Đề tài Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. 1.1.1 Tiêu thụ sản phẩm của DN 1.1. 2 Khái niệm doanh thu tiêu thụ sản phẩm 1.1.3 Ý nghĩa của việc đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng 1.1.4.1 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. 1.1.4.2 Kết cấu sản phẩm. 1.1.4.3 Đặc điểm sản xuất, tiêu thụ của từng ngành. 1.1.4.4 Giá cả sản phẩm, hàng hóa bán ra. 1. 1.4.5 Chất lượng sản phẩm tiêu thụ. 1.1.4.6 Kết cấu mặt hàng. 1.1.4.7 Thị trường tiêu thụ. 1.1.4.8 Công tác tổ chức bán hàng. 1.1.4.9 Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. 1.1.4.10 Chính sách của Nhà Nước liên quan đến đầu ra của sản phẩm và những nhân tố về cung cầu. 1.2 Vai trò của công tác tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu của doanh nghiệp. 1.2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu bán hàng. 1.2.2 Vai trò của tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng. 1.3 Một số giải pháp kinh tế - tài chính chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu bán hàng. 1.3.1 Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, nghiên cứu mở rộng thị trường. 1.3.2 Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. 1.3.3 Đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.4 Lựa chọn kết cấu mặt hàng tiêu thụ hợp lý. 1.3.5 Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt 1.3.6 Các hoạt động xúc tiến bán hàng 1.3.7 Sử dụng các hình thức chiết khấu 1.3.8 Áp dụng các hình thức bán hàng và thanh toán phù hợp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU. 2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 2.1.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ à quyền hạn của công ty. 2.1.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ. 2.1.1.2.2 Quyền hạn. 2.1.1.3 Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất. 2.1.1.4.2 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của bộ máy quản lý. 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. 2.1.4.1 Thuận lợi. 2.1.4.2 Khó khăn. 2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây. 2.2.1 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty năm 2009. 2.2.2 Phân tích đánh giá phấn đấu tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm một số năm qua. 2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ năm 2008, 2009. 2.2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2009. 2.2.3 Một số biện pháp kinh tế tài chính mà công ty đã áp dụng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu. 2.2.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường. 2.2.3.2 Chính sách tiêu thụ của công ty. 2.2.3.2.1 Chính sách giá. 2.2.3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ. 2.2.3.2.3 Dịch vụ trước và sau bán hàng. 2.2.3.2.5 Phương thức bán hàng. 2.2.4 Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2.2.4.1 Thành tựu. 2.2.4.2 Hạn chế, tồn tại. 2.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU 3.1 Định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu trong thời gian tới. 3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu ở công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 3.2.1 Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành các sản phẩm sản xuất của công ty để đẩy mạnh tiêu thụ. 3.2.1.1 Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đối với các sản phẩm sản xuất của công ty. 3.2.1.2 Hạ thấp chi phí bán hàng. 3.2.1.3 Giảm chi phí cố định. 3.2.2 Chiết khấu thương mại. 3.2.5 Mở rộng hoạt hơn các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng 3.3 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 3.3.1 Trợ giúp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 3.3.2 Chính sách về vốn.

doc72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành chức năng như Ngân hàng, Tài chính, Chính quyền địa phương… 2.1.4.2 Khó khăn. - Tình hình thế giới biến đổi khó lường cả về chính trị lẫn kinh tế gây ra nhiều trở ngại. - Giá vàng, đôla, và lãi vay ngân hàng bất ổn định làm cho việc đầu tư, kinh doanh của công ty gặp khó khăn đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh XNK hàng hóa. - Nền kinh tế thị trường mở cửa cũng mang lại nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. - Các thông tin về thị trường tiêu thụ nước ngoài còn ít ỏi và chưa đủ độ tin cậy một phần do nhà nước chưa có sự quan tâm xác đáng nhưng bên cạnh đó cũng do công ty chưa chủ động, linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Bảng 2.1: KẾT QUẢ HĐSXKD TRONG CÁC NĂM 2007, 2008, 2009. Đơn vị: tỷ vnđ Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 ST % ST % Tổng doanh thu 284,288 505,640 372,093 221,352 43,78 -133,547 -26,41 Các khoản giảm trừ 0 0,012 0, 228 0.012 100 0,216 94,7 Doanh thu thuần 284,288 505,628 371,865 221,340 43,78 -133,763 -26,45 Giá vốn hàng bán 268,601 476,879 348,871 208,278 43,67 -128,008 -26,84 Lợi nhuận gộp 15,687 28,749 22,994 13,062 45,43 -5,755 -20,01 Doanh thu hoạt động tài chính 0,955 0,626 0, 308 - 0,329 -34,45 -0,318 -50,79 Chi phí tài chính 8,474 12,481 12,923 4,007 32,1 0,442 3,42 Chi phí bán hàng 3,405 10,461 2,447 7.056 67,45 -8,014 -76,6 Chi phí QLDN 3,212 4,710 6,014 1.498 31,8 1,304 21,68 Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD 1,591 1,723 1,918 0.132 7,66 0,195 10,16 Lợi nhuận khác 0,01 -0,004 0,008 - 0,014 - 140 0,012 150 Tổng lợi nhuận trước thuế 1,601 1,7226 1,926 0.1216 7,05 0,2034 10,56 Thuế TNDN 0, 168 0,168 100 Lợi nhuận sau thuế 1,601 1,7226 1,758 0.1216 7,05 0,0354 2,01 - Năm 2008 so với năm 2007: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 284,288 tỷ lên 505,640 tỷ làm lợi nhuận tăng từ 1,601 tỷ lên 1,7226 tỷ. Sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận này là do công ty đã có những thành công trong việc mở rộng sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tương ứng với việc mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải chú ý cắt giảm chi phí không cần thiết ở các bộ phận quản lý, bán hàng; tiết kiệm chi phí đầu vào để có thê khuếch đại hơn nữa doanh thu và lợi nhuận (chỉ tiêu CPQLDN/DTT của năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng chỉ tiêu CPBH/DTT lại tăng). - Năm 2009: công ty gặp một số khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm từ 505,640 tỷ năm 2008 xuống 372,093 tỷ năm 2009. Nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng từ 1,7226 tỷ lên 1,758 tỷ. Đây là một thành tích của công ty. 2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây. 2.2.1 Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty năm 2009. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là một trong những kế hoạch tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở để nhà quản trị lập ra nhiều kế hoạch khác. Do đó, hàng năm công ty đều lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để trên cơ sở đó xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Thực chất của việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán số lượng hàng hoá sẽ tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, giá cả sản phẩm trong kỳ kế hoạch, trên cơ sở đó xá định số doanh thu về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong năm. Để quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá diễn ra dễ dàng, thuận lợi nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ một cách chính xác, cụ thể. Thông qua kế hoạch đó công ty mới có thể tổ chức kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ hàng hoá nói riêng theo đúng định hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ thụ động cũng sẽ không phù hợp với cầu do đó hiệu quả kinh doanh thấp. Còn nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hoặc kế hoạch đó không chính xác sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác của công ty như kế hoạch về vốn lưu động, kế hoạch về tiền lương, về lao động khiến cho quá trình kinh doanh diễn ra bất thường, mất cân đối và xa rời thực tế. Như vây kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là kế hoạch cần thiết cho mỗi công ty trước khi bước vào tổ chức hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc lập kế hoạch như thế nào để đạt hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào trình độ phân tích, đánh giá tinh hình của mỗi công ty. Trước sự quan trọng của công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của mình, “Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu” đã phân tích tình hình, đặc điểm tiêu thụ hàng hoá của mình để lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cả năm, hàng quý, hàng tháng. - Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty: Thông qua báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm năm trước, các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết của công ty với khách hàng trước thời điểm lập kế hoạch, kết quả nghiên cứu thị trường, các báo cáo của các đại lý trên toàn quốc cung cấp định kỳ hàng tháng, hàng quý…Các số liệu dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty trên báo, tạp chí, chỉ tiêu được giao của Bộ thương mại. Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu, khả năng biến động của nguồn vốn, kế hoạch lưu chuyển của báo cáo năm trước và năng lực sản xuất hiện có của công ty. Khả năng cung ứng hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh và mặt hàng thay thế, công ty phân loại các tiêu thức khác nhau như khu vực địa lý, chủng loại sản phẩm… nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ công tác kế hoạch đó công ty đã lập và đề ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho công ty, công ty xác định: bán hàng là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất, là mục tiêu của hoạt động kinh doanh cho nên các hoạt động khác phải phục vụ cho việc bán hàng để thu được nhiều khách hàng, giảm chi phí bán hàng từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Thời điểm để công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cả năm kế hoạch thường là vào giữa quý IV của năm báo cáo. Đây là thời điểm thích hợp để công ty xem xét quá trình sản xuất và tiêu thụ sản lượng các mặt hàng năm báo cáo, từ đó lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm kế hoạch sao cho phù hợp. Thực tế công ty dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng sử dụng mặt hàng nào nhiều tại một thời điểm nhất định để có được kế hoạch tiêu thụ khoa học và chính xác. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2009: - Cột “Tên sản phẩm” được lập theo nhóm các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty, các loại sản phẩm này được chia thành 2 nhóm. Nhóm sản phẩm tiêu thụ trong nước và nhóm sản phẩm xuất khẩu. - Cột “Đơn giá bình quân” được lập căn cứ vào giá bán bình quân của các loại mặt hàng theo nhóm mặt hàng vào cuối năm báo cáo và kết quả của việc nghiên cứu tình hình thị trường, những biến động bất thường của giá cả để tính cho năm sau. - Cột “Số lượng” là số lượng sản phẩm công ty dự kiến tiêu thụ năm kế hoạch tương ứng với các đơn vị tính. - Cột “Doanh thu dự kiến” được lập bằng số sản phẩm ở cột số lượng nhân với đơn giá bình quân tương ứng ở cột đơn giá bình quân theo đơn vị tính cho từng mặt hàng. Bảng 2.2: KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2009 Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá BQ (triệu đồng) Số lượng Doanh thu dự kiến (triệu đồng) 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa m3 3,14 3.500 11.000.000.000 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ m3 15,71 700 11.000.000.000 3. Gỗ dán xuất khẩu m3 4,44 4.500 20.000.000.000 4. Sắt thép Tấn 10 4.500 45.000.000.000 5. Sắn lát, ngô, đậu tương Tấn 2,33 150.000 350.000.000.000 6. Cồn Ethanol xuất khẩu Tấn 10,6 3.300 35.000.000.000 7. Ô tô, xe máy Chiếc 8,18 5.500 45.000.000.000 8. KD dịch vụ, khách sạn 1.500.000.000 9. KD khác 1.500.000.000 Tổng 520.000.000.000 Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm kế hoạch như vậy là khá chi tiết, cụ thể cho từng sản phẩm. Phương pháp như thế là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, đặc điểm sản phẩm của công ty. Dựa trên các hợp đồng kinh tế đã được kí kết và những dự đoán về nhu cầu của thị trường tương lai công ty đã lập ra kế hoạch tiêu thụ cụ thể cho chu kì sản xuất mới. 2.2.2 Phân tích đánh giá phấn đấu tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm một số năm qua. 2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ năm 2008, 2009. Năm 2009 so với năm 2008 khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty đều giảm đáng kể. Một số mặt hàng giảm trong đó giảm mạnh nhất là mặt hàng sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa với mức giảm sản lượng tiêu thụ là 2690 m3 tương đương 79,12% dẫn đến doanh thu tiêu thụ thu được từ mặt hàng này giảm 2,648 triệu đồng tương đương 26,20%. Giá bán bình quân/đvị sp của các mặt hàng đều có dự thay đổi so với giá bán năm 2008. Trong đó thay đổi nhiều nhất là sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa với giá bán tăng lên 7,637 trđ/m3 . Do sự biến động của sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân đã làm cho tổng doanh thu bán hàng năm 2009 so với năm 2008 giảm 133546,6 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 26,41%. Thứ nhất, sản lượng tiêu thụ: năm 2009 thì sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng chính đều giảm so với 2008. Trong điều kiện giá bán không đổi thì sản lượng tiêu thụ giảm sẽ làm giảm doanh thu. Sự suy giảm trên trước hết là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng và sau nữa một phần do công tác thúc đẩy tiêu thụ của công ty. Trong năm 2009, thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp dẫn đến sản lượng tiêu thụ của sản phẩm cũng giảm sút: một số hợp đồng với các đối tác của công ty bị cắt giảm, hủy bỏ gây ra sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ (đa số khách hàng chỉ đặt số lượng bằng 30 – 60% hợp đồng cũ). Sản lượng tiêu thụ giảm sút phần nhiều do sức mua của người tiêu dùng bị giảm. Khủng hoảng làm gia tăng lạm phát, chỉ số giá CPI của năm 2009 vào khoảng 7%, làm cho mọi mặt hàng đều tăng giá từ hàng thiết yếu đến hàng cao cấp. Nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng trong năm 2009 gặp khủng hoảng dẫn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng bị tác động mạnh. Các phân đoạn thị trường chính của công ty đều giảm nhu cầu về sản phẩm của công ty, các đối tác làm ăn lâu dài cũng không còn duy trì được những đơn đặt hàng với khối lượng lớn như trước. Hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty ở các tỉnh Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đắc Lắc.. cũng không thể vận hành hết công suất. Mặc dù có gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nhưng công ty vẫn thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm thúc mạnh việc bán hàng như chính sách đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Cùng với đó thì công ty cũng đã thực hiện đầu tư cải tiến mẫu mã với hình thức mẫu mã đẹp hơn, đơn giản dễ nhận biết hơn, có in biểu tượng của công ty tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm của công ty (các sản phẩm bao bì, đồ gỗ, nông sản). Điều này cũng góp phần làm tăng tiêu thụ của công ty, mở ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại công ty cũng đã chú trọng quan tâm tới các biện pháp quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty, năm qua công ty cũng đã dành 8% CPBH cho quảng cáo trong khi đó quảng cáo năm 2008 chỉ chiếm có 6%, công ty đã giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo đặc biệt vào những dịp lễ lớn thì công ty cũng có quảng cáo trên truyền hình nhưng mật độ quảng cáo vẫn còn ít. Công ty vẫn cố gắng duy trì những hoạt động xúc tiến thương mại trong điều kiện khó khăn nhằm tăng doanh thu bán hàng so với kế hoạch. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc giảm doanh thu đó là sự tăng giá bán. Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy giá bán của một số mặt hàng tăng, một số thì giảm. Nguyên nhân của việc tăng giá là do giá cả đầu vào nguyên vật liệu của tất cả các mặt hàng đều tăng, để đảm bảo bù đắp được chi phí công ty phải tăng giá bán, bên cạnh đó thì năm 2009 công ty cũng chú trọng đầu tư mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Tăng mạnh nhất là sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa tăng 7,637trđ/m3 tương ứng tăng 253,46%. Giá bán tăng cũng là một lý do dẫn đến khối lượng sản phẩm bán ra giảm làm cho doanh thu giảm. Việc tăng giá bán là một nguyên nhân khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Do sự biến động của thị trường, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty lẫn giá mua vào của các mặt hàng công ty kinh doanh, buôn bán tăng lên. Điều này dẫn tới việc làm giảm khối lượng sản phẩm của công ty tiêu thụ trên thị trường, là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm mạnh so với năm 2008 (giảm 133.546,6 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 26,41%). Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, ô tô - xe máy, gỗ dán xuất khẩu có giá bán giảm tương ứng 18,66%, 21,46% và 14,2%. Các mặt hàng này tuy có giá bán giảm so với năm 2008 nhưng chỉ có mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ là doanh thu tiêu thụ tăng tương ứng 12,96% còn lại thì giá bán giảm không khuếch đại được doanh thu mà còn cùng với việc sản lượng tiêu thụ giảm làm cho doanh thu tiêu thụ giảm (ô tô, xe máy là 60,04%; gỗ dán xuất khẩu 50.48%). Các sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa có giá bán tăng 253,46% là cho doanh thu giảm 2.684,623 tỷ đồng tương ứng 26,2%. Việc giá bán các sản phẩm từ gỗ tăng mạnh như vậy là do nguồn nguyên liệu tăng giá và còn không đủ cung cấp cho sản xuất (nguyên liệu lấy từ trong nước chỉ đủ đáp ứng 20% nhu cầu, còn lại 80% là phải nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc, Indonexia), điều này khiến cho giá bán của sản phẩm tăng, không cạnh tranh nổi với hàng hóa của Trung Quốc tràn lan trên thị trường. Một điều nữa là quy trình sản xuất, chế biến của công ty còn lạc hậu, chưa chuyên môn hóa dẫn đến việc lãng phí nguyên liệu, tiền bạc và nhân công làm tăng giá bán giảm doanh thu. Gỗ dán xuất khẩu có giá bán giảm 14,2% nhưng sản lượng tiêu thụ cũng giảm 42,28% làm cho doanh thu từ mặt hàng này giảm 7.771,22 tỷ đồng. Các mặt hàng nông sản: sắn lát, ngô, đậu tương có giá bán tăng nhẹ với mức 5,04% nhưng sản lượng lại giảm mạnh 34,96% (đây là một trong những mặt hàng kinh doanh chính của công ty trong những năm gần đây) điều này làm doanh thu từ sắn lát, ngô, đậu tương giảm 11.046,501 tỷ đồng tương ứng 31,67%. Các sản phẩm ô tô – xe máy của công ty vừa bị giảm giá bán xuống 21,46% vừa bị giảm sản lượng 57,76% khiến doanh thu mặt hàng này giảm 77.468,908 tỷ đồng. Đây là sự sụt giảm lớn nhất, gây ảnh hưởng lớn nhất tới tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và làm doanh thu giảm nghiêm trọng. Một nguyên nhân chung khác của việc doanh thu bị giảm nữa là do sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều công ty có vốn ghóp của nước ngoài với số vốn lớn, đầu tư công nghệ hiện đại do đó tiết kiệm được chi phí, giá bán thấp hơn. Công ty vì vậy cũng phải hạ giá bán để cạnh tranh, điều đó cũng làm doanh thu tiêu thụ giảm xuống. Như vậy với việc giá bán bình quân thay đổi cùng với sự giảm sút của khối lượng sản phẩm tiêu thụ làm cho doanh thu của của năm 2009 giảm rõ rệt so với năm 2008. Công ty cần phải đặc biệt quan tâm đến hai yếu tố giá bán và sản lượng để đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện doanh thu, tối đa lợi nhuận cho những chu kì sản xuất kinh doanh sau. Bảng 2.3: So sánh tiêu thụ năm 2008, 2009 Tên sp Sản lượng tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ Năm 2009 Năm 2008 Tăng, giảm % Năm 2009 Năm 2008 Tăng, giảm % 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa 710 3.400 -2.690 -79.12 7.561.970.000 10.246.593.949 -2.684.623.949 -26.20 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ 1.000 720 280 38.89 12.707.090.163 11.249.083.206 1.458.006.957 12.96 3. Gỗ dán xuất khẩu 2.000 3.465 -1.465 -42.28 7.622.156.077 15.393.376.968 -7.771.220.891 -50.48 4. Sắt thép 7.000 7.000 60.062.106.448 60.062.106.448 5. Sắn lát, ngô, đậu tương 74.800 115.000 -40.200 -34.96 238.305.783.202 348.770.798.812 -11.046.501.561 -31.67 6. Cồn Ethanol XK 7. Ô tô, xe máy 8.000 18.500 -10.500 -56.76 39.833.681.185 117.303.589.446 -77.469.908.261 -66.04 8. KD dịch vụ, khách sạn 3.625.602.167 2.276.222.219 1.349.379.948 59.28 9. KD khác 2.375.291.510 400.616.926 1.974.674.584 492.91 Tổng 372.093.680.752 505.640.281.526 -133.546.600.774 -26.41 Bảng 2.4: So sánh đơn giá bình quân 1 đvị sản phẩm năm 2008 và 2009 Tên sp Đơn giá bq 2008(trđ) Đơn giá bq 2009(trđ) Tăng, giảm (trđ) % 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa 3.013 10.65 7.637 253.46 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ 15.623 12.707 -2.916 -18.66 3. Gỗ dán xuất khẩu 4.442 3.811 -0.631 -14.2 4. Sắt thép 8.58 5. Sắn lát, ngô, đậu tương 3.032 3.185 0.153 5.04 6. Cồn Ethanol XK 7. Ô tô, xe máy 6.34 4.979 -1.361 -21.46 8. KD dịch vụ, khách sạn 9. KD khác 2.2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Phân tích hoạt động kinh tế giúp chúng ta đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch của toàn công ty, nhằm phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, những thiếu sót, những bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi phân tích phải căn cứ vào các tài liệu kế hoạch, tình hình thực tế của công ty. Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2009 của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu như thế nào? Có đạt được như kế hoạch đã đề ra hay không? Để trả lời trả lời tất cả những câu hỏi này ta đi nghiên cứu bảng 2.5 về tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2009. Nhìn vào bảng ta thấy kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty trong năm 2009 thấp hơn hẳn so với kế hoạch (giảm 28,45% doanh thu). Phần lớn số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế của các mặt hàng nhỏ hơn so với kế hoạch, các sản phẩm kinh doanh chính của công ty như ô tô, xe máy, sắn lát, ngô, đậu tương... đều giảm mạnh. Giá bán cũng biến động tăng giảm phức tạp: sản phẩm sản xuất từ gỗ và sắn lát, ngô, đậu tương tăng giá trong khi gỗ và các sản phẩm gỗ, gỗ dán xuất khẩu, sắt thép, ô tô – xe máy lại giảm giá. Trong đó thì tăng giá mạnh nhất là các sản phẩm sản xuất từ gỗ với mức tăng 239,17% còn giảm giá mạnh nhất là mặt hàng ô tô – xe máy với mức giảm 39,13%. Sự biến động về giá này là do sự tác động từ thị trường, không phải do mong muốn chủ quan của công ty. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã để lại những hậu quả lớn, trong khoảng đầu năm 2009 lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao cùng với việc nguyên liệu cho sản xuất thiếu hụt, tăng giá khiến cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ lạm phát và chỉ số giá tăng cao làm cho công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2009. Tên sp Đơn vị Sản lượng Đơn giá Doanh thu KH TT % KH TT % KH TT % 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa m3 3.500 710 -79.71 3.14 10.65 239.17 11.000.000.000 7.561.970.000 -31.25 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ m3 700 1.000 42.86 15.71 12.707 -19.12 11.000.000.000 12.707.090.163 15.52 3. Gỗ dán xuất khẩu m3 4.500 2.000 -55.56 4.44 3.811 -14.17 20.000.000.000 7.622.156.077 -61.89 4. Sắt thép Tấn 4.500 7.000 55.56 10 8.58 -14.20 45.000.000.000 60.062.106.448 33.47 5. Sắn lát, ngô, đậu tương Tấn 150.000 74.800 -50.13 2.33 3.185 36.70 350.000.000.000 238.305.783.202 -31.91 6. Cồn Ethanol xuất khẩu Tấn 3.300 10.6 35.000.000.000 7. Ô tô, xe máy Chiếc 5.500 8.000 45.45 8.18 4.979 -39.13 45.000.000.000 39.833.681.185 -11.48 8. KD dịch vụ, khách sạn 1.500.000.000 3.625.602.167 141.71 9. KD khác 1.500.000.000 2.375.291.510 58.35 Tổng 520.000.000.000 372.093.680.752 -28.45 Khi nghiên cứu tình hình thực hiên tiêu thụ, tình hình tạo doanh thu của công ty thì cùng với việc nghiên cứu, xem xét các số liệu trong bảng 2.5 ta cần quan tâm tới những nhân tố có thể tác động tới tổng doanh thu của công ty. Nó bao gồm cả những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan. Trong bài luận văn này em đi nghiên cứu 3 nhân tố chính tác động tới quá trình tạo doanh thu của công ty đó là: + Số lượng hàng hóa tiêu thụ. + Giá bán bình quân mỗi mặt hàng. + Kết cấu hàng hóa tiêu thụ. Thứ nhất: Về số lượng hàng hóa tiêu thụ (bảng 2.6) Bảng 2.6: Tình hình thực hiện kế hoạch về số lượng tiêu thụ Tên sp Đơn vị Số lượng Chênh lệch KH TT Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa m3 3.500 710 -2.790 -79.71 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ m3 700 1.000 300 42.86 3. Gỗ dán xuất khẩu m3 4.500 2.000 -2.500 -55.56 4. Sắt thép Tấn 4.500 7.000 2.500 55.56 5. Sắn lát, ngô, đậu tương Tấn 150.000 74.800 -75.200 -50.13 6. Cồn Ethanol xuất khẩu Tấn 3.300 7. Ô tô, xe máy Chiếc 5.500 8.000 2.500 45.45 8. KD dịch vụ, khách sạn 9. KD khác Qua bảng 2.6 ta thấy năm 2009 số lượng các mặt hàng của công ty tiêu thụ thực tế thấp hơn so với tiêu thụ kế hoạch, chỉ có mặt hàng ô tô – xe máy, sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ là tăng lên về sản lượng. Trong đó sắn lát, ngô, đậu tương tiêu thụ trong năm 2009 giảm 75.200 tấn tương đương 50,13% so với kế hoạch đặt ra đầu năm, sản phẩm từ gỗ bán nội địa giảm 2.790m3 tương đương với mức giảm 79,91%, gỗ dán xuất khẩu giảm 2.500m3 ứng với 55,56%. Còn lại là mặt hàng ô tô – xe máy tăng 2.500 chiếc so với kế hoạch (45,45%), sắt thép tăng 2.500 tấn (55,56%), gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 300m3 (42,86%). Sản lượng bán ra của các mặt hàng đều có sự biến động so với kế hoạch tiêu thụ đầu năm. Hầu hết các mặt hàng đều tăng hoặc giảm mạnh. Đó là do sự biến động bất thường của thị trường đầu vào cũng như đầu ra của công ty. Trong hoàn cảnh tình hình kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, hầu hết các đơn đặt hàng kí kết trước đó chỉ được thực hiện ở mức 20 đến 60% số lượng. Với việc giá cả của các mặt hàng đều tăng cao trong khi thu nhập của người tiêu dùng lại không tăng hoặc giảm, người tiêu dùng sẽ thận trọng hơn trong việc sử dụng tiền của mình để mua hàng. Điều đó dẫn đến sản lượng tiêu thụ của công ty giảm đáng kể. Mặt hàng gỗ dán xuất khẩu của công ty chủ yếu là xuất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bị giảm số lượng đáng kể. Bên cạnh đó thì sản lượng tiêu thụ sắt thép, gỗ và các sản phẩm gỗ, ô tô – xe máy lại tăng lên. Đây là một thành tích trong công tác tiêu thụ và lập kế hoạch của công ty. Trong năm 2009, mặc dù khủng hoảng nhưng ngành xây dựng hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Do vậy mà sản lượng tiêu thụ sắt thép của công ty không bị giảm mà còn tăng 55,56% một mức tăng lớn. Gỗ và các sản phẩm gỗ cũng tăng 42,86%, ô tô – xe máy tăng 45,45%. Công ty đã chú trọng đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân, đầu tư máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý đến mẫu mã của sản phẩm từ đó thúc đẩy được tiêu thụ tăng lên. Các sản phẩm sản xuất ra luôn được kiểm tra chặt chẽ về kiểu dáng và chất lượng trước khi bàn giao cho khách hàng. Nhờ thế mà chất lượng hàng bán ra của công ty luôn được đảm bảo về chất lượng, khách hàng luôn đặt niềm tin vào công ty, số lượng hàng bán bị trả lại do nguyên nhân không đảm bảo về chất lượng là không nhiều. Xây dựng lòng tin ở khách hàng là phương trâm của công ty trong chính sách tiêu thụ. Mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm luôn được công ty giải quyết một cách nhanh chóng và thỏa đáng nhất. Qua đó thấy được sự năng động, linh hoạt, nhạy bén trong công tác tiêu thụ của công ty giúp công ty vượt được những khó khăn. Mặc dù sản lượng bán ra giảm mạnh so với năm 2008 và so với kế hoạch, nhưng trước thực tế khó khăn công ty vẫn cố gắng thực hiện tiêu thụ vượt mức kế hoạch là điều rất đáng khích lệ. Khi mà việc tăng giá sản phẩm là điều rất khó trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tăng sản lượng tiêu thụ là một biện pháp khả quan trong việc tăng tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai : Giá cả Giá cả không phải giải pháp một doanh nghiệp dùng để tăng doanh thu bởi việc tăng giá chưa chắc đã tăng được doanh thu bán hàng, có khi còn có tác dụng ngược lại. Nhưng rõ ràng sự biến động của giá cả có tác động tới doanh thu. Một sự thay đổi nhỏ về giá nhưng với sản lượng tiêu thụ lớn thì sự biến động nhỏ đó đã được khuếch đại lên rất nhiều lần gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu bán hàng. Thực tế tình hình giá cả các mặt hàng của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu năm 2009 được phản ánh cụ thể trong bảng 2.7 như sau: Bảng 2.7 Tình hình thực hiện kế hoạch về giá cả của công ty năm 2009 Tên sp Đơn vị Giá bán Chênh lệch KH TT Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa m3 3.14 10.65 7.51 239.17 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ m3 15.71 12.707 -3.003 -19.12 3. Gỗ dán xuất khẩu m3 4.44 3.811 -0.629 -14.17 4. Sắt thép Tấn 10 8.58 -1.42 -14.2 5. Sắn lát, ngô, đậu tương Tấn 2.33 3.185 0.855 36.7 6. Cồn Ethanol xuất khẩu Tấn 10.6 7. Ô tô, xe máy Chiếc 8.18 4.979 -3.201 -39.13 8. KD dịch vụ, khách sạn 9. KD khác Như đã phân tích ở trên việc tăng giảm giá bán của một mặt hàng là điều rất khó vì nó còn liên quan tới rất nhiều yếu tố, chịu tác động của thị trường. Thực vậy, theo bảng 2.7 về tình hình thực hiện kế hoạch giá cả của công ty ta thấy so với kế hoạch thì giá bán các sản phẩm đều có sự thay đổi. Giá của các sản phẩm sản xuất từ gỗ bán nội địa tăng mạnh nhất 7,51 trđồng/m3 tương đương với mức tăng 239,17%. Mặt hàng sắn lát, ngô, đậu tương cũng tăng 0,885 trđồng/tấn. Sự tăng giá này là do tác động của việc giá các nguyên liệu đầu vào như: gỗ, sắn tươi, ngô, đậu tương… tăng lên. Do sự biến động của thị trường, để đảm bảo được chất lượng sản phẩm công ty bắt buộc phải sử dụng những nguyên vật liệu chất lượng đảm bảo điều đó không cho phép công ty dùng nguyên liệu rẻ tiền hơn để thay thế. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá thành sản phẩm để bù đắp được chi phí đã bỏ ra bắt buộc công ty phải tăng giá sản phẩm. Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, gỗ dán xuất khẩu, sắt thép, ô tô – xe máy có giá bán giảm so với kế hoạch, đây là một thành công của công ty. Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, giá cả của tất cả hàng hóa, nguyên liệu đều tăng thì việc giảm giá bán sản phẩm là dấu hiệu tốt. Chứng tỏ công ty đã hết sức nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, các chi phí liên quan… nhằm đưa tới cho người tiêu thụ những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Việc giảm được giá bán của sản phẩm đã góp phần làm tăng sản lượng bán ra của các mặt hàng này, từ đó làm tăng doanh thu bán hàng của công ty. Với sản lượng tiêu thụ lên tới hàng trăm, hàng nghìn đơn vị thì sự tăng lên hay giảm đi của giá bán một đơn vị đã tạo nên sự thay đổi đáng kể về doanh thu của công ty. Qua đó cho thấy mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa các yếu tố giá cả và sản lượng khi phân tích nhân tố tác động đến doanh thu. Thứ ba: kết cấu sản phẩm. Sự thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ đã ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ của công ty được thể hiện theo bảng dưới đây: Bảng 2.7: Kết cấu mặt hàng tiêu thụ của công ty trong năm 2009. Tên sp Kế hoạch Thực tế Tăng giảm Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa 11.000 0.021 7.561 0.020 -0.001 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ 11.000 0.021 12.707 0.034 0.013 3. Gỗ dán xuất khẩu 20.000 0.038 7.622 0.020 -0.018 4. Sắt thép 45.000 0.087 60.062 0.161 0.074 5. Sắn lát, ngô, đậu tương 350.000 0.673 238.305 0.64 -0.033 6. Cồn Ethanol xuất khẩu 35.000 0.067 7. Ô tô, xe máy 45.000 0.087 39.833 0.107 0.02 8. KD dịch vụ, khách sạn 1.500 0.003 3.625 0.01 0.007 9. KD khác 1.500 0.003 2.375 0.006 0.003 Tổng 520.000 372.093 Kết cấu sản phẩm cũng là chỉ tiêu rất quan trọng tác động đến quá trình tạo doanh thu. Nhìn chung kết cấu các mặt hàng đều có sự thay đổi, hầu hết những sự thay đổi này so với kế hoạch thì tăng hoặc giảm nhẹ. Tăng nhiều nhất là sắt thép tăng từ 0,087 lên 0,161 kéo theo doanh thu từ sắt thép cũng tăng lên so với kế hoạch. Còn giảm nhiều nhất là sắn lát, ngô, đậu tương tù 0,673 xuống còn 0,64. Tỷ trọng doanh thu của mặt hàng này trên tổng doanh thu là cao nhất, chính vì vậy việc trên thực tế tỷ trọng của nó giảm so với kế hoạch nghĩa là doanh thu đạt được của mặt hàng này thấp hơn so với kế hoạch. Mặt hàng này giảm sút doanh thu chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc tổng doanh thu tiêu thụ của công ty giảm so với kế hoạch. Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng, trong 3 nhân tố: sản lượng, giá bán bình quân, kết cấu tiêu thụ thì nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là nhân tố sản lượng. Do nhóm sản phẩm sắn lát, ngô, đậu tương và ô tô – xe máy có doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu nên việc tiêu thụ sản phẩm này có ảnh hưởng lớn tới doanh thu bán hàng của công ty. Ngoài việc thúc đẩy tiêu thụ tăng số lượng sản phẩm bán ra thì công ty cũng cần chú trọng nhiều hơn nữa tới việc đưa ra kết cấu sản phẩm, giá bán hợp lý. 2.2.3 Một số biện pháp kinh tế tài chính mà công ty đã áp dụng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu. 2.2.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết trước khi sản xuất. Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, công ty xác định khả năng tiêu thụ, tìm kiếm giải pháp nhằm thích ứng với đòi hỏi thị trường. Thông qua báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm do hệ thống đại lý trên toàn quốc cung cấp định kỳ hàng tháng, hàng quý, công ty phân loại theo các tiêu thức khác nhau như khu vực địa lý, chủng loại sản phẩm… Nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Cán bộ nghiên cứu thị trường tập hợp dữ liệu thu thập được và kết hợp với các tài liệu của công ty như báo cáo kết quả kinh doanh, tính chi phí kinh doanh…Cũng như số liệu công bố của cơ quan thống kê, của các hiệp hội kinh tế… tiến hành phân tích đánh giá thị trường. Công ty cũng tích cực tham gia vào các cuộc bình chọn: sao vàng đất việt, hàng Việt Nam chất lượng cao… Qua các cuộc bình chọn, công ty đánh giá chính xác hơn về năng lực bản thân và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã có nhiều cố gắng song do còn mới, và trình độ của lực lượng nghiên cứu thị trường còn kém và mỏng chưa được quan tâm đúng mức nên còn nhiều hạn chế và có khắc phục được được tình trạng này hay không sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sự sống còn của công ty. 2.2.3.2 Chính sách tiêu thụ của công ty. 2.2.3.2.1 Chính sách giá. Chính sách giá đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng quyết định mua của khách hàng. Để đưa ra một mức giá hợp lý, công ty phải xem xét tới nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thời điểm bán và mức giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh. Nhận thấy đa số người Việt Nam có thu nhập thấp đồng thời sản phẩm lại có độ co giãn của cầu theo giá là lớn nên công ty đã xác định giá bán là công cụ đắc lực đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách giá thấp. Công ty định giá bán thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tức là chấp nhận mức lãi thấp hơn, với một số sản phẩm tỷ lệ lãi mong muốn khoảng 8%, có sản phẩm tỷ lệ lãi chỉ là 2-4%. Cạnh tranh bằng giá là công cụ của công ty nhưng không phải vì giá thấp mà công ty không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của công ty có giá tương đối thấp so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh mà chất lượng cũng không hề thua kém đôi khi còn cao hơn. 2.2.3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ. Quảng cáo là công việc không thể thiếu được trong cơ chế thị trường của doanh nghiệp. Do đó, công ty dành cho công tác này một khoản chi phí hợp lý và phải thường xuyên không ngừng cải tiến nâng cao các chương trình quảng cáo để phù hợp và tiếp cận sát hơn đới với người tiêu dùng… công ty đã có những hoạt động: Ngoài quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn tham gia quảng cáo rộng rãi tại các hội chợ, mang đến cho khách hàng không chỉ là những thông tin về sản phẩm của công ty mà còn chứng tỏ chất lượng của sản phẩm phù hợp với người Việt Nam. Hội nghị khách hàng được công ty tổ chức thường xuyên, theo định kì hàng năm, một mặt nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, mặt khác thông qua hội nghị khách hàng mà công ty thu thập được những thông tin, ý kiến đóng góp của khách hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Quảng cáo xúc tiến có tác dụng tích cực đến hoạt động tiêu thụ của công ty, khách hàng hiểu biết về sản phẩm của công ty và công ty về lâu dài sẽ gặt hái nhiều thành công. 2.2.3.2.3 Dịch vụ trước và sau bán hàng. Để lôi kéo và thu hút nhiều khách hàng đến với công ty, các cửa hàng và chi nhánh của công ty có những hoạt động sau: Bảo hàng sản phẩm: khách hàng có quyền yêu cầu đổi hoặc trả lại sản phẩm nếu sản phẩm đó thuộc về lỗi của công ty. Có đội ngũ chuyên chở sản phẩm miễn phí đến các cửa hàng, đại lý những khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Dịch vụ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu bảo quản và nhận biết sản phẩm giả, sản phẩm hỏng, quá hạn sử dụng. Dịch vụ bao gói sản phẩm giúp cho khách hàng bảo quản được sản phẩm dễ dàng trong việc vận chuyển xếp dỡ hàng hóa. 2.2.3.2.5 Phương thức bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng. Thông thường công tác tiêu thụ sản phẩm được công ty triển khai bằng một số phương thức bán hàng như: bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán ký gửi... Công ty vẫn duy trì các chi nhánh của mình tại các tỉnh TP HCM, Quảng Ninh, Đắc lắc... Phương thức bán buôn được thực hiện qua phương thức bán qua kho với phiếu xuất kho và chứng từ có liên quan để hạch toán cho việc bán buôn. Phương thức bán lẻ có nhiệm vụ phân phối đến tận tay người tiêu dùng thông qua mạng lưới các quầy, chi nhánh ở các tỉnh và thành phố. Trong địa bàn Hà Nội công ty cũng duy trì một số cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Việc duy trì các cửa hàng này giúp công ty vừa khai thác được mặt bằng kinh doanh vừa có thể nắm bắt nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng, chính xác cho việc xác định phương hướng kinh doanh hàng năm. Đối với những khách hàng thường xuyên ký hợp đồng với công ty thì khách hàng có thể nhận hàng ngay tại kho hoặc công ty có trách nhiệm vận chuyển hàng tới tận nơi giao hàng theo đúng thỏa thuận đã ký kết. Việc thanh toán cũng được thực hiện theo cam kết. Với các phương thức bán hàng linh hoạt, đa dạng giúp công ty giữ được bạn hàng lâu năm, tìm kiếm bạn hàng mới. Tuy nhiên công ty mới chỉ đặt chi nhánh tại các thành phố lớn, đó là hạn chế. Hiện nay cơ sở hạ tầng chung được cải thiện, công ty nên mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, đẩy mạnh tiêu thụ ở các thị trường tiềm năng. 2.2.4 Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2.2.4.1 Thành tựu. Chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như sản phẩm mua về, nhập khẩu để tiêu thụ trong nước ngày càng được nâng cao nhờ dây chuyền sản xuất được đổi mới và chất lượng đầu vào tương đối tốt. Quan hệ với các bạn hàng có uy tín được giữ vững vì vậy thị trường tiêu thụ trong lẫn ngoài nước vẫn được duy trì tốt theo mạng lưới các kênh bán hàng khác nhau. Khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường. Phương thức bán hàng của công ty đa dạng và phong phú, kèm theo là phương thức thanh toán nhanh chóng tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nên lựa chọn được hình thức phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và người tiêu dùng, giúp cho công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ. Thị trường của công ty không chỉ bó hẹp hướng vào những người có thu nhập thấp và trung bình như trước đây mà còn chuyển sang phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập cao. Trình độ của cán bộ nhân viên ngày càng cao, đặc biệt là của đội ngũ nhân viên kinh doanh, bán hàng ngày càng được nâng cao do công ty đã chú ý hơn tới công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Sản lượng tiêu thụ trong năm 2009 của công ty không cao bằng năm 2008, doanh thu cũng thấp hơn. Nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được lại tăng từ 1,7226 tỷ lên 1,758 tỷ. Sự gia tăng đó là do công ty đã đưa ra được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản xuất sát với thực tế, phù hợp với năng lực hiện tại của công ty qua đó tiết kiệm được chi phí. Do vậy mà khối lượng tiêu lẫn doanh thu tiêu thụ đều giảm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên. Đây là thành tựu lớn của công ty. 2.2.4.2 Hạn chế, tồn tại. Giá bán một số mặt hàng còn cao, các biện pháp về giá cả trong tiêu thụ chưa thực sự hiệu quả vì tình hình thị trường biến động lên xuống thất thường, công ty không chủ động được về giá cả. Công ty còn phải nhập một số nguyên liệu của nước ngoài nên chi phí sản xuất còn cao do đó gây khó khăn cho việc hạ giá thành và cạnh tranh về giá đối với các đối thủ. Một số dây chuyền công nghệ đã lạc hậu, cần thay thế để đạt năng suất và hiệu quả sản xuất cao hơn. Đồng thời chọn nhà cung cấp nguyên liệu sao cho nguồn nguyên liệu được duy trì thường xuyên, tránh gián đoạn trong khâu sản xuất dẫn đến giảm sản lượng tiêu thụ, giảm doanh thu. Công tác điều tra thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường hay quảng cáo sản phẩm phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, phải xác định được tầm quan trọng của nó. Công tác tìm hiểu của công ty vẫn còn chưa được chú ý thích đáng, chứa đựng nhiều chủ quan. Chưa xây dựng được những chiến dịch quảng cáo hiệu quả để kết hợp với chiến lược cạnh tranh phù hợp. Chiến lược xâm nhập vùng sâu, vùng xa còn những hạn chế nhất định về giao thông, liên lạc, quản lý. 2.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. Cơ chế thị trường cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt cho mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đó có ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo. Ngay cả ở Việt Nam, sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm bánh kẹo trong nước với nhau và với các sản phẩm bánh kẹo ngoại cũng ngày càng mạnh mẽ. Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ thì công ty phải có chiến lược cạnh tranh phù hợp. Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh về kinh tế. Đời sống người dân đang ngày càng được nâng cao. Cùng với nó là nhu cầu tiêu dùng mua sắm của người dân ngày càng cao về chất lượng và mẫu mã. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh cũng đòi hỏi công ty phải luôn đổi mới sản phẩm, cách thức sản xuất và tiêu thụ để đạt hiệu quả cao. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU 3.1 Định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu trong thời gian tới. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển với tốc độ cao. Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới và tham gia vào khu vực kinh tế, các khối kinh tế. Đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh, đời sống của nhân dân đang được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Nhu cầu của con người cũng được nâng cao hơn. Yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hình thức sản phẩm cũng phong phú hơn, đa dạng hơn và khắt khe hơn. Khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng khó khăn, khốc liệt. Để mở rộng thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào người tiêu dùng, thực hiện tư tưởng cho rằng lợi nhuận nằm trong chiến lược lâu dài và chính là mục tiêu để tìm kiếm. Trên cơ sở phân tích những điều kiện về thị trường, những biến động về kinh tế, những thuận lợi và khó khăn, công ty đã đưa ra mục tiêu kinh doanh cho năm 2010 như sau : - Khai thác tốt năng lực thiết bị, máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm - Thực hiện chương trình tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý vật tư nguyên liệu đầu vào để có điều kiện ổn định giá bán. - Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, xây dựng chính sách khuyến khích tiêu thụ. Tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, ngoài ra công ty sẽ đi vào sản xuất một số mặt hàng mũi nhọn mang đặc trưng riêng của công ty để xuất khẩu. - Duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới tiêu thụ thông qua các kênh phân phối trên toàn quốc, phát triển hệ thống bán hàng về chiều sâu nhằm tăng thị phần của công ty trong thị trường nội địa. Bên cạnh đó xây dựng chương trình để từng bước xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, không chỉ dừng lại ở thị trường của một số các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. - Thường xuyên đào tạo và củng cố trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiên cứu thị trường, đầu tư các thiết bị về nghiên cứu thị trường. - Để đạt được những mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, lợi nhuận, ổn định và phát triển. - Kế hoạch cụ thể năm 2010: + Dự kiến doanh thu: 710 tỷ đồng. + Lợi nhuận trước thuế: 6,825 tỷ đồng. Nhận thấy, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việt Nam ra nhập WTO thì công ty cũng có nhiều thuận lợi trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều thách thức, xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt buộc công ty phải có các biện pháp để giữ vững thị trường tiêu thụ trong nước, phát triển thị trường xuất khẩu. Qua những phân tích và đánh giá về tình hình tiêu thụ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu năm 2009 em xin đề xuất một số giải pháp kinh tế tài chính cho công tác tiêu thụ của công ty như sau: 3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu ở công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 3.2.1 Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành các sản phẩm sản xuất của công ty để đẩy mạnh tiêu thụ. Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sao cho hợp túi tiền của họ. Để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm Công ty phải chú trọng công tác quản lý giá thành đó là hệ thống công tác từ việc hạch toán giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh hoạt. Để giảm giá thành, Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau: 3.2.1.1 Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đối với các sản phẩm sản xuất của công ty. Đối với sản phẩm bao bì hay đồ gỗ mỹ nghệ thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, giảm chi phí về nguyên vật liệu có nghĩa quan trọng nhất đối với các biện pháp hạ giá thành. Để giảm được chi phí và nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm Công ty cần thực hiện tốt các công tác sau: * Tổ chức tốt công tác thu mua vật liệu: Ngoài việc đánh giá chất lượng của công tác thu mua nguyên vật liệu, Công ty còn phải giảm chi phí phát sinh ở từng nguồn cung ứng để rồi đi đến quyết định mua nguyên vật liệu ở nguồn cung ứng nào là kinh tế nhất. Cán bộ thu mua cần tính toán chi phí vận chuyển hàng về kho, lượng hao hụt... để tổng chi phí công tác thu mua là nhỏ nhất. Hiện nay công ty đang nhậ khẩu gỗ từ nước Lào vì nguồn gỗ ở đây dồi dào và giá rẻ, công ty nên ký kết các hợp đồng dài hạn về nhập khẩu gỗ để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và tránh những rủi ro biến động về giá sau này. * Giảm chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu: Để giảm được chi phí nguyên vật liệu dự trữ ở trong kho, Công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho. Thực hiện tốt công tác kiểm tra thường xuyên mức dự trữ khối lượng nguyên vật liệu đạt tính tối ưu nhất. Bên cạnh đó Công ty cần nâng cấp hệ thống kho tàng để nguyên vật liệu trong kho được bảo quản tốt hơn. * Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là căn cứ để phân xưởng quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như các cán bộ kỹ thuật dùng để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, trong thời gian qua hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu ở các phân xưởng vẫn chưa sát với thực tế khi điều kiện ngày càng hoàn thiện hơn. Việc xác định lại, điều chỉnh lại hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm. 3.2.1.2 Hạ thấp chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là một trong những bộ phận cấu thành nên giá thành của toàn bộ sản phẩm của Công ty. Muốn hạ giá thành sản phẩm, một trong những giải pháp phải kể tới là hạ thấp chi phí của Công ty. Chi phí bán hàng của Công ty tuy không chiếm tỷ lệ cao trong công tác quản lý chung về sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng cũng cần bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý đúng số lượng cần thiết và phù hợp với yêu cầu của công việc, của từng thị trường. Tổ chức bán hàng phải ổn định nhưng phải linh hoạt, ổn định để chịu đựng những tổn thất nhân sự giám sát điều hành, đồng thời tổ chức phải đủ linh hoạt để biến đổi điều chỉnh theo các biến đổi ảnh hưởng đến Công ty trong ngắn hạn như biến động thị trường. 3.2.1.3 Giảm chi phí cố định. Đối với chi phí cố định là khấu hao tài sản cố định, Công ty có thể giảm chi phí cố định này trong đơn vị sản phẩm bằng cách tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong sản xuất, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị máy móc để tránh xảy ra sửa chữa lớn làm tăng chi phí và ngưng trệ sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc và khai thác triệt để nhu cầu thị trường. Đối với những máy móc thiết bị không còn tiếp tục sản xuất kinh doanh nên tổ chức thanh lý để thu hồi giá trị còn lại, đầu tư vào thiết bị sản xuất có lợi khác. Nếu hạ thấp giá thành sản phẩm Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu sẽ có lợi thế trong chính sách cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp khác cùng ngành khi đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng, doanh thu, loại nhuận tăng. 3.2.2 Chiết khấu thương mại. Để khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn thì công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thương mại. dù khách hàng mua hàng dưới hình thức nào và đạt doanh số mua hàng tháng như : - Doanh số mua hàng từ 200trđ đến dưới 1000trđ: tỷ lệ chiết khấu 1% - Doanh số mua hàng từ 1000trđ đến dưới 2000trđ: tỷ lệ chiết khấu 1,2% - Doanh số mua hàng trên 2000trđ thì tỷ lệ chiết khấu 1,5% Với chính sách này tuy tăng chi phí nhưng ngược lại sẽ thuc đẩy việc tiêu thụ của công ty được tốt hơn. 3.2.5 Mở rộng hoạt hơn các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hóa muốn tiêu thị được không những phải có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, bao bì mẫu mã đẹp mà phải làm sao truyền tải những thông tin đó đến người tiêu dùng. Để làm tốt điều này công ty phải làm tốt một số biện pháp như : quảng cáo, yểm trợ xúc tiến bán hàng để giúp công ty đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được nhanh chóng. Quảng cáo nhằm truyền tải những thông tin về sản phẩm của công ty như: hình dáng, kích thước, mẫu mã, chất lượng, những tính năng ưu việt, những lợi ích thuận tiện sau khi mua. Thông qua hoạt động xúc tiến yểm trợ sẽ kích thích thêm nhu cầu mua sắm sản phẩm của công ty. Công ty cần tổ chức tốt lức lượng bán hàng trực tiếp có trình độ, có khả năng tiếp thị, giao tiếp tốt để giới thiệu sản phẩm. Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, tham gia hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao qua đó sẽ thu hút được sự quan tâm của bạn hàng và học hỏi được những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Làm tốt những viêc trên thì uy tín của công ty ngày một được nâng lên, quan hệ với khách hàng ngày một chặt chẽ, khả năng cạnh tranh của công ty ngày một tăng. Trên đây là một số đóng góp ý kiến của em nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Em hy vọng những biện pháp này phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty, phù hợp với điều kiện hiện nay và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động tiêu thụ. 3.3 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Bên cạnh những cố gắng, nỗ lực của công ty, sự hỗ trợ của nhà nước giúp cho ngành kinh doanh thương mại nói chung và Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nói riêng có thêm sức mạnh để phát triển mọi mặt, trong đó có hoạt đông tiêu thụ. 3.3.1 Trợ giúp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp muốn nghiên cứu thị trường họ rất cần một hệ thống thông tin thống kê kinh tế như các con số bình quân của ngành, thống kê về mức độ chi tiêu của người dân…Đồng thời nếu có số liệu thống kê sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết vị thế của mình trên thị trường từ đó phân tích được các nguyên nhân của sự phát triển hay tụt hậu, và họ có thể tìm được hướng đi riêng của mình nhưng phù hợp với điều kiện phát triển chung của nền kinh tế. 3.3.2 Chính sách về vốn. Nhà nước cần có chính sách tài chính, tín dụng ngân hàng hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn đầu tư được thuận tiện, cho phép các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội trên thị trường. 3.3.3 Chính sách xuất nhập khẩu. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích hơn đối với các hoạt động xuất khẩu để các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm của mình giới thiệu với các khách hàng nước ngoài. Các chính sách đó bao gồm các chính sách về thuế; về thủ tục tài chính, hải quan… Ngoài ra Nhà nước cũng nên giảm các thuế nhập khẩu đặc biệt với mặt hàng gỗ tự nhiên để các doanh nghiệp có thể nhập khẩu gỗ từ nước ngoài với chi phí thấp, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Thực hiện các chính sách trồng rừng phục vụ nguồn nguyên liệu sản xuất tránh tình trạng phá rừng, buôn bán gỗ lậu…bảo vệ tài nguyên môi trường. Môc lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.doc
Luận văn liên quan