Đề tài Chính sách tài khóa và tăng trưởng: bằng chứng từ các nước OECD

Lý thuyết dự đoán rằng tác động của chính s ách tài khoá đối với tăng trưởng phụ thuộc vào cấu trúc cũng như độ lớn của các khoản thuế và chi tiêu. Nhóm tác giả đã cố gắng kiểm định điều này một cách có hệ thống bằng việc sử dụng bộ dữ liệu của 22 nước OECD trong giai đoạn 1970-1995, kết hợp dữ liệu theo trung bình 5 năm để loại bỏ yếu tố chu kỳ. Một điểm quan trọng của phương pháp được sử dụng trong bài này đó là các tác giả đã xem xét đầy đủ của giả định tài chính tiềm ẩn liên quan đến giới hạn ngân sách của chính phủ. Một vài nghiên cứu trước đó đã làm điều này, và có nghiên cứu nào có được bộ dữ liệu toàn diện. Sự thất bại trong việc tính đến các giới hạn ngân sách của chính phủ đưa ra một sai lệch đối với các hệ số hồi quy, điều này đã bị bỏ qua trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, và các tác giả đã chỉ ra rằng sự sai lệch này có thể rất đáng kể.

pdf22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tài khóa và tăng trưởng: bằng chứng từ các nước OECD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜ NG ĐẠI HỌ C KINH TẾ TP.HC M KHO A TÀI CHÍNH DO ANH NGHIỆP Địa chỉ: Số 279 – Đường Nguyễn Tri Phương – Quận 10 – TP. HCM ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC NƯỚC OECD GVHD : PGS. TS SỬ ĐÌNH THÀNH SVTH : NHÓM 5 LỚP : TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 2 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 DANH SÁCH NHÓM STT Họ và tên 1 Lê Thị Hiếu Hạnh 2 Nguyễn Thị Lan Hương 3 Lê Quý Kỳ 4 Nguyễn Thành Nam 5 Nguyễn Thanh Phú 6 Hồ Thị Bích Thảo GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 3 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC NƯỚC OECD Tóm tắt Liệu có những bằng chứng phù hợp với dự đoán của mô hình tăng trưởng nội sinh rằng cơ cấu thuế và chi tiêu công ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định? Phần lớn nghiên cứu trước đây cần phải được xem xét lại bởi vì nó bỏ qua những sai lệch liên quan đến thông số chưa hoàn chỉnh trong việc ràng buộc ngân sách chính phủ. Nhóm tác giả cho rằng sai lệch là đáng kể, và có thể thấy rõ trong mô hình Barro (1990, một mô hình đơn giản của tăng trưởng nội sinh về chi tiêu của Chính phủ). Cụ thể, nhóm tác giả thấy rằng thuế bóp méo làm giảm tăng trưởng, trong khi thuế không bóp méo thì không gây ra việc này, và chi tiêu chính phủ cho sản xuất giúp cho việc tăng trưởng, trong khi chi tiêu cho khu vực phi sản xuất thì không. 1. Lời giới thiệu Liệu tỷ trọng của chi tiêu chính phủ trong tổng sản lượng đầu ra, hoặc cơ cấu giữa chi và thu có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong dài hạn? Theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Swan (1956), câu trả lời chủ yếu là "không". Ngay cả khi chính phủ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số, ví dụ như giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh hoặc khuyến khích sinh đẻ, điều này cũng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn của thu nhập bình quân trên đầu người. Trong các mô hình này, giới hạn thuế và chi tiêu ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc ưu đãi đầu tư vào vốn vật chất hay vốn con người cuối cùng ảnh hưởng đến tỷ lệ cân bằng chứ không phải là tốc độ tăng trưởng ổn định. Ngược lại, trong mô hình tăng trưởng nội sinh, đầu tư vào vốn con người và vốn vật chất ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn định, và do đó nó có phạm vi rộng hơn trong các mô hình trước đó, cho rằng thuế và chi tiêu chính phủ giữ một vai trò trong quá trình phát triển. Kể từ những đóng góp tiên phong của Barro (1990), King và Rebelo (1990), Lucas GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 4 (1990), một số bài nghiên cứu đã mở rộng việc phân tích thuế, chi tiêu công và tăng trưởng, chứng minh các biến số tài khóa có thể ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng dài hạn trong các điều kiện khác nhau (ví dụ: Jones và cộng sự, 1993;. Stokey và Rebelo, 1995; Mendoza và cộng sự, 1997.). Lý thuyết là khá rõ ràng, tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm không phải như vậy. Theo Stokey và Rebelo (1995),''những ước tính gần đây về tăng trưởng tiềm tàng từ tác động của việc cải cách thuế rất khác nhau, dao động từ không đến tám điểm phần trăm''. Trong thực tế, hầu như không có nghiên cứu nào được thiết kế để kiểm tra các dự đoán của các mô hình tăng trưởng nội sinh liên quan đến cấu trúc của thuế và chi tiêu theo cách mà nhóm tác giả thực hiện trong bài nghiên cứu này. Hơn nữa, một vài nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng nghiên cứu từng phần (ví dụ như những người tập trung hoàn toàn vào một khía cạnh của ngân sách và bỏ qua những khía cạnh khác) sẽ bị sai lệch hệ thống đối với việc ước lượng các tham số kết hợp với các giả định tài trợ tiềm ẩn. Điểm này đã được chứng minh bởi Helms (1985), Mofidi và Stone (1990) và Miller và Russek (1993) cho bộ dữ liệu khác nhau. Từ các tranh luận về các thông số hồi quy, nhóm tác giả nhận thấy rằng, nếu điểm này bị bỏ qua, sai lệch ước tính về tác động lên tăng trưởng của các biến số tài khóa là đáng kể. Vấn đề này giả định một điều quan trọng quan trọng là lý thuyết trở nên chính xác hơn trong những dự đoán của mình về tác động của của chi tiêu và thuế đối với tăng trưởng. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả kiểm tra những dự đoán cụ thể của những mô hình tăng trưởng nội sinh về chính sách công gần đây của Barro (1990) và Mendoza (1997), lưu ý đặc biệt đến việc bỏ qua nguồn gốc của sai lệch đã đề cập đến. Sử dụng các tiêu chuẩn đề xuất của các mô hình tăng trưởng nội sinh để phân loại các dữ liệu tài khóa, nhóm tác giả xem xét các tác động của chính sách tài khóa với tăng trưởng đối với một nhóm mẫu gồm 22 quốc gia OECD trong giai đoạn 1970-1995. Nhóm tác giả thấy rằng: (i) có sự đồng tình cao với các dự đoán của Barro (1990) đối với các tác động của cơ cấu thuế và chi tiêu tăng trưởng, (ii) những thông số sai lệch trong ràng buộc ngân sách của chính phủ dẫn đến ước lượng tham số rất khác nhau, và (iii) các kết quả của nhóm tác giả đủ mạnh để dẫn đến một số thay đổi trong việc phân loại dữ liệu hoặc các tham số hồi quy. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 5 Phần còn lại của bài nghiên cứu này theo thứ tự như sau. Trong phần 2 nhóm tác giả tóm tắt những dự đoán chính của chính sách mô hình tăng trưởng nội sinh chính sách công gần đây và thảo luận về những tác động của sự hạn chế ngân sách nhà nước qua kiểm tra thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm có liên quan được trình bày trong phần 3. Phần 4 thảo luận về phương pháp và kết quả thực nghiệm cho nhóm mẫu các nước OECD, và phần 5 đưa ra một số kết luận. 2. Những dự báo mang tính lý thuyết Như đã biết, các mô hình tăng trưởng theo trường phái tân cổ điển trong chính sách công thường xem chính sách tài khóa như là một nhân tố quyết định mức sản lượng đầu ra, hơn là quyết định tốc độ tăng trưởng dài hạn. Tốc độ tăng trưởng được giữ ổn định là nhờ vào các nhân tố ngoại sinh như mức tăng dân số và các tiến bộ công nghệ; còn chính sách tài khóa thì chỉ có thể tác động vào quá trình chuyển tiếp lên tình trạng tăng trưởng ổn định mà thôi. Ngược lại, cơ chế vận hành của mô hình tăng trưởng nội sinh trong chính sách công cho phép chính sách tài khóa có thể quyết định cả mức sản lượng đầu ra lẫn sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Những dự báo từ các mô hình tăng trưởng nội sinh bắt nguồn từ việc phân loại các yếu tố thuộc ngân sách nhà nước ra làm một trong bốn loại: thuế bóp méo (Các loại thuế làm thay đổi hành vi kinh tế của cá nhân hoặc doanh nghiệp) hoặc thuế không gây bóp méo, chi tiêu cho sản xuất hay phi sản xuất. Thuế bóp méo trong trường hợp này là những loại thuế làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của 1 công ty (liên quan đến vốn vật chất và/hoặc vốn nhân lực), tạo ra chênh lệch giá do thuế, do đó làm cho trạng thái tăng trưởng ổn định của nền kinh tế bị rối loạn. Theo giả định, bản chất của thuế không bóp méo là không làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư hoặc tiết kiệm, và do đó nó không gây ảnh hưởng gì lên tốc độ tăng trưởng. Chi tiêu của chính phủ được phân biệt tùy thuộc vào việc nó có được tính như là một tham số trong hàm sản xuất tư nhân hay không. Nếu có, đó là chi sản xuất và do đó tác động trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng. Nếu không, đó là chi tiêu phi sản xuất, và không gây ảnh hưởng gì. Có thể áp dụng những kết quả này bằng nhiều cách, chẳng hạn xem xét hàng hóa do chính phủ cung cấp là hữu ích trong khi tồn kho thay vì trong lưu thông hoặc xem các cách đánh thuế khác nhau để gây bóp méo (hoặc các hình thức khác nhau của chi tiêu cho sản xuất) ở các mức độ khác nhau. Tất nhiên sẽ có nhiều tranh cãi về việc xác định loại GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 6 chi tiêu nào là chi sản xuất/chi phi sản xuất, hay loại thuế nào là bóp méo hay không bóp méo, và đến đây ta sẽ quay trở lại xem xét phần thực nghiệm. Các mô hình này dự đoán rằng thu ngân sách dịch chuyển từ hình thức thuế gây bóp méo sang thuế không gây bóp méo làm cải thiện tốc độ tăng trưởng, trong khi đó chuyển từ chi sản xuất sang chi phi sản xuất thì làm chậm tốc độ phát triển lại. Việc tà trợ bằng thuế không bóp méo trong chi sản xuất được dự đoán là sẽ tạo ra tác động tích cực lên tốc độ tăng trưởng, trong khi đó tà trợ bằng thuế bóp méo trong chi sản xuất thì tác động là không rõ ràng. Cuối cùng, các khoản chi phi sản xuất được tài trợ nhờ thuế gây bóp méo rõ ràng là tác động tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng, nhưng nếu sử dụng thuế không gây bóp méo thì (được dự đoán là) sẽ không gây ra tác động nào. Trong thực nghiệm, một vấn đề quan trọng thường bị bỏ qua đó là, một sự gia tăng hiện hữu/hoặc tiềm ẩn trong 1 thành phần của ngân sách nhà nước sẽ làm ảnh hưởng đến hệ số ước lượng. Để giải thích cho quan điểm này, giả sử rằng sự tăng trưởng, g(it) ở 1 quốc gia i, trong khoảng thời gian t là 1 hàm số với: các biến điều hòa (phi tài khóa) Y(it); và 1 vector của các biến tài khóa, X(it) (1) Giả sử rằng tất cả các thành phần trong ngân sách nhà nước (kể cả những khoản thiếu hụt/dư thừa) đã được tính đến, và để một phần tử thuộc X phải bị loại khi ước lượng phương trình (1) để tránh hiện tượng đa cộng tuyến hoàn toàn. Giả sử phần tử bị loại ra được bù đắp hiệu quả trong giới hạn ngân sách chính phủ. Do đó Phương trình (1) được viết lại như sau (2) Và sau đó loại luôn X(mt) để tránh hiện tượng đa cộng tuyến, đồng nhất thức: GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 7 Do đó phương trình thực sự được ước lượng đó là (3) Thực ra, một thử nghiệm với giả thuyết chuẩn là: Xj = 0 được dùng để kiểm tra xem giả thuyết (yj – ym) = 0 (chứ không phải là yj = 0) có vô nghĩa hay không? Có nghĩa là, việc hiểu (diễn giải/giải thích) đúng/chính xác ý nghĩa của các hệ số trong từng nhóm tài khóa phụ thuộc vào việc: khi các biến liên quan tăng/giảm 1 đơn vị thì các nhóm đã bị loại bỏ cũng sẽ giảm/tăng 1 đơn vị tương ứng để bù đắp vào (nhóm bị loại bỏ chính là các yếu tố tài chính tiềm ẩn). Nếu 1 nhóm bị loại bỏ thay đổi, các hệ số của các nhóm kèm theo cũng sẽ thay đổi. Cho nên cần cẩn thận khi chọn một nhóm bị loại bỏ có tính trung lập (tức là trong giả thuyết gợi ý cho ym = 0 -> loại bỏ nhóm ym; thay vì cho (yj – ym) = 0). Do đó, có thể chỉ cần kiểm tra sự khác biệt giữa hai giá trị y (chứ không phải chỉ xem xét từng giá trị y độc lâp), và không loại trừ trường hợp hai giá trị y bằng nhau. Điều này là phù hợp nếu trong giả thuyết cho rằng có nhiều hơn một nhóm trung tính (trong trường hợp này là thuế không gây bóp méo và chi tiêu cho phi sản xuất), trong từng trường hợp cả hai giá trị y đều được dự đoán sẽ = 0. Nếu giả thiết của phương trình không bị bác bỏ, khi đó việc ước lượng tham số sẽ chính xác hơn bằng cách loại bỏ cả hai nhóm. Nói cách khác, cách làm thích hợp đó là: xem xét tính hạn chế (hay là ràng buộc?!?) trong ngân sách nhà nước bằng cách kiểm tra tuần tự từ khoản mục đầy đủ nhất {của ngân sách} rồi đến những khoản mục ít đầy đủ hơn, lưu ý chỉ nên loại bỏ các yếu tố không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng (theo giả thuyết). Nêu không làm vậy, giả sử các biến chi phí này bj loại bỏ trong mô hình hồi quy, và chỉ bao gồm các biến số thuế (như trong Mendoza et al., 1997), thì kết quả sau đó sẽ bị chệch vì một phần trong nguồn thu ngân sách bị ẩn đi (nguồn thu bị ẩn này được đóng góp bởi các nhân tố không trung lập). Với trường hợp đã nêu ở trên, khi 1 đơn vị thuế tăng lên thì chi sản xuất sẽ được hỗ trợ một phần nào đó, tác động (tiêu cực) ước tính sẽ tiến dần về không. (chứng minh ở những phần bên dưới). 3. Sự tồn tại bằng chứng thực nghiệm: GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 8 Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và các biến tài khóa đã được thực hiện trước khi có nghiên cứu sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh chính sách công. Các nghiên cứu này lựa chọn bộ dữ liệu, kỹ thuật tính toán và chất lượng dữ liệu khác nhau. Nhiều nghiên cứu trước 1990 cho thấy kết quả tốt nhất mà chúng cung cấp chỉ là các kiểm tra thô về giá trị thực nghiệm của các mô hình tăng trưởng nội sinh và các kết quả rất khác nhau. Từ bài nghiên cứu của Nneller và các cộng sự (1998), nhóm tác giả tổng hợp lại các nghiên cứu và kết quả chính của họ, phân chia chúng theo các biến tài khóa trong mô hình hồi quy (thuế, chi tiêu chính phủ, chi chuyển nhượng/trợ cấp, đầu tư chính phủ). Có sự không vững mạnh của hệ số hồi quy và mức ý nghĩa, thậm chí trong một số trường hợp, các biến số có giá trị tương tự nhau trong các hồi quy tương đương, điều này cũng được chứng minh bởi Levine và Renelt (1992). Easterly và Rebelo (1993) cung cấp nhiều bằng chứng hơn về tác động yếu của các biến tài khóa bằng cách chứng minh sự phụ thuộc của chúng vào việc thiết lập các biến điều kiện và các điều kiện ban đầu. Tác động yếu này có thể phản ánh khuynh hướng phổ biến của việc gia tăng các biến tài khóa vào mô hình hồi quy, không quan tâm đến giới hạn tuyến tính xảy ra bởi giới hạn ngân sách chính phủ. Chỉ Helms (1985), Mofidi và Stone (1990), Miller và Russek (1993) nhấn mạnh vấn đề này. Ví dụ, Miller và Russek, nghiên cứu mẫu dữ liệu theo năm của 39 nước từ 1975 đến 1984, kết quả cho thấy rằng tác động tăng trưởng trong việc thay đổi chi tiêu phụ thuộc nhiều vào cách thức tài trợ. Nhìn chung, kết quả của họ cho thấy rằng sự thay đổi trong tài trợ chi tiêu bằng thuế tác động không đáng kể đến tăng trưởng, và khi điều đó xuất hiện, những tác động tiêu cực có xu hướng được liên kết với những thay đổi trong tài trợ thâm hụt ngân sách bằng thuế hoặc chi tiêu. Tuy nhiên, họ không phân biệt giữa các loại chi tiêu và thu nhập khác nhau theo cách được đề xuất bởi mô hình tăng trưởng nội sinh. Sự quan trọng của việc xác định giới hạn ngân sách chính phủ được chứng minh trong những nghiên cứu thực nghiệm gần đây. Mendoza và các cộng sự (1997) kết luận rằng kết hợp thuế không có tác động đáng kể đến tăng trưởng (mặc dù nó tác động đáng kể đến đầu tư tư nhân), nhưng bởi vì mô hình hồi quy của họ không có biến chi tiêu, dẫn đến kết quả đo lường của họ bị thiên lệch bởi các nguồn tài trợ ngầm cho chi tiêu. Điều này được xác nhận bởi Kocherlakota và Yi (1997), họ cũng nhận thấy rằng thuế tác động một cách có ý nghĩa đến tăng trưởng chỉ khi chi tiêu công là GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 9 một biến được đưa vào hồi quy. Nhóm tác giả xem lại bằng chứng của Kneller và các cộng sự (1998) cũng nhấn mạnh phạm vi rộng của việc đo lường hiệu quả tăng trưởng bởi chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này không có (hoặc ít) biến thuế. Có một số ủng hộ cho quan điểm rằng đầu tư chính phủ vào giao thông và truyền thông tạo ra hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng, trong khi thuế thu nhập dẫn đến tương quan âm có ý nghĩa, tuy nhiên có ít sự thống nhất trong các kết quả nghiên cứu 4. Phương pháp thực nghiệm và kết quả: 4.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: Như đã nói ở trên, dựa vào sự phân loại mô hình tăng trưởng nội sinh liên quan đến nghiên cứu này, kết quả dẫn đến các biến tài khóa được phân vào một trong bốn loại. Nhóm tác giả thêm thặng dư ngân sách nhà nước, thu nhập và chi tiêu, những biến mà sự phân loại của chúng là không rõ ràng, chi có phân loại không rõ ràng (gọi là những “khoản thu khác” và “chi phí khác”). Nhóm tác giả tổng hợp từ cách phân loại dữ liệu tài chính của IMF thành 7 loại chính được mô tả trong Bảng 1 và sau đó kiểm tra độ nhạy của kết quả cho mỗi loại của dữ liệu. Bảng 1 Sự phân loại theo lý thuyết Sự phân loại theo chức năng Thuế bóp méo Thuế đối với thu nhập và lợi nhuận Các khoản đóng góp an sinh xã hội Thuế tiền lương và nhân lực Thuế tài sản Thuế không gây bóp méo Thuế đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước Các khoản thu khác Thuế đối với thương mại quốc tế Thu nhập ngoài thuế Một số loại thuế khác Chi sản xuất (Productive expenditures) Chi phí các dịch vụ công cộng Chi tiêu quốc phòng Chi giáo dục Chi y tế Chi cho nhà ở GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 10 Chi cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc Chi phi sản xuất (unproductive expenditures) Chi an sinh xã hội và phúc lợi xã hội Chi cho giải trí Chi các dịch vụ kinh tế Các khoản chi khác Các chi phí khác (không phân loại) Một vấn đề quan trọng là việc phân bổ các khoản thuế và chi tiêu, tương ứng, thành các loại bóp méo/ không bóp méo và sản xuất/ phi sản xuất. Trong khi tất cả các loại thuế chính được sử dụng trong các nước OECD là bóp méo, trong thử nghiệm mô hình tăng trưởng nội sinh sự bóp méo là để khuyến khích đầu tư (trong vốn vật chất và / hoặc con người). Theo Barro (1990), nhóm tác giả xem 4 loại thuế thu nhập và thuế bất động sản là thuế bóp méo và thuế tiêu thụ là thuế không bóp méo, với lý do rằng không làm giảm lợi nhuận để đầu tư sau này, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến lao động / sự lựa chọn giải trí. Tất nhiên, trong nhiều mô hình phức tạp (như Mendoza và cộng sự, 1997.) Thuế tiêu thụ làm bóp méo các quyết định đầu tư (gián tiếp) đến mức mà chúng ảnh hưởng đến sự lựa chọn lao động, giáo dục, giải trí của các tác nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu các loại thuế tiêu thụ “không bóp méo” là một giả thuyết (sau này mà nhóm tác giả thử nghiệm) hơn là một giả định trong các mô hình thực nghiệm. Trong việc phân chia chi sản xuất/ phi sản xuất, nhóm tác giả phân chia theo Barro và Sala-i- Martin (1995); Devarajan et al. (1996) và xem chi tiêu là một phần vốn đáng kể (vốn vật chất hoặc vốn con người). Loại chi tiêu “phi sản xuất” quan trọng là chi phí an sinh xã hội. Tập dữ liệu bao gồm 22 quốc gia OECD, giai đoạn 1970-1995, từ hai nguồn. Dữ liệu ngân sách chính phủ thu thập từ GFSY, dữ liệu còn lại là từ Ngân hàng Thế giới (xem Phụ lục A). Dữ liệu lấy theo năm, nhưng để loại bỏ ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế, nhóm tác giả thực hiện lấy trung bình cộng 5 năm, và sau đó nhóm tác giả áp dụng bảng điều khiển kỹ thuật kinh tế tĩnh (static panel econometric techniques). Áp dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn làm cho nó dễ dàng hơn để so sánh kết quả của bài nghiên cứu này với những nghiên cứu khác đã được công bố. Trong phần sau, bài nghiên cứu xem xét mức độ nhạy cảm của những phát hiện của của nhóm tác giả với các kết hợp thời gian khác nhau của dữ liệu. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 11 Bảng 2 đưa ra một số thống kê mô tả cho tập dữ liệu. Tập hợp các biến đều bao gồm tỷ lệ đầu tư, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động và GDP ban đầu. Có thể thấy rằng các quốc gia trong mẫu đã tăng trưởng trung bình khoảng 2,8% bình quân đầu người mỗi năm, với tỷ lệ đầu tư vượt quá 20% và tăng trưởng lực lượng lao động khoảng 1% mỗi năm. Trong số các biến tài chính, tỷ suất thuế bóp méo (trung bình khoảng18% của GDP) gấp hai lần thuế không gây bóp méo (9.15% GDP) , trong khi hai loại chi phí chính chiếm khoảng 15% GDP. Mô hình hồi quy theo mẫu phương trình (3) ở trên. Sử dụng 5 loại ước lượng cho mỗi hồi quy: OLS, một chiều cố định (bằng OLS) và ngẫu nhiên (bằng GLS) và mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên hai chiều (quốc gia và thời gian). Việc lựa chọn mô hình dựa trên hàm log likehood và hệ số R2 điều chỉnh cho OLS và các tác động mô hình cố định (đối với cả hai mô hình sai số một chiều và các mô hình hai chiều). Vì thử nghiệm Hausman bác bỏ giả thuyết không có sự tương quan giữa các hiệu ứng cá nhân và sai số, nhóm tác giả chỉ báo cáo kết quả từ các mô hình hiệu ứng cố định. Trong tất cả các trường hợp, các hình thức hai chiều của phương trình hồi quy có hệ số R2 hiệu chỉnh cao nhất,và đó là kết quả của bài nghiên cứu này. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 12 4.2. Kết quả thực nghiệm Bảng 3 tóm tắt các kết quả cơ bản. Cột đầu tiên của bảng loại bỏ yếu tố thuế không gây bóp méo ra khỏi mô hình, và cột thứ hai loại bỏ chi phí phi sản xuất. Cuối cùng, cột thứ ba bỏ qua cả hai biến. Kết quả hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy trong cột thứ 3 có giá trị t-statistic tốt nhất, do đó những giải thích của bài nghiên cứu này sẽ dựa vào số liệu của cột 3. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 13 Nghiên cứu bắt đầu bằng việc thảo luận về các biến điều kiện. Không giống như kết quả của Easterly và Rebelo (1993), nghiên cứu này thấy rằng GDP danh nghĩa tương quan âm có ý nghĩa đối với tăng trưởng, biểu diễn/ biểu thị/ sự hội tụ có điều kiện của tốc độ tăng trưởng trong 1 giai đoạn . Cả hai biến điều kiện khác là tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động đều có tương quan không có ý nghĩa đối với tăng trưởng, nhưng các biến giả thời gian và biến giả quốc gia đều có ý nghĩa. Các biến ngân sách trong Bảng hồi quy 3 hầu như đều có hệ số giống như dự đoán. Chi tiêu sản xuất có hệ số tương quan dương có ý nghĩa, kết quả hồi quy cho thấy rằng nếu GDP tăng 1 điểm phần trăm thì tốc độ tăng trưởng tăng gần 0,27 điểm phần trăm. Chi tiêu khác cũng có tương quan dương có ý nghĩa đối với tỷ lệ tăng trưởng, hệ số hồi quy của nó lớn hơn một ít so với hệ số của biến chi tiêu sản xuất (0.29). Thực ra, chi tiêu khác xuất hiện trong các kết quả của bài nghiên cứu này, đóng vai trò như chi phí sản xuất. Mặt khác, thuế gây bóp méo có tương quan âm có ý nghĩa đối với tăng trưởng: hệ số ước lượng của nó là -0,41. Con số này có lẽ là lớn hơn so với thực tế, nhưng như chúng ta sẽ thấy dưới đây, khi thay đổi năm đầu tiên của giai đoạn 5 năm sẽ phần nào làm giảm điểm ước lượng của hệ số này. Các khoản thu khác cũng có tương quan ngược chiều (nhưng nhỏ hơn nhiều và không có ý nghĩa thống kê). Một đặc điểm đáng chú ý của các kết quả là hệ số hồi quy lớn và dương đối với thặng dư ngân sách. Thậm chí theo giả định tương đương của Ricardo, nhóm tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy của biến thặng dư là dương, bằng cách là: hạn chế/kìm chế/giới hạn nó (thặng dư) lại, nhằm tài trợ cho một yếu tố trung lập của ngân sách ở hiện tại (tức là thặng dư đáng lẽ cao, nhưng không cho nó cao, mà trích lại để dùng cho các khoản chi tiêu ngân sách khác, các khoản này có tính trung lập), nhưng lại không hạn chế/kìm chế/giới hạn (1 khoản tương tự) đối với các khoản bù đắp cho những thâm hụt trong tương lai. Những thâm hụt trong tương lai sẽ tài trợ một phần cho chi tiêu sản xuất tăng thêm hoặc cắt giảm thuế bóp méo để nâng cao lợi nhuận dự kiến đối với những khoản đầu tư hiện tại và do đó phản ánh tác động tăng trưởng tích cực của thặng dư hiện tại. Tuy nhiên, lập luận này sẽ hàm ý một hệ số dương của biến thặng dư nhỏ hơn hệ số của biến chi tiêu sản xuất hoặc cho cắt giảm thuế gây bóp méo. 4.2.1. Xác định sai giới hạn ngân sách Như đã đề cập ở trên, về nguyên tắc việc xác định giới hạn ngân sách là rất quan trọng để giải thích các thông số tài khóa. Nhưng câu hỏi đặt ra là mức độ nghiêm trọng trong thực GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 14 tiễn khi xác định sai hoặc bỏ quan việc xác định giới hạn ngân sách? Nhưng sự nghiêm trọng trong thực tế các lỗi từ việc bỏ qua hoặc xác định sai giới hạn ngân sách là như thế nào ? Bảng 4 cho thấy sự sai lệch từ các lỗi kể trên đối với việc xác định các hệ số là rất quan trọng. Trong cột 1 và 2, ba biến của thuế và ba biến của chi tiêu lần lượt được loại bỏ ra khỏi mô hình hồi quy. Trong khi cột 3-6 chỉ có một biến chi phí hoặc biến thuế là biến tài chính được đưa vào mô hình. So sánh các kết quả này với những kết quả trong Bảng 3 cho thấy sự thay đổi đáng kể trong dấu, độ lớn và mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy khi một số yếu tố được bỏ qua từ giới hạn ngân sách. Ví dụ, trong cột 1, khi các loại thuế được bỏ qua, các khoản chi tiêu có tương quan âm đối với tăng trưởng, và tương quan này là có ý nghĩa đối với biến chi tiêu phi sản xuất. Bởi vì chi tiêu được tài trợ một phần bởi thuế gây bóp méo, do đó không ngạc nhiên khi việc bỏ qua biến thuế gây bóp méo truyền đạt một tương quan âm sai lệch của chi tiêu sản xuất đối với tăng trưởng. Tương tự, các khoản chi tiêu được loại bỏ ra khỏi mô hình (cột 2), thuế không gây bóp méo có tương quan dương có ý nghĩa đối với tăng trưởng (so với không tương quan trong Bảng 3). Một lần nữa, vì thuế tài trợ cho chi tiêu sản xuất, việc bỏ qua biến chi tiêu sản xuất dẫn đến một tương quan dương sai lệch của thuế không gây bóp méo đối với tăng trưởng. Kết quả ở bảng 4 chứng minh sự dễ dàng trong việc đi đến các kết luận không chính xác bởi việc xác định sai phương trình hồi quy. Vì hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm không nhận ra điểm này và bỏ qua các yếu tố quan trọng của ngân sách chính phủ, do đó, nó không ngạc nhiên khi các kết quả trước đó cung cấp một bức tranh gây nhầm lẫn. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 15 4.3. Kiểm định Robustness: Trong phần này, chúng ta kiểm tra độ mạnh (robustness test) của các kết quả trên với bốn thay đổi của chi tiết dữ liệu và phương trình hồi quy. Trước tiên, các tác giả loại bỏ biến GDP khỏi phương trình hồi quy để xác định liệu hệ số của các biến tài khóa có bị ảnh hưởng bởi GPD danh nghĩa không, như kết quả nghiên cứu của Easterly và Rebelo năm 1993. Thứ hai các tác giả xem xét liệu kết quả tìm được của họ có bị ảnh hưởng bởi việc chọn lựa gian đoạn nghiên cứu không. Các tác giả bắt đầu bằng cách thay đổi giai đoạn 5 năm, bắt đầu-năm kết thúc là năm thứ nhất-năm thứ sáu thay cho năm zero- năm thứ năm. Sau đó các tác giả sử dụng biến công cụ để xác định khả năng cải thiện đồng thời của các biến tài khóa và tăng trưởng hay không. Cuối cùng họ xem xét sự phân loại lại của các dữ liệu tài chính. 4.3.1. GDP danh nghĩa Easterly và Rebelo (1993) cho thấy mức ý nghĩa của các biến số tài khóa trong phương trình hồi quy nhạy cảm với việc bao gồm hoặc không bao gồm biến GDP danh nghĩa GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 16 trong mô hình. Sự loại bỏ biến GDP danh nghĩa làm phương trình (1) thay đổi và trở thành hình thức đơn giản của phương trình hoạch toán tăng trưởng (growth accounting equation). Vì hệ số hồi quy của biến GDP danh nghĩa là có ý nghĩa, theo như bảng 3 ở trên, do đó không có gì ngạc nhiên khi kết quả thu được bị ảnh hưởng khi loại bỏ biến GDP danh nghĩa này. Bảng 5 cho thấy kết quả hồi quy với việc loại bỏ biến GDP danh nghĩa. Hệ số của tất cả các biến tài khóa gần bằng với hệ số trong Bảng 3, cho thấy rằng trong việc thiết lập dữ liệu, mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy không bị ảnh hưởng (không nhạy cảm) với việc thay đổi các thông số kỹ thuật chi tiết. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 17 4.3.2. Thay đổi thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn 5 năm Bảng 3 dựa trên số liệu bình quân năm giai đoạn 5 năm với các con số cuối của năm là 0- 4 và 5-9. Sự lựa chọn này được thực hiện đơn giản để tối đa hóa các điểm dữ liệu và tuân theo quy ước nói chung. Từ nghiên cứu của Kneller và các cộng sự (1998), nghiên cứu này đã tìm hiểu về hệ quả của việc thay đổi khoảng thời gian theo năm với các con số cuối của năm là 1-5 và 6-0; 2-6 và 7-1; 3-7 và 8-2 (điều này làm giảm số quan sát từ 98 đến 86). Kết quả là tương tự nhau, mặc dù điểm trị của các hệ số hồi quy có xu hướng nhỏ hơn (bình quân -0.3 cho biến thuế bóp méo và +0.2 chi biến chi tiêu sản xuất) và bằng chứng cho sự cân bằng giữa các hệ số của biến thuế không gây bóp méo và chi tiêu phi sản xuất là khá thiếu thuyết phục trong tổng số 2 trên 3 trường hợp. 4.3.3. Sự ước lượng các biến công cụ Sự ước lượng của phương trình hồi quy (1) giả định rằng tất cả các biến bên phía tay phải đều được coi như biến ngoại sinh. Như Easterly và Rebelo (1993), Hsieh and Lai (1994) đã thảo luận, tính đồng thời trong mô hình hồi quy có được phần lớn là do những hiệu ứng từ chu kỳ kinh doanh và định luật Wagner (xu hướng mà chính phủ chi tiêu cao hơn khi GDP trên đầu người cao hơn). Phương pháp bình quân về thời gian cố gắng kiểm soát vấn đề, nhưng có lẽ là không hoàn hảo, vì vậy các biến nội sinh vẫn tồn tại. Định luật Wagner ít được quan tâm ở đây, vì nó gợi ý về mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ tăng trưởng hơn là chi tiêu chính phủ và thuế. Để nhấn mạnh mối quan tâm về biến nội sinh này đòi hỏi phải sự đánh giá bởi các biến công cụ (IV), nhưng sự lựa chọn các công cụ là một vấn đề đối với phương trình hồi quy. Sự lựa chọn thông dụng nhất là độ trễ bậc 1 của các biến tài khóa, nhưng các giá trị này không thể sử dụng như các công cụ trong các mô hình tác động cố định bởi chính sự hiện diện của các tác động cố định này. Do đó các tác giả thực hiện theo cách của Folster and Henrekson (1997) và ước lượng mô hình hồi quy với sai phân bậc 1. Các công cụ được sử dụng để xác định các điểm chặn? (country intercepts): độ trễ của tất cả các biến tài khóa, tăng trưởng lực lượng lao động và sai phân bậc 1 của nó, và GDP danh nghĩa. Phương trình tăng trưởng được chạy dựa trên sai phân bậc 1 và những kết quả, được mô tả trong Bảng 6. So sánh kết quả của Bảng 6 với Bảng 3, rõ ràng là các tác động tài khóa được nhận ra sớm không đơn giản là kết quả của nội sinh. Các hệ số tương quan thì không đổi và độ lớn tương tự với các giá trị trong Bảng 3. Dù những sai số chuẩn có lớn (và giá trị R2 GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 18 điều chỉnh thì thấp hơn) hơn so với kết quả ban đầu trong Bảng 3 (không ngạc nhiên vì hồi quy dựa trên sai phân bậc 1), sự diễn giải các biến tài khóa thì hoàn toàn không bị ảnh hưởng: những tác động dự báo của thuế gây bóp méo và chi tiêu sản xuất vẫn khá lớn. 4.3.4. Phân loại lại các biến tài khóa Thay đổi tiếp theo mà nhóm tác giả tạo ra đối với phương trình hồi quy là việc phân loại lại các biến số bao gồm trong ma trận biến tài khóa. Sự kết hợp các phân loại chức năng GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 19 của dữ liệu dựa vào lý thuyết của Bảng 1 không có gì để tranh cãi. Để nhấn mạnh cho điều này, bây giờ nhóm tác giả tách thuế thu nhập cá nhân ra từ thuế thu nhập của các nhân tố khác, chi tiêu cho y tế từ chi tiêu sản xuất khác và chi tiêu cho an ninh xã hội từ chi tiêu cho các hoạt động phi sản xuất khác. Điều này cho phép nhóm tác giả tập trung vào các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trước (hoặc các phát hiện trước đây để tạo ra các các kết quả vững chắc), và kiểm định độ mạnh của những sự kết hợp biến theo lý thuyết. Bảng phụ lục A chỉ ra cách mà dữ liệu được phân loại lại. Thuế gây bóp méo được chia nhỏ thành thuế thu nhập và thuế gây bóp méo còn lại (thuế tài sản, lương và thuế cho an ninh xã hội). Chi tiêu cho an ninh xã hội được tách ra từ chi tiêu phi sản xuất, bây giờ nó được đưa vào trong mục các chi tiêu khác. Như lưu ý ban đầu, lý thuyết gợi ý rằng tăng trưởng có thể phụ thuộc vào số lượng một số sản phẩm/dịch vụ công (vd: cơ sở hạ tầng) và sự lưu thông (mua-bán) của những sản phẩm/dịch vụ khác. Các tác giả sử dụng tiêu chí này để phân chia chi tiêu sản xuất thành: các loại khác mà tác động cung cấp của nó dường như quan trọng hơn (giao thông, viễn thông, nhà ở và giáo dục) và phần còn lại. Những kết quả từ cách phân loại mới này được mô tả trong Bảng 7. Hai cột đầu của Bảng này bỏ qua những yếu tố của giới hạn ngân sách mà được giả định là trung tính đối với tăng trưởng. Bảng này cũng chỉ ra rằng sự phân tách rạch ròi của các dữ liệu ngân sách không cải thiện được sự phù hợp của mô hình. Sự phân bổ lại các chi tiêu cho giải trí và dịch vụ từ khoản chi phi sản xuất đến các khoản chi tiêu khác có tác động không đáng kể. Cả hai thành phần của thuế bóp méo distortionary tax (thuế thu nhập và thuế “nhân tố” - Factor taxes) vẫn được dự đoán là có tương quan ngược chiều đối với tăng trưởng, với giá trị ước lượng lớn hơn một ít so với hệ số ước lượng cũ, trong khi thuế không gây bóp méo tác động yếu và không có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng. Sự phân tách biến chi tiêu sản xuất làm giảm giá trị t-statistic, nhưng hệ số ước lượng thì tương đương trong cả hai trường hợp. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 20 Cột 3-7 của Bảng 7 một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn các yếu tố trong giới hạn ngân sách để loại bỏ, tức là những biến trong giới hạn ngân sách được giả định là trung tính trong việc tác động đến tăng trưởng. Hệ số ước lượng của thuế gây bóp méo và chi tiêu sản xuất là khác 0 và không có ý nghĩa thống kê, bởi vì chúng được tài trợ bằng cách cắt giảm những khoản thuế hoặc khoản chi tiêu tương tư. Ví dụ, tác động thuế thu nhập xuất hiện nhỏ và ý nghĩa thống kê yếu khi tài trợ cho khu vực sản xuất so với tài trợ cho khu vực phi sản xuất. Tương tự , chi tiêu cho an ninh xã hội bây giờ dường như có những tác động tiêu cực. GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 21 5. Kết luận Lý thuyết dự đoán rằng tác động của chính sách tài khoá đối với tăng trưởng phụ thuộc vào cấu trúc cũng như độ lớn của các khoản thuế và chi tiêu. Nhóm tác giả đã cố gắng kiểm định điều này một cách có hệ thống bằng việc sử dụng bộ dữ liệu của 22 nước OECD trong giai đoạn 1970-1995, kết hợp dữ liệu theo trung bình 5 năm để loại bỏ yếu tố chu kỳ. Một điểm quan trọng của phương pháp được sử dụng trong bài này đó là các tác giả đã xem xét đầy đủ của giả định tài chính tiềm ẩn liên quan đến giới hạn ngân sách của chính phủ. Một vài nghiên cứu trước đó đã làm điều này, và có nghiên cứu nào có được bộ dữ liệu toàn diện. Sự thất bại trong việc tính đến các giới hạn ngân sách của chính phủ đưa ra một sai lệch đối với các hệ số hồi quy, điều này đã bị bỏ qua trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, và các tác giả đã chỉ ra rằng sự sai lệch này có thể rất đáng kể. Giới hạn ngân sách của chính phủ hàm ý rằng hệ số ước lượng của mỗi yếu tố tài chính trong mô hình hồi quy tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào cách nó được tài trợ. Tác động của một yếu tố riêng biệt không thể bị cô lập/tách rời, vì nó chỉ có thể ước lượng sự khác biệt giữa các hệ số hồi quy liên quan đến một cặp thành phần của ngân sách chính phủ. Khi lý thuyết dự đoán các hệ số hồi quy bằng không, tuy nhiên, nó có thể kiểm tra sự cân bằng của các hệ số trong mô hình hồi quy tăng trưởng. Các tác giả thấy rằng thành phần chi phi sản xuất trong chi tiêu và thuế không gây bóp méo trong thuế có hệ số hồi quy bằng nhau, và do đó họ không thể bác bỏ giả thiết rằng các biến này không có tác động tăng trưởng, phù hợp với dự đoán của Barro (1990). Khi tài trợ bởi sự kết hợp của thuế không gây bóp méo và chi tiêu phi sản xuất, tăngchi phí sản xuất làm tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng, và tăng thuế bóp méo làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng. Cả hai kết quả này phù hợp với (1990) mô hình Barro. Khi tài trợ bởi sự kết hợp của thuế không gây bóp méo và chi tiêu phi sản xuất, một sự gia tăng trong chi phí sản xuất giúp cải thiện tăng trưởng và sự gia tăng thuế bóp méo làm giảm tốc độ tăng trưởng, hai mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê;. Cả hai kết quả này phù hợp với mô hình Barro (1990). Nhóm tác giả đã kiểm định độ mạnh của các kết quả nghiên cứu với những thay đổi khác nhau về thông số kỹ thuật, và nhận thấy chúng rất bền vững. Tuy nhiên, họ đã nhận thấy độ lớn của những tác động dự kiến của chi tiêu (cho sản xuất) và thuế (bóp méo) rất nhạy cảm với dữ liệu trung bình 5 năm. Điều này cho thấy nên thận trọng trong việc dự đoán các tác động tăng trưởng chính xác của những thay đổi tài khóa; các nghiên cứu tiếp theo nên tìm cách xác định những độ lớn này một cách đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, ngay cả ước tính thấp nhất của nhóm tác giả cũng đề xuất rằng việc tăng chi tiêu sản xuất hoặc giảm GVHD: PGS. TS Sử Đình Thành Nhóm 5 - TCDN Đêm 4 - K22 Chính sách tài khóa và tăng trưởng: Bằng chứng từ các nước OECD Trang 22 thuế gây bóp méo khoảng 1%GDP có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng (trong khoảng từ 0,1 đến 0,2% mỗi năm). 6. Nguồn dữ liệu và đặc điểm Dữ liệu thu thập từ 22 quốc gia OECD. Các dữ liệu tài khóa được sử dụng trong bài viết này được đối chiếu từ dữ liệu của IMF, “Government Financial Statistics Yearbook”. Các dữ liệu được hợp nhất và bao quát tất cả mức độ của chính phủ. Tất cả các biến tài chính được tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP. Để phù hợp với nguyên tắc thực hành thông thường, tốc độ tăng trưởng được tính theo GDP bình quân đầu người hàng năm, dữ liệu này được lấy từ dữ liệu của World Bank. Tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động đã được lấy từ cùng một nguồn. Thu nhập danh nghĩa được lấy từ Penn World Tables. Phân loại lại dữ liệu tài chính Biến tài chính mới phân loại chức năng thuế thu nhập Thuế thu nhập và lợi nhuận Thuế bóp méo khác Đóng góp an sinh xã hội Thuế trong biên chế và nhân lực Thuế trên tài sản Thuế tiêu dùng Thuế đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước các khoản thu khác Thuế đối với thương mại quốc tế Nguồn thu không từ thuế Thu thuế khác dòng sản xuất Chi phí dịch vụ công cộng chung chi tiêu quốc phòng cổ phiếu sản xuất chi tiêu giáo dục chi phí nhà ở Chi phí vận tải và thông tin liên lạc chi tiêu y tế chi tiêu y tế chi tiêu an sinh xã hội và phúc lợi xã hội chi tiêu an sinh xã hội và phúc lợi xã hội các chi phí khác Chi phí cho giải trí Chi sự nghiệp kinh tế các chi phí khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_tai_khoa_va_tang_truong_nhom_5_tcdn_dem_4_9285.pdf
Luận văn liên quan