LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và cùng với nó
là E-marketing. Mặc dù E-marketing mới chỉ được áp dụng phổ biến trên thế giới trong
một vài thập kỷ gần đây, nhưng những ứng dụng của nó trong hoạt động thương mại quốc
tế đã được ghi nhận đáng kể. Hiện nay, trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, e-
marketing đóng vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy và xúc tiến mua bán hàng hoá,
không những trên thị trường “ảo”, mà ngay cả trên thị trường truyền thống. Tất cả các
doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường toàn cầu đều chú trọng đến E-marketing.
Đơn giản bởi vì E-marketing là công cụ hiệu quả và nhanh chóng nhất giúp doanh nghiệp
và sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, khái niệm E-Marketing còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc nhận thức và việc ứng dụng
E-Marketing trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới chỉ ở mức đơn giản, trong khi đó
yêu cầu cấp bách của tiến trình hội nhập đòi hỏi Marketing điện tử cũng như thương mại
điện tử phải được vận dụng sâu rộng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các
doanh nghiệp.
Vì thế, vấn đề cần thiết hiện nay đối với Việt Nam là cần đẩy mạnh hoạt động
Marketing điện tử tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh
chóng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập
khẩu
Chính vì lý do đó, nhóm tác giả đã chọn đề tài “ Các giải pháp vận dụng marketing
điện tử (e-marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
” để nghiên
cứu.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên thế giới:
E-marketing là nội dung nghiên cứu tương đối mới trên thế giới và đặc biệt tại một
nước đang phát triển như Việt Nam. Về giáo trình lý thuyết e-marketing trên thế giới thì
cũng chỉ có 1 vài cuốn của các tác giả như cuốn Internet Marketing của tác giả Ward Hanson,
do nhà xuất bản South Western College Pub. phát hành năm 1999 và cuốn E-Marketing
(Marketing điện tử) phiên bản quốc tế, của tập thể các tác giả Judy Strauss, Adel El- Ansary và
Raymond Frost tái bản lần thứ 4 do nhà xuất bản Prentice Hall phát hành năm 2006
Tài liệu lý thuyết về E- marketing đã ít như vậy, lại chủ yếu là giáo trình, chứ chưa
có đề tài nào nghiên cứu về việc vận dụng e-marketing vào hoạt động của các doanh
nghiệp.
Tại Việt Nam
Gần đây, cũng có một số tác giả đề cập tới E-marketing dưới dạng các bài báo trên
các tạp chí chuyên ngành như
PGS.TS Nguyễn Trung Vãn; Bàn về Marketing Internet; Tạp chí Kinh tế đối ngoại; Trư-
ờng Đại học Ngoại thương; Số 2/2002
Th.S Trần Bích Ngọc “Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở châu Âu và trên thế
giới”; Tạp chí nghiên cứu châu Âu; Số 3 năm 2005.
TS. Phạm Thu Hương, Lợi thế của việc sử dụng e-marketing trong hoạt động xúc tiến bán
hàng, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới số 9 năm 2006
Những nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một cách đơn giản tới một vài vấn đề có liên
quan đến đề tài chứ không phải trùng hợp với tên đề tài. Có thể thấy rằng, cho tới nay chưa
có đề tài nào nghiên cứu và đề xuất các giải pháp vận dụng e-marketing cho các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Đây là đề tài đầu
tiên nghiên cứu, khảo sát về nội dung này.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống những vấn đề lý luận về e-marketing, chỉ rõ những lợi thế của e-
marketing so với marketing thông thường trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu.
- Đánh giá thực trạng việc nhận thức và vận dụng e-marketing của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vận dụng e-
marketing
4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn việc nghiên cứu chủ yếu trong hoạt động e-marketing của Việt Nam
chứ không đề cập tới các nước trên thế giới. Đề tài cũng chỉ giới hạn việc nghiên cứu và
vận dụng e-marketing của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chứ không phải mọi loại hình
doanh nghiệp tại Việt Nam.
111 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4105 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp vận dụng marketing điện tử (E-Marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
marketing, xây dựng hệ thống E-marketing theo điều kiện
ngân sách của doanh nghiệp, tƣ vấn về triển khai thực hiện, cung cấp các hỗ trợ đào tạo và
phần mềm
Sau khi nắm bắt đƣợc các thông tin trên, doanh nghiệp cần phân tích, xử lý các
thông tin để xây dựng kế hoạch hoá E-marketing để có thể thoả mãn tốt hơn nhu cầu của
khách hàng mua hàng qua mạng internet.
3.2.2.4 Lập kế hoạch E-marketing:
Muốn thực hiện chiến lƣợc E-marketing thành công, các doanh nghiệp phải lập kế
hoạch chiến lƣợc trƣớc khi đi vào hoạt động cụ thể nhƣ xác định đối tƣợng khách hàng của
mình, nhu cầu của các khách hàng đó và cách thức đạt đƣợc các mục tiêu của doanh
nghiệp….Doanh nghiệp phải có một kế hoạch E-marketing thật cụ thể, chi tiết để có thể
duy trì đƣợc các khách hàng cũ, đồng thời thu hút đƣợc các khách hàng mới và giữ họ
trung thành với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Xác định mục tiêu của Công ty:
79
Dựa trên những phân tích và nghiên cứu trên, doanh nghiệp phải đƣa ra
đƣợc các mục tiêu cụ thể của mình (mục tiêu về thị trƣờng, về doanh thu, về
lợi nhuận hay về uy tín của doanh nghiệp…). Doanh nghiệp cần đặt ra các
mục tiêu đối với hoạt động E-marketing nhƣ để giảm bớt chi phí bán hàng
hoặc để mở rộng kinh doanh ra các thị trƣờng mới. Doanh nghiệp có thể
thống nhất về các mục tiêu cụ thể, có thể đo lƣờng về những gì mình muốn
đạt đƣợc, nhƣ đẩy mạnh bán hàng, dẫn đầu về chất lƣợng hoặc tăng giá trị
trung bình của từng đợt bán hàng…
Phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp:
Dựa trên những kết quả phân tích môi trƣờng, thị trƣờng, chiến lƣợc E-
marketing của doanh nghiệp và nhiệm vụ mục tiêu mà doanh nghiệp mong
muốn đạt tới, doanh nghiệp đƣa ra quyết định lựa chọn thị trƣờng mục tiêu
của mình. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trƣờng mục tiêu theo một trong
các phƣơng án nhƣ sau: chuyên môn hoá theo thị trƣờng, chuyên môn theo
sản phẩm hay bao phủ toàn bộ thị trƣờng.
Xác định khả năng của doanh nghiệp:
Xác định khả năng thực hiện chiến lƣợc E-marketing của doanh nghiệp
là điều hết sức cần thiết mỗi khi đã xây dựng đƣợc các vấn đề về thị trƣờng,
mục tiêu và phƣơng pháp tiếp cận khách hàng. Để có thể ứng dụng E-
Marketing thành công, doanh nghiệp phải có một lực lƣợng nhân viên chuyên
trách về E-marketing giỏi, đồng thời phải có đội ngũ quản lý có năng lực.
Doanh nghiệp có thể xác lập một ban chuyên trách về hoạt động E-marketing,
trong đó bao gồm các nhân viên đƣợc phân chia theo nhóm phụ trách từng
mảng công việc nhƣ thiết kế, trợ giúp khách hàng, nghiên cứu yêu cầu của
khách hàng, tổng hợp và phân tích thông tin phản hồi từ khách hàng.... Điều
này sẽ giúp các nhân viên cùng tham gia và đảm bảo công việc đƣợc thực
hiện trên phạm vi toàn công ty.
80
Về tài chính, doanh nghiệp cần phải làm rõ liệu doanh nghiệp có khả năng
thực hiện chiến lƣợc E-marketing nhƣ trên không và hiệu quả sẽ nhƣ thế nào?
Về công nghệ, doanh nghiệp phải đảm bảo một hệ thống máy tính
tƣơng đối tốt có thể đảm bảo việc kết nối mạng đƣợc diễn ra nhanh chóng,
đồng thời có dung lƣợng tốt để có thể lƣu trữ và thực hiện những công việc
thiết kế và xử lý dữ liệu một cách có hiệu quả.
3.2.2.5 Xây dựng ngân sách cho hoạt động E-marketing
Để cụ thể hoá kế hoạch chiến lƣợc E-marketing, doanh nghiệp phải xác
định đƣợc các chi phí cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu của mình mà vẫn
đảm bảo đƣợc tính hiệu quả và tiết kiệm. Các chi phí cho hoạt động e-
marketing cần phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng cho các hoạt động nhƣ quảng cáo
trực tuyến, xúc tiến trang Web và E-mail trực tuyến và các chi phí nâng cấp
thiết bị, đổi mới trang web, cập nhật thông tin,…Doanh nghiệp có thể tiến
hành phân tích chi phí - lợi ích để dự toán ngân sách một cách hài hoà giữa
các hoạt động E-marketing trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp.
3.2.2.6 Thiết kế và xúc tiến cho website của doanh nghiệp
Website là công cụ phổ biến nhất trong chiến lƣợc E-Marketing, nhất là đối với các
doanh nghiệp Việt Nam bởi các hoạt động Marketing điện tử tại Việt Nam hiện nay mới
chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ thông qua trang web của doanh
nghiệp và các đƣờng kết nối. Thực tế hiện nay cho thấy, số doanh nghiệp có website chỉ
chiếm khoảng 25,32% trên tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó hầu hết các
website này chỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm dịch vụ. Khoảng trên
40% website đã tiến thêm một bƣớc là cung cấp giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt
hàng
[13]. Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam là xây
dựng một website hiệu quả đối với những doanh nghiệp chƣa có trang web riêng và nâng
cấp các tính năng thƣơng mại điện tử đối với doanh nghiệp đã xây dựng trang web. Để
thực hiện đƣợc điều này, các doanh nghiệp khi xây dựng website cần chú ý những vấn đề
sau:
[13] Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2004 - Bộ Thƣơng mại
81
Một là: Xác định mục tiêu cho website của doanh nghiệp. Mục tiêu này phải đƣợc
xây dựng dựa trên việc phân tích các yếu tố nhƣ: doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề gì,
khách hàng của doanh nghiệp là ai, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ thế nào. Mục
tiêu đặt ra càng rõ ràng thì kết quả do website mang lại càng cao.
Hai là: Đặt tên miền cho website. Tên miền riêng khẳng định vị trí giúp khách
hàng dễ dàng tìm đến với website của doanh nghiệp. Việc đặt tên miền rất quan trọng vì nó
thƣờng gắn liền với tên doanh nghiệp hay nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng mà doanh nghiệp
cung cấp. Tên miền phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, dễ nhớ bởi tên miền càng dài, càng
phức tạp càng dễ viết sai và dễ gây nhầm lẫn với những tên miền sẵn có. Một vấn để cần
quan tâm nữa là phải đăng ký tên miền. Việc đăng ký tên miền cũng giống nhƣ việc đăng
ký thƣơng hiệu vậy. Thực tế cho thấy hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ với
vấn đề này và kết quả là: thƣờng dẫn đến tranh chấp về tên miền, gây không ít tổn thất cho
doanh nghiệp.
Ba là: Đầu tƣ thiết kế trang chủ. Trang chủ là trang quan trọng nhất đối với hầu hết
các trang web, đồng thời cũng là trang đƣợc ghé thăm nhiều hơn so với bất cứ một trang
nào của website. Trang chủ chính là bộ mặt của doanh nghiệp trƣớc cả thế giới, vì thế việc
thiết kế trang chủ cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu khi doanh nghiệp bắt tay vào việc xây
dựng trang web riêng. Trang chủ phải đáp ứng các yêu cầu: làm cho mục đích của trang
web đƣợc rõ ràng bằng cách đƣa ra những nội dung chính giới thiệu về doanh nghiệp và
sản phẩm của doanh nghiệp; giúp ngƣời truy cập tìm đƣợc thứ mà họ cần một cách nhanh
nhất và thể hiện rõ nội dung của trang web. Trang chủ không cần phải quá màu mè phức
tạp hay đòi hỏi những minh hoạ tinh vi bởi ngƣời truy cập thƣờng bỏ qua những đồ hoạ
nhƣ quảng cáo và tập trung vào những phần của trang chủ trông có vẻ có ích hơn và thực tế
cho thấy các trang chủ của Amazon, Ebay hay Google không hề màu mè hay phức tạp
nhƣng họ vẫn rất thành công trong việc thu hút khách hàng trên mạng.
Việc thiết kế Web phải đảm bảo yêu cầu ba chữ C là nội dung (Content), cộng
đồng (Community) và thƣơng mại (Commerce).
Yêu cầu về nội dung (Content): Nội dung của Web phải có đầy đủ thông tin, sự
tham gia của cộng đồng và phải thú vị để khiến cho khách tham quan Web của doanh
nghiệp ở lại và quay lại nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp phải thiết kế trang Web của mình
sao cho trang Web đó không chỉ là nơi để mua hàng mà còn là một nguồn tìm hiểu. Nguồn
tìm hiểu này phải đảm bảo các yêu cầu sau: là ngƣời chỉ dẫn khách hàng (giúp khách hàng
tham quan hiểu đƣợc mọi mặt về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp); là ngƣời cung
82
cấp thông tin (thông tin luôn đƣợc cập nhật và bổ sung để ngƣời truy cập có thể sử dụng
trong thực tế, thu hút họ ghé thăm trang Web những lần sau và là ngƣời tƣ vấn (đƣa ra lời
khuyên để khách hàng đi đến quyết định mua hàng, luôn sẵn sàng tƣ vấn khi khách hàng
có nhu cầu, các thông tin phải trung thực và đáng tin cậy để tạo niềm tin của khách hàng).
Yêu cầu về tính cộng đồng (Community): Trang Web của doanh nghiệp phải
đảm bảo đƣợc là nơi để khách hàng có thể trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp và cả
những ngƣời tham quan khác. Nếu đảm bảo đƣợc tính cộng đồng cao trong Website của
mình, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng mới đến với mình và khách hàng cũ
quay trở lại site của doanh nghiệp, làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với doanh
nghiệp. Đồng thời cộng đồng tƣơng tác qua Web có thể giúp cho doanh nghiệp nắm bắt
đƣợc những thông tin về nhu cầu và sở thích của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể
điều chỉnh chiến lƣợc E-marketing của mình để có thể tiếp cận và thoả mãn những yêu cầu
mới này của khách hàng.
Yêu cầu về tính thƣơng mại (Commerce): Mục đích cuối cùng của E-marketing
là thoả mãn nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm của mình. Do vậy, trang Web của
doanh nghiệp phải chứa các thông tin về việc bán các sản phẩm, hƣớng dẫn mua hàng, hỗ
trợ sau bán hàng, các hỗ trợ và ƣu đãi đối với khách hàng, thông báo giảm giá cho khách
hàng ở những lần mua sau hay khuyến mãi một sản phẩm nào đó đối với những khách
hàng mua hàng. Đối với mỗi khách hàng sau khi đã kết thúc công việc mua hàng, doanh
nghiệp cần theo dõi quá trình truy cập của họ vào Website của mình ở những lần sau để có
biện pháp chăm sóc phù hợp và kịp thời.
Bốn là: Rút ngắn thời gian tải xuống của website. Đặc điểm nổi bật của Internet tại
Việt Nam hiện nay là tốc độ đƣờng truyền quá chậm dẫn đến kết quả là phải mất nhiều thời
gian để tải nội dung xuống từ một website. Điều này thƣờng gây sự chán nản cho ngƣời
truy cập và đôi khi họ sẵn sàng từ bỏ việc tiếp tục khám phá trang web vì lý do thời gian
tải xuống quá lâu. Vì vậy, giải pháp đƣa ra là hạn chế các file hình ảnh, nhất là các hình
ảnh động, thiết kế các file hình ảnh có kích thƣớc nhỏ để tăng tốc độ tải xuống của trang
web và nếu trong trƣờng hợp phải chờ đợi thì nên có dấu hiệu cho biết quá trình tải xuống,
ví dụ nhƣ dòng thông báo “đang tải dữ liệu” chẳng hạn.
Khi đã thiết kế thành công một trang web, vấn đề tiếp theo cần quan tâm là xúc tiến
trang web của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các website của doanh
nghiệp Việt Nam chƣa thực hiện tốt vấn đề này. Các trang web không đƣợc cập nhật thông
tin thƣờng xuyên và vấn để an toàn của trang web cũng chƣa đƣợc chú trọng. Các doanh
nghiệp thƣờng thuê ngƣời thiết kế trang web, đăng ký tên miền và sau đó là bỏ mặc sự tồn
83
tại của nó, trong khi đó một bộ phận duy trì và quản lý trang website là không thể thiếu khi
muốn khai thác tối đa hiệu quả website mang lại.
Xúc tiến trang web là cách thức để khách hàng của doanh nghiệp biết tên, thƣơng
hiệu và địa chỉ của doanh nghiệp. Để Website của doanh nghiệp đƣợc quảng bá rộng rãi,
doanh nghiệp có thể áp dụng các cách thức sau:
Đặt tên địa chỉ website của doanh nghiệp theo quy ƣớc chung và thật đơn giản sao
cho dễ nhớ và có quan hệ mật thiết với tên giao dịch của Công ty. Ví dụ một doanh nghiệp
Việt nam có tên viết tắt là XYZ có thể đặt tên Website của mình là www.XYZ.com.vn.
Với cách đặt tên này, khách hàng nếu biết tên doanh nghiệp có thể tự đoán ra địa chỉ Web
của doanh nghiệp trên mạng Internet và tìm đƣợc tới website của doanh nghiệp.
Đƣa địa chỉ web của doanh nghiệp vào thông báo E- mail gửi tới những khách hàng
tiềm năng.
Đặt một quảng cáo tiêu đề lên một website khác thông dụng mà khách hàng tiềm
năng ƣa thích viếng thăm. Ví dụ nhƣ các trang thông tin điện tử, báo điện tử nhƣ
www.vnexpress.net hay www.vnn.vn ...
Đƣa địa chỉ website của doanh nghiệp lên bộ công cụ tìm kiếm trên Website lớn. ở
Việt Nam hiện nay, các trang Web có công cụ tìm kiếm mạnh nhất là các trang Web của
các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhƣ FPT, VDC, VNPT,... Còn để mở rộng ra phạm
vi toàn cầu, doanh nghiệp có thể đƣa địa chỉ của mình lên các trang Web nổi tiếng nhƣ
Yahoo ở địa chỉ www.yahoo.com, Google ở địa chỉ www.google.com hay Altavista ở địa
chỉ www.Altavista.com...
Đƣa địa chỉ website của doanh nghiệp lên danh thiếp thƣơng mại của doanh nghiệp,
catalogue, tờ rơi và các tài liệu khác.
Quảng cáo địa chỉ web trên phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ nhà xuất bản,
báo chí, truyền hình, đài phát thanh,...
Quảng cáo địa chỉ web của doanh nghiệp trên bảng quảng cáo, xe chở hàng và các
địa điểm khác cho khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy.
3.2.2.7 Giải pháp vận dụng E-mail
Chiến lƣợc gửi thƣ điện tử đƣợc xác định trên nền tảng hệ thống E-marketing. Cách
gửi một E-mail có hiệu quả mà ngƣời làm công tác E-marketing cần xác định gồm:
- Đối tƣợng (khách hàng tiềm năng) nhận thƣ điện tử
84
- Thời điểm gửi thƣ điện tử: Để có thể biết đƣợc thời điểm nhu cầu này xuất hiện ở
các khách hàng mục tiêu, ngƣời làm E-marketing phải kiểm soát những ngƣời thƣờng
xuyên truy cập tới trang web của doanh nghiệp hay thông báo có nhu cầu.
- Bố cục, nội dung của thƣ điện tử: Các thƣ điện tử này cần ngắn gọn, không mang
tính gạ gẫm và mang tính cá nhân hoá. Có những phần mềm cho phép cá nhân hoá các bức
thƣ điện tử mỗi khi gửi đi với cùng một nội dung mà không cần phải viết lại cho từng cá
nhân. Các bức thƣ mang tính cá nhân hoá này thƣờng có tỷ lệ hồi âm cao hơn vì mọi ngƣời
đều có thiên hƣớng thích đọc và trả lời các bức thƣ bắt đầu bằng tên của họ hoặc bằng lời
hỏi thăm cá nhân. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng nên lƣu ý rằng chỉ nên cá nhân hoá
các bức thƣ khi đã nắm rõ các thông tin về khách hàng.
- Thông điệp của thƣ điện tử: không đƣợc quá 65 ký tự trên một dòng và phải ngắn
gọn, xúc tích.
3.2.2.8 Giải pháp trong quảng cáo trên mạng Internet
Quảng cáo trên mạng Internet thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các băng hiệu
quảng cáo (banner). Mƣời website hàng đầu trên thế giới để doanh nghiệp có thể quảng cáo
trên phạm vi toàn cầu là Yahoo, Google, Excite, Lycos, AltaVista, Snap, Hotbot,
Goto.com, Looksart và Webcrawler. Các website có lƣợng độc giả lớn ở Việt Nam có thể
kể nhƣ sau: Laodong.com.vn, vnexpress.net, vnn.vn... Phƣơng thức hoạt động của quảng
cáo trên website là mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là:
- Mua không gian banner từ một cổng giao tiếp điện tử (Portal)
- Site này tính cƣớc đối với doanh nghiệp dựa trên số lƣợng ngƣời kích chuột vào
tổ chức có banner của doanh nghiệp
- Càng nhiều khách hàng tham quan site thì càng phải trả nhiều tiền hơn cho banner
Nhiều Portal, ví dụ nhƣ các chƣơng trình tìm kiếm có thể chọn hiển thị động các
banner dựa trên các dữ liệu nhập vào của ngƣời sử dụng.
Quảng cáo trực tuyến có thể là hiệu quả hơn các phƣơng tiện truyền thông khác vì
doanh nghiệp có thể chắc chắn rằng mọi ngƣời ở trên trang web mà banner của doanh
nghiệp đƣợc đặt. Phần lớn các site bán quảng cáo web đều yêu cầu việc đăng ký quảng cáo
trong vòng ít nhất là 3 tháng. Tuy nhiên các banner quảng cáo sẽ hiệu quả hơn nếu chúng
đƣợc thay đổi theo một chu kỳ hợp lý nhất định
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
85
Để E-marketing có khả năng đi vào cuộc sống và phát triển, Chính phủ
phải tạo vị thế cho thƣơng mại điện tử và triển khai các cơ sở cần thiết cho
việc phát triển kinh tế trong nền kinh tế số. Sau đây là một số kiến nghị đối
với Nhà nƣớc và Chính phủ Việt Nam trong việc tạo dựng một môi trƣờng
thực tế cho các doanh nghiệp tham gia thƣơng mại điện tử:
3.3.1.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin ở cấp vĩ mô
Tiếp tục theo đuổi chính sách đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đầu tƣ phát triển
hợp lý và sử dụng có hiệu quả mạng lƣới viễn thông (xây dựng hệ thống máy móc thiết bị
phù hợp, tăng dung lƣợng cổng kết nối Internet quốc tế, số lƣợng, chất lƣợng đƣờng
truyền, xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn để thống nhất trên toàn quốc…);
Từng bƣớc gỡ bỏ tình trạng độc quyền trong khai thác viễn thông và Internet bằng
cách tăng thêm số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IXP), mở rộng mạng công ty cung
cấp dịch vụ Internet (ISP) và dịch vụ thông tin Internet (ICP) cho mọi thành phần kinh tế;
Cần đầu tƣ phát triển các dịch vụ ứng dụng truy cập Internet (Xây dựng đƣờng trục
quốc gia băng thông rộng có tốc độ cao, hệ thống cơ sở dữ liệu, tổ chức nguồn cơ sở dữ
liệu thông tin điện tử đa dạng, xã hội hoá việc cung cấp nội dung thông tin lên mạng,…);
Khuyến khích ứng dụng Internet trong các loại hình dịch vụ điện tử (báo chí, bƣu
chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục …), phát triển Thƣơng mại điện tử, thói
quen hoạt động mua bán trên mạng, tiến tới điện tử hoá rộng rãi mọi hoạt động của quá
trình sản xuất kinh doanh.
3.3.1.2 Củng cố môi trường kinh tế cho việc phát triển E-marketing
Với mức sống trung bình của ngƣời dân nƣớc ta hiện nay vào khoảng
500 USD/ngƣời/năm, việc sử dụng và thuê bao Internet vẫn còn nhiều hạn
chế. Do vậy muốn phát triển Internet nói chung và E-marketing nói riêng,
Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân. Mức
sống của ngƣời dân hay thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP/ngƣời) phụ
thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế. Để nâng cao mức thu nhập này, Việt Nam
trƣớc hết phải thúc đẩy sự phát triển của tất cả mọi thành phần kinh tế, kích
hoạt khu vực kinh tế Nhà nƣớc năng động hơn và có các chính sách thúc đẩy
sản xuất trong nƣớc phát triển, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nhằm tạo
nguồn thu lớn cho đất nƣớc và nâng cao mức sống của ngƣời dân.
86
3.3.1.3 Củng cố môi trường pháp lý
Nhƣ đã đề cập ở các phần trƣớc, hệ thống pháp lý điều chỉnh các hoạt
động Internet ở Việt Nam vẫn chƣa đầy đủ và hoàn chỉnh. Chính vì vậy, xây
dựng và củng cố môi trƣờng pháp lý thống nhất cho các hoạt động này đóng
vai trò rất quan trọng. Việc tạo và hoàn thiện môi trƣờng này thông qua quy
trình sau:
Tham khảo mô hình luật pháp của các nƣớc khác và của các tổ chức đa phƣơng,
ví dụ nhƣ Sắc lệnh giao dịch điện tử của Singapore, Luật thƣơng mại điện tử của
UNCITRAL.... khi soạn thảo luật pháp cho việc phân tích và ứng dụng E-marketing thích
hợp với điều kiện của Việt Nam;
Khung pháp lý toàn diện cho lĩnh vực thƣơng mại điện tử và E-marketing cần
kết hợp biện pháp hiện hành và biện pháp đƣợc ban hành mới.
Nhà nƣớc cần ban hành một số chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động thƣơng
mại điện tử:
Chính sách đầu tƣ: đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho thƣơng mại điện tử, ƣu tiên
khu vực công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán tự động, bảo mật và an toàn, tiêu chuẩn
hoá công nghiệp và thƣơng mại;
Chính sách thuế: ƣu đãi thuế để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kinh
doanh dung liệu số hoá, doanh nghiệp phần mềm và các chƣơng trình đào tạo về thƣơng
mại điện tử, E-marketing…;
Chính sách giá cả: áp dụng mức “giá trần” cho các dịch vụ viễn thông - Internet -
thƣơng mại điện tử, kích thích tăng trƣởng mức cầu dịch vụ thƣơng mại điện tử, ngăn chặn
sự tuỳ tiện nâng giá các dịch vụ, vƣợt quá sức mua của khách hàng trên thị trƣờng trong
nƣớc;
Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: hoàn chỉnh và đảm bảo việc thực hiện
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các website đã đƣợc thiết kế, tránh tình trạng
trùng lặp, bắt chƣớc về nội dung và hình thức của các trang web.
3.3.1.4 Phát triển cơ sở hạ tầng nhân lực
Việt Nam cần xây dựng kế hoạch chiến lƣợc đào tạo cán bộ, chuyên gia về công
nghệ thông tin, Internet và E-marketing và nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng
Anh;
87
Đa dạng hoá và xã hội hoá các hình thức đào tạo về Internet, thƣơng mại điện tử, E-
marketing... nhƣ các chƣơng trình đào tạo trong các trƣờng đại học, trung học, các khoá
đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho các đối tƣợng trong các doanh nghiệp, cũng nhƣ các tầng lớp
xã hội quan tâm.
Nâng cao năng lực và nhận thức về thƣơng mại điện tử cũng nhƣ E- marketing
trong các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ; Phổ cập Internet tới
đông đảo quần chúng: đƣa kiến thức về Internet vào nội dung giảng dạy của các cấp trƣờng
học, trung tâm đào tạo tin học, các chƣơng trình giáo dục từ xa... nhằm khuyến khích và
mở rộng quy mô truyền bá kiến thức Internet cho mọi ngƣời; tuyên truyền tính năng, về
đặc điểm và lợi ích của Internet cho đông đảo quần chúng qua các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng nhƣ báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình…
3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành
3.3.2.1 Bộ Giáo dục và đào tạo
Với tƣ cách là cơ quan chủ quản nhà nƣớc về vấn đề giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo
dục - Đào tạo cần sớm đƣa ra kế hoạch cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về công nghệ thông tin nƣớc ngoài tham gia
đào tạo nhân lực về công nghệ thông tin.
Xây dựng và thực hiện dự án phát triển mạng máy tính phục vụ cho Giáo dục và
đào tạo, mở rộng kết nối Internet tới các cơ sở đào tạo, phổ cập kiến thức Internet tại tất cả
các viện nghiên cứu, trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học dạy nghề.
Hợp tác giáo dục công nghệ thông tin và công nghệ Internet cũng nhƣ kiến thức về
E-marketing với các nƣớc có chất lƣợng phát triển các lĩnh vực này ở mức tƣơng đối cao
nhƣ Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Theo đó, chúng ta có thể cử các cán bộ, chuyên gia và sinh
viên đi đào tạo tại các nƣớc này để quay về phục vụ cho công cuộc phát triển đất nƣớc.
Triển khai mạnh các chƣơng trình giảng dạy và ứng dụng tin học tại các cấp trƣờng
học, thƣờng xuyên nâng cao kiến thức về công nghệ, kỹ thuật Internet và E-marketing cho
các cán bộ chuyên môn của các doanh nghiệp, thƣờng xuyên đƣa các thông tin và cách
khai thác thƣơng mại điện tử phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội và tiến tới phổ cập hóa
Internet.
3.3.2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có thể đƣa các chƣơng trình hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng
và đầu tƣ và Thƣơng mại điện tử vào kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm.
88
Các Bộ, Ngành và các đơn vị thử nghiệm ký các thoả thuận Hợp tác triển khai một
số thử nghiệm với các nƣớc trong khu vực về thƣơng mại, thuế, kỹ thuật; hợp tác triển khai
các dự án thƣơng mại điện tử có quy mô quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Hỗ trợ về kiến thức và quản lý dự án: các Bộ, ngành có thể tổ chức các khóa đào
tạo cho các nhà quản lý về các biện pháp quản lý và khai thác tốt nhất hệ thống kỹ thuật
của đơn vị mình; tổ chức các hội thảo kỹ thuật và nâng cao kỹ năng quản lý dự án nói
chung, dự án tin học, dự án thƣơng mại điện tử và dự án E-marketing cho các cán bộ có
liên quan.
3.3.2.3. Bộ Văn hoá thông tin
Các thông tin và hệ thống thông tin trong lĩnh vực E-marketing cần đƣợc chuẩn
hoá. Kiến nghị với Bộ Văn hoá thông tin chịu trách nhiệm kiểm duyệt nguồn thông tin mà
các doanh nghiệp đƣa lên mạng, đảm bảo tính đúng đắn của các thông tin của các doanh
nghiệp đăng tải trên Internet, web site cũng nhƣ các cổng thƣơng mại điện tử. Những
doanh nghiệp hay tổ chức cố tình đƣa thông tin sai lệch về hàng hoá, các chƣơng trình
quảng cáo, xúc tiến bán hàng... trên mạng internet cần đƣợc xử lý thích đáng tuỳ theo mức
độ nặng nhẹ. Thậm chí, có thể thu hồi giấy phép đăng tải thông tin trên mạng.
3.3.2.4. Bộ Công thương
Kiến nghị với Bộ Công Thƣơng nhanh chóng triển khai dịch vụ cấp chứng nhận
xuất xứ điện tử.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chứng nhận xuất xứ và chứng nhận xuất xứ
điện tử, ngày 21/3/2006, Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại (cũ) đã ký Quyết định số 0519/QĐ-
BTM phê duyệt Đề án quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, gọi tắt là eCoSys. Đề án
giao Vụ Xuất nhập khẩu và Vụ Thƣơng mại điện tử chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức
năng của Bộ và các cơ quan liên quan triển khai. Đề án nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà
nƣớc nhanh chóng có đƣợc số liệu thống kê về xuất khẩu của Việt Nam, phục vụ tốt hơn
công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, đặc biệt đối với công tác đàm phán và giải quyết
tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Đồng thời việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin sẽ
giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hoá, doanh nghiệp. Việc triển khai Đề án cũng là cung cấp trực tuyến dịch
vụ công về chứng nhận xuất xứ theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006-
2010.
89
Việc triển khai Đề án eCoSys bao gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Quản lý điện tử các chứng nhận xuất xứ đã cấp
Giai đoạn 2: Cấp chứng nhận xuất xứ điện tử trên diện hẹp
Giai đoạn 3: Cấp chứng nhận xuất xứ điện tử trên diện rộng
Việc triển khai giai đoạn này sẽ đƣợc bắt đầu khi Tổng cục Hải quan đã hoàn thành
khai hải quan điện tử cũng nhƣ tất cả các doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT ở mức cao.
Mọi chứng từ đƣợc ký điện tử và truyền tự động tới Bộ Công thƣơng. Trên cơ sở các
chứng từ điện tử này, Bộ Công thƣơng sẽ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Doanh nghiệp
có thể tự in chứng nhận xuất xứ này hoặc Bộ Công thƣơng truyền trực tiếp chứng nhận
xuất xứ trên mạng Internet tới nƣớc nhập khẩu.
Bộ Công thƣơng sẽ quy định chuẩn của toàn hệ thống eCoSys để thống nhất quản
lý nhà nƣớc, khuyến khích các đơn vị cấp CO thuộc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp
Việt Nam ứng dụng hệ thống Bộ đã triển khai.
3.3.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Những chính sách tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nƣớc và các Bộ, ngành
chỉ là các biện pháp mang tính hỗ trợ, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự
xây dựng cho mình những chiến lƣợc E-marketing đúng đắn thì mới có thể
tận dụng đƣợc những ƣu việt mà loại hình marketing này mang lại.
Doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào thƣơng mại điện tử, nhận thức đúng đắn về
những cơ hội mà thƣơng mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp để nhanh chóng nắm bắt
lấy những cơ hội này, không để bị tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tổ chức và tham gia nghiên cứu, lập kế hoạch kinh
tế - kỹ thuật triển khai thƣơng mại điện tử trong đơn vị mình. Doanh nghiệp cũng nên làm
việc với các cơ quan liên quan và phối hợp triển khai đảm bảo ƣu thế về thị trƣờng và các
vấn đề ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, ƣu đãi của doanh nghiệp đối với các
khách hàng của mình tham gia giao dịch thƣơng mại điện tử.
Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực triển khai và
quản lý hệ thống kinh doanh và công nghệ mới. Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, triển khai các
máy chủ Internet, các giải pháp hệ thống máy tính, đảm bảo nhanh chóng đƣa thƣơng mại điện
tử vào ứng dụng cho doanh nghiệp.
Kinh doanh trên mạng internet là hình thức khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt
nam. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng nhƣ chất
lƣợng sản phẩm, giá cả và mẫu mã, bao bì, kiểu dáng sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm tốt,
90
giá cả hợp lý, mẫu mã, bao bì, kiểu dáng của sản phẩm đẹp và hấp dẫn và thƣờng xuyên
đƣợc cải tiến và thay đổi kết hợp với chiến lƣợc E-marketing hợp lý sẽ giữ đƣợc lòng trung
thành của khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới đến với doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng, các dịch vụ
sau bán hàng, khuyến mãi, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu và giải đáp các thắc mắc của
khách hàng qua mạng,…sử dụng hiệu quả các công cụ trực tuyến nhƣ website, E-mail,…
Các nhà phân tích cho biết, so sánh giữa giao dịch trực tuyến với giao dịch trực tiếp
thì khách hàng vẫn có xu hƣớng thích đƣợc xem tận mắt sản phẩm trƣớc khi mua, nhƣng
họ cũng thích lên mạng để tìm hiểu về các mặt hàng họ muốn mua. Bởi vậy, các doanh
nghiệp giành đƣợc phần thắng trong cuộc đua khốc liệt này là những ngƣời biết kết hợp
giữa "thực và ảo".
Doanh nghiệp cần phải theo dõi lƣợng ngƣời tham quan vào Website của doanh
nghiệp, lƣợng ngƣời đã có nhận thức về địa chỉ của doanh nghiệp nhƣng chƣa truy cập
Website dựa trên các bảng câu hỏi điều tra các khách hàng tiềm năng theo nguyên tắc xác
suất thông qua các tiếp thị viên. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần theo dõi lƣợng khách
hàng trả lời các e-mail đƣợc gửi tới- lƣợng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng
hiện tại của doanh nghiệp và lƣợng ngƣời đã tham gia vào quá trình mua hàng nhƣng
không đi đến điểm kết thúc là giai đoạn thanh toán, các thông tin phản hồi hay các lời phàn
nàn về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Các thông tin này doanh nghiệp có thể tự
tổng hợp đƣợc thông qua công cụ quản lý Web và hộp thƣ điện tử của doanh nghiệp. Xác
định đƣợc các thông tin trên có thể giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác
E-marketing để có thể đƣa ra các điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Tóm lại, nền kinh tế “mạng và số hoá” đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng,
chứ không thể không muốn hoặc chống lại nó. Vì thế, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi
chiến lƣợc và mô hình kinh doanh để theo kịp thời đại. Cùng với internet và thƣơng mại
điện tử, E- marketing cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Trong tƣơng lai, E- marketing
sẽ đóng vai trò quan trọng, là chiếc chìa khoá vàng giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trƣờng toàn cầu.
Chính vì vậy, để hoạt động E- marketing phát triển nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu, cần
thiết phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ phía nhà nƣớc, các Bộ ngành và doanh
nghiệp.
91
KẾT LUẬN
Trong vòng xoáy của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt
khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, hoạt động marketing
nói chung, và E -marketing nói riêng càng trở nên cần thiết đối với mỗi quốc gia cũng nhƣ
đối với từng doanh nghiệp. Với những lợi thế vƣợt trội so với Marketing truyền thống, E-
Marketing đang dần khẳng định vai trò to lớn và xu hƣớng phát triển tất yếu của mình
trong hoạt động thƣơng mại quốc tế. Việc áp dụng E-Marketing là không thể thiếu đối với
các doanh nghiệp trong thời đại nền kinh tế số hoá hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu với mục tiêu chính là hƣớng tới các khách hàng mục tiêu trên thị trƣờng
thế giới.
E -marketing là sự kế thừa nội dung của marketing truyền thống và gắn liền với
những tiến bộ khoa học, sự áp dụng công nghệ thông tin trong thời đại mới, thời đại số
hoá. Ở các nƣớc phát triển các doanh nghiệp ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc
vận dụng E - marketing và đang tận dụng triệt để các ƣu thế của nó đối với việc kinh doanh
của mình.
Tại Việt Nam, E - marketing hiện nay đang trong giai đoạn khởi đầu nên doanh
nghiệp xuất nhập khẩu còn vận dụng một cách đơn giản. Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở cho
việc vận dụng E- marketing còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam đã tích cực vận dụng E-marketing vào hoạt động kinh doanh
quốc tế và đã đạt đƣợc những thành công ban đầu rất đáng khích lệ.
Xuất phát từ tình hình kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện E -marketing,
đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành cũng nhƣ các doanh
nghiệp để đẩy mạnh việc ứng dụng E - marketing. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cũng cần cân nhắc kỹ lƣỡng trong việc triển khai áp dụng thƣơng mại điện tử và hoạt
động E - marketing cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm tác giả hy vọng rằng, những vấn đề đƣợc phân tích trong đề tài nghiên cứu
khoa học này phần nào có thể đem lại một góc nhìn mới về E-Marketing và trên cơ sở đó,
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể đƣa ra những giải pháp phù hợp nhất
nhằm đẩy nhanh quá trình ứng dụng E-Marketing trong hoạt động kinh doanh quốc tế, góp
phần phát triển bền vững trong tƣơng lai.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THAM GIA TRẢ LỜI CÂU HỎI KHẢO SÁT
STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI/ WEB
1 Tổng cty lƣơng thực miền Bắc 6 Ngô Quyền, Hà
nội
048269212
www.vinafood1.com.vn
2 Cty XNK Tân Thái 11A- ngõ 100- Tây
sơn- Hà Nội
3 INFINICO Corp. N8/25 Láng Hạ-
HN
5141412
4 Cty TNHH nhà nứớc 1 thành viên
thuốc lá Thăng Long
235 Nguyễn Trãi-
HN
8584441
5 Cty FORD Việt Nam Lai cách, Cẩm
giàng, Hải Dƣơng
0320 899901
www.ford.com.vn
6 Cty CP SX và XNK Thanh Hà 122-123 M2 Láng
Trung- Hà Nội
8359937
www.haforexim.com.vn
7 Zueligg Pharma Vietnam KCN Sài Đồng B 8752066
www.zuelligpharma.com
8 Cty Mobile mapping Vietnam Toà nhà Detech, 15
Phạm Hùng, Hà
nội
7688149
9 TCTy Hapro 38 Lê Thái Tổ- HN 8267984
www.haprogroup.vn
10 Cty văn hóa- du lịch- thể thao
Phú Sơn
Phúc sơn- Vũ
Ninh- Bắc Ninh
024. 1871999
www.phusonresort.com
11 Cty CP Tín Thành 930-932 Bạch
Đằng- HN
984 3603
www.tinthanh.fpt.com.vn
12 Cty An Khanh- Hội KTS VN 23 Đinh Tiên
Hoàng- HN
www.hoikts.org.vn
13 Cty CP Vinacraft 605 Nguyễn Trãi-
HN
5525234
www.vinacraft.com.vn
14 Cty TNHH Techcom 164 C Đội Cấn 7221695
www.techcom.com.vn
15 Cty TNHH quảng cáo thƣơng mại
Mặt trời
114 Láng Hạ 7761966
16 Cty LD KS Fortuna Hà Nội 6 B Láng Hạ- HN 8313333
17 Cty CP xây lắp thƣơng mại 1 605 Minh Khai
18 Cty TNHH thƣơng mại và dịch
vụ HUSO
5 Trần Duy Hƣng-
HN
19 Cty CP văn phòng phẩm Hồng
Hà
Cầu Đuống- Ngô
Gia Tự- Gia Lâm-
HN
20 Cty giải pháp công nghệ phần
mềm tin học
1 Phan đình Giót 5740053
21 Cty CP Toàn Lực Trại gà- Phú Diễn-
HN
764 6347
22 Cty ACE UNI Corp. 904-24-T2- Trung
Hoà – Nhân chính-
HN
2811470
23 Cty VINTECH JSC Nguyễn Văn Cừ-
HN
24 Cty TNHH Phan HungLong 6 lô 2A Trung Hoà,
Trung Yên- HN
7831064
25 Speedex Việt Nam 3/62 Nguyên
Hồng- HN
7736651
26 Cty liên doanh Huy Thành- Julie 23/100 Đội Cấn-
HN
7577908
27 Cty TNHH Âu Lạc E4 trung Tự- HN
28 Ngân Hàng Nhà nƣớc Việt Nam 49 Lý Thái Tổ 9343488
29 Cty TNHH 4 P 53 Quang Trung
30 Cty TNHH Hoàng Lê 125 Phan Phù Tiên
31 Cty TNHH TM du lịch và xây
dựng Thiên Anh
110 khu A- Nghĩa
đô- HN
32 Cty CP Kan sai Vietnam 308 C Minh Khai-
HN
33 Cty Thƣơng mại và dịch vụ tổng
hợp
C4 Giảng võ- HN 8256257
34 Cty TNHH Rồng Á 2 Vuc Trọng
Phụng- HN
35 Cty TNHH Thành Công 213 Ngô Gia Tự-
Suối Hoa- Bắc
Ninh
0241 870710
PHỤ LỤC 2
Bộ câu hỏi này nhằm tìm ra khả năng áp dụng E-marketing trong các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Xin cám ơn sự quan tâm của các bạn!
Phần I: Thông tin chung về doanh nghiệp
1.Tên của Quý công ty:...........................................................................................................................
Địa chỉ ......................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Tel:.................................. Fax: ................................
Website: .................................................
2. C«ng ty ®· tham gia vµo lÜnh vùc xuÊt khÈu ®•îc bao
l©u?
D•íi 3 n¨m 1
Tõ 3 ®Õn 5 n¨m 2
Tõ 5 ®Õn 10 n¨m 3
Trªn 10 n¨m 4
3. Quy m« cña quý c«ng ty:
Sè l•îng nh©n viªn th•êng xuyªn Vèn
D•íi 100 ng•êi 1 D•íi 1 tû ®ång ViÖt Nam (VND) 1
Tõ 100 ®Õn 300 2 Tõ 1 tû ®Õn 5 tû VND 2
Tõ 300 ®Õn 1.000 3 Tõ 5 ®Õn 10 tû VND 3
Tõ 1.000 ®Õn 5000 4 Tõ 10 ®Õn 30 tû VND 4
Trªn 5.000 5 Trªn 30 tû VND 5
4. Lo¹i h×nh së h÷u cña quý c«ng ty
Doanh nghiÖp nhµ n•íc Doanh nghiÖp thuéc së h÷u nhµ n•íc 1
Doanh nghiÖp d©n
doanh
C«ng ty cæ phÇn víi trªn 50% vèn thuéc së h÷u nhµ n•íc 2
C«ng ty cæ phÇn víi d•íi 50% vèn thuéc së h÷u nhµ n•íc 3
C«ng ty tr¸ch nhiªm h÷u h¹n, doanh nghiÖp t• nh©n, 4
Doanh nghiÖp cã vèn
®Çu t• n•íc ngoµi
C«ng ty víi 100% vèn ®Çu t• n•íc ngoµi 5
C«ng ty liªn doanh
Xin vui lßng cho biÕt quèc tÞch cña ®èi t¸c n•íc ngoµi
...............................................................
6
5. Lĩnh vực xuất khẩu của công ty
Nông sản
Thủ công mỹ nghệ
Thuỷ sản
Hàng may mặc
Hàng giày da
Các mặt hàng khác
6. Lĩnh vực nhập khẩu của công ty
Máy móc thiết bị
Nguyên vật liệu
Linh kiện điện tử
Hàng tiêu dùng
Các mặt hàng khác
7. Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách marketing hay không?
Có Không
8. Doanh nghiệp thƣờng tiến hành các hoạt động e-marketing nào dƣới đây
Quảng cáo qua mạng
Nghiên cứu thị trƣờng qua mạng
Tìm kiếm khách hàng qua mạng
Xúc tiến bán hàng qua mạng
Bán hàng qua mạng
Thanh toán qua mạng
Các hoạt động khác
9. Chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động e-marketing so với doanh số bán hàng
dƣới 5%
Từ 5 tới 10 %
Từ 10 tới 20 ?
Từ 20 tới 30 %
Trên 30%
Phần II: Năng lực sử dụng máy tính và các ứng dụng E-marketing trong
doanh nghiệp
10. Doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu phần trăm nhân viên sử dụng thành thạo máy tính
100 %
Khoảng 75 %
Khoảng 50%
Rất ít ngƣời sử dụng máy tính
Không ai biết sử dụng máy tính
11. Bạn hãy cho biết trình độ sử dụng các ứng dụng liên quan đến Internet trong
doanh nghiệp của bạn
Thành thạo trong nhận và gửi email
Thành thạo trong tìm kiếm các thông tin cần thiết trên mạng
Thành thạo các thao tác quảng cáo và giao dịch qua mạng
Thành thạo các phần mềm ứng dụng trong quản trị bán hàng qua mạng
Thành thạo các phần mềm quản trị mạng nói chung
12. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong doanh nghiệp của bạn
Hầu hết nhân viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc và giao tiếp
Hầu hết nhân viên bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng thành thạo ngoại ngữ
Có rất nhiều ngƣời thành thạo ngoại ngữ nhƣng công việc không liên quan tới E-
marketing
Chỉ có ban lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thành thạo ngoại ngữ
Có rất ít ngƣời sử dụng thành thạo ngoại ngữ
Không có ai sử dụng thành thạo ngoại ngữ
13. Doanh nghiệp của bạn có lập trang web về doanh nghiệp của mình không ?
Có
Không
Nếu có xin trả lời tiếp câu hỏi số 14. Nếu không xin chuyển sang phần III
Nếu doanh nghiệp của bạn có lập trang web về doanh nghiệp, xin vui lòng cho biết
14. Thời gian cập nhật thông tin website trung bình là:
Hàng ngày
Hàng tuần
Hàng tháng
Không bao giờ
Không biết
15. Bạn đánh giá website của doanh nghiệp đƣợc
Thiết kế chuyên nghiệp cả về nội dung, hình thức và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cho an
toàn giao dịch
Nội dung và hình thức thiết kế chuyên nghiệp nhƣng các yếu tố kỹ thuật thì không biết
thế nào
Chỉ là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, không quá chú trọng về thiết kế
Chỉ là nơi cung cấp địa chỉ và điện thoại liên lạc nên các hình ảnh khác chỉ cho vui mắt
16. Bạn đánh giá website của doanh nghiệp bạn đã thực hiện đƣợc các chức năng sau
Là nơi cung cấp thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm
Là nơi cung cấp mọi loại hình thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp
Là kênh giao dịch với khách hàng của doanh nghiệp
Là kênh bán hàng trực tuyến với đầy đủ các chức năng
Phần III: Đánh giá hiệu quả hoạt động E marketing và phƣơng hƣớng phát
triển của doanh nghiệp
17. Trong các cách thức nghiên cứu thị trƣờng sau, theo bạn cách nào là hiệu quả
nhất với doanh nghiệp của bạn
Thông qua các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tự xây dựng về khách hàng của mình
Thông qua các cơ sở dữ liệu đƣợc công bố trên mạng
Thông qua các thông tin tìm kiếm đƣợc trên mạng
Thông qua các tổ chức cung cấp thông tin trực tuyến trên mạng
18. Bạn hãy đánh giá hiệu quả các hình thức xúc tiến qua mạng sau:
(Theo mức độ 1 là rất hiệu quả, 2 là có ảnh hƣởng tốt , 3 là bình thƣờng, 4 là không có hiệu
quả, K là không biết )
Quảng cáo trực tuyến thông qua trang web của doanh nghiệp.............
1 2 3 4 K
Quảng cáo trực tuyến thông qua các trang web có nhiều ngƣời truy cập
1 2 3 4 K
Quảng cáo trực tuyến thông qua các cổng giao dịch điện tử
1 2 3 4 K
Email tới khách hàng giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
1 2 3 4 K
19. Những khó khăn của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động e-marketing
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
20. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động E-marketing, ta phải chú ý các khâu
nào sau đây
Cung cấp thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp
Cung cấp thông tin nói chung có liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp
Thƣờng xuyên cập nhật thông tin vè sản phẩm
Đảm bảo uy tín của ngƣời bán
Tiến hành thanh toán qua mạng
Đảm bảo tốc độ truy cập và rút ngắn quy trình xử lý đơn hàng
Gia tăng mức độ thân thiện của trang web
Đảm bảo an ninh mạng và an toàn trong giao dịch
21. Những kiến nghị của doanh nghiệp đối với hoạt động e-marketing
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
PHỤ LỤC 3
TỔNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
Bộ câu hỏi này nhằm tìm ra khả năng áp dụng E-marketing trong các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Xin cám ơn sự quan tâm của các bạn!
Phần I: Thông tin chung về doanh nghiệp
1.Tên quý công ty: .........................................................................................................................................
Địa chỉ .............................................................................................................................................................
Tel:.................................. Fax: ................................
Website: .................................................
2. Công ty đã tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu đƣợc bao lâu? Dƣới 3 năm 7
Từ 3 đến 5 năm 7
Từ 5 đến 10 năm 4
Trên 10 năm 9
3. Quy mô của qu công ty:
Số lƣợng nhân viên thƣờng xuyên Vốn
Dƣới 100 ngƣời 22 Dƣới 1 tỷ đồng Việt Nam (VND) 5
Từ 100 đến 300 6 Từ 1 tỷ đến 5 tỷ VND 10
Từ 300 đến 1.000 5 Từ 5 đến 10 tỷ VND 3
Từ 1.000 đến 5000 2 Từ 10 đến 30 tỷ VND 8
Trên 5.000 1 Trên 30 tỷ VND 8
4. Loại hình sở hữu của quý công ty
Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc 6
Doanh nghiệp dân doanh Công ty cổ phần với trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc 2
Công ty cổ phần với dƣới 50% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc 3
Công ty trách nhiêm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân, 15
Doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài
Công ty với 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Nhật Bản, Thụy sỹ,
Đài Loan, Hàn Quốc, Hồngkông
Công ty liên doanh
Xin vui lòng cho biết quốc tịch của đối tác nƣớc ngoài: Mỹ,
Singapore, Đan Mạch, Hàn Quốc
5. Lĩnh vực xuất khẩu của công ty
Nông sản 5
Thủ công mỹ nghệ 2
Thuỷ sản 0
Hàng may mặc 0
Hàng giày da 0
Các mặt hàng khác 22
6. Lĩnh vực nhập khẩu của công ty
Máy móc thiết bị 14
Nguyên vật liệu 8
Linh kiện điện tử 6
Hàng tiêu dùng 5
Các mặt hàng khác 10
7. Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách marketing hay không?
Có 20 Không 9
8. Doanh nghiệp thƣờng tiến hành các hoạt động e-marketing nào dƣới đây
Quảng cáo qua mạng 19
Nghiên cứu thị trƣờng qua mạng 13
Tìm kiếm khách hàng qua mạng 16
Xúc tiến bán hàng qua mạng 5
Bán hàng qua mạng 6
Thanh toán qua mạng 4
Các hoạt động khác 16
9. Chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động e-marketing so với doanh số bán hàng
dƣới 5% 16
Từ 5 tới 10 % 10
Từ 10 tới 20 ? 3
Từ 20 tới 30 % 0
Trên 30% 2
Phần II: Năng lực sử dụng máy tính và các ứng dụng E-marketing trong
doanh nghiệp
10. Doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu phần trăm nhân viên sử dụng thành thạo máy tính
100 % 13
Khoảng 75 % 10
Khoảng 50% 11
Rất ít ngƣời sử dụng máy tính 1
Không ai biết sử dụng máy tính 0
11. Bạn hãy cho biết trình độ sử dụng các ứng dụng liên quan đến Internet trong
doanh nghiệp của bạn
Thành thạo trong nhận và gửi email 22
Thành thạo trong tìm kiếm các thông tin cần thiết trên mạng 22
Thành thạo các thao tác quảng cáo và giao dịch qua mạng 8
Thành thạo các phần mềm ứng dụng trong quản trị bán hàng qua mạng 7
Thành thạo các phần mềm quản trị mạng nói chung 4
12. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong doanh nghiệp của bạn
Hầu hết nhân viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc và giao tiếp 9
Hầu hết nhân viên bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng thành thạo ngoại ngữ 7
Có rất nhiều ngƣời thành thạo ngoại ngữ nhƣng công việc không liên quan tới E-marketing 8
Chỉ có ban lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thành thạo ngoại ngữ 3
Có rất ít ngƣời sử dụng thành thạo ngoại ngữ 12
Không có ai sử dụng thành thạo ngoại ngữ 1
13. Doanh nghiệp của bạn có lập trang web về doanh nghiệp của mình không ?
Có 24
Không 11
Nếu có xin trả lời tiếp câu hỏi số 14. Nếu không xin chuyển sang phần III
Nếu doanh nghiệp của bạn có lập trang web về doanh nghiệp, xin vui lòng cho biết
14. Thời gian cập nhật thông tin website trung bình là:
Hàng ngày 19
Hàng tuần 2
Hàng tháng 1
Không bao giờ 1
Không biết 2
15. Bạn đánh giá website của doanh nghiệp đƣợc
Thiết kế chuyên nghiệp về nội dung, hình thức và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cho an toàn giao dịch 13
Nội dung và hình thức thiết kế chuyên nghiệp nhƣng các yếu tố kỹ thuật thì không biết thế nào 4
Chỉ là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, không quá chú trọng về thiết kế 6
Chỉ là nơi cung cấp địa chỉ và điện thoại liên lạc nên các hình ảnh khác chỉ cho vui mắt 0
16. Bạn đánh giá website của doanh nghiệp bạn đã thực hiện đƣợc các chức năng sau
Là nơi cung cấp thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm 12
Là nơi cung cấp mọi loại hình thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp 15
Là kênh giao dịch với khách hàng của doanh nghiệp 8
Là kênh bán hàng trực tuyến với đầy đủ các chức năng 2
Phần III: Đánh giá hiệu quả hoạt động E marketing và phƣơng hƣớng phát
triển của doanh nghiệp
17. Trong các cách thức nghiên cứu thị trƣờng sau, theo bạn cách nào là hiệu quả nhất với
doanh nghiệp của bạn
Thông qua các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tự xây dựng về khách hàng của mình 17
Thông qua các cơ sở dữ liệu đƣợc công bố trên mạng 1
Thông qua các thông tin tìm kiếm đƣợc trên mạng 8
Thông qua các tổ chức cung cấp thông tin trực tuyến trên mạng 9
18. Bạn hãy đánh giá hiệu quả các hình thức xúc tiến qua mạng sau:
(Theo mức độ 1 là rất hiệu quả, 2 là có ảnh hƣởng tốt , 3 là bình thƣờng, 4 là không có hiệu quả, K
là không biết )
Quảng cáo trực tuyến thông qua trang web của doanh nghiệp.............
1 5 2 10 3 4 4 1 K 3
Quảng cáo trực tuyến thông qua các trang web có nhiều ngƣời truy cập
1 5 2 9 3 4 4 1 K 2
Quảng cáo trực tuyến thông qua các cổng giao dịch điện tử
1 3 2 10 3 6 4 3 K 4
Email tới khách hàng giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
1 5 2 9 3 5 4 4 K 2
19. Những khó khăn của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động e-marketing
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
20. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động E-marketing, ta phải chú ý các khâu
nào sau đây
Cung cấp thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp 16
Cung cấp thông tin nói chung có liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp 8
Thƣờng xuyên cập nhật thông tin vè sản phẩm 20
Đảm bảo uy tín của ngƣời bán 12
Tiến hành thanh toán qua mạng 5
Đảm bảo tốc độ truy cập và rút ngắn quy trình xử lý đơn hàng 8
Gia tăng mức độ thân thiện của trang web 9
Đảm bảo an ninh mạng và an toàn trong giao dịch 10
21. Những kiến nghị của doanh nghiệp đối với hoạt động e-marketing
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………
Xin chân thành cảm ơn!
tµi liÖu tham kh¶o
1. Jill H.Ellsworth vµ Matthew V.Ellsworth, Marketing on the Internet
(Marketing trªn Internet) - Ên b¶n 2, nxb John Wiley and Sons 1997.
2. Joh O’Connor vµ Eamonn Galvin, Marketing in the digital age (Marketing
trong thêi ®¹i sè ho¸), nxb Financial Times Management 2000.
3. Judy Strauss vµ Raymond Frost, E-Marketing (Marketing ®iÖn tö), nxb
Prentice Hall 2000.
4. Margo Komenar, Electronic Marketing (Marketing ®iÖn tö), nxb John Wiley
and Sons 1996.
5. UNCTAD – Liªn hiÖp quèc, E-commerce and development Report 2004 (b¸o
c¸o TM§T 2004).
6. Ward Hanson, Internet Marketing (Marketing Internet), nxb South Western
College Pub 1999.
7. Bé Th•¬ng M¹i (2005), B¸o c¸o th•¬ng m¹i ®iÖn tö ViÖt Nam 2005
8. Bé Th•¬ng M¹i (2005), B¸o c¸o th•¬ng m¹i ®iÖn tö ViÖt Nam 2006
9. Bé Th•¬ng M¹i (2005), KÕ hoach ph¸t triÓn th•¬ng m¹i ®iÖn tö 2006-2010.
10. Bé Th•¬ng M¹i (2003), HiÖn tr¹ng øng dông th•¬ng m¹i ®iÖn tö t¹i ViÖt
Nam.
11. Philip Kotler (Biªn dÞch: PTS.Phan Th¨ng, PTS.Vò ThÞ Ph•îng, Phan V¨n
ChiÕn), Marketing c¨n b¶n, nxb Thèng kª 1999.
12. Phạm Thu Hƣơng, Lợi thế của việc sử dụng e-marketing trong hoạt động xúc
tiến bán hàng, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới số 9 năm 2006
13. NguyÔn Trung V·n, Bµn vÒ Marketing Internet, t¹p chÝ Kinh tÕ ®èi ngo¹i,
Tr•êng §¹i häc Ngo¹i th•¬ng, sè 2/2002, trang 68-73.
14. TËp thÓ t¸c gi¶ tr•êng §¹i häc Ngo¹i Th•¬ng, Gi¸o tr×nh Marketing lý
thuyÕt, nxb Gi¸o dôc 2000.
2
15. Trần Bích Ngọc (2005); “Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở châu
Âu và trên thế giới”; Tạp chí nghiên cứu châu Âu; Số 3 năm 2005.
16.
17.
18.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp vận dụng marketing điện tử (e-marketing) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf