Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH nước khoáng Quy nhơn

Lời Mở Đầu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta luôn muốn biết kết quả đạt được và hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó tích lũy được kinh nghiệm và rút ra những bài học mới. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hứơng Chủ Nghĩa Xã Hội có sự quản lý của nhà nước, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta luôn gia tăng, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng cao. Quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự xuất hiện hàng loạt Công ty, đặt biệt là các Công ty sản xuất nước giải khát trong và ngoài nước. Mặt hàng nước giải khát hiện nay rất đa dạng về chuẩn loại về mẫu mã, chuẩn loại, chất lượng nên kéo theo nó là sự cạnh tranh quyết liệt. Nó đòi hỏi các Công ty phải thay đổi liên tục chất lượng và mẫu mã sản phẩm của mình, để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân đang thay đổi hàng ngày. Đứng trước tình hình trên, với thời gian gần 10 năm hình thành và phát triển, Công ty ngày càng khẳng định tiếng nói của mình trên thị trường trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đã thu được một số thành tựu đáng kể, điều đó đã khẳng định qua thị phần chiếm ngang các Công ty trong khu vực như: Đảnh Thạch, Thạch Bích Và chứng minh rõ điều đó là đầu năm 2006 đã tách ra thành lập Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Sau một thời gian thực tập, đi tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh dưới sự dẫn dắt các anh chị trong Công ty và cô giáo hướng dẫn, tìm hiểu và thu thập các số liệu thực tại của Công ty để từ đó đưa ra một số đánh giá và nhận định tình hình của Công ty. Trong bài bài báo cáo thực tập lần này, nội dung em nghiên cứu gồm các nội dung sau: Phần I : Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. 1. Phân tích hoạt động marketing. 2. 2. Phân tích tình hình lao động lao động và tiền lương. 2. 3. phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định. 2. 4. Phân tích chi phí và giá thành 2. 5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. Phần III: Đánh giá chung tình hình của Công ty và lựa chọn hướng đè tài tốt nghiệp. Do kiến thức thực tế và lý luận cũng như thời gian thực tập có hạn, nội dung không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và đánh giá sai lầm. Rất mong được sự hướng dẫn và đóng ý kiến của thầy cô, các anh chị trong Công ty để em hoàn thiện hơn trong bài viết của mình tạo điều kiện cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH nước khoáng Quy nhơn. 3 I. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3 1. 1. 1. Tên, địa chỉ của Công ty 3 1. 1. 2. Quá trình hình thành và các mốc phát triển quan trọng của Công ty 3 1. 1. 3 Quy mô hiện tại của Công ty 4 I. 2. Chức năng và niệm vụ vủa Công ty 4 1. 2. 1. Chức năng 4 1. 2. 2. Nhiệm vụ 5 I. 3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa của Công ty 5 I. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7 1. 4. 1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ mây quản lý của Công ty 7 1. 4. 2. Chức năng của từng bộ phận của Công ty 8 Phần II: Phân tích tình hình hoạt động kinh danh của Công ty. 10 II. 1. Phân tích hoạt động marketing 10 2. 1. 1. Các loại hàng hóa của Công ty 10 2. 1. 2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 12 2. 1. 3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa 12 2. 1. 4. Phương pháp định và mức giá hiện tại sản phẩm của Công ty 14 2. 1. 5. Hệ thống kênh phân pối của Công ty 15 2. 1. 6. Các hình thức xúc tiến bán hàng. 17 2. 1. 7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty. 17 2. 1. 8. Nhận xét chung tình hình tiêu thụ và công tác marketing. 19 II. 2. Phân tích tình hình lao động tiền lương của Công ty. 20 2. 2. 1. Cơ cấu lao động của Công ty. 20 2. 2. 2. Phương pháp xây dựng định mức lao động, định mức cho một lao động cụ thể. 22 2. 2. 3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty. 23 2. 2. 4. Năng suất lao động của Công ty. 24 2. 2. 5. Tuyển dụng và đào tạo lao động cho Công ty. 26 2. 2. 6. Tổng quỹ lương của Công ty. 26 2. 2. 7. Xây dựng đơn giá tiền lương. 27 2. 2. 8. Các hình thức trả lương của Công ty 28 2. 2. 9. Đánh giá chung tình hình lao động - tiền lương của Công ty. 30 II. 3. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty. 31 2. 3. 1. Các loại vật liệu dung cho sản xuất kinh doah của Công ty. 31 2. 3. 2. Cách xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu. 31 2. 3. 3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty. 34 2. 3. 4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguồn nguyên vật liệu. 36 2. 3. 5. Tình hình tài sản cố định và cơ cấu tài sản cố định. 37 2. 3. 6. Tình hình sử dụng tài sản cố định 40 II. 4. Phân tích chi phí và giá thành. 41 2. 4. 1. Phân loại chi phí ở Công ty. 41 2. 4. 2. Gía thành kế hoạch. 42 2. 4. 3. Phương pháp tính giá thành thực tế. 44 2. 4. 4. Nhận xét và đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. 45 II. 5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. 46 2. 5. 1. Bảng cân đối kế toán của Công ty. 46 2. 5. 2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 48 2. 5. 3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 49 2. 5. 4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn. 51 2. 5. 5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. 54 2. 5. 6. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty. 56 Phần III: Nhận xét chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và định hướng đề tài tốt nghiệp 57 3. 1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 57 3. 2. Định hướng đề tài cho đồ án tốt nghiệp. 57

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH nước khoáng Quy nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không lương Bảng 2.13. Hệ số hoàn thành công việc chia thành 4 bậc như sau: STT Nhóm phân loại Hệ số hti 1 Bậc I (xuất sắc) 1,2 2 Bậc II (hoàn thành) 1,0 3 Bậc III (chưa hoàn thành) 0,8 4 Bậc IV (yếu kém) 0,6 (Nguồn: Phòng tài vụ) Trả lương khoán cho nhân viên bán hàng tại Công ty: Tiền lương khoán được tính trả cho bộ phận bán hàng và dịch vụ, trực thuộc khâu lưu thông phân phối sản phẩm và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Tùy thuộc từng thị trường kinh doanh Công ty sẽ có mức lương khoán khác nhau. Căn cứ để tính tiền lương khoán là đơn giá tiền lương khoán, đơn giá tiền lương bao bì luân chuyển thu hồi, khối lượng công việc hoàn thành, số lượng bao bì thu hồi. + Đơn giá tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ thu về được hưởng từ 1%- 3%. + Đơn giá bao bì luân chuyển thu hồi về được hưởng 300đ- 2.000đ/đơn vị bao bì. Việc tính toán tiền lương khoán sẽ được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Ngoài ra Công ty sẽ có những điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo thu nhập cho nhân viên bán hàng hoạt động trên thị trường. Xác định tiền lương khoán: Tiền lương khoán được xác định theo công thức sau: Trong đó: Vkhi : Tiền lương khoán của người thứ i, hoặc nhóm người cùng thực hiện hoàn thành cùng một khối lượng công việc khoán. Đkh : Đơn giá tiền lương công việc khoán của công việc thứ i đang nhận. Qi : Khối lượng công việc khoán hoàn thành của người thứ i. Đbb : Đơn giá khoán thu hồi của người thứ i đang nhận. Qbbi : Số lượng bao bì luân chuyển thu hồi được của người thứ i. hhti : Hệ số hoàn thành công việc của người thứ i. Bảng 2. 14. Hệ số hoàn thành công việc. STT % Hoàn thành khối lượng công việc khoán được giao Hệ số hhti 1 Dưới 80% 0,6 2 Từ 80%- 90% 0,8 3 Từ 90%- 100% 1,0 4 Từ 100%- 110% 1,1 5 Trên 110% 1,2 (Nguồn: Phòng tài vụ) 2. 2. 9. Đánh giá chung tình hình lao động- tiền lương của Công ty. Năm 2005 Công ty duy trì công ăn việc làm ổn định cho hơn 150 cán bộ công nhân viên, nhờ sự kết hợp đồng bộ các chính sách bán hàng và kế hoạch sản xuất hợp lý, đã tạo công ăn việc làm thường xuyên, hạn chế thiếu thời gian sản xuất, duy trì và ngày càng tăng mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã giải quyết việc làm cho một số lao động trong và ngoài Tỉnh, vì đặc thù của ngành kinh doanh nước giải khát đòi hỏi phải có nhiều thị trường và nhiều người bán, và người lao động bình thường có thể thêm thu nhập khi làm đại lý bán sản phẩm của Công ty. Hiện nay trên thị trường Công ty có nhiều người bán lẻ sản phẩm của Công ty, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng thị trường. Hình thức trả lương của Công ty tương đối hợp lý, đã phân tích đến thành tích của mỗi cá nhân, nhóm lao động tạo cơ hội cho người lao động thể hiện năng lực thật sự của mình và tính công bằng trong công tác tiền lương- lao động. Tuy nhiên, Công ty cần chú ý đến các mặt sau: - Công ty nên tuyển thêm nhân viên bên bộ phận xử lý hóa đơn, vì công việc nhiều đòi hỏi độ chính xác cao, trong khi Công ty chỉ có một nhân viên xử lý. - Trong công tác chăm sóc cho người lao động, Công ty chưa xây dựng được một căn tin phục vụ cho công nhân lao động, người lao động vì thế chưa ổn định chổ ăn uống lúc nghỉ giữa giờ. Đây là số nhược điểm mà Công ty cần quan tâm để công tác quản lý lao động – tiền lương trong Công ty được hoàn thiện hơn. II.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty. 2.3.1. Các loại vật liệu dung cho sản xuất kinh doah của Công ty. Công ty chuyên sản xuất các loại nước khoáng, nước giải khát và nước bổ dưỡng, vì vậy tại Công ty có rất nhiều loại vật liệu được đưa vào sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá thành sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ, chính xác trong quá trình thu mua, cung ứng cho quá trình sản xuất và lưu kho là rất cần thiết. Công tác quản lý đò hỏi thật khoa học, phù hợp với qui mô, trình độ quản lý của Công ty. Công ty phân loại nguyên vật liệu cụ thể như sau: + Vật liệu chính: Nước khoáng, đường RE, hương liệu, axit citric, chất cầm mùi…chiếm tỷ trọng trong cơ cấu giá thành và chiếm khoảng 70%. + Vật liệu phụ: Màng co, nhãn các loại, keo dán, băng bảo đảm, bàn chải, nắp nhựa, thùng giấy carton, chai, két, …. + Nhiên liệu: Gas đốt, xăng, nhớt, than, … 2.3.2. Cách xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu. Trước khi bước vào sản xuất mỗi loại sản phẩm, phòng kế hoạch căn cứ vào số lượng sản phẩm, kết hợp với kế hoạch sản xuất trong từng tháng quý, năm và mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm trong một lô để cấp phát vật tư. Ngoài ra còn có một số lượng nguyên vật liệu dự trữ nhất định để khi Công ty tăng lượng hàng sản xuất một cách kịp thời. Công ty sử dụng phương pháp sau để tính mức tiêu hao nguyên vật liệu: Phương pháp phân tích tính toán: Dựa vào phương pháp cân bằng hóa học, đơn pha chế để tính tiêu hao lý thuyết, từ đó tính định mức tiêu hao nguyên vât liệu. Phương pháp sản xuất thử: Tiến hành sản xuất thử trong điều điện bình thường trong một khoảng thời gian nhất định, theo dõi số liệu thống kê, sử dụng phương pháp thống kê để định mức nguyên vật liệu. Số lượng nguyên vật liệu i cần dùng cho kế hoạch sản xuất sản phẩm j được xác định như sau: Trong đó: Vij : Số lượng nguyên vật liệu i cần dùng cho sản phẩm j. aij :Định mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho một dơn vị sản phẩm j. Qi : Sản lượng thành phẩm j theo kế hoạch sản xuất. Pj : Sản lượng sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Vith : Số lượng nguyên vật liệu j thu hồi lại được từ phế phẩm trong các nguyên công sản xuất. Với : T : Tỷ lệ sản phẩm hỏng theo định mức cho phép. Bảng 2.15. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Tên sản phẩm : Polymin. Số lượng : 644. 560 chai. ĐVT: Đồng STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đường RE kg 18.320,000 6.282,540 115.096.132,800 2 Đường Aspartanml kg 25.058,000 909,674 22.794.611,092 3 Acid citric kg 217,210 20.605,680 4.475.759,753 4 Natri benzoat kg 51,000 34.088,350 1.738.505,850 5 Hương chanh kg 140,720 181.383,190 25.524.242,497 6 Bột giữ mùi kg 17,520 82.454,509 1.444.602,998 7 Natri citrat kg 10,200 17.527,750 178.783,050 8 Nhãn poly Cái 644.560,000 7,406 4.773.611,360 9 Gas CO2, gas đốt kg 1.221,550 27.453,148 33.535.392,939 10 Nắp ken kg 644.560,000 74,855 48.248.538,800 Tổng Cộng 257.810.181,139 (Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh) Bảng 2.16. Định mức tiêu hao nhiên liệu cho các đầu xe tải. STT Số xe Tải trọng Định mức Định mức xe không tải Định mức xe 01/100km 1 77K:1290 4 tấn 18L/100Km/4T 14L/100Km/0T 1L/1T/100Km 2 77K:2970 4tấn 18L/100Km/4T 14L/100Km/0T 0,7L/1T/100Km 3 77K:3041 7tấn 25L/100Km/7T 20L/100Km/0T 0,7L/1T/100Km 4 77K:3231 7tấn 25L/100Km/7T 20L/100Km/0T 0,7L/1T/100Km 5 77K:1952 7tấn 25L/100Km/7T 20L/100Km/0T 0,6L/1T/100Km 6 77K:9341 9tấn 31L/100Km/9T 25L/100Km/0T 0,8L/1T/100Km 7 77K:9161 11tấn 35L/100Km/11T 27L/100Km/0T 0,8L/1T/100Km 8 77K:1544 10,5Tấn 33L/100Km/10T 25L/100Km/0T 0,8L/1T/100Km 9 77K:1658 12tấn 35L/100Km/12T 25L/100Km/0T 0,6L/1T/100Km 10 77K:6599 16tấn 43L/100Km/16T 33L/100Km/0T 0,8L/1T/100Km (Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh) Nhận xét: Thị trường tiêu thụ của Công ty phân phối rộng, cả trong và ngoài Tỉnh, nên chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ rất cao trong giá bán sản phẩm, nên Công ty đã xây định mức tiêu hao nhiêu liệu cho từng loại vận tải khác nhau, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm tối thiểu chi phí vận chuyển. Qua bảng số liệu trên, Công ty đã hoạch một cách rõ ràng định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe, từng loại tải trọng và từng km đường đi. Tuy nhiên, định mức trong sản xuất chưa thực hiện nghiêm túc. Việc theo dõi và điều chỉnh mức tiêu hao chưa được chặt chẽ nên trên thực tế tình trạng lãng phí nguyên vật liệu vẫn còn, cụ thể đối với việc sản xuất hai loại hàng hóa: Polymin và Redlion. Bảng 2.17. Tiêu hao thực tế của một số vật tư dùng cho sản xuất hai sản phẩm Polymin Redlion. Số lượng sản xuất của hai sản phẩm trên trong một tháng. Polymin : 512.810 chai. Redlion : 930.005 chai Vật tư ĐVT Đơn giá Định mức tiêu hao Thực tế tiêu hao Chênh lệch Thành tiền (đồng) I Polymin 1 Đường RE g 6,283 33 33,64 0,64 4,021 2 Hương liệu g 170,042 0,2 0,326 0,126 21,425 Tổng 0,766 25,446 II Redlion 1 Đường RE g 6,283 25,2 25,8 0,6 3,769 2 Hương liệu g 170,042 0,35 0,378 0,028 4,761 Tổng 0,628 8,530 (Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta tính mức tiêu hao(ta chỉ xét sản phẩm Polymin) như sau: Tổng giá trị vượt định mức sẽ là: (4, 021+ 21, 425) x 512. 810 = 13. 049. 174, 538 đồng. Chỉ đơn cử một sản phẩm thôi, ta chỉ cần giảm 50% số tiêu hao vật liệu ta có thể giảm gía thành sản xuất xuống. Vì vậy việc quản lý mức tiêu hao trong sản xuất là cần thiết. 2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty. Nguyên vật liệu là yếu tố chính trong sản xuất nên việc sử dụng nguyên vật liệu hợp lý là điều cần thiết trong sản xuất kinh doanh, vì nó quyết định đến giá thành sản phẩm. Tuy nhiên việc không bao giờ thiếu vật tư trong kho không phải lúc nào cũng tốt, nếu như không gắn liền với khối lượng vật tư dự trữ hợp lý. Nói cách khác, vật tư vượt quá mức dự trữ cần thiết, thì gây ra tình trạng chi phí lưu kho lớn và chi phí bảo quản cao. Chính vì điều này mà Công ty, hay chính xác hơn là phòng kế hoạch luôn theo dõi, kiểm kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu hàng tuần, tháng, quý và hàng năm. Từ bảng số liệu 2.18 ta rút ra một số nhận xét sau: Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy vật liệu dự trữ của Công ty được đảm bảo. Vì nguồn vật liệu của Công ty chủ yếu là nguồn trong nước như: Đường từ nhà máy đường Bình Định, nguồn nước tinh khuyết lấy từ các Huyện trong Tỉnh: Tuy Phước, Phù Cát, …Số nguồn vật liệu khác đều nguồn cung cấp trong nước như: Hương liệu, hóa chất, chỉ có một số nguồn vật liệu Công ty hợp đồng lấy qua đại lý phân phối của các Công ty nước ngoài nên giá cả mang tính độc quyền, và nhiều khi vật tư không đáp ứng kịp thời cho qua trình sản xuất. Bảng 2.18. Tình hình sử dụng một số nguyên vật liệu tháng 12/2005 ĐVT Nguyên vật liệu ĐVT Tồn 31/11 Nhập 12/2005 Xuất12/2005 Tồn 30/12 Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Đường RE Kg 115 718.750 46.000 292.560.000 46.012 292.727.415 103 655.045 2 Acid citric Kg 45,5 60.853 1.790 23.941.250 1.811,23 24.255.202 24, 7 324.611 …. 7 Nhãn Polymin Cái 800 28.800 512.700 18.457.200 512.950 18.466.200 550 19.800 8 Nhãn Cam Cái 720 584.759 114.270 4.456.530 114.500 4.465.500 490 19.110 … 11 Gaz đốt Kg 90,38 1.186.200 753 4.871.910 773,18 5.002.475 70, 2 454.194 …. 15 Nắp kem Cái 19,77 4.418.576 1.577.000 94.620.000 1.571.410 94.884.600 15.360 921.600 … Tổng 6.997.938 608.456.618 606.424.339 6.567.877 (Nguồn : phòng kế hoạch – kinh daonh) 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguồn nguyên vật liệu. 2.3.4.1. Quy định dự trữ ngyên liệu, phụ liệu. Để tiện cho việc theo dõi, kiểm tra nguyên liệu, phụ liệu tồn kho phòng kế hoạch- kinh doanh đề nghị quy định dự trữ nguyên liệu, phụ liệu như sau: - Đới với nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước định mức dự trữ tối thiểu không quá một tháng, tối đa không quá 3 tháng. - Đối với nguyên liệu, phụ liệu mua ngoài, nhập khẩu, định mức dự trữ tối đa không quá 6 tháng. - Một số quy định khác như: Đối với nguyên liệu, phụ liệu có số kiểm soát, hạn dùng in sẵn không được để tồn kho (đặt hàng theo kế hoạch sản xuất). - Đối với nguyên liệu, phụ liệu không thể mua nhỏ, nghiệm khó hoặc phương pháp kiểm nghiệm có nhiều độc hại thì số lượng dự trữ lớn hơn định mức dự trữ tối đa. - Đối với nguyên liệu, phụ liệu mua dễ dàng không qua công đoạn kiểm tra, kiểm soát thì không cần dự trữ. 2.3.4.2. Tình hình bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty là các loại nguyên liệu, hóa chất có tính chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh nên khó bảo quản. Và chất lượng nguyên vật liệu giảm dần theo thời gian như: nắp chai dễ bị oxy hóa khi gặp môi trường ẩm, …nên Công ty có chính sách nghiêm nghặt về thời gian, điều kiện sản xuất và lưu kho. Do đặc điểm của quá trình sản xuất của Công ty là liên tục nên nguyên vật liệu nhập xuất liên tục, để đơn giản, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp: giá đơn vị bình quân gia quyền hay gọi là bình quân cả kỳ dự trữ. Trên thực tế, trước khi bước vào sản xuất mỗi loại sản phẩm, phòng kế vật tư căn cứ vào định mức hiện có trên số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong một lô để cấp phát vật tư. Việc cấp phát chỉ thuần túy là quản lý sao cho đủ vật tư cho sản xuất, còn chưa quan tâm đến tiêu hao thực tế so với định mức. Sau khi nhận lệnh sản xuất, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng, phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho để phục vụ cho quá trình sản xuất, việc cấp phát dựa vào yêu cầu của từng loại hàng hóa và đơn đặt hàng cụ thể. Nguyên vật liệu trước khi đưa ra sản xuất đều được kiểm tra chất lượng và khi nguyên vật liệu dùng không hết thì được nhập lại kho. Trong năm việc cấp phát nguyên vật liệu tương đối đầy đủ cho bộ phận sản xuất, bên cạnh đó Công ty đã có sự linh hoạt hơn khi cung cấp thêm một số vật tư hổ trợ cho nhân viên bán hàng như: Dù, Xe… 2.3.5. Tình hình tài sản cố định và cơ cấu tài sản cố định. Tài sản cố định là một bộ phận của tài sản, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Tài sản cố định là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động, của người lao động và đóng góp vào một phần tính giá thành sản phẩm. Cơ cấu tài sản cố định của Công ty được chia làm 5 nhóm. Mỗi nhóm chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu TSCĐ. Thông qua bảng 2.17 ta có nhận xét tình hình tài sản của Công ty trong năm 2005 như sau: Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên nguyên giá TSCĐ cuối năm 2005 là 14.938.466.130 đồng, tăng so với năm 2004 là 724.658.980 đồng, tưng ứng tăng 5,1%. Trong cơ cấu tài sản thì máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 50% tổng tài sản cố định, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất dụng cụ quản lý, chiếm 0,4% trong tổng tài sản cố định. Trong năm tài sản cố định tăng so với đầu năm là nhà cửa, kiến trúc, tăng 246.859.515 đồng, tương ứng tăng 5,8% so với đầu năm. Nhận thấy Công ty đang đầu tư xây lại cơ sở hạ tầng, điều này là phù hợp vì Công ty đang có xu hướng mở rộng vi mô sản xuất với nhiều mặt hàng đa dạng. Bảng 2.17. Cơ cấu tài sản cố định năm 2005. ĐVT: Đồng. STT Tên tài sản Nguyên giá đầu năm Tỷ trọng (%) ơNguyên giá cuối năm Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) 1 Máy móc, thiết bị 9238974648,0 65 9688975861,0 64,9 450.001.213,0 4,9 2 Nhà cửa, kiến trúc 4264142145,0 30 4511001660,0 30,2 246.859.515,0 5,8 3 Dụng cụ quản lý 56855228,6 0,4 59079088,8 0,4 2.223.860,2 3,9 4 Phương tiện vận tải 454841828,8 3,2 472632710,4 3,2 17.790.881,6 3,9 5 Tài sản cố định khác 198993300,1 1,4 206776810,8 1,4 7.783.510,7 3,9 Tổng Cộng 14.213.807.150,5 100 14.938.466.131,0 100,0 724.658.980,5 5,1 (Nguồn : phòng Tài vụ) Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm ta xét bảng sau: Bảng 2.20. Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2005. Nhóm TSCĐ Máy móc thiết bị Nhà cửa kiến trúc Dụng cụ quản lý Phương tiện vận tải TSCĐ khác Tổng cộng I. Nguyên giá 1. Đầu kỳ 9.238.974.648 4.264.142.145 56.855 228,6 454.841.828,8 198.993.300,1 14.213.807.156 2. Tăng trong kỳ 450.001.213 456.771.896 3.756.220,8 17.790.881,6 9.745.820,9 938.066.032,3 Mua sắm 450.001.213 3.756.220,8 17.790.881,6 471.548.315,4 Xây dựng mới 456.771.896 9.745.820,9 466.517.7169 3. Giảm trong kỳ 209.912.381 1.532.360,6 1.962.310,2 213.407.051,8 4. Số cuối kỳ 9.688.975.861 4.511.001.660 59.079.088,8 472.632.710,4 206.776.810,8 14.938.466.130 II. Giá trị hao mòn 1. Đầu kỳ 4. 249. 928.338 1.196.110.651 22.742. 091,44 163.743. 258,4 59.697.990,03 5.692.222.329 2. Tăng trong kỳ 186.233.550 157.697.722 4.506.220,32 7.404.517,3 3.209.689,8 3. Giảm trong kỳ 31.212.929 662.721,8 985. 829, 6 4. Cuối kỳ 4.436.161.888 1.322.595.444 26. 585. 589,96 171.147.775,7 62.033.043,24 6.018.523.741 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 4.989.046.310 3.068.031.494 34.113. 137,16 291. 098. 570, 4 139.295.310,1 8.521.584.821 2. Cuối kỳ 5.252.813.973 3.188.406.216 32.493.498,84 301.484.934,7 144.743.767,6 8919.942.389 (Nguồn : phòng kế hoạch – kinh daonh) Nhận xét: Dựa vào số liệu trên nguyên giá TSCĐ cuối năm tăng lên, cụ thể là máy móc thiết bị tăng 50.001.213 đồng, tương ứng tăng 5,8%; nhà cửa kiến trúc tăng 246.859.515 đồng, tương ứng tăng 5,8%. Có sự tăng là Công ty trong kỳ đã và đang xây dựng mới khu sản xuất phân xưởng, khu hành chính sự nghiệp, bên cạnh đó, Công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới: Dây chuyền in men thẳng vào chai và nồi hơi. Trong kỳ tất cả TSCĐ đều tăng. Tổng giá trị hao mòn cuối năm cũng tăng theo nguyên giá, cuối kỳ tăng 326.301.412 đồng, tương ứng tăng 4,87%. Trong đó, máy móc thiết bị tăng 186.233.550 đồng, nhà cửa kiến trúc tăng157.697.722 đồng, dụng cụ quản lý tăng4.506.220,32 đồng, phương tiện vận tải tăng 7.404.517,3 đồng và nhóm tài sản khác tăng 62.033.043,24 đồng. Sự thay đổi của nguyên giá và gía trị hao mòn vào cuối kỳ làm thay đổi nguyên giá còn lại của TSCĐ, tổng giá trị tài sản cuối năm 2005 tăng so với đầu năm 398.357.568 đồng, tương ứng tăng 4,8% so với đầu kỳ. 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Số công nhân trực tiếp sản xuất Đầu kỳ = 14.213.807.156 = 149.619.022,6(đồng/người) 95 Cuối kỳ = 14.938.466.130 = 157.247.011,9(đồng/người) 95 Hệ số hao mòn TSCĐ = Khấu hao lũy kế Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm tính toán ơ Đầu kỳ = 5.692. 222.329 = 0,04 14.213.807.156 Cuối kỳ = 6. 018. 523.741 = 0,41 14.938.466.130 Nhận xét: Thời gian làm việc của máy móc phụ thuộc vào thời gian của người lao động và thời gian cần thiết để bảo quản và sửa chữa máy móc, thiết bị để luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc. Công suất của máy móc thiết bị phụ thuộc vào công suất thiết kế của máy, trình độ vận hành của người công nhân và quá trình cung cấp nguyên vật liệu, để đảm bảo cho máy móc hoạt động tốt mà không bị gián đoạn. Hiện tại Công ty chưa khai thác hết công suất của máy móc do nguồn vật tư cung cấp không kịp thời: Đó là nguồn dự trữ chai pét. 2.3.7. Nhận xét tình hình sử dụng vật tư và tài sản cố định. - Đối với vật tư: tình hình sử dụng vật tư ở Công ty tương đối hợp lý. Vật tư được cấp phát, bảo quản theo đúng yêu cầu và kịp thời cho quá trình sản xuất. Thông thường những mặt hàng có số lượng lớn như: Đường, chai, nắp, …Công ty thường đàm phán với nhà cung cấp đảm nhận khâu vận chuyển và chi phí này tính vào giá mua thực tế của vật liệu. Đối với vật liệu số lượng không lớn thì Công ty trực tiếp thuê xe để vận chuyển về, và trên thực tế tại đơn vị chưa một lần Công ty phải ngừng hoạt động vì lý do thiếu vật tư. - Đối với TSCĐ: Hiện nay cơ cấu TSCĐ của Công ty đang hoàn thiện, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty và dây chuyền công nghệ sản xuất tương đối hiện đại so với dây chuyền sản xuất cùng loại của các Công ty khác trong nước. Và trong năm, Công ty đã đầu tư thêm một số phương tiện vận tải để cung cấp hàng kịp thời cho người tiêu dùng. - Tuy nhiên trong năm 2005, Công ty chưa cải thiện được nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên văn phòng điều kiện làm việc là tách khỏi nơi trực tiếp sản xuất vì tiếng ồn của dây chuyền sản xuất. Điều này Công ty đang cần quan tâm trong khi xây dựng mới khu làm việc của cán bộ hành chính. II.4. Phân tích chi phí và giá thành. 2.4.1. Phân loại chi phí ở Công ty. Chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong1 kỳ nhất định. Công ty phân loại chi phí theo khoản mục: gồm 7 khoản mục. + Chi phí nguyên vật liệu. + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung. + Chi phí quản lý. + Chi phí bán hàng. + Chi phí quãng cáo. + Thuế. 2.4.2. Giá thành kế hoạch. Giá thành kế hoạch là gía thành tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch được xây dựng căn cứ vào các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Để lập kế hoạch tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm thì bộ phận kế hoạch vật tư phải tiến hành phân tích và tập hợp các chi nêu sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. CNVL = định mức tiêu hao nguyên vật liệu x giá kế hoạch nguyên vật liệu đơn vị sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương công nhân và các khoản trích theo lương. Tiền lương công nhân chính và phụ lấy từ bảng đơn giá tiền lương tổng hợp. - Chi phí chung cho phân xưởng: Gồm nhièu yếu tố chi phí liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong phân xưởng. Giá thành phân xưởng = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phân xưởng Giá thành toàn bộ = Giá thành phân xưởng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Tại Công ty phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cu ối k ỳ Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Bảng 2.21. Giá thành công xưởng sản phẩm Polymin. Số lượng : 644.560 chai. STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Thành tiền I. Chi phí ngvl 257.810.515,00 1 Đường RE Kg 18,32 115.096.042,00 2 Đường Aspartan ml Kg 25,06 22.794.600,00 3 Acid citric Kg 217,21 4.475.759,00 4 Natri benzoat Kg 51,00 1.738.506,00 5 Hương chanh Kg 140,72 25.524.243,00 6 Bột giữ mùi Kg 17,52 1.444.603,00 7 Natri Citrat Kg 10,20 178.783,00 8 Nhãn Poly Cái 647,36 4.773.900,00 9 Ga Co2, ga đốt Kg 1.221,55 33.535.393,00 10 Nắp ken 64,74 48.248.686, II Chi phí tiền lương Đồng 42.186.452,00 1 Tiền lương CNSX Đồng 35. 450. 800, 00 2 Các khoản trích bảo hiểm Đồng 6.735.652,00 III Chi Phí sản xuất chung  Đồng 280.775.335,00 1 Chi phí nhân viên quản lý  Đồng 5.538.244,00 2 Chi phí điện  Đồng 10.892.705,00 3 Chi phí tiền nước  Đồng 1.591.909,00 4 Chi phí KHTSCĐ  Đồng 39.735.940,00 5 Chi phí phân bổ ccdcụ + chai két  Đồng 191.229.165,00 6 Chi phí sản xuất chung khác  Đồng 31.787.372,00 IV Tổng chi phí  Đồng 580.772.302,00 1 Chi phí sp ddđk  Đồng 2 Chi phí sp ddck  Đồng 3 Trừ thu hồi phế liệu  Đồng V Tổng giá thành  Đồng 580.772.302,00 VI Giá thành đvsp  Đồng 901,04 (Nguồn: Phòng kế hoạh- kinh doanh) Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu, cấu thành giá thành công xưởng sản phẩm Polymin chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ cao nhất 48,35%, nguyên vật liệu chiếm 44,39%, nhưng trên thực tế cho thấy chi phí nguyên vật liệu lúc nào cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí phân xưởng. Khẳng định cho ta thấy tầm quan trọng nguồn đầu vào của quá trình sản xuất. 2. 4. 3. Phương pháp tính giá thành thực tế. Giá thành thực tế khác với giá thành kế hoạch là định mức tiêu hao do quá trình sản xuất tạo ra. Định mức hao hụt này là do quá trình quản lý sản xuất chưa thật chặt chẽ và nguồn vật liệu không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó một lý do khác tay nghề người lao động chưa phù hợp với dây chuyền sản xuất mới. Tình hình thực hiện giá thành kế hoạch của một số sản phẩm của Công ty. Gọi Q0j, Q1j : Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch và kỳ thực tế. Z0j, Z1 : Giá thành đơn vị sản phẩm j sản xuất kỳ kế hoạch và kỳ thực tế. T(%) : tỷ lệ thực hiện giá thàng của toàn bộ sản phẩm hàng hóa. Bảng 2. 22. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một số sản phẩm tháng 2 năm 2006. Tên sản phẩm Số lượng Giá thành đơn vị Giá thành toàn bộ Tỷ lệ TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Chánh thắng (chai) 100.000 950 970 95.000.000 97.000.000 102,10 Polymin (chai) 79.166 1.061 1.059 839.957.626 838.374.294 99,81 Redlion (chai) 41.666 1.008 1.008 41.999.328 41.999.328 100 VTM 1. 25L (chai) 50.666 3.015 3.020 152.757.990 153.011.320 100,17 VTM 0. 5L (chai) 58.333 701 701 40.891.433 40.891.433 100 Life 1. 5L (chai) 12.500 2.191 2.179 27.387.500 27.237.500 99,45 Cal 20L (cal) 20.000 12.989 13.000 259.780.000 260.000.000 100,08 Xá xị 0. 5L (chai) 41.666 1.398 1.400 58.249.068 58.332.400 100,14 Nước ngọt lon330ml 25.000 1.400 1.389 35.000.000 34.725.000 99,21 Yến lon (lon) 41.666 1.989 2.000 82.873.674 83.332.000 100,55 Bí đao lon (lon) 25.000 2.756 2.756 68. 900. 000 68.900.000 100 Cam 0. 5L (chai) 25.000 2.495 2.495 62.375. 000 62.375.000 100 Red lon 250ml 25.000 2489 2490 62.225.000 62.250.000 100,04 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh) Tỷ lệ % thực hiện giá thành kế hoạch = 1.828.424.275 = 1,00056 = 100,056 1.827.396.619 Qua bảng số liệu trên ta thấy giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch là 0,05%, điều này do các yếu tố chi phí tăng lên trong quá trình sản xuất: Do là mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất cao hơn định mức tiêu hao mà kế hoạch đề ra. Ở đây sản phẩm thứ 2, thứ 6, và thứ 9 đã hoàn thành kế hoạch đề ra, còn tất cả các sản phẩm khác đều vượt kế hoạch đề ra, cao nhất là sản phẩm nước Chánh Thắng vượt 2, 1%, cho thấy Công ty chưa quản lý chặt chẽ trong khâu sản xuất. Nhưng nhìn chung sự chệnh lệch này không cao, Công ty có thể chấp nhận được. 2. 4. 4. Nhận xét và đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách sản phẩm khác nhau nên áp dụng phương pháp tính giá thành thực tế theo phương pháp tỷ lệ. Tỷ lệ phân bố chi phí = Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loai sản phẩm. Tổng giá thành sản xuất kế hoạch của các loại sản phẩm Giá thành sản phẩm thực tế từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ phân bổ chi phí Theo phương pháp này Công ty định được giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm. So sánh giữa hai phương pháp giá thành kế hoạch và giá thành thực tế cho thấy có sự khác nhau nhưng sự chênh lệch này không cao, sự khác nhau là do tăng lên trong chi phí sản xuất. Và hằng năm Công ty luôn thực hiện hay làm lại bảng giá thành sản xuất cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, vì vậy để xây dựng giá thành một cách chính xác ta cần xác định mức hao hụt cho một sản phẩm một cách hợp lý. II.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. 2.5.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ngày 31 tháng 12 năm 2005) ĐVT: Đồng TÀI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động và ĐTNH 100 11.974.041.838 I. Tiền 110 987.324.701 1.274.277.484 1. Tiền tại quỹ 111 480.172.925 619.728.798,5 2. Tiền gởi ngân hàng 112 507.151.776 654.548.689,5 II. Các khoản ĐTTC NH 120 III. Các khoản phải thu 130 2.840.986.495 2.973.314.130 1. Phải thu khách hàng 131 2.392.906.605 2.504.363.549 2. Phải thu nội bộ 134 489.527.958 512.329.219,8 3. Các khoản phải thu khác 138 78.766.932 82.435.742,76 4. Dự phòng các khoản thu khó đòi 139 (120.215.000) (125.814.381,6) IV. Hàng tồn kho 140 2.874.375.998 2.336.175.388 1. Nguyên vật liệu tồn kho 142 1.521.365.897 1.261.534.710 2. Công cụ dụng cụ trong kho 143 219.134.033 165.532.277,2 3. Chi phí SXKD dở dang 144 152.999.548 116.808.769,4 4. Thành tiền tồn kho 145 912.672.160 747.576.124,2 5. Hàng hoá 146 68.204.360 46.723.507.76 V. Tài sản lưu động khác 150 5.271.354.644 5.734.248.679 1. Tam ứng 151 227.708.350 247.704.127,9 2. Chi phí trả trước 152 5.043.646.294 5.486.544.551 3. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 VI. Chi sự nghiệp 160 B. TSCĐ và ĐTDH 200 8.521.584.821 8.919.942.389 I. Tài sản cố định 210 8.521.584.821 8.919.942.389 1. Tài sản cố định hữu hình 211 8.521.584.821 8.919.942.389 - Nguyên giá 212 14.213.807.156 14.938.466.130 - Hao mòn luỹ kế 213 5.692.222.329 6.018.523.741 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Vốn góp liên doanh 220 III. Chi phí xây dựng cơ bản 230 IV. Các khoản ký quỹ, ký ước 240 Tổng tài sản 250 20.495.626.665 21.237.958.070 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 4.796.847.013 4.672.350.775 I. Nợ ngắn hạn 310 4.796.847.013 4.672.350.775 1. Vay ngắn hạn 311 256.000.000 140.170.523,3 2. Phải trả cho người bán 313 1.445.122.500 1.682.046.279 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 167.007.968 172.877.9787 4. Phải trả cho công nhân viên 316 520.561.741 527.975.637,6 5. Phải trả nội bộ 317 1.954.969.093 1.868.940.310 6. Các khoan phải trả, phải nộp khác 318 453.185.711 280.341.046,5 II. Nợ dài hạn 320 III. Nợ khác 330 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 15.698.779.652 16.565.607.290 I. Nguồn vốn quỹ 410 15.698.779.652 16.565.607.290 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 13.426.955.689 14.262.987.880 2. Lợi nhuận chưa phân phối 412 589.578.214 530.099.433,3 3. Quỹ đầu tư phát triển 414 857.271.664 993.936.437.4 4. Quỹ dự phòng tài chính 415 301.932.741 364.443.360,4 5. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 416 80966.370 82.828.036,45 6. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 418 442.074.974 331.312.145,8 II. Nguồn kinh phí 420 Tổng nguồn vốn 430 20.495.626.665 21.237.958.070 (Nguồn: Phòng tài vụ) 2. 5. 2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Năm 2005 Phần : Lài, lỗ. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối năm Tổng doanh thu 1 17.334.477.526 20.473.000.000 Các khoản giảm trừ 3 245.648.750 409.460.000 Chiết khấu 4 50.236.478 57.359.516,26 Giảm giá hàng bán 5 308.375.826 352.100.483,7 1. Doanh thu thuần 10 16.975.865.222 20.063.540.000 2. Giá vốn hàng bán 11 13.756.873.956 16.259.058.800 3. Lợi nhuận gộp 20 3.218.991,26 3.804.481.201 4. Chi phí bán hàng 21 1.028.481.253 1.126.015.000 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 983.989.969 1.023.650.000 6. Lợi nhuần thuần từ HĐSXKD 30 1.206.520.044 1.654.816.201 7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 6.874.278 6.141.900 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 24.942.368 26.614.900 9. Lợi nhuận hoạt động tài chính 40 18.068.090 - 20.473.000 10. Thu nhập khác 41 5.324.500 8.108.200 11. Chi phí khác 42 7.825.060 7.575.010 12. Lợi nhuận khác 50 - 2.482.560 533.190 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 1.185.969.394 1.634.876.391 14. Thuế lợi tức (thuế thu nhập DN) 70 332.071.430 457.765.389 15. Tổng lợi nhuận sau thuế 80 853.897.964 1.177.111.002 (Nguồn: Phòng tài vụ) 2. 5. 3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 2.23. Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Chênh lệch 2005/2004 M (%) Tổng doanh thu 17.334.477.526 20.473.000. 000 3.138.522.474 18,11 Các khoản giảm trừ 245.648.750 409.460.000 163. 811. 250 66,69 Chiết khấu 50.236.478 57.359.516,26 7.123.038 14,18 Giảm giá hàng bán 308.375.826 352.100.483,70 43.724.658 14,18 1. Doanh thu thuần 16 .975.865.222 20.063.540.000 3.087.674.778 18,19 2. Giá vốn hàng bán 13.756.873.956 16.259.058.800 2.502.184.844 18,19 3. Lợi nhuận gộp 3.218.991.266 3.804.481.201 585. 489.935 18,19 4. Chi phí bán hàng 1.028.481.253 1.126.015.000 97.533.747 9,48 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 983.989.969 1.023.650.000 39.660.031 4,03 6. Lợi nhuần thuần từ HĐSXKD 1.206.520.044 1.654.816.201 448.296.157 37,16 7. Thu nhập hoạt động tài chính 6.874.278 6.141.900 - 732.378 - 10,65 8. Chi phí hoạt động tài chính 24.942.368 26.614.900 1.672.532 6,71 9. Lợi nhuận hoạt động tài chính 18.068.090 - 20.473.000 - 38.541.090 - 213,31 10. Thu nhập khác 5.324.500 8.108.200 2.783.700 52,28 11. Chi phí khác 7.825.060 7.575.010 - 250.050 - 3,20 12. Lợi nhuận khác - 2.482.560 533.190 3.015.750 - 121,48 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.185.969.394 1.634.876.391 448.906.997 37,85 14. Thuế lợi tức (thuế thu nhập DN) 332.071.430 457.765.389 125.693.959 37,85 15. Tổng lợi nhuận sau thuế 853.897.964 1.177.111.002 323.213.038 37,85 (Nguồn: Phòng tài vụ) Nhận xét: Theo báo cáo kết quả cho biết doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 10,85%, tương ứng tăng1.697.940.842 đồng, đến cuối năm 2005 doanh thu tăng lên 18,10%, tương ứng tăng 3.138.522.480 đồng so vói năm 2004. Doanh thu tăng là do doanh số bán hàng năm 2005 tăng lên. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng hơn 2004 là 448.906.997 đồng, tương ứng tăng 38,85%. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 448.296.157 đồng, tương ứng tăng 37,16% , lỗ do hoạt động tài chính là 2.404.910 đồng, tương ứng giảm 13,31%, lợi nhuận khác giảm 1.949.370 đồng, tương ứng giảm 78,52%. Đi sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy so với năm 2004 thì doanh thu thuần năm 2005 tăng 3.087.674.780 đồng, tương ứng tăng 18,19%. Tổng lợi nhuận sau thuế tăng, điều này tạo thuận lợi cho Công ty thanh toán các khoản vay ngắn hạn trong quá tình sản xuất, bên cạnh đó tạo cơ sở cho Công ty bước đầu tách khỏi Công ty Dược TTBYT- Bình Định, lợi nhuận sau thuế tăng cũng đồng nghĩa là thu nhập của bình quân người lao động cũng được cải thiện. Để thấy rõ hơn ta phân tích khái quát một số chỉ tiêu chủ yếu, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm qua. Bảng 2.24. Một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhận của Công ty. ĐVT: % STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 I. Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu 1 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /doanh thu 5,01 6,99 8,15 2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /doanh thu 3,61 5,03 5,87 II. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản 1 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /tổng tài sản 3,82 5,79 7,7 2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản 2,75 4,17 5,54 III. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/NVCSH 3,71 5,44 7,1 (Nguồn: Phòng tài vụ ) Nhận xét: Ta thấy các chỉ tiêu trên năm sau đều cao hơn năm trước, nó phản ánh: - Năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 3,61 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2004 thì chỉ tiêu này tăng lên là 1,97 đồng so với năm 2003, năm 2005 thì chỉ tiêu này tăng lên là 0,84 đồng so với năm 2004, cho thấy Công ty đang trên đà phát triển, khẳng định đội ngũ nhân viên markrting năm 2005 làm việc có hiệu quả. - Đồng thời tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng tăng lên qua các năm. Trong năm 2005, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 5,54 đồng lợi nhuận sau thuế, và tăng so với năm 2004 là1,37 đồng. - Lợi nhuận trên VCSH cũng tăng lên theo các năm, năm 2005 cứ 100 đồng vốn CSH bỏ ra thu được 7,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy Công ty sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có của mình. 2.5.4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn là tiến hành phân tích từng loai tài sản chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng tài sản của Công ty, các khoản nợ phải trả, và nguồn vố chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng nguồn vốn. điều này thể hiện rõ trong bảng sau: Bảng 2.26. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn. ĐVT: % STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 I. Bố trí cơ cấu tài sản 1 Tài sản cố định/tổng tài sản 40,86 41,52 42,00 2 Tài sản lưu động/ tổng tài sản 59,14 58,42 58,00 II. Bố trí cơ cấu nguồn vốn 1 Nợ phải trả/tổng nguồn vốn 25,72 23,40 22,00 2 Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 74,28 76,60 78,00 (Nguồn: Phòng tài vụ ) Nhận xét: Ta thấy tài sản cố định hằng năm tăng lên và kéo theo nó tài sản lưu động tại Công ty có xu hướng giảm xuống. Cho thấy Công ty đang đầu tư mạnh vào tài sản cố định, đặt biệt là nhà cửa, máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất mới, bên cạnh đó Công ty vẫn giữ lại sử dụng dây chuyền cũ, sản xuất hai dây chuyền cùng lúc. Và tài sản lưu động giảm chứng tỏ thành phẩm trong kho không nhiều, các khoản phải thu của khách hàng cũng giảm trong năm 2005 so với năm 2004 và thấy rõ Công ty không đầu tư chứng khoán dài hạn. Trong cơ cấu nguồn vốn, các khoản phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ (22%) năm 2005 và nguồn vốn CSH tăng lên trong năm. Nguyên nhân sự tăng lên này là do trong năm vay ngắn hạn giảm, đồng thời các khoản nợ cũng giảm xuống. Nhìn chung các chỉ tiêu này phản ánh tình hình chung của Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, đứng trên góc nhìn khác, Công ty chưa tận dụng các khoản vay nợ mà tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi vay thì Công ty có lợi hơn, vì vậy Công ty cần căn cứ vào quy mô và kết quả hoạt động sản xuất của Công ty để tận dụng các khoản vay nợ để Công ty có thêm lợi nhuận. Để tìm hiểu sâu hơn tình hình và sự biến động của tài sản và nguồn vốn, ta xét bảng số liệu sau: Bảng 2.26. Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản. ĐVT: % STT Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch A. TSLĐ & ĐTNH 58,42 58 - 0,42 1 Tiền 4,82 6 1,18 2 Các khoản ĐTTCNH 0  0 0 3 Các khoản phải thu 13,86 14 0,14 4 Hàng tồn kho 14,02 11 - 3,02 5 TSLĐ khác 25,72 27 1,28 B. TSCĐ&ĐTDH 41,58 42 0,42 1 TSCĐ 41,58 42 0,42 2 Các khoản ĐTTCDH 0  0 0 Tổng 100 100 3,62 (Nguồn: Phòng tài vụ ) Nhận xét: Thông qua bảng số liệu trên thì thấy tình hình tài sản của Công ty có nhiều biến động. Tài sản bằng tiền năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1,18%, giúp cho Công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, và các khoản phải thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,14%. Tuy nhiên mức tăng này không đáng kể, sự tăng lên này là do Công ty đã thu về đươc những khoản nợ, áp dụng chính sách tín dụng mở rộng cho nhiều khách hàng với điều kiện hợp lý nhằm thu hút thêm khách hàng, và mục tiêu cuối cùng của chính sách này mở rộng thêm thị trường. Điều đó thể hiện là hàng tồn kho giảm xuống 3,02% vào năm 2005 so với năm 2004, trong đó nguyên vật liệu giảm 1,48%, công cụ dụng cụ giảm 0,29%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 0,2% và lượng hàng tồn kho giảm 0,11%. Lượng hàng tồn kho giảm có nghĩa chi phí lưu kho giảm xuống nhưng điều này không phải lúc nào cũng tốt khi lượng đặt hàng nhiều. Tài sản lưu động khác tăng trong kỳ 1,28%, trong đó chi phí trả trước tăng 1,22% trong kỳ, tạm ứng tăng 0,06%. Nguyên nhân chi phí trả trước chiếm tỷ trọng cao và tăng lên trong kỳ là do lượng chai, két còn luân chuyển trên thị trường chưa thu về cho nên đã làm cho TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn. TSCĐ & ĐTDH có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn TSLĐ & ĐTNH, với đặc thù của Công ty thì điều này chưa tốt . Phân tích tình hình biến động nguồn vốn. Bảng 2. 27. Phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn. ĐVT: (%) STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004/2003 2005/2004 A Nợ phải trả 25,72 23,4 22 - 7,75 - 2,6 I Nợ ngắn hạn 25,72 23,4 22 - 7,75 - 2,60 1 Vay ngắn hạn 2,06 1,25 0,66 - 38,31 - 45,24 2 Phải trả cho người bán 5,55 7,05 7,92 28,94 16,39 3 Thuế và các khoản phải nộp 0,92 0,81 0,81 - 9,64 3,51 4 Phải trả công nhân viên 3,12 2,54 2,49 - 17,18 1,42 5 Phải trả nội bộ 10,18 9,54 8,8 - 4,83 - 4,40 6 Các khoản phải trả, phải nộp khác 3,9 2,21 1,32 - 42,4 - 38,14 B Nguồn vốn chủ sở hữu 74,28 76,6 78 4,75 5,52 I Nguồn vốn quỹ 74,28 76,6 78 4,75 5,52 1 Nguồn vốn kinh doanh 63,39 65,5 67,16 4,98 6,23 2 Lợi nhuận chưa phân phối 3 2,88 2,5 - 2,96 - 10,09 3 Quỹ đầu tư phát triển 3,44 4,18 4,68 23,6 15,94 4 Quỹ dự phòng tài chính 1,61 1,47 1,32 - 7,04 20,70 5 Quỹ dự phòng trợ cấp 0,46 0,4 0,39 - 11,85 2,30 6 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2,38 2,16 1,56 - 8,00 - 25,05 II Nguồn kinh phí Tổng nguồn vốn 100 100 11,58 3,62 (Nguồn: Phòng tài vụ ) Nhận xét: Thông qua bảng số liệu sau, ta thấy nguồn vốn tăng lên qua các năm. Trong đó, nguồn chủ sở hữu năm 2005 tăng 866.82.640 đồng, tương ứng tăng 5,52% so với 2004, trong khi nợ phải trả giảm so với 2004 là 2,6%. Cho thấy Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và hoạt động chủ yếu trên nguồn vốn chủ sở hữu, và mức tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là do trích từ lợi nhuận. Cụ thể lợi nhuận chưa phân phối giảm 10,09% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3,623%, nguồn vốn chủ sở hữu lớn cho thấy khả năng dộc lập tài chính của Công ty cao. 2.5.5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nguồn vốn Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng TSLĐ & ĐTNH Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ & ĐTNH – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Số vòng quay dự trữ = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu thuần 360 Hiệu suất sử dụng toàn bộ TCĐS (HCD) = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS (HTS) = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ hữư bình quân Doanh lợi tiêu thụ (DLTT) = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần. ROA = Lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân ROE = Lợi nhuận thuần Vốn CSH bình quân Bảng 2. 28. Một số chỉ tiêu tài chính. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 I. chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Lần 3,82 4,27 4,54 2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Lần 2,32 2,53 2,64 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 1,77 1,9 2,14 II. Các hệ số về khả năng hoạt động 1. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,00 6,05 7,7 2. Số vòng một quay hàng tồn kho Ng ày 72 60 46,75 3. Kỳ thu tiền bình quân Ng ày 58,25 60 52,16 4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 1,91 2,02 2,3 5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS Lần 0,77 0,83 2,30 6. Vòng quay vốn lưu động Vòng 1,30 1,42 7. Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng 1,05 1,11 1,69 III. Tỷ suất lợi nhuận 1. Doanh lợi tiêu thụ % 3,61 5,03 5,87 2. ROÂ % 2,78 4,2 5,54 3. ROE % 3,78 5,57 7,1 (Nguồn: phòng tài vụ) Nhận xét: Các hệ số thanh toán của Công ty tương đối tốt, các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Năm 2005 cứ một đồng nợ được đảm bảo 4,54 đồng tài sản, trong đó khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn năm 2005, cứ 1 đồng nợ được đảm bảo 2,64 đồng TSLĐ&ĐTNH, tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty. Năm 2005, khả năng thanh toán nhanh cũng tăng lên, cứ 1 đồng nợ đảm bảo 2,14 đồng TSLĐ. Trong đó, hàng tồn kho của Công ty luân chuyển 6,05 vòng năm 2004; 7,7 vòng năm 2005. ta thấy có sự tăng lên giữa hai năm, nhưng sự tăng lên này không cao, và nhược điểm là ở khâu dự trữ. Năm 2003 kỳ thu tiền bình quân 58,25 ngày, năm 2004 là 60 ngày, năm 2005 là 52,16 ngày, ta thấy ba năm liên tiếp kỳ thu tiền bình quân có sự lên xuống không ổn định. Số ngày thu tiền năm 2005 giảm là điều đáng mừng vì các khoản nợ đã được trả sớm hơn. Cũng qua bảng trên, cứ một đồng TSCĐ tạo ra được 1,91 đồng: 2,02 đồng; 2,3 đồng doanh thu tương ứng các năm 2003:2004:2005. Hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm cũng tăng lên, năm 2004 tăng 0,39 lần so với năm 2004; năm 2005 tăng 0,28 lần so với năm 2004, với tỷ lệ trên phản ánh hiệu suất sử dụng vốn cố định ở Công ty đạt hiệu quả cao. 2. 5. 6. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty. Tình hình tài chính của Công ty có nhiều chuyển biến tốt trong năm 2005, tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, các khoản vay nợ chiếm dụng chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh , doanh thu qua các năm đều tăng. Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, tình hình quản lý tài chính của Công ty còn có mặt hạn chế, đó là tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn, trong khi tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp. Thứ hai, nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao, các khoản nợ phải trả chiếm tỷ quá thấp làm mất đi khả năng sử dụng nguồn vốn vay để thu được lợ nhuận cao hơn lãi vay. Thứ ba các hệ số vòng vay, hiệu suất sử dụng tài sản, …đều ở mức chưa cao dù có sự tăng lên qua các năm, nói lên quá trình sử dụng nguồn chưa có hiệu. Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty đã được cải thiện, và trong năm tới Công ty đang có những định hướng, chính sách mới để sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý hơn. PHẦN III NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3. 1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước giải khát và đang hoạt động trong thị trường cạnh trạnh mạnh mẽ, vì vậy trong thời gian qua toàn bộ công nhân viên trong Công ty đã có ý thức trách nhiệm trong công việc. Ưu điểm: - Công ty đang trên dà phát triển : thị trường kéo dài từ Thanh Hóa đến Long An nên sản phẩm của Công ty đang có mặt trên diện rộng, đặt biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Có đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo và đa số đều qua đào tạo có chuyên môn cao, đặc biệt là tinh thần làm việc hết năng lực của mình biểu hiện thông qua doanh thu bán hàng ngày càng tăng. - Dây chuyền sản xuất của Công ty tương đối hiện đại, một phần giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất của người lao động. Góp phần khẳng định uy tín của Công ty trên thị trương với khách hàng. - Ban lãnh đạo của Công ty có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và công việc. Nhược điểm: - Đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng cuối cùng mà phải thông qua các kênh phân phối, với lại trên thị trường đang có nhiều hãng phục vụ tận nơi tới nơi người tiêu dùng. - Quá trình quản lý trong các phân xưởng sản xuất chưa hiệu quả cao, vì thế vẫn xảy ra tình trạng tiêu hao nguồn nguyên vật liệu cao hơn kế hoạch đề ra. - Cơ sở vật chất của Công ty còn đang hoàn thiện nên nhìn chung Công ty chưa ổn định trong quá trình sắp xếp nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên. 3. 2. Định hướng đề tài cho đồ án tốt nghiệp. Qua thời gian thực tập ở Công ty, thời gian không nhiều nhưng dưới sự hướng dẫn của các anh chị trong Công ty và Cô giáo hướng dẫn trong thời gian thực tập, cùng với sự tìm hiểu của mình, em xin chọn dề tài: Phân tích tình hình tài chính và đề ra một số biện phấp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH nước khoáng Quy Nhơn. Quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu sâu vào công tác quản lý tài chính của Công ty, với lại vấn dề tài chính là mảng đề tài mà bất kỳ Công ty nào muốn tồn tại và phát triển đều phải thực hiện tốt vấn đề này. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Ï&Ð ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. Ï&Ð MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH nước khoáng Quy nhơn. 3 I. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3 1. 1. 1. Tên, địa chỉ của Công ty 3 1. 1. 2. Quá trình hình thành và các mốc phát triển quan trọng của Công ty 3 1. 1. 3 Quy mô hiện tại của Công ty 4 I. 2. Chức năng và niệm vụ vủa Công ty 4 1. 2. 1. Chức năng 4 1. 2. 2. Nhiệm vụ 5 I. 3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa của Công ty 5 I. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7 1. 4. 1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ mây quản lý của Công ty 7 1. 4. 2. Chức năng của từng bộ phận của Công ty 8 Phần II: Phân tích tình hình hoạt động kinh danh của Công ty. 10 II. 1. Phân tích hoạt động marketing 10 2. 1. 1. Các loại hàng hóa của Công ty 10 2. 1. 2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 12 2. 1. 3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa 12 2. 1. 4. Phương pháp định và mức giá hiện tại sản phẩm của Công ty 14 2. 1. 5. Hệ thống kênh phân pối của Công ty 15 2. 1. 6. Các hình thức xúc tiến bán hàng. 17 2. 1. 7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty. 17 2. 1. 8. Nhận xét chung tình hình tiêu thụ và công tác marketing. 19 II. 2. Phân tích tình hình lao động tiền lương của Công ty. 20 2. 2. 1. Cơ cấu lao động của Công ty. 20 2. 2. 2. Phương pháp xây dựng định mức lao động, định mức cho một lao động cụ thể. 22 2. 2. 3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty. 23 2. 2. 4. Năng suất lao động của Công ty. 24 2. 2. 5. Tuyển dụng và đào tạo lao động cho Công ty. 26 2. 2. 6. Tổng quỹ lương của Công ty. 26 2. 2. 7. Xây dựng đơn giá tiền lương. 27 2. 2. 8. Các hình thức trả lương của Công ty 28 2. 2. 9. Đánh giá chung tình hình lao động - tiền lương của Công ty. 30 II. 3. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định của Công ty. 31 2. 3. 1. Các loại vật liệu dung cho sản xuất kinh doah của Công ty. 31 2. 3. 2. Cách xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu. 31 2. 3. 3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty. 34 2. 3. 4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguồn nguyên vật liệu. 36 2. 3. 5. Tình hình tài sản cố định và cơ cấu tài sản cố định. 37 2. 3. 6. Tình hình sử dụng tài sản cố định 40 II. 4. Phân tích chi phí và giá thành. 41 2. 4. 1. Phân loại chi phí ở Công ty. 41 2. 4. 2. Gía thành kế hoạch. 42 2. 4. 3. Phương pháp tính giá thành thực tế. 44 2. 4. 4. Nhận xét và đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. 45 II. 5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty. 46 2. 5. 1. Bảng cân đối kế toán của Công ty. 46 2. 5. 2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 48 2. 5. 3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 49 2. 5. 4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn. 51 2. 5. 5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. 54 2. 5. 6. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty. 56 Phần III: Nhận xét chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và định hướng đề tài tốt nghiệp 57 3. 1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 57 3. 2. Định hướng đề tài cho đồ án tốt nghiệp. 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTong hop-tai chinh 3 nam.doc
  • docBang_A0[1].doc
  • docco_so.doc
Luận văn liên quan