Đề tài Chất lượng lao động Thanh niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu ở huyện Quan Hóa Tỉnh Thanh Hóa

KẾT LUẬN Nguyên nhân nội tại bản thân TN DTTS có trình độ văn hóa thấp, còn nặng phương thức lao động tự cấp tự túc, thiếu kỹ năng và kỷ luật lao động, tự ty dân tộc, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và quá trình học nghề. Nguyên nhân khách quan là do môi trường đào tạo, kinh phí dành cho đào tạo nghề vùng DTTS còn hạn chế; công tác vận động tuyên truyền chưa sâu rộng tới người lao động. Ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được mong muốn của người học. Đầu ra không ổn định.

ppt18 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chất lượng lao động Thanh niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu ở huyện Quan Hóa Tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNGHÀ NỘI, THÁNG 3/2012Tên đề tài: Chất lượng lao động Thanh niên dân tộc thiểu số, trường hợp nghiên cứu tại huyện Quan Hóa Tỉnh Thanh Hóa Nhóm tác giả: (nhóm 7)Trương Công ĐiệpLý Trường Yên Hoàng TùngGiảng viên hướng dẫn:Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giớiGS.TS Lennart Wikander - Trường ĐH Uppsala Thụy Điển Thời gian hoàn thành: Tháng 3/2012CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn được chia làm 5 phần chính Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu;Phần thứ hai: Khung khổ lý thuyết, tổng quan về tài liệu và lao động, việc làm tỉnh Thanh Hóa, những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và chất lượng lao động là Thanh Niên dân tộc thiểu số nói riêng;Phần thứ ba: Trường hợp nghiên cứu chất lượng lao động là Thanh niên DTTS tại huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa: thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động và chính sách của Nhà nước dành cho Thanh niên DTTS;Phần thứ tư: Phương pháp nghiên cứu;Phần thứ năm: Kết luận và một số kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng lao động Thanh Niên dân tộc thiểu số.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Thanh niên DTTS có nhu cầu đào tạo nghề, song chất lượng, số lượng còn hạn chế;Cơ hội tìm việc làm thấp, thu nhập không cao;Chất lượng lao động thấp do ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán và điều kiện địa lý khó khăn, dân trí thấp MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Khám phá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số từ các nghiên cứu trường hợp của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Kiểm tra vai trò của đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:Các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của lao động trẻ trong các nhóm dân tộc thiểu số là gì?KHUNG KHỔ LÝ THUYẾTVốn con người Adam Smith đã khẳng định vốn con người là kỹ năng, sự khéo léo trong tay nghề (thể chất, trí tuệ, tâm lý, ), và phán đoán. Arthur Cecil Pigou (1928) đã tìm cách định nghĩa rõ hơn thuật ngữ “vốn con người” bằng sự so sánh giữa vốn con người và sự đầu tư vật chất. Jacob Mincer and Gary Becker của Trường Kinh tế Chicago và cuốn sách của Becker có tựa đề Vốn Con Người (1964) viết rằng vốn con người tương tự như "phương tiện vật chất để sản xuất”. Vốn con người có thể thay thế được, những không thể chuyển nhượng.Hersch (1991) nói rằng vốn con người là đề cập đến kinh nghiệm làm việc và giáo dục. Jacobsen (1998) nhấn mạnh rằng bất kỳ thứ gì tạo ra năng suất lao động cao hơn, bao gồm giáo dục và đào tạo, sức khoẻ thể chất, được xem là vốn con người.KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT (TIẾP)Năng suất lao động Samuel-son và Nordhaus định nghĩa năng suất lao động là toàn bộ đầu ra được phân chia bởi các đầu vào lao động (Koch and McGrath 1996). Theo Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD), năng suất lao động được định nghĩa là "Tỉ lệ của một số đo số lượng đầu ra với số đo số lượng đầu vào” (2001). Horowitz và Sherman (1980) lại đề cập đến năng suất lao động được xác định bởi thu nhập đồng thời và số đo vật chất (ví dụ tình trạng thiết bị). KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT (TIẾP)Chất lượng lao động Galenson và Pyatt đã đề xuất rằng chất lượng lao động được xác định bởi trình độ giáo dục, sức khoẻ, chỗ ở và an sinh xã hội.Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo các Chỉ Số Phát Triển Thế Giới để đánh giá chất lượng lao động như giáo dục và công tác đào tạo nguồn nhân lực; nguồn lao động có chất lượng và trình độ; sự thành thục tiếng Anh, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.Ward (1997) lập luận rằng trong các mô hình tổ chức sản xuất mới, chất lượng lao động vượt xa kiến thức giáo dục và các kỹ năng kỹ thuật.San và các cộng sự (2006) đã hợp nhất 7 yếu tố chính, là (i) giáo dục, (ii) đào tạo, (iii) năng suất lao động, (iv) những thay đổi trong cơ cấu sức lao động, (v) an toàn và sức khoẻ, (vi) đạo đức công việc và các mối quan hệ công nghiệp, (vii) các mô hình quản lý lao động và chất lượng nghề nghiệp.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp hàm số Mincerian căn bản lnYi =  + 1 Si + 2 EXPi + 3 EXPi2 + i Trong đó Si là số năm học tập của cá nhân i, và EXPi và EXPi2 là số năm kinh nghiệm và bình phương số năm kinh nghiệm. Trong hàm số này, hệ số năm học tập trong trường (β1) có thể được lý giải là lợi suất riêng một năm tăng thêm của việc học tập, không kể trình độ học tập. Hệ số số năm học tập trong trường có thể được lý giải như lợi suất riêng trung bình của mỗi một năm giáo dục tăng thêm nói chung.Phương pháp hàm số Mincerian mở rộng lnYi =  + 1Xi1 + 2Xi2 + 3 Xi3 + .... + n Xin+ i Trong đó, Xi là các yếu tố quyết định có tiềm năng của năng suất lao động trong hồi quy. Xi có thể là bất kỳ biến số nào như số năm được giáo dục, kinh nghiệm tiềm năng, vùng, khu vực, người di cư, sắc tộc, tình trạng hôn nhân hoặc nghề nghiệp, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (TIẾP)Phương pháp kế thừa các dữ liệu sẵn có;Phương pháp thống kê trên cơ sở các báo cáo số liệu tổng hợp thực hiện dạy nghề đã được  huyện Quan Hóa phê duyệt năm 2011;Phương pháp quan sát thực tiễn tại trường dạy nghề của huyện Quan Hóa và tình hình việc làm của đối tượng nghiên cứu (TN - DTTS).Nhóm cũng dựa trên một số đề án đã được Ủy ban Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Quyết định của Chính phủ đã phê duyệt.TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG TỈNH THANH HÓAThanh Hóa có 11 huyện miền núi, 7 dân tộc cùng sinh sống gồm: Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ mú và Kinh Thanh niên DTTS chiếm khoảng 13% tổng số TN toàn tỉnh Thanh Hóa. Trình độ văn hóa , đạo đức, nếp sống của TN ngày càng chuyển biến tích cực và có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, họ bị chi phối nhiều bởi các hủ tục lạc hậu, khả năng tiếp cận với môi trường mới bị hạn chế cho nên trình độ chuyên môn kỹ thuật của TN DTTS còn thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tìm được việc làm đúng nghề chỉ đạt 80, 2% trên tổng số lao động được đào tạo; Trong đó: Ngành nông nghiệp đạt 90%, Công nghiệp đạt 80% và dịch vụ đạt 75%. TRƯỜNG HỢP HUYỆN QUAN HÓAĐơn vị hành chính: 17 xã và 1 thị trấn Tỷ lệ đói nghèo: 41,39%Được đào tạo không tìm được việc làm năm 2011: 126 ngườiNhu cầu TN DTTS cần đào tạo từ 2011-2015: 2.000 ngườiDự kiến đào tạo năm 2012: 560 người (biểu số 2)Nhu cầu về ngành nghề đào tạo: Quại bèo tây xuất khẩu, thêu ren xuất khẩu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau sạch, ươm cây trồng rừng, điện tử, điện lạnh và tin học văn phòng.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNGYếu tố về trình độ phát triểnYếu tố văn hóa - xã hộiYếu tố thể chế, chính sáchCác yếu tố khácKẾT LUẬNNguyên nhân nội tại bản thân TN DTTS có trình độ văn hóa thấp, còn nặng phương thức lao động tự cấp tự túc, thiếu kỹ năng và kỷ luật lao động, tự ty dân tộc, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và quá trình học nghề. Nguyên nhân khách quan là do môi trường đào tạo, kinh phí dành cho đào tạo nghề vùng DTTS còn hạn chế; công tác vận động tuyên truyền chưa sâu rộng tới người lao động. Ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được mong muốn của người học. Đầu ra không ổn định.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁPNâng cao chất lượng cơ sở vật chấtĐầu tư phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghềTăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghềThu hút thanh niên DTTS học nghềHỗ trợ các cơ sở đào tạo và tuyển dụng lao độngTăng cường công tác tuyên truyềnĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂNNhóm hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ là TN DTTS quan tâm đến vấn đề nhóm đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân hạn chế về chất lượng lao động là TN DTTS. Từ đó họ nỗ lực và cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện kỹ năng cho bản thân và tích cực tuyên truyền về học nghề, thực hiện tốt kỷ luật lao động, xóa bỏ tập tục lạc hậu, tiếp cận học nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường, tìm được việc làm cho thu nhập ổn định và thoát nghèo nhanh chóng, bền vững.ĐỀ XUẤT CHO NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAINếu có điều kiện nhóm sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn, trực tiếp hơn để kiến nghị đề xuất với Nhà nước tăng cường hỗ trợ cho TN DTTS học nghề, nâng cao chất lượng lao động nói chung, kỹ năng nghề cho TN DTTS nói riêng, để họ vươn lên xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng dân tộc miền núi.TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptslide_vi_7308_2077324.ppt
Luận văn liên quan