Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

- Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần linh hoạt và nhanh chóng thực hiện các thủ tục cho công ty vay vốn để công ty có thể chủ động vay vốn, nắm bắt cơ hội kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Ngân hàng và tổ chức tín dụng nên phân doanh nghiệp ra thành từng nhóm khách hàng để có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với mỗi doanh nghiệp. Cần ưu tiên hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới thành lập nhưng có tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, thì rất cần có một mối liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng, các tổ chức tính dụng và các doanh nghiệp trong nước để có thể tạo ra được sức mạnh chiến thắng được sức cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài.

doc55 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kê khai thuế của toàn Công ty theo quy định; Hàng tháng quyết toán thuế đầu vào, thuế các đội, công trường đã nộp Nhà nước theo Quy chế Công ty. - Xác định và thu thuế các đội, công trường phải nộp theo quy định; xác định, kê khai, đề xuất thu nộp các loại thuế Công ty phải thực hiện theo Luật định. * Phân phối lợi nhuận và trích lập, sử dụng các loại quỹ: - Hạch toán trừ vào lợi nhuận của Công ty sau khi đã nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp các khoản lỗ, phạt vi phạm thuộc trách nhiệm của Công ty, các khoản chi phí không được xác định là chi phí hợp lý khi xác định thuế Thu nhập doanh nghiệp, xác định lợi nhuận còn lại của Công ty được toàn quyền sử dụng. - Phân phối lợi nhuận của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Quy chế của Công ty; - Hạch toán chi tiêu các quỹ theo Điều lệ, Quy Chế Công ty và quyết định của Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty. * Theo dõi, quản lý hợp đồng: - Tham gia đàm phán các Hợp đồng kinh tế: Hợp đồng kinh tế xây lắp, Hợp đồng kinh tế nội bộ, Hợp đồng tín dụng, hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá... - Quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế: về tiến độ thực hiện , thanh toán hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; Thanh lý hợp đồng. * Chế độ báo cáo: - Đôn đốc các đội, công trường thực hiện báo cáo Tài chính - Kế toán thường xuyên và đột xuất theo quy định của nhà nước và yêu cầu của Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty. - Kiểm tra báo cáo Tài chính - Kế toán của các đội, công trường; - Lập báo cáo Tài chính - Kế toán của toàn Công ty theo quy định của nhà nước và yêu cầu của Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty. * Kiểm tra tài chính; kiểm toán; Phân tích hoạt động kinh tế - Thông qua các hoạt động của mình, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động SXKD của Công ty, của các tập thể và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ, Quy chế, quy định của Công ty đối với công tác tài chính-kế toán; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Đề xuất và tổ chức kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất các đội, công trường khi được phê duyệt. - Đề xuất kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; - Tổ chức hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của toàn Công ty. * Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra tài chính đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong phạm vi đơn vị mình. - Tổ chức lập báo cáo kế toán - tài chính theo quy định, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ các yêu cầu quản lý của Công ty. - Tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính – kế toán trong toàn công ty theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. 2.1.2.4. Phòng Tổ chức Hành chính: a. Về chức năng: - Là cơ quan Tham mưu, giúp cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động, xây dựng Đảng Bộ, chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Giúp Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng biên chế, tổ chức lực lượng, điều động và bổ nhiệm cán bộ. Đề xuất với Giám đốc Công ty về chế độ đào tạo, sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với loại hình SXKD và định hướng phát triển của Công ty trong từng thời kỳ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ SXKD của Công ty. - Thực hiện công tác Bảo hiểm XH, chế độ chính sách, lao động, tiền lương đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động và Pháp luật - Quản lý toàn bộ đất đai, nhà cửa, các trang thiết bị và tài sản khác của cơ quan công ty. - Đảm bảo các điều kiện làm việc tốt nhất cho cơ quan công ty (các điều kiện về môi trường, vật chất ...) b. Về chức năng: - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức giáo dục cho các đối tượng trong Công ty tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, văn hoá, văn nghệ. - Hướng dẫn xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, tích cực tham gia xây dựng Đảng; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. - Hướng dẫn và tiến hành CTĐ,CTCT trong các nhiệm vụ, trọng tâm là lao động sản xuất, xây dựng lực lượng tự vệ và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao. - Tham mưu, đề xuất, phương án tổ chức biên chế, thành lập các đầu mối tổ chức thuộc Công ty phù hợp với mô hình hoạt động SXKD hoặc đề nghị giải thể đối với các Xí nghiệp, Chi nhánh, Đội, Công trường không còn phù hợp hoặc liên tục không hoàn thành nhiệm vụ. - Đề xuất công tác quy hoạch cán bộ. Tham mưu giúp Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, sắp xếp các chức danh Phó Giám đốc, Trưởng phó các phòng, ban, Đội trưởng, Đội phó phù hợp với quy định của Điều lệ, cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty và năng lực của từng cán bộ. - Tổ chức tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ, nhân viên theo Bộ Luật lao động thông qua Hợp đồng lao động được quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Điều động, thuyên chuyển cán bộ, nhân viên theo yêu cầu của SXKD. Quản lý hợp đồng lao động và giải quyết các tranh chấp hợp đồng lao động của người lao động trong công ty. - Ban hành các quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức, nhân sự trong toàn công ty. - Quản lý nhân sự toàn Công ty. - Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động: Đào tạo, nâng lương, tiền lương, BHXH-BHYT-BHTN, tham quan - nghỉ mát.... - Quản lý nhà đất và thực hiện tốt công tác văn thư bảo mật. - Đề xuất hình thức khen thưởng và kỷ luật. - Quản lý công tác văn phòng, duy trì bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc và bảo đảm xe trong công tác... 2.1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG YẾN NGỌC 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc Phòng kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng kế toán, các đội và xí nghiệp sản xuất chỉ có các nhân viên thống kê kế toán làm nhiệm vụ thu thập và xử lý chứng từ ban đầu. Công ty sử dụng hình thức kế toán này nhằm đảm bảo cho bộ máy kế toán phát huy vai trò chức năng của mình, giúp cho việc phân công lao động chuyên môn hóa, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán. Nhân sự phòng kế toán bao gồm 5 người: đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán,1 kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán, 1 thủ quỹ và 2 kế toán viên. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán Kế toán viên 1: kế toán giao dịch Kế toán viên 2:kế toán tiền mặt và thanh toán. Thủ quỹ Nhân viên thống kê kế toán tại các đội và xí nghiệp xây dựng 2.1.2 Mô hình bộ máy kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công tác trong phòng kế toán, hướng dẫn kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động của công ty trên cơ sở chế độ, chính sách tài chính kế toán đã quy định. Ngoài ra kế toán trưởng còn có trách nhiệm cập nhật các thông tin mới về kế toán tài chính cho các bộ phận kế toán trong công ty và nâng cao trình độ kế toán của nhân viên kế toán. Kế toán trưởng cũng là người trực tiếp phân tích các hoạt động kinh tế và đề xuất ý kiến, tham mưu cho giám đốc và các phó giám đốc cùng các bộ phận chức năng khác của công ty, là người giao dịch chính với các đối tác của công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán. Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán, kiêm kế toán chi phí và giá thành. Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp ngoài việc chịu trách nhiệm về kế toán chi phí và giá thành còn phải chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán của công ty, trực tiếp kiểm tra quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan, thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tổng hợp trợ giúp kế toán trưởng trong việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và định kỳ lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý. Kế toán viên 1 kiêm kế toán giao dịch ngân hàng và kế toán thanh toán với người bán, chủ công trình. Kế toán viên 2 kiêm kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ và thanh toán tiền lương, tài sản cố định và các phần hành còn lại. Thủ quỹ là người cuối cùng kiểm tra về các thủ tục xuất nhập quỹ và ghi vào sổ quỹ. Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân do đó phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện đúng pháp lệnh kế toán đã ban hành đồng thời đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, 2.1.2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc Các chính sách kế toán chung: Tại công ty các chính sách kế toán được sử dụng phù hợp với pháp luật Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đầu năm và kết thúc vào ngày 31/12 cuối năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam. Chế độ kế toán áp dụng : Theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán. Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền : phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : trên cơ sở giá gốc. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Nhập trước xuất trước. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định : theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính thuế VAT: theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp phân bổ chi phí trả trước : phân bổ theo chi phí trực tiếp tương ứng với doanh thu. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp : ghi nhận theo chi phí thu nhập doanh nghiệp hiện hành và hoãn lại. 2.1.2.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012-2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 CL năm 2013 so với năm 2012 Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 4.424.724.009 3.776.660.659 -648.063.350 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ 4.424.724.009 3.776.660.659 -648.063.350 Giá vốn hàng bán 4.271.106.939 3.636.234.287 -634.872.652 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp dịch vụ 153.617.070 140.426.472 -13.190.598 Doanh thu hoạt động TC 459.445.172 851.753.061 392.307.889 Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 245.069.320 32.317.667 -212.751.653 Chi phí BH - - - Chi phí QLDN 588.758.357 1.145.076.977 556.318.620 LN thuần từ hđ kinh doanh (220.765.435) (185.215.111) -35.550.324 Thu nhập khác 87.727.276 - Chi phí khác - - LN khác 87.727.276 - Tổng LN kế toán trước thuế (133.038.159) (185.215.111) -52.176.952 Chi phí thuế TNDN hiện hành 883.492.500 89.550.000 LN sau thuế TNDN (1.016.530.659) (274.765.111) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 Nhìn bảng BCKQKD ta thấy, cùng với sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và sự bế tắc của ngành xây dựng thì Công ty Yến Ngọc cũng chịu sự ảnh hưởng không hề nhỏ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm qua các năm. Năm 2012 doanh thu của công ty là 4.424.724.009vnđ, đến năm 2010 chỉ còn 3 776 660 659 vnđ, giảm 14,6% so với năm trước. 2.2.3. Thực trạng quản lý vốn của công ty 2.2.3.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp * Về cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty các năm 2012-2013 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Chỉ tiêu Giá trị (Tr đ) Tỷ trọng Giá trị (Tr đ) Tỷ trọng Giá trị (Tr đ) Tỷ lệ Tỷ trọng A NỢ PHẢI TRẢ 58 080 774 180 100,76 68 908 680 816 100.5 10827906636 -15,73 -0,26 I Nợ ngắn hạn 57 192 774 180 100 68 908 680 816 100 11715906636 20,5 0 1 Vay và nợ ngắn hạn 2 Phải trả cho người bán 6 930 438 905 12,1 10 953 055 663 15,9 4022616758 58,04 3,8 3 Người mua trả tiền trước 4 Thuế và các khoản phải nộp NN 5 479 509 420 9,6 5 989 356 920 8,7 509847500 9,3 -0,9 5 Phải trả công nhân viên 26 807 807 0,05 47 437 382 0.07 20629575 76,95 0,02 6 Chi phí phải trả 7 Phải trả cho các đơn vị nội bộ 5 264 142 252 9,2 5 264 136 771 7.6 -5481 0 -1,6 9 Các khoản phải trả phải nộp khác 39 491 875 796 69,05 46 654 694 080 67.73 7162818294 18,13 -1,32 II Nợ dài hạn 888 000 000 100 - - -888 000 000 4 Vay và nợ dài hạn 888 000 000 100 - - -888 000 000 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (438 606 592) -0,76 (337 730 497) -0.05 -100876095 0.26 I Vốn chủ sở hữu (438 606 592) 100 (337 730 497) 100 -100876095 0 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2 223 000 000 2 223 000 000 0 9 Lợi nhuận chưa phân phối (2 661 606 592) (2 560 730 497) -100876095 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 57 642 167 588 68 570 950 319 10928782731 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2013 Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài fhoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ bảng 2.3 ta thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2013 tăng so với năm 2012 là 10 928 782 731 đồng. Phân tích chi tiết ta thấy: - Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh và biến động qua các năm. Năm 2012 VCSH là (438 606 592) Năm 2013, VCSH là (337 730 497) đồng, tăng 100 876 095 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2013 hiệu quả hơn năm 2012. Vốn đầu tư của chủ sở hữu qua các năm là không đổi, 2 223 000 000 đồng. Điều này cho thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong năm 2013 công ty chủ yếu vay ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Nợ ngắn hạn năm 2013 là 68 908 680 816 đồng, tăng 11 715 906 636 đồng (chiếm 20,5 %) so với năm 2012. - Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh, tỷ lệ này qua năm 2012 và 2013 lần lượt là: 100,76 và 100,5. Nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phải nợ phải trả,nợ ngắn hạn - nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng tạm thời (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên...); nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả 1,5 %( năm 2012), đến năm 2013 công ty đã thanh toán được hết số nợ dài hạn. Với đặc thù của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản rất lớn và trong điều kiện nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải (tài trợ) cho tài sản thì tất yếu công ty phải vay nợ ngân hàng và hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn. * Về cơ cấu tài sản Bảng 2.4: Cơ cấu vốn của Công ty đơn vị tính: đồng Năm 2012 Năm 2013 So sánh Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tỷ lệ A Tài sản ngắn hạn 24 716 231 621 100 31 394 577 015 100 6 678 345 394 100 0.27 I Tiền và các khoản tương đương tiền 9 025 036 813 36,5 8 794 044 557 28 -230 992 256 -8,5 -0.03 1 Tiền 9 025 036 813 36,5 8 794 044 557 28 -230 992 256 -8,5 -0.03 III Các khoản phải thu 9 173 891 710 37,1 14 328 961 882 45,6 5 155 070 172 8,5 0.6 1 Phải thu của khách hàng 1 266 383 000 5,12 1 026 383 000 3,3 -240 000 000 -1,82 -0.2 2 Trả trước cho người bán 4 267 798 325 17,26 7 907 162 379 25,2 3 639 293 509 7,94 2.87 3 Phải thu nội bộ 2 376 798 325 9,6 3 801 263 417 12,1 2,5 5 Các khoản phải thu khác 1 755 174 865 7,1 2 285 143 586 7,3 529 968 721 0,2 0.3 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (482 333 350) -1,98 (690 990 500) -2,3 198 657 150 -0,32 0.4 IV Hàng tồn kho 5 095 259 681 20.6 7 016 926 241 22,35 1 921 666 560 1,75 0.37 1 Hàng hoá tồn kho 5 095 259 681 20,6 7 016 926 241 22,35 1 921 666 560 1,75 0.37 V Tài sản ngắn hạn khác 1 422 043 417 5,75 1 254 644 335 4 167 399 082 -1,75 0.13 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 8 361 480 0.03 20 107 923 0,06 11 746 443 0,03 1.4 3 Thuế GTGT đợc khấu trừ 93 772 437 0.38 474 345 912 1,5 380 573 475 1,12 4.06 4 Tài sản ngắn hạn khác 1 319 909 500 5,34 760 190 500 2,44 -559 719 000 -2,9 -0.42 B Tài sản dài hạn 32 925 935 967 100 37 176 373 304 100 4 250 437 337 0 0.13 II Tài sản cố định 32 904 982 041 99,93 37 119 488 121 99,85 4 214 506 080 -0,08 0.13 1 TSCĐ hữu hình 1 514 313 609 4,6 1 680 256 182 4,5 165 942 573 -0,1 0.11 Nguyên giá 2 393 549 354 2 789 003 899 395 454 545 Hao mòn lũy kế ( 879 235 745) ( 1 108 747 717 -229 511 972 4 Chi phí xây dựng cơ bản 31 390 668 432 95,3 35 439 231 939 95,32 4 048 562 507 0,02 0.13 V Tài sản dài hạn khác 20 953 926 0.03 56 885 183 0,03 35 931 257 0 1.7 1 Chi phí trả trước dài hạn 20 953 926 0.03 56 885 183 0,03 35 931 257 0 1.7 Tổng cộng tài sản 57 642 167 588 100 68 576 950 319 100 10 934 782 731 0 0.19 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2013 Nhằm đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn ta cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng đầu từ vào từng bộ phận tài sản. Đây là cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc điều hành cơ cấu đầu tư. Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) của doanh nghiệp được cấu thành bởi bốn loại tài sản: tiền và tương đương tiền; phải thu; hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm, tỷ lệ này qua năm 2012, 2013 lần lượt là 42,9% và 45,8%. Trong tổng vốn lưu động thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá lớn, năm 2012: 36.5%; năm 2013: 28%; trong tổng số vốn lưu động. Nguyên nhân của việc tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng lớn là do công ty được khách hàng trả tiền trước.Năm 2012 khách hàng trả trước cho công ty lên tới 17,26 % và năm 2013 là 25,2% trong tổng số vốn lưu động của công ty, đó là một dấu hiệu mừng. Các khoản phải thu của khách hàng vẫn có, xong nó chiếm tỷ trọng không cao (5,12% năm 2012 và 3,3% năm 2013) do đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả trước, trả góp các khoản phải thu được phân loại chi tiết thành các nhóm (A, B, C) theo thời gian chậm nhất và tính chất, khả năng thu hồi. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động là Hàng tồn kho. Năm 2012 khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ngắn hạn nhưng đến năm 2013 lại tăng 1 921 666 560 đồng so với tương ứng tăng 1,27% so với năm 2012. Hàng tồn kho tăng mạnh là do công ty chưa quyết toán được dự án khi đô thị PN nên chưa tính được giá xuất kho dẫn đến việc nguyên vật liệu vẫn bị treo ở kho. Khoản mục phải thu nội chiếm tỷ trọng khá cao( 9,6% và 12,1%) là các đội công trình được công ty cấp vốn, nguyên vật liệu để hoản thành công trình,tuy nhiên công trình chưa được quyết toán, nên khoản phải thu nội bộ vẫn còn tồn nhiều. Các khoản phải thu khác, là do công ty bị thâm hụt vốn từ những năm trước khi công ty còn chưa ổn định nhân sự ở ban giám đốc. Khoản mục tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn lưu động. Nhìn chung tài sản ngắn hạn( vốn lưu động) của công ty chủ yếu ở những vấn đề nêu trên, doanh nghiệp đã cố gắng kiểm soát và hạn chế những tồn đọng không đáng có, tuy nhiên với đặc thù ngành nghề kinh doanh mà công ty không thể giải quyết triệt để. 2.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta xem xét việc tài trợ nhu cầu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cụ thể là tài sản dài hạn của công ty có được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không, đồng thời tài sản ngắn hạn có đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không. Bảng 2.5: Cơ cấu phân bố tài sản-nguồn vốn của Công ty các năm 2012-2013 Năm Tài sản Nguồn vốn Tài sản NH Tài sản DH Nguồn vốn NH Nguồn vốn DH Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng Giá trị (trđ) Tỷ trọng 2012 24 716 231 621 42,8 32 925 935 967 57,1 58 080 774 180 100,7 (438 606 592) -0,7 2013 31 394 577 015 45,8 37 176 373 304 54,2 68 908 680 816 100,5 (337 730 497) -0,5 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2013 Do đặc thù kinh doanh ngành xây dựng nên tài sản dài hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn. Ta thấy, nếu phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay vốn lưu động nói riêng và vòng quay vốn kinh doanh nói chung (VD: năm 2013, phải thu chiếm 45,6%, hàng tồn kho chiếm 22,35% nhưng do thị trường bất động sản năm 2013 vẫn còn nằm trong tảng băng theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty nên hàng tồn kho chậm tiêu thụ; bên cạnh đó công tác thu hồi công nợ chậm và kém hiệu quả làm doanh nghiệp gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán các khoản nợ, cụ thể là nợ ngân hàng và nợ nhà cung cấp; trả nội bộ đồng thời làm giảm vòng quay vốn lưu động năm 2013 xuống còn 0,12 vòng so với 0,18 vòng trong năm 2012). Thực tế, xu hướng chuyển dịch tỷ trọng tài sản ngắn hạn (cụ thể là tăng dần) trong năm 2013 là dấu hiệu khá tốt cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Như vậy, tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính. 2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2.2.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh sắt thép các loại, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn, do vậy nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua, ta xem xét phân tích dưới đây: Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Tiền 9 025 036 813 36,5 8 794 044 557 28 Các khoản phải thu 9 173 891 710 37,1 14 328 961 882 45,65 Hàng tồn kho 5 095 259 681 20,6 7 016 926 241 22,35 Tài sản ngắn hạn khác 1 422 043 417 5,8 1 254 644 335 4 Cộng TSNH 24 716 231 621 100 31 394 577 015 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2012-2013 Qua bảng trên ta thấy do đặc điểm kinh doanh nên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động chiếm một tỷ lệ cao (năm 2012: 37,1%; năm 2013: 45,65%). Giá trị các khoản phải thu tăng qua các năm điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cũng phản ánh tình hình thu hồi nợ của công ty chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Thực tế, trong tổng nợ phải thu khách hàng năm 2013 (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác ): 24 716 231 621 đồng trong đó phải thu của khách hàng : 1 026 383 000 đồng (chiếm 7,1% tổng nợ phải thu); trả trước cho người bán: 7 907 162 379 đồng (chiếm 55,18%); phải thu nội bộ: 3 801 263 417 đồng (chiếm 26,5%), các khoản phải thu khác 2 285 143 586 đồng 15,9% trong đó dự phòng nợ khó đòi là 690 990 500 đồng chiếm 4,8 %. Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Công ty cần có giải pháp quản lý các khoản phải thu để thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vài năm trở lại đây, công ty đang thực hiện các dự án lớn, toàn bộ số vốn lưu động và vốn cố định đa số được đầu tư cho công trình, khi các công trình chưa được quyết toán, số tiền bán được nhà và đất chưa vẫn chưa được ghi nhận vào doanh thu( làm cho các khoản phải trả tăng cao), hàng tồn kho vẫn chưa tính được giá xuất dẫn đến việc tồn kho vẫn còn quá lớn. Do vậy, việc tính các chỉ số, các vòng quay với công ty tại thời điểm này không phản ánh được chính xác thực tại. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG YẾN NGỌC 2.3.1. Những kết quả đạt được - Mặc dù kết quả kinh doanh 2005, 2006 lỗ nhưng DN vẫn chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. - Vốn chủ sở hữu của công ty khá cao đồng thời công ty cũng tận dụng được một lượng lớn vốn chiếm dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. - Công tác tiêu thụ hàng tồn kho cũng có những biến chuyển đáng ghi nhận. - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ổn định qua các năm, khả năng thanh toán nợ đựơc đảm bảo. - Hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động và vốn cố định nói riêng năm 2010 tốt hơn so với các năm trước nhưng còn ở mức thấp so với mức trung bình ngành và chưa thật sự ổn định. 2.3.2. Những tồn tạị và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty đang ổn định và đạt được một số kết quả trên nhưng những hạn chế về quản lý và sử dụng vốn trong công ty chưa được khắc phục nên hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế: - Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu. - Mặc dù công ty đã chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh cho năm kế hoạch nhưng chưa sát với thực tế thực hiện, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường chưa thật sự được quan tâm, chú trọng, vì vậy không linh hoạt và bị động khi thị trường có biến động lớn theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh. - Doanh thu liên tục giảm trong hai năm 2009, 2010; kết quả kinh doanh lỗ dẫn đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời âm. - Công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho còn có nhiều yếu kém, các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng. Công nợ phải thu còn tồn đọng khối lượng lớn, tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn (có thời hạn thanh toán >12 tháng) chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn dài hạn, trong khi công ty phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan - Năm 2008, 2009, 2010 là năm biến động phức tạp của thị trường nói chung và của thị trường bất động sản nói riêng ( nhiều công trình đầu tư, xây dựng phải ngừng hoạt động do vốn bị thiếu hụt trầm trọng, khi các doanh nghiệp không thu hút được các nhà đầu tư, các khách hàng ứng tiền trước để hoàn thành công trình). Điều này làm doanh thu trong 3 năm liên tục giảm, kết quả kinh doanh lỗ trực tiếp làm cho công tác quản lý và sử dụng vốn có nhiều biến động. b. Nguyên nhân chủ quan - Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều nhưng không đem lại hiệu quả, do đó kéo theo nhiều chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặc dù tồn tại này đã được khắc phục phần nào trong năm 2010, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao. - Công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt; nợ khó đòi, quá hạn vẫn phát sinh qua các năm. Công ty đã thực hiện phân loại công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp và giải pháp rõ ràng để giải quyết triệt để công nợ khó đòi. - Trình độ phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Lãnh đạo công ty chỉ dự đoán kế hoạch trong tương lai mà không chi tiết thành các kế hoạch tài chính cụ thể. - Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn thấp. Trong tương lai, công ty cần định hướng lại và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại trên. Phần 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG YẾN NGỌC 3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG YẾN NGỌC 3.1.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty + Sử dụng vốn hiệu quả là cơ sở để công ty bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinh doanh của mình. + Sử dụng vốn có hiệu quả hay không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, đến tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty. + Vốn không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ làm suy giảm khả năng tạo vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. Trước hết là sự suy giảm nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận do kết quả kinh doanh thấp và xa hơn nữa là việc giảm sút kinh doanh do tình hình tài chính của công ty. 3.1.2. Những định hướng của công ty trong thời gian tới + Ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục hết lỗ luỹ kế và có lãi trong thời gian tới. + Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tiêu thụ trong nước, chủ yếu là thị trường phía bắc, tăng cường hoạt động Maketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ. + Triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng giai đoạn; đẩy mạnh việc kinh doanh thép nội địa. + Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của công ty, góp phần xây dựng và phát triển công ty trở thành một doanh nghiệp vị thế khá trên thị trường. + Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 20%-30%; lành mạnh hoá tài chính để có cơ cấu vốn chủ sở hữu hợp lý + Không ngừng cải tiến mô hình quản lý sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của chiến lược kinh doanh; đặc biệt trong việc đa dạng hoá chiến lược kinh doanh. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG Thực tiễn công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty đã chứng minh những nỗ lực trong việc đưa ra các biện pháp nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vẫn ở mức thấp và tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Từ thực tiễn trên cùng với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, cụ thể như sau: 3.2.1. Giải pháp chung đối với công ty 3.2.1.1. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn Trong thời gian qua việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa sát với thực tế biến động của thị trường, công tác xây dựng còn cứng nhắc thiếu linh hoạt. Vì vậy xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ là cơ sở quan trọng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh phải căn cứ vào thực tế thực hiện, phân tích và dự báo những biến động của thị trường thép thế giới và thị trường thép trong nước. Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chưa quan tâm đến việc lập các kế hoạch cụ thể về sử dụng vốn và cách thức huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cả năm. Về nguyên tắc, kế hoạch về sử dụng và phương thức huy động vốn phải được xây dựng trên cở sở thực tế về kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tiếp theo, do đó đòi hỏi phải đúng, toàn diện và đồng bộ để tạo cơ sở cho việc tổ chức công tác sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Để đảm bảo yêu cầu của công tác lập kế hoạch, khi tiến hành thực hiện công ty cần phải chú trọng một số vấn đề sau: Một là: Xác định chính xác nhu cầu về vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên liên tục không bị gián đoán, trong đó phải xác định được nhu cầu tăng đột biến trong những thời điểm biến động thuận lợi của giá thép trên thị trường để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Từ đó có biên pháp huy động vốn phù hợp nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng dư thừa vốn gây lãng phí vốn không cần thiết nhưng cũng đảm bảo không bị thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời huy động vốn với chi phí sử dụng tối ưu. Hai là: Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc huy động vốn, bao gồm việc xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp với chi phí về vốn là thấp nhất giúp công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Để tăng nguồn tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Trước hết, trong qúa trình tìm nguồn tài trợ công ty cần khai thác triệt để mọi nguồn vốn của mình, phát huy tối đa nội lực vì nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất nên mang lại hiệu quả cao nhất. Một trong những nguồn đó là vốn tích luỹ từ các lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao TSCĐ để lại với mục đích tạo nguồn vốn tái đầu tư cho doanh nghiệp. - Tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt về vốn lưu động, tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như: Phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp NSNN chưa đến hạn nộp, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại (mua chịu của người cung cấp)... Việc sử dụng các nguồn này sẽ giảm đáng kể chi phí huy động vốn do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này chỉ mang tính chất tạm thời và doanh nghiệp cần chú ý điều hoà giữa nguồn vốn chiếm dụng được với các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng sao cho công ty không bị thua thiệt và luôn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Trong quá trình huy động vốn, để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì ngoài các nguồn vốn ngắn hạn đòi hòi công ty phải quan tâm đến việc tìm nguồn tài trợ dài hạn, đây là nguồn vốn tài trợ ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của công ty. Hiện nay, toàn bộ tài sản cố định của công ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên trong thời gian tới khi công ty triển khai xây dựng khu đô thị sẽ cần một lượng vốn dài hạn khá lớn. Trong 03 năm gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh liên tục lỗ đã làm giảm đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy để bổ sung vào các quỹ của công ty thì hoạt động kinh doanh phải hiệu quả. Ba là: Sau khi lập kế hoạch huy động vốn, công ty cần chủ động trong việc phân phối và sử dụng số vốn đã được tạo lập sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cần căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo những biến động của thị trường để đưa ra quyết định phân bổ vốn cả về mặt số lượng và thời gian, cụ thể cần dự trữ bao nhiêu hàng tồn kho là hợp lý và hiệu quả... Đồng thời, công ty cần có sự phân bổ hợp lý nguồn vốn dựa trên chiến lược phát triển. Từ kế hoạch tổng thể, công ty cần đưa ra các kế hoạch chi tiết. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải dựa vào hoạt động kinh doanh của những năm trước cũng như khả năng và tiềm lực của công ty trong năm tiếp theo để có thể xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể và sát thực tế nhất. Tóm lại, việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy, việc lập kế hoạch luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý, sử dụng vốn nói riêng. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và hiệu quả, giúp lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty, góp phần quan trọng vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới. 3.2.1.2. Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty Công tác quản lý, tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý phải phù hợp sẽ phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các xí nghiệp kinh doanh, các phòng ban chức năng tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, làm hạn chế năng lực kinh doanh của công ty. Đặc biệt trong thời gian tới công ty cần áp dụng cơ chế khoán kinh doanh đến từng xí nghiệp kinh doanh, điều này sẽ tạo ra tính chủ động và động lực khuyến khích các xí nghiệp thực hiện kinh doanh hiệu quả hơn. Công ty cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; nâng cao nghiệp vụ quản lý, trình độ của các cán bộ quản lý xí nghiệp. Cần xây dựng môi trường kinh doanh thích hợp, tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân nhằm phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích cho công ty. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng bằng vật chất đối với cán bộ công nhân viên đem lại lợi ích cho công ty. 3.2.1.3. Quản lý chặt chẽ chi phí Trong hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí luôn phát sinh, vì vậy đòi hỏi công ty phải quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Quản lý chặt chẽ chi phí sẽ là một điều kiện tiên quyết đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Để quản lý chi phí đạt hiệu quả cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Lập dự toán chi phí hàng năm: Công ty phải tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có được một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh và phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ. - Công ty cần tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. 3.2.1.4. Mở rộng mạng lưới bán hàng và đối tượng khách hàng + Cần thiết lập hệ thống cửa hàng bán lẻ trên khắp cả nước với các chinh sách bán hàng linh hoạt và mềm dẻo như: khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán; áp dụng giảm giá đối với khách hàng mua với số lượng lớn... + Các khách hàng của công ty hiện nay chủ yếu là các cá nhân có nhu cầu nhà ở và điều kiện tài chính chưa thật cao. Do vậy, công ty cần hướng tới các khách hàng, các công ty có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng bền vững. 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Do đặc thù kinh doanh nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty, trong đó phải kể đến là khoản mục các khoản phải thu và hàng tồn kho, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì buộc phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn lưu động. 3.2.2.1. Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu Do thực hiện chính sách bán hàng chậm trả nên các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động của công ty, vì vậy quản lý tốt các khoản phải thu là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty: - Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng mua bán: Cần quy định rõ ràng thời gian và phương thức thanh toán đồng thời luôn giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các hợp đồng, thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán. Bên cạnh đó cần có những ràng buộc bán chậm trả để lành mạnh hoá các khoản nợ như: yêu cầu ký quỹ, bảo lãnh của Bên thứ ba (ngân hàng)... đồng thời thường xuyên thu thập các thông tin về khách hàng thông qua nhiều kênh cung cấp để có chính sách bán hàng phù hợp, hiệu quả. - Trong công tác thu hồi nợ: Hàng tháng, công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán cũng là một biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ. Cần phân loại các khoản nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ đó. - Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: Công ty cần phân loại để tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia han nợ, thoả ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Đồng thời cũng cần có chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với những khách hàng uy tín, truyền thống, trong trường hợp họ tạm thời có khó khăn về tài chính có thể áp dụng biện pháp gia hạn nợ. Còn đối với những khách hàng cố ý không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì công ty cần có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các toà kinh tế để giải quyết các khoản nợ. - Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2.2.2. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho Kết quả kinh doanh liên tục lỗ trong những năm gần đây chủ yếu do dự trữ hàng tồn kho không hợp lý, cụ thể là việc xác định thời điểm dự trữ còn nhiều yếu kém, tồn tại. Vì vậy, để công tác dự trữ hàng tồn kho hợp lý quan trọng là phải thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, phân tích và tính toán những biến động về giá thép trên thị trường. Cụ thể, bộ phận kế hoạch lập kế hoạch dự trữ phải chi tiết, cụ thể, đảm bảo sát với thực tế để hạn chế tới mức thấp nhất số vốn dự trữ, đồng thời xác định thời điểm dự trữ hàng tốt nhất. Đồng thời bộ phận tài chính có kế hoạch tìm nguồn tài trợ tương ứng. Công ty cũng cần phải tiến hành kiểm kê, đối chiếu tình hình nhập tồn của các loại thép định kỳ nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo. 3.2.2.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên một cách hợp lý Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên sẽ giúp công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh được tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh, tránh để ứ đọng vốn, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, công ty có thể sử dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hợp lý hơn. Bên cạnh việc lập kế hoạch nguồn vốn lưu động, công ty cũng phải tiến hành kiểm tra và đánh giá nhu cầu vốn lưu động, từ đó có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý vốn vượt so với kế hoạch để ngăn ngừa rủi ro do sử dụng vốn sai mục đích. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Do đặc thù kinh doanh nên vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung. Công ty cần có kế hoạch theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định để đảm bảo tài sản có hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tăng giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm: Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, xác định danh mục, số lượng, giá trị của từng loại TSCĐ tăng, giảm trong năm; phân tích cụ thể TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư và lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp. - Hướng đầu tư vào TSCĐ đem lại hiệu quả cao nhằm phát huy hết hiệu suất sử dụng TSCĐ. - Xác định loại TSCĐ chủ sở hữu và TSCĐ thuê đối với các nhu cầu phát sinh trong thực tế. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG YẾN NGỌC 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Thứ nhất: Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế pháp luật, đặc biệt là các biện pháp ổn định đối với ngành xây dựng và bất động sản - Thị trường xây dựng cũng như bất động sản trong nước chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bởi những biến động của thị trường trên thế giới, do vậy Nhà nước cần có những biện pháp hiệu quả ổn định giá , tránh để biến động quá lớn gây thiệt hại cho doanh nghiệp. - Hoàn thiện chính sách tín dụng: Lãi suất ngân hàng còn nhiều bất hợp lý, hành lang pháp chế còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng cũng cần được sửa đổi đảm bảo tăng trưởng vững chắc cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn. Thứ hai: Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp - Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lơn: Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn. - Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của Doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình. - Tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hoá các dịch vụ công... - Phát triển và phát huy mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt về đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, hỗ trợ, xúc tiến thương mại. Điều này đặc biệt cần thiết trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước một sự cạnh tranh ồ ạt, lấn sân từ các công ty nước ngoài. Vì vậy, yêu cầu là phải có một hiệp hội các doanh nghiệp trong cùng một ngành đứng ra liên kết để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn cần một lượng vốn lớn. Ngoài việc huy động vốn từ các nguồn bên trong, công ty cũng rất cần huy động vốn từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển khá mạnh cho phép công ty có thể huy động vốn với chi phí hợp lý. Sau đây là một số giải pháp ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể áp dụng để tạo ra điều kiện thuận lợi cho các công ty huy động vốn: - Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần linh hoạt và nhanh chóng thực hiện các thủ tục cho công ty vay vốn để công ty có thể chủ động vay vốn, nắm bắt cơ hội kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Ngân hàng và tổ chức tín dụng nên phân doanh nghiệp ra thành từng nhóm khách hàng để có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với mỗi doanh nghiệp. Cần ưu tiên hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới thành lập nhưng có tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, thì rất cần có một mối liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng, các tổ chức tính dụng và các doanh nghiệp trong nước để có thể tạo ra được sức mạnh chiến thắng được sức cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay thì các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Là một Công ty xây dựng chủ yếu kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực xây dựng và bât động sản, Công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc đã có những phát triển vượt bậc cả về chất lượng lẫn quy mô. Với tiềm năng của Công ty nói riêng và của ngành xây dựng nói chung, Công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế. Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty . Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi các khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để có kiến thức toàn diện về đề tài đã nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa TC-KT và đặc biệt là cô Ths. Phạm Thị Lan Anh đã rất tận tình và có những chỉ dẫn thiết thực, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bản báo cáo này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH xây dựng Yến Ngọc đã tận tình chỉ bảo cũng như trong việc cung cấp các số liệu liên quan giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_8343.doc
Luận văn liên quan