PHẦN 1 CÁC CAM KẾT VỀ NGHÀNH GIẤY DÉP CỦA VIỆT NAM VỚI WTO 1. Mục Đích
2. Cam kết về thuế nhập khẩu
3. Cam kết về trợ cấp
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT VỀ NGHÀNH GIẦY DÉP VỚI WTO CỦA VIỆT NAM 1. Tình hình sản xuất giày dép của Việt Nam :
a. Trước khi gia nhập WTO
a. Sau khi gia nhập WTO
2- Đánh giá việc thực thi của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu
2.2 Cam kết về trợ cấp
3. Thuận lợi và khó khăn của ngành da giày Việt Nam
3.1 Thuận lợi:
3.2 Khó khăn, thách thức:
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2840 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cam kết về nghành giấy dép của Việt Nam với WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
CÁC CAM KẾT VỀ NGHÀNH GIẤY DÉP CỦA VIỆT NAM VỚI WTO
1. Mục Đích
Hiện nay ngành da giày thế giới đang tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực.
2. Cam kết về thuế nhập khẩu
Việt Nam cam kết cắt giảm 45 dòng thuế liên quan đến mặt hàng giầy dép.
TT
Mặt hàng
Thuế suất MFN (%)
Cam kết với WTO
Thuế suất khi gia nhập (%)
Thuế suất cuối cùng (%)
Thời hạn thực hiện
Mức thuế cam kết tại thời điểm gia nhập
Mức thuế cam kết cắt giảm
Thời hạn thực hiện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
- Giày dép
50
40
30
5 năm
3. Cam kết về trợ cấp
Đối với trợ cấp công nghiệp nói chung và nghành giầy dép nói riêng có 3 nhóm tợ cấp: Nhóm đèn đỏ là trợ cấp cấm được áp dụng (gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu). Nhóm đèn vàng là trợ cấp riêng biệt cho một ngành, gây bóp méo cho thương mại, không bị cấm áp dụng nhưng có thể bị “trả đũa”. Nhóm đèn xanh là trợ cấp được coi là ít gây bóp méo thương mại. Tuy nhiên, WTO cũng có những ngoại lệ dành cho các nước đang và kém phát triển đối với trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO (trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa). Việt Nam bảo lưu được thời gian quá độ là 5 năm đối với các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO
PHẦN 2
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT VỀ NGHÀNH GIẦY DÉP VỚI WTO CỦA VIỆT NAM
Tình hình sản xuất giày dép của Việt Nam :
Trước khi gia nhập WTO
Tình hình xuất khẩu giầy dép 9 tháng đầu năm 2006
Kim ngạch xuất khẩu giầy dép 9 tháng năm 2006 đạt 2,64 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Riêng tháng 9 kim ngạch giảm 21,6% so với tháng 8, do đã hết vụ, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2005 vẫn tăng 23,2%.
Kim ngạch xuất khẩu giầy dép 9 tháng năm 2006 đạt 2,64 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Riêng tháng 9 kim ngạch giảm 21,6% so với tháng 8, do đã hết vụ, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2005 vẫn tăng 23,2%.
Tuy có những khó khăn do phải đối mặt với vụ kiện phá giá các loại giầy có mũ từ da xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc, xuất khẩu sang thị trường các nước EU, song đến thời điểm hiện tại (trung tuần tháng 10/2006), phần lớn các DN trong ngành đã có đơn hàng ổn định, nhịp độ sản xuất ngày càng khẩn trương. Với tiến độ thực hiện đơn hàng hiện nay, năm 2006, toàn ngành dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 3,4-3,5 tỷ USD. Do biến động của thị trường các nước EU, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có sự giảm nhẹ.
Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37%, trong đó, riêng khu vực Nam Mỹ, xuất khẩu giày dép sang Argentina tăng tới trên 178% so với cùng kỳ năm 2005, đạt xấp xỉ 7,5 triệu USD.Ngoài ra, kim ngach xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng 27%.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Ôxtrâylia trong tháng 8/2006 ước tăng trên 30% so với tháng 8/05, đạt 3,9 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2006 sang thị trường này đạt 23,3 triệu USD, tăng 26,26% so với cùng kỳ năm 2005. Nguyên nhân là do thuế nhập khẩu giảm dần, từ 17,5% xuống 12,5% và 7,5% bắt đầu từ tháng 1/2007 tới.
Sau khi gia nhập WTO
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 11/2009 đạt 343.220.779 USD, tăng 9,5% so với tháng 10/2009, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm đạt 3.595.395.507 USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 70,5% so với mục tiêu đề ra.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu giày dép 11 tháng đầu năm 2009 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.545.710.650 USD, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước. Nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất phải kể đến là Mỹ chiếm 25,75% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tiếp theo đó là Anh, Đức, Hà Lan…
Số liệu thống kê hải quan mới nhất cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2010 (từ 01/9 đến 15/9) đạt gần 6,14 tỷ USD, giảm 25,9% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8 năm 2010. Trong đó, xuất khẩu là 2,85 tỷ USD, giảm 31,4% và nhập khẩu là 3,29 tỷ USD, giảm 20,3%. Trị giá nhập khẩu tử khu vực FDI từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 9 là 24,1 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Số trong kỳ: hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong kỳ 1 tháng 9 giảm sau khi đã đạt mức đỉnh điểm trong kỳ 2 tháng 8. Số trong kỳ: hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong kỳ 1 tháng 9 giảm sau khi đã đạt mức đỉnh điểm trong kỳ 2 tháng 8. Cụ thể: Về xuất khẩu: trong kỳ 1 tháng 9 (nửa đầu tháng 9), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt 2,85 tỷ USD, giảm 31,4% so với kỳ 2 tháng 8 (tương ứng giảm 1,3 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,31 tỷ USD, giảm 24,7% so với kết quả thực hiện của 15 ngày trước đó và chiếm tới 46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu trong kỳ của cả nước. So với kỳ 2 tháng 8/2010, đóng góp nhiều nhất vào mức giảm kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9 chủ yếu ở các nhóm hàng: đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 492 triệu USD, hàng dệt may giảm 138 triệu USD, hàng giày dép giảm 94 triệu USD, thủy sản giảm 69 triệu USD, cao su giảm 48 triệu USD, gạo giảm 44 triệu USD,… Về nhập khẩu: tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9 là 3,29 tỷ USD, giảm 20,3% so với kết quả thực hiện của 15 ngày trước đó, tương ứng giảm 837 triệu USD về số tuyệt đối. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là 1,57 tỷ USD, giảm 13,3% và chiếm 47,8% tổng kim ngạch nhập khẩu trong kỳ của cả nước. Đóng góp nhiều nhất vào mức giảm kim ngạch nhập khẩu kỳ 1 tháng 9 so với kỳ 2 tháng 8 là các mặt hàng như: xăng dầu giảm 232 triệu USD, phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 184 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm 160 triệu USD, vải giảm 24,6 triệu USD, phôi thép giảm 24 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may giảm 22 triệu USD, phân bón giảm 21,5 triệu USD,… Số lũy kế: tính đến hết kỳ 1 tháng 9, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 104,5 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập siêu của cả nước tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 9 là 7,96 tỷ USD và bằng 16,5% kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: Về xuất khẩu: số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 9 năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48,29 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ của một năm trước đó. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp FDI là 22,2 tỷ USD, tăng mạnh tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2009. So sánh với cùng kỳ năm 2009, trị giá xuất khẩu của nhiều nhóm hàng tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 9 tăng cao. Cụ thể: hàng dệt may đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng 19,7%; giày dép: 3,4 tỷ USD, tăng 21,2%; thủy sản: 3,2 tỷ USD, tăng 14,1%; gạo: 2,4 tỷ USD, tăng 10%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 2,3 tỷ USD, tăng 31,3%; gỗ & sản phẩm gỗ: 2,27 tỷ USD, tăng 37,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: 2 tỷ USD, tăng 58,9%; cao su: 1,29 tỷ USD, tăng 95,2%;…Ngoài ra, một số nhóm hàng có tốc độ tăng vượt bậc như: hóa chất: 162 triệu USD, tăng 211,7%; sắt thép: 702 triệu USD, tăng 208%. Về nhập khẩu: tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 9/2010, trị giá hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu là 56,25 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2009 với 39/43 nhóm hàng nhập khẩu chính đạt tốc độ tăng trưởng dương. Trong đó có nhiều nhóm hàng có trị giá tăng rất cao, trên 50% như: đá quý, kim loại quý & sản phẩm: tăng 241,6%, phương tiện vận tải và phụ tùng khác tăng 88,1%, sản phẩm kim loại thường tăng 76,6%, kim loại thường tăng 76,3%, bông tăng 82,3%, cao su tăng 64,6%, lúa mỳ tăng 55,1%, sản phẩm từ dầu mỏ tăng 52,7%,… Trị giá nhập khẩu tử khu vực FDI từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 9 là 24,1 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
2- Đánh giá việc thực thi của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu
Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nghành giầy dép Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc những cam kết gia nhập.
Bảng 1: Biểu so sánh thuế suất nhập khẩu các mặt hàng giầy dép trong những năm qua với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
Mã hàng
Mô tả hàng hoá
Thuế suất trung bình (%)
Thời hạn thực hiện
2006
2007
2008
2010
2012
6401
Giày, dép không thấm nước, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự
50
40
38
34
30
6402
Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic
50
40
38
34
30
6403
Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc
50
40
38
34
30
6404
Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt
50
40
38
34
30
Bảng trên cho thấy, mức thuế trung bình các dòng thuế của mặt hàng giầy dép giảm từ 50% vào năm 2006 ( truớc khi gia nhập WTO) xuống còn 40% vào thời điểm cam kết gia nhập và giảm xuống còn 34% (năm 2010). Việc giảm thuế từ 50% xuống còn 34% trong 3 năm là một mức giảm khá mạnh. Mức 34% đã gần đạt đến mức cam kết cắt giảm vào năm 2012 với mức thuế suất là 30%.
Bảng 2: Biểu so sánh thuế nhập khẩu các bộ phận của giày dép những năm gần đây với cam kết WTO của Việt Nam
STT
Mô tả hàng hoá
Thuế suất trung bình (%)
Thời hạn thực hiện
2006
2007
2008
2010
2012
1
Mũ giày và các bộ phận của mũ giày, trừ miếng lót bằng vật liệu cứng trong mũ giày:
- Mũ giầy bằng kim loại
20
20
20
20
20
- Loại khác
20
20
20
20
20
2
Đế ngoài và gót giày
`
- Bằng cao su hoặc plastic
30
30
30
30
30
- Bằng gỗ
20
20
20
20
20
- Bằng kim loại
10
10
7
5
5
- Bằng cao su và plastic
10
10
7
5
5
- Loại khác
10
10
7
5
5
Cùng với mức thuế suất nhập khẩucác sản phẩm giầy dép đuợc thực hiện nghiêm túc là mức thuế suất của các sản phẩm phụ trợ. Đến nay, mức thuế nhập khẩu của các sản phẩm này đã đạt đuợc đúng như cam kết cắt giảm truớc thời hạn 2 năm.
Cam kết về trợ cấp
Việt Nam không cung cấp bất kì một khoản trợ cấp bị cấm nào để giúp đỡ các doanh nghiệp nghành da giầy sau thời điểm đã gia nhập tổ chức WTO
Như vậy, việc thực hiện đúng cam kết gia nhập WTO đã cho thấy sự nghiêm túc trong việc thực thi các điều khoản đã cam kết của Việt Nam. Góp phần làm cho nghành giầy dép nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
3. Thuận lợi và khó khăn của ngành da giày Việt Nam
3.1 Thuận lợi:
Được EU dành cho quy chế ưu đãi GSP, sản phẩm nhập khẩu từ Việt nam bán tại các nước EU có mức giá cạnh tranh (do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực). Lợi thế này các đối tác hợp tác với Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn chính các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO.
Chất lượng sản phẩm giày dép được sản xuất tại Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU.
Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da - Giày Việt Nam xuất khẩu sang EU (với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004).
Các lợi thế khác từ mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, giữa các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu EU (quan hệ trực tiếp và thông qua đối tác thứ 3).
3.2 Khó khăn, thách thức:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng nhanh trong thời gian qua, hiện tại chiếm trên 20% kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU (khi vượt qua 25%, EU sẽ có các giải pháp mạnh để hạn chế)
Sức ép do Trung Quốc gia nhập WTO, hiện tại sản lượng giày dép Trung Quốc tiêu thụ tại thị trường EU rất lớn với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá rất cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu nhanh (tuy về chất lượng không được đảm bảo như giày dép sản xuất tại Việt Nam). Khi chính thức Trung Quốc được thực thi các quy định của WTO (sau năm 2005), các lợi thế sẽ tăng hơn nhiều và các sản phẩm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn.
Những hạn chế do phương thức gia công, các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở các nước EU để bắt nắm xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và những biến động của thị trường theo thời gian nhằm có chiến lược kinh doanh thích hợp.
Hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng, chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất (từ nguồn vật tư trong nước) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu (Về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)
+ Các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu EU xem xét không cho phép được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan (GSP), đặc biệt các đối tác sẽ lựa chọn di dời sản xuất tới các Quốc gia có lợi thế xuất khẩu hơn trong khu vực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cam kết về nghành giấy dép của việt nam với wto.doc