Từ khởi điểm là một nghiên cứu có tính cách tân và thậm chí gây nhiều
tranh cãi, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã nhanh chóng trở thành
một công cụ quan trọng hỗ trợ và định hướng công cuộc cải cách điều hành
kinh tế. Vì vậy PCI đã được bình chọn là một trọng mười sự kiện kinh tế nổi
bật trong năm đầu tiên công bố.
Kết quả thu được qua phân tích chỉ số PCI không chỉ là sự tiếp thu ý kiến
từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn là định hướng quan trọng
trong hoạt động cái thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các tỉnh, thành phố,
nhất là thủ đô Hà Nội.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp dân doanh giai đoạn 2007-2010
58
Giải pháp quan trọng nhất để tăng sức hấp dẫn của môi trường kinh
doanh không phải là các ưu đãi về tài chính mà là các điều kiện phi tài chính
như sự minh bạch của các thủ tục hành chính, thái độ của công chức địa
phương, và giảm thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giải pháp chung gồm nhóm giải pháp đẩy và nhóm giải pháp kéo.
2.1. Nhóm giải pháp đẩy
Gọi là nhóm giải pháp đẩy vì các giai đoạn thực hiện giải pháp được
triển khai từ cấp quản lý cao nhất của thành phố rồi triển khai đến các cấp dưới.
Nội dung của nhóm giải pháp đẩy như sau:
a. Chính quyền giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp
Để giải quyết đúng và trúng những vướng mắc mà doanh nghiệp đang
gặp phải, các cấp chính quyền có thể kết hợp thực hiện một quy trình quản lý
và giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Quy trình ngày gồm ba giai đoạn 22:
Giai đoạn 1: Tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp:
Giai đoạn đầu tiên này đơn giản nhất bởi vì trách nhiệm và quyền hạn
của các cơ quan chức năng đã được Nhà nước quy định rõ. Phòng, ban chuyên
môn có những hành động cụ thể để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh
nghiệp. Đó có thể là thực việc hiện đơn giản hóa quá trình gia nhập thị trường,
bãi bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết, hay cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp …
Giai đoạn 2: Duy trì sự hỗ trợ của chính quyền:
Hoạt động của chính quyền trong giai đoạn này tập trung vào thời kỳ hậu
đăng ký của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, mối quan hệ
giữa chính quyền và doanh nghiệp cần được thiết lập bền vững và dài lâu. Giải
pháp quan trọng nhất là làm tăng tính minh bạch, công khai các kế hoạch, văn
bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng tính dự đoán
trước trong việc thực hiện các văn bản chính sách đó… Ngoài ra còn có một số
22
59
cải cách khác cũng thuộc giai đoạn này bao gồm việc giảm các chi phí thực
hiện các quy định của Nhà nước và các chi phí không chính thức.
Giai đoạn 3: Xây dựng thể chế:
Đây là giai đoạn khó khăn nhất và mang tính quyết định đến quy trình
giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp sau này. Bằng việc đưa ra các quy
định cụ thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chính quyền thực hiện
can thiệp có chọn lọc vào thị trường. Điều này thể hiện rõ chính sách phát triển
kinh tế tư nhân và tính năng động của lãnh đạo Hà Nội khi quy định của Trung
ương còn có chỗ chưa phù hợp.
Việc triển khai giải pháp này cần đảm bảo tính tuần tự, lâu dài, và đòi
hỏi phải có một tầm nhìn chiến lược. Nếu làm đúng và tốt theo từng bước của
quy trình, doanh nghiệp sẽ được chính quyền hỗ trợ ngay từ giai đoạn gia nhập
thị trường. Đồng thời cũng có một cơ chế pháp lý minh bạch, quy định rõ mức
độ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.
b. Mở rộng kênh thông tin giữa chính quyền với doanh nghiệp
Để rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp, cần cho
phép doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình hoạch định chính sách theo
hướng minh bạch hơn. Tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nên được đưa
vào trong những bước đầu tiên của quá trình hoạch định chính sách. Để làm
được điều này, vai trò và năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp cần được tăng
cường để là cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp.
Hơn nữa, sự tương tác cũng cần được xem xét và coi trọng ở mọi cấp
lãnh đạo. Cấp lãnh đạo cao của Thành phố nên thường xuyên gặp gỡ trực tiếp
với cộng đồng doanh nghiệp hoặc thông qua các tổ chức trung gian thay vì gián
tiếp qua văn bản hành chính, dữ liệu thu thập.
60
2.2. Nhóm giải pháp kéo
Các giải pháp kéo được xây dựng dựa trên nguyên lý Marketing địa
phương 23 trong lĩnh vực quản lý. Chính quyền Thành phố Hà Nội nên áp dụng
nhóm giải pháp kéo để đẩy mạnh hoạt động cải cách theo hướng trọng tâm,
trọng điểm. Từ chỗ xác định rõ doanh nghiệp cần gì, doanh nghiệp còn vướng
để chính quyền thành phố có những điều chỉnh hợp lý và tháo gỡ kịp thời.
Marketing địa phương là tâp hợp các chương trình hoạt động được địa
phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế.
Nói cách khác, marketing địa phương là hệ thống các chương trình hành động
chủ động nhằm thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của địa phương theo chiều
hướng tốt hơn. Các chương trình marketing hiệu quả sẽ giúp Hà Nội trở nên
hấp dẫn hơn trong đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn. Cũng giống như
các chiến lược marketing khác, marketing địa phương là sự kết hợp của 4 công
cụ marketing - mix (Products - Sản phẩm, Price - Giá cả, Place - Kênh phân
phối và Promotion - Truyền thông). Theo đó, Hà Nội dựa trên lợi thế so sánh
của mình hoàn toàn có thể tạo ra những cải thiện đáng kể.
Products - Sản phẩm:
Sản phẩm được hiểu là các chính sách và môi trường kinh doanh, đó là
tất cả những gì mà doanh nghiệp nhận được từ chính quyền địa phương, và
những yếu tố khách quan như vị trí địa lý, hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và
những yếu tố chủ quan như chính sách, cơ chế, thái độ và trình độ nhân lực.
Để phát triển hạ tầng, Hà Nội nên có kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống đường vành đai, hệ thống đường cao tốc kết nối với các khu kinh tế; Ưu
tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các phương thức vận
tải hành khách khối lượng lớn như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm. Trên cơ sở
đó sẽ hạn chế sự phát triển xe máy, ôtô cá nhân; Tổ chức giao thông đô thị khoa
học, áp dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại như hệ thống giao thông
thông minh, hệ thống kiểm soát giao thông tự động ...
23 Young Florida State University, USA,
61
Để quản lý đất đai, Hà Nội nên tăng cường quản lý ở cấp cơ sở nhằm kịp
thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý dứt điểm các vi phạm trên địa bàn; thường
xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra với mục tiêu quản lý chặt chẽ sử
dụng đất để phát triển. Sau khi bàn giao đất cho các đơn vị, các cơ quan chức
năng, UBND các quận, huyện, phường, xã phải thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc sử dụng đất của các đơn vị; tập trung xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ Địa
chính quản lý đất đai từ đó làm cơ sở cho công tác quản lý chặt chẽ quỹ đất trên
địa bàn. Đối với đất của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất để thực hiện
Dự án, nếu quá hạn 12 tháng mà không đưa đất vào sử dụng, UBND Thành phố
cần chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất lập hồ sơ thu hồi đất. Năm
2008 dự kiến có ít nhất khoảng 15 dự án sẽ bị thu hồi đất với tổng diện tích là
207.377,5m
2
.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Hà Nội cần củng cố hệ thống
các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hiện có, từng bước mở rộng
quy mô đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội Thủ đô; triển
khai xây dựng một số trường đào tạo trọng điểm của Thủ đô ngang tầm khu
vực. Qua đó, Hà Nội từng bước sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề đào tạo nhằm
phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của Hà Nội; trong đó chú trọng phát
triển các ngành, nghề đào tạo chủ lực: Điện, Điện tử, Tin học, Cơ khí, Dệt may,
Giầy, vật liệu mới. Hà Nội cũng cần có những chính sách cụ thể tạo sự liên kết
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động để nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp cho học sinh, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Price - Giá cả:
Là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình kinh doanh mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để nhận được những sản phẩm mà địa phương cung cấp. Các
doanh nghiệp quan tâm tới cả chi phí chính thức và chi phí không chính thức
khi kinh doanh tại địa phương. Đôi khi những chi phí không chính thức trở
thành yếu tố cản trở quyết định sự lựa chọn kinh doanh. Hà Nội cần đưa ra các
biện pháp mang tính dài hạn: chống tham nhũng, cải cách bộ máy hành chính
62
Nhà nước và nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động
quản lý Nhà nước và các thủ tục hành chính.
Để chống tham nhũng, điểm mấu chốt là xây dựng cơ chế đảm bảo công
khai minh bạch. Đây là một vấn đề lớn, không phải chỉ làm trước mắt mà phải
làm rất kiên trì, lâu dài. Hà Nội cần tính đến việc phát huy vai trò của các tổ
chức xã hội bởi phòng chống tham nhũng là phải phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Mặt khác, Hà Nội cũng phải đảm bảo
cho cán bộ, công chức Nhà nước có một đời sống tương đối ổn định để yên tâm
làm việc, cống hiến nhiều hơn, và giữ mình hơn.
Để cải cách hành chính hiệu quả, giải pháp cho Hà Nội là nâng cao ý
thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Cụ thể là xử
lý nghiêm đối với hành vi sai phạm, tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức,
phát huy dân chủ trong nhân dân… Đồng thời, Hà Nội cũng phải xác định rõ
trách nhiệm chịu giám sát, kiểm tra của cơ quan Nhà nước cấp trên. Phát huy
dân chủ, tạo ra phong trào toàn dân đóng góp ý kiến về cải cách thủ tục hành
chính và phản ánh các hiện tượng nhũng nhiễu trong hoạt động công vụ bằng
các kênh thông tin như hòm thư góp ý, báo chí, trả lời trực tuyến… Đây không
phải là hình thức mới, tuy nhiên, các hình thức này chỉ phát huy được hiệu quả
thực sự khi thủ trưởng các cơ quan quan tâm xem xét đến các ý kiến phản ánh,
kiến nghị chính đáng của công dân. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cán
bộ, trình độ chuyên môn và văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức trong hoạt
động công vụ.
Để nhanh chóng ứng dụng thông tin trong hoạt động quản lý, Hà Nội cần
tăng cường đầu tư phát triển trung tâm tích hợp dữ liệu, mạng cục bộ (LAN),
vận hành các phần mền ứng dụng tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước và
cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp. Các cán bộ, công chức cần được
đạo tạo ứng dụng tin học trong công việc.
63
Place - Kênh phân phối:
Phản ánh việc doanh nghiệp có nhận được những giá trị lợi ích mà chính
quyền địa phương cung cấp hay không. Điều này có liên quan đến việc phân
cấp trong điều hành của chính quyền. Theo đó, Hà Nội cần triển khai phân cấp
đồng bộ và rõ ràng, đảm bảo đơn giản hóa việc điều hành quản lý các cấp, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp làm các thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận
tiện.
Mục tiêu của việc phân cấp quản lý điều hành là để chính quyền địa
phương, nhất là ở cấp cơ sở có điều kiện gần dân, sát dân hơn; trực tiếp quyết
định nhiều hơn các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu và lợi
ích chính đáng của doanh nghiệp, tôn trọng và phát huy trên thực tế quyền làm
chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do đó,
Hà Nội cần phải đảm bảo hơn nữa quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của
chính quyền cấp quận, huyện, xã phường. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về mặt pháp luật đối với những công
việc đã phân cấp. Để làm được như vậy, việc phân cấp quản lý phải rõ ràng, cụ
thể về nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính
quyền. Hơn nữa, quá trình phân cấp quản lý phải luôn gắn cùng quá trình phối
hợp giữa các ngành và các cấp chính quyền; đảm bảo có được cơ chế thông
suốt. Một vấn đề quan trọng là khi phân cấp, Hà Nội phải đảm bảo tính công
khai, minh bạch trong sử dụng tài chính, ngân sách, tài sản công, trong bố trí
cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, các cơ quan thông tin, báo chí và
nhân dân và đặc biệt là các doanh nghiệp có thể giám sát, kiểm tra, phát hiện, tố
cáo, lên án hành vi tham nhũng, lãng phí.
Tuỳ từng thời điểm, Hà Nội nên lựa chọn đúng những vấn đề phân cấp
quản lý có tính trọng điểm, bứt phá để thực hiện ngay, nhằm tạo được những
tác động, thúc đẩy mạnh mẽ việc phân cấp các vấn đề khác ở các bước tiếp
theo. Hiện có khoảng gần 50 loại công việc cần tiếp tục phân cấp ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực liên quan đến cấp trực tiếp giải quyết công việc cho các doanh
64
nghiệp tư nhân. Do đó, việc phân cấp quản lý cần phải gắn chặt với việc tiếp
tục rà soát thủ tục hành chính để bảo đảm giảm bớt các thủ tục hành chính
không cần thiết, tập trung vào những công việc như: đăng ký kinh doanh, cấp
phép, chứng nhận quyền sử dụng đất,…. Song song với đó là các biện pháp tổ
chức thực hiện để đảm bảo phân cấp được triển khai đồng bộ, có hiệu quả như:
điều chỉnh về tổ chức bộ máy, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, gắn đổi
mới cơ chế tổ chức với hoạt động dịch vụ hành chính công.
Promotion - Truyền thông:
Thể hiện qua việc địa phương kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp
những chính sách, chương trình hỗ trợ mà địa phương đang cung cấp; tuyên
truyền, quảng bá, xúc tiến kinh doanh. Với Hà Nội, trước mắt cần xây dựng
mạng lưới thông tin sâu, rộng đến các doanh nghiệp, tích cực quảng bá các hoạt
động hỗ trợ kinh doanh và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hơn nữa, đặc
biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các hoạt động xúc tiến thương mại
cần được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với yêu cầu cấp bách của việc mở
rộng thị trường xuất khẩu và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Thành phố Hà
Nội nên tiếp tục quan tâm xây dựng thêm những Trung tâm Xúc tiến Thương
mại, tổ chức phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh các hoạt động
cung cấp thông tin thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm, công tác nghiên cứu,
khảo sát thị trường.
Ngoài ra, Hà Nội cũng nên chủ động xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu
về sản phẩm trong nước, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp,
thông tin về các sản phẩm của nước ngoài để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
Thông tin về các mặt hàng xuất khẩu, nên cụ thể theo các tiêu chí: năng lực sản
xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu, thuế xuất khẩu, nhà phân phối
chủ yếu ... Thông tin về các sản phẩm nhập khẩu nên được phân chia theo: xuất
xứ, chất lượng, giá cả, trình độ công nghệ, khả năng ô nhiễm môi trường… Một
nội dung nữa cũng cần được chú trọng là thông tin định hướng, dự báo về thị
65
trường sản phẩm. Đây là thông tin sâu, đòi hỏi được tổng hợp và phân tích từ
những thông tin có sẵn về thị trường và sản phẩm.
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH TẠI HÀ NỘI
3.1. Áp dụng hiệu quả cơ chế “một cửa”, tiến tới xây dựng cơ chế
“một cửa, tại chỗ” ở các khu công nghiệp của Hà Nội
Về bản chất, cơ chế “một cửa” đang được áp dụng tại Phòng Đăng ký
kinh doanh Hà Nội là tạo mọi điều kiện để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.
Muốn phát huy tối ưu hiệu quả của cơ chế này, trước hết phải thực hiện một
cách bài bản. Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, các biểu mẫu, giấy
tờ, văn bản hướng dẫn thực hiện đăng ký kinh doanh, phí, mức lệ phí và thời
gian giải quyết từng thủ tục, ... phải được niêm yết công khai. Bộ phận thu phí
và lệ phí được bố trí ngồi tách riêng với bộ phận giải quyết thủ tục nhằm tránh
những tiêu cực có thể xảy ra đối với cán bộ thụ lý hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận hồ
sơ có nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc các giấy tờ khác). Mỗi công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ theo địa
bàn, trực tiếp giải quyết từ khâu nhận đến khâu trả kết quả và họ tên chức danh
của họ cũng được niêm yết công khai trước bàn làm việc. Bên cạnh đó, Phòng
Đăng ký kinh doanh Hà Nội cần được đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn
nhân lực. Cụ thể là mở rộng diện tích văn phòng, bố trí thêm trang thiết bị hiện
đại, tăng số lượng đội ngũ cán bộ cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Sau khi áp dụng hiệu quả cơ chế “một cửa” cho doanh nghiệp mới thành
lập, cơ chế “một cửa, tại chỗ” sẽ là giải pháp có tính khả thi cao, đáp ứng yêu
cầu của các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
Hà Nội. Theo cơ chế này, các doanh nghiệp nằm trong khu/cụm công nghiệp
khi có nhu cầu, chỉ cần đến Ban Quản lý của khu công nghiệp đó để giải quyết
các thủ tục: cấp giấy phép xuất nhập khẩu, cấp và gia hạn giấy phép lao động,
cung ứng lao động, giải quyết tranh chấp hay các thủ tục liên quan khác một
cách nhanh chóng, thuận tiện.
66
Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn
được Ủy ban nhân dân Thành phố uỷ quyền. Ban Quản lý khu công nghiệp còn
có thể chủ động thực hiện sự phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của Hà Nội như:
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở Thương mại Hà Nội, Sở Tài nguyên Môi
trường và Nhà đất Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Cục
Hải quan thành phố Hà Nội, … để góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động của
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ban Quản lý khu công nghiệp thực
chất là cơ quan hỗ trợ các Sở, Ban, Ngành quản lý hành chính, quản lý chuyên
môn nghiệp vụ trên địa bàn Thành phố.
Biểu 13: Mô hình cơ chế “ một cửa, tại chỗ”
Ban Quản lý khu công nghiệp X là nơi có trách nhiệm nhận hồ sơ và trả
lại kết quả đã giải quyết cho các nhà doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp
đó.
67
Để có thể triển khai làm tốt mô hình cơ chế “một cửa, tại chỗ”, Hà Nội
cần tiến hành một số công việc sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu xác định đúng vị trí của Ban Quản lý các khu công
nghiệp trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước.
Thứ hai: Tiến hành hệ thống hóa, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến chủ trương, chính sách trong các khu công nghiệp để kiến
nghị điều chỉnh cho phù hợp và giảm bớt các thủ tục hành chính không cần
thiết.
Thứ ba: Xây dựng quy chế tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban
Quản lý khu công nghiệp với các cơ quan chuyên môn của thành phố; nghiên
cứu phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp ở một số lĩnh vực về
quản lý vốn, lao động, môi trường …để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó
khăn của doanh nghiệp.
Thứ tư: Đào tạo đội ngũ công chức nói chung và công chức quản lý khu
công nghiệp nói riêng thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt
và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
Thứ năm: Hoàn chỉnh Website hiện nay của Ban Quản lý khu công
nghiệp, cung cấp những thông tin phong phú, cần thiết cho doanh nghiệp; phát
triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn; xây dựng
cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
3.2. Nâng cao chức năng và phát huy mọi tiện ích của Cổng giao tiếp
điện tử Hà Nội (Hanoi Portal)
Để khắc phục những tồn tại hạn chế hiện nay của Cổng giao tiếp điện tử
Thành phố, Hà Nội cần nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý Cổng
giao tiếp điện tử Hà Nội và kiện toàn bộ máy, cán bộ Cổng giao tiếp điện tử
phải thực sự có đủ năng lực để làm tốt các chức năng nhiệm vụ; bổ sung, sửa
đổi Quy chế cung cấp thông tin lên Cổng giao tiếp điện tử theo hướng quy định
rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin cũng như đơn vị
quản lý, vận hành cổng điện tử; xây dựng cơ chế tài chính hiệu quả cho việc
68
cung cấp thông tin trên Cổng, cụ thể là chế độ nhuận bút cho các bài viết trên
cổng điện tử; xây dựng các chỉ tiêu cụ thể về cung cấp thông tin của các đơn vị
trên cổng.
Trên cơ sở đó, Cổng giao tiếp điện tử có thể theo dõi, đánh giá, đôn đốc,
nhắc nhở các đơn vị và báo cáo UBND Thành phố cũng như công khai việc này
trên Cổng; Tiếp tục công khai thủ tục hành chính và tình hình giải quyết thủ tục
hành chính của các đơn vị trên cổng. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tiếp tục thực
hiện các dự án đầu tư công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện;
hình thành các hệ thống thông tin, dịch vụ trên mạng và tích hợp lên Cổng giao
tiếp điện tử; nâng cấp kỹ thuật Cổng giao tiếp điện tử và xây dựng nội dung để
người dân có thể tham gia ý kiến trên cổng điện tử.
Để xây dựng và đổi mới hoạt động của Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội
thành phương tiện trao đổi thông tin hiệu quả giữa doanh nghiệp và chính
quyền thành phố, các thông tin cần được cập nhật và có những hướng dẫn cụ
thể: phân biệt rõ các loại giấy tờ, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức làm thủ
tục cụ thể, theo dõi sát tiến trình giải quyết và cam kết thời hạn cụ thể. Một giải
pháp nữa không kém phần quan trọng là kịp thời trả lời đúng và trúng những
thắc mắc của doanh nghiệp trên website. Đây là cơ sở ban đầu để tạo dựng cơ
chế trao đổi thông tin hai chiều, tăng cường các Diễn đàn trao đổi trực tuyến
giữa chính quyền với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho các giải pháp
kể trên, Hà Nội cần định kỳ xuất bản Công báo điện tử của thành phố; tổ chức
xây dựng và tích cực triển khai thực hiện đề án “ Phát triển thương mại điện tử,
hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế Thủ đô”.
Tận dụng tối đa các tính năng mà Cổng giao tiếp điện tử mang lại cũng
là một giải pháp khả thi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Các tính năng bao
gồm:
- Phân loại thông tin (Category).
- Hỗ trợ khả năng tìm kiếm nhanh thông tin (Search).
- Cá nhân hóa giao diện của người sử dụng ( Personalization).
69
- Thông tin được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
(Multi system intergration)
- Hỗ trợ mô hình làm việc cộng tác.
(Collaboration or virtual community)
- Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo luồng xác định từ trước.
(Workflow)
- Đăng nhập hệ thống một lần duy nhất.
(Single Sign-On)
- …
Chính các tính năng này sẽ giúp cho Cổng giao tiếp điện tử trở nên thân
thiện với người sử dụng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
3.3. Tăng cƣờng và mở rộng phân cấp quản lý đến các quận, huyện
Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu và đưa ra các cơ chế phân cấp quản lý
hiệu quả, đảm bảo không chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ. Mỗi Sở nên
đứng ra chủ trì một cơ chế nhất định, bảo đảm tính nhất quán và xuyên suốt. Cụ
thể là : Sở Tài chính chủ trì cơ chế xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý khi cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội; Sở Công nghiệp chủ
trì cơ chế khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công
nghiệp trên địa bàn Thành phố; Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội chủ trì cơ
chế khuyến khích phát triển các trường cao đẳng, trung cấp nghề trình độ cao,
chất lượng cao; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng cơ chế “hậu kiểm”
doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Việc phân cấp cần được tiến hành trên
từng lĩnh vực cụ thể.
Trong quản lý doanh nghiệp tư nhân, Hà Nội nên cho phép mở rộng
phạm vi phân cấp hơn nữa. Cấp quận, huyện ngoài quyền cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, còn có trách nhiệm kiểm tra và
đề xuất xử lý hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Ngoài ra,
quận, huyện cũng được cấp giấy phép kinh doanh một số mặt hàng kinh doanh
70
có điều kiện của hộ kinh doanh cá thể, ví dụ như các mặt hàng: rượu, thuốc lá,
gas, sản phẩm gia cầm sạch, …
Trong quản lý đất đai và xây dựng, đối với những trường hợp liên quan
đến các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và rất nhỏ, Thành phố Hà Nội
nên giao một phần quyền quản lý cho cấp quận, huyện theo mô hình như sau:
Cấp quận, huyện được phép cấp quyết định chuyển mục đích sử dụng đất cho
hộ gia đình, cá nhân. Phần đất đó có thể được dùng làm mặt bằng sản xuất kinh
doanh, hoặc cho doanh nghiệp khác thuê lại. Cơ quan quản lý cấp quận, huyện
còn có thể được phép quyết định cấp giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa
những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đóng trên địa bàn.
3.4. Quản lý chặt chẽ, phân bổ và sử dụng hiệu quả quỹ đất dành
cho sản xuất, kinh doanh
Trước hết, việc siết chặt công tác quản lý đất đai cần được coi là giải
pháp trọng tâm. Hà Nội cần chuyển hẳn phương thức quản lý đất đai theo mục
đích sử dụng, sang phương thức quản lý theo mục tiêu phát triển kinh tế – xã
hội. Nói cách khác, bỏ hẳn việc quản lý đất đai theo kiểu hành chính thuần túy,
sang quản lý hành chính kết hợp với quản lý kinh tế: giao quyền sử dụng đất
cho doanh nghiệp sử dụng đất để hoạt động kinh doanh sinh lời, thu hồi quyền
sử dụng đất của những doanh nghiệp để đất nhàn rỗi. Chính quyền Hà Nội nên
tiến hành rà soát, phân loại các trường hợp vi phạm, lấn chiếm đất đai, sử dụng
đất trái phép; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các tổ chức, doanh nghiệp
được giao đất, thuê đất thực hiện các dự án và xây dựng nhà xưởng đầu tư sản
xuất kinh doanh. Qua đó, Hà Nội cần đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án, tránh tình trạng bỏ đất hoang quá thời hạn 12 tháng gây
lãng phí đất đai. Nhiệm vụ này có thể giao cho Sở Tài nguyên Môi trường và
cơ quan quản lý Nhà đất Hà Nội kết hợp với chính quyền các quận, huyện, xã,
phường thực hiện. Mục tiêu của giải pháp này là để dành quỹ đất cho các doanh
nghiệp cần mở rộng quy mô mặt bằng sản xuất kinh doanh.
71
Việc tiếp theo Hà Nội cần làm là tiếp tục triển khai quy hoạch các cụm
công nghiệp tập trung vừa và nhỏ, các khu sản xuất tập trung cho các làng nghề
truyền thống. Mô hình khu công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Tuy và Phú Thị cần
được nhân rộng. Đồng thời Hà Nội cũng cần tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cũng
như cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp mới; tập trung các doanh nghiệp có
cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh lại với nhau. Cụ thể như
Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy, Cụm
tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, … Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân Thành
phố Hà Nội có thể giúp doanh nghiệp được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất với
Nhà nước để giảm chi phí trung gian; hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt
bằng cho doanh nghiệp.
3.5. Ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mới
thành lập, Hà Nội cũng cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp
mở rộng hoạt động sản xuất và các biện pháp giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu
tư vốn phát triển kinh doanh.
Một là cải cách hệ thống tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hóa đơn
Giá trị gia tăng (VAT).
Hai là giảm sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nhà nước.
Ba là quan tâm hỗ trợ cung cấp thông tin về pháp luật cho doanh nghiệp
tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện để các doanh
nghiệp quảng bá sản phẩm thông qua các sự kiện văn hoá nghệ thuật, thể thao
du lịch, … do Thành phố tổ chức.
Bốn là khuyến khích doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá. Tuỳ theo ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, thành
phố có mức % hỗ trợ chi phí hợp lý.
72
Mặt khác, Hà Nội cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện để hộ kinh
doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp. Đây là giải pháp trực tiếp góp phần
làm tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thông qua các hoạt động
dưới đây:
- Tiếp tục tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng đường lối phát triển và
chủ trương, chính sách của thành phố đối với kinh tế tư nhân. Phổ biến, tuyên
truyền về những ưu thế khi chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang các loại hình
doanh nghiệp sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để mở rộng và phát triển kinh doanh,
nhất là môi trường kinh doanh thuận lợi, khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch,
ổn định hơn, đặc biệt là chính sách thuế; dễ dàng tiếp cận với cơ sở hạ tầng như
thuê đất để tạo mặt bằng sản xuất, cũng như các nguồn vốn tín dụng, giảm áp
lực trong việc quản trị đối với cơ sở sản xuất...
- Chính quyền Hà Nội đề xuất ý kiến xây dựng khung khổ pháp lý chính
thức cho các hộ kinh doanh cá thể; đặc biệt là chính sách thuế, tránh tình trạng
áp dụng thuế tuỳ tiện, không rõ ràng, minh bạch; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh
các văn bản pháp quy không phù hợp với thực tiễn và thiếu tính khả thi.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát
triển thị trường, hỗ trợ để các hộ kinh doanh cá thể có được thông tin về thị
trường, đổi mới công nghệ, giảm chi phí một cách thấp nhất khi gia nhập thị
trường; phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp và đội
ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Tham gia nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ kinh
doanh cá thể quy mô lớn chuyển sang đăng ký kinh doanh dưới hình thức
doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện để các Hợp tác xã dịch vụ, thương
mại, tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ở các làng nghề chuyển sang
hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ chế, chính sách, để
sớm đưa ra quy định hướng dẫn các trang trại thành lập doanh nghiệp; cần tiến
hành đồng thời các biện pháp khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúp, thúc đẩy hộ
73
kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp như cấp mã số thuế cho tất cả
các hộ kinh doanh cá thể.
3.6. Xây dựng mối liên hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp tƣ
nhân thông qua các Hiệp hội kinh doanh
Với vai trò như một cầu nối và thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và
chính quyền, các Hiệp hội kinh doanh đại diện cho các doanh nghiệp để chuyển
tải những lo lắng đến các cấp chính quyền; và ngược lại, các Hiệp hội cũng
giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về cơ chế chính sách do chính quyền ban
hành. Vai trò này rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp tư nhân của Hà Nội cần chủ động tham gia tích cực vào các Hiệp
hội, giúp tiếng nói của Hiệp hội có trọng lượng và tác động càng mạnh đến các
cơ quan quản lý hành chính của Thành phố.
Thông qua các Hiệp hội, doanh nghiệp cần thường xuyên duy trì đối
thoại với chính quyền Thành phố về các quy định chi phối đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Với tư cách đại diện cho quyền lợi của doanh
nghiệp và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho hội viên của mình, các
Hiệp hội doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho
doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn và sử dụng
các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của Hiệp hội, bao gồm tất cả những dịch vụ
không trực tiếp liên quan đến tài chính mà doanh nghiệp có thể có nhu cầu như:
đào tạo, tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, hội thảo, hội nghị chuyên
đề, thu thập và cung cấp thông tin về những vấn đề có tác động đến các doanh
nghiệp thành viên.
Doanh nghiệp nên chủ động kiến nghị các buổi đối thoại với chính quyền
Thành phố định kỳ hàng năm, hàng quý. Nội dung các buổi đối thoại cần được
xây dựng dựa trên chính đề xuất của các doanh nghiệp, về từng lĩnh vực cụ thể
như: thuế, đất đai, lao động, …
Nhìn chung, những giải pháp được đưa ra để cải thiện môi trường kinh
doanh của Hà Nội phần lớn phụ thuộc vào khả năng quản lý, điều hành của
74
chính quyền Thành phố. Trong thời điểm hiện tại, việc phát huy tác dụng của
Cơ chế “một cửa” hay Cổng giao tiếp điện tử sẽ là tiền đề cho các giải pháp
khác trong thời gian tới. Tin tưởng rằng, cùng với sự mong đợi và hưởng ứng
từ phía các doanh nghiệp, các giải pháp này sẽ được chính quyền Hà Nội
nghiên cứu, áp dụng và sớm đạt được kết quả như mong muốn.
75
KẾT LUẬN
Từ khởi điểm là một nghiên cứu có tính cách tân và thậm chí gây nhiều
tranh cãi, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã nhanh chóng trở thành
một công cụ quan trọng hỗ trợ và định hướng công cuộc cải cách điều hành
kinh tế. Vì vậy PCI đã được bình chọn là một trọng mười sự kiện kinh tế nổi
bật trong năm đầu tiên công bố.
Kết quả thu được qua phân tích chỉ số PCI không chỉ là sự tiếp thu ý kiến
từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn là định hướng quan trọng
trong hoạt động cái thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các tỉnh, thành phố,
nhất là thủ đô Hà Nội.
Những yếu tố liên quan đến điều hành như sự nhũng nhiễu của cán bộ
nhà nước, sự bất trắc của môi trường chính sách, nhiêu khê của thủ tục hành
chính ... rất khó tính toán định lượng và dự đoán trước. Tuy phải đối mặt với
những khó khăn như vậy nhưng gần 2/3 số doanh nghiệp Hà Nội vẫn lạc quan
về tình hình kinh doanh và có kế hoạch mở rộng hoạt động trong những năm
tới. Mỗi chỉ số thành phần của PCI được cải thiện sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển
hơn nữa cho doanh nghiệp.
Hy vọng những giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh Hà Nội
và kết quả nghiên cứu về PCI sẽ được áp dụng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp
phần thúc đẩy kinh tế Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.
I
Phụ lục 1
TÁM CHỈ SỐ CẤU THÀNH CHỈ SỐ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ
1. Chỉ số cấu thành về đăng ký kinh doanh:
- Thời gian đăng ký kinh doanh (tính theo ngày) trước và sau khi Luật
Doanh nghiệp được ban hành.
- Số giấy phép kinh doanh.
- Khoảng thời gian cần thiết từ lúc đăng ký kinh doanh đến khi bắt đầu hoạt
động kinh doanh.
2. Chỉ số cấu thành về chính sách đất đai:
- Tỷ lệ % doanh nghiệp đã có hoặc đang chờ giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Tỷ lệ % doanh nghiệp cho rằng việc hạn chế về mặt bằng kinh doanh gây
cản trở cho việc mở rộng hoặc thực hiện thêm các hoạt động kinh doanh.
- Tỷ lệ % doanh nghiệp thuê đất từ các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan địa
phương.
3. Chỉ số cấu thành về chính sách thanh tra, kiểm tra i:
- Số lượng trung bình các cuộc thanh tra, kiểm tra.
- Thời gian trung bình mỗi cuộc.
- Chi phí mỗi cuộc (phí và tiền phạt).
- Số lượng doanh nghiệp cho rằng chính sách thanh tra, kiểm tra đã có tiến
bộ kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời.
4. Chỉ số cấu thành về việc lập kế hoạch và các chính sách:
- Các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
- Chính sách phúc lợi xã hội.
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.
- Việc thực hiện các kế hoạch.
i Mặc dù có sự phân biệt kiểm tra (thời gian ngắn và nhằm mục đích kiểm soát) với thanh tra (cơ quan quản lý
địa phương vào cuộc để kiểm tra hoạt động có dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp) nhưng chỉ số này đánh giá
đồng thời cả hai hoạt động.
II
5. Chỉ số cấu thành về tính minh bạch:
- Khả năng tiếp cận với các tài liệu, văn bản, kế hoạch và thực hiện kế
hoạch của tỉnh.
- Tính công bằng trong tiếp cận những tài liệu.
- Tính ổn định trong việc áp dụng chính sách.
- Khả năng có thể dự đoán được và sự cởi mở của địa phương.
6. Chỉ số cấu thành về chi phí giao dịch (về thời gian):
- Thời gian để làm việc với các công chức nhà nước.
- Các thủ tục hành chính.
- Thời gian chờ đợi để cấp đất.
- Mức độ giảm thời gian về thủ tục kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời.
7. Chí số cấu thành về chi phí giao dịch (bằng tiền):
- Số lượng, mức độ thường xuyên và những rắc rối của các chi phí không
chính thức.
- Tiền “hoa hồng”.
- Hiệu quả của việc thương lượng.
- Khả năng dự đoán và tính ổn định của các chi phí không chính thức.
8. Chí số cấu thành về tính năng động:
- Mối quan hệ, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan của tỉnh.
- Thái độ đối với khu vực kinh tế tư nhân.
- Sự đổi mới và tính năng động của chính quyền địa phương.
(Nguồn: VNCI)
III
Phụ lục 2
Sự kết hợp đánh giá giữa 8 chỉ số thành phần dưới 3 góc độ được minh hoạ
qua ma trận đánh giá công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh
ii
Khía
cạnh
Thái độ Sự cởi mở
Khả năng
phối hợp
Gia
nhập
thị
trường
1. Hỗ trợ đăng ký mã số
thuế.
2. Cung thêm đơn xin mua
hoá đơn VAT.
3. Loại bỏ những thủ tục
phiền hà.
1. Đăng tải rõ ràng về
những quy trình, thủ tục
đăng ký kinh doanh.
2. Sử dụng trang web
cung cấp thông tin liên
quan đến việc gia nhập thị
trường.
3. Phát hành đĩa CD về
các quy trình và thủ tục
đăng ký kinh doanh.
4. Đánh giá điều kiện
được hưởng ưu đãi.
5. Phát hành sách tập hợp
các quy định Nhà nước.
6. Trực tiếp vận động các
nhà đầu tư mới từ các
tỉnh, thành phố khác.
1. Cơ chế “một
cửa”.
2. Cấp thêm bản
sao chứng nhậnd
dăng ký kinh
doanh.
3. Hiểu rõ trách
nhiệm của các cơ
quan quản lý
khác.
4. Phân cấp cấp
phép đầu tư cho
BQL các khu
công nghiệp.
Chính
sách
đất
đai
1. Thái độ tích cực đối với
nhu cầu về đất đai của doanh
nghiệp tư nhân.
2. Quy hoạch đất nhanh
chóng và linh hoạt.
3. Cải thiện điều kiện, cơ sở
hạ tầng kinh doanh cho nhà
đầu tư.
4. Những giải pháp mới đối
với nông dân mất đất:
- Thoả thuận hợp tác với các
doanh nghiệp để tuyển dụng
lao động là nông nghiệp mất
1. Lập chương trình, kế
hoạch sử dụng đất, gia đất
và thời hạn giải toả mặt
bằng.
2. Cơ quan quản lý đất
làm chức năng tư vấn.
3. Không phân biệt đối xử
trong đấu thầu giải phóng
mặt bằng, xây dựng cơ sở
hạ tầng.
4. Định giá lại đất vì thị
trường bất động sản lành
mạnh.
1. Phân cấp quản
lý đất đai.
2. Phân cấp quản
lý các cụm công
nghiệp cho chính
quyền huyện.
3. Huy động vốn
để phát triển hạ
tầng.
ii Edmud Malesky & Đậu Anh Tuấn, Điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam - Những thực tiễn tốt nhất, do
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Quỹ Châu Á phối hợp thực hiện, 2005, trang 8
IV
đất.
- Cho vay tín dụng nhỏ.
- Trao quyền sở hữu một
phần diện tích đất đã chuyển
đổi cho người nông dân.
- Thu hút đầu tư các ngành
sử dụng nhiều lao động.
Thanh
tra
và
kiểm tra
1. Báo cáo đầy đủ cho
UBND tỉnh về hoạt động
thanh tra, kiểm tra thường
xuyên và bất thường.
2. Đường dây nóng phản ánh
tình trạng thanh tra, kiểm tra
thái quá.
1. Phát hành lịch thanh
tra, kiểm tra hàng năm.
1. Trao quyền cho
Chánh Thanh tra
tỉnh.
2. Phối hợp thanh
tra hàng năm
hoặc 6 tháng một
lần.
Lập
chương
trình, kế
hoạch
1. Quan tâm đến khu vực
kinh tế tư nhân trong kế
hoạch của tỉnh.
1. Thông báo các kế
hoạch của tỉnh cho doanh
nghiệp.
1. Chính sách hỗ
trợ từ cơ quan
Đảng.
Tính
minh
bạch
1. Bản tin cập nhật thông tin
thường xuyên và hữu ích cho
các nhà đầu tư.
2. Tập hợp văn bản pháp luật
3. Thường xuyên cập nhật
thông tin.
1. Mô hình diễn đàn
doanh nghiệp của Bình
Dương.
2. Nhận biết được hạn chế
của mình.
1. Làm việc với
các hiệp hội.
2. Chủ động làm
việc với cơ quan
truyền thông.
3. Họp giao ban.
Chi phí
giao dịch
tính theo
thời gian
1. Xem danh tiếng của tỉnh là
một yếu tố của môi trường
đầu tư.
1. Phân cấp trách nhiệm
rõ ràng.
1. Đơn giản hoá
các thủ tục hành
chính.
Chi phí
giao dịch
tính
bằng tiền
1. Xem danh tiếng của tỉnh là
một yếu tố của môi trường
đầu tư.
2. Đối xử không phân biệt
các nhà đầu tư ngoại tỉnh
3. Xử lý kỷ luật những công
chức vi phạm.
1. Phân cấp trách nhiệm
rõ ràng.
1. Đơn giản hoá
các thủ tục hành
chính.
V
Tính
năng
động,
tiên
phong
1. Thái độ ủng hộ doanh
nghiệp:
- Hạn chế tăng mức tăng thuế
nhập khẩu đột ngột.
- Giải quyết thủ tục hải quan.
- Áp dụng linh hoạt các quy
định về bảo vệ môi trường.
- Chính sách nhà ở cho công
nhân.
- Hợp pháp hóa hóa đơn
VAT không có chữ ký.
- Áp dụng luật có lợi cho
doanh nghiệp.
1. Hỗ trợ kê khai thuế. 1. Chương trình
làm việc phản
ứng nhanh.
2. Bộ máy lãnh
đạo mạnh.
(Nguồn: VNCI)
VI
Phụ lục 3
Số doanh nghiệp Hà Nội phân theo quy mô vốn (đơn vị: tỷ đồng)
1- Số liệu thống kê trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Năm
Tổng
số
Dưới
0,5
0,5 - 1 1 - 5 5 - 10
10 -
50
50 -
200
200 -
500
Trên
500
2005 15068 3214 2853 5735 1207 1268 550 150 91
2006 18214 3756 3322 7296 1447 1513 592 173 115
2007 21739 1622 3611 12105 1790 1612 663 193 143
2- Biểu đồ minh họa
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
Dưới 0,5 0,5 đến 1 1 đến 5 5 đến 10 10 đến 50 50 đến
200
200 đến
500
Trên 500
Quy mô (tỷ đồng)
S
ố
l
ư
ợ
n
g
d
o
a
n
h
n
g
h
iệ
p
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
VII
Phụ lục 4
Biểu đồ “hình sao” thể hiện kết quả hoạt động của từng tỉnh theo chỉ số
thành phần năm 2007
(Nguồn: VNCI)
VIII
Phụ lục 5
Điểm thành phần PCI Hà Nội qua các năm
Tên chỉ số thành phần 2005 2006 2007
Chi phí gia nhập thị trường 7,28 5,73 6,30
Tiếp cận đất đai 6,05 4,19 4,32
Tính minh bạch và trách nhiêm 4,12 5,60 6,47
Chi phí về thời gian và việc thực hiện các
quy định của Nhà nước
6,78 5,25 5,83
Chi phí không chính thức 3,97 5,21 5,36
Ưu đãi đối với DNNN 5,72 4,70 5,19
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 6,23 4,23 5,19
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 7,73 6,12 7,12
Đào tạo lao động NA 5,24 5,65
Thiết chế pháp lý NA 3,39 3,66
(Nguồn: VNCI)
IX
Phụ lục 6
Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội
Thiếu thông tin
Hỗ trợ đăng ký kinh doanh chỉ đơn thuần là mẫu bảng biểu
X
Thống kê câu hỏi trực tuyến của Doanh nghiệp tại Cổng Thông tin Hà Nội
STT Tên chủ đề Đơn vị chủ quản
Từ 24/05/2005
đến 24/05/2008
Từ 01/5/2008
đến 24/5/2008
Tổng số
câu hỏi
Đã trả
lời
Tổng số
câu hỏi
Đã trả
lời
1 Đặt chi nhánh, VP đại diện Sở Nội vụ 20 0 1 0
2 Hướng dẫn làm con dấu Sở Nội vụ 15 0 0 0
3 Thông tin pháp lý Sở Tư pháp 141 0 5 0
4 Thông tin tư pháp Sở Tư pháp 59 0 3 0
5 Những câu hỏi thường gặp
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
0 0 0 0
6 Thủ tục đăng kí kinh doanh
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
101 0 0 0
7 Qui hoạch đất đai
Sở Quy hoạch kiến
trúc
103 0 0 0
8 Thông tin quản lý nhà đất
Sở Tài nguyên Môi
trường và Nhà đất
354 97 3 0
9 Hồ sơ cấp phép xây dựng Sở Xây dựng 32 0 0 0
10 Thủ tục cấp phép xây dựng Sở Xây dựng 55 0 0 0
11
Đăng kí dự án sản xuất thử,
thử nghiệm
Hội đồng nhân dân
Thành phố Hà Nội
3 0 0 0
12 Hoá đơn - chứng từ Tư vấn thuế 14 0 0 0
13 Những câu hỏi thường gặp Tư vấn thuế 45 0 1 0
14 Những vấn đề khác Tư vấn thuế 109 0 2 0
15 Thuế giá trị gia tăng Tư vấn thuế 11 0 0 0
16 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tư vấn thuế 12 0 0 0
(Nguồn: Hanoi Portal)
XI
GIỚI THIỆU VỀ EDMUND MALESKY
Edmund Malesky hiện là Tiến sĩ Khoa quan hệ quốc tế và Thái Bình Dương
của Đại học California tại San Diego, tiến sĩ ngành kinh tế chính trị quốc tế của
Đại học Duke, Durham, Hoa Kỳ, với đề tài nghiên cứu tập trung nhiều vào quá
trình Đổi mới tại Việt Nam. Trong thời gian làm việc cho tổ chức của chính
phủ Mỹ tại Việt Nam US-AID, Malesky là người khởi xướng việc lập Chỉ số
cạnh tranh của các tỉnh (PCI).
Năm 2008, Malesky đang hoàn thành việc nghiên cứu PCI tương tự tại
Campuchia, Indonesia và Sri Lanka. Và mùa hè này, Malesky cũng sẽ hoàn tất
PBES (Cambodian Provincial Business Environment Scorecard) nghiên cứu
môi trường kinh doanh cấp tỉnh tại Campuchia.
Những nghiên cứu của Malesky tập trung vào các nền kinh tế trong giai
đoạn chuyển đổi, tập trung vào thực tiễn đầu tư nước ngoài tại địa phương
trong mối quan hệ với chính quyền, đặc biệt tại Việt Nam. Malesky đã bỏ nhiều
thời gian và cống hiến rất nhiều tâm sức tìm hiểu các nhân tố điều hành chính
quyền làm tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Malesky từng đến Việt Nam từ cuối thập niên 1990, trong thời gian còn
làm luận án thạc sĩ tại Đại học Duke, sau đó làm việc cho nhiều tổ chức và dự
án nước ngoài tại Việt Nam như World Bank và The Asia Foundation. Malesky
nói tiếng Việt giỏi, thường xuất hiện trên các bài bình luận về thời sự Việt Nam
bên cạnh các tên tuổi như David Koh (Singapore) và Carl Thayer (Úc).
Phương pháp nghiên cứu của Edmund Malesky đặt cơ sở dựa vào môn
chính trị so sánh, cũng là một trong số các nhân sinh quan thường được áp
dụng trong nghiên cứu kinh tế và chính trị khi nhìn vào hệ thống từ bên ngoài
(comparative perspective).
Hoạt động chuyên gia:
- Thành viên, Hiệp hội Kinh tế Chính trị Mỹ (American Political Science
Association), Washington, D.C, từ 1998 đến nay.
XII
- Hợp tác nghiên cứu dự án, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(Vietnam Chamber of Commerce and Industry VCCI ), Hà Nội, Việt Nam,
từ 2001 đến nay.
- Hợp tác nghiên cứu dự án, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central
Institute for Economic Management CIEM), Hà Nội, Việt Nam, từ 2003
đến nay.
- Chuyên gia tư vấn của nhiều tờ báo kinh tế Châu Á.
Email: emalesky@ucsd.edu
Phone: (858) 534-4149
Fax: (858) 534-3939
9500 Gilman Drive
La Jolla, CA 92093-0519
Office #1325
ĐÁNH GIÁ TỪ CÁC CHUYÊN GIA
XIII
Martin Rama
Chuyên gia kinh tế trưởng của
Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam
Việc triển khai nghiên cứu PCI là nhằm xây dựng một chính
quyền ngày càng tốt hơn để phục vụ dân, phục vụ doanh
nghiệp. Chính quyền đó trước hết phải là một chính quyền
lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và trên cơ sở lấy đó tiếp
tục nỗ lực cải cách để phục vụ cho phát triển kinh tế đất
nước.
Tôi khẳng định PCI là công trình nghiên cứu của chính các
nhà doanh nghiệp. VCCI và các chuyên gia chỉ là người tập
hợp góp phần phân tích. Còn ý kiến đánh giá về môi trường
đầu tư kinh doanh là ý kiến của chính các nhà doanh nghiệp.
Nguyễn Đình Cung
Trưởng ban nghiên cứu Vĩ mô
Viện nghiên cứu Trung Ương
Cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương không thể
tách rời chính sách và Pháp luật Nhà nước. Chất lượng của
khuôn khổ pháp lý xét về ngắn hạn phụ thuộc vào tính năng
động sáng tạo của chính quyền địa phương. Nhưng xét về dài
hạn, khuôn khổ pháp lý phải gắn chặt và phụ thuộc vào chính
quyền Trung ương.
Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế cao cấp
Ban nghiên cứu kinh tế của
Thủ tướng Chính phủ
Tôi đã rất vui mừng vì PCI đã tương hợp với những cam kết
trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và trong
hiệp định thương mại WTO. Thông qua chỉ tiêu này, Việt
Nam sẽ thực hiện tốt hơn nữa các cam kết đối với tổ chức
thương mại thế giới và nâng cao năng lực cạnh tranh của
chúng ta.
XIV
Phạm Chi Lan
Chuyên gia kinh tế
Không chỉ các tỉnh cần xem xét lại những đánh giá PCI của
tỉnh mình, mà có lẽ về phía chính quyền Trung ương, về phía
chính phủ, về phía quốc hội cũng rất cần xem xét những chỉ
số này, suy nghĩ trên tất cả những điều này để xem mình có
thể làm được gì hơn.
Micheal Michalak
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
PCI được coi như một công cụ hữu ích cho các địa phương
trong việc “chẩn đoán” chất lượng điều hành kinh tế, nhằm
thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân và đầu tư tư nhân.
Trong thời gian qua, việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh
này đã đóng góp rất lớn trong nhiều chương trình của Việt
Nam như cải thiện đời sống của người dân, tăng cường khả
năng cạnh tranh và thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
XV
1. Báo cáo Nghiên cứu Chính sách - VNCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh của Việt Nam- Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Hà Nội, 2005, 2006, 2007
2. PGS. PTS Tô Phi Phượng, Giáo trình Lý thuyết Thống kê, Bộ môn Lý
thuyết Thống kê, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Giáo
dục 1998.
3. PGS. TS. Lê Thanh Cường, Các chuyên đề Kinh tế lượng, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, 2005.
4. VNCI, Các tỉnh thu hút doanh nghiệp từ Hà Nội, Báo cáo cuối cùng,
tháng 9 năm 2006.
5. Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Năng lực
cạnh tranh của Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra từ năm 2007, Phú Quốc,
Kiên Giang, 29 tháng 4 năm 2008,
6. Vũ Minh Khương và Jonathan Haughton, Tính cạnh tranh của ba thành
phố lớn nhất Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân, Số 17,
Chương trình phát triển kinh tế tư nhân IFC, tháng 10 năm 2004.
7. GTZ, Nghiên cứu chuyên đề kinh tế 05 - 6 năm thi hành Luật Doanh
Nghiệp, Những vấn đề Nổi bật & Bài học kinh nghiệm, Hà Nội, 2006.
8. Edmund Malesky & Đậu Anh Tuấn, Điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt
Nam - Những thực tiễn tốt nhất, Hà Nội, 2005.Chuyên đề nghiên cứu
kinh tế tư nhân số 21 - Doanh nhân nữ ở Việt Nam: Một khảo sát toàn
quốc. Bộ phận Giới - Doanh nghiệp - Thị Trường, Tổ chức Tài chính
Quốc tế (IFC) và Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân MPDF,
3/2006.
9. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ nhằm góp phần
tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, tổ chức Lao động Quốc tế
ILO, 2004.
10. Clarence Shubert, Hà Nội: Một Hồ Sơ Đô Thị, Dự án VIE/95/050, Hà
Nội tháng 2/2000.
XVI
11. Wishwanath, Tara và Daniel Kaufmann, 1999, Towards Transparency in
Finance and Governance ( Hướng tới tính minh bạch trong tài chính và
quản lý điều hành)
12. Anwar Shah, Local Governance in Developing Countries, Public sector
Governance and Accountability Series, The International Bank for
Reconstruction and Development/ The World Bank, 2006.
13. AusAID (Australian Agency for International Development), Economic
governance and the Asian crisis - An evaluation of the Australian aid
program’s response, Quality Assurance Series, No. 30 April, 2003.
14. Gary King, Robert Keohane, và Sydney Verba, Designing Social
Enquiry (Princeton, N.J.: Princetion University Press, 1992)
15. GTZ, CIEM, A Quick Guide through The Enterprise Law 2005, Hanoi,
2006.
16. Edmund Malesky:
- “Leveled Mountain and Broken Fence: Measuring and Analyzing de
facto Decentralization in Vietnam” European Journal of South East
Asian Studies 3, no. 2, trang 307-337
- “Doanh nghiệp vùng ngoại vi: Một nghiên cứu về Phát triển khu vực
kinh tế tư nhân ở địa bàn ngoài các tỉnh và thành phố phát triển của Việt
Nam”
- The impact of FDI on provincial autonomy: An analytical narrative and
statistical analysis of Vietnam, Tài liệu phục vụ cho hội nghị thường niên
của Midwest Political Science Association, 3-Chicago, Illinois, Tháng
4/2006
- At provincial Gates: The impact of FDT on Local Governance
Báo chí:
XVII
Hoàng Lang, Xếp hạng tỉnh, thành, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số
22-2005 (754), ra ngày 26/05/2005, trang 14-16
Cao Cương, Chuẩn đoán công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh, Thời
báo Kinh tế Sài gòn, số 22-2005 (754), ra ngày 26/05/2005, trang
17-18
Văn Học, Môi trường kinh doanh các tỉnh hiện ra sao ? , Thời báo
Tài chính Việt Nam, số 63 (1274) ra ngày thứ Sáu 27/05/2005,
trang 1 &3
Thu Huyền, Hà Nội và TP HCM tụt hạng vì tính minh bạch, Tiền
Phong, ra ngày thứ Sáu 27/05/2005, trang 1 & 4
Lê Đăng Khoát, “Hà Tây sẽ cải thiện môi trường đầu tư ?”, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, số 142 ngày 19/07/2005, trang 3
Website:
(Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của Việt Nam)
(Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội)
(Sở Thương mại Hà Nội)
(Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)
(Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4160_6514.pdf