LỜI NÓI ĐẦU
“Mở cửa hội nhập với bên ngoài, phát huy lợi thế của đất nước, tranh thủ vốn kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các quốc gia đi trước” đang là xu thế của thời đại, là chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam.
Trong chiến lược đó, hoạt động xuất khẩu được coi là một tác nhân liên kết giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, là đòn bẩy kinh tế đất nước và là động lực của quá trình mở cửa và hội nhập.
Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động trong cơ chế thị trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ có những doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh mới có thể tồn tại và phát triển, bởi sự cạnh tranh vượt ra ngoài phạm vi không gian của một quốc gia, sẽ phải đối mặt với hàng loạt các Công ty trong và ngoài nước trong cùng lĩnh vực. Quy luật khắc nghiệt đó bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao và đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí- MECANIMEX là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, các hàng hoá cho ngành công nghiệp nặng và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Trong gần 20 năm hoạt động, trước những thử thách và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước và ngoài nước, Công ty vẫn đứng vững và thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy, để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Công ty cần phải phấn đấu không ngừng để ngày một hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu khách quan đối với đơn vị kinh doanh sản xuất và xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời đại mới, cùng với sự nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty MECANIMEX, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí –MECANIMEX”.
Đề tài này nhằm mục đích trình bày vai trò hoạt động xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở phân tích quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty MECANIMEX để tìm ra những ưu điểm cũng như một số mặt tồn tại cần khắc phục từ đó đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của Công ty. Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau nhưng mỗi hoạt động đều có tính độc lập tương đối.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích kinh tế, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và một số quan sát thu thập được trong thực tế để đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty MECANIMEX.
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA TY MECANIMEX.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MECANIMEX.
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí Mecantimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuý nên vấn đề nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin, khai thác thông tin và tổ chức cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu là rất cần thiết và có vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Từ kết quả đạt được trong những năm gần đây (năm 1999: đạt 13 nghìn USD, năm 2000: 42 nghìn USD). Thiết nghĩ Công ty nên triển khai một phương án khai thác thị trường Thái Lan trong năm nay để kịp thời nắm bắt cơ hội xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này.
Đối với thị trường Đài Loan: Đài Loan cũng là một thị trường truyềm thống của Công ty vì thị trường này đã có những đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạnh xuất khẩu của Công ty (năm 1999: đạt 657 nghìn USD, năm 2000: 335,5nghìn USD, năm 2001: 285,4 nghìn USD). Tuy nhiên trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có sự giảm sút. Theo nhận định của Ban lãnh đạo Công ty thì: Đài Loan là thị trường có nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam và nhu cầu khá lớn đối với các mặt hàng Công ty kinh doanh nhưng thời gian gần đây có nhiều đối thủ cạnh tranh đưa ra những quyết sách rất táo bạo và dịch vụ cung cấp rất hoàn hảo nên Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn và các kết quả đạt được là những nỗ lực bước đầu cho chiến lược cạnh tranh của Công ty tại thị trường này. Vậy nên Công ty cần tăng cường những hoạt dộng dịch vụ hoàn hảo hơn nữa để có thể cạnh tranh thắng lợi và giữ vững mối quan hệ làm ăn lâu dài với Đài Loan.
Đối với thị trường Hàn Quốc: Tình hình xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng giống như thị trường Thái Lan nhưng Hàn Quốc có nhiều ưu thế và tiềm năng xuất khẩu hơn. Những năm gần dây, Công ty đã xuất khẩu được một số lô hàng sang thị trường này nhưng kim ngạch xuất khẩu còn hạn chế (năm 1999: đạt 441,2 nghìn USD, năm 2000: 142,7 nghìn USD). Từ đó có thể thấy thị trường Hàn Quốc có những nét khác biệt so với các thị trường khác nên Công ty cần tiếp tục công tác nghiên cứu thị trường và cập nhật thông tin để có thể xuất khẩu được những lô hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn. Tất cả những vấn đề đó phụ thuộc vào sự nỗ lực của toàn Công ty.
Đối với các thị trường khác: Các thị trường khác cũng có những đóng góp nhất định trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Điều đó thể hiện tính đa dạng thị trường trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của Công ty là một quyết sách đúng đắn và Công ty nên tiếp tục triển khai mạnh hơn nữa để có thể nắm bắt được những cơ hội xuất khẩu.
4.3.4 - Hình thức xuất khẩu của Công ty.
Kinh doanh xuất khẩu trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt nhạy bén, áp dụng nhiều phương thức kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Hiện nay Công ty áp dụng 2 hình thức xuất khẩu chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.
Bảng 6: Cơ cấu các hình thức xuất khẩu của Công ty:
Đơn vị: nghìnUSD
STT
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2th/2002
TG
TT (%)
TG
TT
(%)
TG
TT (%)
GT
TT (%)
1
Tổng kim ngạch XK
2.272
100
1.379
100
2.008
100
310
100
2
Xuất khẩu uỷ thác
1.776
78,2
978
70,9
1.594
79,4
247
79,7
3
Xuất khẩu trực tiếp
496
21,8
401
29,1
414
20,6
63
20,3
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Xuất khẩu uỷ thác:
@ Thực trạng xuất khẩu uỷ thác của Công ty:
Đây là hình thức xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty: năm 1999 đạt 1.776 nghìn USD (chiếm 78,2%), năm 2000 đạt 978 nghìn USD (chiếm 70,9%), năm 2001 đạt 1.594 nghìn USD (chiếm 79,4%) và 2 tháng đầu năm 2002 đạt 247 nghìn USD (chiếm 79,7%). Công ty có ưu thế trong hình thức xuất khẩu này, vì Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên am tường về lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, có khả năng cung cấp dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của các nhà uỷ thác, có một hệ thống nhân lực và tài lực đáp ứng tốt nhất các nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, Công ty đã đi tiên phong trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác với mạng lưới các nhà uỷ thác rộng khắp trong toàn quốc, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, v.v.
Qua đó có thể thấy đâylà hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp đã vận dụng rất có hiệu quả và có uy tín lớn trên thị trường thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu khá hoàn hảo của mình. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn nên trong thời gian tới Công ty cần phát huy cao hơn nữa lợi thế xuất khẩu uỷ thác của mình, lấy đó làm cơ sở trọng yếu để thúc đẩy các hình thức xuất khẩu khác của Công ty mà đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp.
@ Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu uỷ thác của Công ty hiện nay:
Ký hợp đồng xuất khẩu ngoại với khách hàng nước ngoài.
Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị (trong nước) có hàng xuất khẩu.
Khách hàng nước ngoài mở L/C.
Thuê tàu biển (nếu xuất khẩu theo giá CFR hoặc CIF) và đăng ký tàu (nếu xuất khẩu theo giá FOB).
Làm thủ tục hải quan: Hồ sơ hải quan gồm có:
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị.
+ Tờ khai hải quan.
+ Hợp đồng ngoại (bản sao).
+ L/C (bản sao).
+ Hợp đồng xuất khẩu uỷ thác (nếu xuất khẩu uỷ thác).
+ Bản kê chi tiết hàng hoá ( 1 bản chính và 1 bản sao).
Xin chứng nhận xuất xứ (C/O).
Liên hệ với hãng tàu để làm vận đơn (B/L) theo L/C.
Lập chứng từ thanh toán ngoại gửi ngân hàng:
+ Hối phiếu (2 bản).
+ Hoá đơn ngoại (3-5 bản).
+ Packing List (3 bản).
+ Bill of Lading (3 bản).
+ Chứng nhận xuất xứ C/O (1 bản chính và 2 bản sao).
+ Các chứng từ khác theo yêu cầu của L/C.
Khi nhận được tiền của Ngân hàng thì làm biên bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu uỷ thác
Tiền hàng - (phí uỷ thác + phí ngân hàng + phí giao hàng và các chi phí có liên quan). Sau đó chuyển số tiền còn lại cho khách hàng nội địa (nơi có hàng xuất khẩu).
@ Ưu điểm và nhược điểm của hình thức xuất khẩu này:
- Ưu điểm: Công ty đã khai thác được mặt ưu của hình thức xuất khẩu này để đem lại cho mình những khoản lợi nhuận tốt trong những năm qua. Vì hình thức này có một ưu điểm là không cần bỏ vốn, chỉ chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu thay cho một công ty có hàng xuất khẩu (bên uỷ thác), rủi ro ít và được hưởng phần trăm phí uỷ thác.
- Nhược điểm: Hình thức xuất khẩu uỷ thác đòi hỏi Công ty phải có nghiệp vụ cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và khả năng thực hiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất khẩu uỷ thác nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Thực tế cho thấy Công ty đã khắc phục được phần nào nhược điểm này để biến nó thành hình thức xuất khẩu chủ chốt của Công ty.
b) Xuất khẩu trực tiếp:
@ Thực trạng xuất khẩu trực tiếp của Công ty trong những năm gần đây:
Đây là hình thức xuất khẩu thứ hai của Công ty chiếm tỷ trọng còn khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 1999 đạt 496 nghìn USD (chiếm 21,8%), năm 2000 đạt 401 nghìn USD (chiếm 29,1%), năm 2001 đạt 414 nghìn USD (đạt 20,6%) và 2 tháng đầu năm 2002 đạt 63 nghìn USD (chiếm 20,3%). Từ năm 1997 Công ty bắt đầu tiến hành xuất khẩu trực tiếp nhưng kết quả còn chưa như mong muốn vì công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài và khai thác nguồn hàng trong nước còn nhiều bất cập. Mặt khác, khi tổ chức xuất khẩu trực tiếp Công ty phải có một lượng vốn tương đối lớn (chủ yếu là vốn lưu động). Chính vì vậy, trong những năm qua Công ty còn bị hạn chế nhiều trong hình thức xuất khẩu này.
@ Các bước tiến hành xuất khẩu trực tiếp ở Công ty hiện nay:
Xin giấy phép xuất khẩu.
Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.
Thuê phương tiện vận tải.
Làm thủ tục hải quan: Gồm các chứng từ sau:
+ Giấy xuất khẩu của Bộ chủ quản (2 bản).
+ Tờ khai hải quan (cùng số seri 3 bản).
+ Phiếu đóng gói (3 bản).
+ Bản copy hợp đồng ngoại có dấu của Công ty (1 bản).
+ L/C (1 bản).
+ Hợp đồng bảo hiểm (1 bản).
+ Hoá đơn thương mại (1 bản).
Giao hàng với phương tiện vận tải.
Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Nhận tiền thanh toán.
@ Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu này:
- Ưu điểm: Với hình thức xuất khẩu này Công ty có thể sẽ thu được những khoản lợi nhuận lớn sau mỗi hợp đồng xuất khẩu và Công ty sẽ có nhiều kinh nghiệm để thực hiện những hợp đồng xuất khẩu lớn trên những thị trường lớn và hoàn toàn mới. Mặt khác, hình thức xuất khẩu là đòn bẩy quan trong cho sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Công ty.
- Nhược điểm: Với hình thức xuất khẩu này Công ty phải tự tổ chức nguồn hàng, bảo quản, ký kết hợp đồng và xuất khẩu nên Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và nhiều rủi ro. Mặt khác, vì Công ty là doanh nghiệp thương mại nên dịch vụ trước, trong và sau khi xuất khẩu là rất quan trọng và phức tạp, do vậy Công ty đã phải cạnh tranh rất khó khăn với các doanh nghiệp lớn đi trước trong lĩnh vực này như Công ty Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ – Matexim.
5 - Các biện pháp Công ty áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu:
5.1- Nghiên cứu thị trường:
Đây là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu vào thị trường quốc tế. Đó là công tác không đơn giản chút nào mà ngược lại nó là cả một quá trình phức tạp và khó khăn. Để thúc đẩy xuất khẩu thì Công ty cũng đã tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cách:
Đầu tư thay thế, mua mới trang thiết bị xử lý và lưu trữ thông tin hiện đại (máy vi tính). Nó đã tạo điều kiện cho Công ty nắm bắt cơ hội kinh doanh một cách nhanh chóng.
5.2-Thực hiện hoạt động gia công chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm:
Như ta đã biết, chất lượng sản phẩm là một yếu tố được khách hàng quan tâm, đặc biệt trong việc duy trì thị trường thí nó lại càng không thể thiếu. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã tuyển một số cán bộ, công nhân kỹ thuật để kiểm tra và gia công hàng hoá trước khi xuất khẩu. Ngoài ra Công ty còn phối hợp với một số đơn vị để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá.
5.3 - Tổ chức quảng cáo giới thiệu các mặt hàng mà công ty kinh doanh ra thị trường nước ngoài:
Đây là một công việc cần được quan tâm bởi sẽ giúp cho khách hàng biết đựơc nguồn hàng, chất lượng hàng... qua đó sẽ tiến hành mua nếu cần thiết. Thời gian qua Công ty cũng đã tiến hành một số biện pháp quảng cáo sau:
- Quảng cáo thông qua mạng internet.
- Quảng cáo qua trung gian.
5.4 - Quan tâm đến công tác thu gom và tạo nguồn hàng:
Hiệu quả của công tác thu gom và tạo nguồn hàng ảnh hưởng tực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu cuả khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá. ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường của doang nghiệp. Trên thực tế công ty đã áp dụng một số cách sau:
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thu mua và tạo nguồn hàng. Đầu tư vào việc mua sắm phương tiện vận tải, các thiết bị xếp rỡ, hệ thống bến bãi nhà kho nhằm tạo sự cơ động linh hoạt trước những sự biến động của nguồn hàng, của thị trường.
- Thiết lập hệ thống thu mua hàng hoá ở các tỉnh thành phố trong cả nước.
- Liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
5.5 - Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả:
Huy động vốn:
+ Công ty tiến hành khai thác các nguồn vốn sẵn có, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn tín dụng từ khách hàng
+ Tìm kiếm và thu hút các đối tác đầu tư liên doanh liên kết kinh tế trong và ngoài nước.
Sử dụng vốn:
+ Đầu tư vào việc kinh doanh một số mặt hàng có giá trị cao trên thị trường như: Máy công cụ, thiếc thỏi...
+ Đẩy mạnh tiến độ thực hiện hợp đồng, thực hiện tốt công tác thanh toán với người mua dựa trên nguyên tắc: thu đủ về giá trị, nhanh về thời gian để đảm bảo quá trình thu hồi vốn.
5.6 - Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên:
Bằng cách: tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của công ty đi học tập và nghiên cứu ở các trường đại học có uy tín trong cả nước. Bồi dưỡng sâu về ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ nhân viên.
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM QUA (1999-2001).
Một số chỉ tiêu Công ty thường sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá trực tiếp hiện nay là:
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu (L):
L = Doanh thu XK - Chi phí cho XK
Theo phân tích của phòng kế toán Công ty thí L được xác định là:
+ L99 = 6.205.678.879- 6.184.765.741= 20.913.138 VND
Năm 1999 lợi nhuận (sau thuế) thu được từ xuất khẩu hàng hoá (chỉ tính XK trực tiếp) là 30.779.708 VND.
+ L00 = 5.421.786.420- 5.410.129.579 = 11.656.841VND
Năm 2000 lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu là 11.656.841 VND thấp hơn năm 1999 là 9.256.297 VND (giảm 44,3%), đó là biểu hiện không tốt hay xuất khẩu kém hiệu quả.
+ L01= 6.002.089.685- 5.981.986.027= 20.103.658 VND
Năm 2001 lợi nhuận thu từ hoạt động xuất khẩu đã tăng trở lại đạt 20.103.658 VND tăng so với năm 2000 là 8.446.817 VND (tăng 72,5%). Đây là dấu hiệu khả quan cho hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới. Chứng tỏ năm 2001 Công ty đã xuất khẩu hiệu quả hơn năm trước, tuy nhiên lợi nhuận đạt được còn quá nhỏ so với tổng lợi nhuận của Công ty năm 2001 (chỉ bằng 1,16%). Như vậy năm 2002 Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của mình để đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập và chiến lược xuất khẩu của Nhà nước.
Do thực trạng kinh doanh xuất khẩu trực tiếp của Công ty còn kém hơn hình thức xuất khẩu khác của Công ty nên trong thời gian tới Công ty phải đẩy mạnh hơn nữa hình thức xuất khẩu này nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung.
Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu(K): phản ánh doanh thu đạt được khi bỏ ra một đồng chi phí. Công thức tính:
K= Doanh thu từ xuất khẩu/ chi phí cho xuất khẩu
+ Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu năm 1999(K99):
K99= 6.205.678.879 : 6.184.765.741= 1,003
Kết quả đó cho thấy Công ty bỏ ra 1đồng chi phí và chỉ thu được 1,003 đồng doanh thu. Đây là dấu hiệu của việc xuất khẩu hàng hoá chưa hiệu quả. Doanh thu thu được trên một đồng ch phí còn khá nhỏ nên Công ty phải có những biện pháp tình thế để khắc phục tình trạng này.
+ Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu năm 2000 (K00):
K00= 5.421.786.420 : 5.410.129.579= 1,002
Kết quả là năm 2000 khi bỏ ra 1 đồng chi phí Công ty chỉ thu được 1,002 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu của Công ty rất thấp thậm chí còn thấp hơn cả năm 2000. Tất nhiên, năm 2000 Công ty gặp phải không ít khó khăn nên việc tìm ra một giải pháp tốt cho thực trạng nàylà chưa thể.
+ Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu năm 2001(K01):
K01= 6.002.089.685 : 5.981.986.027= 1,0033
Năm 2001 là năm mà Công ty hoạt động có hiệu quả nhất từ khi thành lập tới nay nhưng trong hoạt động xuất khẩu thì Công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong việc zử dụng có hiệu quả chi phí bỏ ra để xuất khẩu các lô hàng. Tuy năm 2001 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng mặt bằng kinh doanh chung thì hoạt động xuất khẩu của Công ty vẫn còn yếu cần đẩy mạnh hơn nưã trong thời gian tới.
1- Những ưu điểm:
Trong ba năm qua, mặc dù phải trải qua bao khó khăn thử thách trước biến động của thị trường. Nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấu và đã tạo cho mình những thuận lợi trong kinh doanh. Và nó đã trở thành mặt ưu của Công ty.
- Về kim ngạch xuất khẩu: trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng được cải thiện. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2000 có chững lại so với năm 1999 và năm 2001. Cụ thể năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 2.272 nghìn USD, năm 2000 đạt 1.379 nghìn USD. Và sang năm 2001 thì con số đó là 2.008 nghìn USD. Nếu xét trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thì đây là một kết quả khá quan trọng, nó góp phần làm tăng tốc độ quay vòng vốn của Công ty.
- Quy mô thị trường xuất khẩu của MECANIMEX ngày một mở rộng: Nếu như năm 1999 Công ty có quan hệ buôn bán với khoảng 10 quốc gia khác nhau và thu được giá trị kim ngạch xuất khẩu là 2.272 nghìn USD. Sang năm 2000 do những hậu quả của việc áp dụng luật thuế GTGT, của sự khan hiếm về vốn...đã làm giảm kim ngach xuất khẩu của Công ty xuống còn 1.379 nghìn USD. Năm 2001 là 2.008 nghìn USD. Nhưng số lượng thị trường lại không ngừng tăng lên.
Mặt khác, nếu trước đây thị trường xuất khẩu của MECANIMEX tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á thì giờ đây ngoài khu vực thị trường này, thị trường Anh, Nga dần trở thành bạn hàng quen thuộc của MECANIMEX, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Điều đó không chỉ thể hiện sự lớn mạnh về quy mô mà còn thể hiện sự chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng trong quan hệ làm ăn buôn bán của Công ty. Có được lòng tin như vậy, thị trường rộng lớn như vậy sẽ là một cơ sở vững chắc tạo đà cho sự lớn mạnh của Công ty.
Có được kết quả như vậy là do Công ty đã quan tâm đến công tác tìm kiếm nguồn hàng và thị trường và thực hiện nghiêm chỉnh mọi cam kết với khách hàng.
- Về danh mục mặt hàng kinh doanh xuất khẩu của Công ty: Đi liền với quy mô thị trường ngày càng mở rộng là sự gia tăng các mặt hàng xuất khẩu. Tính đến nay, trong danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty đã có trên 5 chủng loại mặt hàng khác nhau: thiếc và các loại khoáng sản, các loại dụng cụ cầm tay, các loại máy công cụ , hàng kim khí, hàng nông sản . Đó là một thế mạnh dễ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác công ty đã tạo cho mình những mặt hàng chủ lực có giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đôí cao là: thiếc, dụng cụ đồ nhgề, kim khí. Đây là một ưu điểm của Công ty.
2 - Những hạn chế cần khắc phục:
Qua phân tích thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của MECANIMEX bên cạnh những thành tựu nổi bật ở trên Công ty còn một số những tồn tại đó là:
- Trước hết tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty còn thấp. Vì vậy xét trên phạm vi doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua đều có hiệu quả, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì còn nhiều hạn chế.
- Hạn chế trong chính sách sản phẩm, đó là chính sách sản phẩm chưa có sự nhanh nhạy về việc thay đổi sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Về công tác xúc tiến bán hàng còn yếu. Hoạt động quảng caó chưa được chú trọng. Mặt hàng kinh doanh của Công ty còn hạn hẹp, chủ yếu là các mặt hàng truyền thống nhưng chưa đảm bảo đều đặn và gia tăng qua các năm về số lượng và giá trị.
- Mặc dù thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng nhưng thị phần của Công ty trên thị trường còn rất nhỏ, kim ngạch xuất khẩu thu được từ các thị trường không cao, tăng trưởng chậm và luôn biến động tạo ra khó khăn lớn trong kinh doanh. Bên cạnh đó, số lượng hàng xuất khẩu của Công ty còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng hàng chưa cao.
- Về hình thức xuất khẩu: xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu chính của Công ty. Hình thức này đem lại hiệu quả không cao và không đảm bảo chủ động trong kinh doanh
Trong những năm qua mặc dù Công ty đã có thêm một số thị trường mới nhưng khả năng để duy trì và phát triển còn hạn chế. Hiện tượng đó do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng điều chủ yếu là nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
3 - Nguyên nhân của những tồn tại:
Có thể nói trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tồn tại những ưu khuyết điểm là tất yếu. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải phân tích nhìn nhận đúng những nguyên nhân gây ra đển có thể sửa chữa, nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp mình.
3.1 - Nguyên nhân khách quan:
- Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước không ổn định, thiếu nhất quán, nhiều chính sách còn mang tính chồng chéo thiếu thống nhất giữa các cấp quản lý (Trung ương - Địa phương, giữa Bộ thương mại và các Bộ, các cơ quan quản lý liên quan: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công nghiệp, ngân hàng Nhà nước...) gây ảnh hưởng cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh với nước ngoài.
+ Chính sách thị trường: trong thời gian qua mới chỉ thể hiện quan điểm chung đối với mỗi thị trường, chưa đảm bảo yêu cầu phù hợp và linh hoạt đối với từng mặt hàng, từng đối tác và từng thời kỳ. Điều đó đẫn đến kết quả là thị trường xuất khẩu của Công ty được mở rộng nhưng còn bấp bênh, thiếu ổn định cần thiết để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn.
+ Chính sách mặt hàng: thường xuyên không ổn định và sự thay đổi thường thiếu nhất quán. Việc thay đổi quá nhanh và không nhất quán trong việc ra quyết định cho phép XNK hay tạm dừng XNK hoặc không cho phép XNK một số mặt hàng đã gây nhiều biến động và bất ổn trong sản xuất kinh doanh.
+ Chính sách thuế: biểu thuế xuất nhập khẩu mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu tính định hướng lâu dài với từng mặt hàng và thị trường. Còn quá nhiều loại thuế suất khác nhau và giá tính thuế thay đổi nhiều. Tình trạng trùng thuế còn khá lớn gây ra mức thuế phải nộp bị thay đổi lớn và thực tế doanh nghiệp vẫn phải nộp nhiều khoản thuế.
+ Chính sách bảo hộ mậu dịch: Thông qua các công cụ và biện pháp thuế quan, phi thuế quan và những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng chưa hiệu quả trong việc điều tiết và quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu. Việc quản lý đầu mối xuất khẩu, quản lý hạn ngạch, cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất khẩu...vẫn chưa đựơc cải thiện rõ rệt đúng với tính cấp bách của tình hình và bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.
+ Chính sách xuất nhập khẩu: Trong thời gian qua còn thể hiện sự bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chính sách cho phép nhiều doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp khiến Công ty mất đi lượng khách hàng quen thuộc.
Ngoài ra, mức ưu đãi dành cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu đối với doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này không đúng với nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu hàng trong nước phải được hưởng chính sách ưu đãi bằng hoặc hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích xuất khẩu
Do mảng thị trường truyền thống của Việt Nam bị mất đi hoặc do tan rã, hoặc do bất ổn định chính trị và kinh tế. Điều này ảnh hưởng đến công ty như sau:
+ Thị trường trong nước: Đa số khách hàng truyền thống, khách hàng cũ trong nước đã phát triển thành những công ty độc lập, được trực tiếp xuất khẩu những sản phẩm của mình. Những khách hàng mới của Công ty chưa nhiều hay những khách hàng nhất thiết phải phụ thuộc vào Công ty vì những lý do nào đó thường không phải là những khách hàng lớn...Bởi vậy không chỉ nguồn hàng xuất khẩu mà nhu cầu nhập khẩu của Công ty cũng bị thu hẹp lại.
+ Thị trường nước ngoài: Thị trường ngoài nước cũng chưa ổn định. Những khách hàng thuộc khu vực Châu Á do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến sự đổ vỡ của một số ngân hàng quốc tế gây biến động về tỷ giá nên kinh doanh gặp nhêìu khó khăn.
Việc phát triển tìm kiếm thị trường nước ngoài không thể là ngày một ngày hai đạt được theo ý muốn, nhất là trong tình hình Công ty không trực tiếp sản xuất mà sản phẩm hàng hoá không có điều kiện cải tiến mẫu mã, chất lượng mà điều đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhận biết và thiện chí của những nhà sản xuất trong nước, những khách hàng của Công ty.
- Quản lý ngoại tệ của Nhà nước còn nhiều bất cập. Tỷ giá Nhà nước hiện áp dụng tuy có tác dụng đối với việc nhập khẩu để đầu tư cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài nhưng mặt trái của nó là không khuyến khích được xuất khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoà Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung.
3.2 - Nguyên nhân chủ quan:
- Về công tác thị trường: Công ty còn coi nhẹ công tác thị trường. Công ty chưa có biện pháp nghiên cứu thị trường cụ thể. Chưa tổ chức được bộ phận chuyên về công tác Marketing quốc tế để thúc đẩy nâng cao hoạt động xuất khẩu. Việc nắm bắt thông tin về đối tác nhiều khi còn rất chậm dẫn đến tình trạng mất khách hay bị các đối thủ cạnh tranh tận dụng cơ hội
- Về mặt hàng: Chất lượng hàng hoá của Công ty còn chưa ổn định, tỷ trọng hàng thô vẫn còn chiếm khá lớn, chưa tối đa được giá trị lô hàng xuất khẩu.
Trong hoạt động tạo nguồn hàng, Công ty chưa thiết lập được mối quan hệ sâu sắc với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thu mua hàng của Công ty phần nhiều còn theo kiểu gom hàng nhỏ lẻ nên chất lượng không đồng đều số lượng không ổn định.
- Về công tác tổ chức: Tổ chức bộ máy cơ quan còn có nhiều vấn đề cần giải quyết:
+ Việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên vẫn bị coi nhẹ. Đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm bồi dưỡng thích đáng.
CHƯƠNG III
BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ - MECANIMEX
I - MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
1 - Mục tiêu xuất khẩu của Công ty
Trong quá trình kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Các mục tiêu này có thể coi như kim chỉ nam để hướng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải bất cứ những mục tiêu nào đưa ra cũng đều được doanh nghiệp ưu tiên thưc hiện. Trong một giai đoạn nhất định, thông thường các doanh nghiệp chỉ lựa chọn và thực hiện một vài mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện khách quan, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đối vối Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, tăng lợi nhuận trên cơ sở mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng của Công ty.
Để đạt được mục tiêu này, đối với hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, Công ty đưa ra những mục tiêu cụ thể gồm:
+ Kim ngạch đạt 3 triệu USD vào năm 2002, tăng 49% so với năm 2001, đạt 27 triệu USD vào năm 2010.
+ Thị trường xuât khẩu chủ yếu là một số nước thuộc Châu Á, Châu Âu năm 2002 tăng lên, thị trường sẽ mở rộng ra hầu hết các nước ASEAN và một số nước khác thuộc Châu Âu.
+ Về mặt hàng xuất khẩu: măt hàng xuất khẩu chủ lực từ 2 loại hàng trong năm 2001, tăng lên 4 loại mặt hàng vào năm 2002 và 7 loại mặt hàng vào năm 2010.
2 - Định hướng xuất khẩu của Công ty
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều cải cách về chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Đồng thời ban hành nhiều Bộ luật để điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
+ Công ty MECANIMEX tranh thủ tiềm năng sẵn có về vốn để tập trung đầu tư cho hoạt động thu mua hàng xuất khẩu, tìm kiếm mặt hàng có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, có giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Thiết lập cơ cấu mặt hàng hợp lý, kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng và đáng tin cậy, giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ chế, sản phẩm thô. Thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững lâu dài với các đơn vị sản xuất và cung cấp hàng hoá cho Công ty.
+ Chủ trương lấy thị trường Châu Á- Thái Bình Dương và thị trường Nga, Anh làm nòng cốt. Từ đó mở rộng kinh doanh sang các thị trường khác, tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế nước ngoài để tiêu thụ hàng xuất khẩu.
+ Phát huy nguồn lực con người, tiếp tục mở rộng những lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính cho cán bộ và nhân viên trong Công ty. Coi đầu tư vào nhân tố con người là nền tảng của sự thành công của Công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở giai đoạn tới.
II - MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ - MECANIMEX.
1- Tổ chức nghiên cứu thị trường, từng bước tiến tới làm chủ thị trường:
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, thị trường là yếu tố sống còn đối với hoạt động của Công ty. Bởi lẽ nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, tính chất thời vụ của thị trường...là kim chỉ nam cho hoạt động xuất khẩu của Công ty vào thị trường đó. Nghiên cứu thị trường tốt là điều kiện tiền đề quan trọng cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Trước hết ta tìm hiểu về khả năng nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường thực chất là hoạt động điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường được coi là nền tảng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Xuất phát từ thực tế Công ty có thể thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường sau:
+ Thiết lập văn phòng đại diện ở nước ngoài:
Trong những năm qua Công ty thường không được tiếp xúc trực tiếp với thị trường xuất khẩu của Công ty. Vì thế Công ty thiếu rất nhiều các thông tin về giá cả, thị hiếu và các thông số khác của thị trường hoặc chỉ biết sơ qua nhờ các phương tiện thông tin đại chúng. Văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty...Và dự báo những biến đổi bao gồm cả cơ hội và rủi ro trong tương lai tại thị trường, để Công ty có những xử lý chính xác, những điều chỉnh kịp thời trong việc tiêu thụ hàng hoá.
Về tổ chức thực hiện: Trong điều kiện tài chính eo hẹp như hiện nay, trước hết Công ty phải có sự lựa chọn đúng đắn nước nào để đặt văn phòng đại diện sao cho có hiêụ quả nhất, như Singapo, Nhật bản.
Trong quá trình thực hiện, một điều đáng chú ý là năng lực của những cán bộ được cử làm đại diện. Đòi hỏi những người này phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường, giỏi ngoại ngữ, có đạo đức tốt và trung thành với Công ty. Về số lượng cử đi không đòi hỏi nhiều để giảm chi phí hoạt động vì với số lượng ít nhưng biết quan hệ tốt với các công ty nước ngoài thì vẫn đảm bảo hiệu quả của văn phòng. Tránh tình trạng cử những cán bộ thiếu khả năng nghiệp vụ, hoặc yếu về ngoại ngữ ra nước ngoài sẽ làm hạn chế hiệu qủa của văn phòng đại diện, thậm chí còn làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Công ty.
Mặt khác, Công ty phải thường xuyên giám sát hoạt động của văn phòng và có những hình thức thưởng phạt hợp lý kích thích hoạt động của văn phòng thật hiệu quả.
- Nội dung hoạt động: Công ty cần quy định rõ nội dung hoạt động của văn phòng và nhiệm vụ của mỗi cán bộ. Cán bộ văn phòng có nhiệm vụ thường xuyên tiếp cận và nắm chắc các thay đổi và nhu cầu của thị trường cũng như tình hình các đối thủ cạnh tranh, chính sách giá cả và pháp luật nước sở tại ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nhập vào thị trường của Công ty. Từng kỳ phải có báo cáo tình hình gửi về Công ty bao gồm cả nhưng con số thống kê và những phân tích dự báo để Ban lãnh đạo Công ty có thể theo sát tình hình thị trường.
Ngoài ra cán bộ phụ trách văn phòng còn thay mặt Công ty đàm phán, giao dịch, chào hàng, giới thiệu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đối vơí các thị trường sở tại và các nước lân cận làm tiền đề cho Công ty ký kết hợp đồng.
2- Tổ chức quảng cáo giới thiệu các mặt của Công ty ra thị trường nước ngoài.
Thông tin quảng cáo là vô cùng cần thiết nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng và tới các doanh nhiệp sản xuất, đồng thời tiếp thị với họ về mọi khả năng của Công ty để nhận được những đơn đặt hàng lớn. Đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu tại thị trường nước ngoài - nơi Công ty không thực hiện tiếp xúc với ngưòi tiêu dùng. Marketing trong xuất khẩu phải được sử dụng như một công cụ để sản xuất hàng hoá. Công ty cần áp dụng marketing trong chiến lược sản phẩm bao gồm các biên pháp sau:
+ Xuất bản catalogie: catalogie phải giới thiệu toàn bộ nội dung: về chức năng nhiệm vụ của Công ty, các mẫu hàng xuất khẩu được in thành tranh ảnh. Từng mẫu hàng phải có sự chú thích rõ ràng. Catalogie phải được trình bày hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng, dẫn người mua đến thái độ muốn mua và đến quyết định mua hàng.
+ Trong thời đại bùng nổ về thông tin và khoa học kỹ thuật hiện nay, Công ty nên tham gia vào mạng TM điện tử. Đó là hệ thống catalogie doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam của Trung tâm xuất bản (VCCI)
+ Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo các mặt hàng xuất khẩu của Công ty qua các phuơng tiện thông tin đại chúng, tích cực hơn nữa trong công tác tham gia triển lãm bán và giới thiệu sản phẩm.
Tuy nhiên, để thu được hiệu quả cao trong hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm, Công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu sau:
+ Xác định mục đích quảng cáo: khi tiến hành một chương trình quảng caó Công ty phải xác định được mục đích cho hoạt động này. Mục đích quảng cáo có thể là tìm thị trường cho loại hàng hoá mới, tăng thị phần cho hàng hoá đã có mặt ở thị trường, hoặc có thể làm tăng khối lượng hàng hoá bán ra, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá
+ Dự kiến ngân sách tài chính cho quảng cáo: Đây là công việc hết sức quan trọng cần thiết thức khi tiến hành chương trình quảng cáo. Công ty chỉ có thể đánh giá được tính hiện thực của một chương trình quảng cáo khi tính toán được những chi phí phải bỏ ra để thực hiện nó. Một chương trình quảng cáo có tính hiện thực phải là hợp với khả năng tài chính của Công ty, ngựơc lại nó sẽ là một chương trình không có tính hiện thực.
+ Đánh giá hoạt động quảng cáo: sau khi tiến hành quảng cáo, Công ty phải thực hiện việc đánh giá kết quả của hoạt động quảng cáo đem lại.. Phương pháp phổ thông sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo hiện nay là dựa vào việc so sánh chi phí quảng cáo đã bỏ ra với kết quả do việc quảng cáo đem lại. Nội dung phân tích, đánh giá hiệu quả của quảng cáo cần tập trung vào khối lượng sản phẩm bán ra, lợi nhụân thu được,số lượng và giá trị các hợp đồng đặt hàng trước và sau quảng cáo.
Tóm lại, quảng cáo giới thiệu sản phẩm là công việc đòi hỏi rất công phu, và tốn kém. Thực tế trong những năm qua, đa số hàng hoá xuất khẩu của MECANIMEX đều được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế. Điều này đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của Công ty, gây ra không ít khó khăn cho Công ty trong việc cạnh tranh về chất lượng hàng hoá trên thị trường. Để hạn chế nhược điểm này, Công ty lên tiến hành lên doanh liên kết với các doanh nghiệp để cùng tổ chức sản xuất, chế biến gia công sản phẩm hàng hoá.
3. Mở rộng và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu:
Đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ ngoại thương, đa dạng mặt hàng xuất khẩu là một lợi thế đặc trưng. Việc mở rộng mặt hàng mới là công việc không dễ dàng, nó đòi hỏi tính thời cơ nhanh chóng nhưng cũng đòi hỏi sự thận trọng, sáng suốt. Do đó Công ty cần xem xét khi xuất khẩu môt mặt hàng mới, đó là:
+ Nhu cầu mặt hàng đó trên thị trường, số lượng là bao nhiêu ?
+ Đặc điểm của mặt hàng đó: về đặc tính kỹ thuật, chủng loại,đặc điểm tiêu thụ.
+ Những doanh nghiệp nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này với số lượng là bao nhiêu?
+ Chính sách của Nhà nước hiện tại và tương lai với mặt hàng đó.
+ Những bạn hàng nào đáng tin cậy, sẵn sàng mua mặt hàng đó.
Công tác tạo nguồn hàng: Công ty cần quan tâm hơn nữa về mặt hàng xuất khẩu và đa dạng hoá công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Bởi trong kinh doanh xuất khẩu vấn đề tạo nguồn hàng là hết sức quan trọng. Việc tạo nguồn hàng tốt với chất lượng cao, giá rẻ, điều kiện giao hàng nhanh sẽ cho phép công ty thực hiện hợp đồng xuất khẩu thuận tiên đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Muốn làm tốt công tác này Công ty cần:
Trong thu mua hàng hoá, vấn đề lựa chọn nguồn hàng được Công ty coi trọng nhất. Bởi qua đó nó đáp ứng được những yêu cầu về hàng hoá cách thức mua của Công ty. Để lựa chọn nguồn hàng phù hợp, Công ty cần căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của mình, tình hình thị trường, yêu cầu của khách hàng.
Công ty chủ yếu khai thác hai nguồn hàng chính:
- Nguồn hàng thu mua qua các đại lý
Nguồn hàng từ các tổng Công ty, công ty trong lĩnh vực điện, cơ khí...
Nguồn hàng thu mua qua các đại lý có đặc điểm là cơ động phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng với lô hàng nhỏ. Nguồn hàng này thường được đảm bảo về số lượng, thời gian giao hàng, giá cả tương đối. Tuy nhiên chất lượng hàng hoá thường biến động thất thường.
Nguồn hàng từ các đơn vị sản xuất, chế biến thường có đặc điểm là đảm bảo cả về số lượng. Tuy nhiên, giá cả thị trường cao hơn các nguồn hàng đại lý và việc ký hợp đồng mua hàng thường gắn liền với nhiều điều kiện do phía nguồn hàng đưa ra vì thế nó chỉ phù hợp với những hợp đồng có khối lượng lớn, thời gian giao hàng dài.
Nguồn hàng từ Tổng Công ty: Là hàng hoá thường có chất lượng đảm bảo, giá ưu tiên hơn nhưng số lượng lại phụ thuộc vào sự phân phối của Tổng Công ty. Vì thế nên rất thất thường.
Nhằm tạo điều kiện cho Công ty chủ động có được nguồn hàng đảm bảo về số lượng, chất lượng, mẫu mã, tăng cường khai thác các nguồn hàng có tỷ lệ chế biến cao, hạ thấp hàng chế biến thô, Công ty cần có sự đầu tư liên doanh liên kết với các đơn vị, cơ sở sản xuất, tổng Công ty một cách chính đáng.
Để nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn hàng, Công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
- Lựa chọn các nguồn hàng hợp lý, có khả năng về tài chính và năng lực sản xuất, đảm bảo uy tín thực hiện đầy đủ hợp đồng mua hàng đã được ký kết.
- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu mua, đặc biệt bổ sung thêm các phương tiện vận chuyển, các thiết bị nhà kho, thiết bị kiểm nghiệm hàng hoá.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá. Muốn vậy cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thu mua, nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho người mua hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Thiết lập mạng lưới thu mua hàng lưu động, thuận tiện, tránh tình trạng thu mua qua trung gian vừa bị giá cao vừa khó kiểm soát được chất lượng, đồng thời gây mất ổn định đầu vào của Công ty. Bố trí các kho hàng hợp lý. Các đầu mối thu mua phải được thiết lập ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng với các cơ sở. Như vậy sẽ giảm được giá thành thu mua, tăng lợi nhuận, và doanh thu.
- Tăng cường liên doanh liên kết với các xí nghiệp trong và ngoài nước (các cơ sở sản xuất, chế biến...) để có một nguồn hàng ổn định và tạo cơ sở cho việc đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên để đảm bảo cho nguồn hàng ổn định này thì Công ty phải có một đầu ra tương đối ổn định. Hai việc này cần tiến hành song song để hỗ trợ cho nhau và là điều kiện để mặt kia phát triển.
Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, cùng một thời điểm có nhiều công ty cùng tham gia kinh doanh xuất khẩu các loại mặt hàng đòi hỏi Công ty phải định hướng được cho mình mặt hàng chiến lược mà ở đó Công ty có khả năng cạnh tranh. Những mặt hàng này là những mặt hàng mà Công ty đã kinh doanh có hiệu quả và những mặt hàng mới mà Công ty có khả năng cung ứng khi thị trường thế giới có nhu cầu.
4 - Giải quyết nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn đối với mọi công ty luôn là vấn đề bức xúc. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. So với quy mô hoạt động như vị thế của một công ty xuất khẩu, nguồn vốn của Công ty MECANIMEX còn hạn chế. Hiện tại, nguồn vốn hoạt động của Công ty dựa vào các nguồn chủ yếu: vốn tự có, vốn ngân sách cấp, vốn liên doanh liên kết và vay vốn. Do vậy để giải quyết vấn đề tồn tại này, Công ty phải kết hợp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau – nguồn huy động trong nước và từ phía nước ngoài. Công ty cần tận dụng việc khai thác đa dạng hoá các nguồn vốn thông qua các nguồn vốn sau:
- Đẩy mạnh liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất, chế biến có tiềm lực tài chính.
- Quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, tận dụng các điều kiện vay vốn lãi suất ưu đãi của các tổ chức này.
- Thực hiện mua chịu hoặc giãn thời gian thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn cuả Công ty.
Ngoài ra, Công ty cần liên tục phân tích hiệu quả kinh doanh theo từng quý, từng kỳ.
Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì một số biện pháp về quản lý, chi phí, vốn, lợi nhuận và cách chi tiêu hiệu quả khác đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là:
- Tiếp tục phát huy những thành công mà Công ty đã đạt đựơc trong những năm qua làm tiền đề, động lực cho cách chỉ tiêu hiệu quả khách cùng vận động theo xu hướng tích cực đảm bảo cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của Công ty có hiệu quả.
- Nâng cao tỷ lệ vốn bằng tiền trên tổng tài sản để tạo điều kiệu hoạt động trao đổi của Công ty diễn ra nhanh chóng, linh hoạt. Đồng thời có khả năng hỗ trợ cho các hoạt động khách như giúp đỡ người sản xuất đảm bảo cho nguồn thu của mình.
- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện hoạt động xuất khẩu, thực hiện thanh toán đúng thời hạn, tránh để tình trạng chiếm dụng vốn.
- Có các biện pháp giảm các chi phí bất hợp lý, hạn chế các khoản chi phí không cần thiết gây lãng phí đối với doanh nghiệp, đặc biệt là phí giao dịch và đi lại vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. đồng thời nâng cao năng suất lao động, quy mô sản xuất, kinh doanh nhằm giảm tối đa chi phí trong kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.
- Tranh thủ các điều kiện tín dụng mà bạn hàng dành cho Công ty như cách hợp đồng có trả trước bằng tiền mặt, thúc đẩy thực hiện cách hợp đồng gia công...
- Giải quyết dứt điểm các công nợ còn tồn đọng. Tích cực giảm các khoản thu vốn tồn đọng trong tay khách hàng. Muốn vậy, trước khi ký kết hợp đồng, Công ty phải nắm rõ tình tài chính của khách hàng để tránh những rủi ro có thể xảy ra từ các khoản tiền trên.
- Tăng vòng quay hàng tồn kho, giảm đến mức phù hợp mức tồn kho, chỉ để lại một lượng phòng những trường hợp thị trường có đột biến. Việc này cũng giảm đựơc chi phí lưu kho và bảo quản hàng hoá, tiết kiệm chi phí cho công ty.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán một cách nghiêm chỉnh hạn chế tổn thất, tăng nhanh vòng quay vốn, có biện pháp ưu tiên cho những phương án có hiệu quả, vòng quay nhanh.
Trên đây là một số giải pháp về vốn đối với Công ty, tuy nhiên để thực hiện Công ty cần kết hợp một cách phù hợp với thị trường và khả năng của mình.
5- Nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày càng thu được hiệu quả cao, Công ty phải có một đội ngũ kinh doanh giỏi, bởi con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bạy của hoạt động kinh doanh: yêu cầu đối với cán bộ nhân viên là phải giỏi nghiệp vụ ngoại thương, có đầu óc tư duy tốt, linh hoạt, phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, đọc thông, viết thạo và hiểu rõ nội dung chào hàng, thư hỏi giá, nội dung hợp đồng, làm hợp đồng. Hơn nữa trong những năm tới dự đoán quy mô hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ tăng lên. Do đó, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty trở thành một yêu cầu khách quan và đựơc ưu tiên thực hiện ngay từ bây giờ. Nhằm nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, Công ty nên tổ chức những cuộc hội thảo khoa học có sự tham gia của nhiều cán bộ công nhân viên trong Công ty với các chuyên gia về lĩnh vực ngoại thương và lĩnh vực có liên quan.
6. Nâng cao chất lượng, cải tién mẫu mã sản phẩm
Một trong những nguyên nhân làm cho giá trị xuất khẩu hành hoá của Công ty còn nhỏ là do chất lượng và giá cả hàng hoá chư đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, và nó làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để khắc phục hạn chế này Công ty cần nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng cách đỏi mới trang thiết bị sản xuất, liên doanh liên kết với các đơn vị khác để cùng tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm
III - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Ở CẤP QUẢN LÝ VĨ MÔ.
Để khuyến khích hoạt động kinh doanh xuất khẩu, Nhà nước nên cớ biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng, miễn giảm thuế xuất khẩu những mặt hàng và lĩnh vực cần thiết, trợ giá một số hàng xuất khẩu, giúp đỡ các nhà sản xuất kinh doanh về khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, tạo điều kiện để người làm công tác XNK làm tốt các công việc tiếp thị, trực tiếp tìm bạn hàng và thị trường tiêu thụ, phát huy vai trò của Bộ Công nghiệp nặng và Phòng thương mại và công nghiệp và các tổ chức làm dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp.
Cải tiến công tác thông tin kinh tế nhất là thông tin về thị trường và đối tác, một mặt phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, mặt khác để đáp ứng nhu cầu của giới kinh doanh nước ngoài về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Khuyến khích xuất khẩu phải dựa trên cơ sở tiếp tục mở rộng quyền tự chủ về tài chính, tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá.
Phát triển mạnh các hình thức quan hệ trực tiếp và lành mạnh giữa những người sản xuất và những người kinh doanh hàng xuất khẩu, chống độc quyền, ép giá, từng bước hình thành các Hiệp hội xuất khẩu hàng hoá đối với từng ngành hàng và tham gia các Hiệp hội xuất khẩu Quốc tế. Để khuyến khích xuất khẩu mạnh hơn nữa, cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, thu hẹp phạm vi mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch, xử lý kịp thời tỷ giá hối đoái theo hương khuyến khích xuất khẩu và điều tiết nhập khẩu hợp lý, thành lập các khu chế xuất hoặc khu Công nghiệp, trong đó có những điều kiện đặc biệt khuyến khích để thu hút vốn và kỹ thuật từ bên ngoài, tăng nhanh năng lực quản lý hàng xuất khẩu cho nền kinh tế quốc dân.
Phải xây dựng chiến lược hàng hoá xuất khẩu, tạo ra những mặt hàng chủ lực, giải quyết đồng bộ các biện pháp từ vốn đầu tư thuộc nhiều nguồn đến cơ chế chính sách của Nhà nước, từ sản xuất khai thác đến chế biến, tiêu thụ dần dần tạo bạn hàng ổn định trên thị trường Thế giới.
Một mặt chúng ta tìm mọi cách đẩy mạnh mặt hàng xuất khẩu và thực hiện chính sách thay thế hàng nhập khẩu mà trong nước có khả năng sản xuất được. Nhà nước có chính sách rõ ràng công khai quy định về việc bảo hộ sản xuất trong nước để các doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh.
Chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua các công cụ biện pháp thuế quan, phi thuế quan và những qui định về tiêu chuẩn, kỹ thuật được sử dụng chưa hiệu quả trong việc điều tiết hoạt động XNK. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp đúng đắn để giải quyết tình trạng đó. Cụ thể:
1 - Thuế suất:
Mặc dù nhà nước đã thực hiện chính sách cắt giảm thuế suất đối với các măt hàng xuất khẩu, nhưng so với một số quốc gia trong khu vực, tỷ lệ thuế suất vẫn còn cao, vẫn là gánh nặng đối với hàng hoá xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc miễn giảm thuế suất còn thể hiện sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để công cụ thuế thực sự là đòn bẩy kích thích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước nên:
* Tiến hành cắt giảm tỷ lệ thuế suất cao cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, tỷ lệ thuế suất nên nhỏ hơn hoặc cùng lắm là bằng với tỷ lệ thuế suất cao của các quốc gia trong khu vực.
* Việc miễn giảm thuế suất đánh vào mặt hàng xuất khẩu phải được xây dựng trên nguyên tắc: mỗi hàng hoá xuất khẩu đều được điều tiết theo một cơ chế thống nhất và phải được đối xử bình đẳng không kể hàng hoá đó được sản xuất từ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài.
* Đối với một số mặt hàng mang tính chủ lực của Việt Nam, Nhà nước nên áp dụng thuế xuất 0%. Tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh tăng lên khi loại hàng hoá đó đã có vị thế vững vàng trên thị trường.
2 - Hoạt động trợ giúp vốn.
Hiện nay, hầu hết các doang nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đều thiếu vốn để đầu tư phát triển kinh doanh, phát triển thị trường.
Đây là một vấn đề mà để giải quyết nó bên cạnh sự cố gắng của bản thân kinh doanh thì Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp hỗ trợ, các biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước có thể gồm:
* Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu cũng như hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại.
* Giảm tỷ lệ lãi xuất tín dụng ngân hàng, giảm các quy định và điều kiện cho vay vốn của ngân hàng để tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiêp được vay vốn.
* Ban hành cá chính sách khuyến khích hoạt động liên doanh liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài.
3 - Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp thương mại của Việt Nam hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường còn rất yếu kém. Nguyên nhân cơ bản là bản thân các doanh nghiệp không đủ khả năng về kinh phí, phương tiện kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn trong công tác nghiên cứu thị trường nhất là thị trường nước ngoài.
Nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có đầy đủ thông tin cần thiết về thị trường, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ như:
* Thành lập các trung tâm nghiên cứu thị trường thế giới. Các trung tâm này có nhiệm vụ thu nhập, xử lý, phân tích và dự báo các biến động diễn ra trên thị trường thế giới, có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp.
* Thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đảm bảo hệ thống thông tin luôn được thông xuất và chính xác.
4 - Hoạt động hỗ trợ và đào tạo cán bộ quản lý.
Cán bộ quản lý kinh doanh cũng như trình độ, năng lực nghiệp vụ của họ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao, các doanh nghiệp đã liên tục đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ quản lý của mình. Mặc dù vậy, Nhà nước cũng cần có sự quan tâm và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ quản lý.
Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua một số phương pháp sau:
* Mở các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ từ 40% đến 50% kinh phí, còn lại sẽ do các doanh nghiệp tham gia đóng góp.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại cử cán bộ đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài.
* Tiến hành mở các cuộc hội thảo, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, nghiệp vụ ngoại thương, marketing nhằm nghiên cứu và phổ biến cho các doanh nghiệp.
* Chính sách tỷ giá.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chính sách tỷ giá đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả đầu ra và đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu tăng hoặc giảm tỷ giá thì đều gây tác động cả thuận lợi lẫn bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Nếu chủ động tăng tỷ giá thì phải điều chỉnh từ từ theo những thay đổi trên thị trường tiền tệ quốc tế phù hợp với sự phát triển ổn định của nền kinh tế vĩ mô thì sẽ có lợi hơn cho sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty XNK các sản phẩm cơ khí MECANTIMEX.DOC