MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Mở đầu. 1
1.1.1.Những nghiên cứu nước ngoài về việc sản xuất giống và thâm canh cà chua. 1
1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam về sản xuất giống và thâm canh cà chua. 3
1.2.Mục tiêu của đề tài 6
1.3. Cách tiếp cận. 7
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8
2.1. Vật liệu nghiên cứu. 8
2.2. Nội dung nghiên cứu. 8
2.2.1 Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống. 8
2.2.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28. 9
2.2.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28. 10
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi của mỗi thí nghiệm hoặc thu thập số liệu: 13
2.3.1. Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống. 13
2.3.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28 13
2.3.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28. 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu: 14
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15
3.1.Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống 15
3.1.1 Hoàn thiện môi trường nuôi cấy invitro tối ưu để lưu giữ giống gốc thuần chủng 16
Thí nghiệm 1: . 16
3.1.2. Nghiên cứu xác định thời gian thích hợp để lưu giữ cây con cà chua nuôi cấy in vitro. 21
Thí nghiệm 2: . 21
Thí nghiệm 3: . 23
Thí nghiệm 4: . 24
3.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28 26
3.2.1. Hoàn thiện quá trình xử lý hạt giống cà chua bằng hóa chất và vật lý 26
Thí nghiệm 5: . 26
Thí nghiệm 6: . 28
3.2.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cà chua DT-28. 33
Thí nghiệm 7: . 33
Thí nghiệm 8: . 39
Thí nghiệm 9: . 43
Thí nghiệm 10: . . 48
3.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28. 53
3.3.1.So sánh về năng suất giữa cà chua DT - 28 và đối chứng Savior. 53
3.3.2 Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cà chua DT-28. 54
Thí nghiệm 11: . 54
Thí nghiệm 12: . 59
Thí nghiệm 13: . 64
3.3.3.Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT-28. 69
Thí nghiệm 14: . . 69
Thí nghiệm 15: . . 75
3.3.4. Hoàn thiện các biện pháp nâng cao năng suất cà chua DT-28. 81
Thí nghiệm 16: . . 81
3.3.5. Hoàn thiện phương pháp tách hạt để giống. 86
Thí nghiệm 17: . 86
Thí nghiệm 18: . 89
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 92
4.1Kết luận. 92
4.2.Kiến nghị. 93
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÀ CHUA DT - 28. 94
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CÀ CHUA DT - 28. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
MỤC LỤC 102
98 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10789 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cà chua DT28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm hình thái của giống cà chua DT - 28 sẽ cho chúng ta biết về một số đặc trưng của giống và chất lượng cảm quan khi thu hoạch. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.43.
Bảng 3.43. Ảnh hưởng của mức phân bón đến Một số đặc điểm hình thái
của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
CT
Chỉ tiêuCT1CT2CT3CV% & LSD0.05Chiều cao cây khi có hoa (cm)40,6742,3043,03Chiều cao cây khi có quả (cm)54,0354,7056,76Chiều cao cây khi chín (cm)82,6883,9385,22CV% = 8,0
LSD0.05 = 1,50Màu sắc thân láXanh nhạtXanh nhạtXanh nhạtDạng láTo, dàyTo, dàyTo, dàyDạng hình
sinh trưởngBán hữu hạnBán hữu hạnBán hữu hạnMàu vai quả khi xanhTrắngTrắngTrắngMàu sắc quả khi chínĐỏ đậmĐỏ đậmĐỏ đậmSố ngăn quả (cm)2 - 32 - 32 - 3Cao quả (cm) (H)5,876,126,07CV% = 4,1
LSD0.05 = 0,19Đường kính quả (cm) (D)5,535,955,96CV% = 3,8
LSD0.05 = 0,49Độ dày thịt quả (cm)0,620,65
0,59CV% = 2,7
LSD0.05 = 0,38E-01Độ Brix (0)5,095,245,22
Kết quả bảng 3.43 cho thấy: Các chỉ tiêu hình thái về màu sắc lá, hình dạng lá, dạng hình sinh trưởng, màu vai quả khi xanh, màu sắc quả khi chín, số ngăn quả là những chỉ tiêu mang đặc trưng của giống nên không có sự sai khác giữa các công thức
Chiều cao cây trong giai đoạn từ trồng đến khi ra quả nhỏ là tương đương nhau, nhưng khi quả chín thì chiều cao cây đạt cao nhất tại công thức 3(85,22cm), tiếp đến là công thức 2 (83,93 cm) và thấp nhất là công thức 1(82,7 cm).
Chiều cao quả của giống DT - 28 dao động trong khoảng từ 5,87- 6,12 cm, với LSD0.05 = 0,19 công thức 2 khác công thức 1 và tương đương với công thức 3
Đường kính quả: Có sự khác nhau về giá trị trung bình ở mỗi công thức. Đạt cao nhất là ở công thức 3 (5,96cm) và thấp nhất ở công thức 1 (5,53 cm). Và với LSD0.05 = 0,49 thì sự sai khác này là không có ý nghĩa.
Tương tự như chiều cao quả và đường kính quả thì độ dày thịt qủa cũng có sự khác nhau giữa các công thức trong đó công thức 2 có độ dày thịt quả lớn nhất (0,65cm), tiếp đến là công thức 2 (0,62cm), thấp nhất là công thức 3(0,59cm).
Quả của giống cà chua DT - 28 có độ Brix khá cao trong đó công thức 2 và công thức 3 quả có độ brix cao (5,22 - 5,240), và cao hơn so với công thức 1 (5,090).
Ảnh hưởng của mức phân bón tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua DT-28 được thể hiện qua bảng 3.44.
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của mức phân bón đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
CT
Chỉ tiêuCông thức 1Công thức 2Công thức 3CV% & LSD0.05Khối lượngTB/Quả (g)65,670,866,0CV% = 7,2
LSD0.05 = 4,15Số quả/cây
(quả)30,032,129,7CV% = 4,3
LSD0.05 = 1,31Năng suất quả/cây (g)1959,52012,51923,3CV% = 7,5
LSD0.05= 132,37Năng suất lý thuyết (tấn/ha)65,767,867,4Năng suất thực thu (tấn/ha)49,0054,0248,58CV% =5,1
LSD0.05 = 5,1
Qua bảng 3.44 ta thấy, KLTB/quả có sự khác nhau giữa các công thức. Công thức 2 có KLTB/quả lớn nhất (70,8g), tiếp đến là công thức 3 (66,0g), thấp nhất là công thức (165,6g). Với độ tin cậy 95% sự khác nhau này là có ý nghĩa
Số quả/cây lớn nhất là công thức 2 đạt 32,1 quả, tiếp đến là công thức 2 đạt 30,0 quả, thấp nhất là công thức 3 với số quả/cây ở mức 29,7 quả. Với độ tin cậy 95% sự khác nhau là có ý nghĩa
Ở công thức 2, quả cà chua có KLTB/quả và số quả/cây lớn nên năng suất cá thể của công thức này là lớn nhất đạt 2012,5g/cây, tiếp đến là công thức 1 đạt 1959,5 g/cây và công thức 1 là thấp nhất với 1923,3g/cây.
Năng suất thực thu cao nhất vẫn thuộc về công thức 2 đạt 54,02 tấn/ha, công thức 1 cho năng suất thực thu là 49,00 tấn/ha, công thức 3 cho năng suất thực thu thấp nhất đạt 48,58 tấn/ha.
Kết quả nghiên cứu khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28 ở các mức phân bón khác nhau được thể hiện ở bảng 3.45
Bảng 3.45. Ảnh hưởng của mức phân bón đến khả năng chống bệnh
của cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
Công thức
Chỉ tiêu theo dõiCông thức 1Công thức 2Công thức 3Khă năng chống bệnh sương mai (điểm)2 1 4Khả năng chống bệnh đốm lá (điểm)2 1 4Khả năng chống virus (% cây)3 4 8 K/n chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (% cây)4 4 10 (Khả năng chống bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)
Số liệu bảng 3.45 cho thấy ở mức phân bón khác nhau thì khả năng chống chịu bệnh của giống DT - 28 cũng khác nhau. Trong đó khả năng chống chịu bệnh sương mai của công thức 3 là thấp nhất đạt 4 điểm, công thức 1 đạt 2 điểm và công thức 2 đạt 1 điểm.
Khả năng chống bệnh đốm lá của cà chua DT - 28 tốt, công thức 2 đạt 1 điểm, công thức 1 đạt 2 điểm, nhưng công thức 3 do bón quá nhiều phân đạm nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với 2 công thức còn lại. Khả năng chống virus của DT - 28 ở mức khá dao động trong khoảng từ 3-8 %. Tuy nhiên nhìn chung khả năng chống bệnh ở công thức 1 và công thức 2 đều cao hơn công thức 3, đây cũng là một nguyên nhân chính làm giảm năng suất của công thức 3.
+ Kết luận.
Cà chua DT - 28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao, tuy nhiên giữa các công thức với tỷ lệ bón phân khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất thu được cũng khác nhau, trong đó công thức 2 (120N : 100P : 180K ) cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt nhất, tiếp đến là công thức 1 (100N : 100P : 180K ) và thấp nhất là công thức 3 (140N : 100P : 180K )
Năng suất thực thu đạt cao nhất tại công thức 2, tiếp đến là công thức 1, công thức 3 mặc dù sự phát triển thân lá tốt tuy nhiên số quả ít hơn các công thức khác nên năng suất giảm.
Khả năng chống chịu bệnh của công thức 1 và công thức 2 là tương đương nhau, và công thức 3 bị nhiễm bệnh nặng nhất.
3.3.3.Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT-28
Vụ Thu Đông.
Thí nghiệm 14: Thử nghiệm quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28
Quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28 nguyên chủng là một giải pháp khoa học công nghệ mới đối với đối tượng cây trồng này. Nó cho phép khẳng định Việt Nam có thể sản xuất giống cà chua nguyên chủng có chất lượng cao. Quy trình hoàn thiện tạo tiền đề quan trọng cho việc duy trì phát triển công tác sản xuất hạt giống nói trên. Để khẳng định quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT 28 nhằm đưa vào ứng dụng sản xuất một cách có hiệu quả nhất, qua kết quả nghiên cứu thử nghiệm ở vụ Xuân năm 2009, vụ Thu Đông tại Thổ Tang, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28. Mật độ trồng 2,8 - 3,1 vạn cây/ha, tỷ lệ phân bón 120N: 100P: 180K. Kết quả thu được như sau.
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn.
Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trong thử nghiệm này thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn được theo dõi và số liệu được ghi lại ở bảng 3.46.
Bảng 3.46. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn
TTChỉ tiêu theo dõiCông thức 1Công thức 2
(đối chứng)1Tỷ lệ nảy mầm (%)94852Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày)32353Thời gian từ trồng đến thu quả (ngày)63 - 6565 - 70 4Thời gian thu quả (ngày)30-3524-26 5Thời gian sinh trưởng (ngày)125 - 136124 - 131
Qua bảng 3.46 chúng tôi nhận thấy, tại công thức 1 hạt giống được xử lý bằng hóa chất EmyctinC nên tỷ lệ nảy mầm cao đạt tới 94% cao hơn hẳn so với công thức 2 chỉ đạt 85%.
Công thức 2 có thời gian từ trồng đến ra hoa (35 ngày) dài hơn so với công thức 2 (32 ngày), chính vì vậy thời gian từ lúc trồng đến thu quả của công thức 2 (65-70 ngày) cũng dài hơn so với công thức 1 (63-65 ngày). Nhưng thời gian thu quả và thời gian sinh trưởng của công thức 2 lại ngắn hơn so với công thức 1, do công thức 2 không có những biện pháp cắt tỉa cành nhánh gây tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng vào cành vô hiệu. Cụ thể công thức 2 có thời gian thu quả là 24-26 ngày tương ứng với thời gian sinh trưởng 124 - 131 ngày, trong khi đó công thức 1 có thời gian thu quả đạt 30-35 ngày và thời gian sinh trưởng là 125 - 126 ngày.
* Một số đặc điểm hình thái và sự sinh trưởng của cây cà chua DT – 28 trong thử nghiệm quy trình sản xuất giống..
Đối với cây cà chua DT - 28 biện pháp kỹ thuật chăm sóc như: cắt tỉa cành nhánh.. có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như đặc điểm hình thái của giống. Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 3.47.
Bảng 3.47. Ảnh hưởng của phương pháp trồng và kỹ thuật chăm sóc đến đặc điểm hình thái và sự sinh trưởng của cà chua DT - 28
CT
Chỉ tiêuCông thức 1Công thức 2
(đối chứng)CV% & LSD0.05Chiều cao cây khi có hoa (cm)40,239,8Chiều cao cây khi có quả (cm)47,345,1Chiều cao cây khi chín (cm)82,076,5CV% = 6,1
LSD% = 4,9Màu sắc thân láXanh nhạtXanh nhạtDạng hình sinh trưởngBán hữu hạnBán hữu hạnMàu vai quả khi xanhTrắngTrắngMàu sắc quả khi chínĐỏ đậmĐỏ đậmSố ngăn quả (cm)2 - 32 - 3Cao quả (cm) (H)5,955,85CV% = 7,1
LSD0.05 = 0,21Đường kính quả (cm) (D)5,675,56CV% = 2,1
LSD0.05 = 0,40Chỉ số hình dạng quả (I = H/D)1,041,05Độ dày thịt quả (cm)0,660,64CV% = 3,9
LSD0.05 = 0.88E-01Bảng 3.47 cho thấy: Chiều cao cây: Giai đoạn đầu chiều cao cây của hai công thức là tương đương nhau. Cụ thể chiều cao cây khi cây có hoa tại công thức 1là 40,2cm và công thức 2 39,8cm.
Cà chua DT-28 là giống bán hữu hạn nên chiều cao của cây khi quả chín chỉ dao động trong khoảng từ 76,5 - 82,0cm nên rất tiện cho việc chăm sóc, trong đó công thức 1 có chiều cao là 82cm cao hơn so với công thức 1 chỉ đạt 76,5 cm. Ở độ tin cậy 95% thì sự sai khác của hai công thức này là có ý nghĩa.
Các chỉ tiêu về đặc điểm mầu sắc thân lá, dạng lá, dạng hình sinh trưởng, màu sắc vai quả khi xanh và màu sắc vai quả khi chín mang đặc trưng của giống. Thân lá của cà chua DT - 28 có mầu xanh nhạt, dạng lá to, dày, quả khi chín có mầu đỏ đậm, căng bóng rất hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Các chỉ tiêu về chiều cao quả, đường kính quả, độ dày thịt quả là các chỉ tiêu ít có sự biến động và kết quả theo dõi cho thấy chiều cao quả dao động trong khoảng 5,85 - 5,95cm, đường kính quả dao động từ 5,56 - 5,67cm và độ dày thịt quả là từ 0,64 - 0,66cm.
Kích thước quả cà chua DT - 28 không quá lớn nhưng độ dày thịt quả rất cao đạt trung bình 0,65cm. Đặc biệt khi chín cà chua vẫn giữ được độ cứng của quả nhưng khi chế biến lại rất bở, nên thích hợp cho việc vận chuyển đi xa.
Như vậy, với các biện pháp trồng và chăm sóc: tỉa cành, tỉa chồi khác nhau có ảnh hưởng nhiều tới chiều cao cây trong đó công thức 1 ( phương pháp trồng có kết hợp tỉa cành, chồi thường xuyên) thể hiện sự vượt trội hơn so với công thức đối chứng (công thức 2).
*Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Các yếu tố cấu thành năng suất như: Khối lượng trung bình của quả, số quả/ cây, năng suất quả trên cây...các yếu tố này chịu ảnh hưởng từ quá trình trồng và chăm sóc điều này được thể hiện trong bảng 3.48.
Bảng 3.48. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
CT
Chỉ tiêuCông thức 1Công thức 2
(đối chứng)CV% & LSD0.05Khối lượngTB/Quả (g)68,666,2CV% = 10,3
LSD0.05 = 4,0Số quả/cây
(quả)29,728,7CV% = 4,3
LSD0.05 = 0,88Năng suất quả/cây (g)2044,81905,9CV% = 7,1
LSD0.05 = 119,5Năng suất lýthuyết (tấn/ha)65,357,2Năng suất thực thu (tấn/ha)55,2651,35CV% = 7,2
LSD0.05 = 3,2Năng suất hạt giống (kg)19,016,3
Bảng 3.48 cho thấy: Khối lượng trung bình quả dao động trong khoảng từ 66,2 - 68,6 g/quả. Với độ tin cậy 95% hai công thức không có sự sai khác ở chỉ tiêu khối lượng quả.
Cà chua DT - 28 là giống rất sai quả trong đó công thức 1 đạt 29,7 quả/cây cao hơn so với công thức 2 đạt 28,7 quả/cây. Chính vì vậy năng suất quả/cây của công thức 1 đạt 2044.8 g/cây cao hơn so với công thức 2 đạt (1905,9 g/cây).
Với LSD = 3,2 ở độ tin cậy 95% năng suất thực thu của công thức 2 đạt 55,26 tấn/ha cao hơn so với công thức 1 đạt 51,35 tấn/ha và sự khác nhau này là có ý nghĩa.
Cả hai công thức đều tiến hành thu quả giống từ chùm thứ 2 đến chùm thứ 6 nhưng số quả thu để lấy giống trên một cây của công thức 1 hơn so với công thức 2 nên khối lượng hạt thu được của công thức 1 (19,0 kg) cao hơn hẳn so với công thức 1 chỉ đạt 16,3 kg.
Công thức 2 (đối chứng) không cắt tỉa cành và lá già nên dinh dưỡng tiêu hao do cành vô hiệu lớn, chính vì vậy số quả/cây cũng như số quả đạt tiêu chuẩn làm giống của công thức 2 cũng giảm so với công thức 1.
* Khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28.
Khả năng kháng bệnh của cà chua DT28 tương đối khá, tuy nhiên với các phương pháp trồng khác nhau thì khả năng chống bệnh cũng khác nhau và được thể hiện ở bảng 3.49.
Bảng 3.49. Khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28
Công thức
Chỉ tiêu theo dõiCông thức 1Công thức 2
(Đối chứng)Khả năng chống bệnh sương mai (điểm)1 - KC3 - KVKhả năng chống bệnh đốm lá (điểm)2 - KC4 - KVKhả năng kháng
virus (% cây)3 - KV10 - NVK/n kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (% cây)2 - KC6 - K(Khả năng chống chịu bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)
Bảng 3.49 cho thấy: Công thức 1 cây cà chua luôn được cắt tỉa gọn gàng, những cây bị bệnh được nhổ bỏ và bón vôi vào gốc, đem hủy cây bênh ở xa ruộng trồng cây nên tỷ lệ bệnh của công thức 1 thấp. Ngược lại công thức 2 tỷ lệ nhiễm bệnh nhiều hơn do không thường xuyên cắt tỉa lá già, lá bệnh.
Khả năng chống bệnh phấn trắng và đốm lá của cà chua DT - 28 là rất tốt, đối với bệnh sương mai công thức 1 (1 điểm) khả năng chống bệnh cao hơn so với công thức 2 (3 điểm).
Tỷ lệ nhiễm virus thấp công thức 1 (3%), công thức 2 (10%) và khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của công thức 1 cũng tốt hơn so với công thức 2. Cây cà chua được trồng theo quy trình (công thức 1) có thường xuyên tỉa cành, tỉa lá, dọn vệ sinh đồng ruộng nên ruộng ít bệnh, cây sinh trưởng phát triển tốt.
* Khả năng nảy mầm của hạt cà chua DT - 28
Để kiểm tra chất lượng hạt của từng công thức chúng tôi đã tiến hành thử độ nảy mầm và sức nảy mầm. Kết quả được ghi lại tại bảng 3.50
Bảng 3.50. Khả năng nảy mầm của hạt cà chua DT - 28
Công thức
Chỉ tiêu theo dõiCông thức 1Công thức 2
(Đối chứng)CV% & LSD0.05Tỷ lệ nảy mầm (%)92,986,2CV% = 3,1
LSD0.05= 6,6Sức nảy mầm (%)91,884,5CV% = 3,5
LSD0.05= 7,6
Qua bảng 3.50 cho thấy: Hạt được lấy từ quả của công thức 1 với phương pháp bảo quản trong thùng kín có vôi có tỷ lệ nảy mầm cao (92,9%) hơn hẳn so với công thức 1 chỉ đạt 86,2%.
Sức nảy mầm cao của công thức 1 đạt 91,8% (tỷ lệ cây dị dạng là 0,9%) trong khi đó công thức 1 với sức nảy mầm là 84,5% (tỷ lệ cây dị dạng cao 1,7%).
Mặt khác với phương pháp tách hạt của công thức 1 tỷ lệ hạt bị mất mát trong quá trình tách hạt là rất lớn do hạt bị lẫn với vỏ quả.
* Kết luận.
Cà chua DT - 28 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Chiều cao cây của công thức 1 cao hơn so với công thức 2 ở tất cả các lần đo, thời gian sinh trưởng của công thức 1 là dài hơn nhưng thời gian thu quả giống (từ chùm thứ 2 đến chùm thứ 6) tập chung hơn so với công thức 1.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của công thức 1 cũng cao hơn so với công thức 2.
Khả năng kháng bệnh của cà chua DT28 tương đối khá trong đó cà chua DT - 28 được trồng theo quy trình nhân giống khả năng kháng bệnh tốt hơn so với phương pháp thông thường.
Công thức 1 với phương pháp trồng theo quy trình nhân giống ( xử lý hạt, mật độ trồng, tỉa nhánh, tỉa lá già …) thì tỷ lệ sâu bệnh ít hơn so với công thức 2.
Sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm của hạt ở công thức 1 cao hơn so với công thức 1 nhưng tỷ lệ hao hụt hạt trong quá trình tách hạt lại thấp hơn so với công thức 2.
3.3.4. Hoàn thiện các biện pháp nâng cao năng suất cà chua DT-28
Thí nghiệm 15 : Nghiên cứu khả năng nâng cao năng suất giống cà chua DT - 28 bằng biện pháp che phủ nilong
Cà chua DT - 28 là giống có năng suất cao nhưng để phát huy được hết tiềm năng của giống cần phải áp dụng đúng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng nâng cao năng suất giống cà chua DT - 28 bằng biện pháp che phủ nilong.
*Vụ Thu - Đông
Cà chua DT - 28 là giống có năng suất cao nhưng để phát huy được hết tiềm năng của giống, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng nâng cao năng suất giống cà chua DT - 28 bằng biện pháp che phủ nilon.Kết quả ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon tới thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 3.51.
Bảng 3.51. Ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của cà chua DT28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
CT
Chỉ tiêuCông thức 1
(đối chứng)Công thức 2Ngày trồng10/09/200910/09/2009Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày)3633Thời gian từ trồng đến ra quả (ngày)69- 72 66 - 68Thời gian thu quả (ngày)28 - 3233 - 35Thời gian sinh trưởng (ngày)134 - 137140 - 145
Số liệu bảng 3.51 cho thấy, thời gian sinh trưởng của cà chua DT - 28 dao động trong khoảng từ 134 - 145 ngày, trong đó công thức 1 có thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 134 - 137 ngày, công thức 2 có thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 140 - 145 ngày.
Công thức 1 có thời gian từ trồng đến ra hoa, từ trồng đến ra quả dài hơn so với công thức 2 từ 4 - 5 ngày. Công thức 2 có thời gian thu quả dài hơn so với công thức 1 từ 3 - 4 ngày.
Theo dõi đặc điểm hình thái của giống cà chua DT - 28 sẽ cho chúng ta biết về một số đặc trưng của giống và chất lượng cảm quan khi thu hoạch. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.52.
Bảng 3.52. Ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến Một số đặc điểm hình thái của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
CT
Chỉ tiêuCT1
(đối chừng)CT2 CV% & LSD0.05Chiều cao cây khi có hoa (cm)48,652,0Chiều cao cây khi có quả (cm)61,l64,5Chiều cao cây khi chín (cm)82,992,1CV% = 9,1
LSD0,05 = 3,95Màu sắc thân láXanh nhạtXanh nhạtDạng láTo, dàyTo, dàyDạng hình sinh trưởngBán hữu hạnBán hữu hạnMàu vai quả khi xanhTrắngTrắngMàu sắc quả khi chínĐỏ đậmĐỏ đậmSố ngăn quả (cm)2 - 32 - 3Cao quả (cm) (H)5,976,05CV% = 3,1
LSD0,05 = 0,27Đường kính quả (cm) (D)5,565,83CV% = 5,1
LSD0,05 = 0,30Độ dày thịt quả (cm)0,650,69CV% = 2,7
LSD0,05 = 0,62E - 01Độ Brix (0)5,425,43
Kết quả bảng 3.52 cho thấy: Các chỉ tiêu hình thái về màu sắc lá. hình dạng lá, dạng hình sinh trưởng, màu vai quả khi xanh, màu sắc quả khi chín, số ngăn quả là những chỉ tiêu mang đặc trưng của giống và không phụ thuộc biện pháp che phủ nilon.
Chiều cao cây trong giai đoạn từ trồng đến khi ra quả nhỏ là tương đương nhau, nhưng khi quả chín thì chiều cao cây giữa hai công thức có sự chênh lệch rệt. Cụ thể chiều cao cây khi quả chín của công thức 2 đạt 92,1 cm và cao hơn hẳn so với công thức 1 đạt (82,9 cm). Ở độ tin cậy 95% thì sự khác nhau này là có ý nghĩa.
Chiều cao quả của giống DT - 28 ở công thức 1 là 5,97cm, ở công thức 2 là 6,05cm với LSD0.05 = 0,27 thì sự sai khác này không có ý nghĩa, hay nói cách khác là biện pháp che phủ nilong không ảnh hưởng đến chiều cao quả cà chua DT28.
Đường kính quả: ở công thức 1 là 5,56 cm và ở công thức 2 là 5,83 cm. Với LSD0.05 = 0,30 thì sự sai khác này không ý nghĩa, hay nói cách khác là biện pháp che phủ nilon không làm ảnh hưởng tới đường kính quả cà chua DT28.
Tương tự như chiều cao quả và đường kính quả thì độ dày thịt qủa cũng có sự khác nhau giữa các công thức trong đó công thức 1 (0,65cm) và công thức 2 (0,69cm) và nhưng ở độ tin cậy 95% thì sự sai khác này là không có ý nghĩa.
Độ Brix của hai công thức là tương đương nhau, có nghĩa là biện pháp che phủ nilon không làm ảnh hưởng tới độ Brix của quả.
Ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của cà chua DT-28 được thể hiện qua bảng 3.53.
Bảng 3.53. Ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
CT
Chỉ tiêuCông thức 1
(đối chứng)Công thức 2CV% & LSD0.05Khối lượngTB/Quả (g)68,471,6CV% = 7,1
LSD0.05 = 0,55Số quả/cây
(quả)30,731,1CV% = 5,0
LSD0.05 = 3,40Năng suất quả/cây (g)1954,32209,5CV% = 9,2
LSD0.05 = 209,23Năng suất lý thuyết (tấn/ha)63,767,8Năng suất thực thu (tấn/ha)57,060,5CV% = 5,5
LSD0.05 = 1,24
Số liệu tại bảng 3.53 cho ta thấy, khối lượng trung bình quả của công thức 2 (71,6g/quả) cao hơn công thức 1(68,4 g/quả). Với LSD0.05 = 0,55 thì sự sai khác này là có ý nghĩa. Tương tự như khối lượng trung bình quả, số quả/cây dao động từ 30,7 - 31,1 quả/cây tuy nhiên với LSD0.05 = 3,40 thì sự sai khác này là không có ý nghĩa chứng tỏ biện pháp che phủ nilong không ảnh hưởng đến tổng số quả trên cây.
Do ở công thức 2 có khối lượng trung bình/quả lớn hơn công thức 1 nên năng suất cá thể và năng suất thực thu của công thức 2 lớn hơn so với công thức 1 và sự sai khác này là có ý nghĩa do vậy biện pháp che phủ nilon có ảnh hưởng tới năng suất cá thể và năng suất thực thu của cà chua DT 28. Cụ thể năng suất thực thu của công thức 2 là 60,5 tấn/ha cao hơn hẳn so với công thức 1 (57,0 tấn/ha).
Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28, kết quả được ghi lại trong bảng 3.54.
Bảng 3.54. Ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến khả năng chống bệnh của cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
Công thức
Chỉ tiêu theo dõiCông thức 1
(Đối chứng)Công thức 2Khă năng chống bệnh sương mai (điểm)2 1Khả năng chống bệnh đốm lá (điểm)5 1Khả năng chống virus (% cây)7 4 K/n chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (% cây)7 5 (Khả năng chống chịu bệnh tính theo thang điểm của AVRDC)
Kết quả bảng 3.54 cho thấy: cà chua DT - 28 là giống có khả năng cống chịu bệnh khá, đặc biệt là bệnh sương mai và đốm lá, tuy nhiên khi sử dụng biện pháp che phủ nilon, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, không có cỏ dại, tăng khả năng chống bệnh, đặc biệt hạn chế sự xâm nhập của các loại bệnh trực tiếp từ mặt đất nên nhìn chung khả năng chống chịu bệnh ở công thức 2 cao hơn so với công thức 1.
+ Kết luận.
Cà chua DT - 28 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao. Tuy nhiên giữa công thức 1 (không che phủ nilon) và công thức 2 (che phủ nilon) thì khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất thu được cũng khác nhau. Trong đó công thức 2 (che phủ nilon) cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt hơn so với công thức 1 (không che phủ nilon).
Công thức 2 (có che phủ nilon) khả năng chống chịu bệnh cao hơn so với công thức 1 (không có che phủ nilon).
3.3.5. Hoàn thiện phương pháp tách hạt để giống
Vụ Xuân
Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến chất lượng hạt giống.
Chất lượng hạt giống nói chung và hạt cà chua nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào khâu sản xuất giống như: trồng, chăm sóc, thu hoạch, tách hạt…. Khi các khâu trồng, chăm sóc, thu quả đã đảm bảo thì phương pháp tách hạt và bảo quản hạt chính là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng nảy mầm của hạt. Để đảm bảo điều kiện cho việc sản xuất hạt giống cà chua tốt nhất chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm “Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến chất lượng hạt giống”.
* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28
Hạt sau khi được tách theo hai công thức, tiến hành phơi khô và bảo quản. Sau đó chúng tôi tiến hành gieo hạt thu được từ 2 công thức trên, kết quả theo dõi cho thấy: với phương pháp tách hạt khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt. Điều này được thể hiện qua bảng 3.55
Bảng 3.55: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT-28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
Ngày theo dõiCông thức 1 (%)Công thức 2 (%)CV% & LSD0.0529/040,000,0002/051,932,1003/057,7011,0304/0532,4648,9305/0565,8682,6306/0579,5391,5007/0580,2392,43CV%=1,2
LSD0.05=3,6
Đồ thị 3.2: Tỷ lệ nảy mầm của cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009)
Qua bảng 3.55 và đồ thị chúng tôi nhận thấy: Khả năng nảy mầm của cả hai công thức đều có những quy luật chung, 3 ngày sau khi gieo thì cả hai công thức đã có hiện tượng nảy mầm, trong giai đoạn từ ngày 02/05 - 03/05 số cây nảy mầm tăng chậm, đến giai đoạn sau từ ngày 03/05 - 05/05 số cây nảy mầm tăng rất nhanh sau đó giảm dần và tỷ lệ nảy mầm ổn định ở thời điểm 8 ngày sau gieo (ngày07/05).
Ở tất cả các lần theo dõi, công thức 2 đều thể hiện sự vượt trội về tỷ lệ nảy mầm tại thời điểm 7 ngày sau gieo (ngày 06/05) tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 đạt 91,50% cao hơn so với công thức 1 (đạt 79,53%), sau gieo 8 ngày (ngày 07/09) tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 đã ổn định ở mức 92,43% cao hơn hẳn công thức 1 (đạt 80,23%).Như vậy hạt được tách theo CT2 có tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với CT1.
* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28.
Sức nảy mầm là khả năng nảy mầm cho cây mầm bình thường trong một khoảng thời gian ấn định theo thời vụ. Lô hạt giống nảy mầm tốt khi gieo, tỷ lệ nảy mầm cao, tỷ lệ cây dị dạng thấp, nảy mầm nhanh, đồng đều, cho cây to khoẻ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.56.
Bảng 3.56: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt tới sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28 (vụ Xuân 2009 tại Đan Phượng - Hà Nội)
NgàyCông thức 1 (%)Công thức 2 (%)CV% & LSD0.0529/040,000,0002/051,832,0003/057,3610,7604/0531,9048,4305/0565,0682,0006/0578,6090,7307/0579,0691,50CV% = 1,1
LSD0.05 = 3,34
Qua bảng 3.56 cho thấy trong các lần theo dõi chúng tôi nhận thấy: sức nảy mầm của hạt được tách theo công thức 2 thì ở tất cả các lần theo dõi đều thể hiện sự vượt trội so với hạt được tách theo công thức 1. Tại thời điểm 8 ngày sau gieo (ngày 07/05) sức nảy mầm của công thức 2 đạt 91,50% (tỷ lệ cây bất bình thường là 0,9%) trong khi đó công thức 1 chỉ đạt 79,06% (tỷ lệ cây dị dạng là 1,2%).
* Kết luận.
Phương pháp tách hạt tốt nhất để sản xuất hạt giống cà chua theo công thức 2, đó là: sau khi thu quả, bổ đôi quả và vắt lấy hạt rồi ngâm ủ trong nước có nhiệt độ 50 - 600C. Ngâm hạt đã tách trong 3 ngày sau đó đãi hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Ở phương pháp này tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cho kết quả cao hơn hẳn so với phương pháp làm hạt giống theo công thức 1 là để cả quả và ngâm trong nước ấm 50 - 600C trong 3 ngày.
Vụ Thu Đông
* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28.
Hạt sau khi được tách theo hai công thức, tiến hành phơi khô và bảo quản. Sau đó chúng tôi tiến hành gieo hạt thu được từ 2 công thức trên, kết quả theo dõi cho thấy: với phương pháp tách hạt khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt. Điều này được thể hiện qua bảng 3.57
Bảng 3.57: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT-28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
Ngày theo dõiCông thức 1
(Đối chứng)Công thức 2 (%)CV% & LSD0.0501/120,000,0004/122,114,1505/126,4715,3206/1240,6053,8407/1277,2185,6008/1281,6393,7109/1285,6894,73CV%=4,3
LSD0.05=5,1
Đồ thị 3.3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua DT - 28
Qua đồ thị chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nảy mầm có quy luật chung: Giai đoạn từ 01/12 - 05/12 tỷ lệ nảy mầm tăng chậm, tỷ lệ nảy mầm tăng nhanh trong giai đoạn từ 05/12 - 07/12 sau đó tăng chậm dần và ở tất cả các lần theo dõi tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 cao hơn so với công thức 1. Cụ thể tại thời điểm ngày 09/12 (9 ngày sau gieo) tỷ lệ nảy mầm của công thức 2 đạt 94,74% cao hơn hẳn so với công thức 1 đạt 85,68%. Ở độ tin cậy 95% thì sự sai khác này là có ý nghĩa.
* Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt đến sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28.
Tiến hành thí nghiệm tương tự với vụ Xuân, chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của các phương pháp tách hạt đến sức nẩy mầm của hạt. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.57.
Bảng 3.57: Ảnh hưởng của phương pháp tách hạt tới sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28 (vụ Thu Đông 2009 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc)
NgàyCông thức 1 (%)Công thức 2 (%)CV% & LSD0.0501/120,000,0004/122,084,1405/126,4115,2006/1240,5053,4207/1276,184,9308/1280,4193,0009/1283,2193,92CV% = 3,2
LSD(5%) = 5,1
Trong các lần theo dõi chúng tôi nhận thấy: sức nảy mầm của hạt được tách theo công thức 2 ở các lần theo dõi đều thể hiện sự vượt trội so với hạt được tách theo công thức 1. Tại thời điểm 9 ngày sau gieo (ngày 09/12) sức nảy mầm của công thức 2 đạt 93,92% (tỷ lệ cây bất bình thường là 0,81%) trong khi đó công thức 1 chỉ đạt 83,21% (tỷ lệ cây dị dạng là 2,47%).
* Kết luận.
Phương pháp tách hạt tốt nhất để sản xuất hạt giống cà chua theo công thức 2, đó là: sau khi thu quả, bổ đôi quả và tách hạt rồi ngâm ủ trong nước có nhiệt độ 50 - 600C. Ngâm hạt đã tách trong 3 ngày sau đó đãi hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Ở phương pháp này tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cho kết quả cao hơn hẳn so với phương pháp làm hạt giống theo công thức 1 là để cả quả và ngâm trong nước ấm 50 - 600C trong 3 ngày.
3.4. Hạch toán kinh tế của việc trồng cà chua tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Bảng 3.58: Hạch toán kinh tế của việc trồng cà chua tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Nội dungCà chua DT 28Cà chua Savior1. Chi phí: Giống3tr3trPhân hữu cơ sinh học10tr10trPhân ure2tr2trPhân lân1,5tr1 trPhân Kali4,5tr4 trPhân bón qua lá1tr1trDóc, giàn22tr22trCông lao động7tr5trTổng chi phí:50tr48tr2. Thu nhập:- Năng suất thực thu (tấn/ha)58,234,2- Thành tiền174,6tr102,6 tr3. Lợi nhuận:113,4tr65,4
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.
4.1Kết luận.
* Hiệu quả khử trùng tốt nhất là sử dụng NaOCl 5% trong thời gian là 25 phút;
Nguồn mẫu tốt nhất để tạo callus là mô thân và môi trường cho khả năng tạo callus tốt nhất là C1 (có bổ sung 0,5 mg/ml BAP và 1 mg/ml NAA);
Môi trường tái sinh cây từ callus thích hợp nhất là C9 (bổ sung 0,5 mg/l BAP và 1 mg/l zeatin);
Môi trường ra rễ thích hợp nhất là bổ sung 1 mg/l IBA.
* Nguồn mẫu tốt nhất để nuôi cấy lưu giữ giống cà chua là các mẫu chồi, cụm chồi
Chế độ chiếu sáng thích hợp nhất là 1000 lux trong nuôi cấy lưu giũ giống cà chua
* Môi trường tối ưu để lưu giữ cà chua in vitro được xác định là môi trường nuôi cấy bổ sung 2% Sorbitol và 2% Manitol, 2 mg/l glycine và 20 mg/l espermidine, nhiệt độ phòng nuôi cấy thích hợp 20-230C.
* Để tăng tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cà chua DT - 28, nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoá chất Emytin C ở nồng độ 10% và ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (50 - 600C).
* Trong sản xuất giống tốt nhất nên sử dụng khoảng cách trồng là 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha). Với mật độ này cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất và khả năng chống chịu bệnh tốt.
* Qua theo dõi mức bón phân cho thấy ở mức bón 120N : 100P : 100K cho năng suất quả cũng như năng suất hạt giống cao nhất. Và khả năng kháng bệnh của cà chua DT 28 đạt ở mức kháng cao đến kháng vừa.
* Phương pháp tách hạt tốt nhất để sản xuất hạt giống cà chua theo công thức 2, đó là: sau khi thu quả, bổ đôi quả và tách hạt rồi ngâm ủ trong nước có nhiệt độ 50 - 600C. Ngâm hạt đã tách trong 3 ngày sau đó đãi hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Ở phương pháp này tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt cho kết quả cao hơn hẳn so với phương pháp làm hạt giống theo công thức 1 là để cả quả và ngâm trong nước ấm 50 - 600C trong 3 ngày.
* Trong sản xuất thâm canh cà chua DT - 28, tốt nhất nên sử dụng khoảng cách trồng là 70 x 45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha). Với mật độ này cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất và khả năng chống chịu bệnh tốt.
* Qua theo dõi mức bón phân sử dụng cho quy trình thâm canh cho thấy ở mức bón 120N : 100P : 100K cho năng suất quả cũng như năng suất hạt giống cao nhất. Và khả năng kháng bệnh của cà chua DT 28 đạt ở mức kháng cao đến kháng vừa.
* Việc xử lý giống bằng EmyctinC ở nồng độ 10% ngoài giúp tăng tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm còn giúp tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cà chua DT - 28.
* Công thức có che phủ nilon cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt hơn so với công thức không có che phủ nilon.
Khả năng kháng bệnh của cà chua DT 28 ở cả hai công thức đều đạt ở mức kháng cao đến kháng vừa tuy nhiên khả năng kháng bệnh của cà chua DT-28 ở công thức có che phủ nilon cao hơn công thức không che phủ nilon.
4.2.Kiến nghị.
* Hiệu quả khử trùng tốt nhất là sử dụng NaOCl 5% trong thời gian là 25 phút;
Nguồn mẫu tốt nhất để tạo callus là mô thân và môi trường cho khả năng tạo callus tốt nhất là C1 (có bổ sung 0,5 mg/ml BAP và 1 mg/ml NAA);
Môi trường tái sinh cây từ callus thích hợp nhất là C9 (bổ sung 0,5 mg/l BAP và 1 mg/l zeatin);
Môi trường ra rễ thích hợp nhất là bổ sung 1 mg/l IBA.
* Nguồn mẫu tốt nhất để nuôi cấy lưu giữ giống cà chua là các mẫu chồi, cụm chồi
Chế độ chiếu sáng thích hợp nhất là 1000 lux trong nuôi cấy lưu giũ giống cà chua
* Kỹ thuật lưu giữ cà chua in vitro được xác định là môi trường nuôi cấy bổ sung 2% Sorbitol và 2% Manitol, 2 mg/l glycine và 20 mg/l espermidine, nhiệt độ phòng nuôi cấy thích hợp 20-230C.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÀ CHUA DT - 28
Giống DT-28 là giống chọn lọc từ quần thể lai kết hợp đột biến, có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch 60 - 65 ngày, dạng quả tròn cao, trọng lượng quả 70 - 80 gr.
1.Thời vụ gieo:
Vụ đông – xuân: gieo 20/8 đến 15/9; trồng 20/9 đến 15/10.
Vụ xuân – hè: gieo 15 – 25/12; trồng 15 – 25/1.
2.Chọn khu sản xuất:
Khu sản xuất giống phải được cách ly với các ruộng cà chua khác ít nhất là 50m.
3. Xử lý hạt:
Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ 50 - 600C trong 30 phút, vớt ra, hong khô rồi ngâm vào trong dung dịch EmyctinC 10% trong 8 giờ, vớt ra hong khô sau đó đem gieo.
4. Vườn ươm.
a. Gieo hạt theo luống
Chọn nơi cao ráo, thoát nước, đất có độ phì cao và gần nguồn nước. Cày xới đất cho tơi xốp, đập nhỏ, lên luống có mặt rộng 1 m, chiều cao luống 20 – 25 cm.
Dải 1 lớp phân chuồng mục (2 - 3 kg/m2), sau đó trộn đều với đất rồi trang phẳng luống. Gieo 2 - 3 gr hạt/m2, sau khi gieo phủ bằng đất bột cho kín hạt rồi phủ bằng một lớp rơm mềm, sau đó tưới đẫm.
Ngày tưới 2 lần đảm bảo đủ ẩm liên tục cho tới khi hạt nảy mầm. Sau khi gieo 3 - 4 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Lúc này gỡ nhẹ lớp rơm phủ.
Khi cây có 2 lá thật tiến hành tỉa định hình cây sao cho cây cách cây 2 - 3 cm. Thời gian cây giống trong vườn ươm 20 - 25 ngày sau mọc.
Khi cây có 4 - 5 lá thật tiến hành cấy cây ra ruộng.
b. Gieo hạt trong khay bầu.
Dùng 70% đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất bùn ao đã phơi khô đập nhỏ, 20% phân chuồng đã ủ hoai mục (hoặc phân hữu cơ sinh học) 10% bao gồm lân, kali, tro trấu đã hun kỹ và vôi bột (để khử trùng, mầm mống sâu bệnh), trộn đều hỗn hợp trên rồi vào túi bầu hoặc và các lỗ ở khay.
Mỗi bầu hoặc lỗ trên khay gieo 2 hạt sâu khoảng 1-1,5cm; dùng tay khoả nhẹ cho đất lấp kín hạt.
Gieo xong, tưới nhẹ. Những ngày đầu tưới 2 lần/ngày, những ngày sau tưới 1 lần/ngày hoặc 2-3 ngày/lần, thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây. Khi cây được 2 - 3 lá nhổ bỏ hoặc dùng để dặm những bầu không mọc, chỉ giữ lại mỗi bầu 1 cây khoẻ mạnh. Khi cây có 6-7 lá thật, có chiều cao 12-15cm ( không kể bầu), cây cứng cáp là đem trồng được. Thời gian từ khi gieo đến khi trồng khoản từ 15 - 20 ngày.
Chú ý : Khi sản xuất giống trong vụ Thu Đông cần làm dàn che mưa nắng cho cây con.
5. Làm đất.
Chọn ruộng nơi cao ráo, thoát nước và thuận lợi nước tưới. Cày bừa, làm đất và lên luống rộng 1,2 m (không kể rãnh), bổ hốc 70 cm x 45 cm.
6. Phân bón.
Phân bón tính cho 1 ha trồng cà chua:
2 tấn phân hữu cơ sinh học
Tỷ lệ N : P : K = 120: 100:180
- Bón lót 1/2 số phân chuồng + toàn bộ lân xuống hốc, đảo đều với đất.
- Bón thúc lần 1: Sau khi hồi xanh bón 1/4 N + 1/4 K kết hợp với phá váng, làm cỏ.
- Bón thúc đợt 2: Khi cây ra hoa bón 1/4 N + 1/4 K và 1/2 số phân chuồng còn lại. Kết hợp vun xới đợt 1 + cắm giàn.
- Bón thúc đợt 3: Khi cây quả rộ, có thể bón hoặc tưới 1/4 N + 1/4 K.
- Bón thúc đợt 4: Sau khi thu quả lứa đầu có thể tưới hoặc bón hết số phân còn lại.
7. Trồng và chăm sóc:
- Khi cây giống có 4 – 5 lá thật, tiến hành trồng cây ra ruộng. Trồng vào buổi chiều mát, trồng cạnh hốc đã bón phân để tránh xót phân. Trồng xong tưới đậm. Sau đó tưới giữ đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Khi cây ra hoa tiến hành vun xới đợt 1 và cắm giàn chữ A. Tỉa chùm hoa đầu.
- Tỉa cành: Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, cây phát chồi nách rất mạnh, phải tiến hành tỉa bỏ thường xuyên các chồi nách dưới chùm hoa đầu. Khi cây thu quả phải thường xuyên tỉa bỏ lá già, lá bệnh và các chồi phụ không mang quả.
8. Phòng trừ sâu bệnh:
- Các loại sâu cắn cây con: Sâu xám, ốc sên nhỏ dùng Furadan (2 kg/ha) xử lý đất.
- Sâu vẽ bùa: Dùng Netoxin, Trigard phun lên cây.
- Sâu đục quả: Dùng Regent, Polytrin ... phun lên cây nở hoa rộ.
- Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn: Luân canh cây trồng, khử trùng đất bằng vôi. - Phòng bệnh sương mai: Dùng Zinhep, Boocđô, Mancozeb.
- Bệnh virút: Diệt môi giới truyền bệnh là Rầy chổng cánh, khi cây đã bị xoăn rụt thì phải nhổ bỏ ngay
9. Khử lẫn.
Tiến hành khử lẫn 3 lần (lúc cây ra hoa, đậu quả và thu quả) nhằm loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh .
10.Thu hoạch.
Tiến hành thu hoạch khi quả trên cây đã chín sinh lý. Thu quả từ chùm thứ 2 đến chùm thứ 6. Thu hoạch tốt nhất là vào buổi sáng.
11. Tách và bảo quản hạt.
Quả được mang về, tiếp tục được chọn lọc những quả đạt tiêu chuẩn. Sau đó quả được bổ lấy hạt rồi ngâm trong nước ấm 50 - 600C với thời gian 3 ngày, đãi lấy hạt và phơi khô ở nắng nhẹ. Khi hạt đạt độ ẩm 10% thì ngừng phơi và tiến hành đóng gói hạt và bảo quản ở trong thùng kín có lót vôi bột.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CÀ CHUA DT - 28
1.Thời vụ gieo:
Vụ Thu - Đông: gieo 15/8 đến 15/9; trồng 10/9 đến 15/10.
Vụ Xuân - Hè: gieo 15 - 25/12; trồng 15 - 25/1.
2. Xử lý hạt trước gieo
Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ 50 - 600C trong 30 phút, vớt ra, hong khô rồi ngâm vào trong dung dịch EmyctinC 10% trong 8 giờ, vớt ra hong khô sau đó đem gieo.
3. Vườn ươm.
a. Gieo hạt theo luống
Chọn nơi cao ráo, thoát nước, đất có độ phì cao và gần nguồn nước. Cày xới đất cho tơi xốp, đập nhỏ, lên luống có mặt rộng 1 m, chiều cao luống 20 - 25 cm.
Dải 1 lớp phân chuồng mục (2 - 3 kg/m2), sau đó trộn đều với đất rồi trang phẳng luống. Gieo 2 - 3 gr hạt/m2, sau khi gieo phủ bằng đất bột cho kín hạt rồi phủ bằng một lớp rơm mềm, sau đó tưới đẫm. Ngày tưới 2 lần đảm bảo đủ ẩm liên tục cho tới khi hạt nảy mầm.
Sau khi gieo 3 - 4 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Lúc này gỡ nhẹ lớp rơm phủ. Khi cây có 2 lá thật tiến hành tỉa định hình cây sao cho cây cách cây 2 - 3 cm. Thời gian cây giống trong vườn ươm 20 - 25 ngày sau mọc. Khi cây có 4 - 5 lá thật tiến hành cấy cây ra ruộng.
Chú ý : Khi sản xuất giống trong vụ Thu Đông cần làm dàn che mưa nắng cho cây con.
b. Gieo hạt trong khay bầu.
Dùng 70% đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất bùn ao đã phơi khô đập nhỏ, 20% phân chuồng đã ủ hoai mục (hoặc phân hữu cơ sinh học) 10% bao gồm lân, kali, tro trấu đã hun kỹ và vôi bột (để khử trùng, mầm mống sâu bệnh), trộn đều hỗn hợp trên rồi vào túi bầu hoặc và các lỗ ở khay.
Mỗi bầu hoặc lỗ trên khay gieo 2 hạt sâu khoảng 1-1,5cm; dùng tay khoả nhẹ cho đất lấp kín hạt.
Gieo xong, tưới nhẹ. Những ngày đầu tưới 2 lần/ngày, những ngày sau tưới 1 lần/ngày hoặc 2-3 ngày/lần, thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây. Khi cây được 2 - 3 lá nhổ bỏ hoặc dùng để dặm những bầu không mọc, chỉ giữ lại mỗi bầu 1 cây khoẻ mạnh. Khi cây có 6-7 lá thật, có chiều cao 12-15cm ( không kể bầu), cây cứng cáp là đem trồng được. Thời gian từ khi gieo đến khi trồng khoản từ 15 - 20 ngày.
4.. Làm đất:
Chọn ruộng nơi cao ráo, thoát nước và thuận lợi nước tưới. Cày bừa, làm đất và lên luống rộng 1,2 m (không kể rãnh),
5. Phân bón:
Phân bón tính cho 1 ha trồng cà chua:
2 tấn phân hữu cơ sinh học.
Phân bón lá 1.000.000/1 ha
N : P : K = 120: 100:100 tương đương với 250kg Ure : 600kg Super lân: 300 kg KCl.
- Bón ½ phân hữu cơ sinh học + toàn bộ lân xuống hốc, đảo đều với đất.
- Bón thúc lần 1: Sau khi hồi xanh bón 1/4 N + 1/4 K kết hợp với phá váng, làm cỏ, kết hợp với phun phân bón lá theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bón thúc đợt 2: Khi cây ra sắp hoa bón 1/4 N + 1/4 K và 1/2 số phân chuồng hữu cơ sinh học còn lại. Kết hợp vun xới đợt 1 + cắm giàn.
- Bón thúc đợt 3: Khi hoa đậu quả nhiều (cây mói quả) bón hoặc tưới 1/4 N + 1/4 K kết hợp với phun phân bón lá.
- Bón thúc đợt 4: Sau khi thu quả lứa đầu có thể tưới phun hoặc bón hết số phân còn lại.
6. Che phủ nilon
Nếu sử dụng biện pháp che phủ nilon thì toàn bộ phân hữu cơ sinh học, phân Lân, phân Kali và một phần phân đạm được bón trộn đều với đất sau đó san phẳng, sau đó tiến hành che phủ nilon.
Dùng nilon trắng có chiều rộng 1,2 m. Phủ lên mặt luống, dùng đất chèn 2 bên mép luống.
Tiến hành đục lỗ với khoảng cách là 70x45cm (cây cách cây 45cm và hàng cách hàng 70cm).
20 - 30 cm
25cm
* * * * *
120cm
70cm
* * * * *
7.. Trồng và chăm sóc:
- Khi cây giống có 4 - 5 lá thật tiến hành trồng cây ra ruộng. Trồng vào buổi chiều mát, trồng cạnh hốc đã bón phân để tránh xót phân (Nếu sử dụng biện pháp che phủ nilon thì bón phân vào lỗ đã đục sẵn) . Trồng xong tưới đậm. Sau đó tưới giữ đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Khi cây ra hoa tiến hành cắm dàn chữ A.
- Tỉa cành: Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, cây phát chồi nách rất mạnh, phải tiến hành tỉa bỏ thường xuyên các chồi nách dưới, lá gần gôc chùm hoa đầu. Khi cây thu quả phải thường xuyên tỉa bỏ lá già gần mặt luống, lá bệnh và các chồi phụ không mang quả để cây thông thoáng.
8.. Phòng trừ sâu bệnh (theo hướng dẫn trên bao bì):
- Các loại sâu cắn cây con: Sâu xám, ốc sên nhỏ dùng Furadan (2 kg/ha) xử lý đất.
- Sâu vẽ bùa: Dùng Netoxin, Trigard phun lên cây.
- Sâu đục quả: Dùng Regent, Polytrin ... phun lên cây nở hoa rộ.
- Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn: Luân canh cây trồng, khử trùng đất bằng vôi.
- Phòng bệnh sương mai: Dùng Zinhep, Boocđô, Mancozeb.
- Bệnh virút: Diệt môi giới truyền bệnh là Rầy chổng cánh, khi cây đã bị xoăn rụt thì phải nhổ bỏ ngay.
- Sử dụng thuốc sinh học.
(Định mức thuốc bảo vệ thực vật là 1.500.000đ/ha).
9 Thu hoạch:
Khi quả chuyển màu thì tiến hành thu hoạch, thời gian thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng. Sau mỗi lần thu hoạch cần tưới, hoặc bón thêm phân để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các lứa quả sau. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch kéo dài, năng suất quả sẽ tăng đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt.
1. Mai Thị Phương Anh (2003), Kỹ thuật trồng cà chua an toàn quanh năm, NXB Nghệ An
2. Nguyễn Mai Anh (2006). Đánh giá tuyển chọn các giống cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và đóng hộp nguyên quả vụ Xuân hè trung năm 2006. Báo cáo tốt nghiệp. 2006
4. Tạ Thu Cúc (2003), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Vũ Tuyên Hoàng , Chu Ngọc Viên (1987). Giống cà chua số7 và một số biện pháp gieo trồng. Tạp chí KHKT NN. Hà Nội. Số 3. Trang 110-112.
7. Lê Thị Anh Hồng, Nguyễn Hữu Đống, Đặng Thị Chín (1993). Ứng ụng phương pháp ưu thế lai trong chọn giống cây cà chua. Tạp chí sinh học, số 3.
8. Trần Văn Lài , Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà và cộng sự (2005). Kết quả nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr 22-28.
9. Nguyễn Hồng Minh, 2000, Chọn giống cà chua, trích Giáo trình chọn giống cây trồng do Nguyễn Văn Hiển chủ biên, XNB Giáo dục.
10. Nguyễn Hồng Minh (2006), Kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất hạt giống lai và tạo các giống cà chua lai có sức cạnh tranh ở nước ta, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1, Tháng 10/2006.
11. Nguyễn Thanh Minh (2004). Khảo sát và tuyển chọn giống cà chua cho chế biến công nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sỹ nông nghiệp
12. Nguyễn Thanh Minh, Mai Thị Phương Anh (2000). Kết quả so sánh một số giống cà chua nhập nội dùng để chế biến.Tạp chí Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, số 10/2000.
13. PGS.TS Lê Duy Thành (2001), Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. NXB Khoa học và kĩ thuật.
14. Nguyễn Văn Thắng- Trần Khắc Thi (2000), Sổ tay người trồng rau. NXB Nông nghiệp.
15. Lê Lương Tề (2007), Giáo trình Bệnh Cây Nông Nghiệp, NXB Nông nghiệp.
16. Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2005, Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp.
Tài liệu tiếng Anh
17.Bhatia B., Ashwath N., Senaratna T., và Midmore D., (2004) “Tissue culture studies of tomato”, Plant cell, tissue and organ culture, 78.
18.Brasileiro A.C., Willadino L., Carvalheiro G., và Guerra M., (1999), “Callus induction and plant regeneration of tomato via anther culture”, Ciência Rural, Santa Maria, 29(4), p919-623.
19. Chu Jin Phing (1994). Processing tomato varietaltral. ARC. AVRDC Trainning report, p67-68.
20.Jozef Gubis Z., Lajchová Z., Faragó J., Zureková Z., (2004), “Effect of growth regulators on shoot induction and plant regeneration in tomato (Lycopersicon Esculentum Mill)”, Biologia, Bratislava, p. 405-40.
MỤC LỤC
TOC \o "1-3" \h \z \u HYPERLINK \l "_Toc257881218" I.ĐẶT VẤN ĐỀ PAGEREF _Toc257881218 \h 1
HYPERLINK \l "_Toc257881219" 1.1.Mở đầu PAGEREF _Toc257881219 \h 1
HYPERLINK \l "_Toc257881220" 1.1.1.Những nghiên cứu nước ngoài về việc sản xuất giống và thâm canh cà chua. PAGEREF _Toc257881220 \h 1
HYPERLINK \l "_Toc257881221" 1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam về sản xuất giống và thâm canh cà chua. PAGEREF _Toc257881221 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc257881222" 1.2.Mục tiêu của đề tài PAGEREF _Toc257881222 \h 6
HYPERLINK \l "_Toc257881223" 1.3. Cách tiếp cận. PAGEREF _Toc257881223 \h 7
HYPERLINK \l "_Toc257881224" II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. PAGEREF _Toc257881224 \h 8
HYPERLINK \l "_Toc257881225" 2.1. Vật liệu nghiên cứu. PAGEREF _Toc257881225 \h 8
HYPERLINK \l "_Toc257881226" 2.2. Nội dung nghiên cứu. PAGEREF _Toc257881226 \h 8
HYPERLINK \l "_Toc257881227" 2.2.1 Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống. PAGEREF _Toc257881227 \h 8
HYPERLINK \l "_Toc257881228" 2.2.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28. PAGEREF _Toc257881228 \h 9
HYPERLINK \l "_Toc257881229" 2.2.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28. PAGEREF _Toc257881229 \h 10
HYPERLINK \l "_Toc257881230" 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi của mỗi thí nghiệm hoặc thu thập số liệu: PAGEREF _Toc257881230 \h 13
HYPERLINK \l "_Toc257881231" 2.3.1. Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống. PAGEREF _Toc257881231 \h 13
HYPERLINK \l "_Toc257881232" 2.3.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881232 \h 13
HYPERLINK \l "_Toc257881233" 2.3.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881233 \h 14
HYPERLINK \l "_Toc257881234" 2.4. Phương pháp nghiên cứu: PAGEREF _Toc257881234 \h 14
HYPERLINK \l "_Toc257881235" III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN PAGEREF _Toc257881235 \h 15
HYPERLINK \l "_Toc257881236" 3.1.Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống.. PAGEREF _Toc257881236 \h 15
HYPERLINK \l "_Toc257881237" 3.1.1 Hoàn thiện môi trường nuôi cấy invitro tối ưu để lưu giữ giống gốc thuần chủng PAGEREF _Toc257881237 \h 16
Thí nghiệm 1:…………… ………………………. ……………………16
HYPERLINK \l "_Toc257881238" 3.1.2. Nghiên cứu xác định thời gian thích hợp để lưu giữ cây con cà chua nuôi cấy in vitro. PAGEREF _Toc257881238 \h 21
Thí nghiệm 2:…………… ………………………. ……………………21
Thí nghiệm 3:…………… ………………………. ……………………23
Thí nghiệm 4:…………… ………………………. ……………………24
HYPERLINK \l "_Toc257881239" 3.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881239 \h 26
HYPERLINK \l "_Toc257881240" 3.2.1. Hoàn thiện quá trình xử lý hạt giống cà chua bằng hóa chất và vật lý PAGEREF _Toc257881240 \h 26
Thí nghiệm 5:…………… ………………………. ……………………26
Thí nghiệm 6:…………… ………………………. ……………………28
HYPERLINK \l "_Toc257881241" 3.2.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881241 \h 33
Thí nghiệm 7:…………… ………………………. ……………………33
Thí nghiệm 8:…………… ………………………. ……………………39
Thí nghiệm 9:…………… ………………………. ……………………43
Thí nghiệm 10:…………...………………………. ……………………48
HYPERLINK \l "_Toc257881242" 3.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881242 \h 53
HYPERLINK \l "_Toc257881243" 3.3.1.So sánh về năng suất giữa cà chua DT - 28 và đối chứng Savior. PAGEREF _Toc257881243 \h 53
HYPERLINK \l "_Toc257881244" 3.3.2 Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881244 \h 54
Thí nghiệm 11:…..……… ………………………. ……………………54
Thí nghiệm 12:…..……… ………………………. ……………………59
Thí nghiệm 13:…..……… ………………………. ……………………64
HYPERLINK \l "_Toc257881245" 3.3.3.Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881245 \h 69
Thí nghiệm 14:…...……… ………………………. ……………………69
Thí nghiệm 15:…...……… ………………………. ……………………75
HYPERLINK \l "_Toc257881246" 3.3.4. Hoàn thiện các biện pháp nâng cao năng suất cà chua DT-28 PAGEREF _Toc257881246 \h 81
Thí nghiệm 16:….……… ………………………. ……………………81
HYPERLINK \l "_Toc257881247" 3.3.5. Hoàn thiện phương pháp tách hạt để giống PAGEREF _Toc257881247 \h 86
Thí nghiệm 17:..………… ………………………. ……………………86
Thí nghiệm 18:..………… ………………………. ……………………89
HYPERLINK \l "_Toc257881248" IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. PAGEREF _Toc257881248 \h 92
HYPERLINK \l "_Toc257881249" 4.1Kết luận. PAGEREF _Toc257881249 \h 92
HYPERLINK \l "_Toc257881250" 4.2.Kiến nghị. PAGEREF _Toc257881250 \h 93
HYPERLINK \l "_Toc257881251" QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÀ CHUA DT - 28 PAGEREF _Toc257881251 \h 94
HYPERLINK \l "_Toc257881252" QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CÀ CHUA DT - 28 PAGEREF _Toc257881252 \h 97
HYPERLINK \l "_Toc257881253" TÀI LIỆU THAM KHẢO PAGEREF _Toc257881253 \h 99
HYPERLINK \l "_Toc257881254" MỤC LỤC PAGEREF _Toc257881254 \h 102
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2.bao cao ca chua DT28.doc