Đề tài Biến đổi cơ cấu kinh tế - Xã hội Việt Nam 1945 – 1995

A. Mở đầu 1954 – 1975 là một thời kì đặc biệt trong lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Với hiệp định Giơnevơ, sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta vẫn chưa dừng lại ở mốc năm 1954. Do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc (tới vĩ tuyến 17) đã hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ ở hai miền, vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. Bàn về vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước”. Trong những năm tháng hào hùng cả dân tộc chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã làm trọn nhiệm vụ của hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược tới thắng lợi cuối cùng. Sức mạnh vô địch của miền Bắc xuất phát từ những biến đổi nội tại bên trong của xã hội trên một nền tảng của xã hội mới, con người mới vừa được giải phóng khỏi chế độ thực dân phong kiến. Đặc biệt, dưới tác động của phương hướng xây dựng nền kinh tế mới đã làm cơ cấu giai cấp – xã hội miền Bắc nhanh chóng biến đổi góp phần tạo nên sức mạnh cho hậu phương miền Bắc thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện của mình. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội gắn liền với từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa của miền Bắc. Mặc dù mô hình cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc mang đậm tính chủ quan, không bình thường nhưng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mô hình đó đã đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng cả nước tiến lên dành thắng lợi cuối cùng. Nhưng khi đất nước bước ra khỏi chiến tranh, nó lại là nhân tố cản trở kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, nó để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu trong quá trình Đổi mới ở nước ta ngày nay. B. Nội dung I. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 - 1975 1. Khái quát cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trước 1954 Nhìn chung, cơ cấu xã hội Việt Nam trước năm 1954 khá phức tạp bởi sự phát triển không bình thường của xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa và bởi tính khác biệt của nền kinh tế - xã hội hai vùng đối lập nhau trong chiến tranh. Nhưng xét tới cùng thì cơ cấu xã hội Việt Nam trước 1954 là vẫn nằm trong khuôn khổ cơ cấu xã hội nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi chiến tranh. Về tổng số dân, sau tháng 7 – 1954, trên đại bàn miền Bắc có 13 triệu người[1] thuộc hàng chục dân tộc khác nhau sinh sống, nhưng đông nhất là người Kinh chiếm hơn 85% dân số. Nhưng, dân cư phân bố không đều giữa các vùng. Trong 13 triệu dân thì có khoảng 12 triệu sống ở vùng nông thôn và chỉ gần 1 triệu người cư trú ở địa bàn đô thị, chủ yếu là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Ngoài ra, dân cư cũng tập trung đông ở vùng đồng bằng, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ với hơn 8 triệu người sinh sống mà chủ yếu là người Kinh. Ngược lại, vùng núi có diện tích rất lớn thì lại thưa dân, chỉ có các dân tộc thiểu số sống. Mật độ dân sốmiền Bắc trong nửa sau thập kỉ 50 khoảng 85 người/km2. Do đặc điểm phân bố dân cư không đều nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi có mật độ dân số đông nhất, trên 400 người/km2, riêng Thái Bình lên tới 864 người/km2. Trong khi đó, các tỉnh thuộc vùng núi thì dân cư thưa thớt: Bắc Cạn, có 16 người/km2; khu tự trị Mèo, chỉ có 13 người/km2[2]. Tỉ lệ nam và nữ ở miền Bắc thời kì này xấp xỉ bằng nhau, thậm chí có thời điểm vào giữa thập kỉ 50, nữ chiếm hơn 51% tổng dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp do tỉ lệ tử cao. Tuổi thọ trung bình của người dân thấp, 45 tuổi (trước cách mạng tháng Tám năm 1945). Về tôn giáo, ở miền Bắc, đa số nhân dân, nhất là người Kinh theo Phật giáo[3], sau đó là Thiên chúa giáo, ngoài ra còn có một số đạo khác. Địa bàn cư trú của cư dân miền Bắc bao gồm hai khu vực: nông thôn và thành thị. Trong đó vùng nông thôn chiếm tỉ lệ tuyệt đối (92,6% vào giữa thập kỉ 50; 90,7% vào năm 1959). Trên 95% tổng số dân sống ở nông thôn là nông dân, với khoảng 2.700.000 hộ. Như vậy, trung bình mỗi hộ ở nông thôn có khoảng 4,656 nhân khẩu và thông thường, theo truyền thống mỗi gia đình có khoảng ba thế hệ sống cùng nhau, kiểu “tam đại đồng đường”, tương tự xã hội Trung Hoa. Về cơ cấu giai cấp, trong xã hội nông thôn miền Bắc có sáu tầng lớp chính và nhiều thành phần dân cư mới sinh sống trong các thành phố lớn. Trước hết phải kể tới giai cấp nông dân. Đây là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau. Bần nông chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong cư dân nông nghiệp. Họ có ruộng đất canh tác it nhiều và đa số phải nhận ruộng làm thuê cho địa chủ. Nhưng tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn và trong xã hội chưa phải là bần nông mà là tầng lớp cố nông. Họ không có ruộng đất phải đi làm thuê hoặc phải lĩnh canh nộp tô. Cả hai tầng lớp này là lực lượng chính của nông dân Việt Nam, là đối tượng bóc lột chính của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến đổi cơ cấu kinh tế - Xã hội Việt Nam 1945 – 1995, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố nông trong thời kì này nhưng họ không bị chèn ép về chính trị từ tầng lớp trên như thời kì trước. Bức tranh tổng quát của xã hội miền Bắc thời kì này là dù bất cứ địa phương nào, bất cứ ngành kinh tế phục vụ khu vực sản xuất nào, cơ cấu xã hội và lực lượng lao động xã hội cũng tồn tại trong hai hình thức quản lý hoặc thuộc Nhà nước – tập thể, hoặc thuộc tư nhân. Từ hai vùng quản lý với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau đã thu về một mối, do Chính phủ kiểm soát. Tuy miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng nhưng giải phóng giai cấp vẫn chưa thể thực hiện được. Trong hoàn cảnh “giao thời” đó trong lòng xã hội miền Bắc tồn tại đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau nhưng tất cả đang trong trạng thái chuyển hóa. Từ đó nó tạo nên một bức tranh cơ cấu giai cấp xã hội vừa phong phú vừa phức tạp trong xã hội miền Bắc nói riêng và cả dân tộc nói chung. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong những năm 1955 – 1957 Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã vạch ra con đường giải phóng dân tộc là phải đánh đổ đế quốc cùng bè lũ tay sai của nó tiến tới thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, chia ruộng đất cho nhân dân. Ngay từ năm 1953, để huy động toàn bộ sức mạnh cho trận chiến cuối cùng ở Điện Biên Phủ, Đảng Cộng sản và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách ruộng đất đợt một. Đến khi hòa bình được lập lại công cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện tiếp. Để thực hiện công việc này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu đối tượng cách mạng cần phải đánh đổ và những lực lượng xã hội đóng vai trò chủ công trong công cuộc đó. “Tiêu chuẩn cốt yếu để phân định thành phần giai cấp là nguồn sống chính của mỗi người, mỗi gia đình, do ở chỗ họ có hay không có ruộng đất, trâu bò, nông cụ, nhà cửa,...có những gì, có bao nhiêu,sử dụng thế nào (tự làm lấy, thuê người làm, hoặc phát canh thu tô), mà định họ thuộc hạng bóc lột, bị bóc lột hay tự lao động” Sách đã dẫn. . Công cuộc cải cách ruộng đất được dựa trên nguyên tắc cơ bản là: 1. Khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất là của Nhà nước và của toàn dân; 2. Có phân biệt đối xử đối với các gia đình địa chủ trong quá trình thu ruộng đất và các tài sản khác của họ để chia cho nông dân; 3. Phương thức cấp ruộng đất là căn cứ vào tổng diện tích vốn có của mỗi địa phương, cố gắng chia tương đối đồng đều diện tích canh tác giữa các hộ; 4. Ưu đãi đối với những người tham gia cách mạng, thoát li bằng cách chia một phần đất cho gia đình họ đang canh tác ở quê. Quá trình cải cách ruộng đất trong giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt to lớn, lâu dài trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Bắc, đồng thời tạo nên bộ mặt mới trong cơ cấu xã hội nông thôn khu vực này. Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội ở vùng nông thôn trong cải cách ruộng đất: Cuộc cải cách ruộng đất diễn ra liên tục và quyết liệt từ 1955 đến 1957. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đội cải cách, hơn 3.300 xã lần lượt thực hiện cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách này đã lôi cuốn khoảng 2.400.000 hộ vào cuộc vận động chưa từng có trong lịch sử nông dân và nông thôn Việt Nam. Từ thấp lên cao, cải cách ruộng đất phát triển khắp nơi, qua năm đợt liên tiếp. Đợt năm có quy mô rộng lớn nhất, là cuộc “tổng phản công” vào giai cấp địa chủ. Chính khi phong trào đang diễn ra ở đỉnh cao nhất thì những thiếu sót, sai lầm của công cuộc được bộc lộ rõ rệt nhất. Khi phát hiện ra những thiếu sót thuộc tả khuynh, giáo điều, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiêm khắc tự phê bình và tiến hành công tác sửa sai khiến cho kết quả của cuộc cải cách ruộng đất là rất to lớn. Diện mạo mới trong kết cấu xã hội trong nông thôn miền Bắc được hình thành. Cuộc cải cách đã xóa đi sự phân cực xã hội giữa các giai cấp đối kháng và ngay trong cùng một giai cấp, tạo ra một trạng thái tương đối cân bằng về kinh tế, về vị trí xã hội cho phần lớn cư dân nông nghiệp. Giai cấp địa chủ đã bị thủ tiêu về chính trị và xóa bỏ về kinh tế. Bóc lột kiểu phú nông cùng với kinh tế phú nông bị kiềm chế lại. 50% nông dân ở nông thôn được chia ruộng đất và trở thành người nông dân độc lập về kinh tế. Địa chủ, phú nông không còn là trung tâm của xã hội mà thay vào đó, tầng lớp trung nông cũ và mới (gồm một số bần nông cũ, sau khi có ruộng đất trở thành trung nông) là trung tâm của xã hội mới. Đánh giá ý nghĩa, vai trò của cải cách ruộng đất, Hồ Chủ tịch khẳng định: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng nông thôn, long trời chuyển đất. Không những nó có quan hệ trực tiếp với giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ, mà còn ảnh hưởng lớn đến nhiều tầng lớp khác” Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, HN, 1996, tập 8, tr139. . Sự biến đổi ở giai cấp công nhân và các tầng lớp khác Chính sách cởi mở trong thời kì khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa xã hội đã tạo đà cho các lực lượng sản xuất, kinh doanh ở khu vực phi nông nghiệp, bao gồm công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, tư bản tư doanh ở cả hai khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân phát triển khá nhanh. Lực lượng công nhân, viên chức: trong khu vực cơ quan xí nghiệp nhà nước tăng lên khá nhanh. Nếu tính cả diện thoát ly thì năm 1955 tổng số cán bộ, công nhân viên chức có 168.250 người, năm 1956 tăng lên 226.150 người và 247.730 người vào cuối năm1957. Lực lượng này cũng tham gia vào hai nhóm ngành: sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất và so với thời gian trước lực lượng lao động trong hai nhóm này đều tăng, nhưng tỉ lệ tăng trưởng ở khu vực sản xuất vật chất nhanh hơn so với khu vực không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất được chia làm 5 nhóm chính: công nghiệp, kiến trúc, vận tải – bưu điện, thương nghiệp và nông trường quốc doanh. Trong 3 năm này, lực lượng lao động trong các nông trường quốc doanh là tăng nhanh nhất. Lực lượng lao động trong các nông trường là bộ phận chủ yếu của lực lượng nông nghiệp quốc doanh với nhiệm vụ là xây dựng các khu trung tâm kinh tế - xã hội cho vùng miền núi, tạo lập mô hình sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đồng thời là củng cố an ninh. Trong khu vực kinh tế Nhà nước, vào đầu thời kì khôi phục kinh tế, công nhân ở khu vức kiến trúc đông nhất, nhưng sau đó số lượng công nhân viên trong khu vực công nghiệp tăng lên.Ngoài các lực lượng trên, còn có một bộ phận công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp tư doanh. Lực lượng tiểu thương phát triển khá nhanh vài năm sau khi hòa bình được lập lại. Từ năm 1955 – 1957, số hộ kinh doanh tư nhân, nhất là tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ phát triển rất nhanh ở cả vùng nông thôn và đô thị. Đến cuối năm 1957, có 78.456 cơ sở buôn bán với khoảng 230.000 thương nhân, đa số là người buôn bán nhỏ. Giai cấp tư sản Việt Nam tuy ít về số lượng, nhỏ về vốn kinh doanh, nhưng trong ba năm khôi phục kinh tế, một số hộ đã giàu có hơn, có hơn chục cơ sở thuê trên 100 công nhân. So với trước ngày hòa bình lập lại, xã hội miền Bắc đã đổi khác. Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế xã hội trong những năm 1955 – 1957 cho phép khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế cùng mọi nguồn nhân lực xã hội, vì thế đã đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra trong thời kì khôi phục kinh tế miền Bắc. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 Sau thời kì khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá, miền Bắc bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình cải tạo các thành phần kinh tế cá thể thành kinh tế tập thể hoặc toàn dân, đồng thời xây dựng và phát triển những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa từng có trước đây.Nội dung cụ thể là đưa nông dân, thợ thủ công, lực lượng tiểu thương, tiểu chủ vào hợp tác hóa, đồng thời đưa các hộ tư bản tư doanh vào công ty công tư hợp doanh. Thực chất của quá trình này là xây dựng lực lượng xã hội mới với phương thức sản xuất mới dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất. Cải tạo xã hội chủ nghĩa là một quá trình “cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ một nền kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, NXB Sự thật, HN, 1960, tập 1, tr 54 . Trên cơ sở nguyên tắc và phương châm xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã hoạch định những chính sách cải rạo và xây dựng cụ thể cho từng lực lượng, từng vùng, từng ngành kinh tế trong quá trình thực hiện kế hoạch ba năm lần thứ hai. Xác lập giai cấp nông dân tập thể Sau cải cách ruộng đất, ở nông thôn miền Bắc có hiện tượng “vượt cấp”, đa số hộ cố nông trước đây đã trở thành bần nông và tầng lớp bần nông cũ đã vươn lên thành trung nông lớp dưới. Tuy nhiên, do kĩ thuật canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên nhiều nên thường xuyên xảy ra mất mùa, không đủ ăn. Trước tình hình đó, nông dân miền Bắc được đưa vào các hợp tác xã nông nghiệp. Riêng ở vùng rừng núi, vì công cuộc cải cách ruộng đất chưa tiến hành nên cuộc vận động xây dựng sản xuất tập thể được phát động kết hợp với cải cách ruộng đất. Trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới và trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, việc đưa nông dân vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có vị trí cực kì quan trọng. Đó là khâu chính trong toàn bộ sợi dây truyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước nhanh chóng và kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu xã hội nông thôn trong xây dựng hợp tác xã Vào năm 1958, phong trào hợp tác hóa diễn ra khá nhanh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động. Nếu trong các năm xây dựng thí điểm 1956 – 1957, có từ 0,02 – 0,03% số hộ vào hợp tác xã, thì đến năm 1958 – 1959 số liệu tương ứng là 4,74 – 45,41% và đến năm 1960, đã nhảy vọt lên 85,83% tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, đã có 2.500.000 hộ nông dân tham gia sản xuất trong 37.000 hợp tác xã Nguyễn Đình Lê: Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kì 1954 – 1975, NXB Văn hóa thông tin, HN, 1999, tr60. . Trung bình mỗi hợp tác xã có 81 hộ với 40,9 ha canh tác. Năm 1960, gần 90% tổng số hợp tác xã ở quy mô bậc thấp. Phân bố cơ cấu lực lượng lao động trong nông nghiệp năm 1960, có 5.759.000 người, trong đó có hơn 10.000 người làm việc trong khu vực nông nghiệp quốc doanh, 4.931.000 người lao động nông nghiệp thuần túy trong các hợp tác xã nông nghiệp và gần 800.000 người trong khu vực cá thể. Khu vực có tỉ lệ nông hộ vào hợp tác xã cao nhất là vùng trung du và khu vực có chỉ số thấp nhất về số hợp tác xã bậc cao là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quá trình đưa các hộ nông dân độc lập, cá thể vào làm ăn tập thể là bước ngoặt trong tiến trình phát triển và biến đổi của xã hội nông thôn miền Bắc. Hợp tác hóa chặn đứng xu hướng phân hóa xã hội có tính chất tất yếu đang diễn ra ở nông thôn miền Bắc. Hợp tác hóa tạo điều kiện khách quan xác lập một trật tự và một cơ cấu xã hội mới ở nông thôn. Đồng thời, hợp tác hóa đã mở ra khả năng thu hút tất cả các lực lượng lao động dư thừa vào sản xuất, nhưng khi cần có thể huy động một lực lượng phục vụ những mục tiêu kinh tế xã hội đột xuất. Bên cạnh đó, hợp tác hóa đã mở ra quan hệ dân chủ, bình đẳng, mở rộng giao tiếp xã hội trong cộng đồng xã hội nông thôn. Hợp tác xã đã tạo nên nền tảng kinh tế xã hội mới với quan hệ sản xuất mới. Tổ chức lại lực lượng thợ thủ công và tiểu thương tiểu chủ Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa thì việc tổ chức lại lực lượng thợ thủ công, tiểu thương tiểu chủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trước cải tạo xã hội chủ nghĩa, toàn miền Bắc có 180.000 hộ tiểu thương, gần 300.000 hộ thủ công, 12.339 hộ làm nghề muối và hàng vạn cư dân ngư nghiệp. Qua ba năm thuyết phục, vận động, đến cuối năm 1960, hơn 80% tổng số thợ thủ công và tiểu chủ đã vào sản xuất tập thể trong các mô hình sản xuất tập thể. Gần 10% số thợ còn lại vẫn sản xuất độc lập. Qua cuộc vận động cải tạo xã hội chủ nghĩa lực lượng thợ chủ công và tiểu chủ đã chia làm khối khác nhau: tập thể và tư nhân. Trong khối thợ thủ công tập thể, lực lượng thợ thủ công được tổ chức trong ba khu vực chính: trong các hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp, tổ thủ công nghiệp và các nhóm, tổ thủ công nghiệp trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Còn bộ phận tư nhân, tuy không được khuyến khích phát triển nhưng nó vẫn tồn tại lặng lẽ, dai dẳng, lâu dài cả trong những giai đoạn sau, do những yêu cầu khách quan không thể thiếu trong phát triển kinh tế xã hội. Về lực lượng thương nghiệp, trước ngày tiến hành cải tạo đã tồn tại trong ba khu vực: thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán và thương nghiệp tư nhân. Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa, lực lượng thương nghiệp được bố chí theo hướng: đối với người buôn bán nhỏ, dùng các hình thức tổ hợp tác mua và bán, tổ hợp tác vừa mua, vừa bán, vừa sản xuất và cửa hàng hợp tác...để cải tạo họ theo chủ nghĩa xã hội chuyển dần phần lớn những người buôn bán nhỏ sang sản xuất. Tuy nhiên, kết quả cải tạo ở khu vực này không cao như các khu vực khác, năm 1960, mới chỉ có 45,1% tiểu thương tham gia tập thể. Cải tạo lực lượng tư sản, quy tụ công nhân về một mối Trước ngày cải tạo xã hội chủ nghĩa, tư sản miền Bắc bao gồm hai bộ phận: tư sản thương nhân và tư sản công nghiệp, trong đó, số tư sản thương nghiệp vẫn gấp đôi tư sản công nghiệp. Nhận thấy kinh tế tư bản đã mâu thuẫn gay gắt với hệ thống kinh tế quốc doanh và bản chất bóc lột của tư bản đã cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa theo chính sách dùng phương pháp hòa bình để cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh theo chủ nghĩa xã hội làm cho những tư sản trở thành những người lao động dưới chế độ mới. Quá trình cải tạo diễn ra khá nhanh. Dù tỉ lệ hộ tư sản tư doanh thương nghiệp vào công tư hợp doanh chưa cao, nhưng toàn bộ các nhà tư sản công nghiệp đã được cải tạo. Quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa là cho vị thế của giai cấp này lu mờ rồi tắt hẳn trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Khi xóa bỏ lực lượng tư sản tư doanh, một mặt đã xóa bỏ một tầng lớp bóc lột xã hội, song mặt khác đã tước đi một bộ phận khá năng động khỏi cơ cấu xã hội miền Bắc, loại bỏ một lực lượng có bản lĩnh trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trên bình diện khác, sự kiện xóa bỏ thành phần kinh tế tư bản tư doanh gắn liền trực tiếp với giải phóng trực tiếp đội ngũ công nhân, những người đang làm thuê trong các cơ sở tư nhân, quy tụ họ về vị trí mới, tăng sức chiến đấu cho giai cấp công nhân. Từ đó, giai cấp công nhân miền Bắc đã được giải phóng hoàn toàn. Phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước Trong ba năm 1958 – 1960, có hàng chục nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ được xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, khai thác. So với trước cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế và lực lượng lao động trong khu vực trung ương tăng gấp bội so với địa phương. So với ngày đầu tiếp quản miền Bắc, đội ngũ công nhân viên chức đã tăng lên hàng chục vạn người.Năm 1960, số công nhân viên chức ở khu vực sản xuất vật chất là 477.400 người, tăng gần hai lần so với năm 1957. Trong cơ cấu lực lượng công nhân, qua ba năm xây dựng lực lượng đã phát triển gấp đôi. Riêng bộ phận công nhân công nghiệp có số lượng ngày càng đông và chiếm hơn 1/3 tổng số công nhân trong năm 1960. Cùng với đội ngũ kỹ sư, trung cấp có khả năng nắm bắt kĩ thuật sản xuất tương đối tiên tiến, đội ngũ công nhân kĩ thuật ngày càng đông về số lương và giỏi tay nghề, chiếm gần 1/4 lực lượng công nhân sản xuất. Lực lượng không sản xuất vật chất được phân bố trong ba khu vực chủ yếu: khu vực hành chính sự nghiệp, ngân hàng và khu vực dịch vụ khác. Nhìn chung, trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa đội ngũ công nhân, đặc biệt là bộ phận trực tiếp sản xuất vật chất, đã phát triển mọi mặt. Lực lượng công nhân bao gồm hai thế hệ: một thế hệ trưởng thành trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và một thế hệ mới, trẻ trung, đầy năng lực, lớn mạnh sau ngày hòa bình lập lại và đa số sinh trưởng ở nông thôn. Cả hai bộ phận này đã cấu thành giai cấp công nhân miền Bắc mới. Trong những năm tháng nóng bỏng, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai cấp công nhân non trẻ đã vững vàng đi tiên phong và họ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Sự biến đổi xã hội miền Bắc cũng luôn gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục. Hệ thống giáo dục không ngừng lớn mạnh. Năm học 1959 – 1960, miền Bắc đã có khoảng 6.300 trường, với 2.500.000 học sinh, sinh viên. Chế độ mới đã tạo điều kiện cho thanh thiếu niên đến trường. Chính sách đó đã tạo ra một thế hệ công dân trong tương lai được hưởng một nền giáo dục dân chủ, có kiến thức cơ sở tương đối đồng đều. Những sinh viên được đào tạo trong thời kì xã hội chủ nghĩa là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho đội ngũ tri thức công – nông. Đây là những năm tháng bản lề quyết định xu hướng quá trình công nông hóa đội ngũ khoa học kĩ thuật về nhân sự. Nhìn chung, sau những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, kết cấu giai cấp – xã hội miền Bắc có nhiều biến đổi. Từ một kết cấu xã hội hình thành trên cơ cở có nhiều thành phàn giai cấp gắn nhiều khu vực kinh tế, phát triển tự do, thành một xã hội có kết cấu xã hội với những giai cấp, tầng lớp tương đối thuần nhất, dựa trên một nền kinh tế có kế hoạch, có tổ chức, lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm nguyên tắc tổ chức xã hội. 3. Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc 1961 – 1975 3.1 Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1961 – 1964 Phát triển và phân bố lực lượng công nhân viên chức Công cuộc công nghiệp hóa ở miền Bắc khởi đầu vào năm 1961. Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), lực lượng công nhân viên chức trong biên chế nhà nước tăng trưởng không ngừng. Năm 1960, số cán bộ, công nhân, viên chức bình quân có 482.500 người đã lên 971.000 người vào năm 1965. Lực lượng này được phân bố làm hai bộ phận: thuộc trung ương và địa phương, với hai bên xấp xỉ bằng nhau. Trong năm 1964, khu vực trung ương có 439.000 người, khu vực địa phương có 389.000 người. So với thời kì trước (1954 – 1960), lực lượng lao động trong biên chế nhà nước chỉ riêng ở khu vực địa phương tăng đã nhiều lần. Lực lượng cán bộ công nhân viên chức của cả hai khu vực trung ương và địa phương được chia thành hai khối: trực tiếp sản xuất vật chất và không trực tiếp sản xuất vật chất. Những khối này lại được phân theo từng nhóm ngành riêng dựa trên nghề nghiệp cụ thể. Trong khu vực trực tiếp sản xuất vật chất của toàn bộ thành phần kinh tế quốc dân, lao động ở khu vực nông – lâm nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, sau đó đến khu vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và thương nghiệp, cung ứng vật tư, vận tải, bưu điện. Song song với quá trình tăng trưởng về số lượng, chất lượng và tay nghề, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong tất cả các khu vực kinh tế đều cao hơn thời kì trước. Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, số cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ tăng 5,5 lần. Vì vậy, trong cơ cấu đội ngũ công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước quản lý, cán bộ khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ trong tổng số lực lượng lao động chiếm tỉ lệ rất cao, từ khoảng 1/5 năm 1960, lên 1/2 vào cuối 1964. Sự phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp đã thu hút hàng chục vạn người từ nông thôn chuyển ra. Trong khuôn khổ lực lượng lao động ở khu vực này, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhà nước trong khu vực kinh tế quốc doanh có số lượng lớn nhất và đóng vai trò trụ cột. Căn cứ vào mức thu nhập, cũng như căn cứ vào thực trạng xã hội lúc ấy có thể khẳng định rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong những 1960 – 1965 là một cộng đồng xã hội cố kết, trong đó cơ bản không có phân biệt và phân hóa giàu nghèo. Tiếp tục gây dựng củng cố lực lượng lao động trong khu vực kinh tế tập thể phi nông nghiệp Vào những năm 1961 – 1965, tổng số thợ thuộc nhóm tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, bao gồm cả hai thành phần kinh tế tập thể và cá thể có hiện tượng chững lại. Nhưng lực lượng này vẫn chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động phi nông nghiệp, gấp hai lần so với số công nhân công nghiệp của khu vực kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh. Tổng số thợ trong khu vực kinh tế tập thể giảm vài vạn người vào những năm 1964 – 1965. Số còn lại do vận động của các địa phương nên giữa năm 1964 đã có hơn 82% lao động thủ công nghiệp đã vào hợp tác xã sản xuất. Bên cạnh đó, số lượng thợ thủ công sản xuất cá thể vẫn tiếp tục phát triển. Ngoài lực lượng lao động chuyên nghiệp còn có hàng chục vạn thợ lao động bán chuyên nghiệp. Thời kì 1961 – 1965 đã sắp xếp giai cấp công nhân vào hệ thống lao động xã hội có tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở. Đội ngũ công nhân viên chức có thể tham gia các tổ chức gọi là “bộ tứ”, đặc biệt là tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên để nhằm giáo dục, động viên thi đua đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tiếp tục xây dựng nông dân tập thể Trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhân khẩu nông thôn, nông nghiệp cũng như lực lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu xã hội miền Bắc.Theo định hướng phát triển được định ra từ trước, công tác xây dựng và củng cố hợp tác xã nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu ở nông thôn. Trong cơ cấu xã hội nông thôn thời kì 1961 – 1964, số hộ và lực lượng lao động nông nghiệp tập thể vẫn ngày một đông, mặc dù phong trào tập thể hóa trong nông nghiệp ở thời kì này đã có những dấu hiệu phát triển không bình thường. Trong mỗi đơn vị sản xuất, dù bậc thấp hay cao, số cán bộ quản lý ngày một đông, trong đó vai trò của chủ nhiệm là quan trọng nhất. Sự mở rộng quy mô hợp tác xã nhằm thực hiện một bước xây dựng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, quy mô lớn nhỏ không làm thay đổi đặc tính cơ cấu va tổ chức xã hội của các hợp tác xã cũng như không làm biến đổi đội ngũ nông dân tập thể. Ngoài hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông dân còn tham gia vào những tổ chức tập thể khác như hợp tác xã mua bán hay hợp tác xã tín dụng. Nhưng thực chất, hai tổ chức này đều tồn tại và hoạt động như một bộ phận phụ thuộc vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu giai cấp nông dân tập thể là bản chất và nội dung chính của cơ cấu giai cấp xã hội nông thôn miền Bắc từ 1960 đến 1975.Phong trào tập thể hóa trong thời gian này đã loại bỏ những nhân tố dẫn tới phân hóa xã hội nông thôn. Tuy nhiên, mặt bằng thu nhập và mức sống của nông dân miền Bắc không phải đã hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kì này là hình ảnh của một xã hội được cấu thành bằng một đội ngũ lao động dàn hàng ngang cùng làm cùng hưởng, được tự quản điều hành, nhưng sự ra đời và hướng tiến của nó phải tuân theo trục đường được vạch ra từ trước và từ trên. Phong trào hợp tác hóa đã tháo gỡ hầu như tất cả những thang bậc cách biệt giữa các tầng lớp xã hội khác nhau ở nông thôn đã từng tồn tại hàng thế kỉ trước đó. Một thay đổi khác trong xã hội nông thôn là quá trình di dân của các địa phương ở miền Bắc. Khác với trước đây, từ những năm 1957 – 1958, phong trào khai hoang đã được triển khai. Năm 1964, đã có hơn 73.000 cán bộ công nhân viên sản xuất trong các nông trường quốc doanh khai hoang ở vùng trung du và miền núi. Cũng từ đây trở đi, việc khai hoang vùng kinh tế mới chuyển hướng sang di dân định cư, di chuyển cả hộ lên lập nghiệp ở quê mới. Đến năm 1965, đã có hơn 500.000 nông dân di cư lên vùng kinh tế mới, lập 1.250 hợp tác xã nông nghiệp độc lập. Chính sách này là một nhân tố tạo nên xã hội mới ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, có khoảng 5 vạn Việt kiều về nước. Họ chủ yếu làm nghề buôn bán nhỏ, thủ công, nhưng đông nhất là làm thợ may. Đây là nét chấm phá sinh động cho bức tranh vốn quá trầm lặng của các làng quê. Ở đây ta thấy mức độ giao lưu di chuyển của các bộ phận trong xã hội miền Bắc tỉ lệ thuận với phân công lao động xã hội mới và tỉ lệ nghịch với sự phân hóa xã hội. Nhìn chung, kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam đến ngày miền Bắc chuyển hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội miền Bắc có nhiều thay đổi. Nếu như công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, các lực lượng đã chiếm lĩnh được trận địa của mình thì từ đó cho đến đầu năm 1965, miền Bắc đã xây dựng xong những nhân tố cơ bản, đồng bộ về cơ cấu giai cấp. Có hai giai cấp chủ yếu cấu thành lực lượng của xã hội miền Bắc là giai cấp công nhân và nông dân tập thể, với hai khu vực kinh tế chủ chốt là kinh tế toàn dân và kịnh tế tập thể. Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong thời kì trước và sau năm 1960, có nhiều khác biệt. Miền Bắc từ một xã hội có hình thái cấu thành theo chiều dọc, với những giai cấp, giai tầng trên dưới khác nhau, sang một hình thái mới, cấu thành theo chiều ngang, thể hiện trong cơ cấu lao động xã hội. Từ diện mạo một xã hội với nhiều giai cấp, sang một xã hội mà ở đó có thể lấy ngành, nghề làm tiêu chuẩn phân định sự khác nhau giữa bộ phận này với bộ phận khác. Thuộc tính của xã hội miền Bắc trong thời gian này là xã hội lao động, không có bóc lột và là xã hội bình đẳng với hai giai cấp lao động đông đảo nhất là công nhân và nông dân tập thể. Giữa lúc sắp kết thúc quá trình bố trí lực lượng thì đế quốc Mỹ tiến hành bước phiêu lưu quân sự, đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam và ném bom phá hoại miền Bắc, đẩy cuộc chiến tranh đi xa. Trước tình hình nguy cấp đó, miền Bắc đã chuyển hướng xây dưng và phát triển kinh tế, xã hội, làm tròn sứ mệnh lịch sử là hậu phương lớn của mình. 3.2 Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong những năm 1965 – 1975 Chuyển hướng xây dựng và những biến đổi kinh tế xã hội chung của miền Bắc Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ luôn cố gắng tìm kiếm một thắng lợi. Cuối 1964 đầu 1965, trước nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả hai miền Nam – Bắc. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do” quân, dân cả nước vùng lên đánh giặc. Trong cuộc chiến này, vài trò của hậu phương là quan trọng nhất, quyết định thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Trên tinh thần đó, miền Bắc “mỗi người làm việc bằng hai” và hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện, đảm bảo cho cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Trong thời gian này, miền Bắc chuyển hướng sang kinh tế thời chiến. Nét biến đổi khá nổi bật ở thời kì này trước hết là về tỉ lệ nam – nữ phát triển không bình thường. Đây là thời kì tỉ lệ nữ cao nhất, liên tục trong 10 năm liền, mà nguyên nhân chủ yếu là do thanh niên nam tham gia kháng chiến. Cũng trong thời gian này, cơ cấu dân số nông nghiệptừ 83% giảm xuống còn 78%. Lao động xã hội trong các ngành kinh tế quốc dân chia thành hai khu vực như trước đây: sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất. Sự phát triển dân số, lực lượng lao động và sự phân bố, điều chỉnh lao động xã hội trong thời gian này phản ánh những nội dung căn bản của tiến trình phát triển kinh tế xã hội và thay đổi cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội có tác động trực tiếp tới thể chế chính trị của xã hội miền Bắc trong thời kì xây dựng và chiến đấu ác liệt. Xây dựng và bố trí đội ngũ công nhân viên chức Kế thừa kết quả của hơn 10 năm xây dựng miền Bắc (1954 – 1964), đội ngũ công nhân viên chức Nhà nước thời kì này khá lớn mạnh. Lực lượng cấu thành đội ngũ lao động công nghiệp vẫn thuộc hai thành phần chính là công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp. Dù các cơ sở không tập trung như trước nhưng lực lượng lao động tập trung trong khu vực quốc doanh vẫn tăng liên tục trong 10 năm. Ở khu vực tiểu thủ công nghiệp, số lượng lao động tuy vẫn tiếp tục tăng về số lượng nhưng giảm tỉ lệ trong cơ cấu lực lượng lao động phi nông nghiệp. Công nhân sản xuất trong công nghiệp quốc daonh và công tư hợp doanh được phận chia vào 13 ngành chính. Trong đó, các ngành thuộc cơ khí mũi nhọ thu hút công nhân hơn cả. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật tập trung chủ yếu ở khu vực nhà nước. Sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ là kết quả của công cuộc xây dựng đất nước và con người mới Từ năm 1965 đến 1975, chỉ tính cán bộ tốt nghiệp đại học và trên đại học đã tăng gần 5 lần. Trong 10 năm đất nước gặp khó khăn nhưng ngành giáo dục ở miền Bắc vẫn tiếp tục phát triển, đồng thời những thành tựu to lớn của sự nghiệp giáo dục đã tạo tiền đề xã hội nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên chức, nâng cao dân chí cho nhân dân miền Bắc, góp phần tích cực vào quá trình biến đổi xã hội. Biến chuyển của lực lượng lao động phi nông nghiệp ngoài khu vực kinh tế nhà nước Hòa vào bầu không khí biến đổi chung của toàn xã hội, lực lượng lao động phi nông nghiệp ở nhóm ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và tiểu thương có những thay đổi nhất định trong thời kì 1965 – 1975. Ở khu vực tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, lực lượng lao động vẫn được phân bố ở ba khu vực: toàn dân, tập thể và cá thể. Đội ngũ trong khu vực tập thể và cá thể bao gồm hai bộ phận: lực lương lao động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Vai trò của lực lượng này là phục vụ nhu cầu trực tiếp ở địa phương. Giữa năm 1975, toàn miền Bắc có 455.600 lao động chuyên nghiệp trong khu vực này. Cơ cấu của lực lượng này thuộc 10 nhóm ngành chính, trong đó gần 60% tổng nhân lực của toàn khu vực tập trung ở nhóm ngành vật liệu xây dựng và dệt –da –may –nhuộm. Một bộ phận khác nằm trong lực lượng lao động phi nông nghiệp là những người làm công tác thương nghiệp, buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ. Tổng số người lao động trong khu vực này giảm nhiều từ năm 1960 đến 1965 sau đó thì tăng lên nhưng không đáng kể. Tuy có vai trò, vị trí khác nhau nhưng mỗi bộ phận có vai trò nhất định trong việc cung cấp trao đổi hàng hóa cho xã hội. Cả ba bộ phận này đều có đóng góp tích cực nhất định và đã khắc phục được những hạn chế của nền kinh tế chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá và nó đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong đời sống hàng ngày của xã hội. Biến đổi của lực lượng nông dân Trong 10 năm (1965 - 1975), dân số khu vực nông thôn đã tăng hơn 3 triệu người. Nhưng do di cư cơ học vì học tập, chiến tranh nên tỉ lệ dân cư ở đây mất cân đối. Cơ cấu nông dân ở thởi kì này vẫn tồn tại hai bộ phận: xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân cá thể, trong đó bộ phận tham gia hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, nhiều nơi còn chiếm tuyệt đại đa số. Dù có nhiều cố gắng trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nhưng số lượng lao động nông nghiệp vẫn không giảm. Cơ cấu xã hội nông thôn vẫn mang đậm chất thuần nông nghiệp. Lực lượng cán bộ khoa học, kĩ thuật trong khu vực kinh tế nông nghiệp tập thể tuy không nhiều nhưng có tác dụng thiết thực. Lực lượng này như chiếc cầu nối, chuyển đạt những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp nước nhà. Bên cạnh lực lượng nông dân tập thể, sau 1965, vẫn còn những bộ phận làm ăn riêng lẻ. Năm 1975 có 170.000 hộ làm ăn cá thể. Nhìn chung, kết cấu xã hội miền Bắc trong những năm 1965 – 1975 là sự nối tiếp phát triển những nhân tố cơ bản của cơ cấu xã hội đã ra đời từ những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ. Theo xu thế đó, trong 10 năm này, những bộ phận, tầng lớp nằm ngoài khung cơ cấu của xã hội thuộc khu vực toàn dân hay tập thể , có xu hướng dần hội nhập vào thành phần chính thống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên khu vực kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa” vẫn khuất bóng tồn tại ở nước ta. II. Một số nhận xét về cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 – 1975 Đặc điểm của sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kì 1954 – 1975 Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc diễn ra theo nhiều giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau. Trong đó, các giai cấp vừa biến đổi vừa tác động đến các bộ phận khác trong xã hội. Dưới chính sách cai trị của thực dân, xã hội Việt Nam có 4 giai cấp chính: địa chủ, tư sản, nông dân và công nhân. Mỗi giai cấp có một vị trí xã hội khác nhau, vai trò lịch sử khác nhau và lực lượng khác nhau. Và dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, cấu trúc xã hội Việt Nam cũng đã tồn tại được ngót 100 năm. Đó là một hiện tượng không phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Nó khiến cho nền tảng kinh tế bị kìm hãm lâu dài và chệch khỏi quy luật phát triển chung. Một điểm đặc biệt khác nữa, trong xã hội Việt Nam tồn tại song song hai khu vực chính trị - xã hội khác nhau. Trong vùng chính quyền do thực dân kiểm soát, cơ cấu giai cấp vẫn là mang nội dung xã hội thuộc địa. Còn vùng do chính quyển cách mạng kiểm soát, dù cơ cấu giai cấp xã hội vẫn gồm có các giai tầng cơ bản, nhưng các giai tầng đó đã có sự phân hóa theo xu hướng tích cực và vị trí xã hội của các giai tầng này đã không còn như năm 1945 nữa. Một xã hội mới đang dần phôi thai và hình thành, những khoảng trống lịch sử phải được lấp đầy. Lực lượng xã hội chủ nghĩa miền Bắc từ 1960 đến 1975, gồm nhiều giai tầng khác nhau và trong mỗi giai cấp lại có nhiều bộ phận. Quá trình ra đời và phát triển của các lực lượng đó đã lấp đầy khoảng trống trong cơ cấu xã hội miền Bắc trong thời thực dân đô hộ. Sau hòa bình lập lại (7 – 1954), miền Bắc chuyển sang thời kì quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu giai cấp dần được biến đổi theo từng giai đoạn nhỏ. Ta đánh đuổi được lực lượng phản động nhất. Giai cấp lao động, chủ yếu là công nhân và nông dân dần dần được giải phóng. Cho đến công cuộc cải cách ruộng đất, giai cấp nông dân được giải phóng hoàn toàn khỏi áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến lạc hậu. Đây cũng là một sự kiện to lớn, có ảnh hưởng tới mọi tầng lớp trong xã hội. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã xóa bỏ căn bản mọi giai cấp, tầng lớp, bộ phận cá thể, tư hữu trên phạm vi toàn miền Bắc, giải phóng bộ phận công nhân trong các xí nghiệp tư nhân. Từ đó, xã hội miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với hai giai cấp công nhân và nông dân tập thể. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đã sắp xếp lại cơ cấu xã hội miền Bắc tạo thành một cơ cấu xã hội mới. Trong cả quá trình này nổi lên vai trò của giai cấp công nhân và nông dân tập thể. Đây là những lực lượng trung tâm của xã hội, những bộ phận xã hội khác cũng được xây dựng và phát triển xung quanh hai giai cấp này. Tuy nhiên, vị trí của hai lực lượng xã hội chủ chốt này không phải là một. 2. Một số đặc điểm của cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kì 1954 – 1975 2.1 Một cơ cấu xã hội lấy lao động làm tiêu chí cơ bản Trong vòng 21 năm sau ngày giải phóng, từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, miền Bắc đã tiến lên xây dựng chế độ mới, chế độ vì người lao động, của người lao động. Những thành viên của xã hội mới dù nghề nghiệp, vị trí, vai trò trong cộng đồng xã hội khác nhau nhưng đều mang đặc tính chung là người lao động. Lao động là mẫu số chung của toàn bộ thành viên trong xã hội. Trong xã hội mới, đó vừa là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Bằng chính sách cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế độ người bóc lột người đã bị xóa. Trong tiến trình xây dựng và phát triển của mình, xã hôi miền Bắc không dung nạp những phần tử bóc lột. Thực chất của quá trình biến đổi xã hội miền Bắc trong thời kì 1954 – 1975 là quá trình sắp xếp lực lượng lao động xã hội vào những khu vực kinh tế khác nhau. 2.2 Cơ cấu giai cấp xã hội đơn giản và thuần nhất Trong khoảng thời gian từ 1954 – 1975, xã hội miền Bắc chuyển biến qua hai giai đoạn lịch sử với hai nội dung khác nhau. Thời kì đầu (1954 – 1960), bộ phận kinh tế chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu kinh tế xã hội. Thời kì sau, cơ cấu kinh tế xã hội thuộc thành phần xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế. Nhưng hướng vận động tiến lên chủ nghĩa xã hội mới là vấn đề mấu chốt và xuyên suốt. Theo nhận thức, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và quá trình xã hội hóa lao động xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với quá trình thủ tiêu tất cả mọi lực lượng bóc lột lao động xã hội. Do vậy, cứ mỗi bước tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng mở rộng lực lượng của mình, có nghĩa là tưng bước những bộ phận xã hội khác tồn tại trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bị thu nhỏ. Quá trình xây dựng, củng cố, phát triển hai giai cấp công nhân và nông dân tập thể của miền Bắc tạo ra cơ cấu xã hội đơn giản, thuần nhất, tập trung. Quỹ đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội của miền Bắc chỉ bao hàm những lực lượng xã hội đã kết thành khối thống nhất nhưng cơ cấu xã hội không đa dạng, phong phú mà ngày càng đơn giản hóa. 2.3 Một cơ cấu giai cấp xã hội thấm đậm tinh thần nhân đạo Từ một cơ cấu xã hội phục vụ quyền lợi thực dân – phong kiến, thân phận người lao động bị áp bức, bóc lột, miền Bắc đã tiến lên xây dựng một xã hội mới, trong đó giai cấp lao động chủ yếu là công nhân và nông dân được giải phóng và trở thành chủ nhân của xã hội. Chế độ mới được xây dựng với bản chất của nó là chống và loại bỏ bóc lột, bất công. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã ra đời một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy mặc dù, cơ cấu xã hội miền Bắc có nhiều hạn chế nhưng ta không thể phu nhận được giá trị đích thực thấm đẫm tinh thần nhân đạo của nó. Chính bản chất nhân văn, nhân đạo này là sức mạnh to lớn tạo điều kiện cho toàn bộ xã hội vượt qua chiến tranh khốc liệt. 2.4 Cơ cấu xã hội mang tính chủ quan Sau hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào quá trình xây dựng chế độ mới công bằng, nhân văn hơn. Nhưng những bước đi, những mô hình cụ thể và với cơ cấu giai cấp đã được sắp xếp lại mang tính chủ quan. Xuất phát từ động cơ cao cả là cơm no áo ấm cho nhân dân, nên chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng được chấp hành tuyệt đối. Lực lượng nông dân tập thể tập trung khá nhanh, chiếm gần tuyệt đối tổng số hộ nông nghiệp. Cơ cấu xã hội của giai cấp nông dân trong tập thể hóa mang tính chủ quan. Nó ra đời từ chủ trương, từ vận động chính trị để nông dân tham gia hợp tác hóa hơn là từ nhu cầu bức thiết của quần chúng. Phương thức tổ chức quản lý, điều hành sản xuất, mô hình kinh tế và chế độ quản lý tập trung bao cấp, phân phối sản phẩm mặc dù, tạo sự ổn định của xã hội, nhưng nó không có hiệu quả cao về mặt kinh tế, chưa đem lại cuộc sống ấm no về cho nhân dân. Từ chỗ là lực lượng lao động tự chủ, có sáng tạo, dẫn đến tình trạng thờ ơ thiếu trách nhiệm trong sản xuất sinh hoạt xã hội. Vấn đề xác định thành phần giai cấp cũng là một khía cạnh liên quan sâu sắc tới cơ cấu xã hội, thể hiện tính chủ quan khá rõ. Dù trong quá trình vận động xã hội từ 1954 – 1975, đã làm cho gia đình trở thành không còn là đơn vị sản xuất kinh tế, nhưng thành phần giai cấp luôn dựa vào gia đình để xác định vị trí của mọi thành viên trong xã hội, không lấy vị trí nghề nghiệp từng cá nhân để khẳng định thành phần giai cấp. Rồi những khái niệm trong phân định giai cấp, tầng lớp, bộ phận xã hội thường bị chính trị hóa. Hơn nữa, một số khái niệm ít nhiều mang nhãn quan nông dân. Chính điều này đã gây ra không biết bao nhiêu sai lầm trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cấu trúc xã hội ở miền Bắc thiếu cơ sở khách quan trong những năm 1954 – 1975 và sau đó những hạn chế này không được khắc phục sớm, trái lại nó lại được nhân rộng ra trên phạm vi cả nước, đã làm hạn chế nhiều thành quả kinh tế xã hội. 3. Những đóng góp và hạn chế của cơ cấu xã hội miền Bắc 1954 – 1975 3.1 Cơ cấu xã hội miền Bắc 1954 – 1975 góp phần quyết định sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ chung của cả nước, đồng thời là nhiệm vụ thiết thực và bức xúc của từng địa phương. Ngay từ đầu Đảng ta xác định, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là nhân tố quyết định sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Sản xuất tập thể cho phép huy động hàng triệu thanh niên, hàng triêu tấn của cải vật chất đáp ứng nhu cầu chi viện đột xuất của chiến trường. Trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ, khổng lộ, hậu phương lớn miền Bắc vững như bàn thạch, là nhân tố quyết định nhất thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Những hạn chế, sai lầm trong xây dựng kinh tế xã hội là có. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận mọi thành quả mà miền Bắc giành được. Trong thời gian này, xã hội miền Bắc đã đào tạo được một thế hệ thanh niên nồng nàn yêu nước, dám xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc. 3.2 Cơ cấu giai cấp - xã hội không uyển chuyển với thời kì quá độ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp là quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiến lên công nghiệp hóa của miền Bắc nước ta đã diễn ra trong điều kiện đặc biệt, một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, công nghiệp hầu như chưa có gì. Hơn thế nữa, công cuộc ấy luôn bị chiến tranh chi phối, chia cắt. Muốn đạt được mục tiêu đó, quá trình xây dựng chế độ mới phải trải qua một thời kì quá độ với nhiều giai đoạn cụ thể khác nhau. Cứ mỗi bước đi sẽ làm kinh tế xã hội phát triển và làm biến đổi cơ cấu xã hội. Tuy nhiên trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, ngay từ đầu đã có haii giai cấp chính là công nhân và nông dân tập thể. Hai giai cấp này được khẳng định là hai giai cấp duy nhất và tồn tại suốt thời kì quá độ cho tới khi xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Như vậy. Cơ cấu xã hội không phải là chiếc chìa khóa vạn năng để đi tới đích. Đây là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc, vì một giai cấp, tầng lớp xã hội ở bất kì nào cũng phải qua kết quả phát triển nhất định của các nhân tố kinh tế. 3.3 Thiếu năng động của một cơ cấu xã hội đa dạng Quá độ từ nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lạc hậu như Miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội là chặng đường dài. Trong thời kì quá độ, cần có một nền kinh tế xã hội, một cấu trúc xã hội đa dạng với nhiều thành phần kinh tế xã hội khác nhau, để phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác hết những ưu thế có nguồn gốc truyền thống của từng địa phương. Tập trung những bộ phận xã hội khác nhau vào hai bộ phận chính của bộ khung cấu trúc xã hội là công nhân viên chức Nhà nước và xã viên tập thể như những năm 1954 – 1975 của miền Bắc và cả nước sau đó, vô tình đã làm đơn giản hóa cấu trúc xã hội phong phú, phức tạp vốn có của một xã hội dân chủ, của một xã hội đang trong thời kì quá độ. Vì cách thức xây dựng hai giai cấp cơ bản của xã hội nên nhiều vấn đề kinh tế ngày càng bộ lộ. Việc xây dựng giai cấp công nhân gắn với những chính sách bao cấp của nhà nước với lực lượng này, cũng như với toàn xã hội làm hạn chế không ít năng lực lao động sáng tạo vốn có của giai cấp công nhân. Sự hình thành giai cấp nông dân tập thể trong mô hình hợp tác xã, một bộ phận then chốt của cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc không xuất phát từ sự vận động bên trong của xã hội. Đó là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến miền Bắc và cả nước sau đó rơi vào tình trạng thiếu luơng thực trầm trọng. Phong trào tập thể hóa dẫn tới khủng hoảng lương thực trên dưới 30 năm (1960 - 1989). 4. Bài học kinh nghiệm Sức mạnh vĩ đại của miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước một phần xuất phát từ sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội, điều này là không thể phủ nhận được. Nhưng mặt khác, có rất nhiều sai lầm và hạn chế nảy sinh, cần phải giải quyết. Nhất là khi trên thế giới xu thế hòa bình, hợp tác hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam sau khi bước ra khỏi chiến tranh để tồn tại và phát triển cũng phải hòa vào dòng chảy của lịch sử đó. Chính những bài học kinh nghiệm của miền Bắc trong thời kì lịch sử này là vô cùng quý báu cho Việt Nam bước vào con đường Đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa. 4.1 Về lực lượng, thành phần xã hội đa dạng Triết học Mác-Lênin chỉ ra có quy luật phủ định, nhưng đó không phải là phủ định sách trơn, mà nó có sự kế thừa giữa cái cũ và cái mới để tạo ra bước phát triển cao hơn. Cũng như vậy, một xã hội phát triển bình thường là một xã hội biết kế thừa những ưu điểm của xã hội cũ. Quá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội là một chặng đường dài, bao gồm nhiều thành phần, lực lượng xã hội khác nhau. Xã hội càng phát triển, cơ cấu giai tầng càng phức tạp. Lịch sử phát triển tự nhiên của xã hội chưa từng có một xã hội nào có cấu trúc đơn giản lại có khả năng phát triển lâu dài. Ngược lại, một cơ cấu xã hội với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, trong quá trình cùng tồn tại và tương tác mới thúc đẩy xã hội biến chuyển không ngừng. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh hiện tại, nội dung tính đa dạng của cơ cấu giai tầng xã hội còn bị chi phối bởi bối cảnh quốc tế và khu vực. Sự chuyến biến về nhận thức này được đánh dấu bằng cuộc họp của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần VI năm 1986. Đó là một bước chuyển quan trọng đưa nước ta vào xu thế phát triển của thời đại mới. 4.2 Về cơ cấu giai cấp xã hội xã hội chủ nghĩa không phát triển một cách tự phát. Bản chất cơ cấu xã hội xã hội chủ nghĩa là đa dạng, nhưng phát triển theo định hướng, có tổ chức. Vấn đề là nhận thức đúng quy luật phát triển khách quan, chứ không phải là từ ý chí chủ quan, để xây dựng cơ cấu xã hội. Phải tôn trọng mọi lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế quốc dân đều bình đẳng như nhau nếu sự phát triển của chúng đều nhằm bảo đảm quyền lợi của mình, đồng thời bảo đảm quyền lợi chung của toàn xã hội. Nhưng cũng không vì bất cứ lí do nào mà sao nhãng việc chăm lo lực lượng trụ cột của quốc gia là công nhân và nông dân. Cũng giống như lịch sử nhiều quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng cơ cấu xã hội xã hội chủ nghĩa đã mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí. Nhưng điều quan trọng là Việt Nam đã nhận ra những sai lầm đó và Đại hội VI (12 – 1986) của Đảng, đã đề ra đường lối đổi mới. Đó là sự đổi mới từ bên trong để tự cường đất nước, tự cường dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm 1954 – 1975 giai cấp công nhân và nông dân tập thể là lực lượng chủ chốt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ thời kì đổi mới đến nay, có nhiều lực lượng xã hội khác ở nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại. Nếu bài học kinh nghiệm xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội thời kì 1954 – 1975 chỉ ra cần phải phát triển xã hội toàn diện bằng xây dựng cơ cấu giai cấp đa dạng, thì ngược lại bài học của ngày hôm nay phải chăng là cần quan tâm hơn nữa, tổ chức tốt hơn nữa hai giai cấp rường cột của đất nước là công – nông. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, nếu không tổ chức lại sản xuất, không chấn chỉnh lại lực lượng lao động toàn xã hội, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức và giai cấp nông dân, thì đất nước không thể thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng được. Nhìn lại con đường quá độ công nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới thuộc hệ thống các nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, chúng ta thấy con đường và mô hình của họ cực kì phức tạp, lâu dài, biến động không ngừng và không có mẫu số chung nào. Mỗi quốc gia với một điều kiện, hoàn cảnh riêng nên có bước đi riêng. Bởi vậy, không có một mô hình sản xuất cụ thể nào có thể đúng để áp dụng vào Việt Nam. Đất nước chúng ta đang đứng trước những vận hội và thử thách. Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những kết quả to lớn khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng. Song, trong thời đại mới, chúng ta phải biết nắm thời cơ để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới, để tránh nguy cơ bị tụt hậu. C. Kết luận Cũng như lịch sử loài người, cơ cấu giai cấp xã hội luôn vận động và biến đổi. Thời kì 1954 – 1975 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Vượt lên trên nền kinh tế xã hội bị chủ nghĩa thực dân kìm hãm ngót một thế kỉ, với một cơ cấu xã hội mới, miền Bắc có điều kiện nhân sức mạnh của mình lên gấp bội, để tự mở đường xây dựng chế độ mới và làm nghĩa vụ hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Nền tảng của xã hội của xã hội chủ nghĩa Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân lao động. Đó là hai bộ phận chủ chốt của cơ cấu xã hội miền Bắc trước đây và của cả nước trong hiện tại. Hai giai cấp đó là động lực thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển và là đạo quân chủ lực của sự nghiệp giải phóng dân tộc, là nguồn gốc của sực mạnh dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thực sự không phải dân tộc nào, xã hội nào cũng có lực lượng xã hội như giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam vẫn duy trì và phát triển nhờ vào nền tảng xã hội của xã hội Việt Nam, trong đó lực lượng tiên quyết là giai cấp công nhân và nông dân. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi trên nhiều phương diện. Trong đà phát triển ấy, cơ cấu giai cấp xã hội hôm nay đã khác hẳn ngày hôm qua. Có thể nói, ngày nay thế giới có những ngành nghề nào với cơ cấu xã hội bao gồm những lực lượng gì, thì hầu như ở Việt Nam đều có như vậy nhưng với quy mô, tỉ lệ khác. Xu hướng của thời đại cũng như nhu cầu phát triển bên trong, đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế đa thành phần cùng với một cơ cấu xã hội phong phú. Xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, hiện đại, không có chế độ người bóc lột người, đó là mục tiêu của cả dân tộc Việt Nam. Công cuộc xây dựng đất nước ta thành quốc gia tiên tiến, có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại phải là một quá trình liên tục, phải trải qua nhiều thế hệ xây dựng và bảo vệ. Trong lịch sử, chúng ta luôn là người biết nắm bắt thời cơ. Nhưng đó là thời cơ trong chiến tranh. Còn trong hoà bình thì sao? Nhân loại đang từng bước tiến tới nền văn minh mới, văn minh trí thức. Thời cơ và thách thức đặt ra trước mắt mỗi quốc gia dân tộc. Đây là con đường ngắn nhất để chúng ta tiến lên xây dựng xã hội mới dân chủ, văn minh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000. Giáo trình chuyên đề: Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. Nguyễn Đình Lê: Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội thời kì 1954 – 1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999. Viện kinh tế học: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, HN, 1995. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, NXB Sự thật, HN, 1960, tập 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, HN. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam 1945 – 1995.doc
Luận văn liên quan