Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng
Trước khi tìm hiểu ,phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Chúng ta sẽ tìm hiểu xem lãi suất tín dụng là gì ? Các loại lãi suất ?Và vai trò của nó trong nền kinh tế ?Để có thể hiểu rõ thêm về lãi suất tín dụng và từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nó .
Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm so sánh giữa số lợi tức thu được so với số tiền cho vay phát ra trong một thời kì nhất định
1. Mức cung cầu về tiền tệ (vốn) trên thị trường :
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường .
Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để thanh toán trên thị trường .Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của các đơn vị ,cá nhân ,tổ chức để làm phương tiện giao dịch ,trao đổi hàng hoá ,dịch vụ Lãi suất cân bằng được xác định là giao điểm của đường cung và cầu tiền (đồ thị )
2. Lạm phát
Có thể nói rằng là lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ ,chính bởi vậy chúng ta không thể tránh khỏi nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều .
3. Chính sách tiền tệ của chính phủ
Như chúng ta đã biết một khi lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm thấp thì đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế .Chính bởi vậy mà nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thông qua Ngân hàng TW với vai trò chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia (với các công cụ như lãi suất tái chiết khấu ,tỉ lệ dự trữ bắt buộc) để điều chỉnh lãi suất ,bình ổn nền kinh tế .
4. Rủi ro và kì hạn tín dụng
Có thể nói khi đầu tư vào bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào đều có những rủi ro nhất định ,trong tín dụng cũng vậy .Mức độ rủi do cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan .Các yếu tố khách quan như là : môi trường kinh tế ,sự phát triển liên ngành ,môi trường pháp lý
5. Một số nhân tố khác
a.Sự ổn định về kinh tế chính trị
b.Các thể chế tài chính trung gian
c.Tỷ giá hối đoái
d.Tình hình cân đối ngân sách và chính sách tài khoá của nhà nước
e.Tình hình tài chính quốc tế :
II .Phân tích và nhận xét tổng thể về tình hình lãi suất tín dụng của Việt Nam trong thời gian qua
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích tình lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn từ giữa năm 2008(tháng 6) cho đến nay .
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Liên hệ đến Việt Nam trong thời gian qua .
I .Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng :
Trước khi tìm hiểu ,phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Chúng ta sẽ tìm hiểu xem lãi suất tín dụng là gì ? Các loại lãi suất ?Và vai trò của nó trong nền kinh tế ?Để có thể hiểu rõ thêm về lãi suất tín dụng và từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nó .
Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm so sánh giữa số lợi tức thu được so với số tiền cho vay phát ra trong một thời kì nhất định (thường tính trên một năm) .Và công thức xác định như sau :
Tổng số lợi tức thu được trong kì
Lãi suất tín dụng trong kì = --------------------------------------------------
Tổng số tiền cho vay phát ra trong kì
Các loại lãi suất thông thường có trên thị trường :
-Lãi suất huy động : LS tiền gửi có kì hạn không kì hạn
-Lãi suất cho vay : LS cho vay thông thường ,ưu đãi và nợ quá hạn .
-Lãi suất sàn và lãi suất trần
-Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
-Lãi suất tái chiết khấu
-Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Vai trò của lãi suất tín dụng :
-Phản ánh mối quan hệ cung và cầu tiền tệ thị trường.
-Phản ánh thực trạng nền kinh tế (phát triển hay suy thoái) .
-Giúp Chính phủ tác động vào nền kinh tế ,kiểm soát và điều chỉnh lượng tiền tệ lưu thông.
-Tác động rất lớn đến các quyết định kinh tế của các cá nhân và doanh nghiệp .
Sau khi tìm hiểu về lãi suất tín dụng chúng ta có thể thấy rằng trong nền kinh tế thị trường lãi suất tín dụng là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô ,nó tác động rất lớn đến nền kinh tế .Nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố , trong thực tế những nhân tố tác động chủ yếu đến lãi suất tín dụng bao gồm :
- Mức cung và cầu vốn trên thị trường
- Lạm phát
- Chính sách tiền tệ của Chính phủ
- Rủi ro và kì hạn tín dụng
- Một số nhân tố khác : tỉ giá hối đoái ,tình hình tài chính quốc tế ,sự phát triển của các thể chế tài chính trung gian ,sự ổn định về kt-ct ....
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích rõ hơn về các yếu tố này .
1. Mức cung cầu về tiền tệ (vốn) trên thị trường :
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường .
Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để thanh toán trên thị trường .Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của các đơn vị ,cá nhân ,tổ chức để làm phương tiện giao dịch ,trao đổi hàng hoá ,dịch vụ …..Lãi suất cân bằng được xác định là giao điểm của đường cung và cầu tiền (đồ thị ) .
M
0
i
MD1
I2
MS1
MD
MS
I1
I
i1
i
i2
Khi lượng cung ứng vốn trên thị trường tăng lên ,lớn hơn nhu cầu về vốn thì sẽ khiến cho lãi suất giảm đi và ngược lại .Chúng ta có thể giải thích điều này một cách dễ dàng bằng đồ thị ,khi lượng cung tiền tăng >>>> đường cung tiền MS dịch chuyển sang phải thành MS1 khiến cho lãi suất giảm từ i còn i1 (đồ thị ) .
Tương tự ,khi nhu cầu về vốn trên thị trường tăng lên ,lớn hơn lượng cung vốn thì sẽ khiến cho lãi suất sẽ tăng .Rất đơn giản ,khi cầu tiền tăng >>>> đường cầu tiền MD dịch chuyển sang phải thành MD1 khiến cho lãi suất tăng từ i lên i2 (đồ thị) .
Nhà nước có thể tác động vào mức cung và cầu tiền tệ này và không chế lãi suất để thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội của mình .Giả sử khi Chính phủ , Ngân hàng TW lo sợ nền kinh tế có nguy cơ bị suy thoái thì NHTW sẽ tằng mức cung tiền bằng cách bơm tiền vào lưu thông và lãi suất sẽ có xu hướng giảm .Còn khi nền kinh tế phát triển quá nóng và có thể xảy ra lạm phát thì nhà nước sẽ thực hiện các biên pháp nhằm làm giảm lượng cung tiền và khi đó lãi suất sẽ tăng lên .
Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy được mức cung cầu tiền tệ trên thị trường là nhân tố hình thành và hưởng rất lớn đến thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường .
2. Lạm phát :
Có thể nói rằng là lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ ,chính bởi vậy chúng ta không thể tránh khỏi nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều .
Vậy ở đây lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất ?
Khi lạm phát tăng lên một trong những biện pháp của Nhà nước để giảm phát chính là áp dụng các biện phát để hút bớt lượng tiền lưu thông về .Đồng thời các cá nhân ,tổ chức trong nền kinh tế đang nắm dữ lượng vốn ,tiền cũng sẽ không dám cho vay do lo sợ đồng vốn của mình sẽ bị mất giá ,bởi vậy họ sẽ chuyền hướng sang dự trữ các loại hàng hoá như vàng ,ngoại tệ hay đầu tư ra nước ngoài .Hai điều này khiến cho khả năng cung ứng vốn trên thị trường sẽ giảm nhanh chóng ,như đã nói ở trên thì khi cung ứng vốn giảm thì tất yếu sẽ khiến cho lãi suất tăng .
Khi áp dụng các biện phát nhằm kiềm chế lạm phát cho sản xuất ,đầu tư sẽ bị thu hẹp khiến cho nền kinh tế có khả năng đi vào suy thoái .Chính bởi vậy một khi lạm phát đã được kiềm chế ,giảm phát thì Ngân hàng TW sẽ giảm lãi suất tín dụng nhằm giúp cho các cá nhân ,tổ chức ,doanh nghiệp trong nền kinh tế dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn .Để có thể mở rộng sản xuất , đầu tư giúp cho nền kinh tế phục hồi .
Trong nền kinh tế thị trường thì lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại mật thiết với nhau .
3. Chính sách tiền tệ của chính phủ :
Như chúng ta đã biết một khi lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm thấp thì đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế .Chính bởi vậy mà nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thông qua Ngân hàng TW với vai trò chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia (với các công cụ như lãi suất tái chiết khấu ,tỉ lệ dự trữ bắt buộc) để điều chỉnh lãi suất ,bình ổn nền kinh tế .
Một khi lãi suất tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm thì Ngân hàng Trung ương sẽ áp dụng chính sách giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại ,và khi các ngân hàng thương mại được giảm lãi suất tái chiết khấu ( là lãi suất ngắn hạn mà ngân hàng TW cho các ngân hàng thương mại vay ) thì họ cũng sẽ hạ lãi suất cho vay đối với các cá nhân ,tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế .Làm cho toàn bộ hệ thống lãi suất giảm và các khoản cho vay tăng lên .
Khi lãi suất thị trường giảm ,thừa tiền trong thị trường thì Ngân hàng TW sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế ,các khoản cho vay sẽ giảm ,lượng tiền trong lưu thông cũng sẽ giảm .
Thông qua lãi suất tái chiết khấu mà Ngân hàng TW đã điều chỉnh được lãi suất tín dụng .Mỗi khi lãi suất tái chiết khấu hay giảm đều làm thay đổi lượng vay của các ngân hàng thương mại hay nói cách khác là thay đổi lượng tiền cung ứng cho thị trường của các ngân hàng này và cuối cùng làm thay đổi lãi suất thị trường .
Ngoài ra ,Ngân hàng TW còn có một biện pháp nữa để kiểm soát lãi suất tín dụng và lượng tiền cung ứng thị trường đó chính là tỉ lệ dự trữ bắt buộc .Khi ngân hàng TW tăng hay giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng tức là đã tác động đên lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại .Gây ra những khó khăn ngân quỹ ,hạn chế tín dụng hay là sự dư giả vốn và tín dụng của các ngân hàng .Giả sử tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho lượng vốn và tín dụng của các ngân hàng bị thu hẹp khiến họ buộc phải tăng lãi suất và ngược lại .Từ đó có thể thấy được tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất thị trường .
Như vậy thông qua việc thực hiện các chính sách tiền tệ của mình ,Chính phủ đã có những thay đổi ,điều chỉnh về lãi suất tín dụng trên thị truờng nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định ,phát triển kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra .
4. Rủi ro và kì hạn tín dụng :
Có thể nói khi đầu tư vào bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào đều có những rủi ro nhất định ,trong tín dụng cũng vậy .Mức độ rủi do cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan .Các yếu tố khách quan như là : môi trường kinh tế ,sự phát triển liên ngành ,môi trường pháp lý ... Các yếu tố chủ quan như là : hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ,tổ chức vay tín dụng ; tính tin cậy và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp khi đến hạn .Rủi do tín dụng xuất phát từ hoạt động tín dụng khi mà bên vay tín dụng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dung .Để giảm bớt các rủi ro cho bên cho vay mà ở đây chủ yếu là các ngân hàng thì lãi suất tín dụng là 1 biện pháp tốt nhất ,những khoản vay tín dụng có rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao và ngược lại .Kì hạn cho vay tín dụng cũng vậy , ngắn hạn thì lại suất thấp còn dài hạn thì cao hơn .Nói chung ,khi mà thời hạn cho vay dài , độ rủi ro lớn thì lãi suất cho vay sẽ cao ;ngược lại thời hạn cho vay ngắn ,độ an toàn cao thì lãi suất cho vay sẽ thấp .
5. Một số nhân tố khác :
a.Sự ổn định về kinh tế chính trị :nền kinh tế ổn định và phát triển là một yếu tố kiên quyết để lãi suất tín dụng được ổn định .Khi nền kinh tế phát triển quá nóng hay là rơi vào suy thoái thì nhà nước đều có những chính sách ,biện pháp điều chỉnh lãi suất để kìm hãm hay kích thích nền kinh tế , phù hợp với thực trạng của nền kinh tế .Sự ổn định của nền chính trị cũng rất quan trọng ,nếu nền chính trị bất ổn ,mỗi khi chính trị biến động, chính quyền thay đổi >>>> chính sách kinh tế mới khiến cho lãi suất biến động.
b.Các thể chế tài chính trung gian : các thể chế ,định chế tài chính trung gian này có ảnh hưởng lớn đến lãi suất thị trường như là quỹ tín dụng ,bảo hiểm ,thị trường cổ phiếu , bất động sản … Một khi các thể chế tài chính trung gian này phát triển thì sẽ cần đến 1 lượng vốn vô cùng lớn , khi đo cầu về vốn (tiền tệ) trên thị trường sẽ tăng và kéo theo đó là làm cho lãi suất tín dụng tăng theo và ngược lại .
c.Tỷ giá hối đoái : nó tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của một quốc gia .Khi tỷ giá tăng (tức là đồng ngoại tệ tăng giá ) thì sẽ khiến cho tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu ,chi phí sản xuất đầu vào tăng ,giá hàng hoá tăng >>>> lợi nhuận giảm >>> nhu cầu đầu tư giảm >>> cầu tiền tệ giảm >>>> lãi suất tín dụng sẽ giảm .
Và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khiến cho lãi suất tín dụng tăng .Chính vì thế ,mỗi khi tỷ giá có những biến động lớn thì Ngân hàng TW sẽ có những chính sách tiền tệ thích hợp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái về mức hợp lý .
d.Tình hình cân đối ngân sách và chính sách tài khoá của nhà nước :
Một khi ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng bội chi hay nhà nước thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt thì sẽ cần phải thu hút ,huy động vốn lớn .Để làm được như vậy thì nhà nước có thể tăng lãi suất lên .Ngược lại, khi nhà nước thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng thì lãi suất sẽ được giảm xuống .
e.Tình hình tài chính quốc tế :
Trong thời kì hiện nay hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách mở cửa , không ngừng tăng cường các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung mà các mối quan hệ tài chính ,tín dụng nói riêng .Các mối quan hệ này phát triển nhanh chóng ,tình hình tài chính ,tín dụng bây giờ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố trong mỗi quốc gia mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính trên thế giới .Khi mà tình hình tài chính quốc tế ổn định thì tình hình tài chính của mỗi quốc gia cũng sẽ không có nhiều biến động .Nhưng một khi tình hình tài chính quốc tế bất ổn ,rơi vào khủng hoảng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và tín dụng của mỗi quốc gia .Khiến cho sản xuất kinh doanh ,đầu tư , nền kinh tế có nhiều biến động và điều tất nhiên là lãi suất tín dụng cũng sẽ có nhiều thay đổi (Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cuối năm 2008 và đầu năm 2009) .
Như vậy ,sau khi đi tìm hiểu và phân tích chúng ta có thể thấy được lãi suất tín dụng chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố như là : cung cầu tiền tệ ,lạm phát ,rủi ro và kì hạn tín dụng ,các chính sách của nhà nước ,tỷ giá ,tài chính quốc tế …Lãi suất tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết ,bình ổn nền kinh tế .Việc lãi suất tín dụng biến động trong mỗi nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi ,đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn và không ngừng biến động như hiện nay .Chính vì vậy ,mà mỗi quốc gia ,Chính phủ cần phải có những giải pháp ,chính sách vĩ mô thích hợp để có thể điều chỉnh , kiểm soát được lãi suất tín dụng .Để có thể đảm bảo được sự ổn định và phát triển cho nền kinh tế và xã hội .
II .Phân tích và nhận xét tổng thể về tình hình lãi suất tín dụng của Việt Nam trong thời gian qua .
Khi đi nghiên cứu về tình hình lãi suất ở Việt Nam , chúng ta sẽ chủ yếu nghiên cứu về sự biến động của lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước quyết định và lãi suất của các ngân hàng thương mại .Lãi suất cơ bản là căn cứ ,cở sở để các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất kinh doanh của mình(lãi suất huy động ,lãi suất cho vay) .
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích tình lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn từ giữa năm 2008(tháng 6) cho đến nay .
Sau đây là bảng số liệu về sự thay đổi của lãi suất :
Tháng
6,7,8,9,10
21/10
5/11
21/11
5/12
22/12
2
3>>>10/2009
LS(%)
14
13
12
11
10
8.5
7
7
Từ bảng số liệu chúng ta có thể thấy được lãi suất cơ bản trong các tháng 6,7,8,9,10 năm 2008 liên tục ở mức cao nhất trong nhiều năm qua 14% .Trong thời kì này khi ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản ,tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại, thì các ngân hàng cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay ,theo đó lãi suất huy động ở mức rất cao phổ biến từ 17-19%/năm ,lãi suất cho vay từ 19.5 đến 21% .Một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến cho lãi suất liên tục tăng cao như vậy đó là do vấn đề lạm phát tăng cao , chỉ trong 7 tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát đã là 21,3(tháng 7 là 27%) , lượng tiền mặt trong lưu thông quá nhiều khiến cho mục tiêu chống lạm phát khó thực hiện ,chính vì vậy phải tăng lãi suất để hút bớt lượng tiền lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát .Đồng thời rủi ro và kì hạn tín dụng cao ,cộng với tỷ giá hối đoái liên tục giảm cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất phải tăng .
Đến thời kì cuối năm 2008 thì từ bảng số liệu thấy được lãi suất cở bản liên tục giảm từ 14%(đầu tháng 10) xuống còn 8.5%(cuối tháng 12) ,một mức giảm rất nhanh 5.5% và 5 lần trong vòng 3 tháng .Bắt đầu từ tháng 10 thì vấn đề về lạm phát đã được kiểm soát ,giảm phát (Hà Nội giảm 1.3% ,TPHCM giảm 0.42%) là một trong những nguyên nhân để ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất .Đồng thời ,thế giới trong giai đoạn này đang lâm vào khủng hoảng ,suy thoái , thị trường tài chính quốc tế bất ổn khiến cho đồng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam trở nên hạn hẹp ,cung không đủ cầu .Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp Việt Nam ,cộng với việc lãi suất vay khá cao đã khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và mở rộng kinh doanh .Chính vì vậy ,việc hạ lãi suất cơ bản xuống còn 8.5% khiến cho các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay xuống ,dao động từ 10% đến 11% ,giúp cho các doanh nghiệp ,tổ chức kinh tế có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn để tăng cường sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi ,tăng trưởng .
Sang đến tháng 1 và 2 năm 2009 lãi suất cơ bản tiếp tục giảm xuống còn 7%/năm ,ngay sau đó các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng qua ,dao động từ 8% đến 10.5%/năm .Tình hình kinh tế vẫn chưa được cải thiện ,nhà nước đưa ra các gói kích cầu kinh tế với các lãi suất ưu đãi nhằm tăng cường lượng vốn trên thị trường ,Ngân hàng nhà nước đồng loạt giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc và lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại >>>> lãi suất cho vay chắc chắn sẽ giảm .Đồng thời cuối năm(âm lịch) thì lượng tiền kiều hối đổ về khá lớn ,cộng với các gói kích cầu của Chính phủ khiến cho lượng cung tiền tệ tăng lên .Đó chính là các nguyên nhân khiến cho lãi suất liên tục giảm trong giai đoạn này .
Lãi suất huy động vốn trong thời kì này cũng giảm liên tục xuống còn mức 6% - 8%/năm .Nguyên nhân chủ chốt ở đây là do lãi suất cơ bản liên tục hạ xuống .
Trong những tháng tiếp theo ,từ tháng 3 đến nay thì lãi suất cơ bản liên tục được giữ nguyên ở mức 7%/năm với mục tiêu của ngân hàng Nhà nước là ổn định thị trường lãi suất .Việc lãi suất cơ bản được giữ nguyên căn cứ vào các yếu tố sau đây :
Thứ nhất ,tình hình kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực ,GDP tăng ,nhập siêu giảm .Nhà nước muốn giữ nguyên chính sách kinh tế vĩ mô để ổn định nền kinh tế
Thứ hai ,hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế giảm dần khó khăn và đang tiếp tục phát triển .
Thứ ba ,thị trường tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng ổn định ,vốn khả dụng được đảm bảo .Đồng thời cung cầu vốn trong giai đoạn này không có biến động lớn .
Cuối cùng là theo dự báo của các Ngân hàng nhà nước ,các bộ ngành kinh tế và các chuyên gia dự đoán kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước từ giờ đến cuối năm không có nhiều biến động ,theo chiều hướng thuận lợi .
Tuy lãi suất cơ bản là không đổi ,nhưng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng vẫn có nhiều biến động (chênh lệch 2-3%).Lãi suất cho vay chủ yếu dao động trong khoảng 10%-10.5% năm , lãi suất huy động dao động trong khoảng từ 8% đến 9.99% .
Việc có sự biến động như vậy là do các nguyên nhân sau đây :
+ Tỷ giá hối đoái , đặc biệt là đồng USD liên tục biến động ,tăng giảm thất thường .
+ Các thể chế tài chính trung gian như bất động sản ,cổ phiếu … bắt đầu nóng lên .
+ Cuối năm cung cầu tiền tệ có sự thay đổi .
+ Các ngân hàng thương mại liên tục đua nhau đưa ra các chương trình khuyến mãi ,mức lãi suất hấp dẫn nhằm tranh giành khách theo kiểu “ Nhà băng kia tăng lãi suất ,tôi ngồi yên được không ?Tôi phải giữ khách hàng của mình chứ ” .
Đó chính là những nguyên nhân chính khiến cho lãi suất thị trường có những biến động mặc dù không lớn .
Như vậy sau khi tìm hiểu và phân tích chúng ta có thể thấy được thị trường lãi suất Việt Nam nửa cuối năm 2008 và năm 2009 có khá nhiều biến động ,đặc biệt là những tháng cuối năm 2008 và 1,2 tháng đầu năm 2009 .
Lãi suất ở Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lạm phát ,Việt Nam là một đất nước đang phát triển cho nên tỷ lệ lạm phát còn khá cao và hay biến động ,cho nên nó khiến cho lãi suất phải thay đổi theo .
Cuộc khủng hoảng tài chính ,kinh tế thế giới cũng đã tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam về mọi mặt ,ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ ,khiến cho lãi suất cũng phải thay đổi theo để phù hợp với thực trạng nền kinh tế
Cùng với đó theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và nước ngoài cho thấy thị trường tài chính và tín dụng ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Sự liên kết ,hợp tác giữa các tổ chức tín dụng còn chưa cao .
Chính những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lãi suất ở Việt Nam .Tuy nhiên chính trong hoàn cảnh lạm phát cao ,kinh tế trong nước lẫn thế giới có nhiều bất ổn khiến cho lãi suất có nhiều biến động thì chúng ta lại thấy được Chính phủ ,Nhà nước Việt Nam đã có được những chính sách và biện pháp hợp lý để kiềm chế lạm phát ,kiểm soát lãi suất và bình ổn nền kinh tế như đã phân tích ở trên .Đây không phải là điều mà quốc gia nào cũng có thể làm được trong thời kì nền kinh tế chung thế giới vẫn đang ở trong giai đoạn khó khăn ,có kiểm soát và bình ổn được lãi suất thì nến kinh tế mới có thể phát triển ổn định được .Dự đoán thị trường lãi suất Việt Nam từ giờ đến cuối năm sẽ không có nhiều biến động lớn và sang năm 2010 có thể tăng .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng Liên hệ đến Việt Nam trong thời gian qua.doc