Tóm lại, các chính sách Marketing cần được tiến hành đồng bộ, triệt để,
thường xuyên kiểm tra, giám sát và linh hoạt trong việc thực hiện. Trong điều kiện
ngân sách và vốn đầu tư còn hạn chế, thì việc đầu tư có trọng điểm và đầu tư có
chất lượng là quan trọng hơn cả. Thiết lập chính sách Marketing thiết thực và cụ thể
để có thể trình xin được nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương hoặc các tổ chức quốc tế.
Mọi hoạt động trong kinh doanh du lịch tư ̀ hoa ̣ ch đi ̣ nh chi ́nh sa ́ ch đê ́ n tô ̉ ng kê ́ t hoa ̣ t
đô ̣ ng cần được giám sát chặt chẽ, thường xuyên tiến hành kiểm tra để phát hiện sai
phạm, điều chỉnh kịp thời. Công ta ́ c M arketing du lịch cần được tiến hành thường
xuyên, đều đặn cu ̀ ng ca ́ c biê ̣ n pha ́ p ư u tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở hạ
tầng cho đường giao thông, điện, nước, xúc tiến quảng bá du lịch; đào tạo, dạy
nghề, hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
chú trọng hướng dẫn nhân dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ở các làng bản
dân tộc, phát triển du lịch bền vững. Các chính sách Marketing - Mix có mối quan
hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Thực hiện tốt chính sách sản phẩm, chính là góp
phần thúc đẩy chính sách quảng bá. Làm tốt chính sách quảng bá, cũng chính là đưa
hình ảnh sản phẩm du lịch Cao Bằng đến với du khách một cách rõ ràng, chuyên
nghiệp và gần gũi.
111 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp phát triển marketing du lịch tại Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng cơ
sở hạ tầng và vật chất, kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng và
trung tâm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cho du khách. Với các điểm du lịch tự nhiên
và sinh thái, du lịch mạo hiểm, nên giữ nguyên phong cảnh hoang sơ, tự nhiên, hoặc
cải tạo xây dựng phù hợp với cảnh quan thiên nhiên như nhà sàn, thôn bản, ..
Về cụm du lịch, trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng nên tập trung đầu tư cho
cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các cụm du lịch sau:
+ Cụm du lịch thị xã Cao Bằng và vùng phụ cận, xác định như cụm du lịch
trung tâm, đầu mối điều hành mọi hoạt động du lịch của tỉnh. Trong đó tập trung
chủ yếu là: tham quan di tích, danh thắng; du lịch văn hóa, lễ hội; du lịch đô thị mua
sắm; du lịch quá cảnh sang Trung Quốc;
+ Cụm di tích Pác Bó: Là cụm di tích quan trọng và giá trị nhất, cần bảo tồn,
tôn tạo và phát huy tác dụng của khu di tích, việc xây dựng các công trình nghỉ
dưỡng cũng cần quan tâm việc không phá vỡ sự uy nghiêm của nơi đây. Các loại
hình du lịch tại khu vực này: Du lịch tham quan di tích, danh thắng; du lịch tham
quan nghiên cứu; du lịch văn hóa; du lịch hội nghị, hội thảo;
+ Cụm du lịch thác Bản Giốc: định hướng phát triển cụm du lịch danh thắng,
tập trung khai thác các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát, tham quan bản làng, thám hiểm;
Tổ chức tuyến du lịch, gồm có tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và
quốc tế.
79
+ Du lịch nội tỉnh: Đẩy mạnh đầu tư cho các tuyến chính hiện có, đa dạng
hóa và nâng cao sản phẩm tại ác tuyến điểm, trong đó các tuyến chủ đạo (main
tourist route) là:
Thị xã Cao Bằng – Hòa An – Hà Quảng
Thị xã Cao Bằng – Trùng Khánh
Thị xã Cao Bằng – Nguyên Bình – Phja Đén
Thị xã Cao Bằng – Quảng Uyên – Tà Lùng – Quá cảnh
+ Du lịch liên tỉnh: Đẩy mạnh và phát triển các tuyến đã có
Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng
Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh
Cao Bằng – Hà Giang – Tây Bắc
+ Du lịch quốc tế: Phát huy thế mạnh của một tỉnh biên giới có nhiều cửa
khẩu thông với nước bạn Trung Quốc, là thị trường thuận lợi đưa khách du lịch
Trung Quốc vào Việt Nam và đưa khách Việt Nam sang Trung Quốc, theo chương
trình tối thiểu một ngày tham quan mua sắm, đến các chương trình nhiều ngày. Tập
trung đẩy mạnh các tuyến du lịch quá cảnh:
Thị xã Cao Bằng – Nà Po
Thị xã Cao Bằng – Long Châu
Thị xã Cao Bằng – Nam Ninh – Bắc Hải
Thị xã Cao Bằng – Nam Ninh – Quế Lâm
b. Tối đa hoá hiệu quả từ tài nguyên du lịch , đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch Cao Bằng có tiềm năng của mô hình 3H, 6S điển hình (như
trình bày ở chương I), cần phát huy ưu điểm của các mô hình trên trong việc phát
triển chính sách sản phẩm . Việc phát huy các sản phẩm du lịch sẵn có và nghiên
cứu thêm các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch mới cũng cần lưu ý đến hai mô
hình trên.
Về sản phẩm du lịch hữu hình , bên cạnh việc phát triển cơ sở vật chất , cần
tập trung phát triển đa dạng hoá các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương như
80
sản phẩm thổ cẩm, sản phẩm rèn, nâng cao thương hiệu của sản phẩm và uy tín với
khách hàng; Các dịch vụ triển lãm, trưng bày sản phẩm địa phương tại các điểm
kinh doanh du lịch chưa được khai thác và đầu tư hợp lý, trong khi khách du lịch có
nhu cầu cao, vì vậy cần chú trọng công tác bày bán các hiện vật và thổ sản, mang
tính tập trung và phong phú cao. Đưa mua sắm vào chương trình tour du lịch, thoả
mãn nhu cầu tham quan, mua sắm tìm hiểu của khách và tăng thu cho một bộ phận
người dân trong tỉnh.
Về sản phẩm du lịch vô hình, trước hết, cần tôn tạo các di tích lịch sử và các lễ
hội truyền thống, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa độc
đáo. Kết hợp các di sản văn hoá phi vật thể trong các gói tour, như kết hợp với đoàn
văn công tỉnh hoặc tổ chức một bộ phận nhân lực cho hoạt động giao lưu, múa hát
lửa trại; kể các câu chuyện truyền thuyết , dân gian của người bản địa và những nét
đặc sắc trong văn hoá truyền thống , vừa khách du lịch thích thú, vừa nâng cao được
bản sắc dân tộc. Có thể đa dạng hoá bằng cách khai thác tối đa và hợp lý các tài
nguyên thiên nhiên của Cao Bằng, trong đó các dịch vụ như chữa bệnh bằng rễ cây
thuốc, tắm suối nước khoáng là những loại hình dịch vụ có tiềm năng phát triển
nhưng chưa có sự đầu tư hợp lý, mà hiện nay nhu cầu của du khách cho những loại
hình này rất cao.
Bên cạnh đó , cần chọn lọc và đưa ra thực hiện các dự án mẫu về du lịch sinh
thái, văn hoá, du lịch leo núi. Ưu tiên đầu tư cho các dự án khu du lịch, cụm du lịch,
tuyến du lịch , các điểm du lịch leo núi , câu cá, các khu du lịch nghỉ dưỡng , du lịch
sức khoẻ , giải trí , thể thao nhằm nâng cao khả năng thu hút khách trong và ngoài
nước. Việc tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng , hấp dẫn du khách sẽ làm tăng th ời
gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách , cũng như để khách đến Cao Bằng nhiều
lần.
Việc đẩy mạnh các dịch vụ phụ trợ cho du lịch, như cho thuê xe đạp đôi,
thuê xe xích lô, thuê hướng dẫn viên người địa phương, các dịch vụ giải trí và mua
sắm,… cần được chú trọng phát huy hơn nữa, vì các hoạt động này có vai trò thúc
đẩy và làm phong phú cho hoạt động du lịch và có tác động hệ thống đến nhiều
81
ngành nghề và lĩnh vực khác . Tuy nhiên cần xây dựng và phát triển đồng bộ, có kế
hoạch thì mới có thể phát triển hài hoà và hợp lý.
4.3.4.2. Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch
Hiện nay , để có thể nâng cao doanh thu và số lượng khách du lịch đến với
Cao Bằng, giải pháp tích cực thâm nhập, mở rộng thị trường du lịch quốc tế, coi
trọng thị trường nội địa và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là một vấn
đề rất được quan tâm. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch để nâng
cao hình ảnh du lịch Việt Nam và quảng bá du lịch sản phẩm du lịch Cao Bằng; giới
thiệu lịch sử và nền văn hoá dân tộc đặc sắc của Cao Bằng:
Thứ nhất, tăng cường thông tin về du lịch cho du khách qua các hình thức:
Biển chỉ dẫn, biển quảng bá tấm lớn, hội nghị chủ đề xúc tiến về du lịch, các ấn
phẩm xúc tiến du lịch Cao Bằng. Tăng cường các công tác tuyên truyền xúc tiến
truyền thống, tiếp tục phát hành những ấn phẩm có chất lượng, chuyển tải được
thông tin về con người và đất Cao Bằng, các thông tin chi tiết về tour, tuyến, điểm
du lịch, cập nhật thông tin mới thường xuyên; phát hành những bộ phim về du lịch
Cao Bằng;
Thứ hai, với đối tượng khách nước ngoài, tiến hành quảng bá du lịch ra các
nước trên thế giới. Với đối tượng khách Châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, tập
trung kinh phí thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài sẽ
mang lại hiệu quả cao, có thể tận dụng được cách nhìn qua con mắt và sự chuyên
nghiệp của người nước ngoài. Chi phí này không chỉ cao đối với riêng tỉnh Cao
Bằng mà còn là thách thức đối với du lịch Việt Nam nói chung, tuy nhiên về lâu
dài, đây là một biện pháp hiệu quả; Đối với các du khách Trung Quốc, để có thể mở
rộng thị trường, nên mở một số văn phòng đại diện tại Quảng Tây, thực hiện các
chức năng xúc tiến, tiếp thị và dịch vụ lữ hành;
Thứ ba, quảng bá qua Website, E-mail như các công cụ chính nhằm giới
thiệu chung hình ảnh con người, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội,
sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn; trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình
ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với các trang Web
nổi tiếng trong nước như website của Tổng cụ du lịch, Hiệp hội du lịch, … và liên
82
kết với các trang website của các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước; Hướng tới
thị trường khách nước ngoài thì quảng cáo trên các trang website của nước ngoài để
du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm hoặc sử dụng các từ khoá tiếng Anh thông
dụng. Việc xây dựng website riêng về quảng bá du lịch Cao Bằng rất quan trọng, tại
đó các thông tin về Cao Bằng, lộ trình tuyến du lịch, dịch vụ ... được thể hiện rõ để
khách du lịch có thể tham khảo, về việc xây dựng website cần tiến hành khẩn
trương, sáng tạo, chuyên nghiệp và có thể học tập kinh nghiệm của các tỉnh khác;
Thứ tư, quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài nước như
các hội chợ biên giới, các sự kiện thể thao giao hữu ... Những tờ rơi, băng rôn, khẩu
hiệu với những độc đáo riêng sẽ thu hút được khách du lịch; Làm tốt công tác tuyên
truyền về du lịch, tổ chức cuộc thi tìm hiểu, sáng tác tác phẩm về đề tài du lịch; lồng
ghép du lịch với các hoạt động văn hoá-nghệ thuật-thể thao.
Thứ năm, cần xây dựng thương hiệu qua đó tạo điều kiện quảng bá du lịch.
Cao Bằng có nhiều điểm đặc trưng độc đáo, tuy nhiên vẫn chưa có hình ảnh hay
biểu tượng riêng về thương hiệu du lịch của mình. Biểu tượng đó sẽ thể hiện hình
ảnh chung nhất về mảnh đất và con người Cao Bằng. Theo điều tra cho thấy, trong
các hình ảnh quảng bá thì du khách thích thú với hình ảnh những cô gái, ông bà cụ
và trẻ nhỏ với nụ cười tươi hơn là những hình ảnh về thiên nhiên, núi rừng, nên xây
dựng những biểu tượng và hình ảnh quảng bá bằng hình ảnh cuộc sống hạnh phúc,
tâm hồn thư thái và tinh thần lạc quan của con người sẽ làm du khách thấy dễ chịu
và thân thiện, có thiện cảm cao hơn (Phụ lục 2). Do đó phải nhận thức đúng đắn và
nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh, đưa Cao Bằng đến với khách du lịch một hình
ảnh cô đọng, hàm nghĩa.
Thứ sáu , bản thân mỗi cá nhân là một tuyên truyền viên hiệu quả, vì thế
những sinh viên, học sinh, cán bộ người Cao Bằng đi công tác, làm việc, học tập tại
các địa phương khác cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền với bạn bè các
tỉnh khác về tiềm năng và ưu thế của địa phương.
Thứ bảy , chú trọng hơn đến công tác xúc tiến và bán hàng . Qua bán hàng
trực tiếp, người cung ứng cần lắng nghe nguyện vọng của khách h àng để hoàn thiện
thêm dịch vụ và cung cấp phù hợp nhất cho khách ; Trong quá trình cung cấp dịch
83
vụ, không ngừng tiến hành các biện pháp xúc tiến để quảng bá đến khách hàng , như
giảm giá tour, khuyến mại dịch vụ, tặng các sản phẩm địa phương.
4.3.4.3. Chính sách giá và chính sách phân phối
Chính sách giá:
Các đơn vị kinh doanh nên áp dụng chính sách giá phân biệt cho từng phân
đoạn và đối tượng khách . Chính sách giá cao cấp đối với đối tượng khách nhóm 1
(như đã đề cập ở chương III ), đi kèm với chất lượng dịch vụ tốt và cao cấp ; Không
nên lạm dụng chính sách giá cắt cổ , giá khai thác và chính sách giá bán đắt . Chính
sách giá phù hợp và giá ưu đãi , giá trung bình cho các đối tượng khách thuộc nhóm
2. Việc tính toán các chi phí về giá để đảm bảo mục đích của doanh nghiệp kinh
doanh và trong mức chấp nhận của du khách , nghĩa là chất lượng dịch vụ như thế
nào thì đi kèm với mức giá thế đó. Song song với việc giảm giá thành tour , tiết kiệm
chi phí đầu vào và kết hợp với các đơn vị cung ứng hàng hoá , mua sắm , giải trí
khác. Chính sách giá cần được tính toán và hoạch định trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu
chi tiêu của khách, tận thu của khách du lịch.
Riêng chi phí bảo tồn, chi phí phục vụ, thu vé tham quan, .. cần được tính
toán cho hợp lý, tránh việc tăng phí thu của khách du lịch.
Chính sách phân phối
Các công ty du lịch ở Cao B ằng cần chọn đúng kênh phân phối thích hợp và
tiến hành đa dạng hoá chúng . Đồng thời nghiên cứu để tạo ra nhiều kênh phân phối
sản xuất du lịch , chương trình du lịch . Ngành du lịch tỉnh Cao Bằng nên có đại lý
du lịch hoặc văn phòng đại diện tại thị trường Quảng Tây để làm công tác thị
trường, Trung Quốc và có kế hoạch hợp tác chặt chẽ với các Phòng du lịch của từng
huyện thuộc tỉnh Quảng Tây để khai thác thị trường khách tiềm năng này .
Ngành du lịch Cao Bằng cần tạo các mối quan hệ , chuẩn bị tốt và tiến hành
hợp tac với thành phố Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Kạn và các tỉnh
khác trong khu vực , đặc biệt là các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới
thiệu các sản phẩm du lịch của Cao Bằng.
Ngoài ra với đối tượng khách đi du lịch theo tour trọn gói từ Trung Quốc ,
kiến nghị Chính phủ cho khách Trung Quốc đi theo tour trọn gói bằng giấy thông
84
hành có thể đi xa hơn vào nội địa, từ đó có thể mở rộng kênh phân phối đến các tỉnh
khác.
4.3.4.4. Chính sách con người
Chính sách con người hướng đến mục tiêu đào tạo và nâng cao nhân lực, với
ngành du lịch thì cần đào tạo nhân lực toàn diện về cả kiến thức trên lý thuyết lẫn
thực tiễn, về năng lực phục vụ của công nhân viên trong ngành du lịch thể hiện ở
trình độ chuyên môn và khả năng phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. Tỉnh nên đầu tư
mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, song song
với việc tạo đầu ra và ổn định việc làm cho các đối tượng này, hoặc cử cán bộ, nhân
viên đi học các lớp huấn luyện kỹ năng phục vụ về các mặt còn yếu và đang có nhu
cầu cao như bảng 3.4 đã đề cập.
Khi cử cán bộ, sinh viên đi học, cần bố trí sắp xếp đầu ra sao cho hợp lý, để
các đơn vị kinh doanh du lịch - lữ hành trong tỉnh có điều kiện sử dụng đúng nhân
lực có trình độ, đã qua đào tạo và có tác phong phục vụ chuyên nghiệp. Riêng đối
với cán bộ, công chức có vị trí cao trong ngành du lịch, văn hoá, việc cử cán bộ đi
học để nâng cao kiến thức, khả năng lãnh đạo, mở rộng tư duy và tầm nhìn mới
trong thời kỳ mới là hết sức quan trọng. Không chỉ tập trung đào tạo các vị trí cao,
mà còn tập trung việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và khả năng tiếp
cận với những kiến thức mới mẻ, công nghệ thông tin hiện đại. Việc tác động trực
tiếp vào đội ngũ cán bộ trong ngành sẽ đưa lại kết quả tích cực, do đó cần tập trung
ngân sách đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Hàng năm tỉnh Cao Bằng nên dành một
nguồn ngân sách cho một lượng nhân sự trong các dự án liên kết giáo dục với tỉnh
Quảng Tây – Trung Quốc, nhằm học tập kinh nghiệm, phương pháp làm du lịch,
nghiên cứu pháp luật liên quan của Trung Quốc.
Ngoài chuyên môn thì ngoại ngữ cũng cần được chú trọng đào tạo. Bên cạnh
đó là tạo điều kiện cho những người hoạt động dịch vụ được tiếp xúc trực tiếp với
thực tiễn du lịch cũng như tâm lý khách hàng cũng là một hình thức đào tạo thực
tiễn cần thiết.
85
4.3.4.5. Chính sách Cơ sở vật chất
Các cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch như điện , nước, giao thông vận
tải, bưu chính – viễn thông cần được chú trọng phát triển hơn nữa cho kịp với nhu
cầu của ngành du lịch. Hoàn thiện và nâng cao hệ thống điện và cấp thoát nước sạch
cho sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như đầu tư xây dựng hệ thống cho các
điểm và khu du lịch để phục vụ nhu cầu du khách, đây là vấn đề không chỉ có ý
nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn có ý nghĩa thiết thực đối
với hoạt động của ngành du lịch.
Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch. Các cơ sở xây
dựng mới đưa vào hoạt động có tiện nghi hiện đại, sang trọng, nhưng các cơ sở đã
đưa vào khai thác lại có cơ sở hạ tầng vật chất xuống cấp, đặc biệt các cơ sở lưu trú
xây dựng trước năm 2000 đều không đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn. Vấn đề
đặt ra là n âng cao hoặc xây dựng mới các hệ thống lưu trú đã xuống cấp, lạc hậu,
không đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch. Việc nâng cấp phòng nghỉ yêu
cầu vốn và khả năng giải ngân, lại khó khăn hơn công tác nâng cấp, do đó tỉnh cần
tạo điều kiện cho các công trình khách sạn mới, đáp ứng được yêu cầu phục vụ
khách du lịch , ưu tiên hệ thống khách sạn chất lượng cao. Cần chú ý việc kiến trúc
khách sạn mang dáng dấp của kiến trúc dân tộc vùng Cao Bằng; Các khách sạn xây
dựng cần được quy hoạch và phân vùng rõ ràng, không để tình trạng khách sạn tập
trung quá dầy hoặc quá phân tán.
Tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá về Cao Bằng như một địa chỉ
hấp dẫn đáng tin cậy cho hoạt động đầu tư; tạo điều kiện đầu tư cho các đơn vị nước
ngoài hoặc liên doanh vào đầu tư hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống. Xây
dựng các công trình, tụ điểm vui chơi, giải trí, nhằm đa dạng hóa các loại hình giải
trí cho khách du lịch, cần lưu ý các khu vực này cần mang được bản sắc của Cao
Bằng. Các khu vực cần xây dựng tụ điểm vui chơi là trung tâm thị xã, khu vực Pác
Bó, cửa khẩu và Bản Giốc.
Giải pháp về khoa học công nghệ và hệ thống phụ trợ cho du lịch, trong đó
nổi bật là bưu chính viễn thông và giao thông. Cao Bằng cần tập trung nâng cấp
tuyến đường (chú trọng Quốc lộ 3 và đường 203), hệ thống dịch vụ bưu chính viễn
86
thông đến các vùng , trung tâm được quy hoạch phát triển du lịch . Bên cạnh đó, cải
tạo và chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng ở khu vực các cửa khẩu quốc tế , các chợ biên
giới để tạo điều kiện tiếp đón khách xuất nhập cảnh nhiều hơn , rút ngắn quãng
đường và mở rộng các tuyến đường có chất lượng từ các cửa khẩu vào thị xã Cao
Bằng. Ưu tiên áp dụng các phương pháp hiện đại vào Marketing du lịch, tận dụng
những ưu điểm của khoa học công nghệ mang lại để quảng bá sâu sắc hình ảnh của
Cao Bằng đến với khách du lịch. Cần huy động các ban ngành , thành phần kinh tế
để các việc đầu tư, phát triển hệ thống phụ trợ phối hợp hợp lý và linh hoạt, đem lại
hiệu quả cao nhất.
4.3.4.6. Chính sách Quy trình phục vụ
Quá trình phục vụ được các doanh nghiệp sử dụng như chiến lược cạnh tranh
chính nhằm tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, chứng
minh sự hơn trội của mình trong tâm trí du khách. Chất lượng phục vụ của các công
ty kinh doanh du lịch – khách sạn, cung ứng dịch vụ mua sắm và giải trí cũng có vai
trò rất quan trọng trong việc tác động đến cảm tình của khách du lịch đến địa
phương. Trong đó, thái độ phục vụ khách du lịch và tác phong chuyên nghiệp trong
công việc đặc biệt quan trọng quyết định kết quả của hoạt động du lịch. Qua điều
tra, quan sát và phân tích có thể rút ra, các đơn vị kinh doanh du lịch tại tỉnh Cao
Bằng chưa thực sự chú trọng đến điều này. Vì thế, nâng cao kiến thức chuyên môn
và kỹ năng phục vụ của nhân viên, đặt ra các quy định về thưởng phạt của từng đơn
vị sẽ có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Các tiêu chuẩn, mức độ phục
vụ cần phải đồng bộ và thích hợp với những chỉ số tài chính cho phép.
Bên cạnh đó , nâng cao chất lượng và công suất phục vụ của dịch vụ du lịch.
Về phòng nghỉ, thực tế cho thấy, tại Cao Bằng trong mùa du lịch, công suất phòng
nghỉ tối đa không phục vụ được khách hàng, nhưng ngoài thời gian cao điểm thì
phần lớn thời gian số phòng nghỉ không được khai thác tối đa. Chính vì đặc điểm
này, các khách sạn và nhà nghỉ trong địa bàn tỉnh Cao Bằng không chú trọng đến
việc nâng cấp dịch vụ. Trong bất kỳ trường hợp nào, các doanh nghiệp cũng phải
phục vụ nhiệt tình tất cả các loại khách; Phải luôn luôn quan tâm đến khách, nắm
bắt nhu cầu, xử lý kịp thời các khó khăn của khách và với sự thân thiện, lòng hiếu
87
khách tạo ra những cảm xúc tốt đẹp để khách quay trở lại. Phục vụ đúng thời gian
(just in time) và có chất lượng. Biết chuyển những lời phàn nàn thành những lời
khen ngợi.
Các khu du lịch được tỉnh Cao Bằng cấp giấy phép cho một/ một vài đơn vị
khai thác đầu tư, các đơn vị cần có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp đồng đều; dịch vụ
và sản phẩm du lịch tại các điểm tham quan cần mang các bản sắc của dân tộc và
đặc sắc đặc trưng của vùng miền , tác phong và quy trình phục vụ cần chuyên
nghiệp, thể hiện rõ lòng mến khách của con người và miền đất Cao Bằng .
Tóm lại, các chính sách Marketing cần được tiến hành đồng bộ, triệt để,
thường xuyên kiểm tra, giám sát và linh hoạt trong việc thực hiện. Trong điều kiện
ngân sách và vốn đầu tư còn hạn chế, thì việc đầu tư có trọng điểm và đầu tư có
chất lượng là quan trọng hơn cả. Thiết lập chính sách Marketing thiết thực và cụ thể
để có thể trình xin được nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương hoặc các tổ chức quốc tế.
Mọi hoạt động trong kinh doanh du lịch từ hoạch định chính sách đến tổng kết hoạt
động cần được giám sát chặt chẽ, thường xuyên tiến hành kiểm tra để phát hiện sai
phạm, điều chỉnh kịp thời. Công tác M arketing du lịch cần được tiến hành thường
xuyên, đều đặn cùng các biện pháp ư u tiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở hạ
tầng cho đường giao thông, điện, nước, xúc tiến quảng bá du lịch; đào tạo, dạy
nghề, hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
chú trọng hướng dẫn nhân dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ở các làng bản
dân tộc, phát triển du lịch bền vững. Các chính sách Marketing - Mix có mối quan
hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Thực hiện tốt chính sách sản phẩm, chính là góp
phần thúc đẩy chính sách quảng bá. Làm tốt chính sách quảng bá, cũng chính là đưa
hình ảnh sản phẩm du lịch Cao Bằng đến với du khách một cách rõ ràng, chuyên
nghiệp và gần gũi.
88
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá những tiềm năng và thực trạng hoạt động
ngành du lịch Cao Bằng, có thể rút ra, Cao Bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, đa dạng, là tiềm năng to lớn để phát triển và đưa ngành du lịch của tỉnh
trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh về lâu dài; góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên hiện tại, những nguồn tài nguyên trên của tỉnh
Cao Bằng vẫn đang ở dạng tiềm năng. Những năm gần đây, lượng khách du lịch
đến với Cao Bằng tăng đều đặn, doanh thu du lịch hàng năm có mức tăng trưởng
khá, tuy nhiên mức chi tiêu của khách du lịch chưa cao. Công tác Marketing và
quảng bá du lịch của tỉnh Cao Bằng đã được chú trọng nhưng mới chỉ tạm dừng ở
những sản phẩm du lịch nghèo nàn , chính sách giá không phân biệt , kênh phân phối
giản đơn, mảng quảng cáo truyền thống, chưa ứng dụng có hiệu quả công nghệ và
kiến thức Marketing, chất lượng dịch vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn,
chưa hình thành nên sức hấp dẫn với du khách. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công
tác trong ngành du lịch còn mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ, nhất là trước
nhu cầu phát triển ngành thì vấn đề nhân lực càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Ngoài ra, ngân sách hạn hẹp cho công tác Marketing du lịch cũng góp phần vào
việc làm cho kinh doanh du lịch kém hiệu quả.
Để phát triển được ngành du lịch Cao Bằng, việc tối quan trọng là một lập kế
hoạch cho chính sách Marketing hợp lý , đầu tư hợp lý cho công tác Marketing du
lịch, trong đó, tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho cấp lãnh đạo , quản lý cũng
như nhân dân; chính sách xã hội hóa du lịch, áp dụng các chiến lược Marketing
trong việc nghiên cứu và lựa chọn thị trường, nhằm chọn đúng hướng đi phù hợp
với điều kiện ngành du lịch Cao Bằng hiện tại và tương lai. Cuối cùng, xin trích lời
tâm huyết của nhà văn H‟Linh Niê khi trở lại Cao Bằng, “Có lẽ đừng nên vin vào
cách nghĩ “ít khách quá nên không tổ chức phục vụ được”. Chính những dịch vụ du
lịch được tổ chức chu đáo và khép kín, khai thác hết tiềm năng của văn hóa - văn
nghệ dân gian truyền thống bản địa theo hướng đáp ứng nhu cầu xem gì, chơi gì sẽ
là điều tiên quyết làm tăng số lượng du khách tìm đến bất cứ một địa chỉ du lịch
nào, huống chi Cao Bằng đã quá thân thương trong tâm tưởng người Việt mình rồi,
ai trong đời cũng có nguyện vọng muốn một lần được đến.” [52]
I
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình
1. Ban sách Thương mại – Du lịch Việt Nam (2004), Chào mừng quý khách đến
Cao Bằng, Nxb. Thông tấn.
2. Nguyễn Văn Dung, 2008, Marketing du lịch, Nxb Giao thông vận tải.
3. TS. Trịnh Xuân Dũng, Cử nhân Hoàng Minh Khang (2000), Tập quán và khẩu
vị ăn uống của một số nước - Thực đơn trong nhà hàng.
4. TS. Trịnh Xuân Dũng (1999), Một số vấn đề về Nghiệp vụ lữ hành và du lịch.
5. TS, Trịnh Xuân Dũng (1999), Công tác kế hoạch trong du lịch.
6. Th.S Trần Thị Thuý Lan (2005), Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nxb. Hà Nội.
7. TS. Nguyễn Doãn Thị Liễu (2000), Các tình huống quản trị doanh nghiệp khách
sạn du lịch.
8. Th.S Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2003), Giáo trình Marketing du lịch,
Nxb TP. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2005), Giáo trình Thống kê Du lịch, Nxb. Hà Nội.
10. Trường Đại học Ngoại thương - tập thể tác giả (2000), Giáo trình Marketing Lý
thuyết, Nxb Giáo dục.
11. Trung tâm Công nghệ thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000),
Non nước Việt Nam.
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006), Cao Bằng – Tiềm năng và cơ hội hợp
tác đầu tư.
13. James Anderson & James Narus (1999), Understanding what customers value.
14. Bonita M. Kolb, Ph.D (2006), Marketing Tourism for Cities and Towns.
15. Robert Languar và Robert Hollier (2002), Marketing du lịch, Nxb. Thế giới.
16. Philip Kotler (1999), Bàn về Marketing – Làm thế nào để tạo lập, giành được và
thống lĩnh thị trường, Nxb. Trẻ.
17. Philip Kotler (2000), Marketing Management Millenium Edition, Tenth Edition,
University of Phoenix.
II
Báo và tạp chí
18. Doanh nhân cuối tuần (2006), „8 sai lầm lớn trong Marketing‟.
Tài liệu hội thảo
19. Philip Kotler (2004) „Thu hút các thị trường du lịch và các ngành kinh doanh
tiếp đón khách‟, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
20. Roger Brooks (2004), The 25 Immutable Rules for Successful Tourism
Marketing.
Phim tài liệu
21. Đài Truyền hình Việt Nam (2007), Du lịch Việt Nam, „Pác Bó – Đi tìm vẻ đẹp
tiềm ẩn‟.
22. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Cao Bằng (2005), “Non nước Cao Bằng”
23. Sức sống mới (2008a), „Bản Giốc - Ngườm Ngao, danh thắng vùng biên‟.
24. Sức sống mới (2008b), „Lên thăm Pác Pó‟.
Luận văn, luận án
25. Lục Văn Khoẳn (2002), Du lịch Cao Bằng – Thực trạng và giải pháp phát triển
đến năm 2010.
26. Nguyễn Thị Huyền Trang (2008), Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của
Thái Lan và Singapore – Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
27. Nguyễn Chí Viết (2008), Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế
của Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà
Nội.
28. Nguyễn Thế Nghĩa (1995), Country Image Building and Tourism Promotion by
Event Marketing: A case study of Vietnam, Graduate Institute of Commerce at
National Kaohsiung University of Applied Sciences.
Báo cáo, văn bản luật
29. Ban Thường vụ tỉnh Uỷ Cao Bằng (2000), Nghị định số 976/QĐ-TƯ, về một số
định hướng phát triển Du lịch Cao Bằng giai đoạn 1998-2010.
30. Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch (2007), Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL Ban
hành Chương trình Hành động của ngành Du lịch Thực hiện chương trình hành
III
động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) giai đoạn 2007 – 2012.
31. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, số
91/2008/QĐ-BVHTTDL.
32. Cục Thống kê Cao Bằng, các số liệu thống kê từ 2004 – 2008.
33. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, Nghị quyết số 27/2008/NQ-HĐND về việc
phê chuẩn dự án chuẩn bị đầu tư năm 2009, ngày 10 tháng 12 năm 2008.
34. Quốc Hội (2005), Luật du lịch số 44/2005/QH11.
35. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Cao Bằng, Báo cáo về tình hình hoạt động
kinh doanh qua các năm 2004 – 2008.
36. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg về việc ban hành
một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.
37. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 – 2020, số 282/2006/QĐ-TTg.
38. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 Quy định
chi tiết pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
39. Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng (2005), Danh sách các dự án kêu gọi vốn đầu
tư giai đoạn 2007 – 2010 của tỉnh Cao Bằng.
40. Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Cao Bằng giai đoạn 1997-2010, phê duyệt tại quyết định số 1747/QĐ-XD-UB.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Quyết định số: 2795/2008/QĐ-UBND
ban hành Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng , Quyết định số 755/QĐ-UB ngày 19/6/2000, về
việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước cấp tỉnh về Du lịch.
43. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Quyết định số 1666/QĐ-UB, ngày 11/9/2001
về việc ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du
lịch Cao Bằng.
IV
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng , Quyết định số 1079/QĐ-UB, ngày 25/6/2002
về việc ban hành quy định tạm thời một số cơ chế chính sách đối với Khu Kinh tế
cửa khẩu.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2006), Quyết định số 2139/QĐ-UBND về Phê
duyệt Dự án Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.
46. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Quyết định số 1080/QĐ-UB ngày 25/6/2002 về
việc ban hành quy định tạm thời về quản lý xuất nhập cảnh tại các Khu Kinh tế cửa
khẩu tỉnh Cao Bằng.
47. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Cao
Bằng (2005), „Báo cáo Các di tích lịch sử - Văn hóa tỉnh Cao Bằng đã được xếp
hạng‟.
48. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh du lịch số 11/1999/PL-
UBTVQH10.
Trang web
49. Bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Việt, „Thông tin về tỉnh Cao Bằng‟
50. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), „Cao Bằng – mảnh đất giàu tiềm
năng du lịch‟
80837775.
51. Duy Đức (2008), „Du lịch 2008: Một năm khởi sắc‟, Tuyên Quang online
12498&CatID=146&MN=113.
52. H‟Linh Niê (2008) – ‘Tháng năm về lại Cao Bằng‟, Sài Gòn Giải phóng
Online,
53. Lan Ngọc (2007), „Nhân lực ngành du lịch Việt Nam: Ngoại ngữ: Yếu, thiếu
toàn diện‟, Báo Lao động,
lich-VN-Ngoai-ngu-Yeu-thieu-toan-dien/20079/56856.laodong
V
54. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2006), „Chiến lược Marketing cho du lịch Việt
Nam‟,
55. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2006), „Chi tiêu của du khách tăng mạnh‟,
gia/30139070/87/.
56. Tổng cục Du lịch (2006), „Đánh thức tiềm năng du lịch tỉnh Cao Bằng‟
57. Tổng cục Du lịch (2009), „Hà Giang: Cần tăng cường quảng bá về tiềm năng du
lịch‟,
58. Trang thông tin Lạng Sơn (2008), „760.000 lượt du khách đến thành phố Lạng
Sơn‟
59. Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch (2008), „Du lịch Việt Nam nỗ lực
khắc phục khó khăn‟,
60. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch (2008), „Du lịch Việt Nam –
hội nhập và phát triển‟,
61. Website của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,
62. Alexandru Nedelea, „The Characteristics and Structure of the Tourism Market‟,
VI
PHỤ LỤC 1 – MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CAO BẰNG
Hội pháo hoa Cô gái Tày dệt thổ cẩm
Hát then Gặp gỡ đầu xuân
Lễ Tẩu Sai Hội chùa Kỳ Sầm
VII
Suối Lê Nin Núi Các Mác
Lán Khuổi Nậm Di tích mộ liệt sỹ Kim Đồng
Bàn đá Bác Hồ Hang Pác Bó
VIII
Ngày mùa Núi rừng Cao Bằng
Phja Đén Hồ Thang Hen
Thác Bản Giốc Động Ngƣờm Ngao
IX
Đền Ngọc Thanh Chùa Đà Quận
Chùa Phố Cũ Thành Nà Lữ
Đền Kỳ Sầm Tƣợng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguồn: Tác giả sưu tầm từ Internet
X
PHỤ LỤC 2 - NGHIÊN CỨU MARKETING DU LỊCH CAO BẰNG
1. Tiến hành khảo sát
1.1. Mục đích khảo sát:
Trong nghiên cứu Marketing , việc tìm hiểu và phân tích thái độ của khách
hàng đến sản phẩm là rất quan trọng . Vì thế , em thực hiện phiếu điều tra này để
nắm bắt được rõ hơn những phản hồi của khách du lịch sau khi tham quan du lịch
tại Cao Bằng nhằm tìm hiểu nhu cầu và thái độ của khách du lịch về cảnh quan ,
dịch vụ du lịch tại Cao Bằng , thái độ và hiểu biết của khách du lịch với chiến
Marketing du lịch Cao Bằng , so sánh với chiến lược của một số tỉnh có cùng điều
kiện và đối tượng kinh doanh để phân tích hiệu quả của chiến lược Marketing và có
những nhận định về sản phẩm, chiến lược Marketing và thị trường.
1.2. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu:
Phiếu được phát trên quy mô mẫu 300 người, phát ngẫu nhiên và chỉ thu kết
quả tổng hợp trên các phiếu hợp lệ . Thời gian thực hiện từ 15/03/2009 đến
15/04/2009. Phát phiếu qua các hình thức chủ yếu sau:
- Dạng file word, gửi tệp đính kèm qua email;
- Dạng phiếu hỏi bằng giấy , phát, thu tại chỗ ; Bên cạnh đó , người phát
phiếu cũng tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với khách du lịch để tìm hiểu chi tiết hơn
về những lựa chọn của họ . Khảo sát tập trung vào các đối tượng khách du lịch đã
đến Cao Bằng (khách du lịch trong nước và nước ngoài ), khách du lịch chưa đến
Cao Bằng. Kết quả thu phiếu điều tra như sau:
+ Số phiếu phát ra: 300 phiếu
+ Số phiếu thu về: 283 phiếu
+ Số phiếu hợp lệ: 275 phiếu
Bản điều tra khảo sát được đưa đến tận tay người được hỏi và thu lại ngay
sau đó, tiến hành tổng kết số phiếu thu lại và nội dung điều tra, rút kinh nghiệm và
phân tích khảo sát.
1.3. Nội dung khảo sát:
- Nhu cầu và thái độ của khách du lịch về các tài nguyên du lịch và dịch vụ
- Phản ứng của khách du lịch về chiến lược Marketing
XI
2. Tổng hợp kết quả điều tra
* Các bƣớc tiến hành:
- Thu thập số phiếu điều tra; Khi điều tra bảng hỏi tiếp xúc với khách du
lịch để quan sát, lắng nghe, tìm hiểu tâm lý và ý kiến của khách du lịch.
- Tổng hợp số liệu sơ bộ, loại bỏ những phiếu bất hợp lệ, chỉ tiến hành tổng
hợp trên các phiếu hợp lệ. Phiếu hợp lệ là những phiếu điều đầy đủ, rõ ràng, không
có hai đáp án trên cùng một câu hỏi (trừ câu hỏi nhiều lựa chọn ), không để trống
câu hỏi.
- Tổng hợp số liệu bằng phương pháp đếm phiếu, ghi chép.
- Tổng hợp cuối cùng, trình bày bảng biểu trên phần mềm Excel.
* Bảng tổng hợp kết quả điều tra:
ST
T
NỘI DUNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Số
lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
1
Bạn đã đi du
lịch Cao Bằng
chưa? (**)
Rồi 62 23
Chưa 213 77
2
Bạn vui lòng
cho biết bạn
thuộc lứa tuổi
nào (**)
Thanh niên (15-30 tuổi) 121 44
Trung niên (31-49 tuổi) 85 31
Người lớn tuổi (trên 50 tuổi) 69 25
3
Vấn đề nào sau
đây bạn ưa
thích hơn cả
khi đi du lịch?
(**)
Vấn đề về văn hóa, dân tộc 41 15
Tìm tòi về lịch sử 132 48
Khám phá, du lịch mạo hiểm 69 25
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng 33 12
4
Lý do nào
khiến bạn say
mê du lịch Cao
Con người 88 32
Phong cảnh 173 63
Dịch vụ 14 5
XII
Bằng? (**) Khác 0 0
5
Bạn đã tham
quan địa danh
nào ở Cao
Bằng (*)
Thị xã Cao Bằng 213 100
Thác Bản Giốc 172 81
Pác Bó 139 28
Khác 115 54
6
Theo cảm nhận
của bạn, cảnh
quan du lịch ở
Cao Bằng như
thế nào?
Rất đẹp và có sự độc đáo ( Điểm 5/5) 63 30
Đẹp và có sức thu hút (Điểm 4/5) 139 65
Bình thường, đủ hài lòng du khách (3/5) 11 5
Không đẹp, không có sức thu hút (2/5) 0 0
Xấu, không phát triển d u lịch được
(1/5)
0 0
7
Bạn đi du lịch
Cao Bằng theo
cách nào sau
đây?
Cá nhân tự túc 21 10
Đoàn du lịch của công ty , đơn vị công
tác
138 65
Gia đình, bạn bè 43 20
Khác 11 5
8
Cảm nhận của
bạn về dịch vụ
du lịch tại Cao
Bằng
Rất tốt (5/5) 11 5
Tốt (4/5) 32 15
Khá (3/5) 149 70
Kém (2/5) 19 9
Yếu (1/5) 2 1
9
Nguồn thông
tin nào khiến
bạn có hứng
thú với du lịch
ở Cao Bằng?
Internet 45 21
Sách báo 53 25
Bạn bè 73 34
Khác 42 20
10
Theo bạn, địa
phương nào ở
Việt Nam có
tài nguyên du
lịch tương tự
Hà Giang 49 23
Tuyên Quang 30 14
Lạng Sơn 96 45
Khác 38 18
XIII
như Cao Bằng?
11
Theo bạn, công
tác Marketing
du lịch ở Cao
Bằng có hiệu
quả không và
như thế nào? (**)
Có
85
31
Không 190 69
12
Theo bạn
Marketing Du
lịch có vai trò
như thế nào
trong phát
triển du lịch?
(**)
Rất quan trọng (5/5) 247 90
Quan trọng (4/5) 18 6
Bình thường (3/5) 10 4
Không quan trọng lắm (2/5) 0 0
Không quan trọng (1/5) 0 0
13
Hình ảnh
quảng cáo về
du lịch nào
làm bạn thích
thú hơn cả? (**)
Cuộc sống sinh hoạt lao động, văn nghệ
của con người
86 31
Nụ cười sơn cước 112 41
Cảnh núi non hùng vĩ, sông suối xanh
mát
77 28
14
Bạn có mong
muốn tiếp tục
khám phá Cao
Bằng không?
(**)
Có 118 43
Không 102 37
Có nếu điều kiện giao thông, dịch vụ tốt
hơn
55 20
15 Du lịch Cao Bằng chưa phát triển, theo bạn do nguyên nhân nào? (2)
16 Bạn có ý tưởng nào cho công tác Marketing du lịch tại Cao Bằng? (2)
17 Vui lòng cho biết lí do bạn chưa đi du lịch đến Cao Bằng?
Chú thích: - (*): Câu hỏi nhiều đáp án
-
(**): Câu hỏi chung dành cho mọi người
XIV
PHỤ LỤC 3 – DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG QUỐC GIA
Stt Tên di tích Địa Điểm Nội dung
Số Quyết
định
1
Nặm Lìn Hào Lịch –
Hoàng Tung –
Hòa An
Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu
tiên của tỉnh Cao Bằng (01/04/1930)
QĐ 188 VH–
QĐ
13/02/1995
2
Ngườm
Slưa
Hào Lịch –
Hoàng Tung –
Hòa An
- Là cơ sở hoạt động của Đảng (1932-
1936)
- Nợi họp hội nghị Đông Dương
5/1936
QĐ 188 VH–
QĐ
13/02/1995
3
Hang Tốc
Rù
Hồng Việt –
Hòa An
Nơi in báo Cờ Đỏ của Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng (1932-1935)
QĐ 188 VH–
QĐ
13/02/1995
4
Hang Bó
Hoài
Hồng Việt –
Hòa An
Nơi in báo Việt Nam độc lập và trụ sở
của cơ quan liên Tỉnh ủy Cao – Bắc –
Lạng (1942-1945)
QĐ 188 VH –
QĐ
13/02/1995
5
Vách núi
Lũng Sa
Hồng Việt –
Hòa An
Nơi diễn ra hội nghị của liên Tỉnh ủy
Cao – Bắc – Lạng (1942) chuẩn bị phát
động khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền 13-8-1945
QĐ 188 VH –
QĐ
13/02/1995
6
Địa điểm
lưu niệm
Đ/c Hoàng
Đình Giong
Đề Thám,
Hòa An
Nơi đ/c Hoàng Đình Giong – người
Đảng viên Cộng sản đầu tiên của Cao
Bằng đã sinh ra, lớn lên và tham gia
hoạt động cách mạng
28VH/QĐ
21/10/1988
7
Khu rừng
Trần Hưng
Đạo
Hoa Thám,
Nguyên Bình
Nơi thành lập đội Việt Nam Tuyên
truyền Giải phóng quân – tiền thân của
Quân đội ND Việt Nam (22-12-1944)
68VH/QĐ
29/01/1993
8
Đồn Phai
Khắt
Tam Kim,
Nguyên Bình
Là nơi diễn ra trận đánh thắng đầu tiên
của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân 25-12-1944
68VH/QĐ
29/01/1993
9
Đồn Nà
Ngần
Hoa Thám,
Nguyên Bình
Là nơi diễn ra trận đánh thắng thứ hai
của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân 26-12-1944
152VH/QĐ
25/01/1994
10
Di tích lịch
sử chiến
thắng Đông
Thượng Pha,
Thạch An
Tháng 5-1950 và 9-1950 ta mở chiến
dịch tấn công cụm cứ điểm Đông Khê
và giành thắng lợi to lớn
9VH/QĐ
21/02/1975
XV
Khê
11
Đồn Đồng
Mô
Xuân Trường
– Bảo Lạc
Diễn ra trận đánh thứ ba của đội VN TT
GP quân. Tại trận này đ/c Xuân Trường
đã hy sinh và trở thành liệt sỹ đầu tiên
của QĐ VN
QĐ 2861
ngày
04/09/1998
12
Du di tích
Pác bó
Trường Hà –
Hà Quảng
Là nơi Bác Hồ về nước năm 1941 trực
tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam sau 30
năm hoạt động ở nước ngoài
9VH/QĐ
21/02/1975
13
Địa điểm
nền nhà
Tỉnh ủy Cao
Bằng
Vườn Cam,
Thị xã
Cao Bằng
Nơi Bác Hồ ở và làm việc từ 19/2 đến
21/2/1961 566 VH/QĐ
070/6/1988
14
Nền nhà
ông Mã Văn
Hản
Hồng Việt –
Hòa An
Nơi Bác Hồ ở và làm việc tháng 4/1942
188QĐ-BT
13/02/1955
15
Hang Bó
Tháy
Hồng Việt –
Hòa An
Chủ tịch HCM đến ở và làm việc, trực
tiếp chỉ đạo in báo “Việt Nam độc lập”
và mở lớp huấn luyện chính trị cho các
cán bộ cách mạng của tỉnh Cao Bằng
(4/1942)
188QĐ-BT
13/02/1955
16
Hang Kéo
Quảng
Minh Tâm –
Nguyên Bình
Chủ tịch HCM đến ở và làm việc
(5/1942) cùng các đ/c Phạm Văn Đồng,
Võ Nguyên Giáp, mở các lớp huấn
luyện chính trị cho các cán bộ cách
mạng chủ chốt của tỉnh
188QĐ-BT
13/02/1955
17
Nhà ông Lã
Văn Ho
Quốc Phòng –
Quảng Hòa
Nơi chủ tịch HCM chủ trì cuộc họp
quyết định đánh đồn Đông Khê mở màn
chiến dịch biên giới năm 1950
05/1999/ QĐ
BVHTT
12/2/1999
18
Địa điểm
đài quan sát
Bộ chỉ huy
chiến dịch
Biên giới
1950
Đức Long –
Thạch An
Nơi chủ tịch HCM chỉ đạo chiến dịch
Biên giới năm 1950
02/2004/ QĐ
BVHTT
19
Hang
Ngườm Bốc
Hồng Việt –
Hòa An
Nơi lưu niệm chủ tịch HCM trong chiến
dịch Biên giới 1950
02/2004/ QĐ
BVHTT
Nguồn: Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cao Bằng
XVI
PHỤ LỤC 4 – DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP TỈNH
Stt
Tên di
tích
Địa Điểm Nội dung
Số Quyết
định
1 Lũng cát
Xã Nà Sác,
huyện Hà
Quảng
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoãn cuộc
khởi nghĩa Cao Bằng Lạng 10/1944 và
ra chỉ thị thành lập đội VNTTGPQ năm
1944.
1711/QĐ-VX-
UB ngày
13/09/2002
2
Khuổi
Slấn
Xã Đào
Ngạn, huyện
Hà Quảng
Là nơi ở và làm việc của đ/c Phạm Văn
Đồng, các đ/c lãnh đạo TW và địa
phương thời kỳ 1941 – 1945.
2932/QĐ-VX-
UB ngày
04/19/2003
3
Hang Phja
Nọi
Xã Nà Sác,
huyện Hà
Quảng
Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản
đầu tiên của châu Hà Quảng, ngày
20/06/1931.
3536/QĐ-UB
ngày
31/12/2004
4
Ngàm
Giảo
Xã Nà Sác,
huyện Hà
Quảng
Nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách
mạng quan trọng của châu Hà Quảng từ
1941 đến 1945
3533/ QĐ-UB
ngày
31/12/2004
5
Nền nhà
ông Nông
Hiền Hữu
Xã Nà Sác,
huyện Hà
Quảng
Cơ sở liên lạc bí mật của cán bộ cách
mạng TW từ năm 1941 đến 1945.
3537/QĐ-UB
ngày
31/12/2004
6 Cốc Phát
Xã Hoàng
Tung, huyện
Hoà An
Hòm thư bí mật, đường dây liên lạc của
Tỉnh uỷ Cao Băng giai đoạn 1941-1944,
nơi thành lập Ban chấp hành Nông dân
cứ quốc châu Hoà An.
2933/QĐ-VX-
UB ngày
04/12/2003
7
Thành nhà
Mạc
Xã Hồng
Việt, huyện
Hoà An
Nơi Tỉnh uỷ Cao Bằng triệu tập Đại hội
đại biểu Việt minh lần thứ nhất, ngày
22/11/1942.
2020/QĐ-
UBNC ngày
17/10/2007
8
Ngườm
Poóng
Xã Nam
Tuấn, huyện
Hoà An
Nơi ở và làm việc của đ/c Phạm Văn
Đồng năm 1942.
1122/QĐ-VX-
UB ngày
23/07/1999
9
Hang Ghị
Rằng
Xã Nam
Tuấn, huyện
Hoà An
Nơi ở và làm việc của đ/c Võ Nguyên
Giáp năm 1942.
1122/QĐ-VX-
UB ngày
23/07/1999
10
Ngườm
Mác Men
Xã Nam
Tuấn, huyện
Hoà An
Nơi ở và làm việc của đ/c Phạm Văn
Đồng năm 1942.
1122/QĐ-VX-
UB ngày
23/07/1999
XVII
11
Ngườm
Hoài
Xã Nam
Tuấn, huyện
Hoà An
Nơi thành lập mặt trận Việt Minh xã,
nơi hội họp của các đoàn thể Việt minh
năm 1942. Nơi đặt Đài Phát tín C15 của
Tổng cục Bưu điện từ 1968 – 1978.
1122/QĐ-VX-
UB ngày
23/07/1999
12
Nhà ông
Đàm Nhật
Chảnh
Xã Bình
Long, huyện
Hoà An
Nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của
Tỉnh bộ Việt minh, nơi hoạt động của
các đ/c Phạm Văn Đồng, Lê Tòng,
Hoàng Sâm trong những năm 1940 –
1944.
1189 QĐ-VX-
UB ngày
26/07/2001
13
Nhà ông
Bế Ích
Bồng
Xã Bình
Long, huyện
Hoà An
Nơi làm việc của Tỉnh uỷ Cao Bằng thời
kỳ 1949 – 1951, nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở và làm việc với Tỉnh uỷ Cao
Bằng tháng 1/1950.
3075/QĐ-VX-
UB ngày
11/12/2003
14 Nà Roác
Xã Bạch
Đằng, huyện
Hoà An
Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến
thăm và nói chuyện với đơn vị bộ đội
vận tải đầu tiên của QĐND Việt Nam,
ngày 28/02/1951.
697/QĐ-
UBND ngày
20/04/2006
15
Nền nhà
ông
Dương
Mạc
Thạch
Xã Minh
Tâm, huyện
Nguyên Bình
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm
việc năm 1942.
3074/QĐ-VX-
UB ngày
11/12/2003
16
Hang
Lũng Tàn
Xã Minh
Tâm, huyện
Nguyên Bình
Nơi in báo VNĐL cuối tháng 5 đầu
tháng 6 năm 1952, nơi diễn ra Đại hội
đại biểu Việt minh châu Lam Sơn ngày
07/11/1942.
2918/QĐ-
UBND ngày
11/11/2005
17
Hang
Thẳm
Loỏng
Xã Minh
Tâm, huyện
Nguyên Bình
Kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, nơi ở
và làm việc của Ngân hàng TW từ năm
1965 – 1977, cơ sở in tiền của nước Lào
năm 1945-1950.
1204/QĐ-VX-
UB ngày
27/07/2001
18
Đền ông
Búa
Thị Trấn Tĩnh
Túc, huyện
Nguyên Bình
Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản
đầu tiên của công nhân Mỏ thiếc Tĩnh
túc ngày 21/10/1930.
2931/QĐ-VX-
UB ngày
04/12/2003
19
Mỏ thiếc
Tĩnh Túc
Thị Trấn Tĩnh
Túc, huyện
Nguyên Bình
Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến
thăm và quan sát Mỏ thiếc Tĩnh túc
(tháng 09/1958)
2022/QĐ-
UBND ngày
17/10/2007
XVIII
20
Đồn Đà
Lạn
Xã Đức
Long, huyện
Thạch An
Địa điểm đồn Pháp, nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh gặp nói chuyện với tù binh Pháp
bị bắt trong trận đánh diệt cụm cứ điểm
Đông Khê.
2024/QĐ-
UBND ngày
17/10/2007
21
Hang Nà
Mẹc
Xã Vân
Trình, huyện
Thạch An
Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của
Châu Thạch An tháng 02/1933.
2681/QĐ-
UBND ngày
22/12/2007
22
Đông Bó
Lình
Xã Chí Thảo,
huyện Quảng
Uyên
Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản
đầu tiên của Liên châu Quảng Uyên,
Phục Hoà ngày 08/02/1932.
2917/QĐ-
UBND ngày
11/11/2005
23
Hang
Ngườm
Hoài
Xã Ngọc
Khê, huyện
Trùng Khánh
Nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách
mạng giai đoạn 1950 đến 1951; Nơi tiếp
nhận, cất giấu vũ khí chuẩn bị cho chiến
dịch Biên giới; Kho tiền của Ngân hàng
Quốc gia; Vinh dự được đón Chủ tịch
Hồ Chí Minh đến thăm.
2916/QĐ-
UBND ngày
11/11/2005
24
Hang
Ngườm
Mạ
Xã Đình
Minh, huyện
Trùng Khánh
Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của
huyện Trùng Khánh ngày 16/09/1939.
1545/QĐ-
UBND ngày
27/08/2008
25 Nà My
Xã Mỹ Hưng,
huyện Trùng
Khánh
Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm
dân công tỉnh Cao Bằng khai thác, vận
chuyển gỗ Tà Vẹt (03/1951).
2024/QĐ-
UBND ngày
17/10/2007
26 Phja Toọc
Xã Đa Thông,
huyện Thông
Nông
Cơ sở hoạt động cách mạng, in báo Lao
động năm 1937.
365/QĐ-VX-
UB ngày
23/03/1999
27
Pháo Đài
Quân sự
Tỉnh
Phường Tân
Giang, thị xã
Cao Bằng
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và
quan sát thị xã Cao Băng sau ngày giải
phóng tháng 10/1950.
522/QĐ-VX-
UB ngày
19/04/2001
28
Miếu
Khau
Roọc
Xã Đề Thám,
TxCB
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện
với cán bộ và lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 2
tháng 2/1951.
520/QĐ-VX-
UB ngày
19/04/2001
29
Sân vận
động thị
xã Cao
Bằng
Phường Hợp
Giang, TxCB
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện
với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các
dân tộc Cao Bằng trong buổi mit tinh
ngày 21/02/1961.
521/QĐ-VX-
UB ngày
19/04/2001
Nguồn: Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cao Bằng
XIX
PHỤ LỤC 5 – DANH MỤC DI TÍCH VĂN HOÁ
Stt
Tên di
tích
Địa điểm Nội dung
Số quyết
định
Xếp
hạng
1
Đền
vua Lê
Hoàng
Tung –
Hòa An
- Cung điện triều đại phong kiến thời
Lí đến thời Lê đổi thành đền thờ vua
Lê Thái Tổ (Lê Lợi).
- 1936 Đ/c Hoàng Đình Giong họp
hội nghị chỉ đạo tỉnh ủy Cao Bằng;
1944 họp hội nghị liên tỉnh Cao –
Bắc – Lạng; 1945 là nơi tập trung đi
Nam Tiến.
QĐ 1569
20/04/1995
Quốc
gia
2
Đền Kỳ
Sầm
Vĩnh
Quang –
Hòa An
Thờ Nùng Chí Cao – Nhân vật có
công chống Tống thời nhà Lý, thế
kỷ XI.
43VH/QĐ
07/1/1993
Quốc
gia
3
Chuông
chùa
Đà
Quận
Hưng Đạo
– Hòa An
- Gồm hai quả chuông to được đặt
trong chùa Đà Quận, chuông được
đúc vào năm 1961. Được chứng
nhận di sản văn hóa của dân tộc.
QĐ2861
4/9/1995 Quốc
gia
4
Chùa
Sùng
Phúc
Thanh
Nhật – Hạ
Lang
Xây dựng vào thời nhà Lê cuối thế
kỷ XV
68VH/ QĐ
29/1/1993
Cấp
tỉnh
5
Chùa
Đống
Lân
Hưng Đạo
– Hòa An
Nơi thờ Phật
Cấp
tỉnh
6
Chùa
Phố Cũ
Phố Cũ –
Hợp Giang
- TxCB
- Di tích tiêu biểu cho nền kiến trúc
nghệ thuật thời Nguyễn
- Nơi thành lập UBND lâm thời thị
xã Cao Bằng 22/8/1945
3422/ QĐ –
VX-UB
31/12/2002
Cấp
tỉnh
7
Miếu
Bạch
Thị trấn
Quảng
- Nơi thờ 100 điều linh thiêng của 2856/ QĐ –
VX-UB
Cấp
XX
Linh Uyên loài vật, đứng đầu là con rồng
- Tổ chức lễ hội Pháo Hoa hàng năm
02/12/2003 tỉnh
8
Đền
Hoàng
Lục
Bình
Phong –
Trùng
Khánh
- Nơi thờ Hoàng Lục, một tù trưởng
dân tộc Tày có công trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược
Tống, được triều đình nhà Lý phong
là An Biên tướng quân.
3535/ QĐ-
UB ngày
31/12/2004
Cấp
tỉnh
9
Chùa
Viên
Minh
Xã Hưng
Đạo, huyện
Hoà An
Nơi thờ Phật , được khởi dựng từ
thời vua Lý Anh Tông (1138-1175)
là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở
Cao Bằng.
2488/QĐ-
UBND ngày
01/11/2008
Cấp
tỉnh
10
Đền
Quan
Triều
Xã Hưng
Đạo, huyện
Hoà An
Thờ danh tướng Dương Tự Minh ,
người có công hai lần đánh đuổi
quân xâm lược Tống bảo vệ lãnh thổ
quốc gia Đại Việt , thế kỷ XII
2487/QĐ-
UBND ngày
01/11/2008
Cấp
tỉnh
11
Đền
Giẻ
Đoóng
Xã Hồng
Việt, huyện
Hoà An
Nơi thờ Phật , ngoài ra đền cũng là
nơi diễn ra buổi lễ chào mừng thành
lập UBND lâm thời tỉnh ngày
15/06/1945.
2486/QĐ-
UBND ngày
01/11/2008
Cấp
tỉnh
12
Miếu
Nà An
Xã Cao
Chương,
huyện Trà
Lĩnh
Nơi thờ bà Nông thị Vưu , người có
công khai thông úng ngập vùng Trà
Lĩnh được nhân dân trong vùng suy
tôn là thần nông.
2010/QĐ-
UBND ngày
17/10/2007
Cấp
tỉnh
13
Chùa
Vân An
Xã Đồng
Trị, huyện
Bảo Lạc
Nơi thờ Phật 2940/QĐ-
UBND ngày
20/12/2006
Cấp
tỉnh
14
Đền Bà
Hoàng
Phường
Sông Bằng,
TxCB
Nơi thờ bà Hoàng Đại Vương , mẹ
Nùng Trí Cao, thế kỷ XI
2485/QĐ-
UBND ngày
04/11/2008
Cấp
tỉnh
Nguồn: Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cao Bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4606_8355.pdf