Đề tài Bước đầu tìm hiếu vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế từ sau chiến tranh lạnh (1989-2006)

Hơn sáu mươi năm đã qua đi kể từ khi LHQ được thành lập, tổ chức này đã có vai trò không nhỏ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Mục tiêu cao nhất khi các quốc gia đồng minh thành lập LHQ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Trong quá tình tận tại của mình, LHQ đã có những cổ gắng để thực hiện sứ mệnh của mình. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh, LHQ hầu như đà bị chi phổi hoàn toàn bởi trật tự hai cực Xô- Mỹ, LHQ đã có nhiều hành động đi ngược lại với với Hiến chương LHQ năm 1945. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, do tình hình thế giới thay đổi. vai trò của LHQ đã được nâng cao hơn trên trường quốc tế và có ảnh hưởng rộng rãi trên khắp thế giới. Hiện nay, LHQ đã có nhiều biến đổi so với năm 1945, LHQ không chỉ hoạt động trên lĩnh vực an ninh mà còn nhiều lĩnh vực về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục,. .và đã đạt được những thành tựu lớn được cả thế giới ghi nhận. Trong lĩnh vực an ninh, cho dù đã có nhiều cố gắng thế nhưng không phải tất cả các hành động của LHQ đều đem lại thành công.

pdf52 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiếu vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế từ sau chiến tranh lạnh (1989-2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ngăn chặn đƣợc cuộc tàn sát sắc tộc tại Ruanda Vì các thành viên của hội đông bảo an từ chối thông qua bất kỳ một hành động quân sự nào. Thƣơng vong trong cuộc diệt chủng ở đây ƣớc tính khoảng 500 ngàn đến 1 triệu ngƣời. Hay tại Burundi, trong khoảng giữa năm 1993-1996, hơn 100000 ngàn ngƣời đã bị giết chết trong các cuộc chiến và tàn sát sắc tộc. Ở cộng hòa Congo, từ tháng 5/1997, xung đột ác liệt xảy ra giữa lực lƣợng dân quân của cựu tổng thống D. Sassou và lực lƣợng của đƣơng kim tổng thống Lissousa. Mặc dù cộng đồng quốc tế và LHQ đã cố gắng dàn xếp nhƣng xung đột không chấm dứt mà nó trở thành cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài trong 5 tháng, làm cho 4000 ngƣời chết, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Nhƣ vậy, LHQ đã thất bại ở Congo- thất bại của MONUC ( ghị quyết 1292 của UNSC)- trong việc can thiệp có hiệu quả vào cuộc chiến tranh Congo lần thứ hai (1998-2002) với những trận dánh, xung đột vẫn tiếp diễn. Ở Namibia, trƣớc năm 1990, nƣớc này bị Nam phi chiếm đóng. Sau khi Angola, Mozambique (1975), Zimbabwe (1980) giành độc lập, cuộc đấu tranh của nhân dân 29 Tây Nam Phi (Namibia) do tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) lãnh đạo bƣớc sang một giai đoạn mới. Với việc thực hiện hiệp định hòa bình về Tây Nam Phi (12/1988), chính quyền Nam Phi buộc phải thực hiện nghị quyết 435/78 của LHQ. Ngày 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập, nƣớc cộng hòa Namibia ra đời. Nhƣ vậy là với sự tác động của LHQ, nƣớc cộng hòa Namibia sớm đƣợc ra đời và đó là kết quả ghi nhận công lao của tổ chức này. Vẫn còn rất nhiều những xung đột, nội chiến diễn ra trên lục địa đến này và không nơi nào là không thấy sự có mặt của LHQ. Có thể nói rằng LHQ đã rất nổ lực để đem lại ổn định cho châu Phi. Trên đây chỉ là những sự kiện tiêu biểu cho những họat dộng của LHQ tại châu phi, còn rất rất nhiều nữa những vấn đề chƣa đƣợc đề cập ở đây. Thế nhƣng cùng có thể nhận thấy rằng vai trò của LHQ là không thể thiếu và ngày càng có ảnh hƣởng quan trọng đối với châu Phi, cho dù vai trò đó có nhƣ thể nào đi nữa, thành công hay thất bại thì LHQ vẫn là một lực lƣợng đƣợc các quốc gia ở đây coi trọng Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã xuất hiện ngay trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh. Năm 1992, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đƣợc đƣa ra LHQ. Hành động thù địch của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên đã làm cho tình hình thêm căng thẳng. LHQ đề nghị đóng vai trò làm trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán của hai bên nhƣng chủ tịch Kim Nhật Thành đã thẳng thắng nói với TTK B. Ghali rằng LHQ không cần phải can thiệp vào vấn đề này và nếu LHQ tham gia thì CHDCND Triều Tiên coi nhƣ "một bên tham chiến". Kết quả là CHDCND Triều Tiên đã ký với Mỹ bản Hiệp định chung về vấn đề vũ khí hạt nhân ngày 21/10/1994. Hiệp định là một bƣớc tiến trong vấn đề giải quyết khủng hoảng hạt nhân, cuộc khủng hoảng hạt nhân lân thứ nhất ở bán đảo Triều Tiên đã tạm thời đƣợc giải quyết. Vào năm 2003, cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai trên bán đảo Triều Tiên đã bùng nổ. Nguyên nhân của cuộc chủng hoảng lân thứ hai này là do sự mâu thuần về lợi ích chiến lƣợc giữa một bên là Mỹ và một bên là CHDCND Triều Tiên bàng mọi giá bảo vệ sƣ sinh tồn của chế độ mình. Ngày 12/2/2002, cơ quan năng lƣợng nguyên tử quốc tế IAEA tuyên bố CHDCND Triều Tiên vi phạm hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân và đề trình vấn đề này lên HĐBALHQ. LHQ đã đề nghị tiến hành đàm phán đa phƣơng để tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Ngày 12/4/2003, CHDCND Triều Tiên 30 công bố sẽ không hạn chế hình thức đối thoại nghĩa là chấp nhận đàm phán đa phƣơng. Dƣ luận cho rằng CHDCND Triều Tiên thay đổi thái độ, chấp nhận đàm phán là do HĐBA đe dọa sẽ thông qua phƣơng án phản đối CHDCND Triều Tiên vi phạm hiệp ƣớc cấm vũ khí hạt nhân, có thể bị trừng phạt về kinh tế. Những cuộc đàm phán sáu bên (Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên) đã diễn ra, thế nhƣng vấn đề vẫn không đƣợc tháo gỡ. Ngày 9/10/2006, Triều Tiên làm cho thế giới chấn động khi tuyên bố nƣớc này đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Vụ thử mà theo nƣớc này, nó đã diễn ra thành công và an toàn. Ngay lập tức LHQ đã có phản ứng, ngày 15/10, HĐBA đã nhất trí thông qua nghị quyết 1718 áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến lĩnh vực vũ khí và tài chính với CHDCND Triều Tiên. LHQ xem đây là hành động đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, yêu cầu Triều Tiên quay trở lại Hiệp ƣớc không phổ biến, loại bỏ hoàn toàn, có kiểm chứng đối với các loại vũ khí hạt nhân. Nghị quyết yêu cầu CHDCND Triều Tiên nối lại vô điều kiện đàm phán 6 bên với các nƣớc. Do sự phản đối từ phía Trung Quốc và Nga, nghị quyết đã loại bỏ hoàn toàn khả năng sử dụng các biện pháp quân sự chống lại CHDCND Triều Tiên và các biện pháp cấm vận sẽ đƣợc bãi bỏ nếu nhƣ nƣớc này trở lại cuộc đàm phán 6 bên và tiến trình này có tiến triển. Đại sứ của CHDCND Triều Tiên tại LHQ đã tuyên bố rằng nƣớc này hoàn toàn bác bỏ bản nghị quyết trừng phạt do HĐBA thông qua. Ông Pak Gil Yon chỉ trích HĐBA thông qua "một bản nghị quyết cƣỡng bức" và tuyên bố "CHDCND Triều Tiên đã sẵn sàng cả cho đối thoại lẫn đối đầu. Nếu Mỹ cƣơng quyết gia tăng áp lực đối với QHDCND Triều Tiên, CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó bàng sức mạnh." Nhƣ vậy là cuộc khủng hoảng hạt nhân vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Bất chấp LHQ và cả quốc tế, CHDCND Triều Tiên vẫn giữ lập trƣờng cứng rắn của mình. LHQ và cuộc chiến tranh Mỹ -Iraq Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc nhƣng LHQ vẫn tiếp tục cấm vận nƣớc này trong khoảng thời gian từ sau 1991 đến trƣớc khi cuộc chiến tranh Iraq diễn ra, LHQ đã có rất nhiều nghị quyết về Iraq. Sau đây là một số những nghị quyết về Iraq trong khoảng thời gian này: Nghị quyết 687 (3/4/1991), nghị quyết 1051(27/3/1996), nghị quyết 1143 (4/12/1997), nghị quyết 1194 (9/9/1998), nghị quyết 1210 (24/10/1998), nghị quyết 1284 (17/12/1999). Trong suốt những khoảng thời gian này, LHQ đã nhiều lần tiến hành thanh sát vũ khí ở Iraq nhƣng đã không tìm thấy vũ khí hủy ở đây. Thế 31 nhƣng Mỹ và đồng minh của mình vẫn khẳng định Iraq vẫn còn vũ khí hủy diệt. Ngày 21/10 /2002, Mỹ trình lên HĐBA dự thảo nghị quyết mới về Iraq. Cuối cùng, sau những cuộc đấu tranh gay gắt về những dự thảo mà Mỹ đƣa ra về thanh sát vũ khí ở Iraq, nghị quyết 1441 đã ra đời (8/11/2002). Nghị quyết có 14 điều khoản trong đó điều khoản quan trọng nhất là LHQ cho rằng Iraq đã và vẫn vi phạm cụ thể những nghĩa vụ của họ theo các nghị quyết liên quan, trong đó có nghị quyết 687, đặc biệt là không hợp tác với các thanh sát viên vũ khí của LHQ và IAEA, và cho rằng đây là cơ hội cuối cùng dành cho Iraq. Ủy ban thanh sát vũ khí của LHQ đƣợc thành lập (UNMOVIC) đƣợc thành lập và tiến hành thanh sát vũ khí. Thế nhƣng, những cuộc thanh sát vũ khí của LHQ vẫn cho thấy Iraq không hề vi phạm những nghị quyết của LHQ và không hề có vũ khí hủy diệt nhƣ Mỹ đà tố cáo. Iraq đã thực hiện nghiêm túc các yêu cầu mà LHQ đã đƣa ra. Mỹ vẫn tiến hành các hành động chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Iraq. Cuối cùng điều gì tới cũng đã tới, Mỹ- Anh đã bất chấp LHQ và sự phản đối của dƣ luận quốc tế tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq, một mƣớc có chủ quyền. Điều đó cho thấy sự thất bại hoan toàn của LHQ trong việc ngăn chặn cuộc chiến ở Iraq. Mỹ đã không tôn trọng LHQ mà tiến hành cuộc chiến tranh chống lại một nƣớc khác. Uy tín của LHQ bị suy giảm trầm trọng. c) Đánh giá chung về vai trò của LHQ trong giai đoạn 1989-2006 Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới thay đổi, ngày càng phức tạp hơn. LHQ cũng phải đối mặt với những thử thách mới. Chiến tranh lạnh kết thúc không có nghĩa là chiên tranh không còn diễn ra, mà ngƣợc lại, chiến tranh, xung đột diễn ra ở khắp nới và không ngừng gia tăng do những nguyên nhân về tranh chấp, về tôn giáo, sắc tộc. Tính chất của những cuộc chiến tranh thay đổi, có những cuộc chiến tranh diễn ra trong nội bộ các quốc gia có chủ quyền, vì thế sự can thiệp của LHQ vào những nơi này có nhiều khó khăn. LHQ trong khả năng có thể của mình đã có mặt và can thiệp vào những nơi diễn ra xung đột. Những biện pháp mà LHQ thực hiện dựa chủ yếu trên nguyên tắc của Hiến chƣơng là giải quyết những tranh chấp bàng những biện pháp hòa bình, tuy nhiên có những trƣờng hợp đặc biệt LHQ đã sử dụng đến biện pháp quân sự, ở nhiều cuộc xung đột, LHQ đã gửi lực lƣợng gìn giữ hòa bình đến làm nghĩa vụ quốc tế. Tính đến tháng 1/2005 có khoảng 65000 nhân viên gìn giữ hòa bình của LHQ từ 103 nƣớc trên thế giới đã đƣợc triển khai tại 16 chiến dịch và quân số này 32 vẫn tiếp tục tăng. Lính mũ nồi xanh của LHQ đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Những cố gắng của LHQ là không thể phủ nhận. Không phải tất cả các sự can thiệp của LHQ đều có hiệu quả, sai lầm có, thất bại cũng có đặc biệt đáng tiếc nhất là sự bất lực của LHQ trong cuộc khủng hoảng ở Nam Tƣ- không ngăn đƣợc sự can thiệp của Mỹ và NATO vào Nam Tƣ sau đó là thất bại trong chiến tranh Iraq- mà thành công cũng có. LHQ là một tổ chức quốc tế, sực mạnh của nó tùy thuộc và tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới nhất là những nƣớc có vai trò quan trọng chi phối thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và một số nƣớc khác. Thế nhƣng, không phải hành động của LHQ là nhân tố quyết định đến kết quả của vấn đề mà quan trọng là những lực lƣợng những nƣớc hay những nhân tố có liên quan có thực sự muốn giải quyết vấn đề hay không. Đó mới chính là nhân tố quyết định, nếu nhƣ các bên thực sự mong muốn hòa bình, giải quyết xung đột thì sẽ không có những sự việc đáng tiếc đã và đang xảy ra trên thế giới làm ảnh hƣởng đến hòa bình và an ninh thế giới. 5.3 Thành tựu, hạn chế của Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Triển vọng của LHQ và mối quan hệ của tổ chức này với Việt Nam 5.3.1.Thành tựu Trong hơn 60 năm qua, LHQ đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Thế nhƣng không ít ý kiến cho rằng hệ thống LHQ tỏ ra thiếu sót và bất cập, vai trò của LHQ đã giảm sút mạnh. Một số quốc gia mất lòng tin vào tính hiệu quả cơ chế hợp tác đa phƣơng, thậm chí nói tổ chức LHQ không còn thích hợp trong thời đại ngày nay. Khi chiến tranh lạnh chia cắt các nƣớc thành viện thành 2 phe đối lập thì quyền phủ quyết đã trở thành một phƣơng tiện để bác bỏ hành động của Hội đồng bảo an trƣớc những cuộc khủng hoảng lớn trong thời kỳ đó, trừ trƣờng hợp tẩy chay của Liên Xô, khiến Hội đồng bảo an phản ứng mạnh mẽ trƣớc cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Những ngƣời hy vọng có một hệ thống an ninh tập thể có hiệu quả trên thế giới đã cảm thấy hết sức thất vọng và vô vọng trƣớc sự xoay chuyển của thời cuộc. Tuy nhiên, bằng cách giữ không cho HĐBA trực tiếp xung đột với những lợi ích an ninh chiến lƣợc của các nƣớc lớn, quyền phủ quyết đã cho phép LHQ vƣợt qua đƣợc những căng thẳng Đông- Tây mà lẽ ra đã có thể huy hoại tổ chức này. Đây là một 33 thành tựu của LHQ khi giữ cho mình tồn tại cho đến ngày hôm nay. Bằng cách tạo ra một diễn đàn để các bên đối thoại hoà bình hay chỉ trích nhau bằng những lời lẽ chua cay nhƣng hoà bình, LHQ đã đóng góp một cách khiêm tốn vào việc ngăn chặn những căng thẳng của chiến tranh lạnh leo thang thành một cuộc chiến chiến tranh thế giới lần thứ ba trong thế kỷ XX. Để ngăn chặn những xung đột nhỏ leo thang thành những xung đột lớn có thể bị cuốn vào cuộc chiến tranh lạnh, ngƣời ta đã tìm một loạt các biện pháp trong thập niên 1950 và 1960, triển khai lực lƣợng quân sự quốc tế không cƣỡng bức để theo dõi diễn biến hay để chia tách các lực lƣợng tham chiến. Các phái đoàn quan sát viên tại Trung Đông (1948) và Nam Á (1949) đã đƣợc tổ chức, kế đến là những hoạt động bộ binh rầm rộ ở bán đảo Sinai (1956), Công- gô (1960) và đảo Síp (1964). Trong suốt những năm thoái trào của chiến tranh lạnh và đầu thập niên 1990, tốc độ, phạm vi và quy mô của của các chiến dịch gìn giữ hoà bình đã tăng lên nhanh chóng. LHQ đã đạt đƣợc những thành công quan trọng ở Nambibia, Mô-zăm-bích, El Salvador, và thành công ít hơn thế ở Campuchia.với những phái đoàn thực hiện việc tái thiết các quốc gia sau xung đột và gìn giữu hoà bình truyền thống. Cuối thập niên 1990, lực lƣợng mũ nồi xanh của LHQ đã đƣợc triển khai ở Đông Timor, Libpria, Siera Lêon, Eritrea-Ethiopia và cộng hoa dân chủ Công-gô và nhiều nƣớc khác. Tính đến ngày 31 tháng giêng năm 2005 có khoảng 65000 nhân viên gìn giữ hoà bình của LHQ từ 103 nƣớc trên thế giới đã đƣợc triển khai tại 16 chiến dịch, và quân số này tiếp tục tăng đến những kỷ luật mới. Nhìn chung, nhu cầu cần sự giúp đỡ của những chiến sĩ đội mũ nồi xanh bao giờ cũng lớn hơn khả năng đáp ứng. Điều này chứng tỏ họ có vai trò quan trọng và đặc biệt đối với việc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, HĐBA đã khôi phục lại quyền hạn của mình theo điều 41, theo đó, HĐBA có quyền áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, đi lại, quân sự và ngoại giao để thực thi những quyết định của mình. Trong những năm gần đây, đã có những nỗ lực đáng kể nhằm phát huy hiệu quả của những công cụ này để nâng cao tính thuyết phục và giảm bớt những tác động về mặt nhân đạo của chúng. Trƣớc khi xảy ra sự kiện 11-9-2001, HĐBA đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với Libi, Xu-đăng và chế độ Taliban ở Afghanistan vì đã tiếp tay và giúp đỡ cho khủng bố. HĐBA giờ đây có bốn tiểu ban chuyên xử lý khủng bố bằng cách trừng phạt, thông qua báo cáo của các quốc gia thành viên và xác định những yếu điểm còn tồn tại trong các chiến lƣợc, 34 trong hệ thông luật pháp và thực thi chính sách chống khủng bố của những nƣớc này. Trong khi HĐBA còn phải thống nhất về một công ƣớc toàn diện và định nghĩa về khủng bố, thì từ đầu năm 2005, ĐHĐ đã thông qua công ƣớc toàn câu thứ 13 nghiêm cấm một số loại hình hành động khủng bố cụ thể, cụ thể là khủng bố hạt nhân. Những nổ lực này đã tiếp nối truyền thống vốn đã có từ lâu của LHQ- xây dựng những chuẩn mực và biện pháp tự về toàn cầu của LHQ nhằm ngăn chặn sự phổ biến hơn nữa vũ khí huỷ diệt hàng loạt. LHQ có vai trò lớn lao cho đến nay không có cơ chế đa phƣơng nào khác thay thế đƣợc, nhờ tính hợp pháp, tính đại diện rộng rãi nhất và bình đẳng cho tất các các quốc gia thành viến, tính phổ cập và chức năng rộng lớn nhất. Với sức mạnh đó, LHQ đã đóng vai trò tích cực trong hơn sau thấp niên qua, hiện thực hoá đáng kê những mục tiêu đƣợc đề ra từ đầu trong hiến chƣơng LHQ. Công tác giữ gìn hoà bình trên khắp thế giới của LHQ rất hiệu quả về chi phí, với ngân sách chi mỗi năm còn ít hơn mức chi của các cục cảnh sát và lính cứu hoả thành phố New York của Mỹ. Việc gìn giữu hoà bình cũng ít tốn kém hơn so với giải pháp thay thế là chiến tranh. Tình hình sau chiến tranh Iraq cũng chứng tỏ LHQ tiếp tục có vai trò quan trọng. Sa lầy ở Iraq, Wasinhton đã phải quay lại cầu cứu LHQ. Những giới hạn của sức mạnh quân sự trong xây dựng quốc gia là rất rõ ràng. LHQ đã không ngăn chặn đƣợc chiến tranh nhƣng vẫn có vai trò thiết yếu đối với việc đảm bảo hoà bình. Cũng nhƣ vấn đề Côsôvô sau chiến dịch ném bom Nam Tƣ năm 1999, đổi với vấn đề Iraq hiên nay, chỉ có HĐBA mới có thể thông qua những dàn xếp để mang lại tính hợp pháp quốc tế cho công cuộc tái thiết, khuyến khích các quốc gia khác ủng hộ, góp sức ngƣời và của. Nhiều nƣớc đồng minh của Mỹ có khả năng gửi quân tới Iraq đều nhấn mạnh trƣớc hết cần có sự uỷ quyền rõ ràng của LHQ. Không chỉ có ở Iraq, còn nhiều điểm nóng khác trên thế giới cần phải có vai trò của LHQ nhƣ: vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Iran, tiến trình hoà bình ở Trung Đông,... Rõ ràng, với giá trị và vai trò của LHQ đã đƣợc khẳng định, việc từ bỏ tổ chức này sẽ là một tổn thất lớn về chính trị và ngoại giao cho bất cứ quốc gia nào. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong thời gian dài nữa, LHQ vẫn là một cơ chế và khuôn khổ quốc tế cần thiếp chƣa thể thay thế đối với tất cả các nƣớc; các nguyên tắc cơ bản của hiến chƣơng LHQ vẫn là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại; LHQ tiếp tục là diễn đàn đa phƣơng lớn nhất trong việc giải quyết các vấn đề thuộc quan tâm chung của nhân loại 35 nhằm thiết lập một thế giới hoà bình, phát triển, công bằng cho tất cả các nƣớc lớn nhỏ trên thế giới. 5.3.2.Hạn chế Công tác soạn thoả Hiến chƣơng LHQ đã đƣợc tiến hành trƣớc khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, và trong quá trình soạn thảo những điều luật quy định hoạt động và thành phần của cơ quan quan trọng nhất của LHQ- HĐBA- ngƣời ta đã xuất phát từ chỗ các thành viên của Liên minh chiến thắng sẽ vẫn là các đồng minh và sẽ cùng nhau hƣớng nổ lực vào việc duy trì hoà bình trên hành tinh, và nếu cần thiết, buộc các nƣớc phải tuân thủ hoà bình. Những ngƣời đứng đầu 5 nƣớc chiến thắng đã nhận đƣợc quy chế uy viên thƣờng trực HĐBA và sự thống nhất của 5 nƣớc này cần phải là sự đảm bảo cho năng lực hoạt động của HĐBA. Song , thay vì điều đó, quyền phủ quyết đã ngấm ngầm làm mất uy tín của HĐBA, bởi nhƣ những sự kiện tiếp theo cho thấy thực tế thƣờng xuyên sử dụng quyên phủ quyết đã phá hoại sự thông nhất và có nghĩa là hầu nhƣ đã làm tê liệt hoàn toàn cơ quan này. Thậm chí, hơn 15 năm sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, ngƣời ta cũng khó có thể hy vọng vào một sự nhất trí của các ủy viên thƣờng trực: chúng ta đã thấy điều đó trong ví dụ những sự kiện xung quanh Iraq vào năm 2003. Những ngƣời sáng lập ra Hiến chƣơng LHQ đã coi cuộc chạy đua vũ trang là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tất cả các cuộc chiến tranh. Trong số những ý tƣởng cơ bản của văn kiện, điều khoản về hệ thống an ninh tập thể đƣợc 5 ủy viên thƣờng trực kiểm soát và và khi cần thiết đƣa vào vận hành, sẽ tạo điều kiện cho việc giải trừ vũ khí thực tế trên toàn thế giới. Nhƣng chƣa đầy 4 năm sau khi ký Hiến chƣơng, các ủy viên thƣờng trực HĐBA đã bất đầu một cuộc chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhất trong lịch sử, kể cả vũ khí huy diệt hàng loạt. Từ các nƣớc có nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và an ninh, các nƣớc này đã biến thành nguy cơ nghiêm trọng nhất đe doạ hoà bình trên toàn hành tinh. Trong những năm 1990, ngƣời ta đã thấy rõ bản thân tính chất của các vấn đề mà HĐBA phải đối mặt đang thay đổi. Thay vì những cuộc xung đột giữa các nƣớc là những cuộc xung đột đa phần diễn ra bên trong các quốc gia có chủ quyền. Sách lƣợc gìn giữ hòa bình trƣớc kia định hƣớng vào việc kiềm chế những cuộc xung đột giữa các nƣớc khác nhau tỏ ra có quá ít hiệu quả trong các trƣờng hợp chính quyền nhà nƣớc sụp đổ, bạo lực và nghèo đói bần cùng trong phạm vi một số nƣớc nhƣ Xômali, 36 Bôxnia, Môdămbích, Campuchia hay Angola. Tuy nhiên trong 17 hoạt động tƣơng tự đƣợc thực hiện theo sự ủy quyền của LHQ, thì đã có 3 hoạt động bị phá sản hoàn toàn vô điều kiện- ở Xômali, Bôxnia và Ruanđa. Trong thiên niên kỷ mới vai trò của LHQ ngày càng bị thách thức nghiêm trọng khi mà Mỹ -Anh đã phát động một cuộc chiến tranh chống Iraq mà không thông qua LHQ. Có những nhà phân tích cho rằng, vai trò của LHQ hầu nhƣ bị phủ bóng đen kể từ khi nhà cầm quyền Mỹ và Anh phớt lờ sự phản đối của số đông các nƣớc thành viên HĐBA đơn phƣơng tiến hành chiến tranh lật đổ chính phủ Iraq, là chính phủ của một quốc gia độc lập và là thành viên của LHQ; trụ sở của LHQ tại Bátđa đã bị tấn công, hang chục nhân viên LHQ chết; hàng loạt các cơ quan khác của LHQ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn khả năng cùa mình. Thậm chí, một quan chức cấp cao của LHQ đã phàn nàn rằng nếu vũ lực lên trên luật lệ thì LHQ chẳng còn vai trò gì nữa. Hay hành động trƣớc đó của LHQ ở Ruanđa, LHQ đã không thể ngăn cản đƣợc nạn diệt chủng làm cho rất nhiều ngƣời dân vô tội đã chết. Trong HĐBA thƣờng xuất hiện những khó khăn liên quan tới việc thông qua những nghị quyết một cách kịp thời. Ngay cả sau khi những cố gắng của HĐBA nhằm phản ứng kịp thời với những sự kiện liên quan đến nạn diệt chủng ở Ruanađa bị phá sản hoàn toàn, đến những thời gian sau đó vẫn chƣa soạn thảo đƣợc một hiệp định chung về sự can dự nhân đạo. Chẳng hạn ngoài những nổ lực từ phía TTK, đã không thực thi đƣợc bất cứ bƣớc đi thực tế nào để chấm dứt những vụ thanh lọc sắc tộc dã man đối với hơn 1 triệu ngƣời dân ở tỉnh Darftur (Xuđăng). Có lẽ, HĐBA sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi thông qua nghị quyết về những hành động khẩn cấp nhằm đáp trả mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố gắn liền với khả năng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trƣớc kia HĐBA đã tập trung những nổ lực của mình chủ yếu là vào việc phản ứng nhanh chóng đối với những sự kiện hơn là ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng. Trong hoàn cảnh bình thƣờng, điều đó hiển nhiên tốt hơn nhiều so với việc khoanh tay ngồi không, nhƣng vơi nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và việc phổ biến vũ khí hạt nhân thì phản ứng một cách đơn thuần đối với thảm họa rõ ràng là chƣa đủ. Những nguy cơ tƣơng tự sẽ xuất phát từ các băng nhóm nằm ngoài khuôn khổ cộng đồng quốc tế truyền thống, cả áp lực ngoại giao, kinh tế quân sự đều không thể khiến chúng dừng taỵ Thành thử chỉ có những hành động đƣợc thực thi một cách tức thời mới có cơ hội thành công. Vì thế, có thể xem xét 37 lại một cách cơ bản thái độ của HĐBA đối với các biện pháp khẩn cấp nhằm can thiệp trƣớc sẽ là sự đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả của HĐBA trong tƣơng lai. Đó là một trong những vấn đề phức tạp nhất mà HĐBA phôi đối mặt trong suốt toàn bộ lịch sử của mình. LHQ đã làm cho nhiều nƣớc thất vọng về sự bất lực của tổ chức này đối với các vấn đề của thế giới. Cho đến tận bây giờ, cho dù có sự công bằng và dân chủ trong ĐHĐ khi mà mỗi thành viên đều có một lá phiếu ngang nhau thì trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của thế giới nhất là trong lĩnh vực anh ninh, hầu nhƣ mọi quyền hành đều nằm trong tay của HĐBA. Những nghị quyết của HĐBA đƣợc thông qua thì tất cả các nƣớc thành viên phải tuân theo. Nhƣng những nƣớc thành viên thƣờng trực trong HĐBA thì thƣờng không đƣợc công bằng bởi vì dù thế nào đi nữa thì họ cũng phải bảo vệ quyền lợi cho quốc gia mình là trƣớc tiên. Chính vì thế, xét ở một khía cạnh nào đó, LHQ là công cụ bảo về quyền lợi cho những nƣớc lớn, còn đại bộ phận các nƣớc khác không có đƣợc một sự công bằng hợp lý. Một ví dụ chứng minh cho nhận định đó là thái độ của Mỹ đối với LHQ. Cuối cùng, việc đánh giá hoạt động của LHQ tỏ ra không dễ dàng đơn giản chút nào. LHQ, cả thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi từng phút, từng giờ. Đây là một tổ chức động và có tính thích nghi cao, và nó đã biến đổi nhiều tới mức những ngƣời sáng lập ra nó không thể tƣởng tƣợng đƣợc. Đối mặt với những vụ bê bối đổi dầu lấy lƣơng thực và những yếu kém về quản lý và tính trách nhiệm mà nó đã bộc lộ, LHQ một lần nữa buộc phải thay đổi với thời gian. Chắc chắn là các quôc gia thành viên sẽ luôn vừa chỉ trích vừa phải sử dụng đến LHQ nhƣ họ vẫn từng làm nhƣ vậy, bởi vì họ hiểu rằng LHQ vẫn là một công cụ tuy còn chƣa hoàn hảo nhƣng rất có ích đối với họ. Ngoài ra, sau 60 năm phát triển, LHQ vẫn còn đặng trong giai đoạn tìm tòi và trải nghiệm. Đến nay chƣa có một tổ chức nào khác giống nhƣ vậy. Do đó, cũng chẳng có một chuẩn mực nào về sự hoàn thiện thể chế để chúng ta có thể đem ra mà so sánh. Nhƣng chắc chắn là LHQ đã hoạt động tốt hơn nhiều so với Hội Quốc Liên nhƣng lại tồi hơn nhiều so với những gì mà những ngƣời kiến tạo ra nó mong đợi. 38 5.3.3.Triển vọng của Liên Hợp Quốc a) Những ý kiến đánh giá về vai trò của LHQ LHQ đƣợc nhắc đến rất nhiều trong giai đoạn hiện nay. Những nhận xét về tổ chức này cũng rất nhiều, khen cũng có mà chê cũng có, thậm chí có những ý kiến còn cho rằng LHQ không còn có vai trò gì trong tình hình hiện nay. Tác giả Lê Kinh Bắc trong bài: " tìm hiểu tính chất nguyên nhân và xu hƣớng giải quyết đối với những cuộc nội chiến và xung đột vũ trang thời hậu chiến tranh lạnh ở châu Âu" đăng trên tạp chí nghiên cứu châu Âu tháng 2 năm 1999 đã viết: "LHQ chƣa đóng vai trò mà nhân loại có thể yên tâm gửi gắm làm sứ mệnh bảo vệ hòa bình. Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, LHQ còn chịu sức ép và chƣa có đủ khả năng để thực thi vai trò rất lớn của mình. Tuy rằng LHQ trong nhiều năm qua đã có đội quân giám sát hòa bình và tiêu tốn nhiều tiền của nhƣng mới chỉ cứu vãn hòa bình cho một số ít cuộc chiến tranh mà thôi." Một tờ báo có uy tín trên thế giới của Pháp - tờ La Libération trong năm 2003 đã có những nhận xét về tổ chức này qua nhiều bài viết trong đó nhận định rằng: "cuộc chiến tranh Iraq nỗ ra có nghĩa là LHQ bị gạt ra ngoài lề, độ tin cậy của tổ chức quốc tế này bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và sẽ dẫn đến nhiều tiền lệ khác không có lợi cho an ninh và ổn định trên thế giới." Tổng thống Mỹ G.Bush đã nói rằng: "nếu HĐBA LHQ không thông qua quyết định cho phép Mỹ tiến hành chiến tranh chống Iraq thì có nghĩa là HĐBA LHQ không còn tác dụng". Báo trên dẫn lời ông Charles Kupchan, chuyên gia về chính sách quốc tế thuộc trƣờng đại học Georgetown University of Wasinhtion, cựu cố vấn của Bill Cinton, cho rằng nhân loại đang chứng kiến "sự kết thúc của một kỷ nguyên", trong đó, "mọi nguyên lý của trật tự thế giới mà thế giới biết tới sau chiến tranh thế giới thứ hai đạng bị xem xét lại chỉ vì Mỹ can thiệp bất chấp quyết định của LHQ".12 Ông còn nhận định việc LHQ bị gạt ra ngoài lề không có nghĩa là "kết thúc" sự tồn tại của tổ chức này, mà LHQ sẽ "đƣợc vời đến" trong công cuộc tái thiết Iraq. Tuy nhiên, ông cảnh báo ý đồ của Mỹ sẽ là "không cần đến tổ chức này nữa", một khi Mỹ muốn giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới, và để thực hiện đƣợc ý đồ của mình, Mỹ sẽ tự thành lập liên quân với những nƣớc ủng hộ Mỹ, nhƣ trong cuộc khủng hoảng ở Iraq năm 2003. Trong khi đó, trong thƣ gửi TTK LHQ K.Annan, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nêu rõ: thế giới ngày nay đang cần có một LHQ vững mạnh,....ông cho rằng trong bối cảnh mới, LHQ nên có những phƣơng 12 cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, trang 319-320 39 hƣớng mới để giải quyết các vấn đề về hòa bình và phát triển nhằm đƣa thế kỷ XXI thành một thế kỷ thúc đẩy phát triển của tổ chức này. Nhƣ vậy là, đối với Trung Quốc, tổ chức LHQ là một tổ chức quan trọng của thê giới, và vai trò của tổ chức này vẫn đƣợc Trung Quốc xem trọng và đánh giá cao. Đề cập đến vai trò của LHQ, cựu bộ trƣởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Di Niên khẳng định: "mặc dù LHQ đã có nhiều nổ lực nhằm thực hiện những mục tiêu nêu trong tuyên bố thiên niên kỷ nhƣng rõ ràng những nổ lực đó chƣa tƣơng xứng với yêu cầu và mong đợi chung...LHQ cân phải đóng vai trò qua ntrọng trong việc đề ra các biện pháp phối hợp hành động chung của cộng đông quốc tế, nhằm ứng phó một cách hữu hiệu với những thách thức đƣợc đặt ra, nỗ lực phấn đấu vì hòa bình và phát triển. Trong chính giới Mỹ cũng phân thành hai trƣờng phái rõ rệt: một bên ủng hộ LHQ một cách mù quáng bất kể đúng hay sai; một bện kiên quyết chống lại vai trò của LHQ; muốn Mỹ từ bỏ tổ chức này hoặc LHQ phải chuyển trụ sở ra khỏi New York. Cảc hai quan điểm này đều không thể hiện rõ ràng và đúng đắn vai trò của LHQ trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Bush của Mỹ đã đề cử thứ trƣởng ngoại giao John Bolton vào chức Đại sứ Mỹ tại LHQ thay thế cho ông John Danforth nghỉ hƣu từ tháng 1/2005. Ông này là ngƣời có nhiều ý kiến phê phán vai trò của LHQ. Ở tuổi 51, từng phụ trách cuộc đấu tranh chống phổ biến hạt nhân ở bộ ngoại giao, John Bolton đƣợc những kẻ tán đồng coi là ngƣời cần thiết cho chức vụ đại sứ ở LHQ. Tƣ tƣởng của John là tƣ tƣởng của những kẻ bảo thủ mới, cho rằng LHQ là có hại, hoặc chí ích cũng là vô bổ. Những ý kiến, nhận định, đánh giá về tổ chức LHQ còn rất nhiều, mỗi ngƣời đều có một ý kiến khác nhau. Có những ngƣời đề cao vai trò của tổ chức này, có ngƣời thì không đồng tình, xem LHQ chƣa làm đúng vai trò của mình, thậm chí lên án gay gắt và đòi giải tán tổ chức này đi. 192 thành viên thì có 192 ý kiến vè LHQ, tƣơng đồng cũng có mà những ý kiến trái ngƣợc nhau cũng có. Chúng ta không có một tiêu chuẩn nào thống nhất để đánh giá về vai trò của tổ chức này, bởi vì đây là tổ chức đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới có số lƣợng thành viên rất đông và tồn tại trong hơn sáu thập niên qua. Cựu tổng thƣ ký K.Annan đã nhận xẹt rằng : "cho dù chƣa thật hoàn hảo, còn nhiều thiếu sót nhƣng tổ chức này vẫn rất cần thiết cho tất cả các quốc gia trong giai đoan hiện nay". 40 b) Vấn đề cải tổ LHQ Tháng 9/2000, LHQ họp Hội nghị cấp cao Thiển niên kỷ và thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ, trong đó đề ra những mục tiêu ƣu tiên các mục tiêu về cải tổ nhằm tăng cƣờng vai trò, hiệu quả và dân chủ LHQ. Đầu tháng 9/2003, trong báo cáo về tình hình thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ, TTK kêu gọi mạnh mẽ LHQ, đồng thời quyết định thành lập một nhóm các nhân vật lỗi lạc để nghiên cứu và khuyến nghị các biện pháp ứng phó vội các thách thức về hòa bình - an ninh, cũng nhƣ cải tổ LHQ. Thế thì vì sao cần phải cải tổ LHQ? Các vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh ở Ápgnixtan và ở Iraq với tất cả những tác động của chủng đã gây tổn hại không nhỏ đến LHQ vì trong các vấn đề chiên tranh và hòa bình, ôn định và an ninh LHQ thƣờng không thực hiện đƣợc chức năng đáng có. Tình trạng lúng túng, bế tắc, thậm chí cả bất lực của LHQ trƣớc những gì đang xảy ra ở Xuđăng gợi lại những nghi ngờ về vai trò và tác dụng của LHQ trong việc ngăn chặn khủng hoảng và xung đột khu vực, gợi lên thảm cảnh diệt chủng ở Ruanda. Có lẽ chính vì thế mà chủ tịch kỳ họp ĐHĐ LHQ năm 2004, cựu bộ trƣởng ngoại giao Gabông Jean ping đã nhấn mạnh: "LHQ có thực hiện đƣợc sứ mệnh của mình hay không phụ thuộc rất đáng kể vào thành công hay thất bại cùa việc cải tổ HĐBALHQ".13 Trong khi đó, những nƣớc thành viên thƣờng trực chính là những nƣớc thuộc phe Đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai: họ đƣợc trao quyển phủ quyết (veto) mà dân gian gọi là "quyền sinh quyền sát", do vậy không khỏi dẫn tới những sự đổi xử bất công đối với những nƣớc không có tiếng nói tại HĐBA. Thực tế là không ít thành viên HĐBA đã lợi dụng quyền lực của mình để thao túng tình hình chính trị thế giới. Họ ra những nghị quyết câm vận các nƣớc theo quan điểm chủ quan của mình, bất chấp những lệnh cấm vận đó chỉ làm cho hàng chục triệu dân thƣờng phải sổng trong cảnh khốn khó. Một ví dụ điển hình là lệnh cấm vận đối với Iraq kéo dài hơn lo năm và mới chấm dứt năm 2003 sau khi Mỹ chiếm Iraq Đó là những lý do chính yêu cầu cải tổ LHQ. Và việc cải tổ LHQ là việc làm không thể không đƣợc thực hiện bởi vì: "LHQ là chủ thể quan trọng của trật tự quốc tế hiện hành. Việc cải cách LHQ nhƣ thế nào không chỉ phản ánh chính sách của các nƣớc lớn đối với LHQ mà chủ yếu là phản ánh cách nhìn nhận của các nƣớc đối với 13 cải tổ- một vấn đề lớn của LHQ hiện nay, TTTL, 19-10-2004 41 trật tự quốc tế trong tƣơng lai. Trên thực tế, yêu câu cải cách LHQ là sự mong đợi một trật tự quốc tế mới trong tƣơng lai".14 Trong lịch sử của LQ cũng đã diễn ra nhiều cuộc cải cách HĐBA. Năm 1963, số thành viên của HĐBA đã tăng từ 11 lên 15 Sự thay đổi lần thứ hai và lần thứ 3 diễn ra vào năm 1965 khi số thành viên trong Hội đồng kinh tế - xã hội đƣợc tăng từ 18 lên 27; và vào năm 1971 với việc nâng cao con số 27 này lên thành 54 thành viên (điều khoản thứ 61 trong Hiến chƣơng). Thay đổi vào năm 1989 đã không mang lại một ý nghĩa nhƣ hai lần trƣớc đây, mặc dù các động cơ không có gì khác biệt. Hiện nay, vấn đề cải cách LHQ là phải tiến hành tất yếu, điều mấu chốt là tiến hành cải cách nhƣ thế nào? Trƣớc hết, LHQ nên phát huy vai trò chủ đạo trong các công việc quôc tế, trở thành trung tâm hoạt động của chủ nghĩa đa phƣơng quốc tế. Thứ hai, LHQ nên trỏ thành nơi chủ yếu đƣa ra những qui tắc quốc tế mới. Cuối cùng, LHQ nên phát huy vai trò lớn hơn trong lĩnh vực phát triển. Thúc đẩy nhân loại cùng phát triển là một trong những tôn chỉ của LHQ. Trong vấn đề cải cách LHQ thì vấn đề cỉa tổ HĐBA là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất và đây cũng là vấn đề quyết liệt nhất. Chính TTK LHQ K.Annan đã thừa nhận rằng "cải tổ LHQ sẽ không hoàn tất nếu không cải tổ HĐBA, cụ thể là mở rộng thành viên HĐBA, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển, qua đó, giúp LHQ hoạt động hiệu quả hơn"15. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về các ứng cử viên cho những chiếc ghế HĐBA dự kiến đƣợc tăng thêm do cải cách. Có ý kiến cho rằng, danh sách HĐBA phải đƣợc phân bố theo vị trí địa lý, nghĩa là phải có đại diện của Châu Phi và thậm chí là của ngƣời Hồi giáo. Hiện nay, có một số những dự thảo đề xuất cải cách HĐBALHQ. Đầu tiên là dự thảo cải cách của nhóm G-4 bao gồm Ấn Độ, Brazil, Đức và Nhật Bản. Dự thảo thứ hai là của Liên minh châu Phi. Cả G-4 và các nƣớc thuộc liên minh châu Phi (AU) có một điểm chung có thể đi đến thỏa thuận là: AU muốn có 2 ghế thƣờng trực và G-4 muốn có 4 trong 6 ghế thƣờng trực mới. Một dự thảo khác nữ đƣợc đua ra là đề xuất cải cách HĐBA của liên minh "đoàn kết vì sự đồng thuận" do Italia đứng đầu đã đề xuất việc mở rộng HĐBA từ 15 lên 25 thành viên nhƣng phản đối có bất kỳ thành viên thƣờng trực nào mới.. 14 TLTKĐB, TTXVN, ngày 19-7-2005 15 TTXVN,TTTL, 19-10-2004, trang 14 42 Do hàng loạt các nhân tố nhƣ sự khác biệt về lợi ích và tình hình thực tế của mỗi nƣớc, sự đan xen lẫn nhau giữa các mâu thuần về đại chính trị và văn hóa, nên triển vọng cải cách LHQ đƣợc đánh giá là không mấy lạc quan. Mâu thuẫn giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển phản ánh sự bất đồng về lợi ích, quan niệm về giá trị và thực lực giữa các bên cung nhƣ cách nhìn nhận khác nhau về trật thế giới trong thế kỷ XXI. Quá trình cải cách LHQ là một quá trình dàu và còn rất nhiều khó khăn, thử thách. 5.3.4.LHQ và mối quan hệ của tổ chức này với Việt Nam Mối quan hệ của Việt Nam và LHQ hiện nay rất tốt đẹp và ngày càng phát triền. Để đạt đƣợc điều đó là cả một quá trình dài và dĩ nhiên là không dễ dàng. Việt Nam chính thức gia nhập LHQ vào ngày 20-9-1977. Thế nhƣng để có thể gia nhập vào tổ chức này là cả một quá trình đấu tranh của nhân dận Việt Nam. Theo tinh thần của Hiến chƣơng LHQ: những nƣớc nào tham gia chống khối Trục trong hiến tranh thế giới thứ hai và "tất cả các nƣớc yêu chuộng hoà bình ... đều có thể trở thành thành viên của LHQ" thì nƣớc Việt Nam DCCH hội tụ đủ điều kiện đáng lẽ phải đƣợc kết nạp ngay từ đầu. Trƣớc ngày toàn quốc kháng chiến, Hồ chủ tịch đã nhiều lần gửi cống hàm cho các uỷ viên thƣờng trực HĐBA đặt vấn đề nƣớc ta gia nhập LHQ. Ngƣời tuyên bố: quốc dân chúng tôi đã giành đƣợc quyền độc lập và giữ vững nền độc lập, thiết tha yêu cầu các ngày công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào Hội đông LHQ". Thế nhƣng yêu cầu chính đáng ấy đã không đƣợc chấp nhận. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh rất nhiều lần nƣớc ta gửi thƣ, điện cho LHQ xin đƣợc gia nhập vào tổ chức này. Ngày 11-8-1975 tại HĐBA, Mỹ phủ quyết đơn xin gia nhập LHQ của nƣớc ta nhƣng nguyện vọng chính đáng của Việt nam đƣợc Đại hội đồng ủng hộ mạnh mẽ. Ngày 9-9-1975, với đa số tuyệt đối, ĐHĐ thông qua nghị quyết khẳng định Việt Nam DCCH và Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đƣợc sớm kết nạp vào LHQ. Trƣớc thiện chí của ta và xu thế chung của thời đại, Mỹ không thể giữ mãi thái độ thù địch chống Việt Nam. Đầu năm 1977, tổng thống Mỹ Carter tuyên bố: "Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam vào LHQ và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng nhƣ bắt đầu buôn bán với Việt Nam"16. Trên cơ sở đó, ngày 20-7-1977, HĐBA thông qua một nghị quyết do 11 trên tổng số 15 thành viến bảo trợ, kiến nghị kết nạp 16 hệ thống LHQ, trang59 43 CHXHCN Việt Nam vào LHQ. Đúng 16h 3 phút ngày 20-9-1977, ĐHĐLHQ nhất trí thông qua nghị quyết kết nạp nƣớc ta làm thành viển thứ 147 của LHQ. Kể từ khi gia nhập LHQ, quan hệ giữa Việt Nam và LHQ ngày càng đƣợc cải thiện và phát triện tốt hơn. LHQ đã trở thành một diễn đàn để Việt nam triển khai các yêu câu của chính sách đối ngoại. Sự phát triển phát triển của quan hệ Việt Nam và LHQ có thể tạm chia thành các giai đoạn nhƣ sau: Giai đoạn từ 1977-1991: chịu tác động của Chiến tranh lạnh, nhìn chung quan hệ giữa Việt Nam và LHQ còn ở mức hạn chế. về chính trị, vai trò và vị thế của nƣớc ta tại LHQ bị hạn chế do bối cảnh của Chiến tranh lạnh. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: đặc trƣng của giải đoạn này là việc Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trong nhiều lĩnh vực liên quan đến hoà bình an ninh, giải trừ quân bị cũng nhƣ phát triển kinh tế, xã hội, dân số, bảo vệ môi trƣờng là những chủ đề chính trong chƣơng trình nghị sự của LHQ. Sự tham gia đóng góp và vị thế của Việt Nam tại LHQ đƣợc từng bƣớc cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn đối tác tin cậy của các nƣớc. Lần đầu tiên ta đã tham gia vào một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của LHQ nhƣ các chức Phó chủ tịch ĐHĐLHQ năm 1997, 2000, 2003, là thành viên Hội đồng kinh tế- xã hội của LHQ (ECOSOC) nhiệm kỳ 1998- 2000 cơ quan quan trọng thứ hai của LHQ sau HĐBA, là thành viên của Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lƣợng Nguyên tử quốc tế nhiệm kỳ 1997-1999, 2003-2005, thành viên của Hội đồng điều hành của Chƣơng trình Phát triển và Quỹ dân số nhiệm kỳ 200-2002, thành viên của ủy ban Nhân quyền 2001-2003, và ủy ban Phát triển xã hội 2001-2005 và gần đây nhất, Việt Nam đƣợc các nƣớc Châu Á nhất trí đề cử làm thành viên không thƣờng trực của HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. LHQ đánh giá cao các hoạt động của ta tại LHQ. Các hoạt động gặp gỡ cấp cao của ta với LHQ đã diễn ra thƣờng xuyên hơn. Nhân dịp LHQ kỷ niệm 50 năm thành lập, ta đã tặng LHQ phiên bản Trống đồng Ngọc Lũ, hiện đƣợc đặt trang trọng tại Trụ sở của LHQ. Vì thế và vai trò của ta tại LHQ đƣợc nâng cao nhất từ trƣớc đến nay. Chuyến thăm của tổng thƣ ký LHQ K.Annan tới Việt nam từ 23-25/5/2006 đã phần nào thể hiện điều đó. Trong thông điệp nhân ngày LHQ 24-10-2006, điều phối viên LHQ tại Việt Nam John Hendra cho biêt từ trƣớc đến nay, VN luôn đƣợc đánh giá cao về cam kết tuân thủ các nguyên tắc của LHQ và các nguyên tắc đa phƣơng và hiện nay 44 VN đi đầu trong khôi các nƣớc đang phát triển về nô lực năng cao hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động hỗ trợ phát triển. Ông nhấn mạnh rằng: " bất cứ khi nào các bạn cần giúp đỡ vào những thời điểm khó khăn hay chuẩn bị để đối phó với các tình huống khẩn cấp, LHQ chúng tôi sẽ có mặt". Điều đó khẳng định rằng mối quan hệ của VN và LHQ ngày ngày phát triển tốt đẹp hơn và nó cũng cho thấy vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao hơn và đƣợc nhiều nƣớc tín nhiệm. Đó là một trong những thành công trên con đƣờng hội nhập, xây dựng đất nƣớc trong tình hình mới mà nƣớc ta cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa trong tƣơng lai 6. KẾT LUẬN: Hơn sáu mƣơi năm đã qua đi kể từ khi LHQ đƣợc thành lập, tổ chức này đã có vai trò không nhỏ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Mục tiêu cao nhất khi các quốc gia đồng minh thành lập LHQ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Trong quá tình tận tại của mình, LHQ đã có những cổ gắng để thực hiện sứ mệnh của mình. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh, LHQ hầu nhƣ đà bị chi phổi hoàn toàn bởi trật tự hai cực Xô- Mỹ, LHQ đã có nhiều hành động đi ngƣợc lại với với Hiến chƣơng LHQ năm 1945. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, do tình hình thế giới thay đổi. vai trò của LHQ đã đƣợc nâng cao hơn trên trƣờng quốc tế và có ảnh hƣởng rộng rãi trên khắp thế giới. Hiện nay, LHQ đã có nhiều biến đổi so với năm 1945, LHQ không chỉ hoạt động trên lĩnh vực an ninh mà còn nhiều lĩnh vực về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục,.. .và đã đạt đƣợc những thành tựu lớn đƣợc cả thế giới ghi nhận. Trong lĩnh vực an ninh, cho dù đã có nhiều cố gắng thế nhƣng không phải tất cả các hành động của LHQ đều đem lại thành công. LHQ rất cần thiết cho việc giải quyết những xung đột của các quốc gia, của khu vực hay của quốc tế. Hầu nhƣ tất cả các vấn đề đều đƣợc đƣa ra LHQ để tìm cách giải quyết. LHQ không phải là một nhà nƣớc đa quốc gia mà là một tổ chức quốc tế đại diện cho các quốc gia trên thế giới. Từ hơn 50 thành viên lúc ban đầu mới thành lập đến nay LHQ đã có 192 thành viên.Với việc phát triển về sổ lƣợng thành viên của mình, LHQ đã đi đúng theo xu hƣớng chung của thời đại đó là xu thế toàn cầu hóa. Với cơ cấu đƣợc tổ chức từ năm 1945, cơ chế đó đã không còn phù hợp với tình hình thế giới hiện nay. Một vấn đề đƣợc đặt ra là cải tổ lại LHQ cho phù hợp với trật tự thế giới mới đang đƣợc hình thành. LHQ sẽ thay đổi nhƣ thế nào, cải cách nhƣ thế nào và đặc biệt là vấn đề cải cách HĐBA là một câu hỏi lớn đang cần có lời giải đáp. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo 1. Phạm Tuấn Anh, Một góc nhìn phương Đông- phương Tây và cục diện thế giới, Nxb thanh niên, 2005 2. Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX- một cách tiếp cận, Nxb đại học sƣ phạm, 2006 3. Phi đen Ca-stơ-rô, Phi đen Ca-stơ-rô tố cáo, Nxb sự thật, 1963 4. Vƣơng Dật Châu (cb), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb chính trị quốc gia, 2004 5. Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiên tranh thê giới thứ hai đến chiên tranh Triều Tiên (giai đoan 1939-1952), Nxb chính trị quôc gia, 2005 6. Bộ Ngoại giao, Sự thật về quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự thật, 1981 7. Trần Thanh Hải (dịch), cơ câu tổ chức của Liên Hợp Quốc, Nxb chính trị quốc gia, 2001 8. Lê Phụng Hoàng, lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh (1945-1991). đhsp, 2005 9. Lê Phụng Hoàng, một số vấn đề về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (1975-1989), đhsp, 1994 10. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong chiến tranh lạnh ( 1949- 1991),đhsp, 2005 11. Lê Phụng Hoàng, Franklin D. Roosevelt tiểu sử chính trị, đhsptpHCM,2004 12. Nguyễn Quốc Hùng, Liên Hợp Quốc, Nxb thông tin lý luận, 1992 13. Samuel Hungtington, sự va chạm của các nền văn minh, nxb lao động, 2003 14. TS Hà Mỹ Hƣơng, Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày mai, Nxb chính trị quốc gia, 2006 15. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học, Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1946-2000), Nxb giáo dục, 2003 16. Lê Linh Lan (cb), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, 2004 17. Nguyễn Hiến Lê, bài học Israel, nxb văn hóa, 1994 46 18. Viện quan hệ quốc tế- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giáo trình quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2001 19. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Liên Hợp Quốc - tổ chức những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, 1985 20. Thông tấn xã Việt Nam, Iraq cuộc đối đầu của hai thế kỷ: cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, Nxb thông tấn, 2003 21. Viện quan hệ quốc tế Pháp, Thế giới toàn cảnh Ramses 2003, Nxb chính trị quốc gia, 2003 22. Nguyễn Thị Thƣ, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn, lịch sử Trung Cận Đông, nxb giáo dục, 2003 23. Pierre Salinger, chiến tranh vùng vịnh- hồ sơ mật, nhóm dịch giả Xuân Quang, Khắc Thành, Hồng Điểu, Mai Lĩnh, Huy Quang, trung tâm thông tin triển lãm TPHCM,1990 24. Lƣơng Văn Tám, tập bài giảng lịch sử quan hệ quốc tế (1945-1995), đhspthHCM,2001 25. Ngọc Thạch (biên dịch), Những sự kiện lịch sử thế kỷ XX, Nxb văn hóa -thông tin, 2003 26. Nguyễn Anh Thái, lịch sử thế giới hiện đại, nxbgd, 2003 27. Nguyễn Anh Thái (cb), lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995 quyển A, nxbđhqg Hà Nội, 1999 28. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử quan hệ quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Á- Phi- Mỹ la tinh, Nxb giáo dục, 1998 29. Đỗ Đức Thịnh, Lược sử Châu Phi giản yếu, Nxb thế giới, 2006 30. Lê Khƣơng Thúy (cb), Chính sách của Hoa kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb khoa học xã hội, 2003 31. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (đcb), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb chính trị quốc gia, 2003 32. Võ Anh Tuấn, hệ thống Liên Hợp Quốc, nxb chính trị quốc gia, 2004 33. Nguyễn Trƣờng Uy, Hồ sơ một cuộc chiến, Nxb trẻ, 2003 34. 188 nước trên thế giới, Nxb TGHN, 1999 35. Sổ tay các nước trên thế giới, Nxb sự thật, Hà Nội, 1979 36. Cuộc xung đột Israel và A Rập, TTXVN,2002 47 37. Trình Mƣu, Vũ Quang Vinh, Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI: vấn đề, sự kiện và quan điểm, 2005 Báo - Tạp chí Tài liệu tham khảo đặc biệt: 14/490, 7/3/90, 27/2/90, 17/2/90, 1/6/90, 24/7/90, 24/7/90, 26/7/90, 24/8/90, 11/8/90, 6/10/90, 18/9/90, 24/9/90, 15/9/90, 8/9/90, 12/9/90, 21/7/90, 11/1/90, 1/2/90, 27/9/90, 28/9/90, 29/9/90, 24/10/90, 20/1/90, 23/10/90, 12/1/90, 5/1/90, 7/9/90, 28/3/90, 18/7/90, 12/6/90, 9/6/90, 23/7/90, 21/8/90, 5/10/90, 28/11/90, 29/11/90, 3/8/90, 31/8/90, 5/9/90, 1/9/90, 16/2/90, 27/7/90, 15/11/90, 30/7/01, 24/7/01, 8/10/02, 10/10/02, 7/10/02, 3/10/02, 1/10/02, 2/10/02, 14/10/02, 16/10/02, 21/10/02, 23/10/02, 26/10/02, 28/10/02, 9/11/02, 7/1/03, 11/1/03, 13/1/03, 17/1/03, 20/1/03, 22/1/03, 27/1/03, 28/1/03, 29/1/03, 10/2/03, 12/2/03, 13/2/03, 14/2/03, 18/2/03, 19/2/03, 20/2/03, 21/2/03, 22/2/03, 24/2/03, 25/2/03, 26/2/03, 27/2/03, 28/2/03, 1/3/03, 3/3/03, 4/3/03, 5/3/03, 6/3/03, 7/3/03, 11/3/03, 12/3/03, 14/3/03, 18/3/03, 19/3/03, 20/3/03, 21/3/03, 22/3/03, 24/3/03, 25/3/03, 26/3/03, 28/3/03, 29/3/03, 31/3/03, 2/4/03,4/4/03, 5/4/03, 7/4/03, 8/4/03, 10/4/03, 11/4/03, 12/4/03, 15/4/03, 19/4/03, 24/4/03, 25/4/03, 29/4/03, 12/5/03, 14/5/03. 17/5/03, 19/5/03, 24/5/03, 28/5/03, 27/5/03, 2/6/03, 21/6/03, 9/6/04, 12/6/04, 16/6/04, 1/4/04, 7/4/04, 26/10/04, 18/4/05, 21/5/05, 25/5/05, 19/7/05, 30/8/05, 21/9/05, 22/9/05, 6/1/06, 20/1/06, 21/8/06. Nghiên cửu châu Âu: -Tìm hiểu tính chất, nguyên nhân và xu hƣớng giải quyết đối với những cuộc xung đột vũ trang thời kỳ hậu chiến tranh lạnh ở châu Âu, Lê Kinh Bắc, số 2,1999 tìm hiểu quan hệ giữa các nƣớc lớn trong vấn đề Côxôvô hiện nay, An Mạnh Toàn, số 3,1999 - Kôsôvô- châu Âu trong chiến lƣợc toàn cầu xuyên thế kỷ của Mỹ, Nguyễn Kim Lân, số 3,1999 Nhân dân - Hợp tác Việt Nam- LHQ - Tìm hiểu một số nghị quyết của HĐBALHQ về Iraq -Về việc áp đặt lệnh trừng phạt của HĐBALHQ An ninh thế giới: Xung quanh bản nghị quyết của HĐBALHQ trừng phạt CHDCND Triều Tiên, ngày 18-10-2006 48 Thông tin tư liệu - Những trở ngại trong cải cách của hội đồng bảo an LHQ, ngày 30-7-2005 - Vai trò của LHQ trong tình hình thế giới hiện nay, ngày 25-10-2005 - Cải tổ, một vấn đề lớn của LHQ hiện nay, 19/4/04 Tạp chí Nghiên cứu quốc tế tháng 2/2003 Báo nhân dân 23/9/03 Báo lao động, ngày 25/10/06, Tin tức cuối tuần, 20/10/26/10/06, Sài gòn giải phóng, 15/3/03, Thời báo kinh tế Việt Nam, 19/5/04, 12/12/05 Người Lao động, 1/3-2/3/03,20/3/03. 49 MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ........................................................................................................ 1 2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................................. 1 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................................................ 3 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ................................................................................................... 3 5.1 Tóm tắt về sự hình thành Liên Hợp Quốc và vai trò của nó trong chiến tranh lạnh ........ 3 5.1.1.Tóm tắt về sự hình thành tổ chức Liên Hợp Quốc .................................................... 3 5.1.2. Vai trò của LHQ trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới trong chiến tranh lạnh. .................................................................................................................................... 7 5.2 Vai trò của LHQ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế sau Chiến tranh lạnh (1989-2006).......................................................................................................................... 16 5.2.1.Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh .................................................................. 16 5.2.2. Chính sách đối ngoại của những nƣớc lớn từ sau Chiến Tranh lạnh ..................... 18 5.2.3. Vai trò của LHQ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2006 .................................................................................................. 22 5.3 Thành tựu, hạn chế của Liên Hợp Quốc trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Triển vọng của LHQ và mối quan hệ của tổ chức này với Việt Nam ................................. 32 5.3.1.Thành tựu ................................................................................................................ 32 5.3.2.Hạn chế ................................................................................................................... 35 5.3.3.Triển vọng của Liên Hợp Quốc .............................................................................. 38 5.3.4.LHQ và mối quan hệ của tổ chức này với Việt Nam .............................................. 42 6. KẾT LUẬN:......................................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 45 MỤC LỤC ............................................................................................................................... 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_buoc_dau_tim_hieu_vai_tro_cua_lien_hop_quoc_trong_viec_giu_gin_hoa_binh_va_an_ninh_quoc_te_tu_s.pdf
Luận văn liên quan