Đề tài Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả táo mèo sơn la dựa trên phân tích chuỗi giá trị

1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn La là một tỉnh miền núi trọng yếu của đất nước với vị trí địa lí quan trọng nối liền CHDCND Lào, tỉnh Điện Biên, Lai Châu với các tỉnh trung du Bắc Bộ. Sơn La anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng “rừng thiêng nước độc” với di tích nhà tù Sơn La minh chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp và dấu ấn của tinh thần Cách mạng bất diệt. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Sơn La đã có nhiều bước phát triển song vẫn còn hết sức khó khăn. Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp, khắc nghiệt khiến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,cải thiện đời sống nhân dân trở thành bài toán hóc búa với các cấp chính quyền. Việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả, đưa mức sống nhân dân lên mức trung bình của cả nước đòi hỏi những nghiên cứu, tính toán chiến lược và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế. Trước đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư cấp nhà nước đưa các cây trồng ngoại lai thử nghiệm trên đất Sơn La song không đạt hiệu quả do không phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Thực tế đó yêu cầu địa phương cần đầu tư phát triển các cây trồng bản địa phù hợp với ngành công nghiệp chế biến tạo đòn bẩy kinh tế. Trong các cây trồng đó, táo mèo tỏ ra là loại cây có ưu điểm vượt trội. Táo mèo (Sơn Tra) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Táo mèo có vị chua chát, ngọt thơm rất đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong chế biến nước quả, rượu và là vị thuốc quý trong đông y. Táo mèo Sơn La có vị thơm và lượng đường lớn rất phù hợp cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm Vang, nước ép. Tuy tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với sự phát triển của Sơn La rất lớn song việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó khăn về vốn,kĩ thuật và nhân lực. Đây cũng là khó khăn chung với các ngành khác trong tỉnh và cả khu vực miền núi phía Bắc. Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng của táo mèo đối với đời sống đồng bào các dân tộc và sự phát triển chung của tỉnh, nhóm tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La”. Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Sơn La tìm ra một số hướng để sản phẩm táo mèo phát triển chuyên nghiệp hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La, trong đó chú trọng rượu vang và nước ép táo mèo, hai sản phẩm có nhiều tiềm năng và điều kiện phù hợp với sản xuất công nghiệp. Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vùng táo Bắc Yên – Sơn La và sản phẩm Vang của nhà máy Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp cho cả vùng. 3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị (value chain) làm cơ sở, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu nhằm giúp công trình có cái nhìn toàn cảnh ở nhiều góc độ. 4. Bố cục công trình nghiên cứu Đề tài gồm ba phần chính: Chương I: Tổng quan về Sơn La, sản phẩm táo mèo và cơ sở khoa học. Chương II: Phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La. Chương III: Đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La

pdf91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường các sản phẩm từ quả táo mèo sơn la dựa trên phân tích chuỗi giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kính H2O, Axit chanh, phụ gia thực phẩm Chế biến Nước qủa Táo mèo Chế biến Vang Sơn Tra 59 3.2.2.2. Giải pháp phát triển Vang Sơn Tra và nƣớc ép Sơn Tra Nhƣ ở trên đã phân tích, doanh nghiệp cần tập trung vào hai sản phẩm chính có giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển cao nhất hiện nay là Vang Sơn Tra và Nƣớc ép Sơn Tra. Các sản phẩm khác có nhu cầu thấp hơn sẽ dành cho các hộ kinh doanh cá thể chủ động sản xuất và kinh doanh A. Tổng quan thị trƣờng  Thị trƣờng cho rƣợu Vang Sơn Tra Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, một số đồ uống nhẹ từ phƣơng Tây nhƣ rƣợu vang, champaign đang ngày một đƣợc ƣa chuộng và sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong tầng lớp trung lƣu trở lên. Ngƣời dân có thói quen dùng rƣợu vang không chỉ trong các dịp lễ tết mà còn dùng hàng ngày nhƣ một liều thuốc đơn giản và hữu ích. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất rƣợu vang của Việt Nam tham gia thị trƣờng và đạt một số thành công nhất định, ghi dấu đối với ngƣời tiêu dùng nhƣ vang Đà Lạt, vang Thăng Long. Các sản phẩm này chủ yếu làm từ nho là loại quả truyền thống sản xuất loại rƣợu này. Cho tới nay mới chỉ có rất ít địa phƣơng đầu tƣ vào sản xuất vang táo mèo song hầu nhƣ chƣa thành công do chƣa đƣa đƣợc hình ảnh vang táo mèo đến với ngƣời tiêu dùng vốn có thói quen thƣởng thức vang nho. Thực trạng đó đặt cho doanh nghiệp sản xuất vang táo một bài toán hóc búa. Một mặt cho thấy tiềm năng phát triển do doanh nghiệp định vị sản phẩm vang táo mèo khác với các sản phẩm vang khác, song cũng đặt ra rất nhiều khó khăn để 60 thâm nhập thị trƣờng vốn tƣơng đối khó tính với sự chỗ đứng lớn và chắc chắn của nhiều doanh nghiệp lớn từ “tháng địa của rƣợu vang” nhƣ Pháp, Ý, Australia.  Thị trƣờng cho nƣớc ép Sơn Tra Thị trƣờng đồ uống hiện nay ở Việt Nam khá phong phú mà ta có thể tạm chia thành các nhóm sau: Nhóm thức uống có cồn (Bia, rƣợu); nƣớc mát (nƣớc rau má, nƣớc rau sam, nƣớc sâm, trà bát bảo...); nƣớc ngọt thông thƣờng (thành phần chủ yếu là đƣờng, nƣớc lọc và hƣơng trái cây); thức uống có giá trị cung cấp dinh dƣỡng (các loại sữa, nƣớc trái cây, nƣớc sinh tố...); nƣớc giải khát (nƣớc trà, nƣớc suối, nƣớc khoáng, nƣớc lọc...). Mỗi loại nƣớc uống đều có những tác dụng nhất định. Song, mấy năm trở đây, nƣớc giải khát có gas không còn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, thay vào đó là xu hƣớng sử dụng những loại nƣớc giải khát không gas, đặc biệt là các loại nƣớc trái cây đƣợc đóng chai hoặc lon. B. Định vị sản phẩm  Rƣợu Vang Sơn Tra Rƣợu Vang Sơn tra có màu nâu sáng ánh vàng, nồng độ nhẹ (11%), mới uống giống nhƣ uống xiro, nhƣng dùng càng nhiều càng thấy có vị ngây ngất. Hƣơng vị của loại vang này cũng hơi giống với vang nho, tuy nhiên hƣơng thơm hơn, có hƣơng vị đặc trung của Táo mèo Bắc Yên và có vị hơi chua, chát đắng, dễ sử dụng. Với chiết xuất từ quả Sơn Tra tự nhiên, loại rƣợu vang này có tác dụng: 61 - giảm béo (khi dùng với lƣợng thích hợp, sản phẩm có khả năng 1giảm lƣợng lipit tạo trong cơ thể, từ đó có tác dụng giảm béo, giảm cholesterol trong máu, chống cao huyết áp) - tiêu hóa tốt (vị chua chát của táo mèo giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động trơn tru, không đầy ứ) - an thần (tác dụng này đặc biệt quan trọng với trẻ em và ngƣời già, giúp ngủ ngon và tránh stress dẫn tới suy nhƣợc cơ thể) Đây là loại sản phẩm 100% nguồn gốc tự nhiên, không hề có chất bảo quản và không dùng cồn nên rất tốt cho sức khỏe khi dùng thƣờng xuyên. Sản phẩm đã đƣợc Sở Y tế Sơn La đã công nhận chất lƣợng của rƣợu vang Sơn Tra nhƣ một vị thuốc, có tác dụng an thần, bổ dƣỡng, tăng cƣờng sức khoẻ và đã đoạt Cúp vàng Nông nghiệp Việt Nam 2005. Theo đó, đối tƣợng khách hàng mà nhóm nghiên cứu nhắm đến là phụ nữ trung niên và ngƣời già có thu nhập trung bình trở lên. Sản phẩm đƣợc tiêu thụ thƣờng xuyên và trọng tâm vào dịp lễ tết.  Nƣớc ép Sơn Tra Tuy nƣớc ép Sơn Tra chƣa đƣa vào sản xuất thực tế tại địa phƣơng nhƣng qua trao đổi với chuyên gia, nhóm tác giả đƣợc biết việc sản xuất là hoàn toàn có thể đƣợc và Viện chế tạo máy công nghiệp có thể chuyển giao quy trình cho doanh nghiệp sản xuất. Với các tính năng cơ bản của Sơn Tra nhƣ ở phần trên, sản phẩm Nƣớc ép Sơn Tra là loại thức uống rất bổ dƣỡng và có thể đƣợc sử dụng rộng rãi bởi ngƣời tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi và mức thu nhập khác nhau. Với sản phẩm này, nhóm nghiên cứu đề xuất đặt công dụng “Giảm béo” lên thành công dụng chính, điểm nhấn khi định vị và quảng bá cho sản phẩm. 62 Và tập trung hƣớng tới đối tƣợng khách hàng là thanh thiếu niên trong độ tuổi 11-30 (là học sinh, sinh viên hoặc công chức có thu nhập trung bình trở lên) Dựa trên tác dụng của quả sơn tra và nhu cầu hiện nay của thị trƣờng, nhóm nghiên cứu đề xuất hai sản phẩm chính là nƣớc ép táo mèo mật ong và nƣớc ép táo mèo  Nước ép táo mèo mật ong: Nƣớ ẻ em. Các nhà khoa học đã chứng minh, mật ong có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn nhƣ khuẩn thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, vi trùng gây viêm phế quản, viêm màng bụng, chứa nhiều chất khoáng nhƣ sắt, đồng, mangan, manhê... và các loại vitamin tối cần thiết. Còn dung dịch nƣớc táo ép chứa nhiều muối khoáng của trái cây, lại tiêu diệt đƣợc vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hoá. Nhƣ vậy sản phẩm nƣớc táo mèo mật ong đang chiếm một ƣu thế lớn trong thị trƣờng nƣớc uống tăng cƣờng sức khỏe và khả năng phòng bệnh hơn các loại nƣớc có trên thị trƣờng và hơn cả là các loại nƣớc uống có gas.  Nước ép táo mèo Nƣớc táo có vị chua thanh, mùi thơm đặc trƣng, màu hồng sạm đẹp mắt. Uống nƣớc vừa có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, kích thích tiêu hoá, ăn cơm ngon miệng. Nếu đƣợc đầu tƣ vào khâu sản xuất và thiết kế mẫu mã sản phẩm, nƣớc ép táo mèo sẽ nhanh chóng chiếm đƣợc cảm tình của ngƣời tiêu dùng bởi chính những công dụng y học và hƣơng vị của nó. Nƣớc ép táo mèo không chỉ hứa hẹn chiếm đƣợc cảm tình từ những ngƣời cao tuổi quan tâm đến sức khỏe mà sẽ còn đƣợc đón nhận từ giới trẻ về hƣơng vị và màu sắc hồng mang đậm cá tính trẻ trung của sản phẩm. 63 3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 3.2.3.1. Rƣợu Vang Sơn Tra Hiện nay, có thể chia đối thủ cạnh tranh của Vang Bắc Sơn tra thành hai loại chính là Vang Sơn Tra từ các vùng khác (nhà máy rƣợu Thăng Long, một vài nhà máy của các tỉnh thành) và các sản phẩm vang từ các loại quả khác.  Vang Sơn Tra Vang Sơn Tra của nhà máy rƣợu Thăng Long là một trong những sản phẩm tiên phong của loại hình rƣợu vang từ táo mèo. Sản phẩm này có điểm mạnh là đƣợc sản xuất trong nhà máy hiện đại, đảm bảo chất lƣợng và độ vệ sinh an toàn, đã có thƣơng hiệu từ trƣớc cùng các kênh phân phối phát triển, trải rộng khắp toàn quốc và quốc tế. Hơn nữa, sản phẩm này có giá cả thấp (18.000-20.000 đ/chai), phù hợp với ngƣời tiêu dùng thu nhập trung bình và thấp. Hình 6: Vang Sơn Tra Thăng Long (Nguồn: Website: www.Sieuthiruou.com) Tuy vậy, sản phẩm có một số điểm yếu là có pha chế thêm nhiều phụ liệu khác, không đƣợc 100% chiết xuất từ táo mèo thiên nhiên. Tuy là sản phẩm có tính tiên phong, nhƣng do chất lƣợng chƣa cao, khâu quảng bá chƣa tốt nên sản phẩm chƣa có nhiều chỗ đứng trên thị trƣờng và đƣợc ít ngƣời biết đến. Một số địa phƣơng có táo mèo nhƣ Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai cũng quan tâm đầu tƣ xây dựng nhà máy rƣợu vang song chƣa tập trung nhiều vào táo mèo và chƣa tạo đƣợc tiếng vang trên thị trƣờng. Các đối thủ này có nhiều điểm tƣơng đồng với nhà máy sản xuất Vang Bắc Sơn Tra nhƣ cùng dây chuyền công nghệ 64 chuyển giao từ Viên chế tạo máy công nghiệp và đều gặp khó khăn trong khâu sản xuất và kinh doanh do chƣa tiếp cận đƣợc thị trƣờng.  Các loại vang khác: Trên thị trƣờng hiện nay có nhiều sản phẩm rƣợu vang nho từ nhiều nơi, nhiều quốc gia. Một số sản phẩm chính nhƣ Vang Đà Lạt, Vang Nho Thăng Long, Vang Bordeau Pháp… đã có chỗ đứng trên thị trƣờng, chiếm lĩnh đa số thị trƣờng Vang Việt Nam (Vang Thăng Long cho đối tƣợng thu nhập thấp, Vang Đà Lạt cho đối tƣợng thu nhập trung bình và Vang Bordeau cho đối tƣợng thu nhập cao). Đây là các sản phẩm đã có danh tiếng, uy tín về chất lƣợng, đồng thời cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe (đặc biệt là tiêu hóa). Riêng Vang Đà Lạt còn là sản phẩm đặc trƣng, đƣợc chƣng cất từ trái dâu tằm, quá trình phát triển gắn với du lịch Đà Lạt, hƣớng phát triển dựa vào du lịch khiến sản phẩm này có tiềm năng phát triển thị trƣờng lớn. Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, không chỉ dừng lại ở 1 loại rƣợu vang cho mỗi thƣơng hiệụ. Hình 7: Sản phẩm Vang Đà Lạt (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) Nhƣ vậy thị trƣờng rƣợu vang ở Việt Nam mặc dù chƣa thực sự sôi động do thói quen dùng vang của ngƣời dân chƣa cao song đã có một số nhãn hiệu đi trƣớc 65 và tạo vị thế nhất định trên thị trƣờng. Sản phẩm Vang Bắc Sơn Tra xuất hiện sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn song sẽ có triển vọng phát triển nếu tập trung mạnh vào đặc tính khác biệt của sản phẩm. 3.2.3.2. Nƣớc ép Sơn Tra Do đặc tính giải khát và giảm béo của sản phẩm nƣớc ép Sơn Tra nên nhóm nghiên cứu xem xét đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm trên thị trƣờng nƣớc hoa quả và thị trƣờng thực phẩm giảm béo.  Thị trường nước hoa quả Trong thị trƣờng nƣớc hoa quả có một số đối thủ cạnh tranh từ các hãng Vinamilk, Tribeco, Delta, Wonderfarm, Uni-president, một số sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát (trà xanh 0 độ, trà bí đao 0 độ)… Hình 8: Một số loại nước hoa quả trên thị trường (Nguồn: Website www.dautuchungkhoan.com) Điểm mạnh của các sản phẩm này là đã có mặt khá lâu và chiếm lĩnh một thị trƣờng rộng lớn, đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Hơn nữa, đây là sản phẩm của các 66 công ty khá uy tín, với trang thiết bị hiện đại, đa số là tự động hóa, tạo đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm. Các công ty này cũng có tiềm năng tài chính đủ lớn để phục vụ cho khâu đổi mới, nâng cấp và quảng bá cho sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có một số điểm yếu nhƣ có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, thành phần tự nhiên của sản phẩm là rất ít.Sản phẩm chỉ có tác dụng giải khát, chƣa chú ý tới tác dụng có lợi cho sức khỏe, một số sản phẩm nếu dùng nhiều thậm chí có thể gây béo phì. Hiện nay tuy có xuất hiện 1 số loại đồ uống đƣợc quảng cáo là có lợi cho sức khỏe (nhƣ trà xanh, trà bí đao…) nhƣng thực chất không chứng mình đƣợc nguồn gốc thiên nhiên của sản phẩm, cũng nhƣ không tránh đƣợc nhiều tác dụng không mong muốn mà ngƣời tiêu dùng đã trải nghiệm. Ngoài ra, giá thành vẫn tƣơng đối cao nên chỉ phục vụ đƣợc 1 số ít ngƣời tiêu dùng thuộc tầng lớp thu nhập trung bình và cao.  Thị trường thực phẩm giảm béo Thị trƣờng thực phẩm giảm béo những năm gần đây đã phát triển tƣơng đối sôi động với các sản phẩm chính: trà Barley 0 độ, trà Figura, viên trà xanh Mega – T,… Điểm mạnh của các sản phẩm này là đƣợc sản xuất (hoặc phân phối) bởi những công ty lớn và uy tín, đảm bảo chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời có lợi thế của ngƣời tiên phong, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng lớn trong thời gian ngắn. Hình 9: Trà Barley 0 độ (Nguồn: Báo điện tử Hà Nội Mới) 67 Tuy nhiên, sản phẩm có rất nhiều điểm yếu: Thứ nhất, nhà sản xuất không chứng minh đƣợc nguồn gốc tự nhiên, có thêm chất bảo quản và phụ gia. Mặc dù rất nhiều nhãn hiệu đƣợc quảng cáo rầm rộ là an toàn và thân thiện với cơ thể song hầu hết khách hàng đều rất hoài nghi.. Thứ hai, đa số các loại trà giảm béo hiện nay khá khó uống, không có khả năng giải khát. Thứ ba, giá thành còn tƣơng đối cao, đặc biệt là các loại trà nhập ngoại, chỉ có một số ít ngƣời tiêu dùng có điều kiện kinh tế tốt tiêu thụ sản phẩm này.Cuối cùng, việc thiết kế sản phẩm chƣa tiện lợi để sử dụng . Ví dụ trà Barley đóng dạng chai nhựa 300ml là quá nhiều đối với 1 lần sử dụng của ngƣời Việt Nam, dẫn tới giá cũng cao so với túi tiền của đại bộ phận dân cƣ: 7000đ/chai, Trà Figura đóng dạng gói trà khô và khi dùng phải pha vào nƣớc còn trà xanh Mega – T đóng dạng viên thuốc nén nên không tiện lợi để sử dụng mọi lúc mọi nơi. 3.2.4. Giải pháp Marketing Có thể nói khâu Marketing là khâu gặp nhiều vấn đề nhất trong chuỗi giá trị táo mèo. Nhà sản xuất gần nhƣ không có động thái gì về Marketing trừ một số lần tham gia triển lãm song lẻ tẻ và chƣa đạt hiệu quả rõ rệt. Do hai sản phẩm Vang Sơn Tra và Nƣớc ép Sơn Tra có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣ về xuất xứ, công dụng nên doanh nghiệp có thể sử dụng giải pháp Marketing cho cùng lúc cả hai sản phẩm nhằm giảm chi phí và tạo tính hệ thống. Với một số điểm riêng về đối tƣợng, thời gian sử dụng, nhà sản xuất cần thay đổi các chiến lƣợc cho phù hợp với từng loại sản phẩm. 3.2.4.1. Giải pháp xúc tiến bán 68 Nhƣ trên đã phân tích, địa phƣơng cần tham gia tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng song bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm ra các giải pháp kích thích tiêu thụ hiệu quả. Khi đƣợc tạo điều kiện tham gia hội chợ, triển lãm, là điểm đến của các tour du lịch, doanh nghiệp cần tận dụng giới thiệu công dụng và các đặc tính hữu ích của sản phẩm, đồng thời tích cực tìm kiếm các nhà phân phối thuộc nhiều cấp độ để đƣa sản phẩm đến tận tay ngƣời tiêu dùng qua nhiều hình thức khác nhau. Nhà sản xuất cũng cần tiếp thị sản phẩm dùng thử tới nhiều tổ chức gồm nhiều khách hàng tiềm năng nhƣ hội phụ nữ, hội ngƣời cao tuổi với rƣợu vang táo mèo và các hội, nhóm, lớp của giới trẻ với đối với Nƣớc ép táo mèo. 3.2.4.2. Giải pháp sản phẩm và giá cả  Vang Sơn Tra Hiện nay rƣợu Vang Sơn Tra đã khá hoàn thiện cả về bao bì và chất lƣợng song chƣa ổn định và chƣa thể hiện rõ nét bản sắc. Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp sản phẩm hoàn chỉnh từ ổn định chất lƣợng, thiết kế bao bì và thay đổi mức giá. Về ổn định chất lƣợng, nhà sản xuất cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình kĩ thuật, tránh lẫn tình trạng nhiều sản phẩm bị phản ánh gây hiện tƣợng nhức đầu do lƣợng Andehit còn lại sau quá trình ngâm ủ. Các quy trình khác cũng cần chú ý về kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định niềm tin của ngƣời tiêu dùng. Về thiết kế bao bì, hiện nay công ty TNHH Bắc Sơn đã thiết kế bao bì cho loại chai 750ml và trống 4l khá đẹp và song chƣa có bản sắc, chƣa tạo dấu ấn riêng. Do không có kiến thức về Marketing và thƣơng hiệu nên nhà sản xuất liên 69 tục thay đổi nhãn mác sản phẩm theo các năm, gây khó khăn cho việc định vị sản phẩm với ngƣời tiêu dùng. Nhóm nghiên cứu đề xuất thiết kế nhãn mác mang bản sắc sản phẩm hơn nhƣ hình ảnh dãy núi với rừng cây táo mèo và nếp nhà của ngƣời dân tộc H’Mong và đăng kí độc quyền nhãn mác đó, sử dụng nhiều hình thức Marketing để nhãn hiệu in sâu vào tâm trí ngƣời tiêu dùng. Về mức giá, hiện giá 1 chai Vang Sơn Tra của công ty TNHH Bắc Sơn là 35000đ/chai 750ml. Giá thành nhƣ vậy là tƣơng đối cao so với các loại vang đồng loại. Vì vậy chúng tôi đề xuất đƣa hạ giá thành sản phẩm xuống từ 25000đ- 30000đ/chai (đi kèm với việc tăng sản lƣợng sản xuất để tận dụng đƣợc tính kinh tế theo quy mô và hạ chi phí khấu hao trong từng sản phẩm). Đồng thời đƣa ra loại Bom rƣợu để trong túi nhôm và hộp carton có dung tích từ 2-3 lit (tham khảo sản phẩm Bom rƣợu Bordeau) với giá 80000 - 90000đ/bịch 2 lit và 120000 - 130000đ/bịch 3 lit nhằm giảm giá bán và phục vụ ngƣời tiêu dùng muốn sử dụng thƣờng xuyên. Nhƣ vậy, sản phẩm Vang Bắc Sơn Tra hiện nay cần có một số thay đổi về ổn định chất lƣợng, bao bì và giá thành nhằm thích hợp hơn với nhu cầu và khả năng chi trả của nhiều bộ phận khách hàng.  Nước ép Sơn Tra Hiện nay nƣớc ép Sơn Tra chƣa đi vào sản xuất, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp cho sản phẩm này. Về ổn định sản xuất, doanh nghiệp có đã có thể tận dụng ngay cơ sở vật chất nhƣ nhà xƣởng, máy móc có sẵn, cần đầu tƣ thêm một số bình ngâm ủ để tăng năng suất sản xuất, đồng thời đầu tƣ một số máy móc từ khâu phối chế để sản xuất nƣớc ép. Các quy trình kĩ thuật cũng cần đƣợc tuân thủ chặt chẽ vì sản phẩm nƣớc 70 ép là sản phẩm có lƣợng đƣờng cao và không có men nên dễ bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng bên ngoài. Về bao bì và chính sách giá, nhóm nghiên cứu đề xuất tập trung sản xuất loại nƣớc uống nƣớc ép táo mèo mật ong và nƣớc ép táo mèo có thể tích 200ml, rất vừa phải để sử dụng trong 1 đối với ngƣời Việt Nam. Đồng thời, sản phẩm sẽ đƣợc đóng gói dƣới dạng hộp giấy và đƣa ra thị trƣờng với mức giá bán lẻ cạnh tranh là 3000đ/hộp (so sánh với trà Barley 0 độ, trà xanh 0 độ (7000đ/ chai nhựa 300ml) và trà xanh C2 (4000đ/chai 200ml). 3.2.4.3. Giải pháp quảng cáo Trƣớc hết, cần khẳng định xúc tiến marketing sản phẩm cần chú ý điểm nổi bật của sản phẩm là nguồn gốc 100% từ thiên nhiên và quảng bá mạnh công dụng của táo mèo đến đông đảo ngƣời tiêu dùng. Nhà sản xuất nên đề xuất các cơ quan có uy tín thẩm định chất lƣợng và tác dụng của sản phẩm, bƣớc đầu tạo lòng tin cho ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng cũng nhƣ công dụng của sản phẩm này. Đồng thời, đƣa sản phẩm tham dự các triển lãm, hội chợ và các cuộc thi để khẳng định thƣơng hiệu và chất lƣợng. Nhà sản xuất có thể sử dụng quảng cáo trên truyền hình để giới thiệu về sản phẩm cũng nhƣ các công dụng của nó tới ngƣời tiêu dùng, do công ty TNHH Sơn Tra là công ty 100% vốn nhà nƣớc, nên có lợi thế là chi phí quảng cáo trên truyền hình rất thấp (chỉ bằng khoảng 1/30 so với các Doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài). Nhà sản xuất cần đƣa hình ảnh vang Sơn Tra cũng nhƣ quy trình sản xuất vang sơn tra lên nhiều báo, tạp chí, chƣơng trình truyền hình chuyên về sức khỏe để ngƣời tiêu dùng thấy rõ và tin tƣởng nguồn gốc tự nhiên của sản phẩm; kết hợp làm nhiều kênh truyền hình, bài báo viết về sản phẩm Vang Sơn tra nhƣ một hƣớng 71 đi mới, tích cực cho chiến lƣợc phát triển khu vực miền núi phía Bắc… nhằm PR thƣơng hiệu tới khách hàng dƣới nhiều hình thức và góc độ khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp nên thực hiện việc tặng biếu và cho sử dụng thử sản phẩm đối với một số trƣờng học, công sở, trại dƣỡng lão. Đây vừa là một phần trong chiến lƣợc marketing vừa tham gia từ thiện tích cực, tạo ấn tƣợng và tiếng vang tốt đến đông đảo khách hàng, giúp ngƣời tiêu dùng tiến gần hơn với sản phẩm từ sơn tra. 3.2.4.4. Giải pháp phân phối Đối với 1 sản phẩm mới, chƣa có chỗ đứng trên thị trƣờng và không có sản phẩm đỡ đầu (nhƣ trƣờng hợp trà Xanh 0 độ phát triển phân phối dựa vào tiếng tăm của nƣớc giải khát Number One) thì rƣợu Vang Táo mèo và nƣớc ép táo mèo gặp khó khăn lớn trong việc tự xây dựng 1 kênh phân phối hoàn hảo cho mình. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất biện pháp “kí gửi đại lý” đối với sản phẩm này, tức là thỏa thuận với các đại lý bán lẻ trên địa bàn Sơn La để kí gửi sản phẩm mà không bắt đại lý bỏ ra chi phí cho tới khi tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Hình thức này sẽ đƣợc áp dụng trong thời gian 1-2 năm nhằm thuyết phục các cửa hàng chấp nhận tiêu thụ sản phẩm, từ đó tận dụng đƣợc các kênh phân phối có sẵn trên địa bàn. Đồng thời với việc phát triển kênh phân phối ở địa phƣơng, tỉnh Sơn La cũng cần chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm ra Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Trƣớc tiên đó là việc mở một đại lý phân phối chính cho sản phẩm ở nhà khách tỉnh Sơn La trên đƣờng Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, đồng thời tiếp tục sử dụng biện pháp kí gửi sản phẩm đối với các cửa hàng bán lẻ. Đặc biệt, nhà sản xuất cần chú trong việc tiếp cận, đƣa sản phẩm vào bày bán trong các siêu thị và trung tâm mua sắm lớn, tiếp đó, lấy Hà Nội làm trung tâm để mở 72 rộng dần hệ thống đại lý ra các tỉnh lân cận Thủ đô nhƣ Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Ninh… 73 Tỉnh Sơn La là một tỉnh nằm trên địa bàn trọng yếu thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam. Sơn La có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc khai thác hiện quả. Hiện nay tỉnh cũng đang nằm trong định hƣớng của nhà nƣớc nhằm phát triển vùng kinh tế trọng điểm khu vực Tây Bắc, trƣớc mắt là phát triển kinh tế rừng. Những tiềm năng thiên nhiên ban tặng Sơn La vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn cho cả chính quyền và nhân dân địa phƣơng. Quy tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế rừng, Sơn La nổi bật lên với thế mạnh phát triển cây Táo mèo và các sản phẩm chế biến từ quả Sơn Tra. Có thể thấy khả năng phát triển tổng hợp chuỗi giá trị cho quả Táo mèo từ khâu sản xuất, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Tuy nhiên, những lợi thế và khả năng này lại chƣa đƣợc chính quyền địa phƣơng phát huy hiệu quả. Nếu có thể đề xuất một phƣơng án phát triển chuỗi giá trị này với tầm chiến lƣợc cao thì chắc chắn rằng quả Táo mèo sẽ nhanh chóng đƣa Sơn La trở thành một trung tâm kinh tế vững mạnh của toàn vùng đồng thời không đi trệch định hƣớng phát triển bền vững và lâu dài của địa phƣơng. Hoàn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn đƣợc góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hƣơng. Nhóm tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan ban ngành tỉnh Sơn La, các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện. Do nhóm nghiên cứu còn bị hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kĩ năng nên đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhân đƣợc sự đóng góp của các thầy cô để đề tài đƣợc hoàn thiện và sớm đi vào thực tế. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2008 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 74 Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Website bộ kế hoạch và đầu tƣ 2. Website Wikipedia 3. Sách đỏ Việt Nam – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4. Báo điện tử tỉnh Sơn La 5. Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp 6. Báo điện tử Vietnamnet. 7. Tài liệu Ban quản lý dự án 661 – Bắc Yên. 8. Fresh Studio Partners, Marije Boomsma, ĐH Kỹ thuật Sydney, ĐH Macquarie, Công ty tƣ vấn nông sản quốc tế - “Sổ tay thực hành và phân tích chuỗi giá trị”- 2006. Phụ lục 1: Một số hình ảnh khảo sát thực tế 75 Hình 1: Tác giả gặp cán bộ phòng kinh tế huyện Bắc Yên Hình 2: Hình ảnh rừng táo mèo ở huyện Bắc Yên 76 Hình 3: Hình ảnh vườn ươm táo mèo tại BQL Dự án 661 Bắc Yên Hình 4: Hình ảnh một khâu trong quy trình sản xuất rượu vang Sơn Tra Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1. Câu hỏi cho ngƣời tiêu dùng 1.1 Anh (chị) hay dùng các sản phẩm từ sơn tra không? Kể tên? 77 1.2 Chất lƣợng sản phẩm nhƣ thế nào? 1.3 Theo anh chị thì tại sao chất lƣợng sản phẩm lại nhƣ vây? 1.4 Anh (chị) có biết gì về các công dụng của táo mèo không? 1.5 Anh chị sử dụng các sản phẩm từ táo vì lí do nào? Ngon? Dễ ăn? Bổ? Rẻ? 2. Câu hỏi cho ngƣời thu hoạch táo tự nhiên 2.1. Những vùng nào chuyên thu hoạch táo tự nhiên? 2.2. Đặc tính tự nhiên của cây táo mèo? 2.3. Các mùa thu hoạch chính trong năm? 2.4. Thực trạng vùng táo tự nhiên? (địa điểm, diện tích, chất lƣợng?...). Những vùng nào phù hợp cho sản phẩm tƣơi, rƣợu, nƣớc ép, mứt, thuốc…? 2.5. Những khó khăn và thuận lợi trong thu hoạch táo tự nhiên? 2.6. Giá thành? 2.7. Các đơn vị tiêu thụ sản phẩm chủ yếu? 3. Câu hỏi cho ngƣời trồng 3.1. Những đơn vị nào trồng táo? 3.2. Đặc tính tự nhiên của cây táo mèo? 3.3. Điều kiện tự nhiên thuận lợi/bất lợi để trồng táo? 3.4. Khó khăn và thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng? Về nhân công về vốn? Về chính sách? 3.5. Chất lƣợng táo của vùng so với táo ở các địa phƣơng khác? (so sánh tổng quát) 3.6. Quy mô sản xuất hiện tại và giá thành? 3.7. Các đơn vị tiêu thụ sản phẩm chủ yếu? 3.8. Khả năng mở rộng vùng trồng trọt 78 4. Câu hỏi cho ngƣời chế biến 4.1. Các công đoạn chế biến, kĩ thuật và công nghệ? Các kĩ năng và trình độ của nhân công 4.2. So sánh với các vùng khác? So sánh với kĩ thuật hiện đại nhất hiện có của Việt Nam trong việc chế biến táo mèo và 1 số hoa quả khác 4.3. Liệu đã có công ty chuyên chế biến chƣa hay chỉ là các hộ gia đình nhỏ lẻ? đã tách riêng trồng trọt và chế biến chƣa hay là kết hợp cả 2 4.4. Chất lƣợng sản phẩm đầu ra nhƣ thế nào? Còn những khuyết điểm và nhƣợc điểm gì 4.5. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ntn? 4.6. Nhãn hiệu sản phẩm? Kiểu dáng sản phẩm? mô tả sản phẩm? tiêu thụ sản phẩm nhƣ thế nào? 4.7. Quy mô sản xuất? Giá thành? 4.8. Liên kết với các vùng, các công ty nƣớc ngoài? 5. Câu hỏi cho các đại lý 5.1. Chuyên sản phẩm nào của táo mèo? 5.2. Lƣợng tiêu thụ? Giá đầu vào? Giá đầu ra? 5.3. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu? 5.4. Thị hiếu và xu hƣớng tiêu dùng chủ yếu của khách hàng? 5.5. Nhu cầu khách hàng, nhận xét của khách hàng về sản phẩm (những ý kiến, góp ý của khách hàng vê đa dạng hóa sản phẩm. Mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm?) 5.6. Các cơ sở sản xuất có uy tín của vùng? 5.7. Các loại sản phẩm đang tiêu thụ, loại nào nhu cầu nhiều nhất, tính năng sản phẩm? 79 6. Câu hỏi cho địa phƣơng 6.1. Những vùng thu hoạch tự nhiên, trồng và chế biến táo chủ yếu? 6.2. Thực trạng trồng và chế biến táo ở địa phƣơng thế nào? (số liệu cụ thể?) 6.3. Các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất (đƣờng xá, nhà máy…), pháp lý, vốn, đào tạo nhân lực, phổ cập kiến thức về trồng trọt và chế biến táo mèo, hỗ trợ về đất đai (nhấn mạnh và hình thức giống nhƣ giao đất giao rừng), hỗ trợ về công tác marketing sản phẩm, vấn đề thƣơn hiệu cho sản phẩm của toàn vùng 6.4. Khó khăn mà vùng đang gặp phải 6.5. Nhƣng cạnh tranh từ phía các vùng khác? Khả năng cạnh tranh? Khả năng liên kết (nếu có thể)? 6.6. Nếu có thể: hỏi về các kĩ thuật trồng và chế biến, các đặc tính và công dụng của táo, các phƣơng hƣớng để tạo dị biệt sản phẩm (tức là làm cho sản phẩm nổi bật giữa hàng loạt các sản phẩm làm từ táo mèo ở địa phƣơng khác và các đặc sản khác trên toàn Việt Nam) 6.7. Đã có công ty nào về thuốc đứng ra thu mua Táo chƣa thành phẩm ko? Nếu có thì địa phƣơng có hỗ trợ gì ko? Nếu ko thì địa phƣơng có chính sách gì ko (tìm kiếm, quảng cáo cho sản phẩm, công dụng sản phẩm, hoặc địa phƣơng tìm ra 1 bài thuốc quý về loại táo này để chế biến thành phẩm?) 6.8. Kinh phí tối đa địa phƣơng có thể hỗ trợ cho việc phát triển (kể cả kinh phí địa phƣơng tự đi huy động đƣợc của các tổ chức, đơn vị phi chính phủ hay từ nhà nƣớc? 80 6.9. Hỏi về địa chỉ, quy mô kinh doanh của các hộ trồng, chế biến và buôn bán táo mèo. Hệ thống phân phối ra sao, chiến lƣợc phát triển thị trƣờng cho sản phẩm táo mèo đã thực hiện ở mức độ nào? 7. Câu hỏi cho chuyên gia 7.1. Những đặc tính về kĩ thuật của táo mèo? Chế biến các sản phẩm từ táo mèo có gì khác với những loại hoa quả khác? 7.2. Kĩ thuật sản xuất các sản phẩm từ táo mèo? Yêu cầu? Thời gian bảo quản? Công dụng? Khả năng ứng dụng vào sản xuất công nghiệp? Rƣợu Nƣớc ép hoa quả Táo mèo khô (dùng trong Đông Y) Các sản phẩm khác (dấm, mứt táo, hƣơng liệu tổng hợp cho sản xuất nƣớc hoa quả, bánh kẹo?) 7.3. Kĩ thuật nào là quan trọng nhất, có tác dụng hiệu quả nhất để giữ đƣợc hƣơng vị và các tính năng của sản phẩm táo mèo 7.4. Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm táo mèo Sơn La so với các địa phƣơng khác (chất lƣợng, trữ lƣợng, độ phù hợp cho sản xuất công nghiệp? 7.5. Quy trình chế biến, công nghệ, vốn đầu tƣ, trình độ nhân công phải đáp ứng những yêu cầu nào? 7.6. Viện khoa học công nghệ đã chuyển gia kĩ thuật cho những địa phƣơng nào? Hiệu quả sản xuất ra sao? 8. Câu hỏi cho các nhà thuốc 8.1. Công dụng của táo mèo? Có những tập sách y học nào nói về táo mèo không? 8.2. Táo mèo có hay đƣợc sử dụng không? Táo mèo có là vị thuốc chủ yếu trong bài thuốc nào không? 81 8.3. Việc sử dụng táo mèo trong Đông Y cần đáp ứng những yêu cầu nào? 8.4. Ngoài cho vào các bài thuốc, có thể sử dụng táo mèo khô nhƣ thế nào? Có thể ngâm rƣợu, pha nhƣ chè đƣợc không? Có cần chú ý gì không? 8.5. Nguồn táo mèo cung cấp chủ yếu ở đâu? 8.6. Nhu cầu về táo mèo khô hiện nay trong Đông Y nhƣ thế nào? Sản lƣợng? Giá thành? 82 Phụ lục 3: CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 661/QĐ-TTg Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 1998 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ Về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng - Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; - Căn cứ Luật bảo vệ và phát tríển rừng ngày 19 tháng 08 năm 1991; - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992; - Căn cứ Nghị quyết phiên họp thƣờng kỳ tháng 05 năm 1998 của chính phủ; - Xét đề nghị của Bộ trƣởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Tổng cục trƣởng Tổng cục Địa chính; QUYẾT ĐỊNH I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO DỰ ÁN Điều 1. Mục tiêu 1. Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có độ tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. 2. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cƣ, tăng thu nhập cho dân cƣ sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới. 3. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nƣớc và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đƣa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát tnển kinh tế - xã hội miền núi. Điều 2. Nguyên tắc chỉ đạo 83 1. Nhân dân là lực lƣợng chủ yếu trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và đƣợc hƣởng lợi ích từ nghề rừng. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi; tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; có các chính sách khuyến khích ngƣời làm nghề rừng hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tín dụng ƣu đãi; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. 2. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có với nhiệm vụ định canh, định cƣ, xóa đói, giảm nghèo. 3. Phát huy hiệu quả tổng hợp các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng của rừng bằng một hệ thống nông - lâm kết hợp bền vững với cơ cấu cây trồng hợp lý, đa tác dụng, áp dụng công nghệ thâm canh gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến. 4. Phân bố hợp lý nhiệm vụ trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất giữa các vùng, nhƣng phải tập trung cho các khu vực ƣu tiên, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Với rừng phòng hộ, ƣu tiên đầu tƣ cho vùng phòng hộ xung yếu trọng điểm, đầu nguồn các dòng sông, các hồ chứa nƣớc, đặc biệt là đầu nguồn các công trình thuỷ điện, các thành phố, các vùng phòng hộ ven biển và những vùng có nhu cầu cấp bách về phục hồi sinh thái. Với rừng sản xuất, phải ƣu tiên phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có tác dụng phòng hộ môi trƣờng cả cho trƣớc mắt và lâu dài. 5. Việc trồng rừng trong từng giai đoạn đƣợc tổ chức thực hiện thông qua các dự án đƣợc xây dựng từ cơ sở, có sự tham gia của dân và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, phải thực hiện khẩn trƣơng, nhƣng vững chắc, bảo đảm tiến độ và hiệu quả của từng dự án. Điều 3. Nhiệm vụ 1. Bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có, trƣớc hết phải bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo chƣơng trình 327, rừng sản xuất có trữ lƣợng giàu và trung bình. Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân gắn với định canh, định cƣ, xóa đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới. 2. Trồng rừng: a) Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ rừng đặc dụng: khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cƣ. b) Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm... khoảng 2 tnệu ha cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triệu ha, đồng thời huy động các tổ chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trồng để trồng cây phân tán. Dự án trồng rừng của từng giai đoạn nhƣ sau: 84 - Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 70.000 ha trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha; - Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 3 triệu ha trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha; - Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng). II. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP Điều 4. Cơ cấu cây trồng. Cây trồng trong dự án này bao gồm các loại cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp lâu năm có tán che phủ, có tác dụng phòng hộ nhƣ cây rừng. Để nâng cao hiệu quả về bảo vệ môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai, gắn với yêu cầu đa dạng về sinh học và hiệu quả về kinh tế xã hội, cơ cấu cây trồng đƣợc định hƣớng nhƣ sau: 1. Rừng đặc dụng: Căn cứ vào yêu cầu phục hồi sinh thái của từng loại rừng đặc dụng. Ban quản lý rừng đặc dụng lựa chọn cơ cấu cây trồng cụ thể phù hợp với hệ sinh thái của vùng đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phê duyệt. 2. Rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu: Tùy yêu cầu phòng hộ từng vùng, tuỳ khí hậu đất đai chọn lựa các loại cây trồng có tác dụng phòng hộ tốt, trồng hỗn loại, chịu đựng đƣợc khí hậu khắc nghiệt, chịu đất xấu, đất dốc và đất ven biển có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống cháy tốt, ở nơi có điều kiện phù hợp trồng đƣợc các loại cây có giá trị kinh tế thì đƣợc khuyến khích. Cơ cấu loại cây cụ thể do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định. 3. Rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu: Chọn lựa các loại cây có giá trị kinh tế cao (kể cả cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, các loại cây đặc sản, cây làm thuốc... có tán che tốt). Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, từng bƣớc hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, vừa phù hợp với điều kiện lập địa, vừa phải gắn với phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trƣờng. Điều 5: Chính sách về đất đai Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng dƣới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Địa chính có trách nhiệm rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp xây dựng quy hoạch sử dụng đất trống, đồi núi trọc cho dự án trồng 5 triệu ha rừng ở tỉnh, huyện, xã; xác định cụ thể rừng đặc 85 dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu và rừng sản xuất theo quy chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; chỉ đạo việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ. 1. Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. a) Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng đƣợc quy hoạch xây dựng rừng đặc dụng cho các ban quản lý rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng theo dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Giao đất đƣợc quy hoạch để trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu cho các ban quản lý rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất cho các tổ chức (kể cả lâm trƣờng, hộ gia đình và cá nhân) để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. c) Giao đất và cho thuê đất đƣợc quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ ở khu vực ít xung yếu để bảo vệ và trồng cây lâm, nông kết hợp với mục đích sản xuất lâm, nông sản làm chính, có kết hợp làm chức năng phòng hộ theo phƣơng thức giao, cho thuê nhƣ đối với rừng sản xuất. 2. Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhập quyền sử dụng đất đƣợc quy hoạch để trồng rừng sản xuất cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân. a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phối hợp với các Bộ liên quan rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp đã giao cho các lâm, nông trƣờng trƣớc đây, đồng thời kết hợp với việc sắp xếp tổ chức lại hoạt động của các lâm, nông trƣờng quốc doanh để xác định mức diện tích và ranh giới đất giao cho các lâm, nông trƣờng. Phần diện tích đất lâm nghiệp còn lại phải tiến hành giao xong trƣớc năm 2000 cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng. b) Giao đất và cho thuê đất trống, đồi núi trọc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng. Ƣu tiên giao đất cho các hộ gia đình sống tại địa phƣơng. 3. Hạn mức và thời hạn giao đất, cho thuê đất đƣợc quy định nhƣ sau: a) Hạn mức giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức căn cứ vào dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định phù hợp với tình hình cụ thể của địa phƣơng. b) Thời hạn giao đất cho thuê đất cho các tổ chức và giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. 86 Khi hết thời hạn quy định trên, nếu tổ chức, hộ gia đình. và cá nhân vẫn có nhu cầu và sử dụng đúng mục đích thì đƣợc Nhà nƣớc giao hoặc cho thuê thời hạn tiếp theo. Nếu trồng các loại cây có chu kỳ trên 50 năm thì sau 50 năm đƣợc Nhà nƣớc giao hoặc cho thuê tiếp đến khi thu hoạch. 4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ngay sau khi đƣợc giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất phải sử dụng đất đúng mục đích và trồng rừng theo tiến độ của dự án đƣợc duyệt. Điều 6. Chính sách đầu tƣ và tín dụng 1. Vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc: a) Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu trên diện tích khoảng 2 triệu ha đã thực hiện theo Chƣơng trình 327 với mức đƣợc phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng không quá 50.000 đồng/1ha/năm, thời hạn không quá 5 năm. - Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoản 6 năm. Tỷ lệ vốn đƣợc phân bổ hàng năm theo quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định. b) Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tƣ trực tiếp đến ngƣời trồng rừng, bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, gồm trồng mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phƣơng tổ chức thí điểm đấu thầu cho các tổ chức kinh tế kể cả lực lƣợng thanh niên xung phong để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng ở những nơi không có điều kiện giao khoán cho hộ gia đình. c) Hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm, ƣu tiên các loài cây có thể trồng đƣợc thuộc nhóm IA, IIA, quy định tại Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trƣởng nay là Chính phủ). Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo sử dụng các nguồn vốn trên để khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất đối với cây gỗ đặc biệt quý hiếm gắn với định canh, định cƣ và xóa đói, giảm nghèo phù hợp với tình hình địa phƣơng. 87 d) Kinh phí quản lý dự án trồng rừng phòng hộ đặc dụng đƣợc trích 8% trong tổng mức đầu tƣ ngân sách của Nhà nƣớc dành cho dự án, trong đó các ngành ở Trung ƣơng là 0,7% tỉnh huyện, xã là 1,3%, chủ dự án ở cơ sở là 6%. đ) Vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng nghiên cứu khoa học, khuyến lâm khuyến nông, thiết kế phí, kinh phí để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ và Bộ tài chính cân đối cho các ngành và các địa phƣơng phù hợp với yêu cầu của các dự án. Cơ chế quản lý tài chính đối với vốn đầu tƣ bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ và đặc dụng đƣợc quy định nhƣ sau: Vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp phát qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ứng trƣớc tiền chuẩn bị giống cây rừng năm đầu, từ năm thứ hai trở đi chủ dự án phải thu lại tiền giống trong đơn giá trồng rừng của năm đó để luân chuyển, chuẩn bị cây giống cho năm sau. Khi kết thúc dự án trồng rừng, chủ dự án có trách nhiệm thu hồi, trả lại ngân sách tiền ứng trƣớc chuẩn bị giống của năm đầu. Hàng năm, khi các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền giao kế hoạch và có thiết kế dự toán đƣợc duyệt. Kho bạc Nhà nƣớc tạm ứng 30% kinh phí dự án, sau khi các dự án thực hiện đạt tiến độ 50%, đƣợc ứng tiếp 40%; cuối năm sau khi có biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thanh toán hết vốn cho dự án. 2. Vốn tín dụng đầu tƣ Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu, rừng sản xuất (kể cả trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản và cây làm thuốc và phát triển các cơ sở chế biến lâm nông sản đƣợc hƣởng các chế độ ƣ đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi), đƣợc vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia các, nguồn vốn tín dụng ƣu đãi khác, vốn ODA của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn vay khác. Chủ rừng là các tổ chức ngoài quốc doanh, hộ gia đình và các cá nhân đƣợc sử dụng rừng sản xuất và quyền sử dụng đất lâm nghiệp đƣợc giao làm tài sản thế chấp khi vay vốn tại ngân hàng. Điều 7. Chính sách hƣởng lợi và tiêu thụ sản phẩm 1. Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ: a) Ƣu tiên khoán cho các hộ thuộc diện định canh, định cƣ, các hộ nghèo, hộ ở gần rừng và hộ đã nhận khoán trƣớc đây để bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện bảo vệ rừng tốt thì đƣợc nhận khoán chu kỳ tiếp theo. 88 b) Hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu đƣợc khai thác của lâm sản phụ dƣới tán rừng. c) Hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ đƣợc hƣởng toàn bộ sản phẩm tỉa thƣa lâm sản phụ dƣới tán rừng. d) Hộ trồng rừng phòng hộ đƣợc hƣởng toàn bộ sản phẩm tỉa thƣa, nông sản và các lâm sản phụ dƣới tán rừng. 2. Đối với rừng sản xuất: a) Hộ đầu tƣ trồng rừng sản xuất là chủ rừng, có quyền quyết định thời điểm và phƣơng thức khai thác rừng, nhƣng phải có nghĩa vụ tái tạo lại rừng trong phạm vi không quá 2 năm sau khi khai thác. b) Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên đƣợc tự do lƣu thông trên thị trƣờng. Gỗ và lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên tái sinh thuộc rừng sản xuất của các chủ rừng là hộ gia đình và các cá nhân đƣợc tự do lƣu thông trên thị trƣờng (trừ những loại đƣợc ghi trong danh mục động vật, thực vật quý, hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trƣởng nay là Chính phủ). Khi khai thác và tiêu thụ, chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân xã thị trấn sở tại để trong vòng 10 ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận các sản phẩm này là sản phẩm hợp pháp. c) Nhà nƣớc khuyết khích chế biến và xuất khẩu sản phẩm rừng trồng đã qua chế biến trong trƣờng hợp các cơ sở chế biến trong nƣớc không sử dụng hết nguyên liệu, hoặc chƣa đủ điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sơ chế biến thì đƣợc phép xuất khẩu sản phẩm rừng trồng dƣới dạng nguyên khai. d) Nhà nƣớc có chính sách tiêu thụ sản phẩm rừng trồng và các chính sách khác, đảm bảo lợi ích của ngƣời trồng rừng. Điều 8. Chính sách thuế 1. Các nhà đầu tƣ, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng rừng, trồng cây nông nghiệp lâu năm trên đất hoang hóa, đồi núi trọc, chế biến nông, lâm sản đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích Đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi). 2. Miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên đƣợc phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh. 3. Miễn thuế buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên. Điều 9. Chính sách về khoa học và công nghệ. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, tái tạo, nhập 89 nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ và phòng, chống cháy rừng... để phổ biến nhanh ra diện rộng. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có biện pháp khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất giống thuộc các thành phần kinh tế, hỗ trợ đầu tƣ công tác tạo giống, thực hiện việc cấp chứng chỉ hạt giống, kiên quyết không sử dụng giống không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng. Điều 10. Về hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài. 1. Khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nƣớc để đầu tƣ trồng rừng và chế biến lâm sản, tiếp tục làm thử phƣơng thức cho thuê đất, đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài để trồng rừng. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đãi quy định tại Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. 2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan ƣu tiên bố trí nguồn vốn ODA, đồng thời tranh thủ nguồn tài trợ các nƣớc và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho dự án trong 5 triệu ha rừng. III .TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN Điều 11. Bộ máy quản lý dự án ở Trung ƣơng 1. Ban chỉ đạo dự án cấp Nhà nƣớc đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 07/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ. 2. Thành lập Ban điều hành dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có sự tham gia của đại diện (cấp Vụ) các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Tổng cục Địa chính, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trƣờng, Hội Nông dân Việt Nam. Giao Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban điều hành dự án. Bộ phận thƣờng trực giúp việc Ban điều hành dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhiệm, không tăng biên chế. Điều 12: Bộ máy quản lý dự án ở địa phƣơng 1. Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng có dự án trồng rừng: Chủ tịch ủy ban nhấn dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện dự án ở địa phƣơng mình.Thành lập Ban điều hành dự án của tỉnh do một Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm trƣởng ban, lãnh 90 đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Phó ban và các thành viên là lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Địa chính, Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh. Thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho Ban điều hành dự án ở những tỉnh, thành phố có Chi cục Phát triển lâm nghiệp thì Chi cục làm chức năng Ban quản lý dự án cấp tỉnh. Ở những tỉnh, thành phố chƣa có Chi cục phát triển lâm nghiệp thì thành lập ban quản lý dự án biên chế và quỹ lƣơng của Ban này nằm trong biên chế và quỹ lƣơng sự nghiệp của tỉnh. 2. Ở cấp huyện không tổ chức Ban điều hành dự án, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với các dự án trên địa bàn huyện. 3. Ở các xã có tham gia dự án trồng rừng với quy mô nhất định do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định thì đƣợc bố trí một cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện dự án trồng rừng, bảo vệ rừng và đƣợc hƣởng phụ cấp từ nguồn kinh phí gom quản lý dự án. 4. Các dự án trồng rừng cấp cơ sở có Ban quản lý dự án với biên chế gọn nhẹ gồm giám đốc dự án, kế toán trƣởng và một số cán bộ kỹ thuật chỉ đạo hiện trƣờng. Những thành viên trong ban quản lý dự án hiện đang đƣợc hƣởng lƣơng từ kinh phí sự nghiệp của tỉnh thì tiếp tục thực hiện nhƣ của những thành viên các dự án mới thành lập thì hƣởng lƣơng từ kinh phí của dự án. Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc Chƣơng trình 327 đƣợc sắp xếp cho phù hợp . Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban quản lý dự án các cấp. Điều 13. Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các cấp thuộc Chƣơng trình 327 hoàn thành tổng kết và bàn giao trƣớc ngày 31 tháng 12 năm 1998. Ban chỉ đạo, Ban điều hành Dự án các cấp thuộc dự án trồng mới 5 trệu ha rừng có trách nhiệm nhận bàn giao, tiếp tục chỉ đạo các dự án 327 về rừng phòng hộ, đặc dụng chƣa hoàn thành theo cơ chế chính sách quy định tại Quyết định này. Điều 14. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trƣớc đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 15. Các Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ Phan Văn Khải (Đã ký) 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf[YRC]-Bien phap phat trien SX va mo rong thi truong cac sp tu qua Tao meo Son La.pdf
Luận văn liên quan