Lời mở đầu
Lý do nghiên cứu đề tài
Bất cứ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào, mục tiêu cao cả nhất là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Mà tiền lương là một khoản chi phí của doanh nghiệp. Để khoản chi phí này thấp nhất nhưng mang lại sử dụng có hiệu quả cao nhất, thì công tác trả công lao động có vai trò vô cùng quan trọng. Trả lương có hiệu quả sẽ vừa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, giảm thiểu chi phí, vừa thúc đẩy tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thực tế hiện này trong các doanh nghiệp Việt Nam, hình thức trả lương góp phần quan trọng trong hiệu quả của công tác trả lương. Tuy nhiên do còn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, nên các hình thức trả lương còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và chưa hiệu quả, tiền lương còn thấp, chưa phản ánh đúng giá trị mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp dẫn tới những khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp.
Tiền lương là một vấn đề rất được quan tâm chú ý bởi vai trò và tầm quan trọng của nó. Nó là nguồn thu nhập chủ yếu để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nuôi sống bản thân và gia đình của người lao động.
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương, qua việc nghiên cứu, tìm đọc tài liệu về quá trình hình thành, phát triển, các báo cáo kinh doanh,em thấy các hình thức trả công (lương) tại Công có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. Do đó, em xin chọn đề tài “Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ương” để làm chuyên để thực tập.
Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hình thức trả lương trong Công ty từ đó tìm ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến các hình thức trả lương, để các hình thức này thực hiện trong thực tế có hiệu quả hơn.
Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức trả lương đang đựơc áp dụng hiện nay đối với người lao động thuộc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu các hình thức trả công (lương) của Công ty trong giai đoạn từ 2004 đến 2006
Không gian: - Văn phòng công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương
- Các Chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Chuyên đề thực tập còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu từ Văn phòng, Chi nhánh của Công ty.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và so sánh nhờ sự giúp đỡ của các chương trình xử lý số liệu trên máy vi tính.
Trong quá trình thực hiện Chuyên đề, em đã được sự giúp tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Vũ Thị Uyên cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, thu thập số liệu và nghiên cứu các tài liệu song do thời gian, trình độ đặc biệt là kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong sự đóng góp ý kiến của Cô giáo đề em hoàn thiện Chuyên đề này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo và các cô, anh, chị đã giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành Chuyên đề này của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đơn vị (K3)
- Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi đơn vị do Hội đồng lương Công ty xem xét, phê duyệt ( 6 tháng một lần) trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch được giao ;
- Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị bao gồm 3 mức :
Mức K3 = 1,0
Áp dụng đối với các đơn vị hoàn thành kế hoạch được giao đạt từ 100% trở lên
Mức K3 = 0,8
Áp dụng đối với đơn vị thực hiện kế hoạch được giao từ 60% đến dưới 100%
Mức K3 = 0,6
Áp dụng đối với các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao đạt dưới 60%.
1.3.Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1. Ông Trân Văn A, hiện đang làm công tác Kế toán trưởng tại chi nhánh Y, có hệ số lương là 2,74. Hệ số phụ cấp là 0,2; Hệ số hoàn thành công việc là 1,0 và làm việc 23 ngày trong tháng 3. Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của chi nhánh Y trong quý 1 là 0,8 ; Định mức tiền công / ngày công (M) là 20.000 đ/ ngày. Số ngày làm việc trong tháng 3 là 23 ngày. Lương của ông A trong tháng 3 được tính như sau:
T = T1 + T2
T1 = + (450000 x 0.2) = 1,323,000 (đồng)
T2 = 1.80 x 1.0 x 0.8 x 20000 x 23 = 662,400 (đồng)
(K1) (K2) (K3) (M) (N)
Vậy : Tổng số tiền lương của Ông Trần Văn A nhận được trong tháng 3 là:
T = T1 + T2 = 1,323,000 + 662,400 = 1,985,400 (đ )
1.4. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.
Ưu điểm:
Qua tìm hiểu căn cứ và cách thức phân phối tiền lương cho người lao động trong Công ty, ta thấy
Hình thức trả lương theo thời gian được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết, đơn giản, dễ tính và dễ hiểu
Lương gắn liền với tính trách nhiệm và mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhiệm. Đánh giá đúng giá trị công việc mà nhân viên thực hiện.
Tiền lương gắn liền với trình độ đào tạo của người lao động. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi trình độ đào tạo là yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng làm việc của người lao động. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên tự nâng cao trình độ của mình để đạt mức lương cao hơn.
Tiền lương gắn liền với mức độ hoàn thành công việc của người lao động, nó vừa có tác dụng khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.Vừa có tác dụng khuyến khích họ nâng cao hiệu quả công việc để có hệ số cao hơn, từ đó dẫn đến tiền lương cao hơn
Lương gắn liền với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Hệ số này vừa có tác dụng khuyến khích người lao động có vừa có tinh thần, trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, vừa có tác dụng khuyến khích tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp để họ có thể hoàn thành công việc chung của đơn vị.
Tiền lương đã đánh giá được các yếu tố: Kỷ luật lao động, thái độ làm việc, thái độ với tập thể, bảo vệ tài sản, an toàn lao động...
1.4.2 Nhược điểm:
Mặc dù đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác trả lương cho người lao động theo thời gian nhưng hình thức trả lương mà Công ty đang áp dụng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục sau:
Tiền lương chưa khuyến khích được độ sáng tạo,nâng cao hiệu quả công việc do các hệ số thấp, không có độ co dãn.
Hình thức trả lương này chưa có quy chế quy định cụ thể với những người lao động hoàn thành vượt mức và xuất sắc công việc được giao.
Tiền lương đã chú ý tới ngày công lao động(N), nhưng chưa khuyến khích được ý thức sử dụng giờ công lao động do không có những quy định sử dụng giờ công lao động. Điều đó dễ dẫn tới tình trạng nhân viên không sử dụng không hiệu quả thời gian lao động, gây ra lãng phí thời gian lao động cũng như chi phí cho lao động trong Công ty.
Đối với nhân viên văn phòng, hình thức trả lương này chưa có tác dụng khuyến khích họ sử dụng hợp lý giờ công lao động, nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả công việc
Tiền lương theo thời gian không kết hợp với thưởng chưa khuyến khích người lao động nhất là với người lao động làm việc tại các Chi nhánh trực tiếp phân phối và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, tại các của hàng như Cửa hàng Nam Định, Cửa hàng Thừa Thiên Huế ,cửa hàng Quảng Ngãi. Đây là các Chi nhánh, cửa hàng chủ yếu mang lại lợi nhuận của Công ty. ơ
Hình thức lương này được xây dựng từ năm 1999; đến nay tính chất công việc có nhiều thay đổi. Do vậy, hệ số cũ chưa phản ánh đúng những đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp.
Qua đây cho thấy công tác trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần giải quyết.
2.Hình thức trả lương khoán sản phẩm
2.1. Điều kiện để trả lương khoán sản phẩm
2.1.1. Cơ sở để tính định mức
-Công suất máy ( Khảo sát máy)
- Định mức lao động hợp lý trên một dây chuyền sản xuất trong một ca làm việc
- Tiền lương bình quân hợp lý của người lao động trong một ca làm việc, căn cứ vào :
Mặt bằng thu nhập của người lao động trong Công ty
Hao phí lao động hợp lý để thực hiện định mức sản phẩm quy định
Định mức và đơn gíá
STT
Nội dung
Số người/ca sản xuất
Định mức sản phẩm trong một ca sản xuất
Đơn giá sản phẩm
A
GIA CÔNG
1
Gia công thuốc dạng bột
( PADAN, SHACHONGSHUANG)
4
3,0 tấn
75.000đ/ tấn
2
Gia công thuốc dạng nước
a
Nguyên liệu rắn khó tan
(OFATOX 400 EC, BI 58, SUBATOX 75EC)
5
4,5 tấn
65.000 đ/tấn
b
Các loại thuốc nước khác
( Trừ VIDA, VALIDACIN)
5
6,5 tấn
46.000 đ/tấn
c
VIDA,VALIDACIN
5
5,0 tấn
40.000 đ/tấn
B
SANG CHAI, ĐÓNG GÓI
1
Sang chai thuốc dạng nước
*
Loại thuốc không có màng co, cốc đong
17
- loại 100cc
13.000chai
52 đ/chai
- Loại 240cc
10.000 chai
68 đ/chai
- Loại 480cc
8.000 chai
85 đ/chai
*
Loại có màng co, cốc đong
19
- Loại 100cc
13.000 chai
58 đ/chai
- Loại 240cc
10.000 chai
77 đ/chai
2
Đóng gói thuồc dạng bột
- Loại 100g
16
1,6 tấn
400.000 đ/tấn
- Loại 50g
1,0 tấn
680.000 đ/tấn
- Loại 30g
0,75 tấn
900.000 đ/tấn
- Loại 20g
16
0,55 tấn
1.100.000 đ/tấn
3
Gia công và đóng gói thuốc Kayazinon 10G, 5G ( Tính từ công đoạn gia công đến đóng gói hoàn chỉnh)
12
3,0 tấn
180.000 đ/tấn
Căn cứ vào bảng định mức này mà các tổ theo dõi mức chấm công để trả cho người lao động. Trên cơ sở đó có thể tính toán số người trong một ca làm việc, định mức để sản xuất ra số sản phẩm trong một ca, là cơ sở cho việc định mức được số lao động cần thuê thêm cho một thời kỳ sản xuất
2.1.2.Công tác tổ chức và bố trí nơi làm việc
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất và những phương tiện cần thiết tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành công việc. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc, giảm thời gian hao phí lao động do phải chờ nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị hỏng hóc... từ đó tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng và nó diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Tại các Chi nhánh, nơi sản xuất mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật, là một loại hàng hoá độc hại, đặc biệt nguy hiểm tới môi trường và người lao động. Vì lẽ đó mà cần phải phục vụ và bố trí nơi làm việc một cách chu đáo để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động
Đối với người lao động làm việc tại Xưởng sản xuất tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Chi nhánh phía Nam. Công ty trang bị đầy đủ phương tiện cá nhân để người lao động có thể yên tâm công tác, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân
Bảng: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại các phân xưởng sản xuất thuốc BVTV
SốTT
Tên nghề, công việc
Danh mục trang bị
ĐV tính
Số lượng
Thời gian
sử dụng
1
Pha chế, phun thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Găng tay cao su
Đôi
03
1 tháng
- Đệm lưng vải bạt
Cái
01
6 tháng
- Yếm hoặc tạp dề chống ướt
Cái
01
6 tháng
- Khẩu trang
Cái
04
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0,25
1 tháng
2
Chế biến phôi liệu thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Giầy da hoặc ủng cao su
Đôi
01
6 tháng
- găng tay bạt vải
Đôi
03
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Khẩu trang
Cái
06
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0.25
1 tháng
3
Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Giầy vải bạt
Đôi
01
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Găng tay cao su
Đôi
03
1 tháng
- Găng tay bạt vải
Đôi
02
1 tháng
- Khẩu trang
Cái
06
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0.25
1 tháng
4
Xúc, rửa chai lọ, vật đựng, chức thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Ủng cao su
Đôi
01
6 tháng
- Găng tay cao su
Cái
03
1 tháng
- Khẩu trang
Cái
06
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0.25
1 tháng
- Công tác phụ cấp độc hại
Dù Công ty đã trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cá nhân, làm tốt công tác tổ chức nơi làm việc nhưng xét về phương diện nào đó. Thuốc bảo vệ thực vật có những ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ của những người công nhân làm công tác sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
Theo Carson P (1962) trong cuốn sách “Mùa xuân im lặng”(Silent Spring) cho rằng phải ngay lập tức ngừng việc sử dụng thuốc BVTV vì chúng là nguyên nhân chính huỷ diệt sự sống trên toàn trên toàn trái đất.
Những người công nhân làm tại các xưởng sản xuất bị ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Vì thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc BVTV nên thường có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, dị ứng tay chân và mắt.Theo kết quả điều tra của Viện Bảo hộ lao động. Trong 175 người lao động thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV. Tỷ lệ người lao động thấy chóng mặt chiếm 70%, nhức đầu chiếm 69,71%. mẩn ngứa 36,57%, buồn nôn 17,71%.
Tổ chức Y tế Thế giới WTO đánh giá có hơn hai triệu người bị ngộ độc hàng năm do thuốc BVTV trong đó có 30000 người chết. Tuy nhiên, chưa ai tính hết được hậu quả lâu dài và âm ỉ của hoá chất BVTV.
Việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật được Nhà nước xếp vào danh mục nghề độc hại và đặc biệt nguy hiểm. Do đó người lao động được trang bị, phương tiện cá nhân cho người công nhân và họ được hưởng phụ cấp độc hại.
Bồi dưỡng độc hại là một trong những phương pháp ngăn ngừa bệnh tật và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động cà chỉ áp dụng chế độ bồi dưỡng độc hại đối với người lao động trực tiếp tiếp xúc với môi trường có yếu tố độc hại và có thời gian làm việc tại môi trường đó
Công ty đã quy định đối tượng áp dụng và mức bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật
Mức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1, có giá trị bằng 4000 đồng
Đối tượng áp dụng: - Thủ kho thuốc bảo vệ thực vật.
- Hoá nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật
- KSC
Mức 2, có giá trị bằng 6000 đồng
Đối tượng áp dụng:- Công nhân gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
- Công nhân bốc vác hoá chất, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.
Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc ( > 4 tiếng ) thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc (< 4 tiếng) thì được hưởng một nửa định suất bồi dưỡng.
- Công tác bố trí lao động
Kế hoạch sản xuất của Công ty thường thường mang tính chất mùa vụ và chia làm hai đợt lớn : từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau để sản xuất thuốc phục vụ lúa Chiêm và từ tháng 6 đến 8 phục vụ Mùa . Do đó công tác bố trí lao động của Công ty rất linh hoạt.
Dựa vào kế hoạch sản xuất, Các Chi nhánh tự thống kê số lao động cần thiết để có thể sản xuất thuốc cung cấp cho thị trường. Ở mỗi Chi nhánh sản xuất thường có hai loại công nhân: Công nhân ký hợp đồng dài hạn và công nhân thuê theo mùa vụ
Công nhân ký hợp đồng dài hạn với Công ty là người có trình độ, tay nghề vững vàng, kinh nghiệm lâu năm. Ngoài việc được trả lương theo sản phẩm, họ còn được hưởng lương theo hệ số và làm việc trong cả năm.
Công nhân thuê theo mùa vụ: thường là lao động phổ thổng ở các địa phương hoặc những người nông nhân nông nhàn. Vào hai đợt sản xuất chính của Công ty, các xưởng sản xuất thường thuê thêm để phục vụ sản xuất. Ngoài lương sản phẩm và phụ cấp độc hại, họ không được bất kỳ một khoản nào khác.
- Công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm
Kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm để xác định xem cách tiến hành công việc có đạt yêu cầu hay không. Việc kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm được tiến hành khi sản phẩm được bộ phận kiểm định chất lượng của đơn vị (KCS) xác nhận đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Công ty quy định về mẫu mã, dung tích, độ kín, đơn vị sản phẩm trên một tấn nguyên liệu.
Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì công nhân sẽ được tính theo đơn giá tiền lương. Nếu không đạt, thì tổ đó, người công nhân đó phải làm lại hoặc tính theo đơn giá thấp hơn đơn giá tiền lương tính cho sản phẩm đó.
Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm còn nhằm mục đích kiểm tra công nhân, tổ trưởng vì chạy theo chất lượng sản phẩm mà không đảm bảo chất lượng, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được thực hiện bởi bộ phận KSC
2.2. Đối tượng áp dụng
Nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm hơn 60%). Từ đó về Việt Nam thực hiện công đoạn sang chai, đóng gói để bán ra thị trường. Có một số loại thuốc do Công ty tự sản xuất độc quyền trên cơ sở hiệu quả cao, giá thành hợp lý như Ofatox, Bitox, Padan.
Người lao động làm việc tại các xưởng sản xuất chủ yếu làm các công việc sang chai, đóng gói thuốc còn lại một phần nhỏ làm công việc sản xuất thuốc.
Tiền lương tính theo sản phẩm khoán áp dụng với các đối tượng
Sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật
Súc rửa chai lọ, vật dụng đựng, chứa thuốc BVTV
Bốc xếp,vận chuyển thuốc BVTV
Chế biến, phôi liệu thuốc BVTV
2.3. Công thức trả lương theo sản phẩm khoán ở các Chi nhánh
Đầu năm, Trưởng các Chi nhánh tự xây dựng kế hoạch cho chi nhánh của mình, sau đó trình lên Ban giám đốc. Ban giám đốc kết hợp với phòng Kế hoạch của Công ty lập kế hoạch sản lượng thực hiện trong năm. Sản lượng mà Công ty xây dựng nên dựa trên sản lượng tiêu thu năm ngoái, tình hình thời tiết và kế hoạch sản xuất của nông dân những nơi mà Công ty đặt Chi nhánh, từ đó xây dựng kế hoạch năm thực hiện. Kế hoạch sản xuất được giao cho 03 Chi nhánh : Hải Phòng, Đà Nẵng và Chi nhánh phía Nam.
Ở mỗi Chi nhánh đó, dựa vào kế hoạch sản xuất giao cho từng đơn vị. Từ đó xác định khối lượng công việc, số công nhân cần thuê thêm. Chia ra thành các tổ sản xuất. Mỗi tổ đảm nhận sản xuất một khối lượng thuốc nhất định trên cơ sơ giám sát của tổ trưởng.
Các xưởng sản xuất xác định giá khoán cho các tổ trên cơ sở đơn giá tiền công, tiền lương được các Chi nhánh xây dựng từ trước.
Công thức tính tiền lương của tổ sản xuất
TLSP = ĐGK x QK
Trong đó: TLSPK : Tiền lương sản phẩm khoán.
ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm
QK : Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành
Công thức tính tiền lương của công nhân sản xuất thuốc BVTV
TLSP = ĐG x Qi
TLSP : Tiền lương sản phẩm của công nhân i
ĐG : đơn giá tiền lương
Qi : sản lượng của công nhân i
2.3.2. Nguyên tắc trả lương theo khoán sản phẩm tại các Chi nhánh
Thứ nhất: Người lao động trực tiếp tham gia sản xuất ( gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật) :
- Được hưởng lương theo sản phẩm tính theo đơn giá gốc nếu số sản phẩm thực tế đạt 100% so với định mức quy định.
- Được hưởng lương sản phẩm theo đơn giá bằng 80% đơn giá gốc nếu số sản phẩm thực tế đạt dưới 100% so với định mức quy định.
- Được hưởng lương cơ bản theo nghị định 26CP trong các trường hợp sau :
(Áp dụng với ngươi lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng có xác định thời hạn từ 01 năm trở lên ).
+ Thời gian chờ việc
+ Thời gian làm công nhật
Thứ hai: Người lao động được hưởng tiền bồi dưỡng độc hại theo quy định của Nhà nước
Thứ ba: Ngoài tiền lương được hưởng theo đơn giá sản phẩm quy định, người lao động trực tiếp sản xuất không được hưởng chế độ trả lương nào khác.
Để đảm bảo quỹ lương được công bằng, hợp lý Công ty đề ra bảng đinh mức và đơn giá sản phẩm và thông báo cho toàn thể cán bộ CNV được biết.
Đơn giá tiền công gia công chế biến sang chai, đóng gói nhỏ thuốc BVTV tại chi nhánh Hải Phòng
Số thứ tự
Loại hàng
Đơn vị tính
Đơn giá
I. Đối với hàng gia công, chế biến:
1
Ofatox 400 EC
Đồng/Tấn
55,000
2
Bassa 50 EC
Đồng/Tấn
55,000
3
Power 5 EC
Đồng/Tấn
40,000
II. Đối với hàng sang chai
1
Sang chai loại 80,90,100ml
Đ/chai
45
2
Sang chai loại 240,250ml
Đ/chai
68
3
Sang chai loại 480,500ml
Đ/chai
85
III. Đối với hàng đóng gói thuốc nước
TT
Loại hàng
Đơn giá sản phẩm
Đóng bằng tay
Đóng bằng máy
A
Đóng gói thuốc bột
Đồng/tấn
1
Neretox 95 WP – 20g
1,100,000
650,000
2
Fuji – one 40 WP – 17g
1,800,000
850,000
3
Cavil 50 WP – 10g
1,400,000
900,000
B
Đóng gói thuốc nước
Đống/gói
1
Cavil 50 SC – 10ml
8.5
2
Sutin 50 EC – 10ml
10.0
3
Heco 600 EC – 20ml
11.0
2.4.Nhận xét
Qua phân hình thức trả lương theo sản phẩm cho người lao động tại các Chi nhánh, tôi rút ra một số nhận xét sau:
2.4.1. Ưu điểm
Tiền lương mà người công nhân nhận được gắn liền với số sản phẩm mà họ làm ra. Thúc đẩy công nhân tham gia lao động đầy đủ để có mức lương cao. Bên cạnh
Đó đơn giá ngày công cao hay thấp còn phụ thuộc vào kết quả làm việc hàng ngày của từng công nhân. Do đó tạo được động lực để công nhân tích cực làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Đơn giá tiền lương được quy định rất rõ ràng, cụ thể tới từng Chi nhánh. Đảm bảo được tính minh bạch và công bằng trong việc tính tiền lương cho người lao động.
Việc bố trí, sắp xếp lao động rất hợp lý; các chi nhánh chỉ ký hợp đồng dài hạn với những công nhân có trình độ tay nghề cao, còn tới mùa vụ nếu thiếu các chi nhánh sẽ thuê thêm lao động ở ngoài. Đây là số lao động được Công ty thuê lâu năm, đảm bảo đủ trình độ, tay nghề để làm việc cho các Chi nhánh.
Đơn giá tiền lương rất linh hoạt; được các chi nhánh xây dựng hàng năm.Khi giá nguyên vật liệu để sản xuất thuốc thay đổi, đơn giá tiền lương cũng thay đổi. Do đó,nó phù hợp với sự thay đổi về chủng loại mặt hàng, về doanh thu, lợi nhuận
Nhìn chung, hình thức trả lương theo sản phẩm rất phù hợp với người lao động làm việc tại các Chi nhánh sản xuất thuốc BVTV và nó có những ưu điểm nhất định, Song bên cạnh đó cũng tồn tại một số những vấn đề trong cách trả lương.
2.4.2. Nhược điểm
Đơn giá tiền lương chưa khuyên khích công nhân nâng cao năng suất lao động về mặt chất lượng. Mặt khác, mặt hàng mà người lao động làm có tính chất độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ người lao động và tới môi trường. Do đó, nếu không làm tốt công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm sẽ dẫn tới tình trạng người công nhân không tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn máy móc thiết bị, chỉ làm cho xong công việc mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm.
Tiền lương này có tính chất mùa vụ. Với trong hai đợt sản xuất chính, người công nhân thường có việc làm ổn định, đôi khi còn làm thêm ca do người nông dân cần thuốc để sản xuất nông nghiệp.Khi đó, lương của người lao động sẽ rất ổn đinh và cao, đảm bảo được cuộc sống. Nếu không phải vào hai đợt sản xuất ấy, các Chi nhánh thường sản xuất cầm chừng, do các kho tàng, bến bãi không đảm bảo điều kiện để có thể dự trữ được lâu dài. Trong giai đoạn này, tiền lương mà người lao động nhận được chủ yếu là lương cơ bản (lấy hệ số nhân với tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp quy định), dẫn đến khó có thể đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Ngoài tiền lương mà người lao động nhân được dựa vào số sản phẩm mà họ sản xuất ra; họ không nhận được bất kỳ khoản tiền thưởng nào khác.
III. Ảnh hưởng các hình thức trả công tới hiệu quả kinh doanh
Có thể đánh giá hiệu quả của công tác trả lương cho người lao động đối với hoạt động của Công ty ta có thể đánh gía thông qua một số chỉ tiêu sau:
1. So sánh tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương:
Đây là một trong những nguyên tắc của tổ chức tiền lương. Nguyên tắc này đảm bảo cho Công ty hoạt động có hiệu quả, có khả năng giảm giá thành sản phẩm. ta có thể xem xét thông qua bảng số liệu sau:
Bảng: so sánh tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng doanh thu
Nghìn đồng
196,905,042
207,127,223
108,040,030
112,102,040
120,905,042
Quỹ lương
Nghìn đồng
2,140,668
2,380,425
2,273,980
3,047,005
2,236,075
Tổng lao động
Người
309
313
317
267
126
Năng suất lao động
Nghìn đồng/người
637,233
661,748
340820
419857
959563
Inslđ
1
1.038
0.515
1.231
2.285
Tiền lương bình quân
Nghìn đồng/người
6927.73
7605.2
7173.438
11412.003
17746.626
Itlbq
1
1.098
0.943
1.590
1.555
( Nguồn : Báo cáo kết qủa kinh doanh của Công ty )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2002, 2003 doanh thu tăng đều, nhưng từ năm 2003 đến 2004 thì giảm sút đột ngột, gần 100 tỷ. Nhưng từ năm 2004 tới 2006 doanh thu tăng nhưng với tốc độ chậm.Nguyên nhân sụt giảm doanh thu là do trong năm 2003, Nhà nước cho phép các Công ty sản xuất,buôn bán thuốc trừ sâu nước ngoài đặt chi nhánh ngay tại Việt Nam mà không phải thông qua các Công ty thuốc bảo vệ thực vật trong nước, mặt khác sự xâm nhập ồ ạt của thuốc trừ sâu Trung Quốc với giá rẻ, hợp với túi tiền của bà con nông dân. Chính vì lý do đó mà doanh thu của Công ty từ năm 2004 sụt giảm mạnh so với các năm về trước.
Nhìn chung quỹ lương có xu hướng tăng với tốc độ chậm. Riêng năm 2006, tiền lương giảm gần 800 triệu. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2006 Công ty cơ cấu lại lực lượng giảm từ 267 người (2005) còn 126 người (2006)
Số liệu trên cho thấy trong những năm 2002, 2003 cả năng suất lao động tăng. Đến năm 2004 năng suất lao động giảm mạnh từ 661,748 đến 340820. Nhưng từ năm 2004 tới 2006 năng suất lao động có xu hướng tăng. Đặc biệt trong năm 2006 tăng rất cao.
Tiền lương bình quân tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, trong năm 2004, tiền lương bình quân giảm so với năm 2003.
Nhìn chung, tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm thấp hơn tốc độ tăng tiền lương. Chỉ năm 2006, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn so với tốc độ tăng tiền lương. Điều đó cho thấy doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc của tổ chức tiền lương, Công ty chưa sử dụng tiền lương có hiệu quả.
2.Hiệu qủa do một đồng tiền lương đem lại
Có thể đánh giá hiệu qủa sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp thông qua hai chỉ tiêu hiệu quả đem lại khi bỏ ra một đồng tiền lương.
HDT = HLN =
Trong đó : DT: Doanh thu
QL: Quỹ lương
LN : lợi nhuận
HDT : Một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
HLN : Một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tính các chỉ tiêu trên đối với Công ty ta được bảng số liệu sau:
Bảng : hiệu quả do một nghìn đồng tiền lương đem lại
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng doanh thu
Nghìn đồng
196,905,042
207,127,223
108,040,030
112,102,040
120,905,042
Lợi nhuận
Nghìn đồng
4,258,340
6,428,145
7,537,378
8,552,578
11,541,656
Quỹ lương
Nghìn đồng
2,140,668
2,380,425
2,273,980
3,047,005
2,236,075
HDT
91.982
87.012
47.511
36.790
54.070
HLN
1.989
2.700
3.314
2.806
5.161
Từ bảng số liệu trên cho thấy:
Xét theo doanh thu: Tính bình quân qua các năm ta thấy một đồng tiền lương làm ra 63.473 đồng doanh thu. Ta thấy HDT không ổn định qua các năm và độ chênh lệch lớn. Năm 2002, 2003 chỉ số này tăng mạnh do doanh thu các năm này tăng mạnh.
Xét theo thu nhập : Tính bình quân ta có thể qua các năm ta thấy một đồng tiền lương làm ra 15.973 đồng lợi nhuận,các chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Từ năm 2004 đến năm 2005, giảm nhẹ. Nhưng từ năm 2005 tới 2006 thì lại tăng gấp đôi.Chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả
Vậy hiệu quả tiền lương đem lại có sự giao động lớn qua các năm.Nguyên nhân là sự tăng giảm không ổn định của doanh thu, sự tăng đều về lợi nhuận qua các năm
3.Đánh giá một số chỉ tiêu về sử dụng quỹ tiền lương trong Công ty
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả công tác tiền lương người ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Hệ số giữa tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng tiền lương : M1
Hệ số giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng quỹ lương : M2
M1 = M2 =
IDT = ILN =
IQL =
Trong đó:M1: Tỷ số giữa tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng tiền lương.
M2 : Tỷ số giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng tiền lương.
ILN : Tốc độ tăng lợi nhuận.
IDT : Tốc độ tăng doanh thu.
IQL : tốc độ tăng quỹ lương.
DT1, DT0 : Doanh thu năm sau, năm trước.
QL1, QL0 : Quỹ lương năm sau, năm trước.
LN1.LN0 : Lợi nhuận năm sau, năm trước
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
IDT
1.00
1.05
0.52
1.04
1.08
IQL
1.00
1.11
0.96
1.34
0.73
ILN
1.00
1.51
1.17
1.13
1.35
M1
1.00
0.95
0.44
0.77
1.47
M2
1.00
1.05
0.52
1.04
1.08
3.1.So sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng tiền lương (M1)
Nếu K1 >1 : chứng tỏ mức tiền lương trả cho người lao động là hợp lý. Nhìn vào số liệu trên ta thấy nhìn chung K1 1. Tiền lương là một phần chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì khó khăn trong việc đáp ứng cho các khoản chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng đều và cao qua các năm là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính cao.
Hệ số K1 1. Điều này cho thấy công tác trả lương đã có nhiều tiến bộ.
3.2.So sánh tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng tiền lương (K2)
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Nó phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được. Do đó để đánh gía chính xác hơn vấn đề sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp ta có thể sử dụng tỷ số K2
Nếu K2 > 1 điều này có nghĩa là : tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng tiền lương hay khả năng tăng mức tiền lương cho người lao động là có thể đựơc mà doanh nghiệp vẫn có lãi. Khi đó, có thể tăng mức lương nhằm tạo sự cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo ra sự phát triển bền vững của sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG
I . Phương hướng, mục tiêu của công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1TW
1. Phương hướng, mục tiêu của công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1TW
1.1. Phương hướng, mục tiêu trong thời gian tới.
Sau khi chuyển thành Công ty cổ phần, các ngành nghề kinh doanh của Công ty được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, trong đó sản xuất kinh doanh vật tư thuốc bảo vệ thực vật là chủ đạo.
Về Doanh thu: Xuất phát từ thực tế sản xuất kinh doanh đạt được những năm gần đây và tình hình cạnh tranh ngày càng tăng. Công ty đặt ra mục tiêu trước mắt là tăng trưởng ổn định và duy trì doanh thu ở mức hợp lý và hiệu quả. Dự kiến 03 năm đầu sau cổ phần hoá, tốc độ tăng của doanh thu là 10% năm. Sau khi ổn định và làm ăn có hiệu quả, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sẽ là mục tiêu chính trong thời gian tiếp theo.
Về chi phí:
Tinh giản lao động theo hướng ngọn nhẹ, có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Việc tinh giản biên chế giúp cho Công ty giảm chi phí tiền lương và tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng chính sách lương mới nhằm khuyến khích người lao động làm việc có hiệu qủa.
Đổi mới công tác lập kế hoạch nhập và tiêu thụ hang hoá. Việc nhập hang hoá được thực hiện trên cơ sỏ kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng quý, từng giai đoạn bảo đảm khả năng cung ứng kịp thời nhu cầu cho thị trường, đồng thời tránh để hang tồn kho cuối vụ nhiều.
Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
Về lợi nhuận: Với các giải pháp về quản lý doanh thu và kiểm soát chi phí, dự kiến trong 03 năm đầu, Công ty cổ phần có thể đạt đến mức sinh lợi nhuận trước thuế/doanh thu khoảng 6%.
Cổ tức: trong những năm đầu, Công ty sẽ duy trì việc chi trả cổ tức ở mức hợp lý, phần lợi nhuận chưa được chia dung để trả lãi ngân hang và tái đầu tư. Tỷ lệ chia cổ tức trong 03 năm đầu dự kiến là 10%,11% và 12%.
Thu nhập của người lao động: Để đảm bảo điều kiện tốt hơn cho người lao động và khuyến khích họ lao động tích cực, làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, bên cạnh chính sách của Nhà nước là bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, dự kiến thu nhập bình quân của người lao động sẽ đạt 1,6 triệu đồng năm 2006 và tăng dần trong các năm tiếp theo cùng với sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.Phương hướng cải tiến công tác trả lương (công) trong doanh nghiệp
Nhằm phát huy có hiệu quả tiền lương đồng thời gắn việc trả lương với kết quả lao động. Công tác trả lương của doanh nghiệp tuân thủ những nguyên tắc sau:
Tuân theo bộ luật lao động (có bổ sung, sửa đổi năm 2003) và các văn bản pháp luật của nhà nước về vấn đề tiền lương
Đảm bảo duy trì thu nhập của người lao động ở mức ổn định, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
Việc trả lương phaỉ tương xứng với năng lực thực tế, năng suất lao động và kết quả lao động của mỗi người.
Đối với các chi nhánh, cần áp dụng quy chế lương khoán để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
II. Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác trả lương tại công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1TW
1.Lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp cho các bộ phận trong Công ty.
1.1. Đối với cán bộ, công nhân viên làm việc tại văn phòng công ty.
Hình thức trả lương theo thời gian đã gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm, sự hoàn thành công việc của từng người cũng như sự hoàn thành công việc của đơn vị kinh doanh.
Mặc dù công ty cũng có quy chế khen thưởng riêng. Song quy chế này áp dụng đối với người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức công việc cho một năm. Quy chế này chưa có tác dụng kích thích, tạo động lực để người lao động nâng cao hiệu quả công việc. và việc xét khen thưởng cho một lao dộng một năm một lần vào dịp cuối năm còn mang tính chất cào bằng. Hầu hết nhân viên trong văn phòng công ty đều đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”.
Đây là một bộ phận rất quan trọng của công ty. Văn phòng công ty tuy vừa đem lại hiệu quả về doanh thu vừa đem lại hiệu quả quản lý cao. Là một bộ phận đầu não của công ty. Đưa ra những quyết định quan trọng về phương hướng phát triển của công ty. Do vậy cần có sự khuyến khích đặc biệt đối với bộ phận này.
Do vậy, để khắc phục nhược điểm của hình thức trả lương giản đơn vừa khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn, áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với thưởng
1.2.Đối với cán bộ quản lý và nhân viên tại các Chi nhánh của Công ty.
Các chi nhánh của công ty có nhiệm vụ chủ yếu là và kinh doanh thuốc BVTV. Hiệu quả hoạt động của các bộ phận này đem lại nguồn thu chủ yếu cho toàn công ty. Do vậy, phải có chế độ đãi ngộ thích đáng để nâng cao hệu quả làm việc taii các chi nhánh này
Các cán bộ quản lý, nhân viên của các chi nhánh này đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương này chưa thực sự khuyến khích sự chủ động sáng tạo trong công việc, cũng như ý thức tiết kiệm chi phí hoạt động. Mặt khác, lại không thể định mức lao động cho bộ phận cũng như cá nhân người lao động tại các chi nhánh, do vậy không thể áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Trong khi đó, kết quả hoạt động của các chi nhánh trực tiếp nhất là doanh thu. Đồng thời chi phí hoạt động của các bộ phận có thể kiểm soát và tính toán được mỗi tháng hay quý.
Do đó, để khắc phục được những nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian, vừa khuyến khích được người lao động làm việc có hiệu quả hơn, vừa đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nên áp dụng hình thức trả lương khoán theo kết quả kinh doanh.
1.3. Đối với công nhân tại các xưởng sản xuất
Do đặc điểm của các xưởng sản xuất này sang chai, đóng gói thuốc BVTV để cung cấp cho các Chi nhánh kinh doanh. Do đó, người lao động làm công việc tại các xưởng sản xuất trả lương theo khối lượng sản phẩm là hoàn toàn phù hợp.
2.Xây dựng hình thức trả lương khoán theo kết quả cho các Chi nhánh của Công ty.
Các Chi nhánh kinh doanh của công ty bao gồm:
Chi nhánh Phía Bắc
Chi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Chi nhánh Quảng Ngãi
Chi nhánh Phú Yên
Tổ bán hàng Khu vực 1
Đối tượng áp dụng:
+ Giám đốc chi nhánh
+ Phó giám đốc chi nhánh
+ Nhân viên hỗ trợ tại các đơn vị kinh doanh
+ Nhân viên bán hàng
Tiền lương khoán theo kết quả của của người lao động khối kinh doanh được xác định dựa trên
+ Hệ số khoán
+ Tổng doanh thu thực thu.
2.1.Xác định tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh tháng của người lao động khối kinh doanh
2.1.1.Nguyên tắc xác định lương khoán theo kết quả doanh thu.
Tổng tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh của các đơn vị không lớn hơn Quỹ tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh của khối kinh doanh.
Tổng tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh tạm ứng tháng của người lao động trong một đơn vị kinh doanh không lớn hơn tiền lương theo kết quả kinh doanh tạm ứng của đơn vị kinh doanh đó.
2.1.2. Tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh tháng của đơn vị kinh doanh
Tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh của các chi nhánh do Trưởng các đơn vị kinh doanh đề xuất và lãnh đạo phê duyệt trên cơ sở hệ số khoán, chênh lệch doanh thu và chi phí không lương, mức độ thực hiện trong tháng.
TLTƯKD tháng ĐVj = HSKJ x (DTKHj – CPKHj ) x
Trong đó :
TLTƯKD tháng ĐVj :Tiền lương theo kết quả kinh doanh trả cho doanh trả cho đơn vị kinh doanh thứ j;
HSKJ : Hệ số khoán theo kết quả kinh doanh thứ j. Hệ số này do Giám đốc Công ty quyết định hàng năm.
DTKHj : Doanh thu kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
CPKHj : Chi phí không lươn kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
DTthj : Doanh thu thực hiện kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
2.1.3.Tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh của trưởng các đơn vị kinh doanh.
Tiền lương theo kết quả kinh doanh tháng của trưởng các đơn vị kinh doanh được xác định trên hệ số khoán và tổng doanh thu bán hàng thực thu trong tháng của đơn vị kinh doanh đó.
TLTƯKD thángTĐVj = HSKTNĐj x (DTKHj – CPKHj ) x
Trong đó :
TLTƯKD thángT ĐVj : Tiền lương theo kết quả kinh doanh trả cho doanh trả cho Trưởng đơn vị kinh doanh thứ j;
HSKTĐVj : Hệ số khoán theo kết quả kinh doanh thứ j. Hệ số này do Giám đốc Công ty quyết định hàng năm.
DTKHj : Doanh thu kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
CPKHj : Chi phí không lương kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
DTthj : Doanh thu thực hiện kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
2.1.4.Tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh cho nhân viên hỗ trợ kinh doanh.
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh bao gồm: Kế toán, thủ kho, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm,…
Tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh tháng của nhân viên hỗ trợ khối kinh doanh được xác định trên hệ số khoán và tổng doanh thu bán hàng thực thu trong tháng của đơn vị kinh doanh đó.
TLTƯKD tháng HTij = HSKHTij x (DTKHj – CPKHj ) x
Trong đó :
- TLTƯKD tháng HTij : Tiền lương theo kết quả kinh doanh trả cho doanh trả cho nhân viên hỗ trợ thứ i;
HSKHTij : Hệ số khoán của nhân viên hỗ trợ thứ i. Hệ số này do Trưởng các đơn vị kinh doanh quyết định hàng năm;
DTKHj : Doanh thu kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
CPKHj : Chi phí không lươn kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
DTthj : Doanh thu thực hiện kế hoạch năm của đơn vị kinh doanh thứ j;
2.1.5.Tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh tháng của nhân viên bán hàng
Tiền lương theo kết quả kinh doanh tháng của nhân viên bán hàng được xác định trên hệ số khoán và doanh thu bán hàng thực thu trong tháng do nhân viên đó thực hiện đó.
TLTƯKD tháng HTij =( TLTƯKD tháng ĐVj - TLTƯKD tháng TĐVJ - Tổng TLTƯKD tháng Htij ) x
Trong đó :
- TLTƯKD tháng HTij : Tiền lương theo kết quả kinh doanh trả cho nhân viên bán hàng thứ i đơn vị kinh doanh thứ j;
- TLTƯKD tháng ĐVj : Tạm ứng tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh trả cho đơn vi kinh doanh thứ j;
- TLTƯKD tháng TĐVJ : Tạm ứng tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh trả cho trưởng đơn vị kinh doanh thứ j;
- Tổng TLTƯKD tháng Htij : Tổng tạm ứng tiền lương khoán theo kết quả kinh doanh trả cho nhân viên hỗ trợ đơn vị kinh doanh thứ j;
DTthij : Doanh thu bán hàng do nhân viên thứ I đơn vị kinh doanh thứ j thực hiện trong tháng;
DTthj : Doanh thu bán hàng do đơn vị kinh doanh thứ j thực hiện trong
3. Cải tiền trả lương theo thời gian có thưởng.
- Đối tượng áp là toàn bộ cán bộ, công nhân viên làm việc tại văn phòng Công ty
- Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng được tính theo công thức sau:
Lương thời gian có thưởng = Lương thời gian giản đơn + Thưởng
Lương theo thời gian giản đơn: lấy công thức tính lương của công ty đã xây dựng từ trước.
Thưởng: tiền thưởng mà người lao động được nhận được không trùng với tiền thưởng nằm trong Quy chế thưởng của Công ty.
Thưởng có 2 loại: + Tiền thưởng
+ Phần thưởng
III.Một số giải pháp khác nhằm cải tiến các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1TW.
1.Hoàn thiện công tác phân tích công việc
Tại Công ty Cổ phần BVTV.1TW, do tính chất công việc đặc thù sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, công tác phân tích công việc (đặc điểm, yêu cầu công việc) là sự kết hợp của những văn bản quy định của Bộ Nông Nghiệp và dựa vào những kinh nghiệm chủ quan của những người làm công tác quản lý. Nhưng do công tác này chưa được công ty quan tâm đúng mức. Điều này dẫn tới việc bổ trí lao động chưa được hợp lý ví dụ như ở phòng tổ chức hành chính, từ trưởng phòng tới các nhân viên về tiền lương và bảo hiểm, hầu hết trong số họ tốt nghiệp tốt nghiệp ở trường đại học liên quan tới lĩnh vực Nông Nghiệp nhưng không ai tốt nghiệp trường liên quan tới lao động tiền lương. Xác định mức hao phí lao động không chính xác dẫn đến việc trả lương không công bằng không đánh giá hết khả năng của người lao động. Đồng thời, người lao động chỉ có thể làm tốt công việc của mình khi họ hiểu rõ bản chất và yêu cầu của công việc. Để đánh giá hết mức độ phức tạp của công việc, mức độ hoàn thành công việc và khả năng làm việc của mỗi người thì phải tiến hành phân tích công việc.
Yêu cầu sau khi tiến hành phân tích phải xây dựng được bảng phân tích công việc, mô tả chi tiết công việc, quy định các yêu cầu đối với người thực hiện, điều kiện làm việc và các tiêu chuẩn khác.
Bảng phân tích công việc bao gồm:
+ Bảng mô tả công việc: là văn bản viết giải thích về các nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và các vấn đề khác có liên quan đến từng công việc cụ thể, bao gồm các nội dung sau:
Phần xác định công việc: là phần đưa ra những nội dung khái quát,sơ bộ về công việc như: tên công việc, mã số công việc, địa điểm thực hiện, thời gian hoàn thành, người lãnh đạo trực tiếp.
Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc là phần tóm tắt chính xác về các hoạt động, chức năng, nhiêm vụ cơ bản thuộc về công việc như: công việc đó là công việc gì, cần được được thực hiện như thế nào, tại sao?.
Các điều kiện thực hiện công việc: phương tiện vật chất cần thiết trong việc, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, điều kiện về thời gian làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện về hoàn cảnh và tâm lý xã hội.
+ Bảng tiêu chẩn thực hiện công việc: là hệ thống các chỉ tiêu để phán ánh các yêu cầu về số lượng, chất lượng của sự hoàn thành công việc.
+ Bảng yêu cầu của công việc đối với người thực hiện công việc: tiêu chẩn thực hiện công việc là một văn bản liệt kê về các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện công việc. Bao gồm các yêu cầu về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có, trình độ giáo dục, đào tạo, các đặc trưng về tinh thần thể lực cần có trong công việc.
Bản phân tích công việc sẽ là căn cứ quan trọng để xác định cấp bậc công việc một cách chính xác, giúp cho các nhà quản lý bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, khoa học… từ đó giúp cho công tác trả lương, trả thưởng trong doanh nghiệp chính xác, công bằng, giúp cho người lao động yên tâm, thỏa mãn với công việc.
2.Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học, khác quan, công bằng của người lao động là cơ sở để trả lương, khen thưởng, động viên người lao động một cách chính xác. Chính vì vậy, công ty phải xây dựng hệ thống đánh giá một cách có hiệu quả và khoa học đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Hệ thống đánh giá phải phù hợp với mục tiêu quản lý và phản ánh được hệ thống các công việc đang hiện trong công ty.
+ Hệ thống đánh giá phải có khả năng phân biệt được những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành tốt công việc.
+ Hệ thống đánh giá phải đảm bảo tính tin cậy của các thông tin đánh giá.
+ Hệ thống đánh giá phải được chấp nhận và ủng hộ của người lao động.
+ Hệ thống đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Công tác đánh giá phải tiến hành theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc và đối chiếu với bảng phân tích công việc.
- Thảo luận việc đánh giá với người thực hiện công việc. Cuộc thảo luận này được tiến hành giữa người đánh giá và người thực hiện công việc để xem xét lại quá trình thực hiện công việc, rút ra những kinh ngiệm cần phát huy và cần hoàn thiện.
Tùy thuộc vào mục tiêu của việc đánh giá, tùy thuộc vào đặc điểm của công việc mà sử dụng phương pháp đánh giá cho phù hợp.
3.Làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Đối với người lao động được hưởng lương khoán theo sản phẩm thì hình thức trả lương này là hoàn toàn hợp lý. Song do họ làm việc trong môi trường độc hại và đặc biệt nguy hiểm. Do đó cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
- Về việc tổ chức nguồn nhân lực bố trí sắp xếp người lao động làm những công việc phù hợp với khả năng, trình độ lành nghề của người lao động. Việc này sẽ giúp công ty khai thác hết khả năng của người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Sau khi cổ phần hóa Công Ty đã cơ cấu lại theo hướng gọn nhẹ, giảm từ 236 (năm 2005) còn 126 (năm 2006). Trong 126 lao động hiện có tại doanh nghiệp thì hầu hết đều làm công tác quản lý, hoặc làm nhân viên văn phòng. Số lượng nhân viên làm việc tại các chi nhánh chiếm số lượng rất ít. 35 công nhân ký hợp đồng dài hạn và 110 công nhân (năm 2007) ký hợp đồng ngắn hạn (hợp đồng mùa vụ) với công ty.
Để làm tôt công tác tổ chức nguồn lực tôi xin có một số kiến nghị:
Thường xuyên làm tốt công tác đánh giá chất lượng lao động. Các chi nhánh thường xuyên tổ chức kiểm tra thi tay nghề, trình độ thực tế của người lao động. Từ đó có thể bố trí người lao động làm những công việc phù hợp với tay nghề, trình độ của họ tránh tình trạng người lao động làm việc thấp hơn trình độ tay nghề vì điều đó dẫn tới lãng sự phí lao động.
Theo quy định của nhà nước, cứ hai năm người công nhân sẽ được thi tay nghề để nâng bậc, đồng thời là nâng lương cho người lao động. Để khuyến khích người lao động thì công tác kiểm tra, thi tuyển phải được công khai minh bạch; việc chấm điểm phải được tiến hành chặt chẽ; chống tình trạng gian lận trong thi cử. Đối với những người công nhân luôn hoàn thành vượt mức, nếu chưa đủ thời gian hai năm, thì khuyến khích họ thi tuyển để nâng bậc.
Với những người công nhân hợp đồng ngắn hạn (hợp đồng mùa vụ). Họ là những lao động phổ thông, đào tạo chủ yếu theo phương pháp kèm cặp, chỉ bảo nên họ không có kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và bị ảnh hưởng bởi cách làm việc của những người hướng dẫn, chỉ bảo. Để khắc phục nhược điểm này:
- Các chi nhánh cần xây dựng lớp cạnh doanh nghiệp với các trang thiết bị và phương tiện dành riêng cho học tập. Giáo viên hướng dẫn có thể thuê tại các trường chính quy hoặc các tổ trưởng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Trong lớp học này trang bị cả lý thuyết lẫn thực hành cho người lao động.
- Công Ty nên tận dụng những người lao động đã về hưu để chỉ đạo, kèm cặp về mặt thực hành cho những người công nhân này.
Nếu làm tốt công tác này, công ty sẽ có đội ngũ công nhân sản xuất nắm vững về thực hành và lý thuyết. Từ đó nâng cao trình độ lành nghề và khả năng của người lao động. Là cơ sở để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩn.
* Về công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
+ Máy móc tại các xưởng xản suất dần được cải tiến, thay đổi theo hướng chuyên môn hóa. Để đảm bảo về mặt chất lượng, mẫu mã, bao bì, kích cỡ. Đồng thời được tối đa ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV tới sức khỏe người lao động.
+ Công ty cần tu bổ, sửa chữa kho tàng, bến bãi. Cần có những phương pháp thích hợp để bảo vệ thuốc BVTV, nguyên vật liệu sản xuất thuốc, tránh sự bốc hơi làm mất tác dụng, ẩm mốc thuốc. Làm tốt công tac này vừa có tác dụng bảo vệ thuốc được lâu dài, vừa đem lại công việc thường xuyên cho những người lao động ký hợp đồng dài hạn. Vì nếu công tác bảo quản thuốc tốt, thì sẽ tránh được việc sản xuất thuốc dồn dập mà việc sản xuất sẽ được chia đều trong cả năm.
+ Tạo điều kiện bảo vệ môi trường làm việc cho người lao động
Cung cấp trang thiết bị, phương tiện cá nhân thường xuyên, ổn định cho người lao động: Mặt lạ…
Xây dựng phân xưởng sản xuất và kho tàng bến bãi xa nơi dân cư sinh sống, xa nguồn nước để giảm tối đa những độc hại của hóa chất tới người dân.
Cần tuân thủ những quy định, nội quy của nhà nước về vệ sinh an toàn lao động.
Cần làm tốt công tác phụ cấp độc hại cho người lao động.
Tổ chức các lớp học về nội quy, quy chế về đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, để người lao động có thể đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh sự cố xảy ra với xưởng sản xuất.
4.Thống kê, nghiệm thu sản phẩm chính sác, chặt chẽ.
Thống kê và nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết quả lao động của công nhân cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại các xưởng sản xuất đều có nhân viên (KCS) để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Để công tác này có hiệu quả, các xưởng sản xuất cần làm tốt công tác sau:
+ Lãnh đạo cần nhắc nhở, kiểm tra công việc của bộ phận kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm (KCS) nhất là trong công đoạn sản suất. Hiện nay tại mỗi xưởng sản xuất chỉ có 2 người mà phải kiểm tra toàn bộ sản phẩm, do đó công tác kiểm tra còn sơ sài, không chặt chẽ. Tại các chi nhánh, nên dành một khoảng thời gian để công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình làm ra rồi mới chuyển cho bộ phận khác.
+ Bố thêm những lao động có kinh nghiệm; chuyên môn tay nghề, có trách nhiệm và tổ trưởng vào làm công tác thống kê, nghiệm thu đào tạo. Nên cử những người đi học khóa đào tạo tại các trường chính quy về công tác thống kê, nghiệm thu sản phẩm. Đồng thời số liệu theo dõi phải được ghi chép đầy đủ (các số liệu về số lượng, mẫu mã, kích cỡ, dung tích, độ kín, đơn vị sản phẩm trên tấn nguyên liệu). Từ đó tạo nên sự công bằng trong công tác trả lương. Tách quyền lợi của người nghiệm thu ra khỏi công việc chính mà họ đang làm để đánh giá chất lượng sản phẩm một cách khách quan, công bằng.
Cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với KCS. Đồng thời quy định từng tỷ lệ sản phẩm sai hỏng về kích cỡ, dung tích, mẫu mã…Khen thưởng các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, thống kê không để ra sai hỏng hoặc sai hỏng ít. Có hình thức kỷ luật về vật chất, đối với bộ phận, cá nhân để xảy ra nhiều sai hỏng.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần BVTV.1 Trung ương là doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thuốc thuốc trừ sâu, trừ cỏ… .Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh, cửa hàng phân bố rộng khắp cả nước. Với thị trường mở rộng từ Bắc tới Nam, chủng loại mặt hàng đa dạng, với mục tiêu chất lượng hàng đầu. Công ty ngày càng phát triển theo chiều sâu, là doanh nghiệp có sức cạnh tranh trong lĩnh vực thuốc Bảo vệ thực vật.
Qua phân tích các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần BVTV.1 TW, nói chung hình thức trả lương của Công ty đang áp dụng hiện này là phù hợp với sản phẩm mà người lao động tạo ra. Các hình thức này, phần nào tạo ra động lực để cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, gắn bó với Công ty. Tuy nhiên, hình thức trả lương áp dụng với người lao động kinh doanh ở các Chi nhánh , Công ty có thể xem xét hình thức trả lương khoán theo doanh thu. Hinh thức này có những ưu điểm nhất định như, Gắn tiền lương với kết quả lao động, khuyến khích người lao chủ động, sáng tạo; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho Công ty.
Đối với hình thức trả lương theo thời gian. Cần làm tốt công tác phân tích, đánh giá công việc để thấy được mức độ phức tạp và sự hoàn thành công việc của cán bộ công nhân viên ở Văn phong Công ty, là cơ sở để trả lương và trả thưởng cho người lao động;
Đối với người lao động sản xuất ở các phân xưởng, dó đặc thù công việc là rất độc hại và ảnh hưởng tới sức khoẻ hiện tại cũng như lâu dài. Do đó phải làm tốt công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc, thường xuyên quan tâm chú ý tới công tác đào tạo cho người lao động. Và để sản phẩm đạt chất lượng cao, cần cải tiến công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
Thông qua những kiến thức đã học, kết hợp với việc nghiên cứu thực tế các hình thức trả lương tại Công ty em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập. Do thời gian nghiên cứu có hạn và đang trong quá trình học hỏi để nâng cao kiến thức bản thân nên trong chuyên để này có gì thiếu sót, em rất mong sự góp ý, sửa chữa của cô giáo cùng các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần BVTV.1 TW.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2004). Cơ sở quản lý thù lao lao động” Giáo trình “Quản trị nhân lực”
2. PGS.TS. Nguyễn Tiệp & TS Lê thanh Hà(2005), “Các hình thức trả công”, Giáo trình Quản trị Tiền công - Tiền lương.
3. PGS.TS Phạm Đức Thành (1995), Giáo trình “Kinh tế Lao động”
4. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Mai , Hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong Doanh nghiệp theo chế độ tiền lương mới.
5. TS. Trần Xuân Cầu. “Phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp”. Phân tích Lao động Xã hội;
5. Luận án PTS khoa học kinh tế Vũ Quang Thọ, Về chi phí tiền lương theo kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhà nước;
6. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần BVTV.1 TW
7. Quy chế trả lương của Công ty Cổ phần BVTV.1 TW
8. Một số nội quy, quy định,quy chế của Công ty
9. Cải thiện điều kiện vệ sinh, an toàn lao động tại Công ty
10. Luân văn tốt nghiệp khoá 41
11. Hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động trong Công ty liên doanh khách sạn. 43-12
12. Hoàn thiện cơ chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây dựng. 43-09
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ương.docx