Là một chiến lược kinh doanh quyền chọn mà nhà kinh doanh mua quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một tài sản cơ sở, mức giá thực hiện (strike price) và thời gian đáo hạn (Expiration date).Chiến lược này có lợi nhuận không giới hạn và lỗ giới hạn. Đến ngày đáo hạn nếu sản phẩm chỉ biến động với biên độ nhỏ, gần bằng với giá thực hiện( strike price)thì chiến lược này xem như thất bại, vì đã mất đến 2 loại phí Premium để mua quyền. Nếu giá dịch chuyển xa thì thu được lợi nhuận đáng kể. Cho thấy chiến lược này có lợi nhuận không giới hạn và rủi ro giới hạn.
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8184 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược quyền chọn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) một số tài sản nhất định tại một mức giá xác định (strike price, exrcise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng (Expiration date). Để đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợp đồng (Option premium)
Mua hợp đồng quyền chọn bán (Long put option)
Mua một hợp đồng put option hay còn gọi là long một hợp đồng put option là việc đầu cơ giá xuống, có nghĩa là khi thực hiện việc này nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ xuống.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cũng chạy theo ý của bạn do đó bạn cần phải biết các trường hợp nào sẽ xảy ra với hợp đồng Call option của bạn. Giá có thể dao động theo 5 cách:
* Giá tăng mạnh * Giá tăng nhẹ * Giá không dao động * Giá giảm nhẹ * Giá giảm mạnh
Với trường hợp giá không dao động, giá tăng nhẹ hay giá tăng mạnh :
Khi bạn mua một hợp đồng put option thì với 3 trường hợp trên, bạn sẽ bị lỗ có hạn chính là mức phí option mà bạn phải trả. Có thể nhìn rõ qua 3 đồ thị sau, phần ô vuông chính là mức phí bạn phải trả và cũng là thua lỗ của bạn.
Giá tăng mạnh
Giá tăng nhẹ
Giá không biến động
Với trường hợp giá xuống nhẹ :
Khi bạn mua một hợp đồng Put option thì khi giá xuống yếu, không vượt qua được mức giá hoà vốn( là mức giá có tính phần phí option bạn phải trả) bạn chỉ có thể tối thiểu hoá thua lỗ của mình. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau, phần ô vuông là khi giá xuống nhưng không đủ mang lại lợi nhuận
Với trường hợp giá giảm mạnh :
Khi bạn mua một hợp đồng Put option thì khi giá xuống mạnh, bạn sẽ có được lợi nhuận rất nhiều. Mỗi một điểm tính từ mốc giá hoà vốn giảm thêm sẽ mang thêm lợi nhuận cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau:
Tóm lại,
Hướng thay đổi của giá
Kết quả
Tăng mạnh
Lỗ có hạn phần phí Option
Tăng nhẹ
Lỗ có hạn phần phí Option
Không dao động
Lỗ có hạn phần phí Option
Giảm nhẹ
Tối thiểu hóa thua lỗ
Giảm mạnh
Tối đa hóa lợi nhuận
Trong bất cứ trường hợp nào, mua một quyền chọn bán là một chiến lược phù hợp nếu dự đoán thị trường sẽ giảm giá, mức lỗ được giới hạn và lợi nhuận tiềm năng cũng khá cao. Hơn nữa, việc thực hiện một giao dịch quyền chọn bán sẽ dễ dàng hơn bán khống. Quyền chọn bán không cần phải được mua khi giá đang trong tình trạng tăng lên và số tiền phải trả cho quyền chọn bán thấp hơn nhiều so với khoản ký quỹ bán khống. quyền chọn bán có mức lỗ giới hạn trong khi bán khống có mức lỗ không giới hạn.
Bán hợp đồng quyền chọn bán (Short put option)
Bán một hợp đồng put option hay short một hợp đồng put option là việc đầu cơ giá lên nghĩa là nhà đầu tư vào trạng thái này khi nghĩ rằng giá của tài sản cơ sở sẽ lên. Nếu giá của tài sản hay cặp đồng tiền lên bạn có thể có được lợi nhuận từ việc bán hợp đồng put option này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cũng chạy theo ý của bạn do đó bạn cần phải biết các trường hợp nào sẽ xảy ra với hợp đồng call option của bạn. Một tài sản hay một cặp đồng tiền có thể giao động theo 5 cách sau: * Giá tăng mạnh
* Giá tăng nhẹ
* Giá không giao động
* Giá giảm nhẹ
* Giá giảm mạnh
Với trường hợp giá tăng mạnh
Khi bạn bán một hợp đồng Put option và giá của tài sản hay cặp đồng tiền tăng mạnh thì bạn sẽ tối đa hoá được mức lời có hạn là phần phí Option bạn nhận được trên hợp đồng này. Khi bạn bán một hợp đồng Put option nghĩa là bạn được nhận trước một khoản phí và do giá tăng mạnh khiến giá chưa qua mức hoà vốn người mua hợp đồng Put option sẽ không thực hiện quyền do đó thì bạn sẽ giữ được mức lợi nhuận của mình. Bạn có thể thấy điều đó qua đồ thị sau:
Với trường hợp giá tăng nhẹ:
Khi chúng ta bán một hợp đồng quyền chọn bán và giá của tài sản hay cặp đồng tiền tăng nhẹ thì chúng ta sẽ tối đa hoá được mức lời có hạn là phần phí option nhận được trên hợp đồng này. Khi chúng ta bán một hợp đồng quyền chọn bán nghĩa là chúng ta được nhận trước một khoản phí và do giá tăng nhẹ khiến giá chưa qua mức hoà vốn, người mua hợp đồng quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền. Do đó chúng ta sẽ giữ được mức lợi nhuận của mình. Chúng ta có thể thấy điều đó qua đồ thị sau:
Với trường hợp giá không giao động:
Khi bạn bán một hợp đồng put option và giá của tài sản hay cặp đồng tiền không biến động thì bạn sẽ tối đa hoá được mức lời có hạn là phần phí Option bạn nhận được trên hợp đồng này. Khi bạn bán một hợp đồng Put option nghĩa là bạn được nhận trước một khoản phí và do giá không biến động khiến giá chưa qua mức hoà vốn người mua hợp đồng put option sẽ không thực hiện quyền do đó thì bạn sẽ giữ được mức lợi nhuận của mình. Bạn có thể thấy điều đó qua đồ thị sau:
Với trường hợp giá giảm nhẹ:
Khi bạn bán một hợp đồng put option và giá của tài sản hay cặp đồng tiền giảm nhẹ thì bạn sẽ bị giảm mức lợi nhuận trên hợp đồng này. Mỗi một điểm giảm thêm so với giá thực hiện của hợp đồng sẽ làm lợi nhuận của bạn mất thêm. Bạn có thể thấy điều này qua đồ thị sau:
Với trường hợp giá giảm mạnh:
Khi bạn bán một hợp đồng Put option và giá của tài sản hay cặp đồng tiền giảm mạnh thì bạn sẽ bị lỗ vô hạn trên hợp đồng này. Mỗi một điểm giảm thêm so với giá hoà vốn của hợp đồng sẽ khiến bạn mất thêm tiền. Bạn có thể thấy điều này qua đồ thị sau:
Tóm lại,
Hướng thay đổi của giá
Kết quả
Tăng mạnh
Lãi có hạn phần phí Option
Tăng nhẹ
Lãi có hạn phần phí Option
Không giao động
Lãi có hạn phần phí Option
Giảm nhẹ
Tối thiểu hóa mức lỗ
Giảm mạnh
Lỗ vô hạn
Kết luận:
Quyền chọn mua
Quyền chọn bán
Mua
Trả một khoản phí
Có quyền mua
Có quyền hủy hợp đồng
Nếu lỗ thì lỗ tối đa khoản phí đã trả
Nếu lãi thì lãi vô hạn
Trả một khoản phí
Có quyền bán
Có quyền hủy hợp đồng
Nếu lỗ thì lỗ tối đa khoản phí đã trả
Nếu lãi thì lãi vô hạn
Bán
Thu được một khoản phí
Có nghĩa vụ bán
Không được quyền hủy hợp đồng
Nếu lãi thì lãi tối đa bằng khoản phí thu
Nếu lỗ thì có thể lỗ vô hạn
Thu được một khoản phí
Có nghĩa vụ mua
Không được quyền hủy hợp đồng
Nếu lãi thì lãi tối đa bằng khoản phí thu
Nếu lỗ thì có thể lỗ vô hạn
Option spread strategies
Chiến lược Bull spread :
- Là chiến lược mà lợi nhuận ở đó đạt được nhờ sự tăng giá một cách vừa phải của các loại tài sản cơ sở nếu nó liên quan đến quyền chọn mua thì đựơc gọi là Bull call spread, nếu liên quan đến quyền chọn bán gọi là Bull put spread .
Nhàđầutưthựchiệnchiếnlượcnày hi vọngtỷgiásẽtăng
Nhà đầu tư thực hiện chiến lược này hi vọng tỷ giá sẽ tăng.
Bull call spread ( đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn mua )
- Được tạo ra bằng cách mua một quyền chọn mua với giá trị thấp X1 và bán 1 quyền chọn mua với cùng số lượng nhưng có giá thực hiện X2 cao hơn X1 với cùng thời gian đáo hạn. Vì phí một quyền chọn mua luôn giảm khi giá thực hiện tăng nên phí của quyền chọn đã bán đi luôn nhỏ hơn phí của quyền chọn mua vào. Nên chiến lược này cần có đầu tư ban đầu.
Nhàđầutưthựchiệnchiếnlượcnày hi vọngtỷgiásẽtăng
Hạn chế khả năng thắng lớn cũng như thua trắng của nhà đầu tư.
-Có ba kiểu "Bull call spread"
+ Mua Out of the money call option và bán Further out of the money call option
+ Mua In the money / At the money và bán In the money call option
+ Mua Further in the money call option và bán In the money call option
-Điểm hòa vốn của chiến lược này là khi thu hồi từ chênh lệch giữa giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St và giá thực hiện của call option mua X1 vừa bù đắp cho chi phí của chiến lược (F1-F2) hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của call option mua X1 cộng với chi phí ban đầu của chiến lược.
-Lợi nhuận tối đa đạt được đã bị giới hạn là phần chênh lệch giữa hai mức giá ( X1-X2) trừ đi chi phí ban đầu của chiến lược (F1-F2) khi giá chứng khoán tăng cao hơn mức giá thực hiện của call option bán .
-Lỗ tối đa là chi phí ban đầu của chiến lược ( F1-F2) khi giá chứng khóan thấp hơn mức giá thực hiện call option mua .
-Nhà đầu tư sử dụng chiến lược này khi kỳ vọng giá tăng lên đến một mức nhất định gọi là giá mục tiêu. Vì vậy, nhà đầu tư sẵn sàng nhượng lại phần lợi nhuận tăng thêm nếu giá có chiều hướng đi lên trên giá mục tiêu bằng cách bán Call option với giá thực hiện X2 cao hơn X1 . Đồng thời, việc làm này cũng nhằm hướng tới việc giảm chi phí của call option mua từ F1 xuống còn (F1-F2).
- Như vậy, chiến lược Bull call option giới hạn tiềm năng khi giá chứng khoán cơ sở có chiều hướng đi lên cũng như rủi ro khi gia có chiều tiếp tục đi xuống của nhà đầu tư .
-Tuy nhiên, nếu truớc ngày đáo hạn mà giá chứng khoán tăng và được kỳ vọng tăng mạnh vượt quá giới hạn thực hiện của Call option bán X2 thì nhà đầu tư có thể thực hiện tiếp các bước sau:
* Mua cùng mức giá thực hiện để trung hòa vị thế của Call option bán, sau đó bán 1 call option với mức giá thực hiện lớn hơn.
*Hoặc đơn giản chỉ mua cùng mức giá thực hiện để trung hòa vị thế Call option bán, rồi sau đó chờ đến khi Call option mua đáo hạn.
Bảng kết quả:
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCM
Thu hồi từ bán QCM
Lợi nhuận
St≥X2
St – X1-F1
X2 -St+ F2
X2 – X1 – ( F1 –F2)
X1<St<X2
St – X1 -F1
F2
St –X1 – (F1 –F2)
St≤X1
-F1
F2
-( F1 –F2)
Khi lợi nhuận bằng 0 ta có phương trình tỷ giá hòa vốn:
St * -X1 – ( F1-F2)=0 hay St*-X1=F1-F2
VD: Một nhà đầu tư dự báo trong tượng lai USD sẽ tăng giá so với VNĐ nên đã mua một quyền chọn bán trị giá 100 USD với tỷ giá thực hiện là 20000 VND/USD, phí quyền chọn là 70VNĐ/ USD và đồng thời bán 1 quyền chọn bán B với tỷ giá thực hiện 21000VND/USD, phí quyền chọn là 100 VND/USD, đáo hạn sau 3 tháng
Khoản thu nhập ròng ban đầu 1 USD mang lại : 100- 70 = 30 VND
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCM
Thu hồi từ bán QCM
Tổng thu hồi
Lợi nhuận (lỗ) 1 USD mang lại
Lợi nhuận 100 USD mang lại
22000
22000-21000
-(22000-21000)
1000
1000-30
97000
20500
20500-20000
0
500
500-30
47000
19500
0
0
0
-30
-3000
Bull put spread ( đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn bán ):
- Là việc mua một quyền chọn bán với giá thực hiện thấp hơn X1 và bán một quyền chọn bán với cùng một số lượng nhưng có giá thực hiện X2 cao hơn X1, cùng ngày đáo hạn. Vì phí quyền chọn luôn tăng khi giá thực hiện tăng nên phí của quyền chọn đã bán đi luôn lớn hơn phí của quyền chọn mua vào. Như vậy chiến lược này có lãi ngay từ đầu.
Bảng kết quả :
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCB
Thu hồi từ bán QCB
Lợi nhuận
St≥X2
-F1
F2
F2-F1
X1<St<X2
-F1
St-X2+F2
St -X2+ (F1- F2)
St≤X1
X1-St-F1
St-X2+F2
X1-X2+(F2-F1)
Khi lợi nhuận bằng 0 ta có phương trình hòa vốn :
St* -X2 + (F1-F2)= 0 hay X2-St*= F2-F1
VD :Một nhà đầu tư A dự báo trong tương lai USD sẽ tăng giá so với VNĐ nên đã mua 1 quyền chọn bán trị giá 100 USD với tỷ giá thực hiện là 20000 VNĐ/ USD, phí quyền chọn là 70VNĐ/USD và đồng thời bán một quyền chọn bán cho B với tỷ giá 21000VNĐ/USD, phí quyền chọn là 100VNĐ/USD đáo hạn sau 3 tháng
khoản thu nhập ròng ban đầu 1USD mang lại 100 – 70 = 30 VNĐ
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCB
Thu hồi từ bán QCB
Tổng thu hồi
Lợi nhuận(lỗ) 1USD mang lại
Lợi nhuận
100USD mang lại
21500
0
0
0
30
3000
20500
0
-5000
-500
-500+30
-47000
19000
1000
-2000
-1000
-1000+30
-97000
Phương trình tỷ giá hòa vốn :
X2-St*= F2-F1
St* =X2 + F1-F2 = 21000 +70-100=20970
Chiến lược Bear spread ( đầu cơ chênh lệch giá xuống ) :
Là chiến lược mà ở đó lợi nhuận kiếm được nhờ sự giảm giá một cách vừa phải của các loại tài sản cơ sở nếu nó liên quan đến quyền chọn mua thì gọi là Bear call spread nếu liên quan đến quyền chọn bán thì gọi là Bear put spread.
Nhà đầu tư thực hiện chiến lược này khi hi vọng tỷ giá sẽ giảm.
Bear call spread
-Là việc mua số quyền chọn mua với giá thực hiện X1 đồng thời bán quyền chọn mua với cùng khối lượng và ngày đáo hạn nhưng với giá thực hiện X2 thấp hơn X1, dễ thấy chiến lược thu lợi nhuận ngay ban đầu.
Bảng kết quả
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCM
Thu hồi từ bán QCM
Lợi nhuận
St≤X2
-F1
F2
F2-F1
X2<St<X1
-F1
X2-St+F2
X2-St +( F2-F1)
St≥X1
St-X1-F1
X2-St+F2
X2-X1+( F2-F1)
Khi lợi nhuận bằng 0 ta có phương trình điểm hòa vốn: F2-F1=St*-X2
VD: Một nhà đầu tư dự đoán USD sẽ giảm so với VNĐ nên đã mua 1 quyền chọn mua trị giá 100 USD với tỷ giá thực hiện 21000VNĐ/USD, phí quyền chọn là 70VNĐ/USD và đồng thời bán một quyền chọn mua trị giá 100 USD với giá thực hiện là 20000VNĐ/USD, phí quyền chọn là 100 VNĐ/USD. Đáo hạn sau 3 tháng.
Khoản thu nhập ròng ban đầu 1USD mang lại 100-70=30 VNĐ
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCM
Thu hồi từ bán QCM
Tổng thu hồi
Lợi nhuận 1USD mang lại
Lợi nhuận 100USD mang lại
19500
0
0
0
0
3000
20500
0
-500
-500
-500+30
-47000
21500
500
-1500
-1000
-1000+30
-97000
Bear put spread ( đầu cơ chênh lệch giá xuống bằng quyền chọn bán )
Là việc mua số quyền chọn bán với giá thực hiện X1, đồng thời bán quyền chọn bán với cùng khối lượng và ngày đáo hạn nhưng với giá thực hiện X2 thấp hơn X1. Dễ thấy chiến lược cần đầu tư ban đầu.
Bảng kết quả :
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCB
Thu hồi từ bán QCB
Lợi nhuận
St≤X2
X1-ST-F1
St-X2+F2
X1-X2 -(F1-F2)
X2<St<X1
X1-St-F1
F2
X1-St+ (F1- F2)
St≥X1
-F1
F2
F2-F1
Khi lợi nhuận bằng 0 ta có phương trình điểm hòa vốn:F1-F2=X1-St*
Vídụ: Nhà đầu tư thực hiện chiến lược option như sau: Mua 1 put AUD trị giá 125,000 (E1=1.0250 USD/AUD, P1=0.0050USD/AUD). Bán 1 put AUD trị giá 125,000 (E2=1.0240 USD/AUD.P2=0.0045 USD/AUD).Cả 2 cùng ngày đáo hạn. Yêu cầu:
a. Xác định tỷ giá hòa vốn của nhà đầu tư.
b. Xác định mức lời lỗ tối đa của nhà đầu tư
Bài giải :
E1>E2 suy ra nhà đầu tư thực hiện chiến lược Bear put spread.
a. Phương trình tỷ giá hòa vốn của nhà đầu tư: F1-F2=X1-St*
=>St* =X1 – F1+F2
=>St* =1.0250 – 0.0050+0.0045 = 1.0245USD/AUD
b. Mức lỗ tối đa 1 AUD của nhà đầu tư ứng với trường hợp St >= X1
F2-F1 = 0.0045 – 0.0050 = -0.0005 (USD)
Mức lỗ tối đa 125,000 AUD:
125,000 x -0.0005=-62.5 (USD)
Mức lợi nhuận tối đa 1 AUD của nhà đầu tư ứng với trường hợp St <= X2
X1 – X2 – (F1-F2) = 1.0250 – 1.024 –(0.0050 – 0.0045)
= 0.0005(USD)
Mức lợi nhuận tối đa 125,000 AUD:
0.0005 x 125.000= 62.5 (USD)
Butterfly spread strategy (chiến lược quyền chọn kiểu bướm):
Chiến lược quyền chọn hình bướm là một chiến lược quyền chọn kết hợp của Bull và Bear spread. Nó sử dụng 3 mức giá thực hiện. hai mức giá thực hiện thấp hơn được dùng trong Bull spread, và mức giá thực hiện cao hơn dùng trong bear spread. Có thể dùng cho cả quyền chọn bán và mua.
Là sự kết hợp giữa Bull spread và Bear spread liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau. Sử dụng cho cả quyền chọn bán và quyền chọn mua.
Phân loại:
Long butterfly:
Long call butterfly ( mua quyền chọn mua )
Long put butterfly ( mua quyền chọn bán )
Long Call Butterfly
- Liên quan đến các vị thế Option với 3 mức giá thực hiện khác nhau.
Mua 1 call option với GTH X1 tương đối thấp
Mua 1 call option với GTH X3 tương đối cao
Bán 2 call option với GTH X2 (với giá thực hiện trung bình)
Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Đây là chiến lược giới hạn lỗ và lãi của nhà đầu tư.
Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở
F Phân tích hình 1: mua 1 quyền chọn mua X1 và bán 1 quyền chọn mua X2 (bull call spread)
l St ≤ X1: cả 2 quyền chọn đều không thực hiện
Π1 = – F1 + F2
lX1 < St< X2:quyền chọn mua với giá thực hiện X2 không được thực hiện
Π1 = St – X1 – F1 + F2.
l St ≥ X 2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện
Π1 = St – X1 – F1 + F2 – (St – X2 ) = - X1 – F1 + F2 + X 2
F Phân tích hình 2: bán 1 quyền chọn mua X2 và mua quyền chọn mua X3 (bear call spread )
l St ≤ X 2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện
Π2 = – F3 + F2
l X2 < St < X3: Quyền chọn mua X2 được thực hiện.
Π2 = - (St – X2 ) – F3 + F2
l St ≥ X3: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện.
Π2 = (St – X3 – F3 ) + F2 – (St – X2 ) = - X3 – F3 + F2 + X2
Tổng hợp hai chiến lược ở hình 1 và hình 2 => hình 3:chiến lược long call butterfly
l St St < X2:
π = F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – (F1 + F3)
= - chênh lệch phí quyền chọn ròng
Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: 2F2-(F1+F3)
l St ≥ X3
π = - X1 – F1 + F2 + X2 - X3 – F3 + F2 + X2
= F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – (F1 + F3)
= chênh lệch phí quyền chọn ròng
PLỗ tối đa của chiến lược này là chênh lệch phí quyền chọn ròng.
PLỗ tối đa xảy ra khi giá của tài sản cơ sở ≤ giá thực hiện của của quyền chọn mua với giá thấp mà nhà đầu tư đã mua hoặc khi giá của tài sản cơ sở ≥ giá thực hiện của quyền chọn cao mà nhà đầu tư đã mua.
l X1 < St ≤ X2:
π = St- X1 – F1 + F2 – F3 + F2
= 2F2 – (F1 + F3 ) + St- X1
Suy ra π max khi St max = X2
ð π max = 2F2 – (F1 + F3 ) + X2 - X1
l X2 < St ≤ X3:
π = - X1 – F1 + F2 + X2 - (St– X2 ) – F3 + F2
= 2F2 – (F1 + F3 ) + 2X2 - X1 – St
Suy ra π max khi St min = X2
ð π max = 2F2 – (F1 + F3 ) + X2 - X1
PLợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn mua (giá thực hiện trung bình) nhà đầu tư đã mua – giá thực hiện của quyền chọn mua (giá thực hiện thấp) đã bán – chênh lệch phí quyền chọn ròng
PLợi nhuận đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua nhà đầu tư đã bán
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCM X1
Thu hồi từ mua QCM X3
Thu hồi từ bán 2 QCM X2
Tổng lợi nhuận
St ≤X1
0
0
0
2F2 - (F1+F3)
X1<St ≤X2
St X1
0
0
2F2 (F1+ F3) +St X1
X2≤St <X3
St X1
0
2(StX2)
2F2 (F1+ F3) + X3 - St
St≥X3
St X1
St – X3
2(StX2)
2F2 - (F1+F3)
ØĐiểm hòa vốn khi π = 0
l 2F2 – (F1 + F3 ) + St- X1 = 0
=> St= ((F1 + F3 ) – 2F2 ) + X1
l2P2 – (F1 + F3 ) + 2X 2 - X1 - St = 0
=> St= - ((F1 + F3 ) – 2F2 ) + X3
Vậy:
PĐiểm hòa vốn thấp = giá thực hiện quyền chọn mua có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng
PĐiểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn mua có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng
Long Put Butterfly
-Liên quan đến các vị thế Option với 3 mức giá thực hiện khác nhau:
Mua 1 put option vớiGTH X1 tương đối thấp
Mua 1 put option với GTH X3 tương đối cao
Bán 2 put option với GTH X2 trung bình
Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở
Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Đây là chiến lược giới hạn cả về rủi ro và lợi nhuận.
F Phân tích hình 1: mua 1 quyền chọn bán X1 và bán 1 quyền chọn bán X2 (bull put spread)
lSt ≤ X1: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện
-F1 – St + X1 + F2 – (X2 – St) = -F1 + F2 + (X1 – X2 )
= (F2 – F1 ) + (X1 –X2 )
Vì X1 < X2 nên (X1 X2) < 0
lX 1 < St< X 2: không thực hiện quyền chọn bán X1 , quyền chọn bán X2 được thực hiện
-F1 + F2 – (X2 – St )
lSt ≥ X 2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện
F2 – F1
FPhân tích hình 2:bán 1 quyền chọn bán X2 và mua 1 quyền chọn bán X3
lSt ≤ X 2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện
2= (X3 – St ) – F3 + F2 – (X2 – St )
= (X 3 – X2 ) + F2 – F3
lX2 < St< X3: Quyền chọn bán X3 được thực hiện, quyền chọn bán X2 không được thực hiện.
2 = F2 – F3 + (X3 – St )
lSt ≥ X3: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện.
2= F2 – F3
Tổng hợp hai chiến lược ở hình 1 và hình 2 => hình 3:chiến lược long put butterfly
lSt St < X2:
= (F2 – F1 ) + (X1 – X2 ) + (X3 – X2 ) + F2 – F3
= F2 – F1 + X1 + X3 – 2X 2 + F2 – F3
= 2F2 – F1 – F3 + 0
= chênh lệch phí quyền chọn ròng
Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: 2F2-(F1+F3)
lSt ≥ X3
= F2 – F1 + F2 – F3
= 2F2 – F1 – F3
= chênh lệch phí quyền chọn ròng
PLỗ tối đa của chiến lược này là chênh lệch phí quyền chọn ròng.
PLỗ tối đa xảy ra khi giá của tài sản cơ sở ≤ giá thực hiện của của quyền chọn bán với giá thấp mà nhà đầu tư đã mua hoặc khi giá của tài sản cơ sở ≥ giá thực hiện của quyền chọn cao mà nhà đầu tư đã mua.
l X1< St ≤ X2
= A= F2 – F1 - (X2 – St ) + X3 – X2 + F2 – F3
= 2F2 – F1 – F3 – 2X2 + X3 + St
ðA max ðSt max
ðSt max khi bằng X2
ðLợi nhuận tối đa = 2F2 – F1 – F3 – 2X2 + X3 + X2
= 2F2 – F1 – F3 + X3 – X2
l X2 ≤ St≤ X3
= B= F2 – F1 + F2 – F3 + (X3 – St )
= 2F2 – F1 – F3 + (X3 – St )
Tương tự B max khi St min và St min = X2
ðLợi nhuận tối đa = 2F2 – F1 – F3 + (X3 – X2 )
PLợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn bán (giá cao) nhà đầu tư đã mua – giá thực hiện của quyền chọn bán đã bán – chênh lệch phí quyền chọn ròng
PLợi nhuận đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn bán nhà đầu tư đã bán
Ta có kết quả sau
Tỷ giá St
Thu hồi từ mua QCB X1
Thu hồi từ mua QCB X3
Thu hồi từ bán 2 QCB X2
Tổng lợi nhuận
St ≤X1
X1 St
X3 St
2(X2St)
2F2 - (F1+F3)
X1<St ≤X2
0
X3 St
2(X2St)
2F2 (F1+ F3) +St X1
X2 ≤ St <X3
0
X3 St
0
2F2 (F1+ F3) + X3 - St
St≥X3
0
0
0
2F2 - (F1+F3)
ØĐiểm hòa vốn khi π = 0
l 2F2 – F1 – F3 + (X3 – 2X2 ) + St = 0
=> St = X1+ (F1 + F3 – 2F2 )
l2F2 – F1 – F3 + X3 – St = 0
=>St = X3 – (F1 + F3 – 2F2 )
Vậy:
P Điểm hòa vốn thấp = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng
P Điểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng.
Option combination strategy
Chiến lược Straddle:
Chiến lược Straddle là một trong những chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn phổ biến, được thực hiện bằng cách kết hợp cùng một số lượng quyền chọn mua và quyền chọn bán trên cùng một sản phẩm tài chính với cùng một mức giá thực hiện (strike price) và cùng ngày đáo hạn (Expiration date). Có hai loại: Long straddle và Short straddle.
Short straddle:
Là một chiến lược kinh doanh quyền chọn mà nhà kinh doanh bán quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một tài sản cơ sở, mức giá thực hiện (strike price) và thời gian đáo hạn (Expiration date). Lợi nhuận lớn nhất là khoản phí thu được từ việc bán các quyền chọn này. Chiến lược này có lợi nhuận là giới hạn và lỗ không giới hạn. Đây là một chiến lược có độ rủi ro cao, nếu giá trị sản phẩm vào thời điểm đáo hạn gần với giá thực hiện thì sẽ có lợi nhuận đáng kể. Song nếu giá sản phẩm chênh lệch đáng kể về cả hai phía thì thiệt hại sẽ khá lớn.
Short Straddle được sử dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng giá chứng khoán sẽ không biến động đáng kể trong thời gian tới.
Ta có: ST :tỷ giá giao ngay của đồng tiền cơ sở
F1 : phí quyền chọn của hợp đồng short call
F2 : phí quyền chọn của hợp đồng short put
X : giá thực hiện của hợp đồng short put và short call
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0
Điểm hòa vốn dưới ST1= X - (F1+ F2)
Điểm hòa vốn trên ST2 =X + (F1+ F2)
Bảng tổng hợp lợi nhuận của chiến lược
Tổng phí quyền chọn nhận được khi bán hai quyền chọn là :(F1 +F2)
Tỷ giá ST
Thu hồi từ short call
Thu hồi từ short put
Tổng lợi nhuận
ST< X
F1
- (X - ST) + F2
- (X - ST) + (F1 +F2)
ST= X
F1
F2
(F1 +F2)
ST> X
-(ST - X) + F1
F2
-(ST - X) + (F1 +F2)
VD: Nhà đầu tư ký cùng lúc 2 hợp đồng :
Hợp đồng bán quyền chọn mua (short call option) với ngân hàng A về việc mua EUR trả bằng USD số lượng 100000 EUR , tỷ giá EUR/USD : 1.3880 kỳ hạn 1 tháng , phí : 0.004USD/ 1EUR
Hợp đồng bán quyền chọn bán (short put option) với ngân hàng B về việc bán EUR thu USD , số lượng 100000EUR , tỷ giá EUR/USD : 1.3800 , kỳ hạn 1 tháng , phí : 0.0035USD/1EUR
Tính lợi nhuận thu được?
Bài giải
Sử dụng phương pháp Short straddle:
Điểm hòa vốn
ST = X- (F1 +F2) = 1.3880 – (0.004+0.0035) = 1.3805
ST = X + (F1 +F2) = 1.3880 + (0.004+0.0035) = 1.3955
Tổng phí quyền chọn nhân được khi bán hai quyền chọn là :
(0.004+0.0035)x100000=750$
Tỷ giá EUR/USD
Thu hồi từ short call
Thu hồi từ short put
Tổng thu hồi
Tổng lợi nhuận
1.3720
0
-800$
-800$
-50$
1.3725
0
-750$
-750$
0
1.3880
0
0
0
750$
1.3955
-750$
0
-750$
0
1.3960
-800$
0
-800$
-50$
Long Straddle:
Là một chiến lược kinh doanh quyền chọn mà nhà kinh doanh mua quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một tài sản cơ sở, mức giá thực hiện (strike price) và thời gian đáo hạn (Expiration date).Chiến lược này có lợi nhuận không giới hạn và lỗ giới hạn. Đến ngày đáo hạn nếu sản phẩm chỉ biến động với biên độ nhỏ, gần bằng với giá thực hiện( strike price)thì chiến lược này xem như thất bại, vì đã mất đến 2 loại phí Premium để mua quyền. Nếu giá dịch chuyển xa thì thu được lợi nhuận đáng kể. Cho thấy chiến lược này có lợi nhuận không giới hạn và rủi ro giới hạn.
Vì vậy, Long Straddle được sử dụng khi nhà đầu tư kì vọng giá chứng khoán sẽ có biến động mạnh trong thời gian tới, bất kể biến động sẽ xảy ra theo hướng nào.
Gọi: ST: tỷ giá giao ngay của đồng tiền cơ sở
F1: phí quyền chọn của hợp đồng long call
F2: phí quyền chọn của hợp đồng long put
X: tỷ giá thực hiện của cả hợp đồng long call và put call
Bảng tổng hợp lợi nhuận của chiến lược
Tổng phí quyền chọn phải trả khi mua hai quyền chọn: F1 + F2
Tỷ giá ST
Thu hồi từ long call
Thu hồi từ long put
Tổng lợi nhuận
ST< X
-F1
X - ST -F2
X - ST– (F1 +F2)
ST= X
-F1
-F2
– (F1 +F2)
ST> X
ST - X - F1
-F2
ST - X – (F1 +F2)
Điểm hòa vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0.
Điểm hòa vốn:
X- ST- (F1+F2)=0 → ST1= X- (F1+F2)
ST- X - (F1+F2)=0 → ST2= X+ (F1+F2)
Vì quyền chọn mua sẽ trở nên có lợi khi ngoại tệ tăng giá và quyền chọn bán sẽ có lợi khi ngoại tệ giảm giá. Chiến lược Long Straddle trở nên có lợi khi ngoại tệ hoặc tăng giá hoặc giảm giá. Bất lợi của chiến lược này là chi phí cao do phải trả phí mua 2 quyền chọn. Vì vậy chiến lược này sẽ hiệu quả chỉ khi ngoại tệ tăng hoặc giảm giá mạnh. Người nắm giữ Straddle cược rằng ngoại tệ sẽ biến động mạnh.
Lợi nhuận được tính bằng giá trị tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện quyền chọn mua và phí quyền chọn rồng. Hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn bán trừ đi giá trị tài sản cơ sở và phí quyền chọn ròng.
Rủi ro là giới hạn. Lỗ tối đa bằng phí quyền chọn ròng, xảy ra khi giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện của quyền chọn mua hoặc bán.
Có 2 điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn trên (ST2) bằng giá thực hiện của quyền chọn mua cộng phí quyền chọn ròng. Điểm hòa vốn dưới (ST1) bằng giá thực hiện của quyền chọn bán trừ đi phí quyền chọn ròng.
Ví dụ: Nhà đầu tư A ký hai hợp đồng
-Hợp đồng mua quyền chọn mua( long call option) với ngân hàng A về việc mua EUR trả bằng USD số lượng 100000EUR, tỷ giá EUR/USD: 1.3880 kỳ hạn 1 tháng, phí: 0.004USD/1EUR.
-Hợp đồng mua quyền chọn bán( long put option) với ngân hàng B về việc bán EUR thu USD, số lượng 100000EUR, tỷ giá EUR/USD: 1.3880, kỳ hạn 1 tháng, phí:0.0035/1EUR
Bài giải:
Sử dụng chiến lược Long Straddle
Điểm hòa vốn:
ST1= X- (F1+F2)= 1.3880-(0.004+0.0035)=1.3805
ST2= X+(F1+F2)= 1.3880+(0.004+0.0035)=1.3955
Tổng phí phải trả khi mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán là:
(0.004+0.0035)*100000=750$
Tỷ giá EUR/USD
Thu hồi từ long call
Thu hồi từ long put
Tổng thu hồi
Tổng lợi nhuận
1.3720
0
800$
800$
50$
1.3725
0
750$
750$
0
1.3800
0
0
0
-750$
1.3880
0
0
0
-750$
1.3955
750$
0
750$
0
1.3960
800$
0
800$
50$
Chiến lược đinh ghim ( Strangle Strategy)
Cũng tương tự như Straddle là đồng thời mua (hoặc đồng thời bán) một Call option và một Put option cùng ngày đáo hạn, nhưng khác nhau ở giá thực hiện (Strike Price). Tuy nhiên, để cho nhà đầu tư kiếm được lời, trong chiến lược Strangle giá của sản phẩm phải dịch chuyển xa hơn so với chiến lược Straddle. Mô hình lợi nhuận của chiến lược Strangle phụ thuộc vào khoảng cách hai giá thực hiện. Khoảng cách này càng lớn thì rủi ro càng ít và để có lợi nhuận thì giá của sản phẩm cũng phải tăng nhiều hơn.
Chiến lược Strangle cũng là một chiến lược có nhiều rủi ro, có thể gây ra lỗ tiềm tàng không giới hạn cho nhà đầu tư.
Chiến lược Strangle gồm hai loại: Long strangle và Short strangle
Long strangle
Đồng thời mua quyền chọn mua (Call option) và quyền chọn bán (Put option) ở trạng thái kiệt giá (OTM) với giá thực hiện (Strike Price) của Put option X1 thấp hơn giá thực hiện của Call option X2. Chiến lược này có lợi nhuận không giới hạn và rủi ro giới hạn.Tương tự giống với Long straddle, đến thời điểm đáo hạn nếu giá càng mở rộng ra hai hướng thì càng có lợi, chỉ khác ở chỗ: nếu giá nằm trong phạm vi đường ngang ( giữa X1, X2 ) thì thua lỗ tối đa (bằng với khoản phí bỏ ra khi mua hai quyền chọn) và nằm ngoài phạm vi này thì lãi, nghĩa là phạm vi thua lỗ rộng hơn so với long straddle
ST 2
ST
ST 1
+
-
0
F1
Lợi nhuận
X1
X2
Long Put
Long Call
Long strangle
F2
ST2
Chiến lược này được thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá trị tài sản cơ sở sẽ biến động mạnh trong ngắn hạn.
Ta có: ST :giá giao ngay của đồng tiền cơ sở
F1 : phí quyền chọn của hợp đồng Long put
F2 : phí quyền chọn của hợp đồng Long call
X1 :tỷgiá thực hiện của hợp đồng Long put
X2:tỷ giá thực hiện của hợp đồng Long call
Bảng tổng hợp lợi nhuận của chiến lược
Tồng phí quyền chọn chi ra để mua hai hợp đồng là: F1 +F2
Tỷ giá ST
Thu hồi từ long call
Thu hồi từ long put
Tổng lợi nhuận
ST<X1
-F2
X1- ST-F1
(X1- ST) - (F1 +F2)
X1≤ ST≤ X2
-F2
-F1
-(F1 +F2)
ST>X2
ST- X2-F2
-F1
(ST- X2) - (F1 +F2)
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0
(X1- ST) - (F1 +F2) = 0 ðST1= X1- (F1 +F2)
( ST- X2) - (F1 +F2) = 0 ðST2 = X2 + (F1 +F2)
VD: Nhà đầu tư ký cùng lúc 2 hợp đồng :
Hợp đồng mua quyền chọn mua (long call option) với ngân hàng A về việc mua EUR trả bằng USD số lượng 100000 EUR , tỷ giá EUR/USD : 1.3880 kỳ hạn 1 tháng , phí : 0.004USD/ 1EUR
Hợp đồng mua quyền chọn bán (long put option) với ngân hàng B về việc bán EUR thu USD , số lượng 100000EUR , tỷ giá EUR/USD : 1.3800 , kỳ hạn 1 tháng , phí : 0.0035USD/1EUR
Tính lợi nhuận thu được?
Bài giải
Sử dụng chiến lược Long strangle
Điểm hòa vốn
ST1 = X1- (F1 +F2) = 1.3800 – (0.004+0.0035) = 1.3725
ST2 = X2 + (F1 +F2) = 1.3880 + (0.004+0.0035) = 1.3955
Tổng phí quyền chọn bỏ ra khi mua hai quyền chọn là:
(0.004+0.0035)x 100000=750$
Tỷ giá EUR/USD
Thu hồi từ long call
Thu hồi từ long put
Tổng thu hồi
Tổng lợi nhuận
1.3720
0
800$
800$
50$
1.3725
0
750$
750$
0
1.3800
0
0
0
-750$
1.3880
0
0
0
-750$
1.3955
750$
0
750$
0
1.3960
800$
0
800$
50$
Short strangle
Đồng thời bán Call option và Put option với giả định giá thực hiện (Strike Price) ở trạng thái kiệt giá (OTM) với giá của Put option X1 thấp hơn giá thực hiện của Call option X2, ngược với Long strangle , tới thời điểm đáo hạn, nếu giá nằm trong đường nằm ngang (giữa X1, X2) thì sẽ nhận được lợi nhuận tối đa là khoản phí quyền chọn do người mua không thực hiện quyền của họ. Nhưng nếu giá mở rộng về hai phía thì người bán sẽ chịu rủi ro cao với khoản lỗ không giới hạn.
F2
Lợi nhuận
ST 2
ST
+
-
0
F1
X1
X2
Short Call
Short Put
Short Strangle
ST1
Ta có: ST :tỷ giá giao ngay của đồng tiền cơ sở
F1 : phí quyền chọn của hợp đồng short put
F2 : phí quyền chọn của hợp đồng short call
X1 : giá thực hiện của hợp đồng short put
X2: giá thực hiện của hợp đồng short call
Bảng tổng hợp lợi nhuận của chiến lược
Tổng phí quyền chọn nhận được khi bán hai quyền chọn là :(F1 +F2)
Tỷ giá ST
Thu hồi từ short call
Thu hồi từ short put
Tổng lợi nhuận
ST<X1
F2
-( X1- ST)+F1
-(X1-ST)+F1+F2
X1≤ ST≤ X2
F2
F1
(F1 +F2)
ST>X2
-(ST- X2)+F2
F1
-( ST- X2) +(F1 +F2)
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0
-(X1- ST) + (F1 +F2) = 0ðST1= X1- (F1 +F2)
-(ST- X2) + (F1 +F2) = 0ðST2 = X2 + (F1 +F2)
VD: Nhà đầu tư ký cùng lúc 2 hợp đồng :
Hợp đồng bán quyền chọn mua (short call option) với ngân hàng A về việc mua EUR trả bằng USD số lượng 100000 EUR , tỷ giá EUR/USD : 1.3880 kỳ hạn 1 tháng , phí : 0.004USD/ 1EUR
Hợp đồng bán quyền chọn bán (short put option) với ngân hàng B về việc bán EUR thu USD , số lượng 100000EUR , tỷ giá EUR/USD : 1.3800 , kỳ hạn 1 tháng , phí : 0.0035USD/1EUR
Tính lợi nhuận thu được?
Bài giải
Sử dụng phương pháp Short strangle
Điểm hòa vốn
ST = X1- (F1 +F2) = 1.3800 – (0.004+0.0035) = 1.3725
ST = X2 + (F1 +F2) = 1.3880 + (0.004+0.0035) = 1.3955
Tổng phí quyền chọn nhân được khi bán hai quyền chọn là :
(0.004+0.0035)x100000=750$
Tỷ giá EUR/USD
Thu hồi từ short call
Thu hồi từ short put
Tổng thu hồi
Tổng lợi nhuận
1.3720
0
-800$
-800$
-50$
1.3725
0
-750$
-750$
0
1.3800
0
0
0
750$
1.3880
0
0
0
750$
1.3955
-750$
0
-750$
0
1.3960
-800$
0
-800$
-50$
Thực trạng thị trường quyền chọn trên thế giới và Việt Nam:
Mô hình Mỹ
Giới thiệu chung
Thị trường chứng khoán Mỹ hình thành từ năm 1790 có lịch sử phát triển hơn 200 năm.. Thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị trường chứng khoán khác.
Các thị trường giao dịch quyền chọn nổi tiếng ở Mỹ là Chicago Board Option Exchange (CBOE), Philadelphia Stock Exchange (PHLX), NewYork Stock Exchange (NYSE), American Stock Exchange (AMEX), Pacific Stock Exchange ( PSE).
Ủy ban chứng khoán Mỹ ( Securities Exchange Commission – SEC) là một cơ quan chính phủ quản lý việc phát hành, mua bán chứng khoán. SEC là cơ quan quản lý chính của thị trường quyền chọn Mỹ. Nhiệm vụ của SEC là nhằm bảo vệ nhà đầu tư, duy trì thị trường đảm bảo công bằng, kỷ luật, và hiệu quả, tạo điều kiện huy động vốn.
Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE):
Lịch sử hình thành và phát triển
CBOE là một trong những sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới với lịch sử hình thành và phát triển được tóm lược như sau:
Thời gian
Sự kiện
1973
CBOE được thành lập, đây là sàn giao dịch đầu tiên và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu.
Ngày giao dịch đầu tiên (26/04/1973) có 911 hợp đồngmua bán ký kết
1975
Hệ thống báo giá tự động được giới thiệu
Trung tâm thanh toán các giao dịch quyền chọn được thành lập
Mô hình Black- Scholes được áp dụng trong việc định giá quyền chọn
1977
Bắt đầu giao dịch quyền chọn bán
SEC đình chỉ việc mở rộng các giao dịch quyền chọn trong thời gian cơ quan này xem xét lại việc phát triển quá nhanh của thị trường chứng khoán phái sinh.
1980
CBEO củng cố lại công việc kinh doanh quyền chọn.
1981
CBOE xây dựng trụ sở mới với tổng diện tích 350.000 m2 thay cho quy mô trước đây là 45.000 m2
1983
CBOE tiến hành thực hiện cuộc cách mạng trong ngành giao dịch quyền chọn bằng loại hình giao dịch chỉ số chứng khoán.
CBOE đưa vào giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 100 và giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 5.
1984
Khối lượng giao dịch thường niên qua các sàn lần đầu tiên đạt đến con số 100 triệu hợp đồng.
CBOE khai trương hệ thống tự động thực hiện việc bán lẻ ( Retail Automatic Execution System ( RAES)).
1985
CBOE thành lập Viện nghiên cứu về Quyền chọn.
Đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ.
Quyền chọn được niêm yết trên NYSE.
1987
TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của TTCK phái sinh.
1989
CBOE bắt đầu chuyển hướng phát triển loại hình giao dịch quyền chọn lãi suất.
1992
Hội đồng công nghệ quyền chọn ( Options Industry Council) được thành lập với nhiệm vụ mở rộng việc đào tạo cho những nhà đầu tư.
1993
CBOE giới thiệu quyền chọn FLEX- tạo ra những điều khoản cơ bản trong hợp đồng quyền chọn.
CBOE khai trương chỉ số VIX- một chỉ số đo lường tính không ổn định của thị trường.
1997
Đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones.
CBOE mua lại bộ phận kinh doanh quyền chọn của NYSE.
1998
CBOE và ngành công nghiêp quyền chọn kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.
Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên qua CBOE vượt ngưỡng 200 triệu hợp đồng.
2000
SEC chấp thuận kế hoạch liên kết thị trường quyền chọn Mỹ của CBOE.
Số lượng các hợp đồng giao dịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu hợp đồng/ ngày.
Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên qua CBOE đạt 300 triệu hợp đồng.
2002
CBOE tiếp tục mở rộng hệ thống giao dịch điện tử.
CBOE bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp giữa việc mua bán thủ công trên sàn giao dịch tự động hóa qua hệ thống điện tử.
2003
CBOE và các sàn giao dịch khác thành công trong việc kết nối liên thị trường.
CBOE kỷ niệm 20 năm ngày giao dịch quyền chọn đầu tiên được thực hiện.
2005
CBOE đạt khối lượng giao dịch mức 468.249.301 hợp đồng ( tăng 30% so với năm 2004) với tổng giá trị ước tính lên đến 12.000 tỷ đô la Mỹ.
2007
CBOE đạt khối lượng giao dịch mức 944.471.924 hợp đồng (tăng 40% so với năm 2006).
06/2010
Việc phát hành lần đầu ra công chúng của cổ phiếu CBOE đã đem lại 339 triệu USD và giá trị thị trường của CBOE nâng lên mức 9,97 tỷ USD.
Số liệu thống kê về tình hình phát triển của hợp đồng quyền chọn:
Tính đến thời điểm hiện nay, Mỹ có trên 20 Sở giao dịch công cụ phái sinh, với hơn 68.000 nhà giao dịch sàn, môi giới sàn, môi giới giới thiệu, người hợp tác, người kinh doanh hoa hồng hợp đồng tương lai , và nhà tư vấn giao dịch hàng hóa- một nhóm gồm 5 ngân hàng lớn ( JPMorgan Chase, Citigroup, Bank of America, Morgan Stanley, Goldman Sachs) kiểm soát trên 90% tổng số các giao dịch phái sinh.
Năm 2012 số lượng hợp đồng phái sinh danh nghĩa của các ngân hàng thương mại Mỹ tham gia bảo hiểm và các hiệp hội tiết kiệm trong quý IV giảm $3846 tỷ (2%) lên $223000 tỷ, dẫn đầu sự suy giảm đó là của hợp đồng quyền chon với $ 1801 tỷ (5%).
Các chứng khoán phái sinh đều giảm trong 4 quý năm 2012, với một sự suy giảm tổng cộng $2600 tỷ (10,5%).
Các công cụ phái sinh phát triển nhanh chóng ( xem xét quý 4 từ 2001-2012).
* Hợp đồng quyền chọn tăng hơn 3,1 lần, từ $10,032 tỷ năm 2001 lên trên $ 31,583 tỷ.
* Các hợp đồng tương lai và kì hạn đã tăng từ $9,313 tỷ lên hơn $43,000 tỷ tăng gấp 4,6 lần.
* Đặc biệt, hợp đồng chuyển đổi đang chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong doanh thu so với các loại hợp đồng khác, chiếm gần 3/5 trong các công cụ phái sinh qua các năm. Các hợp đồng phái sinh tín dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất từ 2001 là $395 tỷ lên $13,190 tỷ, tăng trên 30 lần.
Mô hình Châu Âu
Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu (“ Euronext N.V.”):
Lịch sử hình thành và phát triển:
Euronext là sàn giao dịch chứng khoán của nhiều nước Châu Âu, đặt trụ sở ỏ Paris và có chi nhánh tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh.
Euronext được thành lập ngày 22/9/2000 sau vụ sáp nhập của Amsterdam Stock Exchange, Brusserls Stock Exchange, và Paris Bourse, để tận dụng lợi thế từ sự nhất quán của thị trường tài chính Châu Âu. Tháng 12/2001 Euronext mua lại cổ phiếu của Sàn giao dịch và hợp đồng tương lai London (LIFFE), sàn giao dịch hiện nay vẫn hoạt động dưới sự điều hành của bản thân nó. Năm 2002 tập đoàn này tiếp tục sáp nhập thêm sàn giao dịch chứng khoán Bồ Đào Nha, Bolsa de Lisboa e Porto ( BVLP) sau đó đổi tên sàn này thành Euronext Lisbon.
Ngày 22/6/2006 Euronext đã ký kết hợp đồng sáp nhập vào NYSE với giá 10,2 tỷ USD. Vào ngày 28/3/2007 NYSE chính thức thâu tóm thành công Euronext để trở thành sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu đầu tien trên thế giới dưới cái tên mới NYSE Euronext, cho phép giao dịch các loại chứng khoán và công cụ phái sinh trong suốt khoảng thời gian 21 giờ mỗi ngày.
Niêm yết trên Euronext có nhiều công ty thuộc vào nhóm những công ty hàng đầu thế giới như Total, Royal Dutch Shell Amsterdam, France Telecom,..
Hiện nay EURONEXT là thị trường chứng khoán xuyên quốc gia trên thế giới, cung cấp mọi dịch vụ về giao dịch chứng khoán nhằm hỗ trợ đắc lực cho thị trường tiền mặt và chứng khoán phái sinh ở Bỉ, Pháp, Anh , Hà Lan và Bồ Đào Nha. EURONEXT luôn hoạt động vì mục tiêu củng cố thị trường chứng khoán Châu Âu bằng cách hòa nhập các thị trường quốc gia tạo thành một thị trường chung với tính thanh khoản và hiệu quả và đạt mức cao tối đa. Mô hình thống nhất của EURONEXT là sự kết hợp sức mạnh và tài chính của mỗi thị trường địa phương và EURONEXT cũng minh chứng cho cách thành công nhất để sáp nhập các thị trường chứng khoán đơn lẻ, đó là tầm nhìn toàn cầu với thị trường địa phương. Mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp về công nghệ, tái cơ cấu các hoạt động trong phạm vi rộng lớn vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, hài hoà hóa các quy tắc thị trường và kiện toàn khung pháp luật.
Trong suốt giai đoạn đầu củng cố thị trường và nâng cấp công nghệ, Euronext đã không ngừng đa dạng hóa nguồn doanh thu, từ đó tạo một thế đứng vững chắc cho Sàn Châu Âu trước sự biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới. Euronext cung cấp một loạt các dịch vụ cao cấp cho khách hàng, bao gồm việc phát hành chứng khoán ra công chúng, phương tiện giao dịch bằng tiền mặt, tài sản phái sinh cho đến các thủ tục giao dịch thông qua LCH.Clearnet và thanh toán chứng khoán tại các Trung tâm lưu ký địa phương. Khách hàng của Sàn Euronext cũng rất đa dạng, gồm các thành viên và thể chế tài chính trực tiếp tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, các công ty phát hành chứng khoán được niêm yết trên Sàn, các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân tham gia mua bán trên thị trường,các tổ chức khác có sử dụng công nghệ, dịch vụ và thông tin tài chính của Euronext.
Hoạt động của Euronext.N.V.
Euronext.N.V là Sàn giao dịch xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới, nó cung cấp dịch vụ liên quan đến thị trường các sản phẩm giao sau, thị trường quyền chọn và thị trường tiền tệ tại Bỉ, Pháp, Anh, Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Kể từ khi thành lập, Euronext.N.V đã củng cố thị trường tài chính bằng cách thống nhất những thị trường trong từng nước trong Châu Âu.Bằng cách thực hiệnviệc kết hợp này, Sàn giao dịch chứng khoán Châu Âu đã phát huy được thế mạnh của từng thành viên của nó. Điều này đã chứng minh được rằng: Cách tốt nhất để hợp nhất sàn giao dịch chứng khoán châu Âu là cách áp dụng tầm nhìn mang tính chất toàn cầu cho cấp độ địa phương.
Euronext.N.V có thể đáp ứng cho khách hàng của nó những dịch vụ đa dạng và rộng lớn. Những khách hàng của Sàn giao dịch này bao gồm những tổ chức tài chính, các công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường, các nhà đầu tư, các tổ chức khác có sử dụng công nghệ, dịch vụ, và thông tin trên sàn giao dịch này.
Các dịch vụ của Euronext bao gồm từ môi giới chứng khoán và cung cấp tiện ích cho việc mua bán các chứng khoán phái sinh đến việc cung cấp các dữ liệu trên thị trường.Sàn giao dịch này được lợi cung cấp dịch vụ thông qua các thành viên của nó ở Châu Âu.Thêm vào đó, Sàn giao dịch này còn cung cấp các phần mềm và các giải pháp về công nghệ thông tin cho khách hàng.
Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London ( LIFFE):
Lịch sử hình thành và phát triển:
Lịch sử hình thành và phát triển của Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London được tóm lược như sau:
Thời gian
Sự kiện
1982
Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London ( London International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE) được thành lập. Ban đầu LIFFE được thành lập như một sản giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa giao sau và quyền chọn tài chính
1992
LIFFE cung cấp những hợp đông giao dịch về lãi suất đối với những loại tiền tệ chính trên thế giới.
1993
LIFFE sáp nhập với Sàn giao dịch quyền chọn London ( Traded Options Market- LTOM) để làm tăng thêm các giao dịch về quyền chọn và phạm vi hoạt động.
1996
LIFFE sáp nhập với Sàn giao dịch hàng hóa ( London Commidity Exchange- LCE) để trở thành sàn giao dịch với 3 chức năng: Giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa giao sau, quyền chọn tài chính và chứng khoán.
1998
LIFFE thiết lập một chương trình nhằm chuyển tất cả các giao dịch của nó từ hình thức mua bán truyền thống sang sàn giao dịch điện tử ( LIFFE CONNECT).
2000
LIFFE thông báo ý định trở thành Sàn giao dịch dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh phụ trợ.
2002
Euronext.N.V và LIFFE được kết hợp để tạo thành Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London trực thuộc Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu ( Euronext.liffe).
Ngày nay
LIFFE trở thành một trong những sàn giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh xuyên biên giới tinh vi nhất thế giới.
Nguyên tắc giao dịch:
Ngày giao dịch : LIFFE mở cửa giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6, đóng cửa thứ 7 và chủ nhật, các ngày nghỉ lễ của Vương quốc liên hiệp Anh và vào bất cứ ngày nào mà các giao dịch bị đình chỉ theo đạo luật năm 1971 về quan hệ tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, Ủy ban giám sát có thể quyết định việc mở hay đóng cửa Sàn giao dịch trong từng thời điểm và quyết định này phải được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Những hành vi bị cấm: Những người có liên quan đến bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của LIFFE sẽ không được tham gia vào những giao dịch được cho là có hại cho thị trường hoặc dẫn đến sự bất công cho các khách hàng hay những người tham gia trên thị trường.
Tranh chấp: Nếu một hợp đồng đã được ký hay coi như đã được ký thì nó có thể là đối tượng của việc tranh chấp. Nếu một bên bất đồng ý kiến thì bên đó sẽ phải thông qua sự bất đồng ý kiến của mình đến nhân viên của Sàn giao dịch.Khi đó nhân viên của Sàn giao dịch sẽ yêu cầu hai bên tham gia hợp đồng thực hiện những công việc cần thiết để hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Tư cách pháp lý để tạo nên một hợp đồng: Tất cả các hợp đồng phải được thực hiện cơ sở hợp đồng mẫu của Sàn giao dịch. Một hợp đồng sẽ không có hiệu lực trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng không có giấy phép giao dịch hợp lệ.
Quyền hạn chế hay đình chỉ một giao dịch:
Ủy ban giám sát bổ nhiệm một số thành viên có quyền hạn chế hay đình chỉ các giao dịch. Phải có ít nhất hai thành viên được bổ nhiệm mới có quyền hạn chế hay đình chỉ một giao dịch nhất định. Các thành viên hạn chế hay đình chỉ một giao dịch nếu cho rằng giao dịch đó có ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của Sàn giao dịch hoặc để duy trì tính công bằng và minh bạch của thị trường.
Ủy ban giám sát đề ra những thủ tục nhằm hướng dẫn các thành viên thực hiện quyền hạn chế hay đình chỉ giao dịch. Những thủ tục này hướng dẫn việc khởi động lại các giao dịch bị hạn chế hay đình chỉ này nếu chúng khả thi và các bên tham gia giao dịch mong muốn tiếp tục thực hiện chúng.
Những điều khoản quy định áp dụng trong trường hợp khẩn cấp:
Trong trường hợp khẩn cấp, Ủy ban giám sát có thể thực hiện tất cả các biện pháp nhằm kiểm tra và hiệu chỉnh các giao dịch. Các biện pháp kiểm tra và hiệu chỉnh các giao dịch bao gồm việc đình chỉ hay hạn chế các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Ủy ban giám sát bổ nhiệm một số thành viên vào Ủy ban tư vấn thị trường ( Market Advisory Committee) với mục đích giúp Ủy ban giám sát thực hiện những biện pháp kiểm tra hiệu chỉnh các giao dịch trong trường hợp khẩn cấp.
Mô hình Nhật Bản
Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) là sàn giao dịch chứng khoán và các hợp đồng phái sinh hàng đầu Nhật Bản và Châu Á. So với quy mô thế giới, TSE cũng được xem như là một trong những thị trường giao dịch nòng cốt. Bên cạnh các loại hàng hoá được giao dịch thông thường trên sàn là cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, TSE còn giao dịch các hợp đồng tương lai, quyền chọn tài sản, chứng khoán và chỉ số chứng khoán. Vào năm 1870, một hệ thống chứng khoán được đưa vào Nhật và được trình lên chính phủ. Đến tháng 05/1878, sắc lệnh thị trường ban hành. Thị trường chứng khoán Tokyo được thành lâp vào ngày 15/05/1878 và bắt đầu hoạt động vào ngày 01/06/1878. - 03/09/1988, dựa vào sự thành công của sàn giao dịch CBOE và một số sàn giao dịch Châu Âu, TSE bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai cho chỉ số chứng khoán Tokyo và giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán Tokyo vào năm 1989. - Năm 1989, TSE bắt đầu giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khoán. - Năm 1997, TSE đưa vào giao dịch các hợp đồng quyền chọn chứng khoán dựa trên 166 cổ phiếu cơ sở của các công ty Nhật.- Năm 1999, TSE chuyển sang hệ thống giao dịch điện tử và đưa vào sử dụng năm 2000. - 09/04/2001, TSE phối hợp với Công ty Standard & Poor chọn ra 150 chứng khoán cơ sở có độ thanh khoản cao nhất thời bấy giờ làm danh mục đầu tư chuẩn và tiến hành giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán S & P và TOPIX 150.
01/08/2007,Tập đoàn Sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản được thành lập. - 17/11/2007, Ban hành quy định giao dịch chứng khoán Nhật Bản. - 01/12/2007, Quy định giao dịch chứng khoán Nhật bản bắt đầu được thưc hiện. Trước sự phát triển mạnh mẽ, thị trường TSE ngày càng xuất hiện nhiều loại sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, mà ở đây hợp đồng quyền chọn có vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ và tạo môi trường đầu tư lý tưởng.
Tổ chức sàn giao dịch Sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh được tổ chức giao dịch chung với sàn giao dịch chứng khoán cơ sở vì vậy cơ cấu tổ chức, ban điều hành sàn giao dịch các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai cũng đồng thời là cơ cấu tổ chức, điều hành của sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, bao gồm :
Ban giám đốc: có quyền đề ra các chính sách quản lý, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động trên sàn, có trách nhiệm quản lý sàn giao dịch, Ban giám đốc gồm 12 thành viên hoặc ít hơn, trong đó có 6 thành viên nằm ngoài hệ thống sàn giao dịch nhằm tăng tính minh bạch và khách quan cho công tác quản lý, điều hành.
Ủy ban bổ nhiệm và bồi thường: có chức năng xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm hay xác định trách nhiệm bồi thường của giám đốc.
Nhân viên môi giới trên sàn: có chức năng thi hành các lệnh mua bán nhận được từ nhà đầu tư hay khách hàng.
Ủy ban tư vấn: có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ Ban giám đốc trong việc quyết định và phương thức quản lý điều hành. Ủy ban này bao gồm Ủy ban cấu trúc thị trường, Ủy ban điều lệ và Ủy ban kỷ luật.
Kiểm toán độc lập: có nhiệm vụ kiểm toán tất cả các hoạt động giao dịch trên sàn nhằm đảm bảo tuân thủ các qui định của pháp luật. Kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và ngăn ngừa các hoạt động trên sàn vi phạm các nguyên tắc, qui định của sàn giao dịch.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình thị trường tài chính đại học kinh tế Tp.HCM
biquyetoption.com
www.acbtreasury.com.vn
"quyền chọn và khả năng áp dụng quyền chọn trong thị trường chứng khoán Việt Nam" tác giả Phạm Văn Chính - luận văn thạc sĩ kinh tế
CFOviet.com
Danh sách nhóm
Họ và tên
MSSV
Lớp
Trương Nguyễn Minh Trang
31111021506
NH6
Vũ Thị Hiếu
31111021527
NH6
Nguyễn Thị Quỳnh Mai
31111022425
NH6
Nguyễn Thị Hồng Nga
31111022425
NH6
Võ Ngọc Tuyết Anh
31111023150
NH6
Nguyễn Đoàn Cẩm Tú
31111022002
NH6
Trần Thị Kim Hoàng
31111023172
NH6
Nguyễn Thị Thanh Phương
31111021306
NH5
Cù Mỹ Thảo
31111021326
NH5
Trần Thị Kim Nguyện
31111023800
NH5
Nguyễn Thị Thúy Hằng
31111023799
NH6
Nguyễn Thị Thoa
31101021488
NL1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_chon_838.docx