LỜI MỞ ĐẦU
An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn
sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ
thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều
kiện thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu,
diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản.
Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng khai thác thủy
sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất
toàn quốc (năm 2005 là 232.139 tấn, tăng 9,12% so với năm 2004 - Niên giám Thống
kê 2005).
Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực, mà
còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Bằng việc thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai hướng: khai
thác tốt các thế mạnh của địa phương và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,
nếu vào năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ bằng ¼ giá trị của xuất khẩu
gạo, thì nay đã vượt qua và là ngành đứng đầu thu ngoại tệ về cho tỉnh. Có thể nói An
Giang đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đúng hướng và có hiệu quả.
Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư
dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản,
nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp
với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút
ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp
phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và
ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Ngành thủy sản ở An Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng khá ổn
định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông
thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đáng kể đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, để phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm sạch,
chất lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo vệ và giữ vững uy tín
hàng thủy sản Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của An Giang nói riêng trên thị
trường thế giới, thì cần phải có những giải pháp thích hợp.
Do đó, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An
Giang”.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn làm rõ một số khía cạnh trên
một số lĩnh vực chủ yếu của ngành thủy sản: nuôi trồng, khai thác, giống, chế biến,
tiêu thụ thủy sản và đi sâu phân tích con cá tra, basa vì nó chiếm kim ngạch xuất
khẩu khoảng 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Luận văn được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành ba
chương gồm :
Chương 1: Vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản
tỉnh An giang.
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang.
Chương 3: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
Luận văn này dựa trên cơ sở phân tích lý luận chung, phương pháp điều tra -
thống kê, so sánh thực trạng ngành thủy sản của tỉnh. Từ đó đề xuất định hướng phát
triển và một số giải pháp về tài chính để phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Đây là
vấn đề đòi hỏi kiến thức tổng hợp sâu rộng, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi điều
kiện nghiên cứu và kiến thức bản thân có hạn nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong
đề tài. Rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn, xin chân thành
cám ơn.
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao), thức ăn (thức ăn kích
thích sự tăng trưởng nhanh thủy sản nuôi, chất lượng đảm bảo), thuốc thú y thủy sản
(sản xuất các loại thuốc phòng và trị bệnh cá có hiệu quả cao), chế biến,...
* Định hướng ngành nuôi trồng thủy sản.
Năm 2010:
- Tổng diện tích nuôi thủy sản là 6.402 ha. Trong đó:
+ Diện tích nuôi cá: 3.608 ha, bao gồm diện tích nuôi cá ao là 2.855 ha, diện
tích nuôi chân ruộng là 175 ha, nuôi bãi bồi là 269 ha, diện tích ương cá giống là 309
ha.
+ Diện tích nuôi tôm: 2.688 ha, bao gồm diện tích nuôi ao chiếm 130 ha, nuôi
chân ruộng chiếm 2.383 ha, diện tích nuôi bãi bồi chiếm 130 ha, diện tích nuôi tôm
giống chiếm 45 ha.
+ Diện tích nuôi thủy sản khác là 106 ha.
+ Diện tích mặt nước nuôi thủy sản: (chủ yếu là nuôi cá lồng bè)
Vẫn tiếp tục duy trì nuôi cá lồng bè ở các khu vực đã nuôi cũ (không phát triển
thêm số lượng lồng bè).
Bảng 3.1 : Diện tích và sản lượng nuôi cá tra, basa năm 2010
Chỉ tiêu Thể tích (m3) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Nuôi trồng thủy sản 370.000 2.150 227.000
- Nuôi ao hầm 1.800 108.000
- Nuôi đăng quầng 50 4.000
- Nuôi cồn 300 48.000
- lồng bè (nuôi cá tra) 300.000 60.000
- Lồng bè (nuôi cá basa) 70.000 7.000
Nguồn: Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam
- Các khu vực nuôi:
65
+ Khu vực ngã ba sông Châu Ðốc nơi giáp ranh của các huyện An Phú (xã Ða
Phước), Châu Ðốc (Vĩnh Ngươn, Vĩnh Mỹ), Tân Châu (xã Châu Phong), Phú Tân (xã
Phú Hiệp).
+ Ðoạn sông Hậu thuộc Châu Phú (xã Khánh Hòa, Mỹ Thuận - Mỹ Phú),
Đoạn sông Kênh xáng thuộc Tân Châu (xã Long An, Tân An), Đoạn sông Cái Vừng
thuộc huyện Phú Tân (thuộc xã Long Sơn, Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh), Đoạn
sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng (xung quanh xã Mỹ Hòa Hưng), Đoạn sông hậu
thuộc Châu Thành (thuộc xã Hòa Phú I, II ; xã Hòa Long), Đoạn sông Hậu (thuộc xã
Phước Hưng, huyện An Phú), Đoạn sông Tiền (khu vực thuộc xã Vĩnh Xương - Tân
Châu), Đoạn sông Tiền thuộc xã Mỹ Hiệp - Chợ Mới).
. Mô hình nuôi:
- Mô hình nuôi ao (cá tra, cá lóc, cá rô đồng, cá trê): vùng phát triển chính là
huyện Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Ðốc.
- Mô hình nuôi lồng bè: tập trung chủ yếu trên sông Hậu và các nhánh sông Hậu,
sông Kênh Xáng, sông Cái Vừng, sông Tiền.
- Mô hình nuôi chân ruộng (nuôi tôm càng xanh): vùng phát triển chính là
huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành.
- Mô hình nuôi đăng: không phát triển vì ảnh hưởng nhiều đến luồng lạch giao
thông, môi trường (vào mùa khô) và nguồn tài nguyên nước.
Mô hình nuôi thủy sản bằng đăng vi phạm điều 9 và điều 17 Luật Tài Nguyên
Nước, Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998.
. Đối tượng nuôi:
- Đối tượng nuôi xuất khẩu: Cá tra, cá basa, cá rô phi, cá lóc, tôm càng xanh.
- Đối tượng nuôi tiêu thụ nội địa: cá tra, basa, hú, lóc bông, he, lóc, cá rô đồng,
mè vinh, cá trê lai, chép, hường, rô phi, ếch, thát lát, mè, trắm, tôm càng xanh,...
Trong giai đoạn 2005 - 2010 tiếp tục nghiên cứu nhiều đối tượng nuôi bản địa
mới (cá Hô đất, cá bông lau, cá trạch lấu, lươn, cá chày, cá dứa, cá thát lát,...) phục vụ
nhu cầu tiêu thụ thị trường và nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi bản địa.
66
. Giống nuôi thủy sản:
* Năm 2010:
- Cá giống: Tổng số cá giống ước tính cần cho nhu cầu nuôi năm 2010: số lượng
giống cá tra là 406.040.850 con, số lượng cá giống khác là 205.551.000 con.
- Lượng tôm giống ước lượng 182.630.000 con.
* Định hướng chế biến và tiêu thụ.
Để phục vụ cho việc chế biến 227.000 tấn cá tra,basa thành phẩm cần phải đầu
tư thêm 13 nhà máy chế biến thủy sản như sau:
.Tại Khu công nghiệp Bình Long: 04 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh,
với công suất 5.000 tấn/năm/NM, vốn đầu tư 200 tỷ đồng và 01 nhà máy chế biến sản
phẩm giá trị gia tăng (GTGT) từ thủy sản, với công suất 3.000 tấn/năm/NM vốn đầu
tư 15 tỷ đồng.
.Tại Khu công nghiệp Bình Hòa: 06 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, với
công suất 5.000 tấn/năm/NM, vốn đầu tư 300 tỷ đồng và 02 nhà máy chế biến sản
phẩm giá trị gia tăng (GTGT) từ thủy sản, với công suất 3.000 tấn/năm/NM vốn đầu
tư 44 tỷ đồng.
Tổng công suất của 13 nhà máy là: 58.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư là 559
tỷ đồng.
Sản lượng chế biến là 67.400 tấn, trong đó xuất khẩu là 57.000 tấn và tiêu thụ
nội địa là 10.400 tấn.
Tuy nhiên để chế biến 67.400 tấn thành phẩm thì cần 188.766 tấn cá nguyên
liệu (định mức bình quân khoảng 2,8 kg cá nguyên liệu cho 01 kg cá thánh phẩm),
tức lượng phụ phẩm sẽ là 121.376 tấn, với lượng phụ này, tỉnh An Giang cần phải
đầu tư thêm 05 nhà máy chế biến phụ phẩm như sản xuất dầu desiel từ mở cá tra và
basa, mở cá, bột cá…
Thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng và thị phần sẽ được cân đối hơn hiện
nay. Tuy nhiên vẫn phải mở rộng thị trường Mỹ, EU vì đây là những thị trường lớn
67
giàu tiềm năng. Mở rộng những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị
trường, tăng tỷ trọng hàng GTGT, các mặt hàng chế biến sẵn vẫn sẽ có nhu cầu trong
thời gian tới như chả cá tra, basa; cá tra, basa fillet tẩm bột; tra, basa cắt khoanh muối
xả; tra, basa cắt khúc; sandwich tra, basa; bánh mè tra, basa; tra, basa bao bắp non; cà
chua nhồi tra, basa; bong bí nhồi tra, basa; bao tử dồn chả tra, basa; xúc xích tra,
basa; tra, basa cuộn nhồi tôm; tra, basa fillet nhồi cá hồi… sẽ đưa tỷ lệ hàng giá trị
tăng từ 20% hiện nay lên 30% vào năm 2010.
3.2. Các giải pháp tài chính cho nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang đến
năm 2010.
3.2.1. Các giải pháp tài chính về nuôi trồng thủy sản.
3.2.1.1. Đầu tư về qui hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.
Để phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản từ 2006 đến năm 2010, UBND
tỉnh đã phê duyệt danh mục các dự án đầu tư phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản cụ
thể như sau:
Bảng 3.2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Nguồn vốn (tỷ
đồng)
Chủ trương STT Tên dự án
Ngân
sách
Trong
dân
1 Thủy lợi phục vụ thủy sản vùng Tứ giác
Long Xuyên
50 200
2 Thủy lợi phục vụ thủy sản vùng giữa sông
Tiền - Hậu
50 200
3 Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp- Thủy sản 50 100 Theo chương trình Phát triển nuôi
trồng thủy sản giai đoạn 1999-2010
(QĐ 224/1999/ QĐ – TTg)
4 Xây dựng Trung tâm giống thủy sản cấp I
(xã Bình Thạnh – huyện Châu Thành)
8 Thuộc chương trình Phát triển
giống thủy sản (Quyết định
112/2004/QĐ-TTg)
5 Xây dựng Hệ thống cung cấp giống thủy sản
của tỉnh
20 Thuộc chương trình Phát triển
giống thủy sản (Quyết định
112/2004/QĐ-TTg)
6 Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng
nước mặt và cảnh báo khả năng ô nhiễm môi
trường nước các vùng nuôi thủy sản tập
trung
4
68
7 Chất lượng – Thương hiệu (của tỉnh) gồm
các dự án:
- Đào tạo huấn luyện nhân lực xây dựng
vùng nuôi trồng thủy sản an toàn và chất
lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn SQF
- Đào tạo huấn luyện kỹ năng nuôi thủy sản
an toàn và chất lượng thực phẩm theo tiêu
chuẩn SQF 1000 cho ngư dân và lao động
nghề cá tỉnh An Giang
- Đào tạo huấn luyện kỹ năng sản xuất giống
thủy sản gắn với xã hội hoá sản xuất thủy
sản
- Quãng bá thương hiệu cá tra, basa An
Giang
20 10
8 Đào tạo nguồn nhân lực ngành thủy sản 5
9 Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản:
- Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
- Tăng cường quản lý khai thác thủy sản
- Nâng cao năng lực quản lý chất lượng,
công nghệ sau thu hoạch và phát triển htị
trườngh cho sản phẩm thủy sản
- Tăng cường năng lực quản lý hành chính
ngành thủy sản
21 Vốn ODA do Chính phủ Đan Mạch
tài trợ
10 Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản:
- Điều tra nguồn lợi động thực vật thủy sinh
- Bảo tồn các loài thủy sản khu vực rừng
tram Trà Sư
- Bảo tồn các loài thủy sản khu vực Bún
Bình Thiên
- Bảo tồn các loài thủy sản Bắc Vàm nao
- Xây dựng mô hình quản lý nguồn lợi thủy
sản với sự tham gia của cộng đồng
- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về
nguồn lợi thủy sản
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành
động quốc gia truyền thông về công tác bảo
vệ nguồn lợi thủy sản
- Dự án sản xuất giống cá loài cá bản địa, thả
bổ sung cho vùng nước tự nhiên (thuộc dự
án Xây dựng các vùng phục hồi, tái tạo, phát
triển nguồn lợi thủy sản)
- Dự án chuyển đổi nghề cho các đối tượng
sử dụng công cụ cấm để khai thác thủy sản
5 Chương trình 131 đã được UB tỉnh
phê duyệt
Tổng cộng 233 510 743
Nguồn: Sở thủy sản An Giang
69
Với 10 dự án tương ứng với lượng vốn cần đầu tư là 743 tỷ đồng, trong đó vốn
ngân sách 233 tỷ đồng và vốn trong dân là 510 tỷ đồng.
Song song với việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản của tỉnh, thì Bộ thủy
sản đã chỉ đạo cho Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam quy hoạch sản xuất và
tiêu thụ cá tra cá Basa của vùng ĐBSCL mà chủ đầu tư là Ban chỉ đạo chương trình
phát triển xuất khẩu thủy sản quy hoạch đến năm 2010 của An Giang như sau:
Bảng 3.3 : Nguồn vốn và vốn đầu tư nuôi cá tra, basa từ năm 2006 đến năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số tiền
- Vốn hệ thống ao hầm, bè Triệu đồng 694.300
- Vốn lưu động nuôi cá 1.219.975
- Vốn đầu tư kênh cấp 3
. Nâng cấp 2.054
. Đầu tư mới 4.190
- Vốn khuyến ngư 2.433
- Vốn chương trình dự án 7.000
Tổng cộng 1.952.502
- Vốn ngân sách (2,2%) 15.676
- Vốn tự có (68,4%) 486.010
- Vốn vay (29,4%) 208.290
Tổng cộng nguồn vốn đầu tư: 709.976
Nguồn: Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam
Để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang từ 2006 đến năm
2010 có 02 phần cần phải đầu tư vốn, đó là phần của tỉnh An giang và phần của
Trung ương.
Thứ nhất phần đầu tư của tỉnh bao gồm 10 dự án, chương trình phục vụ cho
nuôi trồng thủy sản, như trên đã nêu thì tổng vốn đầu tư cho giai đoạn là 743 tỷ đồng,
trong đó vốn ngân sách tỉnh là 233 tỷ đồng và 510 tỷ đồng từ vốn tự có của người
dân.
70
Thứ hai để đầu tư hệ thống ao hầm, bè, vốn lưu động nuôi cá, vốn đầu tư hệ
thống kênh cấp 3, vốn khuyến ngư và vốn chương trình dự án của quy hoạch sản xuất
và tiêu thụ cá tra, basa của Bộ Thuỷ sản thì vốn đầu tư cho giai đoạn này là 710 tỷ,
theo cơ cấu vốn ngân sách chiếm 2,2%, vốn tự có của dân chiếm 68,4% và vốn vay là
29,4%. Ngoài ra, nguồn vốn lưu động để nuôi cá trong giai đoạn là 1.220 tỷ đồng từ
nguồn vốn tự có của người dân.
Giải quyết nguồn vốn kể trên chúng cần có những giải pháp tài chính phù hợp
cụ thể như sau:
- Về vốn ngân sách tổng cộng là 248,7 tỷ đồng, đề nghị ngân sách Trung ương
TW cung cấp 15,7 tỷ đồng đúng theo quy hoạch, còn lại 233 tỷ đồng cho phép
UBND tỉnh An Giang sử dụng ngân sách địa phương chi 10% tức bằng 23 tỷ đồng
phần còn lại UBND tỉnh sẽ phát hành trái phiếu công trình trong thời hạn 5 năm từ
2006 đến 2010 để phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang. Sở dĩ người viết đề xuất
giải pháp này là hoàn toàn có cơ sở khoa học và pháp lý của nó, vì trong 5 năm từ
2001 đến năm 2005, có 10 doanh nghiệp đang chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu thì
chỉ có khoảng 04 doanh nghiệp là nộp thuế với với số tiền lớn vì các doanh nghiệp
này đã hoạt động từ 2001 hoặc trước đó, còn lại 6 doanh nghiệp chỉ mới đi vào hoạt
động từ 2004 trở lại đây nên số thuế nộp còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trong giai đoạn
này các doanh nghiệp này đã nộp vào ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng, với tốc độ nộp thuế
bình quân gấp 2,3 lần. Như vậy trong 5 năm tới khi 6 doanh nghiệp còn lại cũng nộp
thuế với lượng tiền lớn thì cũng bảo đảm chi trả tiền bán trái phiếu công trình.
Về phần vốn đầu tư của Bộ Thủy sản theo quy hoạch phát triển cá tra,basa thì
chủ yếu là nguồn vốn vay của ngân hàng là 208 tỷ đồng thì các ngân hàng thương
mại có thể đáp ứng được, hoặc vay vốn viện trợ ODA để huy động vốn trên thị
trường quốc tế, với lãi suất thấp để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án kể trên.
Phần vốn lưu động nuôi cá là 1.220 tỷ đồng đề nghị ngành ngân hàng cho vay
theo hợp đồng mà hộ chăn nuôi đã ký kết bán cá nguyên liệu với các doanh nghiệp
chế biến thủy sản đông lạnh, vì thực tế thời gian qua, để tránh vấp phải nghịch lý
“thừa cá, thiếu chợ” ở những người nuôi cá trong khi Công ty Nam Việt đang lo
71
“thừa chợ, thiếu cá”, Công ty đã giải bài toán này bằng cách hình thành câu lạc bộ
(CLB) những người cung cấp cá cho công ty. Hình thức này có sự hỗ trợ của Hiệp
hội Thủy sản An Giang, cơ bản vẫn là phương thức hoạt động bảo đảm hài hòa quyền
lợi và trách nhiệm giữa nhà máy và người nuôi. Về vốn đầu tư, kể từ năm 2004, Nam
Việt và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang thỏa thuận sẽ cho
thành viên của CLB Nam Việt vay nuôi cá khi có hợp đồng mua bán với công ty.
Hợp đồng được xem như cơ sở đảm bảo an toàn đầu ra cho người nuôi, và hiệu quả
đầu tư cho cả ngân hàng. Lãi suất cho vay chưa quá 1%, trong khi vay bên ngoài phải
chịu từ 3-3,5% (tổng mức cho vay khoảng 70% dự án/vụ nuôi từ 5-6 tháng, 30% còn
lại là vốn tự có của chủ bè).
3.2.1.2. Đầu tư về con giống.
Đáp ứng cho việc nuôi trồng thủy trong giai đoạn 2006 đến 2010 thì lượng con
giống phải là 406 triệu con giống cá tra, 462 triệu con giống các loài cá khác và 182
triệu con tôm giống.
Bảng 3.4 : Vốn đầu tư sản xuất giống cá tra, basa từ năm 2006 đến năm
2010
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số tiền
- Vốn xây dựng trại giống và cơ sở SX giống
. Sản xuất giống 6.600
. Ương dưỡng 6.450
- Vốn lưu động SX giống
. Sản xuất giống 5.000
. Ương dưỡng 4.500
Tổng cộng 22.550
Nguồn: Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam
Vốn đầu tư để hình thành các trại sản xuất con giống trong giai đoạn này 22,55
tỷ đồng, nguồn vốn này là nguồn vốn tự có của người dân, họ đủ đáp ứng để phục vụ
cho việc sản xuất con giống.
3.3. Các giải pháp tài chính về chế biến và tiêu thụ thủy sản.
72
3.3.1. Về chế biến.
* Thu mua, bảo quản
Trước đây, việc mua bán cá tra giữa ngư dân và các công ty chế biến thường
không theo mô hình mua bán trực tiếp mà chỉ qua các thương lái mua đi bán lại. Sau
nhiều năm tồn tại đã phát sinh nhiều bất ổn: đối với các công ty chế biến đôi khi bị
các thương lái cung ứng cá tra không đạt chất lượng, cạnh tranh giá mua… còn ngư
dân bị ép giá bán cá, không nhận được tiền hoặc hoặc bị chiếm dụng vốn kéo dài rất
lâu.
Hiện tại, một mô hình mới được xây dựng theo hướng quan hệ hữu cơ và bền
chặt, được sự đồng ý của Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang (AFA), đội thu mua cá
nguyên liệu được thành lập lấy tên là “Đội cung ứng cá nguyên liệu”. Đội đang cung
ứng cho phần lớn các công ty chế biến và nhận chuyên chở cá nguyên liệu cho một số
công ty khác. Hướng tới sẽ mở rộng mạng lưới khách hàng thuộc phạm vi trong và
ngoài tỉnh.
Hiện đội cung ứng cá nguyên liệu sở hữu 20 ghe đục để vận chuyển và 20 ghe
đục đăng ký hợp tác vận chuyển cho đội khi cần thiết. Loại hình ghe đục có ưu điểm
là khi vận chuyển cá vẫn còn sống, không bị chết trên đường đi.
Sản lượng nuôi của của 20 chi hội rải khắp tỉnh An Giang thuộc Hiệp hội AFA
chiếm 60% sản lượng cá trong toàn tỉnh. Ngoài nguồn cung ứng nguyên liệu của các
hộ nuôi trong tỉnh, đội đã từng có các nhà cung cấp cá nguyên liệu ở Đồng Tháp, Cần
Thơ và Vĩnh Long… là những nguời gắn bó mật thiết với đội từ nhiều năm nay.
Đội đã cung cấp phù hợp cho yêu cầu của từng công ty tùy theo tình hình chế
biến với chất lượng loại cá và kích cỡ khác nhau. Do thị trường đa dạng nên đội có
khả năng thu mua nguồn cá nguyên liệu với kích cỡ khác nhau.
Với lượng nguyên liệu cá tra, basa là 227.000 tấn mà giá bán được tính bình
quân là 14.000 đồng/kg thì tương đương số tiền mà các doanh nghiệp chế biến hàng
thủy sản đông lạnh cần có là 3.178 tỷ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp chế biến thủy
sản đông lạnh ký hợp đồng tiêu thụ với hộ nuôi cá tra, basa thông qua mô hình câu
lạc bộ sản xuất và chế biến cá tra, basa xuất khẩu nên lượng vốn phần lớn thông qua
73
ngân hàng cho vay hợp đồng bằng cách thu hồi nợ của các hộ chăn nuôi thay vì giao
tiền mặt cho các doanh nghiệp chế biến.
* Đầu tư mới công nghệ chế biến.
Ðầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến., gia
tăng tỉ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,
HACCP, EU, TCVN,..
Chuyển dần xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản phẩm tinh chế bằng công
nghệ tiên tiến (sản phẩm giá trị gia tăng).
Đầu tư nâng công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của những nhà máy
hiện có, nâng tổng công suất chế biến toàn tỉnh 89.000 tấn/năm đến cuối năm 2006.
Ngoài ra kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản mới ở khu công nghiệp Bình
Long (huyện Châu Phú), khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành), nâng tổng
công suất chế biến thủy sản toàn tỉnh lên trên 130.000 tấn/năm đến năm 2010.
Để chế biến hết 227.000 tấn cá tra, basa nguyên liệu tương đương với 81.000
tấn thành phẩm thì cần đầu tư mới 10 nhà máy với công suất thiết kế là: 50.000
tấn/năm với tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng. Vì công suất thiết kế của 11 nhà máy
hiện có 89.000 tấn/năm.
Đề nghị giải pháp tài chính cho đầu tư mới 10 nhà máy đông lạnh thủy sản và
03 nhà máy chế biến thủy sản GTGT với tổng vốn đầu tư 559 tỷ đồng là các ngân
hàng thương mại An Giang, mà cụ thể là Ngân hàng Công thương An Giang cho các
doanh nghiệp này vay dưới dạng thuê mua tài chính, trong thời gian là 10 năm và sau
đó các nhà máy này sẽ mua lại các thiết bị này, hoặc mời gọi đầu tư vốn nước ngoài
(nguồn vốn FDI) để các nhà đầu tư nuớc ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn
nước ngoài, xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, sản xuất các mặt
hàng có GTGT, nhằm giảm áp lực đối với nguồn vốn trong nước.
Ngoài ra, để chế biến 227.000 tấn cá nguyên liệu (định mức bình quân khoảng
2,8 kg cá nguyên liệu cho 01 kg cá thành phẩm), thì lượng phụ phẩm sẽ là 121.376
tấn, với lượng phụ này, tỉnh An Giang cần phải đầu tư thêm 05 nhà máy chế biến phụ
phẩm như sản xuất dầu desiel từ mở cá tra và basa, mở cá, bột cá… với tổng vốn đầu
74
tư 10 tỷ đồng. Vốn đầu tư của các nhà máy này được các doanh nghiệp đầu tư bằng
nguồn vốn tự có của họ. các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm vừa kể trên đươc tiêu
thụ tại các nước trong khu vực và Trung Quốc.
3.3.2. Về tiêu thụ.
* Thị trường trong nước.
Các công ty chế biến cần gia tăng nhiều hơn nữa việc chế biến các sản phẩm
có GTGT và trang bị tủ cấp đông để bảo quản hàng hoá tại các chợ để giới thiệu và
mở rộng thị trường cũng như thị phần tiêu thụ nội địa. Các sản phẩm tiêu thụ nội địa
sẽ được đưa đến tất cả các vùng miền trong cả nước và bày bán tại các siêu thị, cửa
hàng thực phẩm (dạng sản phẩm làm sẳn, sản phẩm GTGT và fillet đông lạnh) và bán
tại các chợ (dạng tươi sống, fillet đông lạnh).
Hơn nữa, để đảm bảo thu mua hết nguyên liệu cho người sản xuất thì sẽ có
một lượng cá không đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu nên phải tiêu thụ nội địa, tuy
nhiên bằng công nghệ chế biến tiên tiến sẽ cải thiện đáng kể chất lượng loại cá này và
sẽ được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa.
Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong tiêu thụ
sản phẩm nuôi trồng thủy sản, để người dân an tâm và ổn định sản xuất theo kế
hoạch.
* Thị trường nước ngoài.
Thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng và thị phần sẽ cân đối hơn hiện nay. Tuy
nhiên, Mỹ, các nước EU vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ lớn mặc dù thị trường Mỹ vẫn sẽ
gây khó dễ cho ta bởi các rào cản kỹ thuật và thương mại.
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu
phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi
tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường có
biến động xấu.
Tích cực thu thập thông tin về thị trường nước ngoài, giúp chủ doanh nghiệp và
ngư dân có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo yêu cầu
75
của khác hàng (tiêu chuẩn, chất lượng), cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả theo kế hoạch chung.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong
và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để
có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và xu
hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh
doanh phù hợp.
Mở rộng những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường,
tăng tỷ trọng hàng GTGT, các mặt hàng chế biến sẵn vẫn sẽ có nhu cầu lớn tropng
thời gian tới như chả cá, xúc xích sandwich, bánh mè…
Cần phát triển thị phần xuất khẩu, tránh quá tập trung vào vào một thị trường.
Hiện nay, thị trường Mỹ đang gặp khó khăn nhưng bù lại thị phần xuất khẩu vào châu
Âu đang có chiều hướng tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Vì vậy, đến năm 1010
thị trường Châu Âu sẽ giữ ở mức 55%, thị trường Mỹ 18%, xuất khẩu vào Nhật Bản
những năm qua đang có chiều hướng giãm dần nhưng nói chung thị phần Nhật Bản
không lớn lắm và giữ khoảng 2% vào năm 2010, thị trường Châu Á khác (trừ Nhật)
15%, thị trường Úc 5% và các thị trường khác 5%.
3.4. Hoàn thiện các chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển ngành thủy
sản tỉnh An Giang.
3.4.1. Các giải pháp về hỗ trợ tài chính của địa phương.
- Ưu đãi về thuế.
Theo lý thuyết tài chính thì thuế là công cụ tài chính chỉ để phục vụ chính cho
cải tạo và vận hành các thành phần kinh tế, nhằm ưu tiên phát triển kinh tế quốc
doanh, cho đến thuế chỉ là công cụ tăng nguồn thu cho ngân sách, và đến nay thuế
mới được xác định đúng vị trí của nó, đó là thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách mà
đồng thời chính sách thuế cũng phải bồi dưỡng nguồn thu giúp tăng năng lực cạnh
tranh cho doanh nghiệp từ đó thúc đẩy tăng GDP. Tư duy mới này về chính sách thuế
đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên để thuế là là công cụ hữu
76
hiệu hơn trong hệ thống chính sách tài chính, chúng tôi đề nghị thêm các giải pháp về
thuế như sau:
Vì thu thuế chủ yếu là bắt nguồn từ kết quả sản xuất kinh doanh nền kinh tế.
Vì vậy một sự tăng lên nguồn thu từ thuế chính là kết quả trực tiếp của quá trình tăng
trưởng kinh tế biểu hiện bằng thu nhập bình quân đầu người tăng. Chúng ta thu thuế
mà không tính đến mức độ tăng GDP thì sẽ tác động tiêu cực đến tiết kiệm và đầu tư
của các doanh nghiệp và dân cư, làm cho nền kinh tế khó phát triển. Từ đó đề nghị
thống nhất một mức thuế suất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả 2 loại hình
doanh nghiệp trong nước và FDI, đồng thời xóa bỏ thuế thu nhập bổ sung. Mức thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là 32%, doanh nghiệp FDI là 25% đề
xuất thống nhất một mức trong khoảng từ 27- 30%. Từ đó sẽ tăng lợi nhuận để lại sau
khi nộp thuế thu nhập của các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng mức tái đầu tư quỹ
phát triển sản xuất giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời miễn thuế
thu nhập cho phần lợi tức được sử dụng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh chính
là kích thích các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp
phần làm lớn lên vốn tự có của doanh nghiệp nâng cao giá trị các cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán. Điều này cho phép các công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà
nước, tư nhân nâng cao uy tín trên thị trường.
Về thuế giá trị gia tăng: Hoàn thiện hơn nữa quy trình hoàn thuế theo hướng
hiện đại hệ thống mạng máy tính của tổng cục thuế, tiến hành phân loại doanh nghiệp
để có quyết định hoàn thuế trước kiểm tra. Song song với rút ngắn thời gian hoàn
thuế cần quy định các hình thức chế tài các doanh nghiệp vi phạm. Từ đó thực hiện
nghiêm Luật thống kê, Luật kế toán trong các doanh nghiệp để mở rộng diện nộp
thuế khấu trừ. Chính phủ nên định hướng trong vòng 2 -3 năm nữa chỉ còn sử dụng
phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Đối với những hộ cá thể, kinh
doanh nhỏ, không tổ chức hệ thống kế toán, chứng từ, hoá đơn đáng tin cậy thì áp
dụng mức thuế kinh doanh khoán nhằm bớt chi phí hành thu.
Hiện nay, các hộ nuôi thủy sản không phải nộp thuế vì nhà nước đang khuyến
khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo quyết định
77
1465/QĐ-UBND ngày 01/8/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang “Ban hành
chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An
Giang giai đoạn 2006 – 2010.
- Trợ giá.
Để giảm bớt rủi ro cho người nuôi cá, khi gặp phải những sự cố giống như vụ
kiện chống bán phá giá cá tra, basa vào thị trường mỹ của hiệp hội chủ trang trại cá
nheo Hoa Kỳ là cho giá cá nguyên liệu sụt giảm dưới mức giá thành của các hộ nuôi
cá, dẫn đến tình trạng nợ nần, phá sản. Hoặc do tình trạng dịch bệnh, thay đổi thời tiết
làm cho cá chết hàng loạt thì nhà nước nên thành lập Quỹ Dự phòng rũi ro để hỗ trợ
cho các hộ nuôi cá bằng cách khoanh nợ hoặc bù trợ lãi suất cho vay, hay gặp lúc hộ
nuôi phải bán cá mà giá cá lại thấp thì nhà hỗ trợ bằng cách cho doanh nghiệp vay
mua vào trữ lại hệ thống cấp đông với lãi suất bằng 0%.
- Giá thuê đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Nuôi thủy sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thì thực hiện thuế
nông nghiệp hiện hành. Nuôi thủy sản trên đất bãi bồi, cồn ven sông áp dụng chính
sách theo luật đất đai. Tuy nhiên, để khuyến khích ngành thủy sản phát triển tỉnh An
Giang đã miễn thuế cho thuê mặt nước cho bè nuôi cá neo đậu trên sông.
3.4.2. Các giải pháp về tín dụng để phát triển ngành thủy sản.
Ngành ngân hàng thương mại đã cải tiến và đổi mới tích cực trong thời gian
vừa qua, việc này đã đem lại cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên so với
nhu cầu về vốn vay, nhu cầu thanh toán quốc tế của doanh nghiệp, và nhất là việc
thanh toán các ngân hàng sở hữu nhà nước vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình đổi
mới, qua kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới, thì hệ thống ngân hàng chúng ta
cần phải:
Cải tiến nghiệp vụ tín dụng để các doanh nghiệp dân doanh và dân cư có cơ
hội tiếp xúc với các nguồn vốn vay ưu đãi và vay trung hạn dài hạn. Ngân hàng nhà
nước nên nhanh chóng chủ động phối hợp cùng các ngân hàng thương mại tháo gỡ
các khó khăn cho doanh nghiệp và xác lập cơ chế thanh toán quốc tế với các nước là
thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của ta lần đầu, hoặc các nước có hệ thống ngân
78
hàng theo cơ chế thị trường chưa rõ ràng. Điều này đang rất cần cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vào các thị trường các nước chậm phát triển hoặc đang chuyển đổi
nền kinh tế.
Hiện nay, việc Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp chế biến hàng đông lạnh
xuất khẩu với hạn mức cho vay được tính hàng năm là một bước tiến trong quá trình
cải tiến nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, cần áp dụng hình thức cho vay thấu
chi để đáp ứng nhu cầu trả lương cho công nhân của doanh nghiệp, trong khi doanh
nghiệp chưa thu hồi được hàng bán của mình, hoặc trả tiền cho khách hàng bán
nguyên liệu cho mình… Nhưng việc cho vay thấu chi các ngân hàng nên áp dụng đối
với một số khách hàng truyền thống của mình.
Chính phủ nên thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm để đáp ứng nhu cầu thực tế đầu
tư của một số doanh nghiệp và một bộ phận dân cư. Loại hình đầu tư này mang tính
rũi ro cao và tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một số ngành mới, một số thị trường mới,
hoặc nhu cầu vốn cho các doanh mới bắt đầu khởi sự thường các ngân hàng hoặc
Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng phát triển) từ chối, hoặc cho vay với tỷ lệ rất
thấp so với vốn tự có. Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ đáp ứng được cho loại hình vừa kể
trên. Vì nó có đủ tiềm năng về về tài chính mà các tổ chức tín dụng khác không có,
nó có đủ thông tin và năng lực phân tích những bài toán về quan hệ tương quan giữa
rũi ro và lợi nhuận của từng lần đầu tư, nhằm quyết định cho doanh nghiệp có đầu tư
hay không. Quỹ sẽ có tác dụng kích thích và tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh
nghiệp luôn thích đầu tư sản xuất sản phẩm mới. Xoá dần tư tưởng ngại trách nhiệm
sợ khó, chỉ đầu tư hoạt động sản xuất khi thật chắc chắn, rũi ro thật thấp của các
doanh nghiệp nhà nước.
3.4.3. Hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, vì thị trường tiêu
thụ sản phẩm luôn quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp. Do vậy cần phải
đưa vào chi phí những khoản chi phí cần thiết cho việc nghiên cứu thị trường, tiếp thị
sản phẩm thì mới có kết quả tốt được. Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hạch
toán chi phí tiếp thị vào chi phí giá thành sản phẩm, và mức hạch toán là 5% tổng
79
mức chi phí khác đã phát sinh. Tuy nhiên để kiểm soát chặt chẻ việc tính và sử dụng
chi phí tiếp thị cần quy định cụ thể chi phí này chỉ được sử dụng cho một mục đích
duy nhất là nghiên cứu tiếp thị, doanh nghiệp không được sử dụng cho công việc
khác.
Thông qua Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam và Vasep các doanh
nghiệp có điều kiện nắm bắt các thông tin dự báo về khối lượng cung - cầu, giá cả sản
phẩm của mình để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời điểm.
Thông tin về thị trường tiêu thụ sẽ giúp cho việc nghiên cứu thị trường trong nước và
thế giới về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm đang và sẽ có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Những thông báo về thời tiết, khí hậu và những đột biến về kinh tế, chính trị xảy ra
ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trọng điểm, quan trọng.
Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ về thủy
sản, máy móc thiết bị chuyên ngành thủy sản cũng giúp cho doanh nghiệp đầu tư để
sản xuất các mặt hàng GTGT. Để các doanh nghiệp có dịp khảo sát thị trường, giao
lưu tiếp xúc mua bán ở nước ngoài với tư cách là người hướng dẫn và tài trợ.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất
lượng (ISO, GAP, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ
hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Khai thác thị
trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hóa thủy sản tươi
sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.
Các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác chiêu thị bằng cách tổ chức cho
khách hàng tham quan hội chợ thưởng thức các sản phẩm của mình, giới thiệu sản
phẩm tham gia vào thực đơn của khách du lịch nước ngoài đi tour trong tỉnh và cả
nước với giá cả phù hợp ban đầu hấp dẫn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thành lập các đại lý bán hàng cấp I cho đơn vị
mình, có chế độ khen thưởng cho những đại lý hoàn thành chỉ tiêu bán hàng, tại các
thành phố lớn trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
nẵng…
80
Doanh nghiệp cần làm quen tiếp thị và bán hàng qua mạng internet, giúp cho
doanh nghiệp địa phương khắc phục được bất lợi thế về vị trí địa lý của mình. Các
công ty nhất thiết phải thành lập trang web của mình giới thiệu sản lượng các loại sản
phẩm và sẳn sàng phục vụ cho khách hàng.
3.4.4. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản.
Qũy hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo quyết định số 195/1999/QĐ-TTg và
Thông tư số số 150/1999/TT-BTC để hỗ trợ khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng xu6át khẩu Việt Nam.
quỹ được hình thành từ khoản thu chênh lệch giá hàng xuất khẩu nhập khẩu, lệ phí
cấp hạn ngạch, giấy chứng nhận xuất xứ, mở văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân
sách nhà nước và số dư còn lại của quỹ bình ổn giá, đuợc Bộ tài chính quản lý.
Quỹ có mục đích hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua, dự trữ hàng nông sản
sản xuất xuất khẩu khi thị trường thế giới giảm, hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với
một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rũi ro do nguyên
nhân khách quan gây ra, thường về tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất
khẩu, mặt hàng mới sản xuất lần đầu tiên tham gia xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng
cao được tổ chức quốc tế công nhận, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và đạt hiệu quả
cao.
Thông tư số 61/2001/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển
thị trường thì Nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% mức chi thu thập thông tin, chi
tư vấn thương mại, chi hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tối đa không
quá 70% mức chi của doanh nghiệp cho hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, chi đặt trung
tâm xúc tiến thương mại hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp và Hiệp hội
ngành hàng Việt nam ở nước ngoài.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ hỗ
trợ xuất khẩu, để thưởng cho các doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu
do nhà nước đặt ra, để hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Ngay như chính phủ Hoa Kỳ
thường tuyên truyền về thương mại quốc tế công bằng, cũng đã trợ cấp rất lớn cho
ngành nông nghiệp nội địa. khoảng cuối năm 2002 Hoa Kỳ đã trợ cấp 150 tỷ USD
81
cho nông nghiệp trong vòng 5 năm về an ninh trang trại và nông thôn. Vì vậy, chúng
ta cũng phải có trợ cấp, nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế ở tầm vĩ mô vừa phù hợp với
lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu trong thời gian vừa
qua đã phát huy tác dụng làm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, và quỹ này
đã chi đúng đối tượng hơn so với Qũy bình ổn trước đây.
Những mặt hàng được tài trợ phải mang tính minh bạch, phù hợp cho từng
thời kỳ. Đề nghị Bộ Thương mại nên giao cho chính quyền địa phương và cơ quan tài
chính địa phương thẩm tra hồ sơ tài trợ xuất khẩu và sau khi thẩm tra xong thì bộ hồ
sơ này có giá trị cho Quỹ xuất chi tài trợ.
Hiện tại, việc thẩm tra đã giao cho địa phương nhưng doanh nghiệp thường
phải thuyết minh, bổ sung cho Bộ. Đôi lúc, có những hồ sơ tài trợ đã được cấp địa
phương thẩm định nhưng phải sau 3 tháng doanh nghiệp mới nhận đượctiền tài trợ.
Chính phủ đã chuẩn hóa thời hạn kiểm tra, thời hạn cấp phát, nhưng Chính phủ cũng
phải rà soát tổng kết công khai lại việc thực hiện của cơ quan điều hành có đúng
chưa.
3.5. Đào tạo nhân lực phục vụ cho tiếp thị, khuyến ngư, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước.
Nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trên mọi lãnh vực, vì
vậy việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác tiếp thị, khuyến ngư, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước là nhiệm vụ mang tính bức thiết, nhất là
nước ta đã chính thức gia nhập vào tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006 và là thành
viên thứ 150 của tổ chức này.
Việc đào tạo nhân lực này phải hết sức thực tế mới mang hiệu quả cao. Vì
muốn thực hiện tốt mọi vấn đề, tất cả phải dựa vào nguồn lực của con người. Trong
thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo , cụ thể là công nghệ thông
tin, cả thế giới đang nổi lên những vấn đề bức xúc và nóng bỏng như toàn cầu hoá,
hội nhập kinh tế, nền kinh tế tri thức, sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao… Đó
là những vấn đề được đặt ra cho các nước đang phát triển mà nội hàm của nó cũng
82
chưa được minh định rõ ràng. Có thể nói, các nước đang phát triển đang vừa làm vừa
tìm hiểu; vừa tiếp cận vừa vận hành.
Đối với Việt Nam chúng ta cũng vậy, các doanh nghiệp chế biến và nhà nước
cùng các hộ nuôi cá phải chuẩn bị cho mình nguồn nhân lực thật tốt để thực hiện các
mục tiêu mà đơn vị của mình mong muốn. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá
tra, basa cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện như vừa kể trên, thì doanh
nghiệp phải có kế hoạch đào tạo và tái đào tạo thường xuyên nhân viên của mình.
- Đào tạo nhân lực phục vụ cho tiếp thị:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về kinh doanh, tiếp thị,
xuất nhập khẩu, quản lý kinh doanh,… cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành
phần kinh tế trong ngành thủy sản.
Để đào tạo nhân viên làm công tác tiếp thị, đây là nghiệp vụ mang tính chuyên
môn cao nên đòi hỏi các doanh nghiệp cần tuyển chọn nhân viên được đào tạo
chuyên ngành tiếp thị, quãng cáo của các trường Đại học kinh tế trong nước, bên
cạnh đó trình độ ngoại ngữ tiếng anh là hết sức quan trọng, vì công tác có liên quan
đến việc tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân của nước ngoài.
Các nhân viên tiếp thị cần được đào tạo chính qui và bản thân nhân viên tiếp
thị phải nhiệt tình, yêu thích công việc này, xem như đây là một nghề vừa mang tính
kinh tế, vừa mang tính nghệ thuật, để có thể nghĩ ra những chiêu thị mới không trùng
với các chiêu thị của các doanh nghiệp khác, các nhân viên tiếp thị cần trải qua kinh
nghiệm thực tiển thì mới có thể làm tốt công tác này.
- Đào tạo nhân lực phục vụ cho khuyến ngư:
Xây dựng hoàn chỉnh chương trình quản lý chất lượng sản phẩm để làm cơ sở
huấn luyện cán bộ khuyến ngư và ngư dân, nhằm thực hiện nghiêm việc sản xuất sản
phẩm sạch. Tổ chức huấn luyện về khuyến ngư cần có chương trình, thời gian huấn
luyện thích hợp và cấp giấy chứng nhận cụ thể. Quan tâm huấn luyện về trình độ thực
thi pháp luật, về thị trường và đạo đức, kỹ thuật sản xuất sản phẩm sạch và các biện
pháp bảo vệ môi trường sản xuất.
83
Đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến ngư về trình độ nắm bắt thông tin và
phân tích thị trường để giới thiệu và hướng dẫn ngư dân kế hoạch sản xuất gắn với
nhu cầu thị trường. Chọn lựa quảng bá, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với
trình độ và triển vọng phát triển của địa phương; tạo thêm cơ hội phát triển công việc
làm.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại cán bộ khuyến ngư, để cán
bộ làm công tác khuyến ngư thạo về lý thuyết, giỏi về thực hành. Sử dụng đa dạng
các hình thức khuyến ngư, đặc biệt phải giải quyết tốt về qui trình, công nghệ ở các
mô hình trình diễn kỹ thuật, để các mô hình đó phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa công
nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
nuôi trồng thủy sản An Giang.
Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực sinh học,
kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ kỹ thuật có khả năng triển khai và ứng dụng tốt. Chọn lựa những con em tại địa
phương nơi có nghề nuôi thủy sản phát triển, có khả năng trình độ để đào tạo thành
những kỹ thuật viên am tường địa bàn hoạt động, biết làm việc và làm việc nghiêm
chỉnh, có hiệu quả.
Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi về thông tin thị trường, hội thảo
chuyên đề, xây dựng các mô hình trình diễn… để kịp thời chuyển giao đến ngư dân
những tiến bộ khoa học, công nghệ mới về nuôi trồng thủy sản; chọn lựa, chuyển
giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ ngư dân và triển vọng phát triển thủy sản
của địa phương.
Quan tâm nâng cao ý thức nhân dân về bảo vệ môi trường. Tổ chức các lớp
huấn luyện ngắn hạn định kỳ cho ngư dân và thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi
trường và kỹ thuật phòng trị bệnh cá.
Triển khai thực hiện rộng rãi Qui trình nuôi thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế SQF1000 (qui trình của công ty SGS, Thuỵ Sĩ)
cho người nuôi.
84
- Đào tạo nhân lực phục vụ cho tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước:
Các doanh nghiệp chế biến cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo đội ngũ cán bộ
phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để thực hiện các công việc
sau đây:
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu
phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi
tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường có
biến động xấu.
Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước, giúp chủ doanh
nghiệp và ngư dân có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo
yêu cầu của khác hàng (tiêu chuẩn, chất lượng), cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả theo kế hoạch chung.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất
lượng (ISO, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội
xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Khai thác thị trường
dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hóa thủy sản tươi sống
nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản
trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối
tác để có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và
xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh
doanh phù hợp.
Những nhận định về triển vọng đầu tư tài chính cho phát triển tỉnh An
Giang:
. Thuận lợi:
Qua khảo sát thực trạng phát triển thủy sản của tỉnh An Giang trong thời gian
qua chúng tôi nhận thấy các mặt thuận lợi sau:
85
Một là, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, với cơ
chế chính sách ngày càng thông thoáng về đầu tư, về tín dụng để mở rộng sản xuất và
xuất khẩu đã thực sự tạo khí thế mới, động lực mới cho các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất và kinh doanh, mở ra những lợi thế và thời cơ để ngành thủy sản
phát triển nhanh hơn và vững chắc hơn trong thời gian tới, tạo điều kiện để nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Hai là, nghề nuôi thủy sản ở An Giang là nghề truyền thống của ngư dân trong
tỉnh, đã có tác dụng tích cực về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người sản
xuất. Song song với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường, ngư
dân An Giang có trình độ sản xuất cao, biết tận dụng nguồn thức ăn giàu chất đạm có
sẵn tại địa phương kết hợp thức ăn công nghiệp, rút ngắn thời gian nuôi, tận dụng lao
động trong gia đình lấy công làm lời, sản xuất nhân tạo con giống… các yếu tố trên
đã làm góp phần hạ giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng
dần thu nhập cho ngư dân.
Ba là, các doanh nghiệp cũng thực hiện các giải pháp tích cực để giảm giá thành
sản xuất như: thường xuyên đảm bảo dây chuyền sản xuất (300 ngày/năm) để tăng
sản lượng chế biến, giảm khấu hao, giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, giảm tỷ lệ
hao hụt trong chế biến, tăng giá trị sản phẩm thu hồi…đó là các yếu tố quan trọng để
tăng sức cạnh tranh của hàng thủy sản An Giang trên thương trường, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bốn là, thị trường xuất khẩu thủy sản đang có xu hướng mở rộng, nhu cầu tiêu
dùng trong nước cũng có khuynh hướng gia tăng nên sẽ rất thuận lợi cho phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới. Hiện nay trước tình trạng dịch cúm gà
đang lan tràn, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các loại thủy
sản làm cho nhu cầu tăng.
Năm là, về mặt tổ chức quản lý đã bước đầu thực hiện được sự gắn kết trong sản
xuất giữa người nuôi và doanh nghiệp, đặc biệt là có hướng cho ngư dân tham gia
vào các hợp tác xã và câu lạc bộ, đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ hợp tác hóa trong
sản xuất làm nền tảng cho việc bảo đảm quyền lợi chính đáng đối với người sản xuất.
86
Sáu là, nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của An Giang, trong đó cá tra, basa
là sản phẩm thủy sản đặc trưng, là sản phẩm có giá trị hàng đầu trong cơ cấu sản xuất
của tỉnh. Với cơ sở những ao hầm, mô hình R.A, mô hình R.A.C, V.A.C vườn đồi…
hiện có bên cạnh những tiểu vùng đê bao đang phát triển rộng khắp trên đồng ruộng
An Giang cùng với nguồn lao động dồi dào,… là điều kiện vô cùng thuận lợi để nghề
nuôi thủy sản của An Giang tăng tốc trên các mặt năng suất, sản lượng, chất lượng và
giá trị.
. Khó khăn, tồn tại :
Một là, công tác dự báo thị trường chưa chặt chẽ nên không điều tiết ngành nuôi
thủy sản phù hợp với thị trường và đạt hiệu quả cao. Chưa có được những bến bãi
tiêu thụ sản phẩm thủy sản tươi sống ngay trên thị trường đông dân cư, chưa tìm kiếm
mở rộng thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm sơ chế, chưa điều tiết được sản xuất
theo hợp đồng nguyên liệu. Không có thông tin về năng lực chế biến, tiêu thụ sản
phẩm thủy sản của nhà máy chế biến cho ngư dân nắm biết để tự điều tiết sản xuất.
Hai là, một bài học lớn cho người nuôi cá và các ngành chức năng đó là không
gắn chặt với thị trường và không có công tác quy hoạch định hướng một cách phù
hợp đồng thời cũng cho thấy tình trạng thiếu thông tin đã làm cho người nuôi thủy
sản An Giang bị thua thiệt. Đây cũng là một bài học lớn về tính sản xuất nhỏ, phân
tán trong sản xuất thủy sản nói riêng và trong sản xuất hàng hóa nói chung. Và “trúng
mùa rớt giá” là một vấn đề cần phải khắc phục.
Ba là, kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ, giá xuất
khẩu còn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, khó dự báo nên rất khó khăn cho
công tác định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Bốn là, khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản đông lạnh Việt Nam nói
chung và An Giang nói riêng chưa cao do mẫu mã, chủng loại còn đơn điệu chưa đáp
ứng kịp thời yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm là, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin, hệ thống dịch vụ thương mại hàng
hóa thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được
thực hiện đúng mức. Sản xuất còn mang nặng tính tự phát, không theo quy luật cung
87
cầu, chưa quan tâm đến yêu cầu thị trường, chủ yếu tập trung nâng cao số lượng ,
chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm nên sản xuất còng mang tính rủi ro cao mỗi khi
thị trường có diễn biến không thuận lợi.
Sáu là, sản xuất giống đã được xã hội hóa nhưng công tác quản lý, kiểm nghiệm
chất lượng con giống chưa được thực hiện chặt chẽ; nhận thức về bảo vệ môi trường
của ngư dân chưa cao nên sản xuất còn chưa đảm bảo yếu tố bền vững.
Tuy bước đầu hoạt động đạt hiệu quả nhất định, nhưng các hoạt động của các tổ
chức hợp tác còn mang tính hình thức, chưa thực sự đạt chất lượng như yêu cầu.
88
Kết luận
Trong thời gian qua sự phát triển của ngành thủy sản An Giang đã tác động tích
cực đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển đổi
cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đóng góp đáng
kể vào nguồn thu của tỉnh, tạo kim ngạch xuất khẩu từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế -
xã hội của tỉnh phát triển. Thế mạnh, tài nguyên thủy sản đã được chủ động khai thác,
từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt
nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp
phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Nhưng, quá trình phát triển, ngành thủy sản
An Giang cũng đã trải qua những bước thăng trầm, bên cạnh những thuận lợi còn có
những khó khăn, nhưng với những chủ trương chính sách phù hợp và cộng với truyền
thống cần cù, sáng tạo trong lao động của ngư dân An Giang từng bước vượt qua
những khó khăn và đạt được nhiều hiệu quả. Đây cũng là cơ sở tiền đề để ngành thủy
sản của An Giang không ngừng phát triển trong thời gian tới.
An Giang đã và đang xem phát triển ngành thủy sản vẫn là một trong những
ngành mũi nhọn quan trọng, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Cho nên, phát triển thủy sản tỉnh An Giang theo hướng sản xuất hàng hóa lớn là một
hướng đi đúng, phục vụ cho việc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nhưng sự phát triển
phải trên cơ sở ổn định, bền vững kết hợp, hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế
biến để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, lấy thị trường làm căn cứ đẩy mạnh sản xuất,
sản xuất phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước.
Với những tiềm năng và lợi thế, chắc chắn rằng ngành thủy sản An Giang sẽ
không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà và của đất nước Việt Nam.
Cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô Trường Đại Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, Khoa đào tạo sau đại học và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy
Nguyễn Thanh Tuyền, cùng với việc cung cấp thông tin của Cục Thống kê, Cục
89
Thuế, Sở Tài chánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở
Thủy sản, Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang để tôi hoàn thành
luận văn này.
Do điều kiện nghiên cứu bản thân còn những hạn chế và thời gian viết có hạn,
chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được Quý thầy cô, Hội
đồng khoa học và các bạn quan tâm đóng góp thêm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cám ơn.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Văn kiện Đại hội Đại biển toàn quốc lần thứ IV,X của Đảng cộng sản Việt
Nam,
2/ Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê 1998,
3/ Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính 1999 Khoa tài chính doanh nghiệp
và kinh doanh tiền, Trường đại học Kinh tế TP.HCM,
4/ Định hướng phát triển thủy sản năm 1999 – 2010 của Bộ Thủy sản,
5/ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2010,
6/ Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp An Giang đến năm 2010,
7/ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp An Giang đến năm 2010,
8/ Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản An Giang đến năm 2010,
9/ Đề án xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 – 2005 tỉnh An Giang tháng 04/2001,
10/ Đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2005,
11/ Đề án phát triển cá tra, cá ba sa giai đoạn 2000 – 2005, 2010,
12/ Đề án phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn
2000- 2005, 2010,
13/ Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Thủy sản
14/ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VI, VIII,
15/ Niên giám Thống kê tỉnh An Giang 2000 - 2005,
16/Tài liệu “An Giang triển vọng và cơ hội đầu tư – UBND tỉnh An Giang
tháng 02/2003,
17/ Các báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp, thủy sản của tỉnh và Bộ,
18/ Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật - Bộ Thủy sản, Tạp chí cộng sản, Báo
Nhân Dân, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Báo An Giang,
19/ Trang web: http//www.fistennet.mofi.gov.vn (Trung tâm tin học của Bộ
thủy sản).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf