Đề tài Bố cục hình ảnh, văn bản trên giao diện người – máy có một số loại chính nào

Ngay sau phần tiêu đề tập tin là đến một loạt các khối, mỗi khối này chứa một số thông tin về hình ảnh. Mỗi khối sẽ xác định đó là quan trọng hay phụ trợ, và khi chương trình xử lý gặp một khối phụ trợ thì có thể bỏ qua nó. Các khối được lưu trữ dựa trên cơ sở lớp cấu trúc, được thiết kế cho phépđịnh dạng tập tin PNG có thể mở rộng trong khi vẫn duy trì khả năng tương thích với các phiên bản cũ. Một khối bao gồm: mô tả chiều dài (4 byte), loại hoặc tên khối (4 byte), dữ liệu chính (một chuỗi byte), và mã kiểm tra CRC (4 byte). Phần loại hoặc tên khối chứa 4 byte tương đương 4 ký tự chữ cái trong bảng mã ASCII. Các chữ cái này sẽ cung cấp thông tin về bản chất của khối.

doc13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bố cục hình ảnh, văn bản trên giao diện người – máy có một số loại chính nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP : DH TINK3 Bài Thảo Luận Môn Truyền thông đa phương tiện Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ.Trần Bích Thảo Đề tài : Bố cục hình ảnh, văn bản trên giao diện người – máy có một số loại chính nào? Sinh viên thực hiện : 1 . Nguyễn Xuân Thắng 2 .Nguyễn Văn Nhân Nội dung chính : I . Giới thiệu chung . II . Bố cục văn bản trên giao diện người - máy . III . Bố cục hình ảnh trên giao diện người - máy . Bài làm : I . Giới thiệu chung . - Đa phương tiện (Multimedia): thông tin kết hợp từ nhiều dạng và được thể hiện một cách đồng thời.những thong tin đó bao gồm các phương tiện: + văn bản + hình ảnh + âm thanh + hình động - Các sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện được gọi là sản phẩm đa phương tiện . Ta thường hiểu sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính. - Một số ví dụ về đa phương tiện + Khi thầy cô giảng bài: vừa nói (dạng thông tin âm thanh), vừa viết (dạng thông tin văn bản) + Quyển truyện tranh :(thông tin dạng văn bản , hình ảnh) + Biển quảng cáo: (thông tin dạng văn bản , hình ảnh) + Trang web: (thông tin dạng văn bản , hình ảnh , ảnh động , ….) + phần mềm trò chơi : (thông tin dạng văn bản , hình ảnh) -Khái niệm văn bản : Là dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin Bao gồm: các kí tự có nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau. Một số phần mềm tạo phông chữ: FontCreator, Fontographer, MetaFont,… -Khái niệm hình ảnh : Thông tin dạng hình ảnh chia thành 2 loại chính: Ảnh tĩnh, Ảnh động . Ảnh tỉnh : Là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung. Phần mềm vẽ hình và tranh ảnh: Microsoft Paint, Corel Draw... Phần mềm xử lý ảnh: Photoshop,.… + Ảnh động: Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn. Thường dùng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục. Phần mềm tạo ảnh động: Windows Movie Maker, Adobe Flash, Beneton Movie GIF,… II . Bố cục văn bản trên giao diện người - máy . Văn bản (text) : Dữ liệu dạng văn bản được đại diện như một mẫu gồm các bit hay một dãy các bit 0 và 1. Số lượng bit cho một mẫu phụ thuộc vào số lượng ký hiệu trong một ngôn ngữ. Các tập hợp mẫu các bit được thiết kế để đại diện cho các ký hiệu của văn bản.Mỗi một tập hợp được gọi là một mã, và quá trình xử lý các ký hiệu đại diện được gọi là mã hóa. Dữ liệu dạng văn bản được mã hóa theo kiểu tập tin. Một số mã chuẩn để mã hóa các ký hiệu của văn bản: Mã ASCII: Được tổ chức ANSI (The American National StandardInstitude) xây dựng; Sử dụng 7 bit để mã hóa các ký hiệu có 128 (27) ký hiệu được mã hóa. Mã ASCII mở rộng: Sử dụng 8 bit để mã hóa các ký hiệu, số lượng ký hiệu của văn bản được mã hóa sẽ tăng lên; mã ASCII với bit đầu tiên có giá trị 0.Tức là ký hiệu đầu tiên có dạng 00000000 và ký hiệu cuối cùng sẽ là 01111111. Mã Unicode: sử dụng 16 bit để mã hóa các ký hiệu đó mã hóa 65.536(216).Các phần khác nhau của bộ mã này được phân chia để mã hóa các ký hiệu của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, một phần còn lại được dùng để mã hóa các ký hiệu đồ họa và các ký hiệu đặc biệt. Mã ISO: Do tổ chức IOS (The International Organization for Standardization) xuất; Sử dụng 32 bit để mã hóa các ký hiệu, nâng tổng số ký hiệu được mã hóa lên 4.294.967.296 (232), đủ để mã hóa mọi ký hiệu của các ngôn ngữ trên thế giới. Chữ số (Numbers): Cũng được mã hóa như dạng văn bản. Tuy nhiên, bộ ASCII không sử dụng các mã cho các chữ số mà một số sẽ được biến đổi sang số nhị phân. Đây là lý do để đơn giản trong việc tính toán số học trên các chữ số. * Bố cục chuẩn của một văn bản soạn thảo : Xác định phạm vi và đối tượng áp dụng Được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (gọi chung là cơ quan, tổ chức). Thể thức văn bản Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản Ví dụ : trình bày 1 thông tư liên tịch của chính phủ a. Quốc hiệu Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. b. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có). Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ theo tên gọi chính thức căn cứ văn bản thành lập . c. Số, ký hiệu của văn bản - Số, ký hiệu của văn bản Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành . - Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo Bảng chữ d. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản - Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành. e. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản - Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều phải ghi tên loại, trừ công văn. - Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. f. Nội dung văn bản + Nội dung văn bản Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của một văn bản đặt ra các vấn đề, sự việc được trình bày. + Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau: - Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng; - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật; - Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; - Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; - Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản; - Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó; - Việc viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt; - Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (trừ trường hợp đối với luật và pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó. g. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền - Chức vụ của người ký h. Dấu của cơ quan, tổ chức i. Nơi nhận - Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản với mục đích và trách nhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám sát; để xem xét, giải quyết; để thi hành; để trao đổi công việc; để biết và để lưu. J. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật - Dấu độ khẩn phải được khắc sẵn theo hướng dẫn tại điểm k khoản 2 Mục III của Thông tư này. Mực dùng để đóng dấu độ khẩn dùng mực màu đỏ tươi. k. Các thành phần thể thức khác Các thành phần thể thức khác của văn bản bao gồm: - Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ trên mạng (Website); số điện thoại, số Telex, số Fax đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ; Kỹ thuật trình bày văn bản - được áp dụng đối với văn bản được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn thảo văn bản (như Microsoft Word for Windows) và in ra giấy . a. Khổ giấy : ví dụ + Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). + Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên giấy khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn. b. Kiểu trình bày : ví dụ + Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). + Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). C. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) + Trang mặt trước: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm. + Trang mặt sau: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm; Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm. Phông chữ trình bày văn bản Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải là các phông chữ : Times New Roman, Arial (Body),…. bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc của văn bản. Ngoài ra bố cục của 1 văn bản còn thể hiện : Tính hiển thị + Hiển thị toàn trang: hiển thị đồng thời khoảng 20-60 dòng văn bản giúp người sử dụng có ý thức rõ ràng về nội dung của mỗi câu, và dễ dàng đọc cũng như rà soát tài liệu. + Hiển thị văn bản trên dạng nó sẽ xuất hiện khi in. + Hiện con trỏ: Nhìn thấy mũi tên, dấu gạch ngang hoặc một khối nhấp nháy trên màn hình giúp người sử dụng ý thức được vị trí làm việc hiện thời. + Điều khiển chuyển động của con trỏ một cách trực quan và tự nhiên bằng các phương tiện vật lý: các thiết bị vật lý như chuột, cần điều khiển cung cấp cơ chế di chuyển con trỏ, nó dẫn tới một sự khác biệt hoàn toàn với điều khiển bằng câu lệnh. Ở đó, các di chuyển vật lý được thay bằng các dòng lệnh (với cú pháp phức tạp) khó học và thiếu tính gợi nhớ, và thường thì đây là nguồn gốc của các nhầm lẫn, sai sót. + Sử dụng các biểu tượng để gọi nhớ thao tác: Hầu hết các chương trình soạn thảo đều đặt các hình tượng của các thao tác hay dùng lên thanh công cụ. Nó có tác dụng nhắc nhở người sử dụng về chức năng nó đại diện và giúp họ nhanh chóng kích hoạt chức năng đó. + Trả lại kết quả của hành động ngay lập tức: Khi người sử dụng di chuyển con trỏ hoặc căn lề giữa, kết quả phải được trả lên màn hình ngay lập tức. Khi xoá, các ký tự, dòng chữ bị xoá phải biến mất ngay, đồng thời phần văn bản còn lại phải được sắp xếp lại cho nhất quán. Trong các hệ thống dòng lệnh, để xem lại văn bản sau khi xoá, ta phải thực hiện một lệnh. + Đáp lại và hiển thị nhanh chóng: hầu hết các hệ soạn thảo đều làm việc ở tốc độ cao; hiển thị toàn trang chỉ tính bằng phần nhỏ của giây. Khả năng đáp ứng và hiển thị ở tốc độ cao tạo ra cảm giác mạnh mẽ và thoả mãn. Con trỏ có thể di chuyển nhanh chóng, toàn bộ văn bản có thể được rà soát, hiệu ứng các tác động gây ra được hiển thị gần như tức thì, những đáp ứng nhanh như vậy giảm những thao tác phụ không cần thiết và bởi vậy đơn giản hoá việc thiết kế và học. + Dễ dàng quay lui: Khi người sử dụng nhập một dòng văn bản, họ có thể sửa chữa những ký tự nhầm lẫn bằng cách xoá hoặc viết đè. Quan điểm thiết kế tạo ra những hành động ngược hoặc lệnh Undo, cho phép huỷ bỏ những hiệu ứng của hành động vừa thực hiện, giảm sự căng thẳng của người sử dụng trước mỗi thao tác. III .Bố cục hình ảnh trên giao diện người – máy : Hình ảnh (Images) Một hình ảnh được phân chia thành ma trận các điểm ảnh (các phần tử ảnh), mỗi một điểm ảnh là một pixel. Kích thước của điểm ảnh phụ thuộc vào độ phân giải. Mỗi điểm ảnh được mã hóa bởi một nhóm các bit, số lượng bit dùng để mã hóa điểm ảnh phụ thuộc hình ảnh. Đối với ảnh trắng đen: Nếu một ảnh được tạo bởi các điểm ảnh trắng và đen thì ta chỉ cần dùng 1 bit để mã hóa điểm ảnh là đủ (bit 1: điểm trắng, bit 0: điểm đen). Trong trường hợp ta dùng 2 bit để mã hóa một điểm ảnh, thì cặp giá trị 00 đại diện cho điểm đen, 11 đại diện điểm trắng, 01 đại diện cho điểm xám đậm và 10 đại diện cho điểm xám sáng. Ảnh đen trắng: chỉ bao gồm 2 màu đen và trắng. Người ta phân biệt sự biến đổi đó thành L mức: Nếu L=2: Nghĩa là chỉ có 2 mức, mức 1 ứng với màu tối. Ta gọi đây là ảnh nhị phân. Nếu L>2: Ta gọi đây là ảnh đa cấp xám (ảnh xám). Thông thường, mỗi pixel mang thông tin của 256 mức xám. Trong hầu hết quá trình xử lý ảnh, chúng ta chủ yếu chỉ quan tâm đến cấu trúc của ảnh và bỏ qua ảnh hưởng của yếu tố màu sắc. Do đó, bước chuyển từ ảnh màu sang ảnh xám là một công đoạn phổ biến trong các quá trình xử lý ảnh, vì nó làm tăng tốc độ xử lý, giảm độ phức tạp của các thuật toán trên ảnh. Đối với ảnh màu: mỗi một điểm ảnh màu được phân tích dựa trên 03 màu cơ bản là đỏ (Red), xanh lá cây (Green) và xanh lam (Blue) gọi tắt là RGB. Khi cường độ của mỗi màu được thống kê, người ta thường dùng một nhóm bit để mã hóa (thường sử dụng 8 bit) để mã hóa cho mỗi màu, tức là 256 mức cường độ. Mỗi màu cũng được phân L cấp khác nhau. Do vậy để lưu trữ ảnh màu, người ta có thể lưu trữ từng mặt màu riêng biệt, mỗi màu lưu trữ như một ảnh đa cấp xám. -Yếu tố căn bản trong bố cục ảnh + Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường. Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo. +Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Điểm nhấn màu. Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con. +Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính. Bố cục đường dẫn. Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng. + Đặc tính về cân bằng và trạng thái Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này. Tận dụng nét lượn chữ S. Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh. + Chụm vào tản ra Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng): - Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh. - Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao. - Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh. - Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh. Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh. Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc. +Phản ánh chiều sâu không gian Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán. Tìm hiểu một số định dạng ảnh cụ thể : 1.1 ĐỊNH DẠNG ẢNH BMP 1.1.1 Giới thiệu và lịch sử phát triển Định dạng tập tin BMP, còn được biết đến với tên gọi tập tin ảnh Bitmap hoặc định dạng tập tin Bitmap độc lập với thiết bị (DIB), là một định dạng tập tin ảnh đồ họa Raster được dùng để lưu trữ các hình ảnh số, độc lập với thiết bị hiển thị. 1.1.2 Cấu trúc tập tin 1.1.1.1 Cấu trúc chung Tập tin ảnh bitmap bao gồm phần tiêu đề là một cấu trúc có kích thước cố định miêu tả các đặc điểm của tập tin ảnh. Các phiên bản BMP khác nhau có thể có phần tiêu đề này khác nhau. 1.1.1.2 Lưu DIB trong bộ nhớ Một tập tin ảnh Bitmap khi nạp vào bộ nhớ sẽ trở thành một cấu trúc dữ liệu DIB - một thành phần quan trọng của Windows GDI API. Các cấu trúc dữ liệu DIB trong bộ nhớ gần như giống với định dạng tập tin BMP, nhưng nó không chứa 14 byte Tiêu đề tập tin bitmap và bắt đầu với các Tiêu đề DIB. 1.1.1.3 Tiêu đề tập tin bitmap Các byte này là phần bắt đầu của tập tin và được sử dụng để xác định các tập tin. Một ứng dụng sẽ đọc phần bắt đầu này để đảm bảo rằng tập tin thực sự là một tập tin BMP và không bị lỗi. Hai byte đầu tiên của định dạng tập tin BMP là ký tự ‘B’, sau đó là ký tự ‘M’ trong bảng mã 1-byte ASCII. 1.1.1.4 Tiêu đề DIB (Tiêu đề Thông tin bitmap) Các byte này báo cho các ứng dụng thông tin chi tiết về hình ảnh sẽ được sử dụng để hiển thị trên màn hình. 1.1.1.5 Bảng màu Bảng màu (còn gọi là Palette) lưu trữ trong tập tin ảnh BMP ngay sau Tiêu đề tập tin BMP và DIB (và có thể sau ba mặt nạ màu R, G, B nếu sử dụng tùy chọn BI_BITFIELDS trong BITMAPINFOHEADER). Vì vậy, vị trí của nó là kích thước của BITMAPFILEHEADER cộng với kích thước của tiêu đề DIB (cộng thêm 12 byte cho ba mặt nạ bit). Số lượng các mục trong bảng màu là 2n hoặc là một số nhỏ hơn được quy định trong phần Tiêu đề. Thông thường, mỗi mục trong bảng màu cần 4 byte theo thứ tự B, G, R, 0x00. 1.1.1.6 Lưu trữ Pixel Các bit được dùng để thể hiện các Pixel được đóng gói thành các hàng. Kích thước của mỗi hàng là một bội số của 4 byte. Khi hình ảnh có chiều cao lớn hơn 1 (Pixel), sẽ có nhiều hàng được lưu trữ liên tục tạo thành mảng Pixel. Tổng số byte cần thiết để lưu trữ một mảng Pixel trong một hình ảnh có Số Bit mỗi Pixel (bpp) là n, với 2n màu, có thể được tính dựa trên sự làm tròn lên kích thước của mỗi hàng là một bội số của 4 byte. 1.1.1.7 Mảng Pixel (dữ liệu bitmap) Mảng Pixel là một khối các DWORD 32 bit mô tả các điểm ảnh trong hình ảnh. Thông thường các pixel được lưu trữ theo thứ tự quét từ góc dưới bên trái, đi từ trái sang phải và từ dưới lên trên. Ban đầu, độ sâu của màu là 1, 4, 8, và 24 bpp, tuy nhiên hiện nay cho phép các định đạng với 1, 2, 4, 8, 16, 24, và 32 bpp. Nếu một bitmap 24 bit màu có độ rộng là 1, sẽ cần 3 byte dữ liệu cho mỗi hàng (R, G, B) và 1 byte đệm. Nếu độ rộng là 2 sẽ có 2 byte đệm, nếu là 3 sẽ có 3 byte đệm, và nếu là 4 thì không cần byte đệm. 1.1.1.8 Định dạng Pixel Khi tập tin hình ảnh bitmap được lưu trên đĩa hoặc bộ nhớ, các điểm ảnh có thể được định nghĩa bằng một số bit (1bit, 2bit, 4bit, 16bit, 24bit, 32bit). 1.1.3 Ứng dụng Sự đơn giản của định dạng BMP, cùng với sự phổ biến của hệ điều hành Windows, cộng thêm với việc miễn phí bản quyền, cũng như thực tế cho thấy nó rất hiệu quả trong việc sao chụp các tài liệu, làm cho nó trở nên phổ biến và hầu hết các chương trình xử lý ảnh đều có thể làm việc với BMP. 1.2 ĐỊNH DẠNG ẢNH PNG 1.2.1 Giới thiệu và lịch sử phát triển Portable Network Graphics (PNG) là một phương thức mã hóa định dạng hình ảnh sử dụng thuật toán nén không mất dữ liệu. PNG được tạo ra để cải tiến và thay thế định dạng GIF (Graphics Interchange Format) và là một định dạng tập tin hình ảnh không yêu cầu bản quyền. PNG hỗ trợ hình ảnh dựa trên bảng màu (24 bit RGB hoặc 32 bit RGBA), ảnh xám (có hoặc không có kênh alpha), và ảnh RGB (có hoặc không có kênh alpha). 1.2.2 Cấu trúc tập tin 1.2.2.1 Tiêu đề tập tin Mỗi tập tin PNG được khởi đầu bằng 8 byte ký hiệu, mang các giá trị theo hệ Hexa là 89 50 4E 47 0D 0A 1A 0A (hệ Decimal là 137 80 78 71 13 10 26 10) 1.2.2.2 Các khối trong tập tin Ngay sau phần tiêu đề tập tin là đến một loạt các khối, mỗi khối này chứa một số thông tin về hình ảnh. Mỗi khối sẽ xác định đó là quan trọng hay phụ trợ, và khi chương trình xử lý gặp một khối phụ trợ thì có thể bỏ qua nó. Các khối được lưu trữ dựa trên cơ sở lớp cấu trúc, được thiết kế cho phépđịnh dạng tập tin PNG có thể mở rộng trong khi vẫn duy trì khả năng tương thích với các phiên bản cũ. Một khối bao gồm: mô tả chiều dài (4 byte), loại hoặc tên khối (4 byte), dữ liệu chính (một chuỗi byte), và mã kiểm tra CRC (4 byte). Phần loại hoặc tên khối chứa 4 byte tương đương 4 ký tự chữ cái trong bảng mã ASCII. Các chữ cái này sẽ cung cấp thông tin về bản chất của khối. 1.2.2.3 Độ sâu của màu Hình ảnh PNG có thể sử dụng bảng màu lập chỉ mục hoặc được tạo thành từ một hoặc nhiều kênh (số các giá trị trực tiếp đại diện cho số lượng các điểm ảnh). Khi có nhiều hơn một kênh trong một hình ảnh tất cả các kênh sẽ có cùng một số bit được phân bổ cho mỗi điểm ảnh (được gọi là độ sâu bit của kênh). 1.2.2.4 Độ trong suốt của hình ảnh PNG cung cấp các lựa chọn trong suốt. Với hình ảnh màu thực và màu xám, giá trị mỗi điểm ảnh có thể được xác định là trong suốt hoặc một kênh alpha có thể được thêm vào (cho phép bất kỳ tỷ lệ phần trăm của độ trong suốt được sử dụng). 1.2.3 Ứng dụng PNG được sử dụng rộng rãi trên mạng internet do nó hỗ trợ tính trong suốt, và nó sử dụng một thuật toán nén không mất dữ liệu. 1.3 ĐỊNH DẠNG ẢNH JPG 1.3.1 Giới thiệu và lịch sử phát triển JPEG là một phương pháp nén mất dữ liệu thường được sử dụng cho nhiếp ảnh kỹ thuật số. Mức độ nén có thể được điều chỉnh, cho phép lựa chọn một sự cân bằng giữa kích thước lưu trữ và chất lượng hình ảnh. Thông thường ở tỷ lệ nén 10:01, JPEG có chất lượng hình ảnh có thể mang lại cảm nhận gần như không khác so với ảnh gốc. 1.3.2 Cấu trúc tập tin 1.3.2.1 Phần mở rộng tên tập tin JPEG Phần mở rộng tên tập tin phổ biến nhất cho các tập tin sử dụng phương pháp nén JPEG là jpg, jpeg, mặc dù jpe, jfif và jif cũng được sử dụng. 1.3.2.2 Hồ sơ màu Nhiều tập tin JPEG nhúng một hồ sơ màu ICC (không gian màu). Các hồ sơ màu thường được sử dụng bao gồm sRGB và Adobe RGB. 1.3.2.3 Cú pháp và cấu trúc Một hình ảnh JPEG bao gồm một chuỗi các đoạn, bắt đầu với một ký hiệu đánh dấu, mỗi ký hiệu đánh dấu đó bắt đầu với một byte 0xFF theo sau bởi một byte chỉ ra loại của ký hiệu. 1.3.3 Ứng dụng Các thuật toán nén JPEG là tốt nhất trên các bức ảnh và các bức tranh của những cảnh thực tế với các biến thể hình ảnh và màu sắc mịn. Đối với việc sử dụng web, nơi dữ liệu dạng hình ảnh là quan trọng, JPEG là rất phổ biến. JPEG / Exif cũng là định dạng phổ biến nhất được sử dụng bởi máy ảnh kỹ thuật số. Tài liệu tham khảo : 1.Tài liệu truyền thông đa phương tiên – trường học viện công nghệ bưu chính viễn thông . 2.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật – Trần Vương Nguyên (viện công nghệ bưu chính viễn thông). 3. Giáo trình truyền thông đa phương tiện - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH TẾ. 4.Giáo trình truyền thông đa phương tiện – trường ĐHKT-KT-CN. 5.Một số tài liệu lien quan trên Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài - Bố cục hình ảnh, văn bản trên giao diện người – máy có một số loại chính nào.doc
Luận văn liên quan