Đề tài Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt Nam

Bài nghiên cứu này xem xét, phân tích chi tiết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển gần đây của ngành công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philipines. Đối với mỗi quốc gia chúng tôi sẽ tiến hành phân tích chính sách công nghiệp, quá trình phát triển công nghiệp và và các ưu tiên từ chính phủ từ quan điểm của các doanh nghiệp Nhật bản .Bài nghiên cứu này cũng cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt nam trong tình hình ngành công nghiệp điện và điện tử của Việt nam còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Những thông tin trong bài nghiên cứu này được đưa ra dựa vào quá trình nghiên cứu lâu dài và quá trình làm việc tư vấn trong ngành điện và điện tử của các nước khu vực Đông Á của tác giả. Những thông tin trong bài viết cũng được cập nhật nhiều hơn từ những nghiên cứu chuyên sâu cho tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong các năm 2003 và 2004. I .Thái Lan 1.Chính sách công nghiệp. Trong suốt thập kỷ 70 Thái Lan đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu cho ngành điện và điện tử thông qua những khuyến khích về thuế cho xuất khẩu. Theo sau Thoả Thuận Plaza năm 1985, Thái Lan phát triển nguồn điện, các khu công nghiệp và các cơ sở hạ tầng khác đồng thời thực hiện những cải cách luật pháp bao gồm luật liên quan đến tỷ lệ góp vốn để đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh tự do cho các công ty nước ngoài. Điều này đã đưa đến kết quả là một số lượng lớn các nhà đầu tư với định hướng xuất khẩu đầu tư vào Thái Lan từ Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Kể từ đó, đầu tư nước ngoài vào Thái lan tăng lên liên tục cho đến giữa thập kỷ 90 khi mà nền kinh tế Thái Lan lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng với sự tụt giá của đồng Bạt vào năm 1997. Từ đó Bộ Công Nghiệp Thái Lan đã tiến hành thực hiện cải cách triệt để cơ cấu ngành công nghiệp và sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Từ nửa cuối thập kỷ 90 trở đi một thực tế nổi lên là đầu tư nước ngoài vào Thái Lan đã bị giảm xuống nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, sự nổi lên và cạnh tranh quyết liệt từ Trung Quốc. Tuy nhiên dịch bệnh SARS đã làm cho các nhà đầu tư thấy sự cần thiết phải phân tán rủi do kinh doanh về mặt địa lí hơn là chỉ tập trung tất cả các dự án vào đầu tư vào Trung Quốc. Kết quả là đã có sự phục hồi đầu tư vào Thái Lan, một đất nước có môi trường đầu tư thuận lợi và tiềm năng phát triển cao đặc biệt là ngành sản xuất ô tô. Mặc dù môi trường đầu tư trong khu vực đang thay đổi nhanh tróng do sự cạnh tranh đang nổi lên của Trung Quốc và sự tháo dỡ những rào cản thương mại theo hiệp định tự do thương mại Đông Nam Á (AFTA), ngành điện và điện tử ở Thái Lan đã dần hồi phục và phát triển mạnh trong những năm gần đây một phần là nhờ vào những tiến bộ trong các nỗ lực của chính phủ trong việc cải cách cơ cấu kinh tế. Ở Thái Lan những chính sách khuyến khích dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đã được Ủy Ban Đầu Tư ( BOI ) thực hiện theo một phương thức nhằm đạt được một sự cân bằng giữa các công ty nước ngoài và các công ty trong nước. Trước đây, chính phủ có nhiều chính sách hạn chế về tỷ lệ góp vốn nước ngoài dựa trên sự tham gia của thị trường trong nước và việc đóng góp vào xuất khẩu. Một đặc điểm nổi bật của hệ thống chính sách này là chính phủ Thái Lan điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ưu đãi từng vùng ( từ vùng một đến vùng ba ) theo đó mỗi vùng sẽ có những sự khuyến khích khác nhau cho các nhà đầu tư bao gồm mức giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trao cho các công ty đóng ở các vùng khác nhau. Điều này nhằm hạn chế việc tập trung quá mức các công ty nước ngoài đóng ở thủ đô Băng Cốc. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì hầu hết những hạn chế này đã được dỡ bỏ. Từ khi chính phủ do thủ tướng Thaksin lên lãnh đạo, chính phủ chuyển những ưu đãi khuyến khích cho những dự án phát triển khoa học và công nghệ, các dự án nghiên cứu và phát triển ( R&D) nhằm khuyến khích thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Thái Lan. Sự ra đời và vai trò của Viện Điện và Điện Tử (EEI) đối với sự phát triển công nghiệp điện và điện tử ở Thái Lan. Viện Điện và Điện Tử ( VĐ&ĐT ) được thành lập vào năm 1998 bởi Bộ Công Nghiệp như là một cơ quan độc lập với mục đích phục vụ lợi ích chung cho ngành điện và điện tử như là một trong những kế hoạch hành động cụ thể nhằm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Một số chức năng như việc thiết lập các chính sách cho các ngành khác, dự thảo ngân sách và các dịch vụ dành cho các doanh nghiệp tư nhân đã được chuyển từ Bộ Công Nghiệp sang VĐ&ĐT. Bảy Viện với chức năng vai trò tương tự như viện điện và điện tử , bao gồm một viện phụ trách về ngành công nghiệp ô tô cũng, cũng được thành lập. VĐ&ĐT bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1999, đóng vai trò là cơ quan chính phủ thúc đẩy ngành điện và điện tử của Thái Lan phát triển. Nó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước cũng như phối kết hợp lợi ích từ việc hợp tác giữa các công ty tư nhân với nhau.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm nhân viên địa phương đã làm cho Malaysia trở thành trung tâm toàn cầu cho việc phát triển công nghệ Analog. Họ cũng không ngần ngại cử các chuyên gia Nhật sang Malaysia sang công tác trong thời gian ngắn để tăng hiệu quả nghiên cứu và phát triển cho các trung tâm này. Hình 8. Trung tâm nghiên cứu và triển khai của công ty Matsushita Electric Industry (PAVCKM) Nguồn: Matsushita Electric Industry. Hai tổ chức này được kiểm soất trực tiếp bởi PAVC’s Picture Display Device Business Group, chi nhánh chính của Nhật Panasonic AVC Networks KL Malaysia Sdn. Bhd. (PAVCKM) (1,627 người) Quản lý (63 người) Quản lý chất lượng (116 người) Asia IPO (16 người) Đấu thầu, mua sắm (107 người) Asia R&D (94 người) Chế tạo (1231 persons) Hình 9. Nhóm nghiên cứu toàn cầu cho phát triển Tivi Trường hợp của công ty Matsushita Electric Industry Nguồn: Matsushita Electric Industry. III. Indonesia 1. Chính sách công nghiệp. Trong những ngày đầu của chính quyền Suharto và đặc biệt là vào nửa đầu những năm 1970, luồng vốn nước ngoài tăng lên dưới dạng liên doanh và hợp tác công nghệ để nắm bắt thị trường trong nước dưới chính sách thay thế nhập khẩu của Indonexia. Vào khoảng giữa cuối những năm 1980, chính phủ bắt đầu chuyển hướng chính sách công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu để theo kịp với sự tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ có được nhờ vào luồng vốn lớn FDI đang đổ vào mà trước kia chủ yếu tập trung tại các nước ASEAN đi trước khác. Inđônesia đã thực hiện một loạt các phương pháp để khuyến khích xuất Nhật Digital và màn hình phẳng Asia Malaysia  Digital/flat tivi màn hình phẳng Châu Âu (Anh) Analog→Digital/màn hình phăng Mỹ (San Diego) Analog→Digital/màn hình phẳng Hỗ trợ Hỗ trợ Chi nhánh Vai trò của bộ phận mua bán Toàn cầu ( trung tâm mua bán cho nguyên vật liệu linh kiện, 10 tỷ yên Mua từ 194 nhà cung cấp (Malaysia 97, Singapore 73,nước khác 24) Cung cấp vật liệu và linh kiện phụ tùng cho 17 nhà máy trên thế giới Bộ phận mua bám Vai trò của trung tâm nghiên cứu phát triển châu Á Thiết kế Tivi analog Hỗ trợ các công ty mẹ ở khu vực châu Á ( tận dụng sự hòa hợp dân tộc của Malaysia) khẩu bao gồm việc tạo ra các khu chế xuất và việc loại bỏ các rào cản quy định về nguồn vốn nước ngoài như cho phép sự hoạt động của các công ty sở hữu 100% vốn nước ngoài. Điều này dẫn đến sự tăng lên đột ngột của các công ty nước ngoài theo hướng xuất khẩu, đặc biệt là các công ty sản xuất linh kiện , phụ tùng và lắp ráp của nước ngoài và của Nhật. Tuy nhiên, việc đầu tư vào ngành điện tử và điện của Nhật bản vào Inđônexia có biến động đột ngột do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1977; các cuộc bạo động vào năm 1998 và sự lớn mạnh của Trung Quốc vào những năm 1990. Mặc dù các công ty của Nhật Bản ban đầu đã coi Inđônêxia là điểm đầu tư quan trọng trong mối liên hệ với mạng lưới sản xuất trong khu vực mà được tập trung ở Malaysia và các nơi khác, tuy nhiên họ bắt đầu xem xét lại chiến lược này do nguyên nhân suy thoái của môi trường đầu tư ở Inđônêxia. Các trở ngại đầu tư bao gồm sự bất ổn về chính trị, thiếu các ngành công nghiệp bổ trợ, sự thiếu vắng các ưu đãi thuế quan và các ưu đãi khác cũng như sự không minh bạch của hệ thống thuế và các thủ tục hải quan. Hiện tại, Inđônêsia vẫn có sự cạnh tranh về xuất khẩu so với các nước khác trong khu vực nhờ vào các yếu tố tỷ giá hối đoái, lao động và các chi phí cố định khác, cũng như là một thị trường tiềm năng rộng lớn. Vấn đề mấu chốt để thu hút lại đầu tư nước ngoài là tăng cường môi trường đầu tư thuận lợi. Trong khi việc đầu tư của Nhật bản rất chậm chạp, thì đầu tư của Korea lại đang khởi sắc. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc bao gồm tập đoàn LG, đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế và nay đang xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn (AV) ở Inđônêsia. Sự di chuyển này cũng đang thu hút các công ty sản xuất vừa và nhỏ của Korea vào Inđônêsia. Sự phát triển của đảo Batam bởi các công ty Singapore. Từ những năm của thập kỷ 90, một số lượng lớn các doanh nghiệp điện và điện tử Nhật Bản và các đối tác sản xuất linh kiện phụ tùng của các công ty Nhật đã bắt đầu hoạt động ở đảo Batam, một khu vực nằm trong lãnh thổ của Inđônêxia và nằm cách xa bờ biển khoảng tầm 20km về phía tây nam của Singapore. Nhiều nhà sản xuất của Nhật Bản đã tiến hành sản xuất ở công viên công nghiệp Batamind (BIP) bắt đầu hoạt động vào năm 1991 như là một bộ phận của hiệp định liên kết kinh tế giữa Inđônêxia và Singapore để phát triển tỉnh Riau. Khi các nhà lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh của Nhật Bản xây dựng các nhà máy sản xuất ở khu vực ASEAN từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, nhiều nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng mà có mối liên hệ kinh doanh với chúng ở Nhật bản bắt đầu đến đảo Batam để cung cấp các phụ tùng cho các nhà máy lắp ráp ở ASEAN. Cũng có nhiều trường hợp trong đó các nhà máy hoạt động ở Singapore đã chuyển đến đảo Batam để tận dụng các lợi thế về nguồn lao động rẻ và dồi dài, bởi vì tiền lương tăng cao cùng với sự thiếu hụt lao động ở Singapore đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất ở đó. Một số trường hợp khác thì tất cả hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu đều phải thông qua Singapore Bên cạnh chi phí lao động thấp, lợi ích của việc sản xuất ở đảo Batam bao gồm có thực tế rằng khả năng của của nhân công lao động ở đây phù hợp với loại hình lao động sản xuất giản đơn. Hơn nữa, khi Singapore là trung tâm phân phối hàng hoá trong khu vực ASEAN và tự hào là khu vực mua bán quốc tế (IPO) của một số lượng lớn các doanh nghiệp thì các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng trong khu vực đảo Batam xuất nhập khẩu thông qua Singapore có khả năng đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi với các yêu cầu của các nhà lắp ráp khi họ xây dựng các nhà máy sản xuất trong khu vực 2. Khái quát vể sự phát triển ngành công nghiệp điện và điện tử Nhiều công ty Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực điện và điện tử đã đầu tư vào Inđônêsia để tận dụng các lợi thế về lực lượng chi phí lao động thấp cũng như sự thu hút của tiềm năng thị trường to lớn của Inđônêxia. Họ đã có những đóng góp đáng kể vào sự mở rộng của ngành điện và điện tử của đất nước. Các công ty Nhật bản, cùng với các công ty của các quốc gia khác hình thành các cụm công nghiệp nằm trên đảo Batam, và vùng ngoại ô của Jakarta. Mục tiêu là để đạt được sự phân chia lao động trong sản xuất giữa Inđônêxia và Singapore hoặc Malaysia, chúng đã trở thành các trung tâm cung ứng không chỉ cho các nước trong khu vực ASEAN mà cho các nước Châu Âu bao gồm các quốc gia Xô viết cũ. Từ năm 2000, việc đầu tư sản xuất của Nhật Bản vào Inđônêxia đã giảm xuống. Sự đầu tư trong khu vực điện và điện tử không ngoại trừ theo xu hướng đó. Sự giảm sút này có thể do các điều kiện trong nước của Inđônêsia như sự bất ổn về chính trị trước khi chính phủ Megawati lên nắm quyền lực vào năm 2001, triển vọng phát triển của nền kinh tế thì mờ nhạt và chi phí lao động tăng. Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng chính là các công ty Nhật, là động cơ của sự phát triển của ngành công nghiệp điện và điện tử từ trước tới nay trong khu vực ASEAN, đã buộc phải giảm các chi phí do sự cạnh tranh trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế, mức cầu giảm sút và sự suy thoái lâu dài ở Nhật bản Hình 10. Xu hướng sản xuất của các ngành điện và điện tử ở Inđônêxia Nguồn: Niên giám thống kế về điện tử ( Viện nghiên cứu điện tử Read) ;và các số của tạp chí thống kê tài chính Hình 11. Thị phần của Inđônêxia trong sản xuất điện và điện tử ở ASEAN 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tỷ US 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0  Indonesia Các nước ASEAN Tỷ lệ 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 199 199 199 199 199 200 200 200 200 Tỷ đô-la 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ đô-la Linh phụ kiện Dụng cụ Viễn thông Máy tính Thiết bị nghe nhìn Đầu tư của Nhật Bản vào Inđônêxia Nguồn: Hình 10. 3. Các ưu đãi dành cho các công ty Nhật bản. Do cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nên đã có một sự suy thoái trong môi trường đầu tư ở Inđônêxia do sự lộn xộn về chính trị, việc kém phát triển của cơ sở hạ tầng, việc thực hiện luật lao động mới và sự tăng tiền lương. Nhiều công ty Nhật bản hy vọng có một sự cải tiến trong các khu vực này, đặc biệt là các vấn đề các tổ chức công đoàn, hệ thống thuế không rõ ràng và mức độ thấp kém trong giáo dục. Mặc dù hãng Sony đã rút khỏi Inđônêxia , nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bao gồm công ty như Sanyo, Công ty Victor của Nhật, tập đoàn Toshiba và công ty điện tử Matsushita cũng đã cố gắng để tiếp tục hoạt động trong một môi trường đầu tư xuống cấp. Ngoài việc không rút lui khỏi thị trường, họ thậm chí chuyển việc sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và các sản phẩm kỹ thuật số mới khác đến Inđônêxia. Cơ chế luật pháp và chính sách Chính phủ Inđônêxia vẫn chưa có một sự giải thích rõ ràng về vị trí của ngành công nghiệp điện và điện tử trong sự phát triển của tổng thể các ngành công nghiệp. Hiện tại, Inđônêxia vẫn chưa có các quy hoạch tổng thể cho ngành công nghiệp này. Để đối phó với quá trình thực thi theo hiệp định AFTA, cần phải có một quy hoạch tổng thể trong đó đề cập rõ ràng về vai trò của các công ty nước ngoài, sự phân chia lao động ở các nước ASEAN và định hướng cho sự phát triển của ngành trong tương lai. Người ta hy vọng rằng chính phủ đang chuẩn bị quy hoạc tổng thể cho ngành công nghiệp điện và điện tử, một phần từ nguồn viện trợ không hoàn lại ODA nếu cần thiết. Trong trường hợp này, Inđônêsia cần tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật từ chính phủ Nhật Bản trong việchoàn thiện chính sách đầuu tư nước ngoài với các hệ thống và thể chế có liên quan, phát triển nguồn nhân lực và chính sách thúc đẩy trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự lạc hậu trong việc quản lý hệ thống thuế ở Inđônêxia đã gây tác động rất tiêu cực lên sản xuất của các công ty nước ngoài. Một số các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết nhanh đã được đưa ra bao gồm hệ thống thuế doanh nghiệp phân biệt đối xử giữac các công ty trong nước và công ty nước ngoài và các vấn đề liên quan đến hoàn trả thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Các vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách thuế chứ không phải bản thân hệ thống thuế. Để sửa chữa các vấn đề này, cần phải có các cuộc cải cách bao gồm một cuộc cải cách của các tổ chức có liên quan và các cơ quan chức năng của chúng. Giấy phép làm việc cho người nước ngoài là một vấn đề lớn nữa đối với các công ty Nhật Bản. Thường mất khoảng 3 tuần kể từ ngày nộp visa làm việc cho đến khi nhận được visa làm việc, khoảng thời gian này là qúa lâu. Có rất nhiều người xin visa làm việc nhập cảnh vào Inđônêxia để chuyển giao công nghệ, lắp đặt sản phẩm mới hoặc để ủng hộ việc khởi sự của sản xuất. Tuy nhiên, chính phủ Inđônêxia đã không hiểu được tình thế hiện tại của sự cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là chu kỳ sản phẩm rút ngắn trong ngành điện và điện tử trong những năm gần đây. Các công ty nước ngoài đã phải đợi gần tháng trời để chuyển giao công nghệ do thủ tục chậm chạp của khâu xin visa làm việc. Điều này dẫn đến việc đánh mất các cơ hội đầu tư. Trong khi đó, buôn lậu là một vấn đề tồn tại rất lâu ở Inđônêxia. Bởi vì Inđônêxia là một quốc đảo, với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ , do vậy rất dễ dàng vận chuyển hàng hoá từ khắp mọi nơi. Hơn nữa, như đã thành lệ là các nhân viên hải quan cũng thường quan hệ với bọn buôn lậu. Khi các loại thuế (bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập và thuế hàng hoá đặc biệt) không đánh trên hàng hoá buôn lậu, giá cả của chúng thấp hơn giá các hàng hoá khác được bán và sản xuất hợp pháp. Như vậy sự gia tăng của hàng hoá buôn lậu có thể dẫn đến làm cho hàng hoá sản xuất trong nước bị đẩy ra khỏi thị trường Cơ sở hạ tầng và môi trường lao động. Từ năm 2000, môi trường đầu tư ở Inđônêxia đã giảm sút do các vấn đề về lao động, chi phí gia tăng, an toàn và trật tự công công và sự gia tăng nạn buôn lậu. Các liên đoàn lao động đã được hợp thức hoá sau sự sụp đổ của chính phủ Suharto, các liên đoàn lao động ở cấp quốc gia nay được tổ chức thành các liên đoàn lao động ở cấp công ty để tổ chức hoạt động công đoàn mạnh mẽ hơn. Các liên đoàn lao động thường phát động phong trào phản kháng để kiểm tra lại sự chống lại sự sa thải công nhân . Các cuộc phải kháng cũng xuất phát từ nhu cầu đòi tăng lương. Khi công nhân ngày nay có thể tự do đưa ra ý kiến của mình, thì họ càng làm cho vấn đề từ đơn giản trở nên rất phức tạp. Chi phí kinh doanh ở Inđônêxia đã tăng từ năm 2000 do sự gia tăng của tiền lương tối thiểu và các chi phí ràng buộc khác. Mặc dù tiền lương tối thiểu bắt buộc đã được giữ ở mức thấp trong suốt và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, hệ thống đã thay đổi trong năm 2000 từ hệ thống trong đó chính phủ đặt mức tiền lương tối thiểu cho từng tỉnh đến hệ thống trong đó các chính quyền ở các tỉnh có quyền đặt ra mức tiền lương tối thiểu miễn là chúng ở trên mức tiến lương tối thiểu được chính phủ đưa ra. Kết quả là, sự tăng lên trong tiền lương tối thiểu gần 40% trong năm 2002 mặc dù chúng được khống chế tăng dưới 7% vào năm 2003. Ngoài ra, sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt do phải thanh toán nợ, chính phủ đã cắt giảm trợ cấp cho ngành dầu khí và tăng giá điện cùng mức với giá của dầu thô. Sự thiếu hụt của các ngành công nghiệp bổ trợ Inđônêxia phụ thuộc nặng nề vào các linh kiện phụ tùng nhập khẩu và các nguyên vật liêụ lắp ráp cho ngành công nghiệp điện và điện tử. Nó cũng không có khả năng cung cấp các khuôn đúc kim loại. Tuy nhiên, gần đầy, một số bộ phận và nguyên vật liệu bằng nhựa ép đã trở nên sẵn có do sự gia nhập của các công ty của Hàn Quốc. Gần đây đã có một công ty ( được tài trợ bởi các công ty của Hàn Quốc và và Singapore) đã bắt đầu sản xuất khuôn đúc kim loại cho việc sản xuất TV 14 inch. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành công nghiệp điện và điện tử ở Inđônêxia vần yêu cầu nhiều thời gian và vốn đầu tư trước khi nó có thể sản xuất được khuôn đúc kim loại trong nội địa một cách ổn định với nhiều chủng loại đa dạng. Phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạt động của một công ty sản xuất điện và điện tử ở Inđônêxia, trình độ văn hóa tay nghề thấp của đội ngũ nhân công là một vấn đề lớn. Hệ thống giáo dục từ cấp thấp đến cấp cao không phát triển. Chỉ có giới thượng lưu mới có thể xâm nhập đựoc vào hệ thống giáo dục, đặc biệt là ở giáo dục đại học và sau đại học .Kết quả là, công nhân thường thiếu kiến thức để tự nâng cao trình độ, khả năng tự quản lý hoặc tính cần cù. Mặc dù các công ty Nhật bản đào tạo nhân công theo tiêu chuẩn "5S" ( Seiri - đặt mọi thứ theo trật tự; Seiton - sắp xếp hiệu quả; Seiketsu - sạch sẽ; seiso - làm sạch nơi làm việc và Shitsuke - nguyên tắc) mà cần thiết cho việc sản xuất điện - điện tử, chỉ một số nhân công có đủ kiến thức cơ bản để hiểu chúng. Vấn đề này có thể được giải quyết trong hệ thống giáo dục trẻ em ở bậc tiểu học hoặc trung học. Đây là một gánh nặng cho hệ thống giáo dục quốc gia mà nằm ngoài khả năng của một công ty cá nhân. Inđônêxia có một số tổ chức và trung tâm có thể cung cấp nhân công với việc đào tạo thực tế theo tiêu chuẩn 5S, quản lý sản phẩm, quản lý chất lượng, phát triển thiết kế hoặc làm các khay đúc bằng kim loại. Các công ty của Nhật bản thường dựa trên việc đào tạo trên công việc (OJT) cho các kỹ năng trên, nhưng điều này đặt ra một gánh nặng về tài chính. Đặc biệt, sự sụt giảm các chuyên gia sản xuất ở các công ty mẹ của Nhật bản đã gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn lực nội bộ để đào tạo các công nhân Inđônêxia. Vì mục đích này, các trung tâm phát triển nguồn nhân lực được hoạt động dựa trên các tổ chức phi lợi nhuận, hỗ trợ bởi các doanh nghiệp tư nhân như tổ chức đào tạo Gobel Matsushita, đã được đánh giá cao hơn các trung tâm đào tạo của chính phủ với sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA. Hệ thống bằng cấp chứng chỉ quốc gia là một trong những công cụ chủ yếu cho việc phát triển nguồn lực con người. Gân đây , Inđônêsia nhận được sử ủng hộ của JICA theo chương trình hợp tác công nghệ nhưng vẫn chưa được phát triển mạnh lắm. Hệ thống bằng cấp quốc gia là rất quan trọng bởi vì chúng cung cấp các thông tin hữu ích khi các công ty Nhật Bản thuê nhân công và có chế độ khuyến khích các kỹ sư nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề của họ. Nếu trình độ và kỹ năng của các nhân công nhận được thông qua các chương trình đào tạo trên công việc hoạc theo các hệ đào tạo bên ngoài mà được đánh giá bởi hệ thống bằng cấp chứng chỉ quốc gia thì nó có những đóng góp đáng kể vào việc nối kết việc đánh giá trình độ theo bằng cấp chứng chỉ với các khả năng làm việc thực tế tại các công ty sản xuất cũng như xây dựng một hệ thống phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Hệ thống giáo dục Gobel Matsushita Hệ thống giáo dục Gobel Matsushita (MGEF) được thành lập vào năm 1979 như là một trung tâm đào tạo trong nhóm tập đoàn công nghiệp điện tử Matsushita. Năm 2000, nó trở thành một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh ở Inđônêxia. Ngày nay, doanh thu của nó được quản lý độc lập (với ngân sách hàng năm là 40 triệu Yên) chủ yếu tăng từ nguồn học phí của các học viên. Tổ chức này đã đào tạo khoảng 54,000 người và trong năm 2003 là 1,500 người. Bởi vì mang danh là một tổ chức phi lợi nhuận nên nó có khả năng nhận viện trợ từ cơ quan hợp tác quốc tế hải ngoại JICA ( thông qua chương trình tự nguyện ), Tổng công ty phát triển hải ngoại (JODC) (thông qua các chuyên gia ), Hội cung cấp học bổng kỹ thuật hải ngoại (AOTS) và và hội các trường đào tạo kỹ thuật hải ngoại (OVTA). Sự hợp tác công nghệ chính thức thường được đưa ra dưới dạng tham quan của các chuyên gia Nhật bản. MGEF cũng tăng cướng các mối quan hệ với các tổ chức này thông qua sự chủ trì các cuộc hội thảo của OTS hoặc OVTA ở Inđônêxia. MGEF có 6 nhân viên bao gồm : giám đốc, 3 quản lý và 2 hướng dẫn viên, tất cả họ đều có bằng quản trị kinh doanh (MBA) của các trường trong nước hoặc quốc tế. Họ cũng được nghiên cứu các phương pháp hướng dẫn được sử dụng bởi tập đoàn điện tử Matsushita hoặc AOTS. Ngoài ra, họ còn có 43 hướng dẫn viên làm việc bán thời gian mà hiện tại là các kỹ sư đang làm việc tại Matsushita. Khung chương trình của MGEF rất đa dạng, từ việc quản lý sản xuất đến quản lý chất lượng và Jcông nghệ thông tin. Việc hướng dẫn bao gồm làm việc trên lớp (40%) và thực hành (60%), bởi vì nó nhấn mạnh đến sự phát triển khả năng thích nghi và ứng dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể. Nó cũng sử dụng đa dạng các phương pháp đào tạo, như các trò chơi, thảo luận nhóm, phác thảo kế hoạch từ AOTS. IV. Philippines 1. Chính sách công nghiệp Vào nữa cuối những năm 1980s, chính phủ Philipin đã thiết lập chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đáp ứng ưu tiên hàng đầu của đất nước, đó là chính sách tạo công ăn việc làm. Vào giữa những năm 1990, có một sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực điện và điện tử nhờ vào việc thiết lập các tổ chức mới để khuyến khích FDI như Ủy Ban Đầu Tư (Board of Investment-BOI) và cơ quan quản lý đặc khu kinh tế Philipin (PEZA) cũng như việc tạo ra một số lượng lớn các khu công nghiệp và sự phát triển của cở sở hạ tầng như điện và viễn thông. Chính sách chính không nhằm mục đích phát triển ngành điện và điện tử một cách cụ thể. Tuy nhiên từ giữa những năm 1990, các chính sách đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thay thế nhập khẩu nhờ sử dụng lợi thế nhân công rẻ như việc sản xuất chất bán dẫn hoặc hoặc hàng gia dụng sang tập trung phát triển một mạng lưới các các nhà sản xuất ổ đĩa cứng và các trang thiết bị cho PC và các linh kiện liên quan khác.Gần đây, mạng lưới các nhà sản xuất các linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty nước ngoài vào Philipin từ đầu những năm 1990 đã đóng góp vào việc giảm rủi ro cho nền kinh tế và nỗ lực lớn của Philipin trong việc để biến các căn cứ cũ trước kia của quân đội Hoa Kỳ thành các khu công nghiệp. Một yếu tố quan trọng khác là các điều kiện có lợi cho đầu tư như việc sử dụng thành thạo tiếng Anh và một số lượng lớn các kỹ sư được đào tạo tại các trường cao đẳng. Chính sách thúc đẩy FDI rất mở rộng cho các công ty nước ngoài cỡ vừa và nhở cũng là một yếu tố quan trọng nữa để tăng FDI. Từ nửa cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, có một cơ hội khác để thu hút sự đầu tư của các công ty Nhật Bản, đó là sự tăng giá của đồng Yên, nhưng Philipin đã không thành công khi tận dụng lợi thế này bởi vì còn tồn tại các bất ổn về chính trị, xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển. Kết quả là, Philipin đã không thể phát triển thành các khu công nghiệp với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà lắp ráp và các nhà sản xuất phụ tùng như trường hợp của Malaysia. Việc tham gia của các công ty lớn trong việc sản xuất các thiết bị máy tính và các phụ tùng có liên quan từ giữa những năm 1990 vào thời điểm bùng nổ của công nghệ thông tin (công nghệ thông tin) toàn cầu đã dẫn đến một sự phát triển cơ cấu công nghiệp không cân xứng, việc thiết hụt các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp các phụ tùng thiết yếu cho sản xuất nội địa. Vào thời điểm đó, ngành sản xuất thiết bị gia dụng đã giữ ở mức thay thế được nhập khẩu, nó đã mất thế lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng nhập khẩu. Các công ty Nhật bản, người đóng vai trò chính trong lĩnh vực này đã buộc phải rút ra khỏi Philipin. Chính sách để phát triển ngành công nghệ thông tin Trong khi người ta đang nghi ngờ về khả năng sản xuất và cạnh tranh của các sản phẩm phần cứng của Philipin với Trung Quốc, thì tiềm năng của đất nước trong ngành sản xuất dịch vụ phần mềm như việc phát triển phần mềm và các trung tâm giải đáp được đánh giá cao về khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo và việc cung cấp dồi dào nguồn kỹ sư và các nguồn nhân lực khác. Chính phủ Philipin với việc tạo công ăn việc làm như là mục đích hàng đầu của đất nước, đã coi trọng ngành công nghệ thông tin như là ngành công nghiệp ưu tiên hàng đầu của đất nước từ giữa những năm 1990 và đã cố gắng để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp này. Có khoảng gần 100,000 các nhà lập trình có thể phát triển các phần mềm, và các trung tâm giải đáp được thiết lập với tốc độ nhanh hơn cả ở Ấn Độ. Trong khi Ấn Độ là nước vượt xa Philipin trong ngành công nghệ thông tin đã bắt đầu tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, Philipine bắt đầu tập trung vào các sản phẩm có trình độ thấp hơn mà nó có thể hoạt động tốt trong sự liên kết với ngành công nghệ thông tin của Mỹ. Chính phủ đã thiết lập " chương trình 10 năm công nghệ quốc gia thế kỷ 21-công nghệ thông tin21" từ năm 1998. Ủy Ban Đầu Tư (BOI), trực thuộc Bộ Công Nghiệp và Thương Mại (DTI) đã bắt đầu thực hiện các chính sách ưu đãi tập trung chủ yếu vào các ưu đãi thuế trong khi chú ý đến sự phát triển cuả Ấn Độ và Ireland, là các quốc gia hơn hẳn Philipin trong lĩnh vực này. Nó tập trung vào việc đảm bảo nguồn nhân lực tài năng, phát triển cơ sở hạ tầng điện lực và viễn thông, cung cấp các khu văn phòng với chi phí thấp và môi trường làm việc năng động. Ưu đãi cho các công ty nước ngoài cũng tương tự như ưu đãi cho các công ty sản xuất theo hướng xuất khẩu hoạt động ở PEZA: miễn giảm thuế thu nhập cho ít nhất 4 năm, miễn giảm thuế nhập khẩu cho tài sản thiết bị dành cho sản xuất, cho phép 50% chi phí đào tạo nhân công có thể được tính vào chi phí và tự do tuyển dụng các công nhân nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ cũng đang xem xét khả năng của việc mở rộng hệ thống để cạnh tranh với các nước láng giềng, bao gồm việc mở rộng giảm thuế thu nhâp đến 12 năm và cho phép các công ty có thể hoạt động bên ngoài các khu công nghệ cao. Các trường đại học ở Philipin đã đào tạo hơn 40,000 kỹ sư hàng năm. Các trường đại học này khuyến khích sinh viên của họ đạt được các kiến thức cần thiết thông qua hệ thống mạng internet, vì vậy học có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp. Bằng việc tận dụng lợi thế của việc sử dụng thành thạo tiếng Anh, các sinh viên có thể tiếp nhận được các thông tin mới nhất mà không có sự rào cản về ngôn ngữ. Tiền lương trung bình cho các nhà lập trình ở Philipin chỉ khoảng 20% so với nhân công của Mỹ và 50% so nhân công với Malaysia. Thậm chí nếu tính toán các yếu tố chi phí khác, thì các doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí lên tới gần 40-50% nếu công nghệ phần mềm được sản xuất ở Philipin. Hơn nữa, khi văn hoá kinh doanh và các tổ chức của đất nước được hình thành sau Hoa Kỳ và Châu Âu, các kỹ sư công nghệ thông tin có thể dễ dàng phát triển công nghệ phần mềm đáp ứng nhu cầu cuả các nước phương tây. Do đó, người Philipin được coi là có lợi thế trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên phương diện nguồn nhân lực. Các yếu tố quan trọng nhất trong ngành công nghệ thông tin là chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và giao tiếp. Các công ty Nhật Bản nhắm tới thị trường Nhật Bản khi họ đầu tư vào việc phát triển phần mềm ở Philipin. Bởi vì tất cả các công đoạn của việc phát triển phần mềm từ việc tư vấn kinh doanh đến hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm và thông số kỹ thuật được thực hiện dựa trên tiếng Nhật, nên đòi hỏi các kỹ sư Philipin phải thông thạo tiếng Nhật ngoài việc có các kỹ năng lập trình đáp ứng tiêu chuẩn cao của khách hàng Nhật Bản. Hiện tại chỉ có khoảng một vài nghìn kỹ sư công nghệ thông tin Philipin làm việc cho các công ty Nhật Bản. Tuy nhiên người ta cũng đang hy vọng rằng Philipin sẽ trở thành trung tâm chuyên viết các modul chương trình cho các công ty phần mềm Nhật Bản. 2. Khái quát ngành công nghiệp điện và điện tử của Philipin Tính đến cuối năm 2000, có khoảng 589 công ty điện và điện tử đăng ký với khu chế xuất dưới sự quản lý của Ủy Ban Đầu Tư và Ban quản lý các khu chế xuất (PEZA/BOI). Số lượng các công ty Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất (30%) so với các công ty Philipin ở Philipin (28%), các công ty của Hàn quốc (10%), Mỹ (9%), Châu Âu (7%), và Đài Loan (4%). Tổng số lượng nhân công là 315,000. Số lượng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật bản tương đối lớn, tương tự như các công ty của Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Philipin. Bởi vì phần lớn các sản phẩm lắp ráp ở Philipin cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Trung quốc và Thai Lan, nên có xu hướng các công ty chuyển cơ sở sản xuất tới các nước này. Tuy nhiên, một phần do sự tác động của bệnh SARS, một vài công ty (ví dụ, NEC) chuyển kinh doanh ổ đĩa mềm từ Trung Quốc sang Philipine. Các công ty của Hoa Kỳ như Intel và Texas Instrument chuyên sản xuất lắp ráp các sản phẩm bán dẫn tiếp tục coi Philipin như là một nơi sản xuất quan trọng mang tính chiến lược. Gần đây, các công ty Nhật Bản đã bắt đầu coi Philipin như là trung tâm sản xuất các phụ tùng lắp ráp máy ảnh, màn hình tinh thể lỏng và bộ khuếch đại điện áp được lắp ráp trong các máy kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ cao. Các nhà đầu tư bắt đầu chú ý tới Philipin như một trung tâm sản xuất linh kiện lớn do lợi thế về chi phí nhân công rẻ và nguồn nhân lực dồi dào. Hình 12: Xu hướng sản xuất của ngành điện và điện tử ở Philipin Nguồn: Niên giám thống kế về điện tử ( Viện nghiên cứu điện tử Read) ;và các số của tạp chí thống kê tài chính 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 Tỷ đô-la 0 5 0 10 0 15 0 20 0 25 0 30 0 35 0 40 0 Tỷ đô-la Linh phụ kiện Dụng cụ Viễn thông Máy tính Thiết bị nghe nhìn Đầu tư của Nhật Bản vào Phillipin Hình 13. Thị phần hàng điện và điện tử của Philipine ở các nước ASEAN. Nguồn: Từ hình 12 Trong khi môi trường đầu tư ở Philipin vẫn đang cần phải tiếp tục nâng cấp cải thiện về cơ sở hạ tầng (điện, đường....) và các mối quan hệ lao động, mức lương ở Phillipine không phải là thấp so với mức lương của các nước như Inđônêxia, Việt nam và Trung Quốc. Do đó, Philipin rất khó có thể cạnh tranh với các nước có lợi thế về lao động. Philipin hiện tại sản xuất một số các bộ linh kiện đặc biệt cho xuất khẩu và sản xuất các linh kiện đa chức năng với sản lượng nhỏ. Mặt khác, lợi thế của Philipine là (i) khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của nhân công, (ii)nguồn nhân lực cho các vị trí quản lý trung gian được đảm bảo nhờ vào khoảng một trăm nghìn kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học kỹ thuật và dậy nghề và (iii) lợi thế vị trí do Philipin nằm giữa Nhật Bản và các nước ASEAN , điều này hoàn toàn thích hợp để Philipin xây dựng một mạng lưới sản xuất khu vực. 3. Những ưu đãi dành cho các công ty của Nhật Bản Mặc dù Philipin không có một quy hoạch tổng thể rõ ràng cho ngành điện và điện tử, nhưng các công ty Nhật Bản đầu tư vào Philipin đang sản xuất ổ đĩa cứng và vi mạch điện tử với việc sử dụng các công nhân nói tiếng anh thành thạo chi phí thấp. Gần đây, các nhà đầu tư chú ý tới nguồn nhân lực làm việc trong ngành công nghệ thông tin thì bắt 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Bi ll io n Do ll 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0  “ Philippins Other Asean Countries Ratio đầu có xu hướng các công ty phát triển phần mềm đã bắt đầu đầu tư vào Philipin ngày càng lớn. Tuy nhiên , Philipin không phải là nước có mức chi phí cạnh tranh thấp một phần do sự nổi lên của Trung Quốc. Nhiều công ty Nhật Bản ở Philipin đang hoạt động trong một môi trường ngày càng khốc liệt, khó có thể phục hồi một cách nhanh chóng. Họ phải đương đầu với rủi ro chỉ có riêng của Philipin, sự di chuyển chặt chẽ của lao động và sự kém phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả hệ thống điện và đường. Trong khi đề cập đến sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty ở Trung Quốc, thì chi phí lao động tính theo đồng đô la ở Philipin dường như vẫn duy trì ở mức độ hiện tại trong dài hạn và người ta cho rằng Philipin vẫn giữ được mức chi phí cạnh tranh với các nước khác. Không có dấu hiệu nào cho thấy các công ty lớn của Hoa Kỳ như Texas Instruments , Intel và các công ty có tên tuổi khác muốn rút khỏi Philipine. Tương tự, tập đoàn Toshiba, là tập đoàn lắp ráp máy tính và chiếm lĩnh thị trường rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp Nhật bản ở Philipine dường như không muốn rút khỏi thị trường Philipin và chuyển sang đầu tư tại thị trường Trung Quốc. Do đó khả năng là FDI sẽ lại tiếp tục quay trở lại Philipine khi có thời cơ. Và cũng vì lý do này mà Philipine cần tiếp tục phát triển và cải thiện môi trường đầu tư. Khung pháp lý và chính sách Trên giấy tờ thì ưu đãi đầu tư các công ty nước ngoài hoạt động ở Philipine là thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào các nhà đầu tư cũng được hưởng các ưu đãi này. Có một số điểm làm các nhà đầu tư lo ngại như sau: thủ tục hành chính quá phiền hà và mất nhiều chi phí, có nhiều vấn đề liên quan đến tham nhũng, quản lý lao động, ổn định xã hội. Thậm chí khi các phương pháp và chính sách khuyến khích môi trường đầu tư được thiết lập, các chính sách này trong khi thực thi cũng hay gặp những trở ngại tại toà án do bị cáo buộc vi phạm các điều khoản trong hiến pháp. Kết quả là Philipin đang tiến hành quá trình sửa đổi hiến pháp để hạn chế sự can thiệp quá mức vào của tư pháp vào các lĩnh vực kinh tế. Do các khó khăn trong việc thu thuế trực thu nên chính thủ tập trung vào thuế gián thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (VAT), là loại thuế dễ dàng thu từ các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài cảm thấy khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi chính phủ luôn thay đổi chính sách thuế một cách thường xuyên, thời gian từ khi luật ban hành cho đến khi luật có hiệu lực ngắn làm cho các công ty khó điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như và thiếu sự tính cụ thể khi các thủ tục bị thay đổi. Hơn nữa, có sự sai lệch trong cách hiểu của chính phủ và các công ty nước ngoài về chi phí thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên có những mức thuế đặc biệt áp dụng không phù hợp. Các công ty xuất điện và điện tử với số vốn đầu tư lớn và một số lượng lớn công nhân, như Fujitsu, thường phải đối đầu với gánh nặng thuế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lợi nhuận của công ty. Việc hoàn trả lại thuế giá trị gia tăng cho các công ty Nhật Bản đã đăng ký với ủy ban đầu tư (BOI) và ban quản lý các khu chế xuất (PEZA) thường mất nhiều thời gian, cũng là một tác động xấu lên công việc kinh doanh của họ. Cơ sở hạ tầng và môi trường lao động Việc cung cấp năng lượng điện không ổn định khiến cho các công ty Nhật Bản phải xấu dựng các nhà máy điện có chi phí lớn hơn là chi phí mua điện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện để tạo ra nguồn năng lượng sản xuất thường gặp phải rất nhiều vấn đề về sản xuất và tăng chi phí do sự ngừng sản xuất gây ra bởi sự thiếu năng lượng. Việc không đủ năng lượng cùng với nguồn năng lượng không ổn định cũng gây ảnh hưởng đến các mạch điện của các thiết bị sử dụng trong nhà của các hộ gia đình. Các công ty Nhật Bản muốn có một hệ thống cung cấp điện ổn định mà không yêu cầu phải có việc tạo ra nguồn năng lượng trong nhà. Nhiều công ty Nhật Bản rất sợ mình sẽ trở thành mục tiêu tranh luận gay gắt của các liên đoàn lao động. Các cuộc tranh chấp lao động luôn luôn là một vấn đề, và chúng các ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Sự tồn tại mối quan hệ giữa liên đoàn lao động và các đảng viên đảng cộng sản ngày càng làm phức tạp thêm vấn đề. Điều kiện giao thông lại là một vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách Philipin khi mạng lưới đường sá và đường cao tốc nối với các khu công nghiệp không được xây dựng một cách hợp lý. Việc kém phát triển của giao thông đường bộ đã làm tăng thêm nạn tắc nghẽn đường giao thông và các hoạt động tội phạm khác. Tệ nạn buôn lậu đã vượt quá khả năng kiểm soát của cảnh sát và các cơ quan có liên quan, nhưng vấn đề chung về an ninh con người của công nhân , hệ thống giao thông và các điều kiện đường sá tồi tàn vẫn còn đang được giải quyết. Đảm bảo nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện máy tính, như các sản phẩm bán dẫn và đĩa cứng, khối lượng sản xuất và đầu tư dường như không tăng thêm. Hiện tại, người ta vẫn hy vọng vào việc sản xuất các thiết bị có nhu cầu tiêu thụ cao, nhưng quan trong hơn cả là Philipin có thể xây dựng được một cấu trúc công nghiệp rộng khắp mà có mối liên kết với thị trường Mỹ và Nhật Bản như đối với ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Ví dụ điển hình là sự phát triển về công nghệ phần mềm. Các công ty Nhật bản hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng tăng như đã nói ở trên, Philipin có một tiềm năng lớn cho việc phát triển ngành dịch vụ phần mềm, bao gồm việc phát triển phần mềm và trung tâm tư vấn mà có thể tận dụng được lợi thế về giao tiếp tiếng anh của người lao động và nguồn lao động có kiến thức trong ngành công nghệ thông tin. Mặc dù Philipin đào tạo một số lượng lớn các kỹ sư công nghệ thông tin, nhưng các công ty Nhật Bản vẫn muốn đào tạo tiếng Nhật cho các nhà lập trình và các mức độ của các kỹ năng lập trình. Để Philipin có thể xâm nhập được một phần của thị trường phần mềm Nhật Bản, rào cản ngôn ngữ giữa các công ty Nhật Bản và các kỹ sư công nghệ thông tin Philipin vẫn còn là một trở ngại lớn. Giải pháp cho vấn đề này có thể là sự tấn công vào các sản phẩm công nghệ thông tin của Philipin của các công ty Nhật Bản. Phòng thương mại và công nghiệp Nhật bản đang cố gắng tạo ra môi trường kinh doanh trong đó có đào tạo tiếng Nhật cho các chuyên gia công nghệ thông tin. Hệ thống đào tạo nhân sự công nghệ thông tin của ADTX (Ví dụ) ADTX là một công ty của Nhật Bản hoạt động ở Philipin chuyên sản xuất các chương trình phát triển hệ thống cho IBM của Nhật và các công ty khác đang hoạt động tại Nhật. Ban đầu, các công ty thường sản xuất phần mềm đã được lắp đặt trong phần cứng. Gần đây, việc phát triển phần mềm ứng dụng cho hệ thống tích hợp ngày càng tăng cao.ADTX cần các nhà thiết kế chương trình lỗi lạc với khả năng nói tiếng Nhật hoàn hảo bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là người Nhật. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một trung tâm hay tổ chức dạy tiếng Nhật nào ở Philipin một cách hoàn chỉnh (chỉ có các khoa tiếng Nhật ở các trường đại học, nhưng ở mức độ trung bình) do đó ADTX hoạt động như là một trung tâm đào tạo với mức chi phí tự có của mình. Trung tâm này liên kết với công nghệ chương trình , giáo dục tiếng Nhật và giáo dục theo phương châm "5S". Hàng năm đào tạo khoảng trên 40 kỹ sư từ các khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, các khoá học ngắn hạn trong vòng 5 tháng có thể bao quát được toàn bộ nội dung của toàn bộ khoá học dài hạn trong 2 năm. Những ai đã hoàn thành xong khoá học của ADTX thì có thể được tuyển dụng cho ADTX miễn là đạt được trình độ tiếng Nhật ít nhất ở mức 3 và giấy chứng nhận tiêu chuẩn Bộ kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản về công nghệ thông tin cấp trong khu vực các nước ASEAN. ADTX đã hoàn thành xong hai chương trình trong vòng hai năm qua, và hiện nay đang xây dựng tiếp chương trình cho năm thứ ba. Hoạt động của trung tâm này tiêu tốn khoảng 8 triệu peso một năm để trả lương cho các giáo viên người Nhật, trả tiền chi phí sinh hoạt cho sinh viên, mua sắm các thiết bị giảng dạy. Đây là gánh nặng tài chính lớn nhất của công ty. IV Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1. Xu hướng đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực điện và điện tử. Những năm gần đây đã chứng kiến sự tăng lên trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn của Nhật bản như tập đoàn Sony, Matsushita, JVC và Toshiba đã hình thành liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vào giữa những năm 1990 để xâm nhập vào thị trường nội địa và ngày nay còn bao gồm các sản phẩm lắp ráp như ti vi màu. Các doanh nghiệp của Hàn Quốc như Samsung, LG đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam muộn hơn so với các đối thủ cạnh tranh của Nhật, tiếp theo là TCL, một doanh nghiệp phát triển nhanh ở Trung Quốc trong những năm 2000. Trong khi các hãng Hàn Quốc đạt được qui mô sản xuất lớn về xuất khẩu sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp Nhật Bản lại hướng vào thị trường Việt Nam và sản xuất nhằm mục đích thay thế nhập khẩu. Do đó họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn nảy sinh từ các thể chế của địa phương, như thuế cao trong các hàng nhập khẩu, và các quyền bắt buộc xuất khẩu ngay từ ban đầu, và phải chống chọi với khả năng lợi nhuận. Trong năm 2001, chính phủ đã đưa ra các yêu cầu và thuế quan nhập khẩu có liên quan để khuyến khích ngành sản xuất trong nước gây khó khăn cho sự hoạt động của các công ty Nhật Bản. Ở Việt Nam, việc sản xuất đồ gia dụng như tủ lạnh và máy giặt của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc bao gồm hãng điện tử Sanyo, điện tử LG, điện tử Samsung. Trong lĩnh vực tủ lạnh và máy giặt chỉ có Sanyo có thể phát triển một hệ thống sản xuất với qui mô xuất khẩu cao. Các hãng khác, bị giới hạn bởi thị trường nội địa nhỏ bé và các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ kém phát triển, duy trì ở mức độ sản xuất cầm chừng của thị trường nội địa chỉ sử dụng các bộ phận nhập khẩu. Cũng không có các công ty nước ngoài có tên tuổi sản xuất máy điều hoà nhiệt độ, lò vi sóng, máy hút bụi, nồi cơm điện, lò sưởi và nồi ga ở Việt Nam hiện nay Trước đây, Việt Nam vẫn chưa có sản xuất ở qui mô lớn các thiết bị thông tin hơn là việc lắp ráp các máy tính điện tử cá nhân do các công ty tư nhân và nhà nước cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, đầu năm 2000, hãng Canon đã đầu tư gần 10 tỷ yên vào xây dựng nhà máy mực in mới ở khu công nghiệp Thăng Long, ngoại thành Hà Nội. Các hãng nước ngoài khác đang có kế hoạch đầu tư theo Canon. Mặc dù còn nhiều vấn đề liên quan đến FDI ở Trung quốc trong việc sản xuất các thiết bị máy tính, Canon và các hãng khác muốn phân tán rủi ro của việc tập trung vào Trung quốc. Quan điểm này dựa trên khả năng cho rằng Việt nam có thể trở thành điểm thu hút vốn FDI với mục đích này do khả năng sẵn có của cung và chi phí lao động thấp Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, việc sản xuất bị thống trị bởi các công ty của Nhật bản và các hãng nước ngoài đến Việt nam vào giữa những năm 1990 và sau đó.10 trong số các hãng của Nhật Bản bao gồm Mabuchi Motor, Fujitsu ngày nay đã liên kết trong việc lắp ráp các bộ phận đơn giản, như máy biến thế, dây cuộn, mô tơ cũng như bảng mạch điện tử và xuất khẩu tất cả các sản phẩm . Bởi vì các nhà sản xuất dụng cụ của Nhật nhập khẩu toàn bộ các thiết bị của họ và xuất khẩu các bộ phận đã lắp ráp. Họ thường đặt trong khu vực sản xuất cho xuất khẩu (EPZs) để tận dụng các lợi thế của họ. Trước đây, các hãng phải đương đầu với hệ thống hải quan không hợp lý và hiệu quả và các thủ tục kinh doanh phiền hà khác đặc trưng của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tình trạng này đã được khắc phục với dịch vụ một cửa tại khu xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực khác và việc giải thích các thủ tục thanh toán hải quan. Điều này đối lập với những khó khăn mà các hãng Nhật Bản sản xuất hàng điện tử tiêu dùng cho thị trường nội địa đang phải đối đầu. 2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); bài học từ các nước ASEAN khác. Vào nửa đầu năm 2004, đoàn của chúng tôi đã đến thăm và đánh giá môi trường đầu tư của các ngành điện và điện tử vào Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia và Philipin theo quan điểm của các hãng sản xuất Nhật Bản. Các kết quả đã được trình bày trên đây. Dựa trên kinh nghiệm của các nước khác, phần này tóm tắt lại các vấn đề chính về các mối quan tâm của Chính phủ Việt nam nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện và điện tử. Đặc biệt, 4 lĩnh vực cần được chú ý hoàn thiện như sau: (i)Khung pháp lý và chính sách; (ii) cơ sở hạ tầng; (iii) phát triển nguồn nhân lực; và (iv) các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự phát triển vững chắc trong lĩnh vực điện và điện tử ở Việt Nam đòi hỏi một sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản và các nước khác. Để nhận ra điều này, Việt Nam cần phải nghiên cứu các xu hướng thay đổi và những khó khăn mà các hãng nước ngoài gặp phải trong các nước ASEAN láng giềng và sử dụng thông tin này để tránh các sai sót trong chính sách. - Các quốc gia phải nhận thức rằng, cần có một quy hoach tổng thể ngành hoàn chỉnh cho ngành điện và điện tử ở các nước đang phát triển. Mặc dù còn có các yếu tố khác như rủi ro quốc gia và vị trí địa lý, chúng ta không thể phủ nhận rằng nếu có một bản quy hoạch tổng thể phát triển ngành rõ ràng như các nước Malaysia , Thái Lan thì sẽ tốt hơn nhiều so với các nước không có quy hoạch tổng thể giống như Inđônêxia và Philipine. Sự khác biệt này thể hiện ngay ở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qui mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu và sự thu hút lao động. - Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển thường gặp phải các thủ tục hành chính phiền hà trong nhiều lĩnh vực bao gồm việc cấp giấy phép đầu tư, thủ tục hải quan, thuế và lao động. Thông qua sự chuẩn bị một quy hoạch tổng thể và sự tham gia vào hiệp định quốc tế AFTA và FTA, chính phủ nên đề cao sự phối kết hợp giữa các bộ ngành có liên quan để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hoạt động thương mại, tạo công ăn việc làm. Để làm việc được như vậy thì Việt Nam cần phải duy trì tính nhất quán, minh bạch, liên tục trong chính sách có liên quan đến các công ty nước ngoài. - Quy hoạch tổng thể là một định hướng cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành công nghiệp điện và điện tử. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong nghiệp trong nước trong dài hạn, chính phủ cần phải phác thảo một quy hoạch tổng thể trong đó đề ra các mục tiêu và các chính sách phát triển rõ ràng của đất nước trong dài hạn. và các nỗ lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đó, đồng thời tăng cường quản lý và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Philipin để thấy rõ tiềm năng của mình. - Một tổ chức cùng với Viện Điên và Điện Tử (EEI) ở Thái Lan đóng vai trò quan trọng hết sức quan trọng cho các hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong: (i) xác định các yêu cầu của ngành ; (ii) khuyến khích sự trao đổi thông tin trong và ngoài nước; (iii) tăng cường quản lý và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước với sự trợ giúp của các doanh nghiệp nước ngoài; (iv) hỗ trợ sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nước; và (v) cung cấp các dịch vụ về kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm quốc tế. Mặc dù sự trợ giúp chính thức có thể được yêu cầu trong giai đoạn đầu, nhưng vẫn cần có sự nỗ lực để tuyển dụng của nguồn nhân lực chất lượng cao từ khu vực tư nhân và sự độc lập về tài chính. Xây dựng cơ sở hạ tầng - Có sự khác biệt lớn giữa Thailan và Malaysia, và giữa Inđônêxia và Philipine về chất lượng của các dịch vụ cơ sở hạ tầng , đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp ổn định nguồn điện và mạng lưới giao thông. Đối với các hãng nước ngoài, nguồn cung ứng điện và giao thông là các yếu tố cực kỳ quan trọng bởi vì chúng quyết định môi trường đầu tư với sự tác động lên sản xúat và chi phí. - Trong khi các doanh nghiệp có qui mô lớn có thể đầu tư vào việc cung cấp nguồn năng lượng, nhưng điều này đòi hỏi phải có chi phí lớn về bảo dưỡng, các phương pháp chống ô nhiễm... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tìm các hình thức đầu tư với chi phí quá cao và buộc phải phụ thuộc vào nguồn điện công cộng. Việt thiếu hụt năng lượng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, đặc biệt là đôí với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất nhựa. - Đối với mạng lưới đường sá, cần phải có một sự cải thiện đối với hệ thống đường xe tải quốc tế và nội địa như đường nối Hà Nội - HCM , HCM - Băng Kốc và Hà Nội và Nam Trung quốc. Phát triển nguồn nhân lực -Ngoại trừ Malaysia, các nước ASEAN đã đề cập trên đây có qui mô dân số lớn nên việc tuyển dụng nhân công số lượng lớn không mấy khó khăn. Tuy nhiên, do các hạn chế trong hệ thống giáo dục, việc hiểu và đạt được tiêu chuẩn đào tạo 5S của các doanh nghiệp Nhật bản là cực kỳ khó khăn. Ngoài ra , số lượng các trườgn đại học, cao đẳng và dạy nghề, đào tạo đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia còn ít , do đó các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tuyển lựa các kỹ sư và chuyên gia trong các lĩnh vực như kế toán. -. Sự cải tiến lớn về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi một chiến lược cơ bản của chính phủ về mặt dài hạn. Nếu nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) được sử dụng cho mục đích này thì các nước đang phát triển cần phải khẳng định rằng hệ thống giáo dục phổ thông, đại học và dạy nghề là các khu vực ưu tiên để nhận việc trợ nước ngoài. - Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm từ các nước khác và đề ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực. ví dụ, xem xét đến khả năng của các chương trình như (i) chương trình học tập tại nước ngoài ở Malaysia dưới chính sách "Hướng Đông”; (ii) các trung tâm đào tạo dưới sự quản lý của các khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp tư nhân với sự hỗ trợ chính thức như tập đoàn giáo dục Gobel Matsushita; và (iii) mời để thiết lập chi nhánh đại diện ở Việt nam của hãng truyền thông Malaysia (MM) hoặc học viện công nghệ quốc tế Malaysia - Japan. Tăng cường các ngành công nghiệp phụ trợ. - Các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở các nước ASEAN thực sự muốn tăng số lượng giao dịch với các công ty trong nước để giảm chi phí sản xuất và cạnh tranh với Trung quốc. Tuy nhiên, thậm chí ở Malaysia và Thailan với sự tích tụ của các ngành công nghiệp thiết yếu, như dập kim loại, đúc, phun , đúc khuôn thép, cán và mạ... vẫn còn rất yếu - Khi các nhà đầu tư nhận thấy thị trường tiềm năng rộng lớn của Trung Quốc, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Trung Quốc có xu hướng phát triển mạnh trong những năm qua. Thị trường ASEAN cũng là một thị trường lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ khi có sự hoạt động của FTA giữa Trung Quốc và ASEAN. Nếu các ngành công nghiệp phụ trợ không được tăng cường nhanh chóng ở các nước ASEAN , thì chúng sẽ nhanh chóng bị thôn tính bởi các đối thủ của Trung Quốc. - Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng Thái Lan và Malaysia đang cố gắng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã có các chương trình liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước bao gồm VDP ở Malaysia. Tuy nhiên, các giải pháp này đã không đưa ra được các kết quả rõ ràng phần lớn là do thiếu thái độ đúng đắn trong việcquản lý của các doanh nghiệp trong nước. - Nhiệm vụ tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ được tiến hành ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra từ các nước trong khu vực bao gồm không chỉ Malaysia và Thai Lan là nước có sự tích tụ có qui mô trong ngành lắp ráp, nhưng thiếu sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, mà còn cả các nước như Inđônêxia và Philipine nơi mà các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được tồn tại. Nếu ODA được sử dụng, thì các nước nhận viện trợ phải có thể chế làm việc hiệu quả để nhận được sự hợp tác công nghệ diễn ra liên tục, như đã đề cập ở trên đối với trường hợp giáo dục. Chính phủ Việt nam cần phải coi trọng tầm quan trọng của một cơ chế làm việc trong mối quan hệ với các nước tài trợ .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam.pdf
Luận văn liên quan