thành phản xạ ho. Máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang bị tổn thương còn có thể gây ra hiện tượng ho ra máu hoặc bọt có màu hồng. Vậy nên, khi xuất hiện các cơn ho khan, ho ra máu kéo dài cũng không nên bỏ qua nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 1.6 Tím tái da và niêm mạc: Do thiếu oxy và tăng HbCO2 trong máu, gặp khi có các bệnh tim bẩm sinh có luồng máu thông (shunt) từ phải sang trái (máu tĩnh mạch sang hoà vào máu động mạch). Ngoài ra còn gặp khi suy tim nặng, viêm màng ngoài tim co thắt (hội chứng Pick). 1.7 Các triệu chứng khác Ngất- lịm: Do giảm dòng máu não khi: nhịp chậm; blốc nhĩ thất độ II,III; hẹp khít lỗ van động mạch chủ; hẹp lỗ van 2 lá; hở van động mạch chủ... Bình thường, khi có cảm xúc lo lắng, hay gặp phải tình huống gay go, cảm giác hồi hộp thường xuất hiện. Tuy nhiên, cảm giác này xuất hiện ngay cả khi bạn tham gia các hoạt động cần phải gắng sức thì bạn nên lưu ý hơn với tiếng nói của “trái tim mình”. Ngoài ra, khi đang trong trạng thái bình thường, người bệnh đột nhiên ngất xỉu cũng rất đáng lo ngại. Đó có thể là do lượng máu lên não khoảng 50% so với bình thường. Tình trạng thiếu ô-xy đột ngột này là do tim không đảm bảo nhiệm vụ cung cấp máu dồi dào ô-xy lên não. Bệnh dễ bị lầm tưởng là do một vấn đề của hệ thần kinh. Bệnh nhân thường tỉnh lại nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi lạnh, mạch thường rối loạn hoặc nhanh hoặc chậm, mạch nhỏ, yếu. Bất cứ ở độ tuổi nào, khi đã bị ngất một lần, nên đi khám chuyên khoa tim mạch. Người hay cảm thấy mệt mỏi Sau khi chơi thể thao, chạy bộ hay đi lên dốc, nếu bạn cảm thấy chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi có thể do tim không cung cấp đủ máu giàu ô-xy đến các cơ quan trong cơ thể.Do đó cũng không nên bỏ qua nguy cơ bệnh tim khi thấy các dấu hiệu lạ như thế này. Đau vùng thượng vị Đau vùng thượng vị trước hoặc sau bữa ăn có thể là dấu hiệu của đau dạ dày hoặc thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, đó cũng có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim vùng sát cơ hoành. Khám phổi Nghe thấy ran ở hai đáy phổi là dấu hiệu của suy tim ứ trệ, nhưng cũng có thể do bệnh phổi khu trú gây ra. Ran tít và ran ngáy chứng tỏ bệnh phổi tắc nghẽn, nhưng cũng có thể xẩy ra do suy tim trái. Tràn dịch màng phổi với gõ đục hai đáy phổi và rì rào phế nang giảm cũng thường gặp trong suy tim ứ trệ. Mạch đập vùng trước tim Sự nhấp nhô cạnh ức thường chứng tỏ phì đại thất trái, tăng áp động mạch phổi (tâm thu > 50 mmHg) hoặc nhĩ trái to. Sự đập của mạch phổi cũng có thể nhìn thấy. Xung động mỏm thất trái nếu như kéo dài và rộng, chứng tỏ phì đại hoặc rối loạn chức năng tim. Nếu như nó rất rõ rệt nhưng không kéo dài, xung động mỏm có thể chứng tỏ quá tải thể tích hoặc cung lượng tim cao. Sự đập ở vùng trước tim thêm vào có thể phản ánh những bất thường co bóp thất trái cục bộ. Bị đau vùng trái hay giữa ngực Đau vùng trái hay đau giữa ngực là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh tim mà người bệnh có thể cảm nhận được. Các triệu chứng đau này xuất hiện thường do thiểu năng động mạch vành khiến chúng không vận chuyre đủ máu nuôi các cơ tim gây kích thích các đầu dây thần kinh gây cảm giác đau vùng trước ngực. Trên thực tế, nhiều khi ranh giới vùng bị đau và cả triệu chứng đau đôi khi không rõ ràng nên người bệnh cũng có thể bỏ qua. Đôi lúc, cảm giác lại chỉ như hơi nặng nặng phần ngực, hoặc hơi ran ran phía vai trái chứ không thật sự đau đớn. Các triệu chứng này cũng có thể biến mất nếu nghỉ ngơi một lúc. Bệnh mạch vành có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp với những cơn đau dữ dội, vã mồ hôi, mệt nhiều, và khó thở. Bị đau vai, tay trái Xuất hiện các triệu chứng đau vai tay trái dễ làm bạn liên tường tới các bệnh về xương khớp, nhưng các bệnh lý mạch vành cũng có thể gây nhứng triệu chứng đau như thế. Cảm giác đau, ran ran lan từ ngực xuống cánh tay, ngón tay, vùng cổ,cả hai bên bả vai. Chính vì lý do này, nhiều bệnh nhân không hề mảy may nghi ngờ gì về các bệnh tim mạch, để sau một thời gian, triệu chứng ngày càng diễn tiến với tần suất và cường độ tăng dần, đi khám thì bệnh đã kéo dài một thời gian, việc điều trị sẽ khó khăn hơn 2. Triệu chứng thực thể. 2.1. Triệu chứng khi nhìn: Màu sắc da, niêm mạc: tái, tím, vàng, ban đỏ vòng, xuất huyết dưới da... Ngón tay, ngón chân dùi trống: khi bị viêm màng trong tim do vi khuẩn (Osler), bệnh tim-phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh... Biến dạng lồng ngực: sụn sườn và xương ức vùng trước tim gồ cao. Tĩnh mạch cảnh nổi căng phồng, đập nảy khi suy tim phải. Động mạch cảnh đập mạnh khi hở van động mạch chủ. Vị trí mỏm tim thay đổi so với bình thường: lên cao khi thất phải to, xuống thấp khi thất trái to, ra ngoài liên sườn IV, V trên đường giữa đòn trái nếu cả 2 thất phải và thất trái đều to. Mỏm tim đập mạnh khi hở van động mạch chủ, Basedow. Không thấy mỏm tim đập khi tràn dịch màng ngoài tim. 2.2. Triệu chứng khi sờ: Sờ rung miu kết hợp bắt mạch để xác định rung miu tâm thu hay tâm trương Rung miu tâm thu là rung miu khi mạch nảy (thì tâm thu). Rung miu tâm trương là rung miu khi mạch chìm (thì tâm trương). Rung miu tâm thu ở hõm ức liên sườn II cạnh ức phải và liên sườn III cạnh ức trái gặp khi hẹp lỗ van động mạch chủ. Rung miu tâm thu ở liên sườn II cạnh ức trái do hẹp lỗ van động mạch phổi, hoặc còn ống thông động mạch. Rung miu tâm thu ở liên sườn III, IV cạnh ức trái do thông liên nhĩ, thông liên thất. Rung miu tâm thu ở mỏm tim do hở van 2 lá. Rung miu tâm trương ở mỏm tim do hẹp lỗ van 2 lá. Sờ gan: gan to, mềm; đặc điểm của gan-tim (khi chưa có xơ gan) là phản hồi gan tĩnh mạch cảnh (+). Sờ mạch (bắt mạch): đập hay không đập (nếu tắc động mạch), giảm đập (hẹp mạch), nảy nhanh xẹp nhanh (hở van động mạch chủ)... Sờ mạch thứ tự từ động mạch thái dương, động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch chủ bụng, động mạch đùi, khoeo, chày sau, chày trước... Đo huyết áp động mạch theo phương pháp Korottkoff. 2.3. Triệu chứng khi gõ: Gõ xác định vùng đục tương đối và tuyệt đối của tim, xác định các cung tim và đối chiếu với các trường hợp bình thường: Nhĩ phải giãn: gõ thấy cung dưới phải vượt ra ngoài đường cạnh ức phải ≥ 0,5-1 cm. Thất phải giãn: khi đường nối góc tâm hoành phải đến mỏm tim > 9-11 cm, mỏm tim lên cao hơn liên sườn IV-V trên đường giữa đòn trái. Thất trái giãn: cung dưới trái ra ngoài liên sườn IV-V trên đường giữa đòn trái, mỏm tim xuống dưới. Diện tim to toàn bộ (tất cả các cung tim đều lớn hơn bình thường); gặp khi tim to toàn bộ, tràn dịch màng ngoài tim... 2.4. Triệu chứng khi nghe tim: v Vị trí nghe tim (theo Luisada): Vùng van 2 lá: nghe ở mỏm tim thấy tiếng thổi do bệnh van 2 lá; có 3 chiều lan: Lan ra nách trái. Lan ra liên sườn IV cạnh ức phải. Lan ra liên sống-bả sau lưng bên trái. Vùng van động mạch chủ: nghe ở liên sườn II cạnh ức phải và nghe ở liên sườn III cạnh ức trái. Tiếng thổi tâm thu do bệnh hẹp lỗ van động mạch chủ có chiều lan lên hố thượng đòn phải và hõm ức, chiều lan xuống của tiếng thổi tâm trương do bệnh hở van động mạch chủ lan dọc bờ trái xương ức xuống mỏm tim. Vùng van động mạch phổi nghe ở liên sườn II cạnh ức trái, khi hẹp lỗ van động mạch phổi nghe được tiếng thổi tâm thu lan lên hố thượng đòn trái. Vùng van 3 lá: nghe tại mũi ức. Bệnh thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot: nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở liên sườn IV-V cạnh ức bên trái. Đảo ngược phủ tạng: các vị trí nghe tim đối xứng sang bên phải so với các vị trí đã mô tả trên đây. v Tiếng tim: Tiếng thứ nhất (T1): được tạo bởi tiếng của van 2 lá và van 3 lá đóng. Tiếng T1 đanh gặp khi bị hẹp lỗ van 2 lá; tiếng T1 mờ gặp khi hở van 2 lá, hở van 3 lá, tràn dịch màng ngoài tim... Tiếng thứ 2 (T2): được tạo bởi tiếng của van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng. Nếu 2 van này đóng không cùng lúc sẽ tạo ra tiếng T2 tách đôi. Nếu đóng cùng lúc nhưng mạnh hơn bình thường gọi là T2 đanh; gặp trong bệnh hẹp lỗ van 2 lá, tăng huyết áp động mạch... Tiếng thứ 3 sinh lý gặp ở người bình thường (T3): T3 đi sau T2, tiếng T3 được hình thành là do giai đoạn đầy máu nhanh ở đầu thì tâm trương, máu từ nhĩ xuống thất, làm buồng thất giãn ra chạm vào thành ngực gây ra T3. Tiếng T3 bệnh lý-nhịp ngựa phi: về bản chất nó được tạo thành cũng giống như T3 sinh lý, chỉ khác là gặp ở những bệnh tim nặng, buồng tin giãn to. Khi nghe thấy T1, T2 và T3 tạo thành nhịp 3 tiếng gọi là nhịp ngựa phi. Nhịp ngựa phi được chia làm 3 loại: Nhịp ngựa phi tiền tâm thu. Nhịp ngựa phi đầu tâm trương. Nhịp ngựa phi kết hợp. Tiếng lắc mở van 2 lá: nghe thấy ở mỏm tim hoặc liên sườn IV- V cạnh ức trái; gặp trong bệnh hẹp lỗ van 2 lá, van bị xơ cứng, vôi hoá nên khi mở tạo ra tiếng clắc. Tiếng clíc: gặp ở bệnh sa van 2 lá; khi đóng van 2 lá, lá van sa bị bật lên nhĩ trái, tạo ra tiếng clíc đi sau T1, rồi đến tiếng thổi tâm thu. Tiếng cọ màng ngoài tim: do viêm màng ngoài tim; nó được tạo ra khi tim co bóp, lá thành và lá tạng của màng ngoài tim cọ sát vào nhau. Còn nhiều tiếng tim bệnh lý khác: tiếng đại bác, tiếng urơi “tumor plott”... v Tiếng thổi: Khi dòng máu đi từ chỗ rộng qua chỗ hẹp rồi lại đến chỗ rộng sẽ tạo ra tiếng thổi. Cường độ tiếng thổi phụ thuộc vào độ nhớt của máu, tỷ trọng máu, tốc độ dòng máu, đường kính chỗ hẹp. * Phân chia cường độ tiếng thổi: hiện nay, người ta ước lượng và phân chia cường độ tiếng thổi thành 6 phần: + Tiếng thổi 1/6: cường độ nhẹ, chỉ chiếm một phần thì tâm thu hoặc tâm trương. + Tiếng thổi 2/6: cường độ nhẹ, nghe rõ, nhưng không lan (chỉ nghe được ở từng vùng nghe tim theo Luisada). + Tiếng thổi 3/6: cường độ trung bình, nghe rõ và đã có chiều lan vượt khỏi gianh giới từng vùng nghe tim của Luisada. + Tiếng thổi 4/6: nghe rõ, mạnh, kèm theo có thể sờ thấy rung miu; tiếng thổi có chiều lan điển hình theo các vùng nghe tim. + Tiếng thổi 5/6: sờ có rung miu, tiếng thổi lan rộng khắp lồng ngực và lan ra sau lưng. + Tiếng thổi 6/6: sờ có rung miu mạnh, tiếng thổi lan rộng khắp lồng ngực, loa ống nghe chỉ tiếp xúc nhẹ trên da ở các vùng nghe tim đã nghe rõ tiếng thổi. Trong thực tế lâm sàng, tiếng thổi 1/6 ít khi nghe được và không chắc chắn, phải dựa vào tâm thanh đồ. Tiếng thổi 5/6 và 6/6 ít gặp vì bệnh nặng, bệnh nhân tử vong sớm. Thường gặp tiếng thổi: 2/6, 3/6, 4/6. *Tiếng thổi tâm thu: khi vừa nghe vừa bắt mạch, tiếng thổi tâm thu nghe được khi mạch nảy (ở thì tâm thu). Tiếng thổi tâm thu có đặc tính như tiếng phụt hơi nước, nếu cường độ mạnh ≥ 4/6 thì kèm theo rung miu tâm thu. + Tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim: do hở van 2 lá, máu từ thất trái qua van 2 lá bị hở lên nhĩ trái (tiếng thổi thực thể do tổn thương van, tiếng thổi tâm thu cơ năng do giãn thất trái gây hở cơ năng van 2 lá). + Tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II cạnh ức phải và liên sườn III cạnh ức trái, lan lên hố thượng đòn phải hoặc hõm ức, tiếng thổi này xuất hiện là do hẹp lỗ van động mạch chủ: máu từ thất trái qua van động mạch chủ bị hẹp ra động mạch chủ. + Tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II cạnh ức trái, lan lên hố thượng đòn trái hoặc giữa xương đòn trái; tiếng thổi này xuất hiện là do hẹp lỗ van động mạch phổi: máu từ thất phải qua van động mạch phổi bị hẹp ra gốc động mạch phổi. + Tiếng thổi tâm thu ở mũi ức là do hở van 3 lá; máu từ thất phải qua van 3 lá bị hở trong thì tâm thu lên nhĩ phải; tiếng thổi có đặc điểm khi hít sâu nín thở thì cường độ tiếng thổi tăng lên. + Tiếng thổi tâm thu ở liên sườn III-IV cạnh ức trái lan ra xung quanh (hình nan hoa) của bệnh thông liên nhĩ. Tiếng thổi này xuất hiện là do máu từ nhĩ trái sang nhĩ phải, xuống thất phải, tống qua van động mạch phổi rồi lên động mạch phổi. Do lượng máu lớn nên van động mạch phổi trở thành hẹp tương đối gây ra tiếng thổi tâm thu. + Tiếng thổi tâm thu ở liên sườn IV-V cạnh ức trái do thông liên thất. Tiếng thổi này xuất hiện khi máu từ thất trái qua lỗ thông sang thất phải. * Tiếng thổi tâm trương: là tiếng thổi xuất hiện ở thời kỳ tâm trương (mạch chìm). +Tiếng thổi tâm trương ở mỏm tim do hẹp lỗ van 2 lá, được gọi là rung tâm trương: máu từ nhĩ trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp, xuống thất trái làm rung các dây chằng, trụ cơ. +Tiếng thổi tâm trương ở liên sườn II cạnh ức phải và liên sườn III cạnh ức trái do hở van động mạch chủ: máu từ động mạch chủ qua van động mạch chủ bị hở xuống thất trái. +Tiếng thổi tâm trương ở liên sườn II cạnh ức trái do hở van động mạch phổi: máu từ động mạch phổi qua van động mạch phổi bị hở về thất phải. * Tiếng thổi liên tục: là tiếng thổi ở cả thì tâm thu và tâm trương. +Tiếng thổi liên tục ở liên sườn II-III cạnh ức trái do bệnh tim bẩm sinh: tồn tại ống động mạch. Tiếng thổi liên tục phát sinh khi máu từ động mạch chủ qua ống thông động mạch sang động mạch phổi ở cả thì tâm thu và tâm trương tạo ra tiếng thổi liên tục. Đặc điểm của tiếng thổi liên tục trong bệnh này là có cường độ mạnh lên ở thì tâm thu, vì vậy được ví như tiếng “xay lúa”. +Tiếng thổi liên tục còn gặp trong bệnh thông động mạch- tĩnh mạch, do máu từ động mạch qua lỗ thông sang tĩnh mạch. Các tiếng tim và tiếng thổi Nghe tim có thể chẩn đoán được hoặc giúp cho chẩn đoán nhiều bệnh tim, kể cả suy tim. Tiếng tim thứ nhất có thể yếu trong rối loạn chức năng thất trái nặng, hoặc mạnh trong hẹp hai lá hoặc PR ngắn. Tiếng thứ hai thường tách đôi với hai thành phần (chủ trước phổi) và có thể phân tích rõ rệt hơn trong thì hít vào. Sự tách đôi của tiếng thứ hai cố định trong thông liên nhĩ, và rộng trong block nhánh phải và mất hoặc đảo ngược (tách đôi nghịch thường ) trong hẹp chủ, suy thất trái hay bloc nhánh trái. Với sự tách đôi bình thường, thành phần P2 mạnh là dấu hiệu quan trọng của tăng áp động mạch phổi. Tiếng tim thứ ba và thứ tư (nhịp ngựa phi thất và nhĩ tương ứng) chứng tỏ tăng gánh thể tích tâm thất hoặc sự trương giãn bị tổn thương và có thể nghe thấy ở vùng một trong hai tiếng thất S3 ở mỏm là một dấu hiệu bình thường ở những người trẻ và người có thai. Các dấu hiệu khác về nghe gồm tiếng rít âm sắc cao được phân loại là tiếng clắc. Chúng có thể là tiếng đầu tâm thu và tương ứng với tiếng tống máu (như van động mạch chủ hai mảnh hoặc hẹp van động mạch phổi) hoặc có thể xẩy ra giữa hoặc cuối tâm thu chứng tỏ những thay đổi thoái hóa nhầy ở van hai lá. Trong khi nhiều tiếng thổi tâm thu chứng tỏ bệnh van tim, thì một tiếng thổi tâm thu ngắn thường khu trú dọc theo bờ trái xương ức hoặc hướng xuống mỏm có thể là vô hại, phản ánh tăng lưu lượng phổi. Những tiếng thổi vô hại (cơ năng) này thay đổi theo hô hấp, giảm đi ở tư thế đứng thẳng và thường nghe thấy ở những người gầy. Tiếng thổi tâm thu và toàn tâm thu khi chúng gắn liền với tiếng thứ nhất và kéo dài suốt toàn bộ thì tâm thu hoặc tiếng thổi tống máu khi chúng bắt đầu sau tiếng thứ nhất và kết thúc sau tiếng thứ hai với đỉnh mạnh nhất ở đầu hoặc giữa kỳ tâm thu. Tiếng thổi toàn tâm thu gặp trong hở van hai lá nếu chúng nghe tối đa ở mỏm hoặc ở nách và trong hở van ba lá hoặc thông liên thất nếu như nghe rõ nhất ở cạnh ức. Tiếng thổi tâm thu động mạch chủ ngắn kèm với thành phần A2 thường gặp ở người già đặc biệt là tăng huyết áp và ngay cả khi tiếng thổi to vừa phải chúng thường phản ánh tình trạng van dầy (xơ hóa) hơn là hẹp. Sự kết hợp các tiếng thổi với sự rung có thể sờ thấy được (rung miu) luôn có ý nghĩa lâm sàng như tiếng thổi tâm trương. IV. BIẾN CHỨNG CÁC BỆNH VỀ TIM 1.Bệnh suy tim - Suy Thận: Thận bị tổn thương hay thất bại do lượng máu cung cấp cho động mạch thận giảm dần nên nó không thể đảm nhận được chức năng lọc và đào thải chất độc, muối, nước ra khỏi cơ thể.Hậu quả là cơ thể giữ lại nhiều chất lỏng và gây phù.Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài người bệnh phải đối mặt với nguy cơ suy thận. Thận bị tổn thương do suy tim có thể yêu cầu lọc máu để điều trị. - Van tim vấn đề. Các van tim, giữ cho máu chảy theo hướng phù hợp thông qua trái tim, có thể trở nên hư hỏng từ máu và sự tích tụ chất lỏng từ suy tim. - Tắc nghẽn hô hấp: Do máu ứ trệ một lượng lớn trong phổi, và xâm nhập vào các túi phế nang, ngăn cản sự trao đổi oxy và khí cacbonic khiến người bệnh có biểu hiện ho khan, khó thở, nặng ngực, rối loạn hô hấp, đôi khi ho ra bọt màu màu hồng, thậm chí là cơ phù phổi cấp. - Suy giảm chức năng gan: Tương tự thận, lượng máu tới các tĩnh mạch trong gan giảm cũng khiến suy giảm chức năng cơ bản như: thải độc, tiết mật, sản xuất các protein cần thiết cho cơ thể cuối cùng có thể dẫn tới xơ gan, viêm gan. Tổn thương gan. Suy tim có thể dẫn đến một sự tích tụ của chất lỏng, sẽ tạo áp lực quá nhiều vào gan. Điều này sao lưu chất lỏng có thể dẫn đến sẹo, làm khó khăn hơn cho gan hoạt động tốt. - Đau tim và đột quỵ: Khi tim giảm co bóp đồng nghĩa với việc máu lưu lại tại tim nhiều hơn, vì thế mà các tế bào máu có cơ hội kết tụ với nhau và hình thành cục máu đông. Cục máu đông này theo động mạch đi khắp cơ thể, làm tắc nghẽn mạch vành gây đột quỵ tim hoặc tắc mạch não gây tai biến mạch máu não. - Rối loạn tiêu hóa: Do hệ thống ruột thiếu máu tới nuôi nên chức năng tiêu hóa bin ảnh hưởng khá nhiều, điển hình là giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thưc ăn, hay hoạt chất từ thuốc điều trị người bệnh suy tim có thể gặp phải các triệu chứng như nôn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, Về lâu dài, nếu suy tim sung huyết không được điều trị hiệu quả, nó sẽ gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là sự tổn thương không phục hồi của cơ tim do thiếu máu dài ngày. Suy tim có thể đe dọa tính mạng. Nó có thể dẫn đến đột tử. 2. Bệnh thấp tim - Viêm tim: Viêm là biến chứng của bệnh thấp tim nghiêm trọng nhất. Có khoảng 41-83% số bệnh nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim. Các biểu hiện của viêm tim có thể là viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim. Viêm tim có thể biểu hiện từ thể không có triệu chứng gì đến các dấu hiệu suy tim cấp nặng hoặc tử vong. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp là: tăng nhịp tim, tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim, tim to, rối loạn nhịp, tiếng cọ màng tim, suy tim - Các tổn thương da: Có hai dạng tổn thương da xảy ra ở những người mắc bệnh thấp tim. Một trong những biến chứng của bệnh thấp tim là có cục u dưới da hay còn gọi là nốt dưới da, xuất hiện trong thời gian 2 tuần trên các bề mặt xương hoặc gần gân. Các khối u có kích thước từ vài mm đến 2 cm, cố định và không đau. Loại thứ hai trong biến chứng của bệnh thấp tim ở da là hồng ban vòng. Loại thứ hai trong biến chứng của bệnh thấp tim ở da là hồng ban vòng. Đây là một loại ban trên da bệnh nhân có màu hồng và khoảng tái ở  giữa tạo thành ban vòng. Thường không hoại tử và có xu hướng mất đi sau vài ngày. Hồng ban vòng thường xuất hiện ở thân mình, bụng, mặt trong cánh tay, đùi và không bao giờ ở mặt. - Múa giật: Múa giật là một rối loạn thần kinh vận động dẫn đến chuyển động đột ngột và không tự chủ của khuôn mặt, thân, tay và chân. Các biểu hiện ban đầu có thể là khó viết, khó nói hoặc đi lại. Các biểu hiện này thường rõ khi bệnh nhân bị xúc động hoặc thức tỉnh và mất đi khi bệnh nhân ngủ. Múa giật là một trong những biến chứng của bệnh thấp tim phát triển chậm, các triệu chứng sẽ dần dần trở nên tồi tệ hơn trong khoảng thời gian 1-2 tháng và sau đó biến mất dần sau 3-6 tháng. - Hẹp van 2 lá: Hẹp van hai lá là một biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh thấp tim. Khoảng 25% bệnh nhâ thấp tim bị hẹp van hai lá, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới. Bệnh thấp tim có thể dẫn đến đến sự dày lên của van hai lá hoặc van tim trái và vôi hóa tiến bộ bề mặt của nó, làm suy giảm lưu lượng máu từ trái tim và lâu dần sẽ dẫn tới suy tim. 3. Bệnh động mạch vành - Đau ngực (đau thắt ngực): Khi thu hẹp động mạch vành, tim có thể không nhận đủ máu khi nhu cầu là lớn nhất, đặc biệt là trong hoạt động thể chất. Cảm thấy áp lực hoặc tức ngực như có ai đó đứng trên ngực. Những đau đớn, gọi là đau thắt ngực thường được kích hoạt bởi căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. Nó thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngừng hoạt động căng thẳng. Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, đau đớn này có thể thoáng qua hoặc rõ rệt và nhận thấy ở vùng bụng, lưng hoặc cánh tay. - Khó thở. Nếu tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể, có thể khó thở phát triển hoặc mệt mỏi khi gắng sức - Đau tim: Nếu vỡ mảng bám cholesterol và một hình thức đông máu tắc nghẽn hoàn toàn động mạch tim có thể kích hoạt một cơn đau tim. Việc thiếu lưu lượng máu tới tim  có thể thiệt hại cho cơ tim. Các dấu hiệu và triệu chứng kinh điển của một cơn đau tim bao gồm áp lực ở ngực và đau lan tới vai hoặc cánh tay, đôi khi có khó thở và ra mồ hôi. Phụ nữ nhiều khả năng hơn nam giới ít trải nghiệm dấu hiệu và triệu chứng điển hình của một cơn đau tim, bao gồm buồn nôn và đau lưng hay quai hàm. Đôi khi cơn đau tim xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc các triệu chứng rõ ràng. - Suy tim: Nếu một số khu vực của tim kinh niên bị tước đoạt ôxy và chất dinh dưỡng vì lưu lượng máu giảm, hoặc nếu trái tim đã bị hư hại bởi một cơn đau tim, tim có thể trở nên quá yếu để bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tình trạng này được gọi là suy tim. - Nhịp tim bất thường (loạn nhịp): Thiếu máu cung cấp cho tim hoặc thiệt hại cho các mô tim có thể can thiệp với xung điện tim, gây nhịp tim bất thường. - Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành là nhồi máu cơ tim và đột tử. Các biến cố này thường do sự hình thành cục máu đông làm lấp tắc động mạch vành đã bị hẹp từ trước do mảng xơ vữa ở thành của động mạch vành. 4. Bệnh rối loạn nhịp tim - Đột quỵ: Loạn nhịp tim hoạt động không ổn định và dẫn tới kém hiệu quả trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này có thể gây ra ứ đọng máu trong các buồng tim và hình thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể bị vỡ, rời khỏi tim đi vào hệ thống tuần hoàn máu của cơ thể gây tắc các động machjhepj hay nguy hiển hơn là tắc cacsvi mschj của não, gây ra cơn đột quỵ. Nếu không kịp thời cấp cứu sẽ để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề, thậm chí tử vong. - Suy tim: Nhịp tim nhanh hoặc chậm khiến hoạt động bơm của tim bị giảm sứt, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy tim phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường, sự gắng sức trong thời gian dài khiến tim suy yếu và dẫn tới suy tim. - Bệnh Alzheimer: Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Intermoutain ở Salt lake City đã nghiên cứu cho thấy bệnh nhân rung nhĩ (AF) có khả năng phát triển bệnh lý suy giảm trí nhớ nhiều hơn 44% so vói bệnh nhân không bị rung nhĩ. Đặc biệt ở bệnh nhân rung nhĩ dưới 70 tuổi, khả năng phát triển bệnh Alzheimer cao hơn 130% so với bệnh nhân không mắc chứng rung nhĩ. - Ngừng tim đột ngột: Nhịp nhanh thất và rung có thể làm cho các buồng tim dưới rung động một cách dữ dôi, khiến tim mất khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Kết quả là tim ngừng đột ngột, đồng thời bệnh nhân ngừng thở và mất đi ý thức. Nếu không được điều trị ngay lập tức có thể dẫn đến tử vong. 5. Bệnh tim bẩm sinh Theo thạc sỹ – bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền, trưởng khoa tim mạch, bệnh viện nhi Trung Ương thì trường hợp này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy tim, tăng áp động mạch phổi, tím tái nặng do thiếu oxy, chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, vận động, nhiễm trùng phổi và khiến cho bệnh nhi tử vong trong quá trình phát triển. 6. Bệnh cao huyết áp * Các biến chứng tim mạch - Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành gây đau ngực do thiếu máu cơ tim, nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. - Cao huyết áp làm cơ tim phì đại (cơ tim dầy lên). - Bệnh cao huyết áp có thể gây suy tim. Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành * Các biến chứng về não - Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong (triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết). - Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mãng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não). - Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy đau đầu chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh. * Các biến chứng về thận Bệnh cao huyết áp có thể gây biến chứng dẫn tới suy thận. * Các biến chứng về mắt Gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. *Các biến chứng về mạch máu - Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người. - Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi). V. CHẨN ĐOÁN: Các xét nghiệm cần để chẩn đoán bệnh tim phụ thuộc vào những vấn đề bác sĩ nghĩ rằng có thể có. Không có vấn đề về bệnh tim, bác sĩ của bạn sẽ khám và hỏi về bệnh sử cá nhân và gia đình của bạn trước khi làm xét nghiệm. Bên cạnh đó xét nghiệm máu và chụp X-quang, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim có thể bao gồm: Điện tâm đồ (ECG). ECG ghi lại các tín hiệu điện và có thể giúp bác sĩ phát hiện bất thường trong nhịp điệu và cấu trúc của trái tim của bạn. Bạn có thể có một ECG trong khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc khi tập thể dục (căng thẳng điện). Theo dõi Holter. Màn hình Holter là một thiết bị di động, bạn mặc để ghi lại một ECG liên tục, thường là từ 24 đến 72 giờ. Theo dõi Holter được sử dụng để phát hiện nhịp tim bất thường mà không được tìm thấy trong đợt kiểm tra điện tâm đồ thường xuyên. Siêu âm tim. Sự kiểm tra này không xâm lấn, trong đó bao gồm siêu âm ngực của bạn, cho thấy hình ảnh chi tiết của cấu trúc của trái tim của bạn và chức năng.Sóng siêu âm được truyền đi, và tiếng vang được ghi lại với một thiết bị chuyển đổi bên ngoài cơ thể. Một máy tính sử dụng thông tin từ các bộ chuyển đổi để tạo ra hình ảnh chuyển động trên màn hình video. Trong một số trường hợp hình ảnh từ siêu âm tim qua thành ngực không rõ, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm tim qua thực quản. Trong kiểm tra này,   ống thông có bộ chuyển đổi nhỏ như ngón tay trỏ, dẫn xuống cổ họng. Các bộ chuyển đổi sẽ truyền tải hình ảnh của tim đến một màn hình máy tính. Đặt ống thông tim. Trong thử nghiệm này, một ống được đưa vào tĩnh mạch hoặc động mạch ở chân (háng) hoặc cánh tay. Một ống sau đó đưa vào vỏ bọc này. Nhờ hình ảnh X quang trên màn hình, bác sĩ dẫn ống thông trong động mạch đến tim. Áp lực trong buồng tim có thể được đo, và chất nhuộm có thể được tiêm. Thuốc nhuộm có thể được nhìn thấy trên tia X, giúp bác sĩ nhìn thấy để kiểm tra lưu lượng máu qua tim, mạch máu và các van bất thường. Sinh thiết. Đôi khi, sinh thiết tim sẽ được thực hiện như một phần của thông tim, đặc biệt là nếu bác sĩ nghi ngờ có viêm tim và đã không thể xác nhận với các xét nghiệm khác. Trong sinh thiết tim, mẫu nhỏ mô tim được lấy ra qua ống thông và được gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm. Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan). Xét nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra các rối loạn nhịp tim hoặc cấu trúc tim. Trong CT scan tim, nằm trên bàn bên trong máy. Ống X quang bên trong máy quay xung quanh cơ thể và thu thập hình ảnh của tim và ngực. Một số máy tìm sự tích tụ canxi trong động mạch, có thể cho thấy đang có nguy cơ bị đau tim. Tuy nhiên, CT không nên dùng cho hầu hết mọi người, khi các thông tin mà nó cung cấp thường không hữu ích. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Trong MRI tim, nằm trên bàn bên trong máy giống như ống tạo ra từ trường. Từ trường gắn các hạt nguyên tử trong một số tế bào. Khi sóng radio được phát sóng đối với các hạt liên kết, sản xuất ra tín hiệu thay đổi tùy theo loại mô. Hình ảnh của tim được tạo ra từ các tín hiệu này, trong đó bác sĩ sẽ xem xét giúp xác định nguyên nhân của tình trạng tim. VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC Phương pháp điều trị bệnh tim khác nhau. Có thể cần thay đổi lối sống, thuốc men, phẫu thuật hay thủ thuật y khoa khác như là một phần của điều trị. 1. Điều trị bệnh tim do mạch máu Mục tiêu điều trị các bệnh về động mạch (bệnh tim mạch) thường mở động mạch bị thu hẹp gây ra các triệu chứng. Phổ biến là bệnh động mạch ngoại biên, động mạch chủ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn động mạch, điều trị có thể bao gồm: Thay đổi lối sống. Cho dù bệnh tim là nhẹ hay nặng, rất có thể bác sĩ sẽ khuyên nên thay đổi lối sống như một phần của điều trị. Thay đổi lối sống bao gồm ăn ít chất béo, ít natri, ít nhất 30 phút tập luyện vừa phải trên hầu hết các ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế lượng rượu uống. Thuốc. Nếu chỉ thay đổi lối sống là không đủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim. Điều này có thể bao gồm các thuốc hạ huyết áp, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, các chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn beta, thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như liệu pháp aspirin hàng ngày, hoặc thuốc hạ cholesterol như statins hay fibrates. Thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật. Nếu thuốc không đủ, có thể bác sĩ sẽ khuyên  nên tiến hành thủ thuật cụ thể hoặc phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn trong tim. Một thủ thuật phổ biến là nong mạch vành, được thực hiện bằng cách đặt ống thông trong động mạch ở cánh tay hay háng và luồn một quả bóng nhỏ đến động mạch bị tắc và bơm để mở lại động mạch. Một cuộn dây kim loại nhỏ gọi là ống đỡ động mạch (stent) thường được đặt trong động mạch trong nong mạch tim. Ống đỡ động mạch này giúp giữ cho động mạch mở. Thủ thuật này được tiến hành qua da, chỉ cần phải gây tê tại chỗ, mà không cần gây mê. Thời gian làm thủ thuật có thể kéo dài từ 45 cho đến 120 phút, tùy từng trường hợp. Kỹ thuật đặt stent động mạch vành Đôi khi, một thủ thuật xâm lấn hơn, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là cần thiết. Trong thủ thuật này, phần bị động mạch và tĩnh mạch từ một phần khác của cơ thể được lấy ra - thường là chân - thay thế phần bị bệnh của động mạch vành. 2. Điều trị bệnh tim do rối loạn nhịp tim Tuỳ theo mức độ của tình trạng, bác sĩ chỉ đơn giản có thể đề nghị nghiệm pháp hoặc thuốc để điều chỉnh nhịp tim không đều. Cũng có thể sẽ cần một thiết bị y tế hoặc phẫu thuật nếu tình trạng nghiêm trọng hơn. Vagus nerve Tập dây phế vị. Có thể ngăn chặn một số rối loạn nhịp tim bằng cách sử dụng diễn tập cụ thể, trong đó bao gồm giữ hơi thở và thở chậm, ngâm mặt trong nước đá, hoặc ho. Bác sĩ có thể khuyên thủ thuật khác để làm chậm nhịp tim nhanh. Các cuộc thủ thuật ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh điều khiển nhịp tim (dây thần kinh vagal), thường gây ra nhịp tim chậm. Không tìm kiếm bất kỳ thao tác nào mà không nói chuyện với bác sĩ trước. Thuốc. Những người có nhịp tim nhanh có thể đáp ứng tốt với thuốc chống loạn nhịp. Mặc dù không chữa dứt được vấn đề, có thể làm giảm cơn đau tim do tim đập nhanh hoặc làm chậm xuống khi xảy ra. Một số thuốc có thể làm chậm nhịp tim quá mức và có thể cần máy tạo nhịp tim. Điều quan trọng là dùng thuốc chống loạn nhịp chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng. Bảng thuốc chống loạn nhịp tim chia làm 4 nhóm theo phân loại của Vaughan- William. Nhóm Hiệu quả tác dụng Thời gian tái cực Thuốc đại diện I IA IB IC Ức chế kênh Na+ + + + +++ Kéo dài Rút ngắn Không đổi Quinidin Disopyramide Procainamide Lidocain Phenytoin Mexiletine Tocainide Flecainide Propafenon Moricizin II Pha 4 Không đổi Ức chế bêta III Ức chế kênh K+ Kéo dài rõ rệt Amiodarone Sotalol Bretylium IV Ức chế kênh chậm Ca++ Không đổi Verapamil Diltiazem Thuốc khác Adenosine Digitalis Thủ thuật y tế. Hai thủ thuật phổ biến để điều trị rối loạn nhịp tim là sốc điện và cắt bỏ. Trong loạn nhịp tim, sốc điện được sử dụng để thiết lập lại nhịp tim thường xuyên. Thông thường được thực hiện với cực điện đặt trên ngực, có thể cung cấp một cú sốc điện. Cho dùng thuốc an thần trong quá trình thủ tục này, nên không thấy đau. Trong cắt bỏ, ống thông được luồn qua mạch máu đến bên trong tim. Các điện cực tiêu diệt (cắt bỏ) điểm nhỏ mô tim, nơi tạo ra chứng loạn nhịp tim. Máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim được cấy dưới da (ICD). Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên nên có máy tạo nhịp tim hoặc cấy máy khử rung để điều chỉnh nhịp tim. Máy tạo nhịp phát ra xung điện để làm nhanh nhịp tim nếu nó quá chậm, và ICD có thể làm đúng khi nhịp tim nhanh hoặc hỗn loạn bằng cách sử dụng xung điện. Phẫu thuật để cấy ghép mỗi thiết bị là tương đối nhỏ, và thường chỉ đòi hỏi một vài ngày hồi phục. Phẫu thuật. Đối với chứng loạn nhịp tim nặng, hoặc cho những người có nguyên nhân tiềm ẩn như khuyết tật tim, phẫu thuật có thể là một lựa chọn. Bởi vì các ca phẫu thuật để sửa chữa rối loạn nhịp tim phẫu thuật mở đôi khi cần nhiều tháng để phục hồi, phẫu thuật thường là một lựa chọn điều trị cuối cùng. Bảng giải phẫu hệ thống dẫn truyền Mô dẫn truyền Vị trí Động mạch vành nuôi Nhánh động mạch vành Nút xoang   1,5 x 2-3mm Chổ nối nhĩ phải và tĩnh mạch chủ dưới Động mạch vành: Phải (60%) hoặc động mạch mũ (40%) Động mạch nút xoang Nút AV Đáy vách liên nhĩ trên vòng van 3 lá trước xoang vành Động mạch vành: Xuống sau (80%), Mạch vành (T) (20%) Động mạch nút AV Bó His Xuất phát từ nút AV phía trên vách liên thất Động mạch vành phải Động mạch vành trái Động mạch nút và nhánh xuống trái Nhánh phải Phía trước vách liên thất thất phải Động mạch vành trái Xuống trước Trái Nhánh trái:      Bó trước      Bó sau Trước vách liên thất trái Sau vách liên thất trái Động mạch vành trái Động mạch vành phải Động mạch vành trái Động mạch xuống thất trái Động mạch xuống sau Động mạch xuống thất trái 3. Điều trị bệnh tim do dị tật tim Một số khuyết tật tim là nhỏ và không cần điều trị, trong khi những người khác có thể yêu cầu kiểm tra thường xuyên, ngay cả khi dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào khiếm khuyết và mức độ nghiêm trọng, điều trị có thể bao gồm: Thuốc. Một số khuyết tật tim bẩm sinh nhẹ, đặc biệt là những người tìm thấy sau thời thơ ấu hay tuổi trưởng thành, có thể được điều trị bằng thuốc trợ giúp các hoạt động tim hiệu quả hơn. Thủ thuật sử dụng ống thông. Một số người có dị tật bẩm sinh tim được sửa chữa bằng cách sử dụng kỹ thuật đặt ống thông, cho phép sửa chữa mà không cần phẫu thuật mở lồng ngực và tim. Thủ tục thực hiện bằng cách sử dụng ống thông, các bác sĩ đưa một ống nhỏ (catheter) vào mạch máu ở chân và dẫn nó vào tim với sự giúp đỡ của hình ảnh X quang. Khi ống thông được đặt tại nơi khiếm khuyết, các dụng cụ nhỏ được luồn qua ống thông đến tim để sửa chữa các khiếm khuyết. Phẫu thuật tim mở. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật tim mở để cố gắng sửa chữa khuyết tật tim. Những ca phẫu thuật đôi khi đòi hỏi phải có thời gian phục hồi lâu dài. Có thể sẽ cần phẫu thuật lại trong vài năm để tiếp tục sửa chữa. Cấy ghép tim. Nếu khiếm khuyết tim nghiêm trọng có thể không sửa chữa được, ghép tim có thể là một lựa chọn. Ví dụ điều trị một số bệnh thường gặp: SThông liên nhĩ: Đây là loại có luồng thông chiều trái phải do áp lực nhĩ trái cao hơn. Độ lớn của shunt tuỳ thuộc vào kích thước của lỗ và sức cản tiểu động mạch phổi. Mặc dầu lưu lượng shunt lớn nhưng áp lực động mạch phổi không tăng hoặc là tăng ít. Quá tải thể tích làm giãn buồng tim phải và mạch máu phổi. Ngược lại buồng tim trái cũng như động mạch chủ kích thước lại nhỏ. Về sau tiểu động mạch phổi bị tổn thương (viêm tăng sinh nội mạc, thuyên tắc) sẽ làm tăng sức cản đưa tới tăng áp phổi và thể tích shunt giảm. Cuối cùng khi áp lực buồng tim phải tăng quá sẽ làm đảo shunt và người bệnh sẽ có tím. Nội khoa: Chỉ có vai trò tương đối nhất là khi chưa có chỉ định phẫu thuật như: Điều trị bội nhiễm phổi. Điều trị rối loạn nhịp khi có rung nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất. Điều trị suy tim. Điều trị phòng chống tắc mạch. Đóng lỗ thông liên nhĩ bằng ống thông đưa một dụng cụ gọi là dù đôi đưa vào lỗ thông để bít là một thủ thuật được các nhà nội tim mạch thực hiện. Ngoại khoa: Bằng phẫu thuật tuần hoàn ngoài cơ thể, đóng lỗ thông liên nhĩ bằng cách khâu trực tiếp hay bằng miếng vá tổng hợp. Thông nhĩ có thể tự đóng. Chỉ định phẫu thuật: Tuổi phẫu thuật thay đổi có tác giả cho nên mỗ ở tuồi đi học từ 3- 5, hoặc có thể mỗ ở tuổi từ 15 -20 tuy vậy nhìn chung chỉ định phẫu thuật thông nhĩ thường không khẩn cấp như thông thất vì biến chứng tăng áp phổi thường xẩy ra muộn hơn. Có nghiên cứu cho người lớn tuổi mới phát hiện cũng nên mổ. Chỉ định thường thống nhất khi: Chỉ số dòng máu phổi/ chỉ số dòng máu động mạch toàn thể. Chưa đổi shunt (nồng độ O2 bảo hòa động mạch (92% hoặc sức cản ĐMP < 15 đơn vị Woods/m2 cơ thể). Không phẫu thuật khi: Áp lực động mạch phổi đo bằng Doppler gần bằng áp lực mạch hệ thống, luồng thông rất ít và 2 chiều, độ bảo hoà O2 lúc nghĩ dưới 92% và giảm hơn khi gắng sức. (Viện tim TP Hồ chí Minh) SThông liên thất (TLT): Do áp lực thất trái cao hơn áp lực thất phải cho nên sẽ có shunt trái phải qua vách liên thất. Độ lớn của shunt tuỳ thuộc váo kích thước lỗ thông và sức cản tiểu động mạch phổi. Ở trẻ em đường kính lỗ thông >1,2cm2 /m2 cơ thể (hoặc >1/2 lỗ van động mạch chủ) thì không còn chênh áp giữa hai buồng thất và cho thể tích shunt lớn nếu sức cản phổi thấp tạo tăng áp phổi “ cung lượng “. Lỗ thông có thể tự đóng theo thời gian hoặc là shunt sẽ giảm (hay cải thiện lúc 2 tuổi) do tăng đường kính lỗ van động mạch chủ. Về nội khoa nói chung cần điều trị các biến chứng của TLT như suy tim, bội nhiễm phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Phẫu thuật trẻ sơ sinh thường có tử vong cao 10-20% so với trẻ lớn 2%. Thông liên thất cũng có thể tự đóng, các trường hợp nặng để lâu dễ chuyển sang hội chứng Eisenmenger khó khăn khi phẫu thuật. * Thông thất có lỗ thông nhỏ, shunt nhỏ: Không có chỉ định ngoại khoa vì bệnh nhân thích nghi tốt. Chỉ cần dự phòng nhiễm trùng nội tâm mạc. Tuy vậy TLT lỗ nhỏ có kèm hở van động mạch chủ (hội chứng Laubry - Pezzi) dù nhẹ cũng nên mổ sớm. * Thông thất lớn, shunt trái - phải lớn (thông liên thất nhóm II): Chiếm 50%. Nội khoa giúp điều trị các biến chứng hai khi bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị chủ yếu ngoại khoa với tuần hoàn ngoài cơ thể, bằng cách dùng miếng vá nhân tạo. Nguy cơ tử vong từ 1-2% trong thể nhẹ và < 10% trong thể nặng. Tai biến phẫu thuật thường gặp do tổn thương bó His gây bloc nhĩ thất hay bloc nhánh. Chỉ định: Nên đặt vấn đề sớm tuổi từ 2 -10, chỉ số áp lực động mạch phổi/ áp lực động mạch toàn thể (0.75 kèm theo suy tim cần phẫu thuật ngay. SCòn ống động mạch (COĐM): Ống động mạch tạo shunt trái phải. Nếu shunt lớn áp lực ngang bằng hai bên hệ tuần hoàn. Tăng áp nhĩ trái và tĩnh mạch phổi gây co thắt tiểu động mạch phổi phản xạ trong thời gian dài có thể hồi phục làm giảm bớt lưu lượng shunt. Lâu ngày sức cản tiểu động mạch tăng thực thể không hồi phục và tiến tới đảo shunt hoặc là mất shunt. Tất cả bệnh nhân COĐM nếu không tự đóng được cần chỉ định phẫu thuật do có nhiều nguy cơ nếu không giải quyết như: viêm nội tâm nhiễm trùng, suy tim trái, tăng áp phổi, vôi hoá ống động mạch. Nội khoa: Ở trẻ sơ sinh và còn bú có thể dùng indometacine (Indocid) 25mgx 1-2 viên/ngày 1 tháng làm đóng lại ống động mạch do thuốc ức chế tác dụng co thắt của Prostacycline. Có tác giả sử dụng Aspirine cũng có kết quả. Nếu không có kết quả Ngoại khoa: Bằng thủ thuật cắt buộc hay nút lỗ thông nếu lỗ thông đường kính dưới 5mm và trẻ (8kg. Áp dụng phẫu thuật với tuổi từ 1-2 tuổi nhưng có thể lớn hơn nhưng chưa đổi shunt. Tỷ lệ nguy cơ tử vong khi phẫu thuật từ 1-2% do suy tim, Osler. Theo Kirklin tất cả COĐM có triệu chứng hoặc trẻ không lớn dù đã điều trị nội khoa tích cực có thể phẫu thuật ở bất kỳ tuổi nào. -Còn ống động mạch với shunt lớn và tăng áp phổi nhẹ: Điều trị ngoại khoa: Cắt buộc. Nguy cơ tử vong cao hơn so với nhóm trên. -Còn ống động mạch với shunt nhỏ và tăng áp lực phổi nặng. Điều trị: Chỉ định phẫu thuật cần bàn cải. Nếu sức cản áp lực phổi trên 10 đv /m2, không còn chỉ định phẫu thuật. Nếu sức cản mạch phổi thấp hơn nhưng ống động mạch ngắn, vôi hoá nhiều nên phẫu thuật tim hở tránh vỡ động mạch khi kẹp trong phẫu thuật kín. STứ chứng Fallot: bao gồm 4 chứng là hẹp động mạch phổi, thông liên thất, động mạch chủ lệch sang phải, dày thất phải đồng tâm. Lâm sàng tím ngón tay chân dùi trống, trẻ em khi mệt hay ngồi xổm, khó thở ngất co giật. Nghe có thổi tâm thu cường độ mạnh thô ráp ở khoảng liên sườn 3 cạnh ức do hẹp động mạch phổi. Tiếng T2 giảm cường độ hoặc là mất Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất Nội khoa: Điều trị chỉ có tính tạm thời, làm bớt các triệu chứng chuẩn bị cho phẫu thuật. Giảm sự tống máu thất phải bằng các thuốc ức chế bêta như propanolol 40mg x 1 v uống. Cho thuốc chống đông hay chống ngưng tập tiểu cầu như Aspirine 0.25g/ ngày. Trẻ sơ sinh có tuần hoàn phổi không đủ có thể chuyền prostaglandine E1 để giữ ống động mạch mở. Tất cả trẻ có dung tích hống cầu cao cần cho thêm viên sắt uống. Chống cơn thiếu Oxy kịch phát: cho nằm đầu thấp gối - ngực, O2, Morphine 1ctg 0.01-0.1 mg/kg TB, truyền natri bicarbonate. Ngoại khoa: Có thể phẫu thuật tạm thời hoặc phẫu thuật sửa chữa. Tuổi lý tưởng để phẫu thuật sửa chữa hay tận gốc (vá lỗ thông thất bằng mảnh ghép và sửa chữa hẹp ĐMP rộng ra) là 2 tuổi. Để chậm tuổi lớn sẽ có nhiều biến chứng sau mổ. SHẹp động mạch phổi Nội khoa: Ít có tác dụng. Được coi nhẹ khi độ chênh áp lực thất phải/ ĐMP (25 mmHg, nặng khi độ chênh từ 25-50 mmHg. Can thiệp càng chậm càng hẹp nặng hơn do phì đại vùng phễu. Có thể áp dụng phương pháp nông van thay cho phẫu thuật mở. Hiện nay chỉ định nong bóng qua da nhưng có giá trị cao nếu tuổi nhỏ. Đây là phương pháp chọn lọc, tử vong hầu như không có. Ngoại khoa: Chỉ áp dụng khi không nong van qua da được. Khi áp lực thất phải cao hơn áp lực động mạch phổi trên 50 mmHg. Phẫu thuật tạo van động mạch phổi hai lá có kèm theo hay không sửa chữa phễu phổi. Khi có suy tim phải tỉ lệ tử vong cao trên 14%. SHẹp eo động mạch chủ Ngoại khoa: Cần đặt vấn đề phẫu thuật ngay khi bệnh nhân còn chịu đựng được. Tuổi lý tưởng là từ 10 -15 tuổi, về sau nguy cơ cao do bị xơ vữa phối hợp. Nguy cơ tử vong dưới 5%. Phẫu thuật bằng cách nối tận hoặc bắt cầu nối bằng ống nhân tạo. SPhức hợp và hội chứng EISENMENGER: bao gồm các chứng như thông liên thất cao, động mạch chủ xuất phát từ chỗ thông liên thất có thể có cưỡi ngựa, dày thất phải, giãn động mạch phổi. Nội khoa: Điều trị biến chứng suy tim: O2, trợ tim, lợi tiểu... Ngoại khoa: Không có chỉ định phẫu thuật ngoại trừ thay tim 4. Điều trị bệnh tim do cơ tim Điều trị bệnh cơ tim khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh cơ tim và mức độ nghiêm trọng. Phổ biến là bệnh tim mạch vành. Phương pháp điều trị có thể bao gồm: Thuốc. Bác sĩ có thể kê toa thuốc có thể cải thiện khả năng bơm của tim, chẳng hạn như chất ức chế ACE hoặc chẹn thụ thể angiotensin II. Beta blockers, làm cho tim đập chậm hơn, giúp giảm căng thẳng trên tim. Thiết bị y tế. Nếu có bệnh cơ tim giãn nở, điều trị có thể bao gồm máy tạo nhịp tim đặc biệt tạo cơn co tâm thất trái và phải, nâng cao khả năng bơm của tim. Nếu có nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng, máy khử rung tim được cấy dưới da (ICD) có thể là một lựa chọn. ICD là các thiết bị nhỏ cấy vào ngực để liên tục theo dõi nhịp tim và cung cấp những cú sốc điện khi cần thiết để kiểm soát tim đập bất thường, tim đập nhanh. Các thiết bị cũng có thể làm việc như máy tạo nhịp. Máy tạo nhịp tim được cấy dưới da vùng gần tim Cấy ghép tim. Nếu có bệnh tim nghiêm trọng và thuốc không thể kiểm soát các triệu chứng, cấy ghép tim có thể cần thiết. 5. Điều trị các bệnh tim do nhiễm trùng tim Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng tim như viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim thường là thuốc men, có thể bao gồm: Thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng là do một loại vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch 2 - 6 tuần, tùy thuộc vào mức nhiễm trùng. ­Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh, một hay nhiều loại khóang sinh phối hợp sẽ được dùng để điều trị viêm màng trong tim do vi khuẩn.  Bác sĩ cho dùng kháng sinh(ví dụ như penicillin) trong khoảng 4-6 tuần. Lúc đầu, có thể bác sĩ sẽ truyền kháng sinh vào người bạn qua đường tĩnh mạch. Sau đó, bạn sẽ có thể uống kháng sinh tại nhà.Các ca nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật thay van tim. ­Sốt thấp khớp Bệnh nhân sốt thấp khớp sẽ được điều trị bằng kháng sinh để loại trừ khuẩn cầu chuỗi còn ký sinh trong tim. Những bệnh nhân này có thể được cho dùng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan, và được điều trị bằng aspirin hoặc các loại thuốc như hóc môn kháng viêm và dị ứng. Các loại thuốc để điều chỉnh nhịp tim. Nếu sự lây nhiễm đã ảnh hưởng đến nhịp tim, bác sĩ có thể kê toa thuốc như thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc chẹn beta để giúp bình thường hóa nhịp tim. Nếu bệnh tim gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể cần phải phẫu thuật để sửa chữa phần hư hỏng của tim. 6. Điều trị bệnh tim do van tim Mặc dù phương pháp điều trị cho các bệnh van tim có thể thay đổi tùy thuộc vào van bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, lựa chọn điều trị thường bao gồm: Thuốc. Có thể bệnh van tim nhẹ, có thể được quản lý chỉ bằng thuốc. Thông thường, thuốc được quy định cho các bệnh van tim bao gồm thuốc để mở các mạch máu (thuốc giãn mạch), thuốc hạ cholesterol (statin), thuốc làm giảm khả năng giữ nước (lợi tiểu), và thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu). Sửa van bằng bóng. Thủ tục này đôi khi được dùng như là thủ tục điều trị hẹp van. Trong thủ tục này, một ống nhỏ thông qua tĩnh mạch ở chân và đến tim. Bóng được đưa vào nơi van hẹp. Bác sĩ sau đó bơm bóng, mở van hẹp. Phẫu thuật sửa chữa van hoặc thay thế. Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể cần phải phẫu thuật để sửa chữa tình trạng này. Bác sĩ có thể sửa chữa van. Nếu van không thể được sửa chữa, có thể được thay thế bằng van làm bằng vật liệu tổng hợp. VI. PHÒNG TRÁNH BỆNH TIM: 1. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá Các chất dinh duỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm của chúng đối với mạch máu. Đồng thời, chúng giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Những loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như cam, chuối và nấm cũng có rất nhiều kali giúp điều hoà huyết áp. Các bác sĩ khuyến nghị bạn nên ăn 5-9 phần ăn trái cây và rau quả (ba loại rau và 2 loại trái cây khác nhau) mỗi ngày nhằm bảo đảm cung cấp sự cân bằng các chất dinh duỡng mà cơ thể cần. Ngoài ra, bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống của bạn 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3, tăng khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách làm giảm huyết áp và triglycerides của bạn. 2. Cắt giảm các chất béo có hại Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà. Các chất béo bão hoà có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt khiến mức độ cholesterol tăng cao. Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này. 3. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên Hãy kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu, và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, huyết áp định kì để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình. Với những bệnh liên quan đến tim mạch có phần nhiều yếu tố là do di truyền thì càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm. 4. Có lối sống lành mạnh, giảm stress, chăm luyện tập thể dục, vận động Tập thể dục có thể làm tăng lipoprotein mật độ cao (thường được gọi là cholesterol "tốt"), và giảm lipoprotein mật độ thấp - cholesterol "xấu". Không vận động cơ thể đưa tới tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì là những rủi ro của bệnh tim mạch. Vận động có thể giảm thiểu các rủi ro này. Khi stress, tuyến thượng thận sẽ sản xuất nhiều adrenalin để giúp cơ thể tự phòng. Nhưng nếu stress liên tục, cơ thể sẽ suy yếu trong đó có trái tim. Ngược lại, giảm lo âu căng thẳng sẽ giúp giảm thiểu cơn đau tim hoặc tử vong. 5. Không hút thuốc, rượu bia Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành 2- 4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và dày máu khiến nhiều khả năng bị đông máu, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim. Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ bị “hút thuốc thụ động”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn. Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Heart Disease Overview_ Karen Larson, MD, Stanley J. Swierzewski, III, MD _ Published: 09 Feb 2006. CDC. Million Hearts ™: strategies to reduce the incidence of risk factors for cardiovascular disease top. United States, 2011. MMWR 2011; 60 (36): 1248-1251. Tổng quan về bệnh động mạch ngoại biên _ Bs.Đào Danh Vĩnh_07 Tháng 5,2014. Các bệnh tim mạch thường gặp _ PGS.Ts. Nguyễn Hoài Nam_02 tháng 11,2012. Phòng Tránh Bệnh Tim Mạch_Bác sĩ Nguyễn Ý - Ðức. The Diagnosis and Treatment of Heart Disease: Practical Points for Students and Practitioners, Edward Mansfield Brockbank, H. K. Lewis & Company, Limited, 1916  J Ngoài ra nhóm còn tìm thấy một đoạn video về phương pháp hiện đại loại bỏ những mảng xơ vữa động mạch bằng máy móc: https://www.youtube.com/watch?v=QmZo3I5Rxn8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbenh_tim_hoc_thu_6_tiet_3_4_5667.doc
Luận văn liên quan