Đề tài Chính sách phát triển quan hệ trong ASEAN của Lào

Tổ chức hướng dẫn và thành lập các đoàn doanh nghiệp để khảo sát thực tế tình hình thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở đó để các doanh nghiệp tiến hành kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động thương mại khác. Tổ chức các trung tâm hỗ trợ thương mại, giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm trong khu vực Asean, giới thiệu quảng cáo hàng hóa, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu với các nước Asean, đồng thời cung cấp thông tin cũng như lấy thông tin về tình hình kinh tế của các nước.

docx19 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách phát triển quan hệ trong ASEAN của Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng NDCM Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương, khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dung, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà nước và của nhân dân của Đảng NDCM Lào đề ra, nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có vào phát triển sản xuất, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh và làm cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân dân ổn định. Để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, kinh tế Lào phát triển khá mạnh. Có thể nhận thấy rằng, từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế năm 1986 đến nay, Lào từ một trong những nước chậm phát triển nhất đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất, để tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh.  Đặc biệt là việc Lào chính thức gia nhập ASEAN năm 1997 là minh chứng cho chính sách đối ngoại của Lào, đó là hòa bình, mở rộng hợp tác và hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước láng giềng trong khu vực. So với các nước thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất khó khăn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là 6 triệu người dân Lào qua phấn đấu gian khổ, đã giành được sự tiến bộ vượt bậc về xây dựng kinh tế quốc dân. Vậy những chính sách phát triển quan hệ của Lào đề ra khi là một thành viên của tổ chức này là gì? Nghiên cứu những chính sách ấy sẽ giúp chúng ta nhận thức được rất nhiều điều về quá trình hội nhập cũng như cách thức phát triển và lỗ lực gây dựng đất nước của nước bạn, đồng thời sẽ giúp Việt Nam nhìn ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các chính sách ấy, từ đó rút ra bài học cho chính chúng ta, khi mà quá trình hội nhập đang diễn ra sâu rộng như hiện nay. Từ những yếu tố thiết thực đó, bài tiểu luận của nhóm xin đi vào nghiên cứu đề tài : “ Chính sách phát triển quan hệ trong ASEAN của Lào” . Do thời gian nghiên cứu và tầm hiểu biết của nhóm có hạn, nên chắc chắc không tránh khỏi những thiếu xót. Mong thầy và các bạn chiếu cố theo dõi, và đưa ra cho nhóm những ý kiến bổ sung cùng những nhận xét khác quan để nhóm chúng em rút kinh nghiệm trong các bài nghiên cứu sau. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn “ Nguyễn Thường Lạng”, người đã giảng dậy rât tâm huyết và tạo cơ hội cho lớp có được nhiều bài thảo luận hay, ý nghĩa và vô cùng thiết thực trong quá trình học tập bộ môn. Chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt, tạo ra nhiều thế hệ cán bộ giỏi cho đất nước trong tương lai. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư và chính trị trong quan hệ ngoại giao của Lào với các nước trong Asean từ khi ra nhập vào năm 1997 đến năm 2014. Mục đích Từ việc nghiên cứu những chính sách phát triển quan hệ của Lào trong ASEAN, chúng ta cùng rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức quốc tế nói chung, và ASEAN nói riêng. Tạo ra thế chủ động nắm bắt thông tin và hội nhập khu vực, quốc tế sâu rộng. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận của nhóm sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau : Hỏi ý kiến chuyên gia Thu thập tài liệu tham khảo Thống kê Phân tích tổng hợp Bố cục Bài được chia bố cục thành 3 phần Chương I: Khái quát chung về ASEAN và CHDCND Lào Chương II: Chính sách phát triển quan hệ của Lào trong ASEAN Chương III: Những thành công và hạn chế trong chính sách phát triển quan hệ của Lào trong ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam CHƯƠNG1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ASEAN VÀ CHDCND LÀO 1.1.Khái quát chung về ASEAN   Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á là In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia. Tổng diện tích các nước ASEAN vào khoảng 4,43 triệu km2, với dân số gần 625 triệu người. Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2014 đạt 2395 tỷ đô-la Mỹ. Hợp tác ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học-công nghệ ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác nhiều mặt với các Đối tác trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như ASEAN+1 (hợp tác ASEAN với từng Đối tác); ASEAN+3 (với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Cấp cao Đông Á (với 3 nước Đông Bắc Á và Ấn Độ, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân); Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) Sau 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh thành một trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội vào năm 2015. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm mục tiêu tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của cả các đối tác bên ngoài. Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo ra sự hấp dẫn với đầu tư-kinh doanh từ bên ngoài. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ. Thông qua việc tìm hiểu lịch sử hình thành, mục tiêu hướng đến, lợi ích mang lại cùng những đặc trưng riêng của ASEAN trên đây, ở các phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích cụ thể các chính sách phát triển quan hệ Lào trong cộng đồng này. Nhưng trước tiên, chúng ta hay cùng tìm hiểu đôi nét về Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. 1.2.Đôi nét về Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào 1.2.1. Khái quát  Tên nước : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Thể chế chính trị: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thủ đô: Viêng-Chăn Ngày Quốc khánh: 19 tháng 7 năm 1949 Ngày độc lập:  2/12/1975, 12/10/1945 Đứng đầu nhà nước: Chủ tịch nước Lt. Gen. CHOUMMALI Saignason. Phó Chủ tịch nước Boun Gnang Volachit (từ 8/6/2006) Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Thongsing Thammavong (24/10/2010); Phó Thủ tướng Thường trực Mạ. Gen. Asang Laoli. Các đảng phái chính trị: Đảng nhân dân cách mạng Lào do ông Choumali Saignason lãnh đạo các đảng phái khác không được phép thành lập Thành viên của các tổ chức quốc tế: ADB, ARF, ASEAN, CP, EAS, FAO, G-77, IBRD, ICAO, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, ILO, IMF, Interpol, IOC, IPU, ISO (subscriber), ITU, MIGA, NAM, OIF, OPCW, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNWTO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO (observer) Diện tích: 236.800 km 2 Dân số: 6.8031.699 người (tính đến 6/2014) ( nữ 50,2%).  Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số.  Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn) Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11). Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 67%, Thiên chúa giáo (1.5) Ngôn ngữ: Tiếng Lào Tài nguyên: gỗ, khí đốt, thạch cao, thiếc, đá quý Đơn vị tiền tệ: kips (LAK); 1 US dollar =7,875.9 kips Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam: 06/08/1976 1.2.2. Kinh tế Tổng quan chung về tình hình kinh tế Lào. Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân kể từ năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độ tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 1988 đến 2008. Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế khả quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng xa. Tính đến năm 1996, trước khi ra nhập ASEAN vào ngày 23/7/1997, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu  phụ thuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Những kết quả phát triển kinh tế- xã hội những năm gần đây Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân 7,6%/ năm, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD giai đoạn 2013-2014. Những thành tựu đó tạo thuận lợi để Chính phủ Lào thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 trong năm nay cũng như các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.. Đời sống nhân dân được cải thiện; công tác giảm nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống còn 8,11%. Năm 2015 sẽ là năm cuối Lào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa Lào thoát khỏi danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 8 (2016-2020). Bên cạnh nhiều thuận lợi, Lào cũng đối mặt những khó khăn, tồn tại cần phải vượt qua, như nguồn dự trữ trong nước còn yếu, kinh tế còn phụ thuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu nguyên liệu thô, hạ tầng sản xuất còn lạc hậu. Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực xuất khẩu của Lào, rồi tác động của thiên tai. 1.2.3. An ninh - Quốc phòng Nhìn chung, tình hình an ninh, chính trị cơ bản ổn định, trật tự xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bọn phản động Lào lưu vong vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại;  các nước Phương Tây còn lợi dụng các vấn đề nhân quyền, dân tộc để gây chia rẽ dân tộc.  1.2.4. Chính sách đối ngoại Đại hội Đảng VIII (3/2006) nêu: tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thực hiện chủ trương CNDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA LÀO TRONG ASEAN. 2.1. Chính sách phát triển quan hệ thương mại, dịch vụ của Lào trong ASEAN. 2.1.1.Chính sách thị trường Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự lớn mạnh Lào là do đã làm tốt công tác đối ngoại. Trong tình hình mới, mặc dù hoàn cảnh bên trong và bên ngoài có nhiều thay đổi, Đảng, Nhà nước Lào vẫn xác định chính sách đối ngoại là: “... Tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao và phát triển quan hệ thương mại bình thường với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước có thiện ý muốn giúp đỡ Chính phủ và nhân dân Lào trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân Lào”. Hiện nay, Lào thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở Niu Oóc, Giơnevơ và có quan hệ với gần 100 chính đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, ACMEC...). ASEAN đã trở thành thị trường đối tác lớn của Lào trong số thị trường các khu vực ASEAN, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu phi. Lào luôn có tỷ trọng xuất khẩu vào ASEAN vượt trên mức 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010, Lào xuất khẩu vào thị trường này đạt 773,136 triệu USD, chiếm 60,32% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy ASEAN càng ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Lào. Bảng 2.1.Cơ cấu thị trường xuất khẩu của CHDCND Lào giai đoạn 2005-2010 Châu Á ASEAN Châu Mỹ Châu Âu Châu Đại Dương Châu phi Tổng 2005 KN 6,974 230,204 6,254 129,046 83,144 2 455,624 Tỷ trọng 1,53 50,2 1,37 28,32 18,25 0,00 100 2006 KN 63,486 590,040 6,935 124,629 92,704 153 878,008 Tỷ trọng 7,23 67,2 0,79 14,2 10,56 0,02 100 2007 KN 183,413 485,452 16,334 154,344 86,024 0 925,567 Tỷ trọng 19,82 52,45 1,76 16,68 9,29 0,00 100 2008 KN 188,311 592,409 39,486 353,718 133,535 0 1307,459 Tỷ trọng 14,4 45,31 3,02 27,06 10,21 0,00 100 2009 KN 109,166 678,190 10,240 233,368 93,438 0 1124,402 Tỷ trọng 9,71 60,32 0,91 20,75 8,31 0 100 2010 KN 124,449 773,136 11,674 266,040 106,519 0 1281,818 Tỷ trọng 9,71 60,32 0,91 20,75 8,31 0 100 Nguồn: Bộ công thương 2011 Thị trường đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Asean của Lào là 2 quốc gia Thái Lan và Việt Nam. Năm 2013, Lào xuất khẩu vào Thái Lan 1,2 tỉ USD, vào Việt Nam 0,43 tỉ USD , trong khi 2 quốc gia này xuất khẩu sang Lào với giá trị lần lượt là 4,1 tỉ USD; 0,49 tỉ USD. Như vậy có thể thấy Thái Lan là đối tác lớn nhất của Lào trong khu vực ASEAN cả về xuất khẩu và nhập khẩu, vượt qua cả thị trường Trung Quốc- hiện cũng là đối tác lớn của Lào bên cạnh ASEAN. Hình 2.1. Giao dịch thương mại của Lào với một số quốc gia năm 2013. 2.1.2.Biện pháp phát triển quan hệ thương mại dịch vụ. Thực hiện chính sách đối ngoại này, Lào đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, tranh thủ được vốn, kỹ thuật vào phát triển đất nước, từ đó tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Năm 1986, Lào tiến hành công cuộc đổi mới, theo đó, công tác đối ngoại của Lào cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Không chỉ tận dụng những lợi thế do quan hệ đối ngoại mang lại vào việc phát triển đất nước, trong hoạt động thực tiễn, Lào cũng đã góp phần tích cực vào các công việc của quốc tế và khu vực, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Liên minh châu Âu (tháng 12-2000)... Ngoài ra, Lào còn tham gia tích cực tổ chức ASEAN, Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLVDT),... Tháng 11-2004, Nhà nước Lào đã có đóng góp quan trọng vào thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN-10 tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn với việc thông qua Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP) và Hiệp định khung ASEAN về 11 lĩnh vực ưu tiên cho hội nhập nhằm kiến tạo Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như một khu vực tự do thương mại vào năm 2020.  Về hợp tác kinh tế, thương mại dịch vụ, Lào đã từng bước tham gia vào ASEAN, mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như khu Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Chương trình Thuế quan ưu đãi hiêu lực chung (CEPT), ký Hiệp đinh khung về việc thiết lập Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA,10/1998), tham gia các hiệp định và nghị định thư của ASEAN về hợp tác dịch vụ, nông, lâm và ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và du lịch. Đặc biệt, về hợp tác phát triển tiểu vùng trong ASEAN, Lào đã chủ động có những sáng kiến quan trọng như: Chương trình hợp tác phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông-Tây(WEC), được ghi nhận trong Chương trình Hành động Viêng Chăn, thúc đẩy ASEAN triển khai chương trình hợp tác ASEAN về phát triển lưu vực sông Mê Công. Đóng góp tích cực và chủ động của CHDCND Lào được ghi nhận tại các cuộc hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, giữa Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng (PMC) giữa ASEAN và 10 nước đối thoại. Trong nhiệm khóa tháng 7/2004 đến 7/2005, Lào chính thức tiếp nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN và sẽ đăng cai Hội nghị Thượng định ASEAN vào cuối năm nay tại thủ đô Viêng Chăn, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM), Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị giữa Bộ trưởng ASEAN với Bộ trưởng các nước đối thoại (PMC). Theo Báo Paxaxôn (Lào) số ra ngày 22/7, Lào đang triển khai phối hợp hành động giữa các nhóm công tác, chuẩn bị ngân sách hoạt động, lễ tân và nội dung cho các cuộc hội thảo, đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước thành viên trong việc đảm bảo an toàn cho đại biểu tham dự hội nghị. 2.2. Chính sách phát triển đầu tư của Lào trong ASEAN 2.2.1. Chính sách phát triển thu hút đầu tư của Lào trong ASEAN. Chính sách thị trường: Lào mất đến 15 năm để tham gia đàm phán gia nhập WTO. Theo họ, tham gia WTO sẽ mở cánh cửa thương mại không chỉ với các quốc gia láng giềng mà xa hơn là ở tầm khu vực và hệ thống thương mại thế giới. Bounkeut cho biết tốc độ phát triển thường niên của Lào hiện nay đang là 8%, một trong 10 quốc gia hàng đầu của thế giới, và họ có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế này. Một trong những cách thức của họ đó là biến Lào thành “cửa ngõ kết nối” các hoạt động giao nhận vận tải, thương mại và sản xuất nhờ vị trí chiến lược gần như ở trung tâm Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Myanmar). Bên cạnh việc thu hút những thị trường lớn như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Lào cũng tập trung thu hút đầu tư từ những từ những quốc gia tiềm năng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, là 3 quốc gia ASEAN có mặt trong nhóm 10 quốc gia có giá trị FDI đầu tư lớn nhất vào Lào tính đến 2011. Trong số đó Việt Nam là quốc gia có tổng giá trị FDI đầu tư vào Lào lớn nhất với giá trị FDI lên tới trên 4,8 tỷ USD, vượt qua 2 thị trường lớn là Thái Lan và Trung Quốc, mặc dù số lượng dự án đầu tư vào Lào của Việt Nam chỉ là 438 dự án, trong khi Thái Lan đầu tư lên tới 750 dự án, Trung Quốc là 807 dự án. Thái Lan là quốc gia có giá trị FDI đầu tư vào Lào lớn thứ hai. Như vậy ta thấy được Lào tích cực thu hút FDI và là thị trường tiềm năng để các quốc gia trong ASEAN đầu tư vào. Bảng 2.1. Top 10 quốc gia có giá trị đầu tư FDI lớn nhất vào Lào tính đến 2011. Đơn vị tính (US$) Thứ tự Quốc gia Số dự án Giá trị đầu tư 1 Vietnam 438 4,854,805,514 2 Thailand 750 4,027,135,894 3 China 807 3,592,470,043 4 Korea 287 619,928,170 5 France 226 508,319,743 6 Malaysia 97 417,958,773 7 Japan 106 414,937,461 8 Norway 6 358,265,000 9 India 22 150,604,702 10 Australia 89 136,078,812 Nguồn: Ông Phonethavong SINGHALATH, 27-28 March 2012,Phnom Penh, Cambodia Các công cụ biện pháp Lào sử dụng để thu hút đầu tư từ các quốc gia ASEAN Kết hợp pháp luật đầu tư trong nước và luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia để tạo ra một " sân chơi bình đẳng " cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . Rút ngắn thủ tục để mở những doanh nghiệp mới . Không có điều khoản về đầu tư cho các hoạt động thúc tiến. Ưu đãi đầu tư mở rộng: Giáo dục và chăm sóc sức khỏe, đây là hai lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Nhà đầu nước ngoài có thể được tiếp cận với các nguồn tài chính của địa phương. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể sở hữu một mảnh đất cho việc xây dựng nơi hoạt động của họ (Một số điều kiện để được áp dụng) . Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản. Khuyến khích sự phát triển của SEZ và các Khu công nghiệp. 2.2.2. Chính sách đầu tư của Lào ra các nước trong ASEAN. Lào đang tăng cường đầu tư và hợp tác với Brunei và các quốc gia ASEAN khác sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 15 năm đàm phán. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Bounkeut Songsamsak cho biết Lào đang tìm cách củng cố các mối quan với các nước trong khu vực, cùng với việc Lào gần đây là một trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á với tăng trưởng GDP 8%. Thử thách mới cho Lào có lẽ là trở thành một phần của Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) – Cơ hội sẽ biến Đông Nam Á thành một thị trường và trung tâm sản xuất đơn nhất vào tháng 12/2015. Lào cho biết tại ASEAN, thử thách lớn nhất là thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên cũ và mới. Quốc gia này cho rằng trong 3 năm tới ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và với ‎ý chí họ có thể đạt được mục tiêu trên. Phó chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Lào, Oudet Souvannavong, cho biết có lẽ hãy còn sớm để nói trước tình hình kinh tế sẽ thay đổi thế nào sau khi Lào gia nhập WTO. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm 95% số doanh nghiệp trong nước, hầu hết vẫn còn trong giai đoạn cần phải chuẩn bị cho sân chơi lớn hơn. Thử thách với Lào hiện tại là hướng dẫn các SMEs tận dụng các cam kết WTO để xuất khẩu sang các quốc gia khác, bên cạnh các quốc gia láng giềng. Chính phủ nên quan tâm đến những ảnh hưởng mà sự hội nhập kinh tế sẽ thể tác động đối với kinh tế nội địa, đặc biệt nếu các SMEs chưa kịp chuẩn bị. Outdet cho biết thêm Lào chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các quốc gia ASEAN khác, nên việc hình thành AEC sẽ là thử thách trước mắt với họ, với nguy cơ ngập tràn hàng nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại Tổ chức hướng dẫn và thành lập các đoàn doanh nghiệp để khảo sát thực tế tình hình thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trên cơ sở đó để các doanh nghiệp tiến hành kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động thương mại khác. Tổ chức các trung tâm hỗ trợ thương mại, giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm trong khu vực Asean, giới thiệu quảng cáo hàng hóa, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu với các nước Asean, đồng thời cung cấp thông tin cũng như lấy thông tin về tình hình kinh tế của các nước. Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật thương mại cho các của khẩu biên giới. Tài liệu tham khảo Brunei Times – AT, ITPC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmo_dau_0203.docx
Luận văn liên quan