Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, với chính sách đa dạng hóa nông nghiệp và tác động của quá trình công nghiệp hóa, điện khí hóa nông thôn nên cơ cấu nông nghiệp của Malaysia đã có sự chuyển dịch, mạnh mẽ. Diện tích cây trồng phục vụ xuất khẩu đã tăng từ 2.589.176 ha lên 3.453.565 ha trong thời kỳ 1970 - 1980. Khu vực kinh tế trang trại cũng có những chuyển biến, diện tích canh tác được mở rộng và năng suất cây trồng tăng nhanh. Các ngành chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển. Nông nghiệp tăng trưởng góp phần giải quyết nhu cầu đời sống trong nước và tăng cường xuất khẩu tạo nguồn vốn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Hơn nữa, thực hiện chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệ và nông thôn, Chính phủ Malaysia ngoài việc giải quyết được vấn đề nâng cao mức sống của cư dân nông thôn, nơi có tỷ lệ nghèo đói lớn hơn so với thành thị, còn tạo điều kiện cho người Mã Lai ở nông thôn tham gia vào các hoạt động kinh tế của đất nước.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách kinh tế mới của Malaysia (1971 – 1990), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Chính sách kinh tế mới của Malaysia (1971 – 1990)
A – Bố cục
I – Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia.
II – Nguyên nhân ra đời của chính sách kinh tế mới của Malaysia.
III – Nội dung chính của chính sách kinh tế mới.
IV – Kết quả đạt được, những thành tựu và hạn chế.
V – Ý nghĩa thực tiễn của chính sách kinh tế mới với sự phát kinh tế của Malaysia.
VI – Liên hệ với thực tiễn Việt Nam.
VII – Danh mục tài liệu tham khảo.
B – NỘI DUNG
I – Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia (1971 – 1990).
Malaysia là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, là đất nước có nền văn hóa đa dạng, cũng như một nền kinh tế có tiềm năng phát triển của Đông Nam Á. Việc thực hiện đổi mới kinh tế năm (1971 – 1990) là một quyết định quan trọng giúp kinh tế Malaysia phát triển nhanh hơn. Để thực hiện đổi mới cần có những động lực, những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn đề Malaysia thực hiện cải cách.
Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên: Malaysia có diện tích là 330.307 km2, bao gồm 13 bang; trong đó 11 bang nằm trên bán đảo Mã Lai, 2 bang Saba và Sarawak nằm trên bờ Tây Bắc của đảo Borneo; phía Bắc giáp Thái Lan, phía nam giáp Indonexia hai nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á. Malaysia có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippin. Malaysia là nước duy nhất có lãnh thổ nằm trên lục địa và quần đảo Mã Lai. Điểm cực nam của lục địa châu Á là Tanjung Piai, thuộc bang nam bộ Johor. Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra và Malaysia bán đảo, đây là một trong các tuyến đường quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu.
Do nằm gần đường xích đạo , lại chịu ảnh hưởng của biển và là nơi giao lưu của các hệ thống gió mùa nên nước này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trong năm dao động từ 21 độ đến 32 độ C; lượng mưa trung bình là 2.300 mm. Đất đai phì nhiêu, chủ yếu là đất đỏ và laterit, thích hợp với các loại cây trồng có giá trị như cao su, dầu cọ, dừa. Rừng chiếm 70% diện tích cả nước với nhiều loại gỗ quý.
Malaysia còn là một đất nước có nhiều khoáng sản như thiếc, sắt, đồng, dầu mỏ, boxit…
Thứ hai, về điều kiện xã hội: Dân số Malaysia (năm 2004 là 25,5 triệu người. Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo và ngôn ngữ. Người Malaysia chiếm đa số là 60%. Vào lúc bắt đầu quá trình công nghiệp hóa đất nước, đại đa số họ làm nghề nông và công chức nhà nước. Người Hoa chiếm trên 30%, chủ yếu kinh doanh và hoạt động công nghiệp. Phần lớn người Hoa theo đạo Phật và Đạo giáo, sống chủ yếu ở các đô thị và có đời sống vật chất sung túc hơn so với các cộng đồng khác. Người có nguồn gốc Ấn Độ chiếm khoảng 9%, chủ yếu sống ở các vùng đô thị, có sở trường làm dịch vụ và buôn bán nhỏ. Phần lớn người Ấn Độ theo đạo Hinđu và đạo Xích
Ở Malaysia, vấn đề sắc tộc rất phức tạp và nhạy cảm. Nhiều cuộc xung đột sắc tộc giữa người Hoa và người bản địa đã xảy ra, điển hình là cuộc xung đột sắc tộc năm 1969. Sau sự kiện này, chính phủ Malaysia đã đề ra biện pháp nâng đỡ người bản địa. Chính sách “ đất nươc Malaysia dành cho người Malaysia” đã không xóa đi ranh giới giàu nghèo giữa các tộc người. Người Hoa ở Malaysia vẫn tiếp tục chi phối nền kinh tế và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống chính trị của quốc gia.
Malaysia theo chế độ quân chủ lập hiến. Đứng đầu nước là Quốc vương và đứng đầu chính phủ là thủ tướng.
Liên bang Malaysia có 13 bang chia làm hai miền Đông và Tây, giữa hai miền là vùng biển rộng 500km2.
Malaysia có lịch sử văn hóa lâu đời từ hàng nghìn năm trước Công nguyên và cũng trải qua nhiều biến động. Malaysia là thuộc địa của Bồ Đào Nha hơn 100 năm, sau đó Hà Lan thay thế từ năm 1641. Đến năm 1888, Malaysia lại chịu sự cai trị của Anh. Mãi đến năm 1957, Malaysia mới hoàn toàn giành được độc lập và năm 1963 thì thành lập liên bang. Do sự cai trị, bóc lột của thưc dân phương tây nên nền kinh tế Malaysia nghèo nàn, nông nghiệp là ngành cơ bản trong cả nước, điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện chính sách kinh tế mới.
Do áp bức của thực dân phương tây, tổ chức dân tộc thống nhất Mã Lai – UMNO ra đời ngày 11/05/1946. Đây là Đảng chính trị lớn nhất Malaysia, đóng vai trò lãnh đạo , đoàn kết các tổ chức chính trị trong phong trào giải phóng dân tộc, thành lập nhà nước Liên bang Malaysia. Sau quá trình lãnh đạo nhân dân buộc thực dân Anh trao trả độc lập, UMNO cũng đã cố gắng phát triển kinh tế , chính sách phát triển phù hợp với từng giai đoạn tao được những thành tựu to lớn. Giai đoạn 1957 – 1970 chủ trương phát triển kinh tế tự cấp, tự túc thay thế nhập khẩu. Đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm nội địa, hạn chê phụ thuộc vào Anh, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Giai đoạn 1971 – 1990, UMNO chủ trương phát triển nền kinh tế hướng ngoại, công nghiệp hóa và xuất khẩu, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp. UMNO đã xây dựng chương trình phát triển dài hạn cho 20 năm, trong đó trọng tâm là “ chính sách kinh tế mới – NEP” nhằm điều chỉnh sự mất cân đối trong nền kinh tế - xã hội để giảm và cuối cùng loại bỏ phân biệt sắc tộc, thực hiện hòa hợp và thống nhất dân tộc. Nghiên cứu về NEP, người ta thấy rằng, UNMO tiếp tục có những đường lối nâng đỡ người bản địa, song lại không ảnh hưởng nhiều đến các vấn đè sắc tộc vì tất cả đề hướng đến mục đích công bằng xã hội. Trong các giai đoạn tiếp theo, chính phủ tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội Malaysia.
II – Nguyên nhân ra đời chính sách kinh tế mới NEP (1971 – 1990).
Quá trình phát triển kinh tế của Malaysia có thể chia ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Giai đoạn 2, từ đầu thập niên 70 đến giữa những năm 90. Giai đoạn ba, từ giữa thập niên 90 đến nay. Ở đây ta sẽ tìm hiểu về giai đoạn thứ hai.
Về nguyên nhân thực hiện cải cách kinh tế, ta có thể thấy những nguyên nhân cơ bản sau:
Trước hết, ta thấy rằng chính phủ Malaysia rất qua tâm đến việc tăng cường vai trò kinh tế cho người Mã Lai bằng cách hình thành giai cấp tư sản Mã Lai. Thông qua các “ Quyền lợi đặc biệt” dành cho người Mã Lai, nhà nước khuyến khích người Mã Lai tham gia vào các hoạt động thương mại và công nghiệp. Người Mã Lai được hưởng các chế độ đặc biệt về thuế, tín dụng, việc làm….Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm nâng đỡ tư bản Mã lai như: nhà nước đứng ra thành lập nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh, có thể là hỗn hợp giữa nhà nước với tư bản tư nhân sau đó mua và bán cổ phần cho tư bản bản xứ; dành một phần nhất định những cổ phần trong tất cả các xí nghiệp mới cho người Mã lai.
Tuy nhiên, thực tế các hoạt động thương mại và công nghiệp hầu hết lại nằm trong tay người nước ngoài và những người không phải Mã lai. Cụ thể, trong công nghiệp chế biến – chế tạo người Hoa cũng giữ vai trò chủ đạo bên cạnh người nước ngoài. Hoạt động thương mại vẫn là sở trường của người Hoa từ thời thuộc địa. Cuối những năm 60, 85% công việc buôn bán lẻ nằm trong tay người Hoa, người Hoa cũng nắm 60 đến 65% các hoạt động nhập khẩu và 50% đến 55% các hoạt động xuất nhập khẩu của Malaysia.
Thứ hai, sau độc lập Malaysia thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966 – 1970), kinh tế Malaysia có bước phát triển quan trọng. malaysia tập trung phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp khai khoáng và chế biến hàng nông sản, nhằm giải quyết những yêu cầu cơ bản của thị trường nội địa. Bộ mặt nông thôn thay đổi, đời sống nông dân tăng cao. Kế hoạch này giúp Malaysia phát triển kinh tế, tạo đà phát triển ở giai đoạn sau. Mặc dù vậy, song nhìn chung kinh tế Malaysia vẫn chưa có sự chuyển dịch cơ cấu một cách mạnh mẽ. Nông nghiệp vẫn là chủ đạo, chiếm tới 30,8% GDP trong khi đó công nghiệp chỉ chiếm 12,21%. Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đàu người tăng chậm. Những cố gắng của giới cầm quyền malaysia chỉ giới hạn trong cộng đồng Mã lai chứ chưa tạo ra sự liên kết, hợp tác về kinh tế giữa các cộng đồng. Chính vì thế, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các cộng đồng vẫn không được rút ngắn, đã kéo theo hàng loạt các vấn đề làm cho tình hình chính trị - xã hội ở Malaysia vốn phức tạp nay càng phức tạp hơn.
Sự khác nhau trong lĩnh vực hoạt động kinh tế giữa các cộng đồng kéo theo sự khác nhau về khu vực địa lí sinh sống. Người Mã Lai sống ở nông thôn lẫn thành thị, nhưng vùng tập trung chính là các bang nông nghiệp lạc hậu như Kelantan, Terrenggaru. Tỷ lệ người Mã Lai sống ở thành phố không nhiều. Người Hoa sống tập trung ở các thành phố. Cộng đồng người Aanssinh sống ở cả nông thôn lẫn thành thị. Chính sự phân chia lãnh thổ này làm cho sự cách biệt về phong tục, tập quán, văn hóa, ngôn ngữ càng trở nên sâu sắc hơn.
Thứ ba, là sự cách biệt về mức sống và chất lượng sống. Sau 13 năm độc lập, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của cả nước không giảm mà còn tăng lên. Phân phối thu nhập giữa các bang cũng rất khác nhau. Năm 1970, thu nhập đầu người của bang Kelatan chỉ bằng 47% mức trung bình của cả nước. Những cách biệt về thu nhập cũng thẻ hiện rõ hơn đối với từng cộng đồng trong thời gian đó. Năm 1957, thu nhập hộ gia đình của người Mã Lai là 139 đola Mã lai/tháng, người Hoa là 300 dola, người Ấn là 131 đôla. Mặt khác, hơn 50% dân số Mã Lai và Ấn Độ giai đoạn này đều sống trong những điều kiện hết sức tồi tàn. Địa vị của người Hoa và người Mã Lai rất chênh lệch, tình trạng thất nghiệp ở đây tăng nhanh, tập trung vào người Mã lai ở nông thôn. Tình trạng đói nghèo phổ biến. Đại đa số các hộ nghèo trong cả nước tập trung vào các hộ gia đình người Mã Lai và các nhóm bản địa khác. Nhìn chung, nền kinh tế tăng trưởng sau độc lập đã không mang lại thành quả cho số đông người nghèo ở malaysia.
Tóm lại, sự bất bình đẳng về kinh tế giữa người Mã Lai và người Hoa là nguyên nhân dẫn đến cách biệt rất lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Mâu thuẫn sắc tộc dường như đã trở thành “căn bệnh” cơ bản của Malaysia sau độc lập và sâu sắc hơn khi thành lập Liên bang malaysia năm 1963. Thời gian này các cuộc xung đột sắc tộc diễn ra liên tiếp, nhất là sau khi Sin gapore tách khỏi Liên bang, mâu thuẫn sắc tộc có xu hướng tăng lên. Cuối cùng cuộc xung đột đẫm máu tháng 5/1969 đã phản ánh những bất ổn khó tránh khỏi của hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội được vận hành trên cơ sở của sự bất bình đẳng về kinh tế và sự chia rẽ sâu sắc giữa các tầng lớp, các tộc người trong xã hội.
Trong bối cảnh đó, “tuyên ngôn RUKUNEGARA” ra đời, song trên thực tế nó chỉ là một biện pháp mang tính chất hành chính, tức là nó chỉ giải quyết vấn đề sắc tộc từ bên trên. Vì vậy, Rukunegara không phải là một biện pháp mang tính toàn diện và triệt để. Vấn đề ở đây là, nguyên nhân sâu sa của các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo chính là do sự bất bình đẳng về kinh tế giữa các cộng đồng. Do đó, để giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc thì phải xây dựng một đường lối phát triển kinh tế hướng tới việc huy động tiềm năng của tất cả các dân tộc trong nước hay nói cách khác là thực hiện sự phát triển một cách công bằng giữa các cộng đồng sắc tộc. Xuất phát từ nhận thức trên, chính sách kinh tế mới (NEP) đã ra đời.
III – Nội dung chính của chính sách kinh tế mới (NEP).
Giai đoạn
Trước tình hinh kinh tế - xã hội còn nhiều bất ổn, chính phủ Malaysia đã đề ra “kế hoạch triển vọng lần thứ nhất – OPP1” (1971 -1990), đặt mục tiêu mở rộng cơ cấu kinh tế - xã hội mà trong đó các kế hoạch phát triển được đặt trong khuôn khổ của cính sách kinh tê mới ( NEP).
Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiệ với mục tiêu chính là đạt được sự thống nhất quốc gia và thực hiện xây dựng đất nước thông qua chiến lược hai mục tiêu là xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu xã hội. Mục tiêu thứ nhất của chính sách là xóa đói giảm nghèo cho tất cả mọi người, không phân biệt sắc tộc. Trong quá trình thực hiện, chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở bán đảo Malaysia từ 49,3% tổng các hộ gia đình 1970 xuống còn 16,7% năm 1990.
Mục tiêu thứ hai, chuyển dịch cơ cấu xã hội bằng cách xóa bỏ sự phân biệt sắc tộc với chức năng kinh tế. Mục tiêu này chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu công việc làm ăn, sở hữu vốn, cổ phần trong khu vực công ty và tạo lập một cộng đồng thương mại và công nghiệp bản địa (BCIC).
Muốn thực hiện mục tiêu này, chính phủ Malaysia tập trung vào ba hướng chính:
Một là, phân phối lại lực lượng lao động vào các khu vực kinh tế tương ứng với cơ cấu sắc tộc.Thực tế cho thấy người Mã Lai có tỷ lệ tập trung cao vào khu vực nông nghiệp truyền thống có thu nhập thấp, ngược lại những người không phải Mã Lai lại tập trung cao hơn ở các khu vực kinh tế hiện đại đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì thế, mục tiêu của chính phủ Malaysia là nâng cao tỷ trọng người Mã lai trong các ngành hiện đại và có nhiều triển vọng như công nghiệp, tài chính, thương mại. Đồng thời cố gắng giảm tỷ trọng người Mã lai trong sản xuất nông nghiệp.
Hai là, phân bố lại một cách thỏa đáng tỷ lệ lao động theo nghề nghiệp phù hợp với cơ cấu các cộng đồng sắc tộc.
Ba là, cơ cấu lại tỷ lệ cổ phần trong các doanh nghiệp và tạo ra một cộng đồng công nghiệp và thương mại cho nhóm người bản địa (BCIC) có khả năng tồn tại trong tất cả các cấp độ hoạt động của khu vực kinh tế hiện đại, để cho họ thực sự trở thành những đối tác hữu hiệu trong mọi khía cạnh của đời sống kinh tế đất nước.
Cơ chế hoạt động của chính sách kinh tế mới là thông qua các chính sách vĩ mô của nhà nước tác động và bảo đảm đạt được các mục tiêu xã hội, thể hiện ở các mặt:
Thông qua các chính sách kinh tế - xã hội để giảm và xóa bỏ các mâu thuẫn cùng sự khác biệt giữa các cộng đồng sắc tộc. Ở đây, các chính sách tài chính, tín dụng trở thành công cụ quan trọng để thực hiện có hiệu quả.
Quá trình thực hiện đoàn kết dân tộc và thống nhất dân tộc đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước. Nhà nước Malaysia can thiệp ở hai hình thức chủ yếu: phân phối các nguồn lực cho phát triển thông qua quỹ phân phối phát triển của chính phủ Liên bang và tham gia trực tiếp vào hoạt động thương mại và công nghiệp. Ở hình thức thứ nhất, nhà nước tác động như một người bảo hộ khuyến khích người Mã Lai tham gia vào khu vực kinh tế hiện đại, cải thiện cuộc sống cho người nghèo thông qua trợ cấp và tín dụng. Ở hình thức thứ hai, nhà nước xây dựng những tiền đề kinh doanh, đầu tư trực tiếp vào các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại hoặc mua cổ phần sau đó chuyển sự kiểm soát và quản lý cho người Bumi Putera. Mục đích cuối cùng của hình thức công thương nghiệp này là tạo ra cộng đồng công thương nghiệp Bumi Puttera.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những nhiệm vụ cơ bản mà các chính sách vĩ mô của nhà nước phải hướng tới đó là:
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế: Điều này giúp cho người dân được hưởng thành quả từ phát triển kinh tế, những biện pháp kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả giúp người dân nâng cao cuộc sống. Chỉ trên cơ sở đó, các mục tiêu của NEP mới được thực hiện một cách thuận lợi mà không làm ho nhóm sắc tộc nào chịu mất mát, thiệt thòi.
Tăng cường vai trò của khu vực quốc doanh: Đây là vấn đề hết sức quan trọng.Bởi nếu không có sự tham gia của khu vực quốc doanh thì không thể giải quyết được việc tăng cổ phần cho người Mã Lai, không thể giải quyết được việc tăng cổ phần cho người Mã Lai, không thể đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp cũng như hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước phải có chính sách thúc đẩy hơn nữa việc huy động nguồn vốn trong nước, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. NEP xác định: Đầu tư nước ngoài có vai trò to lớn trong việc tạo ra nguồn vốn và kỹ thuật để phát triển lực lượng sản xuất, hiện đại hóa và đa dạng hóa nền kinh tế. Trong chừng mực nhất định, đầu tư nước ngoài từ chỗ là "nhân tố bên ngoài" sẽ trở thành " nhân tố bên trong" quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, giúp cho Chính phủ Malaysia tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài không những tạo ra công ăn việc làm hạn chế tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn tạo điều kiên để Chính phủ nâng đỡ tư bản trong nước, nhất là tư bản người Mã Lai.
Thông qua các chương trình đầu tư, ưu đãi thuế và tín dụng, nhà nước thực hiện các kế hoạch phát triển các vùng lạc hậu, các bang kém phát triển để từ đó khắc phục sự mất cân đối, tạo điều kiện đem lại sự phân phối thu nhập cân bằng hơn giữa các vùng.
Thứ hai, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn
Chính phủ Malaysia nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp là nhằm xóa bỏ sự phát triển mất cân đối giữa các bang, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân, hòa với kinh tế của các bang trên cả nước. Chính phủ đề ra những chính sách như sau.
Tiếp tục dành một tỷ lệ lớn trong ngân sách chi tiêu công cộng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, chiếm 24% trong giai đoạn 1971-1975 và 21% giai đoạn 1976-1985 để thực hiện các trương trình phát triển đất nước và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Chương trình còn nhằm mục đích phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc cung cấp các dịch vụ kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, khôi phục đất trồng trọt, phát triển quan hệ thương mại trong khu vực nông thôn tạo điều kiện năng suất lao động.
Tiếp tục ban hành một số chính sách đối với nông nghiệp, điển hình là các chính sách về giá cả, thuế xuất khẩu. Tiếp tục khuyến khích sản xuất nông nghiệp, thực hiện ưu đãi với cả hai khu vực trang trại và đồn điền để mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Khuyến khích phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, không đánh thuế nhập khẩu máy móc nông nghiệp. Vấn đề này nhằm thực hiện chuyên môn hóa và đa dạng hóa các hoạt đông sản xuất nông nghiệp gắn với điều chỉnh và trồng lại một số loại cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu như cao su, cọ dầu, hạt tiêu...
Thứ ba, chính sách phát triển công nghiệp.
Chính sách mở rộng khu vực kinh tế nhà nước: Khu vực này được rộng trên cơ sở thành lập mới hoặc thông qua việc mua cổ phần của các công ty có khả năng sinh lời nhất đang hoạt động ở Malaysia. Kinh tế nhà nước tăng nhanh, những năm đầu thập kỉ 80 mở rộng hơn do nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Đầu tư cho công cộng tăng nhanh, trung bình năm 12%. Năm 1980, Chính phủ Malaysia thành lập Tập đoàn các ngành công nghiệp nặng Malaysia (HICOM) nhằm thực hiện chuyển hướng công nghiệp sang giai đoạn phát triển các ngành tập trung nhiều vốn và lao động.
Chính sách và giải pháp khuyến khích đầu tư.
Malaysia tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo luật khuyến khích đầu tư 1968 đê khuyến khích các công ty trong đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư của các công ty nội địa là 1122 triêu RM, chiếm tỷ trọng 43,86% tổng số vốn đầu tư của các công ty ở Malaysia, đến năm 1985 các con số tương ứng là 9365 triệu RM và 75,13%.
Chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Để đạt được đầu tư, Malaysia coi đẩy mạnh thu hút FDI như là "chìa khóa" để thực hiện mục tiêu công ngiệp hóa hướng về xuất khẩu. Điều này sẽ giải quyết cả vốn, công nghệ trong phát triển kinh tế. Malaysia không ngừng đưa ra các điều kiện ưu đãi, hấp dẫn nhằm thu hút FDI vào casclinhx vực kinh tế quan trọng và theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
Thành lập các khu thương mại tự do.
Malaysia xây dựng khu thương mại tự do với mục đích gắn thương mại với đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu. Từ 1972 đến 190, Malaysia có 10 khu thương mại tự do (FTZs). Sản phẩm của các dự án trong thương mại tự do chủ yếu để xuất khẩu. Các công ty nước ngoài có 100% sản phẩm xuất khẩu trong các khu thương mại tự do được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 5 - 10 năm.
Chính sách phát triển cộng đồng công thương nghiệp bản địa (BCIC).
Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong chínhh sách kinh tế mới, trong quá trình phát triển phải chú trọng các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề sắc tộc là một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm của Malaysia. Chính phủ Malaysia có thể tham gia để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Malaysia theo hai hướng: Một là thúc đẩy chương trình đào tạo và các hoạt động khác có sự giúp đỡ về tài chính và kĩ thuật.Hai là chuyển cổ phần các công ty sở hữu nhà nước cho các cá nhân người Mã Lai. Theo chính phủ Malaysia, tư nhân hóa sẽ tạo cơ hội cho các xí nghiệp tư nhân người Mã Lai có thể đóng góp hữu ích cho nền kinh tế đất nước.
Chính sách phát triển vùng lãnh thổ.
Theo chính phủ Malaysia, khái niệm vùng được định nghĩa là một lãnh thổ liền nhau có cùng trạng thái, mức độ phát triển, có tài nguyên và các hoạt động kinh tế tương tự nhau, có chung một đô thị lớn - siêu đô thị. Vùng có thể gồm một hay nhiều bang. Chính phủ Malaysia hy vọng kế hoạch hóa phát triển theo vùng sẽ làm cho những tài nguyên và chậm phát triển có cơ hội phát triển cùng phát triển với sự phát triển chung của cả vùng.
IV - Những thành tựu, hạn chế của chính sách kinh tế mới.
Thành tựu
Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, suốt thập kỷ 70, GDP thực tế của Malaysia đạt 7,8% bình quân hàng năm. Đây chính là thời kì phát triển cao và ổn định của Malaysia. Sự mở rộng và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng hàng năm là 4,9% giai đoan 1970 - 1980.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, với chính sách đa dạng hóa nông nghiệp và tác động của quá trình công nghiệp hóa, điện khí hóa nông thôn nên cơ cấu nông nghiệp của Malaysia đã có sự chuyển dịch, mạnh mẽ. Diện tích cây trồng phục vụ xuất khẩu đã tăng từ 2.589.176 ha lên 3.453.565 ha trong thời kỳ 1970 - 1980. Khu vực kinh tế trang trại cũng có những chuyển biến, diện tích canh tác được mở rộng và năng suất cây trồng tăng nhanh. Các ngành chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển. Nông nghiệp tăng trưởng góp phần giải quyết nhu cầu đời sống trong nước và tăng cường xuất khẩu tạo nguồn vốn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Hơn nữa, thực hiện chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệ và nông thôn, Chính phủ Malaysia ngoài việc giải quyết được vấn đề nâng cao mức sống của cư dân nông thôn, nơi có tỷ lệ nghèo đói lớn hơn so với thành thị, còn tạo điều kiện cho người Mã Lai ở nông thôn tham gia vào các hoạt động kinh tế của đất nước.
Về công nghiệp, ngành khai thác, sản lượng dầu thô khai thác tăng bình quân 31,6% năm giai đoạn 1971 - 1980, đóng góp dầu thô trong tổng sản lượng của ngành công nghiệp khai thác. Trong công nghiệp chế tạo, tỷ lệ tăng trưởng trong suốt thập kỷ 70 đạt trung bình 12,5%, tỷ trọng của ngành cũng tăng lên nhanh chóng. Các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao động như dệt may, hàng điện tử và các ngành công nghiệp dựa vào khai thác tài nguyên như chế biến gỗ, cao su đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Các ngành công nghiệp khác cũng có sự mở rộng, góp phần tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
Xem xét các chính sách kinh tế - xã hội, ta thấy Malaysia có những chính sách nâng đỡ cộng đồng Mã Lai. Mặc dù những chính sách đó gây bất bình đối với giới chính trị và kinh doanh người Hoa nhưng bản thân nó có những lợi thế về tính công bằng xã hội mà không ảnh hưởng đến các vấn đề sắc tộc. Về chính sách thủ tiêu nạn đói, chính sách tập trung và phát triển nông nghiệp nông thôn cũng hướng vào những người Mã Lai nghèo sinh sống, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Trong một xã hội mà mức thu nhập của người nghèo nâng lên sẽ góp phần quan trọng vào mở rộng thị trường nội địa, một yếu tố quan trọng để kích thích phát triển kinh tế. Chính sách đầu tư phát triển dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng với những khoản chi lớn để phát triển giáo dục, y tế tạo điều kiện nâng cao đời sống dân trí, nhan tố cấp thiết để phát triển kinh tế thịnh vượng.
Từ một nước công nghiệp lạc hậu vào những năm 50, 60 thế kỷ XX, ngày nay Malaysia đã nổi lên như một đất nước đang phát triển mạnh nhất trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ năm 1970 đến 1980 là 80%; từ năm 1981 đến 1994 là 7,4%; từ năm 1995 đến nay, mặc dù nền kinh tế chịu sự tác động của sự biến động lớn của nền kinh tế thế giới Malaysia vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là trên dưới 5%.
Điểm nổi bật của Malaysia trong phát triển kinh tế so với một số quốc gia khác trong khu vực chính là ở chỗ họ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, chuyển đổi được cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản rất khả quan nhưng không bị các vấn đề xã hội như ở Thái Lan hay Indonexia .Ở Malaysia, khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư ngày càng được thu hẹp; hệ thống giáo dục mang tính thống nhất và năng động cao; các vấn đề xã hội như ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ma túy.... được đẩy lùi. Có thể nói, Malaysia phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững, ngày càng tiến gần hơn đến một nước công nghiệp mới, một con rồng mới của Châu Á.
Việc giảm đói nèo và bất bình đẳng giữa các tầng lớp và dân tộc đã hạn chế mâu thuẫn, tạo sự ổn định xã hội, một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển.
Hạn chế
Khủng hoảng kinh tế của tư bản chủ nghĩa những năm đầu thập kỷ 80 tác động đến nền kinh tế Malaysia. Đầu tư nước ngoài vào Malaysia giảm, giá dầu mỏ, cao su, thiếc, cọ dầu....giảm liên tục. Đây là đòn giáng mạnh vào kinh tế Malaysia, riêng năm 1986, Malaysia mất 2,3 tỷ USD do sự giảm giá của các mặt hàng xuất khẩu này, do vậy kinh tế rơi vào tăng trưởng chậm dần và sau đó rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Để khắc phục điều đó, chính phủ đã đề ra kế hoạch 5 (1986 - 1990) năm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nhà nước coi trọng và khuyến khích hơ nữa sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội vẫn chưa được giải quyết. Một số vùng, bang bị nghèo đói, nhất là nông thôn và cộng đồng người bản địa malaysia. việc thành lập cộng đồng kinh doanh người bản địa (BCIC) còn nhiều khó khăn, việc buôn bán kiểu Ali- Baba vẫn thịnh hành, trong đó Ali là người mã Lai, Baba là người Hoa Kiều, trong thực tế, công việc kinh doanh thường do người Mã Lai đứng tênnhưng ông chủ thực sự đưng sau là người Hoa. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Vốn từ malaysia chạy ra nước ngoài với quy mô lớn do đồng Ringgit giảm giá. Sự khác biệt giữa các sắc tộc và các tầng lớp xã hội vẫn là một vấn đề đòi hỏi thời gian và khi xã hội phải đạt đến một trình độ phát triển cao hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dna_1959(1).doc