5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh - 1996
Công ty cao su ChưPăh-Giáo trình khai thác cạo mủ cao su, lưu hành nội bộ - 2006
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Trút mủ đúng thời gian qui định
Dụng cụ sạch sẽ để đúng nơi qui định
130 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6082 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyên đề cây cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất ở giữa hố thành một hình phễu có chiều sâu bằng chiều dài rễ tum, cây stum trần phải được trồng càng sớm càng tốt sau khi nhổ. Đặt stum vào phễu đất sao cho mắt ghép của cây stum chỉ cao hơn mặt đất 2-3cm và mắt ghép quay về hướng Tây nam. Nếu mắt ghép được trồng cao so với mặt đất thì về sau cây đã trưởng thành chân voi (mối nối giữa mắt ghép và cây ghép) cao trên mặt đất sẽ làm mất một khoảng vỏ cạo.
Lấp đất bằng cách ém đất thành từng lớp và dùng gót chân dậm đất thật chặt chung quanh cây stum. Đất càng được ém chặt thì tỷ lệ sống càng cao
Hình 2-03: Trồng cây stum trần và bảo vệ mắt ghép
1.3.2. Trồng bằng cây bầu: Trên các hố đã lấp đất dùng cuốc đào một hố có kích thước bằng bầu đất ngay giữa trung tâm hố, cắt và loại bỏ đáy bầu đồng thời cắt bỏ phần rễ cọc mọc ra khỏi đáy bầu. Cắt một đường thẳng đứng trên thành bao nhựa nhưng vẫn giữ nguyên bao trên bầu đất. Đặt bầu đất vào hố trồng sao cho mắt ghép quay về hướng Tây Nam và chỉ cao hơn mặt đất 2-3cm. Lấp dần đất xung quanh bầu, lấp đất tới đâu rút bầu tới đó sao cho không vỡ bầu đất. Cẩn thận ém đất chặt xung quanh bầu
Hình 2-04: Trồng cây bầu
1.4. Bảo vệ chồi ghép: Ngay sau khi phát triển tược ghép rất mong manh dễ gãy, do đó cần cắm máng bảo vệ tược ghép. Máng làm bằng các loại tre, lồ ô…dài 30-35cm, rộng 3-4cm, cắm sâu 8-10cm vào đất ngay phía trước tược ghép và cách gốc ghép 5cm. Máng tre có tác dụng:
Giúp tược ghép mọc thẳng
Tránh được các va chạm khi làm cỏ có thể làm gãy tược ghép
Tránh nắng chiếu thẳng vào mắt ghép làm khô chết tược non
Tránh gió làm lay tược ghép vì vậy cần lưu ý sử dụng cho các vùng trồng cây ở Tây Nguyên nơi thường xuyên có gió mạnh. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng tại các vùng trồng có mối phá hoại, máng tre có thể là nơi trú ẩn của mối gây hư hại cho cây cao su do vậy cũng cần cân nhắc khi sử dụng máng tre để đạt được hiệu quả cao
1.5. Kiểm tra cây chết: Sau khi trồng một tháng kiểm tra cây chết trên toàn bộ lô trồng và cây bị khô mắt ghép, ghi chép và đánh dấu theo từng hàng số cây chết để có kế hoạch chuẩn bị cây trồng dặm
1.6. Trồng dặm
1.6.1. Dặm năm 1: Trồng dặm ngay trong năm, sau khi trồng 1 tháng phải kiểm tra các hố cây đã chết để trồng dặm. Dặm bằng các loại cây bầu tốt nhất là cây bầu có 2 tầng lá. Công tác trồng dặm phải chấm dứt chậm nhất cuối tháng 9 dương lịch. Phấn đấu trồng và dặm trong năm đầu tiên đạt 95% mật độ thiết kế
1.6.2. Dặm năm 2: Vào kế tiếp sau năm trồng, dặm các hố trồng cây giống có tầng lá để đảm bảo sinh trưởng của cây trồng dặm có thể bắt kịp các cây trồng trước. Trong thực tế cần phải dặm hoàn chỉnh vườn cây ngay trong năm trồng chậm nhất là hoàn chỉnh trong năm kế tiếp. Trồng dặm trong năm sau nữa không đem lại hiệu quả vì mức tăng trưởng giữa những cây trồng khác nhau rất cách biệt nhau khiến cho các vườn cây có mật độ trồng đều thấp đây là một nhược điểm cần phải tránh trong công tác trồng cao su.
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Chuẩn bị dụng cụ
Bứng cây
Vận chuyển cây đến hiện trường
Rải cây
Trồng cây
Gắn máng tre bảo vệ chồi ghép
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ đầy đủ theo yêu cầu công việc
Bứng cây stum trần không tổn thương rễ, thân
Bứng cây bầu không làm vỡ bầu
Rải mỗi hố 1 cây
Ém chặt đất, mắt ghép cao hơn mặt đất 2-3cm đối với cây stum trần
Ém chặt đất, không vỡ bầu, mắt ghép cách mặt đất 2-3cm đối với cây bầu
Gắn máng bảo vệ tược ghép cách mắt ghép 5cm
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Không ém chặt đất, rễ cây stum trần bị cong
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bối cảnh: đất của hộ gia đình hoặc nông trường
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (cuốc, cọc trồng, máng tre, cây tum trần, cây bầu…)
+ Trồng cây stum trần và cây bầu
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 120 phút
+ Mỗi học viên trồng 03 cây stum trần và 02 cây bầu
Nguồn lực thực hiện:
+ Cuốc: 05 cái/nhóm 5 học viên
+ Cọc trồng: 05cái/nhóm 5 học viên
+ Máng tre: 25 cái/nhóm 5 học viên
+ Dao sắc: 05cái/nhóm 5 học viên
+ Cây stum trần: 15 cây/nhóm 5 học viên
+ Cây bầu: 10 cây/nhóm 05 học viên
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư đầy đủ
- Bứng cây stum trần bằng cách đào rãnh sâu 40-45cm, rộng 10-15cm cách hàng cây 8-10cm để xén rễ cọc ở chiều sâu 45-50cm
- Hồ rễ cây với dung dịch gồm đất, nước, phân bò tươi 30%, phân lân 20% và bó tum thành từng bó 20 tum, mắt ghép quay vào trong
- Bứng cây bầu bằng cách đào rãnh sâu 40-45cm, rộng 10-15cm, cách hàng cây 8-10cm và nhấc túi bầu lên
- Vận chuyển cây đến hiện trường
- Rải 1 cây bên cạnh hố
- Dùng nọc tạo lỗ trồng đối với stum trần đặt tum thẳng xuống lỗ, rễ cây ở trạng thái tự nhiên, mắt ghép quay về hướng Tây Nam, lấp đất cách mí dưới mắt ghép 2-3cm và nén chặt.
- Dùng cuốc tạo lỗ trồng , rạch vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn xuống hố, lấp đất, nén chặt
- Gắn máng bảo vệ cách mắt ghép 5cm
- Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác
- Thời gian thực hiện theo định mức
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Kiểm tra số lượng, chất lượng dụng cụ, vật tư
- Quan sát thực tế và theo dõi trình tự các bước thực hiện và sự thành thạo thao tác của học viên
- Quan sát và kiểm tra thực tế
- Quan sát thực tế và theo dõi trình tự các bước thực hiện và sự thành thạo thao tác của học viên
- Kiểm tra tình trạng cây tại hiện trường
- Quan sát và kiểm tra ngẫu nhiên
- Quan sát thực tế và theo dõi trình tự các bước thực hiện và sự thành thạo thao tác của học viên
- Quan sát thực tế và theo dõi trình tự các bước thực hiện và sự thành thạo thao tác của học viên
- Quan sát thực tế
- Quan sát trực tiếp
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT trong trồng cây cao su
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh – 1996
Quyết định 2930 QĐ/BNN-KHCN ngày 10/10/2006 về qui trình kỹ thuật trồng mới cao su
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Trồng đúng tâm hố, không trồng quá sâu quá cạn
Mắt ghép quay về hướng gió chính
BÀI 4
LÀM CỎ, TỦ GỐC, BÓN PHÂN, TỈA CHỒI
( Mã bài M2-04)
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được nội dung chăm sóc vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh
Thực hiện các biện pháp: làm cỏ, xới váng, tủ gốc, bón phân, tỉa chồi dại, phòng chống cháy tạo điều kiện cho cây cao su sinh trưởng tốt đạt năng suất,chất lượng mủ cao
Đảm bảo an toàn lao động
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1.1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản
1.1.1. Làm cỏ
Làm cỏ trên hàng: Làm sạch cỏ thành một hàng liên tục rộng tối thiểu 2m, cách gốc cao su ít nhất là 1m. Có thể làm cỏ bằng tay hay dùng hoá chất tuỳ theo loại cỏ. Nếu làm bằng tay thì tránh kéo đất ra khỏi gốc cây, ở những nơi đất dốc, sườn đồi thì nên dẫy cỏ thành vòng tròn cách gốc cao su 1m nhằm hạn chế tốc độ rửa trôi và xói mòn
Làm cỏ giữa hàng: Giữa hàng cao su phải dọn sạch các loại cỏ. Trong 3-4 năm đầu tiên khi tán cây cao su chưa bao phủ giữa hàng có thể dùng cơ giới bừa nhẹ để diệt cỏ hoặc có thể dùng hoá chất để diệt
1.1.2. Xới váng, tủ gốc: Trong 1-2 năm đầu sau khi trồng vào đầu mùa nắng dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc cao su để giảm sự bốc thoát hơi nước trong. Sau đó dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ quanh gốc cao su thành 1 lớp dày 5-10cm, có đường kính 0,7-1m, tủ cách gốc cao su 5-10cm
Chú ý: không để rơm rạ chạm vào gốc cây để trành làm cháy các phần vỏ non của thân cây tiếp xúc với thực vật tủ gốc vào mùa nắng hạn
1.1.3. Cắt chồi dại, chồi ngang
Cắt chồi dại: trên các cây ghép khi các tược ghép phát triển, các chồi mọc từ gốc ghép gọi là chồi dại cũng phát triển. Đây là các chồi làm chậm sự phát triển của chồi ghép. Các chồi dại thường có màu tím sậm. Khi phát hiện thì nên tỉa bỏ càng sớm càng tốt
Tỉa chồi ngang: khi tược ghép phát triển thành thân cao 2-2,5m, các chồi trên các thân cây ở các tầng lá bên dưới phát triển thành các cành ngang, phải thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các cành ngang ở chiều cao 2,2-2,4m trở xuống. Tỉa chồi ngang giúp cho thân cây cao su được trơn, láng để dễ dàng cho việc cạo mủ.
1.1.4. Bón phân (hình 2-05)
Bón phân vô cơ: Bón 2-3 đợt/năm, năm đầu tiên thời gian giữa các lần bón cách nhau ít nhất 1 tháng, năm thứ 2 trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa
Cách bón: bón phân khi đất đủ ẩm, khống bón phân vào thời điểm mưa lớn, mưa tập trung. Từ năm 1-4 cuốc rãnh thành hình vành khăn hoặc cuốc hố quanh gốc theo hình chiếu của tán lá để bón sau đố lấp đất phủ kín phân
Bón phân hữu cơ: được bón vào hố dọc 2 bên hàng cao su theo hình chiếu của tán lá sau đó lấp đất. Tất cả các loại phân hữu cơ được sử dụng để bón đều phải được sự đồng ý của Tập đoàn cao su Việt nam
Lượng phân bón: 300-500kgNPK-20-20-15+TE đầu trâu hoặc NPK 16-16-8+ 13S đầu trâu + 3-5 tấn lân vi lượng/ha/năm
Hình 2-05: Bón phân cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản
1.1.5. Phòng chống cháy: trong mùa nắng việc phòng chống cháy cho cây cao su là một việc rất cần thiết, nhất là đầu mùa khô tháng 10-11 dương lịch phải thực hiện các công tác sau:
Dọn cỏ trên lô cao su: làm sạch cỏ hàng rộng tối thiểu là 1m mỗi bên, phát dọn sạch bìa lô nhất là những lô cạnh rừng hoặc cạnh nhà dân
Tạo đường ranh cản lửa, 50-100m làm 1 đường
Tuyệt đối không mang mồi lửa vào vườn cao su. Hạn chế những người không phận sự đi lại trong vườn cao su
1.2. Giai đoạn kinh doanh
1.2.1. Làm cỏ
Khi vườn cây đã đưa vào khai thác thì cây cao su đã khép tán. Thường xuyên phát thấp cỏ giữa hàng tạo thành một thảm cỏ cao từ 5-10cm. Tránh cày để diệt cỏ trong vườn cao su kinh doanh làm đứt rễ cây ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và sản lượng của vườn cây
1.2.2. Bón phân
Bón phân hữu cơ: đối với cao su khai thác phân lân nung chảy và phân lân hữu cơ vi sinh được dùng luân phiên cách nhau 1 năm với khối lượng như nhau, phân lân hữu cơ vi sinh phải có hàm lượng theo qui định của cả 3 chủng loại vi sinh
Cách bón: trộn kỹ, rải đều lượng phân theo qui định thành hàng rộng 1-1,5 m giữa luống cao su. Đối với đất có độ dốc >15% thì bón vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá cỏ mục hoặc đất
Lượng phân: 500-800kg đầu trâu cao su+5-10 tấn lân vi lượng đầu trâu/ha/năm. Tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây, tình hình khai thác mủ sau mỗi vụ thu hoạch để có sự điều chỉnh phân bón cho phù hợp. Lượng phân trên chia ra bón 2-3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Bón rải theo băng rộng 0,5-1m giữa 2 hàng cao su, dọn sạch cỏ, lá cây, rạch hàng sâu 10-15cm. Sau đó lấp đất hoặc rác phủ kín phân
1.2.3. Phòng chống cháy: từ tháng 10-11 dương lịch làm sạch cỏ vườn cây, thu gom mủ đất và các chất dẫn lửa ra khỏi vườn cây. Cày các đường ngăn lửa cách nhau 100-150m. Khi cao su rụng lá trên 50% thì quét và gom lá vào giữa hàng, quét làm nhiều đợt. Vào mùa khô phải phân công người trực canh gác lửa, trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ chữa cháy
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Làm cỏ
Tủ gốc
Bón phân
Tỉa chồi dại, cắt chồi ngang
Phòng chống cháy
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Làm sạch cỏ trên hàng cách gốc 1m (KTCB); cách gốc 1,5m (KD)
Tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô dày 5-10cm, đường kính 0,7-1,0m, cách gốc 5-10cm
Phân bón đúng chủng loại, đủ liều lượng cho từng thời kỳ sinh trưởng của cây
Cắt chồi phát triển từ gốc ghép, cắt gần sát thân chính
Tỉa cành ngang từ 2,2-2,4m trở xuống
Chống cháy bằng dọn sạch cỏ trên hàng và làm đường băng cản lửa
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Làm cỏ sót trên hàng và giữa hàng
Tỉa chồi dại phạm vào vỏ cây
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập: Chăm sóc cây cao su
Bối cảnh: Vườn cây cao su của hộ gia đình hoặc của nông trường
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (cuốc, kéo bấm cành, phân hữu cơ, phân vô cơ, rơm rạ, cỏ khô…)
+ Làm cỏ, tủ gốc, bón phân, tỉa chồi dại, chồi ngang, làm đường băng cản lửa
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 240 phút
+ Mỗi học viên thực hiện chăm sóc 05 cây
Nguồn lực thực hiện:
+ Cuốc: 05 cái/nhóm 5 học viên
+ Kéo bấm cành: 05cái/nhóm 5 học viên
+ Phân hữu cơ: 50kg/nhóm 5 học viên
+ Phân vô cơ: 2,5kg/nhóm 5 học viên
+ Chổi: 05 cái/05 học viên
+ Dao phát: 01cái/05 học viên
+ Rơm rạ, cỏ khô: đủ dùng
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Làm sạch cỏ giữa hàng và trên hàng cách gốc cây 1-1,5m
- Tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, đường kính tủ gốc 0,7-1,0m, cách gốc cây 5-10cm, dày 5-10cm, phủ lớp đất dày 5cm
- Bón phân mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, bón cách gốc 30-40cm, sâu 15cm, rộng 20cm
- Lấp đất sau khi bón phân
- Cắt cành ngang ở vị trí 2,2-2,4m trở xuống
- Tỉa chồi dại cách thân chính 1-2cm
- Phát dọn sạch cỏ quang bìa lô, cách bìa lô 4-6m
- Quét dọn cành lá trên hàng cao su mỗi bên rộng 1,5m
- Quan sát và đối chiếu qui trình
- Quan sát và kiểm tra
- Đối chiếu qui trình kỹ thuật bón phân cây cao su
- Đối chiếu qui trình kỹ thuật bón phân cây cao su
- Quan sát và đối chiếu qui trình
- Quan sát và đối chiếu qui trình
- Quan sát và kiểm tra thực tế
- Quan sát và kiểm tra thực tế
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh - 1996
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Bón phân đúng chủng loại theo thời kỳ sinh trưởng của cây
Tủ gốc, tỉa chồi, cắt cành không ảnh hưởng đến rễ, thân cây
BÀI 5
PHA PHUN THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH
( Mã bài M2-05)
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su
Pha-phun được thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng qui trình kỹ thuật
Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1.1. Tác hại và cách phòng trị một số loại bệnh hại
1.1.1. Bệnh phấn trắng (hình 2-06)
- Tác hại: Nấm tồn tại từ vụ này qua vụ khác trên cây tại vườn nhân. Ở vườn kiến thiết nấm thường gây hại trên chồi non và làm chết chồi, nấm thường xuất hiện trong mùa thay lá làm rụng lá non, làm giảm thời gian thu hoạch.
Hình 2-06: Bệnh phấn trắng Hình 2-07 : Bệnh héo đen đầu lá
- Phòng trị: bón phân cân đối và đầy đủ cho cây, sử dụng thuốc Cuproxate hay Dithane để phòng trị
1.1.2. Bệnh héo đen đầu lá (hình 2-07)
- Tác hại: ở vườn kiến thiết cơ bản nấm gây hại trên lá và chồi khi bị nặng làm lá rụng chết chồi và cây con. Bệnh thường xuất hiện ở vườn mới khai thác nếu không phòng trị sẽ làm cây chết (bệnh chết ngược)
- Phòng trị: bệnh thường xuât hiện mạnh vào đầu và cuối mùa mưa nên chọn giống kháng bệnh và sử dụng các loại thuốc Ziflo để đặc trị hoặc TVil, Dithane M-45 Cuproxate 345 SC để phòng và trị khi nấm vừa xuất hiện
1.1.3. Bệnh nấm hồng (hình 2-08)
- Triệu chứng: thường chia làm 4 giai đoạn
+ Mạng nhện trắng
+ Hồng lợt
+ Hồng đậm và xì mủ
+ Màu đen
- Phòng trị: phun khi bệnh còn ở giai đoạn 1 và 2 với các loại thuốc Valiđamyxin 2%, cham pion 5%, TVil 0,3%
Hình 2-08: Bệnh nấm hồng Hình 2-09 : Bệnh loét sọc mặt cạo
1.1.3. Bệnh loét sọc mặt cạo (hình 2-09)
- Tác hại : nấm có 138 loài gây hại nhiều trên cây cao su, bệnh nặng vào mùa mưa
- Phòng trị : thường xuyên phun hoặc quét Alliet trên mặt cạo mỗi tháng 1 lần trong mùa mưa với nồng độ đậm đặc 100g/3lít nước
1.1.4. Bệnh khô mặt cạo (hình 2-10)
- Tác hại: loại bệnh này do nhiều tác nhân gây ra (cường độ khai thác, cách sử dụng phân bón, do nấm bệnh)
- Phòng trị: thường xuyên kiểm tra mặt cạo, bón phân cân đối và khai thác hợp lý nên thường xuyên bôi thuốc phòng trị lên mặt cạo.
Chú ý: không được sử dụng chất kích thích khi cây đang bị bệnh
Hình 2-10: Bệnh khô mặt cạo
1.2. Pha thuốc
1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ phải chuyên dùng, không sử dụng dụng cụ bằng kim loại
1.2.2. Chuẩn bị thuốc: phải xác định mức độ gây hại để chuẩn bị đúng loại thuốc phòng trị
1.2.3. Cách pha: đọc kỹ nhãn hiệu, xác định đúng nồng độ
1.3. Phun thuốc (hình 2-11)
1.3.1. Xác định hướng gió: quan sát hướng gió thực tế tại hiện trường để lựa chọn tư thế đảm bảo an toàn lao động
1.3.2. Cách phun : người đeo bình phun đứng ở cuối gió đi lùi, vòi phun cách đối tượng phun cho phù hợp, yêu cầu thuốc bám đều trên mặt lá
Hình 2-11: Phun thuốc
1.4. An toàn lao động trong pha và phun thuốc
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
Dụng cụ pha, phun không rò rỉ
Không dùng tay để pha chế thuốc, thuốc pha đến đâu dùng hết đến đó
Không phun ngược chiều gió
Pha, phun xong dụng cụ rửa sạch để đúng nơi qui định
Phụ nữ có thai và cho con bú không pha và phun thuốc
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Tính toán nguyên liệu
Cân, đong nguyên liệu
Khuấy tan nguyên liệu
Hòa thành dung dịch
Rót thuốc vào bình
Phun
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Tính nguyên liệu chính xác
Cân, đong chính xác theo nồng độ qui định
Nguyên liệu khuấy tan
Dung dịch được hòa tan và đảm bảo nồng độ
Rót thuốc vào bình phun, máy phun phải lắng cặn
Phun đúng chiều gió, thuốc bám đều lên mặt luống hoặc lá
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Pha không đúng nồng độ
Phun không đều
Không tuân thủ đúng các biện pháp an toàn
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập 1 : Pha thuốc
Bài tập 2 : Phun thuốc
Bối cảnh: vườn cây bị bệnh nấm hồng
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (xô, chậu, ca lít, bình phun, que khuấy, thuốc BVTV)
+ Pha, phun 10 lít dung dịch
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 120 phút
+ Mỗi học viên thực hiện pha, phun 2 lít dung dịch
Nguồn lực thực hiện:
+ Chậu: 01 cái/nhóm 5 học viên
+ Xô: 01cái/nhóm 5 học viên
+ Ca nhựa : 01 cái/nhóm 5 học viên
+ Bình phun : 01 cái/nhóm 5 học viên
+ Que khuấy : 01 cái/nhóm 5 học viên
+ Thuốc : 01 lọ/nhóm 5 học viên
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
-Nguyên liệu tính toán cẩn thận, chính xác
-Cân hoặc đong nguyên liệu đúng theo số liệu đã tính toán
-Nguyên liệu được khuấy tan
-Hòa tan nguyên liệu thành dung dịch đảm bảo nồng độ
-Rót dung dịch vào bình phun không rơi vãi và chú ý lắng cặn
-Phun theo chiều gió, thuốc bám đều mặt luống, mặt lá
-Đảm bảo an toàn lao động
-Kiểm tra bằng máy tính tay
-Quan sát và kiểm tra
-Quan sát
- Quan sát và kiểm tra quá trình thực hiện
-Quan sát và kiểm tra thực tế
-Quan sát và kiểm tra thực tế
-Đối chiếu với qui trình
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh - 1996
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Pha thuốc đảm bảo đúng nồng độ qui định
Thời điểm phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát
Phun thuốc không đi ngược chiều gió
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm MĐ2:
Mã bài
Câu hỏi và đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
M2-01
c
d
b
a
b
d
d
c
d
b
M2-02
a
d
c
a
a
c
d
d
a
a
M2-03
b
a
a
a
a
a
d
b
d
c
M2-04
d
b
b
a
d
d
d
a
a
a
M2-05
a
d
a
a
d
d
d
d
a
a
MÔ ĐUN 3
KHAI THÁC VÀ BẢO QUẢN MỦ CAO SU
(Mã mô đun: MĐ3)
Mục tiêu:
Kết thúc mô đun này người học có khả năng:
Về kiến thức:
+ Trình bày được những qui định chung về cạo mủ cao su
+ Trình bày được qui trình khai thác và bảo quản mủ cao su
Về kỹ năng:
+ Chuẩn bị được dụng cụ, vật tư đầy đủ cho phần cạo
+ Thiết kế và mở miệng cạo đúng qui trình kỹ thuật
+ Cạo mủ đúng qui trình và đảm bảo an toàn
+ Bảo quản được mủ nước trước khi đưa vào nhà máy chế biến
Về thái độ:
+ Có ý thức bảo vệ vườn cây và an toàn lao động
+ Có trách nhiệm với quá trình sản xuất
+ Chấp hành tốt những qui định đối với công nhân cạo mủ cao su
Các bài dạy trong mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại bài dạy
Địa điểm
Thời lượng (giờ học)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
M3-01
Những qui định chung về kỹ thuật khai thác và bảo quản mủ cao su
Lý thuyết
Hội trường
19
18
01
M3-02
Thiết kế miệng cạo
Thực hành
Vườn cao su tiểu điền hoặc cây cao su của nông trường
21
20
01
M3-03
Mở miệng cạo mủ
Thực hành
Vườn cao su tiểu điền hoặc cây cao su của nông trường
21
20
01
M3-04
Cạo mủ cao su
Thực hành
Vườn cao su tiểu điền hoặc cây cao su của nông trường
102
101
01
M3-05
Nhập mủ và vệ sinh dụng cụ
Thực hành
Lán của đội sản xuất
7
6
01
Tổng cộng
170
18
147
05
BÀI 1
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ KỸ THUẬT KHAI THÁC
(Mã bài M3-01)
* Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày những qui định chung của Tập đoàn Cao su Việt Nam
Trình bày được qui định về việc khai thác mủ
Trình bày được qui định về bảo quản mủ
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1. Các yêu cầu kỹ thuật trong việc khai thác mủ
1.1. Thời vụ cạo mủ: Hàng năm mở miệng cạo 2 lần: lần đầu vào tháng 4-5 dương lịch và lần sau vào tháng 10 dương lịch. Tránh mở miệng cạo trong mùa mưa vì sẽ tạo cơ hội cho bệnh loét sọc miệng cạo tấn công lớp vỏ mới cạo của cây
1.2. Độ sâu cạo mủ (hình 3-01): Do cấu tạo của hệ thống ống mủ trong lớp vỏ cao su có đặc điểm là càng gần tượng tầng tức sát lớp vỏ bên trong thì số lượng ống mủ càng nhiều và càng non trẻ, hoạt động mạnh. Do đó khi cạo muốn có sản lượng cao, cần phải cắt nhiều ống mủ, như vậy cần phải cạo sát tượng tầng. Tuy nhiên cần lưu ý ránh cạo chạm vào tượng tầng còn gọi là cạo phạm sẽ làm tượng tầng bị thương tổn và mất đi một phần và do phản ứng sinh lý tự nhiên các tế bào các tế bào tượng tầng bên cạnh nơi bị cạo phạm sẽ hoạt động mạnh tạo nên các tế bào dư thừa về sau sẽ trở thành các u bướu khiến lớp vỏ tái sinh không cạo được nữa. Quy định cạo từ 1,1-1,5mm cách tượng tầng. Mùa nắng có thể cạo sâu hơn: 1,1-1,3mm, nhưng mùa mưa phải cạo cạn hơn: 1,3-1,5mm, cạo cách tượng tầng 1,5mm gọi là cạo cạn làm giảm năng suất cây, cạo cách tượng tầng dưới 1mm gọi là cạo sát
Hình 3-01: Độ sâu cạo mủ
1.3. Mức độ hao dăm, hao vỏ cạo-đánh dấu hao dăm: Khi cạo là cắt đi 1 lớp vỏ mỏng trên cùng của miệng cạo. Chiều dày lớp cạo được cắt đi mỗi lần cạo gọi là hao dăm cạo. Mức độ hao dăm cạo tùy thuộc vào sự khéo léo của công nhân cạo và nhất là độ khô của vỏ miệng cạo, nhịp độ cạp càng xa nhau mức độ khô của vỏ càng lớn. Nếu khoảng vỏ được lấy đi sau mổi lần cạo dày (cạo dày dăm) thì lớp vỏ cạo sẽ mau hết, lớp vỏ tái sinh không đủ thời gian để cạo lại. Trái lại lớp vỏ được cắt đi mỏng (cạo mỏng dăm) có khả năng không cắt hết lớp bít ống mủ nên sản lượng mủ thấp. Như vậy, mức độ hao dăm cạo phải đủ để lấy hết lớp vỏ có chứa nút bít ống mủ đồng thời phải đảm bảo đủ thời gian để lớp vỏ tái sinh được cấu tạo đầy đủ
1.4. Tiêu chuẩn đường cạo: Quy định hao dăm cạo từ 1,1-1,5mm cho mỗi lần cạo. Như vậy, trong trường hợp cạo mủ tại nước ta (10 tháng đến 10,5 tháng trong năm) khi cạo d/2 hao dăm tối đa là 20cm/năm và khi cạo d/3 hao dăm tối đa là 16cm/năm
Hàng quý phải rạch đường cạo chuẩn khống chế mức độ hao dăm trên lớp vỏ cạo
1.5. Công việc trước và sau khi cạo mủ từng cây: Trước khi cạo công nhân phải bóc vỏ mủ chén, vệ sinh chén, nghiêng chén trên kiềng, bóc mủ máng, mủ miệng bỏ vào giỏ theo từng loại sau đó bắt đầu cạo. Khi cạo xong ngửa chén ra và dẫn mủ vào máng chén rồi đi sang cây kế tiếp, nếu phần cây có mủ mau đông sau khi cạo xong nhỏ vào 3-5 giọt NH3 nồng độ 3-5% vào chén để chống đông
1.6. Giờ cạo mủ, trút mủ, giao nhận mủ
1.6.1. Giờ cạo mủ: Do sản lượng mủ nước phụ thuộc chủ yếu vào áp suất trương nước bên trong của các tế bào ống mủ cho nên cạo càng sớm trong buổi sáng sản lượng mủ càng cao, sản lượng đạt cao nhất trong khoảng thời gian từ 20giờ đến 7 giờ sáng sau đó sau đó sản lượng giảm dần đến 13 giờ chỉ đạt 70% sản lượng lúc 7 giờ sáng. Chỉ số bít ống mủ không bị ảnh hưởng theo thời gian trong ngày. Nguyên tắc là cạo mủ cao su vào sáng sớm ngay khi nhìn rõ đường cạo do đó tùy theo mùa có thể bắt đầu cạo vào 5-6 giờ sáng, khi có mưa đêm hoặc mưa sáng chờ đến khi vỏ khô mới cạo. Tại Việt nam việc dùng đèn để cạo đêm có thể thu được một khối lượng mủ cao hơn cạo ban ngày nhưng thực tế dễ bị cạo phạm
1.6.2. Giờ trút mủ: Trút mủ (thu mủ) là công tác trút mủ do công nhân cạo đảm nhận và tính vào giờ công cạo buổi sáng, trút mủ gồm các động tác: công nhân đi đến từng cây trút mủ trong chén vào thùng nhỏ 10 lít sau đó đưa toàn bộ số mủ ra đến ga mủ(nơi thu mủ tại lô cây cạo). Nguyên tắc sau khi cạo 2-3g cây sẽ ngừng tiết mủ nên sau khi cạo hết phần cây công nhân nghỉ từ 40-60 phút, rồi sẽ trút mủ theo hiệu lệnh chung của tổ đội. Trong trường hợp có bôi thuốc kích thích mủ, tùy theo tình hình chảy mủ có thể trút mủ muộn hơn 1-2 giờ hoặc tổ chức trút mủ chiều. Công nhân phải trút hết cây đã cạo, không được bỏ sót cây nào khi trút dùng vét vét sạch mủ trong chén
1.6.3. Giao nhận mủ: Khi giao mủ cho xe thu mủ, tổ trưởng phải đo chính xác số lượng mủ nước và trọng lượng mủ tạp của từng công nhân có ghi vào sổ của tổ
1.7. Dụng cụ cạo mủ trang bị cho công nhân (hình 3-02)
Dao cạo: dao kéo hoặc dao đục: 1-2 con chất lượng tốt
Đá mài dao: 1 viên đá nhám, 1 viên đá bùn
Thùng trút dung tích 15 lít: 1 cái
Thùng chứa dung tích 25-30 lít: 2 cái
Vét mủ: 1 cái để vét mủ chén
Nạo vỏ: 1 cái để làm vệ sinh vỏ cây cạo
Lon chứa mỡ Vazơline: để bôi lên các vết cạo phạm
Đòn gánh, móc thùng, chai Amoniắc chống mủ đông ngoài lô. Công nhân có nhiệm vụ giữ gìn dụng cụ sạch sẽ và dao sắc bén
Hình 3-02: Các loại dụng cụ cạo mủ
2. Máng chắn nước mưa đường cạo
2.1. Thời vụ gắn máng chắn nước mưa: Máng chắn nước mưa phải được gắn trên cây vào đầu mùa mưa
2.2. Vật liệu, kích thước máng chắn nước mưa
Máng chắn nước mưa có thể được làm bằng giấy dầu hoặc tấm PE (polyetylene) có độ dày 0,3 ± 0,02mm, đảm bảo chất lượng dể sử dụng được 2 năm
Máng có hình dạng cong như hình lưỡi liềm bề rộng giữa máng 4,3-4,5cm. độ dài và độ cong của máng sử dụng tùy theo bề vòng thân và chiều dài miệng cạo. Máng phải dài hơn miệng cạo khoảng 20cm (10cm vượt tiền 10cm vượt hậu)
2.3. Kỹ thuật gắn máng
2.3.1. Vị trí gắn máng
Máng phải được gắn trên miệng cạo với độ dốc từ 30-340 so với trục ngang
Đối với miệng cạo ngửa, khi mới bắt đầu mở cạo cũng như những năm cạo tiếp theo trên cùng mặt cạo, gắn máng trên vỏ nguyên sinh cách vị trí miệng cại đầu tiên khoảng 2-3cm khi chuyển sang mặt cạo mới vị trí gắn máng cũng tương tự
Đối với miệng cạo úp, máng được gắn phía trên mức hao vỏ cạo dự kiến trong 2 năm 5cm
2.3.2. Cố định máng: Trước khi cố định máng, dùng nạo vỏ nạo nhẹ loại bỏ lớp vỏ bần trên thân cây ngay tại chỗ sẽ gắn máng, lưu ý tránh nạo sâu làm hư hại tầng sinh bì. Dùng kim bấm số 10 để cố định máng trên cây cao su, khoảng cách giữa 2 kim ít nhất là 5cm. Không được bấm quá nhiều kim làm hư hại vỏ cây
2.3.3. Bôi keo: Keo phải có độ bền sánh dẻo, chống thấm tốt không ảnh hưởng đến vỏ cây cao su. Thường xuyên kiểm tra lại khi máng bị rò rỉ. Tạo hai đường keo thẳng đứng phía ngoài và song song với ranh tiền và ranh hậu để ngăn nước mưa chảy lan vào mặt cạo. Đường keo bôi cách ranh tiền/ranh hậu khoảng 5cm. Phải bôi keo ngay sát mép dưới máng và kéo dài qua khỏi miệng cạo khoảng 15cm
3. Kiểm tra kỹ thuật cạo mủ
3.1. Lịch kiểm tra định kỳ
Cấp tổ: Kiểm tra hàng ngày
Cấp đội: Kiểm tra 2 lần 1 tháng
Cấp nông trường: Kiểm tra hàng tháng
Cấp công ty: Kiểm tra 6 tháng 1 lần
3.2. Cách kiểm tra kỹ thuật: Mỗi phần cây kiểm tra 5 cây bất kỳ, có ghi lỗi kỹ thuật số điểm trừ, xếp hạng kỹ thuật làm cơ sở cho việc trả lương cho công nhân ở nông trường.
4. Qui ước đánh dấu vi phạm kỹ thuật: Lỗi kỹ thuật ghi trên thân cây ngay chỗ phạm lỗi bằng phấn màu trên cây kiểm tra:
Cấp tổ, đội: Màu vàng
Cấp Nông trường: Màu trắng
Cấp công ty: Màu đỏ
2. Các bước và cách thức thực hiện công việc:
2.1. Các bước thực hiện:
Thuyết trình trên cơ sở những qui định chung của Tập đoàn cao su Việt Nam
Liên hệ thực tế những qui định với việc thực hiện của công nhân các nông trường
2.2. Cách thức thực hiện:
Học tập trung tại hội trường 30 học viên/lớp
Học viên tập trung lắng nghe, quan sát, ghi chép
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập: Kiểm tra bài tập trắc nghiệm với thời gian 45 phút
Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề
Thời gian thực hiện: 765 phút
Nguồn lực thực hiện:
+ Bài giảng, giáo án
+ Qui định của Tập đoàn cao su Việt Nam
+ Mẫu vật, hình ảnh các loại dụng cụ cạo mủ, vật liệu che mưa
+ Máy đèn chiếu Projecter
+ Máy tính xách tay
4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Kiểm tra qua bài tập 45 phút của học viên
Học viên thu thập các thông tin theo nội dung đã được giáo viên truyền đạt
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
Lê Văn Bình - Quy trình kỹ thuật cây cao su-TP Hồ Chí Minh, năm 2004
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Thực hiện theo đúng qui định chung về khai thác, bảo quản mủ
BÀI 2
THIẾT KẾ MIỆNG CẠO
(Mã bài M3-02)
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được qui trình thiết kế miệng cạo
Thiết kế miệng cạo đúng độ dốc, đánh dấu hao dăm và các vị trí trên ranh tiền chính xác
Đảm bảo an toàn lao động
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1.1. Tiêu chuẩn vườn cây đưa vào thiết kế
Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1m đạt từ 50cm trở lên (hình 3-04), độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất phải đạt từ 6mm trở lên
Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 50% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ
1.2. Thời gian thiết kế: Hằng năm thiết kế mở miệng cạo 2 lần, lần đầu vào tháng 4-5 dương lịch và lần sau vào tháng 10 dương lịch. Tránh mở miệng cạo trong mùa mưa vì sẽ tạo cơ hội cho bệnh loét sọc miệng cạo tấn công lớp vỏ mới cạo của cây
1.3. Dụng cụ thiết kế
Rập mở miệng cạo: là một miếng tôn mỏng có bề ngang 10-15cm đóng trên một thước cây dài 40-50cm. Góc của bảng tôn đóng vào thước phải phù hợp với độ dốc miệng cạo
Móc để rạch miệng cạo
Thước dây, thước gỗ dài 1,5m
Dây dù dài 1m
Kiềng, chén, máng
1.4. Thiết kế
Chiều cao miệng cạo: cây mới mở cạo có miệng tiền cách mặt đất 1,3m
Độ dốc miệng cạo:
+ Nhóm 1 (cây cạo từ năm 1 đến năm 10) là 34o
+ Nhóm 2 (cây cạo từ năm thứ 11 đến thứ 18) là 32o
+ Nhóm 3 (cây cạo từ năm thứ 18 trở đi) là 30o
Thiết kế: thiết kế miệng tiền được mở đồng loạt cùng hướng trong lô đo từ mặt đất lên 1,3m. Dùng thước và móc rạch chia đôi thân cây, rập hai đường ranh tiền và ranh hậu, dùng rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng chuẩn. Xoi mương dẫn mủ dài 10cm, đầu voi đuôi chuột, sau đó trang bị cây cạo: máng, kiềng, chén (máng ngiêng 1 góc 30o và cách miệng tiền 10cm, sâu 2mm)
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Vệ sinh thân cây (hình 3-03)
Xác định các vị trí trên ranh tiền (hình 3-05)
Chia đôi thân cây (hình 3-06)
Rạch ranh hậu
Xoi mương, đóng máng, treo kiềng (hình 3-07)
Đánh dấu hao dăm (hình 3-08)
Hình 3-03: Vệ sinh thân cây
Hình 3-04: Đo đường kính thân cây
Hình 3-05: Đánh dấu các vị trí trên ranh tiền
Hình 3-06: Chia đôi thân cây
Hình 3-07: Xoi mương tiền
Hình 3-08: Đánh dấu hao dăm
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Nạo sạch lớp bần tại vị trí thiết kế
Vị trí miệng tiền cách mặt đất 1,3m, vị trí đóng máng cách miệng tiền 10cm, vị trí treo kiềng cách miệng tiền 35cm
Vòng dây 3 gút để chia đôi thân cây làm 2 phần bằng nhau
Rạch ranh hậu dài 15-20cm
Xoi mương tiền dài 10-11cm (đầu voi, đuôi chuột), máng nghiêng 30o so với thân cây, kiềng buộc chắn chắn vào thân cây
Vạch các đường hao dăm từng quý theo mép của thanh kẽm
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Đặt rập không trùng khít lên ranh tiền nên độ dốc không đảm bảo
Chia đôi thân cây không đúng vị trí
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập: Thiết kế mở miệng cạo
Bối cảnh: Lô cao su của nông trường hoặc hộ gia đình đủ tiêu chuẩn mở miệng cạo (hoặc cây thực sinh)
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (dụng cụ thiết kế…)
+ Thiết kế miệng cạo
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 120 phút
+ Mỗi học viên thiết kế một cây
Nguồn lực thực hiện:
+ Rập thiết kế: 01 cái/nhóm 5 học viên
+ Thước gỗ 1,5m: 05cái/nhóm 5 học viên
+ Thước dây: 05cái/nhóm 5 học viên
+ Móc rạch: 05cái/nhóm 5 học viên
+ Dây 3 gút: 05dây/nhóm 05 học viên
+ Kiềng, máng, chén: 05 bộ/5 học viên
+ Dao nạo vỏ: 05cái/nhóm 5 học viên
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Nạo sạch lớp bần cách mặt đất 1,3- 1,45m
- Đánh dấu vị trí miệng tiền cách mặt đất 1,3m, vị trí đóng máng cách miệng tiền 10cm, vị trí treo kiềng cách vị trí đóng máng 25cm
- Rạch ranh tiền song song với thân cây, từ miệng tiền xuống cách mặt đất 30-40cm
- Đặt điểm gút giữa tại miệng tiền và vòng dây chia đôi thân cây làm 2 phần bằng nhau
- Từ điểm chia đôi thân cây rạch đường thẳng song song thân cây tạo ranh hậu
- Khơi mương tiền dài 10-11cm, sâu 4-5mm, mương hậu dài 15-20cm sâu 3-4mm
- Đóng máng nghiêng 30o so với thân cây
- Buộc kiềng chắc chắn và úp chén
- Đặt rập ôm sát vào thân cây, mép trong của cán rập trùng lên ranh tiền
- Đánh dấu hao dăm hàng quý vào mép trên của thanh kẽm
- Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác
- Thời gian thực hiện theo định mức
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Quan sát thực tế
- Quan sát, kiểm tra thực tế và đối chiếu qui trình kỹ thuật
- Quan sát thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT trong trồng và khai thác mủ cao su
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh - 1996
Công ty cao su ChưPăh-Giáo trình khai thác cạo mủ cao su, lưu hành nội bộ - 2006
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Vườn cây đủ tiêu chuẩn có bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1m đạt 50 cm trở lên và trong vườn có 50 % số cây hữu hiệu
Thiết kế đúng thời điểm
Độ dốc miệng cạo 30-34o
BÀI 3
MỞ MIỆNG CẠO MỦ
( Mã bài M3-03)
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được qui trình kỹ thuật mở miệng cạo mủ cao su
Mở miệng cạo đúng độ dốc, thẳng đường cạo, mặt cạo phẳng, nhẵn, vuông tiền, vuông hậu
Đảm bảo an toàn lao động
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1.1. Chuẩn bị:
Dụng cụ: dao cạo kéo
Vật tư: vườn cao su đã thiết kế mở miệng cạo cùng hướng
1.2. Kỹ thuật mở miệng cạo (hình 3-08)
Hình 3-08: Thiết kế mở miệng cạo
Trên cây cạo đã thiết kế tiến hành cạo 3 nhát:
Nhát 1: cạo chuẩn
Dùng dao đặt cách ranh hậu 2cm, má dao tạo với thân cây một góc 30-32o, đẩy lùi dao về phía ranh hậu, lưỡi dao tiếp xúc với ranh hậu thì hạ cán dao xuống lấy phần vỏ có độ dày 4-5mm. Tiếp tục đặt lưỡi dao tại ranh hậu kéo theo vạch chuẩn đã đánh dấu tới miệng tiền, lưỡi dao tiếp xúc ranh tiền thì nâng cán dao lên tạo vuông tiền.
Nhát 2: cạo vạt nêm
Tương tự như nhát 1 nhưng áp sát má dao vào thân cây để tạo vạt nêm, sao cho độ dày miếng vỏ vạt nêm lấy đi từ 1,5-2cm
Nhát 3: sửa hoàn chỉnh miệng cạo
Cạo áp má dao từ từ đến độ sâu cạo qui định, tránh không để cạo phạm khi mở miệng cạo mủ.
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Chuẩn bị dụng cụ
Cạo nhát chuẩn
Cạo vạt nêm
Cạo hoàn thiện
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Dao cạo được mài sắc, quấn giẻ lưỡi dao
Cạo nhát chuẩn trùng lên vạch đánh dấu hao dăm từng quý
Vạt nêm cạo theo đường cạo chuẩn và hao dăm là 1,5-2cm
Nhát hoàn thiện theo đường cạo chuẩn, mặt cạo nhẵn, phẳng, vuông tiền, vuông hậu
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Góc tạo bởi má dao và thân cây nhỏ hơn qui định
Đường cạo chuẩn không tạo lòng máng
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập: Mở miệng cạo
Bối cảnh: lô cao su của nông trường, hộ gia đình hoặc cây thực sinh
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (dao cạo kéo)
+ Mở miệng cạo
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 120 phút
+ Mỗi học viên mở hai miệng cạo (hai mặt cạo)
Nguồn lực thực hiện:
+ Dao cạo kéo: 05 cái/nhóm 5 học viên
+ Cây cao su thực sinh : 05 khúc/05 học viên
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Dụng cụ sắc, bén, chắc chắn
- Đặt dao cách ranh hậu 2cm má dao nghiêng 30- 32o so với thân cây, đặt mũi dao sát ranh hậu kéo một đường xuống miệng tiền tạo đường rạch chuẩn
- Cạo nhát vạt nêm bằng cách áp má dao sát thân cây kết hợp điều chỉnh cán dao cạo một đường thành vạt nêm, độ dày hao dăm từ 1,5-2cm
- Cạo nhát hoàn thiện phẳng, nhẵn, vuông tiền, vuông hậu
- Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác
- Thời gian thực hiện theo định mức
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Quan sát thực tế
- Quan sát, kiểm tra thực tế và đối chiếu qui trình kỹ thuật
- Quan sát thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT trong trồng và khai thác mủ cao su
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh – 1996
Công ty cao su ChưPăh-Giáo trình khai thác cạo mủ cao su, lưu hành nội bộ - 2006
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Xác định 3 nhát cạo chính xác
Hao dăm vạt nêm từ 1,5-2cm
BÀI 4
CẠO MỦ CAO SU
( Mã bài M3-04)
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được qui trình cạo mủ cao su
Cạo mủ thành thạo, mức hao dăm đảm bảo 1,1-1,5mm, độ sâu lát cạo cách tượng tầng 1,1-1,3mm
Đảm bảo an toàn lao động
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:
Dao cạo kéo: 2 cái thay đổi nhau
Giỏ đựng mủ tạp
Thùng trút mủ 15 lít, thùng chứa mủ 35 lít, vét mủ, đòn gánh, móc thùng
Một ống đựng mỡ Vazơline
Đá mài 2 viên, 1 viên đá nhám, 1 viên đá mài bùn
Giẻ lau, dùng loại giẻ sạch
1.2. Kỹ thuật cạo mủ (hình 3-09)
Hình 3-09: Mủ sau khi cạo
1.2.1. Giờ cạo mủ: Nguyên tắc cạo mủ cao su vào sáng sớm ngay khi nhìn rõ đường cạo do đó tuỳ theo mùa có thể bắt đầu cạo vào 5-6 giờ sáng. Khi có mưa đêm hoặc mưa sáng phải chờ đến khi vỏ cây khô mới cạo, vỏ cây đang ướt mà cạo sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh loét sọc mặt cạo
1.2.2. Độ sâu cạo mủ: Độ sâu qui định là 1,0-1,3mm cách tượng tầng. Mùa khô cạo cách tượng tầng 1,0-1,2mm. Mùa mưa cạo cách tượng tầng 1,2-1,3mm. Không được cạo cạn, cạo sát hay cạo phạm
1.2.3. Qui định hao dăm, đánh dấu hao dăm (hình 3-10): Độ hao dăm qui định là 1,1-1,5mm cho mỗi lần cạo ở miệng cạo xuôi
Chế độ cạo S/2d/3 hao dăm tối đa 16cm/năm
Chế độ cạo S/2d/2 hao dăm tối đa 20cm/năm
Hình 3-10: Độ dày hao dăm
1.2.4. Cầm dao và tư thế đứng: Tay phải cầm dao và cung cấp lực chính để kéo dao cạo. Khi nâng cán dao lên hoặc hạ cán dao xuống để điều chỉnh mức độ dày dăm cạo. Áp cán dao vào thân cây hoặc dang ra khỏi thân cây sẽ điều chỉnh độ sâu cạo mủ. Tay trái cầm sống dao để giữ thăng bằng. Tư thế đứng hai bàn chân hơi dang ra một góc 90o để trọng lượng phân bố đều trên 2 chân
1.2.5. Cạo nhát chuẩn: Cạo một nhát chuẩn dài 4-5 cm để định đúng vị trí dao đảm bảo độ hao dăm và độ sâu cạo mủ, sau đó tiếp tục cạo đến ranh tiền và nâng dao tạo vuông tiền kết thúc đường cạo
1.2.6. Thao tác cạo và di chuyển (hình 3-11; 3-12): Là sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Khi cạo mủ cần kéo dao dứt khoát làm đứt ngọt lớp dăm cạo, áp má dao sát vào vỏ tái sinh bên trên để tạo lòng máng trên miệng cạo. Hai chân đứng ở vị trí miệng hậu, chân trái phía trước. Khi cạo dần dần chuyển trọng tâm về chân phải sau đó chân trái bước lùi vòng theo đằng sau gót chân phải. Lúc này trọng tâm nằm ở chân trái, tiếp theo bước chân phải và trở về tư thế ban đầu. Bước chân liên tục theo tư thế trên đến khi cạo xong miệng cạo
Hình 3-11: Cạo trung bình
Hình 3-12: Cạo thấp
1.2.7. Thu dao: Khi cạo tới miệng tiền, tay trái hơi ấn sâu vào, đồng thời tay phải vừa áp má dao vào thân cây vừa nâng cán dao lên để tạo mang cá (vuông tiền)
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Xác định độ dày lát cạo
Áp má dao vào thân cây
Lấy vuông hậu
Điều chỉnh nhát cạo theo đường cạo chuẩn
Tạo vuông tiền
Ngửa chén
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Cạo đến lớp da lụa có màu hồng, độ dày lát cạo qui định từ 1,1-1,5 cm
Áp dao vào thân cây để điều chỉnh chiều dày lát cạo
Đặt dao cách ranh hậu 2cm đẩy dao ngược lại lấy vuông hậu
Tạo đường cạo chuẩn bằng cách áp má dao vào thân cây kéo dao đến ranh tiền, yêu cầu chiều sâu vỏ cạo cách tượng tầng 1,0-1,3mm, hao dăm cho phép 1,1-1,5mm
Tại đường cạo chuẩn khi lưỡi dao tiếp xúc với ranh tiền nâng cán dao lên tạo vuông tiền
Cạo xong đặt ngửa chén để hứng mủ
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Vượt tuyến, vượt hậu
Cạo phạm, cạo cạn, cạo sát tượng tầng
Cạo dày dăm, miệng cạo lượn sóng, lệch
Không vuông góc
Bỏ cây cạo
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập: Cạo mủ
Bối cảnh: lô cao su của nông trường, hộ gia đình hoặc cây thực sinh
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (dao cạo kéo, thùng trút mủ 15 lít., 35 lít, giỏ, vét mủ, đòn gánh, móc…)
+ Cạo mủ
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 480 phút
+ Mỗi học viên cạo một cây (hai mặt cạo)
Nguồn lực thực hiện:
+ Dao cạo kéo: 05 cái/nhóm 5 học viên
+ Cây cao su thực sinh : 05 khúc/05 học viên
+ Mỡ Vazơline: 05ống/5học viên
+ Thùng trút 15 lít: 01cái/05 học viên
+ Thùng chứa 35 lít: 01 cái/5 học viên
+ Đòn gánh: 01 cái/5 học viên
+ Móc thùng: 01 đôi/5 học viên
+ Giỏ đựng mủ tạp: 01 cái/5 học viên
+ Vét mủ: 05 cái/05 học viên
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Độ dày lát cạo 1,1-1,5mm
- Má dao áp sát thân cây, lưỡi dao tiếp xúc lên đường cạo chuẩn
- Đặt lưỡi dao trùng lên đường cạo hoàn thiện, cách ranh hậu 2cm và đẩy ngược dao tạo vuông hâu
- Phối hợp điều chỉnh chiều dày lát cạo và bước di chuyển của chân đảm bảo độ sâu 1,0-1,3 mm cách tượng tầng, hao dăm 1,1-1,5mm
- Nâng cán dao lên khi cạo gần tới ranh tiền để tạo vuông tiền
- Sửa máng, dẫn mủ chảy vào chén
- Ngửa chén để mủ chảy vào tâm chén
- Thao tác thực hiện các bước công việc chuẩn xác
- Thời gian thực hiện theo định mức
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Đối chiếu qui trình
- Quan sát thực tế
- Quan sát và đối chiếu qui trình kỹ thuật
- Quan sát, kiểm tra thực tế bằng “đót” và đối chiếu qui trình
- Quan sát và theo dõi trình tự các bước thực hiện và sự thành thạo trong thao tác của học viên
- Quan sát thực tế
- Quan sát thực tế
- Quan sát thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT trong trồng và chăm sóc rừng
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh – 1996
Công ty cao su ChưPăh-Giáo trình khai thác cạo mủ cao su, lưu hành nội bộ - 2006
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Mặt cạo nhẵn, tạo được lòng máng
Sự phối hợp di chuyển giữa tay và chân hợp lý
BÀI 5
NHẬP MỦ VÀ VỆ SINH DỤNG CỤ
(Mã bài M3-05)
Mục tiêu bài:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được qui định về thời gian thu mủ
Nêu được phương pháp chống đông mủ bằng hoá chất
Giao mủ đúng thời gian, đảm bảo mủ không đông trước khi đưa vào nhà máy chế biến
Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ để đúng nơi qui định
Đảm bảo vệ sinh môi trường
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1.1. Lán, trại để mủ (chuẩn bị lán trại để mủ)
Một giàn làm bằng tre hay cây, ván để mủ tạp. Tránh vất mủ tạp xuống đất
Có cọc úp thùng mủ
Có mái che mưa làm nơi trú cho công nhân và bảo quản mủ nước trong khi chờ xe thu mủ đến
1.2. Thời gian trút mủ: Công nhân đi đến từng cây, trút mủ trong chén vào thùng nhỏ 15 lít sau đó đưa toàn bộ mủ ra ga mủ (lán thu mủ của đội). Sau khi cạo 2-3 giờ cây sẽ ngưng tiết mủ nên khi cạo hết phần cây công nhân nghỉ 40-60 phút rồi trút mủ chung theo hiệu lệnh, trường hợp gặp mưa nên trút sớm nếu không sẽ mất sản lượng. Công nhân phải trút hết số cây đã cạo, không được bỏ sót cây nào. Khi trút, dùng vét vét sạch mủ trong chén và đưa ngay mủ ra ga mủ
1.3. Giao nhận mủ: Khi đổ mủ nước từ thùng trút sang thùng chứa phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ 5mm. Sau khi trút xong, công nhân đưa mủ về trạm giao cho tổ trưởng cân đo số lượng mủ nước, mủ tạp của từng phần cây, ghi đầy đủ số liệu vào phiếu theo dõi sản lượng, có ghi nhận cả phần chất lượng mủ
1.4. Chống đông mủ: Cho lượng dung dịch amôniac thích hợp nhưng tối đa không quá 0,05% trên hàm lượng khô (DRC). Chống đông xong vận chuyển đến nhà máy chế biến.
1.5. Vệ sinh dụng cụ: Sau khi nhập mủ xong công nhân rửa sạch thùng chứa mủ và úp lên giàn cọc đã qui định. Đổ nước thải đúng nơi qui định, đảm bào vệ sinh môi trường.
2. Các bước và cách thức thực hiện:
2.1. Các bước thực hiện
Chuẩn bị phương tiện vận chuyển
Vận chuyển mủ
Chống đông mủ
Cân mủ
Vệ sinh dụng cụ
2.2. Tiêu chuẩn thực hiện
Xe máy, xe đạp, quang gánh chuẩn bị tốt, đảm bảo an toàn
Chở mủ, gánh mủ đến lán đảm bảo số lượng, không bị đổ
Cân chính xác
Thùng chứa mủ rửa sạch và úp đúng nơi qui định
2.3. Cách thức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5-6 học viên/nhóm
Giao bài tập cho từng cá nhân
* Các lỗi thường gặp:
Kiểm tra không kỹ phương tiện vận chuyển trước khi sử dụng
3. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên:
Bài tập: nhập mủ và vệ sinh dụng cụ
Bối cảnh: lô cao su của nông trường hoặc hộ gia đình
Công việc của nhóm:
+ Nhận dụng cụ, vật tư theo nhóm (xe máy, xe đạp, thùng trút mủ 15 hoặc 35 lít, giỏ đựng mủ tạp, vét mủ, đòn gánh, móc…)
+ Trút mủ, nhập mủ, vệ sinh dụng cụ
Thời gian thực hiện và sản phẩm:
+ Thời gian thực hiện: 120 phút (240’)
+ Mỗi học viên trút mủ, nhập mủ và vệ sinh dụng cụ trong thời gian 120 phút
Nguồn lực thực hiện:
+ Thùng 15 lít: 01cái/nhóm 5 học viên
+ Thùng 35 lít: 01 cái/05 học viên
+ Đòn gánh: 01 cái/5học viên
+ Móc: 01đôi/05 học viên
+ Giỏ đựng mủ tạp: 05 cái/5 học viên
+ Vét mủ: 05cái/05 học viên
+ Quang gánh: 01 bộ/05 học viên
Bảo hộ lao động theo qui định
4. Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu và tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
- Kiểm tra các bộ phận và nhiên liệu của phương tiện
- Chở mủ từ phần cạo đến lán nhập mủ an toàn, mủ không bị đổ
- Nhỏ Amôniac 0,05% trên hàm lượng khô (DRC)
- Cân mủ và ghi vào phiếu theo dõi
- Rửa sạch thùng chứa, đổ nước thải đúng nơi qui định, úp thùng lên cọc
- Thời gian thực hiện theo định mức
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Đối chiếu sự an toàn của phương tiện trên đường vận chuyển
- Quan sát, kiểm tra
- Đối chiếu với qui định
- Quan sát thực tế
- Quan sát thực tế
- Đối chiếu theo qui định
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với quy định về ATLĐ và VSMT trong khai thác mủ cao su
5. Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và địa chỉ các trang web liên quan tới bài dạy:
TS. Nguyễn Thị Huệ, cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - 1997
Nguyễn Khoa Chi, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh - 1996
Công ty cao su ChưPăh-Giáo trình khai thác cạo mủ cao su, lưu hành nội bộ - 2006
6. Những điểm cần ghi nhớ:
Trút mủ đúng thời gian qui định
Dụng cụ sạch sẽ để đúng nơi qui định
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm MĐ3:
Mã bài
Câu hỏi và đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
M3-01
a
a
b
d
a
b
c
d
d
c
a
b
a
d
d
d
c
a
b
a
M3-02
a
a
c
a
d
d
a
b
d
b
M3-03
a
b
d
a
b
c
b
c
d
a
M4-04
d
d
d
b
c
b
d
c
a
a
M5-05
b
c
c
d
a
d
d
d
d
a
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiến sỹ Nguyễn Thị Huệ - Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ - Năm 1997
2. Nguyễn Khoa Chi - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cao su, Nhà xuất bản nông nghiệp - Năm 1996
3. Tổng công ty cao su Việt Nam - Quy trình kỹ thuật cây cao su, Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2004
4. Ban quản lý dự án đa dạng hoá nông nghiệp tỉnh Giai Lai - Kỹ thuật trồng cà chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản (tài liệu tập huấn khuyến nông cao su) - Năm 2004
5. Công ty cao su Kon Tum - Tài liệu dùng cho thi tay nghề nâng ngạch bậc lương CBCNV công ty cao su (lưu hành nội bộ) - Năm 1998
6. Công ty cao su ChưPah - Giáo trình khai thác cạo mủ cao su (lưu hành nội bộ), ChưPah - Năm 2006
7. Trường công nhân nghiệp vụ cao su - Giáo trình khai thác cao su, năm 1996
8. Quyết định 2930 QĐ/BNN-KHCN ngày 10/10/2006 về qui trình kỹ thuật trồng mới cao su
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_cay_cao_su_253.doc