LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, thị trường xây dựng nói chung và thị trường xây lắp điện nói riêng ngày càng được mở rộng. Do đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây lắp cả trong và ngoài nước ngày cành trở nên gay gắt. Đây là cơ hội và cũng là thách thức để các doanh nghiệp tự khẳng định mình, vươn lên chiếm lĩnh thị trường, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển.
Hơn thế nữa hoạt động kinh doanh ngày càng được đặt vào những điều kiện mới và luôn biến động. Đó là sự sôi nổi của thị trường và sự sống động của cách mạng khoa học- công nghệ. Hoạt động của mỗi doanh nghiệp gắn liền với toàn cục của nền kinh tế với sự hội nhập khu vực và quốc tế bằng sự tìm kiếm và phát huy những lợi thế so sánh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Để nắm bắt và xử lý đúng những vấn đề trên, các nhà quản lý phải có những kiến thức về chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược cạnh tranh nói riêng. Trước đây chiến lược chủ yếu được các nhà lãnh đạo cấp cao xây dựng, nó được xem như công việc quản lý Nhà nước mà không được các doanh nghiệp coi trọng, họ chỉ thừa hưởng những gì quyết định từ trước. Ngày nay, để kinh doanh thành đạt, các doanh nghiệp phải tự quyết định đúng mục tiêu kinh doanh, hoạch định chiến lược và thực thi chiến lược được tiến hành qua các hoạt động kinh doanh. Công việc nay đảm bảo sự gắn bó giữa các hoạt động của bộ phận chức năng trong một tổng thể thống nhất, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả của quản lý doanh nghiệp.
Chiến lược cạnh tranh là một bộ phận quan trọng của chiến lược kinh doanh chung của một doanh nghiệp. Hoạt động cạnh tranh là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có giành được thắng lợi trong cạnh tranh mới mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường.
Như vậy việc nghiên cứu về chiến lược và chiến lược cạnh tranh là hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết cũng như đánh giá và phân tích thực trạng của các hoạt động chuyên ngành đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh trong kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề có tính chất cụ thể ở tầm vi mô. Mốc thời gian khảo sát từ năm 1999 đến năm 2003.
Đối tượng nghiên cứu: Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài phương pháp chung của khoa học kinh tế, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích kinh tế- xã hội, điều tra tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và chiến lược kinh doanh.
- Phân tích đánh giá thực trạng, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại cần khắc phục của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực I.
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh và các giải pháp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 phần:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược cạnh tranh
Phần thứ hai: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành Xây lắp điện và công tác xây dựng chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực I
Phần thứ ba: Định hướng chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện – Công ty Điện lực I
MỤC LỤC MỤC LỤC1
LỜI MỞ ĐẦU3
1. Tính cấp thiết của đề tài3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4
4. Phương pháp nghiên cứu . 4
5. Những đóng góp của luận văn . 4
6. Kết cấu luận văn . 4
PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH5
I. Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh doanh5
1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh5
1.2. Vì sao phải xây dựng chiến lược6
1.3. Phân loại chiến lược . 7
1.4. Các căn cứ để xây dựng chiến lược . 8
1.5. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh . 9
II. Khái quát chung về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh . 32
2.1. Thực chất, mục tiêu, nội dung của chiến lược cạnh tranh . 32
2.2. Các mục tiêu chủ yếu . 32
2.3. Nội dung chủ yếu của chiến lược cạnh tranh32
2.4. Phương pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh . 32
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN -CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 . 35
I. Giới thiệu chung35
2.1. Tình hình hoạt động và tổ chức của ngành Xây lắp điện . 35
2.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp điện . 36
2.3. Những thành tựu của ngành xây lắp38
II. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện39
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh41
2.3. Khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện trong những năm gần đây47
III. Một số đánh giá tổng hợp về môi trường kinh doanh và nội bộ Xí nghiệp xây lắp điện56
IV. Những tồn tại và phương hướng giải quyết60
4.1. Những tồn tại . 60
4.2 Phương hướng giải quyết . 61
4.3. Những yếu tố nảy sinh cần được nghiên cứu61
PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN – CÔNG TY ĐIỆN LỰC 163
I. Những căn cứ để xây dựng chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp điện.63
1.1. Căn cứ vào nhu cầu phát triển lưới điện . 63
1.2. Công cụ sử dụng để xây dựng chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện64
1.3. Xác định các giải pháp chiến lược cạnh tranh chính từ việc phân tích ma trận vị trí chiến lược và ma trận SWOT64
II. Sử dụng ma trận vị trí chiến lược để xác định chiến lược bộ phận của Xí nghiệp Xây lắp điện79
III. Các giải pháp chính hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện . 80
3.1. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm . 80
3.2. Chiến lược nâng cao khả năng đấu thầu . 91
3.3. Chiến lược thương mại và tiếp cận thị trường
IV. Một số kiến nghị110
KẾT LUẬN113
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 115
119 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tủ trung áp
30
35
40
46
52
60
69
80
92
1.2
Số lượng sản phẩm là tủ hạ áp+công tơ
98
120
132
145
160
176
193
213
234
1.3
Số lượng SP là tủ điều khiển+ Rơ le bảo vệ
25
29
33
38
44
50
58
67
76
2
Doanh thu bán sản phẩm
2.1
Doanh thu bán SP tủ trung áp
6.745
7.756
8.920
10.258
11.796
13.566
15.601
17.941
20.632
2.2
Doanh thu bán SP tủ hạ áp
1.323
1.620
1.782
1.960
2.156
2.372
2.609
2.870
3.157
2.3
DT bán SP tủ điều khiển + Rơ le bảo vệ
2.783
3.200
3.680
4.232
4.867
5.597
6.437
7.403
8.513
Tổng doanh thu bán sản phẩm
10.851
12.577
14.382
16.450
18.820
21.535
24.647
28.213
32.302
Tổng dòng thu
10.851
12.577
14.382
16.450
18.820
21.535
24.647
28.213
32.302
II
Dòng chi phí
1
Chi phí đầu tư ban đầu
(19.743)
2
Chi phí vật liệu, thiết bị lắp tủ
8.724
10.095
11.558
13.235
15.157
17.362
19.891
22.792
26.119
3
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành
103
119
137
156
179
205
234
268
307
4
Khấu hao
0
1.316
1.316
1.316
1.316
1.316
1.316
1.316
1.316
1.316
5
Trả lãi vay
243
243
162
67
6
Tổng chi phí
10.386
11.774
13.173
14.774
16.652
18.883
21.442
24.376
27.742
III
Lợi nhuận
1
Lợi nhuận trước thuế
464
803
1209
1676
2.168
2652
3.205
3.837
4.559
2
Thuế thu nhập doanh nghiệp
57
98
148
411
531
650
785
940
1.117
3
Lợi nhuận sau thuế
408
705
1061
1265
1.637
2002
2420
2.897
3.442
4
Lợi nhuận ròng
1.724
2.021
2.377
2.582
2.953
3.318
3.736
4.213
4.759
STT
Năm tài chính
Hạng mục
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
I
Dòng thu nhập
1
Số lượng sản phẩm
451
505
567
637
715
803
903
1.016
1.143
1.287
1.450
1.1
Số lượng sản phẩm là tủ trung áp
106
121
140
161
185
212
244
281
323
371
427
1.2
Số lượng sản phẩm là tủ hạ áp+công tơ
257
283
311
342
377
414
456
501
551
607
667
1.3
Số lượng SP là tủ điều khiển+ Rơ le bảo vệ
88
101
116
134
154
177
203
234
269
309
356
2
Doanh thu bán sản phẩm
2.1
Doanh thu bán SP tủ trung áp
23.727
27.286
31.378
36.085
41.498
47.723
54.881
63.113
72.580
83.467
95.987
2.2
Doanh thu bán SP tủ hạ áp
3.473
3.820
4.202
4.622
5.084
5.593
6.152
6.767
7.444
8.188
9.007
2.3
DT bán SP tủ điều khiển + Rơ le bảo vệ
9.790
11.258
12.947
14.889
17.123
19.691
22.645
26.042
29.948
34.440
39.606
Tổng doanh thu bán sản phẩm
36.989
42.364
48.528
55.597
63.705
73.007
83.678
95.922
109.972
126.096
144.600
Tổng dòng thu
36.989
42.364
48.528
55.597
63.705
73.007
83.678
95.922
109.972
126.096
144.600
II
Dòng chi phí
1
Chi phí đầu tư ban đầu
2
Chi phí vật liệu, thiết bị lắp tủ
29.937
34.317
39.343
45.110
51.730
59.327
68.049
78.060
89.554
102.750
117.902
3
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành
351
402
461
528
605
694
795
911
1.045
1.198
1.374
4
Khấu hao
1.316
1.361
1.361
1.361
1.361
1.361
1.361
1.361
1.361
1.361
1.361
5
Trả lãi vay
6
Tổng chi phí
31.604
36.035
41.120
46.955
53.651
61.337
68.843
78.971
90.598
103.948
119.275
III
Lợi nhuận
1
Lợi nhuận trước thuế
5.385
6.329
7.408
8.642
10.054
11.669
14.834
16.951
19.374
22.148
25.325
2
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.319
1.551
1.815
2.117
2.463
2.859
3.634
4.153
4.747
5.426
6.205
3
Lợi nhuận sau thuế
4.066
4.778
5.593
6.525
7.591
8.810
11.200
12.798
14.627
16.722
19.120
4
Lợi nhuận ròng
5.382
6.094
6.909
7.841
8.907
10.127
11.200
12.798
14.627
16.722
19.120
Kết quả tính toán: NPV: $21.164,29 ; B/C: 1,1762895 ; IRR: 18,75% ; Thời gian hoàn vốn: 7 năm 6 tháng.
3.2. Chiến lược nâng cao khả năng đấu thầu
3.2.1. Hình thức và trình tự tổ chức đấu thầu của Xí nghiệp xây lắp điện :
a. Hình thức đấu thầu:
Xí nghiệp Xây lắp điện sử dụng cả 2 hình thức
- Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
- Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một số nhà thầu ( tối thiểu là 5 ) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Được áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
+ Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
Nhờ có uy tín trong thị trường mục tiêu là ngành điện nên Xí nghiệp Xây lắp cũng được tham gia khá nhiều các dự án được đấu thầu bằng phương pháp này.
b. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp
Việc tổ chức đấu thầu được diễn ra cả với chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây lắp ( thể hiện qua sơ đồ 3 ).
Đối với Xí nghiệp Xây lắp điện 1, trình tự và trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động đấu thầu được phân công cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1:
- Tìm kiếm thông tin mời thầu: Đối với các dự án đấu thầu rộng rãi, có thể thông qua các thông báo mời thầu trên các báo Lao Động và Nhân Dân. Ngoài ra, phòng Kế hoạch Xí nghiệp còn có nhiệm vụ liên hệ với Phòng Kế hoạch của Công ty Điện lực I và Điện lực các Tỉnh để xin các công trình thông qua đấu thầu hạn chế hoạch chỉ định thầu trực tiếp.
* Giai đoạn 2:
- Mua hồ sơ mời thầu.
- Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu, khảo sát nghiên cứu chung về dự án: Căn cứ vào Hồ sơ mời thầu, cán bộ Phòng kế hoạch Xí nghiệp sẽ lập hồ sơ dự thầu cho phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư (công việc này sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày).
- Kiểm tra tài liệu, nộp hồ sơ và bảo lãnh dự thầu cho chủ đầu tư.
* Giai đoạn 3:
- Tham gia dự và mở thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư: Căn cứ vào thông báo mời thầu, Xí nghiệp sẽ cử người tham gia dự mở thầu tại địa điểm chủ đầu tư đặt ra (thường sẽ là Phó phòng kế hoạch và 01 chuyên viên về đấu thầu của phòng)
- Thuyết minh các giải pháp trong hồ sơ dự thầu và giải thích các nội dung chưa rõ, sửa đổi các lỗi sai: Trong quá trình mở thầu, khi chủ đầu tư có thắc mắc, các cán bộ tham gia dự mở thầu sẽ có trách nhiệm trả lời. Nếu những thắc mắc của chủ đầu tư vượt quá quyền hạn trả lời, cán bộ Phòng Kế hoạch sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Phó Giám đốc Kế hoạch sản xuất trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ đầu tư.
* Giai đoạn 4:
- Nhận thông báo kết quả đấu thầu, ký hợp đồng ( nếu trúng thầu): Khi nhận được thông báo trúng thầu của chủ đầu tư, Giám đốc Xí nghiệp đại diện cho Xí nghiệp ký hợp đồng với chủ đầu tư, đồng thời các phòng ban liên quan bắt đầu chuẩn bị các giai đoạn chuẩn bị thi công.
- Nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Sau khi có hợp đồng, Phòng kế hoạch gửi bản sao hợp đồng cho phòng
Sơ đồ 3: TRÌNH TỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẤU THẦU
Chủ đầu tư
Các giai đoạn
Nhà thầu
- Lập hồ sơ sơ tuyển
- Thông báo mời sơ tuyển
- Trình duyệt kết quả và thông báo kết quả sơ tuyển
- Lập tài liệu mời thầu
- Điều chỉnh bổ sung tài liệu mời thầu.
- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, bảo lãnh của các nhà thầu
- Mở thầu trong vòng 48 giờ sau khi đóng thầu.
- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu ( theo các điều kiện hợp lệ )
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu trên các phương diện cùng một điều kiện được chuẩn hoá.
- So sánh các hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu đạt yêu cầu.
- Thông báo trúng thầu và ký hợp đồng
- Tìm kiếm thông tin mời thầu
- Lập hồ sơ sơ tuyển theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Nhận thông báo kết quả sơ tuyển
- Mua hồ sơ mời thầu
- Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu, khảo sát nghiên cứu chung về dự án.
- Tư vấn ( nếu cần )
- Kiểm tra tài liệu, nộp hồ sơ và bảo lãnh dự thầu cho chủ đầu tư
- Tham gia dự và mở thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Thuyết minh các giải pháp trong hồ sơ dự thầu.
- Giải thích các nội dung chưa rõ và sửa đổi các lỗi sai
- Nhận thông báo kết quả đấu thầu, ký hợp đồng ( nếu trúng thầu)
- Nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Sơ tuyển cho các gói thầu có giá trị ³200 tỷ đồng
Tiếp nhận hồ sơ dự thầu
Mở thầu xem xét và đánh giá hồ sơ dự thầu
Ký hợp đồng
3.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp
Các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp Xây lắp được thể hiện theo sơ đồ 4
Sơ đồ 4: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp
Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên trong
Chính phủ và chính trị
Những đối thủ cạnh tranh
Quyền lực của nhà cung cấp
Quyền lực của chủ đầu tư
Nguồn nhân lực
Tài chính
Máy móc thiết bị,công nghệ thi công
Hoạt động quảng cáo
a. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
+ Chính phủ và chính trị
Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối bởi các điều luật, các quy định do Chính phủ đặt ra.
Hiện nay, trên thị trường xây dựng hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng dựa theo các Nghị định và các văn bản hướng dẫn.
Ngoài ra còn có các quy định về khung giá, mức giá, những quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, quảng cáo, bảo vệ môi trường... các chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ.
Sự ổn định về chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi cho doanh nghiệp. Một trong những bộ phận của nhân tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy hoạt động kinh doanh trước hết đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm nắm vững luật pháp. Luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu chỉ tuân thủ các quy định hiện hành vẫn chưa đủ mà các doanh nghiệp cần đến việc phản hồi thông tin, đề nghị Chính phủ sửa đổi, hoặc đưa ra các quy định mới phù hợp, tự mình gây ảnh hưởng đến các quy địnhcó thể được ban hành. Việc tự mình đặt ra các quy định còn cần thiết hơn so với các quy định của Chính phủ.
+ Những đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân. Các đối thủ cạnh tranh nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc các thủ thuật giành ưu thế trên thị trường.
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định hoặc chi phí dự trữ chiếm tỷ trọng lớn, sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở rút lui.
Hiện nay, trên thị trường xây dựng có rất nhiều các doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước cùng tham gia, làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trong ngành, làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu trên thị trường có một số doanh nghiệp dẫn đầu thì cạnh tranh gay gắt chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp yếu hơn. Trong đấu thầu xây lắp, các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh ( các doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu ) thường được sử dụng phương thức cạnh tranh bằng giá dự thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công để giành được dự án thi công. Ngược lại, các doanh nghiệp trung bình, sức cạnh tranh sẽ suy yếu đi nếu đối thủ dùng phương thức cạnh tranh bằng giá dự thầu.
Theo đánh giá của tôi, Xí nghiệp Xây lắp điện không phải là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh nên các phương thức được sử dụng trong đấu thầu chủ yếu sẽ là cạnh tranh về giá dự thầu.
+ Quyền lực của nhà cung cấp
Trong hoạt động kinh doanh, Xí nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như vật tư, thiết bị, tài chính, nguồn nhân lực. Các tổ chức cung cấp vật tư sẽ tận dụng mọi ưu thế để kiếm được lợi nhuận thông qua việc tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm.
Giữa các nhà cung cấp và Xí nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng. Khả năng thương lượng về giá cả của nhà cung cấp thường tuỳ thuộc vào mức lời gộp và chất lượng hàng hoá (hay dịch vụ) mà họ dự định cung ứng cho Xí nghiệp.
Những ưu thế và đặc quyền của các nhà cung cấp cho phép họ có những ảnh hưởng nhất định đối với Xí nghiệp, do đó họ có thể tạo ra những áp lực đối với Xí nghiệp. Họ có rất nhiều cách để tác động vào khả năng thu lợi nhuận của Xí nghiệp, thông qua việc nâng giá, giảm chất lượng những loại vật tư kỹ thuật mà họ cung ứng, hoặc không đảm bảo đúng tiến độ cung cấp theo yêu cầu của Xí nghiệp. Các nhà cung cấp có thế lực mạnh khi họ có những điều kiện sau:
. Độc quyền cung cấp một loại vật tư thiết yếu cho Xí nghiệp.
. Xí nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp.
. Loại vật tư cung cấp là yếu tố dẫn đầu và quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, hoặc đến chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp.
Để có thể giảm bớt áp lực của nhà cung cấp, Xí nghiệp đã có dự án xây dựng nhà máy sản xuất tủ bảng điện có chất lượng tương ứng với các loại tủ hiện nay đang sử dụng trong các công trình. Ngoài ra, các đơn vị thi công trong Xí nghiệp còn tận dụng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu ở các địa bàn thi công quen thuộc để có được sự ưu tiên khi thị trường khan hiếm.
Hơn nữa, trên thị trường xây lắp, danh tiếng của các nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến chủ đầu tư do có sự liên quan đến chất lượng công trình. Vì vậy Xí nghiệp cần tạo được những mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp có danh tiếng để có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
+ Quyền lực của chủ đầu tư
Hiện nay quy chế đấu thầu còn nhiều vướng mắc và thường xuyên thay đổi, nên khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi chủ đầu tư vì Chủ đầu tư là người trực tiếp quyết định và lựa chọn hồ sơ đấu thầu của doanh nghiệp.
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP có quy định rõ về điều khoản ưu đãi cho các nhà thầu Việt Nam. Nhưng trên thực tế, do nguồn gốc vốn đầu tư, nên nhiều khi việc đấu thầu bị chi phối hoàn toàn từ bên cho vay. Trong những trường hợp này, nhà thầu Việt Nam phải chịu chấp nhận theo ý chủ quan của chủ đầu tư.
Việc chủ đầu tư lựa chọn tư vấn để đánh giá hồ sơ dự thầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp. Do vậy, kinh nghiệm trình độ của tư vấn và mối quan hệ thân tín với họ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc cho điểm của hồ sơ thầu.
Xí nghiệp Xây lắp điện là một thành viên của Công ty Điện lực 1 nên có nhiều lợi thế về danh tiếng và uy tín trên thị trường đặc biệt đối với các dự án đấu thầu công trình điện. Tuy nhiên Xí nghiệp vẫn cần tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu để có được thế chủ động chứ không chỉ tận dụng sự ưu đãi của Công ty Điện lực 1.
b. Nhân tố bên trong
+ Nguồn nhân lực
Con người là nhân tố có bản của sản xuất - kinh doanh. Đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến các cấp độ sau:
- Lãnh đạo - Ban Giám đốc Xí nghiệp
Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong Xí nghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. Ban Giám đốc Xí nghiệp gồm 4 người có trình độ học vấn, trình độ quản lý và đặc biệt đã trải qua nhiều năm làm việc thực tế, có quan hệ tốt với CBCNV trong Xí nghiệp. Điều này tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, CBCNV trong Xí nghiệp đoàn kết, nhất trí đồng lòng cùng Ban Giám đốc thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó sức mạnh của Xí nghiệp được tăng cường và tạo được uy tín đối với các chủ đầu tư.
-Chức năng- cán bộ quản lý cấp doanh nghiệp
Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản lý, chủ đầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh:
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật của từng thành viên trong ê - kíp quản lý.
- Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hoá cũng như khả năng đa dạng hoá của doanh nghiệp. Thông thường, cơ cấu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề có chuyên môn về lĩnh vực chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh phải chiếm ít nhất 60%, bởi điều này liên quan đến kỹ thuật và chất lượng công trình.
Theo các phân tích ở phần 2 ta nhận thấy đội ngũ cán bộ quản lý của Xí nghiệp hầu hết đều có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác và tác phong làm việc tốt. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế am hiểu về kinh doanh và pháp luật trong kinh doanh, vì vậy để tăng cường sự hiểu biết về lĩnh vực này, Xí nghiệp cần phải tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày và quan trọng hơn đội ngũ cán bộ này phải tự trau dồi, nâng cao trình độ để hoàn thiện mình.
+ Thực hiện - Cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân
Đây là đội ngũ lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chất lượng công trình, giá công trình và tiến độ thi công công trình. Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản lý ( tổ chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo chất lượng ), am hiểu sâu về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị giỏi cũng chưa đủ, còn cần phải có một đội ngũ lao động với trình độ tay nghề chuyên sâu, có khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc. Bởi đây chính là người trực tiếp thực hiện những ý tưởng chiến lược và chiến thuật kinh doanh cuả đội ngũ lãnh đạo cấp trên, những người tạo nên chất lượng công trình và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề này, hàng năm Xí nghiệp đều cử công nhân tham gia lớp đào tạo lại theo chỉ tiêu của Công ty để có thể bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt, cập nhật khoa học, công nghệ mới áp dụng trong xây lắp các công trình.
- Tài chính
Năng lực về tài chính được thể hiện ở quy mô nguồn vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn khác cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
Đây là một điểm yếu nhất làm giảm thiểu khả năng trúng thầu của Xí nghiệp. Như ta đã biết, năng lực về tài chính mạnh tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu. Trước hết, nó giúp Xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện giới hạn về vốn. Thứ hai nó tạo niềm tin nơi chủ đầu tư về khả năng quản lý hiệu quả đồng vốn được giao. Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố quyết định đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài cho quá trình kinh doanh của Xí nghiệp.
Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn chế, khả năng huy động vốn thấp Xí nghiệp không thể tham gia đấu thầu nhiều công trình khác nhau, không có nhiều cơ hội để đầu tư trang thiết bị thi công nhằm đáp ứng kịp thời quy trình công nghệ hiện đại. Nên khó tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp vật tư hàng hoá.
Hơn nữa, nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách, Nhà nước không đáp ứng đủ vốn theo đúng tiến độ kế hoạch đã định, chậm thanh toán và chi phí trả chậm bằng không, nhưng doanh nghiệp nợ ngân hàng lại phải trả lãi suất.
Vì vậy trước mắt, Xí nghiệp cần phải tham gia liên doanh liên kết nhằm tận dụng vốn của các doanh nghiệp khác để phát huy hết tiềm lực của minh, đồng thời thông qua các mối quan hệ đối với nhà cung cấp để kéo dài thời hạn trả tiền mua vật tư, thiết bị (chiến dụng vốn).
- Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Thiết bị máy móc là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Do khả năng tài chính còn hạn chế nên Xí nghiệp chưa thể đầu tư mua được các loại máy móc hiện đại và đồng bộ. Thông thường, đối với các công trình đòi hỏi cao về kỹ thuật, các đơn vị thi công trong Xí nghiệp phải đi thuê hoặc tận dụng các mối quan hệ để mượn của các đơn vị khác để có thể đạt được mức độ cơ giới hoá trong xây dựng. Tuy nhiên việc đó khiến cho Xí nghiệp bị phụ thuộc và làm giảm tiến độ công trình và dẫn đến giảm lợi nhuận do Xí nghiệp khó lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công, bố trí con người và thiết bị một cách hài hoà, nhằm đạt được tiêu chuẩn về chất lượng, rút ngắn tiến độ thi công tiết kiệm các chi phí xây dựng, hạ giá thành công trình và tăng lợi thế cạnh tranh.
- Hoạt động quảng cáo
Hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng không giống như các doanh nghiệp công nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng chọn mua. Ngược lại, Xí nghiệp cần phải dựa vào danh tiếng của mình để khiến cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết. Do vậy, danh tiếng là nhân tố quyết định đến ưu thế cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp điện.
Danh tiếng thành tích của Xí nghiệp có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thầu dự án bởi các chủ đầu tư xây dựng những công trình lớn luôn quan tâm tới chất lượng và tiến độ công trình. Do vậy, hoạt động quảng cáo sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp, giúp doanh nghiệp mở rộng và khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mình đến sự lựa chọn của các chủ đầu tư.
Trước đây, hoạt động quảng của Xí nghiệp chưa được đặc biệt chú trọng phần do đặc điểm và vị trí của Xí nghiệp, phần do môi trường xây lắp cạnh tranh chưa khốc liệt như hiện nay. Trong những năm gần đây, Xí nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến khía cạnh này bằng cách cho in sổ, tờ rơi giới thiệu về Xí nghiệp. Mặc dù đó cũng chỉ là những việc nhỏ nhưng nó cũng đã góp phần giúp Xí nghiệp tạo được danh tiếng trên thị trường.
c. Nguyên tắc ABC vận dụng trong công tác đấu thầu xây lắp
Nguyên tắc ABC trong chiến lược kinh doanh theo quan điểm Marketing và trong hoạt động Marketing của Xí nghiệp, được áp dụng đặc biệt trong công tác tổ chức đấu thầu.
Trong công tác tổ chức đấu thầu có những loại công việc chỉ chiếm khối lượng và thời gian 20% trong tổng số khối lượng công việc đấu thầu (nhóm việc loại A) nhưng lại chiếm hiệu quả thành công trong công tác đấu thầu đến 80%. Những công việc sẽ do lãnh đạo Xí nghiệp (Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc Kế hoạch sản xuất) trực tiếp chỉ đạo và quyết định gồm:
- Các giải pháp kỹ thuật mang tính đặc thù của công trình mà nhờ có kinh nghiệm, nhờ các thế mạnh riêng của Xí nghiệp mới có thể thực hiện được.
- Xử lý thông tin về giá cả thị trường như vật tư, thiết bị chủ yếu, khả năng cung ứng của các nhà cung cấp phụ, khả năng cung cấp vật tư thiết bị đặc biệt, hoặc khan hiếm trên thị trường tại các thời điểm mang tính quyết định đến việc hoàn thành tiến độ công trình.
- Xử lý và quyết định các phương án tăng giảm giá thành.
- Giải quyết các mối quan hệ với chủ đầu tư để nắm bắt những yêu cầu cốt lõi, những yêu cầu đặc biệt, những lưu ý quan trọng của công trình nhằm tạo ưu thế khi cạnh tranh với các đối thủ.
- Tại những thời điểm cuối cùng: quyết định nội dung thư điều chỉnh của hồ sơ dự thầu ( tăng hoặc giảm giá, các điều kiện hỗ trợ đặc biệt của nhà Thầu đối với việc thực hiện công trình....)
Có những loại việc chiếm 60% khối lượng công việc đấu thầu nhưng chỉ chiếm hiệu quả thành công trong công tác đấu thầu 15% ( nhóm việc loại B ) khối lượng công việc này lãnh đạo Xí nghiệp sẽ uỷ quyền cho Trưởng phòng của Xí nghiệp được phân công phụ trách công tác đấu thầu (Trưởng phòng Kế hoạch) tổ chức thực hiện công việc và chịu trách nhiệm phần việc này:
- Khảo sát hiện trường, xây dựng phương án tổ chức thi công, các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp an toàn: Công tác này sẽ được thực hiện nhờ sự phối hợp của Phòng Kỹ thuật và Phòng An toàn lao động.
- Tính toán khối lượng, lắp giá theo định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước: Phòng Kỹ thuật sẽ bóc tách khối lượng từ các bản vẽ và sau đó Phòng Kế hoạch thực hiện các bước tiếp theo để có được một bản dự toán hoàn chỉnh.
- Hoàn chỉnh các nội dung theo yêu cầu của hồ sơ Kỹ thuật, dự toán ban đầu, các yêu cầu khác của hồ sơ mời thầu ...: Sau khi hoàn thành các bước trên, Trưởng phòng Kế hoạch sẽ kiểm tra, xem xét và yêu cầu nhân viên trong phòng sửa đổi cho hợp lý hơn.
Có những loại việc chiếm 20% khối lượng công việc đấu thầu nhưng chỉ chiếm hiệu quả thành công trong công tác đấu thầu 5% ( nhóm việc loại C), khối lượng công việc này được giao cho các thành viên của bộ phận đấu thầu thực hiện (các chuyên viên, nhân viên của Phòng Kế hoạch), người đứng đầu bộ phận này kiểm tra kết quả cuối cùng và chịu trách nhiệm về kết quả này :
- Tập hợp dữ liệu, các hồ sơ pháp lý và trình bày chúng theo trật tự yêu cầu của hồ sơ mời thầu .
- Các công việc mang tính chất văn thư hành chính khác như in ấn, niêm phong...
Đồ thị phân bổ công việc theo nguyên tắc ABC
0
20
40
80
60
Nhóm B
Nhóm A
Nhóm C
Nhóm C
5
HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC (%)
100
80
60
40
20
KHỐI LƯỢNG
CÔNG VIỆC (%)
3.2.3. Những phương thức cạnh tranh của các Xí nghiệp trong đấu thầu xây lắp
Để đánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu trúng thầu, chủ đầu tư căn cứ vào những chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Kỹ thuật, chất lượng công trình.
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu
- Giá dự thầu
- Tài chính
- Tiến độ thi công
Trong các chỉ tiêu trên, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến ba chỉ tiêu hàng đầu, mà Xí nghiệp sử dụng như những phương pháp trọng tâm trong quá trình cạnh tranh đấu thầu. Cụ thể:
3.2.3.1. Phương thức 1: Cạnh tranh bằng giá dự thầu
* Xây dựng các phương án lựa chọn giá bỏ thầu hợp lý
Trong cạnh tranh đấu thầu, giá bỏ thầu có tác dụng quyết định bởi vì nó thường chiếm 45% - 55% tổng số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ dự thầu.Về cơ bản, việc lập dự toán đều phải tuân thủ theo công thức do Nhà nước quy định nhưng giá trị xây lắp của công trình được lập theo các bước đó vẫn không thể là giá đấu thầu vì nó chênh lệch rất lớn so với giá có thể trúng thầu hoặc so với “ mức giá gọi thầu”
Sau khi tính được đơn giá của các hạng mục công việc ở mức cạnh tranh, giá bỏ thầu của các nhà thầu chính thức hoàn thành và được niêm phong nộp cho chủ đầu tư. Việc đi đến quyết định giá bỏ thầu có thể dựa trên bốn mục tiêu đấu thầu:
- Mục tiêu 1: Giành lợi nhuận mức cao
- Mục tiêu 2: Giành lợi nhuận mức vừa
- Mục tiêu 3: Tạo công ăn việc làm, có ít lợi nhuận.
- Mục tiêu 4: Có việc làm, thâm nhập vào thị trường mới nhằm tạo điều kiện cho các dự án sau.
Tương ứng với từng mục tiêu là mức giá bỏ thầu và phần trăm lợi nhuận được dự kiến từ đó xây dựng phương trình mối quan hệ giữa phần trăm lợi nhuận và giá vào thầu.
Gọi A: mức giá trần không gồm thuế VAT
B: Chi phí không bao gồm thuế VAT
X: Tỷ lệ % giá bỏ thầu so với giá trần
Y: Tỷ lệ % lợi nhuận đạt được
Giá bỏ thầu là: A * X
Phương trình quan hệ X, Y là:
A * X – B
Y = ----------------- * 100
A * X
B *100
X = ---------------------
A * (100 –Y)
Thống kê các dự án đấu thầu của Xí nghiệp Xây lắp điện và các đối thủ cạnh tranh trong thời gian qua cho thấy:
- Nếu lựa chọn mục tiêu 1 thì lợi nhuận thường đạt 8% - 10% (Y = 8% - 10%), giá bỏ thầu là 85% - 95% so với giá trần.
- Nếu lựa chọn mục tiêu 2 thì lợi nhuận thường đạt 4,5% - 7,5% (Y = 4,5% - 7,5%), giá bỏ thầu là 70% - 80% so với giá trần.
Từ phương trình hàm số Y và số liệu thống kê, ta biểu diễn mối quan hệ Y trên đồ thị sau:
Đồ thị mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận và mức giá bỏ thầu
Y%
12
10
8
6
4
2
0
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 X%
4
3
2
1
Đồ thị trên cho ta thấy:
- Nếu lựa chọn mục tiêu 3 thì tỷ lệ lợi nhuận thường là 1,5% - 3,5% (Y= 1,5% - 4%) giá bỏ thầu là 55% - 60%.
- Nếu lựa chọn mục tiêu 4 thì lợi nhuận có thể bằng không, hoặc chấp nhận lỗ, giá bỏ thầu < 50%.
Lợi nhuận tối đa của công trình xây lắp thường là 10% -11% đối với các công trình được chỉ định thầu và bản thân đơn vị thi công phải là doanh nghiệp mạnh.
Trên cơ sở đó ta thiết lập bảng phương án lựa chọn mức giá vào thầu cụ thể như sau:
Bảng 25: Các phương án lựa chọn mức giá vào thầu
Mục tiêu
X, Y
1
2
3
4
X%
85 – 95
70 – 80
55 – 60
< 50
Y%
8 -10
4,5 – 7,5
1,5 – 3,5
≤ 0
- Với mục tiêu 1: Mức lợi nhuận cao nhất chỉ xảy ra đối với các công trình được chỉ định thầu, sự cạnh tranh hầu như không đáng kể. Vấn đề hiệu quả phụ thuộc vào sự điều hành quản lý dự án và biện pháp tổ chức thi công.
- Với mục tiêu 2: Lợi nhuận vừa phải nhưng mức độ cạnh tranh cao nhất
- Với mục tiêu 3: Lợi nhuận thấp, mức độ cạnh tranh diễn ra không gay gắt. Do vậy trước khi đi đến quyết định giá bỏ thầu, cần phải thu thập, phân tích, phán đoán nhanh các luông thông tin từ phía đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là thông tin tại nơi bỏ thầu để có cơ sở lựa chọn tỷ lệ giảm giá hợp lý nhất.
- Với mục tiêu 4: Mức độ cạnh tranh diễn ra thấp, thực hiện mục tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược của doanh nghiệp.
Việc xác định các mục tiêu cũng như phương án định giá vào thầu, cho phép Xí nghiệp xây lắp điện lựa chọn “ thủ pháp” để chủ động trong việc định giá bỏ thầu, giảm tối thiểu sự chênh lệch về giá so với các đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là mức giá trúng thầu của Xí nghiệp chênh rất ít so với đối thủ đứng thứ hai. Điều này khiến cho lợi nhuận của các dự án trúng thầu đỡ bị giảm một cách không cần thiết.
Ta tiến hành phân tích một dự án mà Xí nghiệp đã tham gia đấu thầu để làm rõ hiệu quả của phương pháp này.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của dự án: Viễn thông nông thôn tỉnh Quảng Ninh với phần việc bao gồm: lắp dựng 02 ăngten thép cao 49m và lắp đặt thiết bị cho nhà điều hành, dự toán của công trình đã được lập theo phương pháp BILL và có bảng tổng hợp dự toán như sau:
TT
Khoản mục chi phí
GT trước thuế
Thuế VAT(10%)
GT sau thuế
CHI PHÍ XÂY LẮP
1.554.659.857
155.465.986
1.710.125.843
1
CHI PHÍ XÂY LẮP CỘT ĂNG TEN
1.136.781.701
113.678.170
1.250.459.871
a
Xây lắp chính: Gxlc
1.136.781.701
113.678.170
1.250.459.871
Móng cột anten
359.760.230
35.976.023
395.736.253
Hệ thống tiếp đất
17.907.908
1.790.791
19.698.699
Sản xuất thân cột anten
601.033.500
60.103.350
661.136.850
Lắp đặt đèn tín hiệu , biển hiệu quảng cáo
49.932.464
4.993.246
54.925.710
Vận chuyển thân cột
5.634.074
563.407
6.197.481
Lắp dựng thân cột anten
98.013.525
9.801.353
107.814.878
Di chuyển công nhân thi công lắp dựng
4.500.000
450.000
4.950.000
2
CHI PHÍ XÂY LẮP CÁP VÀ NHÀ ĐẶT THIẾT BỊ
417.878.156
41.787.816
459.665.972
a
Xây lắp chính: Gxlc
410.100.417
41.010.042
451.110.458
b
Xây lắp khác: Gxlk
7.777.740
777.774
8.555.514
Chi phí cảnh báo thi công qua đường sắt, đường sông, đường bộ
1.000.000
100.000
1.100.000
Chi phí vận chuyển cáp quang và phụ kiện (tt)
676.736
67.674
744.409
Chi phí di chuyểnbộ máy thi công (Tạm tính)
2.000.000
200.000
2.200.000
Chi phí cho bãi tạm thi công: 1%gXL
4.101.004
410.100
4.511.105
Dự phòng 10%
171.012.584
TỔNG CỘNG
1.881.138.427
Vì thông thường với các gói thầu xây lắp điện thông thường, Xí nghiệp thường lựa chọn mục tiêu 2 để có mức lợi nhuận là 4,5% - 7,5% và giá bỏ thầu là 70% - 80% so với giá trần. Sự lựa chọn như vậy thường giúp Xí nghiệp đạt được tỉ lệ trúng thầu khá cao.
Tuy nhiên đối với lĩnh vực mới là xây lắp các dự án viễn thông, khi xét đến kinh nghiệm cũng như các đối thủ cạnh tranh tham gia đấu thầu, Xí nghiệp quyết định bỏ thầu với mức giá: 1.410.853.821 đồng tương ứng với mức lợi nhuận khoảng 5,5% - 6% và mức giá bỏ thầu là 75% - 76% so với giá dự toán. Nhưng với dự án này Xí nghiệp đã không trúng thầu do giá bỏ thầu cao hơn Công ty Xây lắp điện 1, Công ty này bỏ thầu với mức giá: 1.316.800.000 đồng.
Theo phân tích của chúng tôi, chắc hẳn Công ty Xây lắp điện 1 đã chọn mức giá để có được mức lợi nhuận tối thiểu của mục tiêu 2. Do đó, trong các dự án viễn thông tới đây, Xí nghiệp cũng sẽ lựa chọn mức giá tương ứng với mức lợi nhuận như vây, thậm chí trong nhiều trường hợp chúng tôi sẽ chọn giá bỏ thầu tương ứng với mục tiêu 3 vì đây là một lĩnh vực rất mới mẻ mà Xí nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu được trúng thầu và tham gia xây lắp các công trính này sẽ giúp cho đội ngũ CBCNV của Xí nghiệp được học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm chuẩn bị tham gia vào các dự án có tính chất tương tự.
* Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích giá cạnh tranh
Trước đây để được trúng thầu và tiếp nhận công trình, một số doanh nghiệp thi công phải đi đường vòng, chắp nối quan hệ, nộp tỷ lệ % dựa vào giá thấp (hoặc tự ép giá). Hiện nay công tác xây dựng các văn bản pháp chế ngày càng được hoàn thiện cho nên có thể nói rằng không kể một loạt những nhân tố bên ngoài, việc trúng thầu hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hợp lý của giá bỏ thầu mà nó phụ thuộc vào kỹ năng trong việc xây dựng giá.
Khi xây dựng tính toán cho từng hạng mục công việc của các công trình xây lắp, Xí nghiệp thường xuyên áp dụng phương pháp BILL. Phương pháp này cho phép chủ đầu tư kiểm tra tính hợp lý của các số liệu đưa vào tổng dự toán đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ thuyết phục về giá của từng nhà thầu.
Nội dung phương pháp BILL bao gồm:
- Tính đơn giá của một hạng mục công việc (D), đây là đơn giá dự toán sau thuế, thể hiện trong bảng mẫu sau:
BILL – Hạng mục công việc A
SHĐM
Hạng mục
Đơn vị
Đơn giá
VL
NV
Máy
Theo thông tư 09/2000/TT ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng thi đơn giá D sẽ được tính theo các bước sau:
Chi phí trực tiếp:
1. Chi phí vật liệu: Dixl + CL : VL
2. Chi phí nhân công: Dinc * (F1/h1n + F2/h2n) : NC
3. Chi phí máy: Dim : M
Cộng chi phí trực tiếp: VL + NC + M : T
Chi phí chung P * NC : C
Thu nhập chịu thuế tính trước: (T + C) * tỷ lệ quy định : TL
Giá dự toán xây lắp trước thuế: T + C + TL : gXL
Thuế GTGT đầu ra: gXL * Txl GTGT : VAT
Giá trị dự toán sau thuế: (T + C+ TL) +VAT : D
Trong đó:
Dixl, Dinc, Dim : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây lắp thứ i.
F1: Khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
F2: Khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
h1: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu.
h2: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc.
P: Định mức chi phí chung (66% đối với xây dựng nền mặt đường, 64% đối với xây lắp cầu cống giao thông)
D: Đơn giá hạng mục công việc của BILL
Sau khi đã tính được đơn giá các hạng mục với khối lượng tương ứng để tính tổng giá trị xây lắp của công trình thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng Tổng hợp khối lượng
SHĐM
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
......
Tổng cộng
Giá dự thầu:
Gi =
Di , Qi: Là khối lượng, đơn giá của hạng mục công việc i
Đây là các bước mà tất cả các nhà thầu đều thực hiện, vấn đề đặt ra là phải xây dựng giá bỏ thầu hợp lý, trong đó vừa đảm bảo có sức cạnh tranh, vừa thực hiện một cách hữu hiệu sau khi trúng thầu.
* Giảm chi phí trực tiếp
Công việc này đòi hỏi hết sức thận trọng bởi khi thuyết trình với chủ đầu tư bởi dễ dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng công trình và tính hiệu quả sau khi hoàn thành. Để giảm chi phí này một cách hợp lý thì cần phải có kỹ năng phân tích như sau:
Trong loại chi phí này, chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao nhất (50 - 60%), sau đó đến chi phí máy và nhân công. Căn cứ vào sự biến động của chi phí trực tiếp do ảnh hưởng bới các yếu tố bên ngoài, phân chi phí trực tiếp thành hai nhóm, dựa trên cơ sở đó để giảm chi phí này một cách hợp lý.
Nhóm 1: Chi phí thường xuyên biến động – chi phí vật liệu
Đối với công trình xây lắp, giá cả của vật liệu (cát, đá, cáp, vật liệu điện...) chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị của khu vực, thế giới...làm cho nó thường xuyên biến động, gây ra sự chênh lệch so với dự toán được lập ban đầu. Từ đặc điểm trên sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp lập giá cạnh tranh. Để xây dựng giá cạnh tranh của nhóm này cần chú trọng đến các vấn đề sau:
- Quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật tư.
- Thu thập, đánh giá thông tin về biến động giá cả của các nguyên nhiên vật liệu để quyết định khối lượng và thời điểm mua thích hợp nhằm hạn chế sự rủi ro do trượt giá.
Nhóm 2: Chi phí ít biến động – Chi phí máy và nhân công
Chi phí thuộc nhóm này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Đồng thời trong giai đoạn TKKT và tổ chức thi công, nó đã được tính toán rất cụ thể theo đúng quy trình công nghệ đối với từng loại dự án. Vì vậy sự chênh lệch so với dự toán ban đầu là rất thấp nên chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu thuyết trình rất tỉ mỉ về việc giảm hai chi phí này. Để giảm hai chi phí trên Xí nghiệp chỉ có thể:
- Tăng năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân, tập thể trong quá trình thi công. Tránh tình trạng trả công lao động thấp tạo ra sự mâu thuẫn giữa người lao động và người trả công làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
- Nâng cao trình độ cơ giới hoá và tự động hoá trong thi công, nâng cao hiệu suất sử dụng máy.
- Lập biện pháp tổ chức thi công hợp lý, đặc biệt là các biểu đồ về sử dụng nhân lực. Sử dụng thiết bị thi công phải đảm bảo tính chủ động cho từng dự án và tính linh hoạt cho nhiều dự án cùng thi công.
* Giảm chi phí chung:
Theo thông tư 09/2000/BXD thi chi phí chung là : P * NC
Trong đó:
- P: Định mức chi phí chung
- NC: Chi phí nhân công
Việc áp đặt định mức P bằng một con số cụ thể là không phù hợp với thực tế những gì diễn ra trong nội bộ Xí nghiệp. Vi vậy, Xí nghiệp cần phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức của mình đặc biệt là mô hình tổ chức của các đội thi công để từ đó xây dựng mức chi phí chung nhằm đảm bảo sự cạnh tranh về giá.
3.2.3.2. Phương thức 2: Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng công trình là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng về kinh tế, kỹ thuật, thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện nhất định mà chủ đầu tư đặt ra như tính năng, thời gian sử dụng, mức độ an toàn, tính hiệu quả, mỹ thuật công trình...
Theo phương thức này, các đơn vị xây lắp cạnh tranh với nhau trên cả hai phương diện:
- Cạnh tranh bằng chất lượng của chính công trình đang được tổ chức đấu thầu xây dựng.
- Cạnh tranh bằng chất lượng công trình đã và đang được xây dựng.
Cạnh tranh thông qua chất lượng là công cụ hữu hiệu trong đấu thầu xây dựng. Đây là sự cạnh tranh không giới hạn. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoàn thiện cải tiến sản phẩm là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp trong điều kiện cạnh tranh.
Phương thức cạnh tranh này đòi hỏi Xí nghiệp phải có năng lực thực sự về đội ngũ nhân lực, thiết bị công nghệ, tài chính và phẩm chất kinh doanh.
3.2.3.3. Phương thức 3: Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thể của Xí nghiệp trong công tác thi công công trình định xây dựng, là sự hứa hẹn đối với chất lượng, an toàn và thời hạn hoàn thành công trình. Đồng thời, đó cũng là “ ô cửa” để chủ đầu tư tìm hiểu tình hình về các khía cạnh trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật thi công và năng lực máy móc thiết bị của nhà thầu.
Trên đây là ba phương thức chủ yếu được Xí nghiệp xây dựng sử dụng trong cạnh tranh đấu thầu. Những phương thức này có thể sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp tuỳ thuộc vào từng tình huống, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa kinh tế của mỗi dự án.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Kiến thức về kinh tế thị trường và lý thuyết kinh doanh mới du nhập vào nước ta trong thời gian ngắn. Trong khi đó, việc nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu đối với các doanh nghiệp lại ít được quan tâm, đề cập đến. Do vậy, việc nghiên cứu và vận dụng chúng vào thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là một quá trình khó khăn, phức tạp và chưa đầy đủ là điều không tránh khỏi.
2. Những điều kiện để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ; việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô chưa ổn định và chưa đáp ứng kịp thời sự chuyển biến của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay và đặc biệt trong xu thế hội nhập sắp tới.
3. Chính sách thuế và quy định nộp thuế doanh thu của doanh nghiệp chưa thống nhất ở các địa phương ( có địa phương áp dụng nộp lại cho 1% doanh thu, có địa phương yêu cầu nộp toàn bộ thuế tại địa phương...) Quy định về hoàn trả thuế GTGT không kịp thời ( thực chất nhiều năm nay Xí nghiệp chưa được hoàn thuế GTGT ).
4. Chính sách tài chính đối với việc sử dụng và bảo toàn vốn của doanh nghiệp:
Về nguồn vốn ngân sách Nhà nước: là doanh nghiệp Nhà nước thành lập nhưng nguồn vốn ngân sách cấp và bổ sung là rất nhỏ bé chưa tương xứng với khả năng hiện hành của Xí nghiệp. Theo chế độ, mỗi doanh nghiệp được đảm bảo tối thiểu 30% vốn lưu động, nhưng do chưa có nguồn để cấp nên không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp đầy đủ, trong khi các doanh nghiệp thừa vốn lại rất khó điều đến các doanh nghiệp thiếu vốn.Vì thế nhiều doanh nghiệp Nhà nước mà trong đó có Xí nghiệp Xây lắp điện đang phải đối phó với tình trạng thhiếu vốn lưu động nghiêm trọng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động không hoàn toàn do ngân sách không đảm bảo mà còn là do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, dẫn đến vốn lưu động trong thanh toán giữa các doanh nghiệp quay vòng luẩn quẩn, nợ động kéo dài, dây dưa.
Theo Nghị định 22/HĐBT ngày 24/1/1991 về chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp Nhà nước; các doanh nghiệp Nhà nước có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước phải nộp khoản thu sử dụng vốn từ 3,6% đến 4,8% hàng năm tuỳ theo ngành nghề kinh doanh. Khoản thu trên được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, khả năng tích luỹ chưa cao, lợi nhuận sau thuế còn ít, nhu cầu bổ sung vốn còn rất lớn. Do vậy Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp miễn nộp khoản thu này; tổng số tiền từ nguồn thu này nộp vào ngân sách Nhà nước là không đáng kể nhưng được miễn trừ khoản nộp này doanh nghiệp có thêm điều kiện tự tích luỹ và phát triển vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
5. Tổ chức phát hành trái phiếu công trình.
Trên phương diện đầu tư phát triển, trái phiếu công trình là hình thức huy động vốn có hiệu quả nhất trong 3 hình thức: trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng đầu tư và trái phiếu công trình.
Trong thực tế giữa tiến độ thi công công trình và khả năng thanh toán vốn của Nhà nước không đồng nhất. Phần lớn các nguồn vốn được cấp vào quý 3, quý 4, trong khi đó các công trình thi công liên tục trong 12 tháng. Vì vậy các doanh nghiệp xây lắp thường phải chiếm dụng vốn của các nhà sản xuất và các nhà cung cấp, vay ngân hàng với lãi suất cao để khắc phục tình trạng này. Việc huy động vốn đầu tư phát triển theo hình thức trái phiếu công trình là cần thiết.
6. Các quy định về đấu thầu trong xây dựng luôn luôn thay đổi và còn nhiều kẽ hở cho các tiêu cực xảy ra ( giảm giá để trúng thầu do không áp dụng giá sàn; hầu hết không lành mạnh giữa các nhà thầu để trúng thầu, và bỏ thầu giá cao...).
Nhà nước cần có khung pháp lý về việc định “ giá tối thiểu hợp lý nhất” của từng gói thầu, có nghĩa là giá trúng thầu có cận trên dưới không cao quá hoặc cũng không thấp quá. Từ đó đảm bảo được tính cạnh tranh lành mạnh, khách quan trong đấu thầu. Việc xác định giá tối thiểu hợp lý là hình thức định lượng hoá các nguyên tắc đấu thầu, tạo khung pháp lý loại bỏ các nhà thầu có giá thầu thấp bất hợp lý tránh được những tiêu cực trong đấu thầu. Trong thực tế có hiện tượng một số nhà thầu đua nhau bỏ giá thấp để giành giật công trình, giá trúng thầu thấp gây hàng loạt hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội, cụ thể là:
- Công trình xây dựng bị đe doạ bởi tiến độ không đảm bảo, chất lượng khó kiểm soát.
- Nhà thầu có nhiều khả năng thua lỗ, thu nhập của công nhân giảm dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm, tìm cách lẩn trốn yêu cầu nghiêm ngặt của công trình.
- Bản thân các nhà thầu nếu đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và tiến độ của công trình, thì cũng không thể có lãi, không có khả năng tích luỹ tái sản xuất. Đây chính là nguy cơ lâu dài dẫn đến sự lụi bại, phá sản của các doanh nghiệp xây lắp.
7. Nhà nước sớm thành lập và phát huy hiệu quả Hiệp hội nhà thầu xây dựng, xây lắp Việt Nam.
Trong thực tế các gói thầu xây dựng cơ sở hạ tầng do nhà thầu nước ngoài trúng thầu hoặc liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam trúng thầu; thì thực chất vẫn do nhà thầu Việt Nam trực tiếp thực hiện; mặt khác giữa các doanh nghiệp xây lắp trong nước lại cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Thực tế trên làm thiệt hại trực tiếp đến các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp trong nước. Việc thành lập và phát huy hiệu quả Hiệp hội xây dựng và xây lắp Việt Nam cho phép các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp khống chế thị trường thông qua việc phân công, phân đoạn thị trường xây lắp; đồng thời chi phối hoạt động cạnh tranh nhằm tạo lợi thế cho các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.
8. Việc đăng ký mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh còn khó khăn và phiền hà, hạn chế khả năng mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã từng bước thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển hoà nhập với xu thế phát triển chung của các nước trong khu vực. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành Điện cũng ngày càng tăng trưởng, trong đó lĩnh vực Xây lắp điện đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng phát triển ngành Điện lực.
Việc xác định chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp Xây lắp điện nói chung và của Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực I nói riêng là một đòi hỏi khách quan và bức thiết. Do Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực I nắm giữ một địa bàn thi công cực kỳ thiết yếu của ngành Điện lực Việt Nam- địa bàn 28 tỉnh thành phố phía Bắc Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam là cái nôi của cách mạng Việt Nam cũng là cái nôi phát triển của ngành Điện lực Việt Nam. Với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển ngành Xây lắp điện, trong sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam, đề tài này đã đề cập và giải quyết một số vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết về xây dựng chiến lược phát triển, kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và cụ thể là chiến lược cạnh tranh của Xây lắp điện - Công ty Điện lực I nói riêng.
- Đề tài đã khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Xây lắp điện và của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực I trong thời gian qua.
+ Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Xây lắp điện
+ Đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xây lắp điện
- Qua phân tích đặc điểm các loại hình doanh nghiệp Xây lắp điện, đề tài đã đề cập đến nội dung, yêu cầu, các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, hoạt động đấu thầu, là những hoạt động đặc thù bổ sung cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Xây lắp điện trong thị trường xây dựng các công trình điện.
- Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, đa dạng hoá sản phẩm, đề tài cũng đã bước đầu đề cập xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đa ngành - với mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp Xây lắp điện không chỉ thi công các công trình điện mà còn sản xuất gia công, phục vụ quá trình thi công đó, hướng tới một phương thức thi công chìa khoá trao tay. Đây là một hướng mới còn nhiều tranh cãi trong định hướng phát triển các doanh nghiệp Xây lắp điện. Tuy nhiên, theo quan điểm kinh doanh đa ngành, đây chính là lối thoát cho các doanh nghiệp chuyên doanh, có điều kiện tích luỹ phát triển từ hiệu quả của việc kinh doanh đa ngành.
Với các nội dung trên, đề tài mong muốn tham góp một ý kiến nhỏ bé trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Xây lắp điện. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp, đề tài này không thể giải quyết triệt để và toàn diện các vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp Xây lắp điện trong thời gian tới, và đề tài cũng không tranh khỏi những khiếm khuyết do ý kiến chủ quan, thiên lệch, phiến diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo của Trường Đại học Bách Khoa -Hà Nội, các thày cô giáo trường Trung học Kinh tế - Bộ Công nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho lớp học hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo - mà cá nhân tôi là một thành viên trong tập thể những người học, mong muốn nhận được các kiến thức bổ ích giúp cho minh trong công tác và cuộc sống.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Long, người đã cho tôi những giờ học bổ ích, hấp dẫn và hiệu quả, đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết cho một người quản lý doanh nghiệp, đồng thời Thầy là người đã định hướng và hướng dẫn cho tôi những ý tưởng nghiên cứu trong đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, tất cả những người đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH - TẬP 1, 2
( GS.TS Philippe Lasser và GS.TS Joseph Putti- NXB Chính trị quốc gia 1996 )
2. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KINH DOANH
( Garry D.Smith, Danny R.Amold, Bobby G. Rizzell-NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh- 1994 )
3. CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH
( Giáo trình ĐH Kinh tế quốc dân- PGS.TS Nguyễn Thành Độ chủ biên-NXB Giáo dục 1996 )
4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH HOÁ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
( GS. PT Phan Thị Ngọc Thuận- NXB Kế hoạch và kỹ thuật - 2003 )
5. BÀI GIẢNG MÔN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
( PGS – TS Nguyễn Minh Duệ - ĐH Bách Khoa Hà Nội -2003 )
6. GIÁO TRÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
( Trường ĐH Kinh tế quốc dân- Đồng chủ biên PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền - NXB Lao động xã hội -2002 )
7. BÀI GIẢNG MÔN KẾ TOÁN ĐẠI CƯƠNG
( TS Nguyễn Văn Long - ĐH Bách Khoa Hà Nội )
8. GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
( Trường ĐH Kinh tế quốc dân-Chủ biên PGS.TS Lê Văn Tâm-NXB Thống kê-Hà Nội 2000 )
9. GIÁO TRÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
( GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, Thạc sĩ Phan Thị Nhiệm - NXB Thống kê Hà Nội 1999 )
10. BÀI GIẢNG MÔN CƠ SỞ CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
( TS Nghiêm Sỹ Thương - ĐH Bách Khoa Hà Nội )
11. SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN ĐẾN 2010
( Công ty tư vấn thiết kế Xây dựng điện I )
13. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XDCB CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I ĐẾN 2010
14. BÀI GIẢNG MÔN MARKETING
( TS Nguyễn Văn Bình - ĐH Bách Khoa Hà Nội )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1.docx