Đề tài Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam

MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Ch¬ơng 1: Giới thiệu chung về công ty xuyên quốc gia 4 1.1. Khái niệm công ty xuyên quốc gia 4 1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 10 1.2.1. Nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia 10 1.2.2. Sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 19 1.3. Bản chất và đặc tr¬ưng của các công ty xuyên quốc gia 23 1.3.1. Bản chất của công ty xuyên quốc gia 23 1.3.2. Đặc tr¬ưng của công ty xuyên quốc gia 25 1.4. Tổ chức và thể chế quản lý của công ty xuyên quốc gia 29 1.4.1. Tổ chức hoạt động 29 1.4.2. Thể chế quản lý 34 Ch¬ơng2.Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thư¬ơng mại quốc tế 41 2.1. Thực trạng của các công ty xuyên quốc gia 41 2.2. Các công ty xuyên quốc gia với việc thúc đẩy th¬ương mại quốc tế 47 2.2.1. Thư¬ơng mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia 48 2.2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nư¬ớc 50 2.3. Các công ty xuyên quốc gia tác động thay đổi cơ cấu thư¬ơng mại quốc tế 58 2.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá 58 2.3.2. Sự thay đổi trong cơ cấu đối tác 64 2.4. Các công ty xuyên quốc gia chi phối giá cả trong thư¬ơng mại quốc tế 68 Chư¬ơng 3 Một số vấn đề cho Việt Nam đ¬ợc rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong th¬ơng mại quốc tế. 72 3.1. Tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam 72 3.1.1. Tác động tích cực 72 3.1.2. Tác động tiêu cực 76 3.2. Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Việt Nam trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia 78 3.2.1. Thuận lợi 78 3.2.2. Khó khăn 81 3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam 85 Kết luận 90 Phụ lục 92 Tài liệu tham khảo 98

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Sau gần một tháng thực tập ở văn phòng bảo hiểm khu vực 4 của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (gọi tắt là PJICO) cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hải Đường, sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhân viên ở PJICO mà cụ thể là các nhân viên của văn phòng khu vực 4 em đã hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian này, em đã học hỏi và tiếp thu với rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Những bài học quí báu đó đã giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức lý thuyết đã được học bước đàu hình dung được công việc thực tế sau này khi ra trường. Bằng những hiểu biết của mình , em đã có những nhìn nhận đánh giá riêng về công ty em đang thực tập thông qua bài “Báo cáo thực tập giai đoạn 1”. Bài báo cáo được chia làm 3 phần: - Phần I: Giới thiêu chung về công ty cổ phần bảo hểm Petrolimex (PJICO) - Phần II: Giới thiệu về văn phòng khu vực 4 – công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Phần III: Nhận xét và đánh giá chung. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PJICO Quá trình hình thành và phát triển. Thị trường bảo hểm Việt nam chỉ thực sự trở nên sôi động khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP, với sự Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : PJICO Lôgô : PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm được thành lập với sự đóng góp của tám cổ đông lớn trong đó có bảy thành viên sáng lập và một thành vên tham gia. Bảng 1: Danh sách các cổ đông sáng lập của Công ty PJICO STT Cổ đông Vốn góp (tỷ VNĐ) Tỷ trọng 1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 28.050 51% 2 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 5.500 10% 3 Công ty Tái bảo hiểm quốc gia 4.400 8% 4 Tổng công ty thép Việt Nam 3.300 6% 5 Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ 1.650 3% 6 Công ty Điện tử Hà Nội 1.100 2% 7 Công ty Thiết bị An toàn 275 0,5% 8 Cá nhân 10.725 19,5% Tổng cộng 55.000 100% (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Ngành nghề kinh doanh. Là công ty cổ phần bảo hiểm, ngoài ngành kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ bảo hiểm, PJICO còn cung cấp thêm nhiều ngành nghề nữa để vừa mang thêm lợi nhuân cho công ty cũng như đa dạng hoá hình thức kinh doanh để phù hợp với xu thế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể là: Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy. Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên. Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000). Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Cho thuê văn phòng. Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô. Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ. Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản. Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 3. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ PJICO có số Vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng với bảy cổ đông lớn đăng ký góp 80,5% tổng số vốn đầu tư. Sau khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm được ban hành năm 2000, kèm theo đó là Nghị định 43/2001/NĐ-CP ra đời ngày 1/8/2001 quy định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam phải có số vốn pháp định tối thiểu là 70 tỷ đồng PJICO đã thực hiện phát hành thêm để nâng vốn điều lệ đủ vốn pháp định.Số vốn của PJICO sau đợt phát hành tăng lên 72.796,2 triệu đồng với tổng số cổ phần lưu hành là 6.929.925 cổ phần và 3.496.950.000 đồng thặng dư vốn. Năm 2006, để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, PJICO đã phát hành thêm 6.786.042 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 1:1; giá phát hành 10.000 đ/Cp. Số vốn của PJICO sau đợt phát hành năm 2006 tăng lên 140.656.620.000 đồng với tổng số cổ phiếu lưu hành là 13.715.967 cổ phần và 3.496.950.0000 đồng thặng dư vốn . 4. Cơ cấu tổ chức Công ty 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Ban Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc. Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TP HCM CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN CHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HUẾ CHI NHÁNH BÁC NINH CHI NHÁNH NGHỆ AN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH CHI NHÁNH THANH HOÁ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN ………. PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI PHÒNG PHI HÀNG HẢI PHÒNG XE CƠ GIỚI PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11 PHÒNG BẢO HỂM KHU VỰC ĐÔNG ANH CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11 PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT 49 CHI NHÁNH TRÊN 2000 ĐẠI LÝ . Cơ cấu nhân sự: Bảng 2: Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2006 Đơn vị: người Loại lao động Số lượng Tỷ lệ (%) Phân theo trình độ học vấn Trên đại học Đại học Trung cấp 4. Lao động phổ thông 25 738 168 0 2,69 79,27 18,04 0 Tổng số 931 100 Phân theo tính chất hợp đồng lao động 1. Hợp đồng không xác định thời hạn 2. Hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm 3. Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm 377 554 0 40,49 59,51 0 Tổng số 931 100 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Sau gần 12 năm hoạt động, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã thu hút được rất nhiều lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ cao do chế độ đãi ngộ hợp lý cũng như chiến lược cong người luôn được công ty đề cao. Từ chỗ ban đầu chỉ có 10 cán bộ và một số phòng ban đặt đầu tiên tại Hà Nội, đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ gần 1000 người. Trong đó, có 82% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Hầu hết các cán bộ ở đây còn rất trẻ, năng động, nhiệt tình và được đào tạo bài bản. Bởi vậy, Công ty luôn làm hài lòng khách hàng bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp và rất tận tình. 5. Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. 5.1. Ngành nghề kinh doanh chính. Kinh doanh bảo hiểm gốc. Hiện nay, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã cung cấp hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho thị trường bảo hiểm Việt Nam, các nhóm dịch vụ cụ thể như sau: Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm con người Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm khác. Ngay từ khi thành lập, PJICO đã triển khai và cung cấp trên 50 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc, trong đó các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn. Đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn Công ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Bảng 3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm (2004 – 2006) Đơn vị: triệu đồng STT Nghiệp vụ 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Kinh doanh BH gốc 597.884 100,00% 726.520 100,00% 667.377 100,00% Trong đó 1 BH Vận chuyển hàng hoá 75.830 12,68% 92.518 12,73% 82.466 12,35% 2 BH Tàu thuyền 67.369 11,27% 85.742 11,80% 84.313 12,63% 3 BH Xe cơ giới 286.828 47,97% 343.830 47,33% 280.047 41,96% 4 BH Y tế tự nguyện và tai nạn con người 50.171 8,39% 61.698 8,49% 66.957 10,03% 5 BH Cháy và tài sản 50.337 8,42% 65.991 9,08% 68.983 10,34% 6 BH Xây dựng lắp đặt 67.347 11,27% 76.480 10,53% 84.429 12,65% 7 BH khác 261 0,04% 179 0,04% (Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được Kiểm toán PJICO 2004-2006) Bảo hiểm xe cơ giới Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO là nghiệp vụ mang lại nguồn thu phí rất lớn cho công ty và có doanh số phí bảo hiểm đứng thứ ba trên thị trường bảo hiểm Việt Nam sau Bảo Việt, Bảo Minh. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các loại hình bảo hiểm đối với ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự và tai nạn người ngồi đối với xe máy. Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO, hàng năm chiếm trên 40% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc. Tuy nhiên, năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu sụt giảm so với các năm 2005 vì năm 2006 do một số chính sách của Nhà nước thay đổi như không bắt buộc các chủ xe máy mới khi đăng ký kinh doanh phải mua bảo hiểm, do vậy làm cho doanh thu bảo hiểm xe máy năm 2006 giảm 44,78 tỷ đồng làm cho doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm cơ giới của PJICO giảm so với năm 2005 kéo theo tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO năm 2006 giảm so với năm 2005. Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá Nghiệp vụ bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bao gồm bảo hiểm hàng nhập; hàng xuất và hàng vận chuyển nội địa. Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá của PJICO chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của PJICO và xếp vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm. Các khách hàng lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PJICO là : Các khách hàng trong cổ đông có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty thép ; và các khách hàng ngoài cổ đông lớn như : Tổng công ty lương thực miền bắc,Công ty xăng dầu quân đội, Tập đoàn Hòa phát, Công ty thép POMINA … PJICO luôn duy trì được vị trí thứ 3 trên thị trường về doanh thu phí bảo hiểm . Bảo hiểm tàu thuyền Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền bao gồm bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu. Tất cả các loại tàu : Tàu biển; tàu sông; tàu pha sông biển và tàu cá đều được PJICO bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền có tỷ trọng xấp xỉ bằng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá, năm 2006, mảng nghiệp vụ này đóng góp 12,63% trên tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO. Nhiều khách hàng có đội tàu với số tấn trọng tải lớn đang tham gia bảo hiểm tại PJICO như Vipco , Vitaco, Vosco, Vinalines, Vinashin, ….. dự kiến doanh thu nghiệp vụ này của PJICO sẽ luôn duy trì tỷ trọng đóng góp cao trong tổng doanh thu của PJICO Các loại hình bảo hiểm khác Các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm y tế tự nguyện và tai nạn con người chiếm tỷ trong doanh thu năm 2006 lần lượt là 10,34% ;12,65% và 10,03 % trong tổng doanh thu của PJICO. b. Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhượng tái bảo hiểm Nhượng Tái bảo hiểm là hoạt động nhằm san sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc khi rủi ro xảy ra. Phí bảo hiểm gốc sau khi trừ phí nhượng tái bảo hiểm và cộng phí nhận tái bảo hiểm là phần phí giữ lại của Công ty bảo hiểm gốc. Lượng phí bảo hiểm giữ lại hàng năm phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ cấu doanh thu phí của các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm. Phần phí nhượng Tái bảo hiểm của PJICO trong các năm 2004-2006 như sau : Bảng 4: Tỷ trọng phí bảo hiểm nhượng tái so với phí gốc ĐVT : Triệu đồng STT Diễn giải Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Phí bảo hiểm gốc 597.884 726.520 667.377 2 Phí nhượng tái bảo hiểm 147.079 215.477 222.264 3 Tỷ lệ phí nhượng/phí gốc 24,6 % 29,66 % 33,3 % ( Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Phí nhượng Tái bảo hiểm hàng năm thường chiếm trên dưới 30 % phí bảo hiểm gốc của PJICO. Phí nhượng tái bảo hiểm năm 2006 có tỷ trọng tăng so với năm 2005 chủ yếu do tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới ( Nghiệp vụ hầu như không phải tái bảo hiểm ) giảm từ 47,33 % xuống 41,96 % trên tổng phí. Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là : Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia (VINARE) : PJICO nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phí nhượng và nhượng tái tự nguyện. Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo Việt; Bảo Minh; PVI; PTI. Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE; AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE, ... Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổn định tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm. Trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, các hợp đồng tái bảo hiểm cố định của PJICO với điều kiện khá rộng đã đáp ứng được hầu hết các dịch vụ mà PJICO đã khai thác, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động khai thác bảo hiểm gốc. Nhận tái bảo hiểm Hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận tái bảo hiểm đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả. Hàng năm hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của PJICO. Bảng 5: Tình hình nhận tái bảo hiểm 2004- 2006 ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Doanh thu 38.994 38.647 41.341 - Bồi thường 12.018 19.063 20.503 % bồi thường/doanh thu 30,82% 49,32% 49,59% (Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) c. Hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư của PJICO đã phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. PJICO đã thực hiện việc quản lý dòng tiền đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong toàn Công ty. Danh mục đầu tư của PJICO đã được đa dạng hoá, PJICO đã đầu tư vào hầu hết các loại hình đầu tư như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, tiền gửi, bất động sản,... Năm 2006, danh mục đầu tư của PJICO đã được cơ cấu lại, theo đó tỷ trọng đầu tư tiền gửi giảm, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn đầu tư và chấp nhận mức độ rủi ro vừa phải. PJICO đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, góp vốn cổ phần vào Tổng công ty CP tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare), Công ty cổ phần Xây lắp I Petrolimex.; Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex (Pland), Công ty cổ phần Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco)....., ngoài ra PJICO còn thường xuyên theo dõi sự biến động của Thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý. Sản lượng dịch vụ qua các năm. Tình hình doanh thu qua các năm. Với định hướng là một Công ty bảo hiểm bán lẻ, PJICO có lượng khách hàng rất lớn với hàng trăm ngàn chủ phương tiện xe cơ giới, hàng triệu học sinh, sinh viên và cán bộ công nhân viên trên toàn quốc. Hiện nay khách hàng lớn nhất của PJICO là Tổng công ty xăng dầu Việt nam ( PETROLIMEX) đã tham gia các lọai hình bảo hiểm từ hàng hóa xuất, nhập khẩu, tài sản và con người tại PJICO. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006 từ cổ đông PETROLIMEX là 87.825 triệu đồng chiếm 13,11 % phí bảo hiểm gốc của PJICO. Ngoài ra còn một số khách hàng lớn cũng thường xuyên tham gia bảo hiểm tại PJICO như TCT Thép Việt nam; Công ty vận tải biển VOSCO, TCT lương thực miền bắc…Nhiều công trình lớn cũng được PJICO bảo hiểm như : Cầu Thanh trì; Cầu Bãi cháy; Các công trình thủy điện… Bảng 6: Cơ cấu doanh thu qua các năm (2004 – 2006) Đơn vị: triệu đồng STT Tên dịch vụ 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Thu bảo hiểm gốc 597.884 85,90 726.520 86,46 667.627 84,71 2 Doanh thu nhận tái bảo hiểm 38.994 5,60 38.648 4,60 41.341 5,25 3 Doanh thu nhượng tái bảo hiểm 35.431 5,09 47.903 5,70 45.334 5,75 4 Thu khác từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 3.102 0,45 4.111 0,49 5.292 0,67 5 Doanh thu đầu tư 20.586 2,96 23.111 2,75 28.572 3,62 Tổng 695.997 100 840.293 100 788.166 100 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của PJICO 2004-2006) Thị phần và khả năng cạnh tranh Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 18 doanh nghiệp bảo hiểm là các công ty nhà nước, công ty liên doanh, cổ phần, 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Lĩnh vực này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 15,92% trong năm 2006 với tổng doanh thu phí trên 6.539 tỉ đồng. Dẫn đầu thị trường và nắm giữ đến 85,52% thị phần vẫn là 4 Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO. Tỷ trọng phần còn lại là của các công ty cổ phần khác và các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm gốc và thị phần của các doanh nghiệp được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 7: Thị phần phí bảo hiểm gốc năm 2006 STT Doanh nghiệp Phí bảo hiểm gốc (Triệu VNĐ) Thị phần (%) 1 PJICO 667.627 10,54 2 Bảo Việt 2.217.177 34,87 3 Bảo Minh 1.386.058 21,80 4 PVI 1.163.877 18,31 5 Các công ty khác 923.189 14,48 Tổng cộng 6.357.930 100 Hình 1: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2006 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Mục tiêu phát triển Mục tiêu của Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX : trở thành một Tổng công ty tài chính - bảo hiểm hàng đầu Việt nam về chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu “PJICO – Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp”. Để thực hiện mục tiêu phát triển này PJICO thực hiện những chính sách sau : Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, năng động và thân thiện để nhân viên phát huy tài năng và sáng tạo. Hợp tác hiệu quả với các đối tác để cùng phát triển và đóng góp xây dựng cộng đồng Phát triển bền vững để gia tăng giá trị cho các cổ đông thông qua đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính. Mục tiêu đó đã và đang được PJICO hướng tới trong quá trình hoạt động của mình thể hiện qua những danh hiệu mà Công ty đã đạt được: Huân chương lao động hạng III năm 2000. Danh hệu Sao Vàng đát Việt năm 2004. Danh hiệu Sao đỏ năm 2003. Thương hiệu mạnh năm 2004. Những phần thưởng cao quí mà Đảng và Nhà nước trao tặng đã minh chứng cho năng lực kinh doanh đầy triển vọng cũng như sự phấn đấu và nỗ lực hết mình của toàn thể lãnh đạo và nhân viên của công ty. PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ VĂN PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 – PJICO Sự hình thành và phát triển của văn phòng: Khi mới thành lập, PJICO chỉ có khoảng 10 nhân viên và 1 văn phòng duy nhất tại Hà Nội. Sau khi ổn định, để nâng cao và phát triển mạng lưới kinh doanh của công ty, cùng với việc thành lập một vài chi nhánh ở các thành phố lớn là việc mở rộng mạng lưới kinh doanh tại khu vực Hà Nội. Tại Hà Nội không thành lập chi nhánh mà có 12 văn phòng khu vực trực thuộc quản lý của Công ty (khu vực 1-> 11 và khu vực Đông Anh) đặt tại các khu vực khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Văn phòng khu vực 4 đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy và hiện nay đặt tại địa điểm 97 Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội. 2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của văn phòng. a. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức của văn phòng khu vực 4. TRƯỞNG PHÒNG Lê Quốc Trung NV KHAI THÁC NV GIÁM ĐỊNH NV KẾ TOÁN Trưởng phòng: là người điều hành và chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của văn phòng. Trưởng phòng cũng có thể đại diện cho công ty để kí kết hợp đồng trong một vài trường hợp cụ thể. Nhân viên kế toán(1 người): thực hiện lưu giữ, sắp xếp hồ sơ bồi thường; phản ánh tình hình thu chi tài chính và hoạt động kinh doanh của văn phòng. Đảm bảo thanh toán kịp thời cho khách hàng nhằm phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh. Đông thời hỗ trợ Trưởng phòng trong việc đưa ra các ý kién để đạt được chỉ tiêu của văn phòng. Nhân viên khai thác(từ 3 đến 7 người): là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để trao đổi về hợp đồng hoặc bán các sản phẩm bảo hiểm thông qua việc cung cấp cho khách hàng giấy chứng nhận bảo hiểm; thực hiện thu phí, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Nhân viên giám định(từ 1 đến 2 người): có nhiệm vụ giám định các tổn thất phát sinh đồng thời giải quyết các tranh chấp về quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, làm cho khách hàng hiểu rõ quyền lợi của họ được hưởng trong từng nghiệp vụ tổn thất cuẩ từng lượ hợp đồng bảo hiểm. (Số lượng nhân viên thay đổi theo từng thời điểm, phục thuộc vào tình hình kinh doanh của văn phòng cũng như chiến lược của công ty) Mặc dù có sự phân công công vệc rõ ràng như vậy, nhưng do yêu cầu của công việc, cũng như do sự năng động và nhiệt tình của nhân viên văn phòng mà tất cả các nhân viên có thể làm công việc của nhau để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất. b.Tình hình hoạt động : Chức năng, nhiệm vụ: Văn phòng khu vực 4 hàng năm luôn là một trong những văn phòng hoạt động có hiệu quả của công ty. Cũng như các văn phòng khu vực khác ở Hà Nội, văn phòng có chức năng chính là khai thác bảo hiểm và thực hiện bồi thường chi trả cho khách hàng. Hàng tháng, văn phòng báo cáo cho công ty về tình hình doanh thu phí, số lượng người tham gia bảo hiểm, số lượng các hợp đồng tái tục… Tình hình doanh thu: Kể từ khi thành lập, văn phòng khu vực 4 luôn là văn phòng nằm trong tốp những văn phòng có doanh thu phí cao nhất toàn công ty, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của PJICO. Bảng 8: Tỷ lệ doanh thu phí của văn phòng khu vực 4 so với toàn cty Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu phí của VPKV4 7.000 15.000 6.300 7.500 Doanh thu phí của PJICO 335.643 597.884 726.520 667.627 %DT phí VP4/DT phí PJICO 2,1% 2,5% 0,8% 1.1% (Nguồn: văn phòng khu vực 4 – PJICO ) Nhìn chung, doanh thu phí của văn phòng dao động trong khoảng từ 6 đến 7,5 tỷ đồng. Riêng năm 2004 là năm có số phí tăng vọt, có thể nêu ra nguyên nhân chính là do: năm 2004 là năm có số lượng nhân viên lớn nhất (13 nhân viên) trong các năm (bình quân là 6 nhân viên), do đó số lượng hợp đồng khai thác tăng lên rất nhiều, dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng theo. Đến năm 2005, do có một vài cán bộ khai thác chuyển công tác nên doanh thu phí đã giảm hẳn, bởi vậy mà tỷ trọng doanh thu phí của văn phòng khu vực 4 so với toàn công ty cũng giảm theo. Năm 2006, mặc dù doanh thu phí của cả PJICO giảm so với năm 2005, nhưng tỷ trọng về phí của văn phòng so với toàn công ty lại tăng lên. Điều này càng khẳng định việc kinh doanh hiệu quả của văn phòng. Đến nay, văn phòng khu vực 4 vẫn luôn là một trong những văn phòng có đống góp lớn về doanh thu phí cho PJICO. PHẦN III: NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CHUNG Nhận xét, đánh giá chung về PJICO. Thuận lợi: Sau gần 13 năm hoạt động, PJICO đã trở thành công ty cổ phần bảo hiểm đứng thứ 4 trên thị trường, sau các công ty bảo hiểm lớn là Bảo Việt, Bảo Minh và PVI. Để có được vị thế như ngày hôm nay, PJICO đã luôn cố gắng không ngừng để phát huy tối đa những lợi thế của mình: Lợi thế lớn nhất của PJICO chính là sự tham gia đóng góp cổ phần của các cổ đông lớn và có uy tín, đó là các doanh nghiệp: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE), Công ty điện tử Hà Nội (HANEL), Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ, Công ty Thiết bị An toàn...Các cổ đông này đã mang lại một số lượng khách hàng khổng lồ, đặc biệt là những nghiệp vụ có tỷ lệ phí cao và mức phí lớn như nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (các cổ đông có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ…) PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam, lại kinh doanh trong một lĩnh vực mới mẻ nên thu hút được rất nhiều nhân viên trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản, năng động và rất nhiệt tình. Điều đó càng làm tăng thêm tính chuyên nghiệp và là một minh chứng rõ ràng cho khẩu hiệu của công ty “ PJICO – Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp”. Ban lãnh đạo công ty luôn đặt công tác giám định bồi thường lên hàng đầu, do đó, việc giải quyết bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng diễn ra rất nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Thực tế đã cho thấy tỷ lệ tái tục hợp đồng của PJICO hàng năm là rất cao, đặc biệt là trong bảo hiểm xe cơ giới. Khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường nói chung và thị trường bảo hiểm càng được mở rộng. Theo đó, số lượng khách hàng cũng như lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng lên. Do đó, PJICO cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác có thể mở rộng thị trường và tăng doanh thu phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khó khăn: Mặc dù PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên nhưng lại hình thành và phát triển trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua nhưng cũng tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn lớn như nạn dịch, hạn hán, thiên tai nghiêm trọng, bão, lụt… Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung trong đó có PJICO. Là doanh nghiệp cổ phần, hoạt động của PJICO chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, đầu tư vốn và hoạt động của công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. - Bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh mới nên có nhiều rủi ro. Hơn nữa, do nhận thức của người dân chưa cao nên việc tác nghiệp của các nhân viên đôi khi gặp rất nhiều khó khăn. Việc Việt Nam là thành viên của WTO có thể giúp PJICO mở rộng thị trường nhưng đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ. Cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác của Việt Nam, PJICO phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài – những doanh nghiệp có vốn lớn, có kinh nghiệm và trình độ quản lý cao. Khó khăn là điều tất yếu, nhưng lãnh đạo cũng như cán bộ của PJICO đã không ngừng cố gắng để khắc phục nhằm đạt được hiệu kinh doanh cao nhất có thể. Cùng với việc tận dụng những lợi thế sẵn có, đón bắt đúng thời cơ, PJICO đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình là một doanh nghiệp năng động, phát triển và hiệu quả. 2. Nhận xét, đánh giá về văn phòng bảo hiểm khu vực 4. a. Thuận lợi: - Văn phòng bảo hiểm khu vực 4 của PJICO là một trong những văn phòng đặt tại Hà Nội, lại nằm ở quận Đống Đa – là địa bàn có rất nhiều dân cư, đặc biệt là dân cư có thu nhập cao. Do đó, số lượng người tham gia bảo hiểm rất lớn, nhất là bảo hiểm xe cơ giới (nghiệp vụ có doanh thu phí cao nhất). Bên cạnh đó, văn phòng chỉ cách trụ sở công ty 3km nên việc đi lại, trình duyệt hợp đồng rất thuận tiện và nhanh chóng giúp cho nhân viên nâng cao năng suất làm việc. - Cũng như công ty PJICO, văn phòng khu vực 4 cũng có mặt thuận lợi về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình giao tiếp tốt. Bởi vậy mà hiệu quả kinh doanh của văn phòng rất cao. b. Khó khăn: - Do là văn phòng trực thuộc công ty, nhưng lại không nằm trong trụ sở của công ty, nên đôi khi việc giải quyết bồi thường và kí kết hợp đồng bị chậm trễ có thể gây khó chịu đối vớ khách hàng và đối tác. - Bên cạnh đó, số lượng nhân viên của văn phòng luôn không ổn định nên gây khó khăn cho vệc quản lý cũng như mang lại tâm lý không ổn định cho nhân viên - Hơn nữa, số lượng nhân viên khá khiêm tốn nhưng khối lượng công việc lại rất nhiều. Mỗi nhân viên dù đã được phân công công việc cụ thể nhưng đôi khi vẫn phải kiêm nhiệm công việc của người khác. Điều này ít nhiều cũng làm giảm hiệu quả làm việc của nhân viên. Kết luận Trên đây là toàn bài bộ bài báo cáo của em về giai đoạn 1 của quá trình thực tập tốt nghệp. Thông qua bài báo cáo của mình, em xin đưa ra những đánh giá nhận xét chung của bản thân về tình hình kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển của PJICO nói chung và của văn phòng bảo hiểm khu vực 4 nói riêng. Những đánh giá nhận xét trên chỉ mang tính chủ quan của bản thân em nên chắc chắn có những vấn đề còn chưa hợp lý. Em rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam.DOC
Luận văn liên quan